Đối với KQHĐ của DN, trong cùng một môi trường thể chế KQHĐ của DN FDI lớn hon các DN khác, KQHĐ của DN lớn lớn hon các DN khác, KQHĐ của các ngành xây dựng, bán lẻ và công nghiệp nhỏ hon các ngành khác và KQHĐ của các doanh nghiệp thuộc vùng thành phố Trung ưong lớn hon các ngành khác. Tuy nhiên, khi chất lượng thể chế kinh tế được cài thiện thì KQHĐ của DN FDI lớn hon DN ngoài nhà nước nhưng nhỏ hon DN nhà nước, KQHĐ của doanh nghiệp lớn lớn hon DN khác, KQHĐ của các DN ngành công nghiệp, xây dựng, bán lẻ lớn hon các ngành khác, và KQHĐ của các DN ở khu vực thành phố Trung ưong lớn hon các doanh nghiệp tập trung ở các vùng kinh tế khác.
Từ kết quà nghiên cứu thực nghiệm đó, luận án đưa ra các kiến nghị nhằm cài thiện chất lượng thể chế kinh tế ở Việt Nam thông qua cài thiện chín chi tiêu thành phần trên cà ba phưong diện quan trọng là “luật chơi”, “người chơi” và “cơ chế thực thi”. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu cho tất cà các ngành nghề, các vùng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian liên tục 9 năm, nên mang tính đại diện cho toàn nền kinh tế. Đồng thời, luận án tính toán giá trị tăng thêm của SXKD của doanh nghiệp và sử dụng nó làm thước đo tốt nhất cho kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Thước đo này các nghiên cứu có liên quan trước đây chưa sử dụng. Cuối cùng, mô hình ước lượng luận án sử dụng là mô hình tác động ngẫu nhiên, tức là có bằng chứng thực nghiệm khẳng định sự khác biệt về thực thi pháp luật kinh tế giữa các tinh thành ở Việt Nam.
14 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của thể chế đến quyết định đầu tư và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỂ quốc dân
CHU THỊ MAI PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THÉ CHẾ ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỉnh tế học
Mã so: 62310101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÓC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Thế Anh
2 PGS TS Từ Thúy Anh
Phăn biện:
1.
2.
3.
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường Đại học Kỉnh tế Quốc dân
HÀ NỘI - 2017
Có thể tìm thấy luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi: ngày tháng năm 2017
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Trong đúng ba thập kỷ kể từ Đổi mới từ 1986 đến 2015, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ rất ấn tượng, trung bình 6,5%/năm (Tổng cục Thống kê, 2015). Trong đó, doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sàn phẩm trong nước (GDP). Theo Schumpeter (1935, 1942), doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ý tưởng và công nghệ mới, tăng lượng cầu bằng cách cung cấp các dịch vụ và sàn phẩm mới, và quan trọng nhất là tạo ra việc làm mới. Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác được cho là có các nguồn lực để đầu tư vào các dịch vụ và công nghệ mới, góp phần nâng cao mức sống. Theo ý nghĩa này, doanh nghiệp là nền tảng của tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cho rằng yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các doanh nghiệp là thể chế kinh tế. Nghiên cứu của North (1990) chi ra rằng, chất lượng thể chế khác nhau cuối cùng sẽ dẫn đến sự khác biệt về thành quà của phát triển. Trong những môi trường thể chế kinh tế tiến bộ, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển, sàn xuất những sàn phẩm có thưomg hiệu nổi tiếng và cũng làm nên thưomg hiệu quốc gia. Tương tự, ở môi trường có chất lượng thể chế tốt thông qua việc tuân thủ quy tắc của pháp luật và nghiêm chinh thực thi quyền sở hữu sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tiến hành đầu tư để cài tiến công nghệ, đổi mới sàn phẩm Baumol (1990). Hơn nữa, Rodrik (2007) lập luận rằng nếu không có một môi trường thể chế tốt, như là một hệ thống bào vệ quyền sở hữu, và một bộ máy quàn lý tốt, thì doanh nghiệp sẽ hoạt động kém. Hoặc, nếu không có sự hiện diện của luật pháp và một vài ưu đãi được đưa ra để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động dựa trên các cơ hội thì hoạt động doanh nghiệp sẽ không có hiệu quà lâu dài. Ngoài ra, Porter (2008) cũng cho rằng, môi trường thể chế kinh tế là nhân
2 tố trực tiếp tác động đến năng suất của doanh nghiệp, là điều kiện giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Hay, chất lượng thể chế kinh tế tốt là điều kiện để doanh nghiệp tăng năng suất và tăng trưởng (Johan, 2015).
Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư cần phải căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quà đầu tư, bao gồm nhân tố nội sinh như nguồn vốn, lực lượng lao động, quỹ đầu tư, quàn trị doanh nghiệp và nhân tố ngoại sinh như môi trường thể chế kinh tế. Ở những môi trường có thể chế kinh tế tốt thì xác suất quyết định đầu tư của doanh nghiệp sẽ cao hơn (Kristine, 2013). Hay, so với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thể chế kinh tế mà quyển sở hữu không được đàm bào thì các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thể chế kinh tế mà quyền sở hữu được đàm bào sẽ đầu tư để phát triển nhiều hơn (Johnson và cộng sự, 2002). Mối quan hệ chặt chẽ giữa thể chế kinh tế với quyết định đầu tư của doanh nghiệp còn được xem xét trong nhiều nghiên cứu khác, ví dụ như Everhart và cộng sự (2009); Acemoglu và Johnson (2005) và Mauro (1995).
Tóm lại, thể chế kinh tế có vai trò quan trọng đối với quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu cho mối quan hệ trên. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Ảnh hưởng của thể chế đến quyết định đầu tư và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam " làm đề tài luận án.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận án này sẽ phân tích ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của các doanh nghiệp. Ket quà nghiên cứu thực nghiệm sẽ cung cấp những bằng chứng quan
trọng để các nhà hoạch định chính sách thực hiện các giải pháp về cài cách thể chế kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quà đầu tư và kết quà hoạt động sàn xuất kinh doanh, mang lại sự thành công và phát triển cho doanh nghiệp. Cụ thể, luận án sẽ cố gắng trà lời các câu hỏi sau: i) Thể chế kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp? ii) Thể chế kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư (được hiểu là quyết định mở rộng đầu tư hay đầu tư mới) của doanh nghiệp?
Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp.
Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2014
Phương pháp nghiên cứu
Phưomg pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng với sự trợ giúp của phần mềm kinh tế lượng Statal2. Mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu, biến số và thước đo sẽ được trinh bày chi tiết, cụ thể ở chương 4 của luận án này.
Cấu trúc của luận án
Ngoài Mục lục, Danh mục các từ viết lắt, Danh mục bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 5 chương. Cụ thể:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về vai trò của thể chế kinh tế đối với quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng về thể chế kinh tế, quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chương 4: Đánh giá ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chương 5: Kết luận
CHƯƠNG 2: Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ VAI
TRÒ CỦA THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Cơ sở lý thuyết về vai trò của thễ chế kinh tế đối với quyết định đầu tư và kết quă hoạt động của doanh nghiệp
Thể chế và thể chế kinh tế
Định nghĩa thể chế
Định nghĩa thể chế kinh tế
Phân loại thể chế kinh tế
Đo lường thể chế kinh tế
Đối với chất lượng thể chế kinh tế ở Việt Nam, các nghiên cứu của Trần Thị Bích và cộng sự (2009), Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2013), Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng (2014), Đoàn Quang Hưng và cộng sự (2014), Neil và cộng sự (2013) đã sử dụng một so hoặc toàn bộ các chi tiêu của chi so năng lực cạnh tranh cấp tinh ở Việt Nam để đo lường chất lượng thể chế kinh tế giữa các tinh thành ở Việt Nam. Mặc dù tinh không có chức năng ban hành luật pháp và chính sách lớn, song tinh là đơn vị trực tiếp thực thi các chính sách đó. Sự khác biệt giữa các tỉnh trong quá trinh thực thi này cho phép sử dụng tỉnh làm đơn vị để đo lường chất lượng thể chế kinh tế.
Cơ sở lý thuyết về vai trồ của thể chế kinh tế đối với quyết định đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Vai trò của thể chế kinh tế đối với quá trinh phát triển là chủ đề nhận được nhiều quan tâm và tranh biện của các học già thời gian qua. Các nghiên cứu nổi bật liên quan đến chủ đề này là của Rodrik và cộng sự (2002), Acemoglu và cộng sự (2001, 2002, 2003, 2005a)
5 và Acemoglu và Robinson (2012). Các tác già này, qua các nghiên cứu về lịch sử và sự phát triển thể chế kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới, từ Nam và Trung Mỹ, Hoa Kỳ, châu Âu, đến châu Phi, châu Á, châu Đại Dưomg, cho rằng thể chế kinh tế mới chính là nhân tố quyết định dẫn dắt các quốc gia, vùng lãnh thổ hay tổ chức đi đến con đường thịnh vượng.
Bên cạnh đó, lý thuyết thể chế đã được công nhận là một trong những quan điểm phù hợp nhất để nghiên cứu chiến lược phát triển vững chắc của doanh nghiệp trong nền kinh tế mới nổi (Hoskisson và cộng sự, 2000; Wright và cộng sự, 2005).
Tầm quan trọng của thể chế kinh tế cũng được đánh giá cao trong những nghiên cứu khác của North (1989, 1990), đặc biệt là những quy định gắn liền với việc thực hiện các hợp đồng và bào vệ quyền sở hữu trong việc tạo ra các ưu đãi mà làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh te. Hay North và Weingast (1989) cho rằng sự thiết lập các quyền sở hữu tài sàn một cách chặt chẽ và ổn định chính là nhân tố chủ chốt cho sự lớn mạnh của các quốc gia Phưomg Tây cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế, do tạo ra được các động cơ tích lũy và đổi mới.
Ngoài ra, nghiên cứu của World Bank (2002) chi ra rằng một quốc gia có thể chế kinh tế tốt có thể giúp quàn lý rủi ro phát sinh từ các giao dịch trên thị trường từ đó nâng cao hiệu quà hoạt động và khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp. Theo đó, vai trò của thể chế kinh tế được tập trung vào việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu như Hayek (1973, 1976a, 1979a), Euken (1940,1992), Buchanan (1991) và Casson (1993) nhấn mạnh vai trò then chốt của thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp trong hoạt động khám phá tri thức hữu ích và tổ chức khai thác các nguồn lực về nguồn vốn, lao động, kỹ năng, và nguyên liệu thô, qua đó tạo nên những đầu ra mới không ngừng gia tăng. Mặt khác, Hoskisson và cộng sự (2000) cho rằng, vai trò của thể chế kinh tế trong nền kinh tế là giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin, đàm bào quyền sở hữu và thiết lập một môi trường ổn định tạo điều kiện cho tương tác giữa các chủ thể. Các quy phạm pháp luật cũng như những thể chế kinh tế chính thức là nền tàng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Oliver, 1997; Peng, 2000) và do đó ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp (Scott, 1995).
Hơn nữa, theo các nhà kinh tế học về chi phí giao dịch (Coase, 1937 và Williamsons, 1985) ở những thể chế kinh tế cung cấp một khuôn khổ hành vi nhằm giảm tính bất định trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp, chi phí giao dịch rõ ràng và thấp thì doanh nghiệp có xu hướng đầu tư dài hạn và chú trọng vào sáng tạo và phát minh. Ngược lại, trong những thể chế kinh tế mà chí phí giao dịch ngầm, thiếu minh bạch (tìm hiểu thông tin, hối lội, chi phí không chính thức, chi phí thời gian cho các giao dịch cao và bất định) thì doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh ngắn hạn, ít đầu tư.
Bên cạnh đó, các lý thuyết kinh tế về đầu tư như lý thuyết gia tốc đầu tư, lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ, hay mô hình đầu tư Euler đều chi ra rằng kết quà hoạt động của doanh nghiệp có tác động đến đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, một cách gián tiếp dễ dàng xác định được vai trò của thể chế đối với đầu tư của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp quyết định đầu tư để kiếm lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, quyết định đầu tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi môi trường đầu tư, đó là “bộ các yếu tố xác định vị trí tạo ra cơ hội và động cơ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hiệu quà, tạo việc làm và mở rộng kinh doanh” (World Bank, 2005, tr.20). Tóm lại, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều khẳng định vai trò quan trọng của thể chế kinh tế đối với quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp.
Tỗng quan tinh hình nghiên cứu về ănh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và kết quă hoạt động của doanh nghiệp
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu trong nước
Luận án "Ảnh hưởng của thể chế đến qưyết định đầu tư và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam" nghiên cứu về vai trò của thể chế kinh tế đối với kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh những kế thừa, nghiên cứu này sẽ khắc phục được những hạn chế của các nghiên cứu đi trước đó là, luận án sẽ nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp giữa các ngành, các loại hình, các quy mô và các vùng kinh tế khác nhau trong thời gian 9 năm liên tục (2006 - 2014) với khung lý thuyết rõ ràng, thuyết phục. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ chia kết quà hoạt động theo thị trường nội địa và thị trường nước ngoài để thấy rõ ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp trên từng thị trường hoạt động.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế kinh tế dến quyết dịnh dầu tư của doanh nghiệp
Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu trong nước
Tóm lại, trên thế giới và ở Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về cà lý thuyết và thực nghiệm cho vấn đề quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Trong đó, một so ít nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào phân tích ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vai trò của thể chế kinh tế đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp còn rất hiếm và chưa có khung lý thuyết rõ ràng. Luận án này, thông qua mô hình lý thuyết - mô hình đầu tư Euler để phân tích ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mô hình đầu tư Euler chi ra rằng kết quà hoạt động của doanh nghiệp có tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó thể chế kinh tế có tác động đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Một cách gián tiếp có thể đánh giá được tác động của thể chế kinh tế tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp
2.3. Khung phân tích và giă thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan về vai trò của thể chế kinh tế đối với quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Khung phân tích cho luận án được xây dựng như Hình 2.1 dưới đây:
Hình 2.1: Khung phân tích
Ảnh hưởng trực tiếp
Anh hưởng gián tiếp
Từ các moi quan hệ của khung phân tích này và dựa trên tổng quan nghiên cứu, các già thuyết nghiên cứu được đưa ra để kiểm định thực nghiệm như sau:
Giả thuyết nghiên cứu 1: Thể chế kinh tế có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giả thuyết nghiên cứu la: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp kết quả hoạt động của doanh nghiệp lớn cao hơn các doanh nghiệp khác (Beck và cộng sự, 2005; Jonsson, 2007; Bonaccorsi, 1992)
Giả thuyết nghiên cứu Ib: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp kết quả hoạt động cùa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cao hơn DN FDI (Angelucci và cộng sự, 2001; Estrin và cộng sự, 2009; Nigel và cộng sự, 2010)
Giả thưyết nghiên cứu lc: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp kết quà hoạt động của doanh nghiệp ở khu vực thành phổ Trung ương cao hơn các khu vực khác (Lasagni và cộng sự, 2012; John, 2015)
Giả thuyết nghiên cứu Id: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp kết quà hoạt động cùa doanh nghiệp ở các ngành tập trung nhiều doanh nghiệp cao hơn các ngành khác (Eifert và cộng sự, 2005)
Giả thưyết nghiên cứu 2: Thể chế kinh tế có tác động tích cực đến qưyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Giả thưyết nghiên cứu 2a: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp quyết định đầu tư cùa doanh nghiệp lớn cao hơn các doanh nghiệp khác (Saquido, 2003; CIEM, 2016)
Giả thưyết nghiên cứu 2b: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp qưyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI cao hơn doanh nghiệp khác (Qiao Liu và Alan Siu, 2014)
Giả thưyết nghiên cứu 2c: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp qưyết định đầu tư của doanh nghiệp ở khu vực thành phổ Trung ương tốt hơn các khu vực khác (Coase, 1937)
Giả thưyết nghiên cứu 2d: Cải thiện chất lượng thể chế kinh tế giúp quyết định đầu tư của doanh nghiệp ở các ngành tập trung nhiều doanh nghiệp tốt hơn các ngành khác (Williamsons, 1985)
CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG VÈ THẺ CHẾ KINH TẾ,
QUYẾT ĐỊNH ĐÀU TƯ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Thực trạng về thể chế pháp luật kinh tế ở Việt Nam
Cải cách hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam
fìánh giá những cải cách trong hệ thắng pháp luật lãnh tế ở VỉệtNam
Đổi với pháp luật về chế đô sở hữu
Pháp luật về bảo vệ qưyền sở hữu
Pháp luật về gia nhập thị trường
Pháp luật về hoạt động kinh doanh trên thị trường
3.2.Thực trạng môi trường kinh doanh cẩp tỉnh ở Việt Nam
Mục này sẽ trình bày thực trạng môi trường kinh doanh cấp tinh ở Việt Nam thông qua chi so năng lực cạnh tranh cấp tinh của Phòng thưomg mại và Công nghiệp Việt Nam. Môi trường kinh doanh là sự phàn ánh trung thực về chất lượng, năng lực và sự phù hợp của thể chế kinh tế. Môi trường kinh doanh tốt hay xấu, thuận lợi hay khó khăn, được hỗ trợ hay bị càn trở đều phàn ánh trung thực năng lực, chất lượng và trinh độ của thể chế kinh tế.
Công tác điều hành của các địa phương được khảo sát PCI đo lường thông qua 10 chi số có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Theo đó, một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) môi trường kinh
11
doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) chi phí không chính thức thấp; 5) thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) lãnh đạo tinh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quà. Chi so PCI càng cao thì môi trường kinh doanh ở tình càng tốt. Theo báo cáo PCI, 2015, năng lực cạnh tranh của các tỉnh từ năm 2006 - 2015 có xu hướng ngày càng cài thiện.
3.3. Thực trạng về quyết định đầu tư và kết quă hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam
Thực trạng quyết định đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
Bình quân nguồn vốn, vốn đầu tư và tỷ lệ đầu tư trên vốn của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng qua các năm
Bình quân nguồn vốn, vốn đầu tư và tỷ lệ đầu tư trên vốn của các doanh nghiệp ở khu vực Đông nam bộ là cao nhất
Bình quân nguồn vốn, vốn đầu tư và tỷ lệ đầu tư trên vốn của các doanh nghiệp ngành tài chính là lớn nhất
Bình quân nguồn vốn và vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng theo quy mô. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư trên vốn của các doanh nghiệp lại tỷ lệ nghịch với quy mô của các doanh nghiệp.
Thực trạng kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam
KQHĐ của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng qua các năm KQHĐ của các doanh nghiệp thuộc ngành bán lẻ là cao nhất KQHĐ của các doanh nghiệp ở khu vực Thành phố Trung ưomg là cao nhất
KQHĐ của các doanh nghiệp lớn cao hon các doanh nghiệp khác
12
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THẺ CHẾ KINH TẾ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐÀU TƯ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Các mô hình lý thuyết
Mô hình đánh giá ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
4.1.1.1 Xây dựng mô hình
Mô hình đánh giá ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp là hàm sàn xuất Cobb - Douglas (Sumon, 2012; Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2014). Sau khi biến đối có dạng như sau:
InYií = bo + bilnKií + b2lnLií + bSCịịt + b4Zịit + +'2j'iiiBEij, +T+Ci +Uií (1.5)
Phương pháp ước lượng
Phưomg trinh (1.5) có thể được ước lượng theo phưong pháp hồi quy dữ liệu màng
Mô hình đánh giá ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
4.1.2.1. Xây dựng mô hình
Mô hình được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam (mối quan hệ (II) từ khung lý thuyết) là sự kết hợp giữa mô hình hàm sàn xuất Cobb - Douglas được trinh bày ở mục 4.1.1.1 với mô hình đầu tư Euler. Sau khi biến đổi có dạng như sau:
1 1= Ấo + ^1 in Lit+ Cịịt+ Ải Zijt + Yijt BEịịt+
_(Iuỵ _(T )
+ Ấ4 L. + Ấ5 +«T +ci + uit (II.2)
\KitJ
Phương pháp ước lượng
Do đã loại trìr vấn đề nội sinh trong mô hình (11.2), nên phương pháp ước lượng cho mô hình (n.2) hoàn toàn giống phương pháp ước lượng cho mô hình Ợ.5)
Dữ liệu và biến
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về doanh nghiệp được chiết từ bộ Điều tra Doanh nghiệp (GES) thực hiện bởi Tổng cục Thống kê (GSO) trong giai đoạn 2006 - 2014. Trong khi đó, dữ liệu về thể chế kinh tế được khai thác từ bộ dữ liệu đánh giá Năng lực Cạnh tranh cấp Tinh được thực hiện bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam kể từ năm 2006 - 2014. PCI bao gồm nhiều chi tiêu đại diện tốt nhất cho môi trường kinh doanh hay thể chế kinh tế hỗ trợ thị trường. Mặc dù tinh không có chức năng ban hành luật pháp và chính sách lớn, song tinh là đơn vị trực tiếp thực thi các chính sách đó. Sự khác biệt giữa các tinh trong quá trinh này cho phép sử dụng tỉnh làm đơn vị phân tích về ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2012). Bộ dữ liệu màng hoàn chinh để nghiên cứu ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp được thiết lập bằng cách kết nối giữa 2 bộ so liệu này.
Xử lý dữ liệu
Bien so và thước đo
iì Biến nhu thuộc:
Ket quà hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều thước đo khác nhau để đo lường kết quà hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, doanh thu, doanh thu thuần. Luận án này sử dụng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp làm thước đo kết quà hoạt động của doanh nghiệp (Madsen, 1987 và Almasand Hans, 2008, Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2014). Đặc biệt, luận án có điểm mới là sử dụng giá trị tăng thêm (VA) của kết quà sàn xuất kinh doanh và tỷ lệ giữa giá trị tăng thêm với lao động bình quân của doanh nghiệp làm thước đo kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Để đánh giá kết quà hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài có thể dùng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp, giá trị này được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá của ngân hàng nhà nước vào thời điểm 31 tháng 12 hàng năm, sau đây được gọi là doanh thu xuất khẩu (Simon, 2007; Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2013). Hiệu số giữa tổng doanh thu với doanh thu xuất khẩu được gọi là doanh thu nội địa - phàn ánh kết quà hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường nội địa. Tỷ lệ giữa doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng được sử dụng làm thước đo kết quà hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong so các thước đo trên, trừ lợi nhuận trước thuế, và các thước đo tỷ lệ, các thước đo khác được log hóa khi đưa vào mô hình hồi quy.
Biến phụ thuộc phàn ánh quyết định đầu tư của doanh nghiệp i tại thời điểm t+1 (Ịi,t+i). Có nhiều thước đo khác nhau được sử dụng để đo lường quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phù hợp với mẫu nghiên cứu, luận án sử dụng tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm t+1.
ii) Nhóm biến eiải thích:
Hai yếu tố đầu vào sàn xuất quan trọng là vốn (Kj>() và lao động (Zj,() được đại diện bởi nguồn vốn bình quân (trung bình cộng của nguồn vốn đầu năm và nguồn vốn cuối năm) và so lao động bình quân (trung bình cộng của so lao động đầu năm và so lao động cuối năm) mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sàn xuất kinh doanh (Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2014; Trần Thị Bích và cộng sự,
2008; Bernanke và Gilchrist, 1996; Budina và cộng sự, 2000; Nguyễn Thị Cành, 2004). Các biến so này được log hóa khi đưa vào mô hình hồi quy.
Bien số phàn ánh quyết định đầu tư của doanh nghiệp i tại thời điểm t (thời điểm trước) (ĩi) được đo bằng tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm t.
Biến thể chế kinh tế (BEjit) được đo bằng chi số Năng lực Cạnh tranh cấp tình của Việt Nam (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2012, 2013; Trần Thị Bích và cộng sư, 2008; Neil và cộng sự, 2013; Đoàn Quang Hưng và cộng sự, 2014; Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2014). Luận án này, sử dụng 9 chi tiêu ổn định nhất qua 9 năm liên tục gồm: (i) Chi phí gia nhập thị trường; (ii) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (iii) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (iv) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; (v) Chi phí không chính thức; (vi) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tình; (vii) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (viii) Đào tạo lao động; (ix) Thiết chế pháp lý.
Như đã khẳng định, PCI đánh giá hiệu quà điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi của chính quyền địa phương. Giữa các tình thành/ khu vực khác nhau thì quá trình điều hành (thực thi) là khác nhaư Bởi vì, năng lực thực thi của cán bộ là khác nhau, yếu tố văn hóa vùng miền cũng có sự khác biệt, sự khác biệt về yếu tố địa lý như thành thị có lợi thế về nguồn lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều doanh nghiệp hoạt động hơn, ngược lại khu vực nông thôn có điều kiện tiếp cận đất đai tốt hơn, V.W. Do đó, việc sử dụng PCI làm thước đo để đo lường thể chế kinh tế là hoàn toàn phù hợp.
Các biến số độc lập kiểm soát ảnh hưởng của đặc điểm của doanh nghiệp (Cị,-() bao gồm: loại hình doanh nghiệp (chia ra làm doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước), quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ), ngành nghề kinh doanh và tuổi của doanh nghiệp. Trong đó, biến so đầu tiên được đại diện bởi hai biến già (dummy), các biến già được gán giá trị 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 nếu khác, trong đó doanh nghiệp FDI được dùng làm cơ sở so sánh. Bien so thứ hai được đại diện bởi ba biến già, các biến già được gán giá trị 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 nếu khác, trong đó doanh nghiệp lớn được chọn làm cơ sở để so sánh. Ngành nghề kinh doanh được phân loại theo phân ngành cấp 1 trong VSIC - 2007 gồm ngành công nghiệp và sàn xuất, ngành nông lâm ngư nghiệp, ngành khai khoáng, ngành xây dựng, ngành bán lẻ, ngành vận tài kho vận, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, ngành thông tin truyền thông, ngành tài chính ngân hàng, ngành bất động sàn, ngành khoa học & công nghệ, ngành sàn xuất và phân phối điện, khí đốt, ngành cung cấp nước và xà thài và tổng các ngành khác, 13 biến già được sử dụng cho ngành nghề kinh doanh, các biến già được gán giá trị 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 nếu khác, trong đó tổng các ngành khác được lấy làm ngành chuẩn để so sánh. Tuổi doanh nghiệp được tính bằng hiệu số giữa năm điều tra khảo sát với năm doanh nghiệp thành lập. Vec - tơ Zijt kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố về mặt địa lý, 6 biến già sẽ được sử dụng để đại diện cho 7 vùng kinh tế của cà nước là Thành phố Trung ương, Đồng bằng Sông Hồng, Miền núi phía Bắc, Duyên Hài, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, các biến già được gán giá trị 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 nếu khác, trong đó Thành phố Trung ương được lựa chọn làm cơ sở để so sánh.
Ngoài ra, mô hình còn sử dụng biến tương tác là tích giữa biến PCI chung với biến quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vùng kinh tế và ngành nghề kinh doanh nhằm phân tích so sánh ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và KQHĐ của doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và theo khu vực hoạt động.
Mô tả thống kê và tương quan các biến
Mô tả thông kê các biến
Mô tả tương quan các biến
Kết quă ước lượng và thảo luận
Kết quả ước lượng và thảo luận về ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết quả ước lượng và thảo luận về ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết quả ước lượng và thảo luận về ảnh hưởng của thể chế kinh tế dến quyết dịnh dầu tư và KQHĐ của các doanh nghiệp trong một sổ trường hợp
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngành bán lẻ
4.4.4.4 Khu vực Thành phổ Trung ương
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Kết luận
Đánh giá ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam, nghiên cứu thực nghiệm của luận án chi ra rằng, hầu hết các biến thể chế kinh tế đều có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này hàm ý, hầu hết những thay đổi của thể chế kinh tế đều ảnh hưởng đến kết quà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chi tiêu có ảnh hưởng tích cực và một so ngược lại. Cụ thể: i) Chi tiêu về gia nhập thị trường, có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, lợi nhuận trước thuế, giá trị tăng thêm, doanh thu nội địa, tỷ lệ doanh thu nội địa, tỷ lệ doanh thu xuất khẩu. Ket quà này phù hợp với lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hl. Ngược lại gia nhập thị trường có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ giá trị tăng thêm và doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp.; ii) Chi tiêu về tiếp cận đất đai, có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ giá trị tăng thêm, doanh thu xuất khẩu và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Ket quà này phù hợp lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu HI. Ngược lại, ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị tăng thêm, doanh thu nội địa và tỷ lệ doanh thu nội địa; iii) Chi tiêu về tính minh bạch, có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận trước thuế, giá trị tăng thêm, tỷ lệ giá trị tăng thêm, doanh thu nội địa và tỷ lệ doanh thu nội địa của doanh nghiệp. Ket quà này phù hợp với lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu HI. Ngược lại, chi tiêu này có ảnh hưởng ngược chiều đến doanh thu, doanh thu xuất khẩu và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp; iv) Chi phí thời gian, có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của doanh nghiệp. Ket quà này phù hợp với lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hl\ v) Đối với chi phí không chính thức, lĩnh vực này có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, lợi nhuận trước thuế, giá trị tăng thêm, doanh thu xuất khẩu và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Ket quà này phù hợp với lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hl. Ngược lại, ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ giá trị tăng thêm, doanh thu nội địa và tỷ lệ doanh thu nội địa của doanh nghiệp; vi) Đối với tính năng động tiên phong của lãnh đạo tinh, chi tiêu này không ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ giá trị tăng thêm và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng ảnh hưởng ngược chiều đến đến giá trị tăng thêm và
doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp và ảnh hưởng tích cực đến doanh thu nội địa và tỷ lệ doanh thu nội địa của doanh nghiệp; vii) Chi tiêu về đào tạo lao động, chi tiêu này có ảnh hưởng ngược chiều đến phần lớn KQHĐ của doanh nghiệp. Ket quà này không phù hợp lý thuyết kinh tế và không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu HI. Ngược lại, ảnh hưởng tích cực đến giá trị tăng thêm và doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp; viii) Đối với lĩnh vực thiết chế pháp lý, có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, lợi nhuận trước thuế, giá trị tăng thêm, doanh thu nội địa, tỷ lệ doanh thu nội địa và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Ket quà này phù hợp với lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hỉ. Và, lĩnh vực này không ảnh hưởng đến tỷ lệ giá trị tăng thêm và doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp; ix) Đối với dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận trước thuế, giá trị tăng thêm, tỷ lệ giá trị tăng thêm, doanh thu nội địa, tỷ lệ doanh thu nội địa, tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng ảnh hưởng trái chiều đến doanh thu, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Cuối cùng, chi so PCI tổng hợp (PCI chung) được sử dụng để thay thế cho 9 chi tiêu trên. Kết quà cho thấy, các hệ so hồi quy hầu hết đều mang dấu dưomg và có ý nghĩa ở mức 1%, tức là thể chế kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của doanh nghiệp.
Mặt khác, trong cùng một môi trường thể chế kinh tế KQHĐ của DNFDI lớn hon các DN khác, KQHĐ của DN lớn lớn hon các DN khác, KQHĐ của các DN ngành xây dựng, bán lẻ và công nghiệp nhỏ hon các ngành khác và KQHĐ của các DN thuộc vùng thành phố Trung ưong lớn hon các vùng khác. Tuy nhiên, khi chất lượng thể chế kinh tế được cài thiện thì KQHĐ của DN FDI ít bị ảnh hưởng bởi thể chế kinh tế nhất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến KQHĐ so sánh giữa các quy mô doanh nghiệp cho thấy, khi thể chế kinh tế được cài thiện thì doanh thu của DN lớn cao hon các doanh nghiệp khác, giá trị tăng thêm và tỷ lệ giá trị tăng thêm của doanh nghiệp lớn cao hon doanh nghiệp nhỏ. Ket quà này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hla. Ngược lại, không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hla, tỷ lệ doanh thu nội địa của các doanh nghiệp nhỏ lớn hon doanh nghiệp lớn và giá trị tăng thêm của doanh nghiệp vừa cao hon doanh nghiệp lớn. So sánh ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến KQHĐ giữa các ngành cho thấy, thể chế kinh tế cài thiện thì KQHĐ của doanh nghiệp ở các ngành khác nhau là khác nhau. Trong đó, đối với các ngành tập trung nhiều doanh nghiệp như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có doanh thu, giá trị gia tăng và doanh thu xuất khẩu lớn hon các ngành khác; ngành xây dựng có doanh thu và doanh thu xuất khẩu lớn hon các ngành khác; ngành bán lẻ có giá trị tăng thêm và tỷ lệ giá trị tăng thêm lớn hon các ngành khác. Ket quà này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hld. Ngược lại, không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hld, doanh thu của ngành bán lẻ thấp hon các ngành khác; giá trị gia tăng và tỷ lệ giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngành xây dựng thấp hon các ngành khác; tỷ lệ giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngành công nghiệp thấp hon các ngành khác. Cuối cùng, cài thiện chất lượng thể chế kinh tế khiến phần lớn các chi tiêu về KQHĐ của các doanh nghiệp ở khu vực thành phố Trung ưong lớn hon các doanh nghiệp tập trung ở các vùng kinh tế khác. Ket quà này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu Hlc.
Ngoài ra, thể chế kinh tế cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Một so ảnh hưởng tích cực và một so ảnh hưởng ngược chiều.
Cụ thế, các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2 gồm có, chi tiêu về tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh, đào tạo lao động
21 và chi tiêu về thiết chế pháp lý. Ngược lại các chi tiêu gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức và hỗ trợ doanh nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp và không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2.
Hom nữa, trong cùng một môi trường thể chế kinh tế, quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI nhỏ hom DN Ngoài NN nhưng lớn hom DNNN. Đồng thời, quyết định đầu tư của DN lớn ít hom DN siêu nhỏ và nhỏ nhưng cao hom doanh nghiệp vừa. Hay, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp tập trung nhiều ở các ngành công nghiệp, xây dựng và bán lẻ thấp hom quyết định đầu tư của DN ở các ngành khác. Cuối cùng, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực Thành phố Trung ương lớn hom quyết định đầu tư của các doanh nghiệp phân bố ở các vùng khác. Tuy nhiên, khi chất lượng thể chế kinh tế được cài thiện thì quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI lớn hom các doanh nghiệp khác. Ket quà này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2b. Tương tự, quyết định đầu tư của doanh nghiệp lớn sẽ lớn hom các doanh nghiệp khác. Ket quà này phù hợp lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2a. Và, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp thuộc khu vực thành phố Trung ương sẽ lớn hom các khu vực khác. Ket quà này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2c. Cuối cùng, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở những ngành tập trung nhiều doanh nghiệp như công nghiệp, xây dựng và bán lẻ lớn hom các ngành khác. Ket quà này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2d.
Kiến nghị và gợi ý chính sách
Trên cơ sở kết quà nghiên cứu đạt được, luận án đưa ra một so kiến nghị nhằm cài thiện chất lượng thể chế kinh tế thông qua cài thiện các chi tiêu của thể chế kinh tế, tạo môi trường kinh doanh tốt, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và nâng cao kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Theo kết quà nghiên cứu thực nghiệm, các chi tiêu thể chế kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Sự cài thiện các chi tiêu thể chế kinh tế một số mang lại tác động tích cực, tuy nhiên một so ngược lại. Đối với những chi tiêu có tác động tích cực, chính quyền địa phương cần tiếp tục duy tri và hoàn thiện để nâng cao chất lượng của những chi tiêu này. Đối với những chi tiêu có tác động ngược chiều thì chính quyền địa phương cần quan tâm đến những phàn ánh của đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, nghiêm túc tiếp thu ý kiến phàn hồi, rà soát lại toàn bộ quy trinh đàm bào thực hiện đúng chi đạo từ cấp trên.
Tóm lại, để cài thiện chất lượng thể chế kinh tế thông qua cài thiện các chi tiêu của thể chế kinh tế đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ trên cà ba phương diện là “luật chơi”, “người chơi” và “cơ chế thực thi”, Ở Việt Nam, “cơ chế thực thi” cần đặc biệt được chú ý.
Đóng góp của luận án
Luận án có khung lý thuyết vững, sử dụng mô hình hàm sàn xuất Cobb - Douglas, mô hình đầu tư Euler với dữ liệu màng được ghép nối từ bộ số liệu của GES và PCI giai đoạn từ 2006 đến 2014. Đặc biệt, luận án sử dụng 9 chi tiêu thành phần của thể chế kinh tế bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận và ổn định sử dụng đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, năng động tiên phong của lãnh đạo địa phương, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý và chi tiêu PCI tổng hợp để đánh giá tác động của thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và nước ngoài.
Bằng chứng thực nghiệm khẳng định thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và kết quà hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Cụ thể, thể chế kinh tế ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với quyết định đầu tư của doanh
nghiệp, phần lớn chi tiêu có ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Mặt khác, trong cùng một môi trường thể chế kinh tế, quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI nhỏ hon DN Ngoài NN nhưng lớn hon DN nhà nước. Đồng thời, quyết định đầu tư của DN lớn ít hon DN siêu nhỏ và nhỏ nhưng cao hon doanh nghiệp vừa. Hay, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp tập trung nhiều ở các ngành công nghiệp, xây dựng và bán lẻ thấp hon quyết định đầu tư của DN ở các ngành khác. Cuối cùng, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực Thành phố Trung ưong lớn hon quyết định đầu tư của các doanh nghiệp phân bố ở các vùng khác. Tuy nhiên, khi chất lượng thể chế kinh tế được cài thiện thì thì quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI lớn hon các doanh nghiệp khác, quyết định đầu tư của doanh nghiệp lớn sẽ lớn hon các doanh nghiệp khác, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp thuộc khu vực thành phố Trung ưong sẽ lớn hon các khu vực khác, và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở những ngành tập trung nhiều doanh nghiệp như công nghiệp, xây dựng và bán lẻ lớn hon các ngành khác.
Đối với KQHĐ của DN, trong cùng một môi trường thể chế KQHĐ của DN FDI lớn hon các DN khác, KQHĐ của DN lớn lớn hon các DN khác, KQHĐ của các ngành xây dựng, bán lẻ và công nghiệp nhỏ hon các ngành khác và KQHĐ của các doanh nghiệp thuộc vùng thành phố Trung ưong lớn hon các ngành khác. Tuy nhiên, khi chất lượng thể chế kinh tế được cài thiện thì KQHĐ của DN FDI lớn hon DN ngoài nhà nước nhưng nhỏ hon DN nhà nước, KQHĐ của doanh nghiệp lớn lớn hon DN khác, KQHĐ của các DN ngành công nghiệp, xây dựng, bán lẻ lớn hon các ngành khác, và KQHĐ của các DN ở khu vực thành phố Trung ưong lớn hon các doanh nghiệp tập trung ở các vùng kinh tế khác.
Từ kết quà nghiên cứu thực nghiệm đó, luận án đưa ra các kiến nghị nhằm cài thiện chất lượng thể chế kinh tế ở Việt Nam thông qua cài thiện chín chi tiêu thành phần trên cà ba phưong diện quan trọng là “luật chơi”, “người chơi” và “cơ chế thực thi”. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu cho tất cà các ngành nghề, các vùng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian liên tục 9 năm, nên mang tính đại diện cho toàn nền kinh tế. Đồng thời, luận án tính toán giá trị tăng thêm của SXKD của doanh nghiệp và sử dụng nó làm thước đo tốt nhất cho kết quà hoạt động của doanh nghiệp. Thước đo này các nghiên cứu có liên quan trước đây chưa sử dụng. Cuối cùng, mô hình ước lượng luận án sử dụng là mô hình tác động ngẫu nhiên, tức là có bằng chứng thực nghiệm khẳng định sự khác biệt về thực thi pháp luật kinh tế giữa các tinh thành ở Việt Nam.
Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu mới
Thiếu biến kiểm soát thời điểm
Chưa khai thác, đánh giá riêng ảnh hưởng của những thể chế kinh tế dung hợp và phi dung hợp
PCI không phải là thước đo tốt nhất để đo lường chất lượng thể chế kinh tế, do hàng năm các câu hỏi thành phần cấu thành nên điểm số của các chi tiêu thể chế kinh tế có sự thay đổi cho phù hợp bối cành
Trong tương lai, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện những hạn chế kế trên.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ
Chu Thị Mai Phương, Từ Thúy Anh và Phạm Thế Anh (2016), ‘Vai trò của thể chế đối với đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014', Tạp chỉ Nghiên cứu Kinh tế, số 460.
Chu Thị Mai Phương và Từ Thúy Anh (2016), ‘Tác động của thể chế đến xác suất ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam', Tạp chỉ Kinh tế và Dự bảo, so 17(625).
Phạm Thế Anh và Chu Thị Mai Phương (2015), ‘Tác động của môi trường thể chế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước', Tạp chỉ Kinh tế và Phát triển, số 215.
Chu Thị Mai Phương (2015), ‘Tác động của môi trường thể chế đến kết quà hoạt động của doanh nghiệp FDT, Tạp chỉ Kinh tế Đổi ngoại, số 74.
Chu Thị Mai Phương và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Ảnh hưởng của thể chế đến đầu tư xanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hội thào cấp trường ‘Hội nhập Kinh tế quốc tế đầu thế kỷ XXI - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam', Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_anh_huong_cua_the_che_den_quyet_dinh_dau_tu.docx