Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai thực hiện các cam kết với quốc tế về
giảm nhẹ phát thải KNK, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện Chiến lược và Kế
hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh, việc xây dựng kế hoạch TTX cấp tỉnh
đến năm 2020 và 2030 với những mục tiêu giảm phát thải KNK cụ thể đi kèm với danh
mục các cơ hội ưu tiên có hiệu quả về chi phí là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
Tác giả luận án chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Quảng Ninh – địa phương đã
ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2016-2020 nhưng
chưa có danh mục giải pháp giảm thải cũng như các tính toán cụ thể về chi phí và tiềm
năng giảm thải KNK để đạt được mục tiêu giảm cường độ phát thải KNK.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm đề xuất lựa chọn mô hình, xây dựng
quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch hành
động TTX cấp độ địa phương; áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh, khuyến nghị
định hướng và giải pháp thực hiện mục tiêu giảm thải KNK trong kế hoạch hành động
TTX của tỉnh đến năm 2030.
Luận án đã thực hiện được các nội dung và có các đóng góp mới, cụ thể;
Về lý luận, luận án là công trình lần đầu nghiên cứu tích hợp phương pháp luận
kiểm kê phát thải KNK, hệ số phát thải IPCC (Tier 1) và các hệ số phát thải riêng của
Việt Nam (Tier 2, 3) với phương pháp đánh giá chi phí giảm phát thải theo mô hình lý
thuyết MACC của kinh tế môi trường; đề xuất quy trình 6 bước đánh giá chi phí giảm
phát thải KNK và quy trình 3 bước xây dựng kế hoạch hành động TTX cấp địa phương
(cấp tỉnh) có lồng ghép đánh giá chi phí giảm thải KNK phục vụ sắp xếp và lựa chọn
các giải pháp giảm thải KNK có hiệu quả về chi phí cho địa phương. Quy trình và cách
24
tiếp cận này có thể áp dụng cho các tỉnh/ thành phố đang triển khai xây dựng kế hoạch
hành động TTX.
Về thực tiễn, luận án thử nghiệm mô hình và quy trình được đề xuất để đánh giá
phát thải và chi phí của các cơ hội giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực năng lượng,
công nghiệp, nông lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) nhằm lựa chọn tập hợp giải
pháp có hiệu quả nhất về chi phí, đáp ứng mục tiêu giảm thải theo kế hoạch hành động
TTX của tỉnh Quảng Ninh; tính toán tiềm năng giảm phát thải KNK và nhu cầu vốn
theo các giải pháp được lựa chọn, khuyến nghị định hướng thực hiện kế hoạch hành
động TTX của địa phương cho giai đoạn đến năm 2020 và 2030.
12 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp lồng ghép đánh giá chi phí giảm thải KNK vào kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí giảm thải KNK vào kế hoạch
hành động tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI PHÍ GIẢM
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
TĂNG TRƯỞNG XANH
1.1. Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
1.1.1. Biến đổi khí hậu: biểu hiện và nguyên nhân
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “Biến đổi khí hậu là sự thay
đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến
thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.
4
Các biểu hiện của BĐKH gồm: sự nóng lên của khí quyển và trái đất; thay đổi thành
phần và chất lượng khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển; dâng cao mực nước
biển làm ngập úng các vùng đất thấp, các đảo trên biển; thay đổi cường độ hoạt động
của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu
trình sinh địa hoá; thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái.
Khí nhà kính (KNK) là tác nhân dẫn đến BĐKH, chủ yếu bao gồm: CO2, N2O,
CH4, HFC, PFC, SF6, hơi nước, các khí CFC, được tạo ra do sự biến đổi của tự nhiên
và từ sự gia tăng phát thải từ các hoạt động của con người. Các nguồn phát thải KNK
được chia thành 4 nhóm chính: năng lượng; quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm
(IPPU); nông nghiệp - lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU); và chất thải.
1.1.2. Ứng phó với BĐKH
Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) đã xác định: ứng phó
với BĐKH bao gồm hai mảng là “giảm nhẹ” (mitigation) và “thích ứng” (adaptation).
Trong đó, giảm nhẹ BĐKH bao gồm những sự can thiệp mang tính phòng ngừa của
con người để giảm nguyên nhân gây ra BĐKH, như giảm mức độ hoặc cường độ phát
thải KNK, tăng bể hấp thụ, bể chứa KNK. Để đạt mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ Trái
Đất dưới 20C vào cuối thế kỷ này, lượng phát thải KNK phải giảm từ 40 đến 70% vào
năm 2050.
1.1.3. Phát thải và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ 1994 đến 2010, tổng phát thải KNK tăng
nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2tđ lên 246,8 triệu tấn CO2tđ. Hai lĩnh vực có tỷ trọng
phát thải lớn nhất là nông nghiệp và năng lượng. Phát thải trong lĩnh vực năng lượng
tăng nhanh nhất.
Là một trong những quốc gia có nguy cơ bị tác động mạnh mẽ nhất bởi BĐKH,
Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực giảm phát thải KNK toàn cầu. Tại COP21
và COP23, Việt Nam đã cam kết giảm nhẹ phát thải KNK một cách tự nguyện ở mức
8%, và nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế sẽ tăng mức cam kết giảm đến 25%
mức phát thải của Việt Nam vào năm 2030.
1.1.4. Xu hướng tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính
Yêu cầu cấu trúc lại nền kinh tế, hướng tới xây dựng nền kinh tế “tăng trưởng
xanh và ít phát thải các-bon” đang là vấn đề được quan tâm trong chính sách phát
triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy cách tiếp cận cụ thể thực hiện TTX ở các
nước là khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chính là giảm nhẹ và ứng phó với
BĐKH, phát triển ít phát thải cácbon, ít/ không chất thải, phục hồi và đầu tư vào
vốn tự nhiên, phát triển công nghệ sạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo,
thúc đẩy tạo việc làm và thu nhập cho người dân thông qua đầu tư của nhà nước và
tư nhân, nâng cao đời sống con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể
5
những rủi ro về môi trường và những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái từ hoạt động
của con người.
1.2. Đánh giá chi phí giảm phát thải khí nhà kính của địa phương
Chi phí giảm phát thải KNK có thể được hiểu là “các khoản chi phí phát sinh để
thực hiện các hành động/ biện pháp nhằm giảm lượng phát thải KNK”. Chi phí giảm
thải KNK khác nhau tuỳ theo loại khí thải và phụ thuộc nhiều yếu tố khác (như công
nghệ, quản lý và tổ chức, hành vi, điều kiện môi trường..).
Chi phí giảm phát thải KNK có thể được xem xét từ các giác độ khác nhau. Từ
quan điểm kinh tế môi trường, hai cách tiếp cận phổ biến để xác định và đánh giá chi
phí giảm phát thải KNK là tổng chi phí giảm thải (TAC) và chi phí giảm thải cận biên
(MAC). MAC thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để giảm thêm được một
đơn vị phát thải KNK.
Chi phí giảm thải cận biên =
Sự thay đổi tổng chi phí
Sự thay đổi tổng lượng giảm thải
MAC có thể được biểu thị dưới dạng các bảng số liệu hay biểu thị trực quan dưới
dạng các đồ thị (đường MACC).
Hình 1.1. Đường chi phí cận biên giảm phát thải KNN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (từ Barry Field, 2011; N.T. Chinh, 2003; Tom
Tienberg, 2014; J. Harris, 2013)
Nếu các giải pháp giảm phát thải có thể giúp tiết kiệm chi phí của các hoạt động
kinh tế so với trường hợp không thực hiện các biện pháp giảm thải (BAU) và đem lại
các lợi ích kinh tế - xã hội khác thì chi phí giảm thải cận biên ròng (MAC ròng = Lợi ích
giảm thải – chi phí giảm thải) có thể nhỏ hơn không (chi phí âm), đường MACC lúc đó
sẽ nằm phía dưới trục hoành.
Cách tiếp cận MACC có thể ứng dụng trong đánh giá và so sánh chi phí của tập
hợp các biện pháp/ cơ hội giảm thải KNK của quốc gia, ngành, địa phương, cho quy mô
toàn cầu (McKinsey & Company, 2010; Mathieu Saujot & Benoit Lefèvre, 2016; Nadine
Ibrahim & Christopher Kennedy, 2016).
Chi phí
Lượng giảm thải
MACC
Q1 Q0
(a)
6
Có hai phương thức tiếp cận xây dựng MACC. Cách tiếp cận mô hình hệ thống khó
tách biệt các giải pháp kỹ thuật giảm thải và hạn chế trong phân tích ứng dụng chính sách
tương ứng (Kesicki, 2011). Với cách tiếp cận từ dưới lên theo phương pháp chuyên gia,
MACC được xây dựng dựa trên một số giả thiết và quan điểm của các chuyên gia về tiềm
năng giảm phát thải và các chi phí liên quan của các biện pháp giảm thải đơn lẻ. Sau đó, các
giải pháp được tập hợp và thể hiện trên cùng một đồ thị, xếp hạng từ chi phí thấp nhất đến
cao nhất. Đây là cách thể hiện chi phí được ưa chuộng trong xây dựng kế hoạch hành động
khí hậu ở địa phương khi không có thông tin đầy đủ (Naucler & Enkvist, 2009; Fabian
Kesickia, 2011; Nadine Ibrahim and Christopher Kennedy, 2016).
Đường MACC tổng hợp chung cho toàn vùng/ địa phương là sự thể hiện trên
cùng một đồ thị chi phí ròng của các biện pháp giảm thải riêng lẻ. MACC dạng bậc
thang thể hiện theo cách tiếp cận từ dưới lên theo phương pháp chuyên gia, với bề rộng
của mỗi ô thể hiện lượng giảm KNK của từng biện pháp giảm thải, chiều cao thể hiện
chi phí giảm phát thải trung bình (MAC trung bình) của biện pháp đó.
Dù theo cách tiếp cận nào thì điểm xuất phát khi xây dựng MACC là ước tính
đường cơ sở (“kịch bản phát triển thông thường”, BAU), tức là dự báo các lượng phát
thải khi không có tác động chính sách cụ thể nhằm giảm phát thải KNK.
1.3. Các nghiên cứu về đánh giá chi phí giảm phát thải khí nhà kính trong
hoạch định chính sách
Tiếp cận đánh giá theo MACC ngày càng thể hiện là công cụ cần thiết, có hiệu
quả và có tác dụng để xây dựng chính sách khí hậu, TTX. Đánh giá chi phí giảm thải
KNK cấp toàn cầu hay quốc gia chủ yếu sử dụng cách tiếp cận MACC theo phương
pháp mô hình hệ thống. Trong khi đó, tại cấp địa phương chỉ sử dụng phương pháp
MACC chuyên gia (McKinsey, 2008; World Bank, 2013), với mục tiêu xem xét quan
điểm của các chuyên gia và cả các nhà hoạch định chính sách ở địa phương để tìm ra
được chiến lược giảm nhẹ phù hợp cho địa phương.
Đến nay, hầu hết các nghiên cứu quốc tế cũng như tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở
cấp độ quốc gia và một số ngành chuyên biệt nhằm cung cấp thông tin cho báo cáo quốc
gia hoặc hoạch định chính sách phát triển ngành nói chung. Các nghiên cứu ở cấp độ địa
phương còn rất ít và mới chỉ thử nghiệm ở một số lĩnh vực như năng lượng, giao thông.
Tại Việt Nam, giảm phát thải KNK đang là một trong những nội dung trọng tâm
của Kế hoạch hành động TTX ở cả cấp quốc gia và địa phương. Tuy vậy, đánh giá chi
phí của các cơ hội giảm KNK vẫn là nội dung chưa được thực hiện theo một quy trình
bài bản và phương pháp thống nhất; chưa có công trình nào thực hiện tổng thể đồng
thời với nhiều ngành ở cấp địa phương để có thể so sánh và lựa chọn phương án hiệu
quả, tiết kiệm chi phí nhất; cũng như chưa có quy trình lồng ghép vào kế hoạch phát
triển – kế hoạch TTX của các địa phương mà mới dừng lại ở các đề xuất chung về mức
giảm phát thải và các biện pháp.
7
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Nội dung và cách tiếp cận nghiên cứu của luận án
Nội dung và cách tiếp cận nghiên cứu của luận án được thể hiện trong khung tiếp
cận nghiên cứu dưới đây.
II. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH PHỤC VỤ
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TTX TỈNH QUẢNG NINH
3. Xác định mục
tiêu giảm thải KNK
và các cơ hội giảm
thải theo lĩnh vực
5. Thể hiện MACC
tổng hợp của các
lĩnh vực tại địa
phương
6. Xác định tiềm
năng giảm thải và
tổng chi phí (TAC)
giảm thải KNK
Cơ sở lý luận và
thực tiễn về biến đổi
khí hậu và kế hoạch
hành động TTX
Cơ sở lý luận về
đánh giá chi phí
giảm phát thải KNK
(MACC, TAC)
Kinh nghiệm quốc tế và
Việt Nam về đánh giá chi
phí giảm phát thải KNK
phục vụ kế hoạch TTX
Hiện trạng và Kế
hoạch phát triển
Kế hoạch hành
động TTX/ các mục
tiêu giảm KNK
1. Xác định nguồn
thải, kiểm kê và dự
báo phát thải KNK
2. Xây dựng kịch
bản đường cơ sở
(Base line)
- Lựa chọn danh mục các phương án giảm thải KNK hiệu quả
- Khuyến nghị định hướng và giải pháp thực hiện TTX
I. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ
KÍNH VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH
4. Đánh giá chi phí
của các cơ hội giảm
thải KNK theo
lĩnh vực
Software hỗ trợ
(MACC Builder,
ExAct)
III. LỒNG GHÉP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁCHI PHÍ GIẢM PHÁT
THẢI KNK TRONG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TTX
Hướng dẫn của
IPCC, UNFCCC và
kinh nghiệm thực tế
Dữ liệu và tham vấn
Hình 2.1: Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án
Nguồn: Đề xuất của tác giả
8
2.2. Mô hình và quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK
Luận án sử dụng MACC tiếp cận từ dưới lên theo phương pháp chuyên gia, đánh
giá các cơ hội giảm thải đơn lẻ dựa trên một số giả thiết và quan điểm chuyên gia, sau đó
tổng hợp và sắp xếp từ chi phí thấp nhất đến cao nhất trên trục tọa độ. Việc sử dụng MACC
chuyên gia được đánh giá là phù hợp về thực tế nguồn số liệu, trình độ và đảm bảo tính
tương thích hệ thống để hỗ trợ tổng hợp báo cáo đánh giá về nỗ lực giảm nhẹ phát thải
giữa quốc gia, ngành và địa phương, cũng như thống nhất phương pháp luận với thế giới.
Quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK của địa phương theo mô hình
MACC bao gồm 6 bước chính, được thể hiện như trong hình 2.2.
Hình 2.2. Quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK tại địa phương
Nguồn: đề xuất của tác giả
2.3. Phương pháp tính toán phát thải KNK
Việc tính toán phát thải phục vụ kiểm kê và dự báo KNK được thực hiện theo
các hướng dẫn phương pháp luận kiểm kê KNK được IPCC ban hành lần đầu năm
1995, các bản sửa đổi năm 1996, báo cáo bổ sung năm 2003 và 2006. Theo phương
pháp luận của IPCC và các tài liệu liên quan, lượng phát thải/ hấp thụ KNK của một
hoạt động được xác định với công thức tính như sau:
Ei = ADi × EFi x CO2tđ
Trong đó:
Ei: lượng phát thải/ giảm phát thải hay hấp thụ KNK của hoạt động i (đơn vị tính:
tấn CO2tđ)
ADi: mức độ hoạt động trong lĩnh vực/ tiểu lĩnh vực i (ví dụ: số lượng phương tiện
giao thông, diện tích canh tác lúa, số gia súc được nuôi, lượng nhiên liệu sử dụng)
1
• Xác định các nguồn thải, kiểm kê và dự báo phát thải KNK tại địa
phương
2
• Xây dựng kịch bản đường cơ sở phát thải KNK của địa phương
3
• Xác định mục tiêu giảm thải KNK và các cơ hội giảm thải theo các
lĩnh vực (năng lượng, công nghiệp, nông lâm nghiệp và sử dụng đất)
4
• Đánh giá chi phí của các cơ hội giảm thải KNK theo lĩnh vực
5
• Thể hiện MACC tổng hợp của các lĩnh vực tại địa phương
6
• Xác định tiềm năng giảm thải và tổng chi phí (TAC) giảm thải KNK
của các phương án (so với kịch bản cơ sở)
9
EFi: hệ số phát thải KNK ước tính theo đơn vị hoạt động (ví dụ: kg carbon phát
thải trên mỗi đơn vị canh tác, nuôi trồng, đốt nhiên liệu)
CO2tđ: hệ số quy đổi ra phát thải CO2 tương đương.
Các hệ số phát thải EFi sử dụng trong luận án này là các hệ số phát thải riêng
(Tier 2 và 3) của Việt Nam. Trong các trường hợp không có số liệu tương ứng/ chưa
có công bố và thừa nhận chính thức của Việt Nam, sẽ áp dụng hệ số giá trị mặc định
bậc 1 (Tier 1) của IPCC 2006.
Ba loại KNK được đánh giá là CO2, CH4, và N2O, được quy đổi về lượng khí CO2
tương đương (CO2tđ) thông qua chỉ số tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) được cung cấp
trong báo cáo lần thứ hai và năm của IPCC năm 1996 (SAR) và năm 2014 (AR5).
Bảng 2.1: Hệ số quy đổi phát thải CO2 tương đương theo tiềm năng nóng lên
toàn cầu (GWP)
Loại khí Ký hiệu Tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP)
SAR AR5
Carbonic (carbon dioxide) CO2 1 1
Mêtan (Methane) CH4 21 28
Oxit nitơ (nitrous oxide) N2O 310 265
Nguồn: IPCC (1996, 2009,2016)
Bốn nhóm lĩnh vực sẽ được xem xét là (i) phát thải từ năng lượng “phi giao
thông” (năng lượng tĩnh); (ii) phát thải từ giao thông; (iii) phát thải từ quá trình công
nghiệp; và (iv) phát thải từ nông nghiệp – lâm nghiệp – các dạng sử dụng đất khác.
Các nhóm ngành chính được lựa chọn nghiên cứu là các ngành có tác động ảnh
hưởng rõ nét tới quá trình tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, có mức phát thải KNK đáng kể,
hoặc hấp thụ phát thải KNK, bao gồm: khai thác than; sản xuất điện; năng lượng cho
sản xuất công nghiệp; năng lượng trong khối toà nhà và dân dụng; năng lượng trong
giao thông vận tải; quá trình công nghiệp – hoạt động sản xuất xi măng; chăn nuôi;
canh tác lúa nước và lâm nghiệp.
2.4. Đánh giá chi phí cận biên (MAC) của các cơ hội giảm thải KNK
Cơ hội giảm thải KNK là những giải pháp được đề xuất để xem xét và nếu được
thực hiện, sẽ góp phần thực hiện một lượng giảm phát thải KNK nhất định. MAC dựa
trên xác định các cơ hội giảm phát thải theo kết quả phân tích chi phí/ lợi ích đạt được
để giảm một đơn vị phát thải KNK (1 tấn CO2tđ).
Với mỗi cơ hội giảm phát thải (i), chi phí giảm thải cận biên MAC sẽ được xác
định theo công thức:
= −
−
(2.2)
10
Trong đó:
Cmi là chi phí phát sinh để thực hiện cơ hội giảm thải (i),
Cbi là chi phí phát sinh trong điều kiện bình thường (đường cơ sở BAU) với giả
định là cơ hội giảm nhẹ (i) không được thực thi,
CO2ebi và CO2emi là các phát thải KNK (theo đơn vị tCO2tđ) trong điều kiện
không thực thi và có thực thi cơ hội giảm nhẹ.
Việc xác định và quy đổi các giá trị tương lai về giá trị hiện tại để có một giá trị
chi phí ròng duy nhất được thực hiện theo công thức sau:
=
( + )
(2.3)
Trong đó, PVc là giá trị hiện tại ròng của chi phí giảm thải KNK, i là lãi suất/ tỷ
lệ chiết khấu và Ct là chi phí tại thời điểm t (tính bằng đồng Việt Nam).
Giá trị hiện tại của giảm thải ròng (PVE) áp dụng trong nghiên cứu như sau:
=
( + )
Trong đó, PVE là giá trị hiện tại ròng của giảm thải KNK, i là lãi suất/ tỷ lệ chiết
khấu và Et là lượng giảm thải ròng tại thời điểm t (tính bằng tấn CO2tđ).
2.5. Xây dựng đường chi phí giảm thải KNK cận biên (MACC)
Luận án sử dụng công cụ phần mềm mua bản quyền chính thức MACC Builder Pro
để xây dựng đường chi phí giảm thải KNK cận biên của địa phương cho các năm 2020 và
2030. MACC Builder Pro cho phép trình bày kết quả MAC theo dạng biểu đồ với từng cơ
hội/ lựa chọn giảm thải theo thứ tự từ các giải pháp có chi phí thấp nhất tới cao nhất và
được sắp xếp tương ứng từ trái qua phải theo trục hoành. Độ rộng của trục hoành (X) thể
hiện tổng lượng giảm phát thải đạt được tại năm mục tiêu. Trục tung (Y) thể hiện MAC
của giải pháp, chi phí có thể lớn hơn “0” (dương) hoặc nhỏ hơn “0” (âm).
Năm bước xây dựng đường MACC được đơn giản hóa theo cách tiếp cận chuyên
gia gồm: (1) Tham vấn chuyên gia để xác định nguồn thải và nhận dạng các công nghệ/
cơ hội giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông, nông lâm
nghiệp và sử dụng đất; (2) Tham khảo giá thị trường và ý kiến chuyên gia về chi phí,
vòng đời dự án liên quan đến cơ hội giảm thải cần đánh giá; (3) Thiết lập bảng tính
Excel để tính toán chi phí – lợi ích của các cơ hội được lựa chọn; (4) Nhập vào mô
hình MACC Builder Pro các số liệu đầu đã được tính toán và sắp xếp ưu tiên theo các
bước hướng dẫn; (5) Dựa trên kết quả đầu ra của MACC Builder Pro, thảo luận để lựa
chọn, điều chỉnh kết quả sắp xếp ưu tiên các giải pháp.
2.6. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu
Tóm tắt thông tin về các số liệu/ nguồn số liệu được sử dụng trong tính toán phát
thải và giảm phát thải KNK tại Quảng Ninh được thể hiện trong bảng 2.3.
11
Bảng 2.3: Các số liệu được sử dụng trong tính toán phát thải và giảm phát thải
KNK tại tỉnh Quảng Ninh
Lĩnh vực Nguồn số liệu Số liệu hoạt động Hệ số phát thải và các thông số khác
Năng lượng - Niên giám thống kê các năm, Cục Thống kê
- Sở Công Thương, Công ty Điện lực
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Xây dựng
- Quy hoạch điện quốc gia
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- Số liệu từ các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học
- Tham vấn chuyên gia
- Hệ số phát tán KNK trong khai
thác than của Việt Nam
- Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam
- Tỷ lệ khai thác than hầm lò và lộ
thiên
- Các hệ số phát thải mặc định của
IPCC sửa đổi 1996, 2006
- Hệ số quy đổi SAR, AR5
Công nghiệp - Niên giám thống kê các năm, Cục Thống kê
- Sở Công Thương
- Quy hoạch phát triển lĩnh vực
- Báo cáo ngành xi măng
- Số liệu từ các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học
- Tham vấn chuyên gia
- Hệ số phát thải ngành sản xuất
xi măng Việt Nam
- Các hệ số phát thải mặc định của
IPCC sửa đổi 1996, 2006; GPG
2000
- Hệ số quy đổi SAR, AR5
Giao thông
vận tải
- Niên giám thống kê các năm, Cục Thống kê
- Sở Giao thông vận tải, Ban an toàn giao thông
- Cảnh sát giao thông
- Sở Xây dựng
- Quy hoạch phát triển lĩnh vực
- Số liệu từ các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học
- Tham vấn chuyên gia
- Hệ số phát thải của một số loại nhiên
liệu tại Việt Nam (E5, B5)
- Các hệ số phát thải mặc định của
IPCC sửa đổi 1996 và 2006
- Hệ số quy đổi SAR, AR5
Nông lâm
nghiệp và sử
dụng đất
- Niên giám thống kê các năm, Cục Thống kê
- Ma trận sử dụng đất 2010- 2014, Bộ TN & MT
- Sở NN & PTNT
- Quy hoạch sử dụng đất và phát triển ngành
- Số liệu từ các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học
- Tham vấn chuyên gia
- Hệ số phát thải trong canh tác
lúa và quản lý chất thải chăn nuôi
của Việt Nam
- Hệ số hấp thụ KNK trong lâm nghiệp
- Các hệ số phát thải mặc định của
IPCC sửa đổi 1996 và 2006
- Hệ số quy đổi SAR, AR5
- Công cụ Ex-Act (FAO, 2016)
Nguồn: Tổng hợp đề xuất của tác giả
2.7. Lựa chọn khung thời gian và tỷ lệ chiết khấu
Khung thời gian cho phân tích tính toán MACC phục vụ xây dựng kế hoạch hành
động TTX tại Quảng Ninh đến năm 2020 và 2030. Khung thời gian cho kiểm kê phát
thải KNK (số liệu quá khứ) từ 2010 - 2015.
Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng chung cho các phân tích tính toán là 10%, đã được
áp dụng trong tính toán MACC các ngành khi xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành
động TTX quốc gia.
12
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
TẠI TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và nguồn phát thải khí nhà kính
trên địa bàn Quảng Ninh
Quảng Ninh với tổng diện tích trên 12.200 km2, có vị trí địa chiến lược về
chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại. Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng
sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao như:
than đá, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi, tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc
nhất của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và Vịnh Hạ Long, quần thể Vịnh
Bái Tử Long
Là trung tâm số 1 khai thác và cung ứng than cho cả nước với sản lượng hàng
năm từ 35 đến 40 triệu tấn than, đây là một trong những nguồn phát thải chính khí
mêtan (CH4) trong hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh đó, với gần 2000 MW công
suất nhiệt điện, lượng phát thải KNK từ sản xuất điện năng của tỉnh Quảng Ninh
cũng khá lớn. Giao thông vận tải đường bộ và đường thuỷ có vai trò thiết yếu trong
phát triển kinh tế của Quảng Ninh, cũng là một nguồn phát thải KNK lớn của tỉnh
Quảng Ninh. Trong sản xuất công nghiệp, với gần 100 doanh nghiệp sử dụng
năng lượng trọng điểm (chiếm hơn 6% số lượng doanh nghiệp sử dụng năng lượng
trọng điểm của cả nước năm 2015), nhiều tập đoàn và tổng công ty lớn của cả
nước phân bố trên địa bàn tỉnh, các hoạt động tiêu dùng năng lượng trong sản
xuất công nghiệp đã và sẽ là nguồn phát thải KNK lớn tại Quảng Ninh. Ngoài ra,
khu vực các toà nhà (công sở, văn phòng) và khu vực dân cư cũng là những nguồn
phát thải KNK đáng kể.
3.2. Tính toán phát thải khí nhà kính tại tỉnh Quảng Ninh
Áp dụng các công thức và hệ số phát thải phù hợp, tính toán lượng phát thải KNK
từ lĩnh vực năng lượng bao gồm phát thải trực tiếp từ hoạt động giao thông vận tải và
phát thải gián tiếp từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch phi giao thông vận tải. Phát thải
KNK trong nông nghiệp từ lĩnh vực trồng trọt (lúa, ngô, chè, cây ăn quả) và chăn nuôi
(bò sữa, bò, bê, lợn, gà, vịt). Lâm nghiệp là hoạt động hấp thụ KNK. Phát thải KNK từ
quá trình công nghiệp chủ yếu từ sản xuất xi măng và các hoạt động công nghiệp khác
sử dụng năng lượng. Phát thải từ các hoạt động công nghiệp sử dụng năng lượng được
tính trong phần năng lượng.
3.3. Tổng hợp kết quả và dự báo phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh
Kết quả tính toán phát thải cho thấy khai thác và sàng tuyển than là nguồn phát
thải lớn nhất của tỉnh, chiếm tới trên 70% tổng lượng phát thải qua các năm. Tuy nhiên,
13
tổng mức phát thải của ngành than có xu hướng giảm do xu hướng phát triển kinh tế
xanh, sản lượng khai thác và tiêu dùng than đã giảm. Hai nguồn phát thải lớn khác là
sản xuất và tiêu dùng năng lượng từ các ngành khác, và công nghiệp sản xuất xi măng
có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Phát thải từ lĩnh vực nông - lâm nghiệp
vẫn ở mức âm (hấp thụ).
Dự báo phát thải KNK cho giai đoạn đến năm 2020 và 2030 được thực hiện trên
cơ sở các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - số
2622/QĐ-TTg, năm 2013; QH điều chỉnh năm 2015), và tham vấn chuyên gia về xu
hướng tiêu dùng của dân cư cũng như xu hướng công nghệ của một số lĩnh vực sản
xuất kinh doanh.
Kết quả tính theo hai loại hệ số quy đổi SAR và AR5 được thể hiện trong bảng 3.21.
Bảng 3.21: Dự báo phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và 2030
Đơn vị: nghìn tCO2tđ
Hệ số phát thải SAR Hệ số phát thải AR5
Năm
2015
Năm
2020
Năm
2030
Năm
2015 Năm 2020
Năm
2030
Năng lượng 20.103,97 28.935,27 29.484,78 21.618,98 30.947,56 31.064,46
Nông nghiệp 1.421,20 1.808,95 2.362,74 1.776,38 2.287,10 3.010,22
Lâm nghiệp* -3.529,21 -3.731,03 -3.731,03 -3.529,21 -3.731,03 -3.731,03
Công nghiệp 2.874,24 4.787,76 4.787,76 2.874,24 4.787,76 4.787,76
Tổng (theo
QHTT) 20.870,19 31.800,95
22.740,39 34.291,40
Tổng (theo BCCT) 20.870,19 26,245.86 32.904,25 22.740,39 28,349.77 35.131,40
* Lĩnh vực Lâm nghiệp có hấp thụ KNK nên mức phát thải ròng <0
Nguồn: tính toán của tác giả
Áp dụng hệ số phát thải AR5 cho kết quả là mức phát thải KNK cao hơn từ 7 đến
10% so với trường hợp áp dụng hệ số SAR.
14
Hình 3.7: Phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh, hiện trạng và dự báo
Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán của tác giả
3.4. Tính toán chi phí giảm thải khí nhà kính tỉnh Quảng Ninh
3.4.1. Xác định các cơ hội giảm phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh
Xác định cơ hội giảm phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Nhận dạng ban đầu các cơ hội, tham vấn ý kiến “động não” (brain
storming) của các chuyên gia từ Viện Năng lượng, Bộ Công Thương; Viện Môi trường
Nông nghiệp; Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Xây
dựng Kết quả, danh mục nhận dạng ban đầu gồm 51 cơ hội giảm thải: 24 cơ hội trong
lĩnh vực năng lượng (cho các hoạt động giao thông, du lịch, tòa nhà, khách sạn, nhà hàng,
dân sinh, công nghiệp, thủy sản); 16 cơ hội trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và sử dụng
đất (gồm các hoạt động hạ tầng, môi trường, công nghệ cao, trồng rừng); 5 cơ hội trong
lĩnh vực công nghiệp (hoạt động của ngành xi măng, vật liệu xây dựng và hệ thống lạnh); 6
cơ hội trong lĩnh vực thể chế.
Bước 2: Sàng lọc các cơ hội tại địa phương, tham vấn các cơ quan ban ngành tại
Quảng Ninh (Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng...), phân tích, đánh
giá các khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường, thể chế; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức (SWOT) đối với các nhóm cơ hội giảm thải KNK cũng như từng cơ hội
cụ thể; kết hợp điền phiếu đánh giá lựa chọn cơ hội. Kết quả còn 35 cơ hội được đánh giá
là có tính khả thi và đạt >50% sự ủng hộ của đối tượng được tham vấn.
-5,000
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
Lượng phát thải KNK trong các lĩnh vực chính của
Quảng Ninh (nghìn tấn CO2-tđ)
Năng lượng Nông nghiệp Lâm nghiệp
Công nghiệp Tổng (theo BCCT) Tổng (theo QHTT)
15
3.4.2. Xác định, đánh giá chi phí của các cơ hội giảm phát thải KNK và xây
dựng đường MACC
Trên cơ sở tham khảo giá thị trường, xác định và thảo luận với các chuyên gia
và các cơ quan liên quan của Quảng Ninh về một số thông số và giả định cần thiết trong
quá trình tính toán vốn đầu tư, chi phí/ lợi ích hằng năm, vòng đời dự án, cường độ
phát thải, lượng giảm CO2tđ phát thải, cho từng cơ hội trong danh mục. Các chi phí/
lợi ích và các thông số đầu tư cho từng cơ hội giảm thải sẽ được nhập vào bảng tính
Excel do tác giả thiết lập. Kết quả sau đó tiếp tục được nhập vào bảng tính của phần
mềm MACC Builder Pro. Chỉ có 23 cơ hội cho ra kết quả tính toán cuối cùng do đáp
ứng các thông số theo các yêu cầu cho bảng tính Excel và của MACC Builder Pro, bao
gồm 16 cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng, 7 cơ hội trong lĩnh vực nông
- lâm nghiệp.
Tổng tiềm năng giảm thải từ lĩnh vực công nghiệp và năng lượng tại tỉnh Quảng Ninh
đạt được đến năm 2020 là khoảng 3,03 triệu tCO2tđ như trình bày trong Bảng 3.24.
Bảng 3.24: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực công
nghiệp và năng lượng đến năm 2020
Phương
án Tên các cơ hội
Kinh
phí thực
hiện
(triệu
VNĐ)
Lượng
giảm
phát thải
(tCO2tđ)
Vòng
đời
dự án
(năm)
1 Hỗ trợ sử dụng nhiên liệu sinh học E5, B5
trong vận tải hành khách công cộng thay thế
100% xăng truyền thống
50.000 30.480 35
2 Hỗ trợ sử dụng nhiên liệu sinh học E5, B5
trong vận tải hàng hóa thay thế 100% diesel
80.000 48.150 35
3 Hỗ trợ triển khai bình nước nóng năng
lượng mặt trời (kết hợp cùng EVN)
1.107.6
71
366.940 15
4 Phát triển hệ thống phương tiện vận tải hành
khách công cộng (xe buýt thay thế 9%
phương tiện cá nhân, xe điện nội đô thay thế
35% phương tiện cá nhân)
1.399.4
40
308.100 35
5 Hỗ trợ trang bị điều hòa không khí hiệu suất
cao cho các hộ gia đình (60% hộ gia đình ở
thành thị, 20% ở nông thôn)
348.153 267.580 7
6 Hỗ trợ thay thế đèn chiếu sáng bằng đèn
LED hiệu suất cao trong 90% hộ gia đình
19.171 13.440 5
16
Phương
án Tên các cơ hội
Kinh
phí thực
hiện
(triệu
VNĐ)
Lượng
giảm
phát thải
(tCO2tđ)
Vòng
đời
dự án
(năm)
7 Hỗ trợ trang bị tủ lạnh hiệu suất cao trong
100% hộ gia đình
50.055 24.480 7
8 Hỗ trợ thay thế đèn chiếu sáng bằng đèn
hiệu suất cao trong lĩnh vực tòa nhà - khách
sạn - thương mại dịch vụ (100% tòa nhà
trên địa bàn Tỉnh)
25.515 16.770 15
9 Trang bị hệ thống nước nóng năng lượng mặt
trời ở khu vực khách sạn, nhà cao tầng (65%
khách sạn/nhà cao tầng trên địa bàn Tỉnh)
22.235 8.930 20
10 Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng trong
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (75%
doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh)
15.000 15.040 25
11 Điểm thông tin du lịch và chiếu sáng đường
phố sử dụng năng lượng mặt trời (10.000
điểm trên toàn Tỉnh)
42.000 14.700 20
12 Trang bị máy biến áp hiệu suất cao
(amorphous) cho hệ thống lưới điện (100%
trạm biến áp đầu tư mới và cải tạo nâng cấp
định kỳ)
700.000 151.250 15
13 Lắp đặt hệ thống điện mặt trời quy mô hộ gia
đình tại các khu vực vùng núi xa xôi và hải
đảo (15% số hộ)
4.725.1
24
1.160.82
0
20
14 Hỗ trợ lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải
phát điện tại 4 nhà máy xi măngtrên địa bàn
Tỉnh (tổng công suất 16 MW)
201.600 98.940 30
15 Hỗ trợ trang bị hệ thống điều hòa không khí
hiệu suất cao ở khu vực khách sạn, nhà cao
tầng (75% tòa nhà văn phòng/thương mại
và khách sạn trên địa bàn Tỉnh)
255.150 268.330 7
16 Loại bỏ và thay thế 100% lò gạch thủ công
bằng lò gạch công nghệ tiên tiến
907,87 238.840 8
Nguồn: Kết quả tính toán từ Bảng tính Excel và phần mềm MACC Builder Pro
Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự tính cho 16 cơ hội (tính theo giá trị hiện tại) là
khoảng 9 nghìn tỷ đồng. MACC của các cơ hội được sắp xếp như hình 3.9.
17
Hình 3.9: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Năng lượng năm 2020
Nguồn: Minh họa kết quả tính toán từ phần mềm MACC Builder Pro
Trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp và sử dụng đất, tiềm năng giảm phát thải
KNK năm 2020 của 7 cơ hội là 2,22 triệu tCO2tđ.
Hỗ trợ sử dụng nhiên liệu sinh học E5, B5 trong vận tải hành khách công cộng thay thế 100% xăng truyền thống
Hỗ trợ sử dụng nhiên liệu sinh học E5, B5 trong vận tải hàng hóa thay thế 100% diesel
Hỗ trợ triển khai bình nước nóng năng lượng mặt trời (kết hợp cùng EVN)
Phát triển hệ thống phương tiện vận tải hành khách công cộng (xe buýt thay thế 9% phương tiện cá nhân, xe điện nội đô thay thế 35% ph
Hỗ trợ trang bị điều hòa không khí hiệu suất cao cho các hộ gia đình (60% hộ gia đình ở thành thị, 20% ở nông thôn)
Hỗ trợ thay thế đèn chiếu sáng bằng đèn LED hiệu suất cao trong 90% hộ gia đình
Hỗ trợ trang bị tủ lạnh hiệu suất cao trong 100% hộ gia đình
Hỗ trợ thay thế đèn chiếu sáng bằng đèn hiệu suất cao trong lĩnh vực tòa nhà - khách sạn - thương mại dịch vụ (100% tòa nhà trên đị
Trang bị hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời ở khu vực khách sạn, nhà cao tầng (65% khách sạn/nhà cao tầng trên địa bàn Tỉnh)
Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (75% doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh)
Điểm thông tin du lịch và chiếu sáng đường phố sử dụng năng lượng mặt trời (10.000 điểm trên toàn Tỉnh)
Trang bị máy biến áp hiệu suất cao (amorphous) cho hệ thống lưới điện (100% trạm biến áp đầu tư mới và cải tạo nâng cấp định kỳ)
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời quy mô hộ gia đình tại các khu vực vùng núi xa xôi và hải đảo (15% số hộ)
Hỗ trợ lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải phát điện tại 4 nhà máy xi măng trên địa bàn Tỉnh (tổng công suất 16 MW)
Hỗ trợ trang bị hệ thống điều hòa không khí hiệu suất cao ở khu vực khách sạn, nhà cao tầng (75% tòa nhà văn phòng/thương mại và khách s
Loại bỏ và thay thế 100% lò gạch thủ công bằng lò gạch công nghệ tiên tiến
Total tCO2e: 3,032,793.59
Total Capital Cost kVND: 9,042,023,105.14
No Projects: 16.00
303 607 910 1,213 1,516 1,820 2,123 2,426 2,730
-3000
-2500
-2000
-1500
-1000
-500
0
-3000
-2500
-2000
-1500
-1000
-500
0
kV
ND
/tC
O2
e
Cumulative kt Co2e
Marginal Abatement Cost Curve
Năng lượng
solar pv RE Mobility solar thermal geothermal Fertilizser Biochart
biofuel biogas Hydrolic system Land-uses High technology Management
18
Bảng 3.25. Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp đến năm 2020
PA Tên các cơ hội
Lượng giảm
phát thải
(tCO2tđ)
1 Sử dụng tối ưu và thay thế phân đạm trên toàn bộ diện tích canh
tác lúa của tỉnh
20.860
2 Sử dụng than sinh học để tăng hiệu quả trồng lúa trên toàn diện
tích canh tác của Tỉnh
3.350
3 Tiết kiệm và kiểm soát nước tưới trong cấy lúa theo mô hình 3G3R
trên toàn diện tích canh tác của Tỉnh
23.280
4 Chuyển đổi đất chưa sử dụng sang đất rừng đặc dụng 16.210
5 Chuyển đổi đất chưa sử dụng sang đất rừng phòng hộ 529.990
6 Chuyển đổi đất chưa sử dụng sang đất rừng sản xuất 690.810
7 Hỗ trợ lắp đặt các hầm khí sinh học cho chăn nuôiquy mô hộ gia
đình và trang trại (cho 50% số đầu gia súc chính: lợn, bò) 933.250
Nguồn: Kết quả tính toán từ Bảng tính Excel và phần mềm MACC Builder Pro
Tiếp tục tính toán dự báo cho giai đoạn đến năm 2030 đối với 16 cơ hội trong
lĩnh vực công nghiệp và năng lượng, tiềm năng giảm phát thải KNK là 4,34 triệu tCO2tđ,
tổng chi phí đã quy đổi về hiện tại là 1.671 tỷ đồng; 7 cơ hội trong lĩnh vực Nông –
Lâm nghiệp và sử dụng đất có tiềm năng giảm phát thải KNK là 2,384 triệu tCO2tđ,
tổng chi phí khoảng 578 tỷ đồng (giá trị hiện tại).
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM THẢI KHÍ NHÀ
KÍNH VÀO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH
TẠI TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Căn cứ và cách tiếp cận xây dựng kế hoạch hành động Tăng trưởng
xanh tại tỉnh Quảng Ninh
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 6970/KH-UBND ngày
16/11/2015, triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của tỉnh giai
đoạn 2016-2020. Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh là hướng đến phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, phù hợp với các mục tiêu của chiến lược TTX của Việt Nam, thể hiện ở
các mục tiêu ưu tiên: Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch từ các hoạt động “nâu”
sang “xanh”, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp phi khai khoáng,
đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn; Tập trung
19
đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; Bảo
vệ tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH; giảm cường độ phát thải
KNK đạt 7,02 triệu tấn CO2tđ vào năm 2020.
Việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các mục tiêu cam kết của quốc gia tại địa
phương đòi hỏi Quảng Ninh cần tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động TTX cho giai
đoạn đến năm 2030, trong đó làm rõ khả năng và các giải pháp để đạt được mục tiêu
cắt giảm KNK trên địa bàn tỉnh.
Luận án đề xuất khung tiếp cận xây dựng Kế hoạch hành động TTX của tỉnh
gồm các bước chính với các nội dung lồng ghép đánh giá chi phí giảm phát thải KNK
như trong hình 4.1.
Hình 4.1. Quy trình tiếp cận xây dựng kế hoạch hành động TTX có lồng ghép
đánh giá chi phí giảm phát thải KNK
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Dữ liệu
KTXH
Dữ liệu
ngành
Niên giám thống kê
Báo cáo hàng
năm/5 năm
Dự báo phát triển
KTXH
Reducing GHG emissions intensity,
promote the use of clean energy,
renewable energy
Greening production Greening lifestyle and
sustainable consumption
Use of energy saving and efficiency in
industry (manu facturing, construction
materials, food processing)
Check and adjust the C-Q-K towards
Green Growth (economic
restructuring)
Develop green and sustainability urban-
withstands climate change (urban
planning, waste management, waste
water; urban g reenery; green building)
Use of energy saving and efficiency in
Transport (biofuels, converting modes of
transport)
Efficient and sustainable using o f
natural resources (resource & ecology
conservation)
Development of public transport, control
the development of p ersonal motorized
vehicles
Use of energy saving and efficiency in
buildings, hotels, restaurants
Regional green economic development
(green industry, green agriculture,
environmental protection technology)
New Rural Development
Development o f clean energy sources,
renewable energy (wind, solar, biomass,
biogas, ene rgy from waste)
Developing sustainable infrastructure
(transport, energy, irrigation & wa ter
resources)
Sustainable consumption promoting and
green lifestyle building (green label, eco-
label; public expenditure towards green
economy)
Cultivation technology innovation, good
practice in agriculture, forestry and
fisheries in order to reduce GHG
emissions
Sustainable enterprises
development
Strongly develop IT and E-
Government
Ma trận các hoạt động TTX ưu tiên
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2 020
Các nguồn phát thải KNK
NL & Công nghiệp
GTVT
Nông-lâm nghiệp,
thủy - hải sản
Rác
Phân tích
SWOT
IPCC 2006 &
GPC 2015
Phân tích đường cong chi phí biên giảm
phát thải
1.1 5
0.5 4
-0.0 1
(1
(0
-
0.
1.
1.
2.
-1.00
-0.50
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
201 0 2 01 5 20 20P
há
t t
hả
i K
N
K
(M
tC
O
2)
Các mục tiêu giảm phát thải KNK
Chiến lược – Quy hoạch – Kế hoạch
PHẦN I: ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020
1.1. Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới
1.2. Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử
dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện TTX, ứng phó BĐKH, đảm
bảo PTBV
1.3. Mục tiêu và định hướng trong Kế hoạch hành động tăng
trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020
PHẦN 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN
NĂM 2 020
2.1. Nhómgiải pháp về tăng cường năng lực và thể chế
2.2. Nhómgiải pháp về nâng cao nhận thức và tăng cường sự
tham gia
2.3. Nhómgiải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính
2.4. Nhómgiải pháp về xanh hóa sản xuất
2.5. Nhómgiải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu
dùng bền vững
PHẦN 3: CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH
3.1. Nhómnhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế
3.2. Nhómnhiệm vụ, dự án nâng cao nhận thức
3.3. Nhómnhiệm vụ, dự án về giảm phát thải khí nhà kính
3.4. Nhómnhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất
3.5. Nhómnhiệm vụ, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu
dùng bền vững
PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN
PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH
PHỤ LỤC 3: TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
KHHĐ TTX cấp địa phương
20
4.2. Phân tích tác động giảm phát thải khí nhà kính theo các kịch bản
So với kịch bản phát triển thông thường (BAU), tổng tiềm năng giảm phát thải
KNK từ các cơ hội theo kịch bản TTX là 5,25 triệu tấn CO2tđ vào năm 2020 và 6,72
triệu tấn CO2tđ năm 2030, đạt khoảng 20 - 25 % cường độ phát thải của địa phương
năm 2010; 23 – 28% cường độ phát thải năm 2015. Mức giảm thải năm 2030 cũng đạt
khoảng 21% cường độ phát thải năm 2020. Ngoài ra, nếu thực hiện kịch bản TTX,
cường độ phát thải theo GDP giảm từ mức 0,60 – 0,65 tấn CO2tđ/1 triệu đồng xuống
còn 0,15 – 0,16 tấn CO2tđ/1 triệu đồng.
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả kỳ vọng năm 2020 và 2030 theo Quy hoạch phát
triển KT-XH và Kế hoạch hành động TTX tỉnh Quảng Ninh
Hạng mục Đơn vị Số lượng
SAR AR5
Phát thải năm 2010 Triệu tCO2 25,13 27,26
Phát thải năm 2020 (kịch bản cơ sở) Triệu tCO2 32,28 34,29
Phát thải 2020 (kịch bản điều chỉnh) Triệu tCO2 26,25 28,35
Phát thải năm 2020 (kịch bản TTX) Triệu tCO2 21,53 23,10
Phát thải năm 2030 (Dự báo) Triệu tCO2 32,90 35,13
Phát thải năm 2030 (kịch bản TTX) Triệu tCO2 26,85 29,88
Tiềm năng giảm phát thải tới năm 2020 Triệu tCO2 4,72 5,25
Mức giảm thải năm 2020 so với 2010 % 22,2 19,23
Tiềm năng giảm phát thải tới năm 2030 Triệu tCO2 6,05 6,72
Mức giảm thải năm 2030 so với 2010 % 24,07 24,62
Mức giảm thải năm 2030 so với 2020 % 23,04 23,72
Cường độ phát thải theo GDP (giá so sánh 1994)
Năm 2010 tCO2/ triệu VND 0,60 0,65
Năm 2020 (kịch bản cơ sở) tCO2/ triệu VND 0,25 0,26
Năm 2020 (kịch bản điều chỉnh) tCO2/ triệu VND 0,19 0,22
Năm 2020 (kịch bản TTX) tCO2/ triệu VND 0,16 0,18
Năm 2030 (kịch bản điều chỉnh) tCO2/ triệu VND 0,18 0,19
Năm 2030 (kịch bản TTX) tCO2/ triệu VND 0,15 0,16
Mức giảm cường độ phát thải năm 2020
so với mức 2010 (kịch bản TTX)
% 15,8 18,1
Mức giảm cường độ phát thải năm 2030
so với 2010 (kịch bản TTX)
% 16,7 19,1
Nguồn: Tính toán của tác giả
21
Hình 4.3. So sánh phát thải dự kiến theo kịch bản cơ sở và TTX
Nguồn: Kết quả tính toán và xử lý của tác giả
4.3. Phân tích chi phí và lựa chọn ưu tiên các phương án giảm phát thải KNK
Căn cứ kết quả đánh giá MACC, luận án đã phân hạng và xếp thứ tự ưu tiên triển
khai các cơ hội giảm thải.
Đến năm 2020, trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, 9 cơ hội đầu tư có
MAC <0 thì sẽ được chọn ưu tiên, đem lại tổng tiềm năng giảm phát thải là 1.263.700
tấn CO2tđ, giảm 5% lượng thải trong lĩnh vực so với năm 2010. Nếu để đạt mục tiêu
giảm trên 8% lượng thải so với năm 2010 trong lĩnh vực, cần thực hiện thêm 5 giải
pháp, nâng tổng lượng giảm phát thải lên 2.605.160 tấn CO2tđ.
Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, các cơ hội giảm thải tuy không thỏa mãn tiêu
chí có chi phí biên MAC nhưng vẫn thỏa mãn các tiêu chí như: công nghệ đã được thực
tiễn chứng minh là áp dụng khả thi; đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực tế; phù
hợp với các định hướng ưu tiên của Chính phủ và của địa phương nên vẫn có thể được
chọn là hoạt động ưu tiên, đem lại tiềm năng giảm thải 2.217.750 tấn CO2tđ.
Khi đánh giá trong dài hạn, đến năm 2030, do sự khác nhau trong nhu cầu vốn
và vòng đời dự án nên tính hiệu quả của các cơ hội giảm thải KNK trong lĩnh vực năng
lượng và công nghiệp có sự thay đổi. Có tới 6 trong số 16 cơ hội có hệ số hoàn vốn nội
bộ <0, không có tính khả thi về mặt tài chính. Chỉ có 7 trong số 16 cơ hội đạt tỷ lệ hoàn
vốn nội bộ >5%; tổng tiềm năng giảm thải của 7 cơ hội là 2.638.260 tấn CO2tđ. Xét
tổng thể, các cơ hội giảm thải trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp tỏ ra có hiệu quả và ổn
định hơn lĩnh vực năng lượng và công nghiệp khi tất cả các cơ hội đều có hệ số hoàn
vốn nội bộ tương đối cao, mức thấp nhất cũng đạt 13%.
22
4.4. Nhận định và khuyến nghị về giảm phát thải khí nhà kính trong xây
dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh
4.4.1. Nhận định
- Triển khai thực hiện các cơ hội giảm phát thải KNK theo kịch bản Kế hoạch
hành động TTX là cần thiết nhằm đạt mục tiêu cắt giảm phát thải KNK theo Chiến
lược và Kế hoạch hành động quốc gia về TTX;
- Các cơ hội giảm phát thải KNK tại Quảng Ninh chủ yếu trong hai lĩnh vực:
năng lượng & công nghiệp (16 cơ hội) và nông – lâm nghiệp (7 cơ hội);
- Thứ tự ưu tiên các các cơ hội giảm thải KNK có sự thay đổi theo các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hiệu quả về chi phí của các cơ hội như thời gian, vòng đời dự án, nhu
cầu vốn đầu tư và vận hành, MAC, quy mô và tiềm năng giảm thải; các yêu cầu khác
về kỹ thuật, xã hội, thể chế
- Cần có kế hoạch và lộ trình phù hợp cho việc triển khai các cơ hội, bắt đầu từ
những cơ hội đơn giản và đòi hỏi ít vốn hơn; đồng thời, cần xây dựng cơ chế và chiến
lược tăng cường huy động vốn từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước
cho các cơ hội lớn và dài hạn.
- So sánh giữa hai lĩnh vực, các cơ hội từ lĩnh vực nông - lâm nghiệp cần sớm
được triển khai.
- Áp dụng công cụ MACC là cách tiếp cận hữu ích để xác định lộ trình thực hiện,
đồng thời hỗ trợ các nhà hoạch định chiến lược và chính sách xây dựng và đặt mục tiêu
cắt giảm phát thải KNK trên địa bàn địa phương nhằm thực hiện mục tiêu TTX, ứng
phó với BĐKH và phát triển bền vững.
4.4.2. Khuyến nghị
- Thúc đẩy thực hiện các cơ hội giảm phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh trên cơ
sở nhận thức hiệu quả và tiềm năng của các cơ hội.
- Cần có cơ chế phù hợp nhằm kêu gọi, khuyến khích và hỗ trợ tất cả các thành
phần, giai cấp trong và ngoài địa phương cùng nhau phát triển và xây dựng thành công
chiến lược TTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Tiếp tục nghiên cứu, nhận dạng và đánh giá các cơ hội giảm thải KNK khác để
bổ sung hoặc thay thế cho các cơ hội đã được nhận dạng/ lựa chọn;
- Các hoạt động khác:
(i) Hoàn thiện và công bố kế hoạch hành động TTX của tỉnh có danh mục các
cơ hội thực hiện giảm phát thải KNK tại tỉnh cùng các thông tin liên quan
đến các cơ hội này nhằm tạo sự đồng thuận và thu hút các nguồn đầu tư từ
doanh nghiệp và cộng đồng;
(ii) Rà soát các quy định pháp lý, các chiến lược của tỉnh nhằm phát hiện và đề
xuất điều chỉnh hoặc ban hành khung hướng dẫn thực hiện phù hợp với định
hướng TTX;
23
(iii) Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhằm tăng cường sự phối hợp
giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện định hướng TTX và PTBV;
(iv) Hoàn thiện Đề án xây dựng cơ chế, chính sách huy động và quản lý nguồn lực
(tài chính, nhân lực) cho TTX giai đoạn đến năm 2020 và 2030;
(v) Xây dựng bộ tiêu chí xác định chương trình, dự án TTX;
(vi) Xây dựng khung/ phương án theo dõi, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược
và Kế hoạch hành động TTX;
(vii) Xây dựng khung chính sách phân bổ và quản lý ngân sách của Tỉnh phục vụ
thực hiện Chiến lược TTX;
(viii) Xây dựng khung chính sách tài chính (bao gồm: thuế, phí, trợ giá, các quỹ,
chế tài, các tiêu chí xanh/ PTBV với doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán liên quan tới thúc đẩy thực hiện Chiến lược TTX.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai thực hiện các cam kết với quốc tế về
giảm nhẹ phát thải KNK, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện Chiến lược và Kế
hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh, việc xây dựng kế hoạch TTX cấp tỉnh
đến năm 2020 và 2030 với những mục tiêu giảm phát thải KNK cụ thể đi kèm với danh
mục các cơ hội ưu tiên có hiệu quả về chi phí là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
Tác giả luận án chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Quảng Ninh – địa phương đã
ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2016-2020 nhưng
chưa có danh mục giải pháp giảm thải cũng như các tính toán cụ thể về chi phí và tiềm
năng giảm thải KNK để đạt được mục tiêu giảm cường độ phát thải KNK.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm đề xuất lựa chọn mô hình, xây dựng
quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch hành
động TTX cấp độ địa phương; áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh, khuyến nghị
định hướng và giải pháp thực hiện mục tiêu giảm thải KNK trong kế hoạch hành động
TTX của tỉnh đến năm 2030.
Luận án đã thực hiện được các nội dung và có các đóng góp mới, cụ thể;
Về lý luận, luận án là công trình lần đầu nghiên cứu tích hợp phương pháp luận
kiểm kê phát thải KNK, hệ số phát thải IPCC (Tier 1) và các hệ số phát thải riêng của
Việt Nam (Tier 2, 3) với phương pháp đánh giá chi phí giảm phát thải theo mô hình lý
thuyết MACC của kinh tế môi trường; đề xuất quy trình 6 bước đánh giá chi phí giảm
phát thải KNK và quy trình 3 bước xây dựng kế hoạch hành động TTX cấp địa phương
(cấp tỉnh) có lồng ghép đánh giá chi phí giảm thải KNK phục vụ sắp xếp và lựa chọn
các giải pháp giảm thải KNK có hiệu quả về chi phí cho địa phương. Quy trình và cách
24
tiếp cận này có thể áp dụng cho các tỉnh/ thành phố đang triển khai xây dựng kế hoạch
hành động TTX.
Về thực tiễn, luận án thử nghiệm mô hình và quy trình được đề xuất để đánh giá
phát thải và chi phí của các cơ hội giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực năng lượng,
công nghiệp, nông lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) nhằm lựa chọn tập hợp giải
pháp có hiệu quả nhất về chi phí, đáp ứng mục tiêu giảm thải theo kế hoạch hành động
TTX của tỉnh Quảng Ninh; tính toán tiềm năng giảm phát thải KNK và nhu cầu vốn
theo các giải pháp được lựa chọn, khuyến nghị định hướng thực hiện kế hoạch hành
động TTX của địa phương cho giai đoạn đến năm 2020 và 2030.
Các bước xây dựng kế hoạch TTX và lồng ghép chi phí giảm phát thải KNK đòi
hỏi sự tham gia trực tiếp của địa phương trong một loạt công việc như: Rà soát và cung
cấp tài liệu, báo cáo, văn bản có sẵn; Thu thập và cung cấp số liệu địa phương; Định hướng
và ưu tiên cho TTX; Sàng lọc và xác định chỉ tiêu/ mục tiêu tăng trưởng xanh; Xây dựng
các hành động v.v. Thiếu sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả của địa phương, chắc chắn kế
hoạch hành động sẽ không đáp ứng yêu cầu thực tế và khả thi trong thực hiện.
Do yêu cầu rất cao về các nguồn số liệu liên quan đến các lĩnh vực hoạt động
mà hiện nay các địa phương đều đang không đáp ứng được, luận án chọn đánh giá chi
phí giảm thải KNK theo phương pháp chuyên gia với cách tiếp cận từ dưới lên. Cách
tiếp cận này có một số hạn chế như: không tính đến những cơ hội giảm thải KNK
“không mang tính kỹ thuật” như hình thái đô thị, giao thông công cộng, sự thay đổi
hành vi của công dân và hộ gia đình; tác động qua lại giữa các cơ hội – ví dụ tác động
của các biện pháp trong lĩnh vực giao thông với hệ thống sử dụng đất và nông lâm
nghiệp, hay tác động của chính sách năng lượng lên giá năng lượng chưa được xem
xét, mặc dù chúng có thể tác động lớn tới tiềm năng giảm thải và chi phí liên quan; chỉ
thể hiện sự chênh lệch MAC giữa các dự án mà không so sánh sự thay đổi MAC giữa
các đơn vị giảm thải của cùng một dự án.
Vì vậy, phương hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận án cũng như những
người quan tâm đến đánh giá chi phí giảm thải và thực hiện Chiến lược TTX là: (i) Thử
nghiệm cách tiếp cận mô hình hóa trong đánh giá chi phí giảm thải KNK để khắc phục
các hạn chế của cách tiếp cận chuyên gia, đặc biệt là trong xử lý các tương tác liên
quan để phản ánh sự tác động lẫn nhau giữa các cơ hội giảm nhẹ phát thải KNK cũng
như xem xét các cơ hội không mang tính kỹ thuật; (ii) Xác định và đánh giá đầy đủ,
khách quan hơn các chi phí và lợi ích liên quan (đặc biệt là các lợi ích như cải thiện
chất lượng môi trường, sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả quản lý của các tổ chức
liên quan, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên), thể hiện rõ hơn sự không chắc
chắn trong ước tính chi phí – lợi ích của các cơ hội giảm thải KNK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giai_phap_long_ghep_danh_gia_chi_phi_giam_th.pdf