Bổ sung các kiến thức, các thông tin mới liên quan đến hoạt động sản xuất lúa. Các khóa học có
thể được tổ chức định kỳ hàng tháng. Hội Nông dân hay Trung tâm khuyến nông là những tổ chức, cơ
quan có thể chịu trách nhiệm về các hoạt động này. Các thông tin về các phương thức canh tác mới ở
những địa phương khác, thông tin về thị trường trong và ngoài nước được cập nhật và biên soạn thành
những “giáo trình” hay “cẩm nang khoa học” sản xuất lúa được phát hàng tháng cho những đối tượng
tham gia các khóa học là phương thức để nông hộ nâng cao kiến thức của mình một cách hiệu quả. Ngoài
ra, việc biên soạn các tài liệu này cần được minh họa bằng nhiều hình ảnh sinh động hơn là văn bản đơn
thuần, điều này cũng sẽ là một trong những yếu tố kích thích sự tìm tòi, học hỏi của nông hộ
24 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ khác.
3.1.2. Các khái niệm trong phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng quan điểm luận chứng hoặc tổng quát về lý thuyết hệ thống, ứng dụng
mô hình đầu vào - tiến trình - đầu ra (input – process – output) theo quan điểm hệ thống của Guerrero’s
(1974) và mô hình của Beghin (Aima, 1996 và Culhi, 1998) nhằm mục đích phân tích và xem xét các
khía cạnh từ học thuyết kinh tế.
Đầu vào được đưa vào hệ thống để hoạt động trong mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
trong trạng thái được gọi là quá trình tạo ra kết quả gọi là đầu ra của hệ thống. Ba yếu tố này được gọi là:
đầu vào, quá trình tác động và đầu ra là rất cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống (Hình 3.1).
6
ĐẦU VÀO TIỀN TRÌNH ĐẦU RA HIỆU QUẢ/
TÁC ĐỘNG
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu theo lý thuyết hệ thống canh tác lúa
3.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA
3.2.1. Các khái niêm trong phạm vi nghiên cứu
Mô hình canh tác: liên quan đến hoạt động của nông hộ trên phần đất của gia đình thông qua việc
quản lý nhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế đối với cây trồng, vật nuôi. Trong Luận án từ “mô hình canh
tác” tập trung vào các mô hình hình canh tác lúa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình truyền
thống của nông hộ,...
Ứng dụng khoa học kỹ thuật: ứng dụng gói kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật là sử dụng các
mô hình tiến bộ kỹ thuật, hay bao gồm ứng dụng trên 2/3 gói kỹ thuật, trong đó việc công nhận nông hộ
trồng lúa nếu có sử dụng giống mới, nhưng phải là giống xác nhận theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam thì mới được xem là có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Không ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (truyền thống): nông hộ trồng lúa theo truyền
thống là những nông hộ không ứng dụng bất cứ một mô hình nào trong các mô hình được quy định, hay
chỉ áp dụng một phần- dưới 1/3 gói kỹ thuật mới, kể cả việc sử dụng giống mới chỉ đổi,hoặc mua của
nông hộ khác về phục vụ gieo sạ cũng không được xem là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
3.2.2. Một số mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa
* Sử dụng giống lúa cấp xác nhận
Giống lúa cấp xác nhận được sản xuất tuân thủ theo qui trình sản xuất hạt lúa giống do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho từng cấp giống (theo tiêu chuẩn 10 TCN 395 – 2006, qui
trình sản xuất giống lúa.
* Sạ hàng (drum seeding/row seeding). Sạ lúa theo hàng bằng máy kéo tay hay các loại máy cơ
giới khác, tiết kiệm lượng giống gieo, cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe hơn, giảm công tỉa dặm so với
các phương pháp gieo sạ truyền thống.
Yếu tố kỹ thuật:
- Giông lúa - Lượng giống
- Thuốc nông dược
- Quản lý nước - Phân bón
- Kỹ thuật canh tác
Yếu tố lý hoá-sinh:
- Diện tích đất - Cao trình đất
- Cấu trúc đất - pH đất
Yếu tố đặc điểm nông hộ:
- Tuổi - Trình độ học vấn
- Số nhân khẩu - Chủ quyền đất
- Kinh nghiệm sản xuất
- Thành viên các tổ chức
- Kinh nghiệm từ lới tập huấn
Yếu tố kinh tế:
- Tín dụng - Thị trường
- Nguồn lực đầu tư (lao động,
vốn,)
Thực hành canh
tác:
Các mô hình
canh tác
(truyền thống,
mô hình ứng
dụng tiến bộ
KHKT)
Thể chế, chính
sách
Chính sách
Quyết định
chiến lược
Các nguồn
thông tin
Sản
lượng
lúa
Lợi
tức
lúa
Thu nhập
nông hộ:
Từ sản
xuất lúa,
Tác động:
Tác động
kinh tế -
xã hội
Tác động
môi
trường
7
* Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Intergrated Pest Management): Một hệ thống điều khiển
dịch hại bằng cách sử dụng hài hoà những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ
sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
* Mô hình 3 giảm 3 tăng (3 reductions 3 grains) . Ba giảm trong sản xuất lúa tức là phải: Giảm
lượng giống gieo sạ; Giảm phân đạm (bón phân cân đối) và Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (chỉ sử
dụng khi cần thiết theo qui trình hướng dẫn). Ba tăng tức là: tăng năng suất lúa; tăng chất lượng lúa gạo;
tăng hiệu quả kinh tế.
* Mô hình 1 phải 5 giảm (1 must 5 reductions. Một phải là phải dùng giống tốt, giống xác nhận.
năm giảm gồm: Giảm lượng giống gieo sạ - Giảm phân đạm – Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật –
Giảm lượng nước tưới – Giảm thất thoát trong thu hoạch, chế biến và bảo quản.
3.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Tiếp cận về nội dung nghiên cứu
Để đánh giá các tác động của tiến bộ kỹ thuật đến sản xuất lúa của nông hộ, trong phạm vi nghiên
cứu của Luận án này, tác giả cũng tiếp cận theo hướng đánh giá sự tác động của tiến bộ kỹ thuật theo
hướng kinh tế, thông qua đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.
3.3.2. Tiếp cận về phương pháp nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất được tác giả tiếp cận theo phương pháp
đánh giá Có và Không (With and Without). Điều này có nghĩa rằng, hai nhóm nông hộ sản xuất lúa
(nhóm có ƯDTBKT và nhóm không ƯDTBKT tại một thời điểm nghiên cứu) sẽ được chọn để so sánh,
đối chiếu các yếu tố khác biệt trong sản xuất (quy mô sản xuất, phương thức sản xuất, chi phí sản xuất,
doanh thu, năng suất, lợi nhuận,).
3.4. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trên, các nguồn thông tin thu thập, các bước nghiên cứu và phân tích
được tiến hành theo sơ đồ tiến trình nghiên cứu (Hình 3.2).
Hình 3.2: Tiến trình nghiên cứu
Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp
Phân tích thực trạng
ƯDTBKT
Phân tích yếu tố ảnh
hưởng ƯDTBKT
Đánh giá hiệu quả
ƯDTBKT
Cơ sở đề xuất giải pháp
Thu thập số liệu
Giải pháp triển khai
ƯDBKT
Giải pháp nâng cao hiệu quả
ƯDTBKT
Phân tích số liệu
(phương pháp thống kê mô tả, mô hình Binary Logit, phân tích nhân tố, phân tích màng bao
dữ liệu và mô hình Tobit)
8
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn thông tin, báo cáo của các Sở/Ban ngành liên
quan tại các tỉnh/thành vùng ĐBSCL; các Viện/trường; các Trung tâm; các Luận án/ dự án nghiên cứu,
tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ƯDTBKT vào sản xuất lúa; các thông tin từ các website có liên
quan đến nội dung nghiên cứu;
Số liệu sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất lúa bởi các điều tra
viên. Trước khi thu thập số liệu thực sự, phiếu điều tra được tiến hành điều tra thử tại các điểm nghiên
cứu mẫu để hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Số liệu điều tra khảo sát trên nông hộ thuộc các
nhóm nông dân sản xuất lúa tương ứng với các hệ thống canh tác: (1) mô hình canh tác lúa theo truyền
thống và (2) mô hình canh tác lúa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, các thông tin từ các nhận định,
đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế được thu thập thông qua
phỏng vấn bán cấu trúc.
Bảng 3.2: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu
Vùng sinh thái Tỉnh Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Đồng Tháp Mười Đồng Tháp 247 19,97
An Giang 250 20,21
Tứ Giác Long Xuyên
Kiên Giang 250 20,21
Hậu Giang 240 19,40
Bán đảo Cà Mau
Sóc Trăng 250 20,21
Tổng cộng 1.237 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013 - 2014
3.5.2. Phương pháp phân tích
3.5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, số trung bình, kết hợp với sử dụng các
biểu đồ minh họa được sử dụng để đánh giá thực trạng ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở các
vùng nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long
3.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế/tài chính
- Phân tích lợi nhuận
π = TR - TC
Trong đó : TR = Sản lượng x đơn giá
TC = Phí vật tư + lao động
- Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP)
TNR/CP= Tổng TNR/Tổng CP
Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập ròng được bao nhiêu đồng.
- Lợi nhuận trên chi phí LN/CP
LN/CP=Tổng LN/Tổng CP
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
9
- Lợi nhuận ròng trên lao động (LĐR/LĐ)
LNR/LĐ= Tổng LĐR/ Tổng LĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động (gia đình và lao động thuê) bỏ ra tạo được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công.
- Thu nhập trên đồng vốn bỏ ra: BCR
BCR = Thu (đồng)/ chi phí (đồng)
Chỉ tiêu này cho ta thấy với 1 đồng chi phí ta bỏ ra sẽ mang lại thu nhập bao nhiêu đồng.
- Thu nhập trên lao động (TN/LĐ)
TN/LĐ= Tổng TN/ Tổng LĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
3.5.2.3. Mô hình hồi quy Binary Logit
Mô hình thực nghiệm
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã được lược khảo, trong nghiên cứu
này, mô hình Binary Logit được xây dựng như sau:
log e [ )0(
)1(
YP
YP ] = Bo + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7
Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện ƯDTBKT của nông hộ vào sản xuất lúa và được đo lường bằng
hai giá trị 1 và 0 (1 là nông hộ sản xuất lúa có ứng dụng ít nhất một mô hình tiến bộ kỹ thuật, 0 là nông
hộ không ƯDTBKT hay gọi là nông hộ sản xuất lúa theo phương thức truyền thống). Các biến X1, X2, X3,
X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập có ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
3.5.2.4. Mô hình phân tích nhân tố khám phá (Factor Analysis)
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố (Factor Analysis) để nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL . Mô
hình phân tích nhân tố có dạng:
Fi = V1X1 + V2X2 + V3X3 + V4X4 + V5X5 + V6X6 + V7X7 + V8X8 + V9X9 + V10X10 + V11X11 +
V12X12 + V13X13 + V14X14 + V15X15
Fi : Ước lượng nhân tố thứ i
Vi : Trọng số hay hệ số nhân tố (V1: Diện tích đất sản xuất, V2 : Nguồn lao động, V3 : Khả năng tài
chính, V4 : Trình độ học vấn, V5 : Tăng năng suất, V6 : Tăng lợi nhuận, V7 : Tiết kiệm lao động, V8 : Giảm chi
phí, V9 : Nâng cao chất lượng, V10 : Yêu cầu của thị trường, V11 : Hưởng ứng phong trào, V12 : Hỗ trợ của địa
phương, V13 : Giảm ô nhiễm môi trường, V14 : Thông tin TBKT, V15 : An toàn lao động).
3.5.2.5. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu Data Envelopment Analysis –DEA
Vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau:
Min,xi* wi’xi*,
i
kyy
jxx
i
N
i
kikii
N
i
jijii
,0
,0
,0
1
1
*
10
Subject to:
*Ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo qui mô không đổi(TE):
Hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa thứ i được ước lượng theo mô hình sau:
TEi = min λiθi
Ràng buộc: -Yi + Yλ ≥ 0
θiXi - Xλ ≥ 0
λ ≥ 0
Trong đó: X và Y: lần lượt là vector đầu vào và vector đầu ra;
θi: là hiệu quả kỹ thuật của hộ thứ i theo quy mô cố định;
λ (nx1): được xác định bởi mối quan hệ tuyến tính giữa các hộ sản xuất lúa cùng nhóm với hộ
thứ i;
Với 0 ≤ θi ≤ 1: nếu θi=1 thì hộ đang sản xuất trên đường biên hiệu quả, do đó hộ sẽ đạt hiệu
quả kỹ thuật. Ngược lại, nếu θi<1 thì hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật;
*Ước lượng hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo qui mô và hiệu quả quy mô(SE):
TEi = min λiθi
Ràng buộc: -Yi + Yλ ≥ 0
θiXi - Xλ ≥ 0
N1’ λ =1
λ ≥ 0
TEcrs
Ước lượng: SE =
TEvrs
Việc ước lượng TEcrs, TEvrs và SE có thể được thực hiện bởi nhiều chương trình máy tính khác
nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện tác giả sử dụng chương trình DEAP phiên bản 2.1 cho việc ước lượng các
loại hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ ở ở ĐBSCL .
Bảng 3.5: Các biến sử dụng trong mô hình DEA
Biến số Đơn vị tính Trung bình Nhỏ
nhất
Lớn nhất Độ lệch
chuẩn
Sản lượng Kg/1.000m2) 774,69 461,54 1350,00 102,66
Đầu vào sản xuất
Lượng giống (Kg/1.000m2) 17,00 10,00 30,00 3,35
Phân URE (Kg/1.000m2) 16,83 5,00 58,00 4,69
Phân DAP (Kg/1.000m2) 12,83 0,00 50,00 5,41
Phân KALI (Kg/1.000m2) 7,99 0,00 50,00 4,55
Phân NPK (Kg/1.000m2) 7,12 0,00 70,00 9,06
Thuốc Cỏ (Lít/1.000m2) 61,12 23,00 181,50 26,85
Thuốc Sâu, bệnh, rầy (Lít/1.000m2) 239,13 97,92 600,00 76,57
Thuốc Dưỡng (Lít/1.000m2) 58,45 0,00 192,00 24,29
Nhiên liệu (Lít/1.000m2) 3,94 0,00 15,00 2,25
Lao động Ng. công/1.000m2 1,51 0,38 5,00 0,59
Máy móc Giờ/1.000m2 1,15 0,33 2,88 0,45
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2013-2014
Dữ liệu phục vụ cho ước lượng hiệu quả về kỹ thuật (technical efficiency - TE), hiệu quả phân phối
nguồn lực (allocative efficiency - AE), hiệu quả sử dụng chi phí (cost efficiency - CE) bằng phương pháp
i
Xx
Qq
i
ij
ik
,0
,0
,0
*
11
phân tích màng bao dữ liệu (data envelopment analysis - DEA). Để ước lượng TE, AE, CE và SE của hộ
sản xuất lúa đối với mô hình ứng dụng và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nghiên cứu sử dụng dữ liệu
điều tra từ 692 hộ sản xuất có ƯDTBKT và 545 hộ theo mô hình không ƯDTBKT ở ĐBSCL . Các biến
về sản lượng đầu ra, đầu vào và giá các yếu tố đầu vào sản xuất sử dụng trong mô hình phân tích màng
bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào (Input - Orientated DEA Models) để tính toán TE, AE, CE và SE
của hộ sản xuất lúa thông qua chương trình DEAP phiên bản 2.1 được trình bày trong bảng sau:
3.5.2.6. Mô hình hàm Tobit
a) Dạng hàm lý thuyết:
E = E* = 0 + iiii vzzz 882211
Ei = nếu E* 1
Ei = E* nếu E*<1
Trong đó, I là hộ sản xuất thứ I, zj là biến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, j là tham số hồi quy
được ước lượng, vi là sai số, Ei là hệ số hiệu quả sản xuất của hộ thứ I, E* là biến ngầm với E[E*/xi] =
xj .
b) Hàm thực nghiệm của mô hình Tobit đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa
của nông hộ vùng ĐBSCL
Trong luận án này, tác giả sử dụng 8 biến trong mô hình Tobit: ƯDTBKT (TBKT), tuổi (TUOI),
trình độ văn hóa (TĐVH), kinh nghiệm sản xuất (KNSX), tham gia hội đoàn thể (HĐT), tổng số lao
động của hộ (LĐGĐ), diện tích sản xuất lúa (DTSX), vùng 1 (V1) và vùng 2 (V2). Mô hình ước lượng
được xác định như sau:
HQSX = 1(TBKT) + 2(TĐVH) + 3(KNSX) + 4(HĐT) + 5(LĐGĐ)
+ 6(DTSX) + 7(V1) + 8(V2)
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG
HỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1.1. Đặc điểm nông hộ sản xuất lúa
Diện tích canh tác: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ có từ 17.400 - 32.000 m2.
Trong đó, vùng Đồng Tháp Mười mỗi hộ có trung bình 23.300 m2, vùng Tứ giác Long Xuyên trung bình là
32.000 m2 và vùng Bán đảo Cà Mau trung bình mỗi hộ sỡ hữu 17.400 m2. Trong đó, diện tích đất trung
bình mà nông hộ trong vùng nghiên cứu dùng để sản xuất lúa tương ứng là: Đồng Tháp Mười: 22.700 m2,
Tứ giác Long Xuyên là 31.900 m2 và Bán đảo Cà Mau là 15.500 m2.
Nguồn lao động: Trung bình mỗi hộ trong vùng nghiên cứu có tổng số nhân khẩu khoảng 5 người
thì đã có 2 người tham gia sản xuất lúa, các thành viên còn lại là những người sống phụ thuộc như người
cao tuổi, trẻ nhỏ còn đi học.
Kinh nghiệm sản xuất: Nông hộ có kinh nghiệm lâu năm, trung bình trên 20 năm tham gia canh
tác lúa. Đặc biệt, số năm kinh nghiêm cao nhất của hộ hộ có đến 64 năm và thấp nhất 1 năm (do mới gia
nhập ngành).
12
Bảng 4.1: Nguồn lực của nông hộ sản xuất lúa ở vùng nghiên cứu
Vùng sinh thái Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Đồng Tháp Mười
Tổng diện tích đất (10002/hộ) 2 160 23,3 21,80
Diện tích canh tác lúa (10002/hộ) 2 160 22,7 21,26
Thành viên gia đình (Người/hộ) 2 11 4,7 1,42
Lao động trực tiếp SX lúa (Người/hộ) 1 9 2,1 1,23
Kinh nghiệm sản xuất lúa (Năm) 3 54 25,1 9,69
Trình độ học vấn (lớp) 0 16 6,5 3,29
Tứ Giác Long Xuyên
Tổng diện tích đất (10002/hộ) 1,1 350 32,0 33,28
Diện tích canh tác lúa(10002/hộ) 1 350 31,9 32,91
Thành viên gia đình (Người/hộ) 1 9 4,5 1,22
Lao động trực tiếp SX lúa (Người/hộ) 1 7 1,9 0,92
Kinh nghiệm sản xuất lúa (Năm) 1 64 20,4 10,49
Trình độ học vấn (lớp) 0 16 7,6 3,24
Bán Đảo Cà Mau
Tổng diện tích đất (10002/hộ) 3 117 17,04 11,96
Diện tích canh tác lúa(10002/hộ) 3 117 15,50 11,82
Thành viên gia đình (Người/hộ) 2 10 4,65 1,37
Lao động trực tiếp SX lúa (Người/hộ) 1 10 2,26 1,27
Kinh nghiệm sản xuất lúa (Năm) 2 50 25,13 3,23
Trình độ học vấn (lớp) 0 16 6,74 9,76
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn trung bình của nông hộ tham gia sản xuất lúa tại các địa bàn
nghiên cứu từ lớp 6 đến lớp 7, thậm chí có nông hộ chưa từng tham gia học tập bất cứ trình độ nào.
4.1.2. Tình hình ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL
Kết quả thống kê số liệu khảo sát cho thấy rằng, số nông hộ sản xuất lúa trong vùng nghiên cứu
có ƯDTBKT chiếm 50,7% số nông hộ được khảo sát. Nhóm đối tượng này bao gồm những hộ sản xuất
lúa có ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa như: phương pháp sạ hàng, mô hình 3
giảm 3 tăng, IPM, 1 phải 5 giảm,
Bảng 4.2: Tình hình ứng dung tiến bộ kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa ĐBSCL
Có ƯDTBKT Không ƯDTBKT Tổng
Vùng sinh thái
Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%)
Đồng Tháp Mười 194 28,03 53 9,72 247 19,97
Tứ Giác Long Xuyên 182 26,30 318 58,35 500 40,42
Bán Đảo Cà Mau 316 45,66 174 31,93 490 39,61
Tổng 692 100,00 545 100,00 1.237 100,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
4.1.3. Mức độ ứng dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số nông hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đa số nông hộ chỉ ứng
dụng một mô hình tiến bộ kỹ thuật duy nhất trong hoạt động sản xuất lúa.
13
Bảng 4.3: Mức độ ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ
Tỷ lệ (%)
Mô hình TBKT
ĐTM TGLX BĐCM
Sạ hàng 3,0 20,9 46,0
3 giảm 3 tăng 16,0 13,2 13,1
IPM 17,4 9,9 4,90
1 phải 5 giảm 8,4 13,2 1,22
1 mô
hình
Khác 0,0 1,6 7,35
Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng 28,3 4,9 7,35
IPM - 3 giảm 3 tăng 1,5 3,3 1,63
IPM – sạ hàng 1,0 0,5 2,4
IPM – 1 phải 5 giảm 0,0 7,1 0,4
1 phải 5 giảm - 3 giảm 3 tăng 3,5 9,3 0,8
2 mô
hình
1 phải 5 giảm - Sạ hàng 1,5 0,0 0,4
IPM – Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng 3,0 0,0 3,3
IPM – Sạ hàng - 1 phải 5 giảm 0,0 0,0 0,0
Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm 13,4 2,2 0,0
3 mô
hình
IPM – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm 1,0 8,2 0,4
4 mô
hình IPM – Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm 2,0 2,8 1,2
5 mô
hình
IPM – Sạ hàng – 3 giảm 3 tăng – 1 phải 5 giảm –
Khác 0,0 1,1 0,0
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
4.1.4. Nguồn tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật
Kết quả khảo sát cho thấy, nông hộ trong vùng nghiên cứu tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật mới
trong sản xuất bằng nhiều hình thức đa dạng.
Bảng 4.4: Hình thức tiếp cận nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật của nông hộ
ĐTM TGLX BĐCM Vùng sinh thái
Nguồn thông tin
Tần số Tỷ lệ
(%)
Tần số Tỷ lệ
(%)
Tần số Tỷ lệ
(%)
Phương tiện thông tin đại chúng 94 48,45 163 89,56 69 21,84
Cán bộ khuyến nông 127 65,46 86 47,25 143 45,25
Nhân viên công ty thuốc BVTV 186 95,88 13 7,14 120 37,97
Người quen, hàng xóm 84 43,30 75 41,21 5 1,58
Cán bộ hội nông dân 26 13,40 64 35,16 12 3,80
Cán bộ các Trường/Viện 5 2,58 8 4,40 15 4,75
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
4.1.5. Tình hình tập huấn tiến bộ kỹ thuật
Trong tổng số nông hộ có ƯDTBKT được điều tra thì đa số nông hộ đã được tham gia các lớp tập
huấn kỹ thuật sản xuất lúa. Cụ thể, vùng Đồng Tháp Mười và Bán Đảo Cà Mau có hơn 90% nông hộ
ƯDTBKT có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, riêng vùng Tứ Giác Long Xuyên có khoảng
60,4% nông hộ có tham gia các lớp tập huấn.
14
Hình 4.1: Tình hình tham gia tập
huấn của nông hộ có ƯDTBKT
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác
giả 2013 - 2014
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA
NÔNG HỘ
4.2.1. Diễn giải một số loại chi phí sử dụng trong phân tích
Chi phí giống: là chi phí mua lúa giống để sản xuất.
Chi phí phân bón: đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí, loại phân
bón chủ yếu mà nông hộ thường sử dụng để bón cho lúa là Ure, DAP, NPK, Kali và một số ít hộ sử dụng
thêm một số loại phân khác.
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: trong quá trình canh tác thường xuất hiện các loại sâu rầy hại lúa
như sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu hoặc các loại bệnh như đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá
Chi phí nhiên liệu: các hộ phải bơm nước vào ruộng bằng máy bơm điện, dầu hoặc xăng.
Chi phí lao động: là chi phí lao động gia đình và cả thuê mướn lao động trong các công đoạn sản
xuất lúa,
Chi phí máy móc: Là chi phí dùng để thuê máy để cày xới, thu hoạch và vận chuyển lúa. Cơ giới
hóa nông nghiệp ngày càng cao nên chi phí này cũng tăng theo.
Chi phí thuê đất: đa số các hộ đều sản xuất bằng đất nhà, chỉ một số ít hộ thuê.
Chi phí khấu hao: là khoản tiền tương đương với giá trị hao mòn của loại máy móc mà nông hộ
đã mua phục vụ cho sản xuất.
4.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất giữa hộ có ƯDTBKT và không ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
Giá trị chi phí của các mùa vụ cũng cho thấy, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và
chi phí thuê máy móc chiếm lớn hơn các loại chi phí khác. Thực tế hiện nay, cơ giới hóa trong nông
nghiệp đã được ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất như làm đất, bơm tác, thu
hoạch, Vì vậy, mà chi phí máy móc cũng góp phần quan trọng hình thành nên cơ cấu chi phí. Song
song, với việc cơ giới hóa nông nghiệp, nông hộ sản xuất lúa vùng ĐBSCL giảm được chi phí thuê lao
động hơn so với những năm trước đây. Các loại chi phí còn lại như giống, nhiên liệu cũng góp phần quan
trọng vào cơ cấu chi phí.
Kết quả phân tích cho thấy, qua cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tổng chi phí sản xuất của những
nông hộ theo phương pháp truyền thống đều cao hơn so với những nông hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Khi ƯDTBKT nông hộ có thể tiết kiệm lượng chi phí đáng kể, đặc biệt là chi phí vật tư nông nghiệp
99,0
60,4
97,6
0
20
40
60
80
100
120
Đồng Tháp Mười Tứ Giác Long Xuyên Bán Đảo Cà Mau
(%)
15
(gồm: chi phí phân bón và chi phí thuốc trừ sâu, chi phí thuốc diệt cỏ), đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng
cao trong tổng chi phí.
Bảng 4.5: Hiệu quả sản xuất lúa của hộ có và không ƯDTBKT
Đơn vị tính: 1000 đồng/1.000m2
Đông Xuân Hè Thu
ƯDTBKT ƯDTBKT Khoản mục
Không Có Sig. Không Có Sig.
1. Tổng chi phí 2.054,20 1.937,60 0,000 2.049,90 1.937,40 0,000
2. Doanh thu 3.704,90 4.124,20 0,000 2.755,60 3.176,10 0,000
- Giá bán 4,98 4,90 0,120 4,63 4,84 0,065
- Năng suất (kg/1000m2) 717,97 818,33 0,000 594,63 657,35 0,000
3. Lợi nhuận 1.551,70 2.257,80 0,000 705,67 1.239,10 0,000
4. LN/CP 0,76 1,25 0,000 0,34 0,64 0,000
5. LN/DT 0,40 0,53 0,000 0,25 0,37 0,162
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 – 2014
Ghi chú: ***: Kết quả kiểm định sự khác biệt về trung nình giữa hai nhóm qua kiểm định T-test
4.2.3. Hiệu quả sản xuất lúa giữa các vùng sinh thái
Kết quả phân tích về hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ ở ba vùng sinh thái cho thấy, tổng chi phí
sản xuất của nông hộ ở vùng Bán đảo Cà Mau thấp hơn so với 2 vùng còn lại. Nhiều khoản mục chi phí
của vùng Bán đảo Cà Mau đều thấp hơn 2 vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên trừ chi phí lao
động, máy móc và chi phí nhiên liệu. Chi phí sản xuất ở vùng Đồng Tháp Mười là cao nhất nhất.
Bảng 4.6: Hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa theo vùng sinh thái
Đơn vị tính: 1000 đồng/1.000m2
Khoản mục ĐTM ĐTM BĐCM
Giá trị Sig.
của KĐ
Levene
Vụ Đông Xuân
1. Tổng chi phí 2.132,10 2.048,90 1.855,80 0,05
2. Doanh thu 3.947,90 3.857,60 3.782,70 0,00
3. Lợi nhuận 1.815,80 1.808,70 1.926,90 0,01
4. LN/CP 0,85 0,88 1,04 0,00
5. LN/DT 0,46 0,47 0,51 0,00
Vụ Hè Thu
1. Tổng chi phí 2.151,70 1.960,40 1.930,00 0,10
2. Doanh thu 3.344,90 2.826,90 2.973,80 0,00
3. Lợi nhuận 1.183,40 866,54 1.043,80 0,00
4. LN/CP 0,57 0,44 0,60 0,03
5. LN/DT 0,33 0,29 0,34 0,49
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 – 2014
16
4.2.4. Hiệu quả sản xuất theo mức độ ứng dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật
Kết quả phân tích cho thấy, khi nông hộ ứng dụng càng nhiều mô hình thì chi phí sản xuất có sự khác
biệt. Đặc biệt, khi nông hộ chỉ ứng dụng 1 mô hình sạ hàng hay IPM thì chi phí giảm hơn so với khi những hộ
canh tác theo phương pháp truyền thống. Điều này phần nào cho thấy, nông hộ chủ động ƯDTBKT và việc
kết hợp đã phát huy được hiệu quả cao. Các chỉ số phân tích về năng suất cho thấy giữa các mùa vụ Đông
Xuân, Hè Thu, nông hộ ứng dụng từ 1 đến 2 mô hình, đặc biệt là sạ hàng, IPM hay kết hợp sạ hàng và 3G3T
đạt năng suất lúa cao hơn khi áp dụng các hình thức kết hợp khác.
Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất lúa theo mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Đơn vị tính: 1000 đồng/1.000m2
Khoản mục Truyền thống 1 mô hình 2 mô hình 3 mô hình 4 mô hình
Vụ Đông Xuân
Tổng chi phí 2077,2(ab) 2007,3(b) 2106,09(ab) 2195,33(a) 2230,50(a)
Năng suất
(kg/1000m2) 754,8(c) 799,22(ab) 813,92(a) 772,16(bc) 786,20(bc)
Giá bán (1000/kg) 4,87(c) 4,92(bc) 5,06(ab) 5,10(a) 5,08(ab)
Doanh thu 3692,5(c) 3932,8(ab) 4113,60(a) 3917,38(bc) 4063,5(ab)
3. Lợi nhuận 1615,31(c) 1925,6(ab) 2007,51(a) 1722,06(b) 1833,1(bc)
4. LN/CP (lần) 0,82(b) 1,01(a) 1,01(a) 0,84(b) 0,89(b)
5. LN/DT (%) 42,05(c) 47,9(a) 47,66(ab) 43,17(b) 44,3(b)
Vụ Hè Thu
Tổng chi phí 2092,4(bc) 1987,2(c) 2072,3(bc) 2171,0,(a) 2241,6(a)
Năng suất
(kg/1000m2) 605,2(c) 633,2(ab) 639,7(a) 610,1(bc) 623,9(ab)
Giá bán(1000/kg) 4,81(b) 4,64(c) 4,67(c) 4,79(b) 5,2(a)
Doanh thu 2919,0(b) 3002,6(b) 3102,8(a) 3006,0(b) 3260,6(a)
3. Lợi nhuận 870,3(c) 1058,6(a) 1107,76(a) 902,2(b) 1019,1(b)
4. LN/CP (lần) 0,5(b) 0,6(a) 0,6(a) 0,5(b) 0,5(b)
5. LN/DT (%) 26,4(c) 33,4(ab) 35,7(a) 28,3(b) 29,6(b)
Vụ Thu Đông
Tổng chi phí 1442,1(c) 1609,6(bc) 1790,0(b) 1880,2(b) 2127,6(a)
Năng suất
(kg/1000m2) 660,0(b) 707,1(a) 656,8(c) 630,8(d) 620,5(e)
Giá bán (1000/kg) 4,75(c) 4,87(c) 5,08(b) 5,16(b) 5,27(a)
Doanh thu 3151,2(d) 3564,6(a) 3345,8(b) 3258,6(c) 3266,7(bc)
3. Lợi nhuận 1095,5(d) 1548,1(a) 1438,3(b) 1340,8(bc) 1139,1(cd)
4. LN/CP (lần) 0,6(c) 0,8(a) 0,8(a) 0,7(b) 0,6(c)
5. LN/DT (%) 56,0(a) 29,3(d) 40,2b) 38,9(c) 34,3(c)
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013- 2014
Ghi chú: Trong cùng một hang những số có cùng ký tự alphabet thể hiện kết quả kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%,
(Xem kết quả kiểm định phần phụ lục)
17
4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT
LÚA CỦA NÔNG HỘ
4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ƯDTBKT vào sản xuất lúa
Mô hình logit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT vào sản xuất lúa của
nông hộ. Kết quả phân tích mô hình được trình bày ở Bảng 4.8. Kết quả kiểm định (giá trị kiểm định
Prob>chi2 = 0,000) cho thấy mô hình thiết lập phù hợp, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mức độ dự báo
chính xác của mô hình là 62,0% nên có thể đánh giá rằng khả năng dự báo đúng của mô hình là tương đối
tốt. Ngoài ra, kiểm định đa cộng tuyến các biến độc lập được đưa vào mô hình đều có giá trị nhỏ hơn
0,8.
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình hồi qui Binary Logit
Nhân tố B Sig. Exp(B)
X1 Lao động gia đình 0,0937 0,078 1,098
X2 Trình độ học vấn của chủ hộ 0,0289 0,124 1,029
X3 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 0,0118 0,048 1,0119
X4 Tham gia hội đoàn thể -0,2635 0,030 0,768
X5 Diện tích sản xuất lúa -0,0002 0,925 0,999
X6 Hoạt động sản xuất khác 0,2103 0,081 1,234
X7 Cơ sở hạ tầng nông nghiệp 0,5199 0,000 1,681
Hằng số -4.565 0,000 -
Hệ số Sig. của mô hình 0,00
Log likelihood -806,29
Xác suất dự báo trúng (%) 62,0
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Lao động gia đình (X1) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và tác động thuận chiều với việc
ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ.
Biến kinh nghiệm sản xuất (X3) có mối quan hệ thuận chiều với ƯDTBKT của nông hộ và có ý
nghĩa thống kê ở mức 5%. Từ thực tiễn khảo sát đã cho thấy rằng, nông hộ có nhiều năm kinh nghiệm
canh tác lúa cũng là những nông hộ có số tuổi đã cao. Chính vì vậy, để tiết kiệm công lao động và chi
phí, nông hộ tìm đến các thành tựu tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng nhằm nâng cao năng suất, thu nhập và
lợi nhuận.
Biến Tham gia tổ chức xã hội (X4) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có tác động nghịch chiều với
ƯDTBKT của nông hộ. Điều này hàm ý rằng nông hộ nào có tham gia vào các tổ chức hội, đoàn thể ở
địa phương như: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, hợp tác xã, lại hạn chế ƯDTBKT trong sản xuất.
Trên thực tế, kết quả phân tích từ mô hình cho thấy công tác hội, đoàn thể liên quan đến phổ biến và triển
khai thông tin tiến bộ kỹ thuật tại các vùng nghiên cứu chưa đạt hiệu quả.
Biến hoạt động sản xuất khác (X6) với mức ý nghĩa thống kê 10% có tác động thuận chiều đến
ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ.
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp (X7) điều kiện cơ sở hạ tầng địa phương thuận lợi sẽ góp phần thúc
đẩy nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT – phân tích theo vùng sinh thái
Tùy vào điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng, từng địa phương sẽ có những thói quen, tập
quán canh tác khác nhau. Từ đó, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ƯDTBKT cũng có sự khác biệt.
Ở phần này, tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT của nông hộ sản xuất lúa ở
18
từng vùng sinh thái. Kết quả này cũng sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp phù
hợp đối với từng địa phương.
Bảng 4.9: Phân tích Binary Logit theo vùng sinh thái
Nhân tố ĐTM TGLX BĐCM
B Exp(B) B Exp(B) B Exp(B)
Lao động gia đình (X1) 0,127ns 1,14 0,168 ns 1,18 0,073ns 1,075
Trình độ học vấn (X2) 0,020ns 1,02 0,011 ns 1,01 0,132*** 1,141
Kinh nghiệm sản xuất (X3) -0,010ns 0,99 0,08 ns 1,01 0,009ns 1,009
Tham gia hội đoàn thể (X4) 0,708** 2,02 -1,105*** 0,33 0,679*** 1,971
Diện tích sản xuất lúa (X5) 0,004ns 1,00 0,004 ns 1,00 0,007 ns 1,007
Hoạt động sản xuất khác (X6) 0,653ns 1,00 0,486** 1,63 0,288 ns 1,334
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp (X7) 0,364** 1,54 0,700*** 2,01 0,046 ns 1,047
Hằng số -2.102 -6,299 -2,163
Hệ số Sig. của mô hình 0,09 0,00 0,00
Log likelihood -112,43 -276,25 -319,87
Xác suất dự báo trúng (%) 81,3 71,2 61,43
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Ghi chú: *:mức ý nghĩa 10%; **:mức ý nghĩa 5%; ***:mức ý nghĩa 1%; ns:không có ý nghĩa
Ở vùng Đồng Tháp Mười, 3 nhân tố tác động tích cực đến ƯDTBKT của nông hộ sản xuất lúa
có ý nghĩa thống kê trong mô hình là: Tham gia hội đoàn thể (X4), Diện tích sản xuất lúa (X5) và Cơ sở
hạ tầng nông nghiệp (X7).
Vùng Tứ giác Long Xuyên, 3 nhân tố có ý nghĩa thống kê tác động đến ƯDTBKT của nông
hộ sản xuất lúa là Tham gia hội đoàn thể (X4), Hoạt động sản xuất khác (X6), Cơ sở hạ tầng nông
nghiệp (X7).
Đối với Bán đảo Cà Mau, các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ƯDTBKT của nông hộ sản
xuất lúa trong vùng là Trình độ học vấn (X2) và Tham gia hội đoàn thể (X4).
4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ SẢN XUẤT
4.4.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL
Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL đạt giá trị trung bình
0,79 theo qui mô cố định và 0,83 theo qui mô thay đổi. Như vậy, nhìn chung nông hộ chưa đạt hiệu quả
kỹ thuật tối ưu. Về hiệu quả qui mô, giá trị đạt được là 0,95 cho thấy rằng nông hộ ở ĐBSCL đang sản
xuất với qui mô khá hợp lý.
Bảng 4.10: Hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL
Đông Xuân Hè Thu
Chỉ tiêu Trung bình Độ rộng
Độ lệch
chuẩn
Trung
bình Độ rộng
Độ lệch
chuẩn
TE thuần (Crste) 0,79 0,39 - 1 0,137 0,77 0,37 - 1 0,150
TE thay đổi theo qui mô (Vrste) 0,83 0,45 - 1 0,132 0,79 0,39 - 1 0,139
Hiệu quả qui mô (Scale) 0,95 0,61 - 1 0,057 0,97 078 - 1 0,039
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát thực tế, 2013-2014
4.4.2. So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa nông hộ có ƯDTBKT và không ƯDTBKT
Kết quả phân tích từ DEA cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa có ƯDTBKT cao hơn
hộ không ƯDTBKT ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Trong đó, hộ sản xuất lúa có ƯDTBKT đạt giá trị
19
TEcrs là 0,851 ở vụ Đông Xuân và 0,807 ở vụ Hè Thu. Đối với các hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 0,79 ở vụ Đông Xuân và 0,722 ở vụ Hè Thu.
Bảng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật của hộ ƯDTBKT và hộ không ƯDTBKT
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
ƯDTBKT Không ƯDTBKT ƯDTBKT Không
ƯDTBKT Giá trị hiệu
quả Số
hộ
Tỷ lệ
(%) Số hộ
Tỷ lệ
(%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Số
hộ Tỷ lệ (%)
1,00 98 14,16 31 5,69 92 13,61 53 9,91
0,90 – 0,99 156 22,54 36 6,61 106 15,68 40 7,48
0,80 – 0,89 222 32,08 71 13,03 143 21,15 68 12,71
0,70 – 0,79 167 24,13 142 26,05 182 26,92 115 21,50
0,60 – 0,69 45 6,50 162 29,72 111 16,42 133 24,86
0,50 – 0,59 4 0,58 85 15,59 37 5,47 93 17,38
0,40 - 0,49 0 0,00 17 3,12 4 0,59 29 5,42
<0,4 0 0,00 1 0,18 1 0,15 4 0,75
Tổng 692 100,0 545 100,0 676 100,00 535 100,00
Trung bình 0,856*** 0,795*** 0,807*** 0,722***
Độ rộng 0,511 - 1 0,39 - 1 0,39 - 1 0,37-1
Độ lệch chuẩn 0,102 0,137 0,132 0,158
Giá trị Mức ý nghĩa Giá trị Mức ý nghĩa
F = 37,742 Sig. = 0,000 F = 17,597 Sig. = 0,000 Kiểm định T-test t = -19,609 Sig. = 0,000 t = -9,551 Sig. = 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Ghi chú: ***Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%;
4.4.3. So sánh hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa giữa các vùng sinh thái
Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ở các vùng sinh thái của
ĐBSCL tương đối tối cao, các chỉ số TE của cả 3 vùng đều từ 0,7 trở lên. Kết quả này cho thấy, với mức
năng suất đã đạt được thì nông hộ chỉ cần sử dụng khoảng 79% (Đồng Tháp Mười ở vụ Đông Xuân),
78% (Tứ Giác Long Xuyên vụ Đông Xuân) và 80% (Bán đảo Cà Mau vụ Đông Xuân) lượng đầu vào đã
dùng để tiết kiệm các yếu tố nhập lượng. Điều này còn cho thấy các hộ canh tác lúa có hiệu quả kỹ thuật
nhỏ hơn 1 nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào hơn nữa để đạt hiệu quả về kỹ thuật cao hơn. Bên
cạnh đó, số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu (TE = 1,000) ở cả 3 vùng có sự chênh lệch. Vùng Tứ giác
Long Xuyên có số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu nhiều nhất.
4.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, nhiều phương pháp có thể tiếp cận. Tuy
nhiên, chúng ta biết rằng giá trị của hiệu quả hoạt động sản xuất luôn nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1.
Nói cách khác, trong trường hợp này, biến phụ thuộc của hàm số ước lượng có thể được xem như là một
biến bị chặn trong khoảng giá trị từ 0 đến 1. Vì thế, Tobit được xem là hàm số phù hợp nhất để sử dụng
cho việc ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hiệu quả hoạt động (McCarty and
Yaisawarng, 1993, Tim Coelli et al., 2005).
* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ có ƯDTBKT và không ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật
Kết quả ước lượng từ hàm Tobit cho thấy việc ƯDTBKT đã giúp hộ sản xuất đạt hiệu quả kỹ
thuật theo quy mô sản xuất cao hơn hộ không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
20
Bảng 4.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ
TE
Nhân tố B Sig.
Hằng số 0,860 0,000
Ứng dụng TBKT 0,016 0,022
Trình độ -0,001 0,599
Kinh nghiệm 0,001 0,031
Tham gia đoàn, hội -0,013 0,051
Lao động gia đình 0,001 0,610
Diện tích lúa -0,0004 0,001
Vùng ĐTM 0,035 0,000
Vùng TGLX -0,023 0,003
Prob > chi2 0,000
Log likelihood 923,8
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát của tác giả 2013 - 2014
Trình độ học vấn (TĐVH), biến thể hiện năng lực của chủ hộ liên quan đến trình độ học vấn.
Thông thường với trình độ học vấn càng cao, các quyết định của chủ hộ sẽ mang đến những cơ hội thành
công nhiều hơn.
Kinh nghiệm sản xuất (KNSX), số năm kinh nghiệm sản xuất lúa càng nhiều, hiệu quả sản xuất
của nông hộ càng cao. Kết quả cho thấy, kinh nghiệm có tác động thuận chiều đối với hiệu quả kỹ thuật,
kết hợp giữa kinh nghiệm và ƯDTBKT sẽ giúp nông hộ đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
Tham gia hội đoàn thể (HĐT), tổ chức hội đoàn thể tại địa phương chưa phát huy tiềm năng hoạt
động cũng như vai trò của mình trong quá trình hỗ trợ phát triển sản xuất lúa tại địa phương.
Lao động gia đình (LĐGĐ) kết quả hệ số ước lượng của mô hình tuy nhiên các hệ số chưa đạt
mức ý nghĩa thống kê.
Diện tích sản xuất lúa (DTSX), là biến đưa vào để xem xét mối quan hệ giữa diện tích lúa mà
nông hộ đang canh tác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Kết quả cho thấy rằng,
nông hộ sản xuất lúa với diện tích càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng nhỏ. Trên thực tế, những hộ canh
tác lúa với diện tích lớn thường phải thuê mướn nhiều lao động và máy móc trong các công đoạn gây tốn
kém nhiều chi phí. Bên cạnh đó, việc canh tác trên diện tích lớn, nông hộ sẽ khó khăn hơn trong việc
quản lý sâu bệnh, dịch hại,.. chính vì thế mà hiệu quả sản xuất kém đi.
Vùng 1 (V1) và vùng 2 (V2) là những biến giả được dử dụng trong mô hình để đo lường mức độ
ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng đến hiệu quả sản xuất lúa ở ĐBSCL . Kết quả
ước lượng cho thấy rằng hiệu quả sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi điều kiện của từng vùng sinh thái khác
nhau. Kết quả trong mô hình chỉ ra rằng, vùng Đồng Tháp Mười đạt hiệu quả cao nhất và vùng Tứ giác
Long Xuyên đạt hiệu quả thấp nhất.
4.6. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT
LÚA CỦA NÔNG HỘ
4.6.1. Giải pháp nâng cao khả năng ƯDTBKT vào sản xuất lúa
4.6.1.1 Nâng cao nguồn lực sản xuất
Kết quả phân tích EFA đã chỉ ra rằng, nguồn lực sản xuất của nông hộ là nhân tố có tác động đến
tiếp cận và ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ. Nguồn lực sản xuất đã được xác định trong phạm
21
vi nghiên cứu bao gồm: diện tích đất sản xuất, lao động gia đình, khả năng tài chính và trình độ học vấn.
Trong đó, giải pháp được đề xuất sẽ tập trung vào hai yếu tố khả năng tài chính và trình độ học vấn của
người sản xuất bởi hai yếu tố còn lại là những yếu tố “cố định”, sự phát hiện ra các yếu tố này mang tính
chất khám phá vấn đề và sự thay đổi của chúng đòi hỏi thời gian lâu dài.
Giải pháp 1: Nâng cao học vấn, tăng cường khả năng tiếp cận TBKT cho nông hộ sản xuất lúa
Bổ sung các kiến thức, các thông tin mới liên quan đến hoạt động sản xuất lúa. Các khóa học có
thể được tổ chức định kỳ hàng tháng. Hội Nông dân hay Trung tâm khuyến nông là những tổ chức, cơ
quan có thể chịu trách nhiệm về các hoạt động này. Các thông tin về các phương thức canh tác mới ở
những địa phương khác, thông tin về thị trường trong và ngoài nước được cập nhật và biên soạn thành
những “giáo trình” hay “cẩm nang khoa học” sản xuất lúa được phát hàng tháng cho những đối tượng
tham gia các khóa học là phương thức để nông hộ nâng cao kiến thức của mình một cách hiệu quả. Ngoài
ra, việc biên soạn các tài liệu này cần được minh họa bằng nhiều hình ảnh sinh động hơn là văn bản đơn
thuần, điều này cũng sẽ là một trong những yếu tố kích thích sự tìm tòi, học hỏi của nông hộ.
Giải pháp 2: Hỗ trợ tài chính trong sản xuất cho nông hộ
Kết quả EFA cũng cho thấy rằng, năng lực tài chính có sự tác động đến việc ứng dụng các mô hình
TBKT trong sản xuất. Để nông hộ, nhất là nông hộ yếu thế về điều kiện tài chính, có nguồn tài chính
phục vụ sản xuất lúa nói chung và ứng dụng các mô hình TBKT nói riêng. Việc hỗ trợ nguồn tài chính
thông qua các hình thức cho vay của các ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách là cần thiết. Các
tổ chức hội tại địa phương cũng có thể thành lập các nguồn ngân quỹ vốn cho vay xoay vòng để hỗ trợ
cho những thành viên có nhu cầu sử dụng nguồn vốn để thử nghiệm sản xuất theo các mô hình mới.
4.6.1.2 Lợi ích kinh tế từ các mô hình TBKT
Một trong những yếu tố quan trọng mà phân tích EFA đã chỉ ra có tác động đến việc ứng dụng các
mô hình sản xuất mới của nông hộ chính là “Lợi ích kinh tế” từ các mô hình. Các mô hình như: 3 giảm 3
tăng, 1 phải 5 giảm hay IPM là các mô hình nếu áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật sẽ giúp cho nông
hộ tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường nông nghiệp.
4.6.1.3 Cải thiện hệ thống thủy lợi, nâng cao cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại địa phương
Nghiên cứu về hệ thống thủy lợi để khắc phục những mặt còn yếu kém của mỗi địa phương trong
vùng nghiên cứu là giải pháp cần thiết để thúc đẩy nông hộ tăng cường ứng dụng TBKT trong sản xuất
lúa.
4.6.1.4 Cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội, đoàn thể tại địa phương
Các tổ chức Hội, đặc biệt là hội Nông dân cần có những hoạt động liên kết với những tổ chức như
các công ty BVTV hay các viện, trường để thành lập các câu lạc bộ sản xuất. Trong đó, cần chú trọng đến
các lợi ích thực tế để thu hút sự quan tâm và tham gia của nông hộ.
4.6.2. Nâng cao hiệu quả sản xuất – từ đó nâng cao hiệu quả ƯDTBKT vào sản xuất lúa
Giải pháp 1: Lựa chọn mô hình tiến bộ kỹ thuật kết hợp theo mùa vụ
Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều nông hộ ứng dụng kết hợp các mô hình tiến bộ kỹ thuật khác
nhau để kỳ vọng một kết quả kinh tế khả quan.
Đối với vụ Đông Xuân, việc ứng dụng kết hợp mô hình 3 giảm 3 tăng – sạ hàng và IPM giúp
nông hộ đạt hiệu quả tốt nhất vì năng suất và giá bán đạt được khá cao.
Đối với vụ Hè Thu, việc ứng dụng kết hợp mô hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng - IPM, kế đến là mô
hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ, trong khi mô hình 3 giảm 3
22
tăng - sạ hàng giúp tiết giảm chi phí tốt hơn thì mô hình 3 giảm 3 tăng - sạ hàng - IPM giúp nông hộ đạt
năng suất và giá bán tốt hơn.
Giải pháp 2: Phân phối hợp lý các yếu tố đầu vào trong sản xuất
Kết quả nghiên cứu nếu phân bổ nguồn lực hợp lý hơn trong sản xuất thì các hộ nông dân kể cả hộ
có ƯDTBKT và không ƯDTBKT có thể tiết kiệm được một lượng đáng kể hầu hết các yếu tố đầu vào
trong quá trình canh tác trong khi vẫn không làm giảm sút sản lượng hiện tại.
4.6.3 Sử dụng hợp lý nguồn lực đầu vào theo từng vùng sinh thái
Mỗi vùng sinh thái ở ĐBSCL có những đặc điểm riêng về khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh
tác. Chính vì thế, chính quyền địa phương của các tỉnh, thành trong từng vùng cần có những chính sách
triển khai và ứng dụng phù hợp tiến bộ kỹ thuật.
4.7 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ƯDTBKT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ VÙNG ĐBSCL
Để đánh giá sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, có nhiều phương pháp và quy trình
có thể ứng dụng theo nhiều khía cạnh: thuần kỹ thuật, lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường hay lợi ích xã
hội, Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã đánh giá sự tác động của tiến bộ kỹ thuật theo
khía cạnh kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về ƯDTBKT
trong sản xuất lúa trước đây chưa được thực hiện trên quy mô rộng với cỡ mẫu lớn, đồng thời các
ƯDTBKT chủ yếu được đánh giá dựa trên khía cạnh về thuần kỹ thuật hay môi trường. Trải qua khảo sát
thực tế và quá trình nghiên cứu lâu dài, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu về sự hiệu quả của ƯDTBKT
trong sản xuất lúa của nông hộ vùng ĐBSCL sau đây (Hình 4.2):
Hình 5.2: Quy trình đánh giá hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ vùng ĐBSCL
Nghiên cứu khả năng
tiếp nhận và ƯDTBKT
Đánh giá
về hiệu quả
sản xuất
(hiệu quả
kỹ thuật,
hiệu quả
kinh tế)
Nghiên cứu hiệu quả
ƯDTBKT
Tiếp cận
Có-Không,
so sánh, đối
chiều
Nội dung nghiên cứu Phương pháp thực hiện
- Mô hình phân tích định
lượng hồi quy (Logit,
Probit).
- Kiểm định thống kê so
sánh sự khác biệt
- Phân tích màng bao dữ
liệu DEA
- Mô hình định lượng
Tobit hoặc hồi quy đa
biến
Giải pháp
(Nâng
cao khả
năng tiếp
nhận và
ứng dụng,
nâng cao
hiệu quả
ứng dụng)
23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Một số kết luận quan trọng được rút ra như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nông hộ tiếp cận tiến bộ kỹ thuật chủ yếu
thông qua kênh phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông. Khá nhiều nông hộ sản
xuất lúa ở ĐBSCL đã và đang ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa. Các mô
hình tiến bộ kỹ thuật mà nông hộ ứng dụng chủ yếu gồm: IPM, sạ hàng, 3 giảm 3 tăng, trong đó,
mô hình ba giảm ba tăng được nông hộ chọn ứng dụng nhiều nhất. Nông hộ có thể ứng dụng
riêng lẻ hoặc kết hợp các mô hình tiến bộ kỹ thuật với nhau. Đa số nông hộ thường kết hợp các
mô hình ƯDTBKT như: giảm 3 tăng - sạ hàng – IPM; IPM - sạ hàng; trong đó, sạ hàng và 3 giảm
3 tăng là những mô hình tiến bộ kỹ thuật thường được nông hộ kết hợp ứng dụng trong hoạt động
sản xuất lúa.
Thứ hai, tiếp cận và quyết định ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố chính: Lao động gia đình, Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, Tham gia tổ chức xã hội,
Hoạt động sản xuất khác, Cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Thứ ba, việc ƯDTBKT vào sản xuất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông hộ,
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với nông hộ
Nông hộ nên tích cực tham gia các lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ học
vấn, tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa của các nông hộ ƯDTBKT đạt hiệu quả.
Đồng thời, không ngừng nâng cao kiến thức sản xuất lúa bằng cách tìm đọc sách báo, nghe đài,
tivi về những mô hình tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất lúa.
Trong quá trình ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật thì phải cố gắng đầu tư và duy trì
sản xuất. Nếu gặp khó khăn do chưa nắm rõ kỹ thuật mới thì nên tìm cán bộ khuyến nông, cán bộ
nông nghiệp để tư vấn, nếu thấy hiệu quả không đạt do không thích hợp sử dụng mô hình tiến bộ
kỹ thuật đó thì nên nghiên cứu, tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông để chọn ứng dụng mô
hình tiến bộ kỹ thuật khác có hiệu quả hơn.
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương và các ngành chức năng
Các tỉnh, thành quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao
thong, thủy lợi, điện, góp phần phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp; tích cực chỉ đạo ngành nông
nghiệp, nhất là lực lượng khuyến nông tích cực hỗ trợ nông dân trong sản xuất lúa, nhất là các
mô hình kỹ thuật mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân; tích cực chỉ đạo báo, đài phát thanh
truyền hình địa phương thường xuyên tuyên truyền các mô hình tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu
quả, khuyến cáo các mô hình kỹ thuật chưa mang lại hiệu quả do hạn chế về điều kiện sản xuất,
nhân rông, điển hình các liên kết sản xuất, nhất là các địa phương trong tỉnh ứng dụng tốt từng
mô hình cụ thể,.
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ tham dự các buổi hội thảo, các lớp tập huấn về
các mô hình tiến bộ kỹ thuật. Tổ chức gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các nông dân
sản xuất giỏi với các nông dân trong vùng. Giới thiệu, biểu dương những nông dân ứng dụng
thành công các mô hình tiến bộ kỹ thuật để khuyến khích nông hộ khác trong vùng làm theo.
24
Phải theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình sản xuất lúa của nông hộ, tình hình phát
triển của sâu bệnh trong vùng để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn nông hộ khi có những diễn biến bất
lợi phát sinh. Xem xét từng thời điểm xuất hiện của dịch hại, sâu bệnh để lên kế hoạch cho
nông hộ đồng loạt phun, xịt thuốc để đảm bảo tiêu diệt hết các loại sâu hại, thiên địch trong thời
điểm đó, tránh trường hợp ủ bệnh và có cơ hội bùng phát trở lại, hay lây lan các cánh đồng khác.
Ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL cần có những chính sách hỗ trợ, tập trung vào các
vấn đề: tín dụng nông hộ, nguồn giống mới đạt hiệu quả, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tập huấn
tiến bộ kỹ thuật, thông tin kịp thời các kết quả ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật mang lại
hiệu quả cao Đồng thời rà soát, củng cố và phát triển các câu lạc bộ, tổ hợp tác nông nghiệp,
Hội Nông dân của vùng.
5.2.3. Đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chính phủ quan tâm hỗ trợ vùng ĐBSCL , ưu tiên ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện; tích cực chỉ đạo các địa phương
tăng cường ƯDTBKT trong sản xuất lúa, góp phần cho sản xuất nông nghiệp bền vững, tăng xuất
khẩu gạo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chính phủ xây dựng các đê bao,
hoàn thiện hệ thông thủy lợi; triển khai mạnh mẽ các mô hình tiến bộ kỹ thuật theo từng vùng
sinh thái; khuyến cáo chính quyền các địa phương trong chỉ đạo sản xuất lúa ứng dụng các mô
hình tiến bộ kỹ thuật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân trồng lúa; nghiên cứu lai tạo các
giống mới năng suất chất lượng cao, cung cấp giống cho nông hộ, kiên quyết không cho sản xuất
giống lúa không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến xuất khẩu.
- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tích cực tham mưu cho Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính
phủ quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng, nhất là hạ tầng giao
thông, thủy lợi, điện,. Phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Tích cực
tham mưu liên kết vùng tranh thủ lợi thế từng vùng sinh thái để hỗ trợ nông hộ sản xuất lúa mang
lại hiệu quả thiết thực; quan tâm công tác tuyên truyền về các tiến bộ kỹ thuật trong vùng, giúp
nông hộ áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, khuyến cáo kịp thời các mô hình sản xuất kém
hiệu quả tránh gây thiệt hại cho nông hộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong
vùng, nâng cao mức sống người dân, phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng song Cửu Long
trong thời gian tới.
Bài viết liên quan đã phát hành
1. Hà Vũ Sơn, Dương Ngọc Thành. 2014. So sánh hiệu quả tài chính fiu74a mô hình ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa
học Đại học Cần Thơ, tháng 4, 2014.
2. Hà Vũ Sơn, Dương Ngọc Thành. 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, tháng 6,
2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_danh_gia_thuc_trang_va_anh_huong_cua_ung_dun.pdf