Luận án “Bảo đảm LLLĐ cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2025” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo đảm LLLĐ cho các
khu công nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ
cho các khu công nghiệp, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm
LLLĐ cho các khu công nghiệp. Cụ thể, thông qua việc giải quyết vấn đề
nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết quả sau:
Dựa trên tổng quan nghiên cứu, luận án đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu
và hướng lựa chọn mô hình nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các khu công
nghiệp. Qua đó luận án đề xuất mô hình nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các
khu công nghiệp áp dụng cho trường hợp cụ thể là tỉnh Bắc Ninh.
Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết có liên quan đến LLLĐ, bảo
đảm LLLĐ cho các khu công nghiệp, xác định nội hàm của đảm bảo LLLĐ bao
gồm: bảo đảm về quy mô, số lương; bảo đảm về cơ cấu; bảo đảm chất lượng; bảo
đảm tiến độ cung cấp lao động. Luận án xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến đảm bảo lực lượng lao động bao gồm: Nhân tố cung lực lượng lao động;
Nhân tố cầu lực lượng lao động; Chính sách hỗ trợ của nhà nước; Chính sách sử
dụng lao động.
Luận án đã làm rõ bảo đảm lực lượng lao động không chỉ là vấn đề chất
lượng mà còn cả số lượng và tiến độ bảo đảm. Việc bảo đảm thực chất là để
cung lao động “gặp” cầu lao động, và xuất phát từ nhiều phía, nhiều chủ thể,
trong đó vai trò của nhà nước cũng như doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
Nhà nước có vai trò trong việc tạo lập môi trường vĩ mô để nâng cao chất
lượng lao động, kết nối và thu hút lao động còn doanh nghiệp có vai trò tạo
lập môi trường vi mô để thu hút và giữ người lao động
12 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, trên thế giới khu công nghiệp đã có lịch sử phát triển trên
một trăm năm, với nhiều thế hệ phát triển, từ các quốc gia đầu tiên như Italia,
Anh, Mỹ cho đến các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore và các quốc gia đang phát triển... Mô hình KCN đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ hội phát triển
mạnh công nghiệp, trở thành động lực phát triển kinh tế. Sự thành công của
các nước đã chứng minh rằng, mỗi quốc gia với mô hình phát triển KCN phù
hợp sẽ đẩy nhanh và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa.
Tại Việt Nam, KCN được hình thành và phát triển từ những năm 90 của
thế kỷ trước. Các KCN đã hình thành những khu vực công nghiệp tập trung, là
công cụ hữu hiệu thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài. KCN đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành của nền
kinh tế của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng, tạo ra diện mạo
mới đối với quá trình phát triển công nghiệp, tác động lan tỏa và góp phần
quan trọng trong chuyển đổi kinh tế một cách toàn diện và sâu sắc, giúp Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn: từ một nước nghèo kém phát triển,
Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình và nền kinh
tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với thế giới với tăng
trưởng kinh tế nhanh, ổn định và toàn diện.
Đối với Bắc Ninh, sau hơn 17 năm xây dựng và phát triển, các KCN
đã mở ra một hướng phát triển mới, trở thành động lực chủ yếu của quá
trình phát triển, tác động nhiều mặt đến kinh tế - xã hội, nhất là các địa bàn
có KCN. KCN là một yếu tố quyết định tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đưa Bắc Ninh từ địa phương kém phát triển, chủ yếu sản xuất nông
nghiệp trở thành tỉnh phát triển với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong
tốp đầu của cả nước (năm 2016, GRDP chiếm 2,8%, giá trị sản xuất công
nghiệp chiếm 12,3%, giá trị xuất khẩu chiếm 13% tổng giá trị của cả nước).
Theo quy hoạch Bắc Ninh có 14 KCN, tổng diện tích quy hoạch là 4705
ha, diện tích đất cho thuê là 3225,6ha. Trong đó có 9 KCN đang hoạt động,
diện tích cho thuê đạt 1385ha, thu hút 12,5 tỷ USD, tốc độ tăng diện tích thuê
2
đất đạt 11,8%, vốn đầu tư đạt 29,7%, lao động đạt 38,1%. Số lượng các dự án
tăng nhanh, quy mô đầu tư và trình độ công nghệ ngày càng cao đã và đang đặt
ra nhu cầu cao đối với các yếu tố đầu vào. Trong đó việc bảo đảm lực lượng
lao động cho các KCN là vấn đề rất bức thiết, trong 10 năm qua, trung bình
mỗi năm nhu cầu lao động KCN khoảng trên hai vạn lao động.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Thực
hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trong
những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách về lao động, trong đó có
nhiều biện pháp đảm bảo lực lượng lao động cho phát triển các KCN. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, tại các địa phương đang phát triển KCN, nhất là các
địa phương có KCN có số lượng lớn các dự án đầu tư và công nghệ hiện đại,
hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động cả về chất lượng
và số lượng. Số lượng dự án đầu tư tăng nhanh dẫn đến gia tăng đột biến về
nhu cầu lao động, cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao, trong khi
cung lao động chưa đáp ứng được, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về
lao động cho các KCN. Doanh nghiệp không chỉ mất nhiều thời gian để tuyển
lao động mà còn mất nhiều thời gian để đào tạo lại lao động, thậm chí không
tuyển được lao động cho nhiều vị trí công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn
cao. Vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp,
tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm chậm quá trình phát
triển công nghiệp của các địa phương, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của
môi trường đầu tư, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Là một trong những địa phương
tiêu biểu về phát triển KCN (năm 2016, so với cả nước Bắc Ninh đứng thứ 5
về thu hút vốn FDI, đứng thứ 2 về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp), Bắc
Ninh hiện đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động.
Vì vậy, một trong những vấn đề cấp thiết để phát triển các KCN hiện nay đó là
đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động
các KCN.
Mặc dù, đối với chủ đề KCN, đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu như
phát quy hoạch, hạ tầng, an sinh xã hội, vốn, nguồn nhân lực, lao động... Tuy
nhiên, những nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN còn rất hạn chế,
3
thiếu tính hệ thống cũng như nền tảng lý luận và những vấn đề thực tiễn đang
đặt ra. Luận án “Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2025” nhằm góp phần làm sóng tỏ một số khoảng trống
nghiên cứu như xác định nội hàm bảo đảm LLLĐ cho các KCN, các tiêu chi
chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN mà
các nghiên cứu trước đây còn hạn chế; mặt khác giải quyết những vấn đề thực
tiễn đang đặt ra hiện nay khi nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên có sở nghiên cứu lý thuyết, luận án hình thành khung nghiên cứu
về bảo LLLĐ trong các KCN, trên cơ sở đó, phân tích thực trạng bảo đảm
LLLĐ cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp bảo
đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung tìm kiếm câu trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Nội hàm của bảo đảm LLLĐ cho các KCN ? Các tiêu chí đánh giá bảo
đảm LLLĐ cho các KCN ? Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng bảo đảm LLLĐ cho
các KCN ?
(2) Mô hình dự báo cung cầu lao động được áp dụng trong đảm bảo lực
lượng lao động cho các khu công nghiệp như thế nào ?
(3) Thực trạng bảo đảm lực lượng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh như thế nào ?
(4) Giải pháp bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2025 là gì ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
Bảo đảm lực lượng lao động bao gồm 3 nội dung: bảo đảm về quy mô, cơ cấu và
chất lượng. Chất lượng lực lượng lao động thường bao gồm kỹ năng, kỷ luật, thái
độ và sức khỏe thể lực của người lao động. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung
nghiên về kỹ năng, kỷ luật, thái độ, sự thích ứng với việc làm, đây là những vấn
đề lớn đặt ra trong việc bảo đảm chất lượng của LLLĐuarong các KCN tỉnh Bắc
Ninh nói riêng trên phạm vi cả nước nói chung.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh
Bắc Ninh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 14 KCN trong đó 9 KCN đang
hoạt động. Đây chính là các đối tượng nghiên cứu khi đánh giá thực trạng bảo
đảm LLLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh
Về mặt thời gian: Phần thực trạng, Luận án sẽ nghiên cứu tình hình bảo
đảm LLLĐ cho các KCN giai đoạn 2006-2015 và kiến nghị các giải pháp bảo
đảm LLLĐ cho các KCN đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp,
Phương pháp so sánh, Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh đối chứng,
- Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm
thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Luận án xây dựng khung nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: (1) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp;
(2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Tác giả thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi đối với doanh nghiệp và phỏng
vấn trực tiếp các cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Kích thước mẫu: Tác giả gửi 100 phiếu hỏi đến các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp được phân theo ngành và quy mô sử dụng lao động và thu về được
100 phiếu. Đồng thời, phỏng vấn các cán bộ làm việc tại Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp,
tác giả kiểm tra, làm sạch các dữ liệu và sử dụng phần mềm làm công cụ xử lý dữ
liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1. Xuất phát từ các nghiên cứu về lực lượng lao động, khu công nghiệp,
Luận án đã làm rõ nội hàm lực lượng lao động KCN, bảo đảm LLLĐ cho các
KCN. Đưa ra các tiêu chí đánh giá việc bảo đảm LLLĐ và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
2. Luận án đã xây dựng khung nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN
nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng trên cơ sở lý thuyết về cung cầu lao động.
5
3. Từ nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các
KCN, Luận án đưa ra nhiều kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Việc giải quyết vấn đề bảo đảm LLLĐ cho các KCN phải trên cơ sở
cân đối cung cầu lao động.
Xác định 02 chủ thể chính trong bảo đảm LLLĐ cho các KCN đó là
nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô, với các chính sách hỗ trợ nhằm tạo nguồn
cung lao động, kết nối cung cầu lao động; doanh nghiệp với vai trò tạo ra cầu
lao động, tự bảo đảm, tạo các yếu tố bên trong nhằm thu hút, sử dụng lao động;
chủ thể khác là tổ chức góp phần tạo nguồn cung và kết nối cung cầu lao động.
Trên cơ sở phân tích bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2006-2015, Luận án chỉ ra những kết quả, hạn chế, đánh giá, nguyên
nhân từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
Chương 2: Cơ sở lý luận về bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
Chương 3: Thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.
Chương 4: Một số giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
CHO CÁC KCN
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu về KCN gắn với lịch sử trên một trăm năm hình thành
và phát triển của các KCN, trong đó phải kể đến các nghiên cứu:
- Các lý thuyết về lao động và định vị công nghiệp:
Alfred Weber, người đầu tiên đưa ra lý thuyết định vị công nghiệp ở giai
đoạn đầu tiên. Froebel đưa ra lý thuyết phân loại lao động quốc tế mới.
Nghiên cứu của Piore và Saber đã giới thiệu tư duy mới về lao động và địa
điểm. Paul Robin Krugman đưa ra lý kinh tế địa lý mới, phát triển lý thuyết
về sự lựa chọn địa điểm của lao động và các hãng kinh doanh.
- Các nghiên cứu về yếu tố lao động trong liên hệ với phát triển các KCN:
Nghiên cứu của McKinley Conway và Linda L.Liston đưa ra những nội
dung khá toàn diện về phát triển các KCN. Jarmila Vidova tổng hợp một số
lý thuyết về phát triển khu công nghiệp, mô tả quá trình phát triển các KCN.
Greg Landry xem xét các xu hướng phát triển KCN trong tương lai. Tổ
chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc đưa ra những vấn đề có tính
nguyên tắc trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp từ
giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn xây dựng, trong đó có yếu tố lao động.
Caj O.Falcke, Ph.D nghiên cứu KCN trong đó đề cập đến yếu tố lao động
trên phương diện là một yếu tố đầu vào và cách thức thuận lợi để tiếp cận
giáo dục và thị trường lao động có tay nghề cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Về những vấn đề lý luận chung về KCN, đã có có nhiều công trình tập
trung nghiên cứu những mặt, khía cạnh khác nhau về KCN, vấn đề phát triển
bền vững KCN và các vấn đề xã hội trong phát triển KCN như việc làm, nhà ở,
đời sống người lao động, hệ thống kết cấu hạ tầng, có nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Hinh, Nguyễn Cao Lãnh, Nguyễn Chơn Trung, Trương Giang Long, Võ
Thanh Thu, Nguyễn Văn Thanh, Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành
Hưởng, Vũ Cương, Lê Xuân Bá, Hoàng Hà, Vũ Thành Hưởng, Lê Du Phong...
Về vấn đề nhân lực, lao động của các KCN có khá nhiều nghiên cứu
7
song mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu các yếu tố, các mặt về phát triển KCN như
về hạ tầng KCN, phát triển bền vững, phát triển nguồn nhân lực, nhân lực chất
lượng cao, có nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Chơn Trung,
Nguyễn Bình Đức, Nguyễn Thị Như Lan, Phạm Hải Hưng, Phạm Thị Vân
Anh,
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Đối với những công trình nghiên cứu nước ngoài, ngoài việc nêu những
vấn đề lý thuyết về KCN, lao động KCN, các nghiên cứu mới dừng lại ở việc
xem xét lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và có liên quan chặt
chẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia, đặc biệt là phát triển công nghiệp
nói chung và KCN nói riêng.
Các công trình nghiên cứu trong nước đã hệ thống hóa những vấn đề
chung về phát triển KCN, các tác giả mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu các yếu tố,
các mặt về phát triển KCN như về hạ tầng KCN, phát triển bền vững, phát
triển nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Có rất ít nghiên cứu về LLLĐ
nhất là bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, các nghiên cứu về lao
động và nhất là bảo đảm LLLĐ cho các KCN còn rất hạn chế. Từ đó đặt ra hai
vấn đề: (1) Cần có nghiên cứu để hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết, làm rõ nội
hàm và các yếu tố liên quan đến bảo đảm LLLĐ cho KCN; (2) Đánh giá việc
bảo đảm LLLĐ cho các KCN và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề mà thực
tiễn các địa phương đang đặt ra hiện nay.
8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
CHO CÁC KCN
2.1. Khu công nghiệp và lực lượng lao động trong KCN
2.1.1. Khu công nghiệp
KCN là cấu trúc kinh tế phức tạp, có sự tập trung của các hoạt động sản
xuất công nghiệp trong một khu vực lãnh thổ nhất định được quy hoạch với
những điều kiện chung về kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện ích và cơ chế, chính
sách phát triển.
2.1.2. Lực lượng lao động trong các KCN
- Các yếu tố cấu thành trong nghiên cứu LLLĐ trong KCN gồm (1) Quy mô
lực lượng lao động KCN; (2) Cơ cấu lực lượng lao động KCN; (3) Chất lượng lực
lượng lao động KCN;
- Các đặc điểm lực lượng lao động của các KCN: (1) Quy mô lớn và tập
trung; (2) Đa dạng hóa ngành nghề; (3) Đa dạng hóa trình độ; (4) Đa dạng hóa về
nguồn gốc.
- Vai trò của LLLĐ trong phát triển KCN: Là yếu tố đầu vào không thể
thiếu, để khu công nghiệp đi vào hoạt động bắt buộc phải có đủ lượng lao động cần
thiết để tiến hành sản xuất
2.2. Bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN
2.2.1 . Khái niệm và nội hàm bảo đảm LLLĐ trong KCN
Bảo đảm LLLĐ cho các KCN là việc nhà nước, doanh nghiệp sử dụng
sử dụng các giải pháp tác động lên cung LLLĐ – cầu LLLĐ trong KCN để các
doanh nghiệp trong KCN có đủ lao động cần thiết để thực hiện hoạt động sản
xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định.
- Nội hàm bảo đảm LLLĐ trong KCN:
(1) Nội dung bảo đảm: Bảo đảm về số lượng; bảo đảm về cơ cấu; bảo
đảm chất lượng;
(2) Đối tượng được bảo đảm: Là các KCN mà cụ thể là các doanh
nghiệp trong KCN, gồm có: (1) Doanh nghiệp đang hoạt động; (2) Doanh
nghiệp sắp hoạt động. Việc bảo đảm lao động ở đây được không chỉ được hiểu
là đáp ứng nhu cầu tuyển mới lao động mà còn bao hàm cả việc bảo đảm tính
ổn định trong việc sử dụng LLLĐ đang làm việc.
9
(3) Chủ thể bảo đảm: Với cách tiếp cận cung – cầu LLLĐ, bảo đảm
LLLĐ cũng có nghĩa là làm thể nào để cung LLLĐ và cầu LLLĐ “gặp
nhau” để tạo nên cân bằng cung cầu lao động. Chủ thể bảo đảm bao gồm
chủ thể bảo đảm cung LLLĐ và chủ thể bảo đảm cầu LLLĐ. Xét tổng thể vĩ
mô, chủ thể bảo đảm cung LLLĐ chính là nhà nước với các chính sách tác
động cung LLLĐ; chủ thể bảo đảm cầu LLLĐ chính là các doanh nghiệp
với các chính sách tạo nên cầu LLLĐ; doanh nghiệp vừa là chủ thể bảo đảm
LLLĐ song cũng vừa là đối tượng được bảo đảm LLLĐ.
(4) Thời gian bảo đảm hay tiến độ bảo đảm: Việc bảo đảm LLLĐ nhằm
thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, bảo dảm
LLLĐ phải gắn với khoảng thời gian nhất định. Bảo đảm tiến về tiến độ
cung cấp lao động là đáp ứng yêu cầu về thời gian cung cấp lao động tính từ
khi doanh nghiệp có nhu cầu về lao động.
Sự khác biệt giữa bảo đảm LLLĐ cho các doanh nghiệp KCN và bảo
đảm LLLĐ ngoài KCN: Sự khác nhau giữa các doanh nghiệp trong KCN và
các doanh nghiệp ngoài KCN sẽ tác động đến quá trình bảo đảm và đặt ra
yêu cầu về nội dung, đối tượng, chủ thể, thời gian bảo đảm. Về nội dung bảo
đảm, yêu cầu về LLLĐ trong khu công nghiệp khác so với ngoài KCN thế
nào, quy mô, số lượng, cơ cấu, chất lượng.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bảo đảm lao động cho phát triển KCN
2.2.2.1. Đánh giá bảo đảm số lượng lao động
- Hệ số đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động (RSD): phản ánh tỷ lệ lao động
hiện có so với tổng nhu cầu lao động trong một giai đoạn nhất định của KCN.
- Nhu cầu tăng thêm số lượng lao động (LE): Nhu cầu tăng thêm số
lượng lao động là chênh lệch giữa số lượng lao động cần có và số lao động
hiện có tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định tại các KCN.
2.2.2.2. Đánh giá bảo đảm cơ cấu lao động
Hệ số bảo đảm cơ cấu lao động (RC): phản ánh tỷ lệ giữa bộ phận lao
động hiện có theo một cơ cấu nhất định (độ tuổi, ngành, loại hình DN, nguồn
cung, trình độ, giới tính, lĩnh vực đào tạo, tính chất công việc) so với tổng nhu
cầu bộ phận lao động đó trong một giai đoạn nhất định.
2.2.2.3. Đánh giá bảo đảm chất lượng lao động
*) Hệ số bảo đảm chất lượng lao động: phản ánh tỷ lệ giữa lao động theo
trình độ nhất định so với tổng nhu cầu lao động về lao động trình độ đó trong
10
một giai đoạn nhất định.
*) Đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động: Số lượng, mức độ
đánh giá của các doanh nghiệp trong KCN đối với lực lượng lao động theo các
tiêu chí về kỹ năng, thái độ, kỷ luật lao động.
*) Sức khỏe của người lao động: Sức khỏe của người lao động thường
được đánh giá ở thể lực (chiều cao, cân nặng), sức khỏe phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
2.2.3.4. Đánh giá việc bảo đảm tiến độ cung cấp lao động
Thời gian trung bình các DN tuyển được số lao động theo nhu cầu. Chỉ
tiêu này phản ánh tiến độ cung cấp lao động cho KCN, nếu thời gian trung
bình càng lớn thì tiến độ càng chậm, thời gian trung bình càng nhỏ thì tiến độ
đảm bảo càng nhanh.
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN
2.2.3.1. Nhân tố cung lực lượng lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung LLLĐ bao gồm:
(1) Cung LLLĐ của địa phương có KCN phụ thuộc vào các yếu tố: Dân
số; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động; Giáo dục và đào tạo; Dịch vụ y tế, chăm
sóc sức khỏe; Thái độ lao động, tính kỷ luật lao động.
(2) Lao động ngoại tỉnh.
(3) Lao động là người nước ngoài.
- Mô hình dự báo cung LLLĐ: L(t) = P(t)*RP(t)*100
L(t): Cung lao động năm t;
P(t): Tổng dân số năm t
RP(t): Tỷ lệ tham gia LLLĐ của
dân số năm t
2.2.3.2. Nhân tố cầu lực lượng lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu LLLĐ bao gồm: (1) Sự phát triển của
các KCN; (2) Nhu cầu sử dụng lao động của mỗi DN trong KCN.
- Mô hình dự báo cầu lao động của các KCN:
Mô hình được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kế thừa phương pháp từ
các nghiên cứu thực nghiêm trên thế giới, cũng như một số nghiên cứu thực
nghiệp đã từng thực hiện tại Việt Nam. Mục tiêu của mô hình là dự báo nhu
cầu lao động của các KCN.
11
LnL = a0 + a1LnVA +a2LnK +a3 Ln_aver_wage +a4D+a5K/L
+a6Bank_use +a7Cred_fund_use +a8PC_quantity+ a9E_mar +a10E_com
+a11Havrd
TT
Tên biến phụ
thuộc
Giải thích
1 LnL Logarit của tổng lao động trong doanh nghiệp
2 LnCQDT Logarit của lao động chưa qua đào tạo
3 Ln_SC_sk Logarit của số lao động trình độ sơ cấp
4 Ln_TC_sk Logarit của số lao động trình độ trung cấp
5 Ln_CD_sk Logarit của số lao động trình độ cao đẳng
6 Ln_DH_sk Logarit của số lao động trình độ đại học trở lên
TT Tên biến độc lập Giải thích
1 Ln(VA) Logarit của giá trị gia tăng
2 Ln(K) Logarit của vốn
3 ln_aver_wage Logarit của lương bình quân
4 D
Biến giả bằng 1 nếu ở KCN, bằng 0 nếu trường
hợp khác
5 ratioKL Mức trang bị vốn trên lao động
6 Bank_use Sử dụng dịch vụ ngân hàng
7 Cred_fund_use Có sử dụng tín dụng
8 pc_quantity số người sử dụng máy tình trong công việc
9 E_mar Có website riêng
10 E_com có kinh doanh qua mạng
11 Havrd Có hệ thống nghiên cứu và phát triển
2.2.3.3. Chính sách hỗ trợ bảo đảm lực lượng lao động
Nhà nước bảo đảm LLLĐ cho KCN trên các góc độ: (1) Tạo lập môi
trường, kích thích đầu tư, kích cầu sản xuất kinh doanh tạo ra cầu lao động; (2)
Tác động đến cung LLLĐ cho khu công nghiệp; (3) Kết nối cung – cầu LLLĐ
khu công nghiệp, tạo nên cân bằng cung – cầu LLLĐ khu công nghiệp; (4)
Phát triển hạ tầng xã hội KCN để hỗ trợ người lao động, góp phần thu hút lao
động vào làm việc tại các KCN.
12
2.2.3.4. Chính sách sử dụng lao động của các DN
Ảnh hưởng của doanh nghiệp đến việc bảo đảm LLLĐ chủ yếu trên các
góc độ: (1) Mức độ đòi hỏi về số lượng, chất lượng lao động, tiến độ ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng của LLLĐ; (2) Mức lương, tính ổn định công việc, cơ hội
thăng tiến nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động khi
quyết định tham gia hoặc rời doanh nghiệp; (3) Môi trường làm việc: an toàn lao
động, chính sách đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm bảo đảm LLLĐ cho các KCN, các nhân
tố ảnh hưởng đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN, Luận án xây dựng khung
nghiên cứu như sau:
DOANH NGHIỆP
- Chất lượng: Kỹ năng, Kỷ luật,
Thái độ, thể lực
- Số lượng: VA, K, Lương bình
quân...
- Chính sách sử dụng lao động
NHÀ NƯỚC
(Chính sách thu hút đầu tư,
chính sách phát triển nguồn lao
động, chính sách thu hút lao
động ngoại tỉnh...)
BẢO ĐẢM LLLĐ CHO KCN
(Số lượng, Cơ cấu, Chất lượng, Tiến độ)
CẦU LLLĐ CỦA KCN
(Số lượng, cơ cấu, chất lượng,
tiến độ)
CUNG LLLĐ CHO KCN
(Lao động địa phương, lao động
ngoại tỉnh, lao động nước ngoài)
13
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN
Ở TỈNH BẮC NINH
3.1. Phát triển các KCN ở tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, nằm trên các trục hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội
- Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.
Bắc Ninh là có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân giai đoạn 2011-2015
đạt khoảng 22,23%, năm 2015 GRDP đạt 117.460 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, năm 2015, tỷ trọng giá trị công nghiệp
đạt 74,6%, dịch vụ đạt 20.1%, nông nghiệp đạt 5,3%.
Năm 2015, dân số của tỉnh Bắc Ninh là 1.148.756 người. Dân số từ 15
tuổi trở lên là 847.353 người, chiếm 73,7%; số người đang làm việc là 648.510
người, chiếm 56,1%.
3.1.2. Quá trình phát triển và vai trò của các KCN tỉnh Bắc Ninh
Ngày 18/12/1998, KCN Tiên Sơn được thành lập, đây là KCN đầu tiên
của tỉnh Bắc Ninh. Sau 17 năm phát triển, đến nay, tỉnh Bắc Ninh được quy
hoạch 14 KCN tập trung, tổng diện tích quy hoạch 4705 ha; diện tích có thể cho
thuê là 3225,6ha.
Hiện có 9 KCN đang hoạt động, KCN Quế Võ có diện tích đã cho thuê
lớn nhất, đạt 347,24ha, tiếp đến là KCN Tiên Sơn 301,69ha.
Khu công nghiệp có đóng góp quan trọng trong quá trình hội nhập, thu hút
đầu tư, phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy hiện đại hóa kết
cấu hạ tầng, đổi mới và chuyển giao công nghiêp phát triển công nghiệp hỗ trợ,
giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường.
3.2. Kết quả bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở Bắc Ninh
3.2.1. Bảo đảm về số lượng LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh
- Bảo đảm quy mô LLLĐ: Lao động làm việc trong các KCN tăng nhanh
qua các năm. Năm 2006, LLLĐ trong các KCN là 11432 lao động, năm 2010 tăng
lên 56874 lao động, đến năm 2015 là 204873 lao động. Tốc độ tăng bình quân
14
LLLĐ trong KCN giai đoạn 2006-2015 là 37,2%.
- Bảo đảm cơ cấu theo giới tính
Cơ cấu lao động theo giới tính có sự biến động mạnh theo thời gian, tỷ lệ
lao động nam có xu hướng giảm dần còn tỷ lệ lao động nữ có xu hướng tăng
dần. Năm 2006, lao động nam chiếm tỷ lệ 54,8% cao hơn tỷ lệ lao động nữ khi
đó là 45,2%; đến năm 2015, tỷ lệ lao động nam chỉ còn 30,6%, trong khi tỷ lệ
lao động nữ là 69,4%. Tính chung cho cả giai đoạn, tốc độ tăng bình quân của
lao động nữ là 44%, của lao động nam là 27,3%.
- Bảo đảm cơ cấu lao động theo độ tuổi
Trong tổng số lao động trong các KCN, độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm
tỷ lệ 90%, từ 35 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ 9,3%, từ 56 đến 60 tuổi chiếm 0,38%,
trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 0,05%.
- Bảo đảm cơ cấu lao động theo nguồn cung
Năm 2003, tỷ lệ lao động địa phương trong các KCN là 65%. Năm 2006,
tỷ lệ lao động địa phương giảm xuống còn 55%, năm 2010 là 45,1%, năm 2015
là 31,5%, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 giảm 5%.
- Bảo đảm cơ cấu lao động theo loại hình DN
Theo số liệu thống kê, LLLĐ trong các DN FDI có xu hướng tăng và
tỷ lệ thuận với mức tăng vốn FDI vào các KCN. Năm 2015, vốn đầu tư nước
ngoài vào các KCN chiếm tỷ lệ 96,5% lượng vốn đầu tư, LLLĐ trong các
DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trên 90%.
- Bảo đảm cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế
Theo số liệu của Cục Thống kê, tỷ lệ LLLĐ làm việc trong nhóm ngành sản
xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống là 1,7% (năm 2010 là 5,4%); dệt may là
3,5% (năm 2010 là 6,2%); sản xuất chế biến gỗ, giấy và các sản phẩm từ tre
nứa là 2,7% (năm 2010 là 7,8%); sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa
chất; thuốc, hóa dược, dược liệu là 0,5% (năm 2010 là 1,8%); sản xuất các
sản phẩm từ cao su và plastic là 4,4% (năm 2010 là 17,2%); sản xuất sản
phẩm từ khoáng phi kim loại khác là 1,9% (năm 2010 là 14,9%); sản xuất
thiết bị điện, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là 6% (năm 2010 là
5,5%); trong khi đó, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm
quang học chiếm tỷ lệ trên 77% (năm 2010 là 37,3%) và có xu hướng
tăng.3.2.2. Bảo đảm chất lượng LLLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh
15
Theo số liệu điều tra của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tính
đến năm 2015, tại các KCN tỉnh Bắc Ninh, lao động có trình độ đại học trở lên
chiếm 7,5% (năm 2010 là 6,8%); trình độ cao đẳng chiếm 5,5% (năm 2010 là
5,7%); bằng nghề dài hạn, trung cấp nghề chiếm 6,1% (năm 2010 là 9,1%); sơ
cấp nghề, có chứng chỉ nghề chiếm 3,4% (năm 2010 là 5,3%); công nhân kỹ
thuật không có bằng nghề, chứng chỉ nghề chiếm tỷ lệ 18,7% (năm 2010 là
9,4%); không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ 58,8% (năm 2010 là
63,7%).
3.2.3. Bảo đảm tiến độ cung cấp LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh
Theo kết quả khảo sát, có 47% doanh nghiệp cho rằng thời gian thời
gian tuyển dụng đủ lao động đảm bảo kế hoạch; 13% doanh nghiệp tuyển dụng
đủ lao động sớm hơn kế hoạch. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng
được lao động, tuy nhiên có khoảng 40% doanh nghiệp chưa tuyển dụng được
số lượng theo nhu cầu.
3.3. Đánh giá việc bảo đảm LLLĐ trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh
3.3.1. Đánh giá việc bảo đảm số lượng LLLĐ cho các KCN
Theo kết quả khảo sát 100 DN trong KCN cho thấy trung bình có đến
31% số DN rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động, trong đó có 4% DN rất thiếu
hụt lao động.
Ví trí thiếu hụt nhiều nhất là lao động có trình độ chuyên môn, có 2%
doanh nghiệp được phỏng vấn rơi vào tình trạng rất thiếu hụt nhưng có đến
31% doanh nghiệp ở mức độ thiếu hụt.
Thiếu hụt công nhân (lao động giản đơn) cũng là vấn đề khá trầm trọng
đối với các doanh nghiệp. Việc tuyển dụng công nhân không khó như tuyển
dụng lao động có trình độ (32% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển
dụng công nhân, trong khi 49% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng
lao động có trình độ).
Việc thiếu hụt nhân viên trợ lý, dịch vụ bán hàng và nhà lãnh đạo, quản lý ít
nghiêm trọng hơn và cũng ít gặp khó khăn hơn trong việc tuyển dụng. Có 1%
doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất thiếu hụt và 19% rơi vào tình trạng thiếu hụt
nhân viên trợ lý văn phòng, dịch vụ bán hàng (32% doanh nghiệp cho rằng gặp
khó khăn khi tuyển dụng loại lao động này); trong đó hiện tượng thiếu hụt nhà
quản lý, lãnh đạo ở mức 15% và có 1% doanh nghiệp rất thiếu hụt loại lao động
này (16% doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn khi tuyển dụng loại lao động này).
3.3.2. Đánh giá bảo đảm chất lượng lao động
16
Theo kết quả khảo sát các DN về những hạn chế người lao động gặp
phải khi bắt đầu công việc, 76% DN cho biết người lao động còn hạn chế chế
kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, 78% cho biết người lao động còn
hạn chế về tiếp xúc và vận hành công nghệ hiện đại, 61% người lao động còn
hạn chế trong tiếp xúc với môi trường, điều kiện làm việc thay đổi (năng lực
thích ứng với đổi mới công nghệ, hoàn cảnh), 52% cho biết người lao động
còn hạn chế trong quan hệ hợp tác trong công việc (kỹ năng giao tiếp, gắn bó
tập thể), 65% cho biết lao động còn hạn chế về kiến thức nghề nghiệp (hiểu
biết, vận dụng sáng tạo), 65% cho biết sự phù hợp giữa công việc với ngành
nghề lao động được đào tạo còn bất cập. Có đến 88% doanh nghiệp được hỏi
cho biết sau khi tuyển dụng lao động phải mất từ 1 tháng đến 3 tháng để
hướng dẫn thích ứng với công việc; 9% doanh nghiệp cho biết phải mất đến
6% để hướng đẫn.
3.3.3. Đánh giá bảo đảm tiến độ cung cấp lao động
Theo kết quả khảo sát, 40% DN cho rằng, thời gian tuyển dụng đủ lao
chậm hơn so với kế hoạch; chỉ 13% DN cho rằng thời gian tuyển dụng đủ lao
động sớm hơn kế hoạch; 47% DN cho rằng thời gian tuyển dụng đủ lao động
đảm bảo kế hoạch.
Trong các DN có thời gian tuyển dụng lao động bị chậm so với kế hoạch,
có đến 88% DN bị chậm từ 01 tháng đến 3 tháng; 12% DN bị chậm từ 3 tháng
trở lên. Cá biệt có những DN sử dụng số lượng lớn lao động, phải mất hơn 6
tháng mới tuyển dụng được đủ số lao động.
*) Một số kết luận về bảo đảm LLLĐ cho các KCN
- Thị trường lao động địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu số lượng lao
động phổ thông của doanh nghiệp: Trước nhu cầu lao động rất lớn của các
KCN, trung bình mỗi năm hàng chục nghìn lao động (có năm trên 30 nghìn lao
động), chủ yếu là lao động trẻ, lao động nữ nên địa phương ngày càng khó khăn
trong việc đáp ứng nhu cầu về lao động của các KCN.
- Các doanh nghiệp không chỉ thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật mà còn
thiếu lao động phổ thông, đặc biệt đối với doanh nghiệp sử dụng số lượng lao
động lớn thì tình trạng trên trở nên trầm trọng.
- Thiếu lao động trẻ nhất là lao động nữ. Việc thiếu hụt lao động có trình
độ có tình phổ biến hơn lao động phổ thông mặc dù số lượng thiếu hụt lao động
phổ thông lớn hơn nhiều so với lao động có trình độ; còn những vị trí khác
(quản lý, nhân viên...) mức độ thiếu hụt của doanh nghiệp thấp hơn.
- Việc thiếu hụt lao động tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nước
17
ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động.
- Thiếu lao động kỹ năng trên thị trường lao động, chất lượng LLLĐ
chưa đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp; kỹ năng, tác phong công
nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, lĩnh vực, trình độ đào tạo còn hạn chế; dẫn
đến doanh nghiệp phải mất chi phí đào tạo lại lao động để đáp ứng yêu cầu
của công việc.
- Kỹ năng của người lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh
nghiệp: Chất lượng đào tạo đại học, đào tạo nghề còn hạn chế vì vậy dẫn đến
sinh viên tốt nghiệp các trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp
- Về tiến độ cung cấp lao động cho các KCN, nhiều doanh nghiệp vẫn
phải mất khá nhiều thời gian để tuyển dụng đủ lao động.
*) Nguyên nhân của những hạn chế:
(1) Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, tốc độ tăng vốn đầu tư
nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn trong thời gian ngắn, trong khi các
nguồn cung LLLĐ chưa sẵn sàng dẫn đến việc bảo đảm LLLĐ hạn chế.
(2) Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong KCN, hơn nữa số doanh nghiệp
sản xuất theo mô hình tự động hóa ít, mô hình gia công, lắp ráp nhiều vì vậy
nhu cầu lao động rất lớn.
(3) Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, lao động
nữ, thậm chí có xu hướng không muốn tuyển dụng lao động địa phương, dẫn
đến việc đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng khó khăn.
(4) Tiền lương và các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người
lao động tại một số doanh nghiệp còn hạn chế (tiền lương, thưởng, điều kiện
làm việc, chỗ ở...). Mặt khác, điều kiện lao động của một số doanh nghiệp
kém an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, tình trạng tai nạn lao
động vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp, đã làm giảm sức hấp dẫn của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
(5) Cộng nghệ sản xuất của nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng nhiều lao
động, trong khi quá trình tự động hóa, số hóa diễn ra chậm nên nhu cầu lao
động rất lớn, nhất là lao động phổ thông.
(6) Hoạt động tuyển dụng của một số doanh nghiệp chưa đa dạng,
còn bất cập, thậm chí thiếu tính chủ động, thiếu sự phối hợp với các cơ
quan nhà nước, các trường đại học, các trường đào tạo nghề, trung tâm
18
dịch vụ việc làm.
(7) Tình trạng nhảy việc của lao động: Lao động của doanh nghiệp
biến động phần là do lao động nhày việc và thường tập trung chủ yếu ở
nhóm lao động phổ thông, tình trạng nhảy việc là một nguyên nhân dẫn đến
doanh nghiệp không đủ lao động cần thiết cho quá trình sản xuất.
(8) Chính sách tạo nguồn cung LLLĐ của nhà nước còn hạn chế: (i)
Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch bảo đảm LLLĐ còn bất cấp; (ii) Hệ
thống các trường dạy nghề còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; (iii) Hệ
thống các trung tâm dịch vụ việc làm thiếu chủ động, linh hoạt, chưa đáp
ứng được nhu cầu các doanh nghiệp; (iv) Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng tại các địa phương có KCN còn hạn chế: chưa đáp ứng được nhu cầu
nhà ở, giao thông, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, môi trường sống...
(9) Sự cạnh tranh trên thị trường lao động, giữa doanh nghiệp trong
KCN và ngoài KCN, giữa trong KCN với các khu vực khác.
(10) Sự cạnh tranh về thu hút lao động giữa các địa phương, nhất là các
địa phương có KCN. Các địa phương giáp Bắc Ninh đều có KCN, nhất là Hà
Nội dẫn đến việc thu hút lao động từ các địa phương này rất khó khăn, dẫn đến
phải đi đến các địa phương xa hơn để tuyển dụng lao động (khu vực Đông Bắc,
Tây Bắc, thậm chí miền Trung và miền Nam)
19
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG
LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN Ở TỈNH BẮC NINH
4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
4.1.1 Bối cảnh quốc tế
- Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế.
- Xu hướng dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
4.1.2. Bối cảnh trong nước
- Yếu tố địa chính trị có nhiều thuận lợi.
- Lợi thế dân số vàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
4.1.3. Bối cảnh tỉnh Bắc Ninh
- Bắc Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ, bình quân tăng trưởng cao.
Mục tiêu của Bắc Ninh là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
- Về định hướng phát triển công nghiệp.
- Về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
4.2. Quan điểm, định hướng về bảo đảm LLLĐ cho các KCN
4.2.1. Quan điểm
- Bảo đảm LLLĐ cho các KCN có ý nghĩa quyết định đối với việc thực
hiện thắng lợi chiến lược phát triển công nghiệp.
- Bảo đảm LLLĐ cho các KCN đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của DN.
- Bảo đảm LLLĐ cho KCN phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới
giáo dục đào tạo.
- Tôn trọng các quy luật phát triển của thị trường lao động, xác định đúng
vai trò, vị trí của các chủ thể trên thị trường lao động.
- Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo lao động công nghiệp theo hướng
hội nhập và đạt trình độ quốc tế.
4.2.2. Định hướng
- Tạo lập đồng bộ các yếu tố cung cầu LLLĐ cho KCN, đảm bảo cơ
chế kết nối linh hoạt giữa cung cầu LLLĐ.
20
- Bảo đảm LLLĐ đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN cả về số lượng và
chất lượng.
- Xây dựng chiến lược đảm bảo nguồn cung lao động.
- Hoàn thiện hệ thống và mô hình đào tạo, dạy nghề cho lao động theo
định hướng nhu cầu của thị trường.
- Bảo đảm LLLĐ cho KCN gắn với nâng cao chất lượng việc làm, tạo
việc làm bền vững cho người lao động.
4.3. Dự báo LLLĐ
4.3.1. Dự báo cung lao động
Nghiên cứu sử dụng mô hình dự báo cung lao động đã được đề cập tại
mục 2.3.3.1:
LLLĐt = LLLĐ0*(1+g)t
4.3.2. Dự báo nhu cầu lao động của các KCN đến năm 2025
Mô hình cầu lao động theo kỹ năng:
LnL = a0 + a1LnVA +a2LnK +a3 Ln_aver_wage +a4D+a5K/L
+a6Bank_use +a7Cred_fund_use +a8PC_quantity+ a9E_mar +a10E_com
+a11Havrd
Kết quả cho các giá trị VIF <10, kết luận các mô hình không có hiện
tượng đa cộng tuyến.
Kết quả kiểm định phương sai cho thấy mô hình có phương sai sai số
thay đổi, do vậy nghiên cứu khắc phục bằng cách ước lượng lại mô hình có
lựa chọn phương sai mạnh.
Kết quả dự báo tốc độ tăng việc làm bình quân cho giai đoạn 2017-2025
như sau:
gVL = 60*0,296 + 10*0,185 – 12*0,205 = 17,21 (%)
4.4. Giải pháp
4.4.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước
4.4.1.1. Xây dựng kế hoạch bảo đảm LLLĐ cho các KCN
Kế hoạch LLLĐ phải tăng cường tính sẵn sàng của LLLĐ trong cả thời
kỳ ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường lao động
và giải quyết những trục trặc của thị trường lao động nhất là thị trường lao
động cho các KCN.
21
4.4.1.2. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở dạy nghề
Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu trên thị trường lao
động. Chuyển mạnh dạy nghề từ “hướng cung” sang “hướng cầu” của thị
trường lao động liên quan đến KCN, gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và từng ngành và gắn với giải quyết nhu
cầu việc làm của người lao động.
4.4.1.3. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước, cơ sở dạy nghề và doanh
nghiệp để giải quyết sự khập khiễng giữa cung và cầu lao động kỹ năng các
KCN
Thực hiện Quản lý quá trình đào tạo theo chu trình; Phát triển hệ thống
hỗ trợ việc làm; Phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng. Các giải pháp cụ thể: (i)
Cơ sở đào tạo nghề phải thường xuyên phân tích các nhu cầu kỹ năng trong
các doanh nghiệp; nâng cao trình độ của các đánh giá viên trong kỳ thi kỹ
năng; (ii) Đề nghị doanh nghiệp tham gia vào quy trình phát triển các kỳ thi kỹ
năng; (iii) Có chính sách để nhân rộng mô hình tổ chức kỳ thi đánh giá kỹ
năng, hỗ trợ các trung tâm đánh giá kỹ năng, tăng cường quản lý nhà nước đối
với các kỳ thi kỹ năng bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
4.4.1.4. Phát triển đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, đại học để đáp ứng
nhu cầu của các doanh nghiệp KCN
Thực hiện chính sách hỗ trợ các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh
nhằm phát triển các trường mới, đồng thời nâng cao năng lực đào tạo của các
trường cả về số lượng và chất lượng. Nâng cao chất lượng và tăng qui mô đào
tạo, cơ cấu ngành, nghề. Gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp
4.4.1.4. Tạo nguồn và nâng cao chất lượng LLLĐ
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ các địa
phương khác đến làm việc tại KCN. Áp dụng chính sách đãi ngộ tốt đối với
lao động có trình độ tại doanh nghiệp.
4.4.1.5. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở thị trường lao động, gắn kết cung –
cầu LLLĐ cho KCN
Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm theo hướng vừa mở rộng quy mô
hoạt động vừa nâng cao chất lượng dịch vụ. Đầu tư hiện đại hoá một số trung
tâm lớn đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực, sử dụng công nghệ thông tin
22
hiện đại để thực hiện giao dịch. Tiếp tục mở rộng các kênh giao dịch trên thị
trường lao động, xây dựng, kết nối và phát triển hệ thống các sàn giao dịch giới
thiệu việc làm và các điểm giao dịch việc làm trên cả nước.
4.4.1.6. Đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ LLLĐ của các KCN
Có chính sách phát triển nhà ở cho người lao động. Từng bước xây dựng
hệ thống trường học, trước mắt là trường mầm non, đồng thời đầu tư mở rộng
và xây mới các bệnh viện tại các khu vực có KCN. Thực hiện các chương trình
an sinh, phúc lợi xã hội đối với người lao động trong KCN. Bảo đảm trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái trong KCN, môi trường sống của người
lao động, quan tâm đến công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người
lao động trong và ngoài KCN
4.4.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
4.4.2.1. Có các hình thức tuyển dụng linh hoạt
Đổi mới và đa dạng hoá phương thức tuyển dụng lao động. Tích cực
tham gia các kênh tuyển dụng lao động chính thức: Các doanh nghiệp cần chủ
động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để
tổ chức các chương trình tuyển dụng việc làm của địa phương tại các sàn giao
dịch việc làm, hội chợ việc làm.
4.4.2.2. Chế độ đãi ngộ với người lao động
Tiền lương và thu nhập trả cho người lao động phải tương xứng với sự
đóng góp của lao động, tức là trả đúng giá trị của lao động, tuỳ theo năng suất
lao động cận biên. Các doanh nghiệp cần sử dụng chế độ tiền lương linh hoạt,
hấp dẫn người lao động, hỗ trợ về nhà ở, đi lại... cho người lao động.
23
KẾT LUẬN
Luận án “Bảo đảm LLLĐ cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2025” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo đảm LLLĐ cho các
khu công nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ
cho các khu công nghiệp, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm
LLLĐ cho các khu công nghiệp. Cụ thể, thông qua việc giải quyết vấn đề
nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết quả sau:
Dựa trên tổng quan nghiên cứu, luận án đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu
và hướng lựa chọn mô hình nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các khu công
nghiệp. Qua đó luận án đề xuất mô hình nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các
khu công nghiệp áp dụng cho trường hợp cụ thể là tỉnh Bắc Ninh.
Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết có liên quan đến LLLĐ, bảo
đảm LLLĐ cho các khu công nghiệp, xác định nội hàm của đảm bảo LLLĐ bao
gồm: bảo đảm về quy mô, số lương; bảo đảm về cơ cấu; bảo đảm chất lượng; bảo
đảm tiến độ cung cấp lao động. Luận án xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến đảm bảo lực lượng lao động bao gồm: Nhân tố cung lực lượng lao động;
Nhân tố cầu lực lượng lao động; Chính sách hỗ trợ của nhà nước; Chính sách sử
dụng lao động.
Luận án đã làm rõ bảo đảm lực lượng lao động không chỉ là vấn đề chất
lượng mà còn cả số lượng và tiến độ bảo đảm. Việc bảo đảm thực chất là để
cung lao động “gặp” cầu lao động, và xuất phát từ nhiều phía, nhiều chủ thể,
trong đó vai trò của nhà nước cũng như doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
Nhà nước có vai trò trong việc tạo lập môi trường vĩ mô để nâng cao chất
lượng lao động, kết nối và thu hút lao động còn doanh nghiệp có vai trò tạo
lập môi trường vi mô để thu hút và giữ người lao động.
Từ khung nghiên cứu cơ bản về đảm bảo lực lượng lao động cho các
khu công nghiệp, luận án đã phân tích thực trạng đảm bảo lực lượng lao đông
cho các khu công nghiệp. Luận án sử dụng phân tích vai trò của từng loại lao
động đổi với sự phát triển các khu công nghiệp. Phân tích những mặt được và
những vấn đề còn hạn chế trong bảo đảm LLLĐ cho các KCN, đánh giá
nguyên nhân dẫn đến hạn chế, đồng thời rút ra các kết luận có ý nghĩa.
24
Để khắc phục những hạn chế trong đảm bảo lực lượng lao động, luận án
đã nêu định hướng , nguyên tắc, giải pháp đảm bảo lực lượng lao động. Luận
án sử dụng mô hình dự báo cung, cầu lao động. Đề xuất một số giải pháp chủ
yếu bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN đến năm 2025; góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững đối với KCN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bao_dam_luc_luong_lao_dong_cho_cac_khu_cong.pdf