Kết quả nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng
phương pháp vi sóng thủy nhiệt
Hình 5.1 là giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu Bi2WO6chế tạo bằng phương
pháp hóa có hỗ trợ vi sóng, phương pháp thủy nhiệt và phương pháp kết hợp hai
bước hóa có hỗ trợ vi sóng- thủy nhiệt (phương pháp vi sóng –thủy nhiệt).
Như đã nghiên cứu ở trên, XRD của mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương
pháp hóa có hỗ trợ vi sóng có 5 đỉnh nhiễu xạ tại vị trí góc 2θ 28.3, được xác
định là kết tinh của pha Orthorhombic của vật liệu Bi2WO6. Kết giản đồ nhiễu
xạ của mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt cũng xuất hiện 5 đỉnh
nhiễu xạ chính, vị trí 5 đỉnh nhiễu xạ này trùng với vị trí 5 đỉnh nhiễu xạ của
của Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi song. Kết quả chỉ ra
rằng vật liệu Bi2WO6 có thể được chế tạo thành công bằng phương pháp thủy
nhiệt và phương pháp vi sóng - thủy nhiệt, mẫu chế tạo được có cùng cấu trúc
Orthorhombic như của Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi
sóng. Khi xem xét về độ bán rộng của đỉnh nhiễu xạ tương ứng với mặt phẳng
mạng (131) cho các mẫu tinh khiết chế tạo bằng 3 phương pháp khác nhau
chúng tôi thấy có sự khác nhau. Sự khác nhau về độ bán rộng của các mẫu này
có liên quan đến kích thước hạt tinh thể của mẫu thay đổi. Sử dụng công thức
scherrer để xác định kích thước hạt tinh thể cho các mẫu tinh khiết chế tạo bằng
3 phương pháp khác nhau, kết quả cho thấy kích thước hạt tinh thể lần lượt vào
khoảng 16, 19 và 21 nm tương ứng với mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp
vi sóng kết hợp với thủy nhiệt, mẫu thủy nhiệt và mẫu vi sóng. Kết quả cho
thấy, kích thước hạt tinh thể của mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp vi
sóng – thủy nhiệt là nhỏ nhất.
24 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chế tạo vật liệu nền Bi2WO6 có cấu trúc nano và nghiên cứu một số tính chất của chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V) có cấu trúc dạng perovskite, bền về mặt hóa học
và vật lí.
Vật liệu Bi2WO6 đã được chế tạo thành công bằng nhiều phương pháp
hóa đơn giản như phương pháp thủy nhiệt, phương pháp sol-gel, phương pháp
đồng kết tủa, phương pháp hóa có hỗ trợ của vi sóng và phương pháp hóa siêu
âm. Các mẫu Bi2WO6 được chế tạo bằng các phương pháp trên đều có cấu trúc
nano đa tinh thể. Các kết quả thu được cho thấy, hình thái học, cấu trúc tinh thể
và khả năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 phụ thuộc vào phương pháp và
điều kiện chế tạo, do vậy, việc nghiên cứu khảo sát tìm ra các điều kiện chế tạo
và xử lí tối ưu cho mỗi phương pháp là hết sức cần thiết. Trong số các phương
pháp chế tạo vật liệu Bi2WO6 kể trên, phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng được
đánh giá là có thời gian tạo mẫu nhanh, mẫu tạo thành có cấu trúc nano và độ
đồng nhất cao. Tuy nhiên, vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp hóa hỗ
trợ vi sóng xuất hiện trong rất ít các công bố, việc nghiên cứu khảo sát để xác
định các điều kiện chế tạo và xử lí tối ưu nhằm chế tạo thành công vật liệu
Bi2WO6 bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng vẫn cần được đặt ra
Các kết quả nghiên cứu đã được công bố đều cho thấy, vật liệu Bi2WO6
có khả năng quang xúc tác phân hủy các chất thử MB, RhB dưới tác dụng của
bức xạ trong vùng nhìn thấy. Tuy nhiên khả năng quang xúc tác của vật liệu
Bi2WO6 vẫn còn chưa cao và được coi là do một số nguyên nhân sau: (i) quá
trình tái hợp của các cặp lỗ trống – điện tử trong vật liệu còn cao; (ii) diện tích
bề mặt riêng của vật liệu thấp.
2
Để tăng cường khả năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6, một số biện
pháp đã được nghiên cứu như pha tạp chất vào vật liệu Bi2WO6 hoặc tổ hợp với
các vật liệu khác. Vật liệu Bi2WO6 đã được tổ hợp với các vật liệu bán dẫn khác
như: BiVO4, Bi2O3, Bi2S3, WO3, CeO2, ZnO, Graphen, TiO2. Kết quả cho thấy,
khả năng quang xúc tác được cải thiện phụ thuộc vào loại vật liệu tổ hợp, công
nghệ chế tạo và điều kiện xử lí. Vì vậy, việc nghiên cứu vật liệu Bi2WO6 tổ hợp
có khả năng quang xúc tác cao và ổn định bằng phương pháp chế tạo phù hợp là
cần thiết.
Việc biến tính vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha tạp các nguyên tố khác
nhau như: Gd, Mo, Ce, Br, Ba, Lu, Eu, Y, F, N đã được một số nhóm nghiên
cứu. Kết quả cho thấy, vật liệu Bi2WO6 pha tạp đều cho khả năng quang xúc tác
tốt hơn so với vật liệu Bi2WO6 tinh khiết. Hơn nữa, khả năng quang xúc tác của
một số vật liệu như TiO2, BiVO4 được tăng cường khá mạnh khi pha tạp Gd, N
. Việc nghiên cứu, tìm ra điều kiện tối ưu để tăng cường khả năng quang xúc
tác của vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha tạp Gd, N hứa hẹn đem lại những kết
quả khoa học mới.
Ngoài ra, khả năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 sẽ được tăng
cường nếu diện tích bề mặt riêng của vật liệu tăng. Đã có một số nghiên cứu
được thực hiện như sử dụng chất hoạt hóa bề mặt trong quá trình phản ứng. Tuy
nhiên, nếu chỉ sử dụng một phương pháp chế tạo sẽ hạn chế trong việc thay đổi
hình thái học và tăng diện tích bề mặt của vật liệu. Do đó, để thay đổi diện tích
bề mặt, việc kết hợp hai phương pháp chế tạo nhằm kết hợp tính ưu việt của
mỗi phương pháp được coi là một cách tiếp cận sáng tạo.
Từ những lí do trên, căn cứ vào điều kiện của phòng thí nghiệm tại cơ sở,
chúng tôi lựa chọn đối tượng để nghiên cứu trong luận án là vật liệu quang xúc
tác trong vùng ánh sáng nhìn thấy Bi2WO6 với đề tài ”Chế tạo vật liệu nền
Bi2WO6 có cấu trúc nano và nghiên cứu một số tính chất của chúng”.
Mục tiêu của luận án: các mục tiêu chính của luận án là (1) nghiên cứu
quy trình công nghệ để chế tạo thành công vật liệu Bi2WO6 bằng phương pháp
hóa có hỗ trợ vi sóng; nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế tạo lên tính chất
vật lí và tính chất quang xúc tác của vật liệu. (2) Nghiên cứu biến tính vật liệu
Bi2WO6 bằng cách pha tạp và tổ hợp với vật liệu khác nhằm tăng khả năng
quang xúc tác của vật liệu nền Bi2WO6; (3) Sử dụng một số phương pháp phân
tích để tìm kiếm bằng chứng giải thích cơ chế tăng cường khả năng quang xúc
tác của vật liệu Bi2WO6 biến tính.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là vật
liệu Bi2WO6 với các tính chất vật lí và khả năng quang xúc tác của chúng.
Phương pháp hóa hỗ trợ vi sóng được sử dụng để chế tạo vật liệu Bi2WO6 có
khả năng quang xúc tác tốt. Các mẫu Bi2WO6 được chế tạo bằng phương pháp
hóa có hỗ trợ vi sóng, phương pháp thủy nhiệt, phương pháp vi sóng kết hợp
với thủy nhiệt (vi sóng – thủy nhiệt); Vật liệu Bi2WO6 được biến tính bằng cách
pha tạp với nguyên tố Gadolium (Gd) và tổ hợp với BiVO4. Các phép phân tích
3
tính chất vật lí của vật liệu Bi2WO6 được sử dụng gồm phép phân tích cấu trúc,
phép phân tích tính chất quang, phép phân tích thành phần hóa học và liên kết
hóa học, phép phân tích tính chất dao động mạng... Một số phép phân tích được
thực hiện tại các cơ sở nước ngoài là phép đo hiển vi điện tử truyền qua phân
giải cao (HRTEM) và phép đo quang điện tử tia X (XPS).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận án khảo sát ảnh hưởng
của điều kiện chế tạo lên tính chất của vật liệu Bi2WO6 bằng phương pháp hóa
có hỗ trợ vi sóng. Việc khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chế tạo lên tính chất
của vật liêu Bi2WO6 bằng phương pháp hóa hỗ trợ vi sóng sẽ bổ sung thêm hiểu
biết về vật liệu Bi2WO6. Việc tăng cường khả năng quang xúc tác của vật liệu
Bi2WO6 thông qua cách biến tính vật liệu hoặc kết hợp các phương pháp chế
tạo sẽ giúp vật liệu này tiến đến gần hơn với các ứng dụng trong thực tế.
Nội dung của luận án: Hệ thống, phân tích và đánh giá các kết quả
nghiên cứu đã được công bố về công nghệ chế tạo, tính chất vật lí, khả năng
quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo vật
liệu Bi2WO6 bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng. Tìm ra điều kiện tối ưu
để thu được vật liệu Bi2WO6 biến tính có khả năng quang xúc tác tốt. Tìm hiểu
cơ chế tăng cường khả năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 biến tính.
Bố cục của luận án: luận án được trình bày trong 131 trang với 76 hình
và 21 bảng bao gồm 5 chương với các nội dung được tóm tắt như sau:
Chương 1: Trình bày tổng quan về vật liệu Bi2WO6, các tính chất vật lí và
khả năng quang xúc tác của vật liệu. Tổng hợp một số kết quả đã công bố về
nghiên cứu, chế tạo vật liệu Bi2WO6. Các kết quả nghiên cứu đã được hệ thống,
phân tích làm cơ sử để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với điều kiện nghiên cứu
trong nước và định hướng nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Giới thiệu phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng và thiết bị sử
dụng để chế tạo vật liệu Bi2WO6 bằng phương pháp hóa hỗ trợ vi sóng và
phương pháp vi sóng kết hợp thủy nhiệt. Nguyên lí hoạt động và điều kiện tiến
hành các phép đo phân tích tính chất của vật liệu cũng được trình bày chi tiết tại
đây.
Chương 3: Trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện
công nghệ và quy trình chế tạo mẫu Bi2WO6 bằng phương pháp hóa hỗ trợ vi
sóng lên tính chất, hình thái học và khả năng quang xúc tác của vật liệu.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu nâng cao khả năng quang xúc
tác của vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha tạp Gd và tổ hợp với BiVO4. Tìm hiểu
cơ chế nâng cao khả năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 biến tính được
chế tạo bằng phương pháp hóa hỗ trợ vi sóng.
Chương 5: Trình bày kết quả nghiên cứu một số tính chất và khả năng
quang xúc tác của mẫu Bi2WO6 pha tạp Gd chế tạo bằng phương pháp hóa có
hỗ trợ vi sóng và thủy nhiệt.
.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN QUAN VỀ VẬT LIỆU Bi2WO6
1.1. Tổng quan về vật liệu Bi2WO6
1.1.1. Tính chất cấu trúc của vật liệu Bi2WO6
Vật liệu Bi2WO6 đơn giản nhất trong họ vật liệu Aurivillus có công thức
tổng quát là Bi2An-1BnO3n+3. Trong đó, A có thể là các nguyên tố Ca, Sr, Ba, Pb,
Na, K và B là Ti, Nb,Ta, Mo, W, Fe. Công thức của vật liệu Bi2WO6 tương ứng
với n=1 và B =W.
Cấu trúc tinh thể của vật liệu Bi2WO6 có dạng Orthorhombic thuộc nhóm
không gian (P21ab) với các hằng số mạng a= 5.456 Å, b=16.430 Å, c=5.438 Å;
các góc α=90o, β=90o, γ=90o. Ô cơ sở của vật liệu Bi2WO6 được cấu tạo bởi các
lớp (Bi2O2)n
2n+ xen kẽ với các lớp (WO4)n
2n- có cấu trúc kiểu perovskite (Hình
1.1).
Hình 1.1 cấu trúc tinh thể của Bi2WO6.
1.1.2. Tính chất quang của vật liệu Bi2WO6
Các kết quả nghiên cứu tính toán lí thuyết và thực nghiệm đều cho thấy
vật liệu Bi2WO6 X có độ rộng vùng cấm cỡ 2.75 eV. Kết quả này chứng tỏ vật
liệu Bi2WO6 có khả năng hấp thụ ánh sáng khả kiến. Bờ hấp thụ của vật liệu
Bi2WO6 bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chế tạo và phương pháp chế tạo.
1.2. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6
Các nghiên cứu đã chỉ ra vật liệu Bi2WO6 có khả năng phân hủy được rất
nhiều chất hữu cơ ô nhiễm trong nước, các chất hữu cơ này đều rất bền vững
được cấu tạo từ các mạnh vòng cácbon như đã liệt kê trong luận án. Điều này
cho thấy vật liệu Bi2WO6 có tiềm năng trong xử lí môi trường.
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của điều kiện chế tạo lên một
số tính chất của vật liệu Bi2WO6
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều kiện chế tạo có ảnh hưởng mạnh nhất
đến sự hình thành pha tinh thế Bi2WO6 là độ pH của dung dịch. Các phản ứng
hóa học để tạo thành vật liệu Bi2WO6 được mô tả bằng các phương trình phản
ứng sau:
Na2WO4.2H2O + 2HNO3 H2WO4 + 2NaNO3 + 2H2O
Bi(NO3)3 + H2O BiONO3 + 2HNO3
5
BiONO3 + H2O Bi2O2(OH)NO3 + HNO3
Bi2O2(OH)NO3 + H2WO4 Bi2WO6 + HNO3 +H2O
Tuy nhiên, khi độ pH của dung dịch lớn hơn 8 thì phản ứng xảy ra như sau:
Bi2O2(OH)NO3 + 2WO4
2- + 3OH- Bi14W2O27 + 7NO
3- + 5H2O
Các phương trình phản ứng hóa học trên cho thấy, các tiền chất Bi(NO3)3
và Na2WO4 khi phản ứng trong môi trường với độ pH nhỏ hơn 7 có thể hình
thành pha tinh thể Bi2WO6 và khi môi trường pH của dung dịch lớn hơn 7 phản
ứng không mong muốn xảy ra làm xuất hiện pha tạp chất không mong muốn là
Bi14W2O27. Sự ảnh hưởng của độ pH lên hình thái học của vật liệu Bi2WO6
cũng đã được rất nhiều nghiên cứu công bố. Năm 2007, nhóm nghiên cứu của
Lisha Zhang đã chế tạo thành công vật liệu Bi2WO6 trong môi trường pH =1
(Hình 1.7).
Hình 1.7 Hình thái học của vật liệu Bi2WO6 với thang đo 10 μm (a), 1 μm
(b) và 100 nm (c) tại độ pH =1.
Một số kết quả nghiên cứu của các nhóm khác trên thế giới cũng cho
thấy, hình thái học của vật liệu Bi2WO6 bị ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện chế
tạo và phương pháp chế tạo. Nghiên cứu của Lisha Wang và cộng sự cho thấy,
có sự ảnh hưởng của hình thái học của vật liệu lên khả năng quang xúc tác của
vật liệu như chỉ ra trên Hình 1.11a. Vật liệu Bi2WO6 với dạng phiến mỏng có
khả năng quang xúc tác thấp nhất, vật liệu Bi2WO6 có cấu trúc lớn được tạo
thành từ các phiến nhỏ có khả năng quang xúc tác tốt. Khi so sánh khả năng
quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến, vật liệu Bi2WO6 có khả năng quang xúc
tác tốt hơn so với vật liệu TiO2 (Hình 1.11b).
6
Hình 1.11 (a) Sự phụ thuộc của hiệu suất quang xúc tác vào hình thái học của
vật liệu Bi2WO6 (b)Hiệu suất quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 và TiO2 dưới
tác dụng của ánh sáng khả kiến.
1.5. Một số nghiên cứu tăng hiệu suất quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6
Vật liệu Bi2WO6 tinh khiết đã được nghiên cứu chế tạo bằng nhiêu
phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, quá trình quang xúc tác phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tốc độ tái hợp lỗ trống điện tử, diện tích bề mặt riêng, độ rộng
vùng cấm. Vì vậy, để tăng cường khả năng quang xúc tác các nghiên cứu đã
thay đổi ba thông số trên bằng cách biến tính vật liệu. Một số phương pháp đã
được thực hiện trong đó chủ yếu bằng hai cách chính là pha tạp và tổ hợp với
các vật liệu khác.
1.5.1. Vật liệu Bi2WO6 pha tạp
Việc biến tính vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha tạp các nguyên tố khác đã
được một số nhóm nghiên cứu như: Gd, Mo, Ce, Br, Ba, Lu, Eu, Y, F , N. Các
nghiên cứu này chỉ ra rằng khi biến tính vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha tạp đều
cho khả năng quang xúc tác tốt hơn so với vật liệu Bi2WO6 tinh khiết
1.5.2. Vật liệu Bi2WO6 tổ hợp
Vật liệu Bi2WO6 được biến tính bằng cách tổ hợp với vật liệu khác cũng
là một trong nhưng phương pháp được các nhà khoa học lựa chọn để nâng của
hiệu suất quang xúc tác của vật liệu. Ưu điểm của vật liệu tổ hợ là có cả đồng
thời 2 tính chất của 2 vật liệu thành phần trong cùng một vật liệu tổ hợp. Các
công trình nghiên cứu đã công bố về vật liệu Bi2WO6 tổ hợp có thể được phân
ra làm 2 loại: (i) Vật liệu Bi2WO6 có thể tổ hợp với các chất bán dẫn khác
ZnWO4, Co3O4, ZnO, BiVO4, Bi2O3, Bi2S3, Graphene oxide, WO3, g-C3N4,
TiO2, CeO2, Ag3PO4. (ii) Với các hạt nano kim loại có tính dẫn điện cao như:
Ag, Au, Cu, Pt.
Các nghiên cứu cho thấy, việc biến tính vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha
tạp hoặc tổ hợp đều nhằm mục đích làm giảm sự tái hợp của các cặp lỗ trống –
điện tử trong vật liệu để làm tăng cường khả năng quang xúc tác. Sự tái hợp của
các cặp lỗ trống – điện tử đều được các công bố đánh giá gián tiếp qua cường
độ đỉnh huỳnh quang của vật liệu.
7
CHƢƠNG II
CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT
CỦA VẬT LIỆU
2.1. Quy trình chế tạo vật liệu Bi2WO6
2.1.1. Quy trình chế tạo vật liệu Bi2WO6 tinh khiết
Vật liệu Bi2WO6 được chế tạo bằng phương pháp hóa hỗ trợ vi sóng từ 2
tiền chất Bi(NO3)3 và Na2WO4 với quy trình như sơ đồ sau:
Hình 2.7 Quy trình chế tạo vật liệu Bi2WO6 tinh khiết bằng phương pháp hóa
có hỗ trợ vi sóng.
. Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian vi sóng lên tính chất của vật liệu
Bi2WO6, dung dịch chứa Bi(NO3)3 và Na2WO4 được chiếu sóng vi ba ở các thời
gian khác nhau là 5, 10, 15, 20 phút ở cùng độ pH=1 với công suất là 750 W.
Để khảo sát ảnh hưởng của điều kiện pH của dung dịch lên tính chất cấu trúc
của vật liệu Bi2WO6, dung dịch NaOH được thêm vào để thay đổi pH của dung
dịch với các giá trị pH=1, 3, 5, 7, 9, 11. Các mẫu được chiếu sóng vi ba cùng
một thời gian là 20 phút. Dung dịch sau khi được chiếu sóng vi ba được để
nguội và được tiến hành lọc rửa, quay li tâm và sấy khô ở nhiệt độ 70 oC trong
12h. Vật liệu Bi2WO6 được ủ tại các nhiệt độ 400, 500, 600, 700
oC để nghiên
cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hình thành cấu trúc tinh thể.
2.1.2. Chế tạo vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
Vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4 được chế tạo theo quy trình được mô tả
trên hình 4.1.
Hình 2.8 Sơ đồ quy trình chế tạo vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4.
Thành phần Bi(NO3)3 và Na2WO4 được giữ nguyên như ở Chương 3 tạo
thành dung dịch A. 100 ml dung dịch B gồm các tiền chất Bi(NO3)3 và NH4VO3
8
với tỉ phần mol tương ứng là 2.5 mmol và 2.5 mmol hòa nhau. Sau đó, dung
dịch A được trộn vào dung dịch B với tỉ phần mol giữa Bi2WO6 và BiVO4 xác
định là 100:0; 90:10; 80:20; 70:30; 60:40; 50:50, 0:100 tạo thành dung dịch C.
Dung dịch C được cho vào bình cầu và vi sóng với công suất 750W trong 20
phút. Sau khi vi sóng xong các bước xử lí mẫu được thực hiện như trong
chương 3. Mẫu sau khi chế tạo được ủ tại nhiệt độ 500 oC trong 5h trong môi
trường không khí. Các mẫu với các tỉ phần Bi2WO6:BiVO4 là 100:0; 90:10;
80:20; 70:30; 60:40; 50:50, 0:100 được kí hiệu là Bi2WO6, M 90-10, M 80-20,
M 70-30, M 60-40, M 50-50, BiVO4.
2.1.3. Quy trình chế tạo vật liệu tổ hợp Bi2WO6 pha tạp Gd
Quy trình chế tạo vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd bằng phương pháp hóa hỗ
trợ vi sóng giống với quy trình đã mô tả mô tả trên hình 4.2. Sự khác biệt so với
Chương 3 là một lượng nhỏ tiền chất Gd(NO3)3 được thêm vào thay thế cho
Bi(NO3)3 với nồng độ % mol theo tính toán lí thuyết là 0, 1,0, 2,5, 5,0, 7,5 và
10,0%.
Hình 2.9 Sơ đồ quy trình chế tạo vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd.
Quy trình nghiên cứu khả năng quang xúc tác của vật liệu tổ hợp
Bi2WO6/BiVO4 và Bi2WO6 pha tạp Gd được thực hiện thông qua khả năng phân
hủy Rhodamine B dưới tác dụng của ánh sáng nhìn thấy. Các bước tiến hành thí
nghiệm được thực hiện như trong Chương 3. Sự Khác biệt là chúng tôi sử dụng
RhB thay cho MB để đánh giá khả năng quang xúc tác của các mẫu chế tạo được.
2.1.4. Quy trình chế tạo vật liệu Bi2WO6 tinh khiết và pha tạp N bằng phương
pháp vi sóng – thủy nhiệt
Hình 2.10 Quy trình chế tạo vật liệu tổ hợp Bi2WO6 bằng phương pháp hóa có
hỗ trợ vi sóng – thủy nhiệt.
9
Quá trình thực nghiệm chế tạo vật liệu Bi2WO6 tinh khiết bằng phương
pháp vi sóng - thủy nhiệt được thực hiện qua hai bước, Bước 1 là chiếu sóng vi
ba dung dịch chứa tiền chất Bi(NO3)3 và Na2WO4 với công suất 75% (công suất
cực đại của lò vi sóng là 1000W), bước 2 là thủy nhiệt dung dịch sau khi vi
sóng tại nhiệt độ 160 oC trong 8h. Sau quá trình thủy nhiệt, các mẫu được lọc
rửa, sấy khô và phân tích các tính chất vật lí và khả năng quang xúc tác. Việc
pha tạp Nitơ được thực hiện bằng cách cho thêm tiền chất chứa nguyên tố N là
Urê (CH4N2O) vào trong dung dịch chứa Bi(NO3)3 và Na2WO4 với tỉ phần mol
giữa Nitơ và Bismuth là 0, 10, 25, 50, 75% trước khi vi sóng. Các mẫu Bi2WO6
pha tạp N được kí hiệu là MH: N-x với x= 0, 0,1, 0,25, 0,5, 0,75 tương ứng với
mẫu tỉ phần mol giữa N và Bi là 0, 10, 25, 50, 75%. Các mẫu Bi2WO6 tinh khiết
chế tạo bằng phương pháp vi sóng và thủy nhiệt được kí hiệu là M:N-0 và H:N-
0 để so sánh với hệ mẫu chế tạo được.
Quy trình đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu được tiến hành
như sau: 0,1g Bi2WO6 được thêm vào dung dịch MB với nồng độ 10 ppm.
Trước khi chiếu sáng, dung dịch được khuấy từ trong bóng tối 1h để quá trình
hấp phụ MB trên bề mặt được bão hòa, 5ml được lấy ra để làm mẫu đối chứng
ban đầu. Sau đó dung dịch được chiếu sáng và sau mỗi 30 phút lấy 5 ml dung
dịch ra và quay li tâm để loại bỏ các hạt Bi2WO6 trong dung dịch. Dung dịch
MB còn lại được đo phổ hấp thụ để xác định nồng độ còn lại thông qua cường
độ đỉnh đặc trưng 665 nm. Tỉ số giữa cường đổ đỉnh hấp thụ của MB sau một
khoảng thời gian xác định so với cường độ đỉnh MB trước khi chiếu sáng tỉ lệ
với nồng độ MB còn lại trong dung dịch so với nồng độ ban đầu. Vì vậy, thông
qua tỉ số cường độ đỉnh đặc trưng MB còn với MB ban đầu ta sẽ xác định được
nồng độ MB còn lại trong dung dịch. Với thí nghiệm tái sử dụng vật liệu
Bi2WO6, vật liệu Bi2WO6 sau khi quang xúc tác được thu hồi lại và được rửa lại
bằng cồn và nước cất sau đó sấy khô, sau khi cân lại khối lượng của Bi2WO6
một thể tích dung dịch MB 10 ppm được thêm vào để đảm bảo nồng độ
Bi2WO6 trong dung dịch luôn là 1g/L. Quá trình quang xúc tác cho lần 2, 3, 4
được thực hiện tương tự lần 1. Việc khảo sát khả năng quang xúc tác bằng chất
thử RhB cũng được tiến hành tương tự như dung dịch MB với đỉnh đặc trưng
554 nm với nồng độ dung dịch ban đầu của RhB là 10 ppm. Sau quá trình
quang xúc tác nồng độ còn lại của RhB trong dung dịch được xác định thông
qua đỉnh đặc trưng của RhB
2.2 Các phép đo tính chất của vật liệu.
Các phép đo thực hiện để phân tích tính chất của vật liệu bao gồm: Phép
đo nhiễu xạ tia X; Phép đo kính hiển vi điện tử quét; Phép đo kính hiển vi điện
tử truyền qua và truyền qua phân giải cao; Phép đo phổ tán xạ Raman; Phép đo
phổ hấp thụ hồng ngoại; Phương pháp đo phổ hấp thụ; Phương pháp đo phổ
quang điện tử tia X; Phương pháp đo phổ huỳnh quang; Phương pháp phân tích
nhiệt vi sai; Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ Nitơ
10
CHƢƠNG 3
CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT, KHẢ NĂNG QUANG XÚC
TÁC CỦA VẬT LIỆU Bi2WO6 BẰNG PHƢƠNG PHÁP HÓA HỖ TRỢ
VI SÓNG
3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiếu sóng vi ba và độ pH lên
cấu trúc của vật liệu Bi2WO6
Hình 3.1 Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật
liệu Bi2WO6 với thời gian vi sóng là 5, 10,
15, 20 phút.
Hình 3.2 Giản đồ nhiễu xạ tia X của các
mẫu Bi2WO6 với pH của dung dịch bằng
1, 3, 5, 7, 9, 11.
Hình 3.1 và 3.2 là kết quả khảo sát trúc tinh thể của Bi2WO6 theo độ pH,
thời gian vi sóng. Kết quả cho thấy, vật liệu Bi2WO6 kết tinh đơn pha tại pH
dưới 7 và thời gian vi sóng 20 phút công suất 75% (công suất cực đại 1000W)
và chúng tôi sử dụng độ pH=1 và thời gian vi sóng 20 phút công suất 75% để
nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ.
3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ ủ lên tính chất của vật liệu
Bi2WO6
3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt
độ ủ lên tính chất cấu trúc của vật liệu
Bi2WO6
Kết quả khảo sát cấu trúc của vật liệu
Bi2WO6 theo nhiệt độ cho thấy, mẫu bắt đầu
kết tinh đơn pha nhiệt độ ủ 500 oC. Hằng số
mạng a, b, c của pha tinh thể Bi2WO6 chế tạo
bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng tương
ứng là 5,453, 16,419, 5,447 Å, phù hợp với kết
quả nghiên cứu trước đó. Kết quả này cho
thấy, phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng đã
được sử dụng đề chế tạo thành công vật liệu
Bi2WO6 đơn pha có cấu trúc orthorhombic. Từ
kết quả khảo sát điều kiện chế tạo chúng tôi thu được điều kiện chế tạo vật liệu
Bi2WO6 bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng là thời gian vi sóng 20 phút,
độ pH=1 và nhiệt độ ủ là 500 oC.
Hình 3.3 Giản đồ nhiễu xạ của
mẫu Bi2WO6 sau khi chế tạo và
được ủ tại các nhiệt độ 400,
500, 600, 700
o
C.
11
3.2.2. Kết quả đo SEM và HRTEM
Ảnh SEM của vật liệu Bi2WO6 được ủ tại các nhiệt độ 400, 500, 600, 700
oC và ảnh HRTEM của Bi2WO6 ủ tại nhiệt độ 500
oC được trình bày trong Hình
3.6 (a-d). Kết quả cho thấy, mẫu ủ tại nhiệt độ 400 oC được cấu tạo bởi các hạt
có dạng hình cầu, kích thước khoảng 30 nm phân bố kích thước hạt khá đồng
đều. Mẫu Bi2WO6 được ủ tại các nhiệt độ 500, 600, 700
oC có kích thước hạt
trung bình tăng dần theo thứ tự là 55 nm, 85 nm và 450 nm và phổ phân bố mở
rộng hơn. Ảnh HRTEM của mẫu sau khi ủ tại 500 oC cho thấy rõ ràng các vân
sáng tối sắp xếp tuần hoàn với khoảng cách giữa hai vân liên tiếp cùng màu là
0,31 nm. Kết hợp với kết quả phân tích từ giản đồ nhiễu xạ tia X thì khoảng
cách giữa hai vân sáng liên tiếp (0,31 nm) tương ứng các mặt phẳng mạng tinh
thể với chỉ số miler (131) của vật liệu Bi2WO6 có cấu trúc tinh thể
orthorhombic.
Hình 3.6 Ảnh SEM của vật liệu Bi2WO6 ủ tại nhiệt độ 400
oC (a), 500 oC (b),
600 oC (c), 700 oC (d) và ảnh HRTEM của mẫu ủ tại 500 oC (e).
3.2.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên diện tích bề mặt riêng
của vật liệu Bi2WO6
Bảng 3.4 cho thấy, các mẫu Bi2WO6 sau khi ủ ở 400, 500, 600 và 700
oC có
diện tích bề mặt riêng theo thứ tự là 17,63, 14,60, 11,38, 10,62 m2/g. Với mẫu
Bi2WO6 ủ tại 600 và 700
oC, diện tích bề mặt riêng của chúng không khác nhau
nhiều mặc dù kích thước hạt xác định từ ảnh SEM rất khác nhau. Điều này có thể
được giải thích do ảnh SEM chỉ quan sát được bề mặt và hình thái học của vật liệu
do vậy không thể cho thông tin chính xác diện tích bề mặt riêng của vật liệu. Kết
quả khảo sát diện tích bề mặt riêng của vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp
hóa hỗ trợ vi sóng cho thấy, mẫu Bi2WO6 ủ tại nhiệt độ 500
oC có diện tích bề mặt
riêng lớn hơn so với diện tích bề mặt riêng của các mẫu chế tạo bằng các phương
pháp sol-gel, thủy nhiệt, hay đồng kết tủa.
12
Bảng 3.4 Giá trị diện tích bề mặt riêng của vật liệu Bi2WO6 sau khi ủ tại nhiệt
độ khác nhau.
Mẫu 400 oC 500 oC 600 oC 700 oC
Diện tích bề mặt (m2/g) 17,63 14,60 11,38 10,62
3.2.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ủ lên tính chất dao động
mạng tinh thể của vật liệu Bi2WO6
Các kết quả phổ tán xạ Raman và phổ hấp thụ FTIR cho thấy, vật liệu
Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng với nhiệt độ ủ 500
oC
có các đỉnh tán xạ Raman và đỉnh hấp thụ FTIR ứng với cấu trúc
Orthorhombic. Nhiệt độ ủ càng cao các đỉnh tán xạ Raman có sự tách đỉnh rõ
ràng thể hiện chất lượng tinh thể tốt.
Hình 3.9 Phổ tán xạ Raman của mẫu
Bi2WO6 ủ tại các nhiệt độ 400
o
C, 500
o
C,
600
o
C, 700
o
C
Hình 3.10 Phổ hấp thụ hồng ngoại của
Bi2WO6 ủ tại các nhiệt độ ủ khác nhau.
3.2.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ủ lên tính chất quang và khả
năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6
Hình 3.11 Phổ hấp thụ của mẫu
Bi2WO6 được ủ tại các nhiệt độ ủ
khác nhau.
Hình 3.14 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi
cường độ phổ hấp thụ theo thời gian của.
dung dịch MB dưới tác dụng của các
mẫu Bi2WO6 ủ tại các nhiệt độ khác
nhau.
Phổ hấp thụ UV-vis của mẫu Bi2WO6 sau khi ủ tại các nhiệt độ 400, 500,
600, 700 oC được trình bày trên Hình 3.11. Kết quả cho thấy, phổ hấp thụ của
các mẫu Bi2WO6 có bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ ủ, các bờ hấp thụ này đều năm
trong vùng bước sóng trên 400 nm. Khi nhiệt độ ủ tăng từ 400 lên 700 oC thì bờ
hấp thụ có sự thay đổi, điều này có thể gây ra bởi hiệu ứng giảm kích thước hạt
của vật liệu như đã trình bày trong Chương 1. Hình 3.14 trình bày tỉ số cường
độ hấp thụ của MB tại đỉnh 665 nm sau mỗi khoảng thời gian 30 phút chiếu
sáng dưới tác dụng của vật liệu quang xúc tác Bi2WO6 ủ tại các nhiệt độ khác
13
nhau so với cưởng độ hấp thụ tại đỉnh đó của dung dịch MB ban đầu. Kết quả
cho thấy, tại cùng một thời điểm, nồng độ dung dịch MB còn lại dưới sự phân
hủy của mẫu Bi2WO6 ủ tại 500
oC đều thấp hơn so với nồng độ MB dưới sự
phân hủy của các mẫu ủ tại nhiệt độ khác. Sau 3h chiếu sáng với sự có mặt của
mẫu Bi2WO6 ủ tại 500
oC nồng độ MB còn lại vào khoảng 8,4 %, tiếp đến là
các mẫu ủ tại 400, 600 và 700 oC có nồng độ MB phân hủy sau 3h chiếu sáng
vào khoảng lần lượt là 58%, 14 % và 28 %. Như vậy, mẩu Bi2WO6 bằng
phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng là thời gian vi sóng 20 phút, độ pH=1 và
nhiệt độ ủ là 500 oC có khả năng quang xúc tác tốt nhất.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU Bi2WO6 BIẾN TÍNH
BẰNG PHƢƠNG PHÁP HÓA HỖ TRỢ VI SÓNG
Kết quả thu được từ Chương 3 cho thấy, vật liệu Bi2WO6 tinh khiết chế
tạo được có khả năng quang xúc tác trong vùng nhìn thấy, tuy nhiên hiệu suất
chưa được cao. Như đã được trình bày và phân tích trong Chương 1, việc biến
tính là cần thiết để nâng cao khả năng quang xúc tác của vật liệu. Trong chương
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc tổ hợp với BiVO4 và
pha tạp với Gd lên các tính chất và khả năng quang xúc tác của vật liệu
Bi2WO6.
4.1. Kết quả nghiên cứu và chế tạo vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
4.1.1. Kết quả khảo sát cấu trúc của vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu
Bi2WO6, BiVO4 tinh khiết và các mẫu tổ hợp
Bi2WO6/BiVO4 theo tỉ phần khác nhau được
trình bày trên Hình 4.1. Kết quả cho thấy,
Giản đồ nhiễu xạ của mẫu Bi2WO6 (Hình
4.1a) cho thấy, vật liệu Bi2WO6 có cấu trúc
tinh thể orthorhombic thuộc nhóm không
gian (P21ab) như đã được phân tích trong
Chương 3. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu
BiVO4 tinh khiết (Hình 4.1e) xuất hiện các đỉnh
nhiễu xạ tại các vị trí góc 2θ là: 28,86o; 30,58o;
34,56o; 35,48o; 39,8o; 42,6o; 46,5o; 47,2o; 50,3o,
53,3o; 58,4o; 59,5o của tinh thể BiVO4 có cấu
trúc tinh thể đơn tà (monoclinic), thuộc nhóm
điểm (C2h), nhóm không gian I2/a.Giản đồ
nhiễu xạ tia X của mẫu tổ hợp gồm có cả đỉnh nhiễu xạ của vật liệu Bi2WO6 và
BiVO4 chứng tỏ trong vật liệu tổ hợp tồn tại hai pha vật liệu.
4.1.2. Kết quả khảo sát hình thái học của vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
Kết quả ảnh SEM cho thấy hình thái học của vật liệu tổ hợp
Bi2WO6/BiVO4 có dạng hình cầu. Hình 4.4 là kết quả đo HRTEM của mẫu tổ
hợp Bi2WO6/BiVO4 với tỉ phần 70:30 của vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4. Kết
quả khảo sát HRTEM của mẫu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4 với tỉ phần 70:30 cho
thấy sự tồn tại hai loại vật liệu Bi2WO6 và BiVO4 trong vật liệu tổ hợp.
Hình 4.1 Giản đồ nhiễu xạ
tia X của mẫu Bi2WO6 (a), M
80-20 (b), M 70-30 (c), 50-
50 (d) mẫu BiVO4 (e).
14
Hình 4.5 Phổ hấp thụ của mẫu
Bi2WO6, BiVO4 tinh khiết và các mẫu
tổ hợp Bi2WO6/BiVO4.
4.1.3. Kết quả khảo sát tính chất quang của vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
Kết quả thu được từ Hình 4.5 cho thấy, phổ hấp thụ của m ẫu Bi2WO6 và
BiVO4 tinh khiết ch ỉ có một bờ hấp thụ trong vùng ánh sáng nhìn thấy lần lượt
tương ứng tại khoảng 450 nm, 550 nm, được đánh giá là phù hợp với các k ết
quả đã công bố . Trong khi đó, phổ hấp thụ của các mẫu tổ hợp M 80-20, M 70-
30, M 50-50 có một bờ hấp thụ nằm giữa vùng hai bờ hấp thụ của Bi2WO6 và
BiVO4 tinh khiết. Khi tỉ phần của BiVO4 trong các mẫu tổ hợp tăng lên, bờ hấp
thụ của các mẫu tổ hợp dịch dần về phía bước sóng dài. Điều này cho thấy,vật
liệu tổ hợp có khả năng hấp thụ nhiều ánh sáng trong vùng khả kiến.
4.1.4. Kết quả khảo sát tính chất dao động mạng tinh thể của vật liệu tổ hợp
Bi2WO6/BiVO4
Hình 4.6 Phổ tán xạ Raman của Bi2WO6,
BiVO4 và các mẫu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4.
Hình 4.7 Phổ hấp thụ hồng ngoại của
Bi2WO6, BiVO4 và các mẫu tổ hợp
Bi2WO6/BiVO4.
Kết quả thu đươc trên Hình 4.6 cho thấy, các phổ tán xạ Raman của hệ
vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4 với các tỷ phần khác nhau đều có dạng tương tự
như phổ tán xạ Raman của m ẫu Bi2WO6 tinh khiết. Tuy nhiên, khi thay đổi tỉ
phần Bi2WO6, BiVO4 trong vật liệu tổ hợp, chúng tôi quan sát thấy với cùng
kiểu dao động thì dịch đỉnh tán xạ của các mẫu tổ hợp có sự dịch về số sóng
ngắn. Sự dịch các đỉnh tán xạ chứng tỏ có ảnh hưởng của sự xuất hiện pha
BiVO4 lên các dao động mạng tinh thể liên kết của Bi2WO6 và có thể là bằng
chứng về sự liên kết của hai vật liệu Bi2WO6 và BiVO4 trong mẫu tổ hợp. Phổ
Hình 4.4 Ảnh HRTEM và EDX của
mẫu M 70-30 tại vùng A (bên phải) và
vùng B (bên trái).
15
hấp thụ hồng ngoại của hệ vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4 có dạng tương tự như
của mẫu tinh khiết Bi2WO6. Tuy nhiên, khi thay đổi tỉ phần pha BiVO4 trong
vật liệu tổ hợp tăng lên, đỉnh hấp thụ ứng với kiểu dao động A2u của pha
Bi2WO6 tại số sóng 552 cm
-1 bị dịch về phía số sóng ngắn; trong khi đó các
đỉnh hấp thụ tại vị trí 421 và 741 cm-1 dịch về số sóng dài. Sự dịch vị trí của các
đỉnh hấp thụ khi có mặt của BiVO4 có thể coi là một thông tin chứng tỏ sự liên
kết giữa hai vật liệu Bi2WO6, BiVO4 trong mẫu tổ hợp.
4.1.5. Kết quả khảo sát tính chất quang xúc tác của vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
Kết quả cho thấy, tỉ số nồng độ RhB còn lại so với nồng độ ban đầu sau
khoảng thời gian bằng nhau của tất cả các mẫu giảm dần theo thời gian. Điều
này chứng tỏ RhB đã bị phân hủy khi có vật liệu quang xúc tác dưới tác dụng
của ánh sáng khả kiến. Tỉ số nồng độ RhB giảm mạnh nhất ứng với mẫu tổ hợp
Bi2WO6/BiVO4 tỉ phần 70-30, sau 3 giờ chiếu sáng nồng độ RhB còn lại vào
khoảng 17 %, tiếp đến là các mẫu tổ hợp có tỉ phần 50-50, mẫu Bi2WO6 tinh
khiết, mẫu có tỉ phần 80-20 và BiVO4. Áp dụng phương trình Langmuir –
Hinshelwood để nghiên cứu quá trình thay đổi nồng độ RhB theo thời gian, sử
dụng biểu thức ln(Co/Ct) = kt, ta thu được các kết quả như trên Hình 4.9b. Hệ số
góc k của mẫu tổ hợp Bi2WO6:BiVO4 với tỉ phần 70:30 lớn hơn hệ số k của
mẫu Bi2WO6 tinh khiết 1,5 lần ứng với khả năng phân hủy của mẫu
Bi2WO6:BiVO4 với tỉ phần 70:30 mạnh hơn mẫu Bi2WO6 tinh khiết 1,5 lần
Hình 4.9 Độ suy giảm nồng độ RhB theo thời gian (a ) và tốc độ phản ứng làm suy
giảm nồng độ RhB (b) dưới tác dụng của vật liệu Bi2WO6, BiVO4 tinh khiết, vật liệu
tổ hợp Bi2WO6/BiVO4.
4.1.6. Kết quả khảo sát phổ huỳnh quang của vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4
Quan sát phổ huỳnh quang cho thấy, các mẫu đều có phổ huỳnh quang
trải rộng trong vùng bước sóng từ 450 đến 750 nm. Cường độ phổ huỳnh quang
với mẫu tổ hợp ở tỉ phần 70-30 là thấp nhất, tiếp đến là mẫu ở tỉ phần 50-50 và
80-20. Điều này tương ứng với quá trình tái hợp lỗ trống điện tử của mẫu 70-30
là thấp nhất, do đó mẫu này sẽ cho khả năng quang xúc tác tốt nhất. Như vậy, từ
kết quả đo phổ huỳnh quang cho thấy, mẫu M 70-30 có cường độ phổ huỳnh
quang thấp nhất tương ứng với khả năng tái hợp lỗ trống thấp dẫn đến khả năng
quang xúc tác của mẫu là cao nhất.
16
Hình 4.10 Phổ huỳnh quang của các mẫu Bi2WO6, BiVO4 và các tổ hợp
M 80-30;M 70-30 và M 50-50. Bi2WO6/BiVO4.
4.2. Kết quả nghiên cứu và chế tạo vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd
4.2.1. Kết quả khảo sát cấu trúc của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd
Hình 4.11 Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu Bi2WO6 pha tạp Gd với các tỉ lệ
khác nhau và vị trí đỉnh ứng với mặt phẳng mạng có chỉ số miler (131) (phải).
Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu Bi2WO6 pha tạp Gd cũng xuất hiện
các 5 đỉnh tại các vị trí góc 2θ trùng với mẫu tinh khiết. Vì vậy, có thể thấy việc
pha tạp Gd không làm thay đổi cấu trúc của vật liệu nền Bi2WO6 và cũng không
làm xuất hiện pha mới trong vật liệu. Kết quả cho thấy, khi nồng độ pha tạp Gd
tăng từ 0 lên 2,5% thì hằng số mạng có xu hướng giảm. Điều này có thể giải
thích là do bán kính nguyên tử của Gd3+ (0,93 nm) nhỏ hơn so với bán kính
nguyên tử của Bi3+ (0,103 nm) do đó, giá trị hằng số mạng của tinh thể Bi2WO6
có thể bị giảm đi khi thay thế ion Gd3+ cho ion Bi3+. Tuy nhiên, hằng số mạng
không thay đổi so với của mẫu pha tạp 2,5% Gd khi tiếp tục tăng nồng độ Gd.
Bảng 4.1. Nồng độ % Gd pha tạp vào vật liệu Bi2WO6 theo dự kiến và theo kết quả
phân tích từ EDXS
Nồng độ pha tạp
Gd theo tính toán
0% 1% 2,5% 5% 7,5%
Nồng độ Gd thu
đƣợc từ EDXS
0 0,98 2,04 2,20 2,29
Kết quả EDX chỉ ra rằng, các mẫu Bi2WO6 pha tạp Gd theo dự kiến ban
đầu là 1,0, 2,5, 5,0, 7,5% có nồng độ Gd thực tế tương ứng là 0,98, 2,04, 2,20
17
Hình 4.17 Phổ hấp thụ của hệ
mẫu Bi2WO6 với các nồng độ pha
tạp Gd khác nhau.
Hình 4.18 Phổ quang điện tử tia X
của mẫu Bi2WO6 pha tạp 2,5% Gd.
và 2,29%. Tại nồng độ pha tạp thấp, kết quả tính toán và kết quả thu được
không chênh lệnh nhau nhiều, khi pha tạp ở
nồng độ cao kết quả thu được từ phổ tán sắc
năng lượng thấp hơn nhiều so với kết quả tính
toán ban đầu.
4.2.4. Kết quả khảo sát tính chất quang của
vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd
Hình 4.17 trình bày phổ hấp thụ của hệ
vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd 1%, 2,5%, 5%,
7,5%) Kết quả cho thấy, bờ hấp thụ của vật liệu
nền Bi2WO6 có bị ảnh hưởng khi được pha tạp
Gd. Ở nồng độ Gd pha tạp thấp (1, 2,5%)
bờ hấp thụ của mẫu có xu hướng dịch nhẹ
về vùng bước sóng lớn trong khi ở nồng độ
pha tạp cao, bờ hấp thụ của các mẫu gần
trùng với bờ hấp thụ của mẫu tinh khiết, tuy nhiên, sự dịch bờ hấp thụ này là
không nhiều. Theo kết quả tính toán lí thuyết DFT đã thảo luận ở Chương 1 thì
khi Gd thay thế cho Bi sẽ chủ yếu ảnh hưởng tới mật độ trạng thái vùng hóa trị
làm thay đổi độ rộng vùng cấm chứ không đến từ việc sinh ra các mức tạp chất
trong vùng cấm. khi được pha tạp Gd , độ rộng vùng cấm của vật liệu Bi2WO6
thay đổi rất ít, với nồng độ pha tạp 2,5% Gd thì Eg có giá trị nhỏ nhất đạt 2,88
eV. Tuy nhiên, có thể thấy, vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd đều có bờ hấp thụ nằm
trong vùng ánh sáng khả kiến.
4.2.5. Kết quả khảo sát phổ quang điện tử tia X của vật liệu Bi2WO6 pha tạp
2,5% Gd
Hình 4.18 là kết quả đo phổ quang
điện tử tia X của mẫu Bi2WO6 pha tạp
2,5% Gd. Kết quả cho thấy, đỉnh năng
lượng tại vị trí 159,7, 165,2 (Hình 4.18b)
được gán cho năng lượng liên kết của của
Bi4f7/2, Bi4f5/2 ở dạng hợp chất ôxít của lớp
(Bi2O3)
2- cấu trúc Bi2WO6; đỉnh năng
lượng liên kết tại vị trí 35,8, 37,9 eV (Hình
4.18a) đặc trưng cho năng lượng liên kết
của W4f7/2, W4f5/2 ở dạng hợp chất WO3 và
đỉnh năng lượng tại vị trí 530,7eV đặc
trưng cho năng lượng liên kết O1s của
Ôxi liên kết hóa trị hai. Hình 4.18d cho
thấy, phổ XPS của mẫu Bi2WO6 tinh
khiết không xuất hiện các đỉnh liên kết trong khoảng năng lượng liên kết từ 120
đến 158 eV còn của mẫu Bi2WO6 pha tạp Gd xuất hiện 2 đỉnh đặc trưng tại vị
18
trí năng lượng liên kết là 141,8 và 149,4 eV, các đỉnh này được gán cho là các
mức năng lượng liên kết đặc trưng của Gd4d5/2 và Gd4d3/2 trong trạng thái ôxít.
4.2.6. Kết quả khảo sát tính chất quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd
Hình 4.20 Kết quả đo cường độ hấp
thụ RhB tại 554 nm so với cường độ
ban đầu khi có mẫu Bi2WO6 pha tạp
Gd.
Hình 4.21 Phổ huỳnh quang của các
mẫu Bi2WO6 pha tạp Gd 0%, 1,0%,
2,5%, 5,0%.
Hình 4.20 là đồ thị biểu diễn sự suy giảm cường độ đỉnh hấp thụ đặc trưng
554 nm của RhB so với cường độ ban đầu theo thời gian khi có mặt của vật liệu
Bi2WO6 pha tạp Gd với nồng độ pha tạp 0%, 1%, 2,5%, 5%, 7,5%. Kết quả cho
thấy, trong hệ vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ
trợ vi sóng thì mẫu cho hiệu quả khử quang xúc tác tốt nhất khi tỉ lệ pha tạp là
2,5%. Giá trị độ suy giảm RhB trong một đơn vị thời gian dưới tác dụng mẫu
Bi2WO6 pha tạp 2,5 % Gd cao gấp hơn 4 lần giá trị độ suy giảm RhB của mẫu
tinh khiết. Giá trị độ suy giảm trong một đơn vị thời gian của các mẫu Bi2WO6
pha tạp Gd cao hơn từ 2 đến 3 lần so với mẫu tinh khiết. Kết quả phổ huỳnh
quang (Hình 4.21) cho thấy, cường độ huỳnh quang của mẫu Bi2WO6 pha tạp
2,5% Gd là thấp nhất tiếp đền lần lượt là mẫu Bi2WO6 pha tạp 5%, 1% và 0%
Gd. Điều này tương ứng với sự tái hợp của các cặp lỗ trống – điện tử trong mẫu
Bi2WO6 pha tạp 2,5% Gd là thấp nhất và của mẫu Bi2WO6 tinh khiết là cao nhất.
Đây được coi là một trong những yếu tố làm tăng khả năng tăng cường quang
xúc tác của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd so với mẫu Bi2WO6 tinh khiết.
19
CHƢƠNG 5
KẾT QUẢ CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU Bi2WO6 PHA TẠP
NITƠ BẰNG PHƢƠNG PHÁP VI SÓNG KẾT HỢP THỦY NHIỆT
Kết quả Chương 4 cho thấy, việc biến tính vật liệu Bi2WO6 bằng cách pha
tạp Gd cho khả năng quang xúc tác tốt hơn so với vật liệu Bi2WO6 tổ hợp
BiVO4. Vì vậy trong Chương này chúng tôi tiếp tục nâng cao khả năng quang
xúc tác của vật liệu Bi2WO6 biến tính bằng cách pha tạp Nitơ đồng thời làm
tăng diện tích bề mặt riêng của vật liệu thông qua phương pháp chế tạo.
5.1. Các kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu Bi2WO6 bằng phƣơng pháp vi
sóng – thủy nhiệt
5.1.1. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng
phương pháp vi sóng thủy nhiệt
Hình 5.1 là giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương
pháp hóa có hỗ trợ vi sóng, phương pháp thủy nhiệt và phương pháp kết hợp hai
bước hóa có hỗ trợ vi sóng- thủy nhiệt (phương pháp vi sóng –thủy nhiệt).
Như đã nghiên cứu ở trên, XRD của mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương
pháp hóa có hỗ trợ vi sóng có 5 đỉnh nhiễu xạ tại vị trí góc 2θ 28.3, được xác
định là kết tinh của pha Orthorhombic của vật liệu Bi2WO6. Kết giản đồ nhiễu
xạ của mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt cũng xuất hiện 5 đỉnh
nhiễu xạ chính, vị trí 5 đỉnh nhiễu xạ này trùng với vị trí 5 đỉnh nhiễu xạ của
của Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi song. Kết quả chỉ ra
rằng vật liệu Bi2WO6 có thể được chế tạo thành công bằng phương pháp thủy
nhiệt và phương pháp vi sóng - thủy nhiệt, mẫu chế tạo được có cùng cấu trúc
Orthorhombic như của Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi
sóng. Khi xem xét về độ bán rộng của đỉnh nhiễu xạ tương ứng với mặt phẳng
mạng (131) cho các mẫu tinh khiết chế tạo bằng 3 phương pháp khác nhau
chúng tôi thấy có sự khác nhau. Sự khác nhau về độ bán rộng của các mẫu này
có liên quan đến kích thước hạt tinh thể của mẫu thay đổi. Sử dụng công thức
scherrer để xác định kích thước hạt tinh thể cho các mẫu tinh khiết chế tạo bằng
3 phương pháp khác nhau, kết quả cho thấy kích thước hạt tinh thể lần lượt vào
khoảng 16, 19 và 21 nm tương ứng với mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp
vi sóng kết hợp với thủy nhiệt, mẫu thủy nhiệt và mẫu vi sóng. Kết quả cho
thấy, kích thước hạt tinh thể của mẫu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp vi
sóng – thủy nhiệt là nhỏ nhất.
20
Hình 5.1 Giản đồ nhiễu xạ tia X
của vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng
phương pháp vi sóng, phương
pháp thủy nhiệt và phương pháp
vi sóng thủy nhiệt.
Hình 5.3 Kết quả đo SEM của vật
liệu Bi2WO6 chế tạo bằng (a)
phương pháp vi sóng, (b) phương
pháp thủy nhiệt, (c) Phương pháp
vi sóng thủy nhiệt và kết quả đo
diện tích bề mặt riêng của vật
liệu.
5.2. Kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu Bi2WO6 pha tạp Nitơ chế tạo bằng
phƣơng pháp vi sóng-thủy nhiệt
5.2.1. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tinh thể Bi2WO6 pha tạp Nitơ
Hình 5.3 Giản đồ nhiễu xạ tia X của
các mẫu H:N-0, MH:N-0, MH:N-0.1,
MH:N-0.25, MH:N-0.5, MH:N-0.75.
Hình 5.4 Phổ quang điện tử tia X
của mẫu MH:N-0.5.
Kết quả cho thấy, việc pha tạp N không làm thay đổi cấu trúc tinh thể của
vật liệu Bi2WO6. Tuy nhiên, có thể thấy (hình được chèn trong Hình 5.3) vị trí
đỉnh nhiễu xạ thuộc họ mặt phẳng mạng có chỉ số Miler (131) của các mẫu
Bi2WO6 pha tạp N bị dịch về vị trí góc 2θ nhỏ hơn so với của mẫu tinh khiết.
Sự dịch đỉnh nhiễu xạ trên giản đồ nhiễu xạ tia X khi pha tạp N chứng tỏ có sự
thay đổi về hằng số mạng trong tinh thể Bi2WO6 mà nguyên nhân là do N pha
tạp được thay thế O trong cấu trúc tinh thể của Bi2WO6. Kết XPS cho thấy vật
liệu Bi2WO6 pha tạp Nitơ đã được chế tạo thành công bằng phương pháp vi sóng
– thủy nhiệt trong đó Nitơ đã thay thế Ôxi trong tinh thể Bi2WO6. Kết quả phân
tích còn cho thấy, việc pha tạp N còn dẫn đến sự xuất hiện một số sai hỏng trên
bề mặt vật liệu tạo nên các tâm hoạt tính trong mẫu Bi2WO6 pha tạp N.
21
Hình 5.1 Phổ hấp thụ của các
mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ với
các tỉ phần mol giữa Nitơ và
Bi là 0,0; 10; 25; 50; 75%.
5.2.3. Kết quả nghiên cứu hình thái học của hệ vật liệu Bi2WO6 pha tạp Nitơ
Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu khi pha tạp vẫn có hình thái học giống
như kết quả đã được phân tích trong phần trên. Tuy nhiên, khi tỉ phần mol giữa
Nitơ và Bi tăng lên, các hạt nhỏ trong cấu trúc có xu hướng chuyển từ dạng hạt
cầu thành các phiến hình chữ nhật định hướng theo một chiều xếp chồng lên
nhau. Khi tỉ phần nguyên tố N tăng thì diện tích bề mặt riêng của các mẫu
Bi2WO6 pha tạp Nitơ chế tạo bằng phương pháp vi sóng - thủy nhiệt không thay
đổi nhiều.
Hình 5.5 Ảnh SEM của các mẫu MH:N-0 (a), MH:N-0,1(b), MH:N-0,25(c),
MH:N-0,5(d), MH:N-0,75(e),MH:N-0,25 thang 5μm (f).
Bảng 5.2 Diện tích bề mặt tương ứng của các mẫu H:N-0, MH:N-0, MH:N-0,1,
MH:N-0,25, MH:N-0,5, MH:N-0,75:
Mẫu
MH:N-
0
MH:N-
0,1
MH:N-
0,25
MH:N-
0,5
MH:N-
0,75
BET
(m2.g-1)
15,2 15,4 15,4 15,9 15,7
5.2.4. Kết quả nghiên cứu tính chất quang của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Nitơ
Kết quả tính toán cho thấy, mẫu H:N-0
chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt có động
rộng vùng 2,8 eV giống với các nghiên cứu
trước như đã đề cập trong Chương I về vật liệu
Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt.
Khi pha tạp N độ rộng vùng cấm quang của
các mẫu đều giảm so với vật liệu tinh khiết,
trong đó vật liệu Bi2WO6 pha tạp Nitơ với tỷ lệ
pha tạp 10% có bề rộng vùng cấm nhỏ nhất.
Sự thay đổi độ rộng vùng cấm khi pha tạp N đã
được chỉ ra trong các nghiên cứu lí thuyết trước
đó. Khi Nitơ thay thế Ôxi trong tinh thể
Bi2WO6 ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ cấu
trúc vùng năng lượng trong vùng dẫn và làm vị
22
trí mức năng lượng vùng dẫn dịch về phía của vùng hóa trị làm độ rộng vùng
cấm giảm. Do đó, bờ hấp thụ của mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ dịch về vùng ánh
sáng khả kiến.
Khả năng quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Ni tơ cũng được
đánh giá qua chất thử RhB. Kết quả sự suy giảm cường độ đỉnh đặc trưng của
RhB (554 nm) trong dung dịch theo thời gian chiếu sáng dưới được chỉ ra trên
Hình 5.9. Kết quả cho thấy, sự suy giảm nồng độ RhB của các mẫu Bi2WO6 pha
tạp Nitơ mạnh hơn so với mẫu tinh khiết. điều này chứng tỏ nó có khả năng
quang xúc tác tốt hơn so với mẫu tinh khiết. Sự suy giảm nồng độ RhB theo
thời gian của mẫu Bi2WO6 pha tạp với tỉ phần giữa Nitơ và Bi là 50 %. Sau 60
phút cưởng độ đỉnh 554 nm đặc trưng cho RhB giảm về 0 chứng tỏ cấu trúc của
RhB đã bị phá hủy bởi quá trình quang xúc tác. Hình 5.10 là kết quả tính toán
hệ số suy giảm theo thời gian bằng phương trình Langmuir – heshelwood của
các mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ. Kết quả cho thấy, hằng số suy giảm của mẫu
MH:N-0,5 lớn gấp 8 lần so với mẫu MH:N-0 tương đương với khả năng quang
xúc tác của mẫu MH:N-0,5 lớn gấp 8 lần so với mẫu MH:N-0.
Hình 5.2 Độ suy giảm nồng độ RhB
theo thời gian dưới tác dụng của các
mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ với các tỉ
phần mol giữa Nitơ và Bi là 0,0; 10;
25; 50; 75%.
Hình 5.3 Tốc độ phản ứng làm suy
giảm nồng độ RhB dưới tác dụng của
các mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ với các
tỉ phần mol giữa Nitơ và Bi là 0,0;
10; 25; 50; 75%.
Như đã được nghiên cứu ở trên, hiệu suất quang xúc tác cao của mẫu
Bi2WO6 tinh khiết chế tạo bằng phương pháp vi sóng – thủy nhiệt so với
Bi2WO6 tinh khiết chế tạo bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi sóng và phương
pháp thủy nhiệt có thể được giải thích do sự tăng diện tích bề mặt riêng của vật
liệu. Đối với các mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ, ban đầu khi tăng nồng độ Urê từ 10
lên 50 % ta thấy hiệu suất quang xúc tác tăng mạnh nhưng khi tiếp tục tăng Urê
lên 75% thì khả năng quang xúc tác lại giảm, mẫu có khả năng quang xúc tác
mạnh nhất thu được trong hệ mẫu này ứng với nồng độ Urê 50% (MH:N-0.5).
Kết quả cho thấy giá trị k (hệ số góc của đường thằng ln(Co/Ct) = kt) trong hệ
mẫu, MH:N-0, MH:N-0.1, MH:N-0.25, MH:N-0.5, MH:N-0.75 đều có hệ số k
lớn hơn so với hệ số k tính toán trong Chương 4. Giá trị k lớn nhất thu được
ứng với mẫu MH:N-0,5, Giá trị này gấp gần 8 lần so với mẫu tinh khiết ban đầu
23
Hình 5.4 Phổ huỳnh quang của mẫu
Bi2WO6 pha tạp Nitơ với các tỉ phần
mol giữa Nitơ và Bi là 0,0; 10; 25; 50;
75%.
Hình 5.11 Hiệu suất phân hủy RhB của
mẫu MH:N-0,5 và khi được thêm KI, IPA.
Kết quả huỳnh quang cho thấy, các mẫu đều có dải huỳnh quang trong
vùng bước sóng khoảng 450 nm đến 800 nm. Mẫu có cường độ phổ huỳnh
quang thấp nhất (MH:N-0.5) cũng chính là mẫu có khả năng quang xúc tác
phân hủy RhB mạnh nhất. Như đã được giải thích ở trên, cường độ huỳnh
quang thấp có liên quan gián đến tốc độ tái hợp của các cặp lỗ trống – điện tử
thấp của vật liệu. Và do vậy, có thể nói một trong những nguyên nhân đóng góp
vào khả năng quang xúc tác cao của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Nitơ là do tốc độ
tái hợp thấp của các cặp lỗ trống – điện tử. Như vậy từ kết quả phân tích ở trên
có ba nguyên nhân chính được coi là đóng góp vào khả năng quang xúc tác cao
nhất của mẫu MH:N-0,5 là (i) diện tích bề mặt cao, hấp thụ tốt ánh sáng trong
vùng nhìn thấy (ii) tốc độ tái hợp điện tử lỗ trống thấp và (iii) sự xuất hiện các
tâm tích cực do nút khuyết oxy trên bề mặt. Hình 5.11 là sự suy giản cường độ
đỉnh đặc trưng của RhB khi có thêm các chất đóng vai trò là tâm bắt điện từ
(Iso Propanol-IPA) và tâm bắt lỗ trống (Kali Iốt- KI). Kết quả nghiên cứu cho
thấy khi bẫy các điện tử bằng IPA để nghiên cứu quá trình quang xúc tác do lỗ
trống sự suy giảm cường độ đỉnh 554 nm của RhB gần như không thay đổi so
với mẫu MH:N-0,5. Chứng tỏ lỗ trống phân hủy rất mạnh RhB dẫn đến cường
độ đỉnh đặc trưng suy giảm theo thời gian. Ở chiều ngược lại, khi cho thêm tâm
bắt lỗ trống thì sự suy giảm cường độ đỉnh RhB rất ít chứng tỏ khả năng quang
xúc tác của mẫu thấp. Kết quả này chứng tỏ lỗ trống đóng vai trò quan trọng
trong quá trình quang xúc tác.
24
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN
1. Vật liệu Bi2WO6 tinh khiết đã được chế tạo thành công bằng phương pháp
hóa có hỗ trợ vi sóng. Có sự ảnh hưởng của thời gian vi sóng, độ pH của
dung d ịch và nhiệt độ ủ lên sự hình thành cấu trúc tinh thể của Bi2WO6. Các
điều kiện chế tạo với thời gian vi sóng 20 phút, độ pH =1 và nhiệt độ ủ 500
o
C là tối ưu để thu được vật liệu Bi2WO6 có cấu trúc nano, kết tinh đơn pha
và có diện tích bề mặt riêng lớn. Tại điều kiện này, mẫu chế tạo được cũng
cho khả năng quang xúc tác tốt nhất, vật liệu Bi2WO6 có khả năng phân hủy
85% MB trong 3h.
2. Vật liệu tổ hợp Bi2WO6/BiVO4 đã được chế tạo thành công bằng phương
pháp hóa có hỗ trợ vi sóng. Có sự ảnh hưởng của tỉ phần BiVO4 và Bi2WO6
lên phổ hấp thụ và diện tích bề mặt riêng của vật liệu tổ hợp. Bằng chứng về
sự liên kết giữa hai vật liệu Bi2WO6 và BiVO4 được tìm thấy thông qua kết
quả đo HRTEM, Raman, FTIR và phổ hấp thụ UV-vis. Mẫu tổ hợp có tỉ
phần BiVO4 và Bi2WO6 70-30 có khả năng quang xúc tác mạnh nhất, gấp
1,5 lần mẫu Bi2WO6 tinh khiết. Sự tăng cường khả năng quang xúc tác của
vật liệu tổ hợp là do sự hình thành lớp chuyển tiếp dị thể giữa hai vật liệu
làm giảm quá trình tái hợp của các cặp lỗ trống – điện tử và một phần do
tăng khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy.
3. Pha tạp thành công nguyên tố Gd vào tinh thể Bi2WO6 bằng phương pháp
hóa có hỗ trợ vi sóng. Có sự ảnh hưởng của nồng độ pha tạp Gd lên hằng số
mạng và phổ hấp thụ của vật liệu Bi2WO6. Nồng độ Gd có thể thay thế Bi
trong vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng phương pháp này là 2,5%. Các mẫu
Bi2WO6 pha tạp Gd có khả năng quang xúc tác tốt hơn so với mẫu Bi2WO6
tinh khiết. Mẫu Bi2WO6 pha tạp 2,5% Gd cho khả năng quang xúc tác tốt
nhất, gấp 6 lần so với Bi2WO6 tinh khiết. Sự tăng cường khả năng quang
xúc tác của vật liệu Bi2WO6 pha tạp Gd chủ yếu là sự giảm tái hợp của các
cặp lỗ trống – điện tử.
4. Chế tạo thành công vật liệu Bi2WO6 bằng phương pháp hóa có hỗ trợ vi
sóng kết hợp thủy nhiệt. Mẫu chế tạo theo phương pháp này vẫn có cấu trúc
tinh thể tốt mà không phải ủ nhiệt. Diện tích bề mặt riêng của vật liệu tăng
lên so với mẫu chế tạo bằng đơn phương pháp. Khả năng quang xúc tác của
vật liệu chế tạo bằng phương pháp vi sóng – thủy nhiệt cũng tốt hơn so với
vật liệu Bi2WO6 chế tạo bằng đơn phương pháp.
5. Chế tạo thành công vật liệu Bi2WO6 pha tạp Ni tơ bằng phương pháp vi
sóng – thủy nhiệt, khi nồng độ pha tạp Ni tơ tăng bờ hấp thụ của vật liệu
Bi2WO6 có xu hướng dịch về ánh sáng có bước sóng lớn hơn. Các mẫu
Bi2WO6 pha tạp Ni tơ đề có khả năng quang tốt. Mẫu Bi2WO6 pha tạp Nitơ
với tỉ số Bi:N =50% có khả năng quang xúc tác cao gấp 8 lần so với
Bi2WO6 tinh khiết và đây là mẫu có khả năng quang xúc tác tốt nhất mà
luận án chế tạo được. Trong quá trình quang xúc tác việc làm giảm sự tái
hợp của các cặp lỗ trống – điện tử là hết sức quan trọng thông qua các cách
như tổ hợp vật liệu, pha tạp nguyên tố khác vào mạng tinh thể và vừa kết
hợp công nghệ vừa pha tạp. Lỗ trống đóng vai trò chính trong việc phân hủy
các chất hữu cơ trong quá trình quang xúc tác của vật liệu Bi2WO6 pha tạp
Nitơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_che_tao_vat_lieu_nen_bi2wo6_co_cau_truc_nano.pdf
- tom tat luan an - E.pdf