Kết quả đạt được và kinh nghiệm đúc kết trong lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động (1997-2012) là tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hải Dương thực hiện thắng lợi chủ trương về công tác PN của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, phát huy cao độ vai trò của PN như lời dạy của Bác Hồ “Non sông, gấm vóc Việt Nam do PN ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [147, tr.432].
29 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động từ năm 1997 đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NHẬT THU
§¶NG Bé TØNH H¶I D¦¥NG L·NH §¹O
HéI LI£N HIÖP PHô N÷ TØNH §æI MíI NéI DUNG,
PH¦¥NG THøC HO¹T §éNG Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2012
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62 22 56 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ THANH
2. PGS.TS HOÀNG THỊ KIM THANH
Phản biện 1: .............................................................................
Phản biện 2: .............................................................................
Phản biện 3: .............................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viên, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Nhật Thu, đồng tác giả (2000), Lịch sử truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Hải Dương (1930-1975), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương.
2. Nguyễn Thị Nhật Thu, đồng tác giả (2003), Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hải Dương (1976-2000), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương.
3. Nguyễn Thị Nhật Thu (2012), "Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương đổi mới nội dung phương thức hoạt động ", Tạp chí Dân vận, số tháng 6.
4. Nguyễn Thị Nhật Thu (2014), "Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương (1997-2012)", Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 12.
5. Nguyễn Thị Nhật Thu (2015), “Một số quan điểm cơ bản của Đảng về công tác Phụ nữ trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định mục tiêu giải phóng PN, thực hiện nam nữ bình đẳng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Sự nghiệp giải phóng PN là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Từ năm 1930, Đảng đã sớm thành lập tổ chức PN để tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của các tầng lớp PN, phát động và hướng dẫn phong trào cách mạng của PN, quan tâm chăm lo đến sự tiến bộ của PN. Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo để tổ chức Hội trở thành trung tâm đoàn kết các tầng lớp PN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp PN Việt Nam; đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của PN; tham gia quản lý nhà nước, tham gia xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn PN thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với đông đảo quần chúng PN, tích cực tham gia các hoạt động của PN quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của PN và nhân dân thế giới đối với PN Việt Nam...
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam và công tác vận động PN đã bộc lộ những hạn chế và đối mặt với những thách thức mới. Xuất phát từ yêu cầu của thời kỳ mới và thực tiễn hoạt động của các cấp Hội những năm qua, để phát huy vai trò của Hội LHPN, đẩy mạnh phong trào PN, để PN tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PN nói chung, đặc biệt là tăng cường lãnh đạo đổi mới tổ chức, ND,PT hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nói riêng càng trở nên quan trọng.
Hải Dương là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (thành lập năm 1940), tổ chức và phong trào PN tỉnh Hải Dương sớm hình thành và phát triển khá mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, cùng với phong trào PN cả nước, tổ chức Hội và phong trào PN tỉnh Hải Dương cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, khiến nhiều ND,PT hoạt động vốn có của Hội không còn phù hợp: các hoạt động Hội chủ yếu mới chỉ tập trung huy động, vận động lực lượng PN thực hiện các nghĩa vụ với xã hội, với đất nước; việc tuyên truyền giáo dục tập trung nhiều vào nâng cao nhận thức về truyền thống cách mạng, cuộc đấu tranh về hai con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; động viên PN vượt khó khăn thực hiện nghĩa vụ người công dân, người vợ, người mẹmà chưa chú trọng tới chăm lo lợi ích thiết thực cho PN (nâng cao đời sống vật chất, tạo việc làm), phát huy quyền làm chủ và nâng cao trình độ của PN; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội 3 cấp của tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế (nhất là ở cấp cơ sở), chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội, việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành tổ chức hoạt động của Hội còn nhiều lúng túng; trong tư tưởng chỉ đạo, có nơi, có lúc còn thỏa mãn về thành tựu giải phóng PN trong lĩnh vực chính trị, chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu, nội dung giải phóng PN về kinh tế - xã hội; một số cấp ủy Đảng vẫn coi công tác PN là việc riêng của Hội LHPN...Để phát huy có hiệu quả vai trò của tổ chức Hội trong vận động, tập hợp PN tích cực tham gia công cuộc đổi mới của đất nước, chăm lo đến lợi ích thiết thân của PN, Hội LHPN tỉnh Hải Dương thực sự cần phải đổi mới ND, PT hoạt động.
Trước những yêu cầu chung và riêng nêu trên, từ khi tái lập tỉnh (1997), Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã rất quan tâm xây dựng nhiều chủ trương, nghị quyết cụ thể và chỉ đạo sát sao, chặt chẽ để lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với Hội LHPN trong đổi mới ND, PT hoạt động trở thành một nhân tố quan trọng đưa tới những thành công nổi bật của công tác Hội và phong trào PN tỉnh Hải Dương (1997-2012).
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND,PT hoạt động sau 15 năm tái lập tỉnh, đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng, thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động từ năm 1997 đến năm 2012” làm Luận án Tiến sỹ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với Hội LHPN trong việc đổi mới ND, PT hoạt động (1997-2012): khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân; đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Hải Dương đổi mới ND, PT hoạt động trong thời kỳ mới đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan đối với việc Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động từ năm 1997 đến năm 2012.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động của Đảng bộ tỉnh Hải Dương qua 2 giai đoạn: 1997-2005 và 2005-2012 .
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động; từ đó đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng thực hiện tốt hơn công tác này trong giai đoạn mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với Hội LHPN trong đổi mới ND, PT hoạt động từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với Hội LHPN trong đổi mới ND, PT hoạt động (1997 - 2012).
- Về không gian: luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hải Dương và có so sánh với một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
- Về thời gian: luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2012 (là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV).
4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng về công tác PN nói chung và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN nói riêng.
4.2. Nguồn tư liệu
Tư liệu để hình thành luận án chủ yếu dựa vào hệ thống các văn kiện, nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, các văn bản của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, đề án của Tỉnh ủy Hải Dương, các báo cáo tổng kết năm, tổng kết giai đoạn (nhiệm kỳ) của công tác Hội và phong trào PN tỉnh Hải Dương; các công trình khoa học liên quan đến PN, tổ chức, hoạt động của Hội LHPN; kết quả điều tra thực tế. Các bài báo, tạp chí có liên quan được đăng tải trên báo Trung ương, địa phương, trên các trang web của cơ quan, tổ chức...
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Chủ yếu sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp logic; đồng thời, còn sử dụng các phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn để hoàn thành những mục tiêu đề ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động những năm 1997-2012.
- Rút ra những nhận xét, góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo công tác PN nói chung, lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động nói riêng. Đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử vận dụng vào giai đoạn mới.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng và những tổ chức, cá nhân quan tâm đến phong trào PN, công tác PN.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 7 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI
1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án
Do vị trí, tầm quan trọng của phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, đây là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu với sự tiếp cận ở nhiều góc độ, được công bố, xuất bản dưới nhiều hình thức... Có thể khái quát thành mấy nhóm công trình chủ yếu sau đây:
1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của phụ nữ Việt Nam
Đây là nhóm công trình nghiên cứu chung về PN, vấn đề PN gắn với bình đẳng giới, gồm sách chuyên khảo, tham khảo, luận án tiến sỹ, các bài trên tạp chí, trong kỷ yếu các cuộc hội thảo khoa học... trên phương diện lý luận và thực tiễn đã nêu bật được vai trò to lớn của người PN xưa và nay trong tiến trình phát triển của đất nước, của cách mạng Việt Nam; khẳng định sự đúng đắn của Đảng trong việc tích cực đề ra những chủ trương, đường lối lãnh đạo công tác PN và lãnh đạo tổ chức Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong thu hút, tập hợp, vận động các tầng lớp PN phát huy tiềm năng, sức sáng tạo xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam
Gồm các công trình nghiên cứu về đổi mới ND,PT hoạt động của HTCT nói chung; Các công trình nghiên cứu về công tác vận động PN, về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Vấn đề này thường đã tập trung ở các đề tài khoa học đã được nghiệm thu hoặc xuất bản thành sách và một số bài trên tạp chí, sách và luận văn...cung cấp những tri thức tổng thể, toàn diện về đổi mới ND, PT hoạt động của HTCT , của MTTQ, các đoàn thể nhân dân ở Việt Nam hiện nay; đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò nòng cốt của Hội LHPN đối với công tác phụ vận trong thời kỳ đổi mới; đề cập đến thực trạng và khẳng định sự cần thiết, yêu cầu cấp bách phải đổi mới ND, PT hoạt động của Hội LHPN Việt Nam.
1.3. Các công trình liên quan trực tiếp đến hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương
Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hải Dương, nhưng đây là lĩnh vực có nhiều sách lịch sử của Đảng bộ, các ban, ngành, đoàn thể và của Hội PN tỉnh Hải Dương được xuất bản, đề cập đến vai trò, vị trí của PN và tổ chức Hội LHPN trong tiến trình cách mạng tỉnh Hải Dương.
2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ
Dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu nêu trên phản ánh, nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Hội LHPN Việt Nam; làm rõ hơn vị trí, vai trò, đóng góp của PN và tổ chức Hội LHPN trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc; tình hình phong trào PN và hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong giai đoạn hiện nay; những định hướng, giải pháp đổi mới ND, PT hoạt động của Hội...Tuy nhiên, trong 3 nhóm công trình kể trên chưa có một công trình nào mang đúng nội hàm như đề tài của Luận án.
3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Làm rõ yêu cầu khách quan tác động đến đổi mới ND, PT hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hải Dương (1997-2012); phân tích và luận giải làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động; nghiên cứu, đánh giá thành công và hạn chế quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động; đúc kết những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào thời gian tới.
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG (1997 - 2005)
1.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐÒI HỎI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tiến trình cách mạng
Được Đảng thành lập từ 20-10-1930, hơn 80 năm hình thành và phát triển, Hội LHPN Việt Nam luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác vận động PN tham gia và đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng; là tổ chức chính trị - xã hội, là một thành tố trong HTCT của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhiệm vụ cơ bản cũng chính là ND,PT hoạt động của Hội LHPN là: động viên, tạo điều kiện để PN tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực mọi mặt, từ đó, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Hội tuyên truyền, giáo dục PN giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và PN Việt Nam; Hướng dẫn, giúp đỡ PN tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của PN; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để PN thực hiện quyền bình đẳng và phát triển; Đoàn kết, hợp tác với PN các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới .
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương tác động đến việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Hải Dương là vùng đất văn hiến, có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, có diện tích tự nhiên là 1.660,18 km,2 đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Hải Dương sau khi tái lập có 11 huyện, 1 thành phố, 263 xã, phường, thị trấn. Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giữa tam giác vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cầu nối giao lưu văn hóa và lưu thông hàng hóa giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ra cảng biển. Đó là lợi thế để Hải Dương phát triển toàn diện cả kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng.
Người dân và phụ nữ tỉnh Hải Dương cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động, sản xuất; thông minh trong học tập; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, có tinh thần cách mạng, tích cực tham gia các phong trào thi đua. Toàn tỉnh có dân số là: 1.701.275 người, trong đó PN chiếm 51%. Số người trong độ tuổi lao động là 978.541 người, trong đó lao động nữ chiếm 54%. Vì vậy, trong những lĩnh vực kinh tế chính của tỉnh như nông, công nghiệp, dịch vụ, PN luôn chiếm lực lượng lao động đông đảo và có đóng góp quan trọng... Tuy nhiên, sau tái lập tỉnh, Hải Dương còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội, bộ máy hành chính cồng kềnh, các tổ chức đoàn thể nhân dân còn biểu hiện hành chính hóa, hoạt động kém hiệu quả...
Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương nêu trên có nhiều tác động đến ND, PT hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Đồng thời, là một trong những cơ sở để Đảng bộ tỉnh đề ra những chủ trương, giải pháp cụ thể, phù hợp, khoa học lãnh đạo của Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động.
1.1.3. Thực trạng phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương trước năm 1997
Ngay từ khi có Đảng, phong trào PN và tổ chức Hội PN tỉnh Hải Dương đã được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Hội, phong trào PN phát triển lớn mạnh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của quê hương qua các giai đoạn lịch sử. Đến trước năm 1997, phong trào PN và công tác Hội tuy đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận, nhưng kết quả đạt được còn chưa rõ nét, chậm đổi mới, chưa theo kịp với yêu cầu của thời kỳ mới, ... Đó là những vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Hải Dương và Hội LHPN trong quá trình lãnh đạo và thực hiện đổi mới ND, PT hoạt động của Hội từ 1997.
1.1.4. Chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Trong thời kỳ đổi mới (giai đoạn 1986-2005), cùng với những quan điểm được nêu rõ trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ( lần thứ VI, VII, VIII, IX) về công tác PN, lần đầu tiên, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12-7-1993 về "Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới", xác định các nội dung công tác lớn, trong đó có công tác đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 28/CT-TW (1993) giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam giúp Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo phong trào PN, đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội LHPN...
1.1.5. Quá trình phát triển nhận thức về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam (1997-2005)
Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng; sự biến đổi tình hình chung trong nước, quốc tế; nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp PN và thực trạng phong trào PN, hoạt động của Hội LHPN các cấp, trong Nghị quyết các kỳ Đại hội đại biểu PN toàn quốc (lần thứ VI, VII, VII, IX), vấn đề đổi mới ND, PT hoạt động của Hội đều được đề cập, liên tục được phát triển phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của đất nước, trở thành kim chỉ nam cho các cấp Hội trong cả nước đổi mới ND, PT hoạt động và là nội dung quan trọng giúp các cấp ủy Đảng trong toàn quốc nói chung, Đảng bộ tỉnh Hải Dương nói riêng lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động (1997-2005)
1.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG (1997-2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII (1997), lần thứ XIII (2000) đều nhấn mạnh: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới ND,PT hoạt động và tổ chức bộ máy, cán bộ để ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Báo cáo của Tỉnh ủy sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra 7 nhiệm vụ về công tác PN, trong đó chỉ rõ:“Các cấp Hội đề ra các mục tiêu hoạt động cho phù hợp, hiệu quả; chủ động đổi mới ND, PT hoạt động...”. Ngày 19-4-2002, Tỉnh ủy Hải Dương ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về “Đổi mới ND,PT hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác của MTTQ và đoàn thể nhân dân giai đoạn 2001-2005”. Đánh giá đầy đủ, toàn diện thực tiễn, đề ra chủ trương và giải pháp sát hợp, Nghị quyết là bước đột phá trong lãnh đạo MTTQ, Hội PN và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh thực hiện mục tiêu đổi mới ND, PT hoạt động trong giai đoạn 2001-2005 .
1.3. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
1.3.1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Chỉ đạo: thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, triển khai Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ về đổi mới ND, PT hoạt động của Hội tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo cán bộ, đảng viên trong tỉnh; thông qua công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những mô hình tốt, những kinh nghiệm hay; đồng thời, cũng kịp thời uốn nắn, chỉ đạo khắc phục những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót trong tổ chức thực hiện việc lãnh đạo, tạo điều kiện, phối hợp với Hội PN trong đổi mới ND, PT hoạt động; chỉ đạo tổng kết quá trình thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, về công tác phụ nữ, tiếp tục xây dựng chương trình hành động, đề ra ND, PT lãnh đạo mới.
1.3.2. Chỉ đạo xây dựng bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội gắn với“Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003-2010", (NQ 29-NQ/TU/2003), tháng 8-2000, Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 06, chỉ đạo các cấp ủy Đảng trong tỉnh về việc Lãnh đạo Đại hội Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2001-2006, yêu cầu cấp ủy giới thiệu cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Nhờ vậy, 100% Hội PN các cấp đã bầu được BCH đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, bầu đồng chí Chủ tịch Hội là Ủy viên BCH Đảng bộ cùng cấp.Tại Đại hội Đảng bộ 3 cấp nhiệm kỳ 2005-2010, 98% Chủ tịch Hội LHPN cơ sở, 100% Chủ tịch Hội LHPN cấp tỉnh và huyện trúng cử vào BCH Đảng bộ.
Quan tâm bố trí, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Hội PN 3 cấp. Đảng bộ tỉnh giao trách nhiệm cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ, cán bộ Hội PN cùng với công tác cán bộ của Đảng; hướng dẫn Hội PN sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tinh giản biên chế, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ.
1.3.3. Chỉ đạo phát huy sự chủ động, sáng tạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong đổi mới phương thức hoạt động
Từ năm 1997 đến năm 2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và quan tâm tạo điều kiện, mở cơ chế của chính quyền, các cấp Hội PN được phát huy quyền chủ động, sáng tạo,: tham mưu với Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU/2003; thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm 8-3, mở lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ Hội PN cấp cơ sở; tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền theo tinh thần Nghị định 19-NĐ/CP/2003; tích cực, chủ động phối hợp hoạt động với các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh, các tổ chức Quốc tế... Trong hệ thống, Hội quan tâm chỉ đạo trực tiếp, hướng về cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ...
1.3.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Hội phát động, chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, các cấp Hội trong tỉnh rà soát, đánh giá các cuộc vận động, phong trào của Hội, tăng cường chỉ đạo thực hiện thông qua những tiêu chí, những mô hình cụ thể; chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động của Hội đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của hội viên, PN, tiêu biểu là chương trình: “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập”và chương trình “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Trong giai đoạn 1997-2005, 2 chương trình của Hội thực sự tạo được uy tín đối với cộng đồng, giúp được hàng ngàn gia đình hội viên vươn lên thoát nghèo, đạt gia đình văn hóa, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương ghi nhận, đánh giá cao, tạo được niềm tin, sức hút tới đông đảo hội viên PN .
Tiểu kết: Trong 8 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (1997-2005), bám sát những quan điểm, chủ trương của Đảng về tăng cường công tác vận động PN, đổi mới ND,PT hoạt động của Hội LHPN, Đảng bộ tỉnh Hải Dương nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của địa phương; ban hành nhiều chủ trương lãnh đạo công tác Hội và quá trình đổi mới ND,PT hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, Đảng bộ tỉnh kịp thời đề ra nhiều biện pháp tích cực để phát huy trách nhiệm, huy động sự tham gia của cả HTCT và nòng cốt là tổ chức Hội PN trong đổi mới ND,PT hoạt động của Hội.
Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG,
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG (2005 -2012)
2.1. YÊU CẦU ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
2.1.1. Tình hình và nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương (2005-2012)
Trước những đổi thay của đất nước và của tỉnh Hải Dương sau 20 năm đổi mới, trước những yêu cầu mới với rất nhiều thách thức, khó khăn của công tác vận động PN trong tình hình mới, các cấp Hội LHPN tỉnh Hải Dương phải giải quyết hàng loạt những vấn đề về thu hút, quản lý hội viên; đại diện, chăm lo, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhiều nhóm đối tượng PN mới, tránh xa nguy cơ giảm sút hội viên đang hiện hữu; đồng thời, tuyên truyền, vận động, góp phần huy động sức mạnh của họ trong xây dựng quê hương...
2.1.2. Chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ (2005 - 2012)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã yêu cầu: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp”. Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội, tại các hội nghị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thông qua Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Công tác Phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, và Kết luận số 62-KL/TW về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội”.
2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG (2005 - 2012)
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Đại hội lần thứ XIV (2005), Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định“Tiếp tục đổi mới ND,PT hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác của MTTQ và các đoàn thể nhân dân giai đoạn 2006 - 2010” là nội dung quan trọng để thực hiện chương trình trọng tâm"Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh” của nhiệm kỳ. Nội dung này được thể hiện trong Đề án 01-ĐA/TU. Ngày 24/4/2008, BTV Tỉnh ủy thông qua Chương trình hành động số 26-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 11-NQ-TW thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về công tác PN từ năm 2008 đến năm 2020. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV (2010), tháng 8-2011, Đảng bộ tỉnh ban hành Đề án 01-ĐA/TU về "Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội giai đoạn 2011 - 2015”.Đó là những chủ trương đặc biệt quan trọng của Tỉnh ủy Hải Dương trong lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND,PT hoạt động (2005- 2012).
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh
2.2.2.1. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng và Đảng bộ tỉnh về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác tuyên truyền chủ trương, về đổi mới ND, PT hoạt động của Hội LHPN được thực hiện tích cực, đồng bộ; việc đôn đốc, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Đảng bộ tỉnh về công tác PN được tiến hành thường xuyên. Cùng với thực hiện sơ kết, tổng kết các hoạt động thực hiện Đề án, Nghị quyết về Công tác PN và đổi mới ND,PT hoạt động của tổ chức Hội PN, các cấp bộ Đảng trong tỉnh còn duy trì quy chế làm việc với Đảng đoàn, BTV Hội PN dịp 6 tháng, 1 năm và luôn quan tâm chỉ đạo UBND tỉnh và các ban, ngành liên quan cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ thành cơ chế phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ Hội PN tỉnh thực hiện tốt hơn việc đổi mới ND, PT hoạt động.
2.2.2.2. Chỉ đạo tăng cường xây dựng bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Từ năm 2005 đến năm 2012, Tỉnh ủy đã luôn tạo điều kiện để các cấp Hội trong tỉnh xây dựng tổ chức bộ máy của Hội LHPN 3 cấp theo hướng tinh gọn, chuyên sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ, giảm thiểu hiện tượng hành chính hóa. Đối với công tác cán bộ của Hội, Đảng bộ thể hiện sự quan tâm lãnh đạo trên nhiều khía cạnh, từ quy hoạch, đào tạo, bố trí, sắp xếp, giới thiệu cán bộ có đủ năng lực đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội đến việc tạo cơ chế, chính sách riêng cho cán bộ nữ, cán bộ Hội trong đào tạo, luân chuyển.... Qua hai kỳ Đại hội XIV (2006); XV (2011), đội ngũ BCH, BTV, lãnh đạo chủ chốt và toàn thể cán bộ Hội PN chuyên trách 3 cấp đều đạt và vượt chuẩn về trình độ theo quy định của Hội LHPN Việt Nam. Đó là những điều kiện quan trọng để Hội LHPN tỉnh Hải Dương đổi mới ND,PT hoạt động đạt hiệu quả (2005-2012)
2.2.2.3. Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ
Đảng bộ tỉnh chỉ đạo để các cấp Hội Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, từ đó khắc phục những hạn chế trong công tác vận động phụ nữ như hoạt động mang tính hình thức, dàn trải; hành chính hóa.... Hội chủ động xây dựng nhiều mô hình tập hợp hội viên mới nhằm thu hút riêng các nhóm đối tượng PN...Tỉnh ủy Hải Dương cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo UBND tỉnh và các ngành chức năng chú ý tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để Hội LHPN được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động có hiệu quả.
2.2.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Hội Liên hiệp Phụ nữ phát động
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, để tránh hiện tượng chồng chéo, hình thức, kém hiệu quả...giữa các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các hoạt động do Hội PN phát động, bên cạnh chỉ đạo đều 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, Hội LHPN tỉnh đã lựa chọn một trọng tâm chỉ đạo “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”(gồm hỗ trợ PN phát triển kinh tế và cung cấp kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con) và gắn liền hoạt động của Hội với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là những nội dung hoạt động lớn hướng tới những vấn đề thiết thực đang được PN và cộng đồng quan tâm nên được các tầng lớp PN hưởng ứng đông đảo, nhiệt tình, tạo nên hiệu quả hoạt động và bước phát triển mới cho phong trào PN tỉnh Hải Dương (2005-2012)
Tiểu kết: Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về công tác PN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, từ năm 2005 đến năm 2012, Đảng bộ tỉnh xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều đề án, chương trình hành động có nội dung liên quan mật thiết tới lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động, huy động được sự vào cuộc của cả HTCT, đặc biệt là sự chủ động tích cực của Hội LHPN các cấp. Hội PN đã lựa chọn và tập trung chỉ đạo những ND, PT hoạt động sát thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cán bộ, hội viên PN, đưa phong trào PN tỉnh Hải Dương ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới.
Chương 3
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012
3.1.1. Ưu điểm
- Về hoạch định chủ trương:
Đảng bộ tỉnh Hải Dương quán triệt sâu sắc, kịp thời các nghị quyết của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ.
Việc quán triệt đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác phụ nữ (1997-2012) đã trở thành việc làm nền nếp, thường xuyên của các cấp ủy Đảng trong tỉnh. Không đơn thuần dừng ở những buổi học tập, thảo luận về nghị quyết, chỉ thị mà còn được thể hiện trong những chỉ đạo thực tế có hiệu quả. Nhờ vậy, việc thông hiểu, nghiên cứu vận dụng Nghị quyết của các cấp ủy đảng, chính quyền, một số ban, ngành đoàn thể liên quan, đặc biệt là các cấp Hội PN càng trở nên sâu sắc, hiệu quả.
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng trong lãnh đạo đổi mới ND,PT hoạt động của Hội LHPN, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương.
Trong 15 năm (1997-2012), Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã nhiều lần ban hành nghị quyết và xây dựng Đề án chuyên đề về đổi mới ND, PT hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh.Và căn cứ vào tình hình ở địa phương (mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ giữa MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh), một ưu điểm nổi bật trong hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh lãnh đạo đổi mới ND,PT hoạt động của tổ chức Hội LHPN đó là luôn gắn liền với lãnh đạo MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh cùng đổi mới ND,PT hoạt động, tạo nên khí thế thi đua và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới ND, PT hoạt động và công tác vận động quần chúng nói chung, vận động PN nói riêng.
- Về quá trình chỉ đạo thực hiện: Quá trình chỉ đạo thường xuyên, liên tục đối với Hội LHPN trong đổi mới ND,PT hoạt động
Đảng bộ tỉnh Hải Dương thường xuyên, liên tiếp xây dựng đề án, nghị quyết chỉ đạo Hội PN thực hiện đổi mới ND, PT hoạt động và huy động sự tham gia của cả HTCT cùng triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trong quá trình chỉ đạo thực tiễn Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động, Đảng bộ tỉnh luôn thể hiện sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao: những chủ trương của Đảng bộ không chỉ dừng trên Nghị quyết Đại hội mà còn được Tỉnh ủy xây dựng thành các kế hoạch, chương trình hành động, các đề án mang tính hiện thực và khả thi cao; từng bước trở thành hiện thực sinh động trong kết quả công tác Hội và phong trào PN tỉnh Hải Dương .
- Về kết quả đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương
Nội dung hoạt động của Hội ngày càng thiết thực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo hội viên phụ nữ
Việc Hội PN tỉnh lựa chọn vấn đề Gia đình là tâm điểm tác động và lựa chọn tập trung mọi nội dung hoạt động hỗ trợ PN phát triển kinh tế, xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và cụ thể hơn là xây dựng gia đình với 8 tiêu chí 5 không, 3 sạch gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã là những minh chứng rõ nét về ưu điểm này
Phương pháp hoạt động của Hội ngày càng tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo đồng thời có tính kế hoạch hóa cao
Các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực, chủ động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và tham mưu, đề xuất những vấn đề có liên quan mật thiết tới quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, hội viên PN, liên quan đến việc đổi mới ND,PT hoạt động của Hội; chú ý xây dựng kế hoạch hoạt động thực hiện nghị quyết các kỳ Đại hội PN theo toàn khóa, hàng năm, từng chuyên đề; sơ, tổng kết rút kinh nghiệm; từng bước đổi mới phương pháp chỉ đạo của Hội cấp trên với Hội cấp dưới, coi trọng chỉ đạo điểm trước khi nhân rộng...
Hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, chuyển tải hiệu quả nội dung hoạt động của Hội, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt.
Bám sát sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã đặc biệt đầu tư chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút hội viên PN vào tổ chức Hội. đồng thời mở rộng mối liên kết, phối hợp hoạt động với MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tăng cường xã hội hóa hoạt động của Hội.., mạnh dạn áp dụng những hình thức mới mang lại hiệu quả cho từng nội dung hoạt động cụ thể.
*Nguyên nhân của ưu điểm
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của PN Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Và trong thời kỳ đổi mới, đã ban hành hai Nghị quyết về công tác PN (NQ04-NQ/TW/1993; NQ11-NQ/TW/2007)...
- Sự phát triển trong nhận thức lý luận và chỉ đạo thực tiễn về đổi mới ND, PT hoạt động từ năm 1997 đến năm 2012 của TW Hội LHPN Việt Nam.
- Đảng bộ tỉnh Hải Dương quán triệt sâu sắc, thường xuyên chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình chung và công tác Hội, phong trào PN địa phương (Đây là nguyên nhân cơ bản, có ý nghĩa quan trọng nhất)
- Sự đồng thuận và phối hợp đồng bộ với Hội LHPN trong đổi mới ND, PT hoạt động của cả HTCT từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở.
- Các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã nhận thức rõ yêu cầu đổi mới ND, PT hoạt động chủ động, tích cực đổi mới ND, PT hoạt động đạt hiệu quả.
3.1.2. Hạn chế
- Về hoạch định chủ trương:Trong nhận thức, tư duy, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành trong tỉnh chưa quan tâm đầy đủ trong lãnh đạo, tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ Hội PN đổi mới ND, PT hoạt động.
- Về quá trình chỉ đạo thực hiện: Trong triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ về lãnh đạo Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động, một số cấp ủy, chính quyền trong tỉnh làm thiếu nghiêm túc, kém hiệu quả; việc chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức và cán bộ của Hội PN, công tác cán bộ nữ của tỉnh vẫn còn vấn đề bất cập; cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Hội LHPN đổi mới ND, PT hoạt động của các cấp chính quyền trong tỉnh còn thiếu cụ thể, chưa sát hợp, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu mới.
* Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan: -Thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức... đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ tỉnh, hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
- Công tác tham mưu, đề xuất chính sách của TW Hội LHPN Việt Nam về công tác PN và đổi mới ND, PT hoạt động của Hội mới được chú ý và có một số thành quả cụ thể trong những năm gần đây.
Nguyên nhân chủ quan: - Nhận thức và sự quan tâm lãnh đạo công tác PN của một số cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh còn hạn chế.
- Công tác phối hợp của một số sở, ngành, tổ chức có liên quan trong tỉnh với tổ chức Hội chưa thường xuyên, thiếu chủ động, tích cực, kém hiệu quả.
- Một số tổ chức Hội trong tỉnh thiếu quyết tâm, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện đổi mới ND, PT hoạt động.
- Một bộ phận cán bộ Hội thiếu kiến thức, kỹ năng, thiếu tư duy đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác Hội trong tình hình mới;
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong cả chủ trương và chỉ đạo thực hiện
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh, trong chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác PN, lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã luôn quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết đổi mới ND,PT hoạt động của Hội LHPN nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đây trở thành kinh nghiệm quý cho Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo công tác PN, hoạt động của Hội LHPN tỉnh những năm tiếp theo.
3.2.2. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Từ năm 1997 đến năm 2012, đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên trách trong các cấp Hội PN Hải Dương đã được xây dựng, kiện toàn cơ bản đủ về số lượng, vững vàng về phẩm chất và chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng trong công tác vận động PN, trở thành vốn quý, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới ND, PT hoạt động của Hội.
3.2.3. Khuyến khích tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ động, tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, từ đó quan tâm, tạo điều kiện để Hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Việc phát huy tính chủ động, tích cực của Hội, khách thể trong sự lãnh đạo của Đảng bộ nhưng lại là chủ thể của quá trình đổi mới ND, PT hoạt động đã mang tới nhiều kết quả tốt đẹp. Đó là kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh Hải Dương có thể tiếp tục vận dụng lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thời gian tiếp theo.
3.2.4. Lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cần phải đặt trong tổng thể lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Đối với Đảng bộ tỉnh Hải Dương, lãnh đạo đổi mới ND, PT hoạt động của Hội LHPN không thể tách rời lãnh đạo đổi mới ND, PT hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội khác là một kinh nghiệm hết sức đặc thù, xuất phát từ điều kiện thực tiễn của tỉnh. Kinh nghiệm này đã góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tỉnh (1997-2012), tiếp tục xây dựng đồng bộ và vững chắc hệ thống tổ chức, hoạt động của MTTQ và cả 5 đoàn thể chính trị- xã hội trong tỉnh.
Tiểu kết: Nhìn lại chặng đường 15 năm Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN đổi mới NDPT hoạt động với cả những thành tựu, kinh nghiệm và hạn chế, yếu kém là cơ sở quan trọng giúp Đảng bộ cũng như tổ chức Hội nhận thức rõ hơn phương hướng, tìm ra giải pháp thiết thực, phù hợp, tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác này trong những chặng đường cách mạng mới. Sự lãnh đạo của Đảng bộ là điều kiện tiên quyết mang lại những thành công trong công tác PN, trong đổi mới ND,PT hoạt động của Hội. Phong trào PN Hải Dương 15 năm liên tục được Hội LHPN Việt Nam tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc; Năm 1997 và năm 2001 Hội LHPN tỉnh Hải Dương đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất, đặc biệt, năm 2005, 2010 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và hạng Nhất...
KẾT LUẬN
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, Hải Dương là một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về nguồn nhân lực và về tài nguyên thiên nhiên... Đây còn là vùng đất “địa linh, nhân kiệt” có truyền thống lịch sử văn hóa nổi tiếng. Sau 28 năm sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, từ năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập. Vượt qua những khó khăn ban đầu, kế tục những giá trị truyền thống, trí tuệ, sức lao động của nhân dân tỉnh Hải Hưng, cùng với quá trình lãnh đạo tỉnh Hải Dương phát triển toàn diện, Đảng bộ tỉnh đã bám sát chủ trương của TW Đảng về công tác phụ nữ, đổi mới ND, PT hoạt động của Hội LHPN, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, thực trạng của địa phương, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từng bước đổi mới ND, PT hoạt động của Hội, đưa công tác Hội và phong trào phụ nữ tỉnh Hải Dương có những bước phát triển mới, góp phần xứng đáng trong công cuộc đổi mới của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
Trong 15 năm, Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết chuyên đề số 17-NQ/TU (2002) về Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giai đoạn 2001 - 2005; xây dựng 2 đề án, 1 chương trình hành động về công tác PN và đổi mới ND, PT hoạt động của Hội cùng nhiều văn bản liên quan khác. Từ sự phát triển nhận thức cũng như chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo đổi mới ND, PT hoạt động của Hội LHPN tỉnh, phát huy truyền thống quý báu và đáng tự hào của quê hương và phong trào PN trong lịch sử, Hội LHPN tỉnh đã có nhiều cố gắng, từng bước tích cực đổi mới ND,PT hoạt động đưa phong trào PN Hải Dương liên tục có bước phát triển vững chắc, xứng đáng là một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh trong HTCT tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, những tồn tại hạn chế trong công tác PN của Đảng bộ nói chung, lãnh đạo đổi mới ND, PT hoạt động của Hội nói riêng vẫn còn không ít. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong các cấp ủy Đảng và chính quyền nhưng chưa được đồng đều ở khắp các địa phương trong tỉnh; Nghị quyết của Đảng bộ về công tác PN, hỗ trợ hoạt động của Hội PN có khi chưa được cấp ủy chú ý lãnh đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách hoặc lại chung chung, thiếu chính sách quy định cụ thể thống nhất trong tỉnh. Mặt khác vẫn còn tình trạng định hướng của cấp ủy chưa chỉ ra những việc cụ thể cần làm, chưa quy định được trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của nghị quyết cho các tập thể và cá nhân trong cấp ủy vì vậy trong triển khai tổ chức thực hiện có nơi thiếu sự quyết tâm, rốt ráo.
Từ những thành công và hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động, Luận án đã đúc kết được 4 kinh nghiệm: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới ND,PT hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong cả chủ trương và chỉ đạo thực hiện; Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới ND,PT hoạt động; Khuyến khích Hội LHPN chủ động, tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, từ đó quan tâm, tạo điều kiện để Hội đổi mới ND,PT hoạt động; Lãnh đạo đổi mới ND,PT hoạt động của Hội LHPN cần phải đặt trong tổng thể lãnh đạo đổi mới ND,PT hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Kết quả đạt được và kinh nghiệm đúc kết trong lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đổi mới ND, PT hoạt động (1997-2012) là tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hải Dương thực hiện thắng lợi chủ trương về công tác PN của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, phát huy cao độ vai trò của PN như lời dạy của Bác Hồ “Non sông, gấm vóc Việt Nam do PN ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [147, tr.432].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nguyen_thi_nhat_thu_5031_5542.doc