1. Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu và cơsởlý luận có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Tạo cơsởcho việc vận dụng các quan điểm nghiên cứu của địa lý học hiện
đại đểtiếp cận theo hướng phân vùng và đánh giá mức độthuận lợi của tài nguyên phục vụtổ
chức lãnh thổdu lịch, áp dụng vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng. Tài nguyên
du lịch tựnhiên được hình thành nhờcác điều kiện địa lý chịu tác động của quy luật phi địa đới
trong tựnhiên đã tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thổnhưỡng. Bên cạnh
đó là hệthống tài nguyên du lịch nhân văn được hình thành qua suốt chiều dài lịch sửvới 967 di
tích, trong đó có 228 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 60 di tích cấp quốc gia, cùng với nhiều
làng nghề, lễhội và các di chỉkhảo cổcó giá trịcao đối với phát triển du lịch.
3. Tốc độphát triển kinh tếgiai đoạn 2009 - 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc được duy trì ổn
định. Từmột tỉnh nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trởthành tỉnh có cơcấu công nghiệp - xây dựng cao trong
cảnước. Tỷtrọng công nghiệp - xây dựng chiếm phần lớn trong GDP của tỉnh (57,3%), tỷtrọng
ngành dịch vụcó xu hướng giảm (26,2%), tiếp đến là tỷtrọng khối nông lâm ngưnghiệp
(13,6%). Lĩnh vực kinh tếdịch vụ, du lịch chiếm tỷtrọng rất nhỏ(2,9%).
26 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học
5
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần hoàn thiện thêm phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu về đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ
du lịch. Luận án đã phát triển hướng tiếp cận trên quan điểm địa lý tự nhiên theo phương pháp
phân vùng và đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch theo các
tiểu vùng.
- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án, các bản đồ kết quả, các đề
xuất, kiến nghị là những luận cứ khoa học giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách,
các nhà quy hoạch du lịch xây dựng định hướng chiến lược, tổ chức không gian phát triển du
lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo các vùng địa lý tự nhiên trong lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hướng tiếp cận nghiên cứu trên quan điểm địa lý tự nhiên, xác định sự phân hóa lãnh
thổ thông qua việc phân chia thành các vùng, tiểu vùng địa lý tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu tích hợp thuật toán tính tổng và mô hình
tính trọng số theo ma trận tam giác trong việc đánh giá tổng hợp và đánh giá theo từng dạng tài
nguyên cho mục đích phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo các tiểu vùng và định hướng tổ
chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và các tuyến du lịch.
6. Luận điểm
Luận điểm 1. Dưới tác động của quy luật phi địa đới trong tự nhiên đã dẫn đến sự phân
hóa theo đai cao của khí hậu, thảm thực vật và thổ nhưỡng một cách rõ nét tại lãnh thổ nghiên
cứu. Sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên đã hình thành nên các điều kiện địa lý và tài
nguyên du lịch phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch trên lãnh thổ của tỉnh Vĩnh
Phúc.
Luận điểm 2. Xác định sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên dựa trên các đơn vị đồng nhất
tương đối về thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo đã phân chia lãnh
thổ tỉnh Vĩnh Phúc thành 4 vùng và 7 tiểu vùng. Đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của điều
kiện địa lý và tài nguyên theo các tiểu vùng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định
hướng không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ
VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lý luận du lịch
- Hướng nghiên cứu mang tính lý luận: du lịch được nghiên cứu dưới các góc độ xã hội,
kinh tế (Mathieson và Wall, 1992; J.L.Michaud, 1983); Dưới góc độ tiếp cận cộng đồng
(M.M.Coltman, 1991; Robert W.McIntosh, Chaler R.Goelder, J.R.Brent Ritchie, 1995) và dưới
góc độ môi trường (Krippendorf, 1975 và Jungk, 1980).
- Hướng nghiên cứu về du lịch sinh thái. Laarman và Durst (1987) nhấn mạnh yếu tố tự
nhiên nhưng không đề cập đến vấn đề bảo tồn; Boo (1991), coi những giá trị tự nhiên và văn
hóa là nền tảng của du lịch sinh thái; Allen (1993) đặc biệt chú trọng tới việc giảm thiểu tác
động tới môi trường và đáp ứng được những lợi ích của người dân địa phương.
- Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững. Các công trình về du lịch bền vững tập trung
hướng đến các mục tiêu xã hội, thông qua các hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm cho cộng
đồng địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo và góp phần bảo tồn thiên nhiên (F.Bidaut, 2001;
B.Debarbieux, 2001; P.Keller, 2001; M.Kinsley, 2001; Prud’homme, 2001; K.Weiermair,
2001).
- Hướng nghiên cứu về sức chứa du lịch (sức chịu tải du lịch). Được tiếp cận theo nhiều
khía cạnh như khả năng chịu tải kinh tế (O’Reilly, 1986), khả năng chịu tải xã hội, khả năng
chịu tải sinh thái (Getz, 1983; Mathieson và Wall, 1992; Carpenter R.A. và Maragos J.E, 1989).
1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du
lịch
- Tại Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
Các công trình tập trung vào việc đánh giá các hợp phần của tự nhiên và xây dựng các
chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch như: các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm về chiều rộng và vật liệu
nền đáy của bãi biển như cát, sỏi, cuội, sét, bùn (Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học Liên
Xô); Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan cho dạo chơi ngắm cảnh
(V.X.Tauxkat, 1969; Mukhina, 1973); Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tương phản địa hình
(I.U.Vedenhin và nnk, 1975); Các chỉ tiêu về nhiệt độ nước để xác định thời hạn của mùa tắm
(Kornilova, 1979); Đánh giá toàn bộ các yếu tố tự nhiên (Iu.A.Vedenhin và
N.N.Mirosnhitrencô, 1981).
7
- Tại các nước Châu Á
Tại Ấn Độ, Nhật Bản, cũng theo hướng phân loại, kiểm kê, đánh giá các thành phần tự
nhiên để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp với mục đích du lịch như: đánh giá bãi biển cho hoạt
động tắm biển; Xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người. Trung Quốc áp dụng
bảng phân loại tài nguyên du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới để kiểm kê, phân loại, đánh giá
tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch.
- Tại Mỹ và các nước Tây Âu
Các công trình đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ mục đích du lịch, nghỉ
dưỡng dựa vào khả năng tiếp cận, hiện trạng sử dụng đất, chất lượng môi trường, hệ thống
đường trong rừng, địa hình, các loại tài nguyên nước. Dưới góc độ đánh giá tài nguyên du lịch
nhân văn, B.Rosemary (1998) đánh giá theo: khả năng tiếp cận các hoạt động du lịch, cơ sở hạ
tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sự lôi cuốn và sự tham gia của cộng đồng địa phương.
1.1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch
Dưới góc nhìn của các nhà địa lý Xô Viết và khu vực Đông Âu cũ, tổ chức lãnh thổ du
lịch được hình thành và phát triển với các hình thức gồm hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp
lãnh thổ du lịch và vùng du lịch.
Ở Mỹ và các nước Tây Âu, tổ chức lãnh thổ du lịch được hình thành với các hình thức:
hệ thống du lịch và cụm tương hỗ phát triển du lịch.
1.1.2. Tại Việt Nam
1.1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch
- Hướng nghiên cứu về lý luận du lịch. Tổng quan về lịch sử hình thành và các xu
hướng phát triển của du lịch trên thế giới qua các thời kỳ từ cổ đại, cận đại, trung đại đến hiện
đại. Phân tích các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch (T.Đ.Thanh, 1999).
- Hướng nghiên cứu về du lịch sinh thái. Xác định du lịch sinh thái là loại hình du lịch
gần gũi với thiên nhiên, mang lại những giá trị về kinh tế, môi trường và văn hóa bản địa
(L.H.Bá, 2009); Dựa trên sự phân bố không gian của các vùng sinh thái đặc thù, các điều kiện
kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng để đề xuất các hình thức phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch
sinh thái trên phạm vi cả nước (P.T.Lương, 1999, 2002); Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
dưới góc độ quy hoạch quốc gia và quản lý Nhà nước (N.V.Lưu, 1999; R.Buckley, 1999); Phân
tích mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, các
vườn quốc gia và các vùng đất ngập nước ven biển (I.Becker, 1999; J.Jiménez, G.Herrera, 2001;
N.N.Khánh, 1999; L.V.Lanh, 1999; H.P.Thảo, 1999).
- Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững. Được tiếp cận theo nguyên tắc đảm bảo sự hài
hòa về kinh tế, xã hội, môi trường, N.Đ.Hoè, V.V.Hiếu, (2001) đã phân tích tác động nhiều mặt
8
của hoạt động du lịch đối với môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững
phù hợp với điều kiện Việt Nam; P.T.Lương (2002) đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch
bền vững.
- Hướng nghiên cứu về đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch, tổ chức lãnh
thổ du lịch. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, vai trò của
tài nguyên đối với hoạt động du lịch, đưa ra các định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch của Việt
Nam (V.T.Cảnh, 1990; P.T.Lương, 2001; N.M.Tuệ và nnk, 1997, 2010); Nghiên cứu lý luận,
thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch trên thế giới và ở Việt Nam nhằm mục đích quy hoạch, tổ
chức lãnh thổ du lịch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch (B.T.H.Yến,
2005, 2009).
- Hướng địa lý ứng dụng. Đ.D.Lợi (1992), tiếp cận theo hướng đánh giá tài nguyên theo
từng thành phần; N.Thám và nnk (2011) đánh giá tài nguyên sinh khí hậu thích hợp với con
người đối với các hoạt động du lịch; Các công trình theo hướng đánh giá tổng hợp mức độ thuận
lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng
(N.T.Chinh, 1995; Đ.T.Dũng, 2009; N.T.Hải, 2002; T.Q.Hải, 2006; L.V.Tin, 2000); Đánh giá
về sức chứa du lịch: tại VQG Cát Tiên (I.Becker, 1999), vườn quốc gia Bạch Mã (N.T.Hải và
nnk, 2004), VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (T.Nghi và nnk, 2007), khu di tích danh thắng Yên Tử
(T.V.Trường và nnk, 2011).
- Một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công trong nước theo hướng đánh giá điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ quy hoạch
không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch tại nhiều địa bàn khác nhau trên cả nước (N.T.Chinh, 1995;
Đ.T.Dũng, 2009; N.T.Hải, 2002; Đ.D.Lợi, 1992; T.P.Minh, 2002; Đ.T.Mùi, 2012; N.T.Sơn,
1996; N.T.Sơn, 2000; L.V.Tin, 2000; P.L.Thảo, 2006; Đ.Q.Thông, 2004; N.H.Xuân, 2009).
1.1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về phân vùng lãnh thổ tự nhiên
Từ thế kỷ XV, đã có những công trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiêu biểu là
công trình “Dư địa chí” (Nguyễn Trãi). Giai đoạn 1930 - 1960, các công trình nghiên cứu do
một số người nước ngoài thực hiện trên cơ sở xác định sự phân hóa lãnh thổ theo hệ thống phân
vị phân vùng địa lý tự nhiên (Robequain, 1936; Fridland, 1956; T. N. Seglova, 1957). Từ sau
năm 1960, các nghiên cứu tập trung theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên và phân vùng cảnh
quan với nhiều hệ thống các cấp phân vị khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Những năm gần
đây, nhiều công trình đã xây dựng các nguyên tắc phân vùng địa lý tự nhiên và các phương pháp
nghiên cứu cảnh quan nhằm mục đích khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ tổ chức
lãnh thổ bền vững (P.H.Hải và nnk, 1997); Tiếp cận phân vùng theo vai trò và đặc điểm tạo
vùng (N.D.Vịnh, 2003); Theo quy mô, đặc điểm tổng hợp và trình độ phát triển của lãnh thổ
9
T.T.Hanh, 2006).
1.1.3. Tại địa bàn nghiên cứu
1.1.3.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch
- Hướng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc được phân tích chung trong phạm vi của cả vùng Bắc Bộ hoặc trong phạm vi toàn
quốc. Công trình nghiên cứu tổng hợp “Địa chí Vĩnh Phúc” phân tích những đặc trưng cơ bản
về địa hình, địa mạo, thủy văn, khí hậu, thổ nhưỡng, con người, truyền thống lịch sử, quá trình
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, hệ thống chính trị... (UBND
VP, 2012). Riêng tại vườn quốc gia Tam Đảo, nhiều công trình nghiên cứu về các hợp phần tự
nhiên, lãnh thổ (BQL VQG Tam Đảo, 2004; T.Nghi, 2006), nghiên cứu về đặc điểm thủy văn
(N.T.Sơn, 2006), đặc điểm địa chất (Đ.Mai, 2006), đặc điểm địa hình, địa mạo (Đ.V.Bào,
2006).
- Hướng nghiên cứu về tính đa dạng sinh học của Vĩnh Phúc, tiêu biểu là các hệ sinh
thái động, thực vật tại vườn quốc gia Tam Đảo (L.H.Cường, 2006; N.X.Đặng và nnk, 2006;
L.V.Khôi, 2006; T.Ninh, 2005; Đ.Đ.Tiến, 2002); Tại khu vực núi thấp huyện Sông Lô, đặc biệt
là hệ sinh thái của vườn cò Hải Lựu, với tính đa dạng di truyền của các loài cò lửa, cò lửa lùn,
cò bợ, cò ruồi, cò xanh (P.T.Nga, 2013).
- Hướng nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn của Vĩnh Phúc được phân tích thông
qua các giá trị về văn hóa, lịch sử truyền thống như các làng nghề, lễ hội, các làn điệu dân ca,
trò chơi dân gian, các di tích, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng (H.X.Chinh và nnk, 2003; L.Hiền,
2003; L.K.Thuyên, 2000); Văn hóa ẩm thực (N.X.Lân, 2005); Văn hóa các dân tộc thiểu số ở
Vĩnh Phúc (H.M.Ái, 2012; L.Quý, 2005); Các hình thức tín ngưỡng (L.K.Thuyên và nnk,
2009); Các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun tại khu di chỉ khảo cổ Đồng Đậu
(H.X.Chinh, B.H.Tiến, 2010).
1.1.3.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch và
tổ chức lãnh thổ du lịch
- Hướng nghiên cứu, đánh giá các điểm tài nguyên du lịch, xây dựng bộ thuyết minh và
xây dựng các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (T.Dũng, 2013).
- Hướng nghiên cứu mang tính chất luận cứ khoa học về đánh giá tài nguyên du lịch
phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thường được lồng ghép trong
những nghiên cứu chung của toàn vùng du lịch Bắc Bộ hoặc trong quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, du lịch của tỉnh qua từng giai đoạn cụ thể.
1.1.3.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phân vùng lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc
- N.N.Thanh, P.Q.Tuấn và nnk (2012) đã phân chia toàn bộ lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc
10
thành 3 vùng địa lý tự nhiên theo địa giới hành chính; N.N.Thạch (2012) xác định Vĩnh Phúc là
nơi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, là nơi có nền địa chất phức tạp nên đã chia tỉnh
Vĩnh Phúc thành 4 vùng trên cơ sở phân hóa tự nhiên về địa hình, địa mạo; vườn quốc gia Tam
Đảo được chia thành 4 vùng sinh thái cảnh quan trên cơ sở xác định sự phân hóa về địa hình, độ
cao, thảm thực vật và khí hậu (FIPI, 1992).
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1 Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch
Điều kiện địa lý là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn,
sinh vật và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên. Trong thực tế khai thác và sử dụng tài
nguyên cho mục đích du lịch thì chính các điều kiện địa lý thuận lợi, phù hợp lại được xem như
là những dạng tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài
nguyên nói chung và là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch. Nhiều
quan niệm về tài nguyên du lịch, song có thể khái quát đó là những tổng thể tự nhiên, văn hóa
lịch sử có khả năng đáp ứng cho các hoạt động du lịch (N.T.Hổ, 2000; P.T.Lương, 2001;
I.I.Pirojnik, 1985; N.M.Tuệ, 2010; B.T.H.Yến, 2009; G.Georgiev, N.Apoxtolov, 2006).
1.2.2. Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch
1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch là xác định giá
trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Trong nội dung
nghiên cứu của luận án, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên chính là đánh giá mức độ thuận
lợi của tài nguyên du lịch nhằm xác định khả năng khai thác của các loại tài nguyên đối với hoạt
động du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2.2. Các phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá kỹ thuật (I.I.Mukhina, 1973); Phương pháp đánh giá theo ma
trận (B.Shelby and Th.A.Heberlein, 1986); Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích nhằm xác
định giá trị của khu vực có tài nguyên khai thác; Phương pháp trung bình cộng, hoặc trung bình
nhân các điểm thành phần để tiến hành phân hạng; Phương pháp phân tích nhân tố; Phương
pháp phân tích đa chỉ tiêu...
1.2.3. Lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch
1.2.3.1. Quan điểm, nguyên tắc và phương pháp phân vùng
Phân vùng địa lý tự nhiên là phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp có ranh giới
khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng khác và không lặp lại trong không
gian (T.Q.Hải, 2011).
Nguyên tắc phân vùng
11
Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc tổng hợp; Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ; Nguyên
tắc về tính đồng nhất tương đối của tổng thể tự nhiên; Nguyên tắc yếu tố trội.
Phương pháp phân vùng
Bao gồm phương pháp phân chia thành các tiểu vùng và phương pháp phân kiểu.
1.2.3.2. Ý nghĩa của phân vùng đối với tổ chức lãnh thổ du lịch
Đối với mục tiêu phát triển du lịch, phân vùng địa lý tự nhiên thực chất là phân chia
lãnh thổ thành các tiểu vùng, nhằm xác định tính thuần nhất về đặc điểm tự nhiên, văn hóa và
tính tương đồng về tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng cụ thể. Các tiểu vùng được phân chia
dựa trên các tiêu chí về tính đồng nhất tương đối của điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của tài
nguyên du lịch và khả năng khai thác, sử dụng các dạng tài nguyên đó. Nghiên cứu, đánh giá
tổng hợp các tiểu vùng sẽ xác định được mức độ thuận lợi về điều kiện địa lý và tài nguyên của
từng tiểu vùng đối với phát triển du lịch, cũng như sự phù hợp của từng tiểu vùng đối với các
loại hình du lịch cụ thể. Như vậy sẽ khai thác được hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về tài
nguyên du lịch, xây dựng được các loại hình và các sản phẩm du lịch phù hợp với tính chất và
không gian theo từng lãnh thổ. Đối với nội dung của luận án, đây chính là luận cứ khoa học cho
những định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững.
1.2.4. Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch
và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự
nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi
trường) cao nhất (N.M.Tuệ và nnk, 1997). Nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ du lịch nhằm đưa ra
các tuyến, điểm, các cụm ưu tiên phát triển du lịch của từng vùng trên cơ sở các phân tích về
tiềm năng tài nguyên và các điều kiện có liên quan khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của
vùng.
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống và tổng hợp lãnh thổ; Quan điểm lịch sử - viễn cảnh; Quan điểm
phát triển bền vững
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống; Phương pháp điều tra thực
địa; Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân
vùng; Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu; Phương pháp phân tích SWOT.
12
CHƯƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ
DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Điều kiện địa lý và tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Vị trí địa lý - Tài nguyên vị thế
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và
Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Do nằm
trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của thủ đô, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận
lợi tiếp cận với thông tin, với sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như những lợi thế để
phát triển cơ sở hạ tầng và sử dụng những cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển các ngành kinh
tế, xã hội, du lịch, dịch vụ.
2.1.2. Địa hình - Tài nguyên địa mạo
Địa hình Vĩnh Phúc được thành tạo do kết quả hoạt động tổng hợp từ các quá trình địa
chất nội sinh, ngoại sinh và dưới tác động nhân sinh. Nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn
mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, Vĩnh Phúc có địa hình thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành 3 vùng: núi, đồi và đồng bằng.
2.1.3. Địa chất - Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân bố sáu nhóm đá khác nhau: đá biến chất cao, đá trầm
tích lục nguyên màu đỏ, đá trầm tích lục nguyên có chứa than, trầm tích bở rời, đá phun trào, đá
magma xâm nhập. Do nằm ở trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên Vĩnh Phúc là tỉnh
nghèo về tài nguyên khoáng sản.
2.1.4. Khí hậu - Tài nguyên khí hậu
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều có đặc
điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc. Khí hậu chịu sự phân hóa theo đai cao do
tính đa dạng của địa hình đã tạo nên sự khác biệt về các yếu tố khí hậu giữa các vùng núi, đồi và
đồng bằng. Vùng đồi và đồng bằng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng núi,
gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo mang sắc thái của khí hậu ôn đới.
2.1.5. Thủy văn - Tài nguyên nước
Do tác động của điều kiện địa hình, khí hậu nên hệ thống sông ngòi của Vĩnh Phúc có
lượng dòng chảy và mật độ lưới sông ở mức trung bình. Chế độ thủy văn phụ thuộc vào hai hệ
thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ. Ngoài ra còn có các hồ, đầm
và nguồn nước ngầm.
2.1.6. Thổ nhưỡng - Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
13
Vĩnh Phúc có hai nhóm đất chính là đất phù sa (chiếm 45% tổng diện tích đất toàn tỉnh)
và đất đồi núi (chiếm 52,2%). Ngoài ra còn các nhóm đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 2,8%) như
đất lầy và than bùn, đất thung lũng. Hiện nay, toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên
123.176,43 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 85.034,72 ha, (69,0%); Đất phi nông nghiệp:
35.229,10 ha (28,6%); Đất chưa sử dụng: 2.912,61 ha (2,4%).
2.1.7. Rừng - Tài nguyên động, thực vật
Tính đến năm 2013 tỉnh Vĩnh Phúc có 32.804,62 ha đất lâm nghiệp với tổng diện tích
rừng hiện có là 28.040,5 ha, trong đó rừng tự nhiên có 9.355,2 ha và rừng trồng là 18.685,3 ha.
Huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất với hơn 12 ngàn ha (chiếm 44,86% tổng diện
tích rừng của Vĩnh Phúc). Đặc biệt, rừng tại vườn quóc gia Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong
việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật, điều hòa nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển
các dịch vụ thăm quan, du lịch.
2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch đặc trưng
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1. Các cảnh quan thiên nhiên trên núi
- Cảnh quan thiên nhiên vườn quốc gia Tam Đảo (Tam Đảo)
- Cảnh quan thiên nhiên núi rừng Ngọc Thanh (Phúc Yên)
- Cảnh quan thiên nhiên khu vực núi Sáng, thác Bay (Lập Thạch)
- Vườn cò Hải Lựu (Sông Lô)
2.2.1.2. Hệ thống các hồ, đầm
Do đặc điểm địa hình kiến tạo và các tác động nhân sinh phục vụ đời sống sinh hoạt,
sản xuất nên lãnh thổ Vĩnh Phúc có hệ thống hồ, đầm khá phong phú. Một số hồ, đầm đã tạo
nên cảnh quan đẹp có giá trị phục vụ cho du lịch như: hồ Đại Lải (Phúc Yên), đầm Vạc (Vĩnh
Yên), đầm Dưng (Vĩnh Tường), hồ Thanh Lanh (Bình Xuyên), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Bò
Lạc, hồ Vân Trục (Lập Thạch).
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Thành phần các dân tộc
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 30 dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 95,7% dân số toàn tỉnh, tiếp đó là dân tộc Sán Dìu chiếm 3,9%, Sán Chay (nhóm Cao
Lan) chiếm 0,13%, các dân tộc khác như Nùng, Dao (nhóm Dao Quần Chẹt), Mường, Thái,
Hmông... chiếm tỷ lệ nhỏ.
2.2.2.2. Các di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 228 di tích được
xếp hạng cấp tỉnh và 60 di tích xếp hạng cấp quốc gia.
14
2.2.2.3. Các di tích lịch sử cách mạng
Tiêu biểu là di tích lịch sử cuộc khởi nghĩa Đề Thám (Lập Thạch) và chiến khu Ngọc
Thanh (Phúc Yên).
2.2.2.4. Các lễ hội truyền thống
Các lễ hội biểu trưng cho đời sống lao động, văn hóa tinh thần của người dân và mang
nhiều ý nghĩa như: thể hiện sức mạnh và tính chiến đấu; Mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong sự
sinh sôi nảy nở; Thể hiện sự khéo léo đảm đang của phụ nữ; Mang màu sắc luyến ái...
2.2.2.5. Các làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống
Một số làng nghề tiêu biểu như: làng mộc Bích Chu (Vĩnh Tường), làng rắn Vĩnh Sơn
(Vĩnh Tường), làng gốm Hương Canh (Bình Xuyên), làng nghề mây tre đan Triệu Xá (Lập
Thạch).
2.2.2.6. Các đặc điểm nhân văn khác
Các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như ca múa nhạc dân tộc, các làn
điệu dân ca, các trò chơi dân gian các món ăn từ lâm thổ sản phong phú. Đây là các yếu tố văn
hóa bổ trợ có giá trị cao phục vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc.
2.2.3. Các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch đặc trưng
- Du lịch dựa vào thiên nhiên là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là du lịch sinh
thái, với các sản phẩm du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao leo núi, nghiên cứu khoa
học
- Du lịch văn hóa dựa vào bản sắc dân tộc là loại hình du lịch chủ đạo, được khai thác
dưới các hình thức như tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ, tín
ngưỡng.
2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội và du lịch
2.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế, dân cư, lao động
(1) Kinh tế
Giai đoạn 2009 - 2013 tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,4%/năm, khối
nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,7%/năm, khối công nghiệp - xây dựng tăng 20%/năm và khối dịch
vụ tăng 19,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 của tỉnh đạt 14,8%.
(2) Dân cư, lao động
Dân số năm 2013 là 1.029.412 người. Mật độ 832 người/km2. Quy mô dân số của tỉnh ở
mức trung bình, dân số tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao,
khoảng 70% dân số.
2.3.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng
15
(1) Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ; Giao thông đường sắt; Giao thông đường thủy.
(2) Hệ thống cấp điện
(3) Hệ thống thông tin và truyền thông
(4) Hệ thống cấp, thoát nước
2.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
(1) Cơ sở lưu trú
Toàn tỉnh có 234 cơ sở lưu trú với 3.900 phòng, trong đó có 40 khách sạn được xếp
hạng (từ 1 đến 4 sao). Các cơ sở lưu trú hầu hết tập trung tại những nơi du lịch phát triển như
Vĩnh Yên (39,06%), Tam Đảo (33,59%), Phúc Yên (17,97%), Tam Dương (8,47%). Công suất
sử dụng buồng phòng trung bình đạt 60%, trong mùa du lịch có thể đạt mức 70% - 80% công
suất sử dụng.
(2) Cơ sở ăn uống
(3) Các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ du lịch khác
2.3.3. Hiện trạng phát triển du lịch
2.3.3.1. Khách du lịch
Giai đoạn 2009 - 2013 tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng chậm về lượng khách một
phần do bối cảnh suy thoái chung trên toàn thế giới, của khu vực cũng như của Việt Nam, một
phần do Vĩnh Phúc chưa tạo được các sản phẩm du lịch hấp dẫn, chất lượng dịch vụ nghèo nàn,
chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của du khách.
Bảng. Khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: người
Lượt khách Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Quốc tế 28.003 32.485 25.490 27.097 29.838
Nội địa 1.759.096 2.040.551 1.853.010 1.871.800 1.945.378
Tổng số 1.787.100 2.073.036 1.878.500 1.889. 897 1.975.216
(1) Khách nội địa
Ngày khách lưu trú trung bình ngắn, khoảng 1 ngày và thường tập trung vào ngày nghỉ
và các dịp lễ hội. Nguồn khách nội địa đến Vĩnh Phúc phần lớn đến từ thủ đô Hà Nội (46%),
tiếp đến là các tỉnh Bắc Bộ khác (20%), từ miền Trung trở vào chiếm một tỷ lệ nhỏ (34%).
(2) Khách quốc tế
Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng thuần
16
túy (46% thị phần), thương mại (15%), du lịch thăm thân (10%), và với các mục đích khác như
nghiên cứu, học tập, hội thảo (29%). Nguồn khách du lịch quốc tế của Vĩnh Phúc phần lớn đến
từ thị trường các nước Đông Nam Á, tiếp đến là các nước Bắc Mỹ và từ các nước khác.
2.3.3.2. Lao động trong ngành du lịch
Lao động trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc còn thiếu, năm 2013 có 16.600 lao động,
tăng so với năm 2009 là 64,26% nhưng tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng khách sạn của
tỉnh mới đạt 0,55 vẫn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận và so với cả nước. Chất lượng lao động
trong ngành du lịch còn yếu và hạn chế về trình độ chuyên môn.
2.3.3.3. Thu nhập từ du lịch
Năm 2009 tổng thu nhập từ du lịch đạt 713 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên mức 870 tỷ
đồng. Tuy nhiên, mức chi tiêu của khách du lịch đến Vĩnh Phúc vẫn ở mức thấp. Trung bình
khách quốc tế chi khoảng 50 USD/ngày/người. Khách du lịch nội địa chi ở mức thấp hơn,
khoảng 30 USD/ngày/người.
2.3.3.4. Đầu tư trong lĩnh vực du lịch
Từ năm 2001 đến nay, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã có 17 dự án đầu tư vào lĩnh vực du
lịch với tổng số vốn 6.346,3 tỷ đồng, trong đó: khu du lịch Tam Đảo 6 dự án, Phúc Yên 5 dự án,
Vĩnh Yên 4 dự án, các khu vực khác 2 dự án.
2.3.4. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch
2.3.4.1. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
(1) Các điểm du lịch
Các điểm di tích khảo cổ; Các điểm di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống; Các
điểm di tích lịch sử cách mạng; Các điểm du lịch thắng cảnh, nghỉ dưỡng.
(2) Các khu du lịch
Khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo; Khu di tích danh thắng Tây Thiên; Khu du lịch sinh
thái sông Hồng thủ đô - Bắc Đầm Vạc; Khu du lịch nghỉ dưỡng Đại Lải.
(3) Các tuyến du lịch
- Các tuyến du lịch nội tỉnh được xây dựng trên cơ sở kết nối các khu, điểm du lịch
trong không gian riêng của tỉnh Vĩnh Phúc, thông qua các tuyến quốc lộ 2, 2B, 2C, tuyến đường
sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ.
- Các tuyến du lịch liên tỉnh được liên kết chủ yếu trong không gian các tỉnh miền núi
phía Bắc. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có tiềm năng phát triển tuyến du lịch liên tỉnh đường thủy
qua sông Lô - sông Hồng, tuy nhiên trong thời gian qua, tuyến này chưa thực sự phát triển.
2.3.4.2. Hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch
Giai đoạn 2010 - 2013, tại các khu du lịch đã đón được tổng số 5.421.955 lượt khách và
17
đạt mức doanh thu 1.768,85 tỷ đồng, tương đương 70% so với tổng lượng khách và 55,27% so
với tổng doanh thu của toàn tỉnh. Trong đó tỷ trọng khách quốc tế rất thấp, chiếm 1,48% trong
cơ cấu khách du lịch của toàn tỉnh. Khách du lịch nội địa chiếm phần lớn lượng khách
(98,52%), và thường tập trung đông nhất vào dịp lễ hội tại khu di tích danh thắng Tây Thiên.
2.3.5. Khả năng liên kết du lịch của Vĩnh Phúc trong không gian phát triển du lịch
các tỉnh phía Bắc
2.3.5.1. Liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Hiện nay, du lịch Vĩnh Phúc chưa chủ động tạo được sự liên kết với các địa phương.
Khả năng liên kết du lịch của Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
chưa cao, do có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch,
năng lực phục vụ cũng như sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây là một trong những hạn
chế của du lịch Vĩnh Phúc cũng như của một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên
dẫn đến nhiều khó khăn trong việc khai thác các dòng khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế
và chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của cả vùng.
2.3.5.2. Liên kết với các tỉnh lân cận
Trong không gian liên kết du lịch giữa Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Phú
Thọ, do chưa có những sản phẩm du lịch mang tính liên vùng nên sức lan tỏa của khách du lịch
từ các tỉnh đến Vĩnh Phúc chưa cao. Vì vậy, liên kết phát triển đã trở thành một trong những
định hướng trọng tâm của du lịch Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG 3
PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
THUẬN LỢI CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Cấp phân vị và các chỉ tiêu phân vùng
Luận án áp dụng hệ thống các chỉ tiêu phân vùng về địa hình, địa mạo của Nguyễn Đình
Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011), các chỉ tiêu về phân vùng khí hậu của Trần Việt Liễn, Ngô Tiền
Giang (2011), các chỉ tiêu về phân vùng thảm thực vật của Vũ Tấn Phương và nnk (2013) trong
việc phân vùng địa lý tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu. Hệ thống phân vị phân vùng được chia
thành hai cấp: vùng và tiểu vùng. Dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu phân vùng đã được xác
định, toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành 4 vùng và 7 tiểu vùng địa lý tự nhiên.
18
Bảng. Hệ thống phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc
Vùng Tiểu vùng Ký hiệu
Vùng núi Tam Đảo Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo I1
Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo I2
Vùng núi thấp Bắc Sông Lô -
Lập Thạch Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch II1
Vùng đồi Sông Lô - Phúc Yên
Tiểu vùng đồi cao Sông Lô - Lập Thạch III1
Tiểu vùng đồi TB Bình Xuyên - Tam Dương III2
Tiểu vùng đồi thấp Phúc Yên - Vĩnh Yên III3
Vùng đồng bằng Vĩnh Tường -
Yên Lạc Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc IV1
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch theo các vùng
3.1.2.1. Vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch
3.1.2.2. Vùng núi Tam Đảo
3.1.2.3. Vùng đồi Sông Lô - Phúc Yên
3.1.2.4. Vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc
3.2. Đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch
3.2.1. Mục tiêu và đối tượng đánh giá
Mục tiêu của đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên nhằm xác định theo các mức độ
”rất thuận lợi”, ”khá thuận lợi”, ”thuận lợi” và ”kém thuận lợi” của tài nguyên cho mục đích
phát triển du lịch tại lãnh thổ nghiên cứu. Cụ thể: (1) Đánh giá tổng hợp để xác định mức độ
thuận lợi của tài nguyên đối với hoạt động du lịch nói chung theo 7 tiểu vùng địa lý tự nhiên của
tỉnh Vĩnh Phúc; (2) Đánh giá theo từng dạng tài nguyên để xác định mức độ thuận lợi của tài
nguyên đối với một số loại hình du lịch tiêu biểu.
Trên cơ sở kết quả đánh giá, luận án sẽ đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp
cho tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.2. Phương pháp đánh giá
Công thức đánh giá có dạng:
(1.1)
trong đó: Di là điểm đánh giá chung của địa tổng thể thứ i; Dij là điểm đánh giá riêng chỉ tiêu
thứ j đối với địa tổng thể i; kj là trọng số của chỉ tiêu thứ j.
1
n
i j i j
j
D k D
19
Áp dụng phương pháp ma trận tam giác của N.C.Huần (2005) để tính trọng số:
(1.2)
trong đó: kj là trọng số của chỉ tiêu thứ j; rj là số lần lặp lại của chỉ tiêu thứ j.
Khoảng cách của mỗi mức phân hạng được tính theo công thức (N.C.Huần, 2005):
(1.3)
trong đó: ∆D là khoảng cách điểm giữa các hạng đánh giá; Dmax là điểm đánh giá chung cao
nhất; Dmin là điểm đánh giá chung thấp nhất; M là số cấp đánh giá.
3.2.3. Quy trình đánh giá
3.2.3.1. Thành lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá
(1) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch được chia thành:
nhóm chỉ tiêu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhóm chỉ tiêu tài nguyên du lịch nhân văn.
(2) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá điều kiện khai thác tài nguyên du lịch được chia thành:
nhóm chỉ tiêu cơ sở vật chất - kỹ thuật bổ trợ và nhóm chỉ tiêu về sức hấp dẫn của tài nguyên.
3.2.3.2. Xây dựng thang đánh giá và xác định trọng số
(1) Xây dựng thang đánh giá
Rất thuận lợi: 3 điểm; Khá thuận lợi: 2 điểm; Thuận lợi: 1 điểm; Kém thuận lợi: 0 điểm.
(2) Xác định trọng số
Xác định trọng số theo từng chỉ tiêu đánh giá
3.2.4. Kết quả đánh giá
Áp dụng công thức (1.1) cho kết quả đánh giá theo các nhóm chỉ tiêu tài nguyên du lịch
tự nhiên, nhóm chỉ tiêu tài nguyên du lịch nhân văn, theo nhóm chỉ tiêu cơ sở vật chất - kỹ thuật
bổ trợ, nhóm chỉ tiêu sức hấp dẫn du lịch.
3.2.5. Kết quả phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch
- Rất thuận lợi: + Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo
- Khá thuận lợi: + Tiểu vùng đồi TB Bình Xuyên - Tam Dương
- Thuận lợi: + Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch
+ Tiểu vùng đồi thấp Phúc Yên - Vĩnh Yên
- Kém thuận lợi: + Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo
1
1
j jn
j
j
k r
r
max minD DD
M
20
+ Tiểu vùng đồi cao Sông Lô - Lập Thạch
+ Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc
3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên cho một số loại
hình du lịch
3.3.1. Đánh giá cho du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái được hiểu không chỉ là các giá trị tự nhiên mà còn là các
giá trị văn hóa bản địa tồn tại, phát triển gắn liền cùng với đó. Khi đánh giá mức độ thuận lợi
của tài nguyên đối với loại hình du lịch này, cũng cần phải xem xét tài nguyên du lịch sinh thái
trong sự gắn kết các giá trị tự nhiên và nhân văn. Tài nguyên du lịch sinh thái của Vĩnh Phúc
được xác định theo các nhóm: (1) Nhóm tài nguyên sinh thái cảnh quan; (2) Nhóm tài nguyên
đa dạng sinh học; (3) Nhóm tài nguyên sinh thái nhân văn.
Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi của các tiểu vùng đối với loại hình du
lịch sinh thái như sau:
- Rất thuận lợi: + Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo
- Khá thuận lợi: + Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch
- Thuận lợi: + Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo
- Kém thuận lợi: + Tiểu vùng đồi cao Sông Lô - Lập Thạch
+ Tiểu vùng đồi TB Bình Xuyên - Tam Dương
+ Tiểu vùng đồi thấp Phúc Yên - Vĩnh Yên
+ Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc
3.3.2. Đánh giá cho du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia
của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Các dạng tài nguyên
của loại hình du lịch này được chia thành hai dạng: tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài
nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.
Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi của các tiểu vùng đối với loại hình du
lịch văn hóa như sau:
- Rất thuận lợi: + Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo
- Thuận lợi: + Tiểu vùng đồi TB Bình Xuyên - Tam Dương
+ Tiểu vùng đồi thấp Phúc Yên - Vĩnh Yên
+ Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc
- Kém thuận lợi: + Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch
+ Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo
+ Tiểu vùng đồi cao Sông Lô - Lập Thạch
21
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
TỈNH VĨNH PHÚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.1. Cơ sở xây dựng định hướng
4.1.1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030 đã tổ chức không gian du lịch Vĩnh Phúc theo 5 cụm du lịch.
- Cụm Vĩnh Yên - Tam Dương: bao gồm toàn bộ thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam
Dương. Lấy thành phố Vĩnh Yên làm trung tâm.
- Cụm Tam Đảo: bao gồm toàn bộ huyện Tam Đảo, lấy khu du lịch Tam Đảo làm trung
tâm.
- Cụm Phúc Yên - Bình Xuyên: bao gồm toàn bộ thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên.
Lấy hồ Đại Lải làm trung tâm.
- Cụm Yên Lạc - Vĩnh Tường: bao gồm toàn bộ hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường.
- Cụm Lập Thạch - Sông Lô: bao gồm toàn bộ hai huyện Lập Thạch và Sông Lô.
4.1.2. Cơ sở thực tiễn
4.1.2.1. Điểm mạnh
- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch là những điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc xây
dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lặp với nhiều địa phương khác trong khu
vực.
- Tài nguyên vị thế thuận lợi giúp Vĩnh Phúc có cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội và đặc biệt là du lịch trong mối quan hệ với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc.
- Hình ảnh điểm đến du lịch của các khu du lịch Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây
Thiên đã tạo nên thế mạnh mang sắc thái riêng của du lịch Vĩnh Phúc.
4.1.2.2. Điểm yếu
- Chất lượng lao động trong ngành du lịch còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản
lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập du lịch của Việt Nam
hiện nay.
- Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh
hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến
Vĩnh Phúc.
- Khả năng liên kết phát triển du lịch chưa cao dẫn đến sự hạn chế của các dòng khách
đến Vĩnh Phúc, cũng như chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của toàn vùng, trong đó Vĩnh
22
Phúc là một điểm đến quan trọng.
- Tuyến giao thông đường thủy chưa được đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch cũng
dẫn đến những hạn chế trong việc khai thác, gắn kết các tài nguyên du lịch, đặc biệt là các dạng
tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với nền văn minh lúa nước của vùng đồng bằng sông
Hồng.
4.1.2.3. Cơ hội
- Chiến lược marketing định vị Việt Nam là điểm đến độc đáo, hấp dẫn và an toàn được
Chính phủ xây dựng tạo cơ hội cho du lịch Vĩnh Phúc khẳng định hình ảnh của mình đối với thị
trường du lịch trong nước và quốc tế.
- Nhu cầu du lịch trong nước, quốc tế ngày một gia tăng cho thấy Vĩnh Phúc đang đứng
trước cơ hội phát triển ngày một tăng cao từ góc độ “cầu” của thị trường khách du lịch, đặc biệt
là khách du lịch quốc tế.
4.1.2.4. Thách thức
- Khả năng cạnh tranh du lịch còn thấp, ảnh hưởng đến vị trí của du lịch Vĩnh Phúc
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cũng như trong chiến lược phát triển
vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.
- Sử dụng và khai thác không bền vững tài nguyên du lịch dẫn đến sự xuống cấp của các
di tích lịch sử văn hoá, sự suy giảm đa dakng sinh học ở các khu tự nhiên, đặc biệt ở vườn quốc
gia Tam Đảo.
4.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch
4.2.1. Định hướng phát triển du lịch các tiểu vùng
(1) Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch: là khu vực phát triển mở rộng trong
tương lai.
(2) Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo: là vùng du lịch trọng điểm.
(3) Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo: là không gian bổ trợ của tiểu vùng núi trung
bình Tam Đảo.
(4) Tiểu vùng đồi cao Sông Lô - Lập Thạch: là khu vực bổ trợ cho các hoạt động du lịch
của tiểu vùng đồi trung bình Bình Xuyên - Tam Dương.
(5) Tiểu vùng đồi trung bình Bình Xuyên - Tam Dương: là trung tâm điều phối hoạt động
du lịch của toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(6) Tiểu vùng đồi thấp Phúc Yên - Vĩnh Yên: là vị trí phụ cận, điểm đến cuối tuần của Hà
Nội.
(7) Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc: là khu vực tiềm năng
4.2.2. Định hướng các điểm, cụm, tuyến du lịch
23
4.2.2.1. Định hướng các điểm du lịch
Dựa trên các nghiên cứu và điều tra thực địa, luận án đã xác định các điểm tài nguyên
du lịch theo các hướng chính như sau: Hướng du lịch văn hóa tín ngưỡng; Hướng du lịch tìm
hiểu lịch sử cách mạng; Hướng du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Hướng du lịch tham quan
kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, thương mại; Hướng du lịch sinh thái, thể thao núi.
4.2.2.2. Định hướng các cụm du lịch
(1) Cụm du lịch Vĩnh Yên - Phúc Yên: cụm du lịch trung tâm
- Các điểm du lịch tiêu biểu: tổ hợp giải trí, nghỉ dưỡng Đại Lải và Đầm Vạc, cụm đình
Hương Canh, chùa Kính Phúc, chùa Hà Tiên, bảo tàng Vĩnh Phúc, làng nghề gốm Hương Canh.
- Các sản phẩm du lịch: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tâm linh; du
lịch hội nghị, hội thảo, thương mại; du lịch thể thao, giải trí cao cấp (đánh golf).
(2) Cụm du lịch Tây Thiên - Tam Đảo: cụm du lịch trọng điểm
- Các điểm du lịch tiêu biểu: sân golf Tam Đảo, VQG Tam Đảo, thác Bạc, thác Bản
Long, hồ Xạ Hương, hồ làng Hà, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, đền thờ Quốc Mẫu Tây
Thiên, đền thờ Đức Thánh Trần, đền Bà Chúa Thượng Ngàn.
- Các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái, mạo hiểm, thể thao núi; du lịch tham quan,
nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch nghiên cứu khoa học; du lịch hội nghị, hội thảo,
thương mại, giải trí cao cấp (đánh golf).
(3) Cụm du lịch Sông Lô - Lập Thạch: cụm du lịch tiềm năng
- Các điểm du lịch tiêu biểu: vườn cò Hải lựu, làng nghề đá Hải Lựu, lễ hội chọi trâu
Hải Lựu, tháp Bình Sơn, hồ Bò Lạc, hồ Vân Trục, di tích lịch sử nghĩa quân Đề Thám, thác
Bay, núi Sáng.
- Các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái; du lịch núi; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du
lịch văn hóa, lịch sử.
4.2.2.3. Định hướng các tuyến du lịch
a. Tuyến du lịch nội tỉnh
(1) Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Tam Đảo: tham quan đầm Vạc, chùa Tích Sơn, đền Thổ
Tang, hồ Xạ Hương, khu du lịch Tam Đảo, quần thể di tích Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm
(2) Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Phúc Yên - Đại Lải - Hương Canh: tham quan các điểm du
lịch thuộc thành phố Vĩnh Yên, cảnh quan hồ Đại Lải, cụm đình Hương Canh, chùa Kính Phúc,
làng gốm Hương Canh.
(3) Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Lập Thạch: tham quan làng nghề mây tre Triệu Xá - Triệu
Đề, tháp Bình Sơn, làng nghề đá Hải Lựu, vườn cò Hải Lựu, đền thờ tả Tướng quốc Trần
Nguyên Hãn, núi Sáng - Thác Bay, cảnh quan hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc.
24
(4) Tuyến du lihch Vĩnh Yên - Vĩnh Tường: tham quan đầm Dưng, đình Thổ Tang, làng
nghề mộc Bích Chu, làng rèn Lý Nhân, làng rắn Vĩnh Sơn
(5) Tuyến Vĩnh Yên - Yên Lạc: tham quan di chỉ Đồng Đậu, đền Bắc Cung, đền Thính,
đền Thánh Mẫu, chùa Quảng Hựu, làng mộc Thanh Lãng
(6) Tuyến du lịch kết hợp
+ Vĩnh Yên - Tam Đảo - Lập Thạch - Vĩnh Yên (tuyến phía Bắc tỉnh)
+ Vĩnh Yên - Vĩnh Tường - Yên Lạc - Đại Lải (tuyến phía Nam tỉnh)
b. Tuyến du lịch liên tỉnh
(1) Tuyến du lịch đường bộ
Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai
Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Hà Giang
Hà Nội - Vĩnh Phúc - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng
(2) Tuyến du lịch đường sắt
Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Vân Nam
(3) Tuyến du lịch đường thủy
Hà Nội - Sông Hồng - Sông Lô
Các tuyến du lịch này kết hợp việc khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài
nguyên du lịch của các địa phương trên toàn tuyến.
4.3. Các giải pháp thực hiện
4.3.1. Giải pháp về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
4.3.2. Giải pháp về liên kết và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
4.3.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
4.3.4. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch
4.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch
KẾT LUẬN
1. Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Tạo cơ sở cho việc vận dụng các quan điểm nghiên cứu của địa lý học hiện
đại để tiếp cận theo hướng phân vùng và đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên phục vụ tổ
chức lãnh thổ du lịch, áp dụng vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng. Tài nguyên
du lịch tự nhiên được hình thành nhờ các điều kiện địa lý chịu tác động của quy luật phi địa đới
trong tự nhiên đã tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng. Bên cạnh
đó là hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn được hình thành qua suốt chiều dài lịch sử với 967 di
25
tích, trong đó có 228 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 60 di tích cấp quốc gia, cùng với nhiều
làng nghề, lễ hội và các di chỉ khảo cổ có giá trị cao đối với phát triển du lịch.
3. Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2009 - 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc được duy trì ổn
định. Từ một tỉnh nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp - xây dựng cao trong
cả nước. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm phần lớn trong GDP của tỉnh (57,3%), tỷ trọng
ngành dịch vụ có xu hướng giảm (26,2%), tiếp đến là tỷ trọng khối nông lâm ngư nghiệp
(13,6%). Lĩnh vực kinh tế dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ (2,9%).
4. Hiện trạng hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng: lượng khách thấp, đặc biệt là khách quốc tế; Cơ sở hạ tầng - vật chất
kỹ thuật chưa phát triển mạnh, phân bố không đồng đều; Nguồn nhân lực thiếu và tỷ lệ qua đào
tạo thấp; Khả năng liên kết du lịch chưa được mở rộng với các tỉnh lân cận, trong không gian
các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng du lịch Bắc Bộ; Kinh doanh du lịch hiệu quả
chỉ tập trung ở một số nơi như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc dẫn đến hiệu quả kinh tế
du lịch còn khiêm tốn, hạn chế trong đầu tư và trong khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.
5. Trên cơ sở phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đồng nhất tương đối về thành phần,
tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo, toàn bộ lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc được chia
thành 4 vùng với 7 tiểu vùng. Xác định đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch của từng tiểu
vùng tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý
và tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng và theo từng loại hình du lịch.
6. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên bằng phương pháp phân
tích đa chỉ tiêu tích hợp thuật toán tính tổng với mô hình tính trọng số theo ma trận tam giác đã
xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng với các cấp độ “rất
thuận lợi”, “khá thuận lợi”, “thuận lợi” và “kém thuận lợi”. Đồng thời xác định được mức độ
thuận lợi của các tiểu vùng đối với hai loại hình du lịch trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc là du lịch
sinh thái và du lịch văn hóa.
7. Luận án đã tiến hành đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên, phân tích hiện trạng
phát triển du lịch giai đoạn 2009 - 2013, phân tích Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức đối với phát triển du lịch của tỉnh. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cho phát triển
du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể: Đề xuất định hướng phát triển du lịch theo các tiểu vùng; Đề
xuất không gian ưu tiên đầu tư phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên và tính chất
của từng tiểu vùng; Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch theo các cấp phân vị điểm,
cụm, tuyến; Đề xuất 5 nhóm giải pháp để thực hiện việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
nhằm đáp ứng mục tiêu khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch theo hướng phát
triển bền vững.
26
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lương Chi Lan (2012), Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển du lịch bền vững
tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, tháng 9/2012, NXB Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 809-814.
2. Phạm Hoàng Hải, Trần Anh Tuấn, Lương Chi Lan (2012), ”Phát triển du lịch Vĩnh
Phúc trong không gian liên kết với Thái Nguyên và Tuyên Quang”, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tập 28 (5S), tr. 22-28.
3. Phạm Hoàng Hải, Trần Anh Tuấn, Lương Chi Lan (2013), Hiện trạng tổ chức lãnh
thổ du lịch và định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu Hội nghị khoa
học Địa lý toàn quốc lần thứ 7, tháng 10/2013, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 672-676.
4. Lương Chi Lan, Phạm Hoàng Hải, Trần Anh Tuấn (2013), Đánh giá hoạt động du lịch
tỉnh Vĩnh Phúc trong không gian phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Kỷ yếu Hội
nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7, tháng 10/2013, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 1083-
1089.
5. Lương Chi Lan (2014), Phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh
Vĩnh Phúc, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, tháng 11/2014, NXB Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tr. 500-506.
6. Lương Chi Lan (2014), ”Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu đánh giá tài
nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, tập 30 (6S-C), tr. 559-568.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lanhthodulichtinhvinhphuc_2191.pdf