[Tóm tắt] Luận án Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam

HĐC xuất hiện qua LTNV trong TNVN vừa thực hiện chức năng giao tiếp của lời nói, vừa thực hiện chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm . Vì thế, khác với HĐC tồn tại trong giao tiếp, đặc điểm HĐC của nhân vật đã được thể hiện qua lăng kính thẩm mỹ của nhà văn, được xây dựng bằng tài năng, cá tính nghệ thuật của chủ thể sáng tác. HĐC của nhân vật là một kiểu tín hiệu thẩm mỹ góp phần thể hiện giọng điệu, ý đồ sáng tác và đặc trưng phong cách nhà văn. Đặc biệt, với những nhà văn theo khuynh hướng hiện thực, họ luôn trăn trở và khao khát điều tốt đep̣ thì HĐC lại được xuất hiện dày đặc hơn trong LTNV. Cũng do vậy mà giọng điệu và ngôn ngữ đời thường chát chúa, gay gắt, nặng nề được miêu tả rõ ràng, chân thực và sinh động qua HĐC của nhân vật trong TNVN hiêṇ đaị

pdf28 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho rằng có ba nhóm HĐNN: hành động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời (HĐƠL). Do giới hạn của đề tài, chúng tôi khảo sát HĐC qua lời thoại trong truyện ngắn, nên chúng tôi chỉ xem xét, nghiên cứu HĐC dưới dạng HĐƠL. 1.2.3. Điều kiện sử dụng HĐƠL và việc phân loại HĐƠL 1.2.3.1. Điều kiện sử dụng HĐƠL J.L. Austin xem các điều kiện sử dụng HĐƠL là những điều kiện “may mắn”, nếu chúng được bảo đảm thì hành động mới “thành công”. Còn J.R. Searle đã đưa ra 4 quy tắc (điều kiện) sử dụng HĐƠL như: quy tắc mệnh đề, quy tắc chuẩn bị, quy tắc chân thành, quy tắc căn bản. 1.2.3.2. Phân loại HĐƠL Dựa vào hiệu lực tác động của lời tạo ra, có thể chia HĐƠL thành hai loại: HĐƠL trực tiếp và HĐƠL gián tiếp. HĐOL trực tiếp là những hành động thực hiện đúng điều kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng. Các hành động đó có sự tương ứng giữa cấu trúc bề mặt với hiệu lực mà nó gây nên. HĐƠL gián tiếp là hành động không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực mà nó gây nên. 1.2.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi - Phát ngôn ngữ vi (Performative utterance) Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói chúng thì đồng thời người ta cũng thực hiện luôn cái việc biểu thị trong phát ngôn. - Biểu thức ngữ vi Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho HĐƠL tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi. Như vậy, biểu thức ngữ vi chính là kết cấu hình thức (còn gọi là kết cấu lõi) để nhận diện một phát ngôn ngữ vi. 5 Dựa vào biểu thức ngữ vi là nhằm mục đích nhận diện HĐC. Trên thực tế, HĐC có nhiều hình thức thực hiện khác nhau, nhằm phản ánh thái độ tức giận của người nói theo các mức độ cao thấp khác nhau. 1.3. Hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại 1.3.1. Khái niệm hành động chửi Về khái niệm hành động chửi (insulting act), theo một số từ điển: Chửi là “Dùng lời độc ác và thô tục nói phạm đến người khác” (Văn Tân (1977) - Từ điển tiếng Việt); “Chửi là thốt ra những lời cay độc để làm nhục” (Hoàng Phê (1992) - Từ điển tiếng Việt); “Chửi là một hiện tượng văn hoá ngôn từ phản chuẩn bày tỏ một cách chủ động phản ứng bất bình nhằm làm giảm căng thẳng tinh thần của người chửi và hạ uy tín của người bị chửi”(1993) của Nguyễn Thị Tuyết Ngân. Chúng tôi hiểu: HĐC là hành động được vai nói sử dụng lời lẽ thô tục, cay nghiệt để thể hiện thái độ bực tức, giận dữ, căm ghét của mình trong những ngữ cảnh nhất định và (có thể) nhằm làm mất thể diện của người nghe. 1.3.2. Phân biệt HĐC trong văn bản nghệ thuật với HĐC trong giao tiếp đời thường HĐC được dùng với những mục đích khác nhau như mắng, trách, phê bình, cảnh cáo và trọng tâm là thóa mạ, lăng nhục. Trên thực tế, HĐC tồn tại khá phổ biến trong lời nói của nhiều người. Chúng xuất hiện trong giao tiếp thường nhật và được “nghệ thuật hóa”, “sân khấu hóa” qua LTNV trong tác phẩm văn hoc̣ . Giữa hai không gian giao tiếp khác nhau - đời thường và nghệ thuật, HĐC xuất hiện, tồn tại có những điểm tương đồng và khác biệt . Điểm tương đồng là chúng đều là hình thức ngôn ngữ hội thoại được người nói sử dụng để thể hiện thái độ tức giận , bất bình của bản thân trước đối tươṇg . Đích giao tiếp của hành động này là đều làm nhục, hạ uy tín, vạch mặt người bị chửi. Đồng thời, chúng khiến cho người nghe khó chịu và bị bẽ mặt. Còn sự phân biệt giữa HĐC trong văn bản nghệ thuật và giao tiếp đời thường có thể xét qua những biểu hiện sau: hình thức cấu trúc, đối tượng chửi, mục đích chửi, nội dung chửi và hình thức diễn đạt. 1.3.3. Lịch sự trong hội thoại Theo R.Lakoff: Lịch sự như là một phương thức giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (...). Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi. Như vậy, lịch sự là tôn trọng lẫn nhau. Quan niêṃ về lịch sự và viêc̣ chỉ ra các phương thức đảm bảo tính lic̣h sư ̣giao tiếp là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu HĐC - HĐNN thuôc̣ nhóm đe doạ thể diêṇ dương tính người nghe và đe doạ thể diêṇ âm tính người nói. 1.3.4. Quan hệ giữa hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại Chửi, mắng, rủa, lăng mạ... là những HĐNN thể hiện tổng hợp hai bộ phận lịch sự lễ độ và lịch sự chiến lược trong giao tiếp hội thoại. Chúng được xếp vào nhóm hành vi bị coi là bất lịch sự. Ở HĐC, hầu như các nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp đều bị vi 6 phạm. Bởi khi chửi, vai chửi phải dẫn ra hoăc̣ nói quá điểm hạn chế, lỗi lầm, sai phạm của người khác để đạt hiệu lực tối đa ở lời và thỏa mãn trạng thái hả giận. Có thể nhận thấy vai nghe bị đe doạ thể diện dương tính và vai nói chịu sự đe doạ thể diện âm tính. Bởi chính vai nói đi ngược với tinh thần bảo vệ tôn trọng thể diện người nghe; họ chủ động tạo ra những tổn thất tinh thần. Ngoài ra, chính họ còn gây ảnh hưởng thể diện chính mình vì phải dùng lời lẽ bất lịch sự, nặng nề, thô tục để bày tỏ quan điểm, thái độ, sự đánh giá đối phương. 1.4. Truyêṇ ngắn và đặc trƣng lời thoại nhân vật trong truyêṇ ngắn Viêṭ Nam 1.4.1. Truyêṇ ngắn và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyêṇ ngắn Truyêṇ ngắn là thể loại tự sự, có dung lượng nhỏ , số trang ít , chỉ miêu tả một khía cạnh tính cách, môṭ phần trong cuôc̣ đời nhân vâṭ. Lời thoại nhân vật là ngôn ngữ nhân vật, được biểu đạt bằng các phương tiện ngôn ngữ trực sinh động, góp phần quan trọng cho việc bộc lộ tính cách, quan điểm, năng lực, thị hiếu thẩm mỹ của nhân vật. Lời thoại nhân vật mang những đặc trưng cơ bản sau: tính quy cách sách vở, hình thức thể hiện, nội dung phản ánh. 1.4.2. Chức năng của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn LTNV trong tác phẩm thực hiện các chức năng: cá thể hóa tính cách nhân vật, cá thể hóa tình huống, đồng quy chiếu và liên cá nhân. 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 Qua nội dung trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau: - Để hiểu đầy đủ HĐC, trước hết, chúng tôi trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại và lý thuyết HĐNN trong mối quan hệ với vấn đề lịch sự. - HĐC trong khẩu ngữ khác với HĐC trong LTNV của tác phẩm văn học. Vì vậy, những vấn đề lý thuyết về truyêṇ ngắn , LTNV trong tác phẩm là cơ sở để luận án làm sáng tỏ vai trò của chúng trong quá trình tạo nên tác phẩm. - HĐC có khả năng đe dọa thể diện dương tính người nghe rất cao, đồng thời đe dọa thể diện âm tính người nói. Thế nhưng, do những lý do khác nhau như bức xúc, va chạm kinh tế, mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ đa chiều.., mà người nói vẫn sử dụng khá nhiều HĐC. Do vậy, chúng tôi vận dụng lý thuyết về lịch sự và chiến lược lịch sự trong giao tiếp hội thoại để nhận diện, phân tích tính chất phản chuẩn, phi lịch sự của HĐC do nhân vật sử dụng để biểu lộ nhận thức, suy nghĩ, cảm quan của mình về thế giới hiện thực liên quan. - Khác với các HĐNN khác, HĐC là HĐNN thuộc phạm trù biểu cảm, chúng giúp chủ thể bày tỏ thái độ phản ứng của bản thân trước hiện thực “không thuận chiều”. HĐC mang đặc điểm hành chức khác biệt, với nhiều nét đặc trưng cần được phân tích sáng rõ. 7 Chƣơng 2 NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 2.1. Điều kiện xác định hành động chửi 2.1.1. Nội dung mệnh đề Nội dung mệnh đề là nội dung người nói đưa ra. Chủ thể thực hiện HĐC bao giờ cũng đưa ra nội dung chê bai, chỉ trích, mạt sát, sỉ nhục, hạ thấp giá trị của đối tượng, thể hiện thái độ không thiện chí, không đồng tình đối với đối tượng. 2.1.2. Điều kiện chuẩn bị Trạng thái tâm lý của người nói trước khi chửi là bưc̣ tức, giâṇ dữ, căm ghét , khinh bỉ,... Khi thưc̣ hiêṇ HĐC, người chửi không chỉ có nhu cầu bôc̣ lô ̣ nhâṇ thức mà còn hướng đến việc giải tỏa cảm xúc, trạng thái tâm lí cá nhân. 2.1.3. Điều kiện chân thành Người nói thực sự tức giâṇ và mong muốn lời chửi của mình phải làm cho người nghe sơ ̣và mất thể diêṇ để đươc̣ hả giận. 2.1.4. Điều kiện căn bản HĐC dẫn đến mối quan hệ giữa người nói và người nghe thay đổi, quan hệ giữa họ xấu đi, có khi tan vỡ. Như vâỵ , viêc̣ xem xé t các điều kiêṇ sử duṇg HĐC cho phép khẳng điṇh HĐC là hành động tiêu biểu trong nhóm hành động biểu cảm . 2.2. Dấu hiệu nhận diện hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 2.2.1. Dưạ vào lời dẫn thoaị 2.2.1.1. Khái niệm lời dẫn thoại Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý: “Lời dẫn là lời tường thuật của tác giả trong tác phẩm văn học, không chứa lời nói nhân vật”. 2.2.1.2. Biểu hiện cụ thể của việc nhận diện HĐC ở lời dẫn thoại a) Dựa vào các động từ thuộc nhóm nói năng Các động từ thuộc nhóm nói năng biểu thi ̣ HĐC gồm: nói, bảo, mắng, quát, chửi, rủa,... b) Dựa vào động từ chỉ cách thức nói năng mang sắc thái biểu cảm b1) Nhóm động từ chỉ cách thức nói năng có âm lượng vừa phải Nhóm động từ này bao gồm: lẩm bẩm, lầm bầm, làu bàu, lầu bầu, lảm nhảm, thì thầm, khàn khàn,... b2) Nhóm động từ chỉ cách thức nói năng có âm lượng lớn, gay gắt Những động từ chỉ cách thức nói năng có âm lượ ng lớn, gồm các từ : kêu, hô, xẵng, hét, thét, gầm, gầm gào, gằn, tuôn, văng, vặc, rít, xỉa, xỉa xói, chì chiết, văng vẳng, vỏng 8 vót, the thé, xong xóc, gay gắt, (nghiến răng) kèn kẹt, xoe xoé, xẵng, chu chéo, xa xả, rổn rảng, lia lịa, (quát) nhặng xị, toang toang, chói tai, thống thiết, nham nhảm,... c) Dựa vào nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm vận động cơ thể của vai chửi c1) Nhóm từ ngữ miêu tả hành động bằng miệng Nhóm từ ngữ thuộc nhóm này gồm: cười ha hả, cười gằn, cười khẩy, cười phá, khóc, nhếch mép, nhe răng, nghiến răng, chép miệng, nhổ pìn pịt, nhổ phìn phịt, cắn chặt hàm răng, nhếch môi,... c2) Nhóm từ ngữ miêu tả tính chất, hoạt động, trạng thái của đôi mắt Trạng thái tức giâṇ, căm ghét hay phâñ nô ̣đối phương của vai chửi đươc̣ thể hiêṇ qua cách dùng các từ ngữ giàu tính hình tượng , như: long lên, đỏ đọc, đỏ ké, liếc, lườm, quắc mắt, trợn mắt, trừng trừng, gườm gườm, c3) Nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm khuôn mặt Nhóm từ miêu tả đặc điểm này gồm: cau mặt , hằm hằm , nhăn nhó , đỏ gay gắt , đỏ chín, đỏ lừ, đỏ bừng, cau cau mặt, xám mặt, vênh mặt,... c4) Nhóm từ ngữ miêu tả hành động phụ trợ bằng tay Nhóm từ ngữ miêu tả hành động bằng tay của vai chửi gồm: giơ tay, xắn tay, giật, giằng, vằng, xô, đẩy, kéo giật, vỗ đùi, ôm mặt, phanh ngực, đập tay, giật tóc, xỉa tay, ném lịch bịch, tay vung nắm đấm,... c5) Nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm hành động phụ trợ bằng chân Nhóm từ ngữ miêu tả đăc̣ điểm hành đôṇg phu ̣trơ ̣bằng chân gồm: giậm chân, đạp, nhảy chồm chổm, nhảy lên ghế, tiến thẳng, sấn, dâṇ chân,... d) Dựa vào nhóm động từ miêu tả trạng thái tâm lý, thái độ của vai chửi d1) Nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lí của vai chửi Nhóm từ ngữ thể hiện trạng thái tâm lí của vai chửi là: cáu sườn, nổi sung, nổi giận, đùng đùng , nổi giận lôi đình , giận dữ, giận, tức, tức điên , tức anh ách , tức tưởi , bực bội , bực dọc , bức bối , uất ức, uất khí, phẫn uất, căm hờn, xót xa, chua chát, quay cuồng, mệt nhọc, hổn hển, bỡn cơṭ,... d2) Nhóm động từ biểu thị thái độ của vai chửi Nhóm từ ngữ biểu thị sinh động thái độ vai chửi: ngạo mạn, hả hê, khoái trí, bỡn cợt, sừng sô,̣ hùng hổ, lồng lộn, hung hãn, cuống quýt, sốt sắng, dõng dạc, tỉnh queo, lừ đừ,... 2.2.2. Dựa vào biểu thức ngữ vi 2.2.2.1. Biểu thức ngữ vi chửi Biểu thức ngữ vi chửi không có mặt động từ ngữ vi chửi. Chúng thuộc nhóm biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Điều kiện để xem xét các biểu thức ngữ vi chửi gồm: a) Dấu hiệu hình thức (i) - Biểu thức ngữ vi chửi được bắt đầu bằng các dấu gạch [ - ] ở đầu lời trao và lời đáp; (ii) - Biểu thức ngữ vi chửi được thể hiện trong dấu ngoặc kép [“”], mỗi lượt lời chửi 9 là một lần đặt trong ngoặc kép, sau mỗi lượt lời có thể xuống dòng hoặc không, không có lời dẫn; (iii) - Biểu thức ngữ vi chửi được thể hiện sau lời dẫn và các lượt lời đặt trong ngoặc kép, mỗi lượt lời là một lần đặt trong ngoặc kép [“”]. b) Bộ phận đứng sau dấu [: ] và dấu [ - ] trong thoại dẫn b1) Người nói (Sp1) Sự có mặt người chửi thể hiện ở hai hình thức: a) đại từ xưng hô ngôi thứ nhất: tao, tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng tao, bà, ông, bác, anh mày, chị mày, bố mày, con này, thằng này,...; b) tình cảm, thái độ, hiểu biết, quan điểm của người nói trong nội dung mệnh đề. b2) Người nghe (Sp2) Trong phát ngôn ngữ vi chửi, đối tượng bị chửi được nhận diện xuất hiện qua những đại từ xưng hô đích thực (số ít/ số nhiều) hay xưng hô lâm thời: mày, nó, hắn, bay, chúng, chúng mày, chúng bay, chúng nó, ông (ông ấy), con (con ấy), con (con ấy, con này, con nặc nô, con nỡm, con phò, con đĩ, con trăm thằng, con ranh), mụ (mụ già, mụ điên), cậu (cậu ấy), cô, ả, chị (nhà chị), thằng (thằng này, thằng chồng, thằng già, thằng khốn),... b3) Nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi chửi Nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi chửi được kết cấu bởi các phương tiện đặc trưng, chuyên dụng giúp người nói hả giận bằng hành động trách móc, sỉ nhục, xúc phạm người nghe. Đích của HĐC tập trung chỉ trích, thóa mạ người bị chửi, viện dẫn những nhược điểm, hạn chế về hình thức, nhân cách, năng lực 2.2.2.2. Một số biểu hiện của biểu thức ngữ vi chửi a) Kết cấu chuyên dụng đồ + x Khi con người bật ra tiếng chửi thì ngay lâp̣ tức mô hình Đồ + x có tính phổ quát lại xuất hiện (trong đó, x là yếu tố chỉ nhược điểm, hạn chế của vai bị chửi). b) Lớp từ ngữ có nội dung thô lỗ, tục tằn Trong phát ngôn chửi, các từ ngữ như mẹ, mẹ kiếp, mẹ khỉ, bố khỉ, đ. mẹ, đéo, khốn kiếp, khốn nạn, là lớp từ ngữ có nghĩa thô tục, kém lịch sự, xúc phạm thể diện người nghe rất cao xuất hiện khá thường xuyên. c) Lớp từ xưng hô thiên về sắc thái suồng sã, kém lịch sự Một dấu hiệu đặc trưng tạo nên biểu thức ngữ vi chửi là cách thức xưng hô. Lối xưng hô thường gặp của vai chửi thiên về sắc thái suồng sã , kém li c̣h sự, trịch thươṇg theo kiểu bề trên, như: tao, chúng tao, mày, bố mày, mẹ mày, bọn, thằng, con, đứa, đồ, quân, cha tổ mày, tiên sư, bố tiên sư mày,... d) Sử dụng lớp từ ngữ có nôị dung đánh giá tiêu cưc̣ nhược điểm vai bị chửi Trong tình huống chửi, vai chửi chủ động viêṇ dẫn nhược điểm của vai bi ̣ chửi nhằm đích hạ thấp uy tín, xúc phạm danh dự họ, như: ngu, dốt, lười, ngây, điên, thần kinh, xấu, dở hơi, dở người, dở nết, hỗn, hỗn xược, bất hiếu, bất nhân, đê tiện, khốn nạn, dã man, hèn, nhát gan, 10 2.3. Phân loại HĐC qua LTNV trong TNVN 2.3.1. Căn cứ phân loại HĐC Có ba căn cứ phân loại HĐC: (i) Đích ở lời, (ii) hướng khớp ghép giữa từ ngữ và hiện thực; (iii) Trạng thái tâm lý của người nói. 2.3.2. Các nhóm HĐC qua LTNV trong TNVN 2.3.2.1. Kết quả phân loại HĐC qua LTNV trong TNVN Bảng 2.1. Các nhóm HĐC qua LTNV trong TNVN TT Các nhóm hành động chửi Số lượng Tỉ lệ % 1 Chửi trách 304/930 32,68 2 Chửi mắng 250/930 26,88 3 Chửi rủa 105/930 11,29 4 Chửi bới móc 95/930 10,21 5 Chửi dọa 87/930 9,35 6 Chửi đổng 61/930 6,55 7 Chửi thề 28/930 3,01 Tổng 930/930 100% 2.3.2.2. Miêu tả các nhóm HĐC qua LTNV trong TNVN a) Hành động chửi trách Hành động chửi trách là chửi nhằm mục đích trách móc người nghe. Bằng trải nghiệm, người nói thực hiện hành động chửi trách khi nhận thấy đối tượng có nhận thức, suy nghĩ, hành vi chưa phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của mình. Thái độ trách móc của người nói bị đẩy lên thang độ quá mức bình thường đã trở thành hành động chửi. Thông qua hành đôṇg chửi trách , người nói muốn người nghe phải e ngại, xấu hổ vì những nhươc̣ điểm của bản thân hay do bản thân gây ra. b) Hành động chửi mắng Hành động chửi mắng là HĐC nhằm mục đích mắng nhiếc người nghe. Dựa vào trải nghiệm, người nói không đồng tình với cách ứng xử hoặc nhận ra sự thật giả dối, kém phẩm chất của sự vật, hiện tượng. Người nói thực hiện hành động chửi mắng vì muốn người nghe phải nhận thức rõ ràng những hạn chế của bản thân ; từ đó, điều chỉnh thái độ , hành vi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với mong muốn người nói. Qua hành động chửi mắng, người nói muốn giải tỏa trạng thái bực bội tức giận của bản thân. c) Hành động chửi rủa Hành động chửi rủa là HĐC nhằm mục đích nguyền rủa người nghe. Hành động chửi rủa được thực hiện dựa vào trải nghiệm người nói là không bằng lòng và nhận ra những sự thật giả dối, cách ứng xử không chuẩn mực của người khác. Ở mức độ đỉnh điểm của sự tức 11 giận, bất bình vai chửi đã dùng lời lẽ uy hiếp, đe dọa, nguyền rủa tinh thần đối phương. Ở đây, các vai chửi không chỉ xác định đích danh vai tiếp lời mà còn muốn chửi đến đối tượng có quan hệ thân tình, huyết thống. Do vậy mức độ mâu thuẫn ở tình huống này rất sâu sắc. Vai chửi thường sử dụng các từ ngữ sau với chủ đích nguyền rủa, báng bổ: quật, chết đi, giời đánh thánh vật, con ngựa xé, con voi giầy, chết đâm chết chém, điên, con điên, thằng điên, cha tiên sư, cha tiên nhân con nào, mả tổ nhà mày.... d) Hành động chửi bới móc Hành động chửi bới móc là HĐC bằng những lời moi móc, bêu xấu, xúc phạm người nghe. Hành động chửi bới móc được thực hiện dựa vào sự trải nghiệm của người nói, đó là không đồng tình hoặc nhận ra một sự thật giả dối, kém phẩm chất của sự vật hiện tượng. Sự thật đó đã vượt quá chuẩn mực quy tắc của xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi, danh dự của người khác. Các lớp từ ngữ có nội dung thóa mạ, báng bổ được nhân vật sử dụng là: con đàn bà lăng loàn, con đàn bà ngứa nghề, đồ đĩ dài đĩ rạc, đồ mặt sứa gan lim, thằng bần tiện, thằng hèn, thằng công tử đáng khinh, thằng ngu xuẩn, đồ nông nô e) Hành động chửi dọa Hành động chửi dọa là HĐC nhằm mục đích đe nẹt, dọa dẫm người nghe. Nhân vật thực hiện hành động chửi dọa khi thấy không đồng tình hay nhận ra sự thật giả dối, kém phẩm chất của đối tượng. Ở mức độ nhẹ nhàng hơn, qua hành động chửi dọa người nói muốn người nghe nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với yêu cầu chuẩn tắc chung trong ứng xử, đồng thời người nói muốn thể hiện uy thế, quyền lực của mình trước đối phương. f) Hành động chửi đổng Hành động chửi đổng là HĐC nhưng không nhằm vào ai cụ thể, không chỉ đích danh đối tượng bị chửi. Về cơ bản, dựa vào sự trải nghiệm nhận thức và tâm lý, người nói thấy bức xúc, khó chịu về những suy nghĩ, hành vi nào đó của bản thân và của đối tượng (đích danh hay không đích danh) nên sử dụng hành động này để giải tỏa những trạng thái tâm lý tiêu cực đang chế ngư ̣ . Hành động chửi đổng là một hành động đặc thù phản ánh thái độ phản ứng tức thời của người nói. Tham thoại chứa hành động chửi đổng thường xuất hiêṇ các quán ngữ, như: mẹ kiếp, mẹ khỉ, khốn nạn, khốn nạn thật, khốn kiếp, chó thật, đồ khỉ, tiên sư, đ. mẹ, ... g) Hành động chửi thề Hành động chửi thề là HĐC dùng những từ ngữ tục nhưng cho mục đích nhấn mạnh nhằm thể hiện sự bức xúc của người nói về một vấn đề nào đó, chứ không để lăng mạ, xúc phạm người khác. Chức năng của chửi thề để bộc lộ cảm xúc nên nó được xem là phương pháp hữu hiệu để người nói giải tỏa những trạng thái căng thẳng bị dồn nén trong người , từ đó, họ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Trong một số trường hợp, chửi thề có khả năng tránh đau đớn về thể chất cho chính chủ ngôn. 12 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 Từ những vấn đề trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: - Để nhận diện HĐC qua LTNV trong TNVN, chúng tôi đã dựa vào lời dẫn thoại, biểu thức ngữ vi, ngữ cảnh, đích ở lời và các tiêu chí phân loại HĐC (đích ở lời, hướng khớp ghép, trạng thái tâm lý). - Phần dẫn thoại và LTNV trong truyện ngắn có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức tác phẩm. Ở phần dẫn thoại, dấu hiệu nhận diện HĐC của nhân vật được thể hiện chi tiết, sinh động bằng các từ ngữ miêu tả hành động nói năng gắn mục đích chửi, các từ ngữ miêu tả hành động, tư thế, trạng thái tâm lý bức xúc, giận dữ của vai chửi. Phần LTNV được đánh dấu bằng những cấu trúc lời chửi đặc trưng, lớp từ ngữ xưng hô, lớp từ ngữ có nội dung thô tục, phi chuẩn văn hóa... - Trong 7 nhóm HĐC, chửi mắng và chửi trách xuất hiện nhiều nhất. Điều đó cho thấy khả năng thực hiện hành động này đối với người nói là cao hơn, thuận lợi, phù hợp với nhiều tình huống phê phán, chỉ trích với mức độ phản ứng khác nhau hơn. Và chúng phù hợp với các đối tươṇg có quan hệ thân sơ khác nhau , bởi vì, nhóm hành động này biểu thị sắc thái trung hòa hơn cả, đồng thời khả năng đe dọa thể diện dương tính và âm tính của vai trao đáp có chỉ số an toàn cao hơn. Chƣơng 3 CẤU TRÚC HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 3.1. Khái niệm cấu trúc Luận án hiểu cấu trúc theo quan niệm của I.U. Xtepanop: “Tổng thể các quan hệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống”. Cấu trúc được chúng tôi xác định là của đơn vị hội thoại, gồm một HĐNN hoặc một số HĐNN trong tham thoại. Vậy tham thoại chửi có thể gồm một hoặc một số HĐNN được thể hiện bằng các biểu thức ngữ vi chuyên dụng. Đặc điểm để nhận ra là chúng được tồn tại ở một dạng lời thoại, từ khi mở thoại đến khi kết thúc (còn gọi là lượt lời, phát ngôn hay tham thoại). 3.2. Cấu trúc tham thoại chửi qua LTNV trong TNVN 3.2.1. Khái quát về HĐC và hành động đi kèm HĐC Theo kết quả khảo sát, tham thoại chửi xuất hiêṇ dưới các dạng mô thức chính sau: 1. Hành động chửi 2. Hành động chửi + hành động đi kèm hành động chửi 3.2.2. Kết quả thống kê số lượng HĐC và hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN 13 Kết quả khảo sát tham thoại có HĐC của nhân vật trong TNVN đươc̣ thể hiêṇ qua bảng 3.1. như sau: Bảng 3.1. Thống kê tham thoại có HĐC và hành đôṇg đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN TT Tham thoại có HĐC Số lượng/tổng lượt tham thoại chửi 1 Tham thoại chỉ có HĐC 930/930 2 Tham thoại có HĐC và hành đôṇg đi kèm HĐC 740/930 3.3. Mô tả HĐC và hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN 3.3.1. Mô tả HĐC qua LTNV trong TNVN 3.3.1.1. Thống kê số lươṇg HĐC trong LTNV Thống kê kết quả khảo sát các nhóm HĐC qua bảng 3.2, bảng 3.3. như sau: Bảng 3.2. Thống kê tham thoại có một hay nhiều HĐC TT Tham thoại chỉ có HĐC Số lượng Tỷ lệ % 1 Tham thoại có một HĐC 165 86,8 2 Tham thoại có nhiều HĐC 25 13,2 Tổng 190 100% Bảng 3.3. Thống kê số lượng tham thoại có HĐC và hành động đi kèm HĐC TT Tham thoại có HĐC và hành động đi kèm Số lượng Tỷ lệ % 1 Tham thoại có một HĐC và nhiều hành động đi kèm HĐC 348 46,9 2 Tham thoại có một HĐC và một hành động đi kèm HĐC 335 45,2 3 Tham thoại có nhiều HĐC và nhiều hành động đi kèm HĐC 30 4,04 4 Tham thoại có nhiều HĐC và một hành động đi kèm HĐC 27 3,77 Tổng 740 100% 3.3.1.2. Đặc điểm vị trí xuất hiện của HĐC qua LTNV trong TNVN a) HĐC đứng độc lập b) HĐC có hành động đi kèm Vị trí HĐC khá linh hoạt, chúng có thể xuất hiện đầu, giữa hay cuối tham thoại chửi. Tìm hiểu vị trí xuất hiện HĐC trong LTNV cho thấy sự linh hoạt khi tổ chức lời thoại của mỗi nhà văn. 3.3.1.3. Đặc điểm HĐC qua lời thoaị nhân vâṭ trongTNVN a) Hành động chửi đơn a1) HĐC đơn là một từ 14 Dạng HĐC đơn có một trong các thành tố sau: Dạng 1: HĐC chỉ có X (X là từ chỉ đối tượng bị chửi) Dạng 2: HĐC chỉ có V (V là từ thể hiện nội dung chửi). Ví dụ: - Mẹ! Quen cái thói bóc lôṭ. Không có bọn này nhịn đói nhịn khát ở trên ấy thì còn ba trăm với năm trăm! Mẹ kiếp! Không biết điều a2) HĐC đơn là cụm từ - HĐC đơn là cụm danh từ Dạng 1: HĐC chỉ có X (X là cụm danh từ chỉ đối tượng bị chửi). Dạng 2: HĐC chỉ có V (V là cụm danh từ chỉ nội dung hành động chửi). + HĐC đơn có X có kết cấu theo dạng Đồ + x; + HĐC đơn có X có dạng Quân / thứ / bọn/ thằng/ con + x; + HĐC đơn có X là cụm từ hô gọi; Ví dụ: “Tiên sư mày! Lớn tướng thế mà vẫn còn đái dầm”. - HĐC đơn có V là cụm động từ, cụm tính từ Ví dụ: - Dở hơi à? Quê xa lắm, mày có đi được cái cóc khô. a3) HĐC đơn là kết cấu C - V - HĐC đơn là một kết cấu C - V - HĐC đơn có nhiều kết cấu C – V Ví dụ: - Thằng già khốn nạn! Diệu bặt nụ cười, mím môi lại đanh đá. b) Hành động chửi lặp lại b1) HĐC chỉ có môṭ từ được lặp lại Ví dụ: - Miếng ăn kề mồm mà còn để mất. Ngu! Ngu! Ngu quá! b2) HĐC là cụm từ được lặp lại Ví dụ: - Thằng ngu xuẩn! Đồ nông nô! b3) Hành động chửi có kết cấu C - V được lặp lại. Ví dụ: - Các chú ngu lắm! Các cụ cũng ngu như chú 3.3.2. Mô tả hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN 3.3.2.1. Thống kê định lượng hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN Kết quả thống kê hành động đi kèm HĐC được thể hiện ở bảng 3.4: Bảng 3.4. Thống kê số lượng tham thoại có hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN TT Tham thoại có hành động đi kèm hành động chửi Số lượng Tỷ lệ % 1 Tham thoại có nhiều hành động đi kèm HĐC 409 55,27 2 Tham thoại có một hành động đi kèm HĐC 321 43,37 Tổng 740 100% 3.3.2.2. Đặc điểm hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN 15 a) Hành động đi kèm HĐC là một từ - Hành động đi kèm nêu lý do chửi của Sp1. - Hành động đi kèm là hành động yêu cầu, mệnh lệnh của Sp1. - Hành đôṇg đi kèm nhấn mạnh tình huống sự tình. Ví dụ: Cha tôi chửi: - Mẹ mày! Láo! b) Hành động đi kèm HĐC là cụm từ b1) Hành động đi kèm HĐC nêu lý do, nguyên nhân b2) Hành động đi kèm HĐC là hành động yêu cầu, mệnh lệnh b3) Hành động đi kèm HĐC là hành động đe dọa Sp2 b4) Hành động đi kèm HĐC là hành động hỏi. b5) Hành động đi kèm HĐC là hành động khuyên nhủ. Ví dụ: - Đồ mắc dịch! Khờ hết sức! Giết dễ ợt, ai mất công cứ giong về cứ. c) Hành động đi kèm HĐC có kết cấu C - V c1) Hành động đi kèm HĐC nêu lý do, nguyên nhân chửi. c2) Hành động đi kèm HĐC là hành động yêu cầu, mệnh lệnh. c3) Hành động đi kèm HĐC là hành động đe dọa. c4) Hành động đi kèm HĐC là hành động thách thức. c5) Hành động đi kèm HĐC là hành động nhận xét, đánh giá. c6) Hành động đi kèm HĐC là hành động hỏi, chất vấn. Ví dụ: - Tiên sư thằng này. Bố đập chết cụ mày bây giờ. - Chị dám ăn nói với tôi thế à? Chỉ có chó mới sồn sồn, chị hiểu chưa? 3.3.3. Liên kết giữa HĐC với hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN Xem xét quan hệ liên hành vi giữa các HĐƠL là xem xét biểu hiện về mặt hình thức cấu trúc tham thoại. Chúng chứng minh cho mối quan hệ chăṭ chẽ , logic giữa các hành động cùng hướng, cùng mục đích giao tiếp mà chủ ngôn đã xác định và thực hiện. Việc xem xét mối liên kết nói trên gồm: - Liên kết giữa HĐC và một hành động đi kèm HĐC trong tham thoại chửi. - Liên kết giữa HĐC và hành động đi kèm HĐC trong tham thoại chửi. 3.4. Tiểu kết chƣơng 3 Từ những vấn đề tìm hiểu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: - Khi sử dụng HĐC, vai nói bày tỏ thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân trước những hiện thực không như mong muốn, phi chuẩn mực thuộc phạm trù đạo đức. Các tham thoại có đích đe dọa, thóa mạ, xúc phạm danh dự, làm giảm uy tín người nghe thực hiện chức năng này. Tham thoại chửi gồm hai dạng: a) được cấu trúc từ một hay nhiều HĐC, b) HĐC kết hơp̣ hành động đi kèm . Có thể thấy: HĐC được biểu đạt bằng biểu thức ngữ vi đặc trưng. Đặc điểm HĐC phụ thuộc vào nhu cầu giaĩ bày tâm traṇg của nhân vật và cảnh huống nảy sinh hành động. 16 - Biểu thức ngữ vi chửi xuất hiện trong LTNV đa dạng, gồm đơn giản lẫn phức tạp. Trong đó, HĐC là cụm từ chiếm số lượng nhiều nhất. Chúng phản ánh nhu cầu bày tỏ trạng thái tâm lý tiêu cực rất đa dạng của nhân vật, cũng như thói quen diễn ngôn mang tính ổn định, bền vững của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Trong tham thoại chửi, bên cạnh HĐC còn có hành động đi kèm HĐC. Vai trò hành đôṇg đi kèm HĐC là góp phần quan trọng nhằm gia tăng, thúc đẩy các đích tác động của lời trao. Vai tiếp nhận lời phải chấp nhận tình thế, phải chịu tác động do hành động đe dọa, nguyền rủa, trách mắng chửi, mặc dù đó có thể chỉ là những lý do mang tính áp đặt, suy diễn chủ quan của người chửi. Hành động đi kèm HĐC đa dạng và linh hoạt so với HĐC. Ở các hành động đi kèm không xuất hiện yếu tố thô tục, lệch chuẩn . Hành động đi kèm chủ yếu thể hiện lý do hay lý giải đặc điểm hạn chế thuôc̣ về đối tươṇg. Chúng còn chịu sự chi phối bởi suy nghĩ, nhận thức chủ quan và dụng ngôn của vai nói. - Trong tham thoại chửi, quan hệ liên hành vi là quan hệ cần xem xét đối với HĐC và hành đôṇg đi kèm HĐC. Đây là cơ sở phân tích các lý do và nhận diện đích ở lời và chỉ ra tính chất linh hoạt của lời nói khi hành chức. Chúng phản ánh tính chất cần thiết của việc lựa chọn hình thức giao tiếp này của nhân vật, đó là nhu cầu bộc lộ suy nghĩ, sự đánh giá về người khác trong trạng thái tâm lý không tích cực cần cụ thể, chi tiết. Quan hệ giữa các hành đôṇg trong lời là tiền đề cần thiết xác định mức độ , cách thức hồi đáp và phân tích nội dung ngữ nghĩa của lời. Sự xuất hiện đồng thời HĐC và hành đôṇg đi kèm HĐC góp phần giải thích đặc điểm tư duy ngôn ngữ ưa chi tiết hóa, ưa phân tích của cộng đồng người Việt. Chƣơng 4 NGỮ NGHĨA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 4.1. Khái quát về nghĩa trong phát ngôn 4.1.1. Khái niệm nghĩa trong phát ngôn Từ các khái niệm về nghĩa, chúng tôi cho rằng: nghĩa của HĐC là nghĩa phát ngôn được đặt trong ngữ cảnh, quan hệ liên nhân, trong mục đích tạo ngôn của chủ thể. 4.1.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa HĐC 4.1.2.1. Quan hệ liên cá nhân a) Quan hệ thân cận Bảng 4.1. Thống kê các mối quan hệ thân cận giữa vai chửi và vai bị chửi TT Quan hệ Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Huyết thống 216 23,22 17 2 Vợ chồng 143 15,37 3 Bạn bè 121 13,0 4 Ông chủ - đầy tớ; thủ trưởng - nhân viên 92 9,89 5 Hàng xóm láng giềng 87 9,35 6 Người yêu 77 8,27 7 Cơ quan, đồng nghiệp 63 6,77 8 Người mua - người bán 54 5,8 9 Kẻ thù, đối thủ, tình địch 43 4,62 10 Độc giả - tác giả 15 1,61 11 Thầy - trò 13 1,39 12 Chủ - con vật (chó, mèo) 5 0,53 Tổng 930 100% b1) Quan hệ về giới Bảng 4.2. Thống kê số lượng HĐC của nhân vật nam và nữ trong TNVN TT Giới tính Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Nữ 568 61 2 Nam 342 39 Tổng 930 100% b2) Quan hệ về địa vị, thứ bậc, tuổi tác Bảng 4.3. Thống kê số lượng HĐC của nhân vật xét theo quan hệ vị thế TT Quan hệ vị thế Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Trên - dưới 624 67,1 2 Ngang hàng 240 25,8 3 Dưới - trên 66 7,1 Tổng 930 100% Như vậy, mỗi lời chửi xuất hiện thực hiện đều thể hiện dấu ấn cá nhân và quan hê ̣liên cá nhân giữa người nó i và người tiếp lời. Có thể thấy đăc̣ trưng giới tính, cương vi ̣ xa ̃hôị , tuổi tác, thứ bâc̣ giữa các nhân vật bộc lộ khá rõ ràng. Tuy nhiên, khác với các HĐNN khác, nhân vâṭ dù thuộc giới tính nào, cương vi ̣ nào cũng bộc lộ chủ đích chửi bằng thái độ thô lỗ, kém lịch sự. 18 4.1.3.2. Mức đô ̣tổn haị do hành vi của người bị chửi gây ra Khi nhân vâṭ thực hiện HĐC thì trạng thái tâm lý người chửi phụ thuộc vào mức đô ̣ tác động của những hành vi do người bi ̣ chửi gây ra . Nếu mức độ tổn hại thấp thì trạng thái tâm lý người chửi có phần ôn h òa, nhẹ nhàng . Ngươc̣ laị , mức độ t ổn hại cao thì thái độ phâñ nô ̣của người chửi gay gắt và maṇh mẽ . Theo mức đô ̣ảnh hưởng này, ngữ nghiã lời chửi đươc̣ điṇh hình rõ ràng, phù hợp đích ngôn trung . Nhân vâṭ sử duṇg lối chửi nào cũng do chính nhân tố này quy điṇh. 4.1.3.3. Trạng thái tâm lý của người chửi và người bị chửi Liên quan trưc̣ tiếp đến viêc̣ hình thành ngữ nghĩa lời chửi là trạng thái tâm lý của người chửi và người tiếp nhận lời chửi. Đối với vai chửi, trạng thái tâm lý của họ là trạng thái tâm lý âm tính, còn vai tiếp nhận có trạng thái tâm lý âm tính. Bởi trước hành động xúc phạm, coi thường, khinh bỉ của người khác thì người bị chửi có biểu hiện bất bình, kháng cự. 4.2. Các nhóm ngữ nghĩa của HĐC qua LTNV trong TNVN 4.2.1. Thống kê số lượng các nhóm ngữ nghĩa HĐC qua LTNV trong TNVN Bảng 4.4. Bảng thống kê các nhóm ngữ nghĩa HĐC qua LTNV trong TNVN TT Các nhóm ngữ nghĩa hành động chửi Số lượng Tỉ lệ % 1 Phê phán, chỉ trích cách ứng xử, đạo đức, lối sống của đối tượng 404 43,44 2 Nguyền rủa, báng bổ đối tượng 292 31,39 3 Coi thường, khinh bỉ trình độ nhận thức của bản thân và đối tượng 120 12,92 4 Chỉ trích, phê bình năng lực, kết quả công việc của bản thân và đối tượng 93 10,0 5 Chê bai, chỉ trích đặc điểm ngoại hình của đối tượng 21 2,25 Tổng 930 100% 4.2.2. Mô tả các nhóm ngữ nghĩa của HĐC qua LTNV trong TNVN 4.2.2.1. Chửi với nội dung ngữ nghĩa lên án, chỉ trích cách ứng xử, đạo đức lối sống của đối tượng - HĐC hướng đến việc chỉ trích cách ứng xử của đối tượng 19 HĐC được chủ thể thực hiện khi đối tượng có cách ứng xử không chuẩn mưc̣, như bất kính, vô lễ với người lớn tuổi, như bất hiếu, bất nghĩa, sống trái đạo lý tổ tiên, ông bà, cha mẹ, - HĐC hướng đến việc chỉ trích đạo đức, lối sống của đối tượng Nhận thức, suy nghĩ về những biểu hiện nhân cách đạo đức, lối sống của người khác là lý do khiến người nói khó chịu, giận dữ thậm chí là bị rơi vào trạng thái đau khổ. Những suy nghĩ và hành vi thiếu chuẩn đã bị người nói lên án với một mức độ tối đa. Đây cũng là lý do để vai chửi cố tình xúc phạm thể diện của người nghe. 4.2.2.2. Chửi với nội dung ngữ nghĩa nguyền rủa, báng bổ đối tượng HĐC của nhân vật trong TNVN còn hướng đến dụng ý nguyền rủa, báng bổ đối phương để thỏa mãn sự tức giận. Lớp nghĩa biểu thị thái độ xúc phạm, thóa mạ thâm thúy và sâu cay nhằm đích ngôn trung nói trên được thể hiện như sau: a) Hô gọi đối tượng chửi thuộc ngôi thứ hai theo lớp lang - Đối tượng bị chửi thuộc ngôi thứ hai ở cấp bậc thứ nhất như: con đĩ, con đĩ già, cái đời đàn bà chúng mày, ranh con, con nỡm, thằng quỷ sứ, - Đối tượng bị chửi thuộc ngôi bậc thứ hai như cha mẹ mày, bố mẹ mày, bố mày, mẹ mày, mẹ bố con quạ cái, cha nó, - Đối tượng bị chửi thuộc ngôi thứ hai ở cấp bậc thứ ba, thứ tư như tiên sư, tiên sư mày, sư cha mày, tiên sư nó, mẹ tiên sư mày, tiên nhân nhà mày, tiên sư thằng này, tiên sư cha chúng mày, tiên sư bố nó, tiên sư con đượi già, tiên sư con đĩ bướm, tiên sư con đĩ ngựa, tổ cha mày, tổ sư cha mày, b) Hô gọi trong HĐC phiếm chỉ Lớp từ ngữ phù hợp với việc tạo lập HĐC phiếm chỉ gồm có: khỉ gió, chó chết, con khỉ, con lợn, bố ranh, đồ quỷ, Mục đích của vai trao lời là dùng lời hô gọi như vậy để thực hiện HĐC trực tiếp. 4.2.2.3. Chửi với nội dung ngữ nghĩa coi thường, khinh bỉ trình độ nhận thức của đối tượng Nhìn nhận, đánh giá sự hạn chế, thiếu sót trong hiểu biết, nhận thức của đối tượng cũng là phạm trù phản ánh phổ biến, tạo nên lớp nghĩa đặc trưng của HĐC trong LTVN. Lớp từ ngữ biểu thị ý nghĩa này là ngu, dốt, vô học, ăn hại, loạn óc, vô tích sự, toi công, toi cơm, ma tịt... 4.2.2.4. Chửi với nội dung ngữ nghĩa đánh giá, chỉ trích năng lực, kết quả công việc của bản thân và đối tượng - Chửi vì sự hạn chế năng lực làm việc của đối tượng; - Chửi vì hiệu suất công việc thấp kém hay thất bại. 4.2.2.5. Chửi với nội dung ngữ nghĩa chê bai, chỉ trích đặc điểm ngoại hình của đối tượng 20 Viêc̣ nhận xét, đánh giá về đặc điểm ngoại hình xấu xí, không bình thường của đối tượng là một phương diện nội dung ngữ nghĩa trong LTNV. Việc nhận xét, đánh giá, chỉ trích đặc điểm ngoại hình của người bị chửi là cái cớ để vai chửi thực hiện chiến lược trao lời của mình. Vai chửi nêu điểm khiếm khuyết, xấu xí về hình thức của đối tượng nhằm hàm ý chỉ trích những nhược điểm, hạn chế về nhân cách. Chẳng hạn, hình ảnh “thâm môi” gợi sự độc ác, thâm hiểm, gian xảo; hình ảnh “răng vàng” - gợi sự xấu xa,... Những nhận thức của vai chửi về đối tượng như vậy khiến người đọc càng có ấn tượng rõ nét về vai bi ̣ chửi , từ ngoại hình đến tính cách. 4.3. Đặc trƣng văn hóa ứng xử của ngƣời Việt thể hiện qua thành tố ngữ nghĩa HĐC của nhân vật trong TNVN 4.3.1. Sử dụng từ ngữ chỉ tâm linh trong HĐC - Vai chửi dùng hình ảnh ma, quỷ, quái vật để so sánh với đặc điểm ngoại hình hay nhân tính của đối tượng. - Vai chửi d ùng các biểu tượng Thánh Thần, Trời, Phật, Diêm Vương để uy hiếp, nguyền rủa, báng bổ đối tượng. - Vai chửi dùng bệnh tật, cái chết để đe dọa, uy hiếp, nguyền rủa đối tượng. 4.3.2. Sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, thân tộc Nắm bắt tâm lý coi trọng tình cảm gia đình, thân tộc của người Việt, khi chửi, nhân vật ưa sử dụng lối chửi không chỉ xúc phạm trực tiếp một cá nhân mà còn gồm những đối tượng có quan hệ huyết thống, thân cận với cá nhân đó, như: vợ/ chồng, con cái, anh chị em, ông bà, tổ tiên. Cách chửi có sử dụng các yếu tố ngôn từ đặc trưng như: mẹ mày, tiên sư, tiên sư cha nhà mày, phản ánh phần nào thái độ trịch thượng, tự đề cao bản thân của người chửi. Đây cũng là biểu hiện tâm lý đặc trưng xuyên suốt và chi phối ngữ nghĩa lời chửi của nhân vật. 4.3.3. Sử dụng từ ngữ chỉ nghề nghiệp xấu bị lên án - Vai chửi dùng từ ngữ gọi tên công việc thấp hèn bị xã hội coi thường, lên án, như: đĩ, nặc nô, ăn cướp, ăn cắp, buôn lậu, ăn xin, lang băm, nông nô, Việt gian, Mỹ Diệm, Đích ngôn trung của lời là bày tỏ thái độ coi khinh, miệt thị đối tượng; so sánh đối tượng với hạng người xấu xa, thấp kém về nhân cách. - Vai chửi d ùng từ ngữ chỉ nhược điểm về tính tình, nhân cách của đối tượng, như: khốn nạn, ác tặc, đểu, bất hiếu, bất nhân, xỏ lá, dối trá, lừa đảo, lưu manh, côn đồ, dã man, độc ác, phản bội, phản chủ, đê tiện, bần tiện, hèn hạ, mất nết, hư hỏng, hư đốn, loạn luân, lăng loàn, phi tư tưởng, vô đạo, bóc lột, ăn hại, 4.3.4. Sử dụng từ ngữ tục tĩu, những từ chỉ bộ phận kín của cơ thể Khi chửi, nhân vật dùng các từ ngữ chỉ bộ phận kín cơ thể người để so sánh, ẩn dụ với đối tượng, biến đối tượng thành những thứ xấu xa, trần trụi, thô tục. Đó là các từ: chim, 21 dái, bướm, cứt, hạ bộ, dương vật,... Ngoài ra, trong lời chửi có các từ chỉ hoạt động giao phối: rượng đực, chửa hoang, 4.3.5. Sử dụng từ ngữ gọi con vật bị xem xấu xí, tầm thường Nhân vâṭ thường dùng từ ngữ gọi tên động vật gần gũi bị xem tầm thường, xấu xí để so sánh với đối tượng, như: chó, chó chết, khỉ, con lợn, ma tịt, rắn rết, dê cụ, cóc gặm, quỷ, ruồi nhặng, Vai chửi chửi đối tượng là: đồ chó, đồ khỉ, đồ con lợn, đồ con bò, đồ dê cụ, 4.3.6. Sử dụng từ ngữ gọi tình trạng cơ thể không bình thường, bệnh hoạn của đối tượng - Vai chửi dùng các từ ngữ gọi tình trạng não bộ không bình thường của đối tượng: ngu, dốt, dại, ngẩn, ngây, ngốc, thần kinh, đần độn, dở hơi, - Vai chửi dùng từ ngữ gọi tình trạng khuôn mặt không bình thường của đối tượng: mặt mo, mặt sứa, mặt sắt, mặt chó - Vai chửi dùng từ ngữ gọi tình trạng hình dạng cơ thể không bình thường của đối tượng: bị thịt, vú như vú lợn 4.4. Vai trò của HĐC qua LTNV trong TNVN 4.4.1. Góp phần thể hiện phong cách, ý đồ nghê ̣thuâṭ của tác giả Có hai lý do cơ bản để HĐNN kém lịch sự này được xuất hiện trong LTNV, đó là quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Các nhà văn thực sự bám sát từng “hơi thở” cuộc sống nhân sinh, nắm bắt sự vận động đa chiều, phức tạp của nó để miêu tả qua mỗi tình huống truyện , mỗi tính cách, mỗi hành động nói năng của nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng, cá tính nghệ thuật riêng, cho dù ý đồ nghệ thuật của họ có điểm tương đồng hay khác biệt. 4.4.2. Góp phần thể hiện đặc điểm tâm lý tiêu cực của nhân vật Cuộc sống tồn tại nhiều khó khăn, trở ngại và cả những biến cố, buộc con người phải đối diện. Vì thế họ phải bực bội, cáu giận hay lo lắng. Trạng thái tâm lý kém tích cực đó chế ngự, chi phối suy nghĩ, nhận thức và tình cảm của nhân vật. Và khi nhìn nhận, đánh giá hiện thực họ thường có thái độ khắt khe, định kiến. HĐC của nhân vật phần nào thể hiện những trăn trở, nghĩ suy, dằn vặt trước những thói hư tật xấu hay nhân cách không hoàn thiện của người thân, bạn bè và đồng nghiệp. 4.4.3. Góp phần thể hiện đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật Mỗi nhân vật là một số phận có cảnh đời riêng và tính cách riêng. Mỗi lời nói của họ được thực hiện đều gợi ra nhữ ng suy nghĩ, đều định hướng nhận thức cho bạn đọc về nhân vật được quan tâm. Những HĐC thể hiện qua LTNV đã góp phần tường minh, lột tả tính cách nhân vật đó. Dù chỉ là cách sử dụng HĐC ở LTNV nhưng các nhà văn cho bạn đọc nhận thấy một xã hội đang chuyển động mạnh mẽ cùng với trạng thái tâm lý phức tạp của 22 con người. Những tính cách hay trạng thái tâm lý của nhân vật đã góp phần phản ảnh bức tranh hiện thực đa màu sắc nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. 4.5. Tiểu kết chƣơng 4 - Về các nhân tố chi phối ngữ nghĩa HĐC, tần số xuất hiện và khả năng hành chức của HĐC xảy ra ỏ các đối tượng có vị thế, tuổi tác, giới tính khác nhau có mức độ ít nhiều, đậm nhạt khác nhau. Mâu thuẫn xảy ra nhiều nhất trong quan hệ huyết thống, vợ chồng hay mẹ chồng nàng dâu. Đồng thời, người có vị thế, tuổi tác lớn hơn hay đe dọa, mắng chửi người dưới tuổi, vị thế thấp kém hơn. Nữ giới thưc̣ hiêṇ HĐC nhiều hơn nam giới. HĐC của nhân vật nữ mang nhiều sắc thái biểu cảm , nam giới thể hiện HĐC thường maṇh mẽ , đanh thép. Nhân vật thực hiện HĐC vì những lí do khác nhau. Chửi vì lo lắng cho người thân; chửi vì nhận thấy sự mất mát, thiệt thòi; chửi để đòi hỏi quyền lợi; chửi để giải tỏa trạng thái tâm lý cá nhân; chửi để đe dọa đối phương; chửi để bày tỏ quan điểm; chửi để nêu đánh giá, nhận xét về hiện tượng - Về ngữ nghĩa, chúng tôi xác định có 5 nhóm chính, tiêu biểu. Trong đó, nhóm nghĩa phản ánh sự hạn chế về cách ứng xử, lối sống tha hóa, biến chất của nhân vật có số lượng vượt trội hơn cả. Khi thực hiện HĐC, nhân vật muốn bày tỏ nhu cầu giải phóng tâm trạng, lên án cái xấu, cái kém phẩm chất tồn taị trong đời sống xa ̃hôị. - Với tư duy đậm tính duy cảm, trọng tình cùng đặc trưng văn hóa tâm linh Á đông chi phối nên khi chửi, nhân vật ưa dùng yếu tố tâm linh đe dọa uy hiếp đối phương; ưa so sánh đối phương với con vật xấu xí, bẩn thỉu, ngu dốt hay ví đối phương với những thứ “giả người” nhằm coi thường, khinh miệt; ưa hô gọi đối phương theo kiểu đảo lộn “xưng tôn hô khiêm”, xóa nhòa ranh giới ngôi thứ, khoảng cách, quan hệ giữa người chửi và người tiếp nhận lời chửi. Thói quen ngôn ngữ này gây ảnh hưởng rất lớn thể diện dương tính người nghe, đồng thời khoét sâu mâu thuẫn cuộc sống tinh thần trong quan hệ của mọi người. - Giọng điệu, phong cách ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm được định hình bởi các yếu tố như: vốn từ, cấu trúc câu văn, cách thức diễn đạt Quá trình phân tích đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa lời chửi của nhân vật trong TNVN cho thấy giọng điệu riêng, một cá tính sáng tác riêng của nhà văn. Vì vậy, nhân vật cũng được khắc họa và có dấu ấn về tính cách, số phận có sự chi phối phong cách tác giả. 23 KẾT LUẬN 1. Từ cơ sở nhận diện HĐC, ở góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là vận dụng lý thuyết ngữ dụng học và lý thuyết hội thoại khi thống kê, phân loại, miêu tả HĐC, chúng tôi nhận thấy: HĐC được sử dụng khá nhiều trong LTNV trong TNVN, đặc biệt của nhà văn theo khuynh hướng hiện thực. HĐC có những biểu hiện khá đa dạng về cung bậc, tạo nên những bảng màu cực kỳ sinh động và phong phú. Luận án xác định nghiên cứu HĐC phải dựa vào điều kiện sử dụng HĐNN, các dấu hiệu ngữ vi, nội dung mệnh đề và đích ngôn trung. Khác với các HĐNN có cùng đích biểu cảm khác, HĐC là kiểu hành động biểu cảm đặc biệt. Chúng tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện dương tính người nhận rất cao. Chúng vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc hội thoại. Đặc trưng cấu trúc, ngữ nghĩa lời chửi vì thế mà chịu sự chi phối bởi đích giao tiếp này. 2. Về cấu trúc, lời chửi được định hình bởi ý định và tính cách của người nói. Nhân vật hiểu rõ chửi cái gì, vì sao lại chửi và chửi như thế nào trong mỗi tình huống mâu thuẫn nhất định. Cấu trúc tham thoại chửi có HĐC và hành động đi kèm HĐC. Luận án đã tiến hành xem xét các mô hình kết hợp và mối liên kết liên hành vi của tham thoại có HĐC và hành động đi kèm HĐC. Ở tham thoại chỉ chứa một HĐC có đặc điểm ngắn, cộc lốc, thể hiện tính chất đốp chát của nhân vật. Chúng xuất hiện dày đặc các yếu tố thô tục và biểu thức ngữ vi chửi đặc trưng, khiến chúng ta dễ dàng phân biệt chúng với các biểu thức ngữ vi có đích lịch sự. Đối với tham thoại có một HĐC và hành động đi kèm HĐC, cấu trúc tham thoại phức tạp. Ở nhóm này, mục đích và cách thức tác động nhằm hạ nhục, thóa mạ đối phương của người chửi được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng. Ở phần HĐC, mục đích chửi thường đích diện. Ở phần hành động đi kèm HĐC, người chửi muốn tường minh lý do, nguyên nhân và cả cách tác động, đe dọa danh dự, ý thức đối phương để bản thân được hả giận. Đặc điểm cấu trúc này là cơ sở lý giải thói quen tư duy ngôn ngữ của người Việt trong giao tiếp, đó là ưa sự cụ thể, chi tiết, thậm chí có yếu tố dư thừa. 3. Về ngữ nghĩa, các nhân tố chi phối ngữ nghĩa HĐC đóng vai trò quan troṇg. Trong lời chửi của nhân vật trong TNVN, chúng tôi nhận thấy 5 nhóm quan hệ liên nhân. HĐC đươc̣ thưc̣ hiêṇ chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn thuộc về nhóm nhân vật nữ, nhóm nhân vật có địa vị, tuổi tác, thứ bậc cao hơn và nhóm nhân vật có quan hệ huyết thống thân cận... Đích ngôn trung của HĐC được thể hiện chủ yếu qua thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá đối tượng theo xu hướng phê phán, lên án, chỉ trích, nguyền rủa. Trong đó, nhóm ngữ nghĩa thể hiện thái độ phê phán, chỉ trích cách ứng, đạo đức, lối sống chiếm tỷ lệ vượt trội. Hiện tượng này khẳng định, người Việt rất coi trọng việc đối nhân xử thế của con người trong gia đình hay ngoài xã hội. Tâm lý coi trọng này đã nảy sinh, tồn tại một số HĐNN nhằm gia tăng, tác động, điều chỉnh, uốn nắn, giáo dục nhân cách phù hợp mong muốn người nói và chuẩn mực xã hội. 24 4. Đặc trưng văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt và tinh thần Á đông ảnh hưởng khá sâu sắc đến thói quen tư duy và ngôn ngữ của nhân vật mỗi khi có mâu thuẫn nảy sinh . HĐC thể hiện rõ nhận thức của con người về thế giới tâm linh . Vậy nên, nhân vâṭ khi chửi ưa dùng yếu tố tâm linh, thần thánh để uy hiếp, đe dọa, nguyền rủa người khác. Những biểu hiêṇ này cho thấy người Việt coi trọng tình cảm gia đình, quan hệ huyết thống, họ thói quen dùng từ ngữ hô gọi biểu thị quan hệ gia đình, dòng tộc là cũng nhằm đề cao bản thân và hạ thấp, miệt thị người khác. So sánh với hành động chê hay bác bỏ thì HĐC có nguy cơ gây tổn thương danh dự đối phương rất cao cũng vì cách thức hô gọi này. Ngoài ra, nhân vật ưa dùng từ ngữ chỉ hành động, công việc hèn kém hoặc con vật xấu xí để ví von khiến đối phương phải bẽ mặt. 5. HĐC xuất hiện qua LTNV trong TNVN vừa thực hiện chức năng giao tiếp của lời nói, vừa thực hiện chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm . Vì thế, khác với HĐC tồn tại trong giao tiếp, đặc điểm HĐC của nhân vật đã được thể hiện qua lăng kính thẩm mỹ của nhà văn, được xây dựng bằng tài năng, cá tính nghệ thuật của chủ thể sáng tác. HĐC của nhân vật là một kiểu tín hiệu thẩm mỹ góp phần thể hiện giọng điệu, ý đồ sáng tác và đặc trưng phong cách nhà văn. Đặc biệt, với những nhà văn theo khuynh hướng hiện thực, họ luôn trăn trở và khao khát điều tốt đep̣ thì HĐC lại được xuất hiện dày đặc hơn trong LTNV. Cũng do vậy mà giọng điệu và ngôn ngữ đời thường chát chúa, gay gắt, nặng nề được miêu tả rõ ràng, chân thực và sinh động qua HĐC của nhân vật trong TNVN hiêṇ đaị. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Thị Hoàng Yến (2009), Đặc điểm cấu trúc lời chửi của nhân vật trong văn xuôi hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945, Tạp chí Khoa học, các ngành Khoa học Xã hội, TậpXXXVIII, Đại học Vinh, Số 2B - 2009, tr.73 - 79. 2. Trần Thị Hoàng Yến (2010), Phương tiện thể hiện hành động chửi trực tiếp qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, Tạp chí Khoa học, các ngành Khoa học Xã hội, Tập 39, Đại học Vinh, số 4B - 2010, tr. 85 - 94. 3. Trần Thị Hoàng Yến (2011), Đặc điểm lời chửi có dạng “Đồ + X” qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam, Ngữ học toàn quốc, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr. 877 - 883. 4. Trần Thị Hoàng Yến (2012), Xưng hô trong lời chửi của nhân vật truyện ngắn Việt Nam, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 3, tr. 47 - 53. 5. Trần Thị Hoàng Yến (2012), Một số cấu trúc đặc trưng của lời chửi trong truyện ngắn Việt Nam, Hội thảo Quốc tế: Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc - Việt Nam, lần thứ III, tr.126 - 133. 6. Trần Thị Hoàng Yến (2013), Phân loại hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam, Ngữ học toàn quốc, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. 7. Trần Thị Hoàng Yến (2013), Đặc điểm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6, tr.37 - 42. 26 CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN Phản biện 1: ......................................................................................... ......................................................................................... Phản biện 2: ......................................................................................... ......................................................................................... Phản biện 3: ......................................................................................... ......................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ............................................................................................................... vào hồi...giờphút, ngàytháng.năm.. Có thể tìm hiểu Luận án tại ...................................................... 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cau_truc_ngu_nghia_cua_hanh_dong_chui_qua_loi_thoai_nhan_vat_trong_truyen_ngan_viet_nam_843.pdf
Luận văn liên quan