Tóm tắt Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Thứ nhất, phạm vi lấy dữ liệu nghiên cứu được giới hạn tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa mở rộng ở phạm vi cả nước. Do tính chất nghiên cứu cần tiếp cận trực tiếp với đối tượng khảo sát, tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa số liệu nghiên cứu định lượng được lấy từ hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế mà hiện nay rất khó khai thác ở phạm vi các tỉnh thành khác nhau. Thứ hai, Luật thuế TNDN Việt Nam có những quy định riêng khi tính thuế TNDN đối với những hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng chứng khoán và hai hoạt động này chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường. Vì vậy, luận án đã giới hạn nội dung nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bất động sản và chuyển nhượng chứng khoán để có thể tập trung phân tích vào những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, chịu sự chi phối tương đồng từ luật thuế TNDN Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề miễn giảm thuế TNDN cũng là một nội dung lớn, khá chi tiết được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau bên cạnh Luật thuế TNDN Việt Nam. Do hạn chế tính dàn trải trong nội dung nghiên cứu, luận án sẽ không đề cập đến vấn đề này khi nghiên cứu về không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Qua việc đúc kết những hạn chế của luận án, định hướng các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nội dung nghiên cứu không tuân thủ của doanh nghiệp ở các loại hình doanh nghiệp mở rộng hơn như: doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Nhà nước, hoặc phân tích về nội dung miễn giảm thuế TNDN có ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế. Đồng thời, nội dung nghiên cứu trong tương lai sẽ không bị giới hạn phạm vi lấy dữ liệu khi cơ sở dữ liệu quốc gia được nâng cấp và dễ dàng tiếp cận hơn.

pdf45 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố cơ bản của thuế TNDN - Đối tượng nộp thuế: là các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế tại một quốc gia. - Đối tượng chịu thuế: là thu nhập ròng hay còn gọi là thu nhập chịu thuế. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: thể hiện tỷ lệ đóng góp vào NSNN trên thu nhập chịu thuế. 2.1.4.3. Thuế TNDN tại một số quốc gia trên thế giới 2.2. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 2.2.1. Khái niệm về tuân thủ và không tuân thủ thuế 2.2.1.1. Tuân thủ thuế Từ khá lâu, nghiên cứu của Alm (1991) đã đưa ra khái niệm về tuân thủ thuế là việc khai báo một cách chính xác thu nhập và chi phí được quy định bởi Luật thuế. Andreoni và cộng sự (1998) cho rằng việc tuân thủ thuế được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật thuế để có được trạng thái cân 13 bằng nền kinh tế của một quốc gia. McBarnett (2003) xác định có 3 dạng tuân thủ, bao gồm: tuân thủ có cam kết, tuân thủ một cách đầu hàng (không tự nguyện), tuân thủ có sáng tạo. Nhìn chung, khái niệm tuân thủ thuế được các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên cứu là: người nộp thuế có tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế (Nguyễn Minh Hà và cộng sự 2012). Ý nghĩa chính xác của tuân thủ thuế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo quan điểm và cách tiếp cận của nhà nghiên cứu. 2.2.1.2. Không tuân thủ thuế Theo Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012), quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết các doanh nghiệp về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Vì vậy, khái niệm không tuân thủ thuế được hình thành gắn liền với quan điểm tuân thủ thuế. - Khái niệm tuân thủ và không tuân thủ thuế của Alabede và cộng sự (2011) - Tam giác tuân thủ thuế của BISEP (OECD 2004) - Một số khái niệm về sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước Kế thừa các quan điểm trước đây sao cho phù hợp với mục tiêu cũng như phạm vi nghiên cứu, luận án đúc kết khái niệm không tuân thủ thuế là việc các doanh nghiệp không khai báo đúng nghĩa vụ thuế của mình liên quan đến thu nhập có được, phản ánh số thuế TNDN phải nộp đối với Nhà nước. Đó là những vi phạm của doanh nghiệp về pháp luật thuế Việt Nam trong việc khai thuế TNDN, làm thất thu cho NSNN; trong đó có hành vi gian lận thuế, trốn thuế. Đối với doanh nghiệp, sự không tuân thủ thuế được biểu hiện qua các số liệu trên BCTC đã kê khai cho cơ quan quản lý thuế. 2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu về không tuân thủ thuế 2.2.2.1. Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế (Economic Deterrence Model) 14 Những nguyên lý của các mô hình ngăn chặn kinh tế lần đầu tiên được khám phá vào những năm 1960 từ tác phẩm của Becker (1968), nhà nghiên cứu đã phân tích các hành vi trái pháp luật sử dụng cùng một khung lý thuyết kinh tế. Becker (1968) đề xuất một luận cứ hẹp rằng các biện pháp ngăn chặn như xác suất phát hiện xử phạt và những hình phạt có ảnh hưởng đến sự tuân thủ. Đến những năm 1970, dựa trên “Thuyết hữu dụng”, Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người nộp thuế sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi ích của họ để thực hiện các quyết định tuân thủ trong các báo cáo thuế; nơi mà việc trốn thuế xuất hiện nếu như các lợi ích về mặt tài chính thấp hơn các chi phí tài chính. Từ đó, mô hình ngăn chặn kinh tế được phát triển với quan điểm nghiên cứu rằng, sự ngăn chặn có tác động đến hành vi tuân thủ. Theo quan điểm nghiên cứu của mô hình ngăn chặn kinh tế, các nhà khoa học đã tóm tắt hiệu quả của những yếu tố quyết định chi phí tài chính có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế như: sự phức tạp của hệ thống thuế; thuế suất, xác suất phát hiện vi phạm, mức thu nhập và cấu trúc hình phạt. Tuy nhiên ít bằng chứng thực nghiệm chứng minh được những dự đoán của mô hình ngăn chặn kinh tế là hoàn toàn đúng đắn. Jackson và Milliron (1986) trong Devos (2014) chỉ ra rằng, mặc dù các yếu tố trên đã được kiểm nghiệm nhưng chưa có kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa những yếu tố trên và sự không tuân thủ. Vì vậy, khi xem xét mô hình ngăn chặn kinh tế cùng những thiếu sót của nó, rõ ràng là các nghiên cứu sau cần phải tìm hiểu thêm để giải quyết vấn đề trốn thuế và không tuân thủ (Devos 2014). 2.2.2.2. Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài chính (Fiscal and Social Psychology Models) Mô hình tâm lý xã hội và tài chính pha trộn các khía cạnh của mô hình rào cản kinh tế và lý thuyết tâm lý xã hội. Trọng tâm thiết yếu của cách tiếp cận này là các cá nhân không chỉ đơn thuần là những người tối ưu hóa lợi ích độc lập mà những cá nhân đó được thừa nhận có các thái độ và niềm tin đáp ứng với các tiêu chí xã hội. Hướng tiếp cận của mô hình tâm lý xã hội và tài chính là kiểm tra các yếu tố của con người ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tuân thủ thuế. Các yếu tố 15 Áp lực Cơ hội Thái độ/Khả năng hợp lý hóa ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được nhận định theo quan điểm của mô hình này biến đổi từ những chuẩn mực xã hội và đặc điểm cá nhân đến sự nhận thức về công bằng và thái độ của người nộp thuế (Devos 2014). Bởi thuế được quy định thực hiện bằng hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, mang tính cưỡng chế và không tuân thủ thuế được nghiên cứu là những vi phạm pháp luật thuế dẫn đến thất thu thuế TNDN cho NSNN; hơn nữa, theo mô hình của Alabede và cộng sự (2011), không tuân thủ thuế bao gồm khái niệm gian lận thuế nên lý thuyết hành vi gian lận được đề cập để phân tích nhằm tìm ra khung nghiên cứu cho luận án. 2.2.2.3. Lý thuyết về hành vi gian lận Lịch sử nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi tìm hiểu về gian lận thì mô hình tam giác gian lận của Cressey (1953) cũng như lý thuyết bàn cân gian lận của Albrecht và cộng sự (1984) không thể không đề cập đến. Hình 2.5: Mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) của Cressey (1953) (Nguồn: Wells 2011) Kết quả của Cressey (1953) đã đưa ra mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) với nội dung: hành vi gian lận hay tổng quát hơn là tội phạm hoặc những vi phạm pháp luật chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố. Đó là: cơ hội, áp lực (động cơ) và thái độ, cá tính hay sự hợp lý hóa hành vi gian lận của con người (Hình 2.5) 16 Mô hình lý thuyết bàn cân gian lận của Albrecht và cộng sự (1984) đã rút ra được là nguy cơ xảy ra gian lận rất cao khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp. Ngược lại, nguy cơ xảy ra gian lận rất thấp khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính của cá nhân cao. Theo nghiên cứu, hoàn cảnh tạo ra áp lực có thể liên quan đến những khó khăn tài chính, cơ hội thực hiện gian lận có thể do cá nhân tự tạo ra hay do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cũng giống như mô hình tam giác gian lận của Cressey (1953), lý thuyết bàn cân gian lận được ứng dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật, gian lận trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 2.2.2.4. Thảo luận Một mặt, nội dung nghiên cứu là không tuân thủ thuế, được định hướng là những vi phạm pháp luật về thuế dẫn đến thất thu thuế, gian lận thuế mà lý thuyết Tam giác gian lận của Cressey (1953) đã được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu những yếu tố tác động đến các vi phạm pháp luật trước đây trong nước và trên thế giới ở lĩnh vực kinh tế tài chính. Mặt khác, theo Devos (2014), thái độ và cơ hội là những yếu tố đã được phát hiện có tác động đến sự tuân thủ thuế trong quá trình phát triển nghiên cứu dựa trên mô hình tâm lý xã hội và tài chính; áp lực là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hành vi từ tuân thủ thuế đến không tuân thủ thuế mà tam giác tuân thủ của BISEP đưa ra (Hình 2.4). Vì vậy, lý thuyết Tam giác gian lận Cressey (1953) sẽ được luận án sử dụng làm cơ sở phân tích và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam với ý nghĩa rằng: nguy cơ xảy ra hành vi vi phạm pháp luật cao khi áp lực và cơ hội thực hiện cao cũng như thái độ tuân thủ pháp luật thấp. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế 2.2.3.1. Chất lượng dịch vụ công 2.2.3.2. Mức độ tham nhũng 2.2.3.3. Mức hình phạt cho các hành vi vi phạm thuế 17 2.2.3.4. Việc kiểm soát và quản lý thu thuế 2.2.3.5. Hệ thống pháp luật thuế và quan điểm về công bằng 2.2.3.6. Chi phí tuân thủ 2.2.4. Kết luận khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế theo mô hình tam giác gian lận Cressey (1953) Với định hướng nghiên cứu đã đề cập ở mục 2.2.2, mô hình Tam giác gian lận Cressey (1953) được sử dụng làm khung lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế với ý nghĩa được phân tích như sau: - Áp lực (Động cơ) sẽ được phân tích ở khía cạnh áp lực về thuế hoặc động cơ dẫn đến không tuân thủ thuế: Vì áp lực càng nhiều thì người nộp thuế càng có động cơ thực hiện hành vi không tuân thủ theo mô hình tam giác gian lận; nên các yếu tố mang ý nghĩa tạo ra áp lực về thuế sẽ có mối quan hệ thuận chiều với không tuân thủ thuế. - Cơ hội sẽ được phân tích ở khía cạnh các khe hở liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế tạo cơ hội cho người nộp thuế thực hiện hành vi không tuân thủ: Theo mô hình tam giác gian lận thì cơ hội hoặc kẽ hở càng nhiều sẽ dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế được thực hiện dễ dàng; do đó các yếu tố mang ý nghĩa tạo cơ hội dẫn đến những vi phạm về thuế sẽ có mối quan hệ thuận chiều với không tuân thủ thuế. - Thái độ (Sự hợp lý hoá hành vi gian lận) được nghiên cứu ở khía cạnh liên quan đến tinh thần nộp thuế, cảm nhận về nghĩa vụ nộp thuế cũng như sự sẵn lòng để tuân thủ thuế: Theo mô hình tam giác gian lận, yếu tố mang ý nghĩa thể hiện thái độ của người nộp thuế có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến hành vi không tuân thủ thuế TNDN. Mối quan hệ ngược chiều xảy ra khi biểu hiện thái độ của người nộp thuế là tích cực sẽ hạn chế sự không tuân thủ thuế và ngược lại. Dựa vào những lý giải trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế ở mục 2.2.3 và ý nghĩa của lý thuyết Tam giác gian lận Cressey (1953), luận án nhận thấy rằng: (1) Chất lượng dịch vụ công; (2) Mức độ tham nhũng; (3) Mức hình phạt cho các hành vi vi phạm thuế là những yếu tố thể hiện thái độ cũng như nguyên 18 nhân làm cho tinh thần nộp thuế thấp và ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Trong khi đó, chi phí tuân thủ là yếu tố thể hiện áp lực về thuế, tạo ra động cơ để người nộp thuế phải quyết định thực hiện hành vi không tuân thủ. Và cuối cùng, hai yếu tố là: (1) Hệ thống pháp luật thuế và quan điểm về công bằng; (2) Việc kiểm soát và quản lý thu thuế là những yếu tố tạo cơ hội, kẽ hở để người nộp thuế không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. 2.3. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới Một số nghiên cứu như: GIZ Sector Programme Public Finance - Chương trình tài chính công của Chính phủ Đức (2010), Abdixhiku (2013), Sapiei và cộng sự (2014), Awan và Hannan (2014), Yahyapour và cộng sự (2015) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế. Những yếu tố đưa ra trong mô hình đóng vai trò là nguyên nhân dẫn đến trốn thuế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa không tuân thủ thuế và các thông tin trên BCTC, đồng thời đưa ra các nhận định về không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp dựa trên những thông tin của BCTC thể hiện qua việc kê khai thiếu thuế TNDN như Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012); Noor và cộng sự (2013); Yusof và cộng sự (2014). Mills (1996) đã nghiên cứu sự tuân thủ thuế và việc thực hiện BCTC của doanh nghiệp. Ông cho rằng cơ quan thuế phát hiện những sai lệch về số thuế TNDN sẽ tăng lên tương ứng với các chênh lệch giữa lợi nhuận trên sổ sách và thu nhập chịu thuế mà doanh nghiệp đã khai báo. Các biểu hiện không phù hợp trên BCTC sẽ dẫn đến sự không phù hợp của các báo cáo thuế và dẫn đến một trong những biểu hiện của sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Frank và cộng sự 2009). 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Vũ Hữu Đức cùng các cộng sự (2009); Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013) nghiên cứu tập trung về những vi phạm, gian lận thuế, trốn thuế của doanh nghiệp. Trong đó, Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009) đã kết luận các chỉ số trên 19 BCTC có mối liên hệ với sự tuân thủ thuế TNDN thể hiện qua khoảng chênh lệch giữa số thuế TNDN tự kê khai và kết quả kiểm tra của cơ quan thuế. Nghiên cứu năm 2013 của Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến đã phần nào phác họa nên những vi phạm cụ thể về gian lận thuế của doanh nghiệp để cơ quan thuế có giải pháp hạn chế thực trạng này. Bên cạnh đó, một số yếu tố có tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012); Bùi Ngọc Toản (2017) đã gợi ý cho luận án khi xây dựng mô hình nghiên cứu cần phải xem xét các biến ảnh hưởng đến hành vi của người nộp thuế một cách đầy đủ hơn bên cạnh những yếu tố tài chính. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng bao gồm: kỹ thuật phân tích, tổng hợp, điều tra khảo sát. Một số nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng như hồi quy bội, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy Logit để thực hiện mục tiêu nghiên cứu theo từng đề tài. 2.3.3. Thảo luận về các nghiên cứu trước 2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu Một số nghiên cứu chỉ sử dụng đơn lẻ một phương pháp duy nhất như: phỏng vấn, điều tra khảo sát hoặc phương pháp phân tích lý thuyết, thống kê mô tả để đúc kết nội dung nghiên cứu. Một số công trình khoa học khác sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng. Bằng các kỹ thuật hồi quy OLS, hồi quy Tobit và hồi quy Logistic, các nghiên cứu đã thực hiện kiểm định giả thuyết để đi đến kết luận các yếu tố tác động đến không tuân thủ thuế. 2.3.3.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Bên cạnh một số nghiên cứu chỉ phân tích thực trạng, phân tích thống kê mà không đưa ra mô hình nghiên cứu, các công trình khoa học trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận để xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Đa số các nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở lý thuyết ngăn chặn kinh tế và kế thừa mô hình nghiên cứu trước đó. Qua quá trình tổng hợp còn chưa đầy đủ 20 của tác giả, nhận thấy các biến đưa vào mô hình nghiên cứu gắn liền với những nguyên nhân tác động đến hành vi trốn thuế, không tuân thủ thuế. 2.3.3.3. Kết quả nghiên cứu Do không đề cập đến nội dung về miễn giảm thuế trong quá trình nghiên cứu đã được giới hạn nên có thể nói sự không tuân thủ thuế thể hiện qua việc khai báo sai lệch số thuế TNDN phải nộp mà các tác giả trước đây đã đề cập chủ yếu là những vi phạm pháp luật thuế như sau: (1) che giấu doanh thu; (2) khai tăng chi phí được trừ nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây và khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế theo lý thuyết Tam giác gian lận của Cressey (1953), luận án hình thành khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp thể hiện qua việc khai báo thông tin làm thất thu thuế TNDN ở Hình 2.6 bên dưới. Đây sẽ là cơ sở khai thác thông tin dữ liệu thực tế để xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm ở Chương 3: 21 Hình 2.6: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế TNDN (Nguồn: Luận án tổng hợp và đề xuất) Ghi chú: Dấu (+) thể hiện chiều hướng tác động cùng chiều đến không tuân thủ thuế TNDN; Dấu (-) thể hiện chiều hướng tác động ngược chiều đến không tuân thủ thuế TNDN. 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ GÓP PHẦN HẠN CHẾ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.4.1. Kinh nghiệm về giải pháp hạn chế không tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp tại các quốc gia trên thế giới 2.4.1.1. Kinh nghiệm ở một số nước châu Á 2.4.1.2. Kinh nghiệm ở một số nước ở các châu lục khác 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam THÁI ĐỘ (SỰ HỢP LÝ HÓA HÀNH VI GIAN LẬN) - Chất lượng dịch vụ công (+)/(-) - Mức độ tham nhũng (+) - Mức phạt cho các hành vi vi phạm thuế (-) - Xác suất bị phát hiện gian lận (-) KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ TNDN CƠ HỘI (KẼ HỞ VỀ QUẢN LÝ THUẾ) - Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế (-) - Đòn bẩy tài chính (Nợ phải trả/Tài sản) (+) - Hàng tồn kho/Tài sản (+) - Nợ phải thu/Tài sản (+) - Ngành nghề kinh doanh (+)/(-) - Quy mô doanh nghiệp (+)/(-) - ÁP LỰC VỀ THUẾ (ĐỘNG CƠ THỰC HIỆN) - Khả năng thanh toán (Vốn lưu động/Tài sản) (-) - Doanh thu và chi phí hoạt động (+)/(-) 22 Dựa trên kinh nghiệm đã trình bày ở trên, luận án rút ra một số bài học về giải pháp ngăn ngừa và hạn chế sự không tuân thủ thuế, trốn thuế ở các doanh nghiệp tại Việt Nam như sau: - Về công tác tổ chức quản lý thuế - Về những quy định trong chính sách thuế - Về nguồn nhân lực quản lý kinh tế KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã đúc kết được cơ sở lý thuyết nền tảng về không tuân thủ thuế, một số quy định cơ bản về thuế TNDN cũng như kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Đồng thời, việc hình thành khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước trên ý nghĩa mô hình Tam giác gian lận Cressey (1953) sẽ là cơ sở để luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam ở phần tiếp theo. 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1. Mô tả các bước thực hiện Để xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp, luận án tiến hành thu thập dữ liệu và thực hiện quy trình như sau: - Chọn mẫu thu thập dữ liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. - Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua 2 giai đoạn bằng công cụ thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi, được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh từ Tháng 03/2018 đến hết Tháng 05/2018. - Phân tích dữ liệu: luận án tiến hành phân tích sâu, so sánh dữ liệu ở hai giai đoạn nghiên cứu, ở cả hai đối tượng thu thập được để xác định sự tương đồng và khác biệt. - Xây dựng mô hình nghiên cứu: dựa trên kết quả phân tích đã có, luận án tiến hành xác định các yếu tố được khám phá và so sánh với lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu trước đây. Từ đó, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. 3.2.2. Quá trình chọn mẫu nghiên cứu 3.2.3. Mô tả kết quả nghiên cứu 3.2.3.1. Mô tả thông tin nghiên cứu 3.2.3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp TT Yếu tố ảnh hưởng Số lượng mẫu đưa ra ý kiến Tỷ lệ đồng thuận Chiều hướng tác động (+)/(-) 1 Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế 19 95% (-) 24 2 Ngành nghề kinh doanh 19 95% (+)/(-) 3 Quy mô doanh nghiệp 15 75% (-) 4 Tỷ lệ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp 14 70% (-) 5 Doanh nghiệp kê khai lỗ năm trước liền kề 20 100% (+) 6 Tỷ lệ vốn lưu động/Tổng tài sản 15 75% (-) 7 Tỷ lệ doanh thu/Tổng tài sản 19 95% (+) 8 Tỷ lệ tổng nợ/Tổng tài sản 17 85% (+) 9 Tỷ lệ hàng tồn kho/Tổng tài sản 17 85% (+) 10 Tỷ lệ nợ phải thu/Doanh thu 17 85% (-) 11 Tỷ lệ chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản 16 80% (+) (Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu) Bảng 3.4: So sánh kết quả nghiên cứu của luận án STT Yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp So sánh 1 Đạo đức thuế Yếu tố từ các nghiên cứu trước không được xác định bởi nghiên cứu này 2 Lợi nhuận từ nước ngoài Yếu tố từ các nghiên cứu trước không được xác định bởi nghiên cứu này 3 Tình trạng sở hữu Yếu tố từ các nghiên cứu trước không được xác định bởi nghiên cứu này 4 Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 5 Ngành nghề kinh doanh Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 6 Tỷ lệ doanh thu/Tổng tài sản Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 7 Tỷ lệ tổng nợ/Tổng tài sản Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 8 Tỷ lệ hàng tồn kho/Tổng tài sản Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 9 Tỷ lệ nợ phải thu/Doanh thu Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 10 Quy mô doanh nghiệp Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 11 Tỷ lệ vốn lưu động/Tổng tài sản Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ 25 KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ Doanh thu/Tổng tài sản Vốn lưu động/ Tổng tài sản Tổng nợ/Tổng tài sản Hàng tồn kho/Tổng tài sản Nợ phải thu/ Doanh thu Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế Lỗ năm trước liền kề Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp Quy mô doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh nghiên cứu trước 12 Tỷ lệ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp Yếu tố của nghiên cứu này được khẳng định từ nghiên cứu trước 13 Doanh nghiệp kê khai lỗ năm trước liền kề Yếu tố mới chưa được khẳng định từ nghiên cứu trước 14 Tỷ lệ chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản Yếu tố mới chưa được khẳng định từ nghiên cứu trước 15 Cảm nhận về dịch vụ công Yếu tố của nghiên cứu này không được đưa vào mô hình nghiên cứu 16 Tình hình tài chính của doanh nghiệp Yếu tố của nghiên cứu này không được đưa vào mô hình nghiên cứu 17 Tình trạng pháp lý Yếu tố của nghiên cứu này không được đưa vào mô hình nghiên cứu 18 Niềm tin vào Chính phủ Yếu tố của nghiên cứu này không được đưa vào mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tổng hợp và so sánh) 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 3.3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp 3.3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa vào kết quả nghiên cứu ở trên, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm bao gồm 11 yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp như sau (Hình 3.7): Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất) 26 11 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: nghiên cứu của Noor và cộng sự (2012); Yusoft và cộng sự (2014). Trong khi mô hình nghiên cứu của Noor và cộng sự (2012) chứa đựng chủ yếu là các yếu tố tài chính nhằm kiểm định sự tác động đến việc không tuân thủ thuế của doanh nghiệp thì Yusoft và cộng sự (2014) đã đưa vào mô hình yếu tố ngành nghề nhằm phân loại và đánh giá sự khác biệt của doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến sự không tuân thủ thuế 3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa nghiên cứu của Lisowsky (2010), luận án sẽ xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp với biến phụ thuộc là một biến nhị phân để đánh giá khả năng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Theo Scott (1997), hồi quy OLS không phù hợp khi biến phụ thuộc của mô hình có dạng danh mục hoặc nhị phân vì khi đó các giả thuyết OLS sẽ bị vi phạm. Giống như bản chất của mô hình Logit đã được sử dụng trong nghiên cứu của Lisowsky (2010), luận án sử dụng mô hình hồi quy Probit để thực hiện kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp với dạng mô hình như sau: = Pr ( = 1|) = Pr ( ∗ ≤ ) = Pr ( ≤ ) = F() Trong đó, thể hiện xác suất của 1 quan sát không tuân thủ thuế (vi phạm pháp luật thuế dẫn đến sai lệch nghĩa vụ thuế TNDN) và F() được gọi là hàm Probit. Vì vậy, luận án sẽ trình bày mô hình nghiên cứu dưới dạng phương trình hồi quy xác suất Probit như sau: Y = + + (1) Y: Biến nhị phân, nhận giá trị là 0 hoặc 1 Y = 1: Quan sát được xác định là không tuân thủ thuế; Y = 0: Quan sát được xác định là tuân thủ thuế; Xi: Các biến độc lập; : Hệ số của các biến độc lập; 27 : Sai số ngẫu nhiên của mô hình. Về lý thuyết, sự khác nhau giữa Logit và Probit chủ yếu tập trung ở hàm phân phối của các sai số nhiễu. Trong khi mô hình Logit giả định các sai số có phân phối Logit chuẩn thì các sai số của mô hình Probit được giả định có phân phối chuẩn chuẩn hóa. Trên thực tế, việc lựa chọn mô hình nào giữa mô hình Logit và Probit tùy thuộc vào khung lý thuyết phân tích hay quan điểm của tác giả. Kết quả ước lượng của 2 mô hình gần như không có sự khác biệt về phương sai của các hệ số biến giải thích. (Scott 1997) 3.3.2. Giải thích các biến trong mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu Bảng 3.5: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất STT Tên biến Ký hiệu Tác giả của nghiên cứu trước đây đã đề cập Công thức tính Giả thuyết của các nghiên cứu trước Biến phụ thuộc 1 Không tuân thủ thuế nct Lisowsky (2010); Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) Biến định danh: có giá trị là 1 nếu là mẫu không tuân thủ thuế, ngược lại có giá trị là 0. Biến độc lập 2 Vốn lưu động/Tổng tài sản wc Spathis (2002); Noor và cộng sự (2012); Yusof và cộng sự (2014) (Tiền+Đầu tư ngắn hạn+Khoản phải thu ngắn hạn)/Tổng tài sản Công ty có tỷ số vốn lưu động/Tổng tài sản thấp càng khuyến khích doanh nghiệp không tuân thủ thuế. (Noor và cộng sự 2012; Yusof và cộng sự 2014). 3 Doanh thu/Tổng tài sản sale Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2009); Noor và cộng sự (2012). (Tổng doanh thu/Tổng tài sản) Công ty càng có doanh thu cao càng có khả năng không tuân thủ thuế. (Noor và cộng sự 2012) 4 Tổng nợ/Tổng tài sản debt Persons (1995); Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2009); Tổng nợ/Tổng tài sản Công ty có đòn bẩy tài chính cao càng có khả năng không tuân thủ thuế. (Noor và 28 Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012); Yusof và cộng sự (2014). cộng sự 2012) 5 Lỗ năm trước liền kề loss Lou và Wang (2009); Duong (2011) 0: Không có lỗ năm trước liền kề; 1: Có lỗ năm trước liền kề Tình trạng lỗ của công ty càng tạo cơ hội không tuân thủ thuế TNDN. (Duong 2011; Lou và Wang 2009) 6 Hàng tồn kho/Tổng tài sản inv Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2009); Noor và cộng sự (2012). Hàng tồn kho (đã trừ chi phí dự phòng)/Tổng tài sản Công ty có hàng tồn kho càng cao càng không tuân thủ thuế. (Noor và cộng sự 2012) 7 Khoản phải thu/Doanh thu ar Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2009); Noor và cộng sự (2012). Khoản phải thu/Doanh thu Công ty có tỷ lệ khoản phải thu càng cao càng không tuân thủ thuế. (Noor và cộng sự 2012) 8 Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản depr Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2009) Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản Công ty có tỷ lệ chi phí khấu hao cao càng có tác động đến sự tuân thủ thuế (Mills 1996) 9 Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế etr Joulfaian (2000); Zainal Abidin và cộng sự (2010); Noor và cộng sự (2012); Yusof và cộng sự (2014) Thuế TNDN kê khai phải nộp/Lợi nhuận trước thuế Công ty có tỷ lệ thuế TNDN phải nộp cao càng tuân thủ thuế tốt hơn. (Yusof và cộng sự 2014). 10 Quy mô doanh nghiệp size Hanlon và cộng sự (2005); Zainal Abidin và cộng sự (2010); Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2013); Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Log (Tổng tài sản) Có mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô doanh nghiệp và sự không tuân thủ thuế. (Yusof và cộng sự 2014) 29 Hoàng Quân (2012); Yusof và cộng sự (2014). 11 Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp pen Allingham và Sandmo (1972), Yusof và cộng sự (2014) Tỷ lệ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp Có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ phạt về thuế và sự không tuân thủ thuế. (Yusof và cộng sự 2014) 12 Ngành nghề kinh doanh field Rice (1992); Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Zainal Abidin và cộng sự (2010); Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012); Noor và cộng sự (2013); Yusof và cộng sự (2014); Bùi Ngọc Toản (2017) Biến giả phân loại 3 lĩnh vực ngành nghề: xây dựng; dịch vụ ăn uống và lưu trú; ngành kinh doanh khác 2 lĩnh vực trên (ngành cơ sở). Ngành nghề kinh doanh có mối quan hệ với sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. (Yusof và cộng sự 2014) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 3.6: Giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của biến độc lập STT Tên biến độc lập Ký hiệu Giả thuyết Kỳ vọng 1 Vốn lưu động/Tổng tài sản wc H1: Tỷ lệ Vốn lưu động/Tổng tài sản có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (-) 2 Doanh thu/Tổng tài sản sale H2: Tỷ lệ Doanh thu/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (+) 3 Tổng nợ/Tổng tài sản debt H3: Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (+) 4 Lỗ năm trước liền kề loss H4: Doanh nghiệp có lỗ năm trước liền kề càng có khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (+) 30 5 Trị giá hàng tồn kho/Tổng tài sản inv H5: Tỷ lệHàng tồn kho/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (+) 6 Khoản phải thu/Doanh thu ar H6: Tỷ lệ Khoản phải thu/Doanh thu có mối quan hệ cùng chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (+) 7 Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản depr H7: Tỷ lệ Chi phí khấu hao/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (+) 8 Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế etr H8: Tỷ lệ Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (-) 9 Quy mô doanh nghiệp size H9: Quy mô doanh nghiệpcó mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (-) 10 Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp pen H10: Tỷ lệ Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. (-) 11 Ngành nghề kinh doanh field H11: Ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng không tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp. (Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất) Ghi chú: (+) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc; (-) thể hiện mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc. 3.3.3. Mô tả dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu phân tích được lấy từ hệ thống thông tin kê khai thuế của cơ quan quản lý thuế bao gồm toàn bộ số liệu BCTC của doanh nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh làm cơ sở tính thuế và kết quả kiểm tra thanh tra thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 187 doanh nghiệp được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. Đó là các doanh nghiệp thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã được cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra kết luận về kê khai thuế TNDN trong giai đoạn 2013- 2017. Phương trình (1) được viết lại như sau: 31 nctit = + it + saleit + debtit + lossit + invit + arit + deprit + etrit + it+ penit-1 + fieldit + uit (1’) Trong đó, ký hiệu i đại diện cho doanh nghiệp thứ i (i = 1 - 187) của TP. Hồ Chí Minh, t đại diện cho năm nghiên cứu (t = 2013 – 2017). 3.3.4. Các bước phân tích dữ liệu Các bước xử lý và phân tích số liệu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Bước 1: Thống kê mô tả bộ dữ liệu nghiên cứu, phân tích tương quan, kiểm định Spearman để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến. Bước 2: Thực hiện mô hình hồi quy Probit. Bước 3: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và các hệ số hồi quy. Bước 4: Kiểm định các khuyết tật trong mô hình hồi quy Probit để được mô hình phù hợp nhất. Bước 5: Đánh giá tính hiệu quả của mô hình nghiên cứu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đã xây dựng quy trình nghiên cứu của luận án và trình bày các bước xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả của chương 3 đã giúp luận án đề xuất mô hình nghiên cứu với 11 yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam. 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 4.1. THỰC TRẠNG KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 4.1.1. Thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp 4.1.1.1. Thực trạng thu ngân sách Hình 4.1: Xu hướng biến động của tỷ trọng số thu từ doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2013-2017 ĐVT: % (Nguồn: Tổng hợp từ website Bộ Tài chính www.mof.gov.vn) 4.1.1.2. Thực trạng không tuân thủ thuế TNDN qua kết quả thanh tra, kiểm tra thuế Bảng 4.4: Kết quả số thuế truy thu và phạt về các hành vi vi phạm pháp luật thuế qua thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Cục thuế TP. HCM ĐVT: triệu đồng Hành vi vi phạm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Gian lận sử dụng hóa đơn 42.557 45.884 48.541 50.448 58.403 Khai tăng chi phí đầu vào 32.975 25.003 50.664 54.458 61.560 Che giấu doanh thu 7.816 4.126 6.479 24.682 26.917 Vi phạm hành chính về kế toán 1.296 1.550 1.865 2.024 2.197 (Nguồn: Báo cáo của Cục thuế TP.HCM) 79,08% 74,85% 75,61% 66,03% 68,86% 37,43% 51,55% 53,00% 51,10% 53,24% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ trọng số thu từ doanh nghiệp trong nước /tổng thu nội địa (%) Tỷ trọng số thu từ doanh nghiệp trong nước /tổng thu ngân sách Nhà nước (%) 33 4.1.2. Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong môi trường pháp lý tại Việt Nam 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1.1. Thống kê mô tả 4.2.1.2. Kiểm định tương quan 4.2.1.3. Kết quả hồi quy Probit Bảng 4.8: Kết quả hồi quy Probit nct wc -0,763 (0,145)*** sale 0,061 (0,026)** debt 0,501 (0,168)*** loss 0,570 (0,119)*** ar -0,726 (0,377)* size -0,262 (0,082)*** pen -0,926 (0,225)*** 2bn.field 0,601 (0,124)*** 3.field 0,385 (0,104)*** _cons 2,192 (0,619)*** 34 Số quan sát 935 * p<0,1; ** p<0,05; *** p<0,01 Ghi chú: Sai số chuẩn được thể hiện trong dấu ngoặc đơn. *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1: có ý nghĩa thống kê ở mức lần lượt là 1%; 5%; 10% (Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 12.0) Kết quả hồi quy từ Bảng 4.8 cho thấy, sau khi loại bỏ 3 biến inv; depr và etr từ việc phân tích tương quan Spearman thì 08 biến còn lại đưa vào mô hình Probit đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%; 5% và 1%. Hệ số LL có giá trị là: - 529,38668; hệ số Pseudo R2 là: 0,0894 và LR chi2 là: 103,94. 4.2.1.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 4.2.1.5. Kiểm định các khuyết tật của mô hình Sau khi thực hiện các kiểm định về sự phù hợp và các khuyết tật của mô hình hồi quy được trình bày trong Phụ lục 6. Kết quả mô hình hồi quy được viết lại dưới dạng phương trình như sau: nct = 2,192 - 0,763wc + 0,062 sale + 0,501 debt + 0,570 loss – 0,726 ar – 0,262 size – 0,926 pen + 0,601 field2 + 0,385 field3 (*) 4.2.1.6. Đánh giá tính hiệu quả của mô hình 4.2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Thứ nhất, yếu tố Vốn lưu động/Tổng tài sản (wc) có ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thông qua hệ số của biến (wc) trong kết quả mô hình (*) là -0,763 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Dấu hệ số của biến (wc) trùng khớp với kỳ vọng. Điều này phù hợp với giả thuyết là yếu tố Vốn lưu động/Tổng tài sản thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp; khi chỉ số này cao nghĩa là doanh nghiệp đang trong tình trạng khá ổn định về mặt tài chính và có khả năng phát triển hoạt động của mình một cách hiệu quả và khả năng không tuân thủ thuế sẽ thấp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của các chuyên gia từ cơ quan thuế, ý kiến của doanh nghiệp được phỏng vấn và các nghiên cứu trước đây như: Noor và cộng sự (2012), Spathis (2002), GIZ Sector Programe Public Finance -Chương trình tài chính công của Chính phủ Đức (2010). 35 Thứ hai, yếu tố Doanh thu/Tổng tài sản (sale) có ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thông qua hệ số của biến (sale) là 0,062, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Dấu của hệ số đúng như kỳ vọng. Doanh nghiệp có tỷ lệ này cao chứng tỏ doanh thu tạo ra nhiều, việc này sẽ tạo áp lực lên nhà quản trị trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN từ phía các chủ đầu tư hoặc cổ đông. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của các chuyên gia từ cơ quan thuế, ý kiến của doanh nghiệp được phỏng vấn và nghiên cứu của Noor và cộng sự (2012). Thứ ba, yếu tố Lỗ năm trước liền kề (loss) có ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thông qua hệ số của biến (loss) trong mô hình là 0,570 với mức ý nghĩa 1%, dấu của hệ số đúng như kỳ vọng. Doanh nghiệp có số lỗ năm trước sẽ tận dụng được quy định chuyển lỗ mà không phải nộp thuế TNDN qua nhiều năm liên tục, đây cũng là dấu hiệu kết luận doanh nghiệp có rủi ro khai báo thông tin tính thuế TNDN không đúng thực tế phát sinh. Kết quả nghiên cứu định lượng phù hợp với Lou và Wang (2009) và thực trạng của phương pháp thảo luận tại TP.HCM. Thứ tư, yếu tố Tổng nợ/Tổng tài sản (debt) ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thông qua hệ số của biến (debt) là 0,501 với mức ý nghĩa là 1%, dấu của hệ số trùng khớp với kỳ vọng. Do chi phí lãi vay là khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Việt Nam nên doanh nghiệp có số nợ vay càng nhiều càng tận dụng được lợi ích của lá chắn thuế. Kết quả nghiên cứu phù hợp kết quả thảo luận cũng như các nghiên cứu trước đây như: Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009); Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012). Thứ năm, yếu tố Khoản phải thu/Doanh thu (ar) có mối liên hệ với sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Hệ số biến (ar) trong mô hình đạt được -0,726 với mức ý nghĩa là 10%. Tuy nhiên, dấu của hệ số ngược với kỳ vọng; khi doanh nghiệp có tỷ lệ khoản phải thu/doanh thu tăng lên cao 1 đơn vị thì khả năng không tuân thủ thuế sẽ giảm đi hơn thông qua chỉ số probit của (nct) giảm tương ứng 0,726. Khi thực hiện thảo luận nhóm, cơ quan thuế đã nhận định thực trạng hiện nay các doanh nghiệp thường vi phạm việc kê khai chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN. Do số liệu khoản phải thu 36 trên BCTC đã bao gồm chi phí trích lập dự phòng nên yếu tố này có mối quan hệ nghịch chiều với không tuân thủ thuế TNDN là hoàn toàn phù hợp. Kết quả định lượng phù hợp với kết quả thảo nghiên cứu luận nhóm cũng như quan điểm của Summers và Sweeney (1998), Schilit (2002). Thứ sáu, Quy mô doanh nghiệp (size) có ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế với mức ý nghĩa 1% và dấu hệ số đúng như kỳ vọng. Do vậy, quy mô doanh nghiệp nhỏ sẽ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, không bị kiểm soát nhiều bởi các cơ quan chức năng, chưa có một đội ngũ pháp lý về thuế vững chắc để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đúng theo quy định; đồng thời, những quy định pháp lý về thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng được ưu đãi hơn về thuế suất áp dụng tạo cơ hội thực hiện hành vi không tuân thủ. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của cơ quan thuế và doanh nghiệp cũng như các nghiên cứu trước Joulfaian (2000); Yusof và cộng sự (2014). Thứ bảy, yếu tố Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp (pen) có ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế TNDN thông qua kết quả của hệ số đạt được là -0,926 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho thấy nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tiền phạt do vi phạm pháp luật thuế giảm 1 đơn vị thì khả năng không tuân thủ thuế sẽ tăng cao hơn thông qua chỉ số probit của (nct) tăng tương ứng 0,926. Yếu tố này phản ánh hình phạt mà doanh nghiệp phải đối mặt khi không tuân thủ thuế; nếu tỷ lệ này thấp, doanh nghiệp cảm thấy số tiền phạt không đáng kể trước số tiền thuế TNDN phải nộp dẫn đến khả năng không tuân thủ thuế tăng lên. Mối quan hệ này phù hợp với nhận định của cơ quan thuế và doanh nghiệp trong quá trình thảo luận nhóm cũng như kết quả nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972). Cuối cùng, cả 2 biến phân loại ngành nghề kinh doanh là field2 và field3 đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu với mức ý nghĩa là 1%, chứng tỏ yếu tố ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Khi các yếu tố khác không thay đổi thì doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có sự khác biệt khi đánh giá sự không tuân thủ thuế. Kết quả định lượng cho thấy khả năng xuất hiện sự không tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp 37 thuộc ngành nghề xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề còn lại nếu các biến định lượng khác không đổi. Kết quả này phù hợp với nhận định của cơ quan thuế, các doanh nghiệp trong quá trình thảo luận và nghiên cứu của Rice (1992); Chan và Mo (2000); Yusoft và cộng sự (2014). KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 đã phân tích thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam thông qua các số liệu thống kê về số thu thuế và các hành vi vi phạm pháp luật thuế; đồng thời phản ánh thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp. Sau khi thực hiện nghiên cứu định lượng hồi quy, Chương 4 đã đúc kết được có 8 yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế đã được kiểm định bằng số liệu thực tế. Mô hình nghiên cứu đạt được tính hiệu quả khá cao cũng như các kết quả nghiên cứu của luận án tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước. 38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ SỰ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 5.1. KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU 5.1.1. Những vi phạm không tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu của luận án từ thực trạng ở Chương 4 và những tổng hợp qua quá trình thảo luận ở Chương 3 cho thấy, có 3 nhóm vi phạm không tuân thủ thuế TNDN bao gồm: 1) Nhóm vi phạm liên quan đến doanh thu tính thuế TNDN 2) Nhóm vi phạm liên quan đến chi phí tính thuế TNDN 3) Nhóm vi phạm liên quan đến số lỗ năm trước chuyển sang 5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp Vốn lưu động/Tổng tài sản: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ số này có mối quan hệ nghịch chiều với không tuân thủ thuế TNDN nghĩa là doanh nghiệp kê khai tỷ số này càng thấp càng có khả năng không tuân thủ thuế cao. Do đó, nếu Nhà nước có những quy định phân loại về từng trường hợp nộp thuế TNDN cụ thể theo quy mô, lợi nhuận kinh doanh cho phù hợp sẽ càng giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp thiếu hụt khả năng thanh toán. Doanh thu/Tổng tài sản: Kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này có mối quan hệ thuận chiều với sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu càng cao càng có khả năng không tuân thủ thuế TNDN bởi áp lực từ phía chủ đầu tư muốn chia sẻ lợi nhuận với việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó, việc tăng cường quản lý vấn đề xuất và kê khai hóa đơn GTGT rất quan trọng, tránh tình trạng kê khai thiếu doanh thu làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN. Lỗ năm trước liền kề: Kết quả nghiên cứu cho thấy biến loss có ý nghĩa thống kê và yếu tố kê khai lỗ năm trước liền kề có tác động rõ ràng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp kê khai lỗ có khả năng không tuân thủ thuế TNDN cao nên cần có những quy định giới hạn về việc chuyển lỗ cho hợp lý cũng như kế hoạch kiểm tra sớm về việc kê khai lỗ hoạt động SXKD để hạn chế tình trạng lợi dụng số lỗ mà không thực hiện nộp thuế. 39 Tổng nợ/Tổng tài sản: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này có mối quan hệ cùng chiều với không tuân thủ thuế TNDN do doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào vốn vay để có chi phí lãi vay làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể để khống chế việc sử dụng vốn vay trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế sự không tuân thủ thuế TNDN. Khoản phải thu/Doanh thu: Kết quả định lượng hoàn toàn phù hợp với những nhận định thực tế từ phía cơ quan thuế và doanh nghiệp khi thảo luận. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến ar có ý nghĩa thống kê với mối quan hệ nghịch chiều (do khoản phải thu trên BCTC đã trừ phần chi phí dự phòng) chứng tỏ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc ghi nhận nợ phải thu không đúng thực tế là rủi ro khá phổ biến. Do đó, việc quản lý xuất hóa đơn GTGT và những quy định về các khoản chi phí của doanh nghiệp bắt buộc thanh toán qua ngân hàng cần phải nghiên ngặt hơn giúp hạn chế không tuân thủ thuế TNDN. Quy mô doanh nghiệp: Nghiên cứu đã kết luận quy mô doanh nghiệp càng nhỏ càng có khả năng không tuân thủ thuế TNDN vì thiếu sự đầu tư cho lĩnh vực pháp lý thuế và kế toán. Do vậy, đây là 1 yếu tố tạo cơ hội cho doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế nếu như Nhà nước không có những biện pháp tích cực tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn việc thực thi chính sách thuế cũng như xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, chuyên biệt đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế TNDN phải nộp: tại Việt Nam, hình thức phạt tiền khi phát hiện doanh nghiệp có hành vi không tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp là phổ biến. Nếu số tiền phạt so với số thuế TNDN phải nộp thấp thì doanh nghiệp sẽ có khả năng không tuân thủ thuế cao. Vì thế, Nhà nước cần có những quy định nghiêm khắc hơn, phù hợp hơn về mức hình phạt đối với những vi phạm pháp luật thuế. Ngành nghề kinh doanh: kết quả nghiên cứu cho thấy ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế TNDN do đặc thù hoạt động của các ngành, đối tượng khách hàng,... Kết quả nghiên cứu định lượng tại TP.HCM cho thấy có sự phù hợp với những nghiên cứu trước đây; tuy nhiên, hệ số và dấu của biến ngành 40 nghề có thể khác nhau do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh ở mỗi nước, mỗi khu vực được chọn làm mẫu nghiên cứu. 5.1.3. Những hạn chế về quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong môi trường pháp lý tại Việt Nam 5.1.3.1. Hạn chế trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế 5.1.3.2. Hạn chế trong những quy định pháp lý liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN 5.1.3.3. Hạn chế xuất phát từ nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế 5.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ SỰ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 5.2.1. Giải pháp về quản lý thuế của cơ quan thuế - Nỗ lực xây dựng hệ thống quản lý việc xuất và kê khai hóa đơn GTGT chặt chẽ và hiệu quả - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp - Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế - Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế và cải cách hành chính thuế 5.2.2. Khuyến nghị đối với Chính phủ về những quy định trong chính sách thuế - Quy định về thanh toán từng lần qua ngân hàng - Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng - Quy định tỷ lệ tối đa sử dụng vốn vay cho hoạt động SXKD - Quy định thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí không có hóa đơn mà được phép lập bảng kê thu mua - Điều chỉnh mức phạt về hành vi vi phạm không tuân thủ thuế của doanh nghiệp - Điều chỉnh thuế suất và quy định chuyển lỗ 5.2.3. Một số khuyến nghị đối với nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế 41 5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Thứ nhất, phạm vi lấy dữ liệu nghiên cứu được giới hạn tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa mở rộng ở phạm vi cả nước. Do tính chất nghiên cứu cần tiếp cận trực tiếp với đối tượng khảo sát, tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa số liệu nghiên cứu định lượng được lấy từ hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế mà hiện nay rất khó khai thác ở phạm vi các tỉnh thành khác nhau. Thứ hai, Luật thuế TNDN Việt Nam có những quy định riêng khi tính thuế TNDN đối với những hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng chứng khoán và hai hoạt động này chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường. Vì vậy, luận án đã giới hạn nội dung nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bất động sản và chuyển nhượng chứng khoán để có thể tập trung phân tích vào những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, chịu sự chi phối tương đồng từ luật thuế TNDN Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề miễn giảm thuế TNDN cũng là một nội dung lớn, khá chi tiết được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau bên cạnh Luật thuế TNDN Việt Nam. Do hạn chế tính dàn trải trong nội dung nghiên cứu, luận án sẽ không đề cập đến vấn đề này khi nghiên cứu về không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Qua việc đúc kết những hạn chế của luận án, định hướng các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nội dung nghiên cứu không tuân thủ của doanh nghiệp ở các loại hình doanh nghiệp mở rộng hơn như: doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Nhà nước, hoặc phân tích về nội dung miễn giảm thuế TNDN có ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế. Đồng thời, nội dung nghiên cứu trong tương lai sẽ không bị giới hạn phạm vi lấy dữ liệu khi cơ sở dữ liệu quốc gia được nâng cấp và dễ dàng tiếp cận hơn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Chương 5 đã tóm tắt những phát hiện chính của luận án đồng thời đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để hạn chế không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi 42 trường pháp luật thuế tại Việt Nam. Luận án đã đưa ra 3 nhóm giải pháp và khuyến nghị liên quan đến hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp, những quy định trong chính sách thuế hiện hành và nguồn nhân lực quản lý của nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_cac_yeu_to_anh_huong_den_khong_tuan_thu_thue.pdf