Tóm tắt Luận án Đổi mới dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS tỉnh Hà Giang

Công tác giáo dục truyền thống cho HS phổ thông cần đặc biệt coi trọng. Muốn làm tốt được điều này, cần nhìn nhận rõ vai trò, vị trí quan trọng của bộ môn lịch sử, đặc biệt là vấn đề dạy học LSĐP ở trường phổ thông. Các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục cần thường xuyên khuyến khích GV thực hiện đổi mới dạy học lịch sử; cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho GV trong dạy học LSĐP; Cần vận dụng biện pháp sư phạm mềm dẻo để từng bước đưa giáo dục về chủ quyền biên giới cho HS trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học LSĐP nói riêng đối với các vùng miền biên giới hải đảo trên cả nước (trong đó có tỉnh Hà Giang). Đây là vấn đề cấp thiết và có giá trị thực tiễn sâu sắc, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.

doc27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, thực tiễn giảng dạy LSĐP ở trường phổ thông nói chung và trường THCS tỉnh Hà Giang nói riêng, chúng tôi chọn vấn đề "Đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang" làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: chỉ tập trung vào đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang, cụ thể: - Nghiên cứu lý luận về đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, từ đó đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang về : Mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp dạy học (PPDH). - Điều tra thực tiễn tại một số trường THCS tỉnh Hà Giang trên 03 vùng ̣: Vùng 1 (TP, thị trấn), vùng 2 (nông thôn), vùng 3 (vùng sâu, vùng xa) của tỉnh Hà Giang. - Thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần trong một số trường THCS trên 03 vùng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới dạy học LSĐP ở trường phổ thông, đề tài tập trung đề xuất định hướng đổi mới về chương trình, mục tiêu và các biện pháp đổi mới nội dung, hình thức và PPDH LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu lí luận về đổi mới dạy học, đổi mới dạy học Bộ môn lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng. - Khảo sát, điều tra thực tiễn việc dạy - học LSĐP ở một số địa phương trong nước và trong nhà trường THCS tỉnh Hà Giang, làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra. - Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK lịch sử phổ thông; phân phối chương trình LSĐP ở một số địa phương trong nước và ở trường THCS tỉnh Hà Giang. Qua đó đề xuất định hướng đổi mới chương trình, mục tiêu và biện pháp đổi mới nội dung, hình thức và PPDH LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. - Thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần những biện pháp sư phạm đề xuất; rút ra kết luận, khuyến nghị. 4. Cơ sở phương pháp luận và PP nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu về Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục lịch sử và lịch sử có liên quan tới đề tài. Nghiên cứu nội dung chương trình Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, xác định thời lượng dành cho LSĐP ở trường THCS; xác định mục tiêu, nghiên cứu tư liệu, xây dựng nội dung dạy học LSĐP; từ đó đề xuất hình thức, biện pháp sư phạm nhằm đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang * Nghiên cứu thực tiễn Điều tra thực tiễn việc dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang thông qua phiếu điều tra, dự giờ, quan sát, phân tích phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, hội thảo khoa học (GV, HS, cán bộ quản lý giáo dục), nhằm làm rõ bức tranh toàn cảnh về thực trạng dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang * Thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần ở một số trường THCS tỉnh Hà Giang nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án * Sử dụng phương pháp thống kê toán học và các thành tựu của công nghệ thông tin trong phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm. 5. Giả thuyết khoa học Chúng tôi cho rằng, nếu vấn đề đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang được thực hiện một cách hệ thống, đồng bộ, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức và PPDH, sẽ từng bước giải quyết những bất cập, hạn chế trong dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Bộ môn lịch sử trong nhà trường THCS tỉnh Hà Giang. 6. Đóng góp của luận án - Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới dạy học LSĐP nói chung và vấn đề đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang - Làm phong phú thêm lý luận về đổi mới dạy học Bộ môn lịch sử nói nói chung, đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang nói riêng - Phác hoạ bức tranh toàn cảnh về thực trạng dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang - Biên soạn các bài học LSĐP dùng trong nhà trường THCS tỉnh Hà Giang - Đề xuất một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức, PPDH LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn. - Về lí luận: Góp phần làm phong phú thêm lí luận về đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học LSĐP nói riêng ở trường THCS tỉnh Hà Giang. - Về thực tiễn: Những đóng góp của luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của LSĐP trong dạy học lịch sử đối với các cấp quản lý giáo dục các nhà trường, GV và HS ở trường THCS tỉnh Hà Giang. Từ đó, giúp giáo viên THCS tỉnh Hà Giang biết vận dụng những vấn đề của LSĐP vào đổi mới dạy học lịch sử ở trường THCS tỉnh Hà Giang Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành lý luận và PPDH lịch sử. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương Chương 1: Tổng quan Chương 2: Vấn đề đổi mới dạy học học LSĐP ở trường phổ thông - Lí luận và thực tiễn. Chương 3: Đổi mới chương trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. Chương 4. Đổi mới phương pháp dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. Thực nghiệm sư phạm Chương 1 TỔNG QUAN Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử nói chung, LSĐP (LSĐP) nói riêng, vấn đề đổi mới đã được các nhà tâm lý học, giáo dục học, giáo dục lịch sử trong và ngoài nước đề cập đến ở nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau: 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả nước ngoài 1.1.1. Tài liệu giáo dục học, tâm lý học Ở Liên Xô (trước đây), các nhà giáo dục và tâm lý học đã tiếp cận vấn đề đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở nhiều góc độ khác nhau: Bàn về PPDH và vấn đề đổi mới PPDH ở trường phổ thông, các tác giả Đaniôp.M.A, Xcatkin. M.N;M.Aleecxêep, N.V Savin , I.F.Kharlamop , T.A.Ilina đã phân tích những dấu hiệu biểu đạt tính tích cực của người học; tiếp cận việc đổi mới dạy học thông qua phát triển năng lực nhận thức cho HS gắn với mối quan hệ tâm lý học - lý luận dạy học - logic học. Unesco - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc đã xuất bản nhiều ấn phẩm về phát triển giáo dục, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các tài liệu "Phát triển mô hình giảng dạy trong đào tạo giáo viên" (bản tiếng Anh), "Những cơ hội cho sự đổi mới giáo dục trong và sau xung đột" của tác giả Susan Nicolai" (bản tiếng Anh), đã cho thấy những kinh nghiệm đổi mới giáo dục: đó chính là việc xác định mục tiêu giáo dục, vai trò người thầy trong phát huy hiệu quả giáo dục. Bộ sách "Đổi mới phương pháp dạy học" của tổ chức ASCD - (Association for Supervision and Curriculum Development) Hoa Kì (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011) đã cho chúng ta thêm những phương thức tiếp cận mới về đổi mới PPDH 1.1.2. Tài liệu giáo dục lịch sử Ở Liên Xô (trước đây), Ở Nga và châu Âu (hiện nay), rất chú trọng vấn đề đổi mới dạy học lịch sử trong nhà trường phổ thông. Các cuốn sách về PPDH lịch sử đã tiếp cận nhiều góc nhìn về đổi mới dạy học bộ môn, là sự chia sẻ những cách nhìn trong dạy học lịch sử thời hiện đại, thể hiện ở sự trân trọng các ý tưởng từ người học, tầm quan trọng của thực hành, hiệu quả của phương pháp dạy học lịch sử, tính chuyên nghiệp trong đổi mới trong dạy học 1.1.3. Tài liệu về dạy học LSĐP Liên Xô (trước đây) và Nước Nga (ngày nay) : Từ đầu thế kỷ XVIII, các nhà nghiên cứu LSĐP đã cho ra đời những công trình nghiên cứu có giá trị. Từ thời nước Nga Xô Viết cho tới ngày nay, giáo dục LSĐP rất được coi trọng trong giáo dục cộng đồng và giáo dục trường học. Tại Mỹ, nghiên cứu LSĐP rất được coi trọng. Từ những năm 1980, LSĐP đã được đưa vào chương trình dạy học lịch sử và xã hội học ở tất cả các cấp học. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, giáo dục đã lập nên những trang web riêng về LSĐP (AASLH - The American Association for State and Local History), ở đó có thể truy cập rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy LSĐP. Tại Anh, đầu thế kỷ XX, LSĐP là nội dung được khuyến khích trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Hiện nay, nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy LSĐP ở Anh rất phong phú, đa dạng. cuốn “Giảng dạy LSĐP” của tác giả W.B.Stephen, bản tiếng anh (W.B.Stephen (1977), “Teaching local history”, Manchester University Press), được sử dụng như một tài liệu tham khảo rất có giá trị trong lĩnh vực dạy học LSĐP trong nhà trường sư phạm và phổ thông tại nước Anh. Ở Pháp, hệ thống trường học thường sử dụng nội dung giáo dục địa phương như một phương tiện hữu ích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Nhiều diễn đàn trao đổi phương pháp dạy học LSĐP được các GV lập nên khẳng định vị trí của giáo dục lịch sử trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. Các hội nghị sử học Quốc tế đã bàn đến việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP như hội nghị tại Cộng hòa Dân chủ Đức (năm 1979), hội nghị tại Rumani (năm 1980). Khuyến nghị của Nghị viện Châu Âu số 1283, ngày 22-1-1996 đã nhấn mạnh việc mở rộng nội dung của các chương trình lịch sử và coi“LSĐP cũng như LSDT phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu số”... Những vấn đề về LSĐP cũng được đề cập tại các hội nghị quốc tế. Ở Trung Quốc, Vu Hữu Tây trong giáo trình “Giáo học pháp lịch sử” xuất bản ở Bắc Kinh năm 1988 và tái bản năm 2009, 2011, cho rằng: "LSĐP là nguồn tài nguyên quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Vì thế, việc dạy học lịch sử cần bắt đầu từ LSĐP”. 1.2. Công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong nước 1.2.1. Tài liệu tâm lý học, giáo dục học Chúng tôi điểm qua những nghiên cứu có thể vận dụng trọng đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang như sau: Nghiên cứu về giáo dục học của nhiều tác giả đã bàn hình thức dạy học cần thay đổi để nâng cao chất lượng dạy học, tiếp cận việc đổi mới PPDH : dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm Tiếp thu và vận dụng những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học, tâm lý học trong nước về đổi mới dạy học với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, chúng tôi nhận thấy những biểu hiện của phạm trù đổi mới : sự hiệu quả, tính tích cực, sự tự học, sự sáng tạo và thay đổi. 1.2.2. Tài liệu Giáo dục lịch sử (trong đó có LSĐP): * Trong lĩnh vực Giáo dục lịch sử: Đã có nhiều công trình nghiên cứu từ năm 1966 đến nay, mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với quá trình đổi mới dạy học Bộ môn lịch sử hiện nay. Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của xuất bản từ năm 1966, 1976, 1980, 1992, 2002, 2009, 2010 đã đặt cơ sở nền tảng những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học lịch sử với tư cách là một khoa học; đi sâu phân tích những yêu cầu cơ bản đối với một giờ học lịch sử; bài học nội khoá và cách thức tiến hành bài lịch sử nội khoá ở trường phổ thông; các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của người thầy trong đổi mới. Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (các năm 1999, 2006, 2008, 2012); Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ được bộ môn phương pháp DHLS ở một số trường Đại học Sư phạm, đặc biệt là Đại học sư phạm Hà Nội thực hiện hàng năm đều nghiên cứu những vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ở những mức độ nhất định đã tiếp cận tới vấn đề đổi mới dạy học, đổi mới trong dạy học Bộ môn lịch sử, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử hiện nay. Đây là những nguồn tư liệu quý, có ý nghĩa với tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. * Tài liệu LSĐP Đã có nhiều công trình nghiên cứu về LSĐP. Trong giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử" của các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, xuất bản các năm 1976, 1980, 1992, 1998, 2002, nhấn mạnh đến việc cần phải gắn công tác học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường với thực tiễn xã hội. Giáo trình LSĐP, sách chuyên khảo về PPDH Bộ môn lịch sử khi bàn tới các biện pháp sư phạm trong DH bộ môn thường quan tâm tới việc dạy học sử cần gắn với thực tiễn, chú trọng mối liên hệ giữa LSDT với LSĐP trong DHLS. Dự án Việt Bỉ về “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV Tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” với cuốn "Tài liệu hướng dẫn địa phương biên soạn tài liệu nội dung địa phương môn lịch sử" (2012) đã chỉ rõ những vấn đề lý luận về biên soạn và dạy học LSĐP và tài liệu minh họa. Các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, các công trình thạc sỹ và tiến sỹ cũng đề cập đến những khía cạnh của đổi mới dạy học LSĐP đều khẳng định tính cấp thiết phải đưa nguồn tài liệu LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường. Hầu hết các tỉnh trong cả nước đã biên soạn LSĐP và đưa vào giảng dạy trong trường học. Ở Hà Giang, đã có nhiều công trình nghiên cứu về LSĐP như: "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang" được tái bản nhiều lần; "Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà Giang" năm 1994; "Hà Giang thời tiền sử" năm 2000, "Hà Giang 110 năm" năm 2001, "Những sự kiện lịch sử tiêu biểu tỉnh Hà Giang" năm 2000... Những nguồn tài liệu trên rất hữu ích, nếu GV biết cách khai thác, đưa vào giảng dạy LSĐP. Tuy nhiên, tình trạng thiếu thống nhất về nội dung dạy học LSĐP giữa các cấp học, đã diễn ra ở Hà Giang từ rất lâu. Vì vậy, chất lượng dạy học LSĐP còn nhiều hạn chế, giáo viên chậm đổi mới, các giờ học nội khóa được thực hiện một cách hình thức, các hoạt động ngoại khóa LSĐP thì rất hiếm, nếu có cũng chưa đúng nghĩa là hoạt động ngoại khóa LSĐP. 1.3. Những vấn đề luận án kế thừa và cần tiếp tục giải quyết Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học, chúng tôi xác định những vấn đề chưa được giải quyết để đặt ra mục tiêu cần thực hiện những nội dung nghiên cứu trong luận án: 1. Tiếp thu kết quả nghiên cứu đã đạt được và từng bước nâng cao cơ sở lí luận của việc đổi mới dạy học LSĐP trong nhà trường phổ thông. 2. Tập trung làm rõ thực trạng dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang: 3. Đề xuất các biện pháp đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang * * * Những nghiên cứu của các chuyên gia Tâm lý học, giáo dục học trên thế giới cũng như trong nước giúp chúng tôi có cách nhìn vấn đề đổi mới giáo dục sâu sắc hơn, cụ thể và khoa học, để vận dụng vào luận án. Việc dạy học LSĐP ở nước ta đã được cụ thể hóa trong chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trong các năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vấn đề đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang nhằm kế thừa và phát triển những cơ sở lý thuyết về đổi mới dạy học gắn với thực tiễn địa phương; thể hiện ở việc đổi mới : về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học LSĐP; góp phần đổi mới dạy học Bộ môn lịch sử hiện nay. Cuối cùng, cho đến thời điểm thực hiện luận án, ở Việt Nam chúng tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu lịch sử mang tính chuyên sâu và có hệ thống về “Đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang” Luận án vừa là sự kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước, vừa là sự cố gắng của bản thân tác giả luận án trong việc nghiên cứu, góp phần làm rõ vấn đề: “Đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang”. Chương 2 VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 2.1.1.1. Quan niệm về LSĐP a. Địa phương: Tựu chung lại, có thể hiểu "Địa phương" là khái niệm nhằm chỉ không gian địa lý của các vùng miền địa phương khác nhau, có ranh giới nhất định, là bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm "địa phương" còn được hiểu là những yếu tố thuộc phạm trù văn hóa, gắn với con người, chỉ các lĩnh vực liên quan tới đời sống của con người ở mỗi địa phương: đơn vị hành chính, các lĩnh vực chuyên ngành, đời sống văn hóa tộc người tại các khu vực, vùng miền khác nhau. b. LSĐP: Có nhiều định nghĩa khác nhau từ các nhà giáo dục lịch sử nước ngoài và trong nước : Rogers với “Phương pháp tiếp cận LSĐP”, W.B.Stephen trong “Dạy học LSĐP”, IAAMSS với “Dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” (IAAMSS (1975); tác giả Nguyễn Cảnh Minh định nghĩa: “LSĐP là lịch sử của các địa phương, chẳng hạn lịch sử của làng xã, huyện, tỉnh, vùng, miền. LSĐP còn bao hàm cả lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các cơ quan, xí nghiệp. Như vậy, khái niệm LSĐP như vậy rất phong phú và đa dạng cả về nội dung và thể loại. 2.1.1.2. Đổi mới dạy học LSĐP a. Thế nào là đổi mới? Tiếp cận từ điển Oxford, Wikipedia, từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ Hà Nội... với những khái niệm về đổi mới. Từ đó, chúng tôi cho rằng, nội hàm của khái niệm đổi mới bao gồm hai đặc trưng: 1. Sự thay đổi/ 2. Có tiến bộ nhiều hơn cái trước đó b. Đổi mới dạy học Theo cách hiểu như trên về “Đổi mới”, chúng ta đã sử dụng khái niệm đổi mới ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau trong giáo dục: Để làm rõ hơn vấn đề “Đổi mới dạy học”, chúng tôi đã tiếp cận một số tài liệu giáo dục của nước ngoài từ newschools.org bàn về vấn đề đổi mới giáo dục. Các bài viết của các nhà khoa học tới từ các trường đại học ở Mỹ cùng chung quan điểm về đổi mới dạy học. Theo đó, vấn đề đổi mới dạy học được các nhà nghiên cứu giáo dục tiếp cận dựa trên 4 dấu hiệu: Sự thay đổi, sự phát triển, sự mới lạ và sự cải thiện. Các tài liệu giáo dục trong nước bàn về đổi mới dạy học : Thứ nhất, phạm trù "đổi mới dạy học" xưa và nay trong các tài liệu giáo dục; thứ hai, cần phân biệt giữa "Mới" và "Cũ" như thế nào? Tiếp cận qua 2 góc nhìn về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá và .đổi mới phương tiện dạy học hiện nay Từ những phân tích trên, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu về đổi mới dạy học trong tình hình hiện nay như sau: Một là, đổi mới không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn cái cũ, cái truyền thống Hai là, đổi mới mang tính sáng tạo và phát triển trên cơ sở cái cũ Ba là, đổi mới phải có hiệu quả, có chất lượng, bởi mục tiêu của đổi mới dạy học là để mang lại một hiệu quả, chất lượng dạy học nhất định. Đổi mới mà không hiệu quả thì không gọi là mới. Như vậy, đổi mới là một phạm trù vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính sáng tạo và phát triển. c. Đổi mới dạy học LSĐP Xét về tổng thể quan niệm đổi mới dạy học hiện nay, cần bắt đầu từ triết lý, mục tiêu giáo dục: dạy học nhằm phát triển năng lực người học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Từ đó xác định đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá quá trình dạy học. 2.1.2. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục Vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta được cụ thể hóa thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Luật giáo dục 2005; Nghị quyết Trung ương 8 - Khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản Giáo dục và Đào tạo sau 2015. Đặc biệt, đối với việc phát triển giáo dục vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn,...Vì thế, việc đổi mới dạy học LSĐP là phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong dạy học hiện nay 2.1.3. Đặc điểm tri thức LSĐP Tri thức lịch sử nói chung ở trường phổ thông có những đặc điểm nổi bật: tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống và sự thống nhất giữa “sử” và “luận”. LSĐP còn có những đặc điểm riêng như tính cụ thể, tính thực tiễn địa phương. Vì vậy, đặc điểm tri thức LSĐP thiên về dạng "ẩn", hình thành qua trải nghiệm thực tiễn nhiều hơn là tri thức lịch sử nói chung. 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang a. Vai trò: LSĐP có vai trò, vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông. LSĐP và LSDT có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù "cái chung và cái riêng". Dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang đóng vai trò quan trọng trong giáo dục ý thức và tinh thần dân tộc, bảo vệ và xây dựng biên cương phía Bắc của Tổ quốc. b. Ý nghĩa - Tri thức lịch sử Hà Giang luôn gắn liền với tiến trình phát triển của LSDT và lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến nay. Việc dạy học LSĐP tạo nên sự thống nhất, gắn kết, hoàn thiện mục tiêu giáo dục bộ môn: LSTG, LSDT, LSĐP. - Quá trình dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng cần thiết, giúp hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực bản thân người học. Dạy học lịch sử đặc biệt là LSĐP luôn có ưu thế trong giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Thực tiễn dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang 2.2.1. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THCS miền núi Hà Giang Hà Giang là tỉnh miền núi với 19 dân tộc cùng sinh sống. Học sinh ở trường THCS ở độ tuổi từ 11 đến 15. Cùng lứa tuổi, nhưng đặc điểm tâm lí và hoạt động nhận thức của HS từng vùng miền, dân tộc có khác. HS miền núi có đặc điểm tâm lý, hoạt động nhận thức mang những sắc thái riêng biệt, chịu sự chi phối bởi điều kiện sống và phong tục tập quán dân tộc. Nghiên cứu về những đặc điểm này sẽ giúp chúng tôi lựa chọn phương thức tiếp cận trong đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang phù hợp với đối tượng HS và đạt hiệu quả tốt nhất. 2.2.2. Điều tra khảo sát 2.2.2.1. Địa điểm, thời gian Chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo 3 vùng. Kết quả thu được giúp chúng tôi hiểu rõ về thực trạng dạy học LSĐP và việc xác định mục tiêu đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. 2.2.2.2. Đối tượng, qui mô khảo sát : GV giảng dạy lịch sử, học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra trên bình diện toàn tỉnh Hà Giang, chia làm 03 vùng. Tổng số GV khảo sát là : 99, tổng số HS khảo sát là : 1320. 2.2.2.3. Kế hoạch và nội dung điều tra, khảo sát - Soạn phiếu điều tra, khảo sát GV, HS, tiếp xúc, phỏng vấn và phát phiếu điều tra, khảo sát. - Tiếp cận chương trình dạy học bộ môn lịch sử của Sở GD & ĐT Hà Giang và một số tỉnh thành trong cả nước trong các năm học (2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011); xác định các nhóm tiêu chí về nội dung khảo sát thể hiện trong phiếu điều tra, khảo sát GV và HS 2.2.2.4. Kết quả điều tra, khảo sát * Về phân phối chương trình dạy học LSĐP Còn nhiều bất cập, hạn chế: kết quả khảo sát trong 3 năm học (2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011) về phần LSĐP: (1). Chưa chú ý tới tính thống nhất, mối liên hệ LSĐP - LSDT - LSTG, thể hiện ở sự phân bố chủ đề tiết học ở cả 4 lớp: 6, 7, 8, 9. (2). Chủ đề dạy học trùng lặp ở lớp 7 và lớp 9 (Đảng bộ và ND các dân tộc Hà Giang trong công cuộc đổi mới đất nước). (3). Việc bố trí tiết LSĐP sau bài ôn tập và làm bài tập lịch sử cho thấy nội dung LSĐP ít được coi trọng ngay trong chương trình qui định. (4). Số tiết LSĐP bố trí còn thiếu so với qui định (5). Chương trình chưa chú ý tới hình thức tổ chức ngoại khóa LSĐP * Kết quả điều tra GV Thứ nhất, nhận thức của GV về vai trò của LSĐP và vấn đề đổi mới dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay: Các GV đều xác định rõ vai trò quan trọng, ý nghĩa của việc dạy học LSĐP trong DHLS ở trường THCS Thứ hai, điều kiện và mức độ thực hiện việc dạy học LSĐP của GV Thứ ba, những điều kiện cần thiết để đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang: Xắp xếp lại phân phối chương trình dạy học, phần dành cho LSĐP; biên soạn bài học LSĐP; đổi mới hình thức, PPDH, kiểm tra đánh giá LSĐP. * Kết quả điều tra học sinh - Kết quả trả lời phiếu điều tra: Hiểu biết mơ hồ về LSĐP, mong muốn được học LSĐP 2.2.3. Đánh giá thực trạng dạy học LSĐP hiện nay trong các trường THCS tỉnh Hà Giang 2.2.3.1. Về ưu điểm Sở GD&ĐT Hà Giang đã thực hiện triển khai đưa LSĐP vào chương trình dạy học lịch sử ở trường THCS trong các năm học 2008 – 2009, 2009 - 2010 Hầu hết GV trong các trường THCS tỉnh Hà Giang đều nhận thức được tầm quan trọng của LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Một số ít GV đã tự tìm tòi, biên soạn bài học LSĐP, gắn kết những vấn đề LSDT với LSĐP. Học sinh ở trường THCS tỉnh Hà Giang rất mong muốn được hiểu biết về lịch sử quê hương. Nguồn tư liệu biên soạn LSĐP phong phú, phù hợp hợp yêu cầu dạy học LSĐP. 2.2.3.2. Những hạn chế: Phân phối chương trình bất hợp lý; chưa có tài liệu LSĐP được biên soạn dưới dạng SGK; chưa có một tài liệu thống nhất cho các cấp học THCS và THPT; đồ dùng trực quan phục vụ cho giảng dạy và học tập còn thiếu; chưa chú ý tới sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học LSĐP; chưa tổ chức được những buổi học nội khoá ngoài lớp học, tổ chức hoạt động ngoại khóa LSĐP 2.2.3.3. Nguyên nhân * Khách quan: Tâm lý và quan niệm về mặt xã hội về “môn phụ” và “môn chính”; LSĐP chưa được đặt đúng vị trí, chức năng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và ở trường phổ thông tỉnh Hà Giang nói riêng; những thói quen và hủ tục ở nhiều vùng dân tộc thiểu số ảnh hưởng tới chất lượng dạy học * Chủ quan: Các cấp quản lý, GV dạy học lịch sử đa số chưa nhận thức đúng đắn về đổi mới dạy học bộ môn, đặc biệt là việc dạy học LSĐP ở trường phổ thông; năng lực của một số GV còn hạn chế ... 2.2.4. Định hướng đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh HG 2.2.4.1. Định hướng đổi mới mục tiêu, chương trình dạy học LSĐP MỤC TIÊU Kiến thức Kiến tạo những tri thức cơ bản, cụ thể của lịch sử mỗi địa phương trên cơ sở củng cố, phát triển, so sánh, nhận thức và vận dụng những vấn đề của LSDT và lịch sử thế giới. Kỹ năng Hình thành và phát triển kỹ năng cho người học thông qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức LSĐP. Trong đó, quan trọng nhất là kỹ năng tự học, thực hành, tư duy và lập luận trong vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Thái độ Thông qua tổ chức các hoạt động học tập LSĐP, hình thành ở học sinh tư tưởng, tình cảm; lập trường, phẩm chất nhân cách sống đúng đắn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng 2.2.4.2. Định hướng đổi mới nội dung dạy học LSĐP Thứ nhất, nội dung dạy học LSĐP cần được biên soạn sinh động, câu văn trong sáng, bao gồm kênh hình và kênh chữ, phù hợp với đối tượng HS Thứ hai, đưa những nội dung về lịch sử văn hoá địa phương Thứ ba, xây dựng hệ thống câu hỏi trong tài liệu LSĐP gắn với những vấn đề HS đang tiếp xúc hoặc đối mặt trong thực tiễn Thứ tư, cần có nội dung thực hành, giúp người học có thói quen học và vận dụng thực hành bộ môn. Thứ năm, nội dung dạy học LSĐP cần thống nhất ở các cấp học: Tiểu học, THCS, THPT Thứ sáu, nội dung dạy học LSĐP có thể được biên soạn theo đơn vị "bài học", "tiết học". Ngoài ra, mô hình biên soạn nội dung theo modul có thể phù hợp với hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 2.2.4.3. Định hướng đổi mới hình thức tổ chức và PPDH LSĐP Thứ nhất, cần chọn hình thức tổ chức, PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học; thứ hai, lựa chọn các PPDH phù hợp với nội dung học tập: thứ ba, lựa chọn PPDH cần chú ý đến đặc điểm tâm lý và năng lực nhận thức của học sinh; thứ tư, cần lựa chọn hình thức tổ chức, PPDH phù hợp với điều kiện dạy học Chương 3 ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨCTỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THCS TỈNH HÀ GIANG 3.1. Đổi mới chương trình LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang 3.1.1. Khái quát về chương trình dạy học LSĐP từ sau cách mạng tháng Tám đến nay Có thể khái quát sự thay đổi về thời lượng tiết học LSĐP trong một số năm học theo biểu sau: Năm học 1974 - 1975 1978 - 1979 1980 - 1981 1999 - 2000 2007- 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Lớp/ Số tiết LSĐP - L5: 01 - L6: 02 - L7: 02 - L5: 02 - L6: 04 - L7: 03 - L6: 03 - L7: 03 - L8: 03 - L6: 02 - L7: 06 - L8: 03 - L6: 01 - L7: 03 - L8: 01 - L9: 02 - L6: 01 - L7: 03 - L8: 01 - L9: 02 - L6: 01 - L7: 03 - L8: 01 - L9: 02 - L6: 01 - L7: 03 - L8: 01 - L9: 02 Tổng 05 09 09 11 07 07 07 07 3.1.2. Những yêu cầu về xây dựng chương trình LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang Theo tinh thần của Nghị quyết số 29 - NQ/TƯ (tháng 10/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần đổi mới giáo dục bộ môn lịch sử hiện nay. Cụ thể: a. Chương trình đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay b. Phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức và nhu cầu của người học c. Thích ứng với điều kiện của từng địa phương, nhà trường d. Thực hiện yêu cầu cấp thiết trong đổi mới dạy học bộ môn lịch sử hiện nay 3.1.3. Đổi mới chương trình LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang a. Bố cục chương trình LSĐP ở trường phổ thông tỉnh Hà Giang Một là, ở cấp tiểu học và THPT: - Ở cấp tiểu học, chương trình có thể bao gồm 02 nội dung: Các chủ đề kể chuyện LSĐP về sự kiện lịch sử, các vị anh hùng, các danh nhân văn hóa địa phương; tích hợp nội dung LSĐP trong các môn học tự nhiên xã hội, đạo đức, văn học - Ở cấp THPT: Chương trình xây dựng theo chuyên đề chuyên sâu với các lĩnh vực : Lịch sử truyền thống cách mạng, văn hóa truyền thống các dân tộc, văn hóa khảo cổ, lịch sử kinh tế - xã hội địa phương Hai là, ở cấp THCS: Chương trình xây dựng gồm các bài học biên soạn theo tiến trình LSDT&LSTG, các chủ đề văn hóa truyền thống địa phương. b. Đổi mới chương trình LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang - Bố trí các tiết học LSĐP cho phù hợp và khoa học - Nâng cao nhận thức cho GV và HS - Điều chỉnh lại phân phối chương trình Bộ môn lịch sử ở trường THCS - Các tiết học LSĐP được xếp trước phần ôn tập, làm bài tập lịch sử, đưa nội dung LSĐP vào các chủ đề, khắc sâu kiến thức cho HS. Cụ thể bố cục chương trình chi tiết tại phần phụ lục ( 5 ) 3.2. Đổi mới nội dung dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang 3.2.1. Những yêu cầu chung khi tiến hành biên soạn bài học LSĐP: Trước khi bắt tay vào biên soạn bài học LSĐP, người biên soạn cần nắm được những yêu cầu chung cơ bản khi biên soạn bài học LSĐP: Yêu cầu về đảm bảo về tính tư tưởng, tính khoa học và tính thực tiễn; yêu cầu về lựa chọn tài liệu, xắp xếp bố cục bài học LSĐP; yêu cầu về khôi phục lại bức tranh quá khứ LSĐP sinh động, chính xác; yêu cầu về giải quyết mối quan hệ chung và riêng của LSDT và LSĐP; yêu cầu về đảm bảo chặt chẽ giữa các khâu biên soạn LSĐP 3.2.2. Đổi mới nội dung dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang Từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tuân thủ những yêu cầu chung của việc biên soạn nội dung LSĐP, chúng tôi biên soạn các bài học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang tương ứng với tiến trình LSDT, bao gồm các nội dung như sau: Lớp Lịch sử Hà Giang (THCS) LSDT (THCS) 6 Hà Giang thời nguyên thủy đến đầu thế kỉ X (1 tiết) Lịch sử từ nguồn gốc đến thế kỷ X Bài đọc thêm: Trống đồng Lô lô ở Hà Giang 7 Bài 1: Hà Giang trong các quốc gia phong kiến độc lập (Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX) (1 tiết) Bài 2: Các di tích lịch sử - văn hóa Hà Giang Bài 3: Truyền thống và bản sắc văn hóa Hà Giang (1 tiết) - Lịch sử từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX - Lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam thời phong kiến 8 Hà Giang trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (1 tiết) Lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Bài đọc thêm: 1. Nghĩa quân Sùng Mí Chảng 2. Lũng Hòa quê tôi khi chưa có Đảng 9 Bài 1: Nhân dân Hà Giang trong cuộc đấu tranh giành chính quyền ( 1930 – 1945) (1 tiết) Bài 2: Hà Giang từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay (1 tiết) Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay Bài đọc thêm: 1. Bác Hồ với các dân tộc Hà Giang 2. Người anh hùng trên Cao nguyên đá 3.3. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang 3.3.1. Tiến hành bài học nội khóa LSĐP 3.3.1.1. Tiến hành bài học nội khóa LSĐP trên lớp Một là, tổ chức lớp học linh động và định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trước khi nghiên cứu kiến thức mới Hai là, vận dụng cấu trúc bài học theo kiểu dạy học nêu vấn đề khi tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới Ba là, Hướng dẫn cho học sinh tiếp tục hoàn thiện ở nhà 3.3.1.2. Tăng cường tiến hành bài học nội khóa LSĐP ngoài lớp học: Có thể tiến hành các loại bài học LSĐP chủ yếu ngoài lớp học như sau: Một là, tiến hành bài học tại địa điểm di tích lịch sử, địa danh nơi diễn ra sự kiện, biến cố lịch sử mỗi địa phương. Hai là, tiến hành bài học tại các điểm di sản văn hóa cộng đồng. Ba là, tiến hành bài học tại nhà bảo tàng, phòng truyền thống. 3.3.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa về LSĐP phù hợp với điều kiện địa phương 3.3.2.1. Nội dung của hoạt động ngoại khóa LSĐP ở trường THCS: Do hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện, nên khi xây dựng nội dung, GV có thể tiếp cận theo 2 hướng chính sau đây: - Việc xác định chủ đề, nội dung cần làm phong phú, sâu sắc những kiến thức lịch sử mà học sinh đã thu thập trong bài nội khóa, nhất là những vấn đề cơ bản của chương trình LSĐP - Các chủ đề ngoại khóa LSĐP thường gắn với yêu cầu thực tiễn và công tác công ích xã hội trong mỗi thời kỹ nhất định của địa phương. 3.3.2.2. Các hình thức tổ chức ngoại khóa LSĐP: Đọc sách, kể chuyện và nói chuyện lịch sử, dạ hội lịch sử, đổi mới hình thức tham quan trải nghiệm * * * CHƯƠNG 4 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LSĐP Ở TRƯỜNG THCS TỈNH HÀ GIANG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Những yêu cầu chung khi vận dụng phương pháp dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang Để việc lựa chọn PPDH LSĐP có hiệu quả, theo hướng phát triển năng lực HS, người GV cần đảm bảo những yêu cầu : Vận dụng những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học LSĐP; vận dụng những PPDH đảm bảo “tính vừa sức” và phù hợp với HS THCS miền núi Hà Giang; vận dụng PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; vận dụng những PPDH phù hợp với hình thức và phương tiện dạy học LSĐP; vận dụng PPDH phù hợp với điều kiện đặc thù địa phương Hà Giang 4.2. Đổi mới PPDH LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang 4.2.1. Đổi mới PPDH truyền thống 4.2.1.1. Đổi mới phương pháp dùng lời qua việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm: Căn cứ vào đặc trưng kiến thức LSĐP, môi trường, điều kiện dạy học, GV có thể linh hoạt trong vận dụng đổi mới PPDH truyền thống LSĐP qua việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm như sau: - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong thông báo sự kiện lịch sử - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong miêu tả sự vật, hiện tượng, nhân vật LSĐP - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong tường thuật sự kiện LSĐP 4.2.1.2. Tăng cường sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học bài nội khoá LSĐP a. Xây dựng và sử dụng lược đồ để khai thác nội dung bài học LSĐP Lược đồ LSĐP được chúng tôi thiết kế ở 2 dạng chính: Lược đồ tĩnh và lược đồ động. - Lược đồ tĩnh: Lược đồ được xắp xếp tại các bài học LSĐP dưới dạng SGK. Để thuận lợi cho GV và HS, chúng tôi sử dụng một số phần mềm tin học để thiết kế, xây dựng lược đồ cho nội dung bài học LSĐP - Lược đồ động: Chúng tôi sử dụng phần mềm Powerpoin, hướng dẫn GV xây dựng lược đồ động LSĐP. b. Sử dụng hình ảnh lịch sử để khắc sâu kiến thức bài học LSĐP: Chúng tôi đã khai thác một số ví dụ về sử dụng hình ảnh lịch sử tại tiết 32, bài 1, LSĐP lớp 6, mục I.1. Những dấu tích của người nguyên thuỷ trên đất Hà Giang. c. Sử dụng sơ đồ, bảng biểu điện tử để khắc sâu kiến thức, tăng cường năng lực thực hành cho HS : Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau mỗi phần, mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử....Hình thức này phù hợp với phương pháp thực hành, thảo luận nhóm, so sánh sự khác nhau, củng cố bài học, ôn tập tổng kết nội dung.... ví dụ : bài 1, mục 1 (LSĐP lớp 9): “Những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Hà Giang” 4.2.1.3. Khai thác các sự kiện, hiện tượng nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biên giới trong các bài học LSĐP LSĐP có ưu thế trong việc giáo dục ý thức chủ quyền biên giới, bởi những đặc trưng về mục tiêu giáo dục của LSĐP. GV cần lồng ghép, đưa những câu chuyện lịch sử về những năm tháng xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc không chỉ góp phần làm sâu sắc hơn những sự kiện LSDT về chiến tranh, mà còn giúp HS có nhận thực thấu đáo hơn những bài học của chiến tranh, giá trị của hoà bình. Từ đó, giáo dục cho các em có văn hoá sống đẹp, hoà hảo đối với nhân dân vùng biên giới, song không ngừng nêu cao tinh thần cảnh giác 4.2.2. Áp dụng một số PPDH tích cực 4.2.2.1. Xây dựng tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS phát hiện và giải quyết vấn đề: Trong dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang, có thể xác định tình huống có vấn đề theo các hướng như sau: Một là, xây dựng các tình huống có vấn đề từ những kiến thức cơ bản trong bài học nhằm định hướng HS hiểu rõ bản chất sự kiện lịch sử. Hai là, xây dựng tình huống từ kiến thức bài học LSĐP gắn với tình huống trong thực tiễn. 4.2.2.2. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học LSĐP Trên cơ sở lý thuyết về tích hợp, thực tiễn dạy học bộ môn và điều kiện dạy học ở trường THCS tỉnh Hà Giang, chúng tôi cho rằng, có thể vận dụng tích hợp liên môn. a. Tích hợp kiến thức văn học dân gian trong dạy học LSĐP Việc sử dụng VHDG trong dạy học LSĐP sẽ giúp học sinh nhận thức, hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử, củng cố và phát triển kiến thức LSĐP, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. GV cần phải chú ý tới đối tượng nhận thức; mục đích sử dụng tài liệu; phương pháp tích hợp, tính khoa học và tính tư tưởng của VHDG. b. Tích hợp kiến thức địa lý địa phương trong dạy học LSĐP Có nhiều biện pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương trong dạy học LSĐP : Sử dụng bản đồ và kiến thức địa lí, sử dụng kiến thức địa lí để dạy học LSĐP tại thực địaSau đây, chúng tôi trình bày ví dụ cụ thể về sử dụng bản đồ và kiến thức địa lí trong dạy học LSĐP: Sử dụng bản đồ, sử dụng kiến thức địa lí giúp học sinh khắc sâu kiến thức, lí giải sự kiện LSĐP c. Tích hợp di sản địa phương : Vấn đề tích hợp kiến thức di sản vào dạy học LSĐP trên lớp, có thể phân thành các dạng khác nhau: Thứ nhất: Tích hợp kiến thức di sản đã có trong chương trình và tài liệu LSĐP gắn với địa phương nơi trường đóng; thứ hai: Tích hợp kiến thức di sản không có trong chương trình và tài liệu LSĐP 4.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học LSĐP. Từ thực tiễn đặt ra vấn đề cần sớm đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang, chúng tôi tập trung vào một số biện pháp đổi mới : Đưa LSĐP vào phần kiểm tra đánh giá môn lịch sử; thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá, nhằm phát triển năng lực HS một cách toàn diện. 4.4. Thực nghiệm toàn phần 4.4.1. Mục đích thực nghiệm Kiểm nghiệm, bổ sung, làm phong phú nhận thức về lí luận và thực tiễn. Qua đó, khẳng định tính khả thi của việc đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. 4.4.2. Đối tượng, địa bàn, phương pháp, nội dung thực nghiệm 4.4.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: HS các lớp 7 và 9 của năm học 2013 – 2014, 2014 – 2015; Có những tiêu chuẩn để chọn giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng - Về địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn 03 trường THCS ở 3 vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Giang để tiến hành thực nghiệm. Trọng tâm TNSP là bài học nội khóa LSĐP ở trên lớp. 4.4.3. Kết quả thực nghiệm 4.4.3.1. Về định tính Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi thông tin và quan sát trực tiếp với 3 nhóm nội dung: a. Quan sát TN 1, TN 2 và ĐC; b. Hỏi thông tin sau TN 1, TN 2 và ĐC (thông qua phiếu và phỏng vấn trực tiếp). 4.4.3.2. Về định lượng Kết quả thực nghiệm được phản ánh cụ thể qua các bài kiểm tra. Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả của từng bài và tổng hợp theo từng trường (Phụ lục). Kết quả biểu thị thông qua biểu đồ 4.1: Tổng hợp chung như sau: Loại điểm Yếu kém (0-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) 41 244 231 31 Như vậy, mức độ chênh lệch về kết quả nhận thức giữa các nhóm TN và ĐC đã được thể hiện rõ. * Mô tả dữ liệu Kết quả điểm kiểm tra sau tác động được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 1. Mô tả dữ liệu TNSP STT Đại lượng Lớp thực nghiệm 1 Lớp thực nghiệm 2 Lớp đối chứng 1 Mode 7-8 5-6 5-6 2 Trung vị 7-8 5-6 5-6 3 Giá trị TB 7,15 6.39 5,38 4 Độ lệch chuẩn 1,35 1.44 1,79 * So sánh dữ liệu liên tục Căn cứ vào bảng mô tả dữ liệu TNSP trên, có thể thấy chênh lệch giá trị TB điểm số giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng khá lớn. Giá trị chênh lệch này được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2. So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Chênh lệch TN 1 7,15 5,38 1,77 TN 2 6,39 1,01 Chênh lệch 0,76 Giá trị chênh lệch giữa TN 1 và TN 2 là 0,76 cho thấy sự khác biệt về điểm số giữa lớp thực nghiệm 1. Tuy nhiên, để khẳng định chênh lệch này là kết quả của tác động hay do nguyên nhân ngẫu nhiên khác, chúng tôi kiểm tra giá trị P của phép kiểm chứng T-test độc lập đối với lớp thực nghiệm và đối chứng. Bảng 3. Giá trị P của phép kiểm chứng T-test Lớp thực nghiệm 1 Lớp đối chứng Giá trị P Đánh giá P Giá trị TB 7,15 5,38 4.4988*10^-23 p<0,05 Lớp thực nghiệm 2 Lớp đối chứng Giá trị P Đánh giá P Giá trị TB 6.39 5,38 2.8195*10^-9 p<0,05 Kết quả trên cho thấy giá trị P là giá trị có ý nghĩa. Kết quả trên không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, chênh lệch trung bình của điểm số là kết quả của tác động sư phạm đã thực hiện. Để đánh giá hiệu quả của thực nghiệm sư phạm, phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng (dựa vào giá trị ES). Mức độ ảnh hưởng của tác động trong nghiên cứu này được thể hiện tại bảng 4 và 5 Bảng 4, 5. Mức độ ảnh hưởng của tác động Lớp thực nghiệm 1 Lớp đối chứng Giátrị TB 7,15 5,38 Độlệchchuẩn 1,34 1,79 ES 0,99 Lớp thực nghiệm 2 Lớp đối chứng Giátrị TB 6,39 5,38 Độlệchchuẩn 1,44 1,79 ES 0,56 Mức độ ảnh hưởng ES được đánh giá theo bảng tiêu chí Cohen Bảng 6. Bảng tiêu chí Cohen Giá trị ES Ảnh hưởng >1,00 Rất lớn 0,8 - 1,00 Lớn 0,50 - 0,79 TB 0,20 - 0,489 Nhỏ <0,20 Rất nhỏ Như vậy, từ kết quả TNTP cho thấy, những biện pháp sư phạm chúng tôi đề xuất là hoàn toàn khả thi, giả thuyết khoa học của luận án đã được chứng minh. Từ kết quả thực nghiệm này, chúng tôi đã thực hiện Hội thảo khoa học cấp ngành và cấp tỉnh; từ đó, nhân rộng mô hình vào thực tiễn các trường THCS trên địa bàn tỉnh Hà Giang. * * KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ LSĐP là bộ phận không thể tách rời của LSDT và LSTG. Trong quá trình toàn ngành giáo dục cả nước nói chung và lĩnh vực giáo dục lịch sử nói riêng tập trung giải quyết vấn đề cấp thiết trong việc tìm con đường phát triển giáo dục đất nước, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như hiện nay, thì bài toán về đổi mới giáo dục được đặt ra. Bên cạnh mẫu số chung cho “Đổi mới giáo dục”, mỗi chuyên ngành, bộ môn đều cần có hướng tiếp cận riêng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với tính đặc thù môn học, ngành học, địa phương, đối tượng và nhu cầu học tập cá nhân, xã hội Nguyên lý “học đi đôi với hành”, “giáo dục gắn với thực tiễn” và việc đổi mới dạy học lịch sử cần bắt nguồn từ đổi mới dạy học LSĐP chính là một trong những hướng tiếp cận của luận án, mang lại những hiệu quả nhất định trong đổi mới. Quá trình nghiên cứu lâu dài với những lộ trình cụ thể, luận án đã giải quyết được một số nội dung vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay về đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. Chúng tôi tập trung tóm lược những vấn đề của luận án nghiên cứu đạt được tại phần kết luận và khuyến nghị ở những nội dung sau: 1. Kết luận Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bước đầu đổi mới nội dung, hình thức và PPDH LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang gắn với hiệu quả thực tiễn, chúng tôi có một số kết luận sau: 1.1. Về mặt lý luận, việc nghiên cứu, dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông có vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, giáo dục truyền thống tốt đẹp cho học sinh từ thực tiễn địa phương. Vì thế, vấn đề đổi mới dạy học lịch sử địa phương cần được chú trọng và tiến hành thường xuyên, mang tính hệ thống. Trong đó, nút thắt của sự đổi mới có thể được xem xét với những biểu hiện bước đầu từ sự đổi mới trong nhận thức về dạy học LSĐP, đổi mới với những biểu hiện về hiệu quả dạy học, sự phát triển năng lực của bản thân người học gắn với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Trong đó, vai trò người GV dạy học lịch sử là rất qua trọng trong quyết định thành công của đổi mới. 1.2. Thực tiễn: Việc dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, mang tính đặc thù miền núi, nhiều HS người dân tộc thiểu sốNhững hạn chế bắt đầu từ nhận thức về “môn chính, môn phụ”, thiếu tài liệu dạy học, chương trình không thống nhất giữa các cấp học; năng lực GV còn hạn chế trong biên soạn tài liệu dạy học LSĐP, các tiết học LSĐP chưa được chú trọng đúng mức, thiếu mối liên kết giữa LSDT và LSĐPViệc này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có sự đổi mới trong dạy học LSĐP. Cụ thể là sự định hướng trong đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức và PPDH LSĐP được xác định phù hợp với địa phương và thực hiện trong luận án. 1.3. Vấn đề đổi mới nội dung dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn, nghiên cứu, biên soạn bài học LSĐP tương ứng với số tiết qui định theo phân phối chương trình; kết hợp giữa kênh hình, kênh chữ, hệ thống câu hỏi, lược đồ, bài đọc thêm. Bộ tài liệu được ấn bản khoa học, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong đổi mới dạy học LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang. 1.4. Nhằm thực hiện đổi mới hình thức dạy học LSĐP hiệu quả, GV cần kết hợp đổi mới bài học nội khoá và ngoại khoá phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với bài học nội khoá, chúng tôi chú trọng trong vận dụng cấu trúc loại bài nghiên cứu kiến thức mới một cách linh hoạt, mềm dẻo; đổi với bài học nội khoá ngoài lớp, chúng tôi đề xuất 3 loại hình chủ yếu : tiến hành bài học tại các điểm di sản văn hóa cộng đồng; bài học tại di tích lịch sử, văn hoá; bài học tại nhà bảo tàng và phòng truyền thống. Trong đó, tiến hành bài học LSĐP tại di sản văn hóa cộng đồng là hình thức dạy học dễ thực hiện, cần được khuyến khích, phát huy thường xuyên hơn. Ngoài ra, hoạt động ngoại khoá LSĐP cần được chú trọng thường xuyên gắn với hình thức giáo dục môi trường và giáo dục di sản. 1.5. Trong đổi mới PPDH LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang, bước đầu đề xuất đổi mới PPDH truyền thống và áp dụng một số PPDH tích cực đã mang lại những tín hiệu khả quan, phù hợp với đối tượng HS miền núi Hà Giang. Một số nội dung trong đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học LSĐP mà chúng tôi đề xuất và triển khai trong thực tiễn các trường THCS tỉnh Hà Giang như: tích hợp LSĐP trong các đề thi bộ môn lịch sử, thi giáo viên giỏi LSĐP; chú trọng đánh giá sự phát triển toàn diện HS thông qua quá trình dạy học, chú ý tới đặc điểm vùng miền, dân tộc trong đánh giá HS, nhằm khuyến khích phát huy năng lực người học trong thực tiễn, bước đầu mang lại những phản hồi tích cực từ GV, HS, các nhà quản lý giáo dục địa phương. 1.6. Kết quả TNSP là căn cứ bước đầu khẳng định tính khả thi với các biện pháp sư phạm do chúng tôi đề xuất. Trong quá trình dạy học LSĐP, vai trò người GV là rất quan trọng trong lựa chọn các biện pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng HS THCS tỉnh Hà Giang (đa số là người dân tộc thiểu số) cùng với các điều kiện về môi trường dạy học, cơ sở vật chất khác, nhằm góp phần thực hiện đổi mới dạy học LSĐP một cách đồng bộ, toàn diện và hiệu quả. 2. Kiến nghị Để việc dạy học LSĐP thường xuyên đổi mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sự phát triển xã hội, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau: 2.1. Đảng, nhà nước và các cấp ngành trung ương và địa phương cần đặc biệt quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hơn nữa đối với các trường học vùng biên giới như Hà Giang; có những chính sách thiết thực hơn đối với đời sống của GV vùng miền núi, để góp phần giảm bớt khó khăn và khích lệ, động viên GV toàn tâm cống hiến cho giáo dục miền núi. 2.2. Công tác giáo dục truyền thống cho HS phổ thông cần đặc biệt coi trọng. Muốn làm tốt được điều này, cần nhìn nhận rõ vai trò, vị trí quan trọng của bộ môn lịch sử, đặc biệt là vấn đề dạy học LSĐP ở trường phổ thông. Các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục cần thường xuyên khuyến khích GV thực hiện đổi mới dạy học lịch sử; cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho GV trong dạy học LSĐP; Cần vận dụng biện pháp sư phạm mềm dẻo để từng bước đưa giáo dục về chủ quyền biên giới cho HS trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học LSĐP nói riêng đối với các vùng miền biên giới hải đảo trên cả nước (trong đó có tỉnh Hà Giang). Đây là vấn đề cấp thiết và có giá trị thực tiễn sâu sắc, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN Nguyễn Minh Nguyệt (2008), Tính cấp thiết của vấn đề đưa Lịch sử địa phương vào trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Báo Hà Giang, cổng TTĐT tỉnh Hà Giang, tạp chí KHCN tỉnh Hà Giang, tháng 8. Nguyễn Minh Nguyệt (2010), Một số mô hình dạy học tích cực LSĐP trong nhà trường THCS tỉnh Hà Giang, tạp chí Giáo dục, số v/ kì 2 – tháng 5 Nguyễn Minh Nguyệt (2011), Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua ngoại khóa LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang, tạp chí Giáo dục, số 264/ kì 2 – tháng 7 Nguyễn Minh Nguyệt (2011), Thêm những phát hiện mới về phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Quang Bích, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 236, tháng 8. Nguyễn Minh Nguyệt (2012), Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông – Hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống, tạp chí Giáo dục, số 297/ kì 1 – tháng 11 Nguyễn Minh Nguyệt (2012), Tính cấp thiết của vấn đề đưa giáo dục di sản Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vào trường học, báo Hà Giang , tháng 10 Nguyễn Minh Nguyệt (2014), Những hoạt động trải nghiệm di sản hiệu quả, Báo Hà Giang, Website BQLCVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, tháng 4 Nguyễn Minh Nguyệt (2014), Đổi mới dạy học LSĐP với hình thức ngoại khóa thông qua Di sản (Nghiên cứu thực tiễn tại các trường THCS tỉnh Hà Giang), Đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr 161 – 173.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docto_m_ta_t_lua_n_a_n_nguye_n_minh_nguye_t_2016_3811.doc
Luận văn liên quan