Sự không thống nhất và chồng chéo giữa các luật tố tụng, như luật tố tụng hành chính, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự và các luật khác nên rất khó định nghĩa thẩm quyền xét xử chính xác trong những vụ kiện đặc biệt liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Vai trò của tòa án trong hệ thống hành pháp không quá mạnh. Hầu hết các vụ kiện liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu chỉ được giải quyết bởi các cơ quan hành chính , đặc biệt là Cục SHTT. Một số vụ kiện đã được đem ra tòa án. Điều này minh chứng minh rằng theo một nghĩa nào đó, những chức năng quan trọng của tòa án đã được thực hiện bởi các cơ quan khác.
Việc thi hành luật này trên thực tế có thể không đủ hiệu quả.
Vì việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng là một vấn đề mới tại Việt Nam nên các cơ quan của chúng ta có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Việc hợp tác giữa các cơ quan khác nhau và giữa các cơ quan và hệ thống hỗ trợ của nó không phải lúc nào có hiệu quả và thông suốt.
34 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu, so sánh giữa pháp luật liên minh Châu Âu và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật nhãn hiệu và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan
Pháp luật về nhãn hiệu là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật về SHTT nói chung. Nó có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật về sáng chế, pháp luật về bản quyền...
Pháp luật về nhãn hiệu có cùng mối quan tâm với pháp luật thương mại nói chung và luật thương mại quốc tế nói riêng vì nó phải đề cập đến những khía cạnh thương mại của việc sử dụng, khai thác và bảo hộ nhãn hiệu.
Pháp luật về nhãn hiệu cũng có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật cạnh tranh.
Nhãn hiệu nổi tiếng
Sau khi tiếp cận và giới thiệu một cách khái quát nhất về nhãn hiệu và pháp luật nhãn hiệu như đã trình bày ở trên, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích những vấn đề pháp lý và lý luận quan trọng liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Trong phần này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể như học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng, khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu hóa... Đặc biệt, tác giả đã mở rộng phạm vi tiếp cận một cách hợp lý nhằm đưa ra một cái nhìn toàn cầu về nhãn hiệu nổi tiếng mà không chỉ giới hạn trong phạm vi của EU và Việt Nam. Một số hệ thống pháp luật, theo đó, cũng được tiếp cận và giới thiệu một cách cơ bản như pháp luật của Hoa Kỳ hay pháp luật Nga, Nhật Bản, Trung Quốc...
Cơ sở lý luận
Quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa hệ thống thương mại thế giới cũng như sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã khiến cho các nguyên tắc truyền thống của pháp luật nhãn hiệu trở nên bị hạn chế, đặc biệt là nguyên tắc lãnh thổ quốc gia được áp dụng để xác định phạm vi bảo hộ.
Sự ra đời của học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng đòi hỏi hệ thống pháp luật nhãn hiệu trên toàn cầu phải có những chuyển đổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu bảo hộ một cách hiệu quả và kịp thời đối với loại nhãn hiệu đặc biệt này.
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập một cách chính thức tại Điều 6bis Công ước Paris 1883. Tuy nhiên, Công ước lại không đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức rõ ràng nào về nhãn hiệu nổi tiếng. Cụm từ “nhãn hiệu nổi tiếng” trong Điều 6bis Công ước Paris được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác nhau với những sự khác biệt trong cách thể hiện nội dung của thuật ngữ này như “marque notoirement connue”, “notorisch bekannte marke”, “marchio notoriamente conosciuto”, or “marca notoriamente conocida”.
Theo Hiệp định TRIPs, khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” không chỉ được sử dụng cho đối tượng là hàng hóa mà còn được sử dụng cho cả các đối tượng dịch vụ, và Hiệp định cũng ghi nhận một số căn cứ chung để xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nổi tiếng hay không Điều 16.2. Hiệp định TRIPS.
. Ngoài ra, Hiệp định cũng mở rộng phạm vi các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ, bao gồm cả các nhãn hiệu được coi là rất nổi tiếng. Tuy nhiên, cũng giống như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs cũng không đưa ra bất kỳ một định nghĩa chính thức nào về “nhãn hiệu nổi tiếng”.
Một số điều ước quốc tế khác cũng có đề cập đến nhãn hiệu nổi tiến trong những chừng mực nhất định nhưng hầu như cũng không có bất kỳ một định nghĩa chính thức nào được ghi nhận về loại nhãn hiệu này. Do vậy, định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng thường sẽ được ghi nhận trong pháp luật nội địa của mỗi quốc gia. Trong khi đó, pháp luật của các quốc gia vẫn còn khác biệt rất lớn, cho nên cách hiểu về nhãn hiệu nổi tiếng khó có thể đạt được sự thống nhất.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” (khoản 20 – Điều 4 – Luật SHTT 2005). Để làm rõ thêm khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, pháp luật Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí cơ bản làm chuẩn mực xem xét đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 – Luật SHTT 2005 và được cụ thể hóa tiếp tục tại Mục 5 – Thông tư 01/2007.
Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng
Sự nổi tiếng của nhãn hiệu
Giá trị thương mại cao
Thời gian sử dụng liên tục và lâu dài
Được sử dụng phổ biến
Là đối tượng dễ bị xâm phạm
Nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thương mại toàn cầu
Hiện nay, toàn cầu hóa được xem như là xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa của toàn cầu hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực kinh tế mà nó còn liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao gồm cả hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng của mỗi quốc gia. Trong đó, tác động quan trọng nhất của nó đối với lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ chính là sự xuất hiện và nhu cầu thiết thực của một hệ thống thông tin toàn cầu hóa. Để có được sự phân tích đầy đủ và toàn diện đối với vấn đề này trên bình diện các thiết chế pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế thực sự là một sự nổ lực to lớn. Và điểm bắt đầu lý tưởng nhất cho quá trình đó chính là việc xác định các thành tố quan trọng của vấn đề bao gồm: toàn cầu hóa, tự do thông tin và quyền sở hữu trí tuệ.
Các rào cản chính trị luôn là những thách thức lớn nhất đối với các nhà lập pháp trên thế giới trong việc tìm kiếm một thiết chế pháp lý chung hiệu quả cho vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo và các điều kiện xã hội khác cũng là những vấn đề quan trọng mà các quốc gia đang phải đối mặt trong quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật của mình. Rõ ràng là những tác động, ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa đối với các hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, bao gồm cả các tác động tích cực lẫn những ảnh hưởng tiêu cực.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự lưu chuyển mạnh mẽ của nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang và kém phát triển, nhãn hiệu nổi tiếng cũng được nhập khẩu đến các thị trường đó. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở các quốc gia này thường còn rất yếu và chưa hoàn thiện. Điều này vô hình chung sẽ mang lại những đe dọa đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ có thể sẽ trở thành nạn nhân của nạn đánh cắp nhãn hiệu của các doanh nghiệp địa phương.
Một khía cạnh khác của toàn cầu hóa thương mại chính là xu hướng chuyên môn hóa. Theo đó, một sản phẩm hàng hóa có thể được sản xuất từng phần ở nhiều quốc gia khác nhau, điều này dẫn đến hệ quả là ngay bên trong một sản phẩm có thể chứa đựng cùng lúc nhiều nhãn hiệu và các nhãn hiệu này tồn tại song song và gắn liền với nhãn hiệu bên ngoài của sản phẩm. Trong điều kiện như thế, việc bảo hộ đối với từng nhãn hiệu sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Thêm vào đó, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, sự phổ biến của mạng internet toàn cầu, việc khai thác hệ thống vệ tinh nhân tạo cũng như sự gia tăng cả về chất lẫn về lượng của các kênh thông tin truyền thông giúp kết nối người tiêu dùng với nhãn hiệu và sản phẩm mang nhãn hiệu ngày càng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một nhãn hiệu thông thường vì thế sẽ có nhiều cơ may trở nên nổi tiếng một cách nhanh chóng. Điều này cũng mang lại thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ các nhãn hiệu như thế bởi vì các nguyên tắc pháp lý truyền thống đôi khi không thể phát huy hết tác dụng của mình. Do vậy, trong bối cảnh hiện đại, nhu cầu xây dựng và phát triển một cơ chế pháp lý chung mang tính toàn cầu nhằm bảo hộ hiệu quả nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ngày càng trở nên thiết yếu.
CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Các thiết chế pháp lý quốc tế
Công ước Paris 1883
Điều 6bis Công ước Paris cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng được quyền ngăn chặn việc đăng ký hoặc sử dụng một nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó “Cấu thành một sự sao chép, bắt chước, hoặc biên dịch, có khả năng gây nhầm lẫn, về một nhãn hiệu do cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nhãn hiệu được sử dụng xem xét là nổi tiếng tại nước đó vì nhãn hiệu đã thuộc về người có quyền đối với các lợi ích của Công Ước Paris và dùng cho hàng hóa giống nhau hoặc tương tự. Các quy định này cũng sẽ được áp dụng khi phần chính yếu của nhãn hiệu hợp thành hành vi sao chép đối với bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng đó hoặc một sự sao chép có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng”.
Công Ước Paris cũng quy định thời hiệu yêu cầu hủy việc đăng ký một nhãn hiệu mà bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn cũng như một nhãn hiệu được đăng ký và sử dụng gian dối hay có dụng ý xấu. Theo đó, các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có năm năm để yêu cầu xóa hoặc hủy bỏ việc đăng ký một nhãn hiệu do bất kỳ bên thứ ba nào thực hiện, còn đối với trường hợp gian dối hay có dụng ý xấu thì các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có thể yêu cầu xóa hoặc hủy bỏ việc đăng ký của bên thứ ba đối với bất kỳ nhãn hiệu tương tự nào tại bất kỳ thời điểm nào miễn là họ có bằng chứng tích cực chứng minh rằng việc đăng ký hoặc sử dụng đó đã được thực hiện gian lận do lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.
Ngoài ra, Điều 10 Công ước Paris cũng ghi nhận các trường hợp sử dụng nhãn hiệu nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, các hành vi sau đây sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và bị ngăn cấm:
tất cả các hành vi có tính chất gây nhầm lẫn bằng bất kỳ hình thức nào có liên quan đến cơ sở, hàng hóa, hoặc các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại, của đối thủ cạnh tranh;
các lý lẽ sai trái trong hoạt động thương mại có tính chất làm mất uy tín cơ sở, hàng hóa, hoặc các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại, của đối thủ cạnh tranh;
các chỉ dẫn hoặc chú giải sử dụng trong hoạt động thương mại có khả năng lừa dối công chúng về tính chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, tính phù hợp về mục đích của họ, hoặc số lượng, của hàng hóa.
Do vậy, Công Ước Paris quy định việc bảo hộ một nhãn hiệu nổi tiếng tại một nước kể cả khi nhãn hiệu đó chưa được sử dụng hoặc đăng ký tại nước đó nếu có bằng chứng thể hiện một bên thứ ba đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự đối với hàng hóa tương tự; và/hoặc sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự theo hình thức dẫn đến hành vi cạnh tranh không công bằng (ví dụ: lừa dối công chúng).
Hiệp định TRIPs
Các vấn đề liên quan việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 16 TRIPS. Các quy định này căn cứ theo các quy định của Công Ước Paris dẫn chiếu cụ thể Điều 6bis. Tuy nhiên, TRIPS đã điều chỉnh Điều 6bis Công Ước Paris một cách hiệu quả bằng cách quy định bổ sung các quy định của Điều 6bis.
Thứ nhất, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng có thể được áp dụng cho cả hàng hóa và dịch vụ. TRIPs Agreement – Part II – Section 2 – Article 16 – Paragraph 1.
Việc mở rộng này là một trong các quy định quan trọng nhất của TRIPS được áp dụng theo Công Ước Paris bởi vì các nhãn hiệu dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại quốc tế và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống thương mại toàn cầu.
Thứ hai, để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, quốc gia thành viên phải xem xét đến việc có được sự biết đến của công chúng về nhãn hiệu đó trong lĩnh vực liên quan, bao gồm việc có được sự biết đến của quốc gia thành viên có liên quan từ hệ quả của việc quảng bá nhãn hiệu. TRIPs Agreement – Part II – Section 2 – Article 16 – Paragraph 2.
Thứ ba, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng có thể được áp dụng đối với nhãn hiệu kể cả trường hợp nhãn hiệu áp dụng là hàng hóa hoặc dịch vụ không giống hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ đối với nhãn hiệu được đăng ký. TRIPs Agreement – Part II – Section 2 – Article 16 – Paragraph 3.
Theo đó, thẩm quyền của các Quốc Gia Thành Viên phải từ chối hoặc hủy bỏ đơn hoặc đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nếu việc đăng ký đó có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng ngay cả trường hợp không có bất kỳ điểm giống hoặc tương tự giữa hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Các thiết chế pháp lý khác
Thỏa ước Madrid 1891
Nghị định thư Madrid
Khuyến nghị của WIPO
Hiệp ước về luật nhãn hiệu 1994
Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu
Hiệp định ACTA
Hệ thống pháp luật của EU
Giới thiệu chung về pháp luật nhãn hiệu của EU
Nhãn hiệu nổi tiếng ở châu Âu
Pháp luật nhãn hiệu trước khi Chỉ thị về nhãn hiệu được ban hành
Trước khi có Chỉ Thị Nhãn Hiệu, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ theo pháp luật quốc gia chủ yếu nhấn mạnh khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu có thể tạo xung đột. Khả năng gây nhầm lẫn đó có liên quan đến các điểm giống nhau giữa các nhãn hiệu. Tuy nhiên, chưa có có tiêu chuẩn Châu Âu chung nào để xác định khả năng gây nhầm lẫn tại thời điểm này bởi vì thiếu quy định pháp luật để có thể áp dụng thống nhất toàn Châu Âu. Một số câu hỏi quan trọng liên quan đến vấn đề này được đặt ra nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng như có phải khả năng gây nhầm lẫn chỉ bao gồm nhãn hiệu tương tự? hoặc có nên mở rộng cả nhãn hiệu giống nhau? tính tương tự và giống nhau được định nghĩa như thế nào? Vị trí tương quan giữa nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng hoặc nhãn hiệu có danh tiếng là gì? Tại giai đoạn đó, mặc dù các điều ước quốc tế, như Công Ước Paris đóng vai trò quan trọng tại Châu Âu, nhưng khung pháp lý quốc tế chỉ quy định các nguyên tắc chung và tiêu chuẩn cơ bản. Thể chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu tại các nước Châu Âu phần lớn phụ thuộc vào pháp luật quốc gia. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng được quy định theo cấp độ quốc gia mà không có bất kỳ sự phối hợp toàn diện nào.
Quá trình thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu trong phạm vi EU
Với việc thông qua Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu năm 1989 Directive 89/104 EC of 21 December 1988, OJ L 40/1, 11 February 1989.
, và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng năm 1993 The Council Regulation (EC) 40/94 of 10 December 1993 on the Community Trade mark, OJ L 011, 14.1.1994.
, pháp luật nhãn hiệu của EU đã được thay đổi đáng kể. Cả hai Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng đã giải quyết nhiều câu hỏi quan trọng về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các quy định của Chỉ thị này nêu rõ rằng các quy định đó là “hoàn toàn phù hợp” với Công ước Paris, The final recital to the Preamble of Directive 89/104 states:
“Whereas all Member States of the Community are bound by the Paris Convention for the Protection of Industrial Property; whereas it is necessary that the provisions of this Directive are entirely consistent with those of the Paris Convention; whereas the obligations of the Member States resulting from this Convention are not affected by this Directive; whereas, where appropriate, the second subparagraph of Article 234 of the Treaty is applicable”.
bảo đảm toàn bộ các quy đinh của Công ước Paris được áp dụng trong phạm vi EU.
Sau khi được hài hòa hóa theo Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu và được bổ sung bằng Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng, pháp luật của EU hiện nay đã được tiêu chuẩn hóa và áp dụng thống nhất tại toàn bộ các quốc gia thành viên EU.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong khuôn khổ EU
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các điều ước quốc tế
Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu luôn chặt chẽ gắn liền với điều ước quốc tế bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Thỏa ước Madrid. Các nguyên tắc và quy định của những công ước và hiệp định này là một bộ phận quan trọng của pháp luật Châu Âu và pháp luật của các Quốc Gia Thành Viên. Do vậy, về nguyên tắc, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở EU trước hết phải tuân thủ và thống nhất với các quy định và nguyên tắc đó.
Bảo hộ trực tiếp theo quy định của pháp luật của EU
Pháp luật của EU liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng. Trong đó:
Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu xác định phạm vi các quyền được trao thông qua việc đăng ký trong mối liên hệ với các quyền có trước. Khoản 3 Điều 4 giải quyết vấn đề bảo hộ một Nhãn hiệu cộng đồng trước sự lu mờ của nhãn hiệu đó Article 4 (3) – Trademark Directive states: A trademark shall furthermore not be registered or, if registered, shall be liable to be declared invalid if it is identical with, or similar to, an earlier Community trademark within the meaning of paragraph 2 and is to be, or has been, registered for goods or services which are not similar to those for which the earlier Community trademark is registered, where the earlier Community trademark has a reputation in the Community and where the use of the later trademark without due cause would take unfair advantage of, or be detrimental to, the distinctive character or the repute of the earlier Community trademark.
The meaning of “earlier trademark” should be understood as provided in Article 4(2): … (d) trade marks which, on the date of application for registration of the trade mark, or, where appropriate, of the priority claimed in respect of the application for registration of the trade mark, are well known in a Member State, in the sense in which the words 'well known' are used in Article 6 bis of the Paris Convention.
; Điểm a khoản 4 Điều 4 bảo hộ nhãn hiệu quốc gia trước sự lu mờ của nhãn hiệu đó Article 4(4)(a) states: The trade mark is identical with, or similar to, an earlier national trade mark within the meaning of paragraph 2 and is to be, or has been, registered for goods or services which are not similar to those for which the earlier trade mark is registered, where the earlier trade mark has a reputation in the Member State concerned and where the use of the later trade mark without due cause would take unfair advantage of, or be detrimental to, the distinctive character or the repute of the earlier trade mark.
; và Điều 5 xác định các quyền được trao thông qua việc đăng ký. Article 5(2) – of the Trade mark Directive provides: Any Member State may also provide that the proprietor shall be entitled to prevent all third parties not having his consent from using in the course of trade any sign which is identical with, or similar to, the trade mark in relation to goods or services which are not similar to those for which the trade mark is registered, where the latter has a reputation in the Member State and where use of that sign without due cause takes unfair advantage of, or is detrimental to, the distinctive character or the repute of the trade mark.
Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của Châu Âu quy định các cơ sở để từ chối việc đăng ký nhãn hiệu mới và hủy bỏ các nhãn hiệu đã đăng ký thuộc phạm vi quy định tại Điều 8 và Điều 52 của Quy chế. Article 8 of the Community Trade mark Regulation provides the relative grounds of refusal of Community Trade mark registrations, while the Article 52 states the grounds applied for invalidating or cancelling the registered community trade marks. More details of the issue will be made clear in the next chapter.
Nhìn chung, pháp luật nhãn hiệu Châu Âu có rất ít quy định cụ thể về việc bảo hộ nhãn hiệu rất nổi tiếng hoặc nhãn hiệu nổi tiếng xem như một mục riêng về vấn đề pháp lý. Pier Luigi Ronaglia, “Should we use guns and missiles to protect famous trade marks in Europe?” (1998) TMR 551, page 88. Also see: Jeremy Phillips, Trade mark Law – A Practical Anatomy, (Oxford University Press 2003), page 403, paragraph 12.31.
Vì vậy, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu rất nổi tiếng hoặc nhãn hiệu nổi tiếng nên được áp dụng ở cấp độ quốc tế (văn bản pháp luật quốc tế và quy định khu vực) và cấp độ quốc gia.
Bảo hộ theo pháp luật từng quốc gia thành viên
Dù mục tiêu nghiên cứu của Luận án không nhằm đến việc phân tích các quy định cụ thể của các quốc gia cụ tểh của EU, nhưng trong phạm vi nỗ lực khắc họa một bức tranh tổng thể về pháp luật của Liên minh, tác giả cũng đề cập một cách hạn chế đến một số hệ thống pháp luật điển hình, chẳng hạn pháp luật Vương quốc Anh, pháp luật của Đức và pháp luật của Pháp.
Một số án lệ quan trọng:
Vụ kiện C-251/95, SABEL BV v. Puma AG, Rudolf Dassler Sport
Vụ kiện C-375/97, General Motors Corporation kiện Yplon SA
Vụ kiện C-292/00, Davidoff & Cie SA, Zino Davidoff SA kiện Gofkid Ltd
Vụ kiện C-408/01, Adidas-Salomon AG, trước đây là Adidas AG, Adidas Benelux BV kiện Fitnessworld Trading Ltd
Vụ kiện C-328/06, Alfredo Nieto Nuño kiện Leonci Monlleó Franquet
Vụ kiện C-252/07, Intel Corporation Inc. kiện CPM United Kingdom Ltd…
Nhãn hiệu nổi tiếng trong pháp luật Việt Nam
Tổng quan về pháp luật nhãn hiệu Việt Nam
Giới thiệu chung
Sơ lược về pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu
Thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu
Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Nguyên tắc bảo hộ: việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam được thực hiện dựa trên các nguyên tắc pháp lý cơ bản, bao gồm bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế, bảo hộ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và bảo hộ không qua đăng ký.
Khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng: (Điều 4(20) – Luật SHTT 2005). Từ góc độ lập pháp cho thấy việc ban hành thuật ngữ nhãn hiệu nổi tiếng là không khả thi tại Việt Nam. Hơn nữa, thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng” cũng hiếm khi được sử dụng. Tại các văn bản pháp luật trong nước cũng không có thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng”. Dường như hiện nay không có sự phân biệt giữa khái niệm nhãn hiệu “nổi tiếng” và khái niệm nhãn hiệu “rất nổi tiếng”. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa hai khái niệm này đã được thực hiện. Dưới sự phân biệt đó, nhãn hiệu nổi tiếng được xem là có thứ tự cao hơn so với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Điều này có nghĩa là thuật ngữ “rất nổi tiếng” có thể được hiểu là “nổi tiếng”. Tuy nhiên, thuật ngữ này ít khi được đề cập trong tiền lệ. Ngoài ra, tại Việt Nam, thuật ngữ “nhãn hiệu được công nhận và sử dụng rộng rãi” cũng đã được sử dụng trong những trường hợp nhất định để chỉ các nhãn hiệu có uy tín hoặc được biết đến rộng rãi là không đủ nổi tiếng để được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng.
Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng: (Điều 75 – Luật SHTT 2005 và Mục 5 – Thông tư 01/2007).
Căn cứ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng: Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý cơ bản bao gồm: sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa dấu hiệu đăng ký với nhãn hiệu nổi tiếng, sự sử dụng các dấu hiệu tương tự có khả năng làm phai mờ các dấu hiệu riêng biệt hoặc làm giảm hoặc gây tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng, nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý xấu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng:
Trước đây: vô thời hạn (Nghị định 63/CP 1996 được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định 06/2001/NĐ-CP)
Hiện nay: không quy định.
Thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Quy định của pháp luật
Tự bảo vệ
Khiếu nại hành chính
Khởi kiện dân sự
Truy tố hình sự
Một số tiền lệ:
Vụ kiện “McDonald’s” McDonald’s Corporation v. OPHIX GROUP (Australia) relating to the registration of the trademark “McDonald’s filed by Australian Company, in 1992.
Vụ kiện “Pizza Hut” OPHIX GROUP (Australia) v. the Pizza Hut International, LLC (United States) concerning the registration of the trademark "Pizza Hut", in 1993.
Vụ kiện “SHANGRI-LA”
Vụ kiện “TEMPO” Vereinigte Papierwerke Co. (Germany) v. Tam Huu Co. (Vietnam) in 1999.
Vụ kiện “CAMEL” Reynolds Tobacco Co. (US) v. Viet Cuong Co. (Vietnam) concerning the use of the trademark “CAMEL” for tyres by Viet Cuong Co., in 1997.
Vụ kiện “DUXIL” BIOFARMA Co. v. SANOFI VN Co. as regards the request of the plaintiff to cancel the certification of registration No. 21780 granted for the trademark “DEXYL” (confusingly similar to the wide used and recognized trademark “DUXIL” of BIOFARMA CO.) of the SANOFI VN Co., Decision No. 405/QĐ-BKHCNMT dated April 5, 2001.
Vụ kiện “SUPER MAXILITE” Imperial Chemical Industries Plc (ICI) (UK) v. The Nippon Paint Vietnam concerning the registration and use of the trademark ”SUPER MAXILITEX” of the Nippon Paint Vietnam which was considered as confusingly similar to the trademark ”SUPER MAXILITE” of the ICI. Decision No. 2178/QĐ-BKHCNMT dated October 12, 2001.
Vụ kiện “X-MEN” Marvel Characters Inc. v. International Household Products Co. Ltd concerning the request of cancelling the registration of the “X-MEN” trademark, the Application No. 2006-00072 filed August 8, 2006; the Decision No. 93/QĐ-SHTT of the NOIP dated January 22, 2008; the Official Letter of the State Inspection of the Ministry of Science and Technology dated July 14, 2008; the case is presently under consideration in the Ha Noi People’s Court.
Vụ kiện “CAMEL” năm 2009 TJT Corporation v. C.A.M.E.L Co. concerning the registration and use of the trademark “M CAMEL” of C.A.M.E.L. Co. which is claimed to infringe the rights of the well-known trademark “CAMEL” of JT Corporation, Decision No. 2007/QĐ-SHTT of the NOIP dated October 14, 2009.
Vụ kiện “COVERSYL” Biofarma Co. V. Shinpoong Daewoo VN Co. concerning the trademark COVERSYL, Official Letter No. 956/SHTT-TTKN dated May 20, 2010 of the NOIP.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT EU VÀ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Vấn đề xác định nhãn hiệu nổi tiếng
Định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng
Giống nhau:
Cả pháp luật Việt Nam và EU đều xác định cách hiểu về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên quy định của Điều 6bis Công ước Paris.
Phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu được công nhận trong giới hạn lãnh thổ quốc gia (Việt Nam) hay trong phạm vi lãnh thổ các quốc gia thuộc Liên minh (EU). Nếu nhãn hiệu nổi tiếng ở ngoài giới hạn đó, về nguyên tắc sự nổi tiếng đó sẽ không được công nhận và bảo hộ.
Việc sử dụng khác khái niệm liên quan như “nhãn hiệu có danh tiếng” trong pháp luật EU và “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” trong pháp luật Việt Nam cũng có những nét tương đồng.
Cả pháp luật EU và Việt Nam đều không có quy định dành riêng cho nhãn hiệu “rất nổi tiếng”.
Khác nhau:
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật Việt Nam, nhưng trong pháp luật của EU thì không có quy định trực tiếp, nếu có thì cũng chỉ là sự viện dẫn đến Điều 6bis của Công ước Paris.
Khái niệm nhãn hiệu có danh tiếng được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm chí có thể thay thế khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, dù pháp luật không quy định nhưng thông qua các án lệ, khái niệm “danh tiếng” trong pháp luật EU có thể được xác định một cách cụ thể dựa trên những tiêu chí xác đáng. Trong khi đó, khái niệm nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam được sử dụng ở cấp độ thấp hơn và trong những trường hợp đặc biệt, và quan trọng hơn hết là khó có thể phân định đâu là nhãn hiệu nổi tiếng và đâu là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên thực tế.
Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Giống nhau: về vơ bản, cả pháp luật EU và Việt Nam đều có cách tiếp cận giống nhau trong việc xác định các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, bao gồm: sự nổi tiếng hay danh tiếng của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng liên quan; mức độ được nhận biết của nhãn hiệu trong công chúng; mức độ và thời gian sử dụng nhãn hiệu; mức độ, thời gian và phạm vi quảng bá nhãn hiệu; mức độ phân biệt của nhãn hiệu; bản chất của hàng hóa dịch vụ và các kênh lưu thông hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu; giá trị thương mại của nhãn hiệu...
Khác nhau:
Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, trong hki ở châu Âu, các tiêu chí này chủ yếu được ghi nhận thông qua các án lệ.
Việc vận dụng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được thực hiện khác nhau trong hai hệ thống pháp luật.
Sự thoái hóa của nhãn hiệu nổi tiếng
Khi một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, người tiêu dùng có thể đồng nhất tên của nhãn hiệu đó và tên của sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Nói cách khác, tại thời điểm đó, nhãn hiệu trở thành một thuật ngữ chung sử dụng cho một loại sản phẩm chứ không phải là một cụm từ nhất định đề cập đến một sản phẩm nhất định. Và sau đó, mọi người tự do sử dụng nhãn hiệu đó để đề cập đến sản phẩm, kể cả đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Sau đó, hiện tượng suy thoái xuất hiện.
Theo pháp luật EU, sự suy thoái nhãn hiệu được ghi nhận một cách chính thức trong luật. Cụ thể, Điều 50(1)(b) của Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng của Châu Âu quy định rằng: Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu Cộng Đồng phải được khai báo để thu hồi hồ sơ nộp cho Cơ quan hoặc trên cơ sở phản tố trong thủ tục tố tụng đối với vi phạm nếu nhãn hiệu đó trở thành tên chung trong quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ đó đã được đăng ký do hành động của chủ sở hữu hoặc hành vi không thực hiện của chủ sở hữu. Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu cũng có quy định tương tự.
Trong hki đó, theo quy định của pháp luật Việt nam, cả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) lẫn các văn bản dưới luật đầu không quy định rõ về sự suy thoái.
Các nguyên tắc pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Học thuyết về nguy cơ gây nhầm lẫn
Tổng quan về nguy cơ gây nhầm lẫn
Nguy cơ gây nhầm lẫn trong pháp luật châu Âu:
Điều 4 của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU, một nhãn hiệu không thể được đăng ký, hoặc nếu được đăng ký phải được tuyên vô hiệu, nếu chứng minh được rằng nhãn hiệu đó trùng, hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng ký được sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự, hoặc chứng minh được rằng nhãn hiệu đó tạo nguy cơ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước đó.
Theo Điều 8 (2) của Quy Chế Nhãn Hiệu, việc ứng dụng nhãn hiệu sẽ không được cấp trong trường hợp nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu có trước đó hoặc nếu nhãn hiệu đó tương tự với hoặc tạo nguy cơ gây nhầm lẫn.
Nguy cơ gây nhầm lẫn trong pháp luật Việt Nam:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, yêu cầu bằng chứng về nguy cơ gây nhầm lẫn là một trong những phương pháp quan trọng nhất để xác định và đánh giá có sự xâm phạm nhãn hiệu hay không. Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi trong năm 2009), nguy cơ gây nhầm lẫn sẽ tồn tại trong trường hợp các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác. Thông tư 01/2007 tiếp tục cụ thể hóa về nguy cơ gây nhầm lẫn tại Mục 5 – Tiểu mục 39.11.
Như vậy, cả pháp luật của EU và Việt Nam đều giống nhau trong việc xem nguy cơ gây nhầm lẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường.
Học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu
Tổng quan về học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu
Sự lu mờ nhãn hiệu trong pháp luật của EU
Ở EU, thuật ngữ “sự lu mờ nhãn hiệu” không được quy định rõ ràng trong luật hoặc luật án lệ. Tuy nhiên, trong pháp luật của một số quốc gia thành viên, thì học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu đã được hình thành và vận dụng trên thực tế trong thời gian khá dài.
Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU có thể được xem như là một sự đề cập gián tiếp đến học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu. Tuy nhiên trên thực tế, thuật ngữ “sự lu mờ” hay “sự lu mờ nhãn hiệu” hầu như chưa bao giờ được đề cập hay ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật của EU.
Sự lu mờ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm sự lu mờ nhãn hiệu đã không được định nghĩa rõ trong các luật. Tình hình có vẻ tương tự với tình hình của hệ thống pháp luật EU. Tuy nhiên, thông qua cách diễn đạt cả Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (như được sửa đổi trong năm 2009) và Thông Tư số 01/2007 The Article 74(2) (i) of the 2005 Law on Intellectual Property refers to the doctrine of trademark dilution through the wording of “the use of such trademark may affect the distinctiveness of the well-known trademark”. Circular No. 01/2007 refers to the doctrine of trademark dilution in stating that “The sign which is identical or similar to the confronting mark is well-known and goods and services bearing such sign are not identical or similar to those with the well-known trademark but the use of such the sign could cause consumers to believe there is a relationship between them, or likely dilute the distinctiveness of the well-known trademark or detriment to it’s prestige”.( Section 5 – Paragraph 39.11 (iv) – Circular No. 01/2007-TT-BKHCN dated 14 February 2007 providing guidelines for implementation of Decree No. 103/2006-ND-CP dated 22 September 2006 implementing the law on intellectual property with respect to industrial property rights).
dường như là học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu đã được áp dụng một cách gián tiếp tại Việt Nam. Theo đó, miễn là tính phân biệt của nhãn hiệu có trước đó (nhãn hiệu nổi tiếng) bị lu mờ hoặc có nguy cơ lu mờ hoặc phương hại đến bản sắc hoặc tạo nên hình ảnh tương tự giữa các nhãn hiệu, việc áp dụng nhãn hiệu sẽ được xem như đủ để phân biệt là nhãn hiệu và việc đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối. Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã không đề cập đến sự chống lu mờ như là yêu cầu đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Nguyên tắc về sự gian dối
Tổng quan về nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý xấu
Theo pháp luật EU
Theo quy định của Liên Minh Châu Âu, nguyên tắc có dụng ý xấu cũng đã được công nhận trong Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU và Quy Chế Nhãn Hiệu quy định rằng: Nhãn hiệu được coi là gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nhãn hiệu được sử dụng ở nước ngoài vào ngày nộp đơn và vẫn được sử dụng ở nước ngoài, với điều kiện là vào ngày nộp đơn đăng ký, người nộp đơn đang hành động với dụng ý xấu. See Article 4(4) (g) of the Trademark Directive.
Tương tự, Quy Chế Nhãn Hiệu quy định rằng: Một Nhãn Hiệu sẽ được tuyên vô hiệu trên đơn đăng ký gửi đến Văn Phòng hoặc trên cơ sở kiện lại trong tố tụng xâm phạm nhãn hiệu … trong trường hợp người nộp đơn đang hành động có dụng ý xấu khi người nộp đơn đã nộp đơn cho nhãn hiệu đó. See Article 51(1) (b) of the Community Trademark Regulation.
Theo pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, nguyên tắc có dụng ý xấu được quy định chung trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005. Cụ thể, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm (5) năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn. See Article 96(3) of the 2005 Law on Intellectual Property (as amended in 2009).
Như vậy, cả pháp luật EU và Việt Nam đều ghi nhận nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý xấu phù hợp với quy định trong Công Ước Paris. Tuy nhiên, chi tiết về việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế trong hai hệ thống có phần khác nhau.
Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu chưa đăng ký
Theo quy định của pháp luật EU, các công ước quốc tế đã được các nước thành viên EU thừa nhận, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ phù hợp ngay cả khi nhãn hiệu chưa được đăng ký tại một nước thành viên cụ thể của EU.
Tương tự như vậy, ở Việt Nam, những nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ bất kể có đăng ký hay không đăng ký những nhãn hiệu nổi tiếng đó. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam lại cho thấy một quan điểm khác.
Hàng hóa và dịch vụ không tương tự
Điều 8(5) của Quy Chế về Nhãn Hiệu cộng đồng quy định “nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó và nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhãn hiệu đã có trước đó được đăng ký …” Article 8(5) – Community Trademark Regulation.
Ngôn ngữ tương đồng được quy định tại Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng được mở rộng sang việc sử dụng có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự trong trường hợp bản sắc hoặc tính tương tự của nhãn hiệu đối lập có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu đối lập hoặc có cơ may làm phai dần tính phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc làm phương hại đến danh tiếng của nhãn hiệu này.
Hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh
Miễn là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu rất nổi tiếng được bảo hộ có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ không tương tự khi có nguy cơ gây nhầm lẫn, hoặc bằng học thuyết chống làm lu mờ nhãn hiệu, thì phạm bảo hộ này sẽ được mở rộng sang hàng hóa hoặc dịch không cạnh tranh. Bất cứ khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh rằng việc các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu tạo ra một lợi thế không công bằng đối với chủ sở hữu đó, hoặc làm phương hại đến danh tiếng hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng, thì cần ngăn chặn việc sử dụng đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về vấn đề này và tòa án cũng không có quy định về điểm này. Tuy nhiên, trong phạm vi sự bảo hộ sẽ được cấp đối với hàng hóa và dịch vụ, các xem xét cũng cần mở rộng có hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh.
Thời hạn bảo hộ
Theo pháp luật EU: không có quy định chính thức nhưng áp dụng theo nguyên tắc chung là bảo hộ vô hạn định, tức là việc bảo hộ sẽ vẫn cứ tiếp diễn cho đến khi nào nhãn hiệu không còn được coi là nổi tiếng nữa.
Theo pháp luật Việt Nam: trước đây, nguyên tắc bảo hộ vô hạn định cũng được ghi nhận, nhưng trong pháp luật hiện hành lại không có bất kỳ quy định nào đề cập đến vấn đề này.
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Những thành tựu
Về chính sách và công tác lập pháp
Hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu nổi tiếng đã tạo ra những thành tựu quan trọng.
Các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được sửa đổi qua việc ban hành Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) và văn bản hướng dẫn. Việc kết hợp các quy định cụ thể quy định trong các nguồn pháp lý này đã tạo ra một chế độ pháp lý vững chắc điều chỉnh sự bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng.
Thực thi hệ thống nhãn hiệu
Các hoạt động chung liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như được chứng minh tại Phụ Lục 2. Những con số này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống pháp luật về việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế
Trước 1995, các vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã xuất hiện trong một vài năm trước khi ban hành các luật. Ví dụ, vụ kiện “McDonald” được giải quyết năm 1992 và vụ kiện “Pizza Hut” được giải quyết năm 1993.
1995 – 2005, việc thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã liên tục được đẩy mạnh. Điều này có thể được chứng minh bằng các vụ kiện được các cơ quan giải quyết, như vụ kiện SHANGRI-LA trong năm 1995, vụ kiện TEMPO trong năm 1996, vụ kiện CAMEL trong năm 1997, vụ kiện DUXIL, và vụ kiện SUPER MAXILITE trong năm 2001.
Từ 2005, Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các văn bản hướng dẫn của luật này đã thúc đẩy đáng kể hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Việc áp dụng các luật mới đã cho những kết quả quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Ở giai đoạn này, dường như hệ thống nhãn hiệu Việt Nam đã bắt đầu quen thuộc với các nhãn hiệu nổi tiếng cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hơn trong quá khứ dù đã có một số yếu kém trong hệ thống.
Những hạn chế
Thiếu sự quan tâm đúng mức của Nhà nước
Những nỗ lực của Chính Phủ Việt Nam trong cải cách và nâng cao hệ thống pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất đáng kể. Những kết quả đạt được trong cả mặt lập pháp và hành pháp trong hệ thống nhãn hiệu là rất quan trọng. Tuy nhiên, những nỗ lực và kết quả này dường như tập trung vào hình thức hơn nội dung.
Thiếu các quy định cụ thể của pháp luật
Các quy định hiện nay về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đặc biệt là các tiêu chí để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng khá chủ quan và thiên về định tính. Việc áp dụng các quy định này trên thực tế có thể dễ dàng phụ thuộc vào cách thức giải thích không thống nhất của các cơ quan.
Sự yếu kém trong hệ thống thực thi
Sự không thống nhất và chồng chéo giữa các luật tố tụng, như luật tố tụng hành chính, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự và các luật khác nên rất khó định nghĩa thẩm quyền xét xử chính xác trong những vụ kiện đặc biệt liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Vai trò của tòa án trong hệ thống hành pháp không quá mạnh. Hầu hết các vụ kiện liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu chỉ được giải quyết bởi các cơ quan hành chính As mentioned in Subchapter 3.4.2.5 supra.
, đặc biệt là Cục SHTT. Một số vụ kiện đã được đem ra tòa án. Điều này minh chứng minh rằng theo một nghĩa nào đó, những chức năng quan trọng của tòa án đã được thực hiện bởi các cơ quan khác.
Việc thi hành luật này trên thực tế có thể không đủ hiệu quả.
Vì việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng là một vấn đề mới tại Việt Nam nên các cơ quan của chúng ta có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Việc hợp tác giữa các cơ quan khác nhau và giữa các cơ quan và hệ thống hỗ trợ của nó không phải lúc nào có hiệu quả và thông suốt.
Sự hạn chế của ý thức pháp luật và trình độ dân trí của cộng đồng
Trong hầu hết các vụ kiện liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam thì việc xâm phạm thường xuyên xảy ra vì chủ sở hữu nhãn hiệu xâm phạm không có thông tin về nhãn hiệu nổi tiếng hoặc về danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc các nguyên tắc pháp luật liên quan đến việc bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng.
Thái độ và nhận thức của người tiêu dùng trong việc chọn, mua và sử dụng sản phẩm trên thị trường cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Nguyên tắc chung
Đảm bảo pháp chế XHCN – Nguyên tắc pháp quyền
Tiếp thu tích cực và có chọn lọc các bài học từ nước ngoài và vận dụng hợp lý vào điều kiện của Việt Nam
Đảm bảo sự thống nhất và hài hòa với pháp luật quốc tế
Đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan
Các kiến nghị cụ thể
Tăng cường vai trò của Nhà nước trong toàn bộ hệ thống bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng
Lập danh mục nhãn hiệu nổi tiếng thế giới
Lập danh mục nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
Khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển nhãn hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Xem xét khả năng áp dụng án lệ, tăng cường chính sách minh bạch và công khai hóa công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sửa đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Pháp luật cần thiết phải làm rõ ranh giới và mối liên hệ giữa các thuật ngữ pháp lý quan trọng liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng
Pháp luật cần làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến việc liệu một nhãn hiệu nổi tiếng có được bảo hộ ở Việt Nam không nếu nhãn hiệu đó chưa được sử dụng và biết đến ở thi trường Việt Nam
Pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện bằng cách đưa ra những sự hướng dẫn và giải thích cụ thể, chi tiết hơn về cách thức mà các tiêu chí được hiểu và áp dụng
Cần có sự bổ sung để hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến các yêu cầu hay tiêu chí để đánh giá nguy cơ gây nhầm lẫn trong các vu việc tranh chấp về nhãn hiệu
Pháp luật Việt Nam cần phải chấp nhận hoc thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu như là một trong những yếu tố quan trọng phải được tính đến trong việc xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng trong các vu việc cụ thể
Ban hành Luật Nhãn hiệu.
Tăng cường vai trò và hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ nhãn hiệu
Củng cố và tăng cường chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng, đặc biệt là NOIP.
Tăng cường và phát huy tối đa vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên trách, tiến đến thành lập Tòa chuyên trách về SHTT.
Quy định thẩm quyền và quy trình giám định, xét nghiệm, thăm dò, điều tra… liên quan đến quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
Nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí của cộng đồng
Giáo dục, đào tạo
Phổ biến, tuyên truyền
KẾT LUẬN
Một trong những mục đích chính của luận án này là tìm ra những giải pháp thích hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Để làm được điều này, ngoài các khai thác và nghiên cứu lý thuyết chung đối với khuôn khổ pháp lý của nhãn hiệu nổi tiếng, cũng cần có sự đánh giá đầy đủ về tình hình hiện nay của hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự đánh giá này giúp hiểu sâu hơn về những hành động phải được tiếp tục thực hiện và những điểm yếu cần được nêu ra.
Những kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam có những thành công về mặt lập pháp và hành pháp quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này có thể được nhìn thấy bằng cách xem xét các vụ kiện cũng như các dữ liệu thống k6 liên quan đến số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp trong những năm gần đây. Dù có điều đó nhưng không thể phủ nhận rằng vẫn còn những lĩnh vực quan trọng việc cải thiện hệ thống sẽ xem xét và giải quyết kỹ. Dựa trên các kết quả của những chương trước đây, tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Những giải pháp này tập trung vào các khía cạnh khác nhau của những vấn đề được đề cập gồm các hoạt động lập pháp, hành chính và tư pháp cũng như các tác động đa chiều. Trong số những giải pháp này, ba giải pháp chiến lược quan trọng nhất ở giai đoạn này là, ban hành Luật Nhãn Hiệu, tạo và công bố các danh sách nhãn hiệu nổi tiếng, và việc thành lập một tòa án chuyên trách có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến SHTT. Ngoài ra, các giải pháp được đề xuất khác nên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao và phát triển hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.
Quá trình toàn cầu hóa đã ngày càng xóa bỏ ranh giới quốc gia và thiết lập một thị trường thế giới toàn cầu bỏ qua những khác biệt về chính trị, văn hóa và truyền thống và rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các dân tộc, thị trường, và nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Quá trình này có nhiều thuận lợi và quyền lợi cho các quốc gia, dân tộc, và công ty. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức mới và phức tạp. Trong bối cảnh đó, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cần được xem xét và làm cho hài hòa.
Những nhãn hiệu nổi tiếng và danh tiếng của chúng là phần đặc biệt của hệ thống luật nhãn hiệu ở cấp quốc tế và quốc gia. Dù học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng tồn tại hơn hàng trăm năm qua ngay cả trước khi được ghi nhận tại Công Ước Paris năm 1925, hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam là một lĩnh vực mới cần được nghiên cứu và tìm hiểu cả trên lý luận và trên thực tiễn. Trong những năm gần đây, pháp luật nhãn hiệu Việt Nam ngày càng trở nên phù hợp với khuôn khổ pháp luật quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng. Các quy định đã được ban hành và cải thiện theo thời gian, phù hợp với các công ước và hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, đặc biệt là Công Ước Paris và Thỏa Thuận TRIPs. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thực hiện những bước đi ban đầu trong việc phát triển hệ thống pháp luật của mình.
Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi bởi bộ phận người tiêu dùng có liên quan trong một số lĩnh vực được quy định. So với nhãn hiệu thông thường có nhiều sự khác nhau mà những sự khác nhau này gồm mức độ phân biệt cao, sử dụng rộng rãi và giá trị kinh tế. Chủ yếu cho những lý do này là nhãn hiệu nổi tiếng đã trở thành đối tượng quan trọng của sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được xem là một khía cạnh quan trọng trong các hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên khắp thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hòa và hội nhập quốc tế tại Việt Nam, việc nâng cao hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là điều không thể thiếu. Do đó, việc chọn lựa đề tài này làm luận án tiến sĩ là thích hợp và phù hợp trong bối cảnh chung của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luận án này cung cấp cho người đọc kiến thức cơ bản liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và giúp độc giả có nhận thức chung về tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Luận án này đưa ra sự nghiên cứu có so sánh về pháp luật EU và pháp luật Việt Nam nhằm tìm khám phá những con đường hữu ích có thể được áp dụng đối với Việt Nam. Ngoài ra, luận án này trình bày một bức tranh về hệ thống pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đánh giá những thành thành tựu và thiếu sót của nó, và đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng.
Kết quả của công trình nghiên cứu so sánh này chứng minh rằng hệ thống pháp luật về về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã được phát triển tốt do các nỗ lực của Chính Phủ trong việc rút ra và tiếp thu những kinh nghiệm của các nước khác cũng như tham gia và quốc tế hóa các quy định của khuôn khổ pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã hoàn toàn không có hiệu quả để tạo ra một hệ thống pháp lý tiến bộ về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khoảng cách giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và các hệ thống pháp luật khác, cụ thể là hệ thống pháp luật EU là đáng chú ý. Khoảng cách này phải được rút ngắn là bằng nhiều giải pháp táo bạo hơn từ phía Chính Phủ Việt Nam trong qua trình hướng đến việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật. Theo đó, Chính Phủ cần xem xét và nhanh chóng thực hiện các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao chế độ pháp luật đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Nói tóm lại, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một lĩnh vực phức tạp và nhại cảm trong luật nhãn hiệu hiện đại. Do sự giới hạn về nội dung nghiên cứu cũng như các điều kiện nghiên cứu cụ thể của luận án này, tác giả chủ yếu đã tập trung vào những so sánh giữa hệ thống pháp luật EU và hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng mạnh mẽ rằng cách hiểu chủ đề này có thể được nghiên cứu trên quy mô lớn hơn như đối với các so sánh với hệ thống pháp luật EU hoặc với hệ thống pháp luật của các nước Châu Á.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phan_ngoc_tam_tieng_viet_0446.doc