[Tóm tắt] Luận án Dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Về giải pháp quốc gia, với nhận thức rằng, hoàn thiện pháp luật về dẫn độ là giải pháp trọng tâm, tác giả đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật TTTP, BLTTHS và các luật khác có liên quan đến dẫn độ, cụ thể: - Với Luật TTTP tác giả kiến nghị thực hiện các biện pháp sau đây: Hoàn thiện một số thuật ngữ pháp lý tại Điều 35 về từ chối dẫn độ cho nước ngoài; bổ sung các quy định về bắt khẩn cấp, dẫn độ đơn giản, quyền và nghĩa vụ của người bị yêu cầu dẫn độ; kiến nghị Bộ Công An chủ trì và phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, TAND tối cao, VKSND tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết quy trình dẫn độ chủ động làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam khi có nhu cầu. - Với BLTTHS tác giả kiến nghị bổ sung căn cứ “thực hiện việc dẫn độ” vào Điều 79 về các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn; nhập Điều 343 và Điều 344 thành một điều mới theo hướng giữ nguyên toàn bộ nội dung của Điều 343 hiện hành và bổ sung một khoản (khoản 3) dẫn chiếu đến Luật TTTP để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật Việt Nam nói chung và thống nhất trong quá trình thực hiện Luật TTTP và BLTTHS nói riêng. - Với Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002, tác giả kiến nghị bổ sung thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, TAND tối cao, VKSND cấp tỉnh và VKSND tối cao vào Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và giữa Luật Tổ chức TAND năm 2002, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 với Luật TTTP nói riêng.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ Cả bốn Hiệp định đều quy định, ngay sau khi có quyết định dẫn độ, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu. Bên được yêu cầu sẽ chuyển giao người bị dẫn độ cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu tại một địa điểm trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu mà hai Bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp bất khả kháng không thể chuyển giao hoặc tiếp nhận được người bị yêu cầu dẫn độ thì các Bên phải thông báo cho nhau và hai Bên sẽ cùng nhau thỏa thuận để đưa ra thời hạn chuyển giao hoặc tiếp nhận người bị dẫn độ phù hợp. Ngoài ba nội dung cơ bản đã được nêu và phân tích ở trên, các Hiệp định dẫn độ còn quy định các nội dung về thủ tục dẫn độ đơn giản, hoãn dẫn độ, dẫn độ tạm thời, dẫn độ lại, quá cảnh và chi phí dẫn độ. 13 So sánh các Hiệp định dẫn độ với nhau chúng tôi thấy một số nội dung không thống nhất với nhau như: Các quy định liên quan đến yêu cầu dẫn độ một người về các tội phạm về thuế, hải quan, kiểm soát ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập khác; các trường hợp bắt buộc từ chối dẫn độ và có thể từ chối dẫn độ; từ chối dẫn độ tội phạm chính trị hoặc tội phạm liên quan đến chính trị; về thời hạn mà người bị bắt giữ sẽ được trả tự do; thẩm quyền tiếp nhận, xử lý và chuyển giao các yêu cầu dẫn độ. So sánh các Hiệp định dẫn độ với Luật TTTP chúng tôi cũng nhận thấy một số điểm chưa tương đồng như: Cả 4 Hiệp định đều quy định điều kiện, thủ tục bắt khẩn cấp trước khi có yêu cầu dẫn độ chính thức của Bên yêu cầu; cách thức xử lý trong trường hợp Bên được yêu cầu từ chối dẫn độ với lý do người bị yêu cầu là công dân và thủ tục dẫn độ đơn giản nhưng Luật TTTP không quy định các nội dung này. Do vậy, bổ sung các quy định này vào Luật TTTP nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các Hiệp định dẫn độ với Luật TTTP đồng thời để thực hiện có hiệu quả các Hiệp định dẫn độ và Luật TTTP là rất cần thiết. 2.1.3 Dẫn độ trong các ĐƯQT đa phương 2.1.3.1 Các quy định về dẫn độ trong các ĐƯQT của Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng, chống tội phạm Các ĐƯQT này quy định ba vấn đề có tính nguyên tắc về dẫn độ sau đây: (1) Yêu cầu các quốc gia thành viên coi các tội phạm được điều chỉnh bởi các ĐƯQT này là những tội phạm có thể bị dẫn độ đồng thời đưa các tội phạm này vào danh mục các tội phạm bị dẫn độ trong các ĐƯQT về dẫn độ sẽ được ký kết giữa các quốc gia thành viên trong tương lai. (2) Yêu cầu các quốc gia thành viên cam kết, nếu không dẫn độ người phạm tội thì quốc gia được yêu cầu sẽ thiết lập quyền tài phán hình sự đối với hành vi tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước theo nguyên tắc“Aut dedere aut judicare - Không dẫn độ thì truy tố”. (3) Yêu cầu các quốc gia thành viên có thể coi các điều ước này là cơ sở pháp lý quốc tế trực tiếp để dẫn độ cho nhau trong trường hợp giữa hai quốc gia chưa có ĐƯQT song phương về dẫn độ. Tuy nhiên, do được đàm phán, ký kết bởi nhiều quốc gia có chế độ chính trị, kinh tế, luật pháp và đặc biệt là quan điểm về hợp tác đấu tranh phòng chống, tội phạm khác nhau nên các quy định về dẫn độ trong các ĐƯQT này chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, chi tiết nên rất khó và hầu như không thể áp dụng vào thực tiễn hợp tác dẫn độ giữa các quốc gia thành viên. 2.1.3.2 Các quy định về dẫn độ trong Công ước của ASEAN về chống khủng bố năm 2007 Công ước của ASEAN về chống khủng bố năm 2007 đã dành 2 điều (Điều XIII và Điều XIV) quy định bốn nội dung có tính nguyên tắc về dẫn độ sau đây: (1) Bên ký kết mà trên lãnh thổ của mình mà người bị tình nghi đang có mặt, nếu không dẫn độ thì phải bắt giữ và không được chậm trễ, phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền của mình để truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự của Bên đó. Các cơ quan có thẩm quyền này phải đưa ra những quyết định giống như bất kỳ hành vi phạm tội nghiêm trọng nào khác theo luật pháp trong nước của Bên đó quy định; (2) Những hành vi đã được quy định tại Điều 2 của Công ước sẽ được coi là các tội phạm bị dẫn độ trong bất kỳ Hiệp định dẫn độ nào đã được ký kết giữa các nước thành viên trước khi Công ước này có hiệu lực và yêu cầu các Bên đưa các tội khủng bố vào danh mục các tội phạm bị dẫn độ trong các Hiệp định dẫn độ sẽ được ký kết trong tương lai giữa họ với nhau; 14 (3) Nếu quốc gia thành viên được yêu cầu dẫn độ đòi hỏi dẫn độ phải được thực hiện trên cơ sở Hiệp định dẫn độ nhận được yêu cầu dẫn độ từ quốc gia thành viên khác chưa có Hiệp định dẫn độ với mình, thì quốc gia được yêu cầu dẫn độ có thể, theo ý mình, phù hợp với pháp luật quốc gia mình, coi Công ước này là một cơ sở pháp lý để dẫn độ đối với các tội phạm được quy định tại Điều II của Công ước; (4) Các quốc gia cam kết không coi các tội phạm bị điều chỉnh bởi Công ước này là tội phạm chính trị hoặc tội phạm liên quan đến chính trị. Mặc dù các nội dung về dẫn độ trong Công ước này chỉ là những quy định chung, mang tính nguyên tắc nhưng chúng là cơ sở pháp lý quốc tế đa phương rất quan trọng để các nước thành viên ASEAN có thể hợp tác dẫn độ cho nhau trong trường hợp giữa các nước chưa có ĐƯQT song phương về dẫn độ. Bởi lẽ, theo Công ước, trong trường hợp giữa các nước thành viên chưa có Hiệp định dẫn độ nhưng luật pháp của nước được yêu cầu đòi hỏi việc dẫn độ phải dựa vào Hiệp định dẫn độ thì nước này có thể coi Công ước là một cơ sở pháp lý để hợp tác dẫn độ tội phạm khủng bố cho nước yêu cầu. Quy định này sẽ giúp các nước thành viên ASEAN chưa ký Hiệp định dẫn độ với các nước thành viên khác, trong đó có Việt Nam thực hiện quyền tài phán hình sự đối với các tội phạm khủng bố được quy định tại Điều II của Công ước. 2.2 Dẫn độ trong pháp luật Việt Nam 2.2.1 Các quy định về dẫn độ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Trong BLTTHS, vấn đề dẫn độ được quy định tại Phần thứ tám, Chương XXXVII (Dẫn độ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án) gồm 02 điều (Điều 343.Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án và Điều 343. Từ chối dẫn độ). Đây là lần đầu tiên, dẫn độ được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao của Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định về dẫn độ được quy định trong BLTTHS là những quy định mang tính nguyên tắc, thiếu các quy định cụ thể về văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ; thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, xem xét yêu cầu dẫn độ của nước ngoài cho Việt Nam cũng như thủ tục, thẩm quyền chuyển giao yêu cầu dẫn độ của Việt Nam cho nước ngoài; thủ tục, thẩm quyền ra quyết định dẫn độ và chuyển giao người bị dẫn độ cho nước yêu cầu hoặc tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam; các quy định về hoãn dẫn độ, dẫn độ lại, quá cảnh và chi phí dẫn độ. Do đó, các quy định về dẫn độ trong BLTTHS rất khó và hầu như không được áp dụng trong thực tiễn. 2.2.2 Các quy định về dẫn độ trong Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 Với 01 chương (Chương IV) 17 điều (từ Điều 32 đến Điều 48), lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, vấn đề dẫn độ đã được quy định một cách toàn diện và cụ thể nhất. Luật TTTP quy định ba nội dung cơ bản sau đây về dẫn độ: Một là: Đối tượng và phạm vi dẫn độ Theo quy định tại Điều 32 khoản 2 điểm a, CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam có thể “Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án”. Đồng thời, CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam có thể “Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án”(Điểm b). Theo các quy định trên, đối tượng mà CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu nước ngoài dẫn độ có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài, người không quốc tịch. Ngược lại, đối tượng mà 15 CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam có thể dẫn độ cho nước ngoài là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, người bị dẫn độ phải là“người có hành vi phạm tội mà Bộ luật Hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng” (Điều 33 khoản 1). Đồng thời, “hành vi phạm tội của người bị yêu cầu dẫn độ không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu” (Điều 33 khoản 2 ). Theo Điều 35 khoản 1, CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam sẽ từ chối dẫn độ trong năm trường hợp sau đây: (1) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam; (2) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác; (3) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; (4) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị; (5) Trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật TTTP. Ngoài năm trường hợp từ chối dẫn độ nói trên, Điều 35 khoản 2 Luật TTTP còn quy định, CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ trong hai trường hợp sau đây: (1) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam; (2). Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ. Trường hợp CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ (Điều 35 khoản 3). Hai là: Văn bản, hồ sơ yêu cầu dẫn độ Điều 36 Luật TTTP quy định, hồ sơ yêu cầu dẫn độ bao gồm văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải bao gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản; Lý do yêu cầu dẫn độ; Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ; d) Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ; Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ (Điều 37 khoản 1). Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các tài liệu sau đây: Tóm tắt nội dung của vụ án; Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó; Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu 16 có; Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế (Điều 37 khoản 2). Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài các tài liệu nói trên còn phải kèm theo bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ; văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ (Điều 37 khoản 3). Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án, ngoài các tài liệu nói trên phải kèm theo bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ và văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án (Điều 37 khoản 4). Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải được lập thành ba bộ, phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Nếu Việt Nam và nước ngoài đã có ĐƯQT về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong ĐƯQT đó. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có ĐƯQT về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận (Điều 5). Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an. Ba là: Thủ tục dẫn độ Luật TTTP quy định rất đầy đủ và chi tiết thủ tục dẫn độ bị động, áp dụng trong trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ. Thủ tục dẫn độ độ bị động được tổng hợp thành ba bước cơ bản sau đây: Bước 1: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu dẫn độ Theo quy định của Luật TTTP, Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ, văn bản yêu cầu dẫn độ. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung. Nếu sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho TAND cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định” (Điều 38 Luật TTTP). Trong trường hợp nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ một người thì Bộ Công an sẽ chủ trì và phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, TAND tối cao để xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc xem xét, quyết định sẽ đáp ứng yêu cầu dẫn độ của nước nào trong số các nước yêu cầu phải căn cứ vào quy định của pháp luật và các yếu tố về: Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ; tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ; thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm; lợi ích riêng của các nước yêu cầu; mức độ nghiêm trọng của tội phạm; quốc tịch của người bị hại; khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ; ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ và các yếu tố có liên quan khác (Điều 39 Luật TTTP ). Kể từ khi nhận được yêu cầu chính thức của nước ngoài về việc dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật Việt Nam và ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ. Luật TTTP không quy định thủ tục bắt khẩn cấp trước khi có yêu cầu dẫn độ chính thức như các HĐTTTP và Hiệp định dẫn độ mà Việt Nma đã ký kết. Bước 2: Xem xét, quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ 17 TAND cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù là cơ quan có thẩm quyền quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, nếu đáp ứng các điều kiện về hồ sơ và văn bản yêu cầu dẫn độ thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ. Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ không thuộc thẩm quyền hoặc Bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được thì TAND cấp tỉnh sẽ quyết định đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an để Bộ Công an thông báo cho nước yêu cầu. Nếu quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ, thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho VKSND cùng cấp (Điều 40 khoản 3). Việc xem xét yêu cầu dẫn độ sẽ được tiến hành thông qua phiên họp với Hội đồng gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên VKSND cùng cấp (cấp tỉnh). Khi xem xét yêu cầu dẫn độ, Hội đồng sẽ căn cứ vào các quy định của Luật TTTP và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan như BLTTHS, BLHS, Luật Quốc tịch, Luật Ký kết gia nhập và thực hiện ĐƯQT... và ĐƯQT có quy định về dẫn độ mà Việt Nam và nước yêu cầu đã ký kết hoặc gia nhập. Sau đó, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Thủ tục xem xét yêu cầu dẫn độ và ra quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ của TAND cấp tỉnh lần đầu tiên được quy định trong Luật TTTP. Mặc dù là một thủ tục do Tòa án thực hiện, có sự tham gia của Kiểm sát viên VKSND cùng cấp (cấp tỉnh), người bị yêu cầu dẫn độ, luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ nhưng đây không phải là thủ tục giải quyết vụ án hình sự. So với thủ tục giải quyết vụ án hình sự, thủ tục xem xét yêu cầu dẫn độ có một số điểm khác biệt cơ bản sau đây: Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, nếu thủ tục giải quyết vụ án hình sự được thực hiện theo quy định của BLTTHS thì thủ tục xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ lại được tiến hành theo quy định của Luật TTTP. Thứ hai, về thành phần tham gia, nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự gồm ba Thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm thì Hội đồng xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ của nước ngoài chỉ có ba Thẩm phán, không sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Thứ ba, về nhiệm vụ, nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có nhiệm vụ xác định sự thật khách quan của vụ án, quyết định tội danh và hình phạt đối với bị cáo; Hội đồng xét xử phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ lại có nhiệm vụ ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ cho nước yêu cầu. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, TAND cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, VKSND cùng cấp và Bộ Công an để các cơ quan này thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nếu có kháng cáo của người bị yêu cầu dẫn độ hoặc kháng nghị của VKSND cùng cấp hoặc VKSND tối cao, TAND cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho TAND tối cao trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, TAND tối cao mở phiên họp để xem xét quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ 18 gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm Chủ tọa, đại diện của VKSND tối cao và được tiến hành như trình tự xem xét dẫn độ tại TAND cấp tỉnh có thẩm quyền. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật bao gồm quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. Bước 3: Thi hành quyết định dẫn độ Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của TAND cấp tỉnh có thẩm quyền về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án TAND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho VKSND cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu và người bị dẫn độ. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan Công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc dẫn độ và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ (Điều 42). Cơ quan Công an thi hành quyết định dẫn độ sẽ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian và địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ đã thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn để tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực. Trong trường hợp hết thời hạn do Việt Nam và nước yêu cầu đã thoả thuận mà nước yêu cầu không tiếp nhận người bị dẫn độ, thì Bộ Công an sẽ kiến nghị TAND cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết (Điều 43). Luận án khằng định rằng, Luật TTP đã quy định khá đầy đủ và có hệ thống các vấn đề pháp lý về dẫn độ. Các quy định về dẫn độ trong Luật TTTP đã khắc phục được những hạn chế của các quy định về dẫn độ trong BLTTTHS. So với các ĐƯQT song phương và đa phương có quy định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập thì các quy định về dẫn độ trong Luật TTTP là khá phù hợp. Cùng với BLTTHS, các quy định về dẫn độ trong Luật TTTP là những cơ sở pháp lý quốc gia quan trọng nhất để Việt Nam hợp tác dẫn độ với các nước trên thế giới khi có nhu cầu. Mặc dù vậy, vẫn còn một số quy định trong các ĐƯQT có quy định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập chưa được chuyển hóa vào phần dẫn độ của Luật TTTP như: Dẫn độ đơn giản; Bắt khẩn cấp trước khi có yêu cầu dẫn độ; các quy định liên quan đến tội phạm chính trị, tội phạm quân sự, tội phạm chiến tranh; về cách xử lý tiếp theo nếu từ chối dẫn độ công dân... Mặt khác, Luật TTTP cũng chưa quy định cụ thể về thủ tục dẫn độ chủ động áp dụng trong trường hợp Việt Nam là nước yêu cầu dẫn độ. Do vậy, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các quy định này trong Luật TTTP nhằm thực hiện thống nhất và có hiệu quả về dẫn độ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.3 Thực trạng thực hiện ĐƯQT và pháp luật Việt Nam liên quan đến dẫn độ Qua xử lý số liệu về bắt truy nã có liên quan đến dẫn độ trong thời gian nghiên cứu, luận án đã kết luận, kết quả thực hiện ĐƯQT và pháp luật Việt Nam về dẫn độ trong thời gian qua là chưa cao và chưa phản ảnh đúng nhu cầu dẫn độ giữa Việt Nam với các nước vì một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Một là, trong một thời gian dài (từ những năm 80 của thế kỷ XX đến năm 2007) mặc dù nước ta đã ký kết 13 HĐTTTP có nội dung dẫn độ, Hiệp định dẫn độ với Đại Hàn Dân Quốc và gia nhập hầu hết các ĐƯQT của Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng, chống tội phạm có quy định về dẫn độ nhưng pháp luật Việt Nam về dẫn độ vừa thiếu lại không đồng bộ. 19 Hai là, từ trước đến nay Việt Nam vẫn thiếu cơ sở pháp lý quốc tế song phương và đa phương để hợp tác dẫn độ với các nước. Ba là, trên thực tế, một số yêu cầu dẫn độ của Việt Nam không được nước ngoài đáp ứng vì sự khác biệt giữa pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự của nước được yêu cầu cũng như một số chính sách về cư trú của nước ngoài như chính sách cho định cư lâu dài, tị nạn chính trị, không áp dụng án tử hình... Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các HĐTTTP, Hiệp định dẫn độ và Luật TTTP đến các cơ quan, tổ chức và cán bộ thực hiện công tác tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng chưa hiệu quả. Chính vì vậy, mặc dù Luật TTTP đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 nhưng thời gian qua “dẫn độ tắt”, “dẫn độ trá hình” vẫn được thực hiện dưới các hình thức như đẩy trả, trục xuất, chuyển giao người phạm tội. Năm là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng ở các ngành Công An, Tòa án, Kiểm sát vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và pháp luật quốc tế. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẪN ĐỘ Ở VIỆT NAM 3.1 Dự báo các yếu tố liên quan đến dẫn độ ở Việt Nam trong thời gian tới Với nhận thức cho rằng, dẫn độ luôn chịu sự ảnh hưởng, tác động trực tiếp của diễn biến của tình hình tội phạm và quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bởi vì, diễn biến của tình hình tội phạm sẽ thúc đẩy các quốc gia phải liên kết, hợp tác với nhau, trong đó dẫn độ là hình thức hợp tác hiệu quả nhất để các quốc gia truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người phạm tội ở quốc gia này nhưng đang lẩn trốn tại quốc gia khác. Do vậy, để xây dựng các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam trong thời gian tới luận án đã đưa ra dự báo về tình hình tội phạm và xu thế hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước. Luận án khẳng định rằng, thời gian tới tình hình tội phạm nói chung và tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói riêng ở Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội ngày càng lớn đặc biệt là các tội phạm về kinh tế, tài chính xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao; Tội phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ và tội phạm buôn bán người; Tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài; Các tội phạm liên quan đến sản xuất và lưu hành giấy tờ giả, tiền giả. Đồng thời, luận án đã dự báo, thời gian tới hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước cũng sẽ ngày càng gia tăng vì hiện nay không một quốc gia nào có thể thực hiện quyền tài phán hình sự có hiệu quả đối với người phạm tội đang lẩn trốn ở nước ngoài nếu không có sự hợp tác dẫn độ của nước sở tại. Do vậy, hợp tác dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người bị yêu cầu dẫn độ là một tất yếu khách quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn và gia nhập 34 ĐƯQT song phương và đa phương có quy định về dẫn độ (13 HĐTTTP có nội dung dẫn độ hiện nay 11 Hiệp định đang có hiệu lực thi hành, 04 Hiệp định dẫn độ, 16 ĐƯQT đa phương của Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng và Công ước của ASEAN về chống khủng bố năm 2007). Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định song phương và đa phương về dẫn độ với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như trong khuôn khổ hợp tác ASEAN. Đồng thời, hiện nay Việt Nam đã gia nhập hầu hết các thiết chế quốc tế đa phương về đấu tranh phòng, chống tội phạm khu vực 20 và toàn cầu như ASEANPOL, INTERPOL, UNODC. Do vậy, hợp tác dẫn độ với các nước vừa là nhu cầu tất yếu khách quan vừa là trách nhiệm của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. 3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam 3.2.1 Các giải pháp quốc tế 3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc tế về dẫn độ Luận án kiến nghị thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây: Một là: Rà soát tổng thể các HĐTTTP có quy định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký trước khi có Luật TTTP để tiến hành đàm phán sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết các Hiệp định dẫn độ với các nước liên quan. Theo đó, rà soát tổng thể nội dung về dẫn độ trong các HĐTTTP để phát hiện những tồn tại, bất cập, những quy định không phù hợp với các quy định về dẫn độ trong BLTTHS, Luật TTTP cũng như thực tiễn dẫn độ để làm cơ sở cho việc đàm phán sửa đổi, bổ sung và hiện đại hóa các Hiệp định này là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nếu có điều kiện thuận lợi, Việt Nam nên chủ động đề xuất tách phần dẫn độ trong các HĐTTTP để đàm phán, ký kết Hiệp định riêng về dẫn độ với các nước liên quan. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng mà Việt Nam đang thực hiện từ năm 2003 đến nay là tăng cường ký kết các HĐTTTP riêng về từng lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Hai là: Tăng cường đàm phán, ký kết Hiệp định dẫn độ với các nước trên thế giới, trong đó ưu tiên đàm phán, ký kết Hiệp định dẫn độ với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Ba là: Nghiên cứu rút một số bảo lưu liên quan đến dẫn độ trong các ĐƯQT về đấu tranh phòng, chống tội phạm mà khi gia nhập Việt Nam đã bảo lưu gồm: (1) Ba Công ước của Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy; (2) Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung Công ước quyền trẻ em năm 2000; (3) Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng năm 2003; (4) Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2003 vì các lý do sau đây: - Với việc ban hành Luật TTTP và Luật này đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2008, pháp luật về dẫn độ của nước ta đã khá đầy đủ, đồng bộ đảm bảo cho việc hợp tác dẫn độ có hiệu quả giữa Việt Nam với các nước thành viên. Mặt khác, các quy định về dẫn độ được quy định trong các điều ước nói trên về cơ bản là phù hợp với pháp luật Việt Nam về dẫn độ, đặc biệt là Luật TTTP. - Các quy định về dẫn độ trong các ĐƯQT nói trên không phải là quy phạm bắt buộc các quốc gia thành viên phải áp dụng trong mọi trường hợp. Do đó, ngay cả khi rút lại các bảo lưu thì Việt Nam vẫn có thể xem xét để áp dụng hoặc không áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. - Rút lại các bảo lưu nói trên là cần thiết để nước ta thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của các điều ước đó. Đồng thời, mở rộng cơ sở pháp lý và phạm vi hợp tác dẫn độ với các quốc gia trên thế giới là thành viên của các ĐƯQT nói trên. - Rút lại các bảo lưu về dẫn độ trong các ĐƯQT nói trên cũng không bắt buộc Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính nào và cũng không ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Bốn là: Nghiên cứu gia nhập các ĐƯQT còn lại về chống khủng bố của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam chưa gia nhập gồm: Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979; Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu 21 hạt nhân năm 1979; Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết năm 1991 và Công ước về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997. Kiến nghị này dựa trên các cơ sở sau đây: (1) Về nội dung, các Công ước nói trên là phù hợp với pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và tương trợ tư pháp hiện hành của Việt Nam. Các nghĩa vụ và cam kết được quy định trong các Công ước này không phương hại đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích kinh tế cũng như các nguyên tắc hợp tác tương trợ tư pháp quốc tế của Việt Nam nói chung và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hình sự và dẫn độ nói riêng. (2) Việc gia nhập các Công ước này không bắt buộc các quốc gia thành viên phải sửa đổi, bổ sung hay xây dựng mới bất kỳ quy định pháp luật cụ thể nào, nếu việc đó gây bất lợi cho quốc gia thành viên. Mặt khác, việc gia nhập các Công ước nói trên thể hiện chủ trương tăng cường, mở rộng hội nhập của Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế trong đó có lĩnh vực pháp luật. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Nhà nước ta trong việc hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn tội phạm khủng bố nói chung và các tội phạm về bắt cóc con tin, tội phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân và tội phạm khủng bố bằng bom nói riêng. (3) Hiện nay, pháp luật Việt Nam về dẫn độ hiện hành đã khá đầy đủ và tương đối đồng bộ, bảo đảm hợp tác dẫn độ có hiệu quả với các nước. (4) Trên thực tế, các tội phạm về bắt cóc con tin, tội phạm liên quan đến lĩnh vực hạt nhân, vật liệu nổ, khủng bố bằng bom và tài trợ cho khủng bố ngày càng gia tăng và có khả năng xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. 3.2.1.2 Giải pháp chính trị ngoại giao Luận án kiến nghị, bên cạnh việc củng cố, tăng cường và thiết lập hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có quan hệ truyền thống, các nước có chung biên giới và các nước thành viên của ASEAN để ký kết các Hiệp định dẫn độ. Việt Nam cần củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế có chức năng phòng, chống tội phạm trong khu vực và trên thế giới như ASEANPOL, UNODC, INTERPOL cũng như các cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Về nội dung hợp tác, cần chú trọng đến các lĩnh vực như: Trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến tình hình tội phạm; truy nã tội phạm; chuyển giao các yêu cầu bắt khẩn cấp, yêu cầu dẫn độ; tư vấn, hoạch định chính sách, pháp luật; trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo cán bộ giữa Cảnh sát Việt Nam với ASEANPOL, INTERPOL, UNODC cũng như giữa các cơ quan tư pháp của Việt Nam với các cơ quan tư pháp của các nước trong khu vực và thế giới. Về hình thức hợp tác, thông qua các kỳ họp, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về tổng kết hoặc triển khai chương trình hành động đấu tranh phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ... do Đại hội đồng ASEANPOL, INTERPOL, UNODC hoặc do các cơ quan tư pháp của các nước phối hợp tổ chức. Các cơ quan, tổ chức này sẽ đưa ra những tổng kết, đánh giá về tình hình tội phạm, về kết quả hợp tác tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ cũng như ban hành các Nghị quyết để rút kinh nghiệm hoặc hướng dẫn, khuyến cáo các cơ quan đấu tranh phòng, chống tội phạm của các nước thành viên áp dụng. 3.2.2 Các giải pháp quốc gia 3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dẫn độ Trên cơ sở đánh giá, phân tích và so sánh thực trạng dẫn độ trong các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật Việt Nam, luận án cho rằng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dẫn độ là giải pháp quan 22 trọng nhất nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về dẫn độ và là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước trong thời gian tới. Trong đó, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dẫn độ phải được thực hiện với trọng tâm là hoàn thiện Luật TTTP và BLTTHS. a. Hoàn thiện Luật TTTP Luận án kiến nghị hoàn thiện Luật TTTP với các nội dung chủ yếu sau đây: * Thứ nhất: Hoàn thiện các thuật ngữ pháp lý - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ được quy định tại Điều 35 khoản 2 điểm a thành “a. Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ đã thực hiện không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam”. - Kiến nghị sửa Điều 40 khoản 6 như sau: “6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật là: a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc; b) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao”. * Thứ hai: Hoàn thiện các căn cứ để từ chối và có thể từ chối dẫn độ. Kiến nghị bổ sung một khoản vào Điều 35 của Luật TTTP với nội dung: Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ cho nước ngoài theo khoản 1 điểm a điều này, thì theo yêu cầu của nước yêu cầu dẫn độ, cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của pháp luật Việt Nam. * Thứ ba: Hoàn thiện quy trình yêu cầu nước ngoài dẫn độ và tiếp nhận người bị dẫn độ từ nước ngoài về Việt Nam (quy trình dẫn độ chủ động với các nội dung sau đây: - Quy định rõ cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền chuyển giao yêu cầu dẫn độ của Việt Nam cho nước ngoài. Từ đó, luận án kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Công an về việc chuyển giao yêu cầu dẫn độ của Việt Nam cho nước ngoài vào Điều 65 khoản 1 của Luật TTTP. Theo đó, Điều 65. Trách nhiệm của Bộ Công an, khoản 1 mới có nội dung như sau: 1. Chuyển giao yêu cầu dẫn độ của Việt Nam cho nước ngoài (mới); tiếp nhận, chuyển giao, xem xét, giải quyết các yêu cầu của nước ngoài về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; xem xét và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân, Tòa án nhân dân và thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền. - Quy định rõ trình tự, thủ tục, thẩm quyền và cơ chế phối hợp thực hiện giữa các CQTHTT có thẩm quyền của Việt Nam trong việc tiếp nhận người bị dẫn độ từ nước ngoài về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự và các biện pháp tiếp theo kể từ khi tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam. * Thứ tư: Bổ sung các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bị yêu cầu dẫn độ. Luận án kiến nghị bổ sung vào Chương IV Luật TTTP 01 điều về quyền và nghĩa vụ của người bị yêu cầu dẫn độ như sau: Điều ... .Quyền và nghĩa vụ của người bị yêu cầu dẫn độ 1. Người bị yêu cầu dẫn độ có các quyền sau đây: a) Được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thông báo nội dung văn bản yêu cầu dẫn độ và quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang chấp hành hình phạt tù. 23 b) Tham gia phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc phiên họp của Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ của Tòa án nhân dân tối cao; c) Được Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ giải thích về quyền và nghĩa vụ; d) Được nói tiếng mẹ đẻ và có người phiên dịch tại phiên họp xem xét quyết định dẫn độ của Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân tối cao; đ) Tự bào chữa hoặc có luật sự bào chữa và được trình bày ý kiến tại phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc phiên họp của Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ của Tòa án nhân dân tối cao; e) Kháng cáo quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền. 2. Người bị yêu cầu dẫn độ phải có mặt tại phiên họp xem xét quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và phiên họp của Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ của Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp có kháng cáo hoặc kháng nghị. 3. Người bị dẫn độ về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam sẽ căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự để thực hiện. * Thứ năm: Bổ sung quy định về bắt khẩn cấp trước khi có yêu cầu dẫn độ chính thức. Kiến nghị bổ sung một điều về “Bắt khẩn cấp” vào Luật TTTP với các nội dung sau đây: Điều... Bắt khẩn cấp 1. Trong trường hợp khẩn cấp, khi nhận được yêu cầu của nước yêu cầu về bắt giữ người để dẫn độ trước khi có văn bản yêu cầu dẫn độ chính thức, Bộ Công an sẽ bắt khẩn cấp người đó. 2. Yêu cầu bắt khẩn cấp phải được lập thành văn bản và phải có các nội dung sau đây: a) Mô tả về người bị bắt để dẫn độ, kể cả thông tin về quốc tịch và nơi cư trú của người đó; b) Địa chỉ nơi người bị bắt để dẫn độ đang có mặt, nếu biết được; c) Bản tóm tắt hành vi phạm tội của người bị bắt để dẫn độ; d) Trích dẫn điều luật bị vi phạm; đ) Thông báo về lệnh bắt hoặc lệnh tạm giữ, hoặc bản án đối với người đó; e) Khẳng định rõ sẽ gửi văn bản yêu cầu dẫn độ đối với người bị bắt để dẫn độ. 3. Sau khi nhận được yêu cầu bắt khẩn cấp, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiến hành các bước cần thiết để bắt người bị yêu cầu và thông báo kết quả cho nước yêu cầu. 4. Người bị bắt giữ sẽ được trả tự do nếu nước yêu cầu không gửi văn bản chính thức yêu cầu dẫn độ kèm theo các tài liệu nói tại Điều 37 của Luật này trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày bắt giữ với điều kiện là việc trả tự do không cản trở quá trình tố tụng nếu sau đó lại nhận được yêu cầu dẫn độ. 5. Việc bắt khẩn cấp được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam. * Thứ sáu: Bổ sung quy định về dẫn độ đơn giản. Luận án kiến nghị bổ sung một điều về dẫn độ đơn giản vào Luật TTTP với nội dung như sau: Điều ... .Dẫn độ đơn giản Trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ đồng ý việc dẫn độ mình bằng văn bản thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ ra quyết định dẫn độ cho nước yêu cầu mà không phải tiến hành đầy đủ các thủ tục được quy định tại Điều 40. 24 Việc thi hành quyết định dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật này. b. Hoàn thiện BLTTHS Luận án kiến nghị hoàn thiện các quy định liên quan đến dẫn độ trong BLTTHS với hai nội dung sau đây: Thứ nhất: Bổ sung căn cứ “thực hiện việc dẫn độ” vào Điều 79 về các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn. Thứ hai: Nhập Điều 343 và Điều 344 thành một điều mới với tên gọi là: Điều... Dẫn độ. Điều luật mới này sẽ giữ toàn bộ nội dung của Điều 343 hiện hành và bổ sung một khoản (khoản 3) dẫn chiếu đến Luật TTTP có nội dung: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng Bộ luật này và Luật tương trợ tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thực hiện việc dẫn độ. c. Hoàn thiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 Luận án kiến nghị bổ sung thẩm quyền “phúc thẩm quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ của TAND cấp tỉnh” cho TAND tối cao vào Điều 20 và thẩm quyền“quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ” cho TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào Điều 28 Luật Tổ chức TAND năm 2002. Đồng thời, bổ sung thẩm quyền“kiểm sát việc giải quyết vụ việc dẫn độ” cho VKSND vào Điều 20 của Luật Tổ chức VKSND 2002. d. Nghiên cứu xây dựng Hiệp định khung về dẫn độ của Việt Nam Luận án kiến nghị xây dựng một Hiệp định khung về dẫn độ của Việt Nam làm cơ sở cho việc đàm phán, ký kết với các nước ( xem toàn văn Hiệp định khung về dẫn độ mà luận án đã đề xuất tại phụ lục số 4 của luận án). 3.2.2.2 Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện công tác dẫn độ Luận án kiến nghị thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây: (1) Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng; (2) Kết hợp các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong nước và ở nước ngoài; (3) TAND và VKSND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương thành lập các bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng. 3.2.2.3 Giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tương trợ tư pháp và dẫn độ Luận án kiến nghị thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây: (1) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực tiễn về lĩnh vực này; (2). Các cơ sở đào tạo Luật trong cả nước cần xây dựng nội dung, chương trình để giảng dạy môn học về “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp” nhằm trang bị cho sinh viên, học viên những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản về lĩnh vực hợp tác quốc tế quan trọng này. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu đề tài “dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, luận án rút ra một số kết luận cơ bản sau đây: 25 1. Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trên cơ sở ĐƯQT và pháp luật quốc gia, quốc gia được yêu cầu chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã bị Tòa án của quốc gia yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. Ngày nay, dẫn độ là một chế định không thể thiếu trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia và là xu thế tất yếu khách quan trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, là “cánh tay nối dài” để các quốc gia trừng phạt tội phạm bỏ trốn. 2. Trong quan hệ song phương, đến nay Việt Nam đã ký kết 13 HĐTTTP có quy định về dẫn độ với các nước (hiện nay 11 Hiệp định đang có hiệu lực) và 04 Hiệp định dẫn độ với các nước. Các HĐTTTP có quy định về dẫn độ và các Hiệp định dẫn độ là những cơ sở pháp lý quốc tế song phương quan trọng để Việt Nam và các nước ký kết dẫn độ khi có nhu cầu. Tuy nhiên, do không có luật khung để đàm phán, ký kết nên tên gọi, bố cục, nội dung và phạm vi dẫn độ trong các HĐTTTP không có sự thống nhất. Mặt khác, một số quy định về dẫn độ trong các HĐTTTP đến nay đã không phù hợp với BLTTHS và Luật TTTP. Trên bình diện khu vực và toàn cầu, đến nay Việt Nam đã gia nhập 17 ĐƯQT đa phương của Liên Hợp Quốc và ASEAN về đấu tranh phòng, chống tội phạm có quy định về dẫn độ. Tuy nhiên, các quy định về dẫn độ trong các ĐƯQT nói trên chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc nên rất khó để áp dụng có hiệu quả trên thực tế nếu các quốc gia liên quan không có ĐƯQT song phương về dẫn độ. 3. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, dẫn độ được quy định đồng thời trong BLTTHS và Luật TTTP. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định trong các ĐƯQT có quy định về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa được “nội luật hóa” vào BLTTHS và Luật TTTP như: Dẫn độ đơn giản, bắt khẩn cấp, các trường hợp bắt buộc từ chối hoặc có thể từ chối dẫn độ... Bên cạnh đó, BLTTHS và Luật TTTP cũng chưa quy định cụ thể về quy trình dẫn độ chủ động để áp dụng trong trường hợp Việt Nam là nước yêu cầu dẫn độ. Do vậy, nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định này trong BLTTHS và Luật TTTP là rất cần thiết nhằm thực hiện thống nhất và có hiệu quả hoạt động hợp tác dẫn độ ở Việt Nam. 4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ, thực trạng dẫn độ trong các ĐƯQT và pháp luật Việt Nam, dự báo về tình hình tội phạm và tình hình hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước trong thời gian tới, luận án đã xây dựng hai nhóm giải pháp quốc tế và quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam. Trong đó, các giải pháp quốc tế cần được thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ với các biện pháp cụ thể sau đây: - Tổng kết công tác đàm phán, ký kết và thực hiện các HĐTTTP, Hiệp định dẫn độ và các ĐƯQT về đấu tranh phòng, chống tội phạm mà Việt Nam đã ký và gia nhập để rút kinh nghiệm cho việc đàm phán sửa đổi, bổ sung các HĐTTTP, Hiệp định dẫn độ hiện hành hoặc ký kết các Hiệp định riêng về dẫn độ; - Tăng cường và mở rộng đàm phán, ký kết Hiệp định dẫn độ với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và các nước có nhiều người Việt Nam định cư, đầu tư, kinh doanh, học tập... nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý quốc tế song phương để hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước nói trên khi có nhu cầu; - Nghiên cứu rút lại các bảo lưu liên quan đến dẫn độ trong các ĐƯQT của Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng, chống tội phạm mà khi gia nhập Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu. - Nghiên cứu gia nhập các ĐƯQT về đấu tranh phòng, chống khủng bố của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam chưa gai nhập; 26 - Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế có chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như các cơ quan tư pháp, các cơ quan bảo vệ pháp luật của các nước trong khu vực và thế giới Về giải pháp quốc gia, với nhận thức rằng, hoàn thiện pháp luật về dẫn độ là giải pháp trọng tâm, tác giả đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật TTTP, BLTTHS và các luật khác có liên quan đến dẫn độ, cụ thể: - Với Luật TTTP tác giả kiến nghị thực hiện các biện pháp sau đây: Hoàn thiện một số thuật ngữ pháp lý tại Điều 35 về từ chối dẫn độ cho nước ngoài; bổ sung các quy định về bắt khẩn cấp, dẫn độ đơn giản, quyền và nghĩa vụ của người bị yêu cầu dẫn độ; kiến nghị Bộ Công An chủ trì và phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, TAND tối cao, VKSND tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết quy trình dẫn độ chủ động làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam khi có nhu cầu. - Với BLTTHS tác giả kiến nghị bổ sung căn cứ “thực hiện việc dẫn độ” vào Điều 79 về các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn; nhập Điều 343 và Điều 344 thành một điều mới theo hướng giữ nguyên toàn bộ nội dung của Điều 343 hiện hành và bổ sung một khoản (khoản 3) dẫn chiếu đến Luật TTTP để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật Việt Nam nói chung và thống nhất trong quá trình thực hiện Luật TTTP và BLTTHS nói riêng. - Với Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002, tác giả kiến nghị bổ sung thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, TAND tối cao, VKSND cấp tỉnh và VKSND tối cao vào Luật Tổ chức TAND năm 2002 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và giữa Luật Tổ chức TAND năm 2002, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 với Luật TTTP nói riêng. Đồng thời, tác giả kiến nghị và xây dựng Hiệp định khung về dẫn độ của Việt Nam làm cơ sở cho việc đàm phán, ký kết Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam với các nước trong tương lai (phụ lục số 4). Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tương trợ tư pháp tại các Bộ, ngành Công an, Tòa án, Kiểm sát, Ngoại giao và đưa môn học về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp vào giảng dạy ở các trường Đại học An ninh, Cảnh sát, Luật nhằm trang bị cho sinh viên, học viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tương trợ tư pháp để họ vận dụng vào thực tiễn công tác trong tương lai. 5. Về phương diện lý luận, luận án sẽ góp phần củng cố, hoàn thiện các vấn đề lý luận về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT và pháp luật Việt Nam về dẫn độ. Đồng thời, luận án sẽ là tài liệu hữu ích cho giáo viên, sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu, cán bộ, chuyên gia công tác trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, Ngoại giao tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy, học tập và giải quyết các vụ việc cụ thể về dẫn độ ở Việt Nam. 27 NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Ngô Hữu Phước (2007),“Góp ý Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp - Phần dẫn độ”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 2(39). 2. Ngô Hữu Phước (2008), “Thủ tục tố tụng về dẫn độ theo Luật của Vương quốc Bỉ”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1(44). 3. Ngô Hữu Phước (2008), “ Những vấn đề pháp lý cơ bản về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 (47). 4. Ngô Hữu Phước (2010), “ Thực trạng pháp luật Việt Nam về dẫn độ và những kiến nghị hoàn thiện ”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 5(60). 5. Ngô Hữu Phước (2010), “Pháp luật dẫn độ Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người”, trong cuốn sách chuyên khảo, Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, do Tiến sĩ Võ Thị Kim Oanh chủ biên, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 6. Ngô Hữu Phước (2011), “ Dẫn độ và các hình thức hợp tác quốc tế khác trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm ”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 2(63).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdan_do_trong_luat_quoc_te_va_phap_luat_viet_nam_9779.pdf