Tóm tắt Luận án Cơ sở lý luận về hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng

Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam mà chưa nghiên cứu các khía cạnh khác liên quan biển thủ tài sản, chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia. Thông qua việc phân tích các hạn chế trong nghiên cứu, Luận án đề cập các khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai: - Về phạm vi của nội dung nghiên cứu, hành vi gian lận đối với hành vi biển thủ tài sản trong doanh nghiệp. - Về không gian của phạm vi nghiên cứu, mở rộng nghiên cứu đối với nhóm các CTNY theo đặc điểm ngành, các nhóm công ty không niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Về đối tượng khảo sát, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đối tượng khảo sát là cán bộ thanh tra thuế và các chuyên gia điều tra gian lận giúp nhìn nhận chính xác hơn về các hình thức gian lận BCTC.

pdf12 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Cơ sở lý luận về hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian gần đây, gian lận báo cáo tài chính (BCTC) ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho Chính phủ, CTNY và các nhà đầu tư, đe dọa làm mất đi niềm tin của thị trường tài chính, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các công ty rơi vào tình trạng tài chính cạn kiệt, kéo theo sự gia tăng không ngừng số lượng doanh nghiệp bị phá sản và trở thành động cơ cho các hành vi gian lận BCTC ngày càng tăng. Điều đó đã đặt ra nhu cầu bức thiết phải tăng cường quản lý và kiểm soát tốt hành vi gian lận BTCT của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có thể thống kê được những thiệt hại do hành vi gian lận trên BCTC gây ra trực tiếp về mặt kinh tế mà không thể đo lường được hết những thiệt hại vô hình không được biểu hiện bằng con số cụ thể như niềm tin và việc tác động xấu đến TTCK, bởi không phải tất cả những gian lận trên BCTC đều bị phát hiện. Theo ACFE (2014), chỉ có khoảng 3% trong tổng số các cuộc gian lận tài chính bị phát hiện tại các tập đoàn kinh tế trên thế giới 2014. Mặt khác, các kết quả kiểm toán chỉ có thể cho biết có xảy ra hiện tượng gian lận BCTC hay không nhưng lại không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận BCTC. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC sẽ làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách ban hành các chính sách kiểm soát hành vi gian lận BCTC phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đã có nhiều nghiên cứu về gian lận BCTC được thực hiện ở thế giới tập trung nhiều nhất tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc là nơi mà các đối tượng sử dụng BCTC đã nhận thức tốt được vai trò của tính trung thực, chính xác của thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì tính đến thời điểm này tại Việt Nam, những nghiên cứu thực chứng liên quan tới việc tìm kiếm, xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC 2 CTNY còn hạn chế mặc dù vấn đề này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà quản lý doanh nghiệp, người sử dụng BCTC, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. Thêm vào đó, những hạn chế của bản thân hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm riêng về báo cáo tài chính, về ngành nghề hoạt động của CTNY cũng gây nên lo ngại về sự xuất hiện của hành vi gian lận BCTC. Việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc thù của TTCK tại Việt Nam để nghiên cứu về các nhân tố có thể tác động tới hành vi gian lận BCTC là cần thiết. 1.2. Tổng quan nghiên cứu 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC tính đến nay chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau của hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS (số 16, số 53, số 82, số 99) và ISA số 240. Một điểm khác biệt rất dễ nhận thấy đó là có những nghiên cứu được tiến hành với một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng trong khi một số nghiên cứu khác lại chỉ đi tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể. Nghiên cứu nhân tố tác động đến hành vi gian lận cáo cáo tài chính được nghiên cứu dựa chủ yếu trên lý thuyết bàn cân gian lận với các dấu hiệu báo động đỏ (Red flags) được khởi xướng bởi Romney & cộng sự (1980) và lý thuyết tam giác gian lận (Fraud Triangle) Cressey (1953). Tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến đề tài này cũng đã được bàn luận đến nhưng chủ yếu là dưới góc độ kiểm toán BCTC, hành vi điều chỉnh lợi nhuận mà trong đó các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC không phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính mà chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu, do đó các nghiên cứu về nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC chưa được hệ thống đầy đủ và cũng chưa lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hành vi gian lận báo cáo chính (Ngô Thị Thu Hà, 2007; Hà Hồng Hạnh, 2012; Nguyễn Thị Phương, 2012). Về mô hình nghiên cứu, để phát hiện hành vi gian lận BCTC, các nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994), Healy (1985) và Jones (1991) sử dụng mô hình dồn tích có điều chỉnh (Discretionary accruals models). Ngoài ra có thể kể đến mô hình F-score của Dechow và các cộng sự (2011). Mô hình này cũng được phát triển dựa trên M-score của Beneish, bổ sung các biến số phi tài chínhvà dữ liệu thị trường ngoài các biến số từ BCTC. Tại Việt 3 Nam, có một số nghiên sử dụng mô hình dồn tích như gồm có: Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Phan Thị Thùy Dương (2015). Sử dụng kỹ thuật thống kê tiêu biểu gồm nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2013) và nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên Trân, 2014 và Hoàng Khánh & Trần Thị Thu Hiền, 2015 áp dụng mô hình Beneish dự đoán sai sót trọng yếu trong BCTC (Phụ lục 2.2). Hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu của luận án cho thấy đây là một công trình được thực hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết, trong bối cảnh đặc thù của một TTCK mới nổi và các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC chưa nhiều. Luận án thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế về cơ sở lý thuyết, về lựa chọn quy mô biến và về phương pháp của những nghiên cứu trước đây đặc biệt là những nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu (1) Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới hành vi gian lận BCTC, xác định nội dung các lý thuyết nền tảng phù hợp vận dụng vào nghiên cứu, nội dung, cách thức của các hành vi gian lận BCTC. (2) Xác định các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY phù hợp với bối cảnh thực tế của TTCK Việt Nạm. (3) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi gian lận BCTC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát thực tế. (4) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp cho Nhà nước, KTV trong việc kiểm soát và phát hiện, dự báo hành vi gian lận BCTC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Cơ sở lý thuyết nào được dùng làm nền tảng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC? Câu 2: Có những nhóm nhân tố nào tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 4 Câu 3: Mức độ tác động của các nhóm nhân tố động cơ/áp lực, cơ hội và thái độ đến hành vi gian lận BCTC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay như thế nào? Câu 4: Các khuyến nghị nhằm kiểm soát tối đa hành vi gian lận BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC tại các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc nhìn của KTV độc lập thuộc các công ty kiểm toán được chấp thuận. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC dựa trên mô hình tam giác gian lận với cơ sở hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240) và các dấu hiệu đỏ trong mô hình bàn cân gian lận về khía cạnh quản lý thực tiễn. Nghiên cứu này lựa chọn các Công ty Cổ phần phi tài chính trên TTCK Việt Nam. 1.5. Các đóng góp mới của luận án 1. Xác định được các cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp với bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY. 2. Thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực thị trường chứng khoán, tài chính, kiểm toán, tác giả đã phát triển mới 10 tiêu chí đo lường 3 biến độc lập thuộc nhóm nhân tố cơ hội bao gồm Môi trường pháp lý, Môi trường kinh tế vĩ mô và Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC) cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. 3. Xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả kiểm định thông qua việc khảo sát 485 KTV cho thấy: trong 12 biến độc lập mang ý nghĩa thống kê giải thích nguyên nhân xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY thì có 8 biến mang dấu dương, chứng tỏ tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa các biến này đến biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC. 4 biến còn lại là Đặc tính của HĐQT, Kiểm soát của Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Trình độ chuyên môn của BGĐ có mức tương quan âm đến 5 hành vi gian lận BCTC, chứng tỏ rằng mức độ tác động của các nhân tố này càng lớn thì càng hạn chế được khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 1.6. Quy trình nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của Luận án được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 1.7. Kết cấu của Luận án Luận án được chia thành 5 chương có kết cấu chặt chẽ với nhau. Bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hành vi gian lận báo cáo tài chính công ty niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị. Kết quả NC 3. ðánh giá mức ñộ tác ñộng các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 4. ðề xuất các khuyến nghị. - Tổng quan - NC ñịnh tính (Phỏng vấn sâu) NC ñịnh lượng (Khảo sát) Mục tiêu nghiên cứu 1. Xây dựng mô hình nghiên cứu. 2. Xác định các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY. Phương pháp nghiên cứu 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.1. Khái quát về gian lận báo cáo tài chính 2.1.1. Khái niệm gian lận và gian lận báo cáo tài chính 2.1.1.1. Khái niệm gian lận Trên thế giới, Edwin H. Sutherland - nhà nghiên cứu về tội phạm người Mỹ là người đã khai sinh ra thuật ngữ “white - collar crime”, để ám chỉ tới hành vi gian lận do những nhà quản trị cao cấp của công ty gây ra nhằm lường gạt công chúng. Các nghiên cứu sau này đều sử dụng thuật ngữ này để thay thế cho thuật ngữ gian lận thông thường. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu đến hành vi gian lận dựa trên cơ sở hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240). Theo VSA 240, “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ 3 thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”. 2.1.1.2. Khái niệm hành vi gian lận BCTC Dựa trên thuật ngữ “white - collar crime” của Edwin H. Sutherland thì gian lận BCTC là hành vi gian lận trong thường do các nhà quản lý gây ra. Khái niệm gian lận BCTC được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu đến hành vi gian lận báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240). Theo VSA số 240 và ISA số 240, “Gian lận trong lập BCTC là hành vi làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ kế toán; làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày hay cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trong BCTC; cố ý áp dụng sai, không tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong lập BCTC để lừa đảo người sử dụng BCTC ” (Bộ Tài chính, 2012). 2.1.1.2. Phân biệt gian lận và sai sót BCTC Để củng cố thêm luận cứ về hành vi gian lận BCTC, cần phân biệt giữa sai sót BCTC và hành vi gian lận BCTC để thấy được mức độ tinh vi và tính trọng yếu của hành vi này. Mặc dù về mặt khoa học sai sót và gian lận là khác xa nhau 7 song trên thực tế đây là các khía cạnh dễ bị nhầm lẫn xuất phát từ quan niệm về các nhân tố ảnh hưởng. Gian lận và sai sót đều là những sai phạm tiềm ẩn trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả trên báo cáo tài chính, phản ánh sai lệch tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp Trong khuôn khổ của Luận án, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hành vi gian lận BCTC do những ảnh hưởng mang tính chất lan tỏa của hành vi này đến các đối tượng tham gia TTCK và sự phát triển bền vững của CTNY trên TTCK. 2.1.2. Các hình thức gian lận báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu của COSO (2010), Ngô Thị Thu Hà (2007), ACFE (2012), Nguyễn Thị Hương Giang (2013), Lê Nguyễn Thế Cường (2013) đều cho thấy khai khống lợi nhuận/tài sản là hình thức phổ biến trong các hành vi gian lận BCTC của các CTNY. Vì thế, Luận án tập trung nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC phổ biến là hành vi khai khống lợi nhuận/tài sản. 2.1.3. Động cơ thực hiện hành vi gian lận báo cáo tài chính. Trong luận án này, tác giả khái quát một số động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC phổ biến đó là: sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ ba và mục tiêu tài chính. 2.1.4. Tác hại của hành vi gian lận báo cáo tài chính Đối với CTNY. Nếu các CTNY có hành vi gian lận BCTC bị phát hiện sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng khác như bị phá sản, uy tín của CTNY bị giảm sút nghiêm trọng. Đối với nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn được quan tâm nhiều nhất. Khi báo cáo tài chính sai lệch có chủ đích sẽ dẫn việc nhà đầu tư kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp vào doanh nghiệp niêm yết, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn thậm chí làm mất vốn bỏ ra. Đối với người cho vay đặc biệt là các tổ chức tín dụng như ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp có hành vi gian lận báo cáo tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tình trạng nợ xấu tồn đọng trong các ngân hàng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, làm giảm tăng trưởng kinh tế quốc gia. 8 Đối cơ quan thuế và các cơ quan liên quan: làm giảm số thuế phải nộp gây thất thoát thuế và làm giảm thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và thịnh vượng của quốc gia. 2.1.5. Một số vấn đề chung về thị trường chứng khoán và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tác động tới báo cáo tài chính. 2.1.5.1. Thị trường chứng khoán. Theo Luật Chứng Khoán của Việt Nam, Số 70/2006/QH11 và Luật bổ sung sửa đổi số 62/2010/QH12, “TTCK là một thị trường có tổ chức, nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán được niêm yết” 2.1.5.2. Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Đặc điểm của công ty niêm yết tác động đến báo cáo tài chính Những đặc điểm sau của CTNY có tác động đến BCTC như sau: - Về số lượng cổ đông: Số lượng cổ đông của CTNY khá phức tạp về số lượng và thay đổi theo từng thời điểm nên rất khó kiểm soát; - Về cơ chế quản lý: Hoạt động của CTNY chịu sự quản lý từ nhiều hệ thống pháp lý trong và ngoài công ty. Chính vì thế tạo nên áp lực rất lớn trong việc quản lý CTNY. - BCTC của CTNY đòi hỏi tính minh bạch cao và rất nhạy cảm : Tất cả những điều này có thể tạo nên động cơ để các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC để đáp ứng các kỳ vọng này. - Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các CTNY rất phức tạp và phong phú dẫn đến việc phát hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY gặp khó khăn, theo đó yêu cầu các KTV phải có kinh nghiệm, quy trình kiểm toán chuyên nghiệp, KTV hiểu biết sâu đa lĩnh vực kinh doanh của CTNY. - Việc theo dõi các chỉ tiêu trên BCTC khá phức tạp và thường xuyên có sự biến động, cũng là cơ hội để các CTNY có thể thực hiện hành vi gian lận BCTC vì mục đích tư lợi. - CTNY thường có quy mô hoạt động khác nhau, có thể là các công ty mẹ với nhiều công ty con, đầu tư chéo, hoạt động trên quy mô rộng khắp cả nước, khiến cho KTV khó phát hiện được hành vi gian lận BCTC nếu xảy ra. - Hệ thống kiểm soát nội bộ CTNY còn nhiều yếu điểm 9 2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi gian lận báo cáo tài chính của công ty niêm yết Lịch sử phát triển của các công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi gian lận thông qua các lý thuyết nền tảng sau: - Lý thuyết thông tin bất cân xứng - Lý thuyết đại diện - Lý thuyết bàn cân gian lận dựa trên các dấu hiệu đỏ - Lý thuyết tam giác gian lận 2.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết. Ngoài việc tổng quan các công trình nghiên cứu về chủ đề gian lận BCTC, luận án tập trung tổng kết những nghiên cứu liên quan về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Theo đó, các nhóm nhân tố bao gồm: 2.3.1. Nhóm nhân tố về động cơ/áp lực - Sự ổn định tài chính - Áp lực từ bên thứ 3 - Mục tiêu tài chính 2.3.2. Nhóm nhân tố về cơ hội - Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY - Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ - Quy mô CTNY - Đặc tính của HĐQT CTNY - Môi trường pháp lý - Môi trường kinh tế vĩ mô - Kiểm toán độc lập - Kiểm soát NN đối với hành vi gian lận BCTC 2.3.3. Nhóm nhân tố về thái độ - Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BLĐ - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BLĐ - Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BLĐ - Thái độ, tính chuyên nghiệp của BLĐ 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến dùng để đo lường các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu, đảm bảo thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hoá bằng thực tế. Trước tiên, phương pháp này thực hiện bằng cách nghiên cứu tài liệu và tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Từ đó xác định những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận BCTC. Tiếp theo, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc phỏng vấn sâu các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực chứng khoán – tài chính - kế toán. 3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành, tác giả sử dụng kết quả đó là cơ sở đầu vào cho phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát để thống kê mô tả về hành vi gian lận BCTC và tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận, thực trạng, kết quả phân tích tình huống và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu tam giác gian lận và mô hình bàn cân gian lận, để phát triển mô hình nghiên cứu của luận án Dựa trên mô hình nghiên cứu, giả thuyết thiết lập như sau: H: Các nhân tố áp lực/động cơ (ĐCAL), cơ hội (CH), thái độ (TĐ) của nhà quản lý có tác động tới gian lận trong lập BCTC của các CTPTCNY trên TTCK Việt Nam. Các nhân tố được lựa chọn khảo sát bao gồm 15 nhân tố (3nhân tố áp lực/động cơ, 8 nhân tố cơ hội, 4 nhân tố thái độ của nhà quản lý). Các nhân tố này được đánh giá có tính phổ biến và quan trọng thông qua kết quả của tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính - kế toán có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam. 11 Sơ đồ 4.1: Mô hình nghiên cứu Mẫu nghiên cứu (đối tượng khảo sát được lựa chọn) để gửi phiếu khảo sát là các Kiểm toán viên độc lập. Thu thập dữ liệu: Tổng số phiếu khảo sát tác giả đã phát ra là 650 phiếu, dưới 2 hình thức sau: Gửi phiếu khảo sát qua mail và gửi trực tiếp phiếu khảo sát tới đối tượng khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát thu hồi được là 485 phiếu hợp lệ Sự ổn định tài chính (H1) Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ (H14) Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ (H15) Nhân tố về động cơ/áp lực Nhân tố về cơ hội Nhân tố về thái độ Hành vi gian lận báo cáo tài chính Áp lực từ bên thứ 3 (H2) Mục tiêu tài chính (H3) Đặc điểm BCTC, ngành nghề và hoạt động của CTNY (H4) Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bô (H5) Quy mô CTNY (H6) Đặc tính của HĐQT CTNY (H7) Môi trường pháp lý (H8) Môi trường KTVM (H9) Kiểm toán độc lập (H10) Kiểm soát của NN đối với hành vi gian lận BCTC (H11) Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ (H12) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ (H13) 12 (chiếm 74,62%). Phiếu phản hồi có độ tin cậy cao và thể hiện đối tượng khảo sát có ý thức trả lời cũng như hiểu sâu về các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Sau đó, khai báo và nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS. Kiểm định độ tin cậy của thang đo đối với các biến nhân tố bằng chỉ số Cronbach Alpha. Cuối cùng đánh giá kết quả thống kê mô tả. Phương pháp xử lý dữ liệu Bước 1: Lượng hóa các tiêu chuẩn của từng nhóm nhân tố thông qua việc tính các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn Bước 2: Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng. Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phàn mềm xử lý SPSS 22 để loại bỏ tiêu chí quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn. Bước 4: Phân tích tương quan: Phân tích tương quan cho biết giữa các biến nghiên cứu trong mô hình có quan hệ với nhau hay không. Nếu hệ số tương quan bằng không thì có thể xem các biến là độc lập với nhau, hệ số tương quan khác không có thể xem các biến có mối quan hệ với nhau. Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các hệ số hồi quy. Phương trình hồi quy đa biến của mô hình nghiên cứu có dạng: GL = α+ β1TC + β2AL + β3MT + β4NN + β5KSNB + β6QM + β7HĐQT +β8PL + β9KTVM + β10KTĐL +β11KSNN + β12DĐ +β13CM +β14NT +β15CN + ei 13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả thông tin nhân khẩu học của đối tượng khảo sát Số lượng các đối tượng khảo sát trung bình trên 5 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ lớn hơn 90% và số lượng KTV có kinh nghiệm trong việc phát hiện gian lận chiếm 76,7% thì việc khảo sát các KTV này để đưa ra nhận định về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam là đáng tin cậy cho kết quả nghiên cứu của Luận án. 4.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả Đối với hình thức thực hiện hành vi gian lận BCTC, hình thức khai khống lợi nhuận/tài sản chiếm giá trị trung bình cao nhất là 2,91 điểm so với hai hình thức thực hiện gian lận BCTC còn lại. Trong đó, hình thức điều hòa lợi nhuận/tài sản là 2,85 điểm và hình thức gian lận ít phổ biến trong lập BCTC là khai giảm lợi nhuận/tài sản (2,74 điểm). Đối với nhân tố hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam về tiêu chí đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí dùng để đánh giá hành vi gian lận BCTC của các CTNY thường dựa theo tiêu chí Hình thức thực hiện tinh vi, khó phát hiện là phổ biến (4,48 điểm), tiếp đến là tiêu chí Quy mô thực hiện hành vi gian lận BCTC (4,71 điểm) và cuối cùng là tiêu chí Tần suất thực hiện hành vi gian lận (4,17 điểm). 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo, các chỉ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,8 chứng tỏ các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy đo lường tính phổ biến của các hình thức, cách thức và khoản mục dễ bị gian lận trong lập BCTC, các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNT trên TTCK Việt Nam. 14 4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả Dựa trên kết quả phân tích chạy trên phần mềm SPSS cho thấy các chỉ tiêu giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các nhân tố đều có giá trị cao, đều đó cho thấy các nhân tố có tác động nhiều đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo 15 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả dựa vào hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng đã loại ra hai tiêu chí đo lường là Các hoạt động kiểm tra, giám sát và Mức độ thay đổi chính sách thuế vì có hệ số tương quan thấp 4.3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA Việc sử dụng phương pháp phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp cho tác giả tóm tắt từ nhiều biến quan sát thành những thành phần tiềm ẩn chính đại diện được cho toàn bộ dữ liệu. Do phương pháp phân tích khám phá nhân tố không có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Hair và cộng sự, 1998). Vì thế, tác giả tiến hành phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập cùng một lượt và các biến phụ thuộc trong mô hình được phân tích riêng. Để có thể áp dụng được phân tích EFA thì các biến phải có liên hệ với nhau. Để đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố thu được từ kết quả phân tích EFA, tác giả lựa chọn các nhân tố có các tiêu chí: - Factor loading > 0.5 - 0.5 < KMO < 1 - Kiểm định Bartlett test có Sig < 0.05 - Phương sai giải thích > 50% Bộ công cụ có phương sai giải thích ở mức khá cao, kết quả này cũng phù hợp với kết quả của tác giả khi xây dựng bộ công cụ cũng như các tác giả trước đã sử dụng. Giải thích cho điều này có thể thấy rằng mỗi một phần của bộ công 15 cụ đều đánh giá về một vấn đề do đó ngay từ nội dung cơ bản đã chia ra các nhóm khác nhau. Điều này thể hiện mức độ ổn định của bộ công cụ khá cao. 4.3.4. Kết quả phân tích tương quan Mục đích của việc thực hiện phân tích tương quan nhằm xác định có hay không có mối liên hệ tuyến tính giữa Biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC và Biến độc lập là 15 nhân tố tác động nêu trên. Kết quả của phần phân tích này là cơ sở cho phân tích hồi quy. Đồng thời, việc phân tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Nếu hệ số tương quan bằng 0 thì có thể xem các biến là độc lập với nhau, hệ số tương quan khác 0 thì có thể xem các biến phân tích có mối quan hệ với nhau. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa các biến thu được như sau: Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, giá trị P-value tương ứng của từng biến độc lập với biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC của các CTNY đều có giá trị nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 và hệ số tương quan Pearson khác 0 chứng tỏ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan với nhau. 4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Phân tích hồi qui nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK tại Việt Nam. Do hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là khá chặt chẽ nên trước khi thực hiện phân tích hồi quy cần kiểm tra đa cộng tuyến. Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) để kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập. Điều kiện là VIF < 2 để không có hiện tượng đa cộng tuyến Nguyễn Đình Thọ (2013), (Đinh Phi Hổ, 2014). Kết quả tại cho thấy VIF của các biến đưa vào mô hình là rất thấp, đều nhỏ hơn 2. Vì vậy, hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến này.  Mức độ giải thích của mô hình Để đánh giá sự phù hợp của mô hình, chúng ta căn cứ vào giá trị F-statistic và Adjusted R2 16 Model Summaryb Model R R2 R2 hiệu chinh Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 ,757a ,573 ,560 ,21549 1,972 a. Predictors: (Constant), CN, HĐQT, ĐĐ, KTVM, KSNB, CM, MT, AL, NN, KTĐL, NT, TC, PL, QM, KSNN b. Dependent Variable: GL Giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R2) = 0,560. Tham số R bình phương điều chỉnh cho biết mức độ (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Trong trường hợp này, có thể nói sự biến động của biến phụ thuộc (hành vi gian lận BCTC) do tác động bởi các biến độc lập là 56%. Ngoài ra, hệ số Durbin –Watson = 1,972 gần bằng 2 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan.  Mức độ phù hợp của mô hình. Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp khi có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Phân tích phương sai (Analysis of Variance - ANOVA) được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. < 0,05), mô hình được xem là phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2013), (Đinh Phi Hổ, 2014). ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 29,265 15 1,951 42,015 ,000b Residual 21,778 469 ,046 Total 51,043 484 a. Dependent Variable:: GL b. Predictors: (Constant), CN, HĐQT, ĐĐ, KTVM, KSNB, CM, MT, AL, NN, KTĐL, NT, TC, PL, QM, KSNN Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có Sig. = 0.000, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. 17 Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK VN Hệ số hồi quy (Coefflcientsa) Biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig Correlations Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Zero - oder Partial Part Tolerance VIF 1 Hệ số chặn 2,682 ,118 22,810 ,000 TC ,038 ,012 ,108 3,169 ,002 ,335 ,145 ,096 ,781 1,280 AL ,038 ,011 ,112 3,352 ,001 ,357 ,153 ,101 ,813 1,229 MT ,035 ,011 ,106 3,207 ,001 ,304 ,146 ,097 ,830 1,205 NN ,034 ,011 ,100 2,959 ,003 ,292 ,135 ,089 ,798 1,253 KSNB ,012 ,014 ,033 ,898 ,370 ,247 ,041 ,027 ,669 1,495 QM ,025 ,015 ,063 1,736 ,083 ,270 ,080 ,052 ,691 1,447 HĐQT -,058 ,014 -,147 -4,213 ,000 -,383 -,191 -,127 ,745 1,341 PL ,046 ,012 ,136 3,877 ,000 ,401 ,176 ,117 ,736 1,359 KTVM ,005 ,012 ,013 ,409 ,683 ,106 ,019 ,012 ,948 1,055 KTĐL -,040 ,012 -,118 -3,271 ,001 -,374 -,149 -,099 ,693 1,442 KSNN -,071 ,013 -,205 -5,473 ,000 -,465 -,245 -,165 ,651 1,537 ĐĐ ,055 ,012 ,156 4,713 ,000 ,305 ,213 ,142 ,826 1,210 CM -,046 ,012 -,125 -3,916 ,000 -,222 -,178 -,118 ,894 1,119 NT ,053 ,014 ,126 3,752 ,000 ,322 ,171 ,113 ,811 1,234 CN ,046 ,014 ,114 3,376 ,001 ,375 ,154 ,102 ,794 1,259 a. Dependent Variable: GL Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS Các hệ số trong mô hình hồi quy và mức ý nghĩa p-value là những thông số quan trọng nhất để chúng ta đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình hồi quy đa biến. Phương trình hồi quy: GL = 2.682 + 0.038TC + 0.038AL + 0.035MT + 0.034NN - 0.058HĐQT +0.046PL - 0.040KTĐL - 0.071KSNN + 0.055ĐĐ - 0.046CM +0.053NT +0.046CN + ei 18 Tác giả tiến hành kiểm định để đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi gian lận gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thông qua đánh giá mức ý nghĩa của hệ số hồi quy βi với cặp giả thiết: H0: βi = 0 H1: βi ≠ 0 Kết quả kiểm định cho thấy có ý nghĩa với hệ số hồi quy của 3 nhóm nhân tố này nên có thể bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là các nhân tố thuộc các nhóm nhân tố về động cơ/áp lực và cơ hội, thái độ này thực sự có tác động đến hành vi gian lận gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Cụ thể như sau: Dựa vào bảng 4.1 ta thấy, có 12 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trong đó, có 8 biến độc lập có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc. Đó là cả 3 nhân tố của nhóm nhân tố động cơ/áp lực: sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ 3, mục tiêu tài chính, hệ số beta của các nhân tố này cho thấy: áp lực đến từ các nhân tố này càng cao thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam càng lớn. Tiếp đến là 3 nhân tố thuộc nhóm nhân tố về thái độ cũng có mối quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC và có ý nghĩa thống kê, cho thấy sự vi phạm về thái độ của BGĐ càng cao thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam càng nhiều. Cuối cùng là 2 nhân tố thuộc nhóm nhân tố về cơ hội cũng có mối quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC: đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY, môi trường pháp lý. Còn lại là 4 biến độc lập có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Đó là nhân tố kiểm toán độc lập có hệ số beta = -0.118 với mức ý nghĩa thống kê = 0.001< 0.05. Điều này cho thấy việc CTNY có sử dụng công ty kiểm toán thuộc BIG4 thì có tác động hạn chế hành vi gian lận BCTC so với các công ty không thuộc BIG4. Nhân tố kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC có hệ số beta = -0.205 với mức ý nghĩa thống kê = 0.000< 0.05, cho thấy mức tác động của nhân tố này càng cao thì hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam càng ít có cơ hội xảy ra. Các nhân tố đặc tính của HĐQT và trình độ chuyên môn của BGĐ cũng có mức tương quan âm đến hành vi gian lận BCTC, cho thấy rằng mức độ tác động của các nhân tố này càng lớn thì càng hạn chế được hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 19 CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5.1.1. Nhóm nhân tố về Động cơ/áp lực Nhóm nhân tố về Động cơ/ áp lực là nhóm nhân tố có các biến đều tác động thuận chiều tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trong đó, áp lực đối với BGĐ để đạt được các mục tiêu tài chính của BQT đặt ra; áp lực từ việc hoàn thành thủ tục yêu cầu niêm yết trên TTCK; lỗ từ hoạt động kinh doanh đe dọa khả năng phá sản hoặc hủy niêm yết trên TTCK; tỷ suất lợi nhuận hay kỳ vọng của bên thứ ba, BGĐ quá lạc quan về thông tin trong báo cáo thường niên, đã tạo ra động cơ khiến các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC. Điều này được giải thích bởi đặc điểm của TTCK Việt Nam, một thị trường còn nhiều bất cập, rủi ro và còn non trẻ, nhà đầu tư phần lớn là đầu tư ngắn hạn, chỉ quan tâm đến những CTNYcó mức sinh lời nhanh, thiếu các tổ chức tạo lập thị trường. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư Việt Nam khi tham gia vào thị trường thiếu sự am hiểu cơ bản cần thiết, thiếu tính phân tích và dự đoán, thường đầu tư theo yếu tố tâm lý và bị ảnh hưởng bởi cảm tính. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Việt Thành và cộng sự (2013) về tâm lý của các nhà đầu tư Việt Nam thì “các nhà đầu tư Việt Nam có tâm lý đầu tư bầy đàn, tâm lý đầu tư theo phong trào, thiếu kiến thức, thiếu kỳ vọng riêng”. Do thiếu sự chuyên nghiệp và thiếu kiến thức nên hầu hết các nhà đầu tư đôi khi chỉ quan tâm những công ty có lợi nhuận cao và liên tục, điều này khiến các CTNY gặp áp lực trong việc duy trì mức lợi nhuận cao và ổn định để giữ chân hoặc thu hút nhà đầu tư mới. Với những đặc điểm như vậy, rõ ràng cả phía cơ quan quản lý và bên đầu tư đều cần phải có những giải pháp bền vững nhằm chung tay xây dựng một TTCK đúng nghĩa, hiện đại và hiệu quả. Mặc khác, với thực trạng TTCK của Việt Nam hiện nay, các CTNY huy động vốn vẫn chủ yếu là từ kênh ngân hàng. Thị trường chứng khoán cần được cải thiện từng bước nhằm hướng tới việc xây dựng một thị trường vững mạnh, như vậy, áp lực trong mâu thuẫn của quan hệ đại diện giữa chủ nợ - nhà quản lý 20 (doanh nghiệp) sẽ giảm đi, nhà quản lý sẽ hạn chế vi phạm hợp đồng ràng buộc và từ đó có thể tác động tích cực tới việc cung cấp thông tin nhằm công bố những con số trung thực và hợp lý cho người sử dụng thông tin. Thông thường, khi đánh giá một CTNY, các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm tới khả năng sinh lời của cổ phiếu hay thông tin về kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013), do đó nếu CTNY hoạt động không có hiệu quả, giá cổ phiếu giảm thì sẽ khó thu hút được nhà đầu tư. Do đó, để duy trì sự ổn định tài chính, đạt được các mục tiêu tài chính, các CTNY trên TTCK Việt Nam sẽ tìm cách thực hiện hành vi gian lận BCTC. Đây cũng là cơ sở để giúp các nhà đầu tư đánh giá thận trọng hơn về hiệu quả kinh doanh của các CTNY được thể hiện trên BCTC nhằm đưa ra được quyết định đầu tư chính xác nhất. 5.1.2. Nhóm nhân tố về Thái độ Tiếp theo, nhóm nhân tố thứ hai tác động phổ biến tới gian lận trong lập BCTC là nhóm nhân tố về Thái độ (BGĐ cố tình can thiệp vào chính sách kế toán để chỉnh số liệu và BGĐ quan tâm quá mức cổ phiếu để duy trì hoặc tăng giá cổ phiếu, BGĐ có tư cách đạo đức yếu kém, hạn chế KTV tiếp cận với nhân viên và thông tin với BQT về hành vi gian lận trong lập BCTC). Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy: Nhân tố “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ” (ĐĐ) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số = 0,156 với p-value = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt Nam vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp càng cao thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng lớn. Nhân tố “Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ ” (CM) có quan hệ ngược chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = - 0.125 với p-value = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là việc BGĐ của công ty có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho nhận biết được rủi ro liên quan đến công ty mình, phát hiện được các sai phạm trọng yếu để ngăn chặn được hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Nhân tố “Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ” (PL) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = 0.126 với p-value = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là Ý thức kém 21 trong việc tuân thủ pháp luật của BGĐ thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng nhiều. Nhân tố “Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ” (CN) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = 0.114 với p-value = 0,001 < 0,05. Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt Nam vi phạm về Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ càng lớn thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng nhiều. 5.1.3. Nhóm nhân tố về Cơ hội Nhóm nhân tố về Cơ hội: Trong số 8 nhân tố thuộc nhóm nhân tố cơ hội thì có 5 nhân tố mang ý nghĩa thống kê giải thích nguyên nhân các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện hành vi gian lận BCTC. Đó là: Nhân tố “Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY” (NN) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số beta = 0,100 và p-value = 0,003 < 0,05. Với kết quả này, Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY càng phức tạp thì khả năng thực hiện hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam càng nhiều. Tại Việt Nam, các khoản mục/nghiệp vụ trên BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán thường phức tạp vì các khoản mục như hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính... là các khoản mục gặp khó khăn trong việc đánh giá tính trung thực, hợp lý. Điều này, sẽ càng gây khó khăn cho KTV trong việc thu thập các bằng chứng thích hợp, cũng như khả năng phát hiện gian lận của KTV, vì vậy dẫn đến các ý kiến kiểm toán có thể không xác đáng, theo đó sẽ là cơ hội để các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4.29 cũng cho thấy trong nhóm nhân tố về Cơ hội có 3 nhân tố có mối quan hệ rất yếu với hành vi gian lận BCTC vì hệ số p-value đều > 0,05. Đó là các nhân tố: Chất lượng hệ thống KSNB, Môi trường kinh tế vĩ mô và Quy mô CTNY. Giải thích cho sự không phù hợp của các nhân tố này trong việc dự báo hành vi gian lận BCTC có thể thấy như sau: Chưa có những quy định bắt buộc về việc phải thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ đối với CTNY. Hiện nay việc yêu cầu duy trì và thiết lập kiểm soát nội bộ chủ yếu được quy định trong khối các tổ chức tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp còn lại hầu như chưa có quy định nào về việc duy trì kiểm soát nội bộ. Chính vì vậy bản thân các CTNY sẽ không có ý thức xây dựng và duy trì kiểm soát nội bộ mang tính bắt buộc. Mặt khác, quy mô các CTNY tại 22 Việt nam hiện nay thường là nhỏ, mang nhiều yếu tố gia đình do đó nhu cầu thực sự cho việc thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ nhiều khi không thực sự được quan tâm. Mặt khác xây dựng và duy trì kiểm soát nội bộ sẽ làm tăng chi phí của CTNY. Kết quả nghiên cứu của đề tài trùng với kết quả nghiên cứu của Albrecht và Romney (1986), Heiman và cộng sự (1996), Bell và Carcello (2000), Apostolou và cộng sự (2001), Graham và Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock và cộng sự (2005), Moyes (2007), Gullkvist và Jokoppi (2012) và Albullatif (2013), Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Luận án không tương đồng với một số nghiên cứu Apostolou và cộng sự (2001), Gramling và Myres (2003), Moyes và cộng sự (2005), Moyes (2007), Gulkvist và cộng sự (2012), Albullatif (2013) cho rằng nhóm nhân tố thái độ của nhà quản lý phổ biến và tác động lớn nhất tới hành vi gian lận BCTC so nhóm nhân tố cơ hội và áp lực. 5.2. Các khuyến nghị 5.2.1. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết Các CTNY cần hoàn thiện cơ chế quản trị công ty để thúc đẩy công ty hoạt động hiệu quả, tăng cường giá trị doanh nghiệp, thu hút đầu tư vì mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững trên TTCK Việt Nam. CTNY cần duy trì, thiết kế và nâng cao chất lượng hoạt động của BKSNB để có thể ngăn ngừa được hành vi gian lận BCTC một cách hữu hiệu. CTNY cần tự điều chỉnh để giảm thiểu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC 5.2.2 Khuyến nghị đối với các công ty kiểm toán và kiểm toán viên Các CTKT cần tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC Cần nâng cao kinh nghiệm chuyên sâu của các KTV Tăng tính thận trọng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của các KTV 5.2.3. Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư Các nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi sử dụng các BCTC của các CTNY trước khi ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư cần đánh giá CTNY trong thực trạng chung của toàn bộ nền kinh tế và không nên đặt áp lực quá lớn đối với duy trì và tăng giá cổ phiếu đối với các CTNY. 23 Các nhà đầu tư cần phải nâng cao trình độ, kiến thức để có thể có sự đánh giá đầy đủ hơn về các thông tin trên BCTC, về quản trị công ty để có quyết sách phù hợp trong việc ra quyết định đầu tư. 5.2.4. Khuyến nghị đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước Thứ nhất là, tăng cường các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lập BCTC của các CTNY. Thứ hai là, tăng cường các biện pháp kỷ luật đối CTKT vi phạm quy định về kiểm toán BCTC của các CTNY. Thứ ba là, cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Thứ tư là, xây dựng lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán, đặc biệt các chuẩn mực kiểm toán cơ bản trong đó bao gồm chuẩn mực kiểm toán VSA số 240. Thứ năm là, đối với Hội KTV hành nghề Việt Nam bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với KTV về kiểm toán gian lận Thứ sáu là, Bộ Tài chính cần bổ sung VSA số 701 “Thông báo các vấn đề kiểm toán quan trọng trong báo cáo kiểm toán của KTVĐL”. Thứ bẩy là, đối với UBCKNN thành lập Ủy ban giám sát chất lượng về hoạt động kiểm toán BCTC của CTNY và VACPA thành lập Trung tâm về chương trình kiểm tra chéo các CTKT cho các CTNY. Thứ tám là, UBCK tăng cường giải trình biến động thông tin trên BCTC của CTNY. 5.3. Một số hạn chế và gợi ý nghiên cứu trong tương lai của đề tài 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu Thứ nhất là, nội dung nghiên cứu của Luận án tập trung vào hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, không nghiên cứu hành vi biển thủ tài sản và các nhân tố phổ biến tác động đến hành vi này. Thứ hai là, không gian của Luận án tập trung nghiên cứu về các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam, chưa nghiên cứu về các CTNY trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng,... Ngoài ra, Luận án chưa nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các nhóm công ty không niêm yết trên TTCK Việt 24 Nam như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,... Thứ ba là, đối tượng khảo sát trong Luận án tập trung vào KTV độc lập. Tuy nhiên, Luận án có thể mở rộng đối tượng khảo sát là cán bộ thanh tra thuế và các chuyên gia điều tra gian lận. 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam mà chưa nghiên cứu các khía cạnh khác liên quan biển thủ tài sản, chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia. Thông qua việc phân tích các hạn chế trong nghiên cứu, Luận án đề cập các khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai: - Về phạm vi của nội dung nghiên cứu, hành vi gian lận đối với hành vi biển thủ tài sản trong doanh nghiệp. - Về không gian của phạm vi nghiên cứu, mở rộng nghiên cứu đối với nhóm các CTNY theo đặc điểm ngành, các nhóm công ty không niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Về đối tượng khảo sát, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đối tượng khảo sát là cán bộ thanh tra thuế và các chuyên gia điều tra gian lận giúp nhìn nhận chính xác hơn về các hình thức gian lận BCTC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_co_so_ly_luan_ve_hanh_vi_gian_lan_bao_cao_ta.pdf
Luận văn liên quan