Tóm tắt Luận án Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trên cơ sở khung lý luận cơ bản, những đánh giá sát thực tiễn, cũng như định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn của cả nước, mục tiêu, chiến lược phát triển NHNo&PTNT Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như những giảp pháp lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới. Những kiến nghị được đề xuất đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam, Chính quyền địa phương

pdf27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------------0O0------------- NGUYỄN VĂN THANH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015 2 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS., Nguyễn Đắc Hưng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Trường, họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH 3 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Nguyễn Văn Thanh (2012): “ Để giảm lãi suất cho vay cần quản trị tốt rủi ro thanh khoản”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 7 (352), trang 22- 25. 2. Nguyễn Văn Thanh (2012): “Bức tranh nợ công của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 116+117, 31- 33. 3. Nguyễn Văn Thanh (2014) : “Quản trị rủi ro thanh khoản ở các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6, trang 31-33. 4. Nguyễn Văn Thanh (2014): “ Agribank nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2014, trang 6-8. 5. Nguyễn Văn Thanh (2014): “ Chính sách tín dụng đối với Hộ sản xuất – Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, số 6, trang 37-39. 6. Nguyễn Văn Thanh ( 2015): “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 23/2015 (440), trang 29-21. 7. Nguyễn Văn Thanh (2015) :”Phát huy vai trò của Agribank trong cung ứng vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, Kỷ yếu hội thảo khoa học với chủ đề :“Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”, do Tạp chí Ngân hàng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức ngày 18/12/2015, tại Hà Nội. 4 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong năm gần đây nhất, mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất thường xuyên cao, với chất lượng tín dụng về cơ bản là an toàn, tuy nhiên thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề có tính cấp bách đối với NHTM này. Môi trường cạnh tranh hoạt động tín dụng nói chung và tín dung hộ sản xuất nói riêng ngày càng sôi động hơn, nhu cầu vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn hơn, đối tượng sử dụng vốn vay của hộ sản xuất ngày càng đa dạng hơn kèm theo đó là mức độ rủi ro cũng lớn hơn, mức độ hội nhập của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng cũng đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn hơn, tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất theo báo cáo là thấp nhưng thực tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nợ đã cơ cấu lại hoặc được che dấu dưới nhiều hình thức khác nhau Điều đó đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam cần có giải pháp phù hợp, tiếp tục giữ vai trò chủ lực về hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất, nhưng cũng cần tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng trong phân đoạn đối tượng khách hàng này. Vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung, cho phát triển kinh tế hộ sản xuất nói riêng tiếp tục là vấn đề thời sự, là nền khách hàng bền vững và chiến lược lâu dài của NHNo&PTNT Việt Nam. Do vậy, luận án chọn đề tài: “Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Các công trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2.1.1. Luận án tiến sỹ kinh tế: Luận án nêu những thành công và những hạn chế của 3 đề tài có nội dung liên quan trực tiếp. 2.1.2. Bài báo khoa học: Luận án nêu tổng quan 3 bài viết đăng tạp chí có liên quan trực tiếp. 2.2. Về chính sách tín dụng và chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam 5 Luận án đã nêu 6 đề tài Luận án tiến sỹ và 2 bài báo khoa học có liên quan. 2.3. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu nói trên: Chưa có công trình nào làm rõ khung lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM. Các công trình nghiên cứu cũng chưa phân tích và đánh giá rõ thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đến năm 2014, chỉ rõ được những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân; đồng thời đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Mục đích chung: Góp phần làm hơn rõ vai trò của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt. 3.2. Mục đích cụ thể: Trả lời và làm rõ các câu hỏi: Nền tảng và khung lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM? Kinh nghiệm quốc tế? Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam? cần có những giải pháp gì và kiến nghị như thế nào sát thực tiễn và mang tính chất khả thi?. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Hộ sản xuất được tập trung nghiên cứu trong luận án là hộ sản xuất nói chung của NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang quan hệ tín dụng; trọng tâm là hộ sản xuất nông nghiệp - nông thôn. Tín dụng được tập trung nghiên cứu đó là hoạt động cấp tín dụng hay hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với hộ sản xuất. + Về thời gian: Thực trạng tập trung trong 6 năm gần đây: 2009-2014 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế. - Luận án nghiên cứu điển hình chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại một số chi nhánh NHNo&PTNT. - Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 6 Thứ nhất, luận án đã xây dựng được mục khung lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuấtThứ hai, làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam. Thứ ba, đề suất một hệ thống giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, sát thực tiễn, từ việc tiếp tục mở rộng màng lưới, nâng cao nhận thức của cán bộ đến tăng cường quản trị rủi ro, đa dạng hóa phương thức cho vay, nâng cao chất lượng điều hành hoạt động tín dụng ở cơ sở,. 7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 7.1. Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHTM nói chung và đặc biệt trong trong phát triển nông nghiệp - nông thôn. 7.2. Về mặt thực tiễn: Góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các chi nhánh NHNo&PTNT cơ sở;. 8. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả nước, cho hộ sản xuất hoạt động trong từng lĩnh vực đầu tư vốn cụ thể đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều thời gian dài với lực lượng nghiên cứu lớn hơn, kinh phí phù hợp. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của luận án này dựa trên một NHTM Nhà nước, hoạt động tín dụng chủ yếu là nông nghiệp - nông thôn, trong khi đó các NHTM khác của Việt Nam khá đa dạng và hiện nay chủ yếu là NHTM Cổ phần, do đó khó có thể bao quát. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất Trong phạm vị của luận án, HSX được hiểu là hộ gia đình tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khác nhau, nhưng trong phạm vi gia đình. Những hoạt động đó của hộ gia đình cũng được tiến hành trong một phạm vi không gian, đơn vị hành chính cụ thể, đó là làng, xã, thôn bản, phường,. 1.1.2. Đặc điểm hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Đặc điểm chung Luận án đã làm rõ 5 nội dung: Các quan hệ giao dịch của HSX với NHTM không thường xuyên và quy mô không lớn; Vốn vay Ngân hàng của HSX thường được sử dụng tổng hợp cho nhiều công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng. HSX thường coi trọng chữ tín trong quan hệ tín dụng với NHTM:- Trình độ sản xuất, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật của HSX hạn chế và không đồng đều 1.1.2.2. Đặc điểm hộ sản xuất nông nghiệp - nông thôn Luận án đã làm rõ các nội dung: Một là, HSX trong nông nghiệp - nông thôn sinh sống và làm việc trong một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân. Hai là, không ít hộ nông dân đã bị sức hút của đô thị về nhiều mặt do đó lao động nông thôn đang có xu hướng đổ về đô thị tìm việc làm. Ba là, HSX vùng nông thôn đại đa số có thu nhập thấp, đời sống, trình độ khoa học công nghệ thấp hơn đô thị. 1.1.3. Các nguồn vốn chủ yếu phát triển kinh tế hộ sản xuất Luận án đã làm rõ các nội dung: 1. Nguồn vốn tự có; 2. Nguồn vốn tín dụng theo quan hệ truyền thống trong dân cư ở nông thôn; 3. Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước; 4. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng; 5. Nguồn vốn của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; 6. Nguồn vốn khá. 1.1.4. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất Luận án đã làm rõ hai nội dung: 1. Đặc trưng hoạt động cho vay vốn đối với hộ sản xuất; 2. Phương thức cho vay vốn hộ sản xuất của NHTM. 8 1.1.5. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất Một là. Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, trên cơ sở đó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn Hai là, Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là công cụ tài trợ vốn cho ngành kinh tế kém phát triển và các lĩnh vực cần được ưu tiên Ba là, Tín dụng ngân hàng kiểm soát bằng đồng tiền và thúc đẩy sản xuất, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của hộ sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa Bốn là, Vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường tài chính ở nông thôn Năm là Vốn tín dụng ngân hàng thương mại cho vay hộ sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn Sáu là, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy hộ sản suất tiếp cận và mở rộng sản xuất hàng hóa 1.1.6. Các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng đối với hộ sản xuất 1.1.6.1. Các nguyên tắc cấp tín dụng đối với hộ sản xuất i) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, trong phương án xin vay vốn. ii) Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Iii) Phải có đảm bảo vốn vay. 1.1.6.2. Các điều kiện cấp tín dụng hộ sản xuất i) Có năng lực pháp luật dân sự, có hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Ii) Đối với hộ sản xuất, cá nhân thì phải cư trú (. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Iii) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời gian cam kết 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 1.2.1.1. Quan niệm chung về chất lượng tín dụng Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách 9 quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài thông qua các thuộc tính. Chất lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lượng càng cao thì trình độ phát triển của sự vật càng cao. 1.2.1.2. Quan niệm về chất lượng tín dụng hộ sản xuất Luận án cho rằng, chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất khả năng NHTM đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của hố ản xuất và thỏa mãn những thỏa thuận bằng văn bản thống nhất giữa hai bên. 1.2.2. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Luận án xin nêu quan niệm có tính chất khái quát như sau:: Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc bên đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết đối với ngân hàng cấp tín dụng. 1.2.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng Nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng là mở rộng tín dụng phải đảm bảo an toàn và gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng. Theo đó các quy định về quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM phải luôn phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tín dụng hộ sản xuất 1.2.3.1. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng thương mại Chính sách của Ngân hàng; Thông tin tín dụng; Quy trình tín dụng; Cán bộ Ngân hàng; Công tác tổ chức của Ngân hàng; Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng và mức độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. 1.2.3.2. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng hộ sản xuất Trình độ văn hoá, nhận thức pháp luật và trình độ sản xuất của HSX; Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà HSX lựa chọn; Năng lực tài chính của HSX; Truyền thống gia đình và uy tín của người vay. 1.2.3.3. Nhóm nhân tố môi trường hoạt động tín dụng Điều kiện tự nhiên - xã hội; Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, môi trường cạnh tranh của hoạt 10 động Ngân hàng; Mức độ ổn định của thời tiết khí hậu, chính trị ; Cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ. 1.2.3.4. Nhân tố khách quan khác về mặt vĩ mô 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 1.2.4.1. Chỉ tiêu định tính Thứ nhất: Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ sử dụng vốn. Thứ hai: Việc vay vốn của khách hàng để sản xuất - kinh doanh tạo ra doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Đối với vay tiêu dùng, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống của khách hàng. Thứ ba: Việc vay vốn Ngân hàng giúp cho khách hàng có lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trong vốn chủ sở hữu năm sau cao hơn năm trước. Thứ tư: Khách hàng luôn duy trì khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trong đó, trước hết là khả năng thanh toán nợ vay Ngân hàng (gốc và lãi). Thứ năm: Khách hàng không vi phạm các quy định về quản lý tín dụng của Ngân hàng và các qui định khác của pháp luật. 1.2.4.2. Chỉ tiêu định lượng Luận án đã làm rõ các nội dung: Chỉ tiêu 1: Tỷ nợ xấu cho vay vốn hộ sản xuất; Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ thu lãi cho vay; Chỉ tiêu 3: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay hộ sản xuất: 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất 1.3.1.1. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Philippines Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, The Land bank còn ủy thác cho một số tổ chức tín dụng khác . 1.3.1.2. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Thailand 11 Ngoài việc ưu đãi cấp tín dụng với lãi suất thấp, Chính phủ Thailand còn có chính sách cho nông dân vay vốn không phải thực hiện thế chấp tài sản. 1.3.1.3. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Malaysia Ngân hàng nông nghiệp Malaysia là NHTM quốc doanh của Nhà nước, cho vay thông qua các đối tượng như cho vay qua các HTX tín dụng, các tổ HTX và các doanh nghiệp với mục đích trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 1.3.1.4. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp - nông thôn ở Ấn Độ NABARD được thành lập năm 1982, thuộc sở hữu Nhà nước, là kết quả của sự hợp nhất Công ty Phát triển & Tài trợ Nông nghiệp với Vụ tín dụng Nông nghiệp của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Bí quyết thành công của NABARD là bám sát thị trường nông nghiệp - nông thôn và duy trì các chuẩn mực tốt về quản trị doanh nghiệp. 1.3.1.5. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhân dân Indonesia (BRI) BRI rất chú trọng đến quá trình chấp thuận khoản vay nhất là khách hàng vay lần đầu. Việc đến thăm khách ngân hàng tại nhà trước và sau khi vay là bắt buộc với cán bộ tín dụng. 1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam và cho Chính phủ Việt Nam Một là, Chính phủ, Ngân hàng Trung ương cần có chính sách điều tiết thông qua điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hoạt động ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn với lãi suất hợp lý, có chính sách, có cơ chế khuyến khích cho vay nông nghiệp - nông thôn, khuyến khích cho vay HSX, hộ nông dân, kinh tế trang trại. Hai là, hầu hết các nước có sản xuất nông nghiệp ở phạm vi lớn, có số đông hộ nông dân đều có định chế tài chính riêng cho vay phát triển lĩnh vực này, Ba là, Chính phủ khuyến khích các định chế tài chính mở rộng cho vay nông nghiệp - nông thôn và hộ nông dân bằng các chính sách cụ thể nischo phép mở rộng màng lưới, chính sách thuế hoạt động tín dụng,.... Bốn là, Chính phủ các nước có cơ chế hỗ trợ về bảo hiểm nông nghiệp, cơ chế thu mua hay hỗ trợ thị trường nông sản, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp - nông thôn và hộ sản xuất ở nông thôn. Năm là, hoạt động cho vay thường gắn với khuyến khích tiết kiệm, gắn với hoạt động khuyến nông và khuyến ngư ở nông thôn. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ HỘ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM 2.1.1. Hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn Phát triển kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.1.2. Những đổi mới chủ yếu về cơ chế tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và hộ sản xuất Ngày 28 tháng 6 năm 1991 Hội đồng Bộ đã có Chỉ thị 202/CT .Đến năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/1999/QĐ-TTg. Ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hành NĐ 41/2010/NĐ-CP, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế cho Quyết định 67/TTg nói trên. 2.1.3. Tổng quan hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại đối với HSX 2.1.3.1. Khái quát chung Trong những năm đổi mới vừa qua, kinh tế nông thôn và hộ sản xuất cung cấp một khối lượng lớn hàng hoá cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt nhiều mặt hàng cho kim ngạch xuất khẩu lớn 2.1.3.2. NHTM cổ phần cạnh tranh mở rộng cho vay vốn hộ sản xuất Trong những năm gần đây một xu hướng mới đang diễn ra là cho vay đối với hộ nông dân không chỉ riêng của hệ thống NHNo&PTNT và các Quỹ Tín dụng Nhân dân, mà các NHTM khác đã và đang cạnh tranh mạnh mẽ mở rộng cho vay vốn hộ nông dân ở các vùng nông thôn với những xu hướng cơ bản. 2.1.3.3. Hoạt động tín dụng nông nghiệp - nông thôn của NHNO&PTNT trong mối quan hệ với hộ sản xuất Đến hết năm 2014, tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đạt 605.324 tỷ đồng, Trong đó Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đạt 411.295 tỷ đồng 13 Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động tín dụng các năm 2009 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng 354,112 414,755 414,952 443,968 530,600 605,324 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cuối kỳ Đến hết năm 2014, tổng dư nợ cho vay (bao gồm ngoại tệ quy đổi) của NHNo&PTNT Việt Nam đạt 605.324 tỷ đồng, tăng 48.903 tỷ đồng (+8,8%) so với năm 2013, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của toàn ngành ngân hàng. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.2.1. Quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trỉển Nông thôn Việt Nam 2.2.1.1. Các quy định và quy trình cho vay hộ sản xuất Trong giai đoạn hiện nay, có Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đã có Quyết định số 909/QS-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 7 năm 2010 về việc ban hành Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trọng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trỉển Nông thôn Việt Nam. 2.2.1.2. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) Luận án đã làm rõ các nội dung: a. Đối tượng chấm điểm; b. Nguyên tắc chấm điểm đối với tất cả khách hàng; c. Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; c. Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân; d. Xếp hạng khách hàng và phân loại nợ. 2.2.1.3. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân và hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Luận án đã làm rõ các nội dung: a. Hạng khách hàng; b. Quy trình chấm điểm tín dụng; c. Đánh giá lại hạng khách hàng; 2.2.2. Chủ động nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất Năm 14 Luận án đã đưa ra biểu đồ và phân tích tăng trưởng nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014. 2.2.3. Phương thức cho vay vốn đối với hộ sản xuất NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện có hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, mức cho vay đã được nâng lên. 2.2.4. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất Đến hết năm 2014, dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 338.632 tỷ đồng, chiếm 82,23% so với dư nợ cho vay nông nghiệp – nông thôn. Tỷ lệ tương ứng của năm 2012 là 78,9% và năm 2013 là 80,1%. 2.2.5. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất trên cơ sở kết quả cho vay một số ngành nghề và chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn Cho vay ngành lương thực, Doanh số cho vay hàng năm trong các năm 2009 - 2014 đạt bình quân 29.000 tỷ đồng. Cho vay ngành thủy sản: Doanh số cho vay bình quân giai đoạn 2009 - 2014 đạt 36.000 tỷ đồng. Cho vay ngành chè: Doanh số cho vay hàng năm của giai đoạn 2009 - 2014 đạt bình quân 2.000 tỷ đồng. Cho vay ngành cà phê: Doanh số cho vay bình quân giai đoạn 2009-2014 đạt 10.200 tỷ đồng. 2.2.6. Phân tích kết quả cho vay hộ sản xuất và cá nhân so với tổng dư nợ Bảng số 2.1: Dư nợ cho vay HSX của NHNo&PTNT Việt Nam so với tổng dư nợ giai đoạn 2009 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 354.112 414.755 443.476 480.452 530.600 605.324 Dư nợ cho vay HSX và Cá nhân 182.945 201.203 211.964 245.481 298,650 338.632 Tỷ lệ cho vay HSX so với tổng dư nợ 51,66% 45,34% 47,79% 51,09% 56,23% 55,94% Hàng năm dư nợ cho vay HSX chiếm khoảng 50% so với tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam và có xu hướng tăng lên, đỉnh cao là năm 2014 gần 56% và năm 15 2013 lên tới trên 56%. Điều đó cho thấy cho vay HSX có vai trò rất quan trọng của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.7. Phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng vốn hộ sản xuất Bảng số 2.2: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu cho vay HSX theo khu vực 2010 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng TÊN KHU VỰC 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Nợ xấu Khu vực miền núi cao - Biên giới phía Bắc 6.991 51 7,339 54 10,834 61 14,706 70 75 Khu vực Trung du Bắc bộ 18.533 159 19.449 182 22,404 212 27,712 252 271 Khu vực thành phố Hà Nội 12.447 377 13.214 394 15,137 443 18,263 605 651 Khu vực Đồng bằng Bắc bộ 25.439 204 28.923 228 34,377 265 42,039 382 458 Khu vực Khu 04 cũ 21.659 113 22.774 122 26,303 138 33,567 145 162 Khu vực Duyên hải Miền Trung 13.891 148 13.992 161 16,480 205 20,462 193 214 Khu vực Tây Nguyên 20.882 254 21.994 276 25,019 303 31,265 368 424 Khu vực Thành phố HCM 15.448 1.188 16.186 1.255 17,381 1,307 18,593 1,670 1.565 Khu vực Đông Nam Bộ 18..229 162 19,130 189 23,183 232 28,452 257 311 Khu vực Tây Nam bộ 47.684 522 48.958 545 54,403 612 63,591 641 709 Toàn quốc 201.203 3.178 211.964 3.406 245,481 3,778 298,650 4,582 4.840 Trong các năm 2009 - 2012 quy mô nợ xấu cho vay HSX của NHNo&PTNT Việt Nam không ngừng tăng lên, nhưng có xu hướng giảm trong các năm 2013- 2014. Đến hết năm 2014, dư nợ cho vay HSX đạt 338.632 tỷ đồng,, nợ xấu là 4.840 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% , giảm nhẹ so với tỷ lệ 1,51% của năm 2013. 2.2.8. Phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn của của các tổ chức đoàn thể Thời điểm gần nhất đó là hết năm 2014, tỷ lệ nơ xấu cho vay thong qua các tổ của các đoàn thể của NHNo&PTNT Việt Nam bình quân là 1,19%. 2.2.9. Phân tích chất lượng tín dụng hộ sản hộ sản xuất tại một số chi nhánh ở các vùng kinh tế khác nhau 2.2.9.1. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước 16 Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước trong các năm 2009 – 2014 của đều dưới 1% và thấp hơn so với tỷ lệ nọ xấu chung của chi nhánh từ 0,1 đến 0,2%. Vốn tín dụng ngân hàng được các HSX đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây ăn quả, phát triển chăn, tạo việc làm ổn định tại chỗ và nâng cao thu nhập. 2.2.9.2. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắc Lắc Vốn tín dụng ngân hàng được các HSX đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp, như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều; cây ăn quả; phát triển chăn nuôi lợn, bò, cá và gia cầm; phát triển kinh doanh dịch vụ tạo việc làm ổn định tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người dân nói chung, trong đó có số đông HSX vay vốn là đồng bào dân tộc. Tỷ lệ nợ xấu chô vay hộ sản xuất trong giai đoạn 2009 – 2014 bình quân của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắc Lắc chỉ là 1,29%. 2.2.9.3. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu Kinh tế NNNT của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là lúa gạo, nuôi thủy hải sản, cây ăn quả, chăn nuôi hầu hết do các hộ gia đình thực hiện, đây là đối tượng vay vốn đông đảo nhất của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu. Tính bình quân chung tỷ lệ nợ xấu cho vay vốn HSX của chi nhánh trong giai đoạn 2009 – 2014 là 1,81%, thấp hơn từ 0,3% đến 1,1% so với tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp. 2.2.9.4. Kết quả nghiên cứu cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây Bảng 2.3: Cơ cấu nợ xấu cho vay HSX của NHNo&PTNT Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 NX Tỷ trọng (%) NX NX Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) NX Tỷ trọng (%) KH HSX 76 40 83 172 44,9 39,52 172 42.1 KH doanh nghiêp 99 60 127 211 55,1 60,47 211 57,9 Tổng nợ xấu 165 100 210 383 100 100 383 100 Tính chung bình quân trong giai đoạn 2009-2014 tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệp là 2,92%, nhưng tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất chỉ có 1,74%, 17 luôn thấp hơn trên 1,0%. 2.2.9.5. Phân tích kết quả nghiên cứu chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre theo các chỉ tiêu cơ bản Bảng 2.4: Cơ cấu lợi nhuận cho vay HSX giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng thu 64.745 96.133 97.468 100.322 Tổng chi 55.065 77.612 77.392 78.213 Tổng lợi nhuận 9.680 18.521 20.076 22.109 Thu cho vay HSX 42.732 67.293 67.253 74.651 Chi cho vay HSX 37.444 58.209 57.270 63.570 Lợi nhuận cho vay HSX 5.288 9.084 9.983 11.081 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.3.1. Ưu điểm Một là, thể hiện nổi bật vai trò chủ lực cho vay vốn HSX của NHNo&PTNT Việt Nam được, đặc biệt là thực hiện chính sách tín dụng của Chính phủ đối với phát triển NNNT và xây dựng nông thôn mới. Hai là, đa dạng phương thức cho vay vốn đối với HSX; đồng thời khai thác hiệu quả phương thức phối hợp với Hội nông dân và Hội phụ nữ các cấp, NHNo&PTNT Việt Nam góp phần đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp. Ba là, NHNo&PTNT Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đối tượng khách hàng đông đảo và truyền thống là HSX; đồng thời chính HSX lại đảm bảo chất lượng tín dụng cao nhất cho ngân hàng này. Bảng số 2.5: So sánh tỷ lệ nơ xấu cho vay hộ sản xuất và tỷ lệ nợ xấu chung của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nợ xấu chung 2.60% 3.80% 6.10% 5.80% 4.68% 4.55% Nợ xấu cho vay hộ sản xuất 1,49% 1,58% 1,61% 1,54% 1,51% 1,43% 18 Bốn là, NHNo&PTNT Việt Nam chủ động chỉ đạo, điều hành mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX. Năm là, Vốn tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế NNNT, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Sáu là, thông qua nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX, NHNo&PTNT Việt Nam khai thác và sử dụng tốt nguồn vốn ủy thác nước ngoài, các khoản tái cấp vốn của NHNN. 2.3.2. Một số hạn chế Một là, mặc dù tỷ lệ nợ xấu vốn cho vay hộ sản xuất thấp hơn khách hàng doanh nghiệp nhưng tỷ lệ nợ xấu vốn cho vay HSX trên sổ sách chưa phản ánh sát thực tế, nợ tiềm ẩn ở một số chi nhánh còn lớn. Hai là, vốn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn chưa phủ kín, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay của HSX. Do đó tình trạng cho vay nặng lãi vẫn còn xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Ba là, lãi suất cho vay hộ sản xuất chưa phù hợp, còn cao so với các đối tượng khác. Bốn là, kết quả cho vay qua tổ nhóm chưa bền vững và hoạt động cho thuê tài chính chưa phát triển. Năm là, chi phi cho vay vốn hộ sản xuất còn cao. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan Luận án đã phân tích rõ các nội dung sau đây: Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu; Công tác kiểm tra kiểm soát và chỉ đạo điều hành chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; Công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu; Hoạt động marketing thiếu hiệu quả; Quy trình tín dụng chậm đổi mới. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan Một là, môi trường cạnh tranh hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay vốn hộ sản xuất chưa thực sự sôi động. Tại nhiều khu vực nông thôn, hoạt động tín dụng vẫn chủ yếu là NHNo&PTNT. Hai là, do rủi ro thị trường, rủi ro mùa màng, rủi ro sản xuất bởi thời tiết khi hậu, tình trạng, được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn thường xuyên xẩy ra, trong khi đó chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển. 19 Ba là, Nhìn chung các địa phương chưa có những quy hoạch ổn định, khoa học, chưa có những biện pháp cụ thể tạo tiền để để mở rộng vốn tín dụng ngân hàng đến các thành phần kinh tế, trong đó có hộ sản xuất ở nông thôn. Bốn là, mối liên kết giữa 5 nhà chưa chặt chẽ. Năm là, sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội còn chưa chặt chẽ; Giải quyết của các cơ quan nội chính còn có những bất cập ảnh hưởng đến việc xiết nợ vay ngân hàng, còn trì trệ trong việc thi hành án có nợ vay. Sáu là, cấp tín dụng bao gồm các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, chiết khấu và các nghiệp vụ khác do Thống đốc NHNN quy định, tuy nhiên vẫn có nghiệp vụ chưa được quy định hoặc quy định còn sơ lược, . Bảy là, những bất cập về thực hiện cho vay theo NĐ 41/2010/NĐ-CP. Tám là, những vướng mắc đối với cho vay các hộ sản xuất nuôi cá tra. Chín là, những bất cập đối với cho vay các hộ đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ theo Quyết định 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Mười là, một số nguyên nhân khác. 2.3.3.3. Những nguyên nhân từ phía khách hàng hộ sản xuất Trình độ văn hóa, nhận thức pháp tuật; khả năng sản xuất, quản lý, nắm bắt thông tin thị trường của hộ sản xuất nhìn chung còn nhiều hạn chế; Người dân chưa có thói quen giao dịch với ngân hàng; Hộ nông dân thường không có tài sản lớn, hoặc nếu có thì cũng không đủ cơ sở pháp lý để nhận tài sản bảo đảm. 2.3.4. Đánh giá thực trạng từ kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn chuyên gia Nghiên cứu sinh đã gửi “PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG Hộ sản xuất tại Hội sở chính Agribank và một số Chi nhánh Agribank”. Tổng số có 284 phiếu đã được gửi đã nhận được 192 phiếu trả lời. Kết quả quả lời được tổng hợp bổ sung cho những đánh giá khách quan của luận án. 20 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 Tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất, cá nhân nói riêng, không ngừng nâng cao năng lực tự chủ về tài chính, phát triển quy mô, đạt các yêu cầu đối với một định chế tài chính, ổn định, mở rộng đối tượng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trong điều kiện phù hợp được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 3.1.2. Định hướng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới Đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tiếp tục vẫn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn, gắn bó với hộ sản xuất. 3.1.3. Quan điểm trong tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất Luận án đã làm rõ các nội dung: Mở rộng và tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất và cá nhân đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tổ chức triển khai cho vay các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Đa dạng và mở rộng đối tượng đầu tư. Thực hiện đúng các quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. 3.1.4. Dự báo những thách thức về nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Một là, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu và đem lại thu nhập lớn nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro 21 Hài là, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi việc quản lý chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng phải phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế Ba là, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói riêng ngày càng gia tăng Bốn là, yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu khách hàng nói chung, hộ sản xuất nói riêng Năm là, chất lượng nguồn nhân lực nói chung và cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất nói riêng của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn là vấn đề cần được giải quyết có tính cấp bách Sáu là, khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam cũng như của các chi nhánh vẫn còn thấp và có khoảng cách so với các NHTM hàng đầu của Việt Nam Bảy là, rủi ro tín dụng hộ sản xuất còn cao nhưng bảo hiểm chưa phát triển 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.2.1. Mạnh dạn mở rộng màng lưới ở nông thôn kết hợp với thực hiện hạn mức tín dụng thấu chi Cơ sở của giải pháp này: Tại mục 2.1.2.2. của Chương2, Luận án đã trình bày những lý do các NHTM CP đang cạnh tranh mở rộng cho vay Hộ sản xuất ở nông thôn. Trong mục 2.3.2. và 2.3.3 của Chương 2 Luận án đã trình bày rõ: hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho HSX, màng lưới giao dịch chưa thuận tiện,Do đó việc NHNo&PTNT Việt Nam mở rộng màng lưới kết hợp với thực hiện hạn mức thấu chi sẽ khắc phục được những hạn chế đã nêu. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hộ sản xuất nêu ở Chương 1, cũng như những kết quả đạt được về cho vay vốn hộ sản xuất nêu ở chương 2. - Lợi ích và những đề suất cụ thể khi thực hiện giải pháp này: Thực hiện giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tiếp tục mở rộng màng lưới, mở rộng quy mô cho vay nhưng đồng thời tiết 22 kiệm chi phí trong hoạt động tín dụng và chi phí vay vốn của hộ sản xuất, nhưng vẫn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất.. Thành lập Phòng giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ở xã phải giải quyết một loạt vấn đề xây dựng trụ sở hay thuê địa điểm giao dịch, đầu tư cải tạo hay xây dựng Phòng giao dịch, giải quyết vấn đề điều chuyển tiền mặt, cán bộ,. 3.2.2. Nâng cao nhận thức và chỉ đạo chặt chẽ trong thực hiện mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất NHNo&PTNT Việt Nam cần chỉ đạo điều hành theo hướng tập trung nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng, ưu tiên lĩnh vực, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ kịp thời cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mở rộng và tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất và cá nhân đảm bảo an toàn, hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. NHNo&PTNT Việt Nam cần nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống, đồng thời tiếp tục chủ động tổ chức triển khai cho vay các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước 3.2.3. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng gắn với hoàn thiện và thực hiệN nghiêm túc quy trình tín dụng 3.2.3.1. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng và coi đây là công cụ chiến lược để duy trì tính ổn định, bền vững và tăng khả năng sinh lời trong họat động tín dụng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, rủi ro trong hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng ngày càng nhiều với khối lượng lớn, do vậy rủi ro hoạt động ngân hàng sẽ không thể lường được nếu không áp dụng quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng. 3.2.3.2. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng Luận án đã làm rõ các nội dung: Làm tốt việc điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phương. Xây dựng định mức cho vay và xây dựng mô hình phù hợp. Hạn mức tín dụng của từng khách hàng phải được xác lập dựa trên đánh giá cụ thể về nhu cầu vay, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay, uy tín, chấm điểm và xếp 23 hạng khách hàng,... Chấn chỉnh chất lượng kiểm tra sau khi cho vay ở cơ sở. Cho vay khách hàng theo quy trình khép kín và đồng bộ. Làm tốt việc xây dựng, khai thác hệ thống thông tin tín dụng. Cần nâng mức cho vay không cần tài sản thế chấp cho các hộ sản xuất. 3.2.3.3. Giảm bớt thủ tục giấy tờ, chi phí giao dịch cho hộ nông dân Để giải quyết vấn đề này cần có những qui định cụ thể của Nhà nước như: miễn tất cả các loại phí cho hộ nông dân khi làm thủ tục vay vốn. NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần nghiên cứu giảm các loại giấy tờ, thủ tục không cần thiết trong trình nghiệp vụ cho vay. 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng mới đáp ứng được yêu cầu tiếp cận, thẩm định các dự án sản xuất, tính toán tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng, cũng như hổ trợ các hộ sản xuất trong khâu lập phương án và phân tích tài chính. NHNo&PTNT Việt Nam có chế độ khuyến khích cho cán bộ tín dụng về lương, thưởng và nâng mức công tác phí cho CBTD. 3.2.5. Nâng cao chất lượng điều hành hoạt động tín dụng ở cơ sở -Nâng cao chất lượng công tác điều hành hoạt động tín dụng trước hết cần xuất phát từ việc nâng cao trình độ năng lực của từng cán bộ quản trị tín dụng, điều hành hoạt động tín dụng hiệu quả, xác thực tế, đúng quy chế, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật. Thực hiện phân loại nợ nghiêm túc để phản ánh đúng thực trạng dư nợ, trích dự phòng đúng quy định, tránh tình trạng chạy theo thành tích, chạy theo quỹ lương Chỉ đạo cán bộ tín dụng thường xuyên, phân loại khách hàng và nắm vững diễn biến tình trạng thị trường để có biện pháp đầu tư phù hợp. 3.2.6. Đa dạng hóa phương thức và đối tượng cho vay NHNo&PTNT Việt Nam nên căn cứ vào từng đối tượng sản xuất mà chọn phương thức cho vay phù hợp, ngoài phương thức cho vay từng lần thì NHNo&PTNT Việt Nam cần áp dụng đa dạng hóa các phương thức cho vay như: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, nhất là cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay lưu vụ. 24 3.2.7. Đẩy mạnh việc cho vay qua tổ vay vốn Phối hợp với Hội Nộng dân tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch 2308 và phối hợp tốt với Hội phụ nữ thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 02. Định kỳ tổ chức sơ kết hay rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo phối hợp, để nhân rộng những điển hình tiên tiến. 3.2.8. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế hộ sản xuất nói riêng 3.2.8.1. Cơ sở của giải pháp Nhằm khác phục những hạn chế và nguyên nhân gây nên hạn chế được luận án nêu ở chương 2, đó là của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và các chi nhánh ở các địa phương có tỷ trọng cho vay vốn Hộ sản xuất ở mức lớn, vẫn thiếu vốn, phải điều hòa từ hệ thống, không chủ động được nguồn vốn; lãi suất cho vay còn cao, các hình thức huy động vốn chưa đa dạng,. 3.2.8.2. Những lợi ích và đề suất cụ thể của giải pháp này Luận án đã làm rõ các nội dung: Áp dụng các hình thức HĐV phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội. Điều chỉnh lãi suất HĐV linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Có chính sách thu hút vốn nhàn rỗi từ khu vực nông thôn và hộ sản xuất. HĐV từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội. Mở rộng mạng lưới tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Chính phủ 3.3.1.1. Về Nghị định 41/NĐ-CP Chính phủ bổ sung sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn cho các hộ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp nhưng cư trú tại các vùng ven thành thị, thị trấn cũng được hưởng chính sách ưu đãi vay vốn không có tài sản đảm bảo như hộ dân cư trú ở các xã. 3.3.3.2. Cần có chính sách phù hợp phát triển kinh tế hộ gia đình Luận án đã làm rõ các nội dung: Giải quyết tốt vấn đề đất đai, điều chỉnh hạn mức đất nông nghiệp và đẩy nhanh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Có chính sách khuyến khích người dân làm giàu chính đáng và tạo điều kiện nâng cao thu nhập dân cư; Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ đắc lực kinh tế hộ trong tiêu thụ hàng hóa... 25 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.1. Đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn - Ngân hàng Nhà nước nên có một cơ chế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro riêng đối với dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. - Sửa đổi thông tư 09/2012/TT-NHNN vì hộ sản xuất, kinh doanh tại nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện, việc mua bán có hóa đơn. - Sửa đổi Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 3.3.2.2. Đối với cho vay đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ theo Quyết định 1787/TTr-CP của Thủ tướng Chính phủ NHNN quy định rõ: “NHNo&PTNT Việt Nam chỉ sử dụng con tàu hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp cho khoản vay” thay vì quy định “NHNo&PTNT Việt Nam xem xét tự quyết định việc có bổ sung hay không bổ sung các tài sản khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay”. 3.3.2.3. Kiến nghị khác NHNN Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét tiếp tục linh hoạt hơn nữa một số cơ chế khuyến khích các NHTM cạnh tranh mở rộng cho vay nông nghiệp – nông thôn nói chung, trong đó có vùng ĐBSCL, như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường II,.Đồng thời NHNN cần tiếp tục có biện pháp cụ thể hơn khuyến khích các TCTD cạnh tranh, mở rộng màng lưới hoạt động ở nông thôn, đặc biệt là vùng ĐBSCL. 3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương Thứ nhất, các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp tích cực với ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ. Thứ hai, các ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp và tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc xử lý và phát mại tài sản thế chấp đối với các món vay không có khả năng hoàn trả. Thứ ba, các địa phương trong cần phát triển nông nghiệp chế biến bền vững theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. 3.3.4. Đối với các bộ ngành liên quan Các Bộ, ngành cần có nhiều giải pháp hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực chế biến sản phẩm, khả năng tiếp thị nông 26 sản ra thị trường quốc tế, nâng cao uy tín một cách bền vững các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam ở tất cả thị trường trên thế giới, đảm bảo lợi ích từ các chính sách ưu đãi đến trực tiếp người sản xuất. 3.3.5. Đối với các Ngân hàng thương mại Các NHTM cần tiếp tục mạnh dạn mở chi nhánh, phòng giao dịch tại vùng ĐBSCL, chấp nhận thua lỗ với thời gian dài hơn các điểm mới mở ở đô thị. Đồng thời các NHTM cần tiếp tục có cơ chế điều chuyển vốn nội bộ, cơ chế giao khoán chỉ tiêu kinh doanh phù hợp hơn với vùng ĐBSCL theo hướng giảm lãi suất hay phí điều hòa vốn, tăng tỷ lệ điều hòa vốn,, nâng cao chất lượng cho vay vốn Hộ sản suất. 27 KẾT LUẬN Luận án:“Chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, khảo sát, đánh giá, tổng kết thực tiễn, bằng các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã giải quyết những nội dung cơ bản sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm và vai trò của kinh tế HSX đối trong nền kinh tế thị trường, khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất. Làm rõ quan niệm về chất lượng tín dụng hộ sản xuất, các tiêu chí đánh giá chất lượng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất; kinh nghiệm của một số nước, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam, với số liệu khảo sát tại một số địa phương có tính chất đại diện cho các vùng miền; chỉ rõ những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề cán bộ tín dụng, quy trình quản lý chất lượng tín dụng thời gian qua. - Trên cơ sở khung lý luận cơ bản, những đánh giá sát thực tiễn, cũng như định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn của cả nước, mục tiêu, chiến lược phát triển NHNo&PTNT Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như những giảp pháp lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới. Những kiến nghị được đề xuất đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam, Chính quyền địa phương. - Hệ thống giải pháp được đề xuất có tính đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất, phát huy vai trò vốn tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam, cụ thể là: + Những giải pháp về phát triển màng lưới, về đổi mới phương thức cho vay, thắt chặt quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng. + Những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, chính quyền các địa phương,.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_ncs_nguyen_van_thanh_bang_tieng_viet_1821.pdf
Luận văn liên quan