Tóm tắt Luận án Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam

Về ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ/GDP, kết quả hồi quy cho thấy gia tăng chi tiêu chính phủ/GDP cũng làm tăng biến động thu nhập, trong khi làm giảm biến động lạm phát ở một vài trường hợp. Mức độ chi tiêu chính phủ khác nhau rõ ràng có ảnh hưởng đến vai trò của các chính sách bộ ba bất khả thi trong mối quan hệ với các mục tiêu của nền kinh tế. Các kết quả phân tích này bổ sung thêm căn cứ cho việc lựa chọn chính sách của các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện hiện tại của thị trường tài chính và mức độ chi tiêu chính phủ. Với môi trường kinh tế có mức độ phát triển tài chính trung bình và chi tiêu chính phủ/GDP thấp, kết quả phân tích của luận án đem lại hàm ý cho Việt Nam: để hướng tới ổn định thu nhập thực bình quân đầu người, chính phủ Việt Nam nên lựa chọn mục tiêu độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính; trong khi để hướng tới ổn định lạm phát, mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính là lựa chọn tối ưu.

pdf26 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- Đinh Thị Thu Hồng BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Thơ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 2 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của luận án Theo lý thuyết Bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài chính. Việc lựa chọn và đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập tài chính không ngừng gia tăng ở hầu hết các quốc gia, bởi mỗi kết hợp chính sách sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau cho nền kinh tế. Do đó, việc xác định được chiều hướng cũng như mức độ tác động của chính sách sẽ rất quan trọng trong việc giúp chính phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô có thể xây dựng và thực thi chính sách hợp lý nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế nhất định. Xuất phát từ ý nghĩa thiết thực của việc nghiên cứu sự lựa chọn chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi và tác động tới nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Từ nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã khai thác những vấn đề liên quan đến lý thuyết bộ ba bất khả thi như các phương pháp đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chính sách, hay tác động của các kết hợp chính sách đối với một số biến kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của chính sách đến nền kinh tế thường tập trung phân tích đối với biến số lạm phát và tăng trưởng, chưa đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp (như chuỗi nghiên cứu của Aizenman và cộng sự (2008, 2010, 2011)); hay các nghiên cứu về Việt Nam (như bài báo của các tác giả Phạm Thị Tuyết Trinh (2010), Lê Phan Thị Diệu Thảo (2010), Nguyễn Trần Thục Anh (2010), Nguyễn Đại Lai (2013) ) mới dừng ở việc phân tích những biểu hiện của lý thuyết bộ ba bất khả thi dưới góc độ phân tích thực trạng, chưa đi vào đánh giá vai trò của các kết hợp chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, hoặc chưa lượng hóa được một cách cụ thể vai trò này, do đó chưa có nhiều đóng góp rõ ràng về mặt chính sách. Vì vậy vẫn cần có một nghiên cứu chuyên sâu, tính toán cụ thể mức độ đạt được các mục tiêu chính sách, lượng hóa mức độ ảnh hưởng 3 của các kết hợp chính sách đối với cả ba biến số tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp cho Việt Nam, trong mối quan hệ so sánh với một số quốc gia Châu Á khác, để làm căn cứ cho các gợi ý chính sách. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án được thể hiện qua các câu hỏi nghiên cứu: - Các quốc gia Châu Á trong mẫu quan sát và Việt Nam đã lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi trên thực tế như thế nào từ năm 2000 đến năm 2012? - Sự lựa chọn chính sách của các quốc gia trong mẫu quan sát có bị ràng buộc bởi lý thuyết bộ ba bất khả thi hay không? - Các chính sách được lựa chọn và vai trò của dự trữ ngoại hối ở các quốc gia trong mẫu đã ảnh hưởng như thế nào đến biến động tăng trưởng, biến động lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp? - Mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ ở các quốc gia trong mẫu có chi phối đến mối quan hệ giữa các chính sách và sự ổn định nền kinh tế hay không? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do việc phân tích bằng các mô hình kinh tế lượng đòi hỏi mẫu quan sát tương đối lớn, và những hạn chế về chuỗi số liệu có thể tính toán được cho riêng trường hợp Việt Nam, nên mẫu quan sát của luận án bao gồm 10 quốc gia Châu Á với nhiều điểm tương đồng để có thể phân tích và rút ra những kết luận chung cho các quốc gia này cũng như những hàm ý riêng cho Việt Nam. Thời gian quan sát từ năm 2000 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tính toán các chỉ số bộ ba bất khả thi về mặt thực tế, luận án sử dụng các phương pháp đo lường của Aizenman và cộng sự (2008), Ito và Kawai (2012). Dựa vào các lý thuyết liên quan, các nghiên cứu thực nghiệm trước và các mối tương quan kỳ vọng, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu chính trên cơ sở mô hình của Aizenman và cộng sự (2010), nhằm phân tích tác động của sự kết hợp các chính sách, dự trữ ngoại hối và các biến kiểm soát khác đến biến động tăng trưởng, biến động lạm phát, tăng trưởng trung bình, lạm phát trung bình và tỷ lệ thất nghiệp trung bình. Đồng thời, 4 với kỳ vọng về ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ đến tác động của các kết hợp chính sách, luận án đã điều chỉnh mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định những dự đoán về tác động của các chính sách bộ ba đến biến động tăng trưởng và biến động lạm phát trong điều kiện mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ khác nhau. Phương pháp định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp áp dụng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng (chạy trên phần mềm Stata 11) tùy theo từng nội dung nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận án So với các nghiên cứu trước cùng chủ đề, luận án có những đóng góp mới: - Luận án lần đầu tiên phân tích tác động của các kết hợp chính sách đến tỷ lệ thất nghiệp và đạt được những kết quả thống nhất, với độ tin cậy cao; - Luận án ứng dụng các phương pháp đo lường chỉ số độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính trên thực tế để tính toán các chỉ số này cho 10 quốc gia Châu Á trong giai đoạn năm 2000 – 2012; - Mẫu quan sát của luận án tương đồng với một vài nghiên cứu trên thế giới, song mục tiêu nghiên cứu không trùng lắp với các nghiên cứu này; - Luận án lần đầu tiên tính toán đầy đủ các giới hạn về dự trữ ngoại hối để đạt được các mục tiêu kinh tế - làm căn cứ cho sự lựa chọn chính sách; - Nghiên cứu của Aizenman và cộng sự (2010) cũng đã phân tích ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính đến mối quan hệ giữa lựa chọn chính sách và các biến đại diện cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, song luận án còn xem xét thêm ảnh hưởng của mức độ chi tiêu chính phủ đến mối quan hệ này. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam Chương 1 5 Khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm 1.1. Từ mô hình IS – LM đến mô hình Mundell-Fleming: 1.1.1. Hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định Mundell và Fleming đã phân tích hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định thông qua mô hình IS-LM- BP. Theo đó, dưới chế độ tỷ giá cố định và hoạt động chu chuyển vốn tự do, chính sách tài khóa có hiệu quả cao trong khi chính sách tiền tệ không có hiệu quả. 1.1.2. Hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dưới chế độ tỷ giá thả nổi Trong chế độ tỷ giá thả nổi và hoạt động chu chuyển vốn tự do, chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh hơn trong khi chính sách tài khóa có tác dụng yếu. 1.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính hoàn toàn và độc lập tiền tệ. 1.3. Các nghiên cứu mở rộng lý thuyết bộ ba bất khả thi 1.3.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi mở rộng và mẫu hình kim cương Dự trữ ngoại hối được xem như một đỉnh thứ tư của tam giác minh họa lý thuyết bộ ba bất khả thi, là “tấm đệm” giúp cho các quốc gia có thể gia tăng ổn định tỷ giá trong khi vẫn duy trì được mức độ trung bình cao của độc lập tiền tệ và tự do hóa tài chính. 1.3.2. Thước đo mức độ đạt được các mục tiêu của bộ ba bất khả thi  Độc lập tiền tệ  Ổn định tỷ giá hối đoái  Hội nhập tài chính 1.3.3. Vai trò của dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia đạt được mức độ cao hơn ba mục tiêu chính sách của lý thuyết bộ ba bất khả 6 thi. Hay nói cách khác, dự trữ ngoại hối giúp làm dịu đi sự đánh đổi các mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị trường tài chính khi dòng vốn đảo chiều và duy trì tỷ giá hối đoái trong vùng mục tiêu. 1.3.4. Sự lựa chọn chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi ở các quốc gia Khi phân tích sự lựa chọn chính sách ở các quốc gia và khu vực trên thế giới qua những thời kỳ khác nhau, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành một chỉ dẫn quan trọng trong việc điều hành chính sách. Đặc biệt, sau các cuộc khủng hoảng, ngay cả khi các quốc gia phải xem xét lại và thay đổi những lựa chọn chính sách của mình, hay trong điều kiện môi trường kinh tế và chính trị thay đổi nhanh chóng, cũng như trong điều kiện hiện nay, giá trị của lý thuyết vẫn không suy giảm. 1.3.5. Mối quan hệ giữa lý thuyết bộ ba bất khả thi và các biến số kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và chính sách về tự do hóa tài chính luôn là những công cụ quan trọng mà thông qua đó, chính phủ một quốc gia có thể hướng tới các mục tiêu tăng trưởng và ổn định nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đi sâu tìm hiểu những chiều hướng tác động của sự lựa chọn chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi đến các biến số kinh tế vĩ mô. Để bổ sung thêm vào những nghiên cứu cùng chủ đề trước đây, và đóng góp bằng chứng thực nghiệm về trường hợp Việt Nam cùng với một số quốc gia Châu Á, luận án đặc biệt quan tâm phân tích tác động của các kết hợp chính sách bộ ba bất khả thi đến tỷ lệ thất nghiệp (bên cạnh các biến số tăng trưởng và lạm phát). Đồng thời, luận án sẽ tính toán các chỉ số độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính về mặt thực tế ở các quốc gia trong mẫu quan sát, từ đó kiểm định sự ràng buộc chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi. Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 7 Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu về sự lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi trên thực tế của các quốc gia, sự ràng buộc của lý thuyết cũng như vai trò của sự lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế một quốc gia, luận án tập trung nghiên cứu nhóm 10 quốc gia Châu Á1 với những điểm tương đồng để có thể so sánh, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Trong đó có ba nước được xếp vào nhóm các nước có thu nhập cao là Hong Kong, Hàn Quốc và Singapore – theo danh sách của Worldbank. 2.1. Hồi quy với dữ liệu bảng 2.1.1. Các ước lượng cơ bản Pool regression model Fixed effect model Random effect model ự ọ ợp Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình cơ bản, luận án tiếp tục kiểm định các giả thiết về hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. tự tươ g qu và ươ g s t y ổ Nếu phát hiện có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan trong mô hình, luận án sẽ sử dụng hồi quy FGLS trên panel data để khắc phục đồng thời hai hiện tượng trên. 2.1.2. Phương pháp hồi quy FGLS 2.1.3. Hồi quy với biến giả 2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi Hàm hồi quy tuyến tính được xây dựng như sau: 1 Việc lựa chọn các quốc gia Châu Á trong mẫu quan sát tương tự nghiên cứu của Patnaik và cộng sự (2011), Patnaik và Shah (2010). Tuy nhiên luận án không chọn Đài Loan vì không có đủ dữ liệu về quốc gia này. 8 1 = β1MIi,t + β2ERi,t + β3FOi,t + t (2.1) Trong đó MI là chỉ số đo lường mức độ độc lập tiền tệ, ER là chỉ số đo lường mức độ ổn định tỷ giá, FO là chỉ số đo lường mức độ hội nhập tài chính, i là các quốc gia trong mẫu, t là chỉ số thời gian. 2.2.2. Phương pháp kiểm định tác động của việc lựa chọn chính sách đến các biến số kinh tế vĩ mô Mô hình kinh tế lượng được thể hiện như sau: Yit = α0 + α1ITit + α2IRit + α3(ITit x IRit) + α4FCi + EFitB + XitГ + Ziф + ɛit (2.2) Trong đó: Yit: biến phụ thuộc, bao gồm các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia i, ở năm t. ITit (Impossible Trinity): vector tạo bởi 2 nhân tố bất kỳ trong bộ ba chính sách bất khả thi (ổn định tỷ giá - ER, độc lập tiền tệ - MI và hội nhập tài chính - FO). IRit (International Reserve): mức dự trữ ngoại hối (không bao gồm vàng)/ GDP. ITit x IRit : biến tương tác giữa bộ 3 chính sách bất khả thi và mức độ dự trữ ngoại hối, giúp quan sát tác động bổ sung hay thay thế của dự trữ ngoại hối đối với sự lựa chọn chính sách. FCi (Financial Crisis): biến giả khủng hoảng tài chính. EFit (External Financing): vector đo lường các nguồn tài trợ bên ngoài vào quốc gia i, trong năm t. Xit : vector của các biến kiểm soát khác (thu nhập tương đối, độ mở thương mại, cú sốc TOT...). Zt : vector mô tả những cú sốc bên ngoài. ɛit : sai số. i : chỉ số đại diện cho quốc gia t : chỉ số đại diện cho thời gian quan sát (từ năm 2000 đến 2012) 2.2.3. Mô tả biến Các biến phụ thuộc 9 Các biến độc lập Các biến kiểm soát khác Bảng 2.1: Tương quan kỳ vọng của các biến trong mô hình STT Tên biến Biến động tăng trưởng Tăng trưởng trung bình Biến động lạm phát Lạm phát trung bình Thất nghiệp trung bình 01 MI - - - + +/- 02 ER + + - + - 03 FO +/- +/- + - +/- 04 Dự trữ (IR) + +/- - +/- - 05 Khủng hoảng + - + + + 06 FDI - + - + - 07 FPI + +/- + + + 08 Dòng vốn khác +/- +/- + + +/- 09 Nợ ngắn hạn + + + + +/- 10 TDS + - + - + 11 Thu nhập tương đối - +/- - +/- - 12 Độ mở thương mại +/- +/- +/- +/- +/- 13 Cú sốc TOT +/- +/- +/- +/- +/- 14 Chính sách tài khóa + - - + - 15 Biến động M2 + - 16 Tín dụng tư nhân - + + +/- - 17 Lạm phát trung bình + - 18 Biến động lạm phát +/- - + 19 Lãi suất Mỹ + - - 20 Khe hổng sản lượng TG + +/- 21 Cú sốc giá dầu + + 2.2.4. Trình tự phân tích Trước hết, luận án sử dụng các phương pháp của Aizenman và cộng sự (2008), Ito và Kawai (2012) để tính các chỉ số MI, ER, FO. Sau đó, luận án ước lượng hàm hồi quy tuyến tính theo phương trình (2.1). Nếu mô hình là phù hợp, các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các chỉ số MI, ER, FO có tương quan tuyến tính, sự lựa chọn chính sách của các quốc gia chịu sự ràng buộc của lý thuyết bộ ba bất khả thi. 10 Tiếp theo, để kiểm định tác động của các kết hợp chính sách độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính đến sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, luận án tiến hành ước lượng mô hình hồi quy (2.2) lần lượt với các biến phụ thuộc là: biến động tăng trưởng, tăng trưởng trung bình, biến động lạm phát, lạm phát trung bình và tỷ lệ thất nghiệp trung bình. Với mỗi biến phụ thuộc, luận án xem xét ba mô hình kết hợp chính sách2. Mỗi mô hình sẽ được hồi quy trên mẫu quan sát 10 quốc gia Châu Á, sau đó hồi quy riêng cho 7 quốc gia đang phát triển trong số đó (trừ ba nước Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore – là những nước thu nhập cao) để so sánh các hệ số hồi quy. Để đánh giá những ảnh hưởng khác biệt cho trường hợp Việt Nam, luận án sẽ đưa thêm biến giả Việt Nam (VN) vào các mô hình hồi quy cho 10 nước Châu Á và so sánh với kết quả hồi quy khi không có biến giả Việt Nam. 2.2.5. Phương pháp tính các chỉ số bộ ba bất khả thi Chỉ số độc lập tiền tệ (MI) Chỉ số ổn định tỷ giá (ER) Chỉ số hội nhập tài chính (FO) 2.3. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 2.3.1. Sự lựa chọn các chính sách bộ ba bất khả thi ở các quốc gia trong mẫu quan sát  Mức độ độc lập tiền tệ (MI) của các quốc gia trong mẫu quan sát Hình 2.2 minh họa mức độ độc lập tiền tệ của các quốc gia trong mẫu  Mức độ ổn định tỷ giá (ER) của các quốc gia trong mẫu quan sát Hình 2.5 minh họa mức độ ổn định tỷ giá của các quốc gia trong mẫu  Mức độ hội nhập tài chính (FO) của các quốc gia trong mẫu quan sát Hình 2.7 minh họa mức độ hội nhập tài chính của các quốc gia trong mẫu 2.3.2. Sự kết hợp chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi Hình 2.8 minh họa sự lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi ở các quốc gia 2 Mô hình 1: bao gồm sự kết hợp giữa MI và ER; Mô hình 2: bao gồm sự kết hợp giữa MI và FO; Mô hình 3: bao gồm sự kết hợp giữa ER và FO. 11 2.3.3. Mức độ dự trữ ngoại hối của các quốc gia trong mẫu và mẫu hình kim cương Hình 2.11 thể hiện đồ thị kim cương của các quốc gia trong mẫu Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ số MI, ER, FO Kết quả hồi quy mô hình (2.1) cho giá trị R2 điều chỉnh lớn (94% cho toàn mẫu, 97% cho các nước đang phát triển), nghĩa là các biến đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi có tương quan tuyến tính với nhau, và các quốc gia trong mẫu thực sự phải đối mặt với việc đánh đổi giữa ba mục tiêu này. Các hệ số hồi quy ước lượng được đều có ý nghĩa thống kê cao, ở mức 1% cho cả mẫu 10 nước và mẫu 7 nước đang phát triển. 3.2. Kết quả kiểm định tác động của các kết hợp chính sách đến các biến kinh tế vĩ mô: 3.2.1. Kết quả hồi quy khi biến phụ thuộc là Biến động tăng trưởng  Kết quả hồi quy cho toàn mẫu và nhóm nước đang phát triển  Tác động của các chính sách bộ ba bất khả thi đến biến động tăng trưởng – trường hợp Việt Nam Bảng 3.4: Tóm tắt tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Biến động tăng trưởng Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 1 12 Nguồn: tổng hợp và tính toán từ các bảng kết quả 3.2 và 3.3. Bảng 3.4 và hình minh họa cho thấy tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Biến động tăng trưởng, ứng với mỗi kết hợp chính sách khác nhau. Chỉ số độc lập tiền tệ nhìn chung có tương quan ngược chiều với biến động tăng trưởng; chỉ số ổn định tỷ giá có tương quan cùng chiều; trong khi chỉ số hội nhập tài chính cho thấy tác động không rõ ràng đến biến động tăng trưởng. Các tác động trên có thể thay đổi khi kết hợp với mức dự trữ ngoại hối khác nhau. 3.2.2. Kết quả hồi quy khi biến phụ thuộc là Tăng trưởng trung bình  Kết quả hồi quy cho toàn mẫu và nhóm nước đang phát triển  Tác động của các chính sách bộ ba bất khả thi đến tăng trưởng trung bình – trường hợp Việt Nam (0.10) (0.05) - 0.05 0.10 10 nước 7 nước VN MI ER (0.15) (0.10) (0.05) - 0.05 0.10 0.15 0.20 10 nước 7 nước VN MI FO (0.02) - 0.02 0.04 0.06 10 nước 7 nước VN FO ER Các biến độc lập Biến động tăng trưởng Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam MI - -/ trừ khi IR>42% - -/ trừ khi IR>100% -/ trừ khi IR>43% -/ trừ khi IR>34% ER +/ trừ khi IR>46% +/ trừ khi IR>32% +/ trừ khi IR>30% +/ trừ khi IR>43,8% +/ trừ khi IR>32% +/ trừ khi IR>50% FO - +/ trừ khi IR>29% +/ trừ khi IR>24% - Để giảm biến động TN IR>46% 32%30% IR<100% IR<43% 29%<IR<34 % IR>43,8% IR>32% IR>50% 13 Bảng 3.7: Tóm tắt tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Tăng trưởng trung bình Nguồn: tổng hợp và tính toán từ các bảng kết quả 3.5 và 3.6. Bảng 3.7 và hình minh họa cho thấy tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Tăng trưởng trung bình, ứng với mỗi kết hợp chính sách khác nhau. Chỉ số độc lập tiền tệ nhìn chung có tương quan ngược chiều với tăng trưởng trung bình; chỉ số ổn định tỷ giá có tương quan cùng chiều; chỉ số hội nhập tài chính hầu hết tác động làm giảm tăng trưởng trung bình, trừ trường hợp Việt Nam. Các tác động trên có thể thay đổi khi kết hợp với mức dự trữ ngoại hối khác nhau. (0.15) (0.10) (0.05) - 0.05 0.10 0.15 10 nước 7 nước VN MI ER (0.15) (0.10) (0.05) - 0.05 0.10 0.15 0.20 10 nước 7 nước VN MI FO (0.05) - 0.05 0.10 0.15 0.20 10 nước 7 nước VN FO ER Các biến độc lập Tăng trưởng Trung bình Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam MI -/ trừ khi IR>34% - -/ trừ khi IR>30% -/ trừ khi IR>24% ER +/ trừ khi IR>56% +/ trừ khi IR>56% +/ trừ khi IR>48% + +/ trừ khi IR>39% + FO - - +/ trừ khi IR>39% -/ trừ khi IR>67,5% - +/ trừ khi IR>23% Để tăng thu nhập TB 34%<IR<56 % IR30% 24%<IR<39 % IR>67,5 % IR<39% IR<23% Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 14 3.2.3. Kết quả hồi quy khi biến phụ thuộc là Biến động lạm phát  Kết quả hồi quy cho toàn mẫu và nhóm nước đang phát triển  Tác động của các chính sách bộ ba bất khả thi đến biến động lạm phát – trường hợp Việt Nam Bảng 3.10: Tóm tắt tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Biến động lạm phát Nguồn: tổng hợp và tính toán từ các bảng kết quả 3.9 và 3.8. Bảng 3.10 và hình minh họa cho thấy tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Biến động lạm phát, ứng với mỗi kết hợp chính sách khác nhau. Chỉ số độc lập tiền tệ và chỉ số ổn định tỷ giá hầu hết có tương quan ngược chiều với biến động lạm phát; trong khi chỉ số hội nhập tài chính có tác (2.00) (1.50) (1.00) (0.50) - 0.50 1.00 10 nước 7 nước VN MI ER (4.00) (3.00) (2.00) (1.00) - 1.00 2.00 10 nước 7 nước VN MI FO (1.50) (1.00) (0.50) - 0.50 1.00 1.50 10 nước 7 nước VN FO ER Các biến độc lập Biến động lạm phát Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam MI -/ trừ khi IR>50% - -/ trừ khi IR>108% - - -/ trừ khi IR>121% ER -/ trừ khi IR>43,5 % -/ trừ khi IR>42% +/ trừ khi IR>25% -/ trừ khi IR>25% -/ trừ khi IR>48% -/ trừ khi IR>13% FO -/ trừ khi IR>33,5 % + +/ trừ khi IR>33% -/ trừ khi IR>29% +/ trừ khi IR>32% Để giảm biến động LP IR<43,5 % IR<42% 25%<IR< 108% IR<33,5 % 33%<IR< 121% IR<25% 32%<IR< 48% IR<13% Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 15 động trái chiều ở các mẫu quan sát khác nhau. Các tác động trên có thể thay đổi khi kết hợp với mức dự trữ ngoại hối khác nhau. 3.2.4. Kết quả hồi quy khi biến phụ thuộc là Lạm phát trung bình  Kết quả hồi quy cho toàn mẫu và nhóm nước đang phát triển  Tác động của các chính sách bộ ba bất khả thi đến lạm phát trung bình – trường hợp Việt Nam Bảng 3.13: Tóm tắt tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Lạm phát trung bình Nguồn: tổng hợp và tính toán từ các bảng kết quả 3.11 và 3.12. Bảng 3.13 và hình minh họa cho thấy tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Lạm phát trung bình, ứng với mỗi kết hợp chính sách khác nhau. Chỉ số độc lập tiền tệ có tương quan dương với lạm phát trung bình khi kết - 0.10 0.20 0.30 0.40 10 nước 7 nước VN MI ER (0.60) (0.40) (0.20) - 0.20 0.40 10 nước 7 nước VN MI FO (2.00) (1.50) (1.00) (0.50) - 0.50 1.00 10 nước 7 nước VN FO ER Các biến độc lập Lạm phát trung bình Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam MI + + +/ trừ khi IR>58% - ER +/ trừ khi IR>54% +/ trừ khi IR>34,8% + +/ trừ khi IR>26% +/ trừ khi IR>23% +/ trừ khi IR>18% FO -/ trừ khi IR>26% -/ trừ khi IR>32% + -/ trừ khi IR>25% -/ trừ khi IR>29% -/ trừ khi IR>18% Để giảm LP trung bình IR>54% IR>34,8 % IR>58% IR<26% IR<32% 23%<IR<29 % Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 16 hợp với ổn định tỷ giá, nhưng lại không có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các mô hình còn lại; chỉ số ổn định tỷ giá có tương quan dương với lạm phát trung bình; chỉ số hội nhập tài chính góp phần làm giảm lạm phát trung bình, trừ trường hợp Việt Nam khi kết hợp với độc lập tiền tệ. Các tác động trên có thể thay đổi khi kết hợp với mức dự trữ ngoại hối khác nhau. 3.2.5. Kết quả hồi quy khi biến phụ thuộc là Thất nghiệp trung bình  Kết quả hồi quy cho toàn mẫu và nhóm nước đang phát triển  Tác động của các chính sách bộ ba bất khả thi đến thất nghiệp trung bình – trường hợp Việt Nam Bảng 3.16: Tóm tắt tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Thất nghiệp trung bình Nguồn: tổng hợp và tính toán từ các bảng kết quả 3.14 và 3.15. (6.00) (4.00) (2.00) - 2.00 4.00 10 nước 7 nước VN MI ER (6.00) (4.00) (2.00) - 2.00 4.00 6.00 10 nước 7 nước VN MI FO (4.00) (3.00) (2.00) (1.00) - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 10 nước 7 nước VN FO ER Các biến độc lập Thất nghiệp trung bình Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam MI +/ trừ khi IR>89% + + +/ trừ khi IR>42% ER -/ trừ khi IR>42% -/ trừ khi IR>41% -/ trừ khi IR>40% -/ trừ khi IR>38% -/ trừ khi IR>34% + FO +/ trừ khi IR>65% -/ trừ khi IR>20,6 % + +/ trừ khi IR>58% -/ trừ khi IR>69% Để giảm thất nghiệp TB IR65% IR<38% IR<34% IR<69% Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 17 Bảng 3.16 và hình minh họa cho thấy tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến Thất nghiệp trung bình, ứng với mỗi kết hợp chính sách khác nhau. Chỉ số độc lập tiền tệ có tương quan dương với tỷ lệ thất nghiệp trung bình; chỉ số ổn định tỷ giá có tương quan âm, trừ trường hợp Việt Nam khi kết hợp với hội nhập tài chính; chỉ số hội nhập tài chính tác động làm tăng thất nghiệp trung bình ở các quốc gia đang phát triển Châu Á trong mẫu quan sát, nhưng tác động này đảo chiều khi có thêm biến giả Việt Nam. Các tác động trên có thể thay đổi khi kết hợp với mức dự trữ ngoại hối khác nhau. 3.3. Phân tích về ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ Trong số các biến kiểm soát đưa vào mô hình (2.2), luận án đi sâu phân tích thêm vai trò của mức độ phát triển tài chính và mức độ chi tiêu chính phủ với tư cách là yếu tố chi phối, tác động đến mối quan hệ giữa chỉ số MI, ER, FO và các biến số thể hiện sự ổn định kinh tế vĩ mô (biến động tăng trưởng và biến động lạm phát), bởi tầm quan trọng của hai yếu tố này đã được chứng minh song lại hầu như chưa thể hiện rõ nét trong các kết quả hồi quy trên của luận án. Trên cơ sở mô hình (2.2), kết hợp với những phân tích và kỳ vọng về mối quan hệ giữa vai trò của mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ đến ổn định kinh tế vĩ mô, luận án xây dựng mô hình hồi quy phụ như sau: Yit = γ0 + γ1PCit + γ2(ITit x IRit) + γ3(ITit x PCit) + uit (3.1) Yit = λ0 + λ1GEit + λ2(ITit x IRit) + λ3(ITit x GEit) + νit (3.2) Trong đó: PCit (Private Credit) – TDTN cao/ trung bình/ thấp : biến giả đại diện cho tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP của quốc gia i trong năm t là cao/ trung bình/ hay thấp. 18 GEit (Government Expenditure) – CTCP cao/ trung bình/ thấp : biến giả đại diện cho tỷ lệ tổng chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ/GDP ở quốc gia i trong năm t là cao/ trung bình/ hay thấp. 3.3.1. Vai trò của Mức độ phát triển tài chính Tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi đến Biến động tăng trưởng Tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi đến Biến động lạm phát 3.3.2. Vai trò của Chi tiêu chính phủ Tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi đến Biến động tăng trưởng Tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi đến Biến động lạm phát 3.3.3. Mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ của Việt Nam Lự ọ í sá bộ b bất k ả t ủ V ệt N từ ă 2000 ế 2012: Kết quả tính toán cho thấy Việt Nam đã lựa chọn chính sách độc lập tiền tệ kết hợp với ổn định tỷ giá trong các năm từ 2000-2003, và từ 2008- 2010; những năm còn lại thiên về chính sách ổn định tỷ giá kết hợp với tự do hóa tài chính. Mứ ộ át tr t trườ g tà í ủ V ệt N từ ă 2000 ế 2012: Căn cứ vào tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP và cách phân loại được mô tả ở Mục 3.3.1, Việt Nam được xếp vào nước có mức độ phát triển thị trường tài chính trung bình (trừ hai năm 2009 và 2010 ở mức cao). Kết quả phân tích hàm ý rằng nếu Việt Nam muốn giảm mức độ biến động thu nhập thực bình quân đầu người thì chính sách kết hợp giữa ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ là sự lựa chọn trong điều kiện thị trường tài chính phát triển ở mức độ trung bình. Còn để hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát trong điều kiện mức độ phát triển thị trường tài chính trung bình, lựa chọn kết hợp chính sách độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá hối đoái tỏ ra khả thi hơn cả. Mứ ộ t êu í ủ ủ V ệt N từ ă 2000 ế 2012: Theo tính toán của luận án dựa trên dữ liệu từ Worldbank và cách phân loại được mô tả ở mục 3.3.2, Việt Nam được xếp là nước có tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP thấp trong mẫu quan sát. 19 Kết quả phân tích hàm ý rằng nếu chính phủ Việt Nam muốn hướng đến mục tiêu ổn định tăng trưởng trong điều kiện chi tiêu chính phủ thấp như hiện nay, thì chính sách tiền tệ độc lập và tự do hóa tài chính là lựa chọn thích hợp. Còn để theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát thì chính sách ổn định tỷ giá vẫn có thể được duy trì. Chương 4 Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam 4.1. Vận dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi trong việc lựa chọn chính sách mục tiêu Đối với từng mục tiêu kinh tế cụ thể, trên cơ sở kết quả phân tích định lượng của luận án, kết hợp xu hướng tự do hóa tài chính và số liệu thực tế về dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay (khoảng 32 tỷ USD vào cuối năm 2013, tương đương khoảng 20%GDP), có thể đưa ra gợi ý về các kết hợp chính sách bộ ba bất khả thi: - Mục tiêu ổn định tăng trưởng thu nhập thực bình quân đầu người: kết hợp chính sách ưu tiên là tăng cường độc lập tiền tệ và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 2) – dựa vào các kết quả ở bảng 3.3 và 3.4; - Mục tiêu tăng thu nhập trung bình: kết hợp chính sách ưu tiên là ổn định tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 3) – dựa vào kết quả ở bảng 3.6 và 3.7; - Mục tiêu ổn định lạm phát: kết hợp chính sách ưu tiên là tăng cường độc lập tiền tệ và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 2) – dựa vào kết quả ở bảng 3.9 và 3.10; - Mục tiêu giảm lạm phát trung bình: kết hợp chính sách ưu tiên là tăng cường độc lập tiền tệ và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 2) – dựa vào các kết quả ở bảng 3.12 và 3.13; - Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình: kết hợp chính sách ưu tiên là ổn định tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 3) – dựa vào kết quả ở bảng 3.15 và 3.16 Kết quả trên cho thấy không có một sự kết hợp chính sách nào là hoàn hảo để có thể giúp cho Việt Nam cùng lúc đạt được tất cả các mục tiêu kinh tế 20 vĩ mô. Tuy nhiên, để đạt được nhiều nhất các mục tiêu có thể, thì mô hình 2 – kết hợp giữa chính sách độc lập tiền tệ và tăng cường hội nhập tài chính – được ưu tiên hơn cả (mặc dù lựa chọn này chưa xét đến khả năng đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu bổ trợ về dự trữ ngoại hối). Điều này cũng phù hợp với xu hướng tất yếu hiện nay của các quốc gia đang phát triển, không chỉ Việt Nam, đó là mức độ tự do hóa tài chính không ngừng gia tăng. Theo đó, Chính phủ nên giảm bớt ưu tiên cho chính sách ổn định tỷ giá, giành thêm không gian cho gia tăng độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính. Dựa vào thực trạng các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam hiện nay, so với các quốc gia trong mẫu quan sát (Hình 4.1), thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu nên là: ổn định tăng trưởng, ổn định lạm phát, giảm lạm phát trung bình, tăng thu nhập trung bình và giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình. 4.2. Nâng cao uy tín và mức độ độc lập của Ngân hàng nhà nước  Độc lập về mục tiêu chính sách  Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình  Tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN 4.3. Gia tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái Nếu cơ chế tỷ giá là cố định, đóng vai trò như một cái neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ sẽ mất tính độc lập và không đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát hay đối phó với những xáo trộn khi dòng vốn đổ vào lớn. Do đó, khi hội nhập tài chính ngày càng gia tăng, việc cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ là lựa chọn thích hợp nhằm tạo điều kiện cho một chính sách tiền tệ độc lập hơn. 4.4. Kiểm soát rủi ro của hội nhập tài chính  Duy trì mức độ kiểm soát dòng vốn vào  Phát triển lành mạnh thị trường tài chính nội địa  Củng cố niềm tin thị trường 4.5. Tăng cường tích lũy dự trữ ngoại hối Bảng 4.1: Dự trữ ngoại hối và các mục tiêu kinh tế Các mục tiêu Yêu cầu dự trữ ngoại hối Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 21 Nguồn: tổng hợp và tính toán từ các bảng kết quả hồi quy 4.6. Một số đề xuất khác  Gia tăng tính minh bạch của thị trường tài chính  Tăng cường kỷ luật tài khóa  Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Kết luận Dựa theo phương pháp của Ito và Kawai (2012), Aizenman và cộng sự (2008), luận án đã đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi (MI, ER, FO) đối với mẫu quan sát gồm 10 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2000 – 2012 để trả lời cho câu hỏi về lựa chọn chính sách ở các nước này. Kết quả tính toán cho thấy mỗi quốc gia đã có sự lựa chọn khác nhau ở từng mục tiêu chính sách, song đều có điểm chung là chỉ số độc lập tiền tệ (MI) hầu hết giảm nhẹ suốt những năm gần đây, tạo điều kiện cho việc gia tăng tự do hóa tài chính trong khi vẫn muốn duy trì mức độ ổn định tỷ giá nhất định. Bên cạnh đó, đa số các quốc gia có sự gia tăng Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Toàn mẫu Nước đang phát triển Việt Nam Để giảm biến động TN IR>46% 32%<IR<42 % IR>30% IR43,8% IR>32% IR>50% Để tăng thu nhập TB 34%<IR<56 % IR30% 24%<IR<39 % IR>67,5% IR<39% IR<23% Để giảm biến động LP IR<43,5% IR<42% 25%<IR<108 % IR<33,5% 33%<IR<121 % IR<25% 32%<IR<48 % IR<13% Để giảm LP trung bình IR>54% IR>34,8% IR>58% IR<26% IR<32% 23%<IR<29 % Để giảm thất nghiệp TB IR65% IR<38% IR<34% IR<69% IR thích hợp nhất 54%<IR<56 % 35%<IR<41 % 30%<IR<40 % 30%<IR<34 % IR<32% 29%<IR<34% Tùy mục tiêu 32%<IR<34 % Tùy mục tiêu 22 trong dự trữ ngoại hối, giúp các nước này đạt được mức độ cao hơn trong các mục tiêu chính sách. Sự kết hợp bộ ba chính sách kinh tế vĩ mô này là kết quả của những cải cách mang tính hệ thống, kết hợp với những cú sốc bên ngoài tác động đối với các quốc gia. Chẳng hạn như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 trong thời kỳ quan sát, hay sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, đã ảnh hưởng đáng kể đến những thay đổi trong chính sách. Với Việt Nam, các chỉ số bộ ba bất khả thi cũng cho thấy quốc gia đang hướng tới một lựa chọn trung gian cho các chính sách. Ngay cả những năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Việt Nam vẫn không thực sự theo đuổi tuyệt đối và cũng không từ bỏ hoàn toàn bất kỳ một mục tiêu nào của bộ ba chính sách. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mức độ mở cửa tài khoản vốn của Việt Nam đã gia tăng liên tục theo thời gian, do đó đánh đổi giữa ổn định tỷ giá và hiệu quả của chính sách tiền tệ là điều không tránh khỏi. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đề xuất bởi Aizenman và cộng sự (2008), luận án đã kiểm tra mối liên hệ của ba chính sách kinh tế vĩ mô trên nền tảng bộ ba bất khả thi. Qua đó, luận án đưa ra bằng chứng rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu phải đối mặt với việc đánh đổi các mục tiêu chính sách, nghĩa là nếu tăng một trong ba chỉ số (MI, ER, FO), phải giảm tổng trọng số của hai chỉ số còn lại. Và mặc dù rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các thành quả kinh tế của một quốc gia, nhưng chính phủ mỗi nước vẫn muốn bằng các chính sách của mình hướng tới đạt được những mục tiêu mong muốn. Do đó, luận án đã kiểm tra xem mỗi chính sách trong bộ ba bất khả thi hay kết hợp của hai trong ba chính sách có thể tác động thế nào đến các biến số kinh tế vĩ mô mà hầu hết các chính phủ đều quan tâm hàng đầu, đó là biến động thu nhập, biến động lạm phát, thu nhập trung bình, lạm phát trung bình và tỷ lệ thất nghiệp trung bình. Nghiên cứu có phân biệt tác động khác nhau giữa các quốc gia đang phát triển và tác động chung của cả mẫu 10 nước, đặc biệt chú ý đến trường hợp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Đối với biến động tăng trưởng: nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia có mức độ độc lập tiền tệ cao có thể giảm được biến động tăng trưởng, tác 23 động này mạnh hơn ở các nước đang phát triển, và mạnh hơn nữa khi xét cho trường hợp Việt Nam. Ổn định tỷ giá làm gia tăng bất ổn tăng trưởng ở tất cả các trường hợp. Tuy nhiên tác động này có thể được giảm nhẹ nhờ việc nắm giữ một lượng dự trữ ngoại hối lớn. Kết quả này cũng góp phần lý giải tại sao các nước đã không ngừng gia tăng dự trữ ngoại hối trong thời gian qua. Trong khi đó, hội nhập tài chính không cho thấy tác động rõ ràng đối với biến động tăng trưởng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh được những ảnh hưởng trái chiều của tự do hóa tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. - Đối với tăng trưởng trung bình: kết quả nghiên cứu cho thấy độc lập tiền tệ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng trung bình ở Việt Nam và cả mẫu quan sát, song điều này cũng có thể được khắc phục nếu các quốc gia vượt qua được một ngưỡng dự trữ ngoại hối nhất định. Trái lại, ổn định tỷ giá luôn góp phần làm tăng thu nhập trung bình. Trong khi đó, hội nhập tài chính góp phần làm giảm thu nhập trung bình trong thời kỳ quan sát. Riêng với Việt Nam, tác động của hội nhập tài chính lại có thể là tích cực trong bối cảnh dự trữ ngoại hối thấp hiện nay (khoảng 20%GDP). - Đối với biến động lạm phát: luận án cũng phát hiện ra rằng những nước có mức độ độc lập tiền tệ hay mức độ ổn định tỷ giá cao thường có biến động lạm phát thấp. Riêng hội nhập tài chính chỉ tỏ ra có lợi cho các nước phát triển trong việc ổn định lạm phát, bởi khi xét riêng các nước đang phát triển trong mẫu quan sát, hội nhập tài chính lại làm tăng biến động lạm phát – bao gồm cả trường hợp Việt Nam. - Đối với lạm phát trung bình: kết quả nghiên cứu cho thấy những nước có mức độ độc lập tiền tệ cao thường có lạm phát trung bình cao hơn, tương tự như khi quốc gia tăng cường mục tiêu ổn định tỷ giá. Trong khi đó, hội nhập tài chính luôn đem lại tác động tích cực trong việc làm giảm lạm phát trung bình, trừ trường hợp Việt Nam trong mô hình kết hợp giữa độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính (mô hình 2). - Đối với tỷ lệ thất nghiệp trung bình: độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong khi ổn định tỷ giá có tác động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên khi xét trường hợp Việt Nam, tác 24 động ngược chiều của hội nhập tài chính có thể lấn át, giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tất cả các tác động trên còn được phân tích kết hợp với vai trò của dự trữ ngoại hối, từ đó luận án tính toán ngưỡng dự trữ thích hợp để các quốc gia có thể đạt được một cách tối đa các mục tiêu kinh tế của mình. Luận án cũng điều chỉnh mô hình hồi quy để khám phá câu hỏi nghiên cứu về ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ đến mối quan hệ giữa các chính sách và sự ổn định nền kinh tế. Về ảnh hưởng của mức độ phát triển tài chính (thể hiện qua tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP), luận án tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ phát triển tài chính và biến động tăng trưởng, biến động lạm phát. Nhưng khi kết hợp các chính sách bộ ba bất khả thi với các mức độ phát triển tài chính khác nhau, tác động này có thể thay đổi. Về ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ/GDP, kết quả hồi quy cho thấy gia tăng chi tiêu chính phủ/GDP cũng làm tăng biến động thu nhập, trong khi làm giảm biến động lạm phát ở một vài trường hợp. Mức độ chi tiêu chính phủ khác nhau rõ ràng có ảnh hưởng đến vai trò của các chính sách bộ ba bất khả thi trong mối quan hệ với các mục tiêu của nền kinh tế. Các kết quả phân tích này bổ sung thêm căn cứ cho việc lựa chọn chính sách của các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện hiện tại của thị trường tài chính và mức độ chi tiêu chính phủ. Với môi trường kinh tế có mức độ phát triển tài chính trung bình và chi tiêu chính phủ/GDP thấp, kết quả phân tích của luận án đem lại hàm ý cho Việt Nam: để hướng tới ổn định thu nhập thực bình quân đầu người, chính phủ Việt Nam nên lựa chọn mục tiêu độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính; trong khi để hướng tới ổn định lạm phát, mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính là lựa chọn tối ưu. Như vậy, so với các nghiên cứu trước cùng chủ đề, kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới: - Luận án lần đầu tiên ứng dụng các phương pháp đo lường chỉ số độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính trên thực tế để tính toán các chỉ số này cho 10 quốc gia Châu Á trong giai đoạn năm 2000 – 2012. Cách tính này tỏ ra hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, 25 thỏa mãn kiểm định về mối quan hệ ràng buộc theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, từ đó mang lại các kết quả hồi quy có độ tin cậy cao; - Mẫu quan sát của luận án tương đồng với một vài nghiên cứu trên thế giới, song mục tiêu nghiên cứu tác động của sự lựa chọn chính sách bộ ba đến các biến số kinh tế vĩ mô cho mẫu nghiên cứu này không trùng lắp với các nghiên cứu đó; - Luận án lần đầu tiên phân tích tác động của kết hợp các chính sách trong lý thuyết bộ ba bất khả thi đến tỷ lệ thất nghiệp và đạt được những kết quả thống nhất, với độ tin cậy cao; - Luận án lần đầu tiên tính toán một cách đầy đủ các giới hạn về dự trữ ngoại hối để đạt được các mục tiêu kinh tế cụ thể; lấy đó làm căn cứ cho sự lựa chọn chính sách trong thực tiễn; - Tác động của các biến kiểm soát trong mô hình cũng đem lại những phát hiện đáng lưu ý như: vai trò của độ mở thương mại và cú sốc TOT đến biến động tăng trưởng, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008 đến tỷ lệ thất nghiệp, vai trò của các nguồn tài trợ bên ngoài - Bên cạnh phân tích ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính đến mối quan hệ giữa lựa chọn chính sách và các biến đại diện cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, luận án còn xem xét thêm ảnh hưởng chi phối của mức độ chi tiêu chính phủ đến mối quan hệ này. Cuối cùng, trên cơ sở các kết quả thực nghiệm về vai trò của lý thuyết bộ ba bất khả thi, kết hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay và bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, luận án đã trình bày một số gợi ý chính sách cho Việt Nam, nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa những lợi ích từ hội nhập tài chính và giảm thiểu rủi ro, giúp ổn định và phát triển nền kinh tế. 26 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Bài báo: 1. Đinh Thị Thu Hồng, 2009. A direction for Vietnam’s monetary policy during the recesstion. Tạp chí Phát triển Kinh tế - bản tiếng Anh (Economic Development Review), trang 2-8, số 184 – tháng 12/2009; 2. Đinh Thị Thu Hồng, 2012. Bộ ba bất khả thi và một số phương pháp đo lường. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, trang 37-40, số 16 – tháng 9&10/2012. 3. Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh, 2013. Hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền dẫn lãi suất. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, trang 39- 47, số 12, tháng 9&10/2013. 4. Đinh Thị Thu Hồng, 2014. Tác động của phát triển tài chính đến ổn định kinh tế ở các nước Châu Á. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, trang 47-54, số 97, tháng 4/2014. Đề tài nghiên cứu khoa học: 1. Chủ nhiệm đề tài: Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tài chính – tiền tệ, MS: CS-2008-14. Chủ nhiệm: ThS. Đinh Thị Thu Hồng – đề tài NCKH cấp Trường (nghiệm thu tháng 7/2009). 2. Thành viên đề tài: Xây dựng thị trường giao sau phòng ngừa rủi ro biến động giá. MS: B2009-09-82. Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang – đề tài NCKH cấp Bộ (nghiệm thu tháng 4/2011). 3. Thành viên đề tài: Những rủi ro của quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa. Mã số: B.2008-09-55. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – đề tài NCKH cấp Bộ. (nghiệm thu tháng 12/2011). 4. Thành viên đề tài: Nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Mã số: CS-2011-67. Chủ nhiệm: Quách Doanh Nghiệp - đề tài NCKH cấp Trường. (nghiệm thu tháng 4/2013).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbantomtat_tiengviet_7485.pdf
Luận văn liên quan