Nghiên cứu các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước liên quan đến sự phát triển của
HTKT giám sát MTAN giúp cho NCS có cách nhìn nhận mới về bản chất, quy luật phát triển của
HTKT giám sát MTAN và những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung để nâng cao chất lượng quản lý
hệ thống trong bối cảnh thời sự về phát triển công nghệ hiện nay.
Hệ thống các khái niệm liên quan đến hoạt động nâng cao chất lượng quản lý HTKT
giám sát MTAN được đề nghị, cùng với nội hàm các thành phần tham gia quá trình quản lý
hệ thống được làm rõ, là các yếu tố quan trọng để luận án hoàn thiện cơ sở lý luận và thực
tiễn nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trong công tác Công an.
Nghiên cứu, phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hệ thống trên
địa bàn Hà Nội, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống tại các đơn vị nghiệp vụ theo
bộ tiêu chí đề xuất, làm rõ những nguyên nhân tồn tại trong quá trình quản lý hệ thống, tổng
hợp các kinh nghiệm quản lý hệ thống của các cơ quan an ninh các nước, các đơn vị nghiệp
vụ thuộc Bộ Công an có ý nghĩa khoa học cho việc xây dựng nội dung các giải pháp phù
hợp với mục tiêu quản lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ trong bối cảnh
những biến động phức tạp về tình hình an ninh tại các MTAN cũng như xu thế phát triển
mạnh mẽ về công nghệ của hệ thống PTKT giám sát MTAN hiện nay.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN được đề xuất
trong luận án có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, tính khả thi trong hoạt
động nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an
ninh tại các MTAN do Bộ Công an quản lý.
Những vấn đề còn tồn tại, những yêu cầu mới trong nhiệm vụ quản lý HTKT giám
sát MTAN, là cơ sở cho các hoạt động hiệu chỉnh, bổ sung kết quả, mục tiêu nghiên cứu,
góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN trong công tác Công an.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung về lý luận và phương pháp luận khoa học
giúp các cấp quản lý về hệ thống có cách nhìn nhận mới về sự phát triển của HTKT giám sát
MTAN, hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý hệ thống một cách toàn
diện và hiệu quả.
Luận án chắc chắn còn những vấn đề chưa đươc đề cập đầy đủ, các vấn đề nảy sinh
từ thực tế quản lý HTKT giám sát MTAN, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t an ninh tại các MTAN theo các yêu cầu nghiệp vụ.
Đối với HTKT giám sát MTAN, các PTKT ngày càng phát triển về số lượng, chất
lượng, và chính sự phát triển mạnh mẽ ấy đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý,
khai thác PTKT trong tình hình mới.
5
Trong xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh
chóng của các PTKT theo hướng tự động hóa xử lý dữ liệu, đa chức năng, đặt ra cho cơ
quan an ninh phải có cách nhìn nhận mới về PTKT giám sát MTAN, từ đó tìm ra phương
pháp quản lý mới, hiệu quả, phù hợp với tiến trình phát triển của hệ thống. Bên cạnh những
thuận lợi mà các yếu tố công nghệ trong PTKT mang lại làm gia tăng hiệu quả giám sát
MTAN, không ít những thách thức đặt ra cho công tác quản lý hệ thống, về an ninh thiết bị,
bảo mật dữ liệu, đó là các vấn đề ngày càng được các cơ quan an ninh đặc biệt quan tâm.
Thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý PTKT giám sát
MTAN trong công tác Công an, nhưng chưa công trình nào nghiên cứu về vấn đề nâng cao
chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trong mối ràng buộc giữa đơn vị nghiệp vụ,
PTKT sử dụng và MTAN cần giám sát.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chương 1 tập trung làm rõ những vấn đề về công
tác quản lý HTKT giám sát MTAN. Hướng nghiên cứu tiếp theo là làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN. Vấn đề này sẽ được giải
quyết trong chương 2 của luận án.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH
2.1. Những vấn đề chung về quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh
Từ chức năng, nhiệm vụ quản lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ và
từ đặc điểm riêng của hệ thống HTKT giám sát MTAN, luận án đã nghiên cứu về các vấn đề
cơ bản trong quản lý HTKT giám sát MTAN, gồm:
Khái niệm về quản lý HTKT giám sát MTAN
Trên cơ sở về lý luận của Khoa học quản lý, khái niệm về quản lý HTKT giám sát
MTAN được nghiên cứu, đề xuất. Theo đó, “Quản lý HTKT giám sát MTAN là quá trình tác
động toàn diện, có hệ thống của các đơn vị nghiệp vụ đối với HTKT giám sát MTAN, nhằm
duy trì hoạt động của hệ thống tin cây, an toàn, bảo đảm cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ”.
Mục đích, yêu cầu quản lý HTKT giám sát MTAN
Hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN nhằm hướng tới mục đích “góp phần nâng
cao hiệu quả giám sát MTAN trong tình hình mới”. Yêu cầu, nhiệm vụ quản lý HTKT giám
sát MTAN là “bảo đảm tính sẵn sàng, an toàn, độ tin cậy và chủ động huy động đầy đủ
nhân lực, PTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ trong tình huống cụ thể”.
Nội dung của quản lý HTKT giám sát MTAN
Nhiệm vụ quản lý HTKT giám sát MTAN, với các nội dung cơ bản sau: (1 - Quản lý
thực lực trang bi kỹ thuật; 2 - Quản lý nhân viên kỹ thuật sử dụng, khai thác PTKR; 3 -
Quản lý các hoạt động nghiệp vụ tương tác với hệ thống PTKT), cụ thể là:
6
+ Quản lý thực lực PTKT giám sát MTAN: quản lý đầy đủ, toàn diện, thống nhất về
(số lượng, chất lượng, đồng bộ) của PTKT tại các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN, hỗ trợ
công tác điều tra cơ bản, tổng hợp, báo cáo, kiểm tra tình trạng hệ thống một cách chính xác,
kịp thời theo các yêu cầu đột xuất, thường xuyên của đơn vị nghiệp vụ, đơn vị liên quan;
Giá trị các tham số về giá trị sử dụng hỗ trợ kết quả nghiên cứu nâng cao chất lượng
quản lý hệ thống PTKT giám sát MTAN được mô tả theo bảng sau.
Bảng 2.1. Giá trị sử dụng của PTKT giám sát MTAN
STT Loại thiết bị T/gian s/dụng Tỷ lệ hao mòn %
1 PTKT trên đường truyền 5 20
2 Trang thiết bị giám sát 5 20
3 Phương tiện di chuyển(xe) 15 6,67
4 Trang thiết bị máy tính 5 20
+ Quản lý cán bộ, nhân viên kỹ thuật sử dụng, khai thác PTKT giám sát MTAN, gồm
các nội dung (1- Quản lý nhân lực giám sát MTAN; 2- Quản lý cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhân
viên kỹ thuật tại đơn vị nghiệp vụ; 3 - Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ
thuật quản lý, sử dụng PTKT);
+ Quản lý hoạt động nghiệp vụ tương tác của PTKT giám sát MTAN, gồm (1- Quản
lý điều chuyển PTKT giám sát MTAN: hoạt động điều chuyển PTKT của các đơn vị nghiệp
vụ theo yêu cầu nhiệm vụ giám sát MTAN; 2- Quản lý việc nâng cấp PTKT giám sát
MTAN: hoạt động kỹ thuật của đơn vị nghiệp vụ nhằm sửa chữa, thay thế linh kiện từng
phần hoặc toàn bộ PTKT, bảo đảm tính sẵn sàng hoạt động của PTKT giám sát MTAN theo
yêu cầu nghiệp vụ; 3 - Quản lý việc tiêu hủy PTKT giám sát MTAN: hoạt động của đơn vị
nghiệp vụ nhằm tiêu hủy PTKT không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật giám sát MTAN.
Các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật trên áp dụng cho đối tượng quản lý là hệ thống
PTKT và chủ thể quản lý hệ thống là các đơn vị nghiệp vụ. Các hoạt động này cần phải
được thực hiện minh bạch, nội dung thông tin về số lượng, chất lượng của PTKT như: tài
liệu, hồ sơ, bản mô tả kỹ thuật của PTKT phải được bàn giao, lưu trữ theo quy định.
Các phương pháp quản lý HTKT giám sát MTAN
Phương pháp quản lý HTKT giám sát MTAN trong công tác Công an, theo truyền
thống là sự kết hợp các phương pháp cơ bản trong khoa học quản lý, trong đó phương pháp
chủ yếu có tính nguyên tắc là phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh, cấp dưới phục tùng cấp trên,
hoạt động nghiệp vụ quản lý, khai thác PTKT của cá nhân phải chịu sự chỉ huy, điều phối
của lãnh đạo chỉ huy nhằm khai thác sở trường, hạn chế điểm yếu, phát huy sức mạnh tập
thể quản lý HTKT giám sát MTAN.
7
2.2. Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát
mục tiêu an ninh
Chất lượng, nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN
Trên cơ sở lý luận cơ bản về “chất lượng”, “quản lý chất lượng”, “tiêu chí”, “bộ tiêu
chí đánh giá” của Khoa học quản lý, đặc điểm yêu cầu quản lý HTKT giám sát MTAN trong
công tác Công an, luận án đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến hoạt động nâng cao
chất lượng HTKT giám sát MTAN:
“Chất lượng quản lý là tập hợp các thuộc tính có giá trị của kết quả các hoạt động
quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra”;
“Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN là kết quả hoạt động các chức năng
quản lý mà chủ thể quản lý thực hiện lên hệ thống kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao”;
“Nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN là hoạt động đưa chất lượng
quản lý hệ thống ở mức cao hơn trong điều kiện biến động của môi trường”
Khái niệm “Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN” là một phát biểu khác của
khái niệm “Chất lượng quản lý” theo đặc thù giám sát MTAN trong công tác Công an.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN
Quan điểm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN
không chỉ phải phản ánh được nội hàm các chức năng của Khoa học quản lý mà còn phải
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng các hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN theo
đặc thù của công tác Công an.
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý hệ thống được xây dựng trên cơ sở các thuộc
tính có giá trị của các chức năng của Khoa học quản lý theo đặc thù công tác Công an, góp
phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ, gồm các nhóm tiêu chí:
Nhóm tiêu chí về sự phù hợp của việc thực hiện chế độ quản lý với mục tiêu quản
lý HTKT giám sát MTAN
Nội hàm nhóm tiêu chí này làm rõ việc thực hiện chế độ quản lý HTKT giám sát
MTAN phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định, thủ tục có tính pháp lý trong công tác
Công an, gồm các nhóm tiêu chí thành phần và các tiêu chí cụ thể như sau:
- Thực hiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý phù hợp với mục
tiêu quản lý.
+ Thực hiện chế độ quy hoạch, phát triển PTKT giám sát MTAN phù hợp với mục
đích, yêu cầu mới về giám sát MTAN;
+ Thực hiện chế độ kế hoạch phát triển, quản lý PTKT giám sát MTAN phù hợp với
mục đích, yêu cầu mới về giám sát MTAN;
- Thực hiện chế độ đăng ký, thống kê, kiểm kê, báo cáo thực lực HTKT giám sát
MTAN theo yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, khai thác hệ thống của đơn vị nghiệp vụ.
8
+ Thực hiện chế độ đăng ký, thống kê PTKT phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ;
+ Thực hiện chế độ kiểm kê PTKT theo quy định.,yêu cầu mới về quản lý PTKT
giám sát MTAN.
+Thực hiện chế độ báo cáo thực trạng nguồn lực HTKT giám sát MTAN theo yêu
cầu mới về chế độ, phương thức báo cáo của đơn vụ nghiệp vụ.
- Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng PTKT giám sát MTAN đáp ứng yêu cầu,
phương thức kiểm tra của đơn vị nghiệp vụ.
+ Thực hiện chế độ kiểm tra phù hợp với yêu cầu mới về nội dung của PTKT,
phương pháp kiểm tra tại đơn vị nghiệp vụ.
Nhóm tiêu chí về tính chính xác kịp thời của thông tin quản lý
Nội dung cơ bản của nhóm tiêu chí này là bảo đảm tính xác thực, kịp thời của số liệu
quản lý, hoạt động chỉ huy, điều hành quản lý. Tính chính xác, kịp thời của thông tin quản
lý được biểu hiện thông qua các yêu cầu về thời gian định kỳ, đột xuất, theo một số tiêu chí:
+ Tính chính xác chất lượng của các báo cáo về chủng loại, nội dung, số lượng, chất
lượng PTKT, nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN theo thời gian định kỳ;
+ Tính kịp thời của các báo cáo về nội dung, số lượng, chất lượng PTKT, chủng loại
PTKT, nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN theo thời gian định kỳ;
+ Tính chính xác của các báo cáo về nội dung, số lượng, chất lượng PTKT, chủng
loại PTKT, nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN theo yêu cầu đột xuất;
+ Tính kịp thời của các báo cáo về nội dung, số lượng, chất lượng PTKT, chủng loại
PTKT, nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN theo yêu cầu đột xuất.
Nhóm tiêu chí về chất lượng nguồn lực đầu vào phục vụ công tác quản lý
Nội dung cơ bản là bảo đảm chất lượng (nhân lực, PTKT) tham gia tiến trình quản lý
hệ thống, với một số tiêu chí đề xuất gồm:
+ Tính đồng bộ về kỹ thuật của PTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ;
+ Tính đồng bộ về biên chế của PTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ;
+ Độ tin cậy, tính sẵn sàng của PTKT giám sát MTAN;
+ Đảm bảo chất lượng nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN.
Nhóm tiêu chí về tính thống nhất và bảo mật trong quản lý
Nội dung cơ bản của nhóm tiêu chí này là sự thống nhất, bảo mật về các hoạt động
chỉ đạo quản lý hệ thống theo chức năng quản lý ở các mức quản lý và sự thống nhất về nội
dung, cấu trúc dữ liệu đầu vào của HTKT giám sát MTAN, với một số tiêu chí đề xuất gồm:
+ Tính thống nhất về các hoạt động lãnh đạo, chỉ huy ở tất cả các cấp;
+ Thống nhất về cơ chế phối hợp quản lý giữa các đơn vị liên quan;
+ Thống nhất về cấu trúc dữ liệu HTKT giám sát MTAN;
9
+ Bảo mật số lượng, chất lượng PTKT giám sát MTAN;
+ Bảo mật thông số kỹ thuật PTKT giám sát MTAN;
+ Bảo mật chủ thể quản lý PTKT giám sát MTAN.
Bộ tiêu chí đề xuất với 4 nhóm tiêu chí và các tiêu chí cụ thể không chỉ phản ánh nhiệm
vụ, mục tiêu quản lý HTKT giám sát MTAN mà còn phản ánh được đầy đủ các đặc trưng cơ
bản của các chức năng quản lý hệ thống; chỉ ra được các thuộc tính có giá trị của các hoạt động
quản lý hệ thống mà các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN. Bộ tiêu chí là cơ sở quan trọng cho
việc đánh giá chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, từ đó đề ra các giải pháp khả thi nâng
cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN do Bộ Công an quản lý.
Có thể xác định giá trị của các tiêu chí cụ thể trong nhóm tiêu chí theo thang điểm 10
với các mức “tốt”; “khá”; “trung bình”; “yếu” hoặc theo các mức “đạt”; “không đạt” để
đánh giá thực trạng quản lý HTKT giám sát MTAN tại các đơn vị nghiệp vụ.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu
an ninh
Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và
bên trong tác động lên hoạt động quản lý hệ thống, gồm các yếu tố sau:
- Đặc điểm địa bàn quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh: gồm: (1 - Sự
gia tăng về quy mô quản lý các MTAN; 2 - Độ phức tạp về phương thức hoạt động của MTAN);
- Đặc điểm phương tiện kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh: gồm: (1 - Tính kế thừa
tiến bộ KH&KT của các PTKT; 3 - Tính chuyên dụng của PTKT; 4 - Đặc điểm an ninh, xuất
sứ của PTKT; 5 - Tính liên kết, phụ thuộc giữa các chủng loại thiết bị; 6 - Tính phức tạp
trong quản lý hệ thống; 7 - Khai thác quản lý, khai thác PTKT theo quy trình; 8 - Tính thực
tiễn trong hoạt động quản lý, khai thác hệ thống).
Các yếu tố trên tác động rất lớn đến hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN, nhất
là độ phức tạp của khách thể quản lý (MTAN) và xu hướng phát triển ngày càng rõ nét về
công nghệ được tích hợp trong các PTKT giám sát MTAN.
- Hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý HTKT giám sát MTAN: chất lượng quản lý HTKT
giám sát MTAN chịu ảnh hưởng từ mô hình, cơ cấu của tổ chức quản lý hệ thống. Nếu cơ
cấu, biên chế phù hợp, thì tổ chức hoạt động hiệu quả. Ngược lại, tổ chức biên chế không
phù hợp, sẽ dẫn đến khó khăn trong các hoạt động tổ chức điều hành hệ thống.
Đối với HTKT giám sát MTAN, cơ chế quản lý ảnh hưởng đến sự chỉ huy, điều hành
hoạt động của hệ thống. Cơ chế hợp lý sẽ tạo ra sự quản lý, chỉ đạo tập trung, thống nhất tại
tất cả các cấp quản lý. Cơ chế không hợp lý, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt
động quản lý hệ thống tại tất cả các cấp quản lý.
- Trình độ năng lực nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN: được đánh giá qua kết quả
10
hoàn thành nhiệm vụ với các nội dung: (1 - Phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm về công
việc được giao; 2 - Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cá nhân; 3 - Năng lực quản lý).
Nhiệm vụ, năng lực quản lý PTKT của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có ý nghĩa
quan trọng, bảo đảm tính sẵn sàng của PTKT giám sát MTAN của đơn vị nghiệp vụ.
- Hệ thống văn bản quản lý HTKT giám sát MTAN: được ban hành bởi Nhà nước
hoặc của Bộ Công an quy định về các hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN dưới các
dạng thức quy định; các văn kiện, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Hệ thống văn bản chặt chẽ,
có tính pháp lý, có giá trị về nội dung, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hệ thống.
Ngược lại, hệ thống văn bản pháp quy không chặt chẽ, không có tính thực tế, tính hiệu lực
yếu sẽ là rào cản trong các hoạt động quản lý hệ thống. Do vậy, việc xây dựng, ban hành hệ
thống văn bản pháp luật về công tác quản lý HTKT giám sát MTAN có vai trò quan trọng,
nâng cao hiệu quả giám sát MTAN hiện nay của các đơn vị nghiệp vụ.
- Phương tiện phục vụ công tác quản lý HTKT giám sát MTAN: phương tiện quản lý hệ
thống càng hiện đại, có tính thực tế cao là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng quản lý hệ thống.
Ngược lại, nếu phương tiện, công cụ quản lý lạc hậu, sẽ làm giảm chất lượng quản lý hệ thống.
Công cụ quản lý HTKT giám sát MTAN là công cụ thủ công cải tiến (mẫu biểu, sổ
sách) hoặc bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại, ứng dụng CNTT quản lý hệ thống có ý
nghĩa quan trọng, nâng cao chất lượng quản lý khi PTKT khi số lượng, nội dung PTKT tăng
lên không ngừng mà phương pháp quản lý thủ công không thể đáp ứng được.
2.4. Thực trạng chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên
địa bàn Hà Nội
- Mô hình tổ chức, chức năng quản lý HTKT giám sát MTAN: từ đặc điểm riêng về
môi trường Hà Nội, hệ thống MTAN có các đặc điểm riêng là: (1 - sự gia tăng số lượng
MTAN; 2 - Phức tạp về nội dung, phương thức hoạt động của các MTAN).
+ Mô hình tổ chức, quản lý HTKT giám sát MTAN, theo hình sau:
Hình 2.1. Mô hình tổ chức tổng quát quản lý HTKt giám sát MTAN
Cơ quan Bộ
Phòng nghiệp vụ Phòng nghiệp vụ
Cục nghiệp vụ
Tổ nghiệp vụ Tổ nghiệp vụ Tổ nghiệp vụ Tổ nghiệp vụ
Nhân viên kỹ thuật Nhân viên kỹ thuật
11
+ Mô hình chức năng quản lý hệ HTKT giám sát MTAN.
Bảng 2.2. Chức năng tổng quát quản lý HTKT giám sát MTAN
Mức Đơn vị, cơ quan, cá nhân thực hiện
Hoạch định chiến lược quản lý Cơ quan Bộ (Bộ trưởng; Cơ quan ttham mưu Bộ)
Quản lý, điều hành, thực hiện Cục nghiệp vụ (Cục nghiệp vụ; Cục phối hợp)
Chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra Phòng (phòng nghiệp vụ; đội; tổ chuyên trách )
Thực hiện Đội (tổ, đội; cá nhân trinh sát)
Hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN theo chức năng, gồm các nhóm đơn vị
sau: (1 - Các đơn vị nghiệp vụ: các đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác HTKT giám sát
MTAN; 2 - Các đơn vị quản lý Nhà nước: các đơn vị có thẩm quyền xét duyệt, phân bổ
PTKT cho các đơn vị nghiệp vụ; 3 - Các đơn vị chuyên ngành: các đơn vị có nhiệm vụ
nghiên cứu, phát triển, thẩm định chất lượng PTKT trang cấp cho đơn vị nghiệp vụ).
- Cơ chế quản lý hệ thống HTKT giám sát MTAN: theo nguyên tắc mệnh lệnh, thống
nhất, cấp dưới phục tùng cấp trên, tuân thủ yêu cầu về nghiệp vụ an ninh, theo các mức
quản lý được biểu diễn trong bảng sau:
Bảng 2.3. Cơ chế quản lý HTKT giám sát MTAN
Mức Tác nhân Hoạt động
Chỉ huy, điều hành Lãnh đạo, chỉ huy Điều hành, phân bổ n/lực
Quản lý, sử dụng trang thiết bị Cán bộ nghiệp vụ Quản lý, khái thác HT
Thanh, kiểm tra hoạt động quản lý Cán bộ nghiệp vụ Kiểm tra hoạt động q/lý
Tổng hợp, báo cáo, đề xuất CBCS hành chính Kiểm kê, báo cáo
- Nội dung quản lý PTKT giám sát MTAN: quản lý nội dung của từng PTKT, chủng loại
PTKT, gồm các thuộc tính: (tên thiết bị, chủng loại, mã hiệu, model, xuất xứ, năm sản xuất, thời
hạn sử dụng, ghi chú).
Quản lý chất lượng của từng PTKT, chủng loại PTKT, gồm các thuộc tính chỉ tình
trạng PTKT (tốt; quá hạn sử dụng; không ổn định; hỏng), nguyên giá.
Quản lý chất lượng của thiết bị, nhóm PTKT, theo các thuộc tính: (chủng loại, thời
gian khai thác, hệ số khấu hao, hao mòn của thiết bị).
- Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội: được đánh giá qua
các nội dung (1 - Thực hiện chế độ quản lý HTKT giám sát MTAN; 2 - Tính chính xác, kịp thời
của thông tin quản lý; 3 - Chất lượng thực lực đầu vào phục vụ công tác quản lý; 4 - Tính thống
nhất và bảo mật quản lý hệ thống).
Về cơ bản, chất lượng quản lý các nội dung trên bước đầu đáp ứng yêu cầu của đơn vị
nghiệp vụ, nhưng chưa đáp ứng được chất lượng quản lý tổng thể hệ thống với sự tham gia của các
đơn vị liên quan, trước những biến động phức tạp của hệ thống PTKT giám sát MTAN hiện nay.
2.5. Nguyên nhân những hạn chế chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN
Nguyên nhân hạn chế chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, bao gồm: (1 - Nguyên
12
nhân khách quan: tính khó kiểm soát về nguồn gốc, xuất sứ, xu thế phát triển của PTKT
giám sát MTAN; 2 - Nguyên nhân chủ quan: hạn chế của mô hình tổ chức, cơ chế phối hợp
hoạt động quản lý hệ thống của các đơn vị liên quan, chất lượng nhân lực quản lý HTKT
giám sát MTAN chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; chất lượng về quy hoạch, xây dựng kế
hoạch quản lý hệ thống; chất lượng các văn bản pháp quy về công tác quản lý HTKT giám sát
MTAN, chất lượng phương tiện, công cụ quản lý HTKT giám sát MTAN.
Những nguyên nhân cơ bản hạn chế đến chất lượng quản lý hệ thống là cơ sở quan
trọng cho định hướng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quả lý HTKT giám
sát MTAN, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN hiện nay.
2.6. Các bài học kinh nghiệm trong quản lýhệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh
Kinh nghiệm quản lý HTKT giám sát MTAN ninh tại nước ngoài
Gồm những kinh nghiệm: (1 - Kinh nghiệm về thực hiện chế độ quản lý theo mục tiêu
đặt ra (Kinh nghiệm tổ chức, quy định trách nhiệm quản lý PTKT; Kinh nghiệm quản lý, bố
trí PTKT theo khu vực); 2 - Kinh nghiệm về bảo đảm tính chính xác kịp thời của thông tin
quản lý; 3 - Kinh nghiệm về bảo đảm chất lượng đầu vào phục vụ nhiệm vụ quản lý (đầu tư,
phân bổ tài chính cho HTKT giám sát MTAN; khuyến khích nghiên cứu phát triển PTKT;
phát triển PTKT hiện đại, đa chức năng giám sát MTAN; tiếp thu các tiến bộ KH&KT của
PTKT bằng hình thức quảng bá sản phẩm); 4 - Kinh nghiệm về bảo đảm sự thống nhất và bảo
mật trong quản lý (quản lý thống nhất thông tin chỉ huy quản lý PTKT; bảo mật HTKT
giám sát MTAN theo cơ chế; bảo mật HTKT giám sát MTAN bằng giải pháp kỹ thuật).
Kinh nghiệm quản lý HTKT giám sát MTAN tại Việt Nam
Thực tế đã chỉ ra trong công tác quản lý HTKT giám sát MTAN, các đơn vị nghiệp vụ đã có
những kinh nghiệm sau: (1- Sự phù hợp của việc thực hiện chế độ quản lý HTKT giám sát
MTAN (kinh nghiệm thực hiện cơ chế quản lý trang bị kỹ thuật quân sự của Bộ Quốc phòng;
kinh nghiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ giám sát MTAN của đơn vị nghiệp vụ trong các
hoạt động phân bổ, bố trí PTKT theo tính phức tạp củat MTAN); 2 - kinh nghiệm về quản lý tính
chính xác, kịp thời của thông tin quản lý (kết hợp nghiệp vụ an ninh với hoạt động quản lý,
khai thác PTKT; kinh nghiệm kết hợp nghiệp vụ quản lý với kỹ năng thao tác PTKT; kinh
nghiệm huy động nguồn lực HTKT tại chỗ); 3 - Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng thực lực
đầu vào phục vụ công tác quản lý (tranh thủ sự giúp đỡ về PTKT của các nước tiên tiến trong
thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ; tiếp thu tiến bộ KH&KT của hệ thống PTKT); 4- Kinh nghiệm
về bảo đảm tính thống nhất và bảo mật trong quản lý hệ thống (của các đơn vị nghiệp vụ).
Kết luận chương 2
Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của các đơn vị chức năng giám sát MTAN có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc định hướng đúng các hoạt động quản lý HTKT giám sát
MTAN, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ.
13
Trong công tác Công an, HTKT giám sát MTAN có thể coi là công cụ hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả giám sát MTAN. Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN là nội
hàm của những thuộc tính có giá trị các hoạt động thuộc chức năng quản lý (thiết lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ huy và kiểm tra kết quả quản lý).
Thực tiễn cho thấy, hoạt động của bất kỳ công tác quản lý nào cũng luôn bị ảnh
hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý là hoạt động thường xuyên có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN gồm sự đúng
đắn của mục tiêu quản lý, các giải pháp lựa chọn, công tác tổ chức bộ máy quản lý hệ thống;
chất lượng công tác kế hoạch, năng lực chủ thể quản lý hệ thống; chất lượng của hệ thống
văn bản pháp lý hỗ trợ các hoạt động quản lý hệ thống.
Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HTKT giám
sát MTAN, giúp ta có cơ sở tìm ra những nguyên nhân hạn chế đến chất lượng quản lý
HTKT giám sát MTAN.
Để nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, một mặt phải tìm hiểu thực
trạng công tác quản lý hệ thống tại địa bàn, một mặt phải bám sát nội dung mục tiêu, nhiệm
vụ quản lý hệ thống của các đơn vị nghiệp vụ, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng quản lý phù hợp, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Việc đánh giá thực trạng chất
lượng quản lý hệ thống hỗ trợ tìm ra những nguyên nhân hạn chế đến chất lượng quản lý
làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng quản lý hệ thống
Những kinh nghiệm quản lý HTKT giám sát MTAN của cơ quan an ninh các nước
trên thế giới, của các đơn vị, bộ ngành liên quan, cùng với việc đánh giá rõ thực trạng, so
với các tiêu chí đề xuất, là cơ sở thực tiễn quan trọng đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý HTKT giám sát MTAN.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn xác định trong chương 2, chương 3 của luận án sẽ đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
HỆ THỐNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an
ninh trên địa bàn Hà Nội
Dự báo phát triển HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội
Sự phát triển của HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội theo xu hướng: (1 -
Tính kế thừa sự hình thành, phát triển của PTKT giám sát MTAN; 2 - Dự báo sự phát triển
14
HTKT giám sát MTAN: (chất lượng PTKT trên đường truyền; thực lực của PTKT giám sát
tin an ninh từ MTAN; thực lực PTKT hỗ trợ công tác tin học xử lý tin an ninh từ MTAN và
thực lực các PTKT hỗ trợ khác). Dự báo phát triển HTKT giám sát MTAN ngày càng đa
dạng, phức tạp, hàm chứa các yếu tố công nghệ cao trong các PTKT giám sát MTAN theo
sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Định hướng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội
Định hướng quản lý HTKT giám sát MTAN được thể hiện qua các nội dung: (1 -
Quan điểm của BCA về quản lý HTKT giám sát MTAN; 2 - Mục tiêu phát triển nhiệm vụ
quản lý hệ thống). Đây là các nội dung cần thiết của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu
an ninh trên địa bàn Hà Nội
Phân tích những nguyên nhân hạn chế đến hiệu quả giám sát MTAN, tiếp thu những
kinh nghiệm quản lý hệ thống, luận án đưa ra những giải pháp có tính khả thi sau:
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát
mục tiêu an ninh
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý Nhà nước về HTKT giám sát MTAN
tại các đơn vị liên quan: nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý PTKT hiện nay và
xác định vai trò của các đơn vị quản lý Nhà nước đối với các PTKT nhập khẩu hoặc liên
doanh sản xuất, các đơn vị chuyên ngành, đơn vị nghiệp vụ, bảo đảm quản lý PTKT toàn
diện, thống nhất, hỗ trợ các hoạt động quản lý, khai thác, kiểm định PTKT, bảo đảm an toàn,
tin cậy của PTKT trước khi đưa PTKT vào sử dụng, khai thác.
Mô hình tổng quát tổ chức quản lý HTKT giám sát MTAN với sự tham gia của các
đơn vị liên quan được biểu diễn trong bảng sau
Bảng 3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý HTKT giám sát MTAN
Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Nhiệm vụ quản lý
1- Cục nghiệp vụ g/sát MTAN
2- Cục kỹ thuật nghiệp vụ I; II
3- Cục thông tin liên lạc
4- Cục Công nghệ thông tin
5- Cục cơ yếu thuộc TC IV
PTKT giám sát MTAN
1- Quản lý Nhà nước đối
với hệ thống
2- Quản lý hoạt động
nghiệp vụ hệ thống
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, khai thác HTKT giám sát MTAN tại đơn vị
nghiệp vụ: hỗ trợ các hoạt động quản lý, khai thác PTKT giám sát MTAN theo khung bộ
máy, tổ chức hiện có của đơn vị nghiệp vụ, theo mô hình sau:
15
Mô hình tổ chức quản lý HTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý HTKT tại đơn vị nghiệp vụ
Nếu như chức năng quản lý Nhà nước về HTKT giám sát MTAN đặt trọng tâm về
việc xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và giải quyết mối quan hệ giữa các đơn vị liên quan,
thì tại đơn vị nghiệp vụ trực tiếp quản lý hệ thống chỉ hạn chế áp dụng tại nội bộ đơn vi
nghiệp vụ với đối tượng quản lý là PTKT theo bảng sau:
Bảng 3.2. Chức năng quản lý PTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ
STT Tác nhân quản lý Chức năng, nhiệm vụ
1
Lãnh đạo chỉ huy, quản lý
HTKT giám sát MTAN.
Hoạch định mục tiêu, chiến lược quản lý HTKT giám sát MTAN;
Theo dõi, giải quyết các mối quan hệ quản lý hệ thống.
2
Lãnh đạo quản lý, điều hành
các hoạt động quản lý hệ
thống (cấp phòng)
Quản lý, phân bổ PTKT (số lượng, chất lượng) thực hiện quản lý
HTKT giám sát MTAN theo chương trình, kế hoạch đặt ra của đơn vị
mà phòng nghiệp vụ phải thực hiện.
3
Cá nhân, nhóm cá nhân trực
tiếp quản lý, khai thác hệ thống
Thực hiện các hoạt động quản lý, khai thác PTKT giám sát MTAN
theo chương trình, kế hoạch đã đặt ra của phòng nghiệp vụ .
Tại đơn vị nghiệp vụ, để nâng cao chất lượng quản lý PTKT giám sát MTAN, một số
cơ chế sau đây cần được hoàn thiện và thực hiện: (1 - Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực quản
lý HTKT giám sát MTAN; 2 - Cơ cấu tổ chức, cơ chế phân bổ PTKT giám sát MTAN).
So sánh mô hình hệ thống tổ chức quản lý HTKT giám sát MTAN đề xuất với mô
hình hiện tại quản lý HTKT giám sát MTAN
Từ mô hình quản lý HTKT giám sát MTAN mà đơn vị nghiệp vụ là chủ thể quản lý
hệ thống và mô hình đề xuất có sự tham gia của các đơn vị liên quan, có thể thấy mô hình
đề xuất có ưu điểm hơn về một số khía cạnh: (1 - Tính tuân thủ chế độ quản lý; 2 - Đảm bảo
chất lượng, an ninh PTKT; 3 - Quản lý toàn diện PTKT).
- Hoàn thiện các nhóm cơ chế quản lý HTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ,
gồm: (1 - Hoàn thiện cơ chế quản lý nhân lực quản lý, khai thác PTKT; 2 - Hoàn thiện cơ
chế quản lý cán bộ chiến sỹ trực tiếp vận hành hệ thống; 3 - Hoàn thiện cơ chế chỉ huy, tổ
chức quản lý hệ thống; 4 - Hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý khai thác PTKT giữa các
phòng ban; 5 - Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính sẵn sàng của PTKT; 6 - Cơ chế huy động
PTKT thuộc các đơn vị khác quản lý; 7 - Cơ chế sửa chữa PTKT; 8 - Hoàn thiện cơ chế
quản lý ngân sách đầu tư PTKT); 9 - Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, báo cáo).
Hoàn thiện mô hình hệ thống tổ chức và các cơ chế phối hợp quản lý HTKT giám sát
MTAN có tác động lên toàn bộ chủ thể, đối tượng, khách thể tham gia tiến trình quản lý hệ
thống, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, khắc phục những hạn chế theo mô hình quản lý hiện
16
hành, có ý nghĩa định hướng quản lý hệ thống trước những biến động của môi trường, góp
phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ hiện nay và sau này.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục
tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội
Trong công tác Công an, công tác kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN; chất
lượng công tác kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN được hiểu như sau:
“Chất lượng công tác kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN là các thuộc tính có
giá trị của các hoạt động công tác kế hoạch, bảo đảm cho công tác quản lý hệ thống đạt
hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ”, với các nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng xây dựng quy trình công tác kế hoạch: thứ tự các bước mà đơn
vị nghiệp vụ cần thực hiện trong công tác quản lý HTKT giám sát MTAN, với các nhóm kế
hoạch (1 - Nhóm kế hoạch phục vụ đường lối, chính sách quản lý HTKT giám sát MTAN; 2 -
Nhóm kế hoạch dài hạn phục vụ chiến lược quản lý HTKT giám sát MTAN; 3 - Nhóm kế hoạch
ngắn hạn phục vụ các công tác kế hoạch đột xuất quản lý HTKT giám sát MTAN). Tương
ứng với các nhóm kế hoạch trên là các quy trình lập, chi tiết của bản kế hoạch cụ thể.
- Nâng cao chất lượng nội dung các bản kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN: chú trọng
đến nội hàm các công việc cần phải thực hiện theo yêu cầu thực hiện kế hoạch nói chung và
quản lý HTKT giám sát MTAN nói riêng, thực hiện các bước theo quy trình trong hình sau:
Hình 3.13. Quy trình xây dựng nội dung kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN
2- Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch
4- Xác định nhân lực, thời gian, địa điểm thực
hiện kế hoạch
7- Phê duyệt
3- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chủ thể thực
hiện kế hoạch
5- Xác định thời gian cho từng bộ phận thực
hiện kế hoạch
6- Xây dựng chi tiết nội dung kế hoạch
8- Ban hành nội dung kế hoạch
9- Đánh giá, rút kinh nghiệm
1- Xây dựng nội dung kế hoạch
17
Quy trình này có thể áp dụng cho các nhóm kế hoạch phổ biến sau:
Bảng 3.2. Một số nhóm kế hoạch cơ bản quản lý HTKT giám sát MTAN
STT Nhóm kế hoạch Một số kế hoạch phổ biến
1
Nhóm kế hoạch về quản lý,
đầu tư nguồn nhân lực
+ Kế hoạch rà soát, quy hoạch nguồn nhân lực
+ Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực
2
Nhóm kế hoạch xây dựng,
đầu tư, trang cấp PTKT
+ Kế hoạch rà soát, đánh giá kết quả sử dụng PTKT
+ Kế hoạch phân bổ, đầu tư PTKT giám sát MTAN
3
Nhóm kế hoạch về quản lý,
khai thác sử dụng PTKT
+ Kế hoạch kiểm kê, đăng ký, báo cáo PTKT
+ Kế hoạch triển khai khai thác PTKT theo yêu cầu
4
Nhóm kế hoạch duy trì hoạt
động PTKT
+ Kế hoạch bảo quản, điều chuyển PTKT
+ Kế hoạch thanh lý, tiêu hủy PTKT
3.2.3. Nâng cao trình độ nhân lực quản lý, khai thác hệ thống
Con người là yếu tố quan trọng trong các hoạt động của tổ chức. Nâng cao chất
lượng nhân lực là công việc thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng sự thành công của công
tác quản lý HTKT giám sát MTAN theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị chủ quản.
Hoạt động nâng cao trình độ nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN được thực
hiện trên cơ sở các lý thuyết căn bản về Khoa học quản lý, Khoa học quản trị và các văn bản
về nâng cao chất lượng nhân lực quản lý, khai thác hệ thống, phát huy tối đa năng lực cá
nhân, tạo ra những hoạt động có giá trị trong công tác quản lý, khai thác hệ thống với các
nội dung: (1- Phân loại nhân lực tham gia tiến trình quản lý, khai thác hệ thống; 2- Duy trì
sự ổn định nguồn nhân lực quản lý, khai thác hệ thống; 3- Nâng cao năng lực cán bộ, nhân
viên kỹ thuật quản lý, khai thác hệ thống; 4- Tổng kết hoạt động nâng cao trình độ cán bộ,
nhân viên quản lý hệ thống).
Quy trình tổng quát thực hiện nâng cao trình độ nhân lực quản lý hệ thống được thể
hiện trong hình 3.14.
18
Hình 3.14. Quy trình nâng cao trình độ nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến công tác quản lý hệ thống kỹ thuật
giám sát mục tiêu an ninh
Hệ thống văn bản là công cụ cho các hoạt động nghiệp vụ quản lý HTKT giám sát
MTAN, do vậy cách tiếp cận để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy là cách tiếp cận hệ
thống, nghĩa là chỉ rõ các lớp văn bản phổ biến trong công tác quản lý HTKT giám sát
MTAN, nội hàm, mối quan hệ giữa các lớp văn bản.
Hiện nay, hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN
chưa được phân loại rõ ràng, nội dung của các văn bản chưa thống nhất về khuôn mẫu, trật
tự nội dung và hình thức, hạn chế rất lớn đến công tác quản lý văn bản, khó khăn cho công
tác quản lý hệ thống văn bản. Để hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác quản lý HTKT
giám sát MTAN, cần tiến hành các nội dung sau:
- Phân loại văn bản theo nhóm liên quan về quản lý HTKT giám sát MTAN;
- Nâng cao chất lượng nội dung văn bản về quản lý HTKT giám sát MTAN.
Từ thực tế công tác quản lý HTKT giám sát MTAN, để đảm bảo tính thống nhất về
khuôn mẫu, định dạng văn bản, luận án đưa ra 3 mẫu văn bản sau liên quan đến chủ thể, đối
tượng và khách thể quản lý HTKT giám sát MTAN.
- Văn bản quy định về chủ thể quản lý HTKT giám sát MTAN;
- Văn bản quy định về đối tượng quản lý HTKT giám sát MTAN;
- Văn bản quy định về khách thể quản lý HTKT giám sát MTAN.
3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hệ thống
Với xu thế phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, độ phức tạp về các biến thể
2- Phân loại nhân lực quản lý hệ thống
6- Thực hiện hoạt động đào tạo nâng cao trình
độ nhân lực
5- Phê duyệt
3- Duy trì sự ổn định nhân lực
7- Tổng kết hoạt động nâng cao trình độ nhân
lực quản lý hệ thống
4- Xây dựng chi tiết nội dung đào tạo nâng cao
trình độ nhân lực
1- Nâng cao trình độ nhân lực
19
của PTKT, phương pháp quản lý thủ công truyền thống xuất hiện một số hạn chế trong các
hoạt động nghiệp vụ như lưu trữ, tra cứu dữ liệu với các lớp câu hỏi phức tạp, yêu cầu kịp
thời của các báo cáo tổng hợp về PTKT. Hơn nữa, phương thức này không đánh giá được
tổng thể chất lượng PTKT theo chủng loại, hạn chế trong công tác dự báo về xu hướng phát
triển của hệ thống.
Hiện tại, một số đơn vị chuyên ngành về quản lý trang cấp đã xây dựng được phần
mềm quản lý PTKT, nhưng mới chỉ áp dụng trên diện hẹp, chưa quản lý được toàn diện, có
hệ thống về thông tin cơ bản từng thiết bị, chủng loại thiết bị, chưa xây dựng được một cơ
sở dữ liệu (CSDL) về PTKT một cách đầy đủ trước những tương tác về hoạt động nghiệp vụ
liên quan đến chức năng quản lý PTKT. Đây là hạn chế đáng kể trong việc theo dõi những
biến động về PTKT toàn lực lượng hiện nay.
Ứng dụng CNTT quản lý HTKT giám sát MTAN phải đặt trong mối ràng buộc của các
quan hệ (đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN; MTAN cần giám sát; PTKT được sử dụng giám
sát MTAN) và phải trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung yêu cầu cơ bản về đơn vị
nghiêp vụ nào đang giám sát MTAN, và sử dụng PTKT nào để thực hiện nhiệm vụ giám sát?.
Mô hình tổng quát giám sát MTAN được mô tả trong hình 3.15.
Hình 3.15. Mô hình tổng quát quản lý hệ thống MTAN
Với tính phức tạp của PTKT giám sát MTAN về sự đa dạng chủng loại với các biến
thể khác nhau chỉ được nhận diện qua mục đích sử dụng, do vậy mục tiêu cụ thể để nâng
cao chất lượng hệ phần mềm quản lý HTKT giám sát MTAN gồm: (1 -Thiết kế, xây dựng
hệ CSDL về PTKT toàn diện, thống nhất; 2 - Xây dựng hệ phần mềm ứng dụng theo yêu cầu
nghiệp vụ quản lý HTKT giám sát MTAN; 3 - Đánh giá, triển khai ứng dụng và xây dựng kế
hoạch mở rộng quy mô áp dụng).
Để ứng dụng hiệu quả CNTT quản lý hệ thống PTKT giám sát MTAN trước xu
hướng phát triển công nghệ tích hợp của PTKT, cần xây dựng hệ CSDL về PTKT (trao đổi
trên môi trường mạng nội bộ do BCA quản lý) và hệ CSDL cảm biến điện tử giám sát chất
20
lượng hoạt động của PTKT (được quản lý, vận hành bởi trung tâm dữ liệu do BCA quản lý)
theo mô hình tổng quát trong hình 3.16.
1
Hình 3.16. Quản lý chất lượng PTKT thông qua hệ thống cảm biến điện tử
Mối quan hệ giữa các PTKT với hệ thống cảm biến điện tử (E-sensor slaver) là quan
hệ (1-n). Để quản lý hiệu quả mối quan hệ này, giải pháp kỹ thuật là gán mỗi sensor (chủng
loại sensor) một định danh xác định tương ứng với định danh của PTKT cụ thể, từ đó có thể
xác định được tình trạng hoạt động hay chất lượng của PTKT giám sát MTAN.
Nội dung và kết quả của phần mềm ứng dụng được trình bày trong phụ lục 1 của luận
án, đã đáp ứng về cơ bản hầu hết các yêu cầu thực tiễn quản lý HTKT giám sát MTAN.
Kết luận chương 3
Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN là những thuộc tính có giá trị của các
chức năng hoạt động quản lý HTKT giám sát MTAN.
Nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN là tìm ra các giải pháp mới
quản lý hệ thống, sao cho kết quả quản lý hiệu quả hơn cách thức quản lý hiện tại. Đó là
việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý HTKT giám sát MTAN;
- Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN;
- Nâng cao trình độ nhân lực quản lý, khai thác HTKT giám sát MTAN;
- Hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác quản lý HTKT giám sát MTAN;
- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý HTKT giám sát MTAN.
Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý HTKT giám sát MTAN, khẳng định
chức năng, quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt động quản lý hệ thống của các đơn vị liên quan.
Đây là công cụ hữu hiệu cho hoạt động xây dựng quy hoạch, thực hiện các kế hoạch quản lý
hệ thống toàn diện, hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý hệ thống tại đơn vị nghiệp vụ.
Chất lượng công tác kế hoạch bao hàm các thuộc tính có giá trị về quy trình xây
dựng, nội dung kế hoạch quản lý hệ thống, bảo đảm yêu cầu về chất lượng nguồn lực quản
lý hệ thống và tiến độ đáp ứng trong kế hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN,
đáp ứng về các hoạt động huy động, phân bổ nguồn lực quản lý hệ thống hợp lý, nâng cao
hiệu quả giám sát MTAN của đơn vị nghiệp vụ.
Nâng cao trình độ nhân lực quản lý hệ thống là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chỉ huy,
điều hành, quản lý một cách toàn diện, thống nhất, chính xác và kịp thời theo yêu cầu
nghiệp vụ, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý, giám sát MTAN trong các tình huống cụ thể.
Bộ Trung tâm, điều khiển
Cảm biến điện tử
PTKT g/sát MTAN
21
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, khẳng định tính pháp lý các hoạt động quản
lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ, bảo đảm tính thống nhất quản lý
HTKT giám sát MTAN, nâng cao hiệu quả giám sát MTAN hiện nay.
Ứng dụng tin học hóa công tác quản lý HTKT giám sát MTAN bảo đảm tính thống
nhất, chính xác, kịp thời dữ liệu quản lý, dự báo những biến đổi về tình trạng sử dụng PTKT,
cơ sở cho các quyết định đầu tư đúng của đơn vị nghiệp vụ.
Các nhóm giải pháp đề xuất có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau nhằm
hoàn thiện tổng thể các giải pháp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp có ý nghĩa thực tế,
khẳng định nhận thức mới về phương pháp quản lý HTKT giám sát MTAN, đáp ứng yêu
cầu mới, nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN hiện nay.
Chương 4: KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu
Để có cơ sở đánh giá, thẩm định chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN một cách
khoa học, bên cạnh việc nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, phương pháp khảo sát thực tế. Qua hình thức hội thảo, luận án đã tham
vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và cán bộ trực tiếp tham gia
tiến trình quản lý hệ thống. Đây là những phương pháp quan trọng, hiệu quả nhất trong quá
trình thực hiện luận án, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, NCS đã tham khảo 130 tài liệu, trong đó có 107
tài liệu tiếng Việt và 23 tài liệu tiếng Anh, nguồn tài liệu này đã hỗ trợ cho luận án trong
việc hình thành cơ sở lý luận, thưc tiễn nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám
sát MTAN hiện nay trong công tác Công an.
Trong quá trình học tập, thực hiện luận án, NCS đã đăng 07 bài báo khoa học trên
các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực Khoa học an ninh.
4.2. Bàn luận
Trong quá trình hội thảo, đánh giá kết quả của luận án, một số vấn đề liên quan đến
chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN cần bàn luận gồm:
Hiệu quả giám sát MTAN do chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật mang lại, gồm các nội
dung: (1 - Sự đáp ứng kịp thời nhân lực tham gia quản lý hệ thống; 2 - Sự đáp ứng kịp thời
số lượng, chủng loại PTKT theo yêu cầu nghiệp vụ; 3 - Độ tin cậy của các PTKT trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ; 4 - Chất lượng thông tin thu được từ các PTKT giám sát MTAN;5
- Tính liên thông, toàn vẹn thông tin thu được từ các PTKT giám sát MTAN).
4.3. Các hướng phát triển của đề tài
Trước xu hướng phát triển không ngừng của PTKT và vai trò không thể thiếu của
PTKT trong việc hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ quản lý, giám sát, bảo đảm an ninh tại các
MTAN do Bộ Công an quản lý trước những biến đổi sâu sắc về nội dung và phương thức
hoạt động của MTAN ngày càng tinh vi, phức tạp, đặt ra cho lưc lượng an ninh phải gia
22
tăng chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám
sát MTAN trong tình hình mới.
Một số hướng nghiên cứu, phát triển của đề tài cần được bàn luận, gồm: (1 - Phạm vi,
quy mô áp dụng các giải pháp quản lý HTKT giám sát MTAN; 2 - Phương pháp quản lý
HTKT giám sát MTAN; 3 - Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung nâng cấp nội hàm các giải pháp).
Về khả năng liên kết với các hệ thống giám sát an ninh khác, một số vấn đề sau đây
cũng được bàn luận: (1 - Kết nối với hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh công cộng; 2 - Kết
nối với hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh tư nhân; 3 - Kết nối với hệ thống kỹ thuật giám sát
an ninh giao thông). Đây là các hệ thống giám sát an ninh hỗ trợ tích cực nhiệm vụ bảo đảm
ANCT&TTATXH hiện nay.
Kết luận chương 4
Tính đầy đủ của nội dung nghiên cứu, tính hiệu quả, khả thi các giải pháp được trình
bày trong luận án, cần phải được kiểm tra, đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng trước khi áp dụng
tại các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN trong công tác Công an.
Thông qua hội thảo, xin ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia; các nhà khoa học; các nhà
quản lý, các cán bộ, nhân viên kỹ thuật trực tiếp quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa
bàn Hà Nội, có thể khẳng định được một số nội dung sau:
Những ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, của cán
bộ, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia tiến trình quản lý HTKT giám sát MTAN có ý
quan trọng, hỗ trợ cho NCS lĩnh hội, bổ sung, chỉnh sửa nội dung nghiên cứu, nhằm nâng
cao chất lượng các vấn đề nghiên cứu trong luận án.
Nội dung nghiên cứu trong luận án là có tính khoa học, và tính ứng dụng cao, có thể
được triển khai các đơn vị nghiệp vụ quản lý HTKT giám sát MTAN, góp phần nâng cao
hiệu quả giám sát MTAN trước những yêu cầu nghiệp vụ mới về bảo đảm an ninh tại các
MTAN do Bộ Công an quản lý.
Để nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội, cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất, bổ sung, hoàn thiện nội dung các giải pháp là
nhiệm vụ thường xuyên của nghiên cứu trong luận án, nhằm nâng cao hiệu quả giám sát
MTAN hiện nay do Bộ Công an quản lý.
Luận án cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ sở lý luận, thực tiễn; khả
năng mở rộng địa bàn áp dụng; khả năng kết nối với các hoạt động quản lý các hệ thống
giám sát an ninh khác, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN trong toàn quốc.
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước liên quan đến sự phát triển của
HTKT giám sát MTAN giúp cho NCS có cách nhìn nhận mới về bản chất, quy luật phát triển của
HTKT giám sát MTAN và những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung để nâng cao chất lượng quản lý
hệ thống trong bối cảnh thời sự về phát triển công nghệ hiện nay.
Hệ thống các khái niệm liên quan đến hoạt động nâng cao chất lượng quản lý HTKT
giám sát MTAN được đề nghị, cùng với nội hàm các thành phần tham gia quá trình quản lý
hệ thống được làm rõ, là các yếu tố quan trọng để luận án hoàn thiện cơ sở lý luận và thực
tiễn nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trong công tác Công an.
Nghiên cứu, phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hệ thống trên
địa bàn Hà Nội, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống tại các đơn vị nghiệp vụ theo
bộ tiêu chí đề xuất, làm rõ những nguyên nhân tồn tại trong quá trình quản lý hệ thống, tổng
hợp các kinh nghiệm quản lý hệ thống của các cơ quan an ninh các nước, các đơn vị nghiệp
vụ thuộc Bộ Công an có ý nghĩa khoa học cho việc xây dựng nội dung các giải pháp phù
hợp với mục tiêu quản lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ trong bối cảnh
những biến động phức tạp về tình hình an ninh tại các MTAN cũng như xu thế phát triển
mạnh mẽ về công nghệ của hệ thống PTKT giám sát MTAN hiện nay.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN được đề xuất
trong luận án có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, tính khả thi trong hoạt
động nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an
ninh tại các MTAN do Bộ Công an quản lý.
Những vấn đề còn tồn tại, những yêu cầu mới trong nhiệm vụ quản lý HTKT giám
sát MTAN, là cơ sở cho các hoạt động hiệu chỉnh, bổ sung kết quả, mục tiêu nghiên cứu,
góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN trong công tác Công an.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung về lý luận và phương pháp luận khoa học
giúp các cấp quản lý về hệ thống có cách nhìn nhận mới về sự phát triển của HTKT giám sát
MTAN, hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý hệ thống một cách toàn
diện và hiệu quả.
Luận án chắc chắn còn những vấn đề chưa đươc đề cập đầy đủ, các vấn đề nảy sinh
từ thực tế quản lý HTKT giám sát MTAN, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
2. Kiến nghị
Đối với cơ quan tham mưu quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh
thuộc Bộ Công an
Trong bối cảnh về sự phát triển mạnh mẽ của các tiến bộ KH&KT đối với các hệ
thống giám sát an ninh, những thách thức về an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh tại các
MTAN, lãnh đạo Bộ, cơ quan tham mưu về công tác quản lý HTKT giám sát MTAN cần
quan tâm những vấn đề sau:
Tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN trong hoạt động
24
định hướng quy hoạch phát triển HTKT giám sát MTAN theo hướng hiện đại, tinh nhuệ,
phù hợp với điều kiện, năng lực của các đơn vị nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng quản
lý HTKT giám sát MTAN, nâng cao hiệu quả giám sát MTAN theo các yêu cầu nghiệp vụ.
Chú trọng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về HTKT giám sát MTAN, sớm nghiên cứu,
ban hành “Điều lệ công tác kỹ thuật trong Ngành Công an”, là cơ sở pháp lý hỗ trợ các hoạt
động quản lý, khai thác PTKT giám sát MTAN, nâng cao hiệu quả giám sát MTAN.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuẩn hóa danh mục về PTKT giám sát MTAN, tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động quản lý, khai thác, trao đổi, huy động tiềm lực PTKT giữa các đơn vị
nghiệp vụ trong toàn lực lượng, quản lý PTKT giám sát MTAN một cách toàn diện, thống nhất,
hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
Đối với các đơn vị liên quan đến công tác quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục
tiêu an ninh
Hiệu quả giám sát MTAN phụ thuộc vào năng lực quản lý HTKT giám sát MTAN
của các đơn vị nghiệp vụ. Để gia tăng hiệu quả giám sát MTAN theo các yêu cầu mới, các
đơn vị nghiệp vụ cần quan tâm các vấn đề sau:
Trước hết, cần xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa các đơn vị liên quan, tạo
hành lang pháp lý căn bản cho các hoạt động quản lý, khai thác, điều chuyển, huy động
PTKT, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN thuộc diện quản lý.
Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng HTKT giám sát MTAN, chất lượng quản
lý HTKT giám sát MTAN, đổi mới liên tục các phương thức quản lý, hướng tới mục tiêu
nâng cao hiệu hiệu quả giám sát MTAN trong tình hình mới.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, công
tác quản lý HTKT giám sát MTAN phải được đặt trong môi trường quản lý mới với các đặc
trưng của các yếu tố công nghệ trong hệ thống PTKT. Do vậy, đơn vị nghiệp vụ cần chủ
động đề xuất các giải pháp mới về quản lý hệ thống, tiến hành đồng thời phương pháp quản
lý thủ công với phương pháp ứng dụng CNTT trong quản lý, dự báo xu thế phát triển của hệ
thống, hỗ trợ công tác tham mưu kỹ thuật, nâng cao chất lượng quản lý hệ thống.
Đối với các tác nhân trực tiếp tham gia quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu
an ninh
Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán bộ, nhân viên kỹ thuật trực tiếp quản lý, khai thác PTKT
giám sát MTAN phải luôn nhận thức được đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong sự nghiêp
bảo vệ ANCT&TTATXH. Do vậy, lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ, nhân viên kỹ thuật cần nâng
cao ý thức trách nhiệm quản lý, khai thác PTKT bằng việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ
chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý PTKT giám sát MTAN, bảo đảm tính sẵn sàng của
PTKT, an ninh thiết bị, an ninh thông tin đang lưu trữ tại PTKT, góp phần nâng cao hiệu quả
giám sát MTAN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giai_phap_nang_cao_chat_luong_quan_ly_he_tho.pdf