Tóm tắt Luận án Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án

Toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án là quá trình chứng minh các giả thuyết nghiên cứu hay trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đối với câu hỏi thứ nhất: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau: Một là, nội dung của luận án đã xác định được bản chất, đặc trưng của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law: (i) bản chất của chức năng tạo lập án lệ của tòa án là sáng tạo pháp luật; (ii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án chứ không dựa vào hiệu lực pháp lý của án lệ; (iii) đưa ra khái niệm “chức năng tạo lập án lệ của tòa án” và “chức năng áp dụng án lệ của tòa án”. Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án nhằm tạo ra một bức tranh tổng thể về hai chức năng của tòa án: (i) các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập án lệ của tòa án: thẩm quyền tạo lập án lệ, phạm vi tạo lập án lệ, phương pháp lập luận tạo lập án lệ, công bố án lệ; (ii) các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án: nghĩa vụ tuân theo án lệ, vấn đề không áp dụng án lệ, xác định yếu tố bắt buộc của án lệ; xác định hiệu lực thời gian của án lệ. Ba là, luận án chỉ ra những khuynh hướng phát triển cơ bản của các chức năng này của tòa án ở các nước common law và civil law: (i) đối với chức tạo lập án lệ, khuynh hướng phát triển là cần bảo đảm yếu tố tư pháp “đầu ra” hay chất lượng các bản án, quyết định (án lệ); (ii) đối với chức năng áp dụng án lệ của tòa án, nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở các nước common law ban đầu là xuất phát từ giá trị của án lệ (trước thế kỷ XIX), đến tuân theo án lệ xuất phát từ giá trị pháp lý do bị ảnh hưởng bởi thuyết thực chứng pháp lý (từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX), sau đó có khuynh hướng kết hợp tuân theo án lệ bắt nguồn từ giá trị pháp lý và giá trị của án lệ; (iii) khuynh hướng xác định yếu tố bắt buộc của án lệ dựa trên quan điểm cấu trúc nhiều tầng của pháp luật; (iv) khuynh hướng xác định hiệu lực bất hồi tố của án lệ trong từng trường hợp cụ thể (Non - Retroactivity).

pdf39 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC năm 2015 ban hành. Vì vậy, đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu đánh giá và kiến nghị có liên quan đến các quy định của pháp luật về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam; Thứ ba, sau khi có các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam, mặc dù có nhiều vấn đề cụ thể đặt ra nhưng chưa được nghiên cứu và giải quyết một cách đầy đủ; Thứ tư, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ ở Việt Nam một cách toàn diện và hệ thống. Qua đánh giá và phân tích tổng quan về tình hình nghiên cứu như trên, tác giả nhận thấy rằng, cần thiết phải phải xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề lý luận của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án cũng thực tiễn thực hiện các chức năng này của tòa án ở Việt Nam nhằm đề xuất hướng hoàn thiện. 1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.1.Cơ sở lý thuyết 1.2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a) Câu hỏi thứ nhất: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào? 15 Các câu hỏi chi tiết và giả thuyết nghiên cứu là: a1) Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án là gì, có những điểm khác biệt nào với hoạt động tạo lập và áp dụng văn bản pháp luật và tại sao tòa án cần thực hiện các chức năng này? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án có bản chất và đặc điểm khác với hoạt động tạo lập và áp dụng áp dụng văn bản pháp luật. Tòa án cần thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ nhằm bảo đảm hệ thống pháp luật thống nhất, ổn định, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng cho các chủ thể khác nhau trong xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. a2) Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law được thực hiện như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law được thực hiện dựa trên những nguyên tắc và triết lý nhất định. b) Câu hỏi thứ 2: thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam hiện nay có phù hợp và hiệu quả không? Các câu hỏi chi tiết và giả thuyết nghiên cứu là: b1) Pháp luật quy định về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam có phù hợp không? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: pháp luật hiện hành quy định về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam vẫn còn những bất cập, hạn chế. b2) Thực tiễn thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam có hiệu quả không? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: tòa án thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ vẫn chưa hiệu quả bởi nhiều quy định pháp luật có liên quan chưa phù hợp cũng như chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp cụ thể cần thiết. c) Câu hỏi thứ 3, hoàn thiện các quy định về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam dựa trên những cơ sở nào? Để pháp luật trong lĩnh vực này thực hiện tốt trong thực tiễn cần sửa đổi, bổ sung 16 những nội dung nào? Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng này cần thực hiện cách biện pháp cụ thể nào? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: có thể tiếp thu kinh nghiệm từ các nước common law và civil law để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam cũng như đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng này của tòa án. 1.2.1.2. Lý thuyết nghiên cứu Các lý thuyết nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án để nghiên cứu chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án bao gồm: Thứ nhất, học thuyết phân quyền nhằm xác định bản chất, vai trò và phạm vi thực hiện chức năng tạo lập án lệ của tòa án; Thứ hai, học thuyết án lệ (doctrine of stare decisis) ở các nước common law và học thuyết tiền lệ tư pháp (jurisprudence constante) ở các nước civil law nhằm xác định bản chất, nội dung các nguyên tắc cơ bản của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án. Thứ ba, học thuyết thực chứng pháp lý (legal positivism), học thuyết giải thích pháp luật của Dworkin và chủ nghĩa pháp luật hiện thực (legal realism) làm cở sở luận để lý giải và xác định nội dung các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án. Thứ tư, học thuyết tiếp nhận pháp luật nước ngoài (legal transplant) làm cơ sở để kiến nghị đối với chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam. 1.2.2.Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận. Đây là phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá một cách khách quan và toàn diện về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án. Tác giả cũng dựa trên phương pháp luận là học thuyết tiếp nhận pháp luật nước ngoài (legal transplant theory) để đưa ra các kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận giá trị phù hợp ở nước ngoài vào việc xây dựng và hoàn thiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam hiện nay. 17 Tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu trong luận án như sau: Một là, phương pháp phân tích và tổng hợp; Hai là, phương pháp nghiên cứu so sánh. Có thể nói, phương pháp nghiên cứu so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ yếu và chủ đạo trong luận án nhằm so sánh chức năng năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và các nước civil law. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tác giả kết hợp nhiều phương pháp trong từng phần của luận án. Tuy nhiên, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp là các phương pháp nghiên cứu đóng vai trò chủ đạo trong luận án này. Cụ thể hơn: Ở chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh để đưa ra những vấn đề lý luận của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án. Nội dung của mỗi vấn đề cơ bản của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án đều được nghiên cứu dựa trên phương pháp so sánh giữa các nước common law với các nước civil law. Ở chương 3 và chương 4 tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp so sánh. Trên cơ sở tổng hợp được các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở cá nước common law và civil law, tác giả dựa vào các vấn đề cơ bản này để phân tích và đánh giá chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam. Mục đích cuối cùng của việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm chỉ ra những điểm khác biệt của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam so với các nước trên thế giới, nhưng những điểm khác biệt này không hợp lý nhằm đưa ra các kiến nghị cho Việt Nam. CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG TẠO LẬP VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÕA ÁN 2.1. Khái niệm án lệ, vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật common law và civil law 2.1.1. Khái niệm án lệ Tác giả luận án sử dụng khái niệm án lệ trong bài viết của phần giới thiệu công trình “Interpreting Precedents” như sau: “Án lệ là các quyết định trước được sử dụng làm khuôn mẫu cho các vụ việc tương tự về sau” bởi khái niệm này mang tính bao quát nhất phù hợp với cả hai truyền thống pháp luật common law và civil law. Theo khái niệm này, có thể thấy án lệ có một số đặc điểm sau: (i) án lệ là một loại tiền lệ do tòa án tạo ra; (ii) án lệ thường tồn tại dưới hình thức các bản án, quyết định của tòa án; (iii) án lệ là các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới 18 làm khuôn mẫu hay chuẩn mực để áp dụng giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau. 2.1.2. Vai trò của nguồn luật án lệ Tác giả luận án khẳng định mặc dù có sự khác biệt trong quan niệm về vị trí, vai trò của nguồn luật án lệ: án lệ là nguồn luật phái sinh, không bắt buộc chính luật (ở các civil law) hay là nguồn luật bắt buộc (ở các nước common law). Tuy nhiên, cả hai truyền thống pháp luật này đều sử dụng nguồn luật án lệ và xem án lệ có vị trí thấp hơn nguồn văn bản pháp luật. 2.2. Chức năng tạo lập án lệ của tòa án 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm 2.2.1.1. Khái niệm Trên cơ sở so sánh các nguyên tắc, học thuyết khác nhau về chức năng tạo lập án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law, tác giả luận án đã rút ra bản chất của chức năng này và đưa ra khái niệm như sau: chức năng tạo lập án lệ của tòa án là phương diện hoạt động nhằm tạo ra các khuôn mẫu, chuẩn mực từ các bản án, quyết định làm cơ sở để giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau. 2.2.1.2. Đặc điểm Tác giả luận án đã tổng hợp và phân tích các đặc điểm của chức năng tạo lập án lệ của tòa án như sau: (i) chức năng tạo lập án lệ của tòa án thường gắn liền với chức năng xét xử - giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trước tòa án; (ii) chức năng tạo lập án lệ của tòa án bị giới hạn trong phạm vi các vấn đề pháp lý mới phát sinh chưa được văn bản pháp luật quy định, hoặc có quy định nhưng chưa cụ thể có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc có quy định nhưng cứng nhắc; (iii) chức năng tạo lập án lệ của tòa án thường không được quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong văn bản pháp luật; (iv) chức năng tạo lập án lệ của tòa án thường tạo ra các quy tắc, nguyên tắc pháp lý có tính chất ngầm định. 2.2.2. Cơ sở lý luận về vai trò tạo lập án lệ của tòa án Phần này tập trung lý giải vì tòa án cần thực hiện chức năng tạo lập án lệ. Tòa án cần tạo lập án lệ vì các lý do sau: (i) văn bản pháp luật không thể dự liệu hết tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật nên tòa án cần thiết phải tạo lập án lệ hay sáng tạo pháp luật để lấp các lỗ hổng của văn bản pháp luật; (ii) các điều khoản trong văn bản pháp luật mang tính khái quát dẫn đến nhiều cách hiểu 19 khác nhau nên tòa án cần tạo lập án lệ để giải thích cụ thể các điều khoản đó nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất; (iii) các điều khoản trong văn bản pháp luật hoặc án lệ mang tính cứng nhắc hoặc không còn phù hợp nên tòa án tạo lập án lệ nhằm bảo đảm tính hợp lý, hợp lẽ công bằng; (iv) ở các nước common law, lập luận cho rằng sự cần thiết trao cho tòa án chức năng tạo lập án lệ bởi những ưu điểm của nguồn luật án lệ so với nguồn văn bản pháp luật. 2.2.3. Các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập án lệ của tòa án 2.2.3.1. Thẩm quyền tạo lập án lệ Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) xác định thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án thường dựa vào các căn cứ khác nhau như truyền thống pháp luật, hình thức cấu trúc nhà nước ..vv. chứ không có văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này; (ii) thông thường quyền năng tạo lập án lệ của tòa án gắn liền với chức năng xét xử của tòa án; (iii) thông thường chỉ có tòa án tối cao và các tòa án cấp cao (tòa án phúc thẩm) mới có thẩm quyền tạo lập án lệ còn các tòa án sơ thẩm không có thẩm quyền tạo lập án lệ; (iv) khi đề cập đến vấn đề thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án nghĩa là đề cập đến quyền năng của tòa án trong việc tạo ra loại án lệ bắt buộc. 2.2.3.2. Phạm vi tạo lập án lệ của tòa án Trên cơ sở nghiên cứu về phạm vi tạo lập án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law, tác giả luận án có một số nhận xét và đánh giá như sau: (i) ở hầu hết các nước common law và civil law mặc dù đều thừa nhận chức năng sáng tạo pháp luật hay tạo lập án lệ là cần thiết nhằm bảo đảm công lý nhưng đều cho rằng cần phải giới hạn phạm vi “làm luật” của tòa án nhằm bảo đảm nguyên tắc phân quyền; (ii) khác với tòa án ở các nước civil law, tòa án ở các nước common law còn tạo lập án lệ trong những lĩnh vực pháp luật được điều chỉnh chủ yếu bởi nguồn luật án lệ. 2.2.3.3. Phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) phương pháp lập luận tạo lập án lệ được hình thành từ văn hóa pháp luật, truyền thống pháp luật..v.v. Tòa án ở các nước thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau có thể tiếp thu phương pháp lập luận tạo lập án lệ lẫn nhau nhằm nâng cao chất 20 lượng của án lệ; (ii) phương pháp lập luận tạo lập án lệ là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định trực tiếp đến chất lượng của án lệ. 2.2.3.4. Vấn đề công bố án lệ Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) ở các nước sử dụng án lệ thường không có văn bản pháp luật định cho các vấn đề liên quan công bố án lệ; (ii) ở các quốc gia sử dụng án lệ thường có bộ phận hay tổ chức chuyên trách lựa chọn, công bố án lệ; (iii) về nội dung công bố, ở hầu hết các quốc gia thường công bố nội dung bản án, quyết định của tòa án có gắn liền với các tình tiết của vụ việc; (iv) mục đích công bố án lệ chủ yếu nhằm đưa nội dung án lệ đến công chúng chứ không phải xác định hiệu lực pháp lý của án lệ. 2.3. Chức năng áp dụng án lệ của tòa án 2.3.1. Khái niệm, đặc điểm 2.3.1.1. Khái niệm Trên cơ sở so sánh các nguyên tắc, học thuyết khác nhau về chức năng áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law, tác giả luận án đã rút ra bản chất của chức năng này và đưa ra khái niệm như sau: chức năng áp dụng án lệ của tòa án là phương diện hoạt động nhằm áp dụng các khuôn mẫu, chuẩn mực trong các bản án, quyết định của tòa án để giải quyết vụ việc có tình tiết tương tự đang đặt ra. 2.3.1.2. Đặc điểm Tác giả luận đã tổng hợp và phân tích các đặc điểm của chức năng áp dụng án lệ của tòa án như sau: (i) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án thường được thực hiện theo yêu cầu của nguyên tắc tương tự; (ii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án; (iii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án có tính chất mềm dẻo, linh hoạt hơn hoạt động áp dụng văn bản pháp luật. 2.3.2. Cơ sở lý luận về vai trò áp dụng án lệ của tòa án Nhìn chung, lý do tòa án cần thực chức năng áp dụng án lệ ở các nước common law lẫn các nước civil law cơ bản là giống nhau bao gồm: (i) tòa án tuân theo án lệ nhằm đạt được sự nhất quán và sự thống nhất của pháp luật; (ii) tòa án tuân theo án lệ nhằm đạt được sự công bằng và bình đẳng trước pháp luật; (iii) tòa án tuân theo án lệ nhằm bảo đảm được sự ổn định và sự chắc chắn của pháp luật. 21 2.3.3. Các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án 2.3.3.1. Nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) mặc dù nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở các nước common law (nghĩa vụ chính thức - de jure obligation) và ở các nước civil law (nghĩa vụ thực tế - de facto obligation) nhưng xét về bản chất thì các tòa án ở cả hai truyền thống pháp luật đều bắt buộc tuân theo án lệ nhằm bảo sự công bằng và áp dụng pháp luật thống nhất; (ii) nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở các nước common law dựa vào thứ bậc của hệ thống tòa án nên các án lệ của tòa phúc thẩm trung gian có giá trị bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới, nhưng nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở các nước civil law chú trọng vào giá trị của án lệ chứ không dựa vào thứ bậc hệ thống tòa án; (iii) ở các quốc gia ngày nay, lý giải về cơ sở của nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án không chỉ dựa vào thứ bậc của hệ thống tòa án mà còn dựa vào giá trị của án lệ. 2.3.3.2. Vấn đề không áp dụng án lệ Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) tòa án bác bỏ án lệ là cần thiết nhằm tránh tình trạng áp dụng án lệ quá cứng nhắc có thể dẫn đến sự bất công; (ii) nếu sử dụng hình thức bác bỏ án lệ công khai sẽ giúp các tòa án dễ dàng xác định các án lệ không còn có giá trị áp dụng hơn là hình thức bác bỏ ngầm định. 2.3.3.3. Vấn đề xác định yếu tố bắt buộc của án lệ Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) xác định yếu tố bắt buộc của án lệ là việc làm cần thiết và quan trọng trong hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law lẫn ở các nước civil law; (ii) yếu tố bắt buộc của án lệ ở các nước common law (ratio decidendi or holding) hay civil law (court ruling) đều tồn tại dưới dạng một quy tắc xử sự có cấu trúc “nếuthì.”; (iii) đề cập đến vấn đề xác định yếu tố bắt buộc của án lệ là dựa trên luận điểm của học thuyết thực chứng pháp lý trong khuôn khổ phân tích. 2.3.3.4. Vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ Tác giả luận án đưa ra một số nhận xét và đánh giá về vấn đề này như sau: (i) tòa án ở các nước common law lẫn các nước civil law đều quan tâm đến vấn đề hiệu lực thời gian của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia đều không có văn bản pháp luật quy định rõ ràng thời điểm bắt đầu và 22 chấm dứt hiệu lực của án lệ; (ii) ở các nước civil law có khuynh hướng sử dụng hình thức hiệu lực bất hồi tố của án lệ, ngược lại, phần lớn các nước common law có khuynh hướng phổ biến cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: Tác giả luận án có một số kết luận trong chương này như sau: Thứ nhất, chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án là các chức năng quan trọng và phổ biến ở các nước common law lẫn các nước civil law. Tòa án thực hiện các chức năng này không những có thể bổ trợ cho chức năng lập pháp của nghị viện là lấp các lỗ hổng của văn bản pháp luật, mà còn bảo đảm công lý cho các chủ thể khác nhau trong xã hội trong trường hợp văn bản pháp luật cứng nhắc. Qua đó, tòa án góp phần tích cực và quan trọng vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền cũng như bảo đảm việc thực thi các quyền con người. Thứ hai, chức năng tạo lập án lệ của tòa án có nhiều điểm đặc thù khác với chức năng ban hành văn bản pháp luật của nghị viện hoặc chính phủ như: tòa án tạo lập án lệ gắn liền với chức năng giải quyết vụ việc cụ thể; tòa án tạo lập án lệ bị giới hạn trong phạm vi các vấn đề pháp lý mới phát sinh chưa được văn bản pháp luật quy định, hoặc có quy định nhưng chưa cụ thể, hoặc có quy định nhưng cứng nhắc; thường không có văn bản pháp luật quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền tạo lập án lệ; tòa án tạo lập án lệ dưới hình thức các quy tắc ngầm định. Tương tự, chức năng áp dụng án lệ của tòa án cũng có nhiều điểm khác với hoạt động áp dụng văn bản pháp luật như: hoạt động áp dụng án lệ của tòa án thường được thực hiện theo yêu cầu của nguyên tắc tương tự; hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án; hoạt động áp dụng án lệ của tòa án có tính chất mềm dẻo, linh hoạt hơn hoạt động áp dụng văn bản pháp luật. Thứ ba, chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án có nhiều điểm đặc thù nhưng trong đó có hai đặc điểm quan trọng nhất tạo ra sự khác biệt về bản chất giữa hoạt động tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án với với hoạt động ban hành và áp dụng văn bản pháp luật như sau: (i) tòa án tạo lập án lệ gắn liền với chức năng giải quyết vụ việc cụ thể. Điều này có nghĩa rằng tòa án không được quyền ban hành án lệ dưới hình thức văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật chung và xác định hiệu lực của chúng. Yêu cầu này nhằm bảo đảm hoạt động tạo lập án lệ của tòa án không xâm phạm quyền lập pháp của nghị viện; (ii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc của hệ thống tòa án chứ không dựa vào hiệu lực pháp lý của án lệ. Vì vậy, thông thường ở các nước sử dụng án lệ 23 không ban hành văn bản pháp luật để quy định thời điểm có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của một án lệ nhất định. Thứ tư, mặc dù chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và các nước civil law có nhiều điểm khác biệt nhưng đều dựa trên những nguyên tắc, nguyên lý nhất định. Vì vậy, chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án dù là ở các nước common law hay ở các nước civil law đều thực hiện theo các quy tắc hay quy ước tập quán được thể hiện thông các vấn đề cơ bản như sau: - Chức năng tạo lập án lệ: thẩm quyền tạo lập án lệ; phạm vi tạo lập án lệ; phương pháp lập luận tạo lập án lệ; công bố án lệ. - Chức năng áp dụng án lệ: nghĩa vụ tuân theo án lệ; không tuân theo án lệ; xác định yếu tố bắt buộc của án lệ; xác định hiệu lực thời gian của án lệ. Thứ năm, những quy tắc tập quán liên quan đến các vấn đề cơ bản của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án giữa các quốc gia thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau vừa có điểm giống nhau, vừa có những sự khác biệt nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm chỉ ra những nguyên tắc chung trong hoạt động xây dựng và áp dụng lệ ở các nước common law và civil law là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị đối với chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam. Bên cạnh đó, lý giải những điểm khác biệt về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law xuất phát từ truyền thống, văn hóa pháp lývv cũng vô cùng hữu ích cho việc chọn mô hình chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án cũng như kế thừa các giá trị phù hợp cho Việt Nam. CHƢƠNG 3: CHỨC NĂNG TẠO LẬP ÁN LỆ CỦA TÕA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN 3.1. Thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam 3.1.1.Quan niệm về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam Tác giả luận án nhận thấy quan điểm về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam khác với quan niệm ở các nước common law và civil law ở những điểm sau: (i) thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án được quy định chính thức trong văn bản pháp luật. Trong khi đó, ở các nước common law và civil law thường không có văn bản pháp luật quy định thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án: (ii) xác định rõ tòa án 24 nào có thẩm quyền tạo lập án lệ. Trong khi đó, thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án nên thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law gắn liền với chức năng xét xử giải quyết vụ việc cụ thể. Sự khác biệt này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi quan điểm thực chứng pháp lý. 3.1.2.Cơ sở pháp lý Hiện nay, thẩm quyền ban hành án lệ được Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC năm 2015 chính thức ghi nhận. 3.1.3.Một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án Theo tác giả luận án, các quy định về thẩm quyền có những bất cập, hạn chế như sau: Thứ nhất, pháp luật quy định về thẩm quyền tạo lập án lệ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Thứ hai, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm bảo đảm được chất lượng “đầu ra” của án lệ chứ không thể kiểm soát được chất lượng “đầu vào” vào của án lệ. Thứ ba, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm công nhận hiệu lực pháp lý của án lệ vô hình chung đã trao thêm cho TANDTC chức năng lập pháp tách khỏi chức năng xét xử - giải quyết vụ việc cụ thể của tòa án. Thứ tư, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ có thể dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa giải pháp pháp lý của án lệ với quyết định giải quyết của tòa án trong quá trình tố tụng. Thứ năm, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ đã hạn chế đáng kể vai trò bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất của các bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới nhưng chưa được công bố làm án lệ. 3.1.4.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, pháp luật hiện hành nên thay đổi theo hướng xác định thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án gắn liền với chức năng xét xử giải quyết vụ việc cụ thể. 25 Thứ hai, bước đầu pháp luật nên quy định theo hướng tập trung vào thẩm quyền tạo lập án lệ cho TANDTC và TAND cấp cao chứ không nên quy định đối tượng các bản án, quyết định của TAND tất cả các cấp đều có thể được lựa chọn làm án lệ như hiện nay. 3.2. Phạm vi tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam 3.2.1.Các trường hợp tòa án tạo lập án lệ trong thực tiễn tư pháp Quan sát 16 án lệ đã được công bố trong thời gian qua có thể thấy rằng tòa án tạo lập án lệ trong các trường hợp sau: Thứ nhất, tòa án tạo lập án lệ trong trường hợp văn bản pháp luật có quy định nhưng ở dạng “khung” mang tính khái quát nên cần tòa án giải thích cụ thể quy định này. Thứ hai, tòa án tạo lập án lệ trong trường hợp văn bản pháp luật không có quy định. Thứ ba, tòa án tạo lập án trong trường hợp văn bản pháp luật có quy định nhưng quá cứng nhắc. 3.2.2.Những kiến nghị đối với vấn đề phạm vi tạo lập án lệ của tòa án Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, đối với trường hợp tòa án tạo lập án lệ nhằm giải thích các quy định mang tính khái quát. Trường hợp này đòi hỏi tòa án giải thích pháp luật dựa trên những nguyên tắc và phương pháp nhất định. Thứ hai, đối với trường hợp tòa án tạo lập án lệ khi văn bản pháp luật không có quy định, hoặc có quy định nhưng cứng nhắc cần bảo đảm tính “hợp lý” của các phán quyết tư pháp. Thứ ba, pháp luật Việt Nam nên bổ sung trường hợp tòa án tạo án lệ thông qua hoạt động giải thích Hiến pháp. 3.3. Phƣơng pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam 3.3.1.Các phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án phổ biến hiện nay Các phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án phổ biến ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Thứ nhất, phong cách lý lẽ tạo lập án lệ của tòa án Việt Nam không theo logic diễn dịch của tòa án ở các nước civil law mà gần giống với logic quy nạp của tòa án ở các nước common law. 26 Thứ hai, phong cách lý lẽ tạo lập án lệ của tòa án Việt Nam mang tính chất áp đặt chứ không mang tính tranh luận. Thứ ba, lập luận trong các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam thường không viện dẫn các điều khoản trong các văn bản pháp luật làm cơ sở để giải quyết vụ việc. 3.3.2.Những kiến nghị đối với phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án nhằm nâng cao chất lượng án lệ Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, phần lập luận trong các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam cần bổ sung thêm phương pháp lập luận tạo lập án lệ mang tính tranh luận và hợp lý thay cho phong cách lý lẽ tạo lập án lệ mang tính áp đặt như hiện nay. Thứ hai, phần lập luận trong bản án, quyết định của tòa án ở Việt Nam cần bổ sung các căn cứ pháp lý là các điều khoản trong văn bản pháp luật trong các trường hợp tòa án tạo lập án lệ nhằm giải thích các quy định mang tính khái quát và văn bản pháp luật có quy định nhưng cứng nhắc. Thứ ba, phần lập luận trong các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam cần bổ sung thêm phong cách lý lẽ tạo lập án lệ theo logic diễn dịch nhằm tạo ra một quy phạm mang tính khái quát để áp dụng về sau. 3.4. Vấn đề công bố án lệ ở Việt Nam 3.4.1.Cơ sở pháp lý Hiện nay, Nghị quyết số 03/2015/ NQ – HĐTP năm 2015 quy định quy trình lựa chọn các bản án, quyết định công bố làm án lệ đầy đủ về: hình thức công bố án lệ; cách thức công bố; nội dung công bố; phương thức công bố. 3.4.2.Một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về vấn đề công bố án lệ Theo tác giả luận án, các quy định của pháp luật đối với hoạt động công bố án lệ trong Nghị quyết số 03/2015/ NQ – HĐTP năm 2015 có những hạn chế như sau: (i) quy định trình tự, thủ tục lựa chọn bản án, quyết định để công bố làm án lệ quá chặt chẽ, kéo dài và có quá nhiều chủ thể tham gia sẽ làm cho hoạt động tạo lập án lệ của tòa án trở nên kém hiệu quả; (ii) công bố án lệ theo mẫu có thể làm cho phần nội dung án lệ sai lệch với phần khái quát nội dung của án lệ gây ra khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng; (iii) về đối tượng được lựa chọn công bố làm án lệ không giới hạn các bản án, quyết định lựa chọn để công làm 27 án lệ nên công việc lựa chọn gặp rất nhiều khó khăn; (iv) công bố án lệ là hình thức nhằm xác định hiệu lực pháp lý của án lệ sẽ làm hạn chế vai trò bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất của các bản án, quyết định có giải pháp pháp lý mới nhưng chưa được công bố làm án lệ. 3.4.3.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề công bố án lệ Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, thay vì dàn trải, pháp luật nên thay đổi theo hướng tập trung vào các bản án, quyết định của TANDTC và TAND cấp cao. Thứ hai, về trình tự và thủ tục công bố án lệ, pháp luật nên thay đổi theo hướng đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho án lệ được hình thành nhanh chóng và kịp thời khắc phục lỗ hổng của văn bản pháp luật. Thứ ba, pháp luật nên quy định công bố án lệ dưới hình thức bản án, quyết định của tòa án có thể kèm theo phần tóm tắt thay cho hình thức công bố án lệ mẫu như hiện nay nhưng cần phải cải cách viết phần lập luận trong bản án, quyết định KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: Tác giả luận án có một số kết luận trong chương này như sau: Thứ nhất, hầu hết các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập án lệ của tòa án như thẩm quyền tạo lập án lệ, phạm vi tạo lập án lệ, công bố án lệ đều được pháp luật Việt Nam quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định của pháp luật hiện hành chưa phù hợp với bản chất của chức năng tạo lập án lệ của tòa án cũng như không dựa trên những nguyên tắc, xu hướng chung được thừa nhận rộng rãi ở các nước sử dụng án lệ trên thế giới. Cụ thể: Một là, quy định TANDTC có quyền công bố án lệ dưới hình thức các quy phạm mang tính khái quát và xác định hiệu lực pháp lý của chúng. Điều này đã tách chức năng tạo lập án lệ của tòa án ra khỏi chức năng xét xử. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia chức năng tạo lập án lệ của tòa án luôn gắn liền với chức năng xét xử - giải quyết vụ việc cụ thể của tòa án; Hai là, các quy định pháp luật hiện hành chủ yếu chỉ nhằm tập trung kiểm soát chất lượng “đầu ra” của án lệ chứ không chú trọng chất lượng “đầu vào” của án lệ. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia đều tập trung chất lượng “đầu vào” của án lệ - nâng cao chất lượng các bản án, quyết định, ví dụ như, Hà Lan. 28 Thứ hai, việc các phương pháp lập luận mang tính tranh luận, hợp lý nhằm tạo ra giá trị hay sức thuyết phục án lệ vẫn chưa được các tòa án quan tâm đúng mức trong hoạt động tạo lập án lệ. Thứ ba, để khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam trong thời gian tới, pháp luật hiện hành cần phải thay đổi theo các hướng sau: Một là, không tách chức năng tạo lập án lệ của tòa án ra khỏi chức năng xét xử, nghĩa là tòa án ban hành bản án, quyết định giải quyết vụ việc cũng chính là tòa án có thẩm quyền tạo lập án lệ; Hai là, tập trung lựa chọn các bản án, quyết định của TAND cấp cao và TANDTC; Ba là, đơn giản hóa thủ tục lựa chọn các bản án, quyết định công bố làm án lệ nhằm phát huy tối đa vai trò của án lệ trong việc bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất, tạo điều kiện cho án lệ được hình thành nhanh chóng khắc phục kịp thời các lỗ hổng của văn bản quy phạm pháp luật. Thứ tư, các tòa án Việt Nam cần phải tích cực tiếp nhận các phương pháp lập luận tạo lập án lệ mới như phương pháp lập luận mang tính hợp lý, tính tranh luận nhằm nâng cao chất lượng của án lệ. Dĩ nhiên, để có thể có các án lệ có chiều sâu và sức thuyết phục cao thì nâng cao trình độ lý luận, kỹ thuật nghiệp vụ cho các thẩm phán phải được xem là điều kiện tiên quyết. CHƢƠNG 4: CHỨC NĂNG ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÕA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN 6.1. Nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở Việt Nam 6.1.1. Quan niệm về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở Việt Nam Tác giả luận án cho rằng, quan niệm về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án khác với quan niệm phổ biến ở các nước sử dụng án lệ trên thế giới: (i) nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án chỉ bắt buộc nếu có văn bản pháp luật quy định chính thức nghĩa vụ này: (ii) tòa án tuân theo án lệ bởi vì án lệ có hiệu lực pháp lý chứ không phải vì án lệ có giá trị. Tương tự như quan niệm thẩm quyền tạo lập án lệ, quan niệm bị ảnh hưởng chủ yếu từ quan điểm thực chứng pháp lý tồn tại phổ biến ở Việt Nam. 29 6.1.2. Cơ sở pháp lý Hiện nay, nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án Việt Nam không những được quy định trong Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP mà còn quy định trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật nội dung lẫn lĩnh vực pháp luật hình thức (tố tụng) như BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015, Luật TTHC năm 2015. 6.1.3. Một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án Theo tác giả, các quy định về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án và hiệu lực pháp lý của án lệ dẫn đến những hạn chế như sau: (i) pháp luật quy định tòa án “phải” tuân theo án lệ có thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong trường hợp cho phép tòa án bác bỏ án lệ; (ii) pháp luật quy định tòa án tuân theo án lệ bởi án lệ có hiệu lực pháp lý sẽ dẫn đến nguy cơ tòa án áp dụng án lệ một cách cứng nhắc. 6.1.4. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định mang tính “mềm hóa” nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án. Thứ hai, pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án xuất phát từ giá trị của án lệ và thứ bậc của hệ thống tòa án chứ không phải từ hiệu lực pháp lý của án lệ. 6.2. Vấn đề không áp dụng án lệ ở Việt Nam 6.2.1. Cơ sở pháp lý Pháp luật quy định tòa án không tuân theo án lệ trong các trường hợp sau: Thứ nhất, tòa án không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản pháp luật tại khoản 3, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP. Thứ hai, tòa án không áp dụng án lệ do án lệ không còn phù hợp tại khoản 4, Điều 8 của Nghị quyết 03. 6.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại của pháp luật hiện hành về vấn đề không áp dụng án lệ Theo tác giả, quy định các trường hợp tòa án không áp dụng án lệ có những hạn chế như sau: (i) quy định trường hợp không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của 30 văn bản pháp luật bằng cách liệt kê nhưng không đầy đủ; (ii) tại khoản 4, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ do “có sự chuyển biến của tình hình” dẫn đến án lệ không phù hợp vẫn chưa hợp lý. 6.2.3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề không áp dụng án lệ Tác giả luận án có một kiến nghị như sau: Thứ nhất, pháp luật nên quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến án lệ không phù hợp mang tính khái quát chứ không nên sử dụng phương pháp liệt kê các loại văn bản quy pháp luật. Thứ hai, pháp luật nên quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ bởi các nguyên nhân khác (không phải do sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật) theo hướng “mở” hơn chứ không nên giới hạn trong phạm vi “do có sự chuyển biến của tình hình”. 6.3. Vấn đề xác định yếu tố bắt buộc của án lệ ở Việt Nam 6.3.1. Một số khó khăn còn tồn tại trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ Tác giả luận án nhận thấy vẫn còn một số khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ như sau: (i) vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định yếu tố bắt buộc nằm ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” hay phần “Nội dung án lệ” theo mẫu án lệ đã công bố; (ii) khó khăn trong việc xác định phạm vi của yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng; (iii) TANDTC chưa thật sự chú trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng áp dụng cho các thẩm phán dẫn đến tình trạng các thẩm phán hiểu và áp dụng án lệ không đúng. 6.3.2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, cần thay đổi cách thức công bố án lệ theo hướng công bố toàn bộ nội dung bản án, quyết định của tòa án được lựa chọn làm án lệ và có thể công bố kèm theo Phần tóm tắt nội dung án lệ chứ không theo mẫu như hiện nay. 31 Thứ hai, cần phải có phương pháp xây dựng yếu tố bắt buộc của án lệ trong phần lập luận của bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới. Thứ ba, TANDTC cần nhanh chóng mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho các thẩm phán trong việc xác định tình tiết tương tư. 6.4. Vấn đề xác định hiệu lực về thời gian của án lệ ở Việt Nam 6.4.1. Cơ sở pháp lý Pháp luật Việt Nam có quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ tại khoản 1, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP và Điều 9 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP. 6.4.2. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về vần đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ Tác giả luận án nhận thấy rằng các quy định của pháp luật về hiệu lực thời gian của án lệ có một số điểm hạn chế sau: (i) mặc dù pháp luật có quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ nhưng không quy định rõ cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố hay không; (ii) nếu xác định rõ thời điểm có hiệu lực của án lệ và chỉ áp dụng hiệu lực về sau thì có thể dẫn tình trạng bất bình đẳng, nguyên tắc tương tự sẽ bị gián đoạn do áp dụng hiệu lực thời gian của án lệ. 6.4.3. Những kiến nghị đối với vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ Tác giả luận án có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, pháp luật không nên quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ như hiện nay. Thứ hai, pháp luật nên quy định cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố sử dụng hình thức xác định hiệu lực bất hồi tố của án lệ - “Non – retroactivity” đối với trường hợp thay thế án lệ. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4: Tác giả luận án có một số kết luận trong chương này như sau: Thứ nhất, cũng giống như chức năng tạo lập án lệ của tòa án, phần lớn các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án như nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án, vấn đề không áp dụng án lệ, vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ đều được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, do xuất phát từ quan niệm thực chứng pháp lý đã dẫn đến các quy định của pháp luật không phù hợp với bản chất 32 của nguồn luật án lệ và bản chất của hoạt động áp dụng án lệ của tòa án cũng như các nguyên tắc và khuynh hướng ở các nước trên thế giới. Cụ thể: Một là, quy định về thời điểm có hiệu lực và chấm dứt hiệu của án lệ dẫn đến nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án quá cứng nhắc, tòa án tuân theo án lệ vì án lệ có hiệu lực. Trong khi đó, ở hầu hết các nước common law lẫn các nước civil law, tòa án tuân theo án lệ chủ yếu vì các án lệ có giá trị (chứa đựng giải pháp lý hợp lý) chứ không phải vì án lệ có hiệu lực pháp lý. Hai là, cách thức công bố án lệ của Việt Nam hiện nay cũng gây ra khó khăn và lúng túng cho các tòa án xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ. Yếu tố bắt buộc nằm ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” hay phần “Nội dung án lệ” theo mẫu án lệ đã công bố? Đây vẫn còn là một vấn đề gây ra tranh cãi và chưa có sự thống nhất. Thứ hai, về thực tiễn, các thẩm phán dường như vẫn chưa được trang bị kỹ càng về phương pháp và kỹ năng xác định tình tiết tương tự nên thực tiễn đã xuất hiện việc xác định tình tiết tượng khác nhau giữa các tòa án khi cùng áp dụng một án lệ. Thứ ba, để có thể nâng cao hiệu quả của chức năng áp dụng án lệ trong thời gian tới, pháp luật hiện hành cần thay đổi theo hướng: Một là, pháp luật nên quy định “mềm hóa” nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án; Hai là, không nên quy định công bố án lệ theo mẫu như hiện nay tránh gây khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng. Ba là, pháp luật không nên quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực pháp lý của án lệ như hiện nay và cũng nên dựa vào nguyên tắc phổ biến được các nước áp dụng là hiệu lực bất hồi tố (non - retroactivity) khi thay thế án lệ. Thứ tư, cần phải có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng áp dụng án lệ của tòa án trong thực tiễn tư pháp như sau: (i) nhanh chóng mở các khóa đào tạo cho các thẩm phán về kỹ năng xác định tình tiết tương tự; (ii) khuyến khích các thẩm phán tham gia vào hoạt động bình luận án lệ và bình luận án; (iii) thường xuyên rà soát và tổng kết hoạt động áp dụng án lệ ở mỗi cấp tòa án; (iv) TANDTC cần phải chủ động thường xuyên tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các thẩm phán trong hoạt động áp dụng án lệ để có những hướng dẫn và giải quyết kịp thời những khó khăn cho các tòa án trong phạm vi cả nước. 33 KẾT LUẬN CHUNG: Toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án là quá trình chứng minh các giả thuyết nghiên cứu hay trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đối với câu hỏi thứ nhất: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau: Một là, nội dung của luận án đã xác định được bản chất, đặc trưng của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước common law và civil law: (i) bản chất của chức năng tạo lập án lệ của tòa án là sáng tạo pháp luật; (ii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án chứ không dựa vào hiệu lực pháp lý của án lệ; (iii) đưa ra khái niệm “chức năng tạo lập án lệ của tòa án” và “chức năng áp dụng án lệ của tòa án”. Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án nhằm tạo ra một bức tranh tổng thể về hai chức năng của tòa án: (i) các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập án lệ của tòa án: thẩm quyền tạo lập án lệ, phạm vi tạo lập án lệ, phương pháp lập luận tạo lập án lệ, công bố án lệ; (ii) các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án: nghĩa vụ tuân theo án lệ, vấn đề không áp dụng án lệ, xác định yếu tố bắt buộc của án lệ; xác định hiệu lực thời gian của án lệ. Ba là, luận án chỉ ra những khuynh hướng phát triển cơ bản của các chức năng này của tòa án ở các nước common law và civil law: (i) đối với chức tạo lập án lệ, khuynh hướng phát triển là cần bảo đảm yếu tố tư pháp “đầu ra” hay chất lượng các bản án, quyết định (án lệ); (ii) đối với chức năng áp dụng án lệ của tòa án, nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án ở các nước common law ban đầu là xuất phát từ giá trị của án lệ (trước thế kỷ XIX), đến tuân theo án lệ xuất phát từ giá trị pháp lý do bị ảnh hưởng bởi thuyết thực chứng pháp lý (từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX), sau đó có khuynh hướng kết hợp tuân theo án lệ bắt nguồn từ giá trị pháp lý và giá trị của án lệ; (iii) khuynh hướng xác định yếu tố bắt buộc của án lệ dựa trên quan điểm cấu trúc nhiều tầng của pháp luật; (iv) khuynh hướng xác định hiệu lực bất hồi tố của án lệ trong từng trường hợp cụ thể (Non - Retroactivity). Đối với câu hỏi thứ hai: thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam hiện nay có phù hợp và hiệu 34 quả không? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau: Một là, tác giả luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định về chức năng tạo lập án lệ: (i) quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC chỉ có thể bảo đảm chất lượng “đầu ra” của án lệ chứ không kiểm soát chất lượng “đầu vào”; (ii) quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC dẫn đến nguy cơ quyền sáng tạo pháp luật của tòa án xâm phạm đến quyền lập pháp của Quốc hội và có khả năng tạo ra mâu thuẫn nội dung của án lệ với các bản án, quyết định của tòa án giải quyết theo quá trình tố tụng; (iii) pháp luật hiện hành quy định quá chặt chẽ và phức tạp sẽ làm cho hoạt động tạo lập án lệ của tòa án trở nên kém hiệu quả cũng như làm chậm đi tiến độ hình thành án lệ và hạn chế số lượng án lệ. Hai là, tác giả luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định về chức năng áp dụng án lệ: (i) pháp luật quy định tòa án tuân theo án lệ xuất phát từ hiệu lực pháp lý của án lệ sẽ dẫn đến nguy cơ tòa án áp dụng án lệ cứng nhắc; (ii) quy định trường hợp không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản pháp luật bằng cách liệt kê nhưng không đầy đủ; (iii) quy định trường hợp không áp dụng án lệ do có sự chuyển biến của tình hình là không hợp lý; (iv) pháp luật quy định rõ thời điểm có hiệu lực của án lệ và chỉ áp dụng hiệu lực về sau thì có thể dẫn tình trạng bất bình đẳng, nguyên tắc tương tự sẽ bị gián đoạn do áp dụng hiệu lực thời gian của án lệ. Đối với câu hỏi thứ ba: hoàn thiện các quy định về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam dựa trên những cơ sở nào? Để pháp luật trong lĩnh vực này thực hiện tốt trong thực tiễn cần sửa đổi, bổ sung những nội dung nào? Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng này cần thực hiện cách biện pháp cụ thể nào? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau: Một là, tác giả luận án đưa ra các kiến nghị đối với các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng tạo lập: (i) pháp luật hiện hành nên thay đổi theo hướng xác định thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án gắn liền với chức năng xét xử - giải quyết vụ việc cụ thể kèm theo các thay đổi thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC trong Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; (ii) bổ sung quy định về thành lập Hội đồng Cố vấn án lệ (iii) pháp luật quy định thiết lập nên một cơ chế hay quy trình công bố án lệ mới: thành lập các bộ 35 phận chuyên trách ở TANTC và cấp cao, thay đổi các quy định về thời gian, thay đổi cách thức công bố án lệ. Hai là, tác giả luận án đưa ra các kiến nghị mới đối với các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng áp dụng án lệ: (i) pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định mang tính “mềm hóa” theo hướng nên sửa khoản 2 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP; (ii) pháp luật nên quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ do có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến án lệ không phù hợp mang tính khái quát chứ không nên sử dụng phương pháp liệt kê kèm theo sửa khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP; (iii) pháp luật nên quy định trường hợp tòa án không áp dụng án lệ bởi các nguyên nhân khác (không phải do sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật) theo hướng “mở” hơn chứ không nên giới hạn trong phạm vi “do có sự chuyển biến của tình hình” như hiện nay; (iv) pháp luật không nên quy định rõ thời điểm có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của án lệ kèm theo bãi bỏ các quy định tại khoản 1 Điều 8 và Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP, đồng thời sửa các quy định khoản 4,5 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP, bổ sung quy định về hủy bỏ hoặc thay thế án lệ của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Ba là, tác giả luận án cũng đưa ra kiến nghị mới về các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam: (i) các tòa án Việt Nam cần bổ sung thêm phương pháp lập luận tạo lập án lệ mang tính tranh luận và hợp lý thay cho phong cách lý lẽ tạo lập án lệ mang tính áp đặt như hiện nay; (ii) tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho các thẩm phán trong việc xác định tình tiết tương tự. Với kết quả của luận án này, tác giả mong muốn sẽ góp phần bổ sung các cơ sở, luận cứ khoa học cho các nhà lập pháp trong hoạt động ban hành các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, tác giả cũng hy vọng luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công việc thực tiễn như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư Qua đó, tác giả kỳ vọng có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam hiện nay. 36 NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. Đỗ Thanh Trung (2009), “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố. HCM. 2. Đỗ Thanh Trung (2012), “Án lệ: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4. 3. Đỗ Thanh Trung (2014), “Một vấn đề lý luận cần được thống nhất trước khi xây dựng và áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo “Án lệ trong hệ thống Thông luật và châu Âu lục địa: Hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố. HCM ngày 25 tháng 4 năm 2014. 4. Đỗ Thanh Trung (2016) “Án lệ trong hệ thống pháp luật common law”, Kỷ yếu hội thảo đề tài cấp bộ; “Tập quán pháp, tiền lệ pháp và đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố. HCM tháng 12 năm 2016. 5. Đỗ Thanh Trung (2016) “Chức năng tạo lập án lệ của tòa án”, Kỷ yếu hội thảo đề tài cấp bộ; “Tập quán pháp, tiền lệ pháp và đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố. HCM tháng 12 năm 2016. 6. Đỗ Thanh Trung (2016), “Vai trò tạo lập án lệ của tòa án”, Tạp chí Kiểm sát, số 11. 7. Đỗ Thanh Trung (2016), “Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống Thông luật”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2. 8. Đỗ Thanh Trung (2017), “Bàn về hiệu lực thời gian của án lệ”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 9. 9. Đỗ Thanh Trung (2018), “Bàn về nguyên tắc tương tự trong hoạt động áp dụng án lệ”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, Kỳ I. 10. Đỗ Thanh Trung (2018), “Hoạt động áp dụng án lệ của Tòa án: Một số bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 28 tháng 2 năm 2018. 37 11. Đỗ Thanh Trung (2018), “Án lệ - Một số bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện”, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 28 tháng 2 năm 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chuc_nang_tao_lap_va_ap_dung_an_le_cua_toa_a.pdf
Luận văn liên quan