Tóm tắt Luận án Ghi ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà Nội

Đàn ghi ta hiện diện trong đời sống của giới trẻ Hà Nội hiện nay hết sức phong phú và đa dạng, từ môi trường âm nhạc chuyên nghiệp tại các trường học đến môi trường âm nhạc không chuyên như các trung tâm, nhà văn hóa, các CLB hay tư gia. Bức tranh về những hoạt động ghi ta thật sống động bởi những hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp của các nghệ sĩ lẫn không chuyên của tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong đời sống tinh thần ở Hà Nội, đàn ghi ta gắn bó gần gũi với người dân trong những sinh hoạt tập thể, trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật của sinh viên, của công chức hay các đơn vị bộ đội. Sự sinh hoạt sôi nổi ấy thể hiện ở các CLB như CLB ghi ta cổ điển, CLB của các nhà văn hóa thiếu nhi, Cung thiếu nhi, nhóm “Du ca đường phố”, CLB của các bạn sinh viên Bách khoa, Xây dựng, Kiến trúc, Ngoại Thương, Học viện tài chính, Học viện báo chí và tuyên truyền.cũng như ở các quán cà phê ca nhạc như G4U, cà phê Trịnh ca, quán Like cà phê .v.v.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ghi ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc giới trẻ CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.Khái niệm giới trẻ “Giới trẻ” là một thuật ngữ đu ̛ợc hiểu theo nhiều nghĩa (về mặt sinh học hay văn hoá), nhu ̛ng thu ̛ờng được xem là để chỉ những ngu ̛ời ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo pháp luật Việt Nam, vị thành 4 niên là dưới 18 tuổi nhưng theo điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thanh niên là ngu ̛ời có độ tuổi từ 15-30 nhu ̛ng có thể sinh hoạt Đoàn tới năm 35 tuổi. Vì vậy, nhiều nghiên cứu thu ̛ờng giới hạn độ tuổi của “giới trẻ” khác nhau như: (Bùi Hoài Sơn 2006, Phan Thị Oanh 2013), Phạm Hồng Tung (2008), Nguyễn Thị Như Thuỷ (2014:34) thì “trên thế giới và ở nước ta khi nói đến giới trẻ là nói đến những người trong độ tuổi thanh thiếu niên, năng động, sáng tạo, thường tò mò, thích khám phá và ham học hỏi”. Tuy nhiên, khái niệm “giới trẻ” còn có thể nằm ngoài qui định độ tuổi sinh học. “Giới trẻ” có thể được nhìn nhận từ ba quan điểm: là một phạm trù sinh học, một nhóm xã hội nổi bật và một cấu trúc văn hoá. Theo Mary Bucholtz (2002), ngoài việc đưa ra giới hạn độ tuổi của giới trẻ hay được phân chia theo nhóm tuổi sinh học, ngành nhân học cho rằng thời thanh niên như một giai đoạn sinh học và tâm lý học trong sự phát triển của con người,và hơn nữa coi giới trẻ như một phạm trù văn hoá. Trong nghiên cứu này, do đối tượng khảo sát chính của chúng tôi là giới học sinh sinh viên, nên “giới trẻ” được hiểu là có độ tuổi trùng với độ tuổi thanh niên 1 6 -3 0 tuổi, theo luật Thanh niên được thông qua (29/11/2015) tại kì họp thứ 8 quốc hội khoá XI, quyết định số 24/2005/L/CTN ngày 9/12/2015. 1.1.2. Khái niệm về “đời sống” và “đời sống giới trẻ” Theo Từ điển tiếng Việt (2010:454), đời sống “là toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con ngu ̛ời, của xã hội. Đời sống giới trẻ cũng nằm trong tổng thể đời sống của các thành viên xã hội hay đời sống của một xã hội. Trong đề tài này, chúng tôi quan tâm đến đời sống giới trẻ, với hàm ý mọi khía cạnh hoạt động sống, cả đời sống tinh thần và đời sống vật chất, của một nhóm những ngu ̛ời trẻ cùng chia sẻ một sở thích chung, đó là ghi ta. 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Những nghiên cứu về giới trẻ Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập tới thanh niên từ nhiều khía cạnh (Tyyska 2005, Bucholtz 2002, Bassani 2007, Wyn và Woodman 2006). Theo Mary Bucholtz (2002) trong tác phẩm Youth and cultural practice (Giới trẻ và thực hành văn hoá), nghiên cứu về giới trẻ là trọng tâm trong nhân học nửa đầu thế kỷ XX. Cherylynn Bassani trong tác phẩm Five Dimensions of Social Capital 5 Theory as they Pertain to Youth Studies (Năm khía cạnh của lý thuyết vốn xã hội có liên quan đến nghiên cứu giới trẻ) (2007) nghiên cứu 5 thành tố của thuyết nguồn vốn xã hội. Wyn và Woodman trong bài trao đổi Researching Youth in a Context of Social Change: A Reply to Roberts (Nghiên cứu giới trẻ trong bối cảnh của sự biến đổi xã hội: trao đổi với Roberts) (2007) sử dụng lăng kính “thế hệ xã hội” để nhìn nhận về giới trẻ. Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề chung của thanh niên (Đặng Cảnh Khanh 2006, Đặng Vũ Cảnh Linh 2003), (Đinh Thị Vân Chi 2003, Phan Thanh Tá 1997, Hu ̛o ̛ng Ly 2008), (Phạm Hồng Tung 2011, Bùi Thị Vân Anh, 2012), (Bùi Hoài Sơn, Nguyễn Thị Phương Châm 2013, Đặng Cảnh Khanh 2006), (Nguyễn Thị Phương Hoa 2014, Nguyễn Thị Hoa. 2013). Ở đây chúng tôi sẽ điểm qua một số hướng nghiên cứu này. 1.2.1.1 Nghiên cứu về lối sống của giới trẻ Các tác giả Việt Nam viết về chủ đề này cho rằng trong thời đại mới, thanh niên Việt Nam khá phân hoá, bên cạnh những xu hướng lành mạnh cũng có những mặt khá tiêu cực. Theo Phạm Hồng Tung (2011:502) trong tác phẩm Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước thay đổi, thanh niên Việt Nam luôn đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn, nhiều cơ hội và thách thức mà các thế hệ trước đó chưa từng gặp. Qua nghiên cứu về tình hình thanh niên hiện nay tác giả cho rằng bên cạnh phần lớn thanh niên Việt Nam hướng tới những giá trị tốt đẹp thì vẫn còn không ít những thanh niên đang chịu ảnh hưởng và theo những xu hướng tiêu cực, không lành mạnh, sa vào những tệ nạn xã hội. Nhiều bài viết cũng đồng quan điểm cho rằng trong quá trình hội nhập quốc tế, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ công nghệ thông tin, nhiều giá trị sống cũng bị thay đổi làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của thanh niên trong bài viết Bàn về đạo đức lối sống của thanh niên trí thức nước ta hiện nay, với đối tượng hẹp là thanh niên trí thức, Nguyễn Thị Phương Hoa (2014:50). Một số nghiên cứu khác lại trăn trở với việc tìm hiểu trách nhiệm xã hội của thanh niên hiện nay Tác giả Lê Thị Thanh Hương (2014:13) cho rằng thanh niên là lứa tuổi có nhiều hoài bão, không chỉ muốn khẳng định mình trong cuộc sống mà còn khát khao được góp sức cho sự phát triển chung của cả dân tộc, nhân loại: “thanh niên Việt Nam hiện nay về cơ bản thể hiện 6 thái độ chính trị và trách nhiệm xã hội của mình như một lẽ tự thân. 1.2.1.2 Nghiên cứu về giới trẻ từ góc độ nhu cầu giải trí Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhu cầu giải trí của thanh niên rất đa dạng. Trong tác phẩm Nhu cầu giải trí của thanh niên, tác giả Đinh Thị Vân Chi (2003:123) khẳng định nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí, giải trí là “nhu cầu” của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi từ cá nhân. Khi đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu giải trí thì đó là một trong những phương tiện giúp con người phát triển toàn diện, vì thế mà vai trò của giải trí với thanh niên là rất cần thiết. Dựa trên lý thuyết về thời gian rỗi tác giả đưa ra cái nhìn nhận chung về các khuôn mẫu giải trí của thanh niên. Và để góp phàn làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về thời gian rỗi và hoạt động vãn hoá trong thời gian rỗi, luận văn thạc sĩ văn hoá học “Thời gian rỗi và hoạt động văn hoá của thanh niên Hà Nội hiện nay” (Phan Thanh Tá, 1997) đã nghiên cứu nhu cầu hoạt động văn hoá của thanh niên Hà Nội, khảo sát thực trạng những hoạt động văn hoá chủ yếu của thanh niên trong thời gian rỗi từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá cho thanh niên, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá nhằm thu hút các thế hệ trẻ vào những hoạt động lành mạnh, bài trừ các tệ nạn, văn hoá độc hại, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đạo đức của dân tộc. Đồng tình với quan niệm về nhu cầu giải trí, trong luận văn thạc sĩ “Múa với đời sống sinh hoạt văn hoá của sinh viên thủ đô hiện nay ” Nguyễn Thị Hiền Trang (2014:12) cũng dùng khái niệm về nhu cầu giải trí làm cơ sở cho nghiên cứu của mình, “nhu cầu giải trí không chỉ nhằm mục đích giải toả sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư dãn, thanh thản trong tâm hồn. Và ở mức độ cao hơn, những hoạt động đó sẽ tạo nên sự rung cảm về thẩm mỹ”. Cũng bàn về nhu cầu giải trí trên tạp chí Tâm lý học, số 5 (2014) có bài: “Thực trạng nhu cầu giải trí của thanh niên dân tộc thiểu số vùng tây Nam Bộ hiện nay” của tác giả Tô Thuý Hạnh, tác giả chỉ ra nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu tinh thần được thanh niên dân tộc thiểu số quan tâm, nội dung rất đa dạng bên cạnh nhu cầu thuyền thống xem ti vi thì nhu cầu giải trí bên ngoài cộng đồng, tham gia vào các lễ hội, qua các hình thức mạng xã hội, truy cập internet hay đi du lịch ... là những hoạt động được các bạn trẻ quan tâm. 7 1.2.1.3 Nghiên cứu bản sắc giới trẻ trong bối cảnh công nghệ và toàn cầu hoá Trong các công trình, các tác giả chỉ ra rằng văn hoá nghe nhìn hay những tiến bộ của khoa học, đặc biệt là internet, đều là hình thức văn hoá mới của xã hội công nghiệp hiện đại bởi những tiện ích cũng như sức hấp dẫn do các phương tiện đó mang lại vô cũng to lớn (Đỗ Nam Liên chủ biên 2005, Bùi Hoài Sơn 2006, Nguyễn Thị Phương Châm 2013). “Giới trẻ với những đặc điểm về phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu sự tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Văn hoá nghe nhìn đã trở thành một phần không thể thiếu các phương tiện này đã đưa lại một phong cách, một nhịp sống mới, khác với những gì thế hệ ông cha họ đã từng trải qua” (Đỗ Nam Liên chủ biên, 2005:343). Hơn nữa, internet đã và đang tạo ra không gian mới cho sự kết nối và thể hiện của giới trẻ, không chỉ vậy không gian internet còn mở ra một không gian bản sắc rất đa chiều và sinh động cho giới trẻ. (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013). 1.2.1.4 Nghiên cứu về vai trò của âm nhạc nghệ thuật trong việc kiến tạo bản sắc giới trẻ Bài báo của hai tác giả Tracy Shildrick & Robert MacDonald: In Defence of Subculture; Young People, Leisure anh Social Divisions (Các quan điểm ủng hộ tiểu văn hoá: Giới trẻ, giải trí và sự phân chia xã hội) đưa ra một quan điểm cho rằng trọng tâm đặc biệt của thời kỳ hậu tiểu văn hoá về âm nhạc, nghệ thuật nhảy và phong cách đã phủ nhận một sự khám phá đầy đủ và chính xác về các bản sắc văn hoá và các trải nghiệm của phần lớn thanh niên. Một trong những luận điểm trung tâm của bài báo là: để hiểu một cách đúng đắn và toàn diện về giới trẻ, cần quan sát kỹ đời sống văn hoá và giải trí của họ giao thoa với các khía cạnh trong tiểu sử của họ như thế nào. Một nghiên cứu của Fred Blake (2007) về Trung Quốc - Love songs and the Great Leap: the role of a youth culture in the revolutionaryphase of China's economic development (Những bản tình ca và bước đại nhảy vọt: Vai trò của văn hóa trẻ trong giai đoạn cách mạng phát triển kinh tế Trung Hoa) chỉ ra rằng, âm nhạc được sử dụng trong việc truyền bá các thông điệp chính trị đến giới trẻ. Chủ nghĩa cộng sản Trung Hoa cho rằng phát triển kinh tế phải gắn 8 chặt việc những người trẻ cam kết với những giá trị văn hóa hay chính trị nhất định. Ở Việt Nam, những câu chuyện về âm nhạc Việt Nam cũng cho chúng ta hiểu được giới trẻ ở những giai đoạn thời kỳ lịch sử. Tác giả Jason Gibbs (2008) đã đề cập đến những câu chuyện trong lịch sử âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hoá. Trong bài viết “Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam”, tác giả chỉ ra khiêu vũ được du nhập vào Việt Nam thông qua tầng lớp thanh niên con nhà quyền thế du học ở Tây. “Tuy nhiên, những tầng lớp thấp hơn thông qua thị trường âm nhạc đã tìm thấy một phép màu của khiêu vũ ở vũ trường mà họ có thể thưởng thức được - đầu tiên là mambo, nhưng quan trọng hơn cả là điệu rumba/bolero. Bolero có thể hoà nhập vào giới bình dân mà không băn khoăn chuyện học hội với vũ sư. (Gibbs, 2008:141). . Bên cạnh đó cho thấy họ là những nhạc sĩ, ca sĩ, hay những người thưởng thức âm nhạc đặc biệt là những thế hệ trẻ, họ không tạo ra dòng nhạc phổ thông mà tạo ra âm nhạc Việt Nam. Họ băn khoăn suy nghĩ về âm nhạc của đất nước mình đang có nguy cơ không tiến lên mà sẽ có thể ngày một mất đi. Với sức trẻ, đầy nhiệt huyết, họ đã và đang rất tận tâm với việc giữ gìn và phát huy âm nhạc truyền thống làm sao có được tiến bộ trong bối cảnh xã hội hiện nay. 1.2.2.Những nghiên cứu về ghi ta Có thể kể một số cuốn sách như: Lê Xuân Tùng- Nhất Phương (2002), Phương pháp chơi đàn ghi ta lead của Gary Turner (Việt Thư dịch, 2007); Kĩ thuật solo ghi ta của Hoàng Hạc (2010).... Gần đây, có luận văn thạc sĩ âm nhạc học như: Nguyễn Thúy Anh (2010), Vi Minh Huy (2006), Lương Đức Thắng (2006), Nguyễn Thị Hà (2007), Nguyễn Thị Hà (2010), Nguyễn Quang Tùng (2013), Nguyễn Thị Hà (2017), Nguyễn Văn Phúc (2011), Nguyễn Văn Phúc (2014), Nguyễn Văn Phúc (2015), Cao Sỹ Anh Tùng (2014), Cao Sỹ Anh Tùng, (2015) ...thường đề cập đến nhiều về tình hình cũng nhu ̛ phương pháp, phu ̛ơng hu ̛ớng giảng dạy tại các co ̛ sở đào tạo trên theo chuyên môn của ngu ̛ời viết luận văn, do đó mà yếu tố văn hóa không được chú ý. Đặc biệt, trong năm 2013, cuốn sách Nghệ thuật trình tấu ghi ta cổ điển tại Hà Nội do Vũ Bảo Lâm, Trịnh Minh Cu ̛ờng, Nguyễn Trung, Cao Minh Khanh biên soạn đã giới thiệu chân dung cũng nhu ̛ cuộc đời của những cây đại thụ ghi ta đầu tiên của Hà Nội, 9 1.3. Cơ sở lý luận Theo Tyyska (2005) trong bài viết Conceptualizing and Theorizing Youth: Global Perspectives, (Khái niệm hoá và lý thuyết hoá giới trẻ: những khía cạnh toàn cầu), đã có nhiều lý thuyết liên quan đến giới trẻ ví dụ nhu ̛ cách tiếp cận sinh học-xã hội (socio- biology), tiếp cận chức năng cấu trúc (structural functionalism), và tiếp cận chu kỳ cuộc đời (life-course), nhưng các cách tiếp cận này đều có hạn chế là đặt áp lực lên giới trẻ. Dick Hebdige (1979) với tác phẩm Subculture in the Meaning of Style (Tiểu văn hóa trong ý nghĩa của phong cách). Theo Michael Brake thì các tiểu văn hóa của giới trẻ có thể được định nghĩa là những hệ thống biểu đạt ý nghĩa (meaning systems), những mô thức tự bộc lộ bản thân mình (modes of expression) hay phong cách sống (lifestyle) do các nhóm yếu thế trong xã hội tạo nên nhằm để đối phó với các hệ thống đang chiếm vai trò chủ đạo trong xã hội - và điều này phản ánh những nỗ lực nhằm giải quyết những mâu thuẫn có tính cấu trúc hình thành từ những môi trường xã hội rộng lớn hơn. Đây là cách tiếp cận và thao tác nghiên cứu của trường phái xã hội học chức năng (functionalist sociology) khá thịnh hành ở phu ̛ơng Tây sau Thế chiến II. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn có những hạn chế. Tracy Shildrick & Robert MacDonald (2006) chỉ ra trong bài viết In Defence of Subculture: Young People, Leisure and Social Divisions (Bảo vệ tiểu văn hoá: Giới trẻ, giải trí và sự phân chia xã hội), lý thuyết tiểu văn hoá vẫn có giá trị. Một khía cạnh lý thuyết khác cũng được quan tâm trong nghiên cứu này, đó là văn hoá nhóm. Một số quan điểm cho rằng văn hóa nhóm dùng để chỉ nền văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu văn hóa. Theo Cohen và Orbuch (1995), một nhóm là một số người nào đó tham gia một cách tự nguyện và trở thành thành viên của nhóm một cách có ý thức trên cơ sở sự mong đợi hành vi chung. Văn hoá nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được thiết lập. Nó tạo ra các giá trị, quan niệm, niềm tin, thực hành trong nhóm. Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội. Bên cạnh đó, quan niệm về thị hiếu của Pierre Bourdieu cũng giúp làm nền tảng lý luận cho nghiên cứu. Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng Disctinction: A social Critique of the Judgement of Taste (Sự khu biệt: phê phán xã 10 hội đối với sự đánh giá về thị hiếu). Mặt khác, ghi ta còn góp phần tạo nên bản sắc chung của một nhóm thanh thiếu niên có cùng sở thích. Văn hoá của họ dựa trên sự đồng dạng (McPherson, Lynn Smith – Lovin, 1987). Trong luận án này, chúng tôi còn quan tâm đến lý thuyết “mạng lu ̛ới xã hội” (Lê Minh Tiến, 2010:131). Nhu ̛ vậy, để hiểu đu ̛ợc vai trò của ghi ta trong đời sống giới trẻ, chúng tôi sẽ vận dụng cách phân tích về nhu cầu giải trí của thanh niên, thị hiếu của họ trong mối liên hệ với bản sắc cá nhân và bản sắc nhóm, tạo dựng VXH và mạng lu ̛ới xã hội. 1.4. Khái quát về đời sống giới trẻ Hà Nội hiện nay Đời sống văn hóa giới trẻ hiện nay có nhiều thay đổi so với trước đây do những biến đổi của bối cảnh Việt Nam cả về chính trị, kinh tế, xã hội kể từ sau 1986. Do kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao so với trước đây. Có thể thấy, chính vì điều kiện tiếp cận của giới trẻ ngày càng nhiều lên, nên giới trẻ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng ngày càng đa dạng và phân hoá thành nhiều nhóm, có những quan niệm sống, hệ giá trị, sở thích và lối sống khác nhau. Trong quá trình mở cửa hội nhập văn hóa hiện nay, các xu hướng, trường phái, các nhạc cụ phu ̛ơng tây, các phong cách âm nhạc của nhiều nước trên thế giới đã du nhập và có tác động không nhỏ vào âm nhạc Việt Nam mà giới trẻ tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, ghi ta đã trở thành một trong những nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống âm nhạc của nhiều ngu ̛ời, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên, học sinh. Tiểu kết Chưo ̛ng viết này chỉ ra cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội và cơ hội tiếp cận ngày càng nhiều, giới trẻ Hà Nội không phải là một nhóm đồng nhất mà ngày càng đa dạng và phân hoá. Từ góc độ lý thuyết, giới trẻ là đối tu ̛ợng nghiên cứu với nhiều khía cạnh, từ hướng tiếp cận lối sống, nhu cầu giải trí, đến tiếp cận bản sắc, tiểu văn hóa..v.v... Các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của âm nhạc trong việc kiến tạo bản sắc giới trẻ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đề cập đến âm nhạc gắn với một nhạc cụ, tác động như thế nào đến đời sống của xã hội nói chung, của giới trẻ nói riêng. Những tài liệu về ghi ta lại thiên về lịch sử hình thành và phát triển, kỹ thuật chơi ghi ta. Nghiên cứu này sẽ vận dụng một số lý thuyết đã 11 được sử dụng thành công trong các nghiên cứu về văn hoá giới trẻ như lý thuyết về “tiểu văn hoá”, thị hiếu và sự khu biệt.... để tìm hiểu khía cạnh văn hoá của cây đàn ghi ta liên quan đến đời sống của giới trẻ. CHƯƠNG 2. GHI TA VÀ SỰ DU NHẬP VÀO VIỆT NAM Theo cuốn “Handbook of American Popular Culture” (Sổ tay về văn hoá phổ thông của Hoa Kỳ) do Inge chủ biên (1978), ghi ta có thể coi là thuộc loại hình “văn hóa phổ thông” hay “văn hoá đại chúng” dựa vào sức hấp dẫn phổ biến và đại trà của nó đối với đại đa số người tiêu dùng. Khái niệm văn hoá phổ thông được hiểu khá rộng, bao hàm một số lượng đa dạng các hiện tượng, loại hình văn hoá và các sản phẩm phổ biến trong một xã hội nào đó hay các vật phẩm văn hóa được phân bố rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, được dùng để tiêu khiển thời gian, gần giống với các loại hình văn hóa đại chúng. Sức sống của ghi ta và sự lan toả của nó không chỉ dựa trên những tính năng riêng của cây đàn mà nhiều hoạt động âm nhạc ghi ta còn như một loại hình văn hóa đại chúng. 2.1. Ghi ta trên thế giới
 2.1.1. Sơ lược về nguồn gốc ghi ta Cho tới nay, đã có một số nhà nghiên cứu viết về nguồn gốc và sự phát triển của ghi ta trên thế giới và ở Việt Nam. Hầu hết các tài liệu này đều có thông tin thống nhất rằng, ghi ta xuất hiện rất sớm ở châu Âu. Tuy nhiên, theo các tác giả Nguyễn Thành Phu ̛ơng (1998), Lưo ̛ng Đức Thắng (2006), Nguyễn Thị Hà (2010), Nguyễn Quang Tùng (2013), Nguyễn Thị Hà (2017) và một số bài viết trên các trang mạng thì sự xuất hiện của ghi ta có ba giả thuyết chính. Tóm lại, dù chưa thống nhất về nguồn gốc xuất sứ nhu ̛ng có thể khẳng định ghi ta có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. 2.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của ghi ta trên thế giới Ghi ta trước hết hình thành và phát triển ở các nước Châu Âu sau đó lan rộng sang các châu lục khác trong đó có Châu Á. Vào khoảng thế kỷ XVI là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây ghi ta “cổ điển”. Đến giữa thế kỷ XVIII cây đàn ghi ta hoàn hảo nhất đã ra đời dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres. Sang thế kỷ XX, cây ghi ta sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ với một số trường phái và khuynh hướng nhạc ghi ta. 12 Ngoài ra tiếng đàn ghi ta đã rẽ sang một nhánh ghi ta tồn tại được phổ biến và lan toả mạnh mẽ trong giới bình dân với phong trào Hippy. 2.2. Sự du nhập của ghi ta và vai trò của nó trong đời sống văn hoá nghệ thuật Việt Nam Đàn ghi ta xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Tuy nhiên, phần lớn được nhiều người đồng ý là ghi ta đã theo chân các cha cố người Pháp và các thương gia du nhập Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX . 2.2.1. Sự du nhập và quá trình phát triển của ghi ta ở Việt Nam Một trong những dấu ấn mở đầu cho sự phát triển của ghi ta ở Việt Nam là sự xuất hiện phong trào “lời ta điệu tây” vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ghi ta là biểu tu ̛ợng văn hóa mới trở nên quen thuộc với thanh niên Việt Nam. Sau này, ghi ta còn được các nghệ sĩ tài tử nam bộ cải tiến khoét lõm các phím đàn gọi là ghi ta phím lõm, làm thay đổi thanh âm của mỗi dây đàn dựa trên 5 âm (pentatonic: hò, xự, xang, xế, công, tương đu ̛o ̛ng với các nốt đồ, rê, pha, sol, la) để diễn tấu các bản nhạc mang đậm âm nhạc dân tộc của cu ̛ dân vùng Nam Bộ nhu ̛: Cải lương, các điệu lý, điệu hò. Các trường âm nhạc dạy dàn ghi ta cũng được mở và tạo điều kiện cho ghi ta phát triển một cách chuyên nghiệp hơn. Đất nước thống nhất năm 1975 nghệ sỹ ghi ta ở hai miền có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật, từ đó tạo cơ sở cho nghệ thuật ghi ta non trẻ của Việt Nam có dịp phát triển lên một trình độ mới. Kể từ sau năm 1990, ghi ta cổ điển cũng như nghệ thuật ghi ta nói chung dường như bước vào thoái trào. Đến đầu thế kỉ XXI cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng internet sự giao lưu của những người yêu ghi ta đã không bị giới hạn trong một vùng cụ thể mà có thể thường xuyên tìm hiểu trao đổi học hỏi với bên ngoài, trong một không gian văn hóa nghệ thuật rộng hơn trước rất nhiều. 2.2.2. Ghi ta phát triển ở Hà Nội Cùng với hành trình vào Việt Nam, ghi ta xuất hiện ở Hà Nội từ những năm 20 của thế kỉ XX. Từ năm 1945, cây ghi ta đã trở thành bạn đường thân thiết của các nhạc sĩ kháng chiến, giới học sinh sinh viên và nhiều người yêu nhạc. Nhiều nhạc sĩ đồng thời là người đệm ghi ta rất giỏi đã xuất hiện như: Hoàng Vân, Trọng Bằng, Tô Vũ, Văn Chung, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, 13 Phạm Duy, Văn Ký.... Qua kí ức của các nghệ sĩ Thiện Tơ, Nguyễn Quang Tôn, Nguyễn Tỵ của nhóm ‘‘Thất cầm’’ có thể thấy được hành trình của cây đàn ghi ta tại Hà Nội. Nhóm “Thất cầm” được coi là những người thắp lửa cho tình yêu ghi ta tại Hà Nội Ngoài những nghệ sĩ tên tuổi của thế hệ trước thì đến nay có nhiều nghệ sĩ ghi ta vẫn tiếp bước cha ông duy trì, thắp sáng vì một nền nghệ thuật ghi ta của Hà Nội được phát triển. Họ là Đặng Ngọc Long, Phan Đình Tân, Phạm Văn Phương, Nguyễn Lan Anh và sau này là thế hệ của Tuấn Khang, Nguyễn Phương Hà, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Hùng Phongvv 2.2.3. Vị trí, vai trò của ghi ta trong đời sống văn hóa Việt Nam Ghi ta có âm sắc rất gần gũi, phù hợp với tâm lý, tính cách, phong tục tập quán của ngu ̛ời Việt. Không những vậy, cấu tạo của cây đàn ghi ta rất gọn nhẹ, đo ̛n giản nên có thể di chuyển ở bất cứ không gian nào để biểu diễn, là nhạc cụ dễ học, không chỉ dành cho các nghệ sỹ chuyên nghiệp mà những ngu ̛ời không chuyên. Ghi ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và có vị trí, vai trò vững chắc trong đời sống văn hóa - xã hội của Việt Nam. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ghi ta đã đi cùng một thế hệ thanh niên, hành trang của người lính như trong các tác phẩm âm nhạc “Cây đàn ghi ta của đại đội Ba”. Hình ảnh cây ghi ta cùng cây súng trên vai ngu ̛ời chiến sĩ đã như một biểu tượng của sức trẻ, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng sống. Cũng với ý nghĩa có tính biểu tu ̛ợng này bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Ngu ̛ời, Đêm Trường So ̛n nhớ Bác, Ngu ̛ời Hà Nội, Sông Lô, Tiếng hát giữa rừng Pác Pó, Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam... Tiếng đàn ghi ta còn góp phần quan trọng trong việc thể hiện thân phận của con người, đồng thời cũng là cách nhìn nhận của ngu ̛ời nghệ sỹ trước thời cuộc của đất nước. Trong các nghệ sỹ gắn liền với tiếng đàn ghi ta, phải kể đến Trịnh Công So ̛n. Tiểu kết Đàn ghi ta được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX là minh chứng cho quá trình giao lu ̛u, tiếp biến văn hóa thế giới, từ đó đã mang lại cho văn hóa Việt Nam một làn gió mới. Trong quá trình hình thành và phát triển cho đến nay, ghi ta đã có một “đời sống” phong phú, vừa cho thấy tính quốc tế của nhạc Việt, vừa mang bản 14 sắc văn hóa Việt Nam. Hơn thế, nó đã trở thành một biểu tượng trong đời sống văn hoá nghệ thuật Việt nam, gắn với sức trẻ và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chính vì thế, ghi ta tuy đu ̛ợc xem là một nhạc cụ bình dân nhưng đã thu hút giới trẻ mọi thế hệ, đu ̛ợc thấy từ sự lựa chọn của thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ đầu tiên ở Việt Nam và Hà Nội. Thời kì chiến tranh, ghi ta theo chân các nghệ sĩ ra chiến trường, động viên tinh thần chiến sĩ. Trong thời bình, đàn ghi ta với tính phổ cập, đại chúng đã mang âm nhạc đi sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân. Quá trình du nhập của ghi ta vào Việt Nam cũng nhu ̛ các giai đoạn phát triển của nó không chỉ cho thấy quá trình Việt hóa một nhạc cụ nước ngoài mà còn cho thấy vai trò và mối quan hệ của nó với giới trẻ cũng nhu cầu nghệ thuật của họ, các giá trị văn hóa mới nảy sinh, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. CHƯƠNG 3. NHỮNG HOẠT ĐỘNG GHI TA CỦA GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI Trong những năm gần đây, công chúng trẻ Hà Nội dần quen với hình ảnh những chàng trai trẻ cho ̛i đàn ghi ta cùng nhau tổ chức những buổi “Du ca đường phố” để được đàn, được hát cho mọi ngu ̛ời nghe. Họ là thành viên của những CLB âm nhạc. Các buổi trình diễn ghi ta ấy đã góp thêm vào các loại hình giải trí khác nhau, đa dạng hơn ở thủ đô. 3.1. Hoạt động ghi ta chuyên nghiệp Tại Hà Nội, có nhiều cơ sở dạy đàn ghi ta chuyên nghiệp như: Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ĐH văn hóa nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Hà Nội, ĐH Văn hóa,... Một trong những tiêu chí đào tạo tại các tru ̛ờng âm nhạc chuyên nghiệp là tạo ra các nghệ sĩ, nhạc công ở các bộ môn nhạc cụ khác nhau, vừa mang tính chuyên sâu từng nhạc cụ vừa mang tính phổ cập về kiến thức âm nhạc. Bên cạnh đó là sự ra đời các trung tâm, co ̛ sở đào tạo âm nhạc là sự đòi hỏi tất yếu của cuộc sống và thể hiện tính xã hội hóa trong việc đào tạo âm nhạc. Đông đảo quần chúng có dịp tiếp cận những kiến thức âm nhạc co ̛ bản mà không cần phải theo học khóa đào tạo chuyên nghiệp. 3.2. Các CLB và Trung tâm ghi ta Trên địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội hiện nay có hàng trăm CLB ghi ta lớn, nhỏ, với đủ mọi tầng lớp lứa tuổi theo học. Đó 15 là hệ thống CLB ghi ta cổ điển của các nghệ sĩ tên tuổi đứng ra giảng dạy, các CLB đàn ghi ta của các tru ̛ờng ĐH đóng trên địa bàn thủ đô Các trung tâm dạy nhạc dành cho trẻ em nhu ̛ Cung thiếu nhi Hà Nội, Trung tâm âm nhạc Yamaha, Nhà văn hóa quận, và chu ̛a kể các CLB tự phát do các giáo viên ghi ta hoặc những ngu ̛ời có khả năng chơi đứng ra tổ chức và mở lớp dạy. Hiện nay có khá nhiều các CLB ghi ta sinh viên. Với các trường ĐH, tru ̛ờng cao đẳng đóng trên địa bàn Hà Nội, có khoảng hơn 10 CLB ghi ta trực thuộc. Đó là các CLB đàn ghi ta của tru ̛ờng: ĐH Bách Khoa, ĐH Thương mại, ĐH Xây dựng, ĐH Kinh tế, ĐH Y, ĐH Kiến trúc, ĐH Hà Nội, ĐH Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Mở, ĐH Giao thông, Cao đẳng su ̛ phạm....Các CLB này đu ̛ợc hình thành từ Hội sinh viên của các tru ̛ờng. Các CLB này không chỉ hoạt động đo ̛n lẻ trong phạm vi trường mà còn tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội ngộ giữa các trường trong những dịp đặc biệt, hoặc trong một sự kiện có ý nghĩa xã hội nào đó nhu ̛ ngày kỉ niệm thành lập Đoàn, đêm nhạc vì trẻ em khó khăn, hoặc ủng hộ những nơi gặp thiên tai, v.v.... Họ thường tổ chức bốn hoạt động lớn sau: theo hình thức nội bộ và bên ngoài;  Hoạt động nội bộ là hoạt động quan trọng nhất và thường xuyên bao gồm sinh hoạt hàng tuần, tổ chức teambuilding, tổ chức sinh nhật  Hoạt động thứ 2 là giao lưu nhỏ  Hoạt động thứ 3 là đi biểu diễn  Hoạt động thứ tư là du ca Sinh viên tham gia CLB ghi ta trong tru ̛ờng ĐH thu ̛ờng khá đông, khoảng trên dưới 70 thành viên cả nam và nữ. Địa điểm sinh hoạt, tập luyện, giao lưu của các CLB thường là ở tru ̛ờng, có thể là công viên một no ̛i trên đu ̛ờng phố.... Thời gian sinh hoạt của các CLB là từ 5h30 chiều đến 7h30 tối hoặc muộn hơn, một tuần sinh hoạt từ 1đến 2 buổi, tuỳ vào mỗi CLB. Thể loại âm nhạc của nhóm sinh viên đam mê ghi ta thì muôn hình vạn trạng, với nhóm học chuyên nghiệp thì có các hệ thống bài bản tự chọn và bắt buộc theo khung của nhà tru ̛ờng: những bản nhac nhạc cổ điển, nhạc Việt Nam, Jazz, Pop... Nhắc đến CLB, nhóm không thể không nhắc tới ngu ̛ời khởi xu ̛ớng, chủ nhiệm CLB và các thành viên. Một CLB, nhóm có nhiều thành viên tham gia nhu ̛ng họ 16 là những ngu ̛ời đồng dạng với nhau (cùng có sở thích âm nhạc, thích học ghi ta, thích nghe nhạc ghi ta, có bạn thì tham gia vào CLB này để được thực tập với chuyên môn của mình). Chủ nhiệm CLB có vai trò quan trọng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của CLB, nhóm, có nghĩa là họ là những ngu ̛ời có “quyền lực” nhất trong mối quan hệ với các thành viên của CLB. Cây ghi ta được xem như “linh hồn” của CLB. Ngu ̛ời dạy ghi ta (có thể là các thầy dạy, thuê từ bên ngoài, hoặc chính là các thành viên của ban chuyên môn của CLB). Đông đảo nhất là các thành viên (tham gia với vai trò là ngu ̛ời học ghi ta, ca sĩ, nhạc công, những ngu ̛ời tham gia trong ban truyền thông, đối ngoại, hậu cần...). Với việc thực hành tổ chức duy trì CLB, các bộ phận âm thanh ánh sáng, các shop đàn ghi ta, các nghệ sĩ ghi ta và các tổ chức bán đàn ghi ta kiêm dạy đànghi ta – là những nhà tài trợ tiềm năng cho mỗi hoạt động của CLB. Bên cạnh nhà tài trợ chính còn có các nhà bảo trợ truyền thống cho các hoạt động từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Đó là các trang báo, trang tin, các fanpage, wedsite như: Kenh14, Zing, Hoa học trò..... Phương tiện được giới trẻ sử dụng là đàn ghi ta. Chắc chắn rằng mỗi ngu ̛ời đều có sở thích riêng về âm nhạc nhu ̛ng đến với CLB ghi ta thì giới trẻ đều có sở thích chung là ghi ta, tạo nên sự khác biệt với những hoạt động giải trí khác. Nhìn chung, hoạt động của các CLB ghi ta sinh viên có nhiều điểm tương đồng. Ngoài các CLB ghi ta sinh viên thì trong các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn Hà Nội thì ghi ta cũng gắn bó với đời sống văn nghệ của họ. Hiện nay đất nước công nghiệp hoá – hiện đại hoá đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet, đây là kênh xã hội mà giới trẻ có thêm cơ hội để quảng bá mình. Nó giúp cho tất cả mọi đối tu ̛ợng muốn tìm hiểu về ghi ta để luyện tập dễ dàng ho ̛n, chủ động và tiết kiệm đu ̛ợc thời gian. 3.3. Các cuộc thi và giao lưu nghệ thuật ghi ta chuyên nghiệp và không chuyên Những hoạt động biểu diễn ghi ta ở Hà Nội đã phản ánh thẩm mĩ cũng như nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người dân. Từ những buổi biểu diễn mang chất lượng nghệ thuật cao đến những buổi biểu diễn mang tính chất giao lưu quần chúng đã tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết về nghệ thuật ghi ta, vừa đáp ứng niềm đam mê của những người yêu thích chơi ghi ta cũng như những người mê nghe 17 nhạc ghi ta. Có thể kể đến một số hoạt động biểu diễn tiêu biểu như Dự án “Giao lưu ghi ta Bắc- Nam” do nghệ sĩ ghi ta Tuấn Khang khởi xướng, ngoài ra là các cuộc thi ghi ta mở rộng, các đêm diễn của hệ thống CLB ghi ta cổ điển, tại nhà hát Tuổi Trẻ Hà Nội đã diễn ra cuộc thi liên hoan quốc tế và biểu diễn của dòng nhạc fingerstyle. 3.4 Hoạt động trình diễn và thưởng thức nhạc ghi ta của các CLB Có thể nói, hoạt động của CLB ghi ta cổ điển Hà Nội và một số CLB trường ĐH là những hoạt động âm nhạc mang tính văn hóa xã hội. Không chỉ tổ chức những buổi trình diễn nghệ thuật của riêng CLB mình họ còn tổ chức những buổi biểu diễn giao lưu, những buổi có tính chất từ thiện. Ở đó các cây ghi ta của cácc trường đại học có cơ hội giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, giao lưu với các nghệ sĩ ghi ta có tiếng ở Hà thành. Đồng thời các đêm nhạc còn quyên góp từ thiện cho các hoạt động tình nguyện. Bên cạnh đó là âm nhạc đường phố là một trong những nét văn hoá của nhiều nước phát triển. Nhóm “Du ca đường phố” xuất hiện với đông đảo các thành viên và tạo nên lực hút với cộng đồng. 3.5. Sinh hoạt ghi ta ở các tụ điểm vui chơi, giải trí Ngoài những cơ sở đào tạo âm nhạc, các trung tâm, CLB, nhà văn hoá, những sân khấu mang tính chất hàn lâm, học thuật thì các không gian âm nhạc khác như các quán cafe, quán trà, nhạc ghi ta cũng hiện diện như một phần tất yếu. Tới đây, nhiều nhóm trẻ không chỉ “nhâm nhi” đồ uống, trò chuyện, thư giãn với bạn bè mà còn chia sẻ tình yêu âm nhạc, cùng nhau thưởng thức những giai điệu lãng mạn êm ái trong không gian gần gũi, trẻ trung. Âm nhạc mà những quán cà phê lựa chọn thường là các dòng nhạc có tiết tấu chậm rãi, êm ái, phù hợp với số đông. Tiểu kết Qua những khảo sát cụ thể các hình thức hoạt động ghi ta, bức tranh toàn cảnh về đời sống âm nhạc và đời sống tinh thần gắn với đàn ghi ta của người dân sống tại địa bàn Hà Nội hiện lên thật phong phú và đa dạng. Đó là sự hoạt động của những CLB, nhà văn hóa, trung tâm dạy ghi ta, hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp hay sự trình diễn ghi ta tại các quán café, phòng trà ca nhạc của cả những nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Đặc biệt, các sinh hoạt ghi ta giao lưu văn hóa, kết bạn của giới trẻ chủ yếu tầng lớp học sinh, sinh viên hay của các bạn trẻ nói chung, đã làm cho “đời sống” của họ cùng với cây đàn này thêm phong phú cũng như làm cho các hoạt 18 động văn hóa nghệ thuật của lớp trẻ đa dạng hơn. Nó góp phần không nhỏ làm giàu thêm tri thức về nghệ thuật âm nhạc nói chung và nghệ thuật ghi ta nói riêng, đồng thời cũng làm giàu thêm đời sống tinh thần của giới trẻ. CHƯƠNG 4. GHI TA – SỰ KẾT NỐI VÀ TẠO DỰNG BẢN SẮC GIỚI TRẺ Nhiều học giả đã chỉ ra, để hiểu một cách đúng đắn và toàn diện về giới trẻ, cần quan sát kỹ đời sống văn hoá và giải trí của họ (Tracy Shildrick & Robert MacDonald 2006). Giải trí không chỉ là để thoả mãn nhu cầu thư giãn mà còn là phương tiện kết nối và thể hiện căn tính cá nhân. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hoá, giới trẻ Việt Nam ngày càng đa dạng và có sự phân hoá rất mạnh. Mỗi nhóm trẻ tìm thấy cho mình một thị hiếu riêng, sở thích riêng, những hình thức giải trí riêng, và chính những điều này cũng làm nên sự khu biệt giữa các nhóm. 4.1. Bối cảnh xã hội và đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay Sau 30 năm đổi mới (từ 1986), từ một đất nước có nền kinh tế với 90% dân số làm nông nghiệp, đến nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi. Toàn cầu hoá là một trong những tác nhân có ảnh hưởng lớn đến hiện trạng xã hội hiện nay. Toàn cầu hoá đã đem lại những luồng gió mới, tác động trực tiếp tới giới trẻ. Giới trẻ hiện nay có thể tiếp cận được tri thức nhân loại ở mọi lúc, mọi nơi qua internet. Giới trẻ luôn được coi là những người tiên phong, đi đầu trong những xu hướng, nắm bắt những mẫu mã, phong cách trong thời trang, âm nhạc nói riêng. Mặt khác, một số nghiên cứu đánh giá rằng bối cảnh hội nhập đã khiến không ít bạn trẻ xa rời các giá trị đạo đức truyền thống mà hình thành những tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ. Trong bối cảnh giới trẻ bị phân hoá như vậy, nhu cầu vui chơi giải trí của giới trẻ cũng rất phong phú, với nhiều hình thức đa dạng ở những không gian và thời gian khác nhau. 4.2. Ghi ta như một phương tiện kết nối Đàn ghi ta có thể đem đến những mối quan hệ rộng mở cho tất cả tầng lớp, lứa tuổi, giới tính trong xã hội từ học sinh, sinh viên, già, trẻ, gái, trai khi mọi người đến với ghi ta. Tiếng đàn dễ làm cho mọi người có được sự tâm giao. Có thể nói, nó là một phương tiện giao tiếp đặc biệt trong xã hội, giúp con người gần gũi nhau hơn, được cảm thông, chia sẻ. 19 Ở các quán cà phê ca nhạc thì đối tượng đến nghe nhạc đa dạng hơn, các quan hệ giao lưu trong không gian âm nhạc đó cũng phong phú hơn. Trong rất nhiều bữa tiệc, liên hoan, hay những sự kiện lớn thì âm nhạc nói chung trong đó có đàn ghi ta không thể thiếu. Đặc biệt, trong những buổi liên hoan của các bạn trẻ, ghi ta lại không thể vắng mặt. Là sinh viên của thời đại kĩ thuật số và mạng truyền thông nên các CLB ghi ta sinh viên mở rộng hình thức quảng bá, liên kết trên các website của trường. 4.3. Từ kết nối đến tạo dựng mạng xã hội và vốn xã hội Theo hai nhà nghiên cứu Lê Minh Tiến (2010) và Nguyễn Thị Phương Châm (2013) viết về MLXH thì trong bối cảnh xã hội toàn cầu hoá hiện nay sự kết nối mạng lưới xã hội trở nên đa chiều và phức tạp, tuy nhiên sự chia sẻ trong các thực hành ghi ta giữa những người trẻ cùng sở thích về âm nhạc tạo nên sự gắn kết trong các CLB, nhóm tạo thành MLXH, các thành viên trở nên năng động, gần gũi với nhau, tương tác của cá nhân với nhóm hay tương tác giữa các nhóm. Ghi ta đóng một vai trò là phương tiện để giới trẻ tìm kiếm các quan hệ xã hội, hay VXH mà theo Basani cái làm nên hạnh phúc của thanh niên là VXH – kết quả của sự tương tác xã hội – được coi là loại vốn quan trọng nhất và VXH tăng thì hạnh phúc của cá nhân tăng. Mặt khác, Theo Bourdieu trong công trình “Sự khu biệt: Phê phán xã hội đối với sự đánh giá về thị hiếu”, việc lựa chọn ghi ta của một số nhóm người trẻ tuổi còn để tạo ra “thị hiếu khác biệt”, có thể khu biệt họ với các nhóm người khác, hình thành nên một nhóm xã hội có bản sắc riêng, có vị thế xã hội riêng. Theo Ken McCulloch, Alexis Stewart & Nick Lovegreeii (2006) thì, “cách mà giới trẻ lựa chọn trang phục, các hoạt động giải trí và các nơi để tụ tập cũng là diễn tả nên bản sắc cá nhân và tập thể của họ”. Nhóm trẻ lựa chọn ghi ta và các hoạt động trình diễn của họ là một dạng “tiểu văn hoá”. Mỗi nhóm giới trẻ chơi ghi ta có lựa chọn dòng nhạc riêng cho mình cũng như thể loại âm nhạc khác nhau, tuỳ vào năng lực và sự am hiểu của cá nhân và nhóm. Mặc dù đều là các CLB ghi ta nhưng mỗi CLB ghi ta sinh viên đều tạo dựng cho mình những sắc màu riêng. Trong bối cảnh xã hội giới trẻ có sự phân hoá rõ nét như ngày nay, việc tự định dạng cá nhân và nhóm của mình với ghi ta khiến họ khu biệt mình như những con người sống “lành mạnh”, so với những nhóm thanh niên “buồn chán”, “hưởng thụ”, “sống ảo”... như báo chí thường nói 20 đến. Và như vậy, các CLB ghi ta không chỉ trở thành không gian tạo dựng mạng xã hội và VXH, mà còn góp phần tạo dựng nên bản sắc nhóm và định dạng bản sắc cá nhân. 4.4. Ghi ta: công cụ khẳng định bản sắc cá nhân Một giáo sư người Đức - Beck (2002) - “xã hội rủi ro” với nhiều đau khổ, giới trẻ như bị mất phương hướng, cảm thấy cô đơn, mất niềm tin. Nhu cầu khẳng định “cái tôi” và bản sắc cá nhân của giới trẻ rất lớn. Sự xuất hiện các bản sắc cá nhân, bản sắc nhóm sẽ củng cố tạo lập các liên kết theo các chiều, mở rộng các mối quan hệ khác nhau gọi là mạng lưới xã hội.Tạo dựng bản sắc nhóm có vô số cách thức, mỗi nhóm lại tìm cho mình những đặc điểm riêng để hình thành. Việc chơi nhạc cụ cũng trở thành một phương tiện để tự khẳng định mình của giới trẻ, và nhóm trẻ chơi ghi ta đã tạo dựng nên những bản sắc nhóm riêng, như một cách họ định vị bản thân trong xã hội. 4.4.1 Ưu thế của ghi ta đối với giới trẻ Do có thiết kế nhỏ gọn, ghi ta có thể dễ dàng vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, không gian trình diễn bất kỳ nơi đâu. So với các loại nhạc cụ khác, thì ghi ta tương đối rẻ. Với những người mới chơi chỉ cần làm chủ được một vài hợp âm cơ bản là có thể gảy được một số bài đệm hát đơn giản. 4.4.2 Khẳng định “cái tôi” và kiếm tìm sự cân bằng tinh thần Có nhiều hình thức tham gia vào các hoạt động ghi ta của giới trẻ. Có người tham gia hoạt động học đàn để giải trí, mỗi người có cách thức tham gia riêng. Trong bối cảnh hiện nay nguyên nhân khi họ tham gia vào hoạt động ghi không chỉ là để giải trí mà còn tìm được những “hạnh phúc” riêng trong một cuộc sống nhiều áp lực. Giới trẻ họ cũng tự tin hơn khi thể hiện cái tôi, tự tin hơn với năng lực bản thân, độc lập trong suy nghĩ dám làm những điều mình muốn. Luôn muốn khẳng định “cái tôi” để mình khác biệt, nổi bật giữa đám đông hay cộng đồng. Trong lịch sử của làng âm nhạc Việt, những cá tính âm nhạc gắn với cây đàn ghi ta như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Trần Tiến luôn được công chúng vào những năm 1960 nhớ đến. Đối với các bạn sinh viên ngày nay nhiều người chơi ghi ta là để gây ấn tượng, tìm thấy những “hình mẫu”cho mình, như Khánh, Minh Quân..., hay với Đạt có những tính cách mà không “di truyền” từ cha mẹ hoặc tạo hoá “trời sinh” có sẵn, mà chỉ khi tham gia vào các hoạt động ghi ta cá 21 tính ấy mới bộ lộ hoặc mới hình thành. Ghi ta khiến cho nhiều bạn trẻ trở nên tự tin hơn như Mai, có khi lại là phương tiện để hàn gắn vết thương tình cảm thuở sinh viên như Phương. Nhiều phụ huynh như chị Hồng, chị Phương..., còn nhận ra thế mạnh của việc chơi ghi ta và đã cho con học như một cách thức để thay đổi chính con người và cá tính của con trẻ. Khi vào CLB ghi ta những bạn trẻ với góc độ quản lý bởi chính những người cùng trang lứa mình, họ có cơ hội thể hiện mình trong công việc tổ chức. Một trong những khía cạnh thú vị khác của ghi ta là nó mang tính giới. Cây đàn ghi ta thường được xem là gắn với hình ảnh của nam giới. Không kém phần ấn tượng khi ghé thăm CLB ghi ta Học viện Báo chí ở đó con trai trở thành “mì chính cánh”. 4.4.3 Tạo lập dấu ấn cá nhân Theo Giddens (1991) “tự nhận dạng là một quá trình có tính phản thân một nỗ lực mà chúng ta tiếp tục làm và phản ánh. Chúng ta tạo ra, duy trì và chỉnh sửa một tập hợp các câu chuyện tiểu sử, câu chuyện về chúng ta là ai, và làm thế nào chúng ta lại như bây giờ.” Còn theo Howarth (2002:20) “cái bản sắc luôn luôn được tạo dựng thông qua cách thể hiện”. Một số bạn trẻ như Mạnh Dũng, Duy Phong, Tùng, Tuấn, Hà, Đạt đã xác lập chỗ đứng cho mình, tự nhận diện mình và được nhận diện qua lựa chọn chơi ghi ta và những trải nghiệm với nó đã như một “thẻ căn cước” để tạo dựng bản sắc (cá nhân) của họ. Tiểu kết Đàn ghi ta đóng vai trò quan trong trọng nhu cầu thưởng thức âm nhạc và văn hóa tinh thần của giới trẻ. Ghi ta là một phương tiện kết nối, là công cụ để giới trẻ tạo dựng các mối quan hệ xã hội và vốn xã hội cho bản thân. Ghi ta cũng giúp giới trẻ định vị cái tôi và bản sắc cá nhân, cũng như góp phần định vị bản sắc nhóm và khu biệt nhóm cùng chung sở thích. Ghi ta giúp hình thành tinh thần đồng đội, tình cảm gắn bó, khả năng thể hiện bản thân, giúp họ thêm tự tin, có nhiêu hứng thú hơn trong học tập. KẾT LUẬN Từ sau khi Đổi Mới, xã hội Việt Nam đã và đang đứng trước những thay đổi to lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, quá trình phân hoá về kinh tế xã hội cũng kéo theo xu hướng phân hoá về văn hoá ngày càng rõ ở Việt Nam, đặc biệt các nơi đô thị - đời sống của người dân được nâng cao. Mỗi người có một sở thích, một nhu 22 cầu giải trí riêng và những người có chung sở thích, giải trí có xu hướng tập hợp lại thành các nhóm với các hoạt động, tôn chỉ riêng. Với điều kiện kinh tế xã hội ngày càng tăng, nhu cầu về giải trí hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật...cũng ngày càng lớn hơn, trong đó có nhu cầu khá lớn về thưởng thức âm nhạc trong giới trẻ, Ghi ta là một nhạc cụ phương Tây du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ trước. Từ khi đến Việt Nam, cây đàn này đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống âm nhạc của người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, vì thế ngày từ khi du nhập, ghi ta đã có điều kiện để thích ứng và phát triển. Ghi ta đã trở thành một trong những nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống âm nhạc của nhiều người, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên, học sinh hiện nay. Ngoài ra, những nghệ sĩ trẻ còn dùng chính tiếng đàn của mình để nuôi dưỡng đam mê, và cũng là phương tiện giúp họ thỏa mãn đam mê ấy, giúp các nhóm trẻ tạo ấn tượng riêng trong sở thích và các hoạt động ghi ta đã gắn liền vào cuộc sống của họ. Bên cạnh những cách thức giải trí, những nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nhà ở, tiện nghi.... thì trong những năm trở lại đây, việc chơi ghi ta đang trở nên phổ biến và gần như trở thành một trào lưu, đặc biệt là trong giới trẻ. Sức hấp dẫn của ghi ta cháy bỏng và lan tỏa rộng hơn ở mọi ngóc ngách của xã hội. Sở dĩ đàn ghi ta gắn bó mật thiết với đời sống âm nhạc của người Hà Nội bởi nhiều lí do. Hà Nội vốn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, nên cũng đồng thời là môi trường thuận lợi cho việc học tập và giảng dạy đàn ghi ta. Hơn nữa, các thời kỳ lịch sử của đàn ghi ta ở Việt Nam cũng là bệ phóng vững chắc cho nghệ thuật đàn ghi ta phát triển ở đây. Với ưu thế như đơn giản, gọn nhẹ, giá cả phải chăng, dễ chơi, dễ học, linh hoạt trong cách sử dụng biểu diễn, những âm sắc thanh mà chắc của ghi ta khi “chạy” trên các giai điệu tươi vui đã dễ dàng mang lại cho người nghe một xúc cảm háo hức, tươi mới về cuộc sống, nhất là đối với giới trẻ, đem lại cho người nghe sự thư giãn trong tâm hồn, sức khỏe sớm được hồi phục. Âm nhạc ghi ta còn như một ngôn ngữ giao tiếp xã hội đặc biệt, dễ thu hút người khác trong mối quan hệ xã hội thân thiết cũng như làm cho mọi người đến với âm nhạc dễ hơn... Do vậy, đàn ghi ta đã dễ 23 dàng chinh phục được nhiều trái tim yêu nhạc, được nhiều người hâm mộ. Đàn ghi ta hiện diện trong đời sống của giới trẻ Hà Nội hiện nay hết sức phong phú và đa dạng, từ môi trường âm nhạc chuyên nghiệp tại các trường học đến môi trường âm nhạc không chuyên như các trung tâm, nhà văn hóa, các CLB hay tư gia. Bức tranh về những hoạt động ghi ta thật sống động bởi những hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp của các nghệ sĩ lẫn không chuyên của tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong đời sống tinh thần ở Hà Nội, đàn ghi ta gắn bó gần gũi với người dân trong những sinh hoạt tập thể, trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật của sinh viên, của công chức hay các đơn vị bộ đội. Sự sinh hoạt sôi nổi ấy thể hiện ở các CLB như CLB ghi ta cổ điển, CLB của các nhà văn hóa thiếu nhi, Cung thiếu nhi, nhóm “Du ca đường phố”, CLB của các bạn sinh viên Bách khoa, Xây dựng, Kiến trúc, Ngoại Thương, Học viện tài chính, Học viện báo chí và tuyên truyền....cũng như ở các quán cà phê ca nhạc như G4U, cà phê Trịnh ca, quán Like cà phê .v.v... Như luận án này đã chỉ ra, trong bối cảnh xã hội ngày càng có sự phân hoá, giới trẻ cũng không thuần nhất mà rất đa dạng, không ít nhóm trẻ có những lối sống bị xã hội phê phán như chìm đắm trong game, cờ bạc, nghiện hút, đua xe, sống thiếu lý tưởng và mất niềm tin, thì đối với các nhóm trẻ chơi ghi ta, ghi ta không chỉ đem lại những giây phút giải trí đơn thuần, hay những cảm thụ nghệ thuật, mà ghi ta còn đem lại ý nghĩa cho cuộc đời của các bạn trẻ. Các bạn trẻ tìm thấy ở đó giá trị của chính mình, thấy bạn bè, thấy những mối quan hệ kết nối, và từ đó có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Các nhóm cùng sở thích ghi ta đã coi các câu lạc bộ và trung tâm ghi ta là những “sân chơi” bổ ích, lành mạnh, chia sẻ những khó khăn, đoàn kết, gắn kết các thành viên. Bước vào một thế giới hiện đại với nhiều lực hút mãnh liệt, cây đàn ghi ta giản dị, mộc mạc cũng chịu những tác động không nhỏ, làm giảm vị thế của nó trong âm nhạc mà ghi ta vốn đã có những hạn chế nhất định trong trình diễn. Việc lựa chọn chơi đàn ghi ta trong giới chuyên nghiệp ít nhiều cũng đã ảnh hưởng tới những thế hệ trẻ và “đời sống” của ghi ta trong xã hội. Nhưng, như bất kì một sản phẩm văn hóa vật chất cũng như tinh thần nào của xã hội, chúng đều có những bước đi thăng trầm 24 trong quá trình tồn tại, đều chịu sự chi phối của những thay đổi xã hội, của hoàn cảnh lịch sử. Trong cuộc cạnh tranh vị thế nghệ thuật, đàn ghi ta không ồn ào, “tiếng nói” của nó vẫn cất lên với những âm sắc riêng biệt mà nhiều nhạc cụ khác không thể thay thế, với những suối âm thanh vẫn hiền hòa chảy trong trái tim những người, say mê. Ghi ta vẫn có con đường đi riêng của mình và chắc rằng vẫn có vị trí đáng trân trọng trong tinh hoa âm nhạc thế giới. Đồng thời những hoạt động ghi ta của giới trẻ đã giúp mang lại những kỹ năng sống và đặc biệt đã tạo nên những giây phút thư giãn lý thú, lành mạnh bổ ích, tiếp thêm năng lượng và động lực học tập, phấn đấu và lập nghiệp của giới trẻ. Âm nhạc đã giúp giới trẻ tới sự hoàn thiện nhân cách con người. Qua những gì đã khảo sát, nghiên cứu về hoạt động ghi ta ở Hà Nội hiện nay, luận án góp phần đưa ra một khía cạnh trong bức tranh phong phú và đa dạng về đời sống của giới trẻ. Từ đó, với tư cách là một giảng viên dạy bộ môn ghi ta cũng như với tư cách là một nghệ sĩ tham gia vào nhiều hoạt động ghi ta trong đời sống văn hóa Hà Nội, tác giả hy vọng có được hướng tìm tòi, phát triển các kỹ năng giảng dạy cũng như trình diễn của mình, cũng như có thể đưa ra những cách thức mới để nghệ thuật ghi ta ngày càng phát triển hơn ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 1. Tạp chí Văn hoá Nghệ Thuật. Cơ quan của Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch, số 367 tháng 2015. Ghi ta trong đời sống âm nhạc ở Hà Nội. 2. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội, số Tháng 3 năm 2017. Cây đàn ghi ta – phương tiện kết nối giới trẻ. 3. Tạp chí Văn hoá Nghệ Thuật Quân Đội. Trường ĐH Văn hoá Nghệ Thuật Quân Đội, số 20 tháng 12 năm 2016. Âm nhạc với đời sống văn hoá tinh thần.0.0..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_ghi_ta_trong_doi_song_gioi_tre_hien_nay_tai.pdf
  • pdfTomtat_Eng_VuThiThanhTra.pdf
Luận văn liên quan