Lễ hội truyền thống nói chung, lễ thờ Mẫu (hay Vía Bà) nói riêng, là
môi trường gìn giữ và trao truyền văn hóa, hay nói một cách khác, đó là nơi
khơi nguồn, bồi đắp, duy trì và lan tỏa các giá trị văn hóa. iữ gìn nét truyền
thống trong nghi thức của tổ tiên chính là thể hiện lòng tri ân với các bậc tiền
nhân, bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao sự đoàn kết cộng đồng và góp phần
đào luyện nhân cách của con người. Từ thẳm sâu trong tâm hồn của mỗi người
dân Việt, những tình cảm ấy thực sự có những tác dụng tốt để làm nên cuộc
sống tâm linh vững chắc, là sợi dây nối kết con người với đất nước, cộng đồng,
nối kết giống nòi, tổ tiên từ ngàn xưa đến mãi tận ngàn sau.
Với tất cả những nghiên cứu nêu trên, luận án góp phần khẳng định
rằng Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức diễn xướng độc đáo, lưu
giữ được nhiều giá trị văn hóa dân gian quý báu của người Nam Bộ nói riêng,
người Việt nói chung. Do đó chúng rất xứng đáng được nhìn nhận một cách
khoa học, xứng đáng được trân trọng gìn giữ và phát huy./.
28 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Bùi Đình Thảo-Nguyễn Quang Hải, khảo tả về nghi thức, giai điệu, tiết tấu
âm nhạc và nội dung lời hát; Ngô Đức Thịnh (chủ biên), ạo Mẫu v h nh
thứ Shaman t ong tộ ng ời Việt Nam v hâu Á Ngô Đức Thịnh, Lên
ồng - H nh t nh ủa thần inh v thân phận: công trình nghiên cứu về nghi
thức Lên Đồng miền Bắc và nêu lên những nhận định về vai trò, vị trí của nghi
thức diễn xướng này trong đời sống tâm linh của người Việt sống chủ yếu ở
vùng Bắc Bộ. Norton Barley cũng đã nghiên cứu một cách sâu sắc về các nghi
lễ và âm nhạc trong các giá đồng qua tác phẩm Vietnamese mediumship
rituals: the musical construction of the spirits; Nguyễn Thanh Hiền, h n ắ
ầu in hoa; Nguyễn Thị Yên, Then Tày; Ngô Văn Doanh, Văn hóa ổ
Chămpa, tác giả đề cập sơ lược đến âm nhạc và múa của người hăm trong
các cuộc tế lễ chung và riêng.
Xuất phát từ mong muốn được góp sức mình vào việc tìm hiểu một
cách sâu sắc những vốn quý mà cha ông để lại, trong luận án này, chúng tôi cố
gắng tìm hiểu từ góc nhìn văn hóa học về hai trong những thành tố làm nên
diện mạo của lễ hội thờ Mẫu ở miền Nam, đó là nghi thức diễn xướng Bóng
rỗi và chặp Địa nàng. Tìm nguyên nhân hình thành, đặc điểm văn hóa-nghệ
thuật của loại diễn xướng văn hóa dân gian này. Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh
dạn đề xuất các giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị hữu
ích của thể loại này trong đời sống xã hội đương đại.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu hai nghi thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt ở Nam Bộ Bóng rỗi và chặp Địa nàng.
Luận án mong muốn giải quyết những vấn đề sau
- Nghiên cứu, khảo sát và lý giải một cách tổng thể, có hệ thống quá
trình hình thành và phát triển của Bóng rỗi và chặp Địa nàng.
- Nêu bật những đặc điểm riêng biệt của Bóng rỗi và chặp Địa nàng so
với một số nghi thức diễn xướng khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu để thể hiện
tính chất độc đáo của hai nghi thức diễn xướng này.
- Từ những nghiên cứu trên, luận án góp phần xác định những giá trị
đặc trưng làm nên bản sắc của nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ, trên bình diện rộng
hơn là giá trị bản sắc văn hóa tâm linh Nam Bộ.
- Trên cơ sở những phân tích, lý giải, luận án góp phần đánh giá, hình
thành một cách tiếp cận khoa học, xác đáng đối với loại hình diễn xướng tâm
linh này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Nam Bộ, nhằm bảo tồn và
phát huy di sản truyền thống trong kho tàng văn hóa Nam Bộ nói riêng, Việt
Nam nói chung.
5
4. GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI
Luận án đi sâu nghiên cứu hai nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong
tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ. Do vậy chúng tôi tìm hiểu hai
nghi thức này trong những buổi lễ cúng tại các miếu thờ Mẫu vùng Nam
Bộ.Việc khảo sát điền dã sẽ chủ yếu ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ, với tộc
người Việt (người Kinh). Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng so sánh với một số
nghi lễ liên quan như Hầu đồng, các lễ hội hăm ở Nha Trang, Ninh Thuận.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu (Bóng rỗi và chặp Địa
nàng) và xuất phát từ mục đích của luận án, chúng tôi sử dụng những phương
pháp sau trong quá trình xử lý đề tài phương pháp chức năng luận
(functionism) là lý thuyết phương pháp luận chủ đạo trong luận án.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Dân tộc
học, Nhân học văn hóa, Xã hội học, Nghệ thuật học, các tư liệu vang
(DVD,V V, D), các tài liệu khoa học đã được công bố v.v..
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã bước đầu tìm hiểu và xác định nguồn gốc hình thành của
Bóng rỗi và chặp Địa nàng. húng được tạo thành từ trong nền văn hóa dân
gian của cư dân Nam Bộ và phục vụ cho nhu cầu văn hóa tâm linh người Nam
Bộ.
- Xem xét các khía cạnh chính yếu để thấy những yếu tố có nguồn gốc
từ lịch sử, văn hóa, xã hội đã tích hợp và tạo nên nghi thức Bóng rỗi và chặp
Địa nàng. Tuy vậy, các nghi thức diễn xướng này vẫn thể hiện được tính chất
đặc biệt của vùng đất Nam Bộ.
- hứng minh những đặc điểm riêng biệt của Bóng rỗi và chặp Địa
nàng trong đối sánh với một số nghi thức diễn xướng tương tự khác trong tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
- Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án góp phần xác định những
giá trị làm nên tính đặc sắc của nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ, và trên bình diện
rộng hơn, là giá trị và bản sắc văn hóa tâm linh Nam Bộ.
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Mở đầu
hương I CƠ SỞ Ý UẬN VÀ HỰC IỄN
hương II: ẶC RƯNG VĂN HÓA HỂ HIỆN RONG HÌNH HỨC BÓNG
RỖI, CHẶP ỊA NÀNG
6
hương III ẶC RƯNG VĂN HÓA HỂ HIỆN RONG NỘI DUNG BÓNG
RỖI, CHẶP ỊA NÀNG
Kết luận
Phụ Lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
1.1.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Việc tôn thờ nữ thần là tín ngưỡng cổ sơ, đã hiện diện trong đời sống
tâm linh của nhiều dân tộc trên thế giới. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ nữ thần, Mẫu
thần như là các bà mẹ nuôi dưỡng và che chở cho dân tộc, là nhu cầu tâm linh
của những con người sống trong vùng văn hóa gốc nông nghiệp, trọng tĩnh,
sống chủ yếu bằng nghề nông.
Dân tộc Việt là dân tộc gắn với nghề nông. Những công việc đồng áng gắn
bó trực tiếp đến người phụ nữ nên trong quan hệ xã hội, người phụ nữ luôn
được tôn trọng và giữ vai trò to lớn trong gia đình. Đồng thời, xuất phát từ
quan niệm của người nông dân sống bằng nghề trồng lúa Quan niệm về vũ
trụ với m- Dương tương khắc tương sinh, việc tôn thờ thần Đất, Nước, Núi,
Lúa... đều đồng nhất với m và nhân hóa thành nữ tính. 1. Do vậy, trong đời
sống tinh thần và tâm linh, nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được cho là
hóa thân của các nữ thần như thần nước, thần lửa, thần đất... thành bà thủy, bà
hỏa, bà chúa xứ...
Trần Ngọc Thêm đã nhận xét Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy
tổng hợp; và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần. Tính chất âm
tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực xã hội là lối sống
thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan
tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực,
cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các
Mẫu. 2
Thờ Mẫu phản ánh nhận thức về tự nhiên, đề cao vai trò người phụ nữ
trong xã hội nông nghiệp, và thể hiện những khát vọng con người.
1 Ngô Đức Thịnh (2009), ạo Mẫu Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn tín
ngưỡng Việt Nam, Tôn iáo, Hà Nội..
2
Trần Ngọc Thêm (2006), m về b n ắ văn hóa Việt Nam, Tổng Hợp, TP.Hồ hí
Minh.
7
1.1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ Mẫu theo lưu dân đi vào Trung Bộ, Nam Bộ từ khoảng thế
kỷ XVI-XVII. Tuy cùng tôn kính các vị Mẫu thần, nhưng hệ thống các thần ở
phía Nam mang nhiều sự khác biệt. Ảnh hưởng từ môi trường địa lý, văn hóa,
xã hội, mà tuy có sự tương đồng về ý nghĩa tâm linh nhưng tên gọi cũng như
vai trò, vị trí của các thần đã có sự biến đổi rõ rệt.
Ví dụ các vị thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (thần mây,
mưa, sấm, chớp trong Tứ pháp), hay mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thủy, mẫu
Thượng ngàntrong hệ thống thờ Tứ phủ miền Bắc đã không còn ảnh hưởng
đến danh hiệu của các vị mẫu thần ở miền Nam. Với tư duy của người Nam
Bộ, các vị thần ấy đã trở thành Bà Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Bên cạnh tư duy tôn thờ những vị thần tự nhiên gắn liền với cuộc sống
nông nghiệp và ngư nghiệp của người Nam Bộ, cùng với sự cộng cư với các
cư dân đang sinh sống trên cùng mảnh đất miền Nam, người Việt Nam Bộ đã
tiếp thu tâm thức chung thờ các Bà Mẹ xứ sở. Sự hỗn dung và tiếp biến văn
hóa đã biến đổi nữ thần Po Inư Nưgar của người hăm thành Thiên Ya Na, bà
Chúa Xứ của người Việt, được thờ phụng khắp miền Nam.
Hệ thống các vị Mẫu thần trong đời sống tâm linh của người Việt Nam Bộ
có thể được tìm thấy ở trên khắp vùng với những hình tượng và tên gọi như
Ngũ Hành Nương Nương, Bà ố Hỷ Phu nhân, Bà Diêu Trì Địa Mẫu, Hậu
Thổ Phu Nhân, ửu Thiên Huyền Nữ, Bà húa Xứ, Kim Huê Thánh Mẫu,
Linh Sơn Thánh Mẫu
ùng với nhiều vị thần ngự trị trong tâm thức của những cư dân từ miền
ngoài, cùng với sự giao lưu văn hóa của nhiều tộc người, sự tiếp nhận và biến
đổi tín ngưỡng thờ những nữ thần tại phương Nam đã đưa đến sự tổng hợp, sự
phức hợp nhiều yếu tố văn hóa để trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu (thờ Bà )
riêng của người Việt Nam Bộ.
1.2. NGHI LỄ THỜ MẪU Ở NAM BỘ
1.2.1. Qui trình nghi lễ thờ Mẫu
Cấu trúc của nghi lễ thường theo những trình tự sau
a. Nghi thức ầu an.
b. Ngày thứ hai là lễ chính, còn được gọi là Đoàn ả. Trong ngày thứ
hai, nghi lễ của các bà Bóng thường có những tiết mục
- Khai tràng là nghi thức khai mạc một buổi lễ. ác bà Bóng sẽ đánh
ba hồi trống lệnh với ý nghĩa thông báo cho mọi người biết buổi lễ bắt đầu và
chuẩn bị nghênh đón thần linh về dự lễ.
8
- hầu mời, thỉnh tổ ác bà Bóng thay phiên nhau ra trước ngai thờ
và bắt đầu các điệu hát rỗi. Đầu tiên là những bài cung thỉnh Tổ của nghề
Bóng và sau là các bài rỗi để mời các vị thánh thần về tham dự lễ.
- Dâng bông, dâng mâm Nghi thức dâng lễ vật là các bông hoa hay
mâm vàng, mâm bạc lên Bà bằng động tác múa.
- Bán lộc, tức là phân phát các thức lễ vật, thường là trầu cau trong gói
giấy hồng đưa cho người dự lễ gọi là lộc của Bà. Đổi lại người nhận lộc bà sẽ
trả một khoản tiền tượng trưng.
- An vị Sau lễ Bán lộc là nghi thức An vị nhằm các việc lễ đã hoàn
tất, các nữ thần an vị nghỉ ngơi.
Tùy theo mức độ kinh tế của cộng đồng làng xã, hay theo quy định ba năm
phải cúng lớn, mà các nghi thức cúng miếu Bà còn được mở rộng thêm bằng
một số hình thức diễn xướng khác như chặp Địa nàng, xây chầu-đại bội và
Hát Bội.
1.2.2. Ảnh hưởng của nghi lễ cúng đình trong nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ
Trước đây, các nghi lễ tế tự ở đình với ban nhạc lễ, học trò lễ, đào thài và
lễ xây chầu đại bội là những nghi lễ diễn ra trong những dịp tế đình.Theo các
nhà nghiên cứu, nghi thức tế lễ có ban nhạc, có học trò lễ chính là sự rút gọn
của những quy tắc tế lễ đàn Nam iao trong triều đình phong kiến. Ý nghĩa
cuộc lễ xây chầu đại bội là khai thông Thái cực, làm cho trời đất giao hòa, âm
dương tương giao chuyển động để có thể biến hóa và sinh ra mọi vật.
uộc sống ngày càng thay đổi, người dân trở nên giàu có hơn thì nhu cầu
về chỗ dựa tâm linh ngày càng phát triển. Các cơ sở thờ tự ngày càng to đẹp
hơn, các cuộc lễ trở nên đông vui và hoành tráng hơn, thỏa mãn con người
trong cuộc sống hiện đại. Nhiều ngôi miếu đã trở thành những cơ sở thờ tự có
không gian rộng rãi, cơ sở hạ tầng được mở rộng, đẹp đẽ hơn, ngày càng trở
nên linh thiêng trong tâm thức người dân Nam Bộ. Nghi lễ cúng miếu cũng
không chỉ đơn giản như trước đây mà được tích hợp nhiều thành tố mới, trong
đó có việc mang những nghi thức cúng đình vào cuộc lễ cúng Bà. Bên cạnh
đó, những nghi lễ đặc biệt như Bóng rỗi, chặp Địa-Nàng cũng vẫn được giữ
nguyên, tạo nên sự tổng hợp, phong phú trong các loại hình, mang nét đặc sắc
về sự dung hòa của tâm lý cư dân vùng Nam Bộ.
Lý giải cho việc các ngày lễ cúng Bà ngày càng hoành tráng, tích hợp
nhiều thành tố của nghi lễ cúng đình, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng
có thể do địa vị của Bà ngày càng trở nên quan trọng trong tâm thức người dân
nên họ muốn làm những cuộc lễ trang trọng hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế
và nhu cầu thời đại. Với các phát triển, cải tiến và đổi mới phương thức canh
tác, phương pháp sản xuất, con người đã phần nào khắc phục được các hiện
9
tượng thiên nhiên, bước đầu tự tạo cho mình những thu hoạch tốt đẹp về nông
nghiệp, do vậy quyền năng của các vị thần Thành Hoàng của làng xã đã không
còn giữ được sự mạnh mẽ như xưa. Riêng với tín ngưỡng thờ Mẫu, các Bà lại
trở thành vị thần phù hộ, thần bổn mạng cho cuộc sống tinh thần và đời sống
vật chất của cư dân, nhất là tầng lớp tiểu thương, những người làm ăn buôn
bán, vì vậy, người dân lại tìm đến Bà nhiều hơn. âu nói của người dân đến
Bà cầu lộc, đến chùa cầu an có thể là một trong những nguyên nhân lý giải
cho hiện tượng ngày càng nhiều người tìm đến Bà.
Với quan niệm ấy, dần dần vai trò của vị mẫu thần đã thay đổi. ác Bà đã
được nhân dân thần thánh hóa thành các thần Thành Hoàng, với chức năng bảo
trợ cho con người như một vị Thành Hoàng và hưởng các nghi lễ như một vị
Thành Hoàng.
1.3. BÓNG RỖI VÀ CHẶP ĐỊA-NÀNG: DIỄN XƯỚNG TRONG NGHI
LỄ THỜ MẪU
1.3.1. Nguồn gốc hình thành Bóng rỗi, chặp Địa nàng
Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức diễn xướng hình thành
và phát triển trong cái nôi văn hóa của cư dân Nam Bộ. Trong buổi lễ thờ Mẫu
(thờ Bà), ngoài việc tích hợp các nghi lễ cúng đình với đào thài, ban nhạc lễ,
v.v tạo nên sự trang nghiêm, thì Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi
thức quan trọng đã tồn tại từ xưa trong lễ cúng Bà, được cho là hình thành từ
trong khoảng cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Chức năng chính của
Bóng rỗi và chặp Địa nàng là cầu tài lộc, cầu xin chữa bệnh và cầu sự bình an
cho tâm hồn.
1.3.1.1.Bóng rỗi
Bóng rỗi, hay hát Bóng rỗi là một loại hình nghệ thuật do các ông, bà
Bóng thực hiện, cất lên những lời ca thờ cúng, xưng tụng thần linh. hưa ai
biết chính xác Bóng rỗi ở Nam Bộ có nguồn gốc từ đâu, ai là người sáng tạo và
xuất hiện trong những buổi lễ cúng Bà từ lúc nào. Tuy nhiên, đây là loại hình
diễn xướng đặc biệt phục vụ trong các nghi lễ cúng Bà của người dân Nam Bộ.
Bóng rỗi gồm có h t i và múa bóng. H t i là hệ thống các bài bản
thể hiện bằng ngôn ngữ thanh nhạc, với tư cách là những lời ca tụng công đức
của những vị thần được tôn thờ (như Bà húa Xứ, Ngũ Hành Nương
Nương) và những lời mời chào các vị thần về dự lễ, hoặc chuyển tải ước
vọng của con người lên thần linh.
Múa bóng là hệ thống các động tác thể hiện ngôn ngữ hình thể, thực hiện
trong khi dâng lễ vật lên thần linh.
10
Qua các khảo sát, nghiên cứu và phân tích, thì nghi thức Bóng rỗi là một
trong những hình thức diễn xướng dân gian, bắt nguồn từ cách múa dâng lễ
trong các nghi lễ ở các đền, Tháp thờ các vị Mẫu thần của người hăm. Bà
Bóng cũng như những Pajao, là những nhân vật không thể thiếu trong ngày lễ
này. Các bà có nhiệm vụ như người hầu cận thân tín, có thể tiếp xúc với vị nữ
thần và dâng những lễ vật cũng như những lời cầu xin lên vị thần ấy.
1.3.1.2. Chặp Địa nàng
Theo Huỳnh Ngọc Trảng, bản Địa-Nàng được cho là xưa nhất đã được ghi
lại bằng chữ Nôm, ở chùa Long Triều (Bình hánh-thành phố Hồ hí Minh).
Ấn bản Địa Nàng xuất bản đầu tiên là bản Ông Địa-Tiên nương, (hát đối đáp
theo cuộc múa bóng/ Traduit par Nguyễn Hữu Phước/ Saigon, Phát Toán
Libraire- Imprimeur) được xuất bản lần thứ nhất năm 1912. Thơ tuồng
Địa-Nàng do ử Hoành Sơn trước soạn, nhà in Xưa Nay của Nguyễn Hảo
Vĩnh xuất bản (đoán định khoảng 1920-1930). 3 So sánh những văn bản còn
lưu giữ với những buổi biểu diễn chặp Địa- Nàng trong các lễ cúng gần đây,
cho thấy nội dung của chặp Địa- Nàng vẫn được giữ nguyên với hai nhân vật
ông Địa và Nàng Tiên. ốt truyện kể về hành trình đi tìm giếng Tiên theo lệnh
Bà. Trên đường đi đến nơi lấy nước, nàng Tiên đã bị lạc đường và phải cầu
viện ông Địa chỉ đường.
Theo nhà nghiên cứu Lê Ngọc ầu4, tác giả sách uồng h i cho rằng chặp
Địa nàng là hình thức thô sơ của thể loại Tuồng (Hát Bội). Do vậy tác giả cho
rằng chặp Địa nàng là tiền thân của nghệ thuật Tuồng, ra đời từ rất xa, trước
khi có nghệ thuật Tuồng.
Theo Huỳnh Ngọc Trảng, trong thời điểm nghệ thuật Hát Bội đang phổ
biến và đang là môn nghệ thuật thời thượng, thì người ta đã rút ra những yếu tố
từ trong bộ môn này để làm thành một thể loại diễn xướng khác. Hay người ta
bắt chước hình thức này để tạo nên một hình thức tương tự. Do vậy, chặp
Địa nàng đã chịu ảnh hưởng của Hát Bội một cách sâu sắc và được tạo thành
sau khi Hát Bội thịnh hành tại miền Nam.
Với sự khảo sát và phân tích qua nhiều tư liệu, chúng tôi nhận thấy chặp
Địa nàng rõ ràng có chịu ảnh hưởng từ Hát Bội về phương diện âm nhạc, hình
thức biểu diễn. Nhưng với thể loại diễn xướng này thì có khá nhiều tương
đồng với một số bản tuồng trong dân gian có xuất xứ trước khi Hát Bội vào
miền Nam. Tuy nhiên, với những tư liệu từ thực tế, chúng tôi đồng ý với quan
3
Huỳnh Ngọc Trảng (1992), ịa N ng, hặp óng uồng h i Nam ộ, TP.Hồ hí
Minh .
4
Lê Ngọc ầu (19 0), uồng h i, Văn Hóa, Hà Nội.
11
điểm là chặp Địa nàng được định hình và phát triển sau khi Hát Bội phát triển
tại miền Nam.
1.3.2. Vị trí-vai trò của Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong nghi lễ thờ
Mẫu Nam Bộ
Từ những nhận thức về thờ Mẫu kết hợp với môi trường văn hóa xã hội
vùng đất phương Nam, đã hình thành nên nghi lễ thờ Mẫu mang tính chất đặc
trưng vùng rõ rệt mà nghi thức tiêu biểu là Bóng rỗi và chặp Địa nàng.
Nhìn từ góc độ văn hóa học thì Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những hoạt
động văn hóa trong đời sống tâm linh của người Nam Bộ. Hoạt động văn hóa
tâm linh này có tác dụng thỏa mãn nhu cầu tâm linh và giải trí, đồng thời có
chức năng giáo dục đạo đức, nối kết cộng đồng. Loại nghi thức diễn xướng
này đã lưu giữ những giá trị nhân sinh qua nội dung cũng như những giá trị về
nghệ thuật. húng thể hiện tính đa văn hóa trong quá trình tích hợp những giá
trị văn hóa- nghệ thuật từ môi trường tự nhiên và xã hội của vùng đất phương
nam. Ở đây, yếu tố tín ngưỡng và nghệ thuật có sự đan xen, hòa quyện vào
nhau làm cho người tham dự cùng lúc thỏa mãn được nhu cầu tâm linh và nhu
cầu giải trí thông qua hưởng thụ những giá trị văn hóa nghệ thuật của loại hình
này.
TIỂU KẾT
Bóng rỗi và chặp Địa nàng với những nghi thức lưu truyền từ xa xưa, là
vốn văn hóa cổ truyền vô giá đang được người dân Nam Bộ gìn giữ và lưu
truyền. húng là sản phẩm của dân gian, chuyển tải những khát vọng tiềm ẩn
về sự nối tiếp giữa thế giới siêu nhiên và thế giới thực tại, sự khát khao, cầu
mong an khang thịnh vượng của người dân Nam Bộ.
Ngày nay, những nghi thức cúng Mẫu của người Nam Bộ cũng đã tích hợp
các lớp văn hóa hiện đại, đặc biệt là sự biến đổi ở phương diện hình thức (thể
hiện qua lễ vật, hình thức diễn xướng,v.v). Sự biến đổi đó là tất yếu, là quy
luật chung, có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực của chúng. Do đó, chúng
ta nên có những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những mặt tiêu cực, đồng
thời bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa đích thực, đúng đắn mà
loại hình này mang lại cho đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân Nam Bộ.
Chương 2
ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG HÌNH THỨC BÓNG
RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG
2.1. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN, CHỦ THỂ
Được coi như những loại hình diễn xướng tổng hợp, có âm nhạc, múa hát,
diễn trò Bóng rỗi và chặp Địa nàng mang trong nó những tính chất của loại
12
hình sân khấu diễn xướng dân gian, tồn tại trong không gian và thời gian.
Thông qua những hình thức biểu hiện bên trong tự thân của nghi lễ mà người
xem cảm nhận được những thông điệp nội dung mà nghi lễ muốn chuyển tải.
2.1.1. Không gian và thời gian diễn xướng
Về cơ bản, chỉ trong một không gian thiêng cụ thể là trước ngai thờ Bà,
ông Địa và nàng Tiên, qua ngôn ngữ lời thoại và diễn xuất, đã mang đến một
không gian đa dạng, luôn biến chuyển, sinh động và đầy màu sắc. ó vừa là
không gian thiêng, vừa là không gian nghệ thuật; vừa là không gian thực, vừa
là không gian o.
ũng như các khái niệm về không gian nghệ thuật-không gian ước lệ, bên
cạnh thời gian vật lý, thì thời gian nghệ thuật cũng chỉ là những quan niệm
tương đối về một thời điểm nào đó mà nghệ thuật sân khấu diễn tả; người xem
mặc nhiên chấp nhận và cùng sống trong khoảng thời gian ấy.
Ví dụ: trong những câu hát, người xem được dẫn dắt đến những không
giản rộng mở như đồi, núi, rừng sâunhưng khi kết thúc chặp diễn, các ông
bà Bóng lại dẫn dắt người xem đến ngay nơi miếu Bà, nơi người dân đang có
mặt.
Với những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong Bóng rỗi và chặp Địa
nàng, không gian và thời gian cho các nghi thức diễn xướng này vừa là không
gian-thời gian khép kín mang tính thiêng, đồng thời cũng là không gian-thời
gian mở cho người thưởng thức. Chỉ trong một không gian cụ thể trước ngai
thờ Bà, ông Địa và nàng tiên, qua ngôn ngữ lời thoại và diễn xuất, đã mang
đến một không gian đa dạng, luôn biến chuyển, sinh động và đầy màu sắc.
2.1.2. Chủ thể diễn xướng
2.1.2.1. Nhân vật Bóng
Được coi là sứ giả chuyển lời khấn cầu của người dân lên vị mẫu thần mà
họ tôn quý, những ông Bà Bóng giữ vai trò chuyển tải khát vọng của cả cộng
đồng qua những lời hát rỗi, qua chặp diễn Địa nàngHọ có thể ở bất cứ giới
tính nào nhưng thông thường mang tính nữ nhiều hơn. Họ thường có điểm
chung là người được cho là có căn , được nữ thần chọn làm người hầu cận;
hoặc họ đau ốm liên miên mà chỉ có làm bóng mới trở nên mạnh khỏe. Trong
giới bóng miền Nam cũng có chia làm hai loại bóng vu vi (bóng căn, bóng
cốt) và bóng tuồng. Ngoài bóng vu vi, bóng cốt, là những người cho Bà
mượn thân xác để nhập vào (hiện nay hầu như không còn thấy), thì những
người làm Bóng tuồng đều trải qua một thời gian học hành bài bản, có Thầy
kèm cặp, hướng dẫn và dắt ra làm nghề.
2.1.2.2. Nhân vật thực hiện chặp Địa nàng
13
Chặp diễn có hai nhân vật ông Địa và nàng Tiên.
Thông thường, các ông bà Bóng cũng rèn luyện để có thể đảm nhận vai trò
diễn chặp Địa nàng, nhưng cũng có khi ông Địa và nàng Tiên có xuất thân là
các diễn viên đoàn nghệ thuật Hát Bội. Họ cũng phải trải qua một thời gian
luyện tập để có thể hoàn thành được chặp Địa nàng một cách hoàn hảo.
2.1.2.3. Văn hóa ứng xử trong cộng đồng Bóng
Thông thường, trong các cuộc lễ, người ta mời một nhóm bà Bóng đến
dâng lễ. Nhóm là tập hợp của các bà Bóng và nhạc công, có thể chỉ là 1,2
người, nhưng cũng có khi đến 6, 7 người. ác bà Bóng thường đi theo từng
nhóm, có thể là bạn bè quen biết hay cùng một Thầy dạy.
Tuy nhiên, khi miếu Bà là nơi linh thiêng và là chỗ nương tựa của
nhiều đệ tử khác, thì các bà Bóng có mối liên hệ với miếu cũng có thể đến
xin tự hát rỗi. Một phần để tỏ rõ lòng thành của mình đối với Bà; mặc khác, họ
cũng muốn chứng tỏ tài nghệ của mình. Vì thế nếu những miếu có tiếng tăm
thì số lượng các bà Bóng có thể lên đến số chục. Tham dự những buổi lễ ấy,
chúng tôi nhận thấy các bà Bóng tuy chưa quen biết nhau nhưng qua vài câu
chuyện cởi mở thì họ đã thiết lập được mối quan hệ thân tình, dễ chịu. Qua
một vài cuộc điền dã, chúng tôi nhận thấy đây không phải là trường hợp cá
biệt. ó thể các bà Bóng chưa thật sự ưa thích nhau, cũng có thái độ bằng mặt
mà không bằng lòng , nhưng chưa có trường hợp chối từ không cho hát cúng
Bà. Những Bóng thuộc giới thứ ba thường thiết lập quan hệ nhanh hơn những
bà Bóng thuộc giới nữ.
ách ứng xử cởi mở, rộng rãi này thể hiện tính cách bao dung của
người miền Nam dưới mọi góc độ cuộc sống. Tính cách bao dung không phải
chỉ có ở người Việt, và cũng không phải chỉ có ở người Việt Nam Bộ, nhưng
tính cách bao dung được coi như đặc trưng của tính cách người Nam Bộ. Bởi
vì môi trường tự nhiên-xã hội và quá trình cộng cư, giao lưu với nhiều nền văn
hóa tại nơi đây đã làm cho tính cách bao dung trở nên nổi bật hơn.
2.2. LỄ VẬT VÀ ĐẠO CỤ
2.2.1. Lễ vật
Trong những ngày lễ Vía Bà, miếu được trang hoàng rực rỡ. Những lá cờ
ngũ sắc được treo chung quanh cổng chào và trong miếu. Bàn thờ Bà trở nên
lộng lẫy với đèn, nến, hương hoa, với những sản vật địa phương như một sự
thành kính nhớ ơn sự phù hộ của vị thần.
Đặc biệt trong các lễ cúng miếu Bà ở vùng Nam Bộ, ngoài các đĩa trái cây
được chưng bày trên những mâm, đĩa, như trên các bàn thờ thông thường, còn
có một loại hình trang trí độc đáo là sắp xếp trái cây thành hình những con vật
14
linh thiêng như long, lân, quy, phụng. ách trưng bày này được người phương
nam gọi là h ng nghi. Đây là cách thức chưng trái cây độc đáo của các nghệ
nhân ở Nam Bộ, nơi có chủng loại trái cây đa dạng và đặc sắc. Không chỉ là
một cách sắp xếp lên bàn thờ mà đây còn là nơi gửi gắm những mong ước và
cách chưng này kích thích người ta sáng tạo những hình ảnh độc đáo, lạ mắt,
khuyến khích sự tìm tòi, học hỏi và góp phần tạo nên một nghệ thuật độc đáo
của cư dân miền Nam.
2.2.2. Lễ vật-đạo cụ trong rỗi Bóng
Một loại lễ vật vừa mang tính tâm linh, vừa mang tính nghệ thuật biểu
diễn, không thể thiếu trong một lễ cúng Bà là mâm vàng, mâm bạc.
Xét về mặt tâm linh, mâm vàng, bạc là lễ vật đặc trưng cho tín ngưỡng
thờ Mẫu Nam Bộ, có chức năng là phẩm vật chứa đựng lòng thành kính, chứa
đựng ước vọng mong cầu về gia đạo, sức khỏe, mùa màng v.v... và sẽ được
chuyển đến các vị thần qua hình thức hỏa hiến. Về mặt nghệ thuật, mâm vàng,
bạc là đạo cụ biểu diễn, là cầu nối giúp cho các bà Bóng có thể thông linh
với thánh thần qua các động tác múa sử dụng hình thể cùng với động tác dâng
mâm.
2.2.3. Lễ vật-đạo cụ trong chặp Địa nàng
Nhân vật Địa và Nàng luôn luôn cầm chiếc quạt trên tay. Màu sắc sẽ tương
ứng với quần áo của Nàng. hiếc quạt là vật bất ly thân trong quá trình biểu
diễn. Theo quan niệm dân gian, cái quạt làm ra gió mát, có ý nghĩa là mang
đến những điều lành. Ông Địa lúc nào cũng cầm quạt, cũng có nghĩa là mang
những điều tốt lành đến với mọi người.
Tuy chặp diễn Địa nàng không cần sử dụng nhiều đạo cụ, nhưng trong khi
diễn, những phẩm vật trên bàn thờ Bà cũng được trưng dụng trong quá trình
ông Địa và nàng Tiên ứng đối . Ví dụ trong đoạn Địa ăn chè, thì chén chè
được lấy trên bàn thờ xuống để diễn. Hay đoạn ăn trái cây thì Nàng cũng xin
Bà một trái nào đó đang được cúng trên bàn thờ, mang xuống diễn.
2.3. PHƯƠNG THỨC DIỄN XƯỚNG
2.3.1. Hát rỗi
Hát rỗi là hình thức dâng những lễ vật, dâng lời cầu xin của người dân lên
các vị thần thánh bằng âm nhạc, lời hát, để cầu mong sự độ trì của Bà cho một
cuộc sống hạnh phúc, ước mơ no ấm.
Sau lễ khai tràng của dàn nhạc, các bà Bóng bắt đầu bằng nghi thức chầu
mời, thỉnh tổ. Trên các lời văn có sẵn, các bà Bóng đưa vào các làn điệu dựa
theo hơi nhạc tài tử miền Nam như Xuân, Ai, Đảo vào các bài rỗi. Nội dung
diễn tả cảnh đẹp của vùng đất, nói đến những con người đang sinh sống nơi
15
đây với tấm lòng thành kính mong muốn được mời các vị Thần về chứng lễ
ngày hôm nay. ó các bài rỗi riêng dành cho các vị Thần như bài rỗi mời Bà,
mời Ông, mời ô, mời ậu, mời các cô hồn, chiến sĩ, v.v về tham dự buổi
lễ. Mỗi bài rỗi là một bài ứng tác tuy có nội dung gần tương tự nhau với những
điều mong ước như cầu gia đạo bình an, cầu tài lộc, cầu sức khỏe,v.v nhưng
được thể hiện bằng những sáng tạo khác nhau của từng bà Bóng nên không có
một mẫu số chung, không bị trùng lặp câu chữ.
2.3.2. Múa
Múa bóng là hệ thống các động tác thể hiện ngôn ngữ hình thể, thực hiện
trong khi dâng lễ vật lên thần linh.
Bên cạnh những lời rỗi, phương thức diễn xướng bằng động tác hình thể
cũng là điểm đặc biệt trong thể loại này. Các bà Bóng đã dùng nhiều đạo cụ
khác nhau dâng lên Bà, thông qua đó thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
của người dân. ác điệu múa dâng Bà thường được chia làm hai loại chính
múa mâm (dâng lộc nói chung) và múa đồ chơi (có chức năng giải trí). Về kỹ
thuật thì múa được chia thành múa đồ đầu và múa đồ bêu.
Những loại đạo cụ trong múa dâng lộc như mâm vàng bạc, bông hoa, trái
cây, trầu cau
Những loại đạo cụ trong múa đồ chơi dao, kiếm, lu khạp, ghế, bàn, độc
bình, lông công, xe, trống
Tuy có khác nhau về các dụng cụ thể hiện trong nghi lễ múa Bóng, nhưng
chúng có những đặc điểm chung
- Tất cả các dụng cụ đều được để trên đầu khi múa.
- Động tác của hai tay rất đơn giản, không có quy tắc cụ thể, hầu hết các
động tác chỉ xoay quanh cổ tay, chủ yếu là động tác là cuộn tròn tay, không
phải là những động tác quy định của bài múa hiện đại. Tay chỉ sử dụng động
tác như một cách giữ thăng bằng cho dụng cụ đang ở trên đầu. Vì lẽ đó, không
thể xếp loại hình múa này vào loại nghệ thuật Múa theo quan niệm và cách
định nghĩa thông thường.
- Không có bộ điệu cho động tác chân. hân và thân mình thường nhún lên
xuống theo trục thẳng đứng của cơ thể, các bước chân lên xuống không theo
nhịp bắt buộc. Lý do là chân và thân mình luôn phải giữ trọng tâm để vật trên
đầu không rơi xuống đất.
- Mặt luôn luôn hướng về phía bàn thờ. Nếu có quay tròn thì cũng phải
quay thật nhanh để trở lại vị trí trước bàn thờ. Tối kị việc múa với những động
tác đưa lưng hoặc thân vào bàn thờ.
16
Những điều này thể hiện rõ nhận thức của người dân trong các nghi lễ đối
với thần linh. Họ tỏ rõ sự kính trọng Bà bằng cách đội lễ vật lên đầu, các động
tác múa chỉ là việc cách điệu hoá nghi thức dâng lễ vật.
2.3.3. Diễn chặp Địa nàng
hặp Địa nàng là một trong những thể loại diễn xướng dân gian. ũng như
những thể loại diễn xướng khác như hèo, các loại kể thơ, Tuồng vè, Tuồng
hài, nội dung của cốt truyện cũng được kể và diễn theo trình tự thời gian sự
việc. Nội dung của chặp diễn là nàng Tiên được Bà sai đi lấy nước, lạc đường
và xuống nhờ ông Địa chỉ đường. Lồng trong cốt truyện đơn giản ấy là những
trò diễn, những m ng mi ng theo lối diễnTuồng đồ (Tuồng mang tính hài hước
nhiều hơn).
Lối viết chỉ chú trọng vào cốt truyện mà không viết rõ về cách thể hiện của
nhân vật làm cho sân khấu diễn xướng dân gian nói chung, chặp Địa nàng nói
riêng có sự hấp dẫn mang yếu tố bất ngờ. Với ối di n ơng dựa trên cốt
truyện, khán giả được xem những trò diễn vui nhộn, những đối đáp thú vị từ
hai nhân vật này.
Bên cạnh đó, cách phục sức, hóa trang, cũng như phương thức diễn đạt
theo lối biểu trưng, ước lệ củaTuồng (Hát Bội) tạo thành một bức tranh nhiều
màu sắc sinh động của nhân vật, của tình tiết, của chặp diễn.
Những người đến tham dự lễ hội cúng Bà không phải lần đầu tiên, nhưng
người ta vẫn thích xem Bóng rỗi, xem hát chặp Địa nàng. Người ta đến để xem
hát nh th n o chứ không phải là hát cái gì. Do vậy các nhân vật ông Địa,
nàng Tiên phải thật linh hoạt, biết biến báo, cập nhật hoàn cảnh, môi trường để
tạo nên sự thích thú cho người xem.
2.3.4. Âm nhạc
m nhạc bắt nguồn từ cuộc sống của con người và thể hiện những ý nghĩa
mà con người muốn gửi gắm. m nhạc là một trong những thành tố quan trọng
trong các buổi lễ, là cầu nối giữa con người với đối tượng được tôn thờ.
2.3.4.1. Giai điệu
ác loại hơi được sử dụng chủ yếu trong Bóng rỗi là hơi Xuân, Ai,
Đảo hay Dựng.
Hơi Xuân là thang âm đặc thù trong nhạc miền Nam nói chung, hiện
diện trong nhạc Lễ, hát Bội, Tài tử Bóng rỗi sử dụng hơi Xuân làm làn hơi
chủ yếu. Tuy dựa vào thang âm điệu thức đã có sẵn, nhưng hơi Xuân ở đây
không giống hoàn toàn với hơi Xuân trong nhạc Tài Tử. Trong nghệ thuật học,
đặc điểm của hơi Xuân với những quãng 3 nhấn trả về, vừa trang nghiêm vừa
17
thanh thản, lại không quá mạnh mẽ, hùng tráng, mang lại nét thư thái cho bản
nhạc cũng như cho tâm hồn người nghe.
Hơi Ai ở đây là thang âm chịu ảnh hưởng từ thang âm hát ru của người
Nam Bộ, với nét buồn man mác và sử dụng những quãng 4. Với những câu hát
thể hiện mong ước của con người về một cuộc sống an hòa, hạnh phú, hay cầu
mong Bà và các vị thần ban cho cuộc sống ấm no, an lạc thì thường được các
bà Bóng diễn tả trên hơi Ai.
Hơi o hay Dựng ít được dùng hơn, chủ yếu dành cho những đoạn
chuyển trở lại bài, hay được dùng trong bài rỗi đặc biệt như bài rỗi ậu.
m nhạc là tiếng nói của tâm hồn, nên ở đây có thể nói, hơi Xuân
được dùng để chuyển tải nội dung có tính chất trang nghiêm, tôn kính mà bà
Bóng và người dự lễ dành cho thần thánh, còn hơi Ai dùng để họ thổ lộ hay
tâm sự với ước vọng là thánh thần sẽ chiêu cảm hiểu và đón nhận những
lời khẩn cầu như vậy.
2.3.4.2. Tiết tấu
Tiết tấu một bài rỗi lúc nào cũng phải thay đổi từ chậm đến nhanh rồi lại
chậm. Đó cũng là một trong những phương thức thể hiện quy luật âm dương,
quy luật cuộc sống. ũng như thủy triều lên xuống, như nhịp sinh học trong cơ
thể con người, cũng như hai mặt đối lập của một hiện tượng, người xưa đã quy
định phải có nhanh rồi chậm, rồi nhanh hay là chậm, nhanh, chậm. Không có
bài rỗi nào chỉ sử dụng một tiết tấu, một nhịp điệu, một hơi nhạc duy nhất từ
đầu đến cuối bài. Chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng về tiết tấu của âm
nhạc trong nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ với các nghi thức trong tín ngưỡng
Shaman giáo ở những nơi khác. Các loại nhạc khí gõ luôn giữ vai trò chủ đạo
để dẫn dắt tiến trình của nghi thức. Tiết tấu làm cho con người dễ dàng bị cuốn
hút vào buổi lễ, làm cho buổi lễ sống động, tạo một không khí cần thiết cho
việc nhập hồn của các Thần.
2.3.4.3. Nhạc khí
Nhạc khí chính đệm cho hát bóng rỗi là cây đàn Cò (Nhị) và Trống lệnh.
Tuy chỉ có một nhạc khí chính nhưng cây đàn cò là nhạc khí rất phù hợp để
chuyển tải nội dung và hình thức nghệ thuật Bóng rỗi. Bởi vì đây là một nhạc
khí chuyển dây rất nhanh, có thể phù hợp cho mọi loại hơi của miền Nam và
bắt kịp tất cả các giọng hát của người rỗi.
Ngoài ra, nếu các miếu có kinh tế dồi dào thì có thể mời đầy đủ một ban
nhạc với các nhạc khí hỗ trợ cho buổi lễ thêm phần long trọng như đàn Kìm,
đàn Sến, uitare phím lõm, các loại Kèn
18
TIỂU KẾT
Như vậy, qua những xem xét và phân tích về hình thức diễn xướng, chúng
ta có thể hiểu thêm về không gian thiêng và không gian nghệ thuật, thời gian
vật lý cũng như thời gian tâm linh-nghệ thuật của Bóng rỗi và chặp Địa nàng.
Ở đây, không gian thiêng và không gian nghệ thuật, thời gian vật lý cũng như
thời gian tâm linh-nghệ thuật, vừa là sự tách rời, khu biệt trong diễn tiến sự
việc, vừa là một khối thống nhất trong tâm thức người xem.
hủ thể thực hiện hai nghi thức diễn xướng này là các ông bà Bóng, những
người được cho là sứ giả của thần linh, có thể thông linh với thần thánh để
dâng lời cầu xin của cộng đồng qua hình thức ngôn ngữ, âm nhạc và múa.
ùng với việc khảo sát về trang phục của những người thực hiện nghi thức
Bóng rỗi, chặp Địa nàng; lễ vật dâng cúng vị nữ thần trong tâm thức dân gian
Nam Bộ, khảo tả về các đạo cụ sử dụng trong quá trình thực hiện nghi thức,
các loại nhạc khí được sử dụng để tạo nên một không khí chung cho buổi lễ,
luận án mang đến cái nhìn toàn diện hơn về đời sống văn hóa tâm linh của
người Việt qua những cách thể hiện bằng hình thức nghi lễ diễn xướng thờ
Mẫu nơi đây.
Chương 3
ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG NỘI DUNG
BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG
3.1. BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG, SỰ PHẢN ÁNH NHẬN THỨC VỀ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
3.1.1. Quan niệm về âm dương- ngũ hành
Triết lý âm dương cổ sơ đã thấm sâu trong tư tưởng, thể hiện qua cách nói,
cách làm của con người Việt Nam.
Trong nhận thức, trong nội dung lời rỗi, trong giai điệu âm nhạc Bóng
rỗi dù không viết ra thành những quy luật cố định, không đưa ra thành lý
thuyết, định luật cụ thể nhưng trong cách đặt danh từ bài nhạc, sắp đặt thang
âm điệu thức, sắp xếp các nhạc khí trong các buổi lễ... đều thể hiện rõ ảnh
hưởng nguyên lý âm dương.
ó thể thấy quan niệm này được biểu đạt qua nhiều cách, như xem Ngũ
Hành Nương Nương là hiện thân của năm vị thần, ứng với năm nguyên tố chủ
đạo để cấu tạo nên mọi vật trên thế gian. Người xưa cho rằng năm nguyên tố
này ứng với năm màu sắc chính và năm loại vật chất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Khi rỗi bóng, những lời rỗi mời lúc nào cũng có năm vị nữ thần này. Vì năm vị
19
tượng trưng cho năm màu nên mâm cúng Ngũ Hành Nương Nương sẽ là mâm
ngũ sắc.
Sau lời rỗi cúng Bà thì phải mời Ông, mời ô phải có mời ậu, nhạc khí
có âm có dương v.v
ũng như thế, ngay cách tạo hình nhân vật Địa nàng, cách biểu đạt nội
dung chặp diễncũng ẩn chứa những quan niệm âm dương cổ sơ của cư dân.
Hình tượng ông Địa thì cục mịch, no tròn, đầy đặn, sử dụng ngôn ngữ
bình dân dễ hiểu. Nàng Tiên tha thướt, ẻo lả, dịu dàng, nói năng văn vẻ. Áo
ông Địa có màu chủ đạo là màu vàng tượng trưng cho Thổ, áo nàng Tiên lấy
tông chủ đạo là xanh trắng tượng trưng trời.
Hình thức cặp đôi Địa-Nàng , ông Địa và nàng Tiên, thể hiện nhận
thức của người xưa về trên-dưới, trước-sau, cao-thấp. Hình thức cặp đôi này
được thấy ở một số trò diễn của dân tộc Việt, mà cũng thấy ở nhiều dân tộc
trên thế giới, nhất là trong những câu chuyện kể hay trong lễ hội giả trang ở
các nước châu u thời Trung cổ mà Bakhtin5 đã đề cập đến trong tác phẩm
S ng t ủa F an oi Rab ai v nền văn hóa dân gian ung Cổ v Phụ
h ng của ông. Những câu chuyện cổ tích nói về một người anh hùng đi xuống
địa ngục cũng tương tự như motif từ trên trời đi xuống. Với người Việt, hình
tượng của cặp đôi này được nhận thức như hai mặt âm-dương của một vật thể.
Ông Địa tượng trưng cho một vị thần cai quản đất của một vùng, nàng Tiên từ
trên trời đi xuống tìm nước. Người dân Việt coi đất thuộc tính âm, gặp tính
dương từ trời xuống, âm dương hòa hợp sinh ra vạn vật. Tuy nhiên, trong âm
có dương và trong dương có âm, do vậy Mẹ Đất nhưng lại hiện diện nhân vật
ông Thổ Địa, và ha Trời lại có biểu tượng là nàng Tiên
3.1.2. Thể hiện ước vọng phồn thực
Nhân vật ông Địa trong chặp Địa nàng được mô phỏng hình ảnh của ông
Địa ngày nay mà nhân dân Nam Bộ thường thờ cúng, với những đặc điểm tiêu
biểu bụng thật bự, vú lớn, chít khăn choàng đầu màu đỏ, miệng lúc nào cũng
tươi cười. Việc tạo hình ông Địa với những yếu tố no tròn, đầy đặn cũng thể
hiện sự phồn thực, đầy đủ mà người dân muốn gửi gắm trong hình tượng ấy.
Trong chặp Địa Nàng, có nhiều tình tiết thể hiện quan niệm, triết lý của cư
dân mà những quan niệm đó được hình thành theo tín ngưỡng phồn thực lâu
đời của các cộng đồng cư dân gốc nông nghiệp.
5
M.M. Bakhtin, S ng t ủa Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian ung Cổ
v Phụ H ng, KHXH, Hà Nội.
20
Đoạn Địa đẻ là một ví dụ. Địa đẻ tức là đất đai sinh sôi nảy nở, phì nhiêu,
tươi tốt. Đất cũng như người, cũng sinh sôi nảy nở để mang lại sự phồn thịnh,
no ấm cho con người. Quan niệm này cũng được được nhìn thấy ở những dân
tộc sống chủ yếu bằng nghề nông, gắn bó mật thiết với đất đai, mùa màng.
Những cư dân nông nghiệp này cũng có nhiều cách thức ma thuật khác nhau
để mong cầu mùa màng tươi tốt.
Bên cạnh đó, đối với cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nước
là yếu tố cần thiết nhất cho cuộc sống lao động. Do vậy, lễ cầu mưa bao giờ
cũng là cuộc lễ mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người
dân. Đề tài của chặp Địa Nàng, hình ảnh nàng Tiên xuống huê viên lấy nước,
mang ý nghĩa đem nước đến, mang sự sống và sự no ấm đến cho mọi người,
thể hiện ước vọng từ ngàn đời của người nông dân.
3.1.3. Nhận thức về xã hội
Văn hoá, cũng như bất cứ sự sáng tạo nào cũng chịu sự tác động của môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Bóng rỗi, chặp Địa nàng cũng là những
sản phẩm văn hoá do con người Nam Bộ tạo ra. Thông qua nội dung Bóng rỗi,
chặp Địa nàng, người Việt Nam Bộ đã thể hiện được sự nhận thức và ứng xử
với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, thể hiện nhu cầu tâm linh và
nhu cầu giải trí của mình.
Bóng rỗi, cũng như các loại nghi thức diễn xướng trong các nghi lễ thờ
Thần, thể hiện nội dung chính là xưng tụng công đức của vị Thần mà người
dân tôn thờ. Những nội dung này biểu hiện trước hết là lòng tri ân của hậu thế
dành cho các vị thần có công với nước, với dân; thể hiện lòng biết ơn các vị
thần linh đã cưu mang, che chở cho con người trước những khó khăn do thiên
nhiên và môi trường mang lại. Bà hay bất kỳ một vị thần thánh nào trong
tâm thức người dân Nam Bộ không hướng về thế giới bên kia mà hướng về thế
giới hiện tại, đời sống hiện tại, giúp con người thỏa mãn ước vọng về vật chất
và tinh thần.
Những tri thức bản địa như tri thức về thiên nhiên, về môi trường sống, về
quan niệm đạo đức, về xã hội đương thời cũng được lồng ghép vào Bóng rỗi
và chặp Địa nàng. Đây không chỉ là những yếu tố nằm trong nội dung của nghi
thức diễn xướng, mà nhờ diễn xướng, những tri thức này được giữ lại, được
trao truyền cho mọi người, cho các thế hệ. Điển hình là các loại hát vè như vè
con kiến, vè trái cây, vè hoa, vè chợ v.v..thậm chí có cả những bài vè kể về các
tầng lớp xã hội (hương chánh, hương sư, thày cả), vè truyền đạt những kinh
nghiệm trong đời sống như vè đám cưới v.v
Ngoài ra nội dung bài rỗi còn diễn tả những cảnh đẹp quê hương, nói về
những sự vật hiện tượng trong cuộc sống đời thường, hay thể hiện ước mơ về
một cuộc sống yên vui, no ấm.
21
3.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH NAM BỘ THỂ HIỆN TRONG
BÓNG RỖI VÀ CHẶP ĐỊA NÀNG
3.2.1. Tính tích hợp
Tính tích hợp (Syncretism) là tính chất được tạo thành từ sự tổng hợp, sự
hỗn dung nhiều nền văn hóa và tiếp biến những thành tố văn hóa ấy thành
những thành tố mang đặc trưng riêng biệt của mình, phù hợp với quan niệm
của mình. Tính tích hợp cho thấy độ mở, khả năng hỗn dung-tiếp biến của một
nền văn hóa, của một dân tộc.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh bằng các di chỉ
khảo cổ, các hiện vật, cùng nhiều tài liệu có giá trị và nhận thấy rằng từ xa xưa
cho đến nay, Nam Bộ là vùng đất ở vào vị trí ngã tư đường, là điểm giao tiếp
của các cư dân và các nền văn hóa, văn minh trong khu vực và trên thế giới.
Là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, của nhiều dân tộc trong quá trình lịch
sử, theo thời gian, sự tiếp nhận và dung hòa những nền văn hóa khác nhau đã
tạo nên tính chất động-mở của cư dân nơi đây thể hiện dưới nhiều hình thức,
sự vật, hiện tượng, vật thể hoặc phi vật thể. Bóng rỗi và chặp Địa nàng cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Hát bóng rỗi và chặp Địa – Nàng là loại hình diễn xướng tổng hợp gắn với
nghi lễ cúng tế thần linh, kết tinh trong nó nhiều lớp văn hoá, nhiều dòng văn
hoá trên cơ sở chắt lọc cái hay, cái phù hợp với thị hiếu của người địa phương.
Trong hình thức diễn xướng này, ta thấy có yếu tố văn hoá - nghệ thuật hăm
(phần múa), có bóng dáng văn hoá người Hoa (ở nghi thức cúng tế), yếu tố văn
hoá Việt và Khmer (ở nhạc lễ) và trò diễn dân gian vui nhộn của người Nam
Bộ.
3.2.2. Tính linh hoạt
Tính linh hoạt có thể coi như một trong những đặc trưng nổi bật trong
văn hóa của Việt Nam nói chung và của văn hóa Nam Bộ nói riêng. Nó thể
hiện một cách tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày, qua cách thức người dân
ứng xử với môi trường sống quanh mình và thể hiện trong văn hóa tinh thần
như thơ, ca, hò, vè, văn chương, âm nhạc, múa, lễ hội v.v
Tính linh hoạt trong Bóng rỗi, chặp Địa nàng là một trong những đặc điểm
lý giải cho sức sống của loại hình diễn xướng gắn với tín ngưỡng dân gian, có
quá trình hình thành và phát triển bền vững trong đời sống tâm linh của người
Việt Nam.
Đặc điểm âm nhạc Nam Bộ nói chung, âm nhạc Bóng rỗi nói riêng là tư
duy mở , với quan niệm chân phương-hoa lá . Nghĩa là khi học thì phải học
22
vững lòng bản, giữ vững tính chất chân phương , nhưng khi diễn tấu thì phải
biết thêm hoa thêm lá . Trên những lòng bản có sẵn, trên cấu trúc đã được
quy định từ trước, người diễn xướng có thể thêm vào nhiều chỗ (chữ nhạc, câu
nhạc hay lời thơ, lời văn) theo ngẫu hứng, thể hiện cảm xúc bất chợt thăng hoa
và tài năng của mình, làm cho bài bản trở nên sinh động hơn, phong phú hơn
và luôn luôn biến đổi. Như vậy, người diễn xướng có thể tạo ra nhiều dị bản
trên cơ sở một lòng bản chung và hiếm khi lập lại một cách nguyên vẹn, chính
xác, không thay đổi ở những lần diễn xướng khác nhau.
3.2.3. Tính trào lộng
Việc sử dụng nhiều tình huống, thủ pháp ngôn ngữ và hình thể gây cười
tạo nên sự hài hước cho chặp diễn đã làm cho chặp Địa nàng trở thành chặp
diễn vui vẻ, mang đầy tính hội hè.
Người Nam Bộ có tính bộc trực, thẳng thắn và ưa hài hước nhẹ nhàng. Họ
thích nói chuyện trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề, không thích vòng vo, không
suy nghĩ quá xa. ách thể hiện này không chỉ gặp ở ngôn ngữ giao tiếp hàng
ngày, mà còn hiện diện thường xuyên trong văn hóa Nam Bộ. ũng như vậy,
tính ưa hài hước không phải chỉ bắt gặp ở kho tàng truyện cười dân gian Nam
Bộ mà nó đã thấm sâu vào tâm hồn và tính cách người dân nơi đây. Nó thể
hiện trong cách đùa giỡn khi giao tiếp hàng ngày, kể cả ở những nơi mà ý
nghĩa của sự tôn nghiêm đáng ra phải được nâng cao như trong các cuộc tế lễ
chẳng hạn. Đó là trường hợp hài hước trong chặp Địa nàng, một trong những
nghi thức diễn xướng cúng Bà.
Ẩn trong cốt chuyện đơn giản, ẩn trong tiếng cười vui, người xem cảm
thấy thấm thía những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tính cách của Địa vừa bộc lộ cái
chất hài hước, trí tuệ thông minh, lạc quan của người lao động, vừa nhằm nhận
diện thói hư, tật xấu thường tình của người đời.
Trong nghệ thuật sân khấu và trong nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc
trên thế giới, tính chất trào lộng là một tính chất không thể thiếu được. Nó làm
cho con người có cơ hội để giải toả những căng thẳng, những dồn nén, những
ẩn ức trong cuộc sống và làm vơi đi những nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh
khốc liệt. Tính chất hài hước, trào lộng có thể chỉ là hình thức tạo ra một tiếng
cười sảng khoái hay cũng có thể tạo ra tiếng cười châm biếm, chua cay. ái
hài hước có thể đến từ những hình thù kỳ dị, những động tác gây cười thô
thiển, hay cũng có thể đến từ nội dung vở diễn, đến trong những lời nói làm
cho con người ta phải bật cười mà suy ngẫm. Nhưng dù như thế nào thì chúng
vẫn mang đến cho con người những phút giây thoải mái.
Vừa có tính chất trang nghiêm của một nghi thức tôn giáo, vừa có tính hài
hước (thậm chí đùa giỡn với cả thánh thần), chặp Địa nàng là một nghi thức
diễn xướng đặc biệt vừa có chức năng lễ vừa mang chức năng hội. Vừa cung
23
kính, mua vui cho thần thánh vừa làm vui cho người dự hội. Mục đích của
tiếng cười ở đây không chỉ diễn tả sự phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực của
người Nam Bộ mà còn thể hiện quan niệm thần thánh gần gũi với người dân.
hính vì quan niệm thần cũng là người , ở gần bên người dân, nghe những
lời khấn nguyện của người dân nên có thể che chở cho người dân.
TIỂU KẾT
Tìm hiểu đặc trưng văn hóa thể hiện trong nội dung diễn xướng Bóng
rỗi, chặp Địa nàng cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về những quan niệm,
những tính chất đặc trưng của cư dân vùng Nam Bộ.
Đó là sự phản ánh nhận thức về quan niệm âm dương ngũ hành cổ sơ,
về ước vọng phồn thực, ghi nhận về xã hội mà con người đang sinh sống.Đó là
tính tích hợp được tạo thành từ việc hỗn dung, tiếp biến từ nhiều nền văn hóa
cùng hiện diện trên một vùng đất. Tính linh hoạt thể hiện qua âm nhạc, nội
dung ngôn ngữ, lối ứng tác ứng tấu v.v Tính trào lộng trong tư duy và ngôn
ngữ nghệ thuật v.v
Những điều này góp phần chứng minh sự phong phú trong kho tàng
văn hóa nghệ thuật của người Nam Bộ. Từ đó làm nổi bật nét văn hóa vùng
miền trong văn hóa vùng Việt Nam nói chung, làm nên sự độc đáo của văn hóa
Nam Bộ trong văn hóa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong xã hội đương đại, nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng thuộc
tín ngưỡng văn hóa tâm linh của Việt Nam đã bị mai một dần, nhưng sự tồn tại
và phát triển của Bóng rỗi và chặp Địa nàng vẫn cho thấy sức sống mạnh mẽ
của chúng trong văn hóa người Việt ở Nam Bộ. Điều này chứng tỏ rằng, Bóng
rỗi và chặp Địa nàng vẫn tiếp tục có khả năng đáp ứng được nhu cầu văn hóa,
tinh thần, thẩm mỹ của con người hôm nay.
Với những khảo sát, phân tích và nghiên cứu, luận án đã bước đầu tìm
hiểu và xác định nguồn gốc hình thành của Bóng rỗi và chặp Địa nàng. húng
được tạo thành từ trong nền văn hóa dân gian của cư dân Nam Bộ và phục vụ
cho nhu cầu văn hóa tâm linh người Nam Bộ. Chúng tôi cho rằng Bóng rỗi
xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, còn chặp Địa nàng thì xuất hiện
khoảng giữa thế kỷ XIX sau khi Hát Bội đã có chỗ đứng vững chắc trong môi
trường văn hóa miền Nam.
Tuy là loại hình diễn xướng tích hợp nhiều yếu tố có nguồn gốc từ lịch sử,
văn hóa, xã hội nhưng Bóng rỗi và chặp Địa nàng vẫn thể hiện được tính
chất đặc biệt của vùng đất Nam Bộ. Cùng là những thành tố trong các nghi
thức góp phần tạo nên nghi lễ của lễ hội cúng miếu Bà, chúng vừa mang tính
24
thiêng, vừa có tính chất thế tục, vừa đáp ứng tiêu chí về mặt lễ và tiêu chí về
mặt hội .
Không ai phủ nhận vai trò của Bóng rỗi, chặp Địa nàng trong đời sống
tâm linh người Việt Nam Bộ, được diễn giải trong các lễ hội cúng Bà. Tuy
nhiên, vì chưa tìm hiểu thấu đáo về những giá trị văn hóa ẩn chứa trong những
nghi thức diễn xướng này nên một số không ít các cán bộ quản lý trong ngành
chuyên môn và chính quyền địa phương đã đồng nhất các nghi thức diễn
xướng này với các hoạt động mê tín dị đoan. Quan niệm đó dẫn đến hành động
là coi các ông bà Bóng như một giai cấp hành nghề mê tín dị đoan mà không
nghĩ rằng họ chính là những nghệ nhân dân gian, lưu giữ những giá trị văn hóa
đặc trưng của miền Nam. Nhìn nhận lại những giá trị này và đối xử với những
người làm nghề này một cách công bằng hơn chính là nhìn nhận giá trị văn hóa
mà người dân Việt ở Nam Bộ đóng góp vào kho tàng chung của người Việt
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Lễ hội truyền thống nói chung, lễ thờ Mẫu (hay Vía Bà) nói riêng, là
môi trường gìn giữ và trao truyền văn hóa, hay nói một cách khác, đó là nơi
khơi nguồn, bồi đắp, duy trì và lan tỏa các giá trị văn hóa. iữ gìn nét truyền
thống trong nghi thức của tổ tiên chính là thể hiện lòng tri ân với các bậc tiền
nhân, bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao sự đoàn kết cộng đồng và góp phần
đào luyện nhân cách của con người. Từ thẳm sâu trong tâm hồn của mỗi người
dân Việt, những tình cảm ấy thực sự có những tác dụng tốt để làm nên cuộc
sống tâm linh vững chắc, là sợi dây nối kết con người với đất nước, cộng đồng,
nối kết giống nòi, tổ tiên từ ngàn xưa đến mãi tận ngàn sau.
Với tất cả những nghiên cứu nêu trên, luận án góp phần khẳng định
rằng Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức diễn xướng độc đáo, lưu
giữ được nhiều giá trị văn hóa dân gian quý báu của người Nam Bộ nói riêng,
người Việt nói chung. Do đó chúng rất xứng đáng được nhìn nhận một cách
khoa học, xứng đáng được trân trọng gìn giữ và phát huy./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bong_roi_va_chap_dia_nang_trong_tin_nguong_tho_mau_cua_nguoi_viet_nam_bo_5775.pdf