Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, có hơn một nửa số nhân tố trong 23 nhân tố được kiểm định có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có 17 nhân tố tác động và 6 nhân tố không tác động đến chất lượng BCTC và có nhân tố ảnh hưởng thuận chiều, có nhân tố ảnh hưởng ngược chiều và có nhân tố kết quả cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Vì vậy, theo tác giả, kết quả của nghiên cứu của luận này và một số ý kiến mà tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà quản trị công ty, KTV, các nhà đầu tư, ủy ban chứng khoán Nhà nước, cơ quan ban hành chính sách. tham khảo đề từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên kết quả nghiên cứu này, các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC cũng sẽ đưa ra các quyết định có liên quan một cách hiệu quả nhất.

pdf27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào đối với các đối tượng liên quan đến việc trình bày và công bố, sử dụng và quản lý chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay?. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể là báo cáo tài chính đã được kiểm toán và công bố, báo cáo thường niên của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2014. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK tại Việt Nam niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và HNX (Không nghiên cứu về các công ty tài chính như Ngân hàng, công ty chứng khoán...). + Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm 2012 - 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là nghiên cứu này được thực hiện dựa vào các lý thuyết nền tảng phổ biến trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán như lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết hợp đồng và các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, đồng thời sử dụng phương pháp định tính thảo luận với các chuyên gia làm cơ sở đưa thêm nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu này tại Việt Nam. 5. Đóng góp mới của nghiên cứu Trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, luận án này có tính cấp thiết cao. Kết quả của luận án này có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể: 4 - Về mặt lý luận: Dựa vào kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, trong đó các nhân tố ảnh hưởng được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước và 4 nhân tố mới được tác giả đưa thêm vào, luận án hoàn thành sẽ bổ sung thêm lý thuyết mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính được đo lường thông qua chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. Đặc biệt, kết quả kiểm định của luận án cho thấy, trong số 17 nhân tố có tác động đến chất lượng BCTC thì có 4 nhân tố mới được tác giả đưa vào để kiểm định đó là tính trì hoãn của BCTC, khả năng thanh toán nhanh, thời gian niêm yết và tình trạng niêm yết (sàn giao dịch), cả 4 nhân tố mới này đều có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng chất lượng về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa cao. Theo tìm hiểu của tác giả, luận án này là một trong số những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá thực trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK thông qua phương pháp tiếp cận đo lường BCTC bằng chất lượng lợi nhuận, đặc biệt đo lường chất lượng lợi nhuận dựa trên cả 2 cơ sở là dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường với việc sử dụng dữ liệu thứ cấp (số liệu được trình bày trên BCTC) và cập nhật mới nhất giai đoạn 2012 - 2014 (số liệu trên BCTC cập nhật đến năm 2014), vì vậy, kết quả phân tích thực trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK trong luận án này phản ánh đúng thực tế theo số liệu các công ty công bố trên BCTC chứ không phải dựa trên quan điểm đánh giá của các đối tượng về chất lượng BCTC như các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. + Với mô hình đề xuất có khá nhiều các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của các Công ty niêm yết được đưa vào để kiểm định và kết quả của luận án cho thấy có đến 17 trong tổng số 23 nhân tố được kiểm định có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. + Dựa trên kết quả về đánh giá thực trạng chất lượng BCTC trong giai đoạn 2012- 2014, chi tiết theo từng năm và thậm chí chi tiết theo từng ngành, kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, những 5 kết quả này là cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà quản trị công ty, KTV, các nhà đầu tư, cơ quan ban hành chính sách, ủy ban chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán... tham khảo để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam cũng như tham khảo trong việc sử dụng thông tin trên BCTC nhằm đưa ra các quyết định có liên quan một cách hiệu quả. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan về đo lường chất lượng báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Nhận xét và đề xuất kiến nghị. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN VỀ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Nội dung chính của chương này, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cách tiếp cận các phương pháp đo lường chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK để trên cơ sở đó tác giả tìm ra khe hổng nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu của luận án. 1.1. Các cách tiếp cận về phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo các nghiên cứu trước đây. Trong bất kỳ một nghiên cứu nào có liên quan đến chất lượng BCTC, mặc dù chất lượng BCTC đóng vai trò là nhân tố tác động hay nhân tố bị tác động thì việc đo lường chất lượng BCTC là rất quan trọng, vì nó quyết định đến hiệu quả một cuộc nghiên cứu. Tuy nhiên, chất lượng BCTC là khó có thể quan sát trực tiếp được, xuất phát từ đặc điểm này, trong các nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau và có thể chia làm 2 nhóm phương pháp chính: Đo lường theo đặc điểm chất lượng BCTC và đo lường theo chất lượng lợi nhuận. 1.1.1. Đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng Phương pháp đo lường chất lượng BCTC thông qua đặc điểm chất lượng nhằm đánh giá các khía cạnh và kích thước của thông tài chính và thông tin phi tài của BCTC nhằm xác định tính hữu ích của thông tin tài chính đó. Phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng đó là chất lượng BCTC được đánh giá dựa trên các thang đo được xây dựng dựa trên các đặc điểm chất lượng của FASB đó là 2 đặc điểm cơ bản: Thích hợp và đáng tin cậy và 2 đặc điểm thứ yếu: Nhất quán và có thể so sánh, các đặc điểm chất lượng của IASB đó là có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được và các đặc điểm theo quan điểm của dự án hội tụ của FASB và IASB đó là 2 đặc điểm nền tảng: Thích hợp và trình bày trung thực và 4 đặc điểm bổ sung bao gồm có thể so sánh, có thể kiểm chứng, tính kịp thời và có thể hiểu được. 7 Trước đây, có nhiều nghiên cứu về đặc điểm chất lượng BCTC. Các nghiên cứu xoay quanh những vấn đề như đánh giá các đặc điểm chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm chất lượng hay các đặc điểm chất lượng trên khía cạnh quan điểm của người sử dụng nói chung hay KTV, nhà đầu tư nói riêngnhư nghiên cứu của Jonas and Blanchet (2000), Beest và các cộng sự (2009), Beest và Braam (2011), Jara và các cộng sự (2011), Bauwhede (2001), Saheli & Nassirzadeh (2012), Terzungwe (2013), Tasios (2012), Obaidat (2007). Không nhằm vào các mục đích đo lường chất lượng lợi nhuận, đánh giá các yếu tố chi tiết của BCTC, mục đích hướng đến của phương pháp trên là đánh giá mức độ hữu ích của thông tin thông qua các đặc điểm chất lượng. Lợi ích có được từ phương pháp là sự tập trung nghiên cứu vào các đặc điểm chất lượng, trong khi các mô hình khác tập trung vào các khía cạnh của việc quản trị lợi nhuận hay giá cả của cổ phiếu. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó xác định thang đo cho các đặc điểm chất lượng, đồng thời, chính vì đánh giá này dựa trên cơ sở thang đo nên nó còn có hạn chế là kết quả thu thập được không có độ tin cậy cao vì nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người đánh giá và mang tính cảm tính cao như người đánh giá này cho điểm chỉ tiêu này đối với BCTC cao nhưng có thể theo quan điểm của người khác là chưa cao. 1.1.2. Đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận (Earning Quality) Phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận có ưu điểm chính là đáng tin cậy, bởi khác với phương pháp đo lường theo đặc điểm chất lượng mà các nghiên cứu khác đã áp dụng, đó là theo quan điểm của người đánh giá dựa trên dữ liệu thứ cấp (số liệu trên BCTC và BCTN) hoặc theo quan điểm của người được khảo sát (đối với nghiên cứu sử dụng khảo sát quan điểm và dữ liệu thu thập được là dữ liệu sơ cấp) và điều này có thể dẫn đến việc đánh giá chất lượng BCTC sẽ phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của họ và như vậy có thể kết quả nghiên cứu sẽ không phản ánh đúng thực trạng chất lượng của BCTC mà các công ty đã công bố, còn theo phương pháp đánh dựa trên chất lượng lợi nhuận, các dữ liệu phục vụ cho việc phân tích này dựa trên thông tin sẵn có trong báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty (dữ liệu thứ cấp) và việc đánh giá chất lượng BCTC được thực hiện trực tiếp trên các dữ liệu sẵn có này. Ngoài ra, đo lường chất lượng BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận cũng rất hữu ích dựa trên quan điểm người sử dụng BCTC, các nhà đầu tư, chủ nợ và các nhà soạn thảo chuẩn mực kế 8 toán. 1.1.2.1. Một số mô hình đo lường chất lượng lợi nhuận dựa trên biến kế toán dồn tích bất thường. Có một số mô hình đo lường chất lượng lợi nhuận trên biến kế toán dồn tích bất thường và tác giả chọn mô hình của Jones đã qua điều chỉnh của Dechow và các cộng sự (1995) và sử dụng dữ liệu chéo theo nghiên cứu của DeFond & Jiambalvo (1994). Các nghiên cứu Teoh và các cộng sự (1998), Myers và các cộng sự (2003), Xie và các cộng sự (2003), Hsu & Koh (2005), Aboody và các cộng sự (2005), Qinghua và các cộng sự (2007), Jiang và các cộng sự (2008), Jaggi và các cộng sự (2009), Alves (2014), Gonzalez và các cộng sự (2014), Aygun và các cộng sự (2014), Gonza´lez, J. S., and Meca, E. G. (2014), cũng đã sử dụng mô hình này để đo lường biến phụ thuộc QTLN trong các nghiên cứu của họ. 1.1.2.2. Một số mô hình đo lường chất lượng lợi nhuận dựa trên giá trị thích hợp của thông tin kế toán Trong số các mô hình dựa trên giá trị thích hợp của thông tin kế toán sử dụng để đo lường chất lượng lợi nhuận, tác giả đã lựa chọn mô hình EBO điều chỉnh là 1 trong 2 mô hình đo lường chất lượng BCTC trong luận án này. Các nghiên cứu của Abubakar (2011), Hassan (2012) và Ahmed (2012) cũng đã sử dụng mô hình này để đo lường biến phụ thuộc, chất lượng BCTC trong nghiên cứu của họ. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đo lường chất lượng BCTC bằng chất lượng lợi nhuận, cả những nghiên cứu sử dụng chất lượng BCTC là biến độc lập cũng như với vai trò là biến độc lập như các nghiên cứu: Choi và Pae (2011), Gajevszky (2015), Darabi và các cộng sự (2012), Hashim (2012) và Alzoubi (2012) Ngoài ra, còn khá nhiều các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC đã sử dụng chất lượng lợi nhuận để đo lường biến phụ thuộc này được tác giả trình bày trong luận án. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC thông qua đo lường chất lượng lợi nhuận 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 9 Có khá nhiều các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, đặc biệt là chất lượng lợi nhuận trong BCTC, các nhân tố này bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty, các nghiên cứu đó là Dechow và các cộng sự (2010), Qinghua và các cộng sự (2007), Radzi và các cộng sự (2011), Alves (2014), Hassan (2013), Healy (1985), Gaver và các cộng sự (1995), Holthausen và các cộng sự (1995), Abed và các cộng sự (2012), Waweru và Riro (2013), Ahmed (2013), Aygun và các cộng sự (2014), Hassan (2012), Habib & Azim (2008), Jamaluddin và các cộng sự (2009), Klai (2011), Chalaki và các cộng sự (2012) Ngoài ra, còn khá nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, tác giả đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới trong luận án. Như vậy, trên thế giới cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC, trong đó, chất lượng BCTC cũng đã được đo lường bằng nhiều cách khác nhau, mỗi nghiên cứu thường tập trung vào một hoặc vài nhóm nhân tố như QTCT, đặc điểm công ty... Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng mô hình hàm hồi quy và sử dụng phương pháp ước lượng OLS (Houqe và các cộng sự, 2010; Radzi và các cộng sự, 2011; Liu, 2012; Waweru & Riro, 2013; Hassan, 2013; Johl và các cộng sự, 2013; Aygun và các cộng sự, 2014), một số nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng FEM (Soliman & Ragab, 2013; Rahman và các cộng sự, 2008) và có nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GLS (Alkdai & Hanefah, 2012; Rafiee và các cộng sự, 2014)). 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến chất lượng BCTC cũng được một số nhà nghiên cứu quan tâm, các công trình nghiên cứu này cụ thể như sau: Nguyễn Phúc Sinh (2008), Nguyễn Đình Hùng (2010), Nguyễn Thị Bích Vân (2012), Đường Nguyễn Hưng (2013), Nguyễn Thị Hồng Nga (2013), Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn (2013), Phạm Thị Bích Vân (2014), Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), Nguyễn Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh (2014), Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014), Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Nguyễn Trọng Nguyên (2014), Đoàn Thị Hồng Nhung và Vũ Thị Kim Lan (2014), Ngô Thị Thu Giang (2014), Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015), Lê Thị Mỹ 10 Hạnh (2015), Đặng Ngọc Hùng (2015), Phạm Thị Bích Vân (2015) và Nguyễn Trọng Nguyên (2016). Như vậy, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã bước đầu quan tâm đến việc nghiên cứu các chủ đề liên quan đến BCTC. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã thực hiện chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, chỉ có một vài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC nhưng chỉ ở mức độ công bố thông tin, chất lượng BCTC đo lường theo đặc điểm chất lượng và các nhân tố được phân tích, kiểm định chưa được quan tâm nhiều hoặc có nghiên cứu cũng đã phân tích nhân tố ảnh hưởng nhưng tập trung vào tính minh bạch của BCTC. 1.3. Khe hổng nghiên cứu Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới có liên quan đến luận án, có thể nói rằng, chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng là một trong những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Mặt khác, cùng trong một quốc gia cũng đã có nhiều nghiên cứu cùng về chất lượng BCTC nhưng họ đã tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường nó. Hầu như các công trình nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng tiếp cận theo quy trình từ các nghiên cứu trước, lý thuyết nền tảng và đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để xây dựng mô hình và kiểm định mô hình. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường mang tính chất riêng lẻ và chủ yếu tập trung nhiều nhất vào các nhân tố thuộc quản trị công ty, mỗi nghiên cứu chỉ tập trung vào một nhóm nhân tố nào đó như quản trị công ty, đặc điểm công ty và có những công trình chỉ nghiên cứu khá ít nhân tố là 1, 2 nhân tố. Đối với thực trạng Việt Nam trong việc thực hiện các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, như tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam ở phần trên, tác giả có một số nhận xét như sau: - Tại các quốc gia trên thế giới việc nghiên cứu các chủ đề liên quan đến BCTC được thực hiện sớm hơn so với Việt Nam, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều hơn và đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. 11 - Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC. Tuy nhiên, có nghiên cứu tập trung vào tính minh bạch của BCTC hoặc có nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích mức độ công bố BCTC và số lượng các nghiên cứu còn rất ít. Như vậy, có thể nói rằng, bên cạnh những mặt đã đạt được, tại Việt Nam các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này còn khá ít ỏi, các công trình nghiên cứu đã thực hiện chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, chỉ có một vài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC nhưng chỉ ở mức độ công bố thông tin, các nhân tố được phân tích, kiểm định chưa nhiều. Các nghiên cứu chưa đi sâu vào chất lượng BCTC, bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu này kết quả đánh giá BCTC và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đều thực hiện theo phương pháp khảo sát quan điểm nên chưa phản ảnh đúng thực trạng BCTC đã được lập và trình bày tại các công ty tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu trực tiếp trên BCTC và BCTN của các công ty nhưng cũng chỉ tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin hoặc tập trung vào tính minh bạch của thông tin tài chính. Trên thế giới, tuy đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC nói chung, chất lượng lợi nhuận nói riêng, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào phân tích 1 nhóm nhân tố riêng biệt nào đó như QTCT hoặc đặc điểm công ty, chính sách chia cổ tức, chất lượng kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng BCTC..., còn rất ít các nghiên cứu phân tích chung các nhóm nhân tố này trong một nghiên cứu, vì làm được như vậy, kết quả nghiên cứu tổng thể mới hữu ích hơn so với nghiên cứu riêng lẻ. Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, đồng thời qua việc phân tích những mặt đạt được và những hạn chế của các công trình này, tác giả nhận thấy cần có một công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay. Trong đó, chất lượng BCTC được đo lường dựa trên dữ liệu công bố trên BCTC (dữ liệu thứ cấp) do chính mỗi công ty lập và trình bày, và đo lường bằng nhiều phương pháp cùng lúc, số nhân tố xem xét phân tích với số lượng nhiều hơn, để trên cơ sở đó có một kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng BCTC của các công ty niêm yết, đồng thời kết quả nghiên cứu này là thông tin tham khảo hữu ích và quan trọng cho nhiều đối tượng có liên quan như cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản 12 lý DN, KTV, ngân hàng, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan trong bối cảnh thực trạng chất lượng BCTC của các DN Việt Nam đáng lo ngại như hiện nay. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nội dung chính của chương này là tác giả phân tích các lý thuyết nền tảng có liên quan để tác giả có cơ sở kết hợp với nội dung trong chương 1 xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu, giúp thực hiện mục tiêu chính của luận án, ngoài ra, để giúp người đọc có thể tiếp cận dễ dàng nội của luận án, trong chương này, tác giả cũng đã giới thiệu một số khái niệm và thuật ngữ quan trọng. 2.2. Lý thuyết nền tảng có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC. Như nội dung tác giả đã trình bày ở phần trên, có khá nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và kết quả của các nghiên cứu này cho tìm thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu không giống nhau, có nhân tố trong nghiên cứu này không có tác động nhưng trong nghiên cứu khác lại có tác động, thêm vào đó cũng có trường hợp nhân tố tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC ở nghiên cứu này nhưng lại có kết quả ngược chiều ở nghiên cứu khác. Vì vậy, để có cơ sở cho việc tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu từ mô hình nghiên cứu trong luận án, tác giả thực hiện việc phân tích các lý thuyết nền tảng có liên quan, các lý thuyết đó là lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí độc quyền và lý thuyết hợp đồng. 2.3. Mô hình nghiên cứu 2.3.1. Mô hình nghiên cứu của luận án. Dựa vào các nghiên cứu trước đây có liên quan và kết quả của nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC bao gồm biến phụ thuộc chất lượng BCTC và 23 biến độc lập (nhân tố) và chia làm 5 nhóm nhân tố, bao gồm: (1) Nhóm nhân tố liên quan cơ cấu sở hữu gồm quyền sở hữu vốn của nước ngoài, quyền sở hữu vốn của nhà nước, quyền sở hữu vốn của tổ chức, quyền sở hữu vốn của nhà quản lý và sự tập trung quyền sở hữu, (2) Nhóm nhân tố liên quan QTCT gồm 13 quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ thường xuyên của các cuộc họp của HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng và (3) nhóm nhân tố liên quan cơ cấu vốn gồm đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, (4) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm thị trường gồm quy mô công ty, tuổi của công ty, thời gian niêm yết, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm toán, tính trì hoãn của BCTC, loại hình công nghiệp và (5) nhóm nhân tố liên quan hiệu quả công ty gồm lợi nhuận, triển vọng phát triển và chính sách chia cổ tức. 2.3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu có liên quan trong bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC từ các nghiên cứu trước và nội dung phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố với chất lượng BCTC của các lý thuyết nền tảng ở trên, tác giả đã xây dựng 23 giả thuyết nghiên cứu. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu của một nghiên cứu thì vấn đề phương pháp nghiên cứu là một nội dung khá quan trọng, nó góp phần rất lớn đối với hiệu quả nghiên cứu của luận án này. Vì vậy, tác giả đã rất chú trọng đến phương pháp nghiên cứu đối với luận án, nội dung chương này sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tác giả đã lựa chọn. 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án này, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu này bởi phát sinh từ vấn đề nghiên cứu, tác giả xem xét các nghiên cứu trước có liên quan về các phương pháp đo lường chất lượng BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, để trên cơ sở đó xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những nhân tố được đưa vào mô hình dựa từ những nghiên cứu trước, dựa vào quan điểm của tác giả về đặc điểm của Việt Nam, tác giả đã dự kiến đưa thêm 4 nhân tố vào mô hình mà chưa được nghiên cứu từ các nghiên cứu trước, để có cơ sở giúp tác giả quyết định có đưa các nhân tố này thêm vào mô hình hay không tác giả đã sử dụng phương pháp định 14 tính bằng kỹ thuật thu thập dữ liệu là thảo luận xin ý kiến của các chuyên gia (5 chuyên gia) về việc có nên đưa 4 nhân tố mà tác giả đã gợi ý vào thêm trong mô hình hay không, đồng thời, tác giả thiết kế thêm câu hỏi mở để xin thêm ý kiến của các chuyên gia với nội dung là “Ngoài 4 nhân tố trên, còn có nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng BCTC hay không? Vì sao?” Sau khi có kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Kế tiếp tác giả sử dụng phương pháp định lượng xây dựng thang đo cho các biến, thu thập dữ liệu và kiểm định các giả thuyết đặt ra. Khác với các nghiên cứu trước đây có liên quan đều sử dụng phương pháp định lượng, trong khi nghiên cứu này lại sử dụng phương pháp hỗn hợp nghĩa là cũng sử dụng phương pháp chính là phương pháp định lượng nhưng có thêm phương pháp định tính vì nghiên cứu này có đưa thêm một số nhân tố mới, vì vậy, theo tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp này là phù hợp. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Như đã trình bày ở phần trên, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, vì vậy quy trình nghiên cứu của luận án được xác định là quy trình hỗn hợp, kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, theo 4 bước cụ thể: Bước 1: Tổng hợp và đúc kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến việc đo lường chất lượng BCTC, liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin trên BCTC. Hệ thống hóa một cách đầy đủ về các lý thuyết nền tảng liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC. Trên cơ sở đó xác định khe hổng nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Bước 2: Thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định tính Bước 3: Thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Bước 4: Phân tích, bàn luận kết quả nghiên cứu, nhận xét và đề xuất kiến nghị. 3.2. Mô hình hồi quy và đo lường biến trong mô hình 3.2.1. Mô hình hồi quy Để thực hiện việc kiểm định 23 giả thiết nghiên cứu được đưa ra ở chương 2 và vì tác giả đo lường chất lượng BCTC theo 2 phương pháp với 2 mô hình khác nhau, do đó, tác giả sử dụng 2 hàm hồi quy tuyến tính đa biến. Đối với mô hình 1, biến phụ thuộc chất 15 lượng BCTC đo lường theo mô hình của Jones điều chỉnh. Mô hình 2, biến phụ thuộc chất lượng BCTC đo lường theo mô hình EBO điều chỉnh. Mô hình 1: FRQ1it = β0 + β1FOROit + β2STAOit + β3MAOit + β4INOit + β5BLOCKit + β6BSit + β7DCit + β8BINit + β9MEETit+ β10EXPERit + β11BONUit + β12LEVit + β13LIQit + β14CSIZEit + β15AGEit + β16TIMEit + β17LSTit + β18ATYPEit + β19DELAit + β20INDit + β21ROEit + β22GROit + β23DIVit + εi (1) Mô hình 2: FRQ2it = β0 + β1FOROit + β2STAOit + β3MAOit + β4INOit + β5BLOCKit + β6BSit + β7DCit + β8BINit + β9MEETit+ β10EXPERit + β11BONUit + β12LEVit + β13LIQit + β14CSIZEit + β15AGEit + β16TIMEit + β17LSTit + β18ATYPEit + β19DELAit + β20INDit + β21ROEit + β22GROit + β23DIVit + εi (2) 3.2.2. Đo lường biến trong mô hình 3.2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc Đo lường theo mô hình Jones điều chỉnh. AACit/At-1= α1(1/At-1) + α2[(∆REVt - ∆RECt)/At - 1]+ α3(PPEt/At-1) + εit (6) Đo lường theo mô hình EBO điều chỉnh. Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + β3EPS1it + εit (8) 3.2.2.2. Đo lường biến độc lập Mô hình hồi quy của luận án bao gồm 23 biến độc lập. Tên biến, ký hiệu biến và phương pháp đo lường các biến độc lập này được chi tiết trong luận án. 3.3. Thiết kế nghiên cứu 3.3.1. Mẫu nghiên cứu Vào thời điểm 31/12/2014, tổng số công ty niêm yết trên cả 2 sàn của Việt Nam là 662 công ty, trong đó TTCK thành phố Hồ Chí Minh là 303 công ty, TTCK Hà Nội là 359 công ty. Trong luận án này, tác giả thực hiện thu thập trên 2 nhóm mẫu, nhóm mẫu thứ nhất sử dụng để thu thập số liệu nhằm đo lường biến phụ thuộc chất lượng BCTC, nhóm 16 mẫu này tác giả áp dụng chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên (phương pháp chọn mẫu thuận tiện) đó là các công ty có BCTN (trong đó có bao gồm BCTC) của công ty niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch có đầy đủ thông tin các chỉ tiêu cần thu thập, ngoài ra, tác giả trừ ra tất cả các công ty thuộc ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm, bởi vì các công ty thuộc các ngành này, các quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính không hoàn toàn đồng nhất với các công ty thuộc các ngành còn lại trong toàn bộ mẫu này. Kết quả có 394 công ty trong mỗi năm 2012, 2013 và 2014 và tổng số công ty mẫu trong 3 năm là 1,182 công ty mẫu được sử dụng. Dựa trên 394 công ty mẫu này, đầu tiên, tác giả cũng áp dụng chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên (phương pháp chọn mẫu thuận tiện) và tác giả lựa chọn được 123 công ty cho mỗi năm 2012, 2013 và 2014 với tổng số quan sát trong 3 năm 369, tuy nhiên trong số này có 86 quan sát không có đầy đủ thông tin liên quan đến 23 biến độc lập (do một số thông tin mang tính chất tự nguyện cần thu thập), vì vậy mẫu cuối cùng bao gồm 283 quan sát để làm mẫu nghiên cứu chính thức cho luận án. 3.3.2. Thu thập dữ liệu Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra của luận án, tác giả thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo thường niên (trong đó có bao gồm báo cáo tài chính), các thông tin cần thu thập cho các biến độc lập nếu không được công bố trên báo cáo thường niên, tác giả đã thu thập từ website của các công ty niêm yết hoặc có trường hợp thu thập từ website của công ty Vietstock hoặc do Vietstock trực tiếp cung cấp cho tác giả. 3.3.2.1. Thu thập thông tin liên quan đến đo lường chất lượng BCTC. Trong luận án này, vì tác giả sử dụng đồng thời 2 phương pháp đo lường chất lượng BCTC (biến phụ thuộc), vì vậy, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Các số liệu liên quan đến việc đo lường chất lượng BCTC bằng mô hình của Jones điều chỉnh được tác giả thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong BCTC. Các số liệu liên quan đến việc đo lường chất lượng báo cáo tài chính bằng mô hình EBO được thu thập từ website của Vietstock, riêng thông tin liên quan đến giá cổ phiếu tại ngày 31/03 của năm sau so với năm nghiên cứu, công ty Vietstock trực tiếp cung cấp cho tác giả. 17 3.3.2.2. Thu thập dữ liệu liên quan đến các nhân tố Số liệu cần thu thập liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC (các biến độc lập) được tác giả thu thập từ BCTC và BCTN của các công ty được chọn mẫu. Các số liệu liên quan đến nhóm biến liên quan đến quyền sở hữu và cơ chế QTCT, tác giả thu thập từ các BCTN, nhóm biến quan đến cơ cấu vốn, tác giả thu thập từ BCTC. Nhóm biến liên quan đến thị trường, tác giả thu thập từ cả BCTC và BCTN và cuối cùng là nhóm biến liên quan đến hiệu quả công ty gồm ROE và triển vọng phát triển số liệu được thu thập trên BCTC, biến còn lại chính sách chia cổ tức được thu thập từ BCTN của các công ty. 3.3.3. Quy trình phân tích dữ liệu Thông qua phần mềm STATA 13 và Excel 2013, các kỹ thuật phân tích sau đây sẽ được sử dụng để xử lý các dữ liệu nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC: CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC được các nhà nghiên cứu trên nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm bởi thông tin trên BCTC được rất nhiều đối tượng dựa vào đó để đưa ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam còn khá ít các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Trong chương này này sẽ phân tích thực trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, đồng thời cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết này. 4.1. Phân tích thực trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay. 4.1.1. Phân tích thực trạng chất lượng BCTC đo lường theo QTLN Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng BCTC được đo lường bằng QTLN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam so với một số quốc gia khác trên thế giới qua các nghiên ở mức trung bình, trị trung bình QTLN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam thấp hơn Ai cập, Iran và Malaysia với mức QTLN trung bình tương ứng 0.9875, 0.7410 và 1.7699. Tuy nhiên, mức QTLN trung bình của các công ty niêm yết tại Việt 18 Nam còn cao hơn nhiều với một số quốc gia khác như Thổ Nhĩ kỳ, Jordan,và Úc với mức QTLN trung bình tương ứng 0.0077, 0.1330 và 0.0624 và xấp xỉ với các nước thuộc Châu Mỹ La tinh với mức QTLN trung bình là 0.2370. Mức QTLN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012-2014 với mức trị trung bình 0.2032428. Trong giai đoạn này, chất lượng BCTC năm 2013 thấp nhất với mức trị trung bình của QTLN cao nhất 0.2887321, năm 2012 mức trị trung bình của QTLN thấp hơn 2013 với mức 0.1829587. Như vậy, mức QTLN tăng từ 2012 đến 2013 nghĩa là chất lượng BCTC giảm xuống từ năm 2012 đến năm 2013. Tuy nhiên, đến năm 2014, chất lượng BCTC tăng lên đáng kể so với cả 2 năm 2012 và 2013, thể hiện qua bảng số liệu, trị trung bình QTLN giảm xuống còn 0.1380377. 4.1.2. Phân tích thực trạng chất lượng BCTC đo lường theo giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị R2 của mô hình EBO (mô hình EBO điều chỉnh) của các năm với giá trị R2 năm 2012 chỉ có 34% (37%) đến năm 2013 là 41% (42%) và 2014 cũng là 40% (41%) và giá trị R2 giai đoạn 2012 – 2014 của mô hình EBO (mô hình EBO điều chỉnh) là 38% (39%), tuy nhiên, giá trị R2 còn thấp so với giá trị của các quốc gia khác trên thế giới, chỉ tương đương với các nước như Anh, Đức và Ý tương ứng giá trị R2 35% (40%), 40% và 43% (48%) và còn thấp hơn nhiều so với các nước khác như Nigeria, Cô oét, Anh, Norway, Nhật Bản, Sri Lanka và Mỹ tương ứng giá trị R2 94% (92%), 75%, 66%, 65%, (65%), (56%) và 54%, điều này cho thấy chất lượng BCTC được đo lường theo giá trị thích hợp của TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam chưa cao. 4.2. Mô tả các biến nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC 4.3. Kết quả phân tích tương quan và hồi qui 4.3.1. Phân tích tương quan Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố được xem xét trong nghiên cứu này có hệ số tương quan với nhau thấp nên ít có khả năng xảy ra đa cộng tuyến. 4.3.2. Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1 Trước khi thực hiện phân tích hồi quy mô hình 1, tác giả đã thực hiện ước OLS mô 19 hình Jones điều chỉnh sử dụng đo lường biến phụ thuộc (chất lượng BCTC) trong mô hình 1 này, kết quả kiểm định cho thấy mô hình Jones điều chỉnh là phù hợp. 4.3.2.1. Lựa chọn mô hình phù hợp: Kết quả tổng hợp các kiểm định so sánh 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM cho thấy, ước lượng Pooled OLS là phù hợp nhất đối với mô hình 1. 4.3.2.2. Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định (1) Các biến độc lập không có tương quan với nhau (không có hiện tượng đa cộng tuyến). Kết quả cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. (2) Giả định phân phối chuẩn của phần dư. Kết quả cho thấy phần dư trong mô hình nghiên cứu này có phân phối chuẩn. (3) Giả định phương sai của sai số không đổi. Kết quả cho thấy mô hình này có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. (4) Giả định về tự tương quan. Kết quả cho thấy mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1. Kết luận: Theo kiểm định về 4 giả định của mô hình, có 2 giả định không bị vi phạm đó là hiện tượng đa cộng tuyến, phân phối chuẩn của phần dư. Tuy nhiên, 2 giả định còn lại đã bị vi phạm đó là phương sai không đổi và tự tương quan. Để khắc phục các vi phạm giả định này, tác giả phải thực hiện hồi quy mô hình 1 bằng ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS), phương pháp áp dụng này cũng giống phương pháp nghiên cứu của Rafiee và các cộng sự (2014) thực hiện. 4.3.2.3. Kết quả hệ số Beta và mức ý nghĩa thống kê theo mô hình 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 23 biến độc lập đưa vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 cho thấy có 11 biến có tác động đến chất lượng BCTC. Trong số 11 biến có tác động đến biến phụ thuộc (chất lượng BCTC), có 5 biến có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC đó là tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng và thời gian niêm yết. Có 6 biến có tác động ngược chiều đến chất lượng BCTC đó là quyền sở hữu bởi tổ chức, khả năng thanh toán hiện hành, quy mô công ty, loại ngành công nghiệp, lợi nhuận (ROE) và chính sách chia cổ tức. Các biến còn lại bao gồm quyền sở hữu vốn của nước ngoài, quyền sở hữu vốn Nhà nước, quyền sở hữu vốn nhà quản lý và sự tập 20 trung quyền sở hữu, quy mô HĐQT, mức độ thường xuyên của các cuộc họp của HĐQT, đòn bẩy tài chính, tuổi của công ty, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm toán, tính trì hoãn của BCTC và triển vọng phát triển không có tác động đến biến chất lượng BCTC xét về mặt ý nghĩa thống kê. 4.3.3. Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2 Trước khi thực hiện phân tích hồi quy mô hình 2, tác giả đã thực hiện ước OLS mô hình EBO điều chỉnh sử dụng đo lường biến phụ thuộc (chất lượng BCTC) trong mô hình 2 này, kết quả kiểm định cho thấy mô hình EBO điều chỉnh là phù hợp. 4.3.3.1. Lựa chọn mô hình phù hợp: Kết quả tổng hợp các kiểm định so sánh 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM cho thấy, ước lượng REM là phù hợp nhất đối với mô hình 2. 4.3.3.2. Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định (1) Các biến độc lập không có tương quan với nhau (không có hiện tượng đa cộng tuyến). Kết quả cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. (2) Giả định phân phối chuẩn của phần dư. Kết quả cho thấy phần dư trong mô hình nghiên cứu này có phân phối chuẩn. (3) Giả định phương sai của sai số không đổi. Kết quả này cho thấy mô hình này đã xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. (4) Giả định về tự tương quan. Kết quả cho thấy mô hình đã xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1. Kết luận: Theo kiểm định về 4 giả định của mô hình, có 2 giả định không bị vi phạm đó là hiện tượng đa cộng tuyến, phân phối chuẩn của phần dư. Tuy nhiên, 2 giả định còn lại đã bị vi phạm đó là phương sai không đổi và tự tương quan. Để khắc phục các vi phạm giả định này, tác giả đã thực hiện hồi quy bằng ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi FGLS, phương pháp áp dụng này cũng giống phương pháp nghiên cứu của Rafiee và các cộng sự (2014) thực hiện. 4.3.3.3. Kết quả hệ số Beta và mức ý nghĩa thống kê theo mô hình 2 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 23 biến độc lập đưa vào mô hình, kết quả phân 21 tích hồi quy mô hình 2 thì có 10 biến có tác động đến chất lượng BCTC. Trong số 10 biến có tác động đến biến phụ thuộc (chất lượng BCTC), có 3 biến có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC đó là đòn bẩy tài chính, loại công ty kiểm toán, tính trì hoãn của BCTC. Có 7 biến có tác động ngược chiều đến chất lượng BCTC là quyền sở hữu vốn của nước ngoài, quy mô công ty, triển vọng phát triển, Loại hình công nghiệp, tính trạng niêm yết, Lợi nhuận (ROE), Chính sách chia cổ tức. Ngoài ra, 13 biến còn lại bao gồm quyền sở hữu vốn của Nhà nước, quyền sở hữu vốn của tổ chức, quyền sở hữu vốn của nhà quản lý và sự tập trung quyền sở hữu, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ thường xuyên của các cuộc họp của HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng, khả năng thanh toán hiện hành, tuổi của công ty, thời gian niêm yết không có tác động đến biến chất lượng BCTC xét về mặt ý nghĩa thống kê. 4.4. Tổng hợp kết quả phân tích cả 2 mô hình và bàn luận kết quả Tổng hợp kết quả của 2 mô hình cho thấy có tổng số 17 biến có tác đến biến phụ thuộc chất lượng BCTC bao gồm: Quyền sở hữu vốn bởi nước ngoài, Quyền sở hữu vốn bởi tổ chức, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, quy mô công ty, thời gian niêm yết, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm toán, tính trì hoãn của BCTC, loại hình công nghiệp, lợi nhuận (ROE), triển vọng phát triển và chính sách chia cổ tức. Có 6 biến còn lại gồm quyền sở hữu vốn bởi Nhà nước, quyền sở hữu vốn bởi nhà quản lý, sự tập trung quyền sở hữu, quy mô HĐQT, mức độ thường xuyên của các cuộc họp của HĐQT và tuổi của công ty không có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 5.1. Nhận xét chung Trong phần nhận xét chung này, tác giả không chỉ chú trọng vào những kết quả có liên quan đến việc cần thiết đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng BCTC, mà còn lưu ý đối với những đối tượng có liên quan khi sử dụng thông tin trên BCTC. Theo kết quả phân tích ở chương V, thực trạng chất lượng BCTC thông qua cả 2 tiêu chí đo lường 22 dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa cao. Về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC theo kết quả nghiên cứu trong 23 nhân tố được kiểm định có 17 nhân tố ảnh hưởng và kết quả về chiều tác động cũng đa chiều và có kết quả cũng giống nhưng cũng có kết quả cũng khác với các nghiên cứu của các quốc gia khác trên thế giới điều này là do đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam cũng có những điểm khác với các quốc gia khác 5.2. Đề xuất một số kiến nghị liên quan đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam 5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước - Bộ tài chính cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy định liên quan đến việc lập và trình bày BCTC như hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, luật kế toán, và các quy định khác có liên quan. - Bộ Tài chính cần quản lý chặt chẽ hơn về hoạt động của kiểm toán độc lập - Bộ tiêu chí đánh giá đối với BCTN cần chú trọng hơn đến chất lượng thông tin tài chính đặc biệt là chất lượng lợi nhuận vì đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC cũng như BCTC. - Kết quả của nghiên cứu này khá hữu ích đối với các cơ quan quản quản lý Nhà nước khi sử dụng thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam - Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo khá hữu ích cho các sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Các sở giao dịch chứng khoán cần chú trọng hơn đến các tiêu chí đo lường chất lượng của BCTC trong bộ tiêu chí đánh giá của mình. 5.2.2. Đối với các công ty kiểm toán độc lập - Trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có thể đề xuất việc lựa chọn công ty kiểm toán lớn, có uy tín và tính độc lập cao để thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp. - Các công ty kiểm toán không thuộc Big 4 cần tăng cường hơn nữa về chất lượng kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty khách hàng, đặc biệt là các công ty niêm yết trên TTCK nhằm đảm bảo quyền lợi của người sở hữu DN, đồng thời, nâng 23 cao thương hiệu cho chính các công ty kiểm toán. - Kiểm toán viên hoặc đại diện công ty kiểm toán cần yêu cầu các công ty cổ phần niêm yết mà mình thực hiện kiểm toán BCTC phải yêu cầu họ mời mình tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên để phát biểu ý kiến tại Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính năm trong trường hợp Báo cáo kiểm toán có các khoản ngoại trừ trọng yếu. - Các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam khi thực hiện kiểm toán BCTC cho khác hàng đặc biệt là đối với các công ty niêm yết cần tăng cường hơn nữa tính độc lập của KTV đối với khách hàng vì càng độc lập, càng thiên về lợi ích công chúng hơn lợi ích của khách hàng. - Các công ty kiểm toán không vì mọi cách để ký được hợp đồng với khách hàng mà chấp nhập mức giá phí thấp không bù đắp được chi phí bỏ ra cho thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của chuẩn mực kiểm toán và phải đảm bảo một cuộc kiểm toán có chất lượng. - Cần tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên trong. 5.2.3. Đối với các công ty niêm yết - Tăng cường vai trò giám sát và thực hiện cải thiện báo cáo tình hình giám sát của HĐQT và BKS đối với BGĐ. - Cần phải mời công ty kiểm toán và KTV tham dự trong đại hội cổ đông nhằm tăng cường vai trò của kiểm toán độc lập. - Các công ty cổ phần niêm yết, đặc biệt là các cổ đông (những người sở hữu vốn) nhằm tăng cường độ tin cậy của thông tin trên BCTC, bảo về quyền lợi của mình, cần phải thận trọng hơn trong việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC - Các công ty cần phải tăng cường đầu tư nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất nhằm nhanh hơn nữa thời gian hoàn thành BCTC nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của BCTC. 5.2.4. Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC Các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC cần tham khảo kết quả nghiên cứu này để xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng 24 BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn cho chính mình, cụ thể: - Đối với các ngân hàng và các chủ nợ: Để phần nào hạn chế rủi ro cho vay những doanh nghiệp “lời giả, lỗ thật”, trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng không nên chỉ xem xét mức lợi nhuận công bố hay dựa quá nhiều vào các thông tin tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định, mà nên chú trọng thêm những thông tin khác như tính khả thi của các phương án kinh doanh (vì đây là nguồn trả nợ chính của doanh nghiệp), hay xem xét đến uy tín tín dụng của doanh nghiệp để xem xét khả năng trả nợ cũng như thiện chí trả nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng khi đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để đưa ra quyết định có cho vay hay không, ngoài việc dựa vào các thông tin trên BCTC, cần chú trọng tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin khác ngoài báo cáo tài chính trong quá trình thẩm định tín dụng. - Đối với các nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC: Kết quả của nghiên cứu này cũng khá hữu ích cho nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các đối tượng sử dụng thông tin có thể tham khảo vào kết quả nghiên cứu này để đánh giá độ tin cậy của thông tin trên BCTC đặc biệt là thông tin lợi nhuận giúp thận trọng hơn trong việc dựa vào những thông tin này để đưa ra các quyết định kinh tế. 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai Trong nghiên cứu này, mặc dù so với các công trình nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu tại Việt Nam, số lượng nhân tố được đưa vào trong mô hình khá nhiều và bao gồm 5 nhóm nhân tố như nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu sở hữu vốn, liên quan đến QTCT, liên quan đến cơ cấu vốn, liên quan đến thị trường và liên quan đến hiệu quả công ty, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều các nhân tố khác có thể cũng sẽ ảnh hưởng đối với chất lượng BCTC tại Việt Nam như các nhân tố liên quan đến thị trường vốn, chính sách của Nhà nước, văn hóa, chính trị... trong đó có nhiều nhóm quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đo lường chất lượng BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường, với mỗi cơ sở này, tác giả đã lựa chọn một mô hình đo lường đại diện, tuy nhiên, với mỗi cơ sở đó còn có nhiều mô hình đo lường khác. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai nếu thực hiện được, có thể phân tích thêm các nhân tố ngoài những nhân tố đã được kiểm định trong mô hình của nghiên cứu này và nghiên cứu 25 trong tương lai cũng nên sử dụng các mô hình còn lại để đo lường chất lượng BCTC. KẾT LUẬN Thông tin trên BCTC của công ty, đặc biệt là của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được rất nhiều đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế và phục vụ các công việc khác của các đối tượng có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, chất lượng BCTC được đo lường thông qua chỉ tiêu chất lượng lợi nhuận dựa trên cả 2 cơ sở đó là dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ ở thị trường của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam còn thấp so với một số quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, một trong những nội dung khá quan trọng thực hiện mục tiêu chính của luận án này là kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, có hơn một nửa số nhân tố trong 23 nhân tố được kiểm định có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có 17 nhân tố tác động và 6 nhân tố không tác động đến chất lượng BCTC và có nhân tố ảnh hưởng thuận chiều, có nhân tố ảnh hưởng ngược chiều và có nhân tố kết quả cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Vì vậy, theo tác giả, kết quả của nghiên cứu của luận này và một số ý kiến mà tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà quản trị công ty, KTV, các nhà đầu tư, ủy ban chứng khoán Nhà nước, cơ quan ban hành chính sách... tham khảo đề từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên kết quả nghiên cứu này, các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC cũng sẽ đưa ra các quyết định có liên quan một cách hiệu quả nhất. 26 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Phương Hồng & Mai Thị Hoàng Minh, 2014. Quan điểm của người lập và người sử dụng về các khía cạnh của báo cáo tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 6/2014. 2. Nguyễn Thị Phương Hồng & Dương Thị Khánh Linh, 2014. Quan điểm về đặc điểm chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 6/2014. 3. Nguyễn Thị Phương Hồng & Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 6/2014. 4. Nguyễn Thị Phương Hồng & Hà Hoàng Nhân, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 5/2015. 5. Nguyen Thi Phuong Hong and Nguyen Thi Thuong, 2015. Board Characteristics Affecting Earnings Management: An Empirical Investigation in Vietnam. Internationnal Conference on Accounting, ICOA 2015, 22 May 2015. YOKOHAMA National University, Aston University, Economic University Danang. 6. Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016. Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia về Kế toán, Kiểm toán Việt Nam - 20 năm Cải cách và Hội nhập, 4/2016. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam & Tạp chí Kế toán và Kiểm toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflats_nguyenthiphuonghong_tomtat_v_9358.pdf
Luận văn liên quan