Đối với nông dân làm nghề: tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi để chuyển đổi
công nghệ sản xuất có mức độ phát thải thấp hơn, sạch hơn; nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường; tăng cường các biện pháp ngăn ngừa giảm nhẹ ô nhiễm môi trường để
giảm thiệt hại kinh tế; thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng thông qua
các hành động bảo vệ môi trường, chia sẻ lợi ích kinh tế và trách nhiệm vì môi trường
sống chung; tăng cường các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý chất thải để biến
chất thải từ chế biến nông sản thành nguồn lợi kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và giảm thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh.
27 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, xác định các vấn đề
đặt ra trong nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 1 là tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế và đưa
ra các khái niệm liên quan. Chương 2 giới thiệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu,
phương pháp đánh giá, phân tích và tính toán thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh
từ làng nghề CBNS. Chương 3 là nội dung chính của luận án, đề cập đến hiện trạng
thiệt hại kinh tế, hiện trạng và những bất cập trong quản lý môi trường làng nghề CBNS.
Chương 4 đề cập đến các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp
giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Phần kết luận về các kết quả nghiên cứu và kiến nghị đối
với các cơ quan có liên quan trong quản lý làng nghề CBNS. Ngoài ra còn có phần tài
liệu tham khảo với 45 tài liệu Tiếng Việt và 44 tài liệu Tiếng Anh.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những khái niệm cơ bản
Các nội dung nghiên cứu đã tiến hành tổng quan, phân tích các quan điểm, đặc
điểm và đưa ra các khái niệm cơ bản; chất thải phát sinh; tác động do chất thải phát
sinh, đánh giá tác động môi trường; thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh; biện pháp
quản lý, biện pháp quản lý mô trường làng nghề để giảm thiểu thiệt hại kinh tế với
đặc thù sản xuất và tổ chức quản lý ở làng nghề CBNS.
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế
1.2.1. Cơ sở xác định các thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh
Cơ sở khoa học xác định thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất được tổng hợp vả đúc rút từ các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước.
Theo kết quả tổng quan, cơ sở khoa học đánh giá thiệt hại kinh tế dựa trên (i) Cơ sở
lý thuyết vi mô về sự thay đổi phúc lợi xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi
(Varian 1992, Hartwick and Olewiler, 1997; Tientenberg, 2000, Nguyễn Văn Song
2012); (ii) Cơ sở lý thuyết về thiệt hại cận biên thông qua tiêu chuẩn môi trường
(Tientenberg, 2000); (iii) Cơ sở "có và không có" hoạt động sản xuất gây ô nhiễm
môi trường (Gittinger, 1984); và (iv) Cơ sở lý thuyết về hiệu quả pareto khi chất
lượng môi trường thay đổi (Jianjun et al., 2010; Hadnes, 2011 và Kansal, 2013).
1.2.2. Một số quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh
Luận án đã phân tích quan điểm phổ biến về đánh giá thiệt hại kinh tế để trên cơ
4
sở đó để lựa chọn các quan điểm phù hợp trong đánh giá thiệt hại kinh tế đối với đặc
thù ở làng nghề CBNS. Kết quả tổng quan cho thấy quan điểm về đánh giá thiệt hại
kinh tế đều dựa trên (i) chu trình sản xuất và phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi
trường (Dixon et al., 1996; Hartwick and Olewiler, 1997); (ii) mức độ và sự lan truyền
ô nhiễm môi trường (Bolt et al., 2006) và (iii) áp lực sản xuất lên môi trường và thay
đổi hành vi ứng phó (Barbier, 1994; Linster, 2003). Đây cũng là quan điểm chính để
phát triển phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế ở làng nghề
1.2.3. Các phương pháp phổ biến trong đánh giá thiệt hại kinh tế
Kết quả tổng quan các nhóm phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế cho thấy
chủ yếu tập trung vào các nhóm phương pháp thông dụng (dựa trên định giá thị
trường và thực tế giá trị tổn thất); nhóm phương pháp lựa chọn (dựa trên thị trường
thay thế và các tổn thất bất thường) và nhóm phương pháp có tiềm năng ứng dụng
(dựa vào mô hình kinh tế, mô hình toán và các tác động ngoại vi trong tương lai).
Trên cơ sở đặc thù của làng nghề, phân tích ưu điểm và nhược điểm, kết quả đánh giá
thiệt hại kinh tế của luận án chủ yếu dựa vào nhóm phương pháp thông dụng xác định
theo khả năng định giá thị trường. Các loại thiệt hại kinh tế không phù hợp với khả
năng định giá thị trường không được vận dụng trong nghiên cứu này.
1.3. Thực tiễn vận dụng phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế và bài học kinh
nghiệm
Kết quả tổng quan, phân tích ưu điểm, hạn chế từ thực tiễn vận dụng các
phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế trong và ngoài nước cho thấy bài học kinh
nghiệm rút ra để xây dựng các phương pháp đánh giá cho làng nghề CBNS là: (i) hoạt
động sản xuất làng nghề mặc dù có đặc thù riêng nhưng phát sinh lớn chất thải, gây ô
nhiễm môi trường và làm thiệt hại kinh tế cho nông dân; (ii) cơ sở khoa học để xác
định thiệt hại kinh tế dựa trên mục tiêu đảm bảo cân bằng phúc lợi xã hội để lợi ích
kinh tế của cá nhân không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng; (iii) có
nhiều quan điểm và phương pháp lượng hóa thiệt hại kinh tế nhưng tùy điều kiện cụ
thể về đặc điểm sản xuất, khả năng sẵn có về số liệu để từng bước lựa chọn các
phương pháp đánh giá phù hợp và (iv) các giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế xuất
phát từ giải quyết tận gốc nguyên nhân thay vì các hoạt động quản lý giảm thiểu
thành phần thiệt hại kinh tế.
1.4. Lựa chọn phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế phù hợp với làng nghề
Từ cơ sở khoa học, quan điểm đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của từng
phương pháp và bài học kinh nghiệm rút ra, các loại thiệt hại kinh tế được lựa chọn
5
để đánh giá trong đề tài là (1) Thiệt hại kinh tế suy giảm sản lượng nông nghiệp và
thủy sản do tác động của chất thải phát sinh; (2) Thiệt hại kinh tế do thay thế, sửa
chữa hệ thống cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải phát sinh; (3) Thiệt hại kinh tế do suy
giảm sức khỏe cộng đồng bởi các tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường
(ONMT); (4) Thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động ô nhiễm môi trường
do chất thải phát sinh; và (5) Thiệt hại kinh tế do thay đổi mục đích sử dụng tài
nguyên để giải quyết chất thải phát sinh từ làng nghề.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát chung về hoạt động làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng
Luận án đã giới thiệu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt
động sản xuất nghề; vai trò và những vấn đề môi trường nảy sinh và chỉ rõ những
tỉnh đặc thù về hoạt động làng nghề CBNS vùng ĐBSH.
2.2. Phương pháp tiếp cận
Các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp tiếp cận kế thừa; tiếp
cận có sự tham gia; tiếp cận hệ thống; tiếp cận theo vùng và tiếp cận theo lĩnh vực để
nâng cao chất lượng và tính đại diện của các nội dung nghiên cứu. Dựa trên kết quả
tổng quan, đặc điểm làng nghề, phương pháp tiếp cận để xây dựng khung logic và
xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp (Sơ đồ 2.1).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp và kết quả chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu về làng nghề, làng bị tác động bởi làng nghề và làng thuần
nông đối chứng trên cơ sở có xác định mục tiêu, tiêu chí lựa chọn, cụ thể: (i) lựa chọn
6 làng nghề gồm làng nghề nấu rượu Đại Lâm, bánh đa thôn Đoài tại Bắc Ninh; chế
biến tinh bột sắn Quế Dương, bún khô xuất khẩu Minh Hòa tại Hà Nội; miến dong
thôn Phượng tại Nam Định; làng bún thôn Thượng tại Ninh Bình. Ngoài ra, đề tài còn
lựa chọn 6 làng bị tác động tương ứng và 4 làng thuần nông làm đối chứng.
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường
Các mẫu lấy gồm 4 mẫu đất khu dân cư, 4 mẫu đất khu sản xuất nông nghiệp;
4 mẫu nước thải và 4 mẫu nước mặt ở mỗi điểm nghiên cứu theo TCVN 5297-1995
và TCVN 5996-1995. Các mẫu được phân tích tại Phòng Phân tích Trung tâm của
Viện Môi trường Nông nghiệp với 10 chỉ tiêu gồm pH, Asen (As), Thủy ngân (Hg), Chì
(Pb), Cađimi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Nitơ (N), Phốt-pho (P), Kali (K), BOD5, COD,
tổng chất rắn lơ lửng (TSS), ni-tơ-rat (NO3
-) và coliform.
6
Sơ đồ 2.1. Khung đánh giá thiệt hại kinh tế và đề xuất các giải pháp quản lý làng nghề
chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng
Áp lực và tác động kinh
tế môi trường
Tích tụ gây ô nhiễm môi
trường làm thay đổi thực
tế sản xuất
Phát sinh chất thải
Các biện pháp quản lý
làng nghề
Tích tụ ô nhiễm môi
trường làm thay đổi điều
kiện sản xuất
Hộ ở làng
nghề
Hộ sản xuất làng
nghề ở làng nghề
Sản xuất ở
làng không bị
tác động
Sản xuất ở
làng bị tác
động
Sản xuất ở
làng nghề
CBNS
Cộng đồng xã hội
khác có liên quan
Phù hợp
với khả
năng về
định giá
(1) Thiệt hại kinh tế suy
giảm sản lượng nông
nghiệp và thủy sản
(2) Thiệt hại kinh tế do sửa
chữa, thay thế CSHT và
xử lý vấn đề chất thải
Tích tụ ô nhiễm môi
trường làm thay đổi điều
kiện sản xuất
(5) Thiệt hại kinh tế do thay
đổi mục đích sử dụng tài
nguyên sang giải quyết
chất thải phát sinh
(4) Thiệt hại kinh tế do
ngăn ngừa, giảm nhẹ
tác động của ONMT
Thiệt
hại
kinh tế
do chất
thải
phát
sinh từ
hoạt
động
sản
xuất
nghề ở
làng
nghề
CBNS
Phù hợp
với khả
năng về
định giá
- Rà soát văn bản, đánh giá
giải pháp quản lý vi mô, vĩ
mô
Phù hợp
với khả
năng về
định giá
(3) Thiệt hại kinh tế suy
giảm sức khỏe cộng
đồng
Xác định cơ sở khoa
học, vấn đề, chỉ tiêu
nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng
thiệt hại kinh tế và quản
lý chất thải ở làng nghề
Đề xuất giải pháp
quản lý giảm thiểu
thiệt hại kinh tế
7
Sơ đồ 2.2. Mô tả phân bố không gian trong lựa chọn các điểm nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu được xác định cho từng loại số liệu cần thu thập
gồm xác định nguồn và loại số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp bao gồm
số lượng hộ tham gia sản xuất nghề, thu nhập, sử dụng nguyên liệu... được thu thập từ
các báo cáo, số liệu thống kê của các xã, các báo cáo hàng năm. Số liệu sơ cấp như
phát sinh chất thải, tổn thất về diện tích trồng trọt, thủy sản, chi phí liên quan đến y
tế, bảo vệ sức khỏe, hoạt động ứng phó, ngăn ngừa, xác định số hộ bị tác động,...
được thu thập thông qua điều tra cá nhân và thảo luận nhóm theo PRA. Mỗi điểm
nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ (gồm các thành phần về giới tính, điều kiện
kinh tế) tham gia thảo luận nhóm theo PRA, 60 hộ nông dân để tiến hành phỏng vấn
theo mẫu câu hỏi dựng sẵn, có điều tra thử.
2.3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế
Dựa trên các phương pháp đánh giá thông dụng và khả năng định giá thị
trường, thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động làng nghề CBNS được
tính toán theo công thức:
cbytxp CCCCCTC ln [1]
Trong đó:
Làng nghề
Làng bị tác động
(6) Làng thuân nông
(4)
Vĩnh Phúc
Hà Nội
Bắc Ninh
Hải Dương
Hải Phòng
Hưng Yên
Thái Bình
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình
8
Cp là thiệt hại kinh tế về suy giảm sản lượng sản xuất nông nghiệp bao gồm
thiệt hại do mất diện tích và giảm năng suất cây trồng, thủy sản do ảnh hưởng bởi
phát sinh chất thải ở làng nghề CBNS;
Cx là thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa và xử lý chất thải ở làng nghề CBNS
bao gồm: (i) thiệt hại do xử lý chất thải rắn dựa vào khối lượng và đơn giá xử lý; (ii)
thiệt hại do xử lý nước thải dựa vào khối lượng nước thải và đơn giá xử lý; (iii) thiệt
hại do sửa chữa, thay thế cơ sở hạ tầng liên quan đến chất thải phát sinh và (iv) thiệt
hại do các chi phí giải quyết sự cố (nạo vét ứ đóng, thu gom đổ trộm chất thải nơi
công cộng,...).
Cyt là thiệt hại kinh tế suy giảm sức khỏe cộng đồng bao gồm chi phí khám
chữa bệnh, chi phí thuốc men và mất ngày công lao động do suy giảm sức khỏe và
được tính toán từ kết quả điều tra nông dân trên cơ sở so sánh giữa khu vực làm nghề
và khu vực thuần nông.
Cb là thiệt hại kinh tế ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động ô nhiễm môi trường như
các tổn thất kinh tế về bảo hộ, phòng ngừa khác trên cơ sở so sánh hộ ở khu vực làm
nghề và khu vực đối chứng;
Cc là giá trị thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải
quyết vấn đề chất thải phát sinh dựa trên số liệu thống kê ở các xã có nghề.
Chương 3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG, THIỆT HẠI KINH TẾ
VÀ QUẢN LÝ TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường ở các làng nghề CBNS
Chất lượng môi trường làng nghề được đánh giá ngày càng bị suy giảm nghiêm
trọng do hoạt động sản xuất nghề phát thải nhiều chất thải và nước thải.
- Đối với chất lượng nước thải: Kết quả phân tích cho thấy một số chỉ tiêu
chất gây ô nhiễm có trong nước thải bị ô nhiễm nặng và vượt quy chuẩn Việt Nam
(QCVN 40:2011cột B) như BOD5; TSS ở hầu hết các làng nghề CBNS đều vượt từ
1,59-7,22 lần; coliform vượt 4,4-22 lần.
- Đối với chất lượng nước mặt: Kết quả lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt
tại Phòng Thí nghiệm Viện Môi trường Nông nghiệp cho thấy có sự tích tụ lớn ô nhiễm
trong nước mặt tại các làng nghề do hầu hết các chỉ tiêu độc chất trong nước mặt ở các
làng nghề đều vượt ngưỡng cho phép (QCVN08:2008, cột B). Các làng nghề có quy mô
số hộ tham gia chế biến nông sản lớn đã có sự gia tăng tích tụ độc chất BOD5,TSS, NO3
-
,
coliform trong nước mặt và vượt QCVN08:2008 cột B từ 2,3 đến 12,13 lần.
9
0,00
20,00
40,00
60,00
80,00
100,00
120,00
140,00
160,00
Làng
nghề
bánh đa
thôn
Đoài
Làng bị
tác động
Vọng
Nguyệt
Làng
nghề
nấu
rượu
Đại
Lâm
Làng bị
tác động
Phấn
Động
Làng
nghề
CBTBS
Quế
Dương
Làng bị
tác động
Tam
Hợp
Làng
nghề
bún khô
XK
Minh
Hòa
Làng bị
tác động
Minh
Hiệp
Làng
nghề
miền
rong
Kim
Phượng
Làng bị
tác động
Chiền B
Làng
nghề
bún ướt
Thượng
Làng bị
tác động
Mai
Hoa
Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh
C
O
D
5
(
m
g
/l
)
Làng nghề, làng bị tác động
COD5 (mg/l) (làng nghề, làng tác động)
QCVN40/2011 (cột B)
Khu vực thuần nông
Đồ thị 3.1. Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước thải ở các làng nghề CBNS
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Làng
nghề
bánh đa
thôn
Đoài
Làng bị
tác động
Vọng
Nguyệt
Làng
nghề nấu
rượu Đại
Lâm
Làng bị
tác động
Phấn
Động
Làng
nghề
CBTBS
Quế
Dương
Làng bị
tác động
Tam Hợp
Làng
nghề bún
khô XK
Minh
Hòa
Làng bị
tác động
Minh
Hiệp
Làng
nghề
miền
rong Kim
Phượng
Làng bị
tác động
Chiền B
Làng
nghề bún
ướt
Thượng
Làng bị
tác động
Mai Hoa
Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh
T
S
S
(
m
g
/l
)
Làng nghề, làng bị tác động
TSS (mg/l) (làng nghề, làng tác động)
QCVN40/2011 (cột B)
Khu vực thuần nông
Đồ thị 3.2. Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước thải ở các làng nghề CBNS
3.2. Thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại các làng nghề
3.2.1. Thiệt hại kinh tế về thay đổi sản lượng nông nghiệp và thủy sản
Kết quả điều tra 360 hộ nông dân làng nghề, 360 hộ nông dân không có nghề ở
làng bị tác động cho thấy trên 75,2% nông dân ở làng nghề và 68,3% nông dân ở làng
bị tác động cho rằng chất thải từ làng nghề đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng
trọt và thủy sản.
10
Bảng 3.1. Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản từ
hoạt động sản xuất ở các làng nghề CBNS
TT Chỉ tiêu
Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Ninh Bình
Bánh đa
thôn
Đoài
Nấu
rượu
Đại
Lâm
Chế
biến
TBS
Quế
Dương
Bún
khô
Minh
Hòa
Miến
dong
Kim
Phượng
Bún ướt
thôn
Thượng
1 Sản lượng nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại (tấn/làng nghề/năm)
- Lúa 12,12 30,4 68,0 54,0 46,8 19,20
- Thủy sản 27,00 18,0 34,0 30,0 22,5 25,12
2 Giá trị nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại (triệu đồng/làng nghề/năm)
- Lúa 66,66 167,2 374,0 297,0 257,4 105,6
- Thủy sản 810,0 540,0 1.020,0 900,0 675,0 753,6
3 Thiệt hại kinh tế do thay đổi sản lượng (triệu đồng/làng nghề/năm)
- Các hộ làm nghề 306,96 301,0 694.0 369,0 333,0 363,6
- Cộng đồng xã hội 569,70 406,2 700.0 828,0 599,4 495,6
Cộng (1) 876,6 707,2 1.394,0 1.197,0 932,4 859,2
Ghi chú: TSB = Tinh bột sắn
Kết quả tính toán cho thấy thiệt hại kinh tế suy giảm sản lượng trồng trọt và
thủy sản từ 1,39 tỷ đồng/năm ở làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương, 1,19 tỷ
đồng/năm ở làng nghề bún khô Minh Hòa trong khi các làng nghề chế biến nông sản
khác đều dưới 1 tỷ đồng/năm. Kết quả này cho thấy các làng nghề CBNS sử dụng
nhiều nguyên liệu thô, phát thải nhiều nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao, khả
năng thoát nước kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích, năng suất lúa và thủy sản
ở cả làng nghề và khu vực phụ cận làng nghề. Các giải pháp kiểm soát và quản lý hợp
lý nước thải ở làng nghề sẽ góp phần quan trọng trong giảm thiểu thiệt hại kinh tế đến
cây trồng và thủy sản.
3.2.2. Thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải
Kết quả tính toán cho thấy thiệt hại kinh tế do sửa chữa và xử lý chất thải chỉ
tương ứng 130 triệu đồng/năm đối với làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương,
106,4 triệu đồng đối với làng nghề bún ướt thôn Thượng, 119,1 triệu đồng/năm đối
với làng nghề miến dong thôn Kim Phượng, 84,3 triệu đồng/năm đối với làng nghề
bún khô xuất khẩu Minh Hòa và dưới 50 triệu đồng/năm đối với làng nghề bánh đa
thôn Đoài và làng nghề nấu rượu Đại Lâm. Kết quả này cho thấy nếu chỉ đơn thuần
dựa vào chi phí thực tế phát sinh cho xử lý các vấn đề liên quan đến chất thải rắn và
sửa chữa cơ sở hạ tầng thì thiệt hại kinh tế đối với xử lý chất thải ở làng nghề CBNS
11
rất thấp vì chưa bao gồm thiệt hại về xử lý nước thải và phục hồi nguyên trạng chất
lượng môi trường. Thực tế, nếu dựa vào mức thu phí theo hàm lượng chất thải (theo
Nghị định 04/2007/NĐ-CP, 2007) với mức ô nhiễm như hiện nay thì khả năng thu tối
đa là 2.780 đồng/m3 trong khi đó thực tế chi phí xử lý khoảng 9.600 đồng/m3.
Bảng 3.2. Thiệt hại kinh tế do thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải từ
các làng nghề CBNS
TT Chỉ tiêu
Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Ninh Bình
Bánh
đa
thôn
Đoài
Nấu
rượu
Đại
Lâm
Chế biến
TBS Quế
Dương
Bún
khô
thôn
Minh
Hòa
Miến
dong
Kim
Phượng
Bún ướt
thôn
Thượng
1 Thiệt hại kinh tế do xử
lý nước thải (tr.đ/năm)
- - - - - -
2 Thiệt hại kinh tế do thu
dọn chất thải rắn
(tr.đ/năm)
8,0 5,5 80,2 45,5 69,6 49,7
3. Thiệt hại kinh tế do nạo
vết chất thải trên hệ
thống kênh mương
(tr.đ/năm)
36,8 27,7 49,8 38,7 49,5 56,7
Thiệt hại kinh tế sửa chữa và bảo vệ môi trường (triệu đồng/làng nghề/năm)
- Các hộ làm nghề - - - - - -
- Cộng đồng xã hội 44,8 33.2 130,0 84,2 119,1 106,4
Cộng (2) 44,8 33.2 130,0 84,2 119,1 106,4
Ghi chú: TSB = Tinh bột sắn
3.2.3. Thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe cộng đồng ở các làng nghề CBNS
Kết quả tính toán cho thấy làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương gây
thiệt hại kinh tế về suy giảm sức khỏe cộng đồng là 2,9 tỷ đồng/năm; miến dong Kim
Phượng là 2,7 tỷ đồng/năm, cao hơn các làng nghề CBNS khác. Kết quả khảo sát
làng nghề cũng cho thấy hoạt động làng nghề CBNS nằm xen lẫn các khu dân cư
đông đúc nên hoạt động CBNS ở làng nghề gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe
cộng đồng. Trên cơ sở khảo sát thực tế cho thấy thiệt hại kinh tế do suy giảm sức
khỏe mới chỉ phản ánh được xu thế mà chưa tính toán được đầy đủ các tổn thất về
sức khỏe do những hạn chế về số liệu, thời gian nghiên cứu bởi sức khỏe chịu tác
động mạnh của sự tích tụ ô nhiễm môi trường.
12
Bảng 3.3. Thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe cộng đồng từ các làng nghề CBNS
TT Chỉ tiêu
Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Bắc Ninh
Bánh đa
thôn
Đoài
Nấu
rượu Đại
Lâm
Chế biến
TBS Quế
Dương
Bún khô
Minh Hòa
Miến
dong Kim
Phượng
Bún ướt
Thượng
1 Tổng số hộ (hộ)
- Số hộ làm nghề 376,0 514,0 795,0 635,0 677,0 270,0
- Số hộ bị tác động 775,0 829,0 819,0 659,0 1.050,0 971,0
2 Thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe bình quân hộ nông dân (triệu đồng/hộ/năm)
- Hộ làm nghề 1,34 2,81 2,73 2,90 3,30 4,05
- Hộ bị tác động 0,75 1,17 0,99 1,98 2,22 1,46
3 Thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe từ làng nghề (triệu đồng/làng nghề/năm)
- Hộ làm nghề 501,9 1.443,6 2.177,6 1.843,3 1.575,0 1.094,6
- Cộng đồng xã hội 586,8 974,7 811,4 395,0 1.136,2 1.423,5
Cộng (3) 1.088,8 2.418,3 2.989,0 2.238,3 2.711,3 2.518,2
Ghi chú: TSB = Tinh bột sắn
3.2.4. Thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi trường
ở làng nghề CBNS
Kết quả tính toán cho thấy thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa giảm nhẹ tác động ô
nhiễm môi trường tại làng nghề bánh đa thôn Đoài là 914 triệu đồng/năm; làng nghề
nấu rượu Đại Lâm là 405 triệu đồng/năm; làng nghề tinh bột sắn Quế Dương là 835,6
triệu đồng/năm; làng nghề bún khô Minh Hòa là 638,3 triệu đồng/năm.
Bảng 3.4. Thiệt hại kinh tế về ngăn ngừa, giảm nhẹ ô nhiễm môi trường do chất thải phát
sinh từ các làng nghề CBNS
TT Chỉ tiêu
Bắc Ninh Hà Nội
Nam
Định
Ninh
Bình
Bánh
đa
thôn
Đoài
Nấu
rượu
Đại
Lâm
Tinh bột
Quế
Dương
Bún
khô
Minh
Khai
Miến
dong
Kim
Phượng
Bún ướt
thôn
Thượng
1 Bình quân chi phí về ngăn ngừa, giảm nhẹ (triệu đồng/hộ/năm)
- Hộ làm nghề 1,82 1,19 0,91 0,85 0,43 0,39
- Hộ bị tác động 1,80 1,39 0,58 0,98 0,44 0,38
- Hộ thuần nông 1,01 1,01 0,22 0,23 0,30 0,31
2 Bình quân thiệt hại kinh tế về ngăn ngừa, giảm nhẹ (triệu đồng/hộ/năm)
- Hộ làm nghề 0,81 0,18 0,68 0,62 0,13 0,08
- Hộ bị tác động 0,79 0,38 0,36 0,75 0,14 0,77
Thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa giảm nhẹ tác động (triệu đồng/làng nghề/năm)
- Hộ làm nghề 303,4 92,0 543,3 391,9 62,0 23,2
- Cộng đồng xã hội 610,6 313,7 292,3 246,4 72,4 74,3
Cộng (4) 914,0 405,6 835,6 638,3 134,4 97,6
13
Kết quả điều tra cho thấy thiệt hại kinh tế do thay đổi hành vi của cộng đồng ở
làng nghề CBNS được tính toán dựa trên kết quả điều tra hộ nông dân sẽ có những
hạn chế nhất định do hành vi ứng phó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất môi
trường và nhận thức, kinh tế và văn hóa cộng đồng vùng nông thôn.
3.2.5. Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải quyết
chất thải phát sinh ở các làng nghề CBNS
Kết quả tính toán cho thấy thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài
nguyên chỉ khoảng 1,51 đến 2,23 triệu đồng/làng nghề/năm, tương đối thấp và chưa
phản ánh đầy đủ thiệt hại do thiếu cơ sở định giá thị trường. Kết quả điều tra ở các làng
nghề CBNS cũng cho thấy ở hầu hết các làng nghề chưa có các quy định về quy hoạch,
quy định bãi chứa chất thải rắn và nước thải nên giá trị thiệt hại kinh tế do chuyển đổi
mục đích sử dụng tài nguyên để giải quyết vấn đề chất thải còn thấp so với thực tế tác
động của ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu đánh giá bổ sung các
thiệt hại xã hội, văn hóa và giá trị cơ hội mà chưa phù hợp với khả năng định giá về
việc chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để hoàn thiện hơn về cơ sở khoa học
đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh ở làng nghề CBNS.
Bảng 3.5. Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải
quyết vấn đề chất thải ở làng nghề CBNS
TT Chỉ tiêu
Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Ninh Bình
Bánh đa
thôn
Đoài
Nấu
rượu Đại
Lâm
Chế biến
TBS
Quế
Dương
Bún khô
Minh
Khai
Miến dong
Kim
Phượng
Bún ướt
thôn Thượng
1 Diện tích đất làm bãi
chứa chất thải rắn (m2)
500 600 800 700 800 750
2 Sản lượng mất đi (tấn) 0,28 0,33 0,44 0,39 0,45 0,41
Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên (triệu đồng/làng nghề/năm)
- Hộ làm nghề - - - - - -
- Cộng đồng xã hội 1,51 1,82 2,42 2,12 2,46 2,23
Cộng (5) 1,51 1,82 2,42 2,12 2,46 2,23
Ghi chú: TSB = Tinh bột sắn
3.2.6 Tổng thiệt hại kinh tế do phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất nghề ở
làng nghề CBNS
- Về tổng thiệt hại kinh tế: Ngoài những thiệt hại về xã hội, chi phí cơ hội chưa
thể lượng hóa thành giá trị thiệt hại kinh tế trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài này, kế
quả tính toán cho thấy tổng thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản
14
xuất làng nghề theo giá trị từ cao đến thấp là 5,35 tỷ đồng/làng nghề/năm đối với làng
nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương; 4,16 tỷ đồng/làng nghề/năm đối với làng
nghề bún khô Minh Hòa; 3,89 tỷ đồng/làng nghề/năm đối làng nghề miến dong thôn
Phượng; 3,58 tỷ đồng/làng nghề/năm đối làng nghề bún ướt thôn Thượng; 3,56 tỷ
đồng/làng nghề/năm đối với làng nghề nấu rượu Đại Lâm và thấp nhất là làng nghề
bánh đa thôn Đoài với khoảng 2,92 tỷ đồng/năm (Bảng 3.6). Các làng nghề CBNS sử
dụng nhiều nguyên liệu thô sẽ có thiệt hại kinh tế cao hơn so với các làng nghề
CBNS khác.
Bảng 3.6. Tổng thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH
Đơn vị tính: triệu đồng/làng nghề/năm
TT Chỉ tiêu
Bắc Ninh Hà Nội
Nam
Định
Ninh
Bình
Bánh
đa thôn
Đoài
Nấu
rượu
Đại
Lâm
Chế
biến
TBS
Quế
Dương
Bún
khô
Minh
Khai
Miến
dong
Kim
Phượng
Bún ướt
thôn
Thượng
1 Thiệt hại kinh tế suy giảm
sản lượng nông nghiệp và
thủy sản
876,7
(29,96)
707,2
(19,83)
1.394,0
(26,05)
1.197,0
(28,77)
932,4
(23,91)
859,2
(23,98)
2 Thiệt hại kinh tế sửa chữa cơ
sở hạ tầng và xử lý chất thải
44,80
(1,53)
33,20
(0,93)
130,00
(2,43)
84,20
(2,02)
119,10
(3,05)
106,40
(2,97)
3 Thiệt hại kinh tế do suy
giảm sức khỏe cộng đồng
1.088,77
(37,21)
2.418,29
(67,81)
2.989,00
(55,86)
2.238,31
(53,81)
2.711,28
(69,53)
2.518,17
(70,27)
4 Thiệt hại kinh tế do ngăn
ngừa giảm nhẹ tác động
của ô nhiễm môi trường
913,95
(31,24)
405,65
(11,37)
835,61
(15,62)
638,32
(15,34)
134,40
(3,45)
97,56
(2,72)
5. Thiệt hại kinh tế chuyển đổi
mục đích sử dụng tài nguyên
để giải quyết chất thải
1,51
(0,05)
1,82
(0,05)
2,42
(0,05)
2,12
(0,06)
2,46
(0,06)
2,23
(0,05)
Tổng thiệt hại kinh tế 2.925,69 3.566,16 5.351,02 4.159,95 3.899,64 3.583,56
Ghi chú: Số trong ( ) thể hiện cơ cấu %
- Về cơ cấu, thành phần thiệt hại kinh tế: do tổng thiệt hại kinh tế không bao
gồm chi phí xử lý và phục hồi chất lượng môi trường nên kết quả so sánh cho thấy
thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe (Cyt) chiếm tỷ lệ cao từ 37,03% đến 67,6%
tổng thiệt hại kinh tế, các làng nghề dùng nhiều nguyên liệu thô, thải nhiều nước thải
có thiệt hại kinh tế suy giảm sức khỏe cao hơn và đòi hỏi phải có các biện pháp ngăn
chặn kịp thời sự lan truyền ô nhiễm. Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông
15
nghiệp, thủy sản chiếm từ 19,77% đến 29,82% tổng giá trị thiệt hại, đặc biệt là các
làng nghề phát sinh nhiều nước thải như làng nghề bánh đa thôn Đoài, chế biến tinh
bột sắn Quế Dương và bún khô Minh Hòa.
- Về đối tượng chịu thiệt hại kinh tế: Kết quả đồ thị 3.3. cho thấy hoạt động
làng nghề CBNS ngoài gây thiệt hại kinh tế cho bản thân các hộ làm nghề còn gây
thiệt hại kinh tế lớn cho cộng đồng ở các khu vực bị tác động. Thậm chí, hoạt động
làng nghề chế biến miến dong Kim Phượng, bánh đa thôn Đoài và bún ướt thôn
Thượng gây thiệt hại kinh tế cho cộng đồng lớn hơn cho các hộ làm nghề.
-
1.000,00
2.000,00
3.000,00
4.000,00
Bánh đa thôn
Đoài
Nấu rượu Đại
Lâm
Chế biến TBS
Quế Dương
Bún khô Minh
Hòa
Miến dong
Kim Phượng
Bún ướt thôn
Thượng
Bắc Ninh Hà nội Nam Định Ninh Bình
G
iá
tr
ị
th
iệ
t
h
ại
k
in
h
t
ế
(1
0
0
0
đ
/n
ăm
) Hộ làm nghề
Cộng đồng xã hội
Đồ thị 3.3. So sánh thiệt hại kinh tế theo đối tượng chịu ảnh hưởng
tại các làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy ở các làng nghề này do nằm ven các thị trấn
với điều kiện thoát nước tốt hơn (như làng nghề miến dong Kim Phượng, làng bún
ướt Thượng) nên đã đẩy nhanh được nước thải ra khỏi làng nghề và gây ô nhiễm
nặng hơn ở các khu vực lân cận. Kết quả này đã làm nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích
kinh tế giữa hộ làm nghề với cộng đồng và cần có các chính sách phù hợp về quy
hoạch sản xuất, cơ sở hạ tầng cho quản lý môi trưởng ở làng nghề.
3.3. Thực trạng triển khai chính sách quản lý thiệt hại kinh tế ở làng nghề
3.3.1. Hiện trạng xây dựng các chính sách quản lý chung về làng nghề
Nhà nước, các Bộ/Ngành đã có nhiều văn bản quy định về gắn kết sản xuất với
bảo vệ môi trường ở làng nghề. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tại 6 làng nghề thuộc 4
16
tỉnh cho thấy chưa làng nghề nào triển khai triệt để chủ trương này. Các quy định về
di dời các cơ sở sản xuất gây nhiễm ở làng nghề ra khỏi khu dân cư nhưng chưa được
thực hiện ở cả 6 làng điều tra. Các tỉnh khảo sát đều chưa có dự án ưu tiên, cơ chế
giám sát hiệu quả trong thực hiện các văn bản quản lý của Nhà nước về làng nghề.
Kết quả khảo sát làng nghề cho thấy các văn bản kỹ thuật đặc thù cho làng nghề
CBNS còn rất yếu và thiếu, chưa có các quy định riêng hoặc mang tính đặc thù với
loại hình sản xuất ở làng nghề CBNS. Các quy định về quản lý thiệt hại do chất thải
phát sinh cũng chưa được thể hiện trong các văn bản quản lý nên đã gây khó khăn
cho việc quản lý thiệt hại kinh tế ở các làng nghề CBNS.
3.3.2. Thực tiễn triển khai chính sách trong quản lý ở các làng nghề
- Về ban hành các văn bản quản lý ở các địa phương: Dựa trên các quy định
của Nhà nước, Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh và xây dựng
kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các
quy định về quản lý chất thải rắn thông thường và thí điểm ở 1làng nghề về xử lý chất
thải. Nam Định đã ban hành quyết định số 04/2011/QĐ-UBND đã phân cấp cho
UBND các huyện tổ chức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, doanh
nghiệp, hộ gia đình trong khi Ninh Bình chủ yếu dựa trên các quy định của các Bộ,
ngành. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định này chủ yếu mang tính chất định
hướng, hình thức và thiếu các giải pháp và tính thực tiễn trong triển khai.
- Về tổ chức quản lý môi trường ở làng nghề: khảo sát tại 6 xã có làng nghề
CBNS thì tất cả các xã mới chỉ bố trí được một cán bộ kiêm nhiệm tham gia quản lý
môi trường ở làng nghề. Công tác tổ chức quản lý môi trường thực tế ở các làng nghề
CBNS chưa có tính hệ thống, mang nặng tính phong trào. Đội ngũ cán bộ tham gia
công tác quản lý vừa mỏng lại yếu về năng lực chuyên môn, quản lý và thiếu các điều
kiện làm việc cần thiết, 100% nông dân tham gia nhóm đều cho rằng thiếu sự vào
cuộc thực sự của các tổ chức chính trị, xã hội ở nông thôn.
- Về triển khai biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ở làng nghề: Do không
quản lý và định hướng tốt công nghệ nên đa số hộ nông dân chuyển đổi công nghệ
theo hướng tăng năng suất nên phát sinh chất thải cao, khả năng thu gom và tận dụng
chất thải kém hơn. Ở tất cả 6 làng nghề điều tra đều không có hệ thống thu gom nước
thải riêng, không có hồ chứa nước thải để xử lý trước khi thải ra môi trường. Cả 6 xã
điều tra đều cho rằng địa phương còn rất lúng túng công tác quản lý và xử lý môi
trường ở các làng nghề CBNS.
17
Bảng 3.7. Hạn chế và bất cập về đánh giá, quản lý thiệt hại kinh tế
trong các văn bản quản lý có liên quan đến làng nghề CBNS
TT Tên văn bản Hạn chế và bất cập
1. Luật
Luật Bảo vệ môi trường 2005 Thiếu các quy định về phạm vi không gian, thời
gian, đối tượng trong xác định thiệt hại kinh tế
2. Nghị định
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày
29/11/2007 về phí BVMT đối với
chất thải rắn
Thiếu quy định cụ thể về cơ quan thu phí BVMT,
chưa có quy định phân loại chất thải rắn; chưa phù
hợp về cơ sở thu phí BVMT;
Nghị định số 117/2009/ NĐ-CP ngày
31/12/2009 về xử phạt vi phạm
BVMT
Mức phạt cao so với năng lực tài chính nông dân
làng nghề, vượt quá thẩm quyền của cấp cơ sở;
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày
08/01/2007 về sửa đổi Nghị định số
67/2003/NĐ-CP đối với phí bảo vệ
môi trường nước thải
Mức thu phí thấp không đảm bảo được chi phí tối
thiểu cho xử lý, thiếu cơ chế chia sẻ trách nhiệm
môi trường
Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày
3/12/2010 về quy định thiệt hại môi
trường
Thiếu các quy định đặc thù cho làng nghề, thiếu các
quy định về bằng chứng, thu thập số liệu để đánh
giá thiệt hại môi trường
3. Các văn bản của địa phương có liên quan
Bắc Ninh Đã ban hành nhiều văn bản liên quan nhưng thiếu
các giải pháp khả thi, tiến độ thực hiện rất chậm,
thiếu ràng buộc pháp lý, thực hiện thiếu triệt để và
giải pháp phù hợp
Hà Nội Ban hành nhiều văn bản liên quan, thiếu các quy
định đặc thù cho làng nghề, thiếu chế độ hỗ trợ phù
hợp cho quản lý, thiếu quyết liệt và còn chồng chéo
Nam Định Có ban hành các quy định nhưng thiếu giải pháp và
lộ trình thực hiện, hạn chế các quy định về quy
hoạch
Ninh Bình Chủ yếu dựa vào các quy định của nhà nước, thiếu
các quy định riêng đối với đặc thù làng nghề
- Về triển khai các biện pháp giáo dục, thuyết phục người dân và các tổ chức
kinh tế trong quản lý môi trường làng nghề CBNS: Kết quả đánh giá PRA cho thấy
công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên, thường lồng ghép
với các chương trình khác. Có 6/6 xã có làng nghề được điều tra cho rằng nhận thức của
người dân đã được nâng cao nhưng ý thức của người dân về công tác BVMT chậm
chuyển biến và cần tiếp tục các tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền (Bảng 3.8).
18
Bảng 3.8. Kiến nghị của nông dân về giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế ở làng nghề
TT Chỉ tiêu
Tỷ lệ kiến nghị/tổng số hộ điều tra tại các làng
nghề được điều tra (%)
Bắc
Ninh
Hà Nội
Nam
Định
Ninh
Bình
Trung
bình
1. Cải tiến mô hình thu gom và triển
khai công nghệ xử lý chất thải
11,34 19,14 17,07 17,59 16,29
2. Đổi mới công tác quản lý môi
trường, đặc biệt là cơ sở hạ tầng
dùng chung
12,37 12,76 13,82 23,15 15,53
3. Quy hoạch lại vùng sản xuất để phát
triển bền vững làng nghề
8,24 11,70 20,32 13,89 13,52
4. Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục cộng đồng
65,97 59,57 34,14 28,70 47,09
- Thực trạng áp dụng các chế tài quản lý và xử phạt những hành vi gây thiệt
hại kinh tế xã hội ở làng nghề CBNS: Cả nông dân và cán bộ địa phương tại 6/6 làng
nghề điều tra đều cho rằng khó thực hiện và thiếu tính thực tiễn khi vận dụng các quy
định về xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý môi trường. Theo đánh giá của cán
bộ địa phương, Chủ tịch UBND và Trưởng công an xã chỉ có quyền xử phạt các hành
vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường dưới 2 triệu đồng nhưng theo quy định hiện hành
thì đa số các hành vi vi phạm đều có mức xử phạt lớn hơn. Cả 6/6 cán bộ phụ trách
môi trường các xã điều tra đều cho rằng khó thực thi các chế tài xử lý vì thiếu chỉ đạo
kịp thời, hạn chế về thẩm quyền và thiếu cơ sở xác định. Ngoài ra, chủ trương về di
rởi và xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cao ra khỏi khu dân cư cũng
thiếu các chế tài phù hợp và cơ chế giám sát cần thiết trong thực hiện nên chưa một
làng nghề nào điều tra thưc hiện được việc di rời.
Chương 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI KINH TẾ
TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
4.1. Quan điểm và định hướng giải pháp
Các quan điểm chính cần tập trung là cần coi trọng tính lịch sử và vai trò quan
trọng của làn nghề; gắn kết quản lý sản xuất và môi trường; không hy sinh lợi ích lâu
dài bền vững cho lợi ích kinh tế trước mắt; đảm bảo tính thống nhất và nhất quán
trong quản lý môi trường; chú trọng đến tính đặc thù của hoạt động sản xuất làng
19
nghề CBNS về quy mô, chủ thể sản xuất, sản phẩm, dạng và khối lượng chất thải; các
giải pháp quản lý phải hướng tới giải quyết nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế, không
gây xáo trộn lớn hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề.
Dựa trên các quan điểm trên, định hướng các giải pháp tập trung giải pháp
quản lý, giám sát chất lượng môi trường nhằm giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra
thiệt hại kinh tế; có các giải pháp tổng thể cho cả làng nghề và làng bị tác động bởi
làng nghề; tái sử dụng chất thải để giảm ô nhiễm và phát triển kinh tế chất thải; lấy
phòng ngừa, giảm nhẹ để quản lý; bám sát các mục tiêu phát triển, định hướng ưu
tiên để giảm thiểu các xáo trộn về phát triển làng nghề.
4.2. Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế ở làng nghề
4.2.1. Giải pháp kiểm soát chất thải phát sinh ở làng nghề CBNS
a)Đối với các Bộ, Ngành
Cần phân công rõ cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát
chất thải phát sinh ở các làng nghề CBNS cho Bộ Nông nghiệp và PTNT; đầu tư phát
triển các mô hình thu gom, quản lý chất thải phù hợp; phát triển và chọn lọc các
công nghệ sản xuất sạch hơn, phát thải thấp; tăng cường kiểm soát công nghệ; thử
nghiệm và hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ sinh thái, công nghệ sinh học, hóa lý, tổng
hợp để xử lý chất thải làng nghề CBNS.
b) Đối với các địa phương
Tăng cường hoạt động quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường; ứng dụng
các công nghệ tổng hợp xử lý ô nhiễm môi trường; sử dụng các chế phẩm vi sinh có
hoạt tính cao để tái sử dụng chất thải rắn sản xuất phân bón và thức ăn chăn nuôi; tổ
chức lại hệ thống thu gom nước thải, chất thải rắn từ làng nghề CBNS có phân loại tại
nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng sản xuất các sản phẩm có lợi; ban hành các quy
định đặc thù với địa phương nhưng không trái các quy định của nhà nước; giám sát
chặt chẽ các hoạt động sản xuất và quản lý chất thải, ưu tiên cho các làng nghề có ô
nhiễm cao.
c) Đối với nông dân làm nghề
Cần tiến hành quản lý và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, chấp hành các quy
định về quản lý chất thải; tiến hành thu gom, xử lý sơ bộ chất thải rắn, nước thải theo
quy định của địa phương; phân loại và đổ chất thải đúng nơi quy định; giám sát cộng
đồng; phát hiện kịp thời và đấu tranh với các hoạt động xả thải không đúng quy trình
và quy định hiện hành.
20
d)Đối với các hộ bị tác động
Tổ chức giám sát cộng đồng về môi trường để phát hiện, ngăn chặn và ứng phó
kịp thời với nguy cơ ảnh hưởng của nước thải đến cây trồng và thủy sản; phát hiện và
báo cáo với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm trong quản lý chất thải và môi
trường từ làng nghề.
4.2.2. Giải pháp kiểm soát thiệt hại kinh tế liên quan đến làng nghề CBNS
a) Đối với các Bộ, Ngành
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện bộ phương pháp đánh giá; thử nghiệm các mô
hình thực nghiệm và dự báo vể thiệt hại do tác động của chất thải phát sinh, trong
đó chú trọng đến các thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước và chất thải rắn; tạo
hành lang pháp lý để thực thi cơ chế chia sẻ lợi ích kinh tế và trách nhiệm bảo vệ môi
trường giữa hộ làm nghề và hộ bị ảnh hưởng bởi làng nghề.
b) Đối với các địa phương
Tổ chức giám sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; thu thập thông tin, bằng
chứng và hình thành cơ sở dữ liệu; hỗ trợ pháp lý cho các cá nhân, tập thể bị ảnh
hưởng; triển khai các hình thức thu phí, lệ phí BVMT, tiến tới đánh thuế môi trường
đối với các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở làng nghề; đẩy
mạnh các hình thức xử phạt hành vi vi phạm trong quản lý môi trường làng nghề.
c) Đối với nông dân làm nghề
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong giải quyết các tranh chấp lợi ích
kinh tế, tài nguyên và môi trường, các mâu thuẫn xã hội do chất thải phát sinh ở làng
nghề CBNS vùng ĐBSH.
d) Đối với hộ bị tác động bởi làng nghề
Tìm kiếm các hỗ trợ pháp lý và chủ động thu thập bằng chứng, thông tin liên
quan đến mức độ tổn hại kinh tế; đề xuất cơ chế hỗ trợ hợp lý từ bên gây thiệt hại kinh tế
thông qua các hình thức linh hoạt để vừa đảm bảo lợi ích kinh tế nhưng vẫn giữ gìn được
văn hóa nông thôn và tính làng nghĩa xóm.
4.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
a) Đối với các Bộ, Ngành
Cần phân cấp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thống nhất xây dựng thông tư liên
tịch hướng dẫn về quản lý làng nghề vùng nông thôn; rà soát điều chỉnh một số quy
định về định mức thu phí bảo vệ môi trường; các quy định về phân loại chất thải; xác
định rõ nguồn và đổi mới cơ chế tài chính cho việc di dời và quản lý sau di dời; hình
21
thành và triển khai các chương trình khoa học công nghệ đặc thù để giải quyết vấn đề
chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS vùng ĐBSH.
b) Đối với các địa phương
Cần tiếp tục thực hiện các định hướng chính sách cho phát triển làng nghề như
công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý; tiếp tục mở rộng phạm vi, đối tượng cam kết bảo
vệ môi trường ở làng nghề CBNS; ưu tiên nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường địa
phương cho xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; cơ chế linh hoạt và xã hội hóa đầu
tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng môi trường ở làng nghề; đẩy mạnh các hỗ trợ
về cơ chế chính sách đất đai; chính sách đãi ngộ cho đội ngũ càn bộ làm công tác
quản lý môi trường ở các xã có làng nghề.
4.2.4. Giải pháp về tổ chức quản lý
a) Đối với các Bộ, Ngành
Tạo hành lang pháp lý cho hình thành hệ thống hoặc gắn kết hệ thống quản lý
sản xuất và môi trường làng nghề CBNS với các hệ thống quan trắc, khuyến nông,
khuyến công, chương trình nông thôn mới để tăng tính hiệu quả quản lý; tăng cường
các hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường làng nghề.
b) Đối với các địa phương
- Đối với các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện: giao rõ nhiệm vụ cho cơ quan
đơn vị chuyên trách về quản lý môi trường làng nghề nên là Phòng Nông nghiệp và
PTNT; cần phân tách rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ quan thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về môi trường làng nghề; phân cấp chức năng quản lý trên cơ
sở nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi cho chính quyền cấp cơ sở; tăng
cường giám sát cấp cơ sở trong kiểm soát ô nhiễm môi trường ở làng nghề.
- Đối với cấp xã: Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý môi trường và thiệt hại
kinh tế xã hội ở làng nghề, coi trọng mục tiêu BVMT khi phê duyệt mục tiêu phát
triển làng nghề CBNS.
- Đối với cấp cộng đồng: bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tăng cường vai
trò của các tổ chức chính trị xã hội nông thôn; hình thành các hội, nhóm hành động
liên quan đến quản lý môi trường ở làng nghề CBNS.
4.3.5. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức
a) Đối với các Bộ, Ngành
Cần xây dựng các chương trình khung tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận
thức; đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa, mở rộng các
phương tiện truyền thông thông qua các chương trình hành động chung và các
22
chương trình chuyên đề về môi trưởng ở làng nghề
b) Đối với cơ quan quản lý của địa phương
Vận dụng hiệu quả các hoạt động thông tin truyên truyền về bảo vệ môi trường
làng nghề; đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua các câu lạc bộ, các nhóm hộ để
nâng cao hiệu quả truyền thông về BVMT ở làng nghề CBNS.
c) Đối với các hộ làm nghề
Tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình truyền thông; chia sẻ một phần
kinh phí cho các khóa tập huấn, các hoạt động tuyên truyền có liên quan, tăng cường
hoạt động vận động cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường ở làng nghề
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Cơ sở khoa học và quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế là tương đối rõ
ràng và được nhiều nghiên cứu trên thế giới vận dụng. Phương pháp đánh giá thiệt
hại kinh tế được phân thành 3 nhóm chủ yếu là nhóm phương pháp thông dụng (dựa
trên khả năng định giá thị trường và những tổn thất hiện hữu); nhóm phương pháp lựa
chọn (dựa trên thị trường thay thế và tổn thất bất thường); và nhóm phương pháp có
tiềm năng (dựa vào giá trị hưởng thụ và mô hình kinh tế). Đối với làng nghề CBNS,
đánh giá thiệt hại kinh tế được xác định dựa trên khả năng định giá thị trường bao
gồm 5 phưng pháp đánh giá chính là (1) thiệt hại kinh tế suy giảm sản lượng nông
nghiệp và thủy sản; (2) thiệt hại kinh tế do thay thế, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng
và xử lý chất thải; (3) thiệt hại kinh tế suy giảm sức khỏe cộng đồng; (4) thiệt hại
kinh tế do ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi trường; và (5) thiệt hại
kinh tế do thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải quyết chất thải phát sinh. Các
phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội khác không có khả năng định giá thị
trường cần tiếp tục được hoàn thiện trước khi vận dụng đối với làng nghề CBNS
vùng ĐBSH.
2) Hoạt động làng nghề CBNS phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đặc biệt là các chi tiêu TSS vượt quy chuẩn 7,22 lần, cao hơn
khu vực thuần nông 4,92 lần, coliform trong nước thải vượt quy chuẩn 22 lần; cao
hơn làng thuần nông 8,01 lần. Sự gia tăng các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường đã đã gây
thiệt hại lớn về kinh tế cho nông dân, cụ thể:
- Hoạt động sản xuất CBNS ở các làng nghề nghiên cứu đã gây thiệt hại kinh tế
từ 2,9 đến 5,4 tỷ đồng/làng nghề/năm, hoạt động chế biến tinh bột sắn, miến dong và
23
bún khô xuất khẩu gây thiệt hại kinh tế cao hơn so với các làng nghề CBNS khác;
- Thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe cộng đồng chiếm tỷ lệ cao từ 37,03%
đến 67,6% phụ thuộc vào mức độ phát sinh chất thải, các làng nghề sử dụng nhiều
nguyên liệu thô, nhiều nước và than như nấu rượu, chế biến miến dong, tinh bột sắn
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng ở nông thôn;
- Nước thải phát sinh từ làng nghề không được kiểm soát và sử dụng hợp lý đã
gây thiệt hại kinh tế cho trồng trọt và thủy sản từ 9,77% đến 29,82% tổng giá trị thiệt
hại kinh tế; thiệt hại kinh tế do xử lý nước thải, chất thải rắn chưa tính toán được đẩy
đủ do chưa có các hoạt động thu gom, xử lý nước thải ở các làng nghề.
- Ngoài gây thiệt hại cho các hộ làm nghề, hoạt động làng nghề CBNS còn gây
thiệt hại kinh tế lớn cho cộng đồng ở các khu vực bị tác động đặc biệt là các làng
nghề phát sinh nhiều nước thải;
3) Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hiện trạng triển khai các biện pháp quản lý
làng nghề CBNS vẫn còn có những bất cập, vướng mắc chủ yếu là (i) chưa có tính
thống nhất cao về phân cấp quản lý nhà nước về môi trường làng nghề; (ii) thiếu cả
về chính sách và cơ chế hỗ trợ cho công tác quản lý, ngăn ngừa suy thoái ô nhiễm
môi trường ở làng nghề; (iii) thiếu các văn bản hướng dẫn, văn bản kỹ thuật đặc thù
cho làng nghề; (iv) hệ thống tổ chức quản lý môi trường và thiệt hại kinh tế cấp vi mô
rất hạn chế về năng lực và tổ chức thực hiện; (v) thiếu và lạc hậu về cơ sở vật chất
môi trường ở làng nghề CBNS; (vi) hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền và
giáo dục cộng đồng trong quản lý môi trường ở làng nghề chưa cao; (vii) thiếu sự
phân cấp phù hợp và hạn chế về giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý
môi trường ở làng nghề.
4) Các nhóm giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế ở làng nghề dựa trên quan
điểm giải quyết nguyên nhân gây thiệt hại và tập trung vào kiểm soát chất thải phát
sinh; kiểm soát nguy cơ gia tăng mức độ thiệt hại kinh tế; tăng cường các cơ sở chính
sách phù hợp với đặc thù làng nghề; đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, giáo
dục người dân về bảo vệ môi trường đối với làng nghề CBNS vùng ĐBSH.
2. Kiến nghị
1) Đối với Nhà nước
Cần ưu tiên kinh phí, giải pháp quản lý môi trường cho các làng nghề sử dụng
nhiều nguyên liệu thô, nhiều nước như chế biến tinh bột sắn, miến dong, bún và nấu
rượu, trong đó cần chú trọng đến mục tiêu phát triển, đổi mới cách tiếp cận xây dựng
chính sách để phù hợp với thực tiễn và đặc thfu ở làng nghề;
24
Tạo hành lang pháp lý về đất đai, tài chính cho các địa phương trong thực hiện
đồng bộ các giải pháp quản lý môi trường ở làng nghề CBNS để giảm thiểu thiệt hại
kinh tế do chất thải phát sinh;
Tăng cường vai trò giám sát, kiểm soát chất thải, ô nhiễm môi trường và thiệt
hại kinh tế để nâng cao trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích ở làng nghề CBNS.
2) Đối với các cơ quan quản lý địa phương
Cần tranh thủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước về chủ trương, tài chính, quản
lý để ưu tiên kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề CBNS, đặc biệt là đối
với các làng nghề CBNS có mức độ ô nhiễm cao như chế biến bún ướt, tinh bột sắn,
miến dong;
Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, đào tạo tập huấn chuyên đề về làng
nghề, xây dựng và triển khai nhóm giải pháp đồng bộ về thể chế, kinh tế và xã hội để
quản lý làng nghề theo hướng phát triển bền vững và giảm thiểu thiệt hại kinh tế;
Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường và
xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề CBNS.
3) Đối với chính quyền, tổ chức chính trị cấp cơ sở
Quán triệt tư tưởng, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý cơ sở, chủ động tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở làng nghề CBNS, coi hoạt động bảo vệ môi
trường là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng định hướng, phương
châm hành động để xây dựng nông thôn mới ở làng nghề CBNS.
4) Đối với hộ nông dân
- Đối với nông dân làm nghề: tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi để chuyển đổi
công nghệ sản xuất có mức độ phát thải thấp hơn, sạch hơn; nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường; tăng cường các biện pháp ngăn ngừa giảm nhẹ ô nhiễm môi trường để
giảm thiệt hại kinh tế; thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng thông qua
các hành động bảo vệ môi trường, chia sẻ lợi ích kinh tế và trách nhiệm vì môi trường
sống chung; tăng cường các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý chất thải để biến
chất thải từ chế biến nông sản thành nguồn lợi kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và giảm thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh.
- Đối với nông dân bi bị tác động bởi làng nghề: cần nâng cao nhận thức và áp
dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ảnh hưởng, tác động của ô nhiễm
môi trường làng nghề CBNS; giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời các hành vi vi
phạm trong quản lý môi trường để ngăn chặn, giảm nhẹ tác động.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Văn Thể, Nguyễn Tuấn Sơn và Nguyễn Nghĩa Biên (2013). Đánh giá thiệt hại kinh
tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng
Đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội 11(8): 1223-1231.
2. Trần Văn Thể và Nguyễn Tuấn Sơn (2013). Thực trạng quản lý thiệt hại kinh tế xã hội do
chất thải phát sinh ở các làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Nông
nghiệp và PTNT. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 3/2013: 124-132.
3. Trần Văn Thể, Nguyễn Tuấn Sơn và Nguyễn Nghĩa Biên (2013). Giải pháp giảm thiểu
thiệt hại kinh tế tại làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, 11(426): 58-64.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktnn_ttla_tran_van_the_3068.pdf