Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ đặc thù của môi trường kinh tế - xã hội và
đặc điểm của hoạt động KTĐL tại Việt Nam, có sự khác biệt về các nhân tố tác động đến
CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam so với các công trình nghiên cứu tại các nước
khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã khám phá và đo lường sự tác động của các
nhân tố đến CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt lý
luận, các kết quả nghiên cứu trong Luận án còn có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, qua đó
các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, hội nghề nghiệp, DNKT có thể hoạch định các
chính sách, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của các
DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới
34 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao CLKT và NLCT của DNKT dưới nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được một số kết
quả nhất định, nhất là đối với việc nghiên cứu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT.
CLKT, NLCT là một khái niệm đa diện, khó đo lường và tùy thuộc vào sự khác biệt về
điều kiện kinh tế cũng như đặc điểm của hoạt động KTĐL tại mỗi quốc gia vẫn còn tồn tại
một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và được thực hiện trong Luận án.
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và được thực hiện trong Luận án
Thứ nhất, Chưa có sự thống nhất quan điểm và định nghĩa được phổ cập rộng rãi trên thế
giới về CLKT. Do đó cần có những quan điểm, định nghĩa về CLKT phù hợp với đặc điểm và
điều kiện từng quốc gia cụ thể.
Thứ hai, Đến nay chưa có nghiên cứu định tính nào được thực hiện nhằm khám phá về
các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT của DNKT trong
điều kiện Việt Nam. Do đó, cần có những nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến
CLKT làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Thứ ba, Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu định lượng đo lường tác động các nhân tố
CLKT và NLCT trên cơ sở kết quả khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT trong
điều kiện kinh tế thị trường và đặc điểm của DNKT Việt Nam. Do đó cần phải có những nghiên
cứu trong điều kiện đặc thù này để thấy được sự khác biệt và đưa ra những định hướng phù hợp.
Thứ tư, Chưa có các nghiên cứu trong và ngoài nước về CLKT hướng đến mục tiêu nâng
cao NLCT của DNKT Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Do đó cần có những nghiên
cứu hướng tới mục tiêu kinh doanh của DNKT nhất là đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế hiện nay.
Thứ năm, các nghiên cứu trước thường tập trung vào CLKT đối với BCTC các công ty
niêm yết hoặc là các DNKT nói chung không phân biệt DNKT trong nước và nước ngoài
như Big Four. Trong khi CLKT của hai đối tượng này có sự khác biệt lớn. Do đó phần nào
ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Mặt khác, phạm vi và đối tượng
khảo sát các nghiên cứu trước thường tập trung vào một khu vực nhất định và người được
khảo sát chủ yếu là các KTV trong khi KTĐL nói chung và CLKT nói riêng có liên quan
đến nhiều đối tượng khác. Việc hạn chế về phạm vi và đối tượng khảo sát này phần nào
cũng ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Do đó, cần phải có những
nghiên cứu theo từng đối tượng DNKT cụ thể trong các phạm vi rộng với đầy đủ quan điểm
của các đối tượng có liên quan.
Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, Tác giả đã hệ thống hóa các nghiên cứu đã thực hiện về các Mô hình
CLKT, NLCT phổ biến, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động
đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt
Nam. Qua tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến CLKT cho thấy
hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc tìm ra một định nghĩa về CLKT. Sự
tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT cũng đã được thể hiện qua kết quả nghiên cứu
của các Tác giả.
Qua việc hệ thống các nghiên cứu trước đã thực hiện trong chương này, Tác giả xác
định khe hổng trong nghiên cứu là sự thiếu vắng các nghiên cứu khám phá và đo lường
nhân tố tác động đến CLKT, NLCT trong điều kiện các DNKT Việt Nam. Tại Việt Nam,
chưa có nghiên cứu nào về tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các
DNKT Việt Nam. Do đó, cần thiết thực hiện nghiên cứu kết hợp khám phá và đo lường các
nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT
trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nhằm trả lời các câu hỏi mang tính cấp thiết được
đặt ra hiện nay. Các kết quả đạt được của Chương 1 sẽ làm tiền đề cho các bước nghiên cứu tiếp
theo của Luận án.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLKT
CỦA DNKT VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG NLCT
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chương này trình bày một số vấn đề chung về kiểm toán, CLKT, NLCT và một số quy
định của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) về CLKT như: Chuẩn mực quốc tế về Kiểm
soát chất lượng (ISQC1), Khuôn mẫu của Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (IAASB)
về CLKT. Tiếp đến, sẽ giới thiệu các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động
đến CLKT như: Lý thuyết Ủy nhiệm, Lý thuyết Cung cầu, Lý thuyết cạnh tranh và các lý
thuyết làm cơ sở giải thích về tác động của CLKT đến NLCT của doanh nghiệp như: Lý
thuyết cạnh tranh, Lý thuyết cạnh tranh đón đầu tương lai; Lý thuyết cạnh tranh dựa trên
nguồn lực doanh nghiệp; Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực doanh nghiệp, để đưa ra
khái niệm CLKT, NLCT và xác định mô hình được dùng trong nghiên cứu.
2.1. Một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT
2.1.1. Một số vấn đề chung về kiểm toán và CLKT
Định nghĩa về kiểm toán
Đặc điểm của kiểm toán
Chất lượng và đặc điểm của chất lượng
Chất lượng kiểm toán
Theo DeAngelo (1981), CLKT là sự đánh giá của thị trường về khả năng một KTV phát
hiện sai sót trọng yếu và báo cáo sai sót trọng yếu.
Theo Titman & Trueman (1986), Beatty (1989), Davidson & Neu (1993), CLKT là
tính chính xác của thông tin được cung cấp bởi các KTV. Trong khi đó, Theo Dopuch &
Simunic (1982), Simunic & Stein (1987), CLKT là mức độ đảm bảo xác suất mà BCTC đã
được kiểm toán không còn chứa đựng thiếu sót hoặc sai sót trọng yếu.
Theo Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán quốc tế: CLKT là một vấn đề phức tạp. Đến
nay, không có một định nghĩa nào hoặc phân tích nào được công nhận một cách phổ
biến. Thuật ngữ CLKT bao gồm các yếu tố chính để tạo ra một môi trường nhằm tối
đa hóa khả năng để việc kiểm toán có chất lượng được thực hiện dựa trên cơ sở phù
hợp (IAASB, 2011).
Theo Defond & Zhang (2014), do CLKT là một khái niệm đa chiều, CLKT cần được
quan sát dưới nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như cần có sự kết hợp các phương pháp, tiêu
chí đo lường khác nhau để có thể đo lường được mức độ của CLKT.
Trên cơ sở các định nghĩa CLKT từ các nghiên cứu trước, kết hợp với đặc điểm kinh
tế và yêu cầu quản lý đối với CLKT của các DNKT Việt Nam, theo Tác giả, CLKT của
DNKT Việt Nam là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai
sót, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.
Chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng (ISQC1)
Khuôn khổ IAASB về CLKT
2.1.2. Cơ sở lý thuyết các nhân tố tác động đến CLKT
2.1.2.1. Lý thuyết Ủy nhiệm và các nhân tố tác động đến CLKT
Theo Healy & Palepu (2001), kiểm toán là yếu tố thiết yếu trong việc giám sát các mối
quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin và xung đột
lợi ích giữa Người chủ và Người Đại diện.
Xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao
càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba, yêu cầu về CLKT theo đó
cũng sẽ cao hơn, yêu cầu này là định hướng quan trọng cho nhu cầu của khách hàng về
CLKT qua việc lựa chọn các DNKT quy mô lớn có uy tín, KTV có năng lực, kinh
nghiệm và chuyên ngành cao. Trong việc đáp ứng nhu cầu này, giá phí kiểm toán còn có
tác động đến việc lựa chọn KTV có đủ năng lực và trình độ, công việc lập kế hoạch và
thực hiện công việc kiểm toán để có thể phát hiện BCTC có sai sót trọng yếu, đặc biệt
còn ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV trong việc báo sáo sai sót (Wooten, 2003). Các
nhận định trên cho thấy Lý thuyết Ủy nhiệm bên cạnh việc giải thích về nhu cầu kiểm
toán, còn làm cơ sở cho việc giải thích nhu cầu về CLKT cũng như nghiên cứu về các
nhân tố có tác động đến CLKT.
2.1.2.2. Lý thuyết Cung cầu và các nhân tố tác động đến CLKT
Tác động quan hệ cung cầu về CLKT giữa khách hàng và DNKT đã đặt ra một yêu
cầu đối với DNKT trong việc nâng cao CLKT nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và khả
năng cung cấp của KTV, DNKT. Nhu cầu và khả năng này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
CLKT cả về phía cung (của DNKT và KTV) lẫn phía cầu (khách hàng).
2.1.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT được sử dụng trong Luận án
Tác giả chọn Mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT của Tritschler (2013).
Mô hình này được phát triển dựa trên Mô hình nghiên cứu của Wooten (2003) giải thích khá
đầy đủ và hợp lý nhất về các nhân tố tác động đến CLKT.
+
Chất lượng
kiểm toán
t l
i t
Ngành kiểm toán/
khách hàng/kinh
nghiệm kiểm toán
i t /
/ i
i i t Kiến thức về
kế toán và kiểm toán
i t
t i t
Quy mô DNKT Tính độc lậpí l
Nhiệm kỳ
kiểm toán
i
i t Đào tạo, giáo dục
t , i
Các dịch vụ
phi kiểm toán
ị
i i t
Phương pháp luận
và công cụ kiểm toán
l
i t
Nỗ lực và các nguồn
hỗ trợ hỗn hợp
l
tr
Trách nhiệm
pháp lý
r i
l
Phí kiểm toání i t
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
--
--
--
Hình 2.2: Mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT
Nguồn: Tritschler (2013)
Việc lựa chọn mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT xuất phát từ việc Mô
hình khái quát được các nhân tố tác động đến CLKT đã được phát hiện từ những nghiên cứu
trước, chỉ ra được chiều hướng tác động của các nhân tố đến CLKT của DNKT, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quan sát cũng như định hướng cho việc nâng cao CLKT theo chiều
hướng tốt. Bên cạnh đó Mô hình còn cho thấy sự tác động giữa các nhân tố, cho thấy được
nguồn gốc của sự tác động đến CLKT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá
vai trò của từng nhân tố trong hệ thống các nhân tố tác động đến CLKT.
2.2. Một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến
NLCT của DNKT
2.2.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh và NLCT
Khái niệm về cạnh tranh
Đặc điểm của cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh
Theo Henricsson & cộng sự (2004), khái niệm NLCT vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các
Nhà hoạch định chính sách, các Nhà kinh tế, các Nhà nghiên cứu ở nhiều nước. Mặc dù có
nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể hiểu NLCT là khả năng duy trì, mở rộng thị phần
nhằm đạt lợi nhuận cao của doanh nghiệp.
Peters đã định nghĩa NLCT của một doanh nghiệp là tích hợp các khả năng và nguồn
nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trong thị trường (Peters, 1995).
Theo Sanchez & Heence (1996, 2014), NLCT của doanh nghiệp là khả năng kết hợp
các nguồn lực của doanh nghiệp.
Xuất phát từ các định nghĩa về NLCT của các nghiên cứu trước kết hợp với thực tiễn
hoạt động KTĐL tại Việt Nam, theo Tác giả NLCT của các DNKT là khả năng doanh
nghiệp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả, nắm bắt và đáp ứng kịp thời
các nhu cầu của khách hàng với hiệu quả và chất lượng cao.
2.2.2. Cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến NLCT và tác động của
CLKT đến NLCT của DNKT
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến có ý nghĩa quan trọng đối
với phát triển kinh tế trên thế giới. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã có từ lâu và lý
thuyết về cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các trường phái khác nhau. Trong phạm vi
nghiên cứu của Luận án, các lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu bao gồm: Lý thuyết cạnh
tranh và Lý thuyết cạnh tranh đón đầu tương lai, Lý thuyết cạnh tranh dựa trên nguồn lực doanh
nghiệp (RBV) và Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực của doanh nghiệp (CBV).
2.2.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT được sử dụng trong Luận án
Tác giả chọn Mô hình APP của Flanagan & cộng sự (2005) làm Mô hình nghiên cứu
cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT. Mô hình này được thể
hiện qua Hình 2.6:
Tài sản cạnh tranh
- Chi phí yếu tố
- Nguồn nhân lực
- Hạ tầng kỹ thuật
- Công nghệ
- Các điều kiện cầu
- Thể chế
Quá trình cạnh tranh
- Quản lý chiến lược
- Kế hoạch
- Tác nghiệp
- Phát triển nguồn
nhân lực
Thực hiện cạnh tranh
- Năng suất
- Nguồn nhân lực
- Chất lượng/hiệu quả
- Chi phí
- Chi tiêu tài chính
- Chi tiêu quốc tế
Hình 2.6: Các yếu tố chủ yếu của Mô hình APP
Nguồn: Flanagan & cộng sự (2005)
2.2.4. Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT
Tác giả chọn Mô hình Năng lực động của Teece (2014) làm Mô hình nghiên cứu
CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của Luận án.
Năng lực động
Thừa hưởng của
tổ chức
Năng lực
Nguồn lực
Nguồn lực
Chiến lược
chính sách thực hiện
Lợi thế cạnh tranh
Xây dựng
Xây dựng
Mua
Mua
Hình 2.7: Mô hình Năng lực động
Nguồn: Teece (2014)
Kết luận Chương 2
Chương 2 đã trình bày một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến Kiểm
toán, CLKT và NLCT của DNKT: sự cần thiết, khách quan và vai trò của kiểm toán, các
khái niệm và đặc điểm cơ bản của kiểm toán, CLKT và NLCT. Trong đó, Tác giả đã tập
trung việc phân tích mối liên hệ giữa các Lý thuyết Ủy nhiệm, Lý thuyết cung cầu với nhu
cầu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT, Lý thuyết Cạnh tranh, Lý thuyết Cạnh
tranh đón đầu tương lai với NLCT và các nhân tố tác động đến NLCT, Lý thuyết Cạnh tranh
dựa trên Nguồn lực doanh nghiệp, Lý thuyết cạnh tranh dựa trên Năng lực doanh nghiệp với
sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT, làm nền tảng cho việc xác định các
nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT. Bên cạnh việc các nghiên cứu lý thuyết
nền tảng, xuất phát từ vai trò của CLKT và NLCT, trong Chương này các Nguyên tắc, Khuôn
khổ và Chuẩn mực kiểm toán về CLKT cũng đã được đề cập để làm rõ vai trò và tầm quan
trọng của CLKT và NLCT. Từ kết quả phân tích lý thuyết nền tảng kết hợp với những kết quả
đạt được từ các nghiên cứu trước ở các mô hình thực nghiệm đã được công bố kết hợp với đặc
điểm kinh tế, yêu cầu quản lý và đặc điểm của các DNKT Việt Nam, Tác giả đã đưa ra định
nghĩa về CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam và mô hình được dùng trong nghiên cứu
các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT
của các DNKT Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu ở Chương này, là cơ sở để xây dựng mô hình và phương pháp
nghiên cứu ở Chương 3: “Phương pháp nghiên cứu”.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này mô tả phương pháp nghiên cứu được lựa chọn đã được trình bày trong
Phần giới thiệu. Trước hết, Chương này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu và cơ sở lựa
chọn phương pháp nghiên cứu. Tiếp đến, trình bày quy trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ
liệu trong bước nghiên cứu định tính và định lượng. Cuối cùng giới thiệu mô hình và phương
trình hồi quy tổng quát sẽ được áp dụng trong nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là phương pháp hỗn hợp khám
phá, việc tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính để khám phá nhân tố về CLKT và NLCT,
tiếp theo sẽ là nghiên cứu định lượng để đo lường tác động của các nhân tố CLKT và NLCT.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp hỗn hợp, quy trình nghiên cứu được thực hiện trong Luận án
theo các bước sau:
Bước 1: Tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến CLKT, NLCT
Bước 2: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia
Bước 3: Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính
Bước 4: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng
3.2. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo tổng kết, tạp chí, Luận án, công trình nghiên cứu khoa
học đã được công bố.
- Dữ liệu sơ cấp: từ phân tích, tổng hợp, kết quả thu thập được thông qua việc phỏng vấn
sâu với các Chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán thuộc 4 nhóm đối tượng: Cơ
quan quản lý Nhà nước, Hội nghề nghiệp, Giám đốc DNKT/KTV và các Nhà nghiên cứu,
giảng dạy trong lĩnh vực kiểm toán.
Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Bước 3
Mã hóa dữ liệu
Tổ chức tài liệu thành các đoạn theo ý tưởng và gắn vào một khái niệm,
thuật ngữ. Sắp xếp các khái niệm, thuật ngữ theo từng chủ đề tương ứng với
các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được áp dụng. Các nhân tố này sẽ được
mã hóa và bố trí vào các cột tương ứng với mức độ khái quát: yếu tố giải thích
cho nhân tố, nhóm nhân tố.
Bước 4
Tổng hợp nhân tố
Tổng hợp các dữ liệu đã được mã hóa.
Bước 1:
Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu
Ghi chép, phân tích dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn.
Bước 2
Đọc lại toàn bộ dữ liệu
Quá trình này được lặp lại nhiều lần. Trên cơ sở đó, ghi nhận các ý tưởng
hình thành từ nội dung phỏng vấn.
Bước 5
Kết nối nhân tố
Trình bày các ý kiến phỏng vấn đã được chuyển ngữ tương ứng với từng
mã hiệu được mã hóa trong bước 3 nhằm kết nối các nhân tố được khám phá
để thiết lập mô hình.
Bước 6
Phân tích và giải thích ý
nghĩa nhân tố trong mô hình
So sánh các phát hiện với thông tin từ dữ liệu thu được từ kết quả tổng kết các
nghiên cứu trước và kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế.
Bước 7
Kiểm tra độ tin cậy của
kết quả nghiên cứu
Kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu định tính bằng bảng câu hỏi
khảo sát về ý kiến đồng ý về các nhân tố đã phát hiện và đánh giá bằng
phương pháp thống kê với số lượng mẫu lớn thuộc nhiều đối tượng trong
lĩnh vực KTĐL.
Hình 3.2: Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Nguồn: Phát triển của Tác giả
Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
Phương pháp phân tích dạng thức được sử dụng để xác định cấp độ của các nhân tố tác
động đến CLKT và NLCT. Tùy thuộc vào thông tin của dữ liệu cung cấp và tính chất của
các nhân tố, các dữ liệu sẽ được sắp xếp để rút trích, phân loại và mã hóa theo từng cấp độ:
Nhóm nhân tố (cấp độ 1), Nhân tố (cấp độ 2), Yếu tố cấu thành nhân tố (cấp độ 3). Trong
đó, mỗi cấp độ đã được mã hóa sẽ được chi tiết theo từng cấp độ thấp hơn.
3.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu định lượng: những dữ liệu thu được trực
tiếp, qua thư hoặc email từ các bảng khảo sát đã được làm sạch.
Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng:
Bước 1: Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát
Bước 2: Chọn mẫu khảo sát và xác định cách thức mẫu khảo sát
Bước 3: Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời
Bước 4: Xử lý dữ liệu thô
Bước 5: Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha)
Bước 6: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bước 7: Đề xuất mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích hồi quy bội
Bước 8: Kiểm định mô hình hồi quy (MRA)
3.4. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy tổng quát
3.4.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
KTV
Doanh nghiệp
kiểm toán
Nhân tố
bên ngoài
Chất lượng
kiểm toán
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam
Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT
Nhân tố
NLCT
Nhân tố
NLCT
Nhân tố
NLCT
Nhân tố
NLCT
Nhân tố
NLCT
Nhân tố
NLCT
KTV
Doanh nghiệp
kiểm toán
Nhân tố
bên ngoài
Năng lực
cạnh tranh
Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam
Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
Nhân tố
CLKT
KTV
Doanh nghiệp
kiểm toán
Nhân tố
bên ngoài
Chất lượng
kiểm toán
Năng lực
cạnh tranh
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam
3.4.2. Phương trình hồi quy tổng quát
Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + + βiXi
Kết luận Chương 3
Trong Chương này, Tác giả đã đi sâu phân tích phương pháp nghiên cứu và cơ sở lựa
chọn phương pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Các bước thực hiện và phương
pháp được áp dụng trong việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng đã được trình bày trong
Chương này, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu
bằng cách thảo luận tay đôi với Chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm
toán. Kết quả khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các
nhân tố CLKT đến NLCT được kiểm tra bằng phương pháp thống kê. Đối với nghiên cứu
định lượng, Quá trình thực hiện xử lý dữ liệu qua phần mềm xử lý dữ liệu IBM SPSS
Statistics 22. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng trong nghiên
cứu này để rút trích các nhân tố. Kết quả mô hình hồi quy bội được sử dụng để ước lượng mô
hình nghiên cứu, mô hình này sau khi đã được xác định sẽ được kiểm định mức độ phù hợp,
hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và phương sai của phần dư thay đổi.
Phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn và trình tự nghiên cứu được thiết kế cũng
như các phương pháp xử lý dữ liệu được lựa chọn trong Chương này sẽ là cơ sở quan trọng
để thực hiện các bước nghiên cứu thực tế nhằm đạt được kết quả nghiên cứu sẽ được trình
bày trong Chương 4: “Kết quả nghiên cứu và bàn luận”.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu đã đạt được trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu
đã đề ra ở Phần mở đầu và Phương pháp nghiên cứu đã được xác định ở Chương trước. Các
kết quả nghiên cứu bao gồm: (i) Kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá CLKT và
NLCT của DNKT Việt Nam; (ii) Kết quả nghiên cứu định tính và (iii) Kết quả nghiên cứu
định lượng về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố
CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sau đó, các vấn
đề bàn luận được đưa ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu.
4.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động KTĐL, CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam
4.1.1. Thực trạng CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam
Trong phần này, Tác giả đã tập trung phân tích các yếu tố môi trường tác động đến
CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam qua các bảng biểu thống kê trong giai đoạn từ năm
2010 đến 2015.
4.1.2. Đánh giá về CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam
Về CLKT: Nhìn chung, CLKT của DNKT vẫn còn thấp, chưa đạt trình độ khu vực và
quốc tế. CLKT của các DNKT chưa có sự đồng bộ và còn chênh lệch khá lớn giữa các
DNKT nước ngoài và DNKT Việt Nam.
NLCT của các DNKT Việt Nam còn hạn chế, năng lực quản lý điều hành chưa
tiếp cận được với trình độ quản lý của các nước trong khu vực. Nhiều DNKT chưa có
chiến lược kinh doanh dài hạn, văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển doanh nghiệp
một cách bền vững.
Các DNKT Việt Nam, cần phải khắc phục các hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn hội
nhập kinh tế thế giới.
4.1.3. Nguyên nhân của thực trạng
Do có sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên
không tránh khỏi những khó khăn ban đầu, hệ thống pháp lý về KTĐL chưa đồng bộ, quy
mô của thị trường kiểm toán chưa phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế, DNKT chưa chú
trọng đến việc xây dựng chiến lược, nâng cao CLKT và NLCT,
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của
DNKT Việt Nam
4.2.1. Phương pháp và quy trình thực hiện
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu Chuyên gia, qua Bảng Đề cương thảo luận với
Chuyên gia theo phương pháp phân tích dạng thức của King (2004) và quy trình phân tích của
Cresswell (2003). Kết quả nghiên cứu định tính như sau:
Có 13 nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế
thế giới hiện nay, được thể hiện qua Bảng 4.7.
Có 12 nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế
thế giới hiện nay, được thể hiện qua Bảng 4.8.
Qua kết quả nghiên cứu định tính còn khám phá CLKT và các nhân tố CLKT đều có tác
động đến NLCT của DNKT Việt Nam. Đây cũng chính là mục tiêu chính của nghiên cứu.
Tác giả đã phát hiện 4 nhân tố mới về CLKT so với các nghiên cứu trước, điển hình là Mô hình
quả cầu CLKT của Tritschler (2013) và 12 nhân tố NLCT, được thể hiện qua Bảng 4.7 và Bảng 4.8:
Bảng 4.7: Các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam
STT Ký hiệu Các nhân tố tác động đến CLKT Tính chất
1 CLCK Chiến lược kinh doanh Phát hiện mới
2 CLCP Chi phí kiểm toán Phát hiện mới
3 CLQM Quy mô, Mức độ chuyên ngành của DNKT Kế thừa
4 CLPP Phương pháp luận kiểm toán Kế thừa
5 CLNT Nhận thức của KTV và BGĐ DNKT Kế thừa
6 CLCM Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán Kế thừa
7 CLĐL Tính độc lập Kế thừa
8 CLNK Nhiệm kỳ của KTV Kế thừa
9 CLGP Giá phí kiểm toán Kế thừa
10 CLBT Tổ chức KSCL từ bên trong Phát hiện mới
11 CLBN Tổ chức KSCL từ bên ngoài Phát hiện mới
12 CLPL Tác động của hệ thống pháp lý Kế thừa
13 CLĐT Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán Kế thừa
Bảng 4.8: Các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam
STT Ký hiệu Các nhân tố tác động đến NLCT Tính chất
1 CTQT Năng lực quản trị Phát hiện mới
2 CTQM Quy mô của doanh nghiệp Phát hiện mới
3 CTCL Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Phát hiện mới
4 CTTC Năng lực tài chính Phát hiện mới
5 CTLĐ Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý Phát hiện mới
6 CTVH Văn hóa của công ty Phát hiện mới
7 CTCN Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin Phát hiện mới
8 CTDV Chất lượng dịch vụ Phát hiện mới
9 CTGI NLCT về giá Phát hiện mới
10 CTTH Thương hiệu doanh nghiệp Phát hiện mới
11 CTNL Nguồn nhân lực Phát hiện mới
12 CTQH Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh Phát hiện mới
4.2.3. Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính
Để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu định tính, kết quả kiểm tra bằng
phương pháp thống kê cho thấy tất cả các nhân tố đã được xác định trong nghiên cứu định
tính đa số đều đạt mức độ đồng thuận từ 75% - 90%. Điều này thể hiện tính khách quan và độ
tin cậy cao của kết quả nghiên cứu.
4.2.4. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu định tính
Đối với các nhân tố tác động đến CLKT: So với Mô hình Quả cầu CLKT của Tritschler
(2013) được sử dụng trong nghiên cứu, có 4 nhân tố mới tác động đến CLKT được phát
hiện bao gồm: Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán, Tổ chức KSCL từ bên trong, Tổ
chức KSCL từ bên ngoài. Bên cạnh đó, có 2 nhân tố ảnh hưởng đến CLKT trong Mô hình
của Tritschler không xuất hiện trong kết quả nghiên cứu: Nhân tố về các dịch vụ phi kiểm
toán, Các ngành hỗ trợ và có liên quan khác. Điều này cho thấy xuất phát từ đặc điểm của
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước xem KTĐL
là một công cụ trực tiếp quản lý hoạt động KTĐL, do hạn chế về năng lực quản lý và ý thức
về việc đảm bảo CLKT của các DNKT Việt Nam dẫn đến cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ
hơn về kiểm toán từ cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân của DNKT. Bên cạnh đó, do
quy mô và năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, các dịch vụ phi kiểm toán tại các DNKT
Việt Nam hầu như ít được quan tâm. Sự hỗ trợ của các ngành có liên quan khác như việc
mở rộng quy mô thị trường từ phía Nhà nước và VACPA vẫn còn hạn chế, các nguồn cung
cấp nhân lực cho hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cao về CLKT.
Đối với các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam, theo hiểu biết của Tác
giả, đến nay chưa có một kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến NLCT
nào được công bố. Do đó chỉ có thể tham khảo công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF
(2004) về các nhân tố tác động đến NLCT của các doanh nghiệp nói chung. Mặc dù mục
tiêu chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt
Nam theo định hướng tăng cường NLCT, nhưng kết quả khám phá các nhân tố tác động đến
NLCT đã được xác định trong Luận án có thể được xem là cơ sở cho các bước nghiên cứu
tiếp theo. Các nhân tố NLCT của DNKT Việt Nam được khám phá trong kết quả nghiên cứu
định tính này phù hợp với đề xuất của WEF (2004), và trong kết quả nghiên cứu của Tác giả
Đoàn Xuân Tiên (2006).
Trong điều kiện Việt Nam có sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT.
Điều này cho thấy, có sự tương đồng giữa các nhân tố CLKT và NLCT của các DNKT Việt
Nam chủ yếu như Quy mô doanh nghiệp, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, Giá phí
kiểm toán, Nguồn nhân lực và có sự tương đồng giữa các yếu tố giải thích CLKT và NLCT
như Khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, Năng lực tài chính, Mức độ quan hệ mật thiết
với khách hàng, và được phân loại vào các nhóm khác nhau thuộc CLKT và NLCT của
DNKT Việt Nam do có sự khác biệt về hướng tiếp cận khác nhau giữa CLKT và NLCT của
DNKT Việt Nam. Có một số nhân tố CLKT tác động trực tiếp đến NLCT, một số nhân tố
khác có sự tác động gián tiếp đến NLCT. Kết quả nghiên cứu này lý giải được có sự tác
động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam.
Nhận thức về vai trò của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam
đã được thể hiện một cách rõ nét. Nhận thức này sẽ là động lực để các DNKT Việt Nam
thực hiện cạnh tranh trên thị trường một cách công bằng từ việc nâng cao CLKT thay vì các
biện pháp cạnh tranh không lành mạnh qua việc giảm giá phí, Từ đó, tạo ra NLCT bền
vững cho các DNKT Việt Nam trong quá trình hội nhập thế giới.
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận
4.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu
4.3.2. Phát triển thang đo
4.3.3. Mẫu nghiên cứu
4.3.4. Kết quả đo lường các nhân tố tác động đến CLKT
Qua phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy, mô hình với 14 thang đo đảm bảo
chất lượng tốt với 56 biến đặc trưng.
Qua kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kiểm định tính thích hợp của EFA,
Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, Kiểm định mức độ
giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố, kết quả phù hợp với các thông số quy định
trong nghiên cứu định lượng.
Phân tích khám phá hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis-MRA): Các yếu tố
thật sự tác động trực tiếp đến CLKT được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính:
Chất lượng kiểm toán = 1,137E-16+ 0,494 (Phương pháp luận và nhận thức của KTV)
+ 0,348 (KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán)
+ 0,174 (Tính độc lập) + 0,254 (Chiến lược kinh doanh)
+ 0,181 (Giá phí kiểm toán) + 0,205 (Chi phí kiểm toán)
Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động đến CLKT
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các NT tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam
STT Giả thuyết Kết quả
1
H’1.1: Có sự tác động dương của Phương pháp luận và nhận thức của
KTV đến CLKT của DNKT Việt Nam
Chấp nhận
giả thuyết
2
H’1.2: Có sự tác động dương của KSCL từ bên ngoài và hệ thống
pháp luật về kiểm toán đến CLKT của DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
3
H’1.3: Có sự tác động dương của Tính độc lập của KTV đến CLKT
của DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
4
H’1.4: Có sự tác động dương của Chiến lược kinh doanh của DNKT
Việt Nam đến CLKT của DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
5
H’1.5: Có sự tác động dương của Giá phí kiểm toán đến CLKT của
DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
6
H’1.6: Có sự tác động dương của Chi phí kiểm toán đến CLKT của
DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh
hưởng đến Chất lượng kiểm toán theo thứ tự tầm quan trọng như sau:
Bảng 4.12: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam
Biến độc lập
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Thứ tự
ảnh
hưởng
tuyệt đối
Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) 0,494 29,83 1
KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán (X2) 0,348 21,01 2
Tính độc lập (X3) 0,174 10,51 6
Chiến lược kinh doanh (X4) 0,254 15,34 3
Giá phí kiểm toán (X5) 0,181 10,93 5
Chi phí kiểm toán (X6) 0,205 12,38 4
Tổng - 100 -
4.3.5. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT
Qua phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy mô hình với 13 thang đo đảm bảo
chất lượng tốt với 52 biến đặc trưng.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kiểm định tính thích hợp của EFA, Kiểm
định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, Kiểm định mức độ giải thích
của các biến quan sát đối với nhân tố, kết quả phù hợp với các thông số quy định trong
nghiên cứu định lượng.
Phân tích khám phá hồi quy đa biến (MRA): Các yếu tố thật sự tác động trực tiếp đến Năng
lực cạnh tranh được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính:
Năng lực cạnh tranh = -2,497*E-16 + 0,364 (Năng lực công nghệ thông tin)
+ 0,468 (Chất lượng dịch vụ)
+ 0,327 (Quy mô doanh nghiệp) + 0,378 (Văn hóa DNKT)
+ 0,291 (Năng lực phát triển và quan hệ kinh doanh)
Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động đến NLCT
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam
STT Giả thuyết Kết quả
1
H’2.1: Có sự tác động dương của Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ
thông tin đến NLCT của các DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
2
H’2.2: Có sự tác động dương của Chất lượng dịch vụ đến NLCT của
các DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
3
H’2.3: Có sự tác động dương của Quy mô doanh nghiệp đến NLCT
của các DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
4
H’2.4: Có sự tác động dương của Văn hóa công ty đến NLCT của
các DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
5
H’2.5: Có sự tác động dương của Năng lực phát triển kinh doanh
đến NLCT của các DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
Bàn luận về kết quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân
tố tác động đến năng lực cạnh tranh theo thứ tự tầm quan trọng như sau:
Bảng 4.14: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam
Biến độc lập
Giá trị
tuyệt đối
Tỷ trọng
(%)
Thứ tự
ảnh hưởng
Năng lực công nghệ thông tin (X1) 0,364 19,91 3
Chất lượng dịch vụ (X2) 0,468 25,60 1
Quy mô của doanh nghiệp (X3) 0,327 17,89 4
Văn hóa của DNKT (X4) 0,378 20,68 2
Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh (X5) 0,291 15,92 5
Tổng - 100 -
4.3.6. Kết quả nghiên cứu tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam
Phân tích hồi quy đa biến (MRA): Nhân tố Chất lượng kiểm toán tác động trực tiếp đến
Năng lực cạnh tranh, được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:
Năng lực cạnh tranh = -2,497E-16 + 0,798 (Chất lượng kiểm toán)
Bàn luận về kết quả
Thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng nhân tố CLKT có tác động dương đến
NLCT của DNKT Việt Nam.
H3: Có sự tác động dương của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam được chấp nhận.
4.3.7. Kết quả nghiên cứu các nhân tố CLKT tác động đến NLCT
Phân tích hồi quy đa biến (MRA): Các nhân tố Chất lượng kiểm toán tác động trực tiếp
đến Năng lực cạnh tranh, được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:
Năng lực cạnh tranh = -1,536E-16 + 0,448 (Phương pháp luận và nhận thức của KTV)
+ 0,472 (KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán)
+ 0,237 (Tính độc lập) + 0,258 (Chiến lược kinh doanh)
+ 0,238 (Giá phí kiểm toán) + 0,195 (Chi phí kiểm toán)
Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố CLKT tác động đến NLCT
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố CLKT tác động đến NLCT
của DNKT Việt Nam
STT Giả thuyết Kết quả
1
H4.1: Có sự tác động dương của Phương pháp luận và nhận thức của
KTV đến NLCT của DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
2
H4.2: Có sự tác động dương của Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và
Hệ thống pháp luật về kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
3
H4.3: Có sự tác động dương của Tính độc lập đến NLCT của DNKT
Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
4
H4.4: Có sự tác động dương của Chiến lược kinh doanh đến NLCT
của DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
5
H4.5: Có sự tác động dương của Giá phí kiểm toán đến NLCT của
DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
6
H4.6: Có sự tác động dương của Chi phí kiểm toán đến NLCT của
DNKT Việt Nam.
Chấp nhận
giả thuyết
Bàn luận về kết quả: Thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố CLKT tác
động đến năng lực cạnh tranh theo thứ tự tầm quan trọng như sau:
Bảng 4.16: Tầm quan trọng của các nhân tố CLKT tác động đến NLCT DNKT Việt Nam
Biến độc lập
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Thứ tự
ảnh
hưởng
tuyệt
đối
Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) 0,448 24,24 2
KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán
(X2)
0,472 25,54 1
Tính độc lập (X3) 0,237 12,82 5
Chiến lược kinh doanh (X4) 0,258 13,96 3
Giá phí kiểm toán (X5) 0,238 12,88 4
Chi phí kiểm toán (X6) 0,195 10,56 6
Tổng - 100 -
Kết luận Chương 4
Kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá CLKT, NLCT của DNKT Việt Nam, thị
trường kiểm toán Việt Nam trong thời gian qua đã có một số bước phát triển đáng kể về môi
trường pháp lý, quy mô và kết quả hoạt động. Tuy nhiên, CLKT và NLCT của DNKT Việt
Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các DNKT chưa thực sự quan tâm đến NLCT và những tác
động mới của quá trình hội nhập, sự cạnh tranh giữa các DNKT.
So với Mô hình nghiên cứu trước, có 4 nhân tố CLKT mới được khám phá với 16 tiêu
chí đo lường. So với các yếu tố CLKT theo khuôn khổ CLKT của IAASB (2014) có 3 nhân
tố mới với 12 yếu tố đo lường CLKT.
Có 6 nhân tố CLKT với 24 biến quan sát, thực sự tác động đến CLKT theo thứ tự tầm
quan trọng như sau: (i) Phương pháp luận và nhận thức của KTV; (ii) KSCL từ bên ngoài và
hệ thống pháp luật về kiểm toán; (iii) Chiến lược kinh doanh; (iv) Chi phí kiểm toán; (v) Giá
phí kiểm toán; (vi) Tính độc lập.
Có 5 nhân tố với 16 biến quan sát, thực sự tác động đến NLCT theo thứ tự tầm quan trọng
như sau: (i) Chất lượng dịch vụ; (ii) Văn hóa DNKT; (iii) Năng lực công nghệ thông tin; (iv) Quy
mô DNKT; (v) Năng lực phát triển và quan hệ kinh doanh.
CLKT có sự tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam, trong đó có 6 nhân tố
CLKT thực sự tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam theo thứ tự tầm quan trọng
như sau: (i) KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán; (ii) Phương pháp luận
và nhận thức của KTV; (iii) Chiến lược kinh doanh; (iv) Giá phí kiểm toán; (v) Tính độc
lập; (vi) Chi phí kiểm toán.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Trước tiên, Chương này sẽ đưa ra những kết luận đã đúc kết từ quá trình và kết quả
nghiên cứu đã thực hiện, sau đó sẽ trình bày những đóng góp mới của Luận án, từ đó đưa ra
quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của các DNKT
trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Cuối cùng sẽ nêu lên ý nghĩa khoa học, thực tiễn của
nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận
CLKT là một khái niệm phức tạp và đa diện, các Nhà nghiên cứu đã có nhiều cố gắng
nhằm định nghĩa, đo lường và nhận diện CLKT thông qua các nhân tố đại diện. Có nhiều
quan điểm về CLKT dựa trên các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có định
nghĩa nào về CLKT, cũng như các phương pháp đo lường và nhân tố đại diện được chấp nhận
rộng rãi, do đó chưa có một hệ thống các nhân tố tác động đến CLKT nào được xem là hoàn
chỉnh. Việc tiếp tục nghiên cứu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT trong điều kiện
các DNKT Việt Nam hiện nay để đưa ra các quan điểm, định nghĩa về CLKT và khám phá,
đo lường các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT đã được thể hiện trong Luận án là cần thiết.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện
nay, CLKT, NLCT là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển
của các DNKT. Nghiên cứu về NLCT và các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT
Việt Nam là một bước đi cần thiết nhằm xác định được những nhân tố cốt lõi. Qua đó thực
hiện các giải pháp cần thiết nhằm không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh của DNKT Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động của các yếu tố CLKT và NLCT. Nghiên
cứu tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam là việc
nghiên cứu hướng đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó đưa ra các giải
pháp nâng cao CLKT, hướng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc nâng cao
NLCT. Điều này thể hiện một góc nhìn dựa trên hiệu quả và mục tiêu kinh doanh của
DNKT trong nghiên cứu CLKT.
Một trong những nguyên nhân của sự khác biệt từ các kết quả nghiên cứu thường xuất
phát từ vai trò, đặc điểm, vị trí pháp lý, vị thế của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, trong điều
kiện cụ thể của từng quốc gia, từng loại hình DNKT sẽ có sự khác biệt nhất định. Những
khám phá mới mang đến sự khác biệt và đa dạng này, sẽ tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc
của hoạt động KTĐL.
5.2. Quan điểm và định hướng nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của DNKT Việt Nam
trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới
5.2.1. Quan điểm nâng cao CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam
Thứ nhất, phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc
tế cũng như chiến lược phát triển lâu dài của ngành Kiểm toán.
Thứ hai, các giải pháp được đề xuất, trên cơ sở xác định được những cơ hội, thách
thức trong quá trình hội nhập kinh tế và trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thực hiện
trong Luận án.
Thứ ba, các giải pháp được đề xuất phải đạt mục tiêu tiếp cận trình độ quản lý, công nghệ
tiên tiến, tận dụng những kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của các DNKT quốc tế cũng
như các yêu cầu ngày càng cao của các tổ chức Kế toán – Kiểm toán trên thế giới mà Việt
Nam đã gia nhập.
5.2.2. Định hướng nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam
Về CLKT: Nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp để giảm thiểu
rủi ro nghề nghiệp, hoàn thiện hệ thống Luật KTĐL, đầu tư công nghệ kỹ thuật, quy trình
kiểm toán, KSCL dịch vụ cung cấp, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường hỗ trợ
quản lý của tổ chức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán, thực hiện quốc tế hóa đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, nhanh chóng đưa ngành KTĐL Việt Nam hòa nhập với thị trường
khu vực và quốc tế, tiến đến sự công nhận của khu vực và quốc tế.
Về NLCT: Phát triển thị trường kiểm toán, tăng số lượng DNKT và KTV hành nghề; mở
rộng thị trường dịch vụ kiểm toán ra nước ngoài; nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán; đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kiểm toán; tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam.
5.3. Định hướng giải pháp nâng cao CLKT và NLCT các DNKT Việt Nam
Định hướng giải pháp nâng cao CLKT của các DNKT Việt Nam đối với Nhân tố Hệ
thống pháp luật về Kiểm toán; Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài; Chiến lược kinh doanh;
Phương pháp luận và nhận thức của KTV; Tính độc lập của KTV; Giá phí kiểm toán và Chi
phí kiểm toán.
Định hướng giải pháp nâng cao NLCT của các DNKT Việt Nam đối với Nhân tố Chất
lượng dịch vụ; Quy mô DNKT; Năng lực công nghệ thông tin; Văn hóa DNKT; Năng lực
phát triển quan hệ kinh doanh.
Điều kiện để thực hiện các giải pháp về phía Nhà nước, VACPA, DNKT và các cơ
sở đào tạo.
5.4. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học: Luận án đã tổng hợp được đầy đủ các nhân tố tác động đến CLKT,
NLCT để đưa ra mô hình tác động của các nhân tố này đến CLKT, NLCT của các DNKT,
đồng thời Luận án cũng đã xác định mô hình tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT
trong điều kiện tại Việt Nam. Do vậy, sẽ tạo điều kiện cho các nghiên cứu về sau trên khía
cạnh về định hướng mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu đã được đề xuất
sẽ là tài liệu tham khảo để phát triển và xây dựng các mô hình có liên quan đến CLKT,
NLCT của DNKT.
+ Ý nghĩa thực tiễn
Một là, kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các Cơ quan quản lý Nhà nước xây
dựng và hoạch định các chiến lược phát triển và thực hiện KSCL trong hoạt động kiểm toán.
Hai là, góp phần giúp cho các DNKT và KTV đề ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao
CLKT, tăng cường NLCT của DNKT nói chung và năng lực của KTV nói riêng.
Ba là, giúp cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo dựa vào kết quả nghiên cứu này để thực
hiện những nghiên cứu triển khai tiếp theo, đồng thời bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo
và nội dung giảng dạy.
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, những vấn đề
còn tồn tại trong Luận án sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới, bao gồm:
+ Về Cơ sở lý thuyết, kiểm toán là loại hình có tính đặc thù cao so với hoạt động khác. Do
đó, các lý thuyết liên quan đến CLKT, NLCT cũng như các nhân tố tác động đến CLKT và
NLCT không nhiều. Trong khi đó có nhiều quan điểm khác nhau về CLKT và NLCT, nhiều
khái niệm chưa được thống nhất. Việc này đặt ra hướng nghiên cứu tiếp theo về mặt lý luận
và thực tiễn có liên quan đến CLKT, NLCT cũng như tác động của CLKT đến NLCT của
DNKT Việt Nam.
+ Về phạm vi nghiên cứu, đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là các DNKT Việt Nam.
Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thể khái quát được tổng thể ngành KTĐL Việt Nam bao
gồm các DNKT Việt Nam và các DNKT có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả Big Four. Phạm vi
các nghiên cứu tiếp theo sẽ được mở rộng nhằm nâng cao tính khái quát của hoạt động
KTĐL Việt Nam.
+ Về mức độ nghiên cứu, Bên cạnh các kết quả đã đạt được, kết quả nghiên cứu chỉ dừng
lại ở việc khám phá và đo lường tác động của các nhân tố CLKT, NLCT, chưa đi sâu nghiên
cứu các yếu tố nội tại của các nhân tố này. Trên cơ sở đạt được kết quả nghiên cứu này có thể
mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về ảnh hưởng của các yếu tố nội tại trong từng nhân tố.
+ Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường tác động của các nhân tố đến
CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu sâu quá trình hình
thành nguồn năng lực động của DNKT cũng như ảnh hưởng của NLCT đến CLKT. Cần
nhiều nghiên cứu về quá trình hình thành lợi thế cạnh tranh từ nguồn năng lực động cũng
như ảnh hưởng của NLCT đến CLKT của các DNKT Việt Nam.
KẾT LUẬN
Mặc dù vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về CLKT và NLCT của các DNKT
nhưng không thể phủ nhận CLKT luôn là một lợi thế cạnh tranh. Mục đích của nghiên cứu
này là khám phá các nhân tố CLKT, NLCT và đo lường mức độ tác động của các nhân tố
CLKT đến NLCT của DNKT, qua đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm góp phần
nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết của DNKT Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và đó cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ đặc thù của môi trường kinh tế - xã hội và
đặc điểm của hoạt động KTĐL tại Việt Nam, có sự khác biệt về các nhân tố tác động đến
CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam so với các công trình nghiên cứu tại các nước
khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã khám phá và đo lường sự tác động của các
nhân tố đến CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt lý
luận, các kết quả nghiên cứu trong Luận án còn có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, qua đó
các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, hội nghề nghiệp, DNKT có thể hoạch định các
chính sách, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của các
DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
Tóm lại, mặc dù không tránh khỏi một số hạn chế nhất định nhưng những kết quả đạt
được trong Luận án đã góp phần nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT nói riêng và hoạt
động KTĐL nói chung. Đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới theo quan điểm nâng cao
CLKT hướng đến tăng cường NLCT của các doanh nghiệp. Tác giả mong rằng, nội dung và
kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần vào kho tàng kiến thức về kiểm
toán, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. (2010) Luật hóa hoạt động Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam hướng đến mục tiêu
ngang tầm khu vực và quốc tế. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm
toán số 33 (07/2010) (ISSN – 1859 – 1671). Trang 26 - 30.
2. (2010) Luật kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán. Bài viết đăng tạp chí. Diễn đàn
chuyên môn Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
3. (2010) VACPA gia tăng giá trị hội viên. Bài viết đăng kỷ yếu 5 năm thành lập VACPA.
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Trang 51 - 52.
4. (2010) Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán: Có nên
đưa về Bộ Tài chính? Bài viết Mục Cơ chế chính sách. Báo Diễn đàn doanh nghiệp –
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam số 98 (1372) ngày 8/12/2010. Trang 13.
5. (2012) PAOs Support efficiently development of small and medium Sized auditing firm
in Vietnam. Bài viết đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế. The vital role of professional
accountancy organisations, VACPA_CAPA conference Hanoi 16, August 2012. Trang
70 - 72.
6. (2013) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán - nâng cao chất lượng hoạt động kế toán –
kiểm toán và hội nhập quốc tế. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí phát triển và hội nhập số
12(22) tháng 9 - 10/2013, Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (ISSN 1859 – 428 X).
Trang 70 - 77.
7. (2014) Auditing Firm’s operation quality competitive capacity and international
intergration in Vietnam. Bài viết đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế. Internation conference on
finance and economics – ICFE – HoChiMinh City 2014. ISBN 978-80-7454-404-0.
Trang 566-581.
8. (2014) Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các công ty
kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí phát
triển và hội nhập số 17 (27) Tháng 07 – 08/2014 Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (ISSN
1859–428 X). Trang 61 - 72.
9. (2014) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán - nâng cao chất lượng hoạt động và đào tạo
Kế toán – Kiểm toán. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số
08/2014(131) ISSN 1859-1914. Trang 11 - 14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lats_phanvandung_tomtat_v_5318.pdf