[Tóm tắt] Luận án Các hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên
Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực ngôn ngữ nói chung của
người học khá tốt bởi vì người học có thể hiện mức độ trung bình về
năng lực ngôn ngữ
Sinh viên thể hiện sự hiểu biêt trung bình về sự hình thành từ
Những mục người học thấy khó nhất là mục số 8 phần kiểm
tra về từ mang tính sở thi, mục 20 về từ mang nghĩa liên tưởng, mục
28 về cách sử dụng từ trái nghĩa,khó nhất trong các câu về từ đồng
nghĩa là câu 34, với từ đa nghĩa mục khó nhất là mục 44 và phẩn từ
vựng mục khó nhất là mục 55. Trong bài kiểm tra mức độ hiểu về sự
hình thành của từ, mục sinh viên thể hiện khó nhất là mục 69 trong
cách dùng của từ viết tắt, mục 74 khi sinh viên hoàn thành các câu về
từ rút gọn, Với mức độ hiểu về sự hình thành từ của từ hỗn hợp, khó
nhất là mục 87 và mục 93 với từ ghép.
Nghiên cứu cùng chỉ ra rằng theo đánh giá của giáo viên, các
kỹ năng ngôn ngữ không thường xuyên được luyện tập bởi đối tượng nghiên cứu.
Không tồn tại mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và mức
độ năng lực ngôn ngữ của người học
Các hoạt động ngôn ngữ là tập hợp các bài tập được thiết kế
nhằm giúp người học đáp ứng các nhu cầu kỹ năng phù hợp với trình
độ hiện tại của họ
24 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Các hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÔ THỊ BÍCH NGỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn học Anh
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH
THÁI NGUYÊN - 2014
THAI NGUYEN UNIVERSITY BATANGAS STATE UNIVERSITY
Socialist Republic of Vietnam Republic of the Philippines
Chƣơng trình đƣợc thực hiện tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Matilda H. Dimaamo
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp đại học
họp tại: ......................................................................................
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm luận án tại:
Thư viện quốc gia
Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
Thư viện trường đại học tổng hợp Batangas, Philippin.
1
MỞ ĐẦU
"Trong luận văn tóm tắt này, tất cả các số liệu và bảng được
đánh số như trong luận văn"
Trong thế giới ngày nay ngôn ngữ được coi như công cụ để
giao tiếp và học tập, là công cụ để diễn đạt cảm xúc và nhận thức.
Tư duy và quan niệm có thể sẽ chẳng bao giờ được truyền đạt khiến
người khác hiểu được nếu thiếu kiến thức tốt về ngôn ngữ. Vì ngôn
ngữ giúp con người giao tiếp và thể hiện bản thân nên nó trở thành
một phần rất quan trọng của bất cứ xã hội nào.
Học ngoại ngữ bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ cũng rất quan trọng vì
nó giúp có thêm các kiến thức về con người và các nền văn hóa khác.
Được coi là ngôn ngữ quốc tế, tiếng Anh ngày nay được lựa
chọn như là ngôn ngữ thứ hai của bởi nhiều người, nhiều quốc gia
trên thế giới. Một trong những khó khăn lớn nhất của người học khi
học tiếng Anh đó là kỹ năng ngôn ngữ và hiểu được sự hình thành từ.
Để có một trình độ tiếng Anh tốt sinh viên cần phải có cơ hội để cải
thiện khả năng của họ trong các lĩnh vực trên.
Vì vậy, chủ đề "Các hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng
lực ngôn ngữ của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên"
được lựa chọn để nghiên cứu
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 chương
2
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Ngôn ngữ được xem là quan trọng bởi vì nó là phương tiện để
giao tiếp giữa các quốc gia, các nhóm văn hóa, tổ chức, cộng đồng và
bạn bè. Ngôn ngữ được dùng để cung cấp thông tin cho những người
xung quanh chúng ta, để thể hiện cảm xúc, ham muốn và hiểu biết
thế giới.
Trong việc học tiếng Anh, khó khăn chung nhất của người học
thường là do sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ như Tiếng Việt, đặc biệt
là trong phát âm, cú pháp và cách sử dụng do ít có cơ hội được sử
dụng tiếng Anh trong giao tiếp hoặc các tình huống hàng ngày, ngoài
ra tiếng anh được dạy ở trường làm cho người học bị động hoặc sự
thiếu tự tin về ngôn ngữ hay sự thiếu trách nhiệm với việc học của
bản thân.
Khó khăn còn đến từ các yếu tố khác như sự thiếu hiểu biết về
từ và từ vựng. Người ta tin rằng vốn từ vựng của người học sẽ tăng
lên khi họ tạo ra kiến thức về khái niệm dựa trên từ đã biết hoặc liên
hệ từ mới với những khái niệm sẵn có để tăng thêm sự hiểu biết về từ
và liên kết với các khái niệm khác
Bên cạnh đó để nâng cao năng lực về ngôn ngữ người học
cũng cần phải có trực quan tốt về hình thái. Họ cần có kiến thức hình
vị cụ thể và sự kết hợp của nó và có khả năng khám phá về việc sử
dụng các tiền tố và hậu tố, tiền tố từ tiếng Hy Lạp và Latin nhằm
cung cấp các kiến thức có giá trị trong việc học các thuật ngữ mới
của mình. Thông thường những sinh viên có sự hiểu biết tốt hơn về
sự hình thành từ như tiền tố, hậu tố và từ gốc có xu hướng lĩnh hội
3
được vốn từ vựng nhiều hơn và nhận thức tốt hơn so với những người
không có nền tảng, kiến thức và các kỹ năng đó.
Là một giáo viên giảng dạy tiếng Anh cơ bản tại Đại học Thái
Nguyên, tôi quan tâm đến tìm hiểu mức độ năng lực ngôn ngữ của
người học qua cách sử dụng từ mang ý nghĩa liên tưởng, nghĩa sở thị,
từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đa nghĩa và từ vựng; mức độ hiểu biết
của sinh viên về hình thành từ qua khả năng sử dụng từ viết tắt, từ rút
gọn, từ hỗn hợp và từ ghép nhằm mục đích thiết kế các hoạt động
ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả ngôn ngữ của họ.
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm đề xuất các hoat động ngôn ngữ nhằm nâng
cao hiệu quả ngôn ngữ của người học
Cụ thể, nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định trình độ ngôn ngữ hiện tại của sinh viên qua việc
sử dụng
1.1. Từ mang nghĩa liên tưởng
1.2. Từ mang nghĩa sở thị
1.3. Từ đồng nghĩa
1.4. Từ trái nghĩa
1.5.Từ đa nghĩa
1.6. Từ vựng
2. Xác định mức độ hiểu biết của sinh viên về sự hình thành từ
thông qua khả năng sử dụng
2.1.Từ viêt tắt
4
2.2. Từ rút gọn
2.3. Từ hỗn hợp
2.4.Từ ghép
3. Xác định lĩnh vực ngôn ngữ nào sinh viên găp khó khăn
nhiều nhât
4. Tìm hiểu cách đánh giá của giáo viên về năng lực ngôn ngữ
của sinh viên
5. Tìm hiểu mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên về năng
lực ngôn ngữ của sinh viên và kết quả bài kiểm tra.
6. Thiết kế một số hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng
lực ngôn ngữ của sinh viên.
3. PHAM VI, PHÂN ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bao gồm mức độ năng lực ngôn ngữ của sinh viên
năm thứ nhất Đại học Thái Nguyên. đặc biệt là khả năng sử dụng từ
mang nghĩa liên tưởng, từ mang nghĩa sở thị, từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ đa nghĩa; mức độ hiểu biết về sự hình thành từ như từ vựng,
từ viết tắt, từ rút gọn, từ hỗn hợp và từ ghép. Mục đích của nghiên
cứu nhằm thiết kế các hoạt động ngôn ngữ giúp nâng cao năng lực
ngôn ngữ của sinh viên
Đối tượng của nghiên cứu bao gồm 382 sinh viên năm thứ
nhất đang học tiếng Anh cơ bản trong hệ thống Đại học Thái Nguyên
trong năm học 2013-2014. Kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn trong
phạm vi dữ liệu được thu thập từ đối tượng này
4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tin rằng rất có ý nghĩa với các nhà quản lý
của Đại học Thái Nguyên, sinh viên năm thứ nhất, các thầy cô dạy
5
tiếng Anh cơ bản, cha mẹ của sinh viên năm thứ nhất và các nhà
nghiên cứu tương lai.
Đối với nhà quản lý: Kết quả nghiên cứu cung cấp những
thông tin cần thiết để họ có thể thiết kế chương trình học hiệu quả
cho sinh viên. Các nhà lãnh đạo có thể tận dụng kết quả của bài kiểm
tra bằng việc cung cấp chương trình phát triển đào tạo cho giáo viên
nâng cao nhằm phát triển việc dạy ngôn ngữ trong lớp học
Đối với sinh viên năm thứ nhất: Nghiên cứu cung cấp đầu vào
để người học biết được về khả năng ngôn ngữ của mình. Kết quả bài
kiểm tra cũng giúp họ xác định những hạn chế của mình để từ đó đưa
ra những biện pháp nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ của bản thân
Giáo viên dạy tiếng Anh cơ bản: Kết quả nghiên cứu cung
cấp cho họ những thông tin có giá trị về chương trình dạy tiếng Anh
cơ bản nhằm giúp họ thiết kế tài liệu giảng dạy thúc đẩy năng lực
ngôn ngữ của người học.
Cha mẹ của sinh viên năm thứ nhất: Kết quả nghiên cứu
giúp cho họ có được những thông tin hữu ích về trình độ ngôn ngữ
của con em mình. Thông qua nghiên cứu cha mẹ biết được những
mặt hạn chế trong kỹ năng ngôn ngữ của con họ để họ có thể đưa ra
những hướng dẫn và động viên thích hợp cho sự phát triển của con
em mình
Những nhà nghiên cứu tƣơng lai: Nghiên cứu có thể được
tham khảo bởi các nhà nghiên cứu khác muốn nghiên cứu những vấn
đề tương tự. Các nhà nghiên cứu tương lai cũng có thể sử dụng
nghiên cứu này để mở rộng kiến thứ trong lĩnh vực ngôn ngữ
6
CHƢƠNG II
TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1. CÁC TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Phần này trình bày một số tài liệu và nghiên cứu có liên quan
đến chủ đề nghiên cứu
2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Đầu vào Quá trình Đề xuất
Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu
Các mô hình nghiên cứu giải thích mối quan hệ giữa đầu vào-
đầu ra và quá trình nghiên cứu. Các đầu vào bao gồm các mức độ
năng lực ngôn ngữ và sự hình thành từ và được đánh giá thông qua
bảng câu hỏi khảo sát, và bài kiểm tra do giáo viên thiết kế. Đầu ra là
các hoạt động ngôn ngữ được thiết kế nhằm phát triển năng lực ngôn
ngữ của sinh viên.
a
1. Trình độ ngôn ngữ
của sinh viên thông
qua cách dùng:
- Từ mang nghĩa
sở thị
- Từ mang nghĩa
liên tưởng
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
- Từ đa nghĩa
- Từ vựng
2. Khả năng sử dụng
từ loại của sinh viên
thông qua cách
dùng:
- từ viết tắt
- rút gọn
- từ hỗn hợp
- từ ghép
a
Câu hỏi điều tra
Bài kiểm tra
a
Các hoạt động ngôn
ngữ
7
CHƢƠNG III
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sủ dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm
xác độ trình độ về năng lực ngôn ngữ của sinh viên năm thữ nhất tại
Đại Học Thái Nguyên. Theo Tiến syc Aggarwal, nghiên cứu mô tả
Theo Tiến sĩ Y.P. Aggarwal (2008) nghiên cứu mô tả được dùng để
thu thập các thông tin về điều kiện hoặc tình huống hiện hành cho mô
tả và giải thích. Đây là loại phương pháp nghiên cứu không chỉ đơn
giản là tích lũy và lập bảng sự kiện mà c̣n bao gồm các phân tích, giải
thích, so sánh, xác định các xu hướng và các mối quan hệ thích hợp.
Trong nghiên cứu này, mức độ năng lực ngôn ngữ của sinh
viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên về khả năng dùng từ
mang nghĩa liên tưởng, từ mang nghĩa sở thị, từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ đa nghĩa và từ vựng cũng như trình độ hiểu biết về sự hình
thành từ bao gồm từ viết tắt, từ rút gọn, từ hỗn hợp và từ ghép được
đánh giá thông qua câu hỏi điều tra cho giáo viên và bài kiểm tra cho
sinh viên. Đầu ra của nghiên cứu là các hoạt động ngôn ngữ nhằm
nâng cao năng lực ngôn ngữ của người học
2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các đối tượng của nghiên cứu bao gồm 382 sinh viên năm năm
thứ nhất đang học tiếng Anh bản tại năm trường đại học đó là: Đại
học Sư phạm (TUE), Đại học Công nghệ và Thông tin Truyền thông
(ICTU), Đại học Khoa học (TUS, Đại học Nông Lâm (TUAF), và
Đại học Y Dược (TNUMP) trong hệ thống Đại học Thái Nguyên kỳ
1 năm học 2013-2014.
8
Bảng 1: Phân bố số lƣợng nghiên cứu
Trƣờng Đại học
Số sinh viên Số giáo viên
Tổng số
sinh viên
Số đƣợc chọn
nghiên cứu
Tổng số
giáo viên
Số đƣợc chọn
để nghiên cứu
Trường ĐH sư
phạm
2200 98 22 22
Trường ĐH
Công nghệ
thông tin và
truyền thông
1300 58 16 16
Trường ĐH
Khoa học
1400 63 10 10
Trường ĐH
Nông lâm
2500 112 11 11
Trường ĐH Y
Dược
1140 51 7 7
Tổng 8540 382 66 66
Như trình bày trong bảng, số được nghiên cứu là 382 sinh viên
và 66 giáo viên được lựa chọn từ tổng số sinh viên và giáo viên các
trường. Số đối tượng nghiên cứu được tính bằng công thức Slovi: n=
N/ 1+N*e
2
trong đó N là ước tính cỡ mẫu, N là tổng số, e là độ lệch.
Với đối tượng là người học, trong số 382 thu lại thì có 6 bài không
đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh và vì thế không bao gồm trong phân tích
9
số liệu. Với đối tượng là giáo viên, tất cả câu hỏi điều tra đều được
trả lời vì thế tất cả các phản hồi đó đều được đưa vào phân tích
3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Công cụ nghiên cứu chính được dùng là câu hỏi điều tra cho
giáo viên nhằm giúp họ đánh giá về kết quả bài kiểm tra của sinh
viên và bài kiểm tra do giáo viên thiết kế cho sinh viên nhằm xác
định mức độ về năng lực ngôn ngữ và hình thành từ của sinh viên
Câu hỏi điều tra gồm 2 phần:
Phần 1: Bao gồm các thông tin cá nhân như giới tính, tuổi,
trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác
Phần 2: Bao gồm đánh giá của giáo viên về năng lực ngôn ngữ
của sinh viên; về mức độ sử dụng và tầm quan trọng của các lĩnh vực
được kiểm tra.
Dự trên việc xem xét các tài liệu và nhiên cứu liên quan, các nhà
nghiên cứu đã thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu từ giáo viên để
họ đưa ra phản hồi về tần suất sử dụng, điểm số được dựa trên thang
Likert mà giá trị bằng số được quy theo tần suất tương ứng sau:
Bảng 2: Quy mô các giá trị về mức độ sử dụng
Điểm số Khung giá trị Mô tả bằng lời
5 4.50 – 5.00 Luôn luôn
4 3.50 – 4-49 Thường xuyên
3 2.50 – 3.49 Thi thoảng
2 1.50 – 2.49 Hiếm khi
1 1.00 – 1.49 Không bao giờ
10
Phản hồi về tầm quan trọng của các lĩnh vực được kiểm tra,
điểm số cũng dựa trên thang Likert mà giá trị bằng số được quy theo
mức độ quan trọng tương ứng sau:
Bảng 3: Quy mô giá trị về tầm quan trọng
Điểm số Khung giá trị Mô tả bằng lời
5 4.50 – 5.00 Rất quan trọng
4 3.50 – 4-49 Khá quan trọng
3 2.50 – 3.49 Quan trọng
2 1.50 – 2.49 Ít quan trọng
1 1.00 – 1.49 Không quan trọng
Bài kiểm tra do giáo viên thiết kế bao gồm 2 phần:
Phần 1: Bao gồm các thông tin về người học như tên, tuổi, giới
tính, trường học
Phần 2: Bao gồm các câu hỏi kiểm tra về năng lực ngôn ngữ
và hình thành từ của người học
Bài kiểm tra này được sử dụng để đánh giá người học nhằm
xác định trình độ năng lực ngôn ngữ và hiểu biết của sinh viên về sự
hình thành từ. Năng lực ngôn ngữ bao gồm từ mang nghĩa liên tưởng,
từ mang nghĩa sở thị, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa và từ
vựng . Sự hiểu biết về hình thành từ được định nghĩa là quá trình nền
tảng từ vựng cũng như cấu trúc nền tảng từ vựng phức tạp đặc biệt là
các thành tố được tạo nên bởi nhiều hơn một yếu tố hình thái được
11
hình thành (Huddleston and Pullum, 2002 ). Đó là thuật ngữ trong
ngôn ngữ (đặc biệt là hình thái học) thể hiện cách mà từ mới được
tạo nên từ cái cơ bản các các từ hoặc các hình thái khác. Những loại
hình thành từ cơ bản là từ viết tắt, từ rút gọn, từ hỗn hợp và từ ghép
Trong quá trình thiết kế bài kiểm tra về năng lực ngôn ngữ và
sự hình thành từ, các câu hỏi kiểm tra được chọn và thay đổi từ nhiều
loại sách khác nhau liên quan tới chủ điểm nghiên cứu. 10 câu hỏi đã
được biên soạn về các lĩnh vực của năng lực ngôn ngữ và sự hình
thành từ.
3. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU
Khái niệm và tài liệu được nhà nghiên cứu đọc để nâng cao
kiến thức và hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Sách, tạp chí, các tài
liệu khác, các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa xuất bản, các tài
liệu tham khảo trực tuyến cũng được nhà nghiên cứu tham khảo cho
vấn đề nghiên cứu hiện tại
Nghiên cứu sử dụng hai công cụ thu thập dữ liệu chính là câu
hỏi điều tra cho đối tượng giáo viên và bài kiểm tra, bản nháp đầu
tiên được nộp cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và gợi ý nếu có thay
đổi. Hai công cụ nghiên cứu được xem xét và kiểm tra phù hợp với
nội dung và các vấn đề cần nghiên cúu
Bài kiểm tra cho sinh viên được cho những giáo viên có
chuyên môn để đánh giá nội dung. Câu hỏi điều tra cho giáo viên
cũng được đưa ra cho giáo viên tiếng Anh để họ nhận xét và đưa ra
gợi ý cần thiết. Hơn nữa, bài kiểm tra cho sinh viên được sinh viên
không phải là đối tượng trong nghiên cứu làm thử để đánh giá về
điểm mạnh và điểm yếu của công cụ. Hai công cụ trên cũng được
đánh giá bởi các chuyên gia trước khi tiến hành phân phát cho người
12
học. Điểm số của mỗi mục được quy là điểm một là thấp nhất và
điểm năm là cao nhất.
Trước khi phân phát hai công cụ này, các bước sau được thực
hiện: Xin phép Ban giám hiệu năm trường đại học để tiến hành
nghiên cứu; sau khi được cho phép câu hỏi điều tra sẽ được phát tới
đối tượng nghiên cúu. Lịch thực hiện cho sinhviên và giáo viên là
riêng biệt. Ngay sau khi các câu hỏi đièu tra và bài kiểm tra được
hoàn thành, phần nội dung trả lời sẽ được chấm và sau đó sẽ được
tính toán, phân tích.
5. XỬ LÝ THÔNG KÊ DỮ LIỆU
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp thống kê sau:
Để đánh giá mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và sự thể
hiện ngôn ngữ của người học qua bạ kiểm tra ngôn ngữ, hệ số tương
quan được sử dụng.
Tần số, tỷ lệ và thứ hạng được sử dụng nhằm trình bày các đặc
điểm mô tả trình độ ngôn ngữ và khả năng dùng từ ghép của sinh viên.
Hồi quy tuyến tính được sử dụng để đánh giá phân tích kiểm
định và hệ số tương quan.
Độ lệch chuẩn được sử dụng để ước tính mức độ đồng nhất
hoặc không đồng nhất về hiệu suất của sinh viên.
Kiểm định t được sử dụng để kiểm tra ý nghĩa của điểm số
trong đánh giá của giáo viên so với kết quả bài kiểm tra ngôn ngữ của
sinh viên.
Bình quân trọng số được sử dụng để xác định kết quả thể hiện
ngôn ngữ của học sinh
13
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. TRÌNH ĐỘ NGÔ NGỮ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
Trình độ năng lực ngôn ngữ của sinh viên năm thứ nhất tại Đại
học Thái Nguyên sẽ được đánh giá thông qua khả năng dùng từ mang
nghĩa liên tưởng, từ mang nghĩa sở thị, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
từ đa nghĩa và từ vựng
Đối với từ mang nghĩa liên tưởng, kết quả với 68% câu trả lời
đúng cho thấy sinh viên thể hiện sự hiểu biết trung bình về lĩnh vực
này. Kết quả cũng cho thấy người học phát triển các kỹ năng và sự
nhạy cảm trong việc nhận biết nghĩa đen của từ tốt hơn nhận ra nghĩa
liên tưởng, những đặc điểm đó là điển hình dự kiến cho việc phát
triển ngôn ngữ học.
Trong lĩnh vực từ mang nghĩa sở thi, với 64 % câu trả lời
đúng, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng khả năng của sinh viên
về lĩnh vực này ở mức độ trung bình. Điều đó cũng chứng tỏ rằng họ
đã thể hiện kỹ năng phù hợp với trình độ hiện tại của mình. Người
học có thể nhận biết được nghĩa gợi ý hoặc bao hàm từ các ví dụ
được đưa ra trong bài kiểm tra. Họ có thể hiểu được từ mà không cần
sự trợ giúp của từ điển. Họ có thể đưa ra nghĩa của từ mà không gặp
nhiều khó khăn vì những kinh nghiệm cá nhân của họ.
Đối với trái nghĩa, điểm số bài kiểm tra với 64.4 % câu trả lời
đúng cho thấy chỉ ra rằng những người sinh viên đã có kỹ năng nhận
thức phù hợp với trình độ học vấn của họ. Kết quả còn thể hiện rằng
sinh viên có nền tảng tốt khi học về từ và nghĩa bởi vì họ đạt điểm số
ngang bằng với ba lĩnh vực phía trên và có thể xác định được từ đối
nghĩa mà không gặp khó khăn.
14
Trong lĩnh vực từ đồng nghĩa, kết quả 69% cho thấy trong số
các lĩnh vực được kiểm tra, đây là lĩnh vực mà người học thể hiện tốt
nhât. Có lẽ từ đây là phần kiến thức dễ nhất và cần ít nhât các kỹ
năng nhận thức.
Đối với từ đa nghĩa, kết quả cho thấy trong khi các sinh viên
đã phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của họ như được minh họa
ở từ đồng nghĩa, họ cũng đã phát triển các kỹ năng ngôn ngữ họ đã
thể hiện ở phần từ đa nghĩa. Các kết quả này cũng phản ánh thực tiễn
giảng dạy và học tập hiệu quả của giáo viên và học sinh trong các
lĩnh vực này và sinh viên đã có thể chứng minh rằng họ có mức độ
trung bình về năng lực ngôn ngữ.
Đối với từ vựng, kết quả cho thấy rằng các sinh viên nói chung
đã phát triển vốn từ vựng của mình đáp ứng yêu cầu của bậc đại học.
Khi so sánh với các điểm số ở các lĩnh vực khác, kết quả kiểm tra từ
vựng cao bằng với từ mang nghĩa biểu thị, từ đa nghĩa và từ đồng
nghĩa. Điều này tạo nên sự đánh giá độc lập của sinh viên về kĩ năng
ngôn ngữ của người học. Vì thế sự tương tự trong kết quả của các
lĩnh vực này cho thấy trình độ năng lực ngôn ngữ của sinh viên ở
mức trung bình và phù hợp với trình độ hiện tại của họ
2. MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ SỰ HÌNH
THÀNH TỪ
Sự hiểu biết cuả người học về sự hình thành từ sẽ được đánh giá
thông qua khả năng sử dụng bốn lĩnh vực bao gồm từ viết tắt, từ rút
gọn, từ hỗn hợp và từ ghép.
Đối với các từ viết tắt, điểm số bài kiểm tra cho thấy sinh viên
có khả năng dùng từ viết tắt ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy
sự quen thuộc của sinh viên về việc sử dụng các từ viết tắt có thể do
15
ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông giúp cho họ lĩnh hội
được ý nghĩa và cách sử dụng của các từ tiếng Anh phổ biến. Khả
năng dùng từ viết tắt ở mức trung bình cho thấy rằng người học lĩnh
hội kĩ năng hình thành từ căn bản phù hợp với trình độ hiện tại của
họ. Kết quả cũng chỉ ra rằng người học không hiểu các từ được kết
hợp như thế nào và họ thiếu sự tiếp xúc với một số từ viết tắt cơ bản.
Trong số các lĩnh vực về cấu tạo từ đây là nội dung có điểm số thấp
nhất và điều đó cũng chỉ ra rằng đây là một trong những lĩnh vực
khó nhất của cấu tạo từ.
Liên quan từ rút gọn, kết quả cho thấy rằng các sinh viên có trình
độ khá trong khả năng sử dụng từ rút gọn. Kết quả bài kiểm tra cũng cho
thấy từ rút gọn là một trong những nội dung mà sinh viên đạt được điểm
cao nhất bên cạnh từ ghép.
Kết quả kiểm tra về từ hỗn hợp cho thấy sinh viên không gặp
khó khăn trong việc tìm ra nguồn gốc của từ hỗn hợp và họ có thể chỉ
ra từ nào đã được sử dụng trong từ hỗn hợp đó.
Trong nội dung về từ ghép, với trên 50% câu trả lời đúng kết
quả chỉ ra rằng sinh viên có trình độ khá về lĩnh vực này và trong bốn
nội dung về cấu tạo từ đây là nội dung mà sinh viên thể hiện tốt nhất.
Qua bài kiểm tra về cấu tạo từ có thể kết luận rằng khi người
học phát triển các kỹ năng ngôn ngữ họ đồng thời lĩnh hội tốt hơn về
kỹ năng cấu tạo từ để có thể bổ trợ cho kỹ năng ngôn ngữ nhằm xây
dựng kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
3. NHỮNG LĨNH VỰC SINH VIÊN GẶP KHÓ KHĂN NHẤT
Đối với từ mang ý nghĩa liên tưởng lĩnh vực khó nhất là câu số
8 với 56% số sinh viên trả lời đúng trong tổng số 376 sinh viên. Kết
quả này cho thấy sinh viên không thực sự quen nhiều với từ mang ý
16
nghĩa liên tưởng. Một trong những lý do cho sự không quen thuộc đó
có thể là do người học ít có cơ hội được dùng loại từ này
Đối với từ mang ý nghĩa sở thị, khó khăn nhất là mục 20. Từ clod
và lump là hai từ dường như xa lạ với người học. Một trong những lý do
cho kết quả này có thể là những từ này không thường xuyên được dùng
trong lĩnh vự nông nghiệp.
Khó khăn nhất trong sử dụng từ trái nghĩa là mục 28 với số sinh
viên trả lời đúng là 51%. Từ „ restrictive‟ và từ „liberating” là hai từ
đối nghĩa ít quen thuộc nhất với người học.
Đối với các từ đồng nghĩa, mục khó khăn nhất là mục 34 với
64% câu trả lời đúng. Điều này cũng chỉ ra rằng trong các câu được
kiểm tra, khả năng sử dụng từ đồng nghĩa ở mục này của sinh viên ít
gặp khó khăn nhấtt
Đối với khả năng sử dụng từ hỗn hợp, mục khó khăn nhất là
mục 44. Mục này có số câu trả đúng chiếm 56 % trong tổng số sinh
viên. Kết quả này có thể là do ý nghĩa của câu đó giống nhau nên
sinh viên nhầm lẫn. Điều này có thể xuất phát từ sự khác nhau so cấu
trúc câu trong ngôn ngữ tiếng Việt
Đối với bài kiểm tra từ vựng, mục khó khăn nhất là mục 55 với
59 % câu câu trả lời đúng. Điểm số có nghĩa rằng các sinh viên
không gặp khó khăn trong bài kiểm tra này. Điều này có thể là do
những sinh viên này đang ở giai đoạn giữa của việc học ngôn ngữ
tiếng Anh và họ đã có một mức độ nhất định về cách sử dụng.từ vựng
tiếng Anh.
Trong bài kiểm tra về sự hình thành từ, mục khó nhất về từ
viết tắt là mục 69. Đây là mục đạt được điểm số thấp nhất trong tất cả
các lĩnh của kiểm tra ngôn ngữ và từ vựng trong khi đó mục 74 về từ
17
rút gọn với 67% số sinh viên trả lời đúng là lĩnh vực sinh viên gặp ít
khó khăn nhât
Mục khó nhất trong khả năng dùngtừ hỗn hợp là mục 87 với
55% câu trả lời đúng, Đây là mục có số điểm số thấp thứ hai trong
các lĩnh vực khác nhau của sự hình thành từ
Với khả năng dùng từ ghép đạt 62% trong đó mục khó nhất là
mục 93 cho thấy trong số những lĩnh vực khác nhau của bài kiểm tra,
đây là lĩnh vực có độ khó trung bình. Việc chỉ học các từ cũ trong từ
điển là không bao giờ đủ vì từ mới tiếng Anh được tạo ra hàng ngày
thông qua quá trình hình thành từ.
4. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN VỀ NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
CỦA SINH VIÊN
Với 20 mục có câu trả lời đồng ý đạt trên 50%, câu trả lời
“đồng ý” ở phần B cao hơn so với phần A. Trong phần A mục có câu
trả lời “ đồng ý” nhiều nhất là mục 3. Kết quả này chỉ ra rằng giáo
viên nhận thấy rằng phần kiểm tra về từ trái nghĩa là một trong số
những lĩnh vực kiểm tra có hiệu quả trong đánh giá năng lực ngôn
ngữ. Kết quả các câu trả lời “đồng ý” ở phần B cao hơn phần A chỉ ra
rằng sự đánh giá của giáo viên về nghĩa của từ kém hơn so với sự
hiểu biết của họ qua các ví dụ chỉ ra rằng ít hơn 20% giáo viên có câu
trả lời “đồng ý”
Lên quan tới xếp hạng của giáo viên về tần xuất sử dụng kỹ
năng ngôn ngữ của sinh viên, kết quả chỉ ra rằng theo giáo viên các
kỹ năng ngôn ngữ không thường xuyên được người học luyện tâp.
Mục có tần suất sử dụng cao nhất là muc 5, kết quả này có nghĩa la
theo giáo viên trong các kỹ năng ngôn ngữ khác nhau đây là kỹ năng
được phát triển tốt nhất. Trong khi đó, mục với tần suất sử dụng ít
18
nhất là mục 1 và 2 có điểm trung bình là 2.55. Kết quả này cho thấy
đây là lĩnh vực sinh viên có kỹ năng ngôn ngữ kém nhất trong số các
kỹ năng ngôn ngữ được đánh giá.
Phần đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của các lĩnh
vực trên, điểm số cho thấy việc đánh giá dựa trên tầm quan trọng cao
hơn điểm trung bình đạt được trong phần đánh giá về mức độ thường
xuyên. Kết quả này cho thấy các kỹ năng xếp hạng thấp của người học
đối lập với tầm quan trọng của các kỹ năng theo đánh giá của giáo
viên. Kết quả này thể hiện rằng đường hướng mà giáo viên áp dụng
trong việc dạy kỹ năng ngôn ngữ thường dựa trên mức độ quan trọng
phản ánh mức độ sử dụng và phát triển các kỹ năng của người học. Dữ
liệu cũng chỉ ra rằng khi phát triển kỹ năng ngôn ngữ của người học
cần biết rằng có những kỹ năng sẽ được lĩnh hội ngay bởi người học,
tuy nhiên một số kỹ năng khác lại đòi hỏi thời gian lâu hơn và cần có
sự động viên để người học tiếp thu và luyện tập thường xuyên.
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN VÀ
MỨC ĐỘ NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI HỌC
Xét về mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và mức độ
năng lực ngôn ngữ và sự hình thành từ của người học cế thể kết luận
rằng không có mối liên hệ nào giữa chúng. Điều đó cũng chỉ ra rằng
cảm nhận của giáo viên về năng lực thể hiện ngôn ngữ trong các lĩnh
vực khác nhau của sinh viên là không dự báo được.
Một trong những lí do giải thích cho sự chênh lệch trên là do
giáo viên thường có xu hướng đánh giá thấp khả năng sử dụng các
lĩnh vực về ngôn ngữ của sinh viên ḿnh. Một nguyên nhân nữa cũng
có thể do giáo viên chưa áp dụng việc quan sát hợp lí và ước lượng
tần suất sử dụng các lĩnh vực ngôn ngữ và sự hình thành từ trên của
19
người hoc. Ngoài ra cũng có thể do người học thay đổi cách học hoặc
sử dụng các phương tiện như phát thanh, phương tiện in ấn hoặc
internet góp phần phát triển kỹ năng ngôn ngữ của họ chứ không chỉ
là bài học trên lớp. Những lý do trên giải thích tại sao sự thể hiện của
sinh viên về năng lực sử dụng ngôn ngữ cao và không tương đồng
với sự đánh giá của giáo viên về mức độ sủ dụng các lĩnh vực đó trên
lớp thấp.
6. CÁC HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ NHẰM PHÁT TRỈỂN KỸ
NĂNG NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI HỌC
Khi thiết kế các hoạt động ngôn ngữ nhằm nâng cao năng lực của
sinh viên về từ và thuật ngữ, đặc biệt là cho đối tượng là giáo viên và
sinh viên Việt Nam cần quan tâm tới các tiêu chí sau: lĩnh vực sinh viên
thể hiện kém nhất và lĩnh vực sinh viên thể hiện tốt nhất.
Hoạt động ngôn ngữ được thiết kế cho năng lực ngôn ngữ bao
gồm ba lĩnh vực. Cần chú ý rằng trong ba lĩnh vực được thiết kế hoạt
động đó có hai lĩnh vực thuộc kĩ năng ngôn ngữ là từ mang nghĩa
biểu thị và từ viết tắt và một lĩnh vực thuộcsự hình thành từ là từ trái
nghĩa. Các lĩnh vực này sinh viên cần các hoạt động ngôn ngữ nhằm
giúp họ đương đầu với những yêu cầu về kỹ năng phù hợp với vai trò
là người học tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai.
CHƢƠNG V
TÓM TẮT, KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
1. TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đề xuất các hoat động ngôn ngữ nhằm nâng
cao hiệu quả ngôn ngữ của người học
20
Cụ thể, nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định trình độ ngôn ngữ hiện tại của sinh viên qua việc sử dụng
1.1. Từ mang nghĩa sở thị
1.2. Từ mang nghĩa liên tưởng
1.3. Từ đồng nghĩa
1.4. Từ trái nghĩa
1.5.Từ đa nghĩa
1.6. Từ vựng
2. Xác định mức độ hiểu biết của sinh viên về sự hình thành từ thông qua
khả năng sử dụng
2.1.Từ viêt tắt
2.2. Từ rút gọn
2.3. Từ hỗn hợp
2.4.Từ ghép
3. Xác định lĩnh vực ngôn ngữ nào sinh viên găp khó khăn
nhiều nhât
4. Tìm hiểu cách đánh giá của giáo viên về năng lực ngôn ngữ
của sinh viên
5. Tìm hiểu mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên về năng
lực ngôn ngữ của sinh viên và kết quả bài kiểm tra.
6. Thiết kế một số hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng
lực ngôn ngữ của sinh viên.
21
Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu mô tả. Đối tượng của nghiên
cứu là 382 sinh viên năm thứ nhất và 66 giảng viên Đại học. Các
công cụ thu thập dữ liệu bao gồm câu hỏi điều tra cho giáo viên và
bài kiểm tra do giáo viên thiết kê dành cho đối tượng sinh viên. Các
công cụ thống kê bao gồm tần số, tỷ lệ và thứ hạng, hồi quy tuyến
tính, độ lệch chuẩn, kiểm định t và bình quân trọng số
2. KẾT QUẢ
Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực ngôn ngữ nói chung của
người học khá tốt bởi vì người học có thể hiện mức độ trung bình về
năng lực ngôn ngữ
Sinh viên thể hiện sự hiểu biêt trung bình về sự hình thành từ
Những mục người học thấy khó nhất là mục số 8 phần kiểm
tra về từ mang tính sở thi, mục 20 về từ mang nghĩa liên tưởng, mục
28 về cách sử dụng từ trái nghĩa,khó nhất trong các câu về từ đồng
nghĩa là câu 34, với từ đa nghĩa mục khó nhất là mục 44 và phẩn từ
vựng mục khó nhất là mục 55. Trong bài kiểm tra mức độ hiểu về sự
hình thành của từ, mục sinh viên thể hiện khó nhất là mục 69 trong
cách dùng của từ viết tắt, mục 74 khi sinh viên hoàn thành các câu về
từ rút gọn, Với mức độ hiểu về sự hình thành từ của từ hỗn hợp, khó
nhất là mục 87 và mục 93 với từ ghép.
Nghiên cứu cùng chỉ ra rằng theo đánh giá của giáo viên, các
kỹ năng ngôn ngữ không thường xuyên được luyện tập bởi đối tượng
nghiên cứu.
Không tồn tại mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và mức
độ năng lực ngôn ngữ của người học
Các hoạt động ngôn ngữ là tập hợp các bài tập được thiết kế
nhằm giúp người học đáp ứng các nhu cầu kỹ năng phù hợp với trình
độ hiện tại của họ
22
3. KIẾN NGHỊ
- Tạo ra nhiều hoạt động học tập nhằm thúc đẩy nhiều hơn
năng lực ngôn ngữ của người học
- Các hoạt động ngôn ngữ được giới thiệu cho giáo viên để họ
đưa ra cải tiến hoặc gợi ý
- Các nghiên cứu sau có thể tiến hành nghiên cứu các thành
phần khác của năng lực giao tiếp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_hoat_dong_ngon_ngu_nham_phat_trien_nang_luc_ngon_ngu_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat_tai_dai_hoc_thai.pdf