Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc

Ngành công nghiệp hỗ trợ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nói riêng. Luận án đã phân tích những ảnh hưởng của ngành CNHT đến thu hút FDI vào Việt Nam, thông qua nghiên cứu thực nghiệm tại Tỉnh Vĩnh Phúc. Sau quá trình nghiên cứu, luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và rút ra một số kết luận sau: 1. Ngành CNHT đã dần hình thành và phát triển, tuy nhiên vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, còn sơ khai, manh mún, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các DNFDI sản xuất, khó tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, v.v 2. Luận án đã phân tích cụ thể những ảnh hưởng của ngành CNHT đến dòng vốn FDI vào Việt Nam gồm: (1) Ảnh hưởng đến quy mô vốn FDI, (2) Ảnh hưởng đến chất lượng FDI (4) Ảnh hưởng đến cơ cấu FDI. 3. Nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy để đáp ứng được yêu cầu để trở thành nhà cung cấp của các DNFDI, các DNHT nội địa cần phải thay đổi về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng cũng như về giá cả của các sản phẩm. 4. Để đánh giá tác động của các yếu tố nội tại của DNHT đến khả năng trở thành nhà cung cấp của DNFDI, mô hình logit đã được sử dụng. Kết quả của mô hình cho thấy các yếu tố như tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghệ, nguồn lao động, thông tin cân xứng là điều quan trọng để thúc đẩy DNHT trong việc thu hút vốn FDI. 5. Dựa vào kết quả nghiên cứu, cùng với quan điểm phát triển CNHT, luận án đã đề xuất một số giải pháp phát triển CNHT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam

pdf12 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ đề nghiên cứu quan trọng, là một hình thức đầu tư quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Trên thực tế, FDI đã phát huy vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, vấn đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển là tìm ra động cơ thu hút FDI. Liên hệ với Việt Nam, sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, cho đến nay dòng vốn FDI luôn được đánh giá là tạo ra những “điểm sáng” trong tăng trưởng kinh tế. Mặc dù cũng xuất hiện những tác động mặt trái nhất định, song về cơ bản FDI vào Việt Nam đã thực sự có những đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng. Để tăng cường thu hút FDI đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư được đưa ra. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu lực của các chính sách khuyến khích đầu tư đang giảm đi và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại các nước tiếp nhận FDI trở nên ngày càng quan trọng hơn. Cho đến nay, các nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam còn hạn chế, mới chỉ đề cập đến vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với việc thu hút FDI, chưa phân tích được những ảnh hưởng của CNHT đến thu hút FDI như ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng hay cơ cấu FDI. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Luận án được hoàn thành sẽ có ý nghĩa đóng góp cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi về phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ FDI và doanh nghiệp hỗ trợ nội địa) và ảnh hưởng của 2 công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam, điển hình nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong giai đoạn từ 2005 đến 2016. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá ảnh hưởng của CNHT đến thu hút FDI. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau: Về lý luận - Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghiệp hỗ trợ nói chung và ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI nói riêng, từ đó tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI; - Luận án đã hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ và những ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, bổ sung khung lý thuyết cho việc phân tích những ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào các nước đang phát triển; làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI vào Việt Nam; - Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến khả năng thu hút FDI. Về thực tiễn - Phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI là chủ trương được Chính Phủ và Nhà nước đặc biệt quan tâm, trong bối cảnh thực tế là ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn manh mún, kém phát triển, mang lại giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế; dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm sút. Vì vậy 3 luận án có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đánh giá được thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và đánh giá những ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, trong khi đó ở Việt Nam các nghiên cứu về mối quan hệ này còn rất hạn chế; - Với bộ số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát điều tra của luận án về doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp FDI, luận án đã đánh giá được ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI thông qua hai mô hình nghiên cứu: (1) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI, (2) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng các doanh nghiệp FDI trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế có thể đưa ra các giải pháp phù hợp trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu chung về công nghiệp hỗ trợ: Vai trò của CNHT được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu của Porter (1990) JICA (1995), Ratana (1999), Ryuichiro, Inoue (1999), Ichikawa (2004), Thomas Brandt (2012), K.Ohno (2005), Peter (2011). Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của CNHT đối với quá trình công nghiệp hoá, phát triển kinh tế, hay thu hút FDI. Một cách cụ thể hơn nghiên cứu của JBIC (2004) phân tích việc sử dụng hệ thống các nhà thầu phụ sản xuất linh kiện, phụ tùng. Fujimoto (2004) Takahiro Fujimoto và Junjiro Shintaku (2005); Ohno và Fujimoto (2006) và nhóm nghiên cứu đại học Tokyo đã đưa ra lý thuyết về cấu trúc kinh doanh để giải thích những khác biệt cơ bản giữa các ngành công nghiệp chế tạo. Cùng quan điểm khẳng định vai trò quan trọng của ngành CNHT đối với phát triển kinh tế, một số nghiên cứu cũng chỉ ra các giải pháp nhằm phát triển CNHT. Mori, Ohno (2004) cho rằng chiến lược phát triển các ngành CNHT nội 4 địa cần phải được xây dựng trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về nhu cầu mua sắm của các công ty đa quốc gia. Để phát triển ngành CNHT Goh Ban Lee (1998); Noor Halim, Clarke Roger, Driffield Nigel (2002) cũng chỉ ra vai trò quan trọng của sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Tổ chức năng suất lao động châu Á (2002) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT, đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển về chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Công trình nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI: Có rất nhiều lý thuyết giải thích về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI như: Lý thuyết quốc tế hóa (Coase, 1937), lý thuyết về lợi thế so sánh (Hymer, 1960), lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm (Vernon, 1966), lý thuyết chiết trung - OLI (Dunning 1973, 1993, 2001, 2006). Dựa trên nền tảng lý thuyết đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại các nước trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các nhân tố như: Quy mô thị trường, Rủi ro quốc gia, Chi phí lao động, độ mở thương mại, sự ổn định chính trị hay cơ sở hạ tầng, v.vTuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi trong các nhân tố góp phần vào thu hút FDI. Ngoài những nhân tố được kể trên, thì vai trò của CNHT trong thu hút FDI ngày càng được chú trọng. Nghiên cứu về sự thay đổi này có thể được tìm thấy trong khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC, 2004). Cùng quan điểm đó Prema-Chandea Athukorala (2002), Đỗ Mạnh Hồng (2004), Mori (2005) Pham Truong Hoang (2007) đều cho rằng CNHT trong phát triển kinh tế được xác định như một nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI. Là một trong những tác giả có rất nhiều nghiên cứu về CNHT, Kenichi Ohno (2008) đã chỉ ra rằng Việt Nam nên tạo ra giá trị nội địa thay vì chỉ cung cấp lực lượng lao động giá rẻ và đất đai. Để đánh giá sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư nước ngoài, nhóm tác giả Thi Minh Hieu Vuong, Kenji Yokoyama (2011) cho rằng sự phát triển CNHT tại nước nhận vốn đầu tư được xem xét là 1 thuộc tính ảnh hưởng quan trọng đến sự hấp dẫn FDI. 5 1.2. Các nghiên cứu trong nước Là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu về CNHT ở Việt Nam, tác giả Trần Văn Thọ (2006) Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007), đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về CNHT, khẳng định vai trò quan trọng của phát triển CNHT ở Việt Nam hiện nay, coi CNHT như bước đột phá phát triển ngành công nghiệp nội địa. CNHT trong nước phải phát triển mới có thể thu hút FDI. Cùng quan điểm đó, dù tiếp cận CNHT dưới nhiều góc độ phân tích khác nhau, nghiên cứu của Lê Thành Ý (2007) Hoàng Văn Việt (2014), Trương Thị Chí Bình (2010), Hà Thị Hương Lan (2014) và Nguyễn Văn Trinh (2012), Nguyễn Ngọc Sơn (2012) đều khẳng định rằng: CNHT trước hết là một nhân tố quan trọng góp phần thu hút FDI, từ đó góp phần phát triển kinh tế nói chung. Theo một cách tổng thể hơn về CNHT, nghiên cứu của Hoàng Văn Châu (2010), Lê Xuân Sang và cộng sự (2011), Nguyen Thi Xuân Thúy (2011), Võ Thanh Thu và Nguyễn Đông Phong (2014) đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về CNHT và chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam. Đánh giá từ phía doanh nghiệp CNHT, nghiên cứu của Vũ Chí Lộc (2010), Lưu Tiến Dũng và cộng sự (2014) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các ngành CNHT trong quá trình hội nhập quốc tế. Đánh giá từ phía các doanh nghiệp FDI, Trương Bá Thanh & Nguyễn Ngọc Anh (2014), Trần Quang Hậu (2015), dựa trên số liệu điều tra từ các doanh nghiệp FDI đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI và kết quả đều chỉ ra lợi thế địa phương và môi trường quốc tế ảnh hưởng lớn đến dòng vốn FDI của tỉnh. Ở chiều ngược lại, Phạm Thu Hương (2013) hay Hoàng Mai Vân Anh (2014) Nguyễn Thị Phương Nhung (2014) đều chỉ ra vai trò của FDI trong việc phát triển CNHT, đồng thời phân tích những nhân tố tác động đến thu hút FDI cho phát triển CNHT. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Tóm lại, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy một số khoảng trống như sau: 6 Thứ nhất, kết quả chung mới chỉ đề cập, mà chưa phân tích được những kênh tác động của CNHT đến thu hút FDI và các câu hỏi nghiên cứu như sau chưa được trả lời: (1) Cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm nào về ảnh hưởng của CNHT đến thu hút FDI?; (2) Mức độ phát triển của ngành CNHT ở Việt Nam hiện nay như thế nào?; (3) Ngành CNHT ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam như thế nào?; (4) Khả năng thu hút FDI vào Việt Nam thay đổi như thế nào khi các yếu tố nội tại của ngành CNHT thay đổi?; (5) Khuyến nghị và hàm ý chính sách nào cần được nghiên cứu và áp dụng để phát triển CNHT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới? Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính, nên chỉ mang tính chất khai phá ra các nhân tố. Để làm rõ ảnh hưởng của CNHT đến thu hút FDI, luận án sẽ sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thứ ba, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Ảnh hưởng của CNHT đến thu hút FDI không phải là trọng tâm của các nghiên cứu này. Vì vậy, các nghiên cứu này chưa có kết quả rõ ràng, chưa có tác động hỗ trợ cho sự phát triển của ngành CNHT nhằm thu hút FDI ở Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Khái quát về công nghiệp hỗ trợ 2.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ “Công nghiệp hỗ trợ” hay “công nghiệp phụ trợ” là những thuật ngữ khác nhau chỉ cùng một lĩnh vực sản xuất công nghiệp có tác dụng hỗ trợ, bổ sung tạo điều kiện cho sự phát triển của những ngành công nghiệp chính. Do trình độ phát triển khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, CNHT luôn cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển và ổn định sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp chính trong nước hay các doanh nghiệp FDI. Mặc dù quan điểm của các quốc 7 gia về CNHT cơ bản thống nhất, tuy nhiên vẫn còn có những khác biệt nhất định về cách tiếp cận. Luận án phân đưa ra các khái niệm khác nhau về CNHT theo quan điểm của một số nước, quan điểm của các nhà nghiên cứu và theo quan điểm của Việt Nam. Ở Việt Nam, theo nghị định số 111/2015/NĐ-CP, ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển CNHT, thì CNHT được hiểu “là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”. Khái niệm của Việt Nam về CNHT về cơ bản khá tương đồng với các khái niệm của Nhật Bản, Thái Lan và các quốc gia khác. Nhìn chung, các khái niệm về CNHT trên đây đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho sản phẩm hoàn chỉnh. Thực tế, việc định nghĩa chuẩn xác CNHT chỉ có thể được thực hiện khi ngành CNHT tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất. Do đặc thù của từng ngành đỏi hỏi các sản phẩm CNHT ở mức độ và đặc điểm khác nhau. Và quan điểm về CNHT được sử dụng trong nghiên cứu này là: “CNHT bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”. 2.1.2. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ - Giai đoạn 1: Giai đoạn này ngành CNHT mới hình thành, còn sơ khai, số lượng các DNHT trong nước còn rất ít, sản phẩm CNHT chưa có tính cạnh tranh. - Giai đoạn 2: So với giai đoạn trước thì giai đoạn này số lượng các DNHT trong nước đã bắt đầu tăng, vì vậy mà sản phẩm CNHT cũng tăng theo, tuy nhiên chất lượng sản phẩm gần như không tăng. - Giai đoạn 3: Giai đoạn này số lượng các DNHT trong nước tăng mạnh, khối lượng sản phẩm CNHT tăng, tính cạnh tranh của sản phẩm tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. - Giai đoạn 4: Giai đoạn này, số lượng các nhà cung cấp sản phẩm CNHT tăng lên đối với mỗi loại sản phẩm. Các DNHT nội địa đã phát triển nhanh chóng, 8 đáp ứng được tiêu chuẩn về giá cả, chất lượng và giao hàng. - Giai đoạn 5: Giai đoạn này các DNHT trong nước đã đạt được mức độ phát triển hoàn thiện về chất lượng sản phẩm, tiếp tục tập trung nghiên cứu phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu. 2.1.3. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ Là lĩnh vực hỗ trợ cho ngành công nghiệp lắp ráp, chế biến sản phảm cuối cùng, CNHT có những đặc điểm liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp lắp ráp chế biến, song cũng có những đặc điểm riêng có, cụ thể như sau: nằm trong chuỗi giá trị; gồm nhiều lớp cung ứng; có sự đa dạng về công nghệ; cần lượng vốn lớn và đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao; có thị trường rộng lớn và bao gồm phạm vi lớn của sản xuất công nghiệp; thu hút số lượng lớn doanh nghiệp tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ 2.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu phát triển về quy mô ngành công nghiệp hỗ trợ: Gồm các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp, số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, quy mô doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. 2.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu phát triển về chất lượng: gồm các chỉ tiêu về trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tiêu chuẩn chất lượng, mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, khả năng cung ứng của ngành công nghiệp hỗ trợ. 2.1.4.3. Nhóm chỉ tiêu phát triển về cơ cấu: gồm chỉ tiêu về cơ cấu sản phẩm CNHT theo chuỗi giá trị và cơ cấu CNHT theo ngành. 2.2. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm của IMF (1993), “FDI là loại hình đầu tư quốc tế trong đó một chủ thể kinh tế thuộc một nền kinh tế thu được lợi ích lâu dài từ một chủ thể kinh tế thuộc một nền kinh tế khác”. 9 Khái niệm của OECD (1996): “FDI là hình thức đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi ích lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia (nhà đầu tư trực tiếp) vào một chủ thể kinh tế ở một quốc gia khác (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp)”. Khái niệm của UNCTAD (2012): “FDI là việc đầu tư dài hạn gắn liến với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia này (nhà đầu tư trực tiếp) vào một công ty ở một quốc gia khác”. 2.2.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Dựa vào khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau: FDI là hình thức đầu tư dài hạn, trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài; mục tiêu của FDI là tìm kiếm chi phí đầu vào giá rẻ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận; FDI thường đi kèm với chuyển giao công nghệ; Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia phụ thuộc vào tỷ lệ % vốn góp; FDI không tạo ràng buộc về chính trị, quân sự, không tạo ra gánh nặng nợ; các doanh nghiệp FDI luôn có ý đồ chuyển giá. 2.2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Tác động tích cực: FDI có nhiều tác động tích cực đối với nước tiếp nhận vốn như góp phần bổ sung vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực và tạo công ăn việc làm; giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế b. Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực được kể đến ở trên, dòng vốn FDI cũng bộc lộ nhiều tác động tiêu cực đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư như gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên; có thể gây mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế; có thể gây mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các vùng; có thể gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp nội địa; là yếu tố gây rủi ro đối với những nền kinh tế bị phụ thuộc quá nhiều. 10 2.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.3.1. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Trong mô hình kim cương (M.Porter,1990), CNHT là một trong bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, đó là: (i) điều kiện cầu; (ii) điều kiện yếu tố sản xuất; (ii) chiến lược, cấu trúc và đối thủ của công ty; (iv) các ngành CNHT và liên quan. Như vậy, một quốc gia có ngành CNHT phát triển, sẽ là một lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI so với các quốc gia khác. Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI: Lý thuyết chiết trung (Dunning, 1973) được cho là kế thừa tất cả những ưu điểm của các nghiên cứu trước về FDI. Theo Dunning, FDI được thực hiện hiệu quả khi cả ba lợi thế sau được thoả mãn: (1) Lợi thế về sở hữu (O); (2) Lợi thế về khu vực (L); (3) Lợi thế về nội hoá (I). Trong đó, sự phát triển của ngành CNHT nội địa cung cấp bộ phận, linh kiện là một trong những yếu tố thuộc lợi thế L. Lý thuyết chiết trung cho rằng, đối với dòng vốn FDI, những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư (Investment Development Path - IDP) Theo lý thuyết này, quá trình phát triển của các nước được chia ra thành 5 giai đoạn (Dunning, 1981). Mô hình OLI giải thích hiện tượng FDI theo trạng thái tĩnh, trong khi lý thuyết IDP lại xem xét hiện tượng FDI trong trạng thái động với sự thay đổi các lợi thế này trong từng bước phát triển. Do vậy, lý thuyết này cùng mô hình OLI là thích hợp nhất để giải thích hiện tượng FDI. 2.3.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI 2.3.2.1. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến quy mô FDI Theo Junichi Mori (2005), các ngành CNHT trong nước đang gia tăng tầm quan trọng như là một yếu tố để thúc đẩy việc thu hút FDI. Nếu nước tiếp 11 nhận FDI có ngành CNHT kém phát triển thì sẽ làm cho các doanh nghiệp FDI sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh phải phụ thuộc nhiều vào các linh kiện, phụ tùng nhập khẩu. Vì vậy, nền kinh tế với các ngành CNHT cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu cho các MNC là một trong các nhân tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI cả về quy mô và số lượng dự án. Theo tiêu chuẩn sản xuất của Nhật Bản thì tính cạnh tranh của ngành CNHT thể hiện ở chất lượng, chi phí và giao hàng (QCD). Khi chất lượng đã được đảm bảo thì hai yếu tố quan trọng cần được cải thiện là chi phí và giao hàng. Như vậy, để giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ giao hàng thì việc phát triển CNHT là cần thiết (Ohno, 2007). 2.3.2.2. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến chất lượng FDI Có nhiều cách tiếp cận về chất lượng FDI đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả sẽ tiếp cận về chất lượng FDI dựa trên những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nền kinh tế. Cụ thể, chất lượng FDI được thể hiện thông qua: (i) khả năng đóng góp FDI vào thặng dư cán cân thương mại, (ii) mức độ lan toả công nghệ đối với doanh nghiệp trong nước và (iii) mức độ tác động tới sự phát triển doanh nghiệp nội địa thông qua liên kết giữa DNFDI và doanh nghiệp nội địa. 2.3.2.3. Ảnh hưởng đến cơ cấu dòng vốn FDI Mức độ phát triển của ngành CNHT nội địa ảnh hưởng đến cơ cấu dòng vốn FDI theo ngành và theo địa phương. 2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận án đã tập trung phân tích kinh nghiệm về phát triển CNHT nhằm thu hút FDI của Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: Xây dựng cơ chế chính sách phát triển CNHT phù hợp và cụ thể; Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp; Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Xác định ngành CNHT ưu tiên, cấu trúc ngành phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia; Thu hút đầu tư để phát triển CNHT; Xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT; Phát triển DNVVN. 12 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 3.1. Cơ sở pháp lý về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam Ngành CNHT của Việt Nam đã được hình thành và từng bước phát triển, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: (1) Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng; (2) Lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày; (3) Lĩnh vực CNHT phục vụ các ngành CNCNC. Đây cũng chính là các lĩnh vực được định hướng ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. Nhìn chung lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng; lĩnh vực CNHT ngành dệt may phát triển khá nhanh trong khi các lĩnh vực CNHT phục vụ CNCNC khá hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được như: giá trị sản xuất công nghiệp ngành CNTH liên tục tăng, đóng góp nhất định thúc đẩy các ngành công nghiệp chính và phát triển kinh tế, đã bắt đầu hình thành chuỗi liên kết sản xuất,v.v... Thì thực trạng ngành CNHT Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: - Ngành CNHT ở Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển, tuy nhiên mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai, còn manh mún, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNFDI, v.v - Số lượng DNHT nội địa còn ít, chủ yếu là DNVVN, thiếu vốn và năng lực tài chính yếu kém. - Thiếu nguồn lao động có trình độ cao, chủ yếu là lao động giản đơn, tay nghề kém, thiếu kỹ năng, thiếu trình độ chuyên môn. - Trình độ công nghệ chỉ đạt ở mức trung bình trong khu vực với các sản phẩm làm ra chủ yếu đạt mức độ công nghệ trung bình và thấp, khó đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao của các DNFDI. - Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, ngành CNHT hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. 13 - Thiếu sự liên kết giữa DNHT nội địa và DNFDI. Việc thiếu liên kết chặt chẽ xuất phát từ một số nguyên nhân như: 3.3.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2016, Việt Nam đã thu hút được 22,509 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 293.246, 552 triệu USD (Cục Đầu tư nước ngoài, 2016). Hình 3.1: Diễn biến nguồn vốn FDI đăng ký qua các năm Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài 3.3.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận án phân tích cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư; theo đối tác đầu tư; theo ngành và lĩnh vực chủ yếu; theo địa phương và vùng kinh tế. 3.4. Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 3. 4.1. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến quy mô FDI Theo khảo sát về khả năng cung ứng của DNHT Việt Nam được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu của SIDEC, phối hợp với Vụ công nghiệp nặng – Bộ Công Thương, chuyên gia của Tập đoàn Samsung Việt Nam - SVN (2015) cho thấy: Nhìn chung các DNHT Việt Nam chưa đủ khả năng cung ứng cho các DNFDI. 14 Do ngành CNHT nội địa kém phát triển nên dòng vốn FDI đang có dấu hiệu bị suy giảm đặc biệt về quy mô dự án FDI. Đơn vị: tỷ USD Hình 3.2: Diễn biến nguồn vốn FDI đăng ký qua các năm (2005-2016) Nguồn: Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài 3.4.2. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến chất lượng FDI 3.4.2.1. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của FDI vào thặng dư cán cân thương mại Có thể thấy, DNFDI tại Việt Nam hiện đóng góp một tỷ lệ quan trọng về kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do CNHT của Việt Nam còn kém phát triển nên tại các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết linh phụ kiện. Vì vậy, mặc dù xuất khẩu của khu vực FDI lớn, song giá trị đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại không nhiều do tỷ lệ nhập khẩu của khu vực FDI cũng rất lớn, phần lớn là linh kiện, phụ tùng. 3.4.2.2. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến hiệu ứng lan toả công nghệ của khu vực FDI Do ngành CNHT nội địa kém phát triển, nên ảnh hưởng đến mức độ chuyển giao và lan toả công nghệ thể hiện qua các nội dung sau: Các đối tác đầu tư đến từ các quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn còn hạn chế; Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ còn ít; Chỉ tiêu năng suất các yếu tố tổng hợp TFP âm cho thấy tăng trưởng của khu vực FDI không phải do chuyển giao công nghệ; Tỷ lệ nội địa hoá thấp là yếu tố gây cản trở chuyển giao công nghệ; Mức 15 độ hiện đại và cập nhật của các công nghệ được chuyển giao thấp 3.4.2.3. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến mức độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa Hiện nay mức độ liên kết giữa DNFDI và doanh nghiệp nội địa rất yếu, vì vậy không hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp nội địa phát triển. Các DNFDI như Samsung, Canon, Honda, v.v đều cần rất nhiều linh kiện sản xuất ở trong nước, nhưng khó khăn nhất là sản phẩm CNHT của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn cạnh tranh về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, vì vậy khó khăn để trở thành nhà cung cấp của các DNFDI. 3.4.3. Công nghiệp hỗ trợ ảnh hưởng đến cơ cấu FDI 3.4.3.1. Ảnh hưởng đến cơ cấu FDI theo ngành 3.4.3.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu FDI theo địa phương CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 4.1. Hệ thống số liệu và phương pháp thu thập Nguồn dữ liệu được sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng bao gồm: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Phần mềm SPSS và phần mềm Eviews được sử dụng để thực hiện các phân tích định lượng. 4.2. Phân tích kết quả dựa trên điều tra doanh nghiệp FDI 4.2.1. Đánh giá của các doanh nghiệp FDI sản xuất về nguồn nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng được cung cấp bởi nhà cung cấp nội địa và nhập khẩu 4.2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI Mục tiêu chính của phần này là sử dụng phương pháp EFA để đánh giá các yếu tố liên quan đến nhà cung cấp nội địa bao gồm: Chất lượng (Q), Chi phí (C), Thời gian giao hàng (D), Môi trường (E), Tài chính (F), Công Nghệ (T), Năng lực, trách nhiệm và hợp tác lâu dài (R) và Nguồn lao động (L) tác động đến mức độ hài lòng của DNFDI sản xuất. Từ đó xem xét những yếu tố nào thực sự ảnh hưởng và có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu hút FDI hiện nay. 16 Hình 4.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu thang đo các nhân tố liên quan đến nhà cung cấp nội địa ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI sản xuất Nguồn: SIDEC, Bộ Công Thương, 2015 Bảng 4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Biến quan sát Thành phần chính Lao động Chất lượng Giá cả Trách nhiệm và hợp tác lâu dài Công nghệ Thời gian giao hàng L3 0.920 L1 0.832 L2 0.754 Q4 0.915 Q1 0.870 Q2 0.713 C3 0.934 C4 0.912 C1 0.713 C2 0.657 R5 0.903 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DNFDI Q C D E F T R L 17 Biến quan sát Thành phần chính Lao động Chất lượng Giá cả Trách nhiệm và hợp tác lâu dài Công nghệ Thời gian giao hàng R2 0.846 R4 0.732 R3 0.619 T1 0.875 T3 0.671 T2 0.550 D1 0.913 D3 0.786 D2 0.67 KMO 0.787 P-value (Barlett’s test) 0.000 Eigenvalue 7.872 2.847 1.625 1.246 1.134 1.073 Phương sai giải thích (%) 74.23 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán 4.3. Phân tích kết quả dựa trên điều tra doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 4.3.1. Đánh giá thực trạng hai nhóm doanh nghiệp hỗ trợ FDI và DDI 4.3.2. Đánh giá tác động của các yếu tố nội tại của DNHT đến khả năng trở thành nhà cung cấp của DNFDI sản xuất a. Khung lý thuyết của mô hình Logit Mô hình Logit (Maddala, 1984) pi được xác định bằng: pi = i i X X e e 1101 110 1 ββ ββ + + + = β β i i X X e e +1 = ) exp( 1 ) exp( β β i i X X + (4.1) X = (1, X1); Xi = (1, X1i ) ; β' = (β0, β1 ). 18 Trong mô hình trên pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. b. Kết quả mô hình Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình Logit Biến độc lập Hệ số hồi quy (βi) Sai số tiêu chuẩn Wald statistic P-value Hệ số chặn -30.740* 7.349 17.498 0.000 Tỷ lệ vốn đầu tư công nghệ (CT) 1.150* 0.362 10.076 0.002 Tỷ lệ nguồn lao động chất lượng cao (AL) 0.531*** 0.224 2.115 0.073 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 0.019*** 0.016 2.007 0.096 Sự bất cân xứng về thông tin (AI) -2.210* 3.451 7.122 0.001 2-log likelihood 113.206 Cox & Snell R2 0.525 Nagelkerder R2 0.657 Homer & Lemeshow Tess Chi-square 10.18 Sig. 0.0023 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán 4.4. Kết luận chung về kết quả nghiên cứu 1. Mức độ phát triển của ngành CNHT có ảnh hưởng đến quy mô vốn FDI và quy mô dự án FDI. Để phát triển ngành CNHT tăng cường thu hút FDI, thời gian tới các DNHT Việt Nam cần: tăng cường tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường trao đổi thông tin giữa DNHT và DNFDI, v.v 2. Ngành CNHT Việt Nam còn kém phát triển, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng FDI vào việt Nam, điều này được thể hiện qua các nội dung sau: (i). Khả năng đóng góp, cải thiện cán cân thương mại của khu vực FDI chưa cao; 19 (ii). Mức độ lan toả công nghệ của khu vực FDI còn thấp và tác động đến mức độ phát triển của doanh nghiệp nội địa còn hạn chế, chưa hình thành được liên kết sản xuất theo chuỗi. Nghiên cứu định lượng cũng chỉ ra rằng, các DNHT nội địa hiện đang gặp nhiều khó khăn để phát triển như: Khả năng tiếp cận khách hàng, công nghệ lạc hậu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, lao động chất lượng cao, khả năng nghiên cứu sáng tạo kém, v.v 3. Mức độ phát triển của ngành CNHT có tác động đến cơ cấu thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay. Điều này thể hiện ở chỗ: (i). Ở những địa phương có ngành CNHT và ngành CNHT vệ tinh phát triển như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, v.v thu hút được nhiều FDI hơn so với các địa phương còn lại. (iii). Một số lĩnh vực CNHT phát triển như linh kiện, phụ tùng (đặc biệt là linh kiện kim loại) thì FDI chảy vào những ngành sử dụng sản phẩm CNHT linh kiện, phụ tùng như ngành sản xuất ô tô, cơ khí, máy nông nghiệp, v.v cao hơn các ngành khác. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 5.1. Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Thứ nhất, phát triển CNHT trên cơ sở nâng cao nhận thức về vai trò của CNHT trong thu hút FDI nói riêng và trong phát triển kinh tế nói chung. Thứ hai, phát triển CNHT phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước và hướng đến xuất khẩu. Thứ ba, phát triển CNHT trên cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản 20 xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực này. Thứ tư, phát triển CNHT hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với các ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện môi trường. Thứ năm, phát triển CNHT trên cơ sở phát triển và hệ thống DNVVN, đồng thời huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ DNFDI cho phát triển CNHT. 5.3. Một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất, rà soát lại các chính sách cho quy hoạch và phát triển CNHT. Thứ hai, tích cực phát huy vai trò của cơ quan đầu mối phát triển CNHT. Thứ ba, hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 5.3.2. Hỗ trợ về vốn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ Chính phủ cần thành lập Quỹ phát triển CNHT nhằm giảm áp lực vốn trung dài hạn từ hệ thống ngân hàng đối với các khoản vay của các DNHT. Đồng thời cần xây dựng cơ chế hỗ trợ vốn riêng, không trực tiếp đến với doanh nghiệp, mà đưa vào các viện nghiên cứu. Các tổ chức tài chính cần thiết kế các gói sản phẩm riêng biệt cho doanh DNHT, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giao dịch, v.v. Đối với các quỹ phát triển CNHT cần tăng cường thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, từ thị trường chứng khoán,v.v 5.3.3. Hỗ trợ phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao trình độ công nghệ cho các DNHT nội địa với các giải pháp cụ thể như: Xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm CNHT nhằm bảo vệ thị trường nội địa và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước; Phát huy vai trò của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Hỗ trợ kinh phí cho các dự án nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm 21 CNHT phục vụ các MNC; Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ làm nền tảng cho các ngành CNHT phát triển; Hình thành liên kết ba bên giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNFDI có các dự án chuyển giao công nghệ; Triển khai áp dụng mô hình Trung tâm Công nghệ Công lập tại Địa phương,v.v.. 5.3.4. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Thu hút sự hỗ trợ của chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản, EU, v.v để đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT. Áp dụng một số mô hình đào tạo nguồn nhân lực của Nhật Bản: Mô hình COBLAS, mô hình đào tạo hạt nhân. 5.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa Để phát triển CNHT, ngoài sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, thì sự nỗ lực và cố gắng từ bản thân các DNHT là một trong những yếu tố có tính chất quyết định. Cụ thể: các doanh nghiệp cần tăng cường tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghệ; Mở rộng quy mô và chuyên môn hoá sản xuất; Nâng cao năng lực sản xuất; Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Áp dụng phương pháp quản lý hiện đại, như phương pháp Monozukuri của Nhật Bản; Áp dụng phương thức sản xuất tích hợp. 5.3.6. Xây dựng mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ Một trong những hạn chế của phát triển CNHT đó là số lượng các doanh nghiệp làm CNHT còn quá ít. Vì vậy, theo kinh nghiệm của Thái Lan và Malaysia để phát triển CNHT cần tập trung phát triển số lượng các DNHT theo mô hình phát triển CNHT: 22 Hình 5.1: Mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 5.3.7. Tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ mũi nhọn Theo quan điểm và định hướng phát triển CNHT, cần tập trung phát triển ngành CNHT mũi nhọn theo lợi thế quốc gia. Phát triển CNHT tại Việt Nam phải hướng tới các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước và các ngành thu hút mạnh nguồn vốn FDI. Cụ thể đó là các ngành dệt may, cơ khí - điện tử, lắp ráp máy, v.v Các ngành này có nhu cầu lớn về sản phẩm CNHT. Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá sản phẩm CNHT mũi nhọn. Căn cứ bộ tiêu chí này, tổ chức bình chọn danh mục sản phẩm CNHT mũi nhọn để từ đó có các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển với mục tiêu vừa phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nước, vừa hướng tới xuất khẩu. 5.3.8. Phát triển các doanh nghiệp trung tâm tạo động cơ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Dựa vào quy hoạch ngành công nghiệp tổng thể và ngành mũi nhọn, cần xác định và thúc đẩy các doanh nghiệp trung tâm. Đó thường là những doanh nghiệp quy mô lớn, có thương hiệu mạnh, có thị phần cao; Ví dụ trong ngành xe máy có Honda, Yamaha, Piaggio; ngành ô tô có Honda, Toyota; trong ngành điện 23 tử có Samsung, v.v... Đó là những động cơ để thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp nói chung và ngành CNHT nói riêng phát triển. 5.3.9. Phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa Để phát triển DNNVV trong thời gian tới, cần triển khai một cách hiệu quả những quy định của Luật hỗ trợ DNNVV. Thứ nhất, Chính phủ cần sớm ban hành các Nghị định nhằm cụ thể hóa các điều luật, xác định trách nhiệm của các địa phương, bộ, ban ngành có liên quan. Thứ hai, việc triển khai luật hỗ trợ DNVVN cần sự tập trung vào cuộc của cả hệ thống, tất cả những đơn vị liên quan phải cùng thực hiện. Thứ ba, để việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đạt hiệu quả, ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng, thì các ngân hàng cần xây dựng tiêu chuẩn riêng cho từng nhóm đối tượng. 5.3.10. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp FDI Để thúc đẩy liên kết giữa các DNHT nội địa và các DNFDI, thì chính phủ phải là đầu mối trung gian, thúc đẩy liên kết với các giải pháp cụ thể như sau: xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT; hỗ trợ các doanh nghiệp lắp ráp phát triển nhà cung cấp; hỗ trợ DNHT trở thành nhà cung ứng cho các MNC; thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm CNHT; củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề; tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ CNHT, hội chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề về phát triển CNHT. KẾT LUẬN Ngành công nghiệp hỗ trợ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nói riêng. Luận án đã phân tích những ảnh hưởng của ngành CNHT đến thu hút FDI vào Việt Nam, thông qua nghiên cứu thực nghiệm tại Tỉnh Vĩnh Phúc. Sau quá trình nghiên cứu, luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và rút ra một số kết luận sau: 1. Ngành CNHT đã dần hình thành và phát triển, tuy nhiên vẫn còn ở giai 24 đoạn đầu của quá trình phát triển, còn sơ khai, manh mún, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các DNFDI sản xuất, khó tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, v.v 2. Luận án đã phân tích cụ thể những ảnh hưởng của ngành CNHT đến dòng vốn FDI vào Việt Nam gồm: (1) Ảnh hưởng đến quy mô vốn FDI, (2) Ảnh hưởng đến chất lượng FDI (4) Ảnh hưởng đến cơ cấu FDI. 3. Nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy để đáp ứng được yêu cầu để trở thành nhà cung cấp của các DNFDI, các DNHT nội địa cần phải thay đổi về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng cũng như về giá cả của các sản phẩm. 4. Để đánh giá tác động của các yếu tố nội tại của DNHT đến khả năng trở thành nhà cung cấp của DNFDI, mô hình logit đã được sử dụng. Kết quả của mô hình cho thấy các yếu tố như tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghệ, nguồn lao động, thông tin cân xứng là điều quan trọng để thúc đẩy DNHT trong việc thu hút vốn FDI. 5. Dựa vào kết quả nghiên cứu, cùng với quan điểm phát triển CNHT, luận án đã đề xuất một số giải pháp phát triển CNHT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_anh_huong_cua_cong_nghiep_ho_tro_den_thu_hut.pdf
Luận văn liên quan