Về số lượng cấu trúc cú pháp, luận án đã đề xuất được tổng số 33 cấu trúc với
động từ trải nghiệm tiếng Anh và 29 với lớp động từ trải nghiệm tiếng Việt. Cụ thể
là, luận án đã thiết lập được 13 cấu trúc cú pháp với lớp động từ tri giác tiếng Anh
và 11 cấu trúc tương đương trong tiếng Việt, 8 với lớp động từ tri nhận tiếng Anh
và 7 với lớp động từ tri nhận trong tiếng Việt, 7 với lớp động từ tình cảm tiếng Anh
và 7 với lớp động từ tình cảm tiếng Việt, và 5 với lớp động từ mong muốn tiếng
Anh và 4 với lớp động từ mong muốn tiếng Việt.
Về điểm tương đồng và dị biệt, luận án đã tìm thấy và khái quát hóa thành ba điểm
tương đồng và ba điểm dị biệt chính giữa lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu trúc mà
còn được chú ý ở cả bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ngữ pháp chức năng đã
phân định ranh giới rõ ràng ở ba bình diện này nhưng cũng chỉ ra mối quan hệ
khăng khít giữa ba bình diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng. Luận án này chọn
hướng tiếp cận theo ngữ pháp chức năng để phân tích động từ trải nghiệm trong sự
hành chức của câu trên bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ pháp.
2.1.1. Bình diện ngữ nghĩa
2.1.1.1. Nghĩa biểu hiện
Ngữ pháp chức năng đã tập trung nghiên cứu hai thành phần nghĩa của câu:
nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật, nghĩa mệnh đề, nghĩa quan niệm) và
nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái chính là thành phần nghĩa biểu thị thái độ, quan hệ,
cách đánh giá của người nói đối với người nghe hay của người nói với hiện thực
được nói trong câu, là thành phần nghĩa không thể thiếu trong câu. Tuy nhiên, trong
một câu nói, một thành phần nghĩa khác cũng được quan tâm thích đáng – đó là
nghĩa biểu hiện (mang nội dung thông báo của câu). Đây chính là một trong các đối
tượng khảo sát của luận án này. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc
giao tiếp. Khi nói ra một câu, người nói muốn truyền đạt một ý tưởng, một sự vật,
sự việc, hay một sự tình nào đó đang diễn ra trong thực tế khách quan. Lõi của sự
tình/sự việc chính là nghĩa biểu hiện của câu. Như vậy, có thể khẳng định là nghĩa
biểu hiện của câu chính là thành phần nghĩa phản ánh một sự tình nào đó của hiện
thực, là hình ảnh của những sự tình trong thực tế khách quan được con người phản
ánh vào trong câu nói [1, tr.41]. Việc phân loại nghĩa biểu hiện cũng chính là phân
loại các sự tình.
2.1.1.2. Phân loại sự tình
6
Nhìn chung các nhà ngôn ngữ tập trung vào phân loại các kiểu sự tình dựa
trên hai tiêu chí: (i) tham số ngữ nghĩa và (ii) số lượng và loại tham thể do từ loại
chi phối, chủ yếu là động từ.
Phân loại sự tình dựa trên tham số ngữ nghĩa
Dựa trên những tham số ngữ nghĩa (semantic parameters), nhiều tác giả đã
phân chia sự tình thành các tiểu loại khác nhau. Những tham số phổ biến được bàn
luận nhiều nhất là: [±dynamic] (động), [±telic] (hữu kết), [± momentaneous] (nhất
thời), [±control] (kiểm soát), [±experience] (trải nghiệm) (Dik [42, tr.106-117]).
Rothtein [82, tr.12] đề xuất thêm tính [± stages] ([±giai đoạn]). Dựa vào tham số
ngữ nghĩa, sự tình trong tiếng Anh được phân chia thành các tiểu loại với những
đặc trưng ngữ nghĩa sau đây:
Kiểu sự tình ±Stati
c
(Tĩnh
)
±Dyna
mic
(Động)
± Telic
(Hữu
kết)
±
Instantan
eous
(Nhất
thời)
±Control
led
(Kiểm
soát)
±Stag
es
(Giai
đoạn)
States (Trạng thái) + ̶ ̶ ̶ ̶ ̶
Activities (Hoạt
động)
̶ + ̶ ̶ + +
Accomplishments
(Hoàn thành)
̶ + + ̶ ̶ ̶
Achievements (Kết
quả)
̶ + + + ̶ ̶
Bảng 2: Bảng tổng kết các sự tình và tham số nghĩa của chúng
Trong tiếng Việt, dựa vào đặc trưng [±động], [± chủ ý], và [± nội tại], Cao
Xuân Hạo (chủ biên) [11,12] đã chia sự tình thành ba loại: sự tình biến cố (gồm sự
tình hành động và sự tình quá trình), sự tình tồn tại, và sự tình tình hình (gồm sự
tình trạng thái và sự tình quan hệ). Ứng với mỗi sự tình là các tham tố tham gia vào
các sự tình ấy. Nguyễn Thị Quy [21] đã áp dụng tiêu chí phân loại tính [± động] và
[± chủ ý] của Dik (1978) vào việc phân chia sự tình tiếng Việt, và đã phân sự tình
của tiếng Việt thành bốn loại sau: (1) Các vị từ hành động [+ động, + chủ ý]; (2)
Các vị từ tư thế [ động, + chủ ý]; (3) Các vị từ quá trình [+ động, chủ ý]; (4) Các
vị từ trạng thái [ động, chủ ý].
Phân loại sự tình dựa trên số loại vai nghĩa
Một cách phân loại sự tình phổ biến thứ hai là dựa trên số lượng tham thể
(participants) và vai tham thể. Mỗi tác giả lại phân loại sự tình thành các tiểu loại
khác nhau, nhưng nhìn chung có những tiểu loại sau: sự tình vật chất (hành động),
sự tình tinh thần (sự tình trải nghiệm hay cảm giác), sự tình quan hệ, sự tình nói
năng, sự tình tồn tại, và sự tình ứng xử. Sự tình trải nghiệm còn được phân loại
thành các tiểu loại: tri giác, tri nhận, tình cảm, và mong muốn.
2.1.1.3. Cấu trúc nghĩa của sự tình
7
Một sự tình thường gồm các thành phần: lõi sự tình và các vai nghĩa (bắt buộc
và tùy nghi).
(a) Lõi sự tình: thường được biểu thị bằng các từ loại: động từ, danh từ, tính
từ, trạng từ, v.v. Lõi sự tình sẽ quy định sự có mặt hay vắng mặt của các vai nghĩa.
(b) Vai nghĩa: Trong công trình nghiên cứu ngôn ngữ, vai nghĩa được nhắc
tới với nhiều tên gọi khác nhau như vai chức năng, quan hệ nghĩa, vai tham thể,
cách sâu, cách ngữ nghĩa, vai ngữ nghĩa. Cho dù được bàn luận theo cách này hay
cách khác, theo khảo sát của chúng tôi, vai nghĩa được bàn đến với hai loại phổ
biến: vai diễn tố và vai phi diễn tố. Vai diễn tố là những vai của những tham thể bắt
buộc tham gia vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của sự tình, do lõi sự tình quy định.
Theo quan điểm của nhiều nhà ngữ pháp chức năng, mỗi một kiểu loại sự tình lại
thường có những vai nghĩa bắt buộc có mặt. Vai phi diễn tố là vai của các tham thể
tùy nghi, do ngữ cảnh quy định. Chúng thường trả lời cho các câu hỏi: Tại sao? Ở
đâu? Khi nào? Như thế nào? Vai phi diễn tố còn được gọi là vai chu tố
(circumstantial roles hay circumstant), bao gồm Location/Locative (Địa điểm hay
Vị trí), Reason (Lý do), Purpose (Mục đích), Manner (Cách thức), Path (Lộ trình)
và Time (Thời gian).
2.1.2. Bình diện ngữ pháp
Bình diện ngữ pháp xuất phát từ từ bình diện kết học của tín hiệu – bình diện
nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu [1, tr.64]. Bình diện này xem các mối
quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị ngữ pháp trong câu; hay nói cách khác những vấn đề
được tập trung nghiên cứu là các chức vụ cú pháp của các yếu tố ngôn ngữ làm thành
các cấu trúc cú pháp của câu và các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
Ngữ pháp truyền thống xem câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ
pháp của một ngôn ngữ, do vậy cấu trúc cú pháp của câu được các nhà ngữ pháp
truyền thống nghiên cứu rất kỹ. Theo đó, các chức năng cú pháp của câu như chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, trạng ngữ, v.v. được tập trung làm rõ. Kể từ khi ngữ pháp
chức năng ra đời, cấu trúc cú pháp của câu vẫn được nghiên cứu nhưng ít được ưu tiên
hơn so với cấu trúc nghĩa của câu. Lúc này, cấu trúc cú pháp được hiểu là cấu trúc của
câu xét ở bình diện ngữ pháp. Tuy nhiên, trên thực tế cấu trúc cú pháp không tách rời
nhau cấu trúc nghĩa mà có sự tương hỗ cho nhau để làm tốt chức năng làm công cụ giao
tiếp của con người. Theo Lê Thị Lan Anh [1, tr.65], cấu trúc cú pháp bao gồm những
chức vụ cú pháp nhất định trong câu được biểu hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể có
quan hệ cấu trúc trực tiếp với nhau làm thành câu.
2.1.2.1. Khái niệm thành phần câu
Khái niệm thành phần câu được nhiều nhà ngữ pháp đề xuất. Theo Diệp
Quang Ban [2, tr.93], “thành phần câu là những chức vụ cú pháp mà những thực từ
đảm nhiệm trong mối quan hệ cấu trúc với những thực từ khác nhau”. Nguyễn Văn
Hiệp [13, tr.127] khẳng định: “Thành phần câu là những thành phần chức năng”.
Trong công trình Câu quan hệ tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng,
8
Lê Thị Lan Anh [1, tr.66] đã đưa ra một định nghĩa thống nhất trên cơ sở nghiên
cứu khái niệm khác nhau về thành phần câu: Thành phần câu chính là thành phần
chức năng của câu (phân biệt với thành phần chức năng của từ). Xuất hiện trong
câu, mỗi thành phần câu sẽ đảm nhận một chức năng nhất định và có mối quan hệ
với những thành phần câu khác.
Như vậy cho dù được định nghĩa theo cách này hay cách khác, thành phần
câu chính là những chức vụ cú pháp mà chúng đảm nhiệm trong câu và có mối
quan hệ với nhau trong câu. Chức vụ cú pháp này có thể là: chủ ngữ, vị ngữ, tân
ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, v.v.
2.1.2.2. Về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu
Ngoài vấn đề xem xét cấu trúc cú pháp của câu với các thành phần câu –vấn
đề luận án tập trung làm rõ – còn một vấn đề quan trọng nữa là các kiểu cấu tạo
ngữ pháp của câu, hay là các kiểu câu. Trong ngữ pháp truyền thống, kể cả tiếng
Anh và tiếng Việt, các kiểu cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu chủ yếu được dựa trên
cấu trúc cơ sơ của câu (nòng cốt câu: Chủ ngữ – Vị ngữ). Theo đó, câu đơn là câu
có một nòng cốt, còn câu phức là câu có ít nhất hai nòng cốt. Câu đơn lại có thể
được chia thành câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt. Câu phức lại có thể phân
biệt thành câu phức liên hợp và câu phức chính phụ [1, tr.76].
Theo hướng nghiên cứu của ngữ pháp chức năng, các nhà nghiên cứu lại có
xu hướng đặt kiểu cấu tạo cú pháp của câu trong mối quan hệ với bình diện nghĩa,
theo đó cơ sở cấu tạo cú pháp của câu được xác định dựa trên kết cấu: vị ngữ và
những yếu tố xoay quanh vị ngữ (trước và sau) để diễn đạt một sự tình. Do vậy, câu
đơn được quan niệm là câu chỉ có một kết cấu vị ngữ với những yếu tố xung quanh
nó; câu phức là câu có từ hai kết cấu vị ngữ và những yếu tố xoay quanh nó trở lên
và diễn đạt hơn một sự tình.
2.2. Mối quan hệ giữa bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu
Ngữ pháp chức năng là ngữ pháp hướng tới sự tương thích với nghĩa học. Vì
vậy, cả trong tiếng Anh và tiếng Việt, khi nhận diện và miêu tả thành phần câu trên
bình diện ngữ pháp, không thể không quan tâm đến quan hệ giữa thành phần câu
với các yếu tố thuộc bình diện ngữ nghĩa. Nói cách khác, có mối quan hệ chặt chẽ
giữa thành phần câu (thuộc bình diện ngữ pháp) với các vai nghĩa (thuộc bình diện
ngữ nghĩa).
2.3. Tiểu kết
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về động từ nhưng chúng tôi nhận
thấy rằng trong tiếng Anh và tiếng Việt lớp động từ trải nghiệm không được nghiên
cứu một cách độc lập mà chúng được đề cập trong những công trình nghiên cứu về
ngữ pháp-từ vựng nói chung, hoặc là chỉ được nghiên cứu ở một tiểu lớp động từ
trải nghiệm cụ thể nào đó. Vì vậy, rất cần thiết phải có một công trình nghiên cứu
độc lập và tổng thể về lớp động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong lịch sử
nghiên cứu, vai trò của nghĩa được chú trọng ở các mức độ khác nhau theo ở các
9
hướng tiếp cận: hướng tiếp cận hình thức (tiêu biểu là trường phái miêu tả Mĩ, Ngữ
pháp tạo sinh, Lý thuyết Chi phối và Ràng buộc, hướng tiếp cận Tối thiểu luận),
hướng tiếp cận chức năng, và hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Trong
luận án này chúng tôi chọn hướng tiếp cận thứ hai làm cơ sở lí luận chủ yếu để đi
sâu vào phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ trải nghiệm trong
tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa. Từ đó, luận án xem
xét cấu trúc cú pháp của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và đối chiếu
với tiếng Việt trên bình diện ngữ pháp.
CHƯƠNG 3
ĐỘNG TỪ TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU
3.1. Quan niệm về sự tình trải nghiệm
Lĩnh vực trải nghiệm được bàn luận ở nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Mặc
dù mỗi nhà nghiên cứu bàn luận đến những lĩnh vực trải nghiệm khác nhau theo
cách khác nhau, theo khảo sát của chúng tôi, lĩnh vực trải nghiệm chính là lĩnh vực
liên quan đến là sự tình tinh thần, biểu thị khả năng tri nhận giác quan, cảm nhận
và cảm giác cơ thể, quá trình tinh thần, cũng như là phản ứng tình cảm. Nói cách
khác, lĩnh vực trải nghiệm bao gồm: cảm giác cơ thể (bodily sensation), tình cảm
(emotion), tri nhận (cognition), mong muốn (volition) và tri giác (perception). Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi bàn luận đến bốn lĩnh vực trải
nghiệm: tình cảm, tri nhận, tri giác và mong muốn. Việc phân loại lĩnh vực trải
nghiệm cũng chính là phân loại sự tình trải nghiệm.
3.2. Quan niệm và phân loại động từ trải nghiệm
3.2.1. Quan niệm về động từ trải nghiệm
Động từ trải nghiệm chính là động từ tinh thần (mental verbs) trong sự tình
tinh thần (sự tình trải nghiệm). Về mặt ngữ nghĩa, động từ trải nghiệm điển hình có
tính [+tĩnh]. Về mặt ngữ pháp, động từ trải nghiệm chỉ sử dụng được với thể đơn,
không thể sử dụng với thể tiếp diễn. Có thể mô hình hóa đặc điểm của động từ trải
nghiệm như sau:
Động từ tinh thần điển hình trải nghiệm (experiential)
[+ tĩnh ] (static)
Từ đây, động từ trải nghiệm điển hình được nhận diện theo các quy tắc sau: (i)
Động từ trải nghiệm nằm trong sự tình tinh thần; (ii) Động từ trải nghiệm được
phân loại theo các tiểu loại của sự tình tinh thần; (iii) Động từ trải nghiệm điển hình
có tính [+tĩnh]. Tuy nhiên, có một số động từ trải nghiệm có cả tính [+động]. Có
thể liệt kê một số động từ động từ tri giác: look at (nhìn), listen to (lắng nghe); một
số động từ tri nhận: think about (nghĩ về), wonder (phân vân), consider (xem xét,
cân nhắc), v.v.
10
Như vậy, động từ trải nghiệm chính là lõi của sự tình trải nghiệm (hay là sự
tình tinh thần), được chia thành bốn nhóm chính: (1) động từ tri giác, (2) động từ tri
nhận, (3) động từ tình cảm, và (4) động từ mong muốn.
3.2.2. Phân loại động từ trải nghiệm
3.2.2.1. Động từ tri giác
Động từ tri giác tĩnh tiêu biểu là see (nhìn thấy), hear (nghe thấy), overhear
(nghe lỏm), feel (cảm thấy), taste (nếm thấy), smell (ngửi thấy), sniff (đánh hơi
thấy), notice (để ý, chú ý, thấy), v.v. Một số nhóm động từ tri giác còn mang tính
động, tức là có thể sử dụng với thể tiếp diễn (progressive aspect) như watch (xem),
look at (nhìn), feel (sờ, mó), taste (nếm), behold (nhìn), stare at (nhìn chằm chằm),
v.v. Như vậy, động từ tri giác điển hình được nhận diện trong luận án có tính
[+tĩnh], nhưng có cả những động từ tri giác có tính [+động].
3.2.2.2. Động từ tri nhận
Động từ tri nhận điển có tính [+tĩnh] như think (nghĩ, tưởng), believe (tin, tin
tưởng), suppose (cho rằng), assume (giả sử,cho rằng, thừa nhận), guess (đoán),
feel (cảm nghĩ là, cho là), mean (có nghĩa, ý muốn nói), know (biết), learn (học
được, nắm được, được biết), doubt (nghi ngờ), wonder (phân vân, muốn biết, tự
hỏi), hypothesize (giả định), remember (nhớ), forget (quên), v.v. Một số động từ
tri nhận có cả đặc điểm [+động] như think about/of (nghĩ về), wonder (phân vân),
consider (xem xét, cân nhắc).
3.2.2.3. Động từ tình cảm
Lớp động từ tình cảm là hiện thực hóa sự tình trải nghiệm tình cảm, gồm
những tiểu loại: thích (liking), yêu (loving), ngưỡng mộ (admiring), nhớ (missing),
sợ hãi (fearing) và ghét (hating). Động từ tình cảm điển hình trong tiếng Anh và
tương đương trong tiếng Việt như like (thích), love (yêu), enjoy (thích), prefer
(thích), adore (say mê), admire (ngưỡng mộ), rejoice (vui mừng), exult (hoan hỉ);
dislike (ghét), v.v. Theo Halliday & Matthiessen [55, tr.210], những động từ trên
thuộc nhóm “like” (thích). Những động từ tình cảm sau đây thuộc nhóm “please”
(làm hài lòng): allure (quyến rũ, lôi cuốn), attract (thu hút), please (làm hài lòng),
displease (làm phật lòng), disgust (làm ghê tởm, làm căm phẫn), offend (làm tổn
thương, làm bực mình), v.v. (Halliday & Matthiessen [55, tr.210]).
3.2.2.4. Động từ mong muốn
Những động từ điển hình là: want (muốn), wish (ước muốn), would like
(muốn), desire (muốn, khao khát), need (cần), hope (for) (hi vọng), long for (mong
đợi), yearn for (mong mỏi), plan (dự định, lập kế hoạch), choose (lựa chọn), decide
(quyết định), v.v. Đặc điểm ngữ nghĩa điển hình của lớp động từ này là [+tĩnh]; một
số có tính [+động] như long for (mong đợi), plan (dự định, lập kế hoạch), v.v.
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của sự tình trải nghiệm
3.3.1. Cấu trúc nghĩa của sự tình trải nghiệm
11
Việc miêu tả cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ trải nghiệm trong
tiếng Anh và tiếng Việt cũng chính là miêu tả cấu trúc của sự tình trải nghiệm,
trong đó động từ trải nghiệm chính là lõi sự tình, xoay quanh nó chính là các vai
nghĩa. Một sự tình trải nghiệm điển hình thường gồm các phần sau: (i) Lõi sự tình
trải nghiệm và (ii) vai diễn tố.
Về mặt từ ngữ biểu thị, lõi sự tình trải nghiệm được cụ thể hóa bằng động từ
trải nghiệm như động từ tri giác, tri nhận, tình cảm và mong muốn. Đặc điểm ngữ
nghĩa điển hình của các động từ này có tính [+tĩnh].
Về mặt hình thức, lõi sự tình trải nghiệm luôn được làm rõ bởi hai vai nghĩa
chính: Nghiệm thể và Hiện tượng (hai vai nghĩa này nằm trong một mối quan hệ
với lõi sự tình trải nghiệm). Trong đó, lõi sự tình trải nghiệm đóng vai trò là yếu tố
trung tâm, chi phối và ấn định hai vai nghĩa. Ngược lại, sự xuất hiện của hai vai
nghĩa này sẽ bổ sung và làm rõ nghĩa cho lõi sự tình trải nghiệm.
3.3.2. Vai nghĩa Nghiệm thể
Tùy vào các kiểu sự tình cụ thể, vai nghĩa Nghiệm thể được cụ thể hóa bằng
những vai cụ thể như: Perceiver (Nghiệm thể tri giác), Cognizer (Nghiệm thể tri
nhận), Emoter (Nghiệm thể tình cảm), Wanter (Nghiệm thể mong muốn). Vai nghĩa
Nghiệm thể điển hình có tính [+động vật], thường là [+con người] và được ban cho
[+ý thức] thường là vai thứ nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa.
3.3.3. Vai nghĩa Hiện tượng
Quan niệm về vai nghĩa Hiện tượng được thể hiện cụ thể và chi tiết hơn cả là
của nhiều nhà ngữ pháp chức năng, theo đó vai nghĩa Hiện tượng được phân biệt
với các tiểu loại: Hiện tượng (đơn), Đại hiện tượng, Siêu hiện tượng. Vai nghĩa
Hiện tượng đơn biểu thị một sự vật (a thing); vai nghĩa Đại hiện tượng là một hành
động (an act) hay sự kiện (an event); vai nghĩa Siêu hiện tượng biểu thị một sự thật
hay thực tế (a fact). Xét về thuộc tính vai nghĩa (role properties) của vai nghĩa Hiện
tượng, thuộc tính [chịu ảnh hưởng] là điển hình trong các kiểu loại sự tình mà nó
xuất hiện.
3.4. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng
Anh và tiếng Việt
3.4.1. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với lớp động từ tri giác
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, cấu trúc nghĩa biểu hiện chung của lớp động từ
tri giác ở thể chủ động như sau: Perceiver+ SoA core: Perception verbs: active +
Phenomenon (Nghiệm thể tri giác + Lõi sự tình: Động từ tri giác:chủ động + Hiện
tượng/Đại hiện tượng/Siêu hiện tượng). Ở thể bị động, trong tiếng Anh, cấu trúc
ngữ nghĩa của câu do động từ tri giác quy định có dạng cơ bản: Phenomenon (P) +
Perception process: Perception verbs: passive ± by Experiencer (Hiện tượng +
Động từ tri giác:bị động ± by Nghiệm thể); trong tiếng Việt, cấu trúc này tương
đương: Hiện tượng + được/bị/do + Nghiệm thể + Lõi sự tình: Động từ tri giác.Từ
12
mô hình ngữ nghĩa chung này, luận án thiết lập những mô hình ngữ nghĩa cụ thể
với các tham số ngữ nghĩa.
3.4.2. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với lớp động từ tình cảm
* Thể chủ động: Nhóm “like” (thích):
Emoter SoA core:
emotion
verb:active
Phenomenon/
Macrophenomenon/
Metaphenomenon
[+tĩnh]
[+kiểm soát]
[-giai đoạn]
Nghiệm
thể tình
cảm
Lõi sự tình:
ĐTTC: chủ
động
Hiện tượng
Đại hiện tượng
Siêu hiện tượng
* Thể chủ động: Nhóm “please” (làm hài lòng):
Phenomenon SoA core: emotion
verb:active
Emoter [+tĩnh]
[-kiểm soát]
[-giai đoạn] Hiện tượng làm + Lõi sự
tình:ĐTTC
Nghiệm thể
tình cảm
Hiện tượng làm (cho) Nghiệm thể
tình cảm
Lõi sự
tình:ĐTTC
* Thể bị động: Nhóm “like” (thích):
Phenomenon SoA core:
emotion
verb:passive
By Emoter [+tĩnh]
[-kiểm soát]
[-giai đoạn]
Hiện tượng được/bị Nghiệm thể
tình cảm
Lõi sự
tình:ĐTTC
Động từ tình cảm thuộc nhóm please cũng được sử dụng rất phổ biến ở thể bị
động trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, dấu hiệu để nhận biết cấu trúc này là sự
xuất hiện của các từ “được, bị” trước động từ.
Emoter SoA core:
emotion
verb:passive
by/with/at/from
/in
Phenomenon
Macro-phenomenon
Metaphenomenon
[+tĩnh]
[-kiểm
soát]
[-giai
đoạn]
Nghiệm
thể tình
cảm
(được/bị) Lõi sự tình:ĐTTC Hiện tượng
Đại hiện tượng
Siêu hiện tượng
3.4.3. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với lớp động từ tri nhận
*Thể chủ động: Cấu trúc điển hình với động từ tri nhận động và tĩnh:
Recipient
cognizer/
Agentive cognizer
SoA core: stative
cognition
verb:active
Phenomenon/
Macrophenomenon/
Metaphenomenon
[+tĩnh]/
[+động]
[+kiểm soát]
[-giai đoạn]
Nghiệm thể tri
nhận tiếp thụ/
Nghiệm thể tri
nhận tác thể
Lõi sự tình:ĐTTN
tĩnh:chủ động
Hiện tượng
Đại hiện tượng
Siêu hiện tượng
13
* Thể bị động: Một cách biểu thị sự tình tri nhận nữa là sử dụng động từ tri
nhận ở thể bị động.
Phenomenon SoA core:
stative
cognition
verb: passive
(by Recipient
cognizer)
[+tĩnh]
[-kiểm soát]
[-giai đoạn]
Hiện tượng ((Được/bị/do)
Nghiệm thể tri
giác tiếp thụ)
Lõi sự
tình:
ĐTTN
tĩnh:bị
động
3.4.4. Cấu trúc nghĩa biểu hiện câu với lớp động từ mong muốn
Trong tiếng Anh, sự tình trải nghiệm mong muốn bao gồm những tiểu loại
như mong muốn (wanting), cần (needing), ý định (intending), khao khát (desiring),
hi vọng (hoping) và ước muốn (wishing).
*Thể chủ động:
Wanter SoA core:volition
verb:active
Phenomenon/
Macrophenomenon/
Metaphenomenon
[+tĩnh]
[+kiểm soát]
[-giai đoạn]
Nghiệm thể
mong muốn
Lõi sự tình:
ĐTMM:chủ động
Hiện tượng/
Đại hiện tượng/
Siêu hiện tượng
*Thể bị động: Khả chấp trong tiếng Anh nhưng bất khả chấp trong tiếng Việt.
Phenomenon SoA core:volition
verb:passive
(by wanter) [+tĩnh]
[+kiểm soát]
[-giai đoạn]
*Hiện tượng có được/ được / do /
bị + Nghiệm thể tri
giác
Lõi sự
tình:ĐTMM
3.5. Tiểu kết
Luận án đã chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt cơ bản như sau:
(a) Đối với động từ tri giác (ĐTTG) trong tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu, những nét tương đồng giữa hai lớp động từ này được
thể hiện như sau: Thứ nhất, tồn tại cả động từ tri giác tĩnh và động trong tiếng Anh
và tiếng Việt. Thứ hai, động từ tri giác tĩnh trong tiếng Anh và tiếng Việt quy định
số lượng cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu ở thể chủ động là như nhau (9 tiếng Anh
và 9 tiếng Việt). Thứ ba, động từ tri giác tĩnh và động chính là lõi sự tình tri giác,
xoay quanh lõi sự tình là các vai nghĩa bắt buộc. Thứ tư, sự tình tri giác trong tiếng
Anh và tiếng Việt có đặc điểm [+tĩnh], [+kiểm soát], [-giai đoạn] (đối với ĐTTG
14
tĩnh), và [-tĩnh], [+kiểm soát], [+giai đoạn] (đối với ĐTTG động). Về nét khác biệt,
thứ nhất, số lượng cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ tri giác trong tiếng
Anh được tìm thấy nhiều hơn tiếng Việt (13 tiếng Anh, 9 tiếng Việt). Thứ hai, cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ tri giác tĩnh và động trong tiếng Anh ở thể
bị động được sử dụng phổ biến, nhưng trong tiếng Việt lại bất khả chấp. Thứ ba, lõi
sự tình trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ tri giác tĩnh và động
trong tiếng Việt không chấp nhận vai nghĩa Siêu hiện tượng. Thứ tư, trong cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu ở thể bị động, vai nghĩa Nghiệm thể được đánh dấu bằng từ
“by” và kết cấu “by + Nghiệm thể” thường là tùy nghi. Tuy nhiên, trong tiếng Việt,
kết cấu “bởi + Nghiệm thể” thường không được sử dụng, thay vào đó là một số từ
như “được, bị, do” trước vai nghĩa Nghiệm thể.
(b) Đối với động từ tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu, những điểm tương đồng giữa hai lớp động từ này như
sau: Thứ nhất, chúng đóng vai trò là lõi sự tình tình cảm trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Thứ hai, sự tình tình cảm với nhóm động từ “like” (thích) và “please” (làm
hài lòng) trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có đặc điểm ngữ nghĩa điển hình là
[+tĩnh], [+kiểm soát], [-giai đoạn]. Về nét khác biệt, thứ nhất, số lượng cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu với lớp động từ tình cảm trong tiếng Anh được tìm thấy ít
hơn so với tiếng Việt (9 tiếng Anh, 11 tiếng Việt). Thứ hai, với cấu trúc ngữ nghĩa
do nhóm động từ tình cảm thuộc kiểu “please” và tương đương trong tiếng Việt là
“làm hài lòng” quy định, trong tiếng Anh trật tự các thành phần nghĩa trong cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu ở thể chủ động như sau: Hiện tượng/Đại hiện tượng/
Siêu hiện tượng-Lõi sự tình - Nghiệm thể tiếp thụ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, cấu
trúc này là: Hiện tượng/Đại hiện tượng/Siêu hiện tượng -làm/làm cho/khiến -
Nghiệm thể tiếp thụ - Lõi sự tình. Thứ ba, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với
động từ nhóm “please” ở thể chủ động với chủ ngữ “it” phổ biến trong tiếng Anh,
nhưng không thấy xuất hiện trong tiếng Việt.
(c) Đối với động từ tri nhận (ĐTTN) tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu, những điểm tương đồng cơ bản giữa hai lớp động từ này
như sau: Thứ nhất, số lượng cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu do hai lớp động từ
này quy định được tìm thấy như nhau (9 tiếng Anh và 9 tiếng Việt). Thứ hai, vai
nghĩa Nghiệm thể tri nhận (tiếp thụ và tác thể) và vai nghĩa Hiện tượng/Đại hiện
tượng/Siêu hiện tương là các vai nghĩa thường bắt buộc. Thứ ba, sự tình tri nhận
trong tiếng Anh và tiếng Việt chung đặc điểm [+tĩnh], [+kiểm soát], [-giai đoạn]
(đối với ĐTTN tĩnh ở thể chủ động), [+tĩnh], [+kiểm soát], [+giai đoạn] (đối với
ĐTTN động ở thể chủ động) và [±tĩnh], [-kiểm soát], [±giai đoạn] (đối với ĐTTN ở
thể bị động). Thứ tư, với một số lõi sự tình là những động từ như know (biết),
believe (tin tưởng), consider (coi là) và understand (hiểu) đứng sau chúng là vai
nghĩa Đại hiện tượng (bao gồm vai nghĩa Carrier (Đương thể) và Attribute (Thuộc
tính), hoặc Identified (Bị đồng nhất thể) và Identifier (Đồng nhất thể)). Về điểm
15
khác biệt, thứ nhất, đối với một số động từ như forget (quên), remember (nhớ)
trong tiếng Anh: khi muốn diễn đạt một sự tình “nhớ” hay là “quên” sự kiện đã hay
sẽ xảy ra, sự kiện đó sẽ được biểu thị bằng một động từ dạng –ing (đã xảy ra) hay
nguyên thể có –to (sẽ xảy ra). Tuy nhiên, đối với tiếng Việt, động từ biểu thị sự
kiện đã hay sẽ xảy ra thường được kết hợp với các từ đã, sẽ, phải (mà không thay
đổi dạng thức). Thứ hai, trật tự vai nghĩa Nghiệm thể tiếp thụ trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện với ĐTTN trong tiếng Anh và tiếng Việt là khác nhau.
(d) Đối với động từ mong muốn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu, những điểm tương đồng cơ bản giữa hai lớp động từ này
như sau: Thứ nhất, động từ mong muốn là lõi sự tình, xoay quanh nó là các vai
nghĩa bắt buộc là Nghiệm thể mong muốn và Hiện tượng/Đại hiện tượng/Siêu hiện
tượng. Vai nghĩa Hiện tượng biểu thị một sự vật; vai nghĩa Đại hiện tượng biểu thị
một hành động; vai nghĩa Siêu hiện tượng thể hiện một ước muốn. Thứ hai, sự tình
mong muốn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có đặc điểm ngữ nghĩa điển hình:
[+tĩnh], [+kiểm soát], [-giai đoạn]; một số sự tình lại có đặc điểm [+động], [+kiểm
soát], [+giai đoạn]. Về điểm khác biệt, thứ nhất, số lương cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu với động từ mong muốn trong tiếng Anh được tìm thấy nhiều hơn trong
tiếng Việt (4 tiếng Anh, 3 tiếng Việt). Thứ hai, trong tiếng Anh, động từ mong
muốn trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu được sử dụng cả trong thể chủ động và
bị động. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, thể bị động lại bất khả chấp với lớp động từ
mong muốn.
CHƯƠNG 4
ĐỘNG TỪ TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU
4.1. Khả năng hiện thực hóa của sự tình trải nghiệm tiếng Anh và tiếng
Việt trong câu
Theo kết quả nghiên cứu ở phần trước, mỗi một sự tình có những cấu trúc
nghĩa khác nhau (về nội dung của sự tình, các tham thể tham gia vào sự tình). Đối
với sự tình trải nghiệm, cấu trúc nghĩa khái quát của sự tình bao gồm: lõi sự tình,
vai nghĩa Nghiệm thể, vai nghĩa Hiện tượng, và có thể một số chu cảnh tham gia
vào sự tình. Sự tình trải nghiệm được phân chia làm các kiểu cụ thể: Sự tình tri giác,
sự tình tri nhận, sự tình tình cảm, sự tình mong muốn. Sự tình trải nghiệm được
hiện thực hóa trong câu bằng những kiểu khác nhau. Thứ nhất, sự tình trải nghiệm
thường trong vai trò nòng cốt câu, làm nên cấu trúc cơ sở của câu đơn. Thứ hai, sự
tình trải nghiệm có thể trong vai trò là một vế của câu phức khi được hiện thực hóa
trong câu. Thứ 3, sự tình trải nghiệm có thể hiện thực hóa với vai trò là tân ngữ
trong câu. Lúc này, câu có cấu trúc hai bậc: có một câu bị bao.
4.2. Sự hiện thực hóa của các thành phần nghĩa của sự tình trải nghiệm
trong câu
16
4.2.1. Khả năng hiện thực hóa của lõi sự tình trải nghiệm trong câu
Về khía cạnh từ vựng, lõi sự tình sự trải nghiệm (tri giác, tri nhận, tình cảm,
mong muốn) trong tiếng Anh và tiếng Việt được hiện thực hóa bởi các động từ trải
nghiệm thuộc các tiểu lớp: tri giác, tri nhận, tình cảm, mong muốn. Các động từ
này điển hình là những động từ trải nghiệm tĩnh, do đó chỉ sử dụng được với thể
đơn, không sử dụng được với thể tiếp diễn. Tuy nhiên, một số vừa là tĩnh vừa là
động.
Về chức vụ cú pháp, lõi sự tình đóng vai trò là vị ngữ trong câu chỉ sự tình trải
nghiệm, thường đứng sau chủ ngữ. Vị ngữ trong câu chỉ sự tình trải nghiệm sẽ quy
định các chức vụ cú pháp cũng như cương vị cú pháp của các yếu tố khác trong câu.
Những yếu tố có quan hệ gần gũi nhất với vị ngữ sẽ là thành phần chính của câu và
cùng với vị ngữ tạo nên cấu trúc cú pháp cơ sở của câu. Yếu tố có quan hệ mật thiết
nhất với vị ngữ, nêu cái làm cơ sở cho việc triển khai nội dung nói ở vị ngữ chính
là chủ ngữ, còn tân ngữ là chức năng cú pháp chịu sự chi phối của vị ngữ. Cả chủ
ngữ và tân ngữ đều chịu sự chi phối và ấn định của vị ngữ.
Về khả năng kết hợp, động từ trải nghiệm là lõi của vị ngữ trong câu có khả
năng kết hợp với một số yếu tố không chịu sự chi phối trực tiếp của động từ trải
nghiệm mà do sự quy định của chu cảnh, nhưng phải được động từ trải nghiệm
trong lõi vị ngữ chấp nhận. Những yếu tố như các động từ tình thái, trạng từ, các
loại phụ từ ở phía trước hay ở phía sau, v.v. không thuộc cấu trúc cơ sở nhưng vẫn
nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Những yếu tố biệt lập như thành phần phụ chú,
tình thái, chuyển tiếp, v.v. không liên quan trực tiếp tới chủ ngữ và nằm ngoài cấu
trúc cú pháp của câu.
Về phạm trù“thì” và “thể”: Một đặc điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng
Việt là tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ biến hình; tiếng Việt thuộc loại hình ngôn
ngữ đơn lập. Do vậy, động từ trải nghiệm trong tiếng Anh khi hiện thực hóa làm vị
ngữ trong câu sẽ biến hình theo phạm trù thì (tense), thể (aspect). Nghĩa ngữ pháp
được biểu hiện đồng thời ở thì và thể, ngay trong một hình thái của động từ. Còn
trong tiếng Việt khi nằm trong vị ngữ trong câu, động từ trải nghiệm không biến hình
theo phạm trù thì, thể (việc có phạm trù thể hay không đang còn là một vấn đề tranh
cãi), do vậy chúng ta phải sử dụng các phương tiện từ vựng để diễn đạt thời gian thay
cho các phạm trù ngữ pháp của động từ. Các phương tiện từ vựng này có thể là trạng
từ chỉ thời gian như bây giờ, ngày mai, hôm qua, v.v.; hay các phó từ như “đã, đang,
sẽ”. Tuy nhiên, các phó từ này không phải lúc nào cũng xuất hiện.
4.2.2. Khả năng hiện thực hóa của vai nghĩa Nghiệm thể trong câu
Về mặt từ vựng
Vai nghĩa Nghiệm thể thường được biểu thị một cụm danh từ, thường là chỉ
người, một người hay nhiều người, nhưng cũng có khi là tập hợp người (collective
human) như the Smiths (gia đình nhà Smith). Đối với câu chỉ sự tình tình cảm với
lõi sự tình được biểu thị bằng nhóm động từ “like”, vai nghĩa Nghiệm thể còn được
17
hiện thực hóa bằng các đại từ nhân xưng (I, you, we, they, he, she, it). Đối với câu
chỉ sự tình tình cảm với động từ thuộc nhóm “please”, vai nghĩa Nghiệm thể có thể
là một danh từ, cụm danh từ hay là một đại từ làm tân ngữ.
Về chức vụ cú pháp trong câu
Vai nghĩa Nghiệm thể có thể đóng vai là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu, do
động từ trong lõi sự tình quy định. Vai nghĩa này có những đặc điểm ngữ pháp cơ
bản trong câu như sau: Thứ nhất, trong câu chủ động, vai nghĩa Nghiệm thể đóng
vai trò là chủ ngữ, thường là đứng đầu câu, đứng trước vị ngữ. Tuy nhiên, vai nghĩa
Nghiệm thể là chủ ngữ trong câu chủ động lại chuyển thành tân ngữ trong câu bị
động và có thể không hiển diện nếu vai nghĩa Nghiệm thể được biểu thị bằng một
cụm danh từ không xác định. Thứ hai, với động từ tình cảm thuộc kiểu “please”
(làm hài lòng), trong tiếng Anh, vai nghĩa Nghiệm thể lại đóng vai trò là tân ngữ,
đứng sau động từ làm vị ngữ trong câu. Đối với câu bị động với vị ngữ là nhóm
động từ “please”, vai nghĩa Nghiệm thể lại đứng đầu câu chỉ sự tình, làm chủ ngữ
trong câu. Ngoài ra, vai nghĩa Nghiệm thể có thể đứng sau một mệnh đề vô định
với động từ tình cảm.
4.2.3. Khả năng hiện thực hóa của vai nghĩa Hiện tượng trong câu
Vai nghĩa Hiện tượng (Phenomenon) được hiện thực hóa bằng một cụm danh
từ (với một danh từ trung tâm) chỉ một quá trình hay một phẩm chất và được coi là
một sự vật. Về chức vụ cú pháp trong câu, vai nghĩa Hiện tượng có thể đảm nhận
chức vụ làm tân ngữ trực tiếp và chủ ngữ.
Vai nghĩa Đại hiện tượng (Macrophenomenon) được hiện thực hóa bằng một
mệnh đề vô định (non-finite clause) chỉ một hành động hoặc sự kiện, thường đóng
vai trò là tân ngữ trong câu chỉ sự tình trải nghiệm.
Vai nghĩa Siêu hiện tượng (Metaphenomemon) được biểu thị bằng một mệnh
đề hạn định (finite clause), thường đóng vai trò là tân ngữ trong câu. Một số trường
hợp đảm nhận chức vụ chủ ngữ trong câu .
4.3. Khả năng hiện diện của các thành phần cú pháp trong câu
Khi sự tình trải nghiệm được hiện thực hóa trong câu có nghĩa là yếu tố tham
gia vào sự tình trải nghiệm cũng được cấu trúc hóa theo các quan hệ ngữ pháp và
trở thành cấu trúc cú pháp của câu. Khi cấu trúc hóa các yếu tố đó, chúng cần được
sắp xếp theo bản chất hình tuyến của ngôn ngữ (sắp xếp theo trật tự trước và sau)
và được hình thức hóa nhờ vào các phương tiện của ngôn ngữ (thực từ, hư từ, ngữ
điệu, hay hình thái biến hóa của từ).
4.3.1. Khả năng hiện diện đầy đủ
Khả năng hiện diện đầy đủ là trường hợp tất cả các yếu tố chính của sự tình
trải nghiệm (lõi sự tình trải nghiệm, vai nghĩa Nghiệm thể (tri giác, tri nhận, tình
cảm, mong muốn), vai nghĩa Hiện tượng (Hiện tượng (đơn), Đại hiện tượng, Siêu
hiện tượng) được hiện diện thực hóa trong câu. Nếu khuyết một yếu tố nào thì nội
dung cần được truyền đạt sẽ không đầy đủ, và do đó không đặt được mục đích giao
18
tiếp. Thực tế khảo sát cho thấy, tất cả các kiểu loại sự tình trải nghiệm (tri giác, tri
nhận, tình cảm, mong muốn) đều có khả năng hiện diện đầy đủ các yếu tố của sự
tình trong câu.
4.3.2. Khả năng hiện diện không đầy đủ
Khả năng hiện diện không đầy đủ là trường hợp có sự vắng khuyết một hoặc
một số yếu tố chính trong sự tình như: khuyết vai nghĩa, khuyết lõi sự tình; còn yếu
tố chu cảnh, vì là tham thể không bắt buộc, nên có thể có mặt hoặc không tùy thuộc
vào việc lõi sự tình (vị ngữ) có chấp nhận hay không.
4.3.2.1. Khuyết chu cảnh
Vai chu cảnh có thể là các yếu tố chỉ thời gian, địa điểm, cách thức, mức độ,
tần xuất, v.v. Chu cảnh là vai nghĩa tùy nghi, bổ sung vào sự tình để có thể làm rõ
hơn hay cung cấp thêm thông tin cho sự tình. Khi các yếu tố bắt buộc trong sự tình
đã xuất hiện đầy đủ (lõi sự tình, vai nghĩa) thì sự xuất hiện của chu cảnh là không
bắt buộc. Theo kết quả khảo sát, sự vắng mặt của chu cảnh là hiện tượng phổ biến ở
các loại sự tình trải nghiệm.
4.3.2.2. Khuyết vai nghĩa
+ Khuyết vai nghĩa Hiện tượng
+ Khuyết vai nghĩa Nghiệm thể
+ Khuyết cả hai vai nghĩa
4.4. Cấu trúc cú pháp của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và
tiếng Việt
4.4.1. Cấu trúc cú pháp của câu với lớp động từ tri giác
*Chủ động: Cấu trúc cú pháp điển hình
Subject Predicate: stative
perception verb: active
Direct Object (NP, non-finite
clause, finite clause)
Chủ ngữ Vị ngữ:ĐTTG tĩnh:chủ
động
Tân ngữ trực tiếp (Cụm danh từ,
cụm C-V)
*Bị động: Cấu trúc cú pháp điển hình
4.4.2. Cấu trúc cú pháp của câu với lớp động từ tình cảm
*Chủ động: Cấu trúc cú pháp điển hình với nhóm “like”
Subject Predicate:Emotion
verb:active
Direct Object:NP/Non-finite
clause/Finite clause
Chủ ngữ Vị ngữ:ĐTTC:chủ động Tân ngữ trực tiếp:cụm danh từ/ cụm
C-V
- Cấu trúc cú pháp điển hình với nhóm “please”:
Subject (S) Predicate (P): stative
perception verbs:passive
± by
Object
Chủ ngữ
(CNg)
± bị/được/do +
tân ngữ (TNg)
Vị ngữ (VNg): ĐTTG
tĩnh
19
Subject Predicate:Emotion
verb:active
Direct
Object
Chủ ngữ Vị ngữ:ĐTTC:chủ động Tân ngữ Hoặc
Chủ ngữ làm/làm cho/khiến Tân ngữ Bổ ngữ
*Bị động:
(i) Subject Predicate: emotion
verb “like”:passive
by Object
Chủ ngữ được/bị/do Tân
ngữ
Vị ngữ:
ĐTTC“like”
(ii) Subject Predicate:
emotion verb
“please”:
passive
by
Object
Chủ ngữ được/
bị
Vị
ngữ:ĐTTC
“please”
(bởi/về.
..) Tân
ngữ
4.4.3. Cấu trúc cú pháp của câu với lớp động từ tri nhận
* Chủ động: Cấu trúc điển hình
Subject Predicate:stative cognition
verb: active
Direct Object:NP/Non-
finite clause/Finite
clause
Chủ ngữ Vị ngữ:ĐTTN tĩnh: chủ động Tân ngữ trực tiếp:cụm
danh từ/ cụm C-V
* Bị động: Cấu trúc điển hình
Subject Predicate: stative cognition
verb: passive
by Object
Chủ ngữ (được/bị/do) Tân
ngữ
Vị
ngữ:ĐTT
N tĩnh
4.4.4. Cấu trúc cú pháp của câu với lớp động từ mong muốn
* Chủ động:
Subject Predicate:volition verb:active Object:NP/Non-finite
clause/Finite clause
Chủ ngữ Vị ngữ:ĐTMM:chủ động Tân ngữ trực tiếp:cụm
danh từ
*Bị động: Cấu trúc này khả chấp trong tiếng Anh, nhưng bất khả chấp trong
tiếng Việt.
Subject Predicate: Volition
verb:passive
by Object
*Chủ ngữ bị/được/do (Tân ngữ) Vị ngữ:ĐTMM
20
4.5. Tiểu kết
Chương này đã chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt cơ bản như sau:
Về đặc điểm tương đồng, thứ nhất, trong câu chủ động Chủ ngữ thường là
vai Nghiệm thể (tiếp thụ hay tác thể) được hiện thực hoá bằng danh từ chỉ người,
mệnh đề dạng Ving hoặc V (to-V), và mệnh đề hạn định (finite clause); Trong tiếng
Việt dường như không có sự phân biệt giữa mệnh đề dạng V clause và cụm C-V về
mặt từ vựng và cấu trúc cú pháp (Cả hai đều được quy về cụm C-V). Thứ hai, cả
trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có câu bị động với một số lớp động từ trải
nghiệm. Trong câu bị động, chủ ngữ lại là các kiểu vai nghĩa Hiện tượng và vai
nghĩa Nghiệm thể lại chuyển thành tân ngữ trong kết cấu tiếng Anh “by + tân ngữ”
(kết cấu này gọi là tân ngữ gián tiếp) và tương đương trong tiếng Việt lại là
“được/bị/do + tân ngữ) nhưng có tính tuỳ nghi nếu Tân ngữ gián tiếp được hiện
thực hoá bằng danh từ không xác định. Động từ nằm trong vị ngữ trong tiếng Anh
được chia ở dạng bị động với cấu trúc cơ bản là “to be + past participle” (động từ
“to be” cần được chia với những thì của động từ trải nghiệm tương tứng). Còn ở
trong tiếng Việt, động từ vẫn giữ nguyên dạng thức (vì tiếng Việt là ngôn ngữ
không biến hình) nhưng lại được đánh dấu bằng các từ “được, bị, do”. Tuy nhiên,
so với tiếng Anh cấu trúc bị động với động từ trải nghiệm trong tiếng Việt được sử
dụng với số lượng hạn chế.
Về điểm khác biệt, có sự khác biệt lớn giữa nhóm động từ “please” thuộc lớp
động từ tình cảm trong tiếng Anh và nhóm tương đương trong tiếng Việt. Nhóm
động từ trải nghiệm trong tiếng Anh nằm trong lõi vị ngữ và xung quanh chúng là
các thành phần cú pháp chủ ngữ và tân ngữ. Chủ ngữ là vai nghĩa Hiện tượng và
Tân ngữ lại là vai nghĩa Nghiệm thể trong câu chủ động. Trong câu bị động, trật tự
của hai thành phần này được đảo vị trí cho nhau, trong đó chủ ngữ lại trở thành Tân
ngữ gián tiếp với từ “by” đứng trước nó. Tuy nhiên, trong tiếng Việt nhóm động từ
này lại chuyển thành tính từ chỉ tình cảm, đóng vai trò là bổ ngữ cho tân ngữ trong
kết cấu “làm/làm cho + tân ngữ + bổ ngữ”; lúc này, động từ “làm/làm cho” lại là lõi
vị ngữ trong cấu trúc vị ngữ.
21
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Luận án “Đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt” được
thực hiện với phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu động từ trong sự hành chức trong
câu trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng.
Luận án nhằm (i) tìm ra được cấu trúc ngữ nghĩa của câu với động từ trải nghiệm
trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt và
(ii) thiết lập được cấu trúc ngữ pháp của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng
Anh và đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt. Để đạt được
hai mục đích trên, luận án đã tiến hành bốn (4) nhiệm vụ chính: (1) xác lập cơ sở lí
luận liên quan đến ngữ pháp chức năng ở bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, quan
niệm về nghĩa biểu hiện, phân loại sự tình với các tham số nghĩa và vai nghĩa, cấu
trúc nghĩa của một sự tình; (2) xác lập cơ sở lí luận liên quan đến bình diện ngữ
pháp như khái niệm thành phần câu, các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu; mối quan
hệ giữa hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu (nhiệm vụ (1) và (2) cung
cấp cơ sở lí luận để thực hiện đề tài); (3) xác định lĩnh vực trải nghiệm, cấu trúc
nghĩa của sự tình trải nghiệm, các thành phần tham gia vào sự tình trải nghiệm và
đặc điểm ngữ nghĩa của chúng; tiêu chí nhận diện và phân loại các động từ trải
nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt; cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với mỗi tiểu
lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt; và (4) phân tích
sự hiện thực hóa các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của sự tình trải
nghiệm trong câu, cấu trúc cú pháp của câu với mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm
trong tiếng Anh, và đối chiếu với tiếng Việt.
Xuất phát từ tính chất, đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án, các
phương pháp chủ yếu được dùng trong luận án này là: phương pháp so sánh - đối
chiếu (với cơ sở đối chiếu là lấy ngữ liệu tiếng Anh làm gốc, sau đó đối chiếu sang
tiếng Việt) và phương pháp phân tích-miêu tả. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng một số
thủ pháp như: thống kê, mô hình hóa, đối lập và loại suy, và nội quan. Với những
mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được áp dụng,
luận án đã đi đến những kết luận sau đây:
1.1. Động từ nói chung và động từ trải nghiệm nói riêng trong tiếng Anh và
tiếng Việt đóng một vai trò hết sức quan trọng trong câu. Ở bất kỳ ngôn ngữ nào,
động từ cho chúng ta biết chuyện gì đang xảy ra, những hành động cũng như là
những mối liên hệ hay trạng thái. Động từ là tâm điểm đối với việc mô tả một sự
22
tình bởi vì chúng ta tạo dựng câu chuyện về một sự kiện xung quanh một sự tình
hay một hành động. Do vậy, nhiều nhà ngôn ngữ học đã tập trung nghiên cứu về
động từ nói chung và động từ trải nghiệm nói riêng.
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, động từ trải nghiệm, dù được phân loại theo hướng
là phạm trù từ loại hoặc theo hướng phạm trù chức năng, được chia làm bốn tiểu
lớp chính: (1) động từ tri giác, (2) động từ tri nhận, (3) động từ tình cảm, và (4)
động từ mong muốn. Một số tác giả liệt kê các nhóm động từ này vào nhóm động
từ trạng thái hay động từ tinh thần. Về mặt nghĩa khái quát, hầu hết các nhóm động
từ trải nghiệm có tính [+tĩnh], [-giai đoạn] (chúng không thể sử dụng với thể tiếp
diễn, mà chỉ sử dụng với thể đơn). Một số nhóm động từ vừa mang tính [+tĩnh] và
vừa mang tính [+động] và [+giai đoạn], đặc biệt đối với một số nhóm động từ tri
giác và tri nhận.
1.2. Khi được thể hiện vào trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, động từ trải
nghiệm chính là lõi của sự tình, xoay quanh nó là các tham thể (hay vai nghĩa) (bắt
buộc và tùy nghi). Vai nghĩa bắt buộc còn được gọi là các diễn tố, bao gồm vai
nghĩa Nghiệm thể và Hiện tượng. Vai nghĩa tùy nghi là chu cảnh (cách thức, thời
gian, vị trí, liên nhân, v.v.). Vai nghĩa Nghiệm thể là một tham thể cảm giác,
thường là con người, trải qua hoặc bị ảnh hưởng bởi một trạng thái, quá trình hay
sự kiện nội tại. Tham thể mà tạo nên, gây ra, hoặc khởi xướng sự trải nghiệm hoặc
chính nó mà sự trải nghiệm hướng tới-đó là Hiện tượng.
Vai nghĩa Nghiệm thể trong sự tình trải nghiệm tĩnh còn được gọi là Nghiệm
thể tiếp thụ (Recipient Experiencer); trong sự tình trải nghiệm động vai đó được gọi
là Nghiệm thể tác thể (Agentive Experiencer). Trong mỗi kiểu sự tình trải nghiệm,
vai nghĩa Nghiệm thể được cụ thể bằng Nghiệm thể tri giác, Nghiệm thể tri nhận,
Nghiệm thể tình cảm, Nghiệm thể mong muốn.Vai nghĩa Nghiệm thể điển hình có
tính [+động vật], và thường là [+con người].
Vai Hiện tượng thực hiện hóa một sự vật được gọi là Hiện tượng (đơn); khi
biểu thị một hành động, một sự kiện, hay một tình huống thì vai này được gọi là
Đại hiện tượng; khi biểu thị một sự thật thì vai này được gọi là Siêu hiện tượng.
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, vai nghĩa Hiện tượng được hiện thực hóa bằng một
cụm danh từ. Vai nghĩa Đại hiện tượng trong tiếng Anh được hiện thực hóa bằng
một mệnh đề vô định dạng –ing (biểu thị một hành động chưa hoàn thành) hay to-
infinitive (biểu thị một hành động hoàn thành); còn trong tiếng Việt, cho dù một
hành động đang diễn ra hay hoàn thành thì vai nghĩa Đại hiện tượng được hiện thực
23
hóa bằng một động từ/cụm động từ. Vai Siêu hiện tượng trong tiếng Anh được biểu
thị bằng một mệnh đề hạn định (finite clause), thường là mệnh đề that-clause và
wh-clause. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt vai Siêu hiện tượng cũng được biểu
thị bằng một mệnh đề, và mệnh đề này thường có kết cấu “rằng/là, cái mà, điều mà,
nơi mà, lý do mà, thời điểm mà, người mà + chủ ngữ + vị ngữ”.
Sự tình trải nghiệm điển hình có đặc trưng ngữ nghĩa là [+tĩnh], [-giai đoạn]
với động từ trải nghiệm tĩnh. Đặc trưng [± động] và [± kiểm soát] cũng được xem
xét với mỗi loại động từ trải nghiệm riêng biệt. Với một số sự tình mà lõi của
chúng là động từ tri giác, tri nhận và mong muốn, chúng có cả đặc trưng [+động]
[+giai đoạn] và [+tĩnh] [-giai đoạn] tùy vào nghĩa của chúng.
1.3. Luận án đã thiết lập được 67 cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với 04 tiểu
lớp động từ trải nghiệm. Cụ thể là luận án đã thiết lập được 13 cấu trúc ngữ nghĩa
với lớp động từ tri giác tiếng Anh và 13 cấu trúc tương đương trong tiếng Việt, 9
với lớp động từ tri nhận tiếng Anh và 9 tiếng Việt, 9 với lớp động từ tình cảm tiếng
Anh và 11 tiếng Việt, và 04 với lớp động từ mong muốn tiếng Anh và 03 tiếng Viêt.
Từ việc thiết lập và mô tả các cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với mỗi tiểu
lớp động từ trong tiếng Anh, luận án đối chiếu với tiếng Việt và đã làm sáng tỏ
những điểm tương đồng và dị biệt trong mỗi cấu trúc và giữa các cấu trúc. Cụ thể là,
luận án đã tìm ra được 12 điểm tương đồng và 11 điểm khác biệt giữa lớp động từ
trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.4. Luận án cũng đã nêu được một cách ngắn gọn và cơ bản những cơ sở lý
luận về mối liên hệ giữa bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ pháp trong việc
phân tích câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt, các thành tố cú
pháp cơ bản và khả năng hiện thực hóa các thành tố nghĩa trong cấu trúc cú pháp
của câu về mặt từ ngữ biểu thị và chức năng cú pháp. Từ đó, luận án đã đi sâu vào
việc phân tích cấu trúc cú pháp cơ sở của câu và nêu lên một số điểm tương đồng
và khác biệt cơ bản.
Về số lượng cấu trúc cú pháp, luận án đã đề xuất được tổng số 33 cấu trúc với
động từ trải nghiệm tiếng Anh và 29 với lớp động từ trải nghiệm tiếng Việt. Cụ thể
là, luận án đã thiết lập được 13 cấu trúc cú pháp với lớp động từ tri giác tiếng Anh
và 11 cấu trúc tương đương trong tiếng Việt, 8 với lớp động từ tri nhận tiếng Anh
và 7 với lớp động từ tri nhận trong tiếng Việt, 7 với lớp động từ tình cảm tiếng Anh
và 7 với lớp động từ tình cảm tiếng Việt, và 5 với lớp động từ mong muốn tiếng
Anh và 4 với lớp động từ mong muốn tiếng Việt.
24
Về điểm tương đồng và dị biệt, luận án đã tìm thấy và khái quát hóa thành ba điểm
tương đồng và ba điểm dị biệt chính giữa lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh
và tiếng Việt.
2. Kiến nghị và những nghiên cứu tiếp theo
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, chúng tôi chỉ tập trung vào đối
chiếu bốn tiểu lớp động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sự hành
chức của câu với những tham thể do động từ đó quy định trên hai bình diện ngữ
nghĩa và ngữ pháp. Cơ sở của việc đối chiếu là lấy lớp động từ trải nghiệm trong
tiếng Anh làm gốc, sau đó đối chiếu với tiếng Việt. Việc đối chiếu cũng chỉ giới
hạn về đặc điểm cấu trúc nghĩa biểu hiện và cú pháp của câu ở thể chủ động và bị
động, và đặc trưng ngữ nghĩa của mỗi sự tình trải nghiệm với mỗi tiểu lớp động từ,
sử dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng. Những nét nghĩa khác biệt giữa các động từ
trong cùng một tiếu lớp và giữa các tiểu lớp chưa được tập trung nghiên cứu. Luận
án cũng chưa khai thác được hiện tượng chuyển nghĩa của một số động từ trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
Luận án hi vọng sẽ mở ra những nghiên cứu khác như: tìm hiểu đặc điểm ngữ
nghĩa của mỗi lớp động từ trải nghiệm, tìm hiểu kỹ hơn về đặc trưng các vai nghĩa
tham gia vào mỗi sự tình trải nghiệm, nghiên cứu điển mẫu, nghiên cứu hiện tượng
chuyển nghĩa của một số động từ tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt, nghiên
cứu động từ trong câu trên bình diện ngữ dụng, v.v.
25
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Về động từ trải nghiệm trong tiếng Anh, Tạp chí Từ điển học và Bách
khoa thư, số 3 (35), 5-2015, tr.104-112
2. Đặc điểm của sự tình và sự tình trải nghiệm trong tiếng Anh, Tạp chí
Nhân lực Khoa học Xã hội, số 5 (24) - 2015, tr.94-102
3. Bước đầu nghiên cứu động từ trải nghiệm trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn
ngữ & Đời sống, số 6 (236)-2015, tr.21-26
4. Vai nghĩa Hiện tượng trong mệnh đề chỉ quá trình trải nghiệm tiếng Anh,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu nước ngoài, tập 32, số 1 (2016)
29-38
5. Cấu trúc ngữ nghĩa cơ sở của câu với động từ tình cảm trong tiếng Anh và
tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 4 (246)-2016, tr.48-54
6. Vai nghĩa Nghiệm thể trong sự tình tình cảm trong tiếng Anh, Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học Quốc gia 2016 “Nghiên cứu và giảng dạy Ngoại ngữ,
Ngôn ngữ và Quốc tế học tại Việt Nam”, tr.312-318, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_chieu_dong_tu_trai_nghiem_trong_tieng_anh_va_tieng_viet_1321.pdf