Tóm tắt Luận án Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một hoạt động phải được tiến hành thường xuyên nhằm kiểm nghiệm, đánh giá những quy định, những biện pháp hoạt động của các cấp, các ngành, các cơ quan tìm ra những giải pháp tích cực, những ưu điểm cũng như những thiếu sót, hạn chế của các bộ phận để từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải tiến các phương pháp hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động nhà nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn cho phép phát hiện ra những thiếu sót, yếu kém về tổ chức, về hoạt động, những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục.

pdf304 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo đúng; 2.616 (51,51%) đơn tố cáo sai; 1.642 (32,33%) đơn tố cáo có đúng có sai. Với kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ công dân khiếu nại, tố cáo đúng và đúng một phần vẫn còn cao, điều này chứng tỏ trong công tác quản lý Nhà nước và việc giải quyết các quyền lợi của công dân ở các cấp chính quyền vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập, cần phải có biện pháp để chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước và trong việc giải quyết các quyền lợi của công dân. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp công dân khiếu nại, tố cáo sai, không có cơ sở xem xét, giải quyết, do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của công dân và tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở. - Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 368.056 100 triệu đồng, 549.46 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 54.315 triệu đồng, 115,74 ha đất; minh oan cho 250 người; kiến nghị xử lý hành chính 529 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 81 vụ việc với 106 người. So với năm 2008 thì kết quả phát hiện, xử lý tốt hơn, cao hơn. Năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã xử lý 29.363 đơn trong tổng số 29.483 đơn thư tiếp nhận (giảm 40,8% so với năm 2009), trong đó 11.465 (39,04%) đơn đủ điều kiện xử lý [165]; 58,62% đơn trùng; còn lại là đơn không rõ nội dung, địa chỉ, nặc danh. Các bộ, ngành tiếp nhận, xử lý 30.095 đơn khiếu nại, tố cáo (tăng 44,1% so với năn 2009) với 12.969 vụ việc thuộc thẩm quyền (giảm 1,2%) so với năm 2009, gồm 9.235 đơn khiếu nại, 3.734 đơn tố cáo). Các bộ, ngành có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo: Bộ Tài chính 6.857, Bộ Công an: 4.632; Bảo hiểm xã hội 1.359; Bộ Lao động thương binh và xã hội 1.341; Bộ Xây dựng 1.198; Bộ Khoa học công nghệ 1.016 đơn. Các địa phương tiếp nhận, xử lý 118.001 đơn thư khiếu nại, tố cáo (tăng 32,9% so với 2009) với 68.796 vụ việc thuộc thẩm quyền (khiếu nại 62.537, tố cáo 6.259). Các tỉnh, thành phố có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo: thành phố Hồ Chí Minh 18.645 (tăng 255,3% so với cùng kỳ năm 2009); Hà Nội 6.610; Đồng Tháp 5.367; Long An 3.849; Lâm Đồng 3.528; Quảng Ngãi 3.483; Bình Định 3.385; Trà Vinh 3.200; [165]. Thanh tra Chính phủ Thanh tra kết luận giải quyết 50/73 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và phối hợp với địa phương tiến hành thẩm tra, xác minh, xem xét 200 vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài tại các địa phương (tập trung ở các địa phương: An Giang, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Khánh Hòa ). - Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 69.698/81.838 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 85,2%, so với năm 2009, tỉ lệ giải quyết tăng 1,27%. Trong đó: 61.002/71.845 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 84,9%; 8.696/9.993 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 87,02%. Các đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Gia Lai 99,5%, Thái Bình 97,2%, Lâm Đồng 95,8%; Hà Giang 95,6%; Tiền Giang 95,4%; Thái Nguyên 95,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin truyền thông 100%, Ngân hàng Nhà nước 99,1%, Bộ Công thương 95%... Các đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt thấp là: Cao Bằng, An Giang 68,8%, Quảng Trị 69,1%... Phân tích từ kết quả giải quyết 48.136 vụ việc Khiếu nại cho thấy: Có 7.414 101 (15,4%) đơn KN đúng; 25.896 (53,8%) đơn KN sai; 14.826 (30,8%) đơn KN có đúng, có sai. Phân tích kết quả giải quyết 6.881 vụ việc tố cáo cho thấy: có 912 (13,3%) đơn TC đúng: 4.025 (58,5%) đơn TC sai: 1.945 (28,6%) đơn TC có đúng, có sai. - Qua giải quyết KNTC đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 48.187 triệu đồng, 63,35 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 50.982 triệu đồng, 123 ha đất, minh oan cho 251 người; trả lại quyền lợi cho 1.524 người, kiến nghị xử lý hành chính 754 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ việc với 89 người. Qua phân tích kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, số vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết cơ bản đúng quy định của pháp luật và kết quả phát hiện, xử lý cao hơn so với cùng kỳ năm trước (Năm 2009: 19.620/58711 (chiếm 33,4%); năm 2010: 24.301/45618 vụ khiếu nại đúng hạn (chiếm 53,3%). Tuy nhiên, trong giải quyết vẫn còn nhiều sai sót nhất là về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết (còn 2.541 vụ việc khiếu nại, 245 vụ tố cáo; địa phương, bộ ngành giải quyết chậm so với quy định), công tác thu thập hồ sơ, thẩm tra xác minh, kết luận nhiều vụ việc còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác (hầu hết các vụ khiếu nại bức xúc, đông người khi Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xem xét đều phát hiện có sai sót trong quá trình giải quyết của các địa phương); phương pháp giải quyết còn cứng nhắc, mang tính chất hành chính, thụ động nên nhiều vụ việc khó thuyết phục để chấm dứt được khiếu nại, việc tổ chức thiện hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn có nhiều hạn chế, một số vụ việc đã có quyết định giải quyết, thậm chí có vụ việc đã có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ [165] nhưng địa phương chưa kiên quyết thực hiện. Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã xử lý 19.526 đơn trong tổng số 19.544 đơn tiếp nhận (giảm 33,71%), trong đó 6.462 đơn (trong đó có 5.125 đơn khiếu nại (79,31%), đơn tố cáo 407 (6,47%), còn lại là đơn kiến nghị, phản ánh) đủ điều kiện xử lý (chiếm 33,1%); 12.526 đơn trùng lắp (chiếm 64,15%); còn lại là đơn không rõ nội dung, địa chỉ, nặc danh. Các bộ, ngành Trung ương đã tiếp nhận, xử lý 24.786 đơn thư khiếu nại, tố cáo (giảm 17,64%) với 10.866 vụ việc thuộc thẩm quyền (giảm 16,22%), gồm 6.726 đơn khiếu nại, 4.140 đơn tố cáo. Các bộ, ngành nhận nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường 5.567, Bộ Công an 4.724, Bộ Tài chính 4.138, Bộ Tư pháp 1.502, Bộ Xây dựng 1.292, Bộ Khoa học Công nghệ 1.170, Bảo hiểm xã hội 1.058 đơn. 102 Các địa phương tiếp nhận, xử lý 117.254 đơn thư khiếu nại, tố cáo (giảm 0,63%) với 66.684 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết (giảm 3,1%) với 60.879 đơn khiếu nại, 5.805 đơn tố cáo. Các tỉnh, thành phố nhận nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo gồm: Thành phố Hồ Chí Minh 11.536, Hà Nội 10.056, Đồng Tháp 5.366, Bà Rịa - Vũng Tàu 3.593, Lâm Đồng 3.308, Trà Vinh 3.269, Đắc Lắc 2.803 đơn Thanh tra Chính phủ, kết luận giải quyết 79/120 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao; phối hợp với địa phương tiến hành thẩm tra, xác minh, xem xét nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, nhất là ở các địa phương có nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp (tập trung ở 18 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau và một số tỉnh phía Nam). - Các địa phương, Bộ, ngành đã giải quyết 66.173/77.666 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 85,2% (bằng tỷ lệ giải quyết năm 2010) bao gồm: 57.883/67.721 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 85,4%, 8.341/9.945 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 83,8%. Các địa phương có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Thái Nguyên 96%, Lào Cao 95%, Sóc Trăng 95%, Bạc Liêu 95%, Nghệ An 94%, Lai Châu 94%, Long An 93%, Hà Tĩnh 93%, Hậu Giang 92%. Các địa phương có tỷ lệ giải quyết đạt thấp là: Quảng Ngãi: 58,3%, Sơn La 67,8%, Tiền Giang 71,3%, Nam Định 73,2%, Bà Rịa - Vũng Tàu 73,8%... Phân tích từ kết quả giải quyết 42.581 vụ việc khiếu nại cho thấy; có 8.487 đơn khiếu nại đúng (19,94%); 24.348 đơn khiếu nại sai (57,18%); 9.746 đơn khiếu nại có đúng, có sai (22,88%). Phân tích kết quả giải quyết 7.730 vụ việc tố cáo cho thấy: có 943 đơn tố cáo đúng (12,2%); 4.646 đơn tố cáo sai (60.1%); 2.142 đơn tố cáo đúng, có sai (27,7%). - Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà ước 24.587 triệu đồng, 84,94 ha đất, trả lại tập thể, công dân 141.027 triệu đồng, 76,8 ha đất; minh oan cho 208 người; trả lại quyền lợi cho 2.262 người, kiến nghị xử lý hành chính 503 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 116 vụ việc với 131 người. Năm 2011, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tỉ lệ giải quyết đúng thời hạn tăng (0,45%); tăng cường công tác hòa giải tranh chấp trong nhân dân (giải quyết được 11.769 vụ việc); các cấp, các ngành đã quan tâm hơn trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật (kiểm tra, đôn đốc thực hiện 2.791 quyết định) [165]. Tuy nhiên, trong giải quyết vẫn còn nhiều sai sót, nhất là về trình tự, thủ tục; chất lượng giải quyết còn hạn chế, công tác thu thập hồ sơ, thẩm tra xác minh, 103 kết luận nhiều vụ việc còn chưa đầy đủ và chưa chính xác gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đạt thấp (77,5%), giảm 5% so với năm 2010. Năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã xử lý 14.266 đơn trong tổng số 14.686 đơn thư khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận (giảm 24,86%), trong đó có 5.092 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 35,69%), trong đó có 4.018 đơn khiếu nại (giảm 21,6%), 398 đơn tố cáo (giảm 2,2%); 8.105 đơn trùng lắp (đơn được hướng dẫn hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết nhưng nay công dân vẫn tiếp tục gửi đơn nhưng không có nội dung mới). Qua tiếp nhận đơn thư tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng Và Nhà nước có 2.391/3.818 vụ việc, chiếm 62,6% khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương, tăng 1,84% so với năm 2011) chiếm 56,8%, còn lại là đơn không rõ nội dung, địa chỉ, nặc danh. Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận, xử lý 26.203 đơn khiếu nại, tố cáo (tăng 5,7%) với 12.662 vụ việc thuộc thẩm quyền (tăng 16,5%), gồm 9.329 đơn khiếu nại, 3.333 đơn tố cáo. Các Bộ, ngành nhận được nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo gồm: Bộ Tài nguyên và môi trường 4.505, Bộ Tài chính 4.002, Bộ Công an 3.644, Bảo hiểm xã hội 3.457, Bộ Tư pháp 1.922, Bộ Khoa học Công nghệ 1.398, Bộ Xây dựng 1.317, Ngân hàng Nhà nước 1.246 đơn Các địa phương tiếp nhận, xử lý 106.164 đơn khiếu nại, tố cáo (giảm 9,46%) với 57.852 vụ việc thuộc thẩm quyền (giảm 13,2%) với 52.714 đơn khiếu nại (giảm 13,4%), 5.138 đơn tố cáo (giảm 11,5%). Các tỉnh, thành phố nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo gồm: Hà Nội 12.068, thành phố Hồ Chí Minh 9.385, Bình Dương 4.775, Đồng Tháp 4.550, Thanh Hóa 3.593, Quảng Nam 3.450, Bà Rịa - Vũng Tàu 3.371, Bến Tre 3.125, An Giang 3.111, Bình Định 2.816, Bắc Giang 2.726, Đắc Nông 2.657, Tây Ninh 2.250 Năm 2012 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo ở các địa phương giảm nhưng còn nhiều đơn thư có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, chủ yếu là đất đai; việc tiếp nhận và theo dõi đơn thư khoa học hơn, việc xử lý đơn thư chính xác hơn, nhanh hơn và hạn chế được trùng lắp trong quá trình xử lý (nhất là đối với những bộ, ngành, địa phương áp dụng phần mềm xử lý đơn thư). Tuy nhiên, tình trạng công dân gửi đơn vượt cấp lên Trung ương vẫn còn; một số bộ ngành, địa phương xử lý đơn thư còn chậm và để xảy ra sai sót (chuyển đơn, hướng dẫn đơn chưa đúng quy định); việc theo dõi kết quả giải quyết sau khi chuyển đơn còn nhiều hạn chế. 104 Trong năm 2012, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 59.496/70.587 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,2% (các địa phương có tỷ lệ giải quyết cao là: Sóc Trăng 99%, Lâm Đồng 97%, Đắc Nông 96,2%, Lào Cai 96%, Bình Dương 94,1%, Kon Tum 93,7%, Bắc Giang 91,6%, Hà Nội 90,6%. Các địa phương có tỷ lệ giải quyết đạt thấp là: Hải Phòng 62%, Bà Rịa Vũng Tàu 62,5, Quảng Ngãi 62,7, Tiền Giang, Đắc Lắc 68,6%, Thừa Thiên - Huế 71,6%, An Giang 73,4, Quảng Ninh 67,5%, Tây Ninh 50,6%). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 96.790 triệu đồng, 84 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 215.557 triệu đồng, 132,3 ha đất; minh oan cho 343 người; trả lại quyền lợi cho 2.960 người, kiến nghị xử lý hành chính 493 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 49 vụ việc với 56 người. Về giải quyết khiếu nại: Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xác minh, kết luận báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết 41/73 vụ việc khiếu nại Thủ tướng Chính phủ giao. Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 52.115/62.043 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 84% trong đó: (i) Các Bộ, ngành đã giải quyết 8.188/9.329 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 87,8%; (ii) Các địa phương đã giải quyết 43.927/52.714 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,3%. Phân tích từ kết quả giải quyết 33.112 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 4.584 đơn khiếu nại đúng (13,84%); 22.321 đơn khiếu nại sai (67,41%); 6.207 đơn khiếu nại có đúng, có sai (18,75%). Về giải quyết tố cáo: Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 7.340/8.471 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 86,65% trong đó: (i) Các Bộ, ngành đã giải quyết 2.980/3.333 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 89,41%; (ii) Các địa phương đã giải quyết 4.360/5.138 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 84,86%. Phân tích kết quả giải quyết 6.758 vụ việc tố cáo cho thấy: có 777 đơn TC đúng (11,5%); 3.899 đơn TC sai (57,7%); 2.082 đơn TC có đúng, có sai (30,8%). Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được các cấp các ngành quan tâm hơn và chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn nên kết quả cao hơn, công tác hòa giải tranh chấp trong nhân dân nhất là cấp cơ sở được coi trọng và đạt kết quả cao hơn các năm trước (đã hòa giải thành công được 17.375 vụ việc, tăng 48% so với năm 2011); việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo được quan tâm 105 hơn (số quyết định được thực hiện tăng 2,74%). Tuy nhiên, không ít vụ việc giải quyết còn chậm; một số vụ việc còn có sai sót trong quá trình giải quyết (không đúng trình tự, thủ tục; thu thập hồ sơ, thẩm tra xác minh chưa đầy đủ; quyết định giải quyết thiếu chính xác, khách quan) nên công dân không đồng ý và tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Năm 2013, Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết được 40.206/47.060 vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 85,44% (tăng 1,14% so với năm 2012). Các địa phương có tỷ lệ giải quyết cao: Hà Nội 96,8%, Phú Thọ 96,7%, Sóc Trăng 96,5%, Lai Châu 96,3, Hà Nam 95%, Đắc Nông 94,8%, Lào Cai 94,4%, Hậu Giang 93,3%, Bạc Liêu 92,8, Yên Bái 92,6%... Các địa phương có tỷ lệ giải quyết thấp: Hưng Yên 33,3%, Thái Nguyên 39,9%, Bình Dương 51%, Thừa Thiên Huế 62,2%, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu 63%, Quảng Nam 64,5%, Bến Tre 67,6%, Cà Mau 73,9%...[114], [165]. - Về giải quyết khiếu nại: Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác minh, kết luận báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết 57/112 vụ việc khiếu nại Thủ tướng Chính phủ giao. Các Bộ, ngành địa phương đã giải quyết 33.697/39.210 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 85,9% (cao hơn năm 2012 là 2,4%). Trong đó: Các Bộ, ngành đã giải quyết 4.352/6.704 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 64,9%; Các địa phương đã giải quyết 29.345/32.506 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 90,3%. [114], [165]. Qua phân tích từ kết quả giải quyết 31.367 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 6.424 đơn khiếu nại đúng (bằng 20,5%); 14.401 đơn khiếu nại sai (bằng 61,9%); 5.542 đơn khiếu nại có đúng một phần (bằng 17,7%). - Về giải quyết tố cáo: Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 6.452/7738 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,4%; trong đó: Các Bộ, ngành đã giải quyết 2.379/3.421 vụ việc, đạt tỷ lệ 69,5%; Các địa phương đã giải quyết 4.073/4.315 vụ việc (đạt tỷ lệ 94,4%). Qua phân tích kết quả giải quyết 6.400 vụ việc tố cáo cho thấy: có 920 đơn tố cáo đúng (bằng 14,4%); 3.056 đơn tố cáo sai (bằng 47,7%); 2.424 đơn tố cáo đúng một phần (bằng 37,9%) [114], [165]. Qua giải quyết KNTC đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 225.475 triệu đồng; 40,3 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 115.550 triệu đồng; 68,9 ha đất; trả lại quyền lợi cho 3.739 người, kiến nghị xử lý hành chính 537 người (đã xử lý 275 người), 106 chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 50 vụ việc với 84 đối tượng. - Về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài: Qua tổng kết công tác giải quyết KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài tại 3 khu vực, tính đến ngày 15/8/2013, cả nước đã rà soát được 528/528 vụ việc (đạt 100%), đã xem xét, giải quyết 466/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,26%, trong đó: Đã ban hành thông báo chấm dứt thụ lý hành chính 371/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 70,27%, trong đó có 23/371 vụ việc (chiếm 6,2%) người khiếu nại tự rút đơn sau khi đã làm rõ; 236/371 vụ việc (chiếm 63,6%) qua xem xét, đã giải quyết đúng pháp luật, không phát sinh tình tiết mới, thống nhất chấm dứt vì đã qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần giải quyết; Công dân khởi kiện ra tòa: 15/528 vụ việc, chiếm tỷ lệ 2,8%; Tính đến hết tháng 9/2013 còn 62/528 vụ việc (11,74%) đang tiếp tục giải quyết. Đây là những vụ việc rất phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách, cần phải có thời gian nghiên cứu đầy đủ và thống nhất cao giữa các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xem xét, giải quyết dứt điểm; Thông qua giải quyết KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài các Bộ, ngành và địa phương đã giải quyết, khôi phục quyền lợi và hỗ trợ cho công dân 1.389,2 tỷ đồng; 34,33 ha đất sản xuất; 0,84 ha đất ở; 24 nền nhà tái định cư, tập trung ở một số địa phương như: Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Kon Tum, Bình Phước, Bạc Liêu, Kiên Giang, Tây Ninh [114], [165]. Qua phân tích ở trên cho thấy, công tác giải quyết KNTC trong năm 2013 tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn nên đã đạt được những kết quả khá tích cực; tỷ lệ đơn thư KNTC được giải quyết cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (đạt 85,4%); việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo được quan tâm hơn (đạt 81%). Tuy nhiên chất lượng giải quyết KNTC chưa cao, vẫn còn những quyết định giải quyết chưa chính xác, thiếu khách quan, tỷ lệ tiếp khiếu còn cao, một bộ phận công dân vẫn chưa đồng tình với quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước; việc thực hiện quy trình giải quyết vẫn còn nhiều sai sót, vi phạm nhất là cấp cơ sở. Như vậy, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước có thể rút ra một số kết luận sau: 107 Một là, thông qua số vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà nước và xã hội được khôi phục, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Hai là, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, những vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật của cơ quan, cán bộ, công chức được xử lý kịp thời góp phần quan trọng vào việc tăng cường pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Ba là, cơ quan hành chính nhà nước nắm được một cách toàn diện khá chính xác mức độ vi phạm pháp luật, kỷ luật thực tế của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ đó có những biện pháp nhằm tăng cường pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước một cách phù hợp với thực tiễn. 3.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3.2.1. Về xây dựng, ban hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo Luật khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và sau đó được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung năm 2005 [58] đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện các quy định của Luật KNTC, các vụ việc KNTC đã được xem xét, giải quyết kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật KNTC cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành các văn bản: Nghị quyết 228/1999/NQ-UBTVQH10, ngày 15/11/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; Nghị quyết 370/2003/NQ-UBTVQH11, ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập Ban dân nguyện của Quốc hội; Nghị quyết 715/2004/NQ-UBTVQH12, ngày 18/6/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý dứt điểm những vụ, việc phức tạp. Ban Bí thư Trung ương đảng khóa IX đã ban hành các văn bản: Chỉ thị 108 số 09/CT/TW, ngày 06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay; Kế hoạch số 01-KH/TW và 02-KH/TW, ngày 09/5/2002 về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Quyết định số 35-QĐ/TW, ngày 10/5/2002 về thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Để thuận lợi cho việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, ngày 09/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg về việc tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; ngày 5/6/2000 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 736- QĐ/TLĐ quy định về việc công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhằm thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác giải quyết KNTC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật khiếu nại và Luật Tố cáo. Cả 2 Luật này đều có hiệu lực từ ngày 01/7/2012. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật KNTC nói riêng đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật KNTC nói riêng vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn 109 thiếu và yếu. Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế. Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật xuất phát từ chính yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện được yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật. Yêu cầu khách quan đó còn xuất phát từ đòi hỏi xây dựng và phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, yêu cầu khách quan, cấp bách đó còn bắt nguồn từ đòi hỏi phải khắc phục những yếu kém, hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành và công tác tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước ta. Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian tới là phấn đấu xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, có tính ổn định, tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều được điều chỉnh trực tiếp bằng các bộ luật và luật nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội, trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm chủ động hội nhập và mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu trên đây cần xây dựng được chiến lược, chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật cho từng khoá Quốc hội, từng kỳ họp Quốc hội; đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, tăng cường năng lực xây dựng dự thảo luật của Chính phủ, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội. Để xây dựng được hệ thống pháp luật đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: Thứ nhất, đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận và các 110 đoàn thể nhân dân. Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; cụ thể hoá đầy đủ nguyên tắc hiến định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho cả Trung ương và địa phương, theo hướng Quốc hội ban hành luật, giảm dần việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh; Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành luật; hạn chế dần thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Xác lập cơ chế bảo đảm luật được thi hành ngay khi có hiệu lực. Thể chế hoá nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát bằng nhiều hình thức việc thi hành pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước. Hoàn thiện pháp luật về giám sát tối cao của Quốc hội, cơ chế bảo vệ luật và Hiến pháp. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Từ nay đến năm 2020, xoá bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp để các cơ quan này tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước theo luật; đẩy mạnh xã hội hoá một số dịch vụ công. Đơn giản hoá và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước toà án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời bảo đảm tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của 111 Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động của các cơ quan hành chính và doanh nghiệp. Hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Hoàn thiện Luật chống tham nhũng, thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cán bộ do mình trực tiếp quản lý trong khi thi hành công vụ. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành pháp được hoàn thiện theo hướng Chính phủ tập trung vào chức năng quản lý, điều hành vĩ mô và thực hiện đúng vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật. Xây dựng các luật về tổ chức và hoạt động của các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp. Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp. Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử. Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành viện công tố. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra. Xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án. 112 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp...) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; kết hợp quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của toà hành chính đối với tất cả các loại khiếu kiện hành chính. Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong một nhà nước pháp quyền, điều quan trọng hơn là đảm bảo cho các quy định của pháp luật phải được thi hành trên thực tế. Muốn vậy phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật mà trước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật; mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lý trong xã hội. Chấn chỉnh các tổ chức và hoạt động của luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch, thi hành án. Đương nhiên việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng luật định có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức thực hiện pháp luật. 3.2.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giải quyết KNTC từ năm 1999 đến nay các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cơ sở luôn coi công tác giải quyết KNTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức và hoạt động của mình. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đặc biệt là các cơ quan như Thanh tra Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản, phổ biến, tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Luật KNTC năm 1998; Luật KNTC sửa đổi, bổ sung năm 2004, luật KNTC sửa đổi, bổ sung năm 2005; Luật Khiếu nại năm 2012; Luật Tố cáo năm 2012 và các văn bản liên quan đến KNTC và giải quyết KNTC bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết KNTC hiện 113 nay, trong đó nói rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phổ biến pháp luật KNTC nhằm giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết KNTC, trong đó đã chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước tập trung thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp dân; giải quyết kịp thời đơn thư KNTC của công dân; nhất là các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 02/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và thủ trưởng các sở, ban,ngành cấp tỉnh, cấp huyện sơ kết 4 năm (từ 2008-2011) để đánh giá tình hình, nguyên nhân và thống nhất chủ trương, giải pháp trong thời gian tới. Ngày 18/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và mội trường, Bộ Công an tổ chức 03 Hội nghị về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC tại 03 khu vực (phía Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và phía Nam), Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012, Công văn số 1644/TTCP-VP ngày 02/7/2012 hướng dẫn các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, thống kê, phân loại kiểm tra các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài để có kế hoạch, biện pháp giải quyết dứt điểm; hàng tháng tổ chức giao ban với các Bộ, ngành liên quan; 03 tháng tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn quốc. Các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, lồng ghép vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, biên soạn, phát hành tài liệu, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên nhằm trang bị, cập nhật Luật KNTC và các văn bản có liên quan đến KNTC với mục tiêu để lượng báo cáo viên này, sau khi tham dự tập huấn sẽ về triển khai sâu rộng tại cơ quan, địa phương, đơn vị mình; Tổ chức tuyên truyền lồng ghép những nội dung cơ bản nhất của Luật KNTC cho các đối tượng như: Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân phố, Trưởng thôn, Phó thôn hòa giải viên cơ sở, đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên giảng môn giáo dục công dân ở cấp trung học phổ thông , trung học cơ sở và giáo viên phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp; Tổ chức các Hội thi có lồng ghép nội 114 dung Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trong các phần thi trắc nghiệm, xử lý tình huống, tiểu phẩm (ví dụ như các Hội thi: Báo cáo viên pháp luật giỏi; Công chức Tư pháp - Hộ tịch giỏi; Trưởng, Phó Thôn, Khóm, Ấp với kiến thức pháp luật); Tổ chức biên soạn, in ấn và phát hành miễn phí Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, và các văn bản có liên quan đến KNTC cho các thôn, bản, khóm, ấp, giáo viên, báo cáo viên, đồng bào dân tộc Công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật KNTC nói riêng là một trong những nội dung của bảo đảm pháp chế. Việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật đầy đủ, chính xác và nghiêm túc sẽ làm cho hoạt động quản lý nhà nước đạt được kết quả và hiệu quả, phù hợp với chủ trương của nhà nước trong giải quyết các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý, đồng thời thỏa mãn mong muốn, nguyện vọng hợp pháp của công dân. Tuy nhiên công tác tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng cần phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Chẳng hạn, việc ban hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi trên mô tô, xe máy là nhằm giảm thiểu các chấn thương vùng đầu có thể dẫn đến tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiến hành thực hiện báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản trước khi tiến hành soạn thảo là nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành. Khi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện văn bản này là phải đạt được những mục tiêu chính sách khi ban hành văn bản. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá việc thực hiện pháp luật, vì nếu không đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm pháp luật cũng không có giá trị thực tế. Chính vì vậy, hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là để hướng hành vi của các chủ thể trên thực tế đến một mục tiêu nào đó chứ không phải là để trưng bày hoặc chỉ để có “đầy đủ” các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đạt được những mục tiêu đã định sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân 115 thủ pháp luật của người dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đối với hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật. Thứ hai, chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thì yếu tố chi phí luôn phải được đề cập đến. Thực tế cho thấy, để đạt được một mục tiêu chính sách nào đó, có thể có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, nguồn lực của một quốc gia lại có giới hạn. Do vậy, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật là chi phí thực hiện phải ở một mức độ hợp lý. Song, cũng cần lưu ý là chi phí tổ chức thực hiện ở đây phải được xem xét trên tổng thể toàn xã hội chứ không chỉ giới hạn trong khoản chi phí tổ chức thực hiện do Nhà nước bỏ ra. Để đánh giá mức độ hợp lý của chi phí tổ chức thực hiện pháp luật, người ta thường áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Thông thường, có ba hình thức đánh giá chi phí phổ biến là: - Phân tích chi phí - lợi ích. Theo cách thức này, lợi ích sẽ được so sánh với chi phí và tiêu chí đánh giá là lợi ích càng lớn so với chi phí càng tốt. Chẳng hạn như khi phân tích về chính sách bắt buộc người đi mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, thì việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành trên cơ sở so sánh chi phí bỏ ra để thực hiện chính sách này và các lợi ích thu được. - Phân tích chi phí - hiệu suất. Cách thức này được sử dụng để so sánh chi phí bỏ ra đối với mỗi đơn vị lợi ích thu được và được dùng để trả lời cho câu hỏi việc lựa chọn phương pháp thực hiện pháp luật đã tối đa hoá kết quả hay chưa. - Phân tích chi phí nhỏ nhất. Cách thức này thường được sử dụng để đánh giá liệu phương án tổ chức thực hiện được lựa chọn có phải là đã tạo ra lượng chi phí ít nhất hay không. Việc đặt ra yêu cầu xem xét đến yếu tố chi phí trong việc tổ chức thực hiện pháp luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trước hết, xem xét chi phí trong việc thực hiện pháp luật là yếu tố đảm bảo mục tiêu phát triển của một đất nước. Trong khi đó, nền tảng phát triển của một quốc gia là một yếu tố vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nếu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không có sự gắn bó với mục tiêu phát triển của một đất nước thì tính chính đáng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền sẽ bị xem xét lại. Hơn thế nữa, những số liệu thống kê của nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, dường như những quốc gia đề cao pháp quyền thường có mức độ phát triển cao hơn những nước chưa hoặc đang xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thứ ba, đảm bảo tôn trọng quyền con người. Đảm bảo thực sự các quyền và tự 116 do của con người là nhiệm vụ, chức năng và phương hướng hoạt động thường xuyên của Nhà nước pháp quyền. Các quyền và tự do của con người là các giá trị tinh thần cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại, có cội nguồn xã hội và tư tưởng từ rất lâu đời trong quá trình phát triển của lịch sử. Đó là khát vọng, là mục tiêu và phần nào là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ của nhân loại để chống lại các chế độ chuyên chế và cực quyền. Trong Nhà nước pháp quyền, việc xây dựng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật đều phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con người. Chẳng hạn, trong việc thực hiện pháp luật hình sự phải bảo đảm nguyên tắc “không trừng phạt khi không có tội” hoặc “trừng phạt phải phù hợp với tội trạng” rộng hơn, đó chính là việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm quyền được xét xử theo pháp luật và quyền được đối xử công bằng, với ý nghĩa đó, những việc như bắt buộc bị cáo phải mặc áo tù khi ra toà hay việc gây khó dễ cho luật sư trong quá trình tiến hành bào chữa cho các bị cáo ... cần phải được xem xét lại để đảm bảo ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ tư, tổ chức thực hiện pháp luật phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật. Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền là sự thượng tôn pháp luật. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu tôn trọng pháp luật cũng là một trong những yêu cầu cơ bản. Mặc dù các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật có thể được trao những khoảng không gian nhất định để thực hiện công việc nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật có tính linh hoạt, phù hợp với các tình huống trên thực tế, nhưng tất cả mọi quyền hạn đó đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và phải được pháp luật trao quyền. Ở đây, yêu cầu Nhà nước chỉ được thực hiện những gì pháp luật cho phép càng được nhấn mạnh. Nói cách khác, việc tổ chức thực hiện pháp luật phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhất định và phải có tính thống nhất với tổng thể hệ thống pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật trong Nhà nước pháp quyền không được tuỳ tiện hoặc ngẫu nhiên, mà phải tuân theo các tiêu chuẩn đã định. Đảm bảo tính thống nhất với tổng thể hệ thống pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng chính là sự đảm bảo nguyên tắc về tính thứ bậc của hệ thống pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật phải tuân thủ những quy định của Hiến pháp cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn. Hiến pháp và luật thể hiện một cách tập trung ý chí và lợi ích cơ bản nhất của 117 nhân dân trên các lĩnh vực, các vấn đề quan trọng của đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Đây là những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội hay cơ quan lập pháp ban hành. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các văn bản dưới luật có thể được ban hành để chi tiết hoá các quy định của Hiến pháp và luật. Đặc biệt, trong khá nhiều trường hợp, việc quy định về tổ chức thực hiện pháp luật lại thường được uỷ quyền cho văn bản dưới luật quy định. Chính vì vậy, trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nguyên tắc tôn trọng tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hay ở một góc độ xa hơn là tôn trọng tính thứ bậc của hệ thống pháp luật, càng phải được nhấn mạnh. Thứ năm, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh. Pháp luật bản thân nó là những đại lượng bình quyền và phổ biến. Việc tổ chức thực hiện pháp luật, vì vậy, cũng đòi hỏi phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về sự công bằng, bình đẳng, nghiêm minh và nhất quán. Việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách công bằng, bình đẳng, nghiêm minh thể hiện trước hết ở tính nhất quán trong thái độ cư xử mà Nhà nước dành cho các chủ thể khác nhau trong tình huống pháp lý giống nhau. Trong Nhà nước pháp quyền, chỉ có một hệ thống pháp luật cho tất cả thành viên trong xã hội, không phân biệt người giàu hay người nghèo, nam hay nữ, sang hay hèn, người lãnh đạo quốc gia hay người dân thường... mặt khác, pháp luật là chuẩn mực cao nhất và không thể bị lấn át bởi bất kỳ chuẩn mực nào khác trong việc chi phối hành vi xã hội của công dân. Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh trong việc tổ chức thực hiện pháp luật là yếu tố hết sức cần thiết để bảo đảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Điều này là một trong những điều kiện cần thiết để xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng như đảm bảo sự phát triển của một quốc gia. Max Weber đã từng nhấn mạnh rằng, một Nhà nước có hưng thịnh hay không tuỳ thuộc vào việc những đạo luật do Nhà nước ban hành có được tuân thủ hay không. Rõ ràng, việc thiếu lòng tin vào tính công bằng, bình đẳng và nghiêm minh của pháp luật là một trong những yếu tố làm tăng thêm chi phí tổ chức thực hiện của pháp luật. Một người ngư dân có thể vẫn tiếp tục đánh bắt cá, tôm nhỏ, dù đã có lệnh cấm, vì cho rằng nếu mình không đánh bắt, thì người khác cũng đánh bắt. Hoặc một người vi phạm luật giao thông kiên quyết không chịu nộp phạt với lý do không hiểu tại sao nhiều người khác cũng vi phạm như mình lại không bị xử phạt. Đó là những trường hợp mà tính công bằng, nghiêm minh và nhất quán của pháp luật bị nghi ngờ, gây ra những trở ngại trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. 118 Thứ sáu, công khai, minh bạch. Yêu cầu công khai, minh bạch được hiểu là sự rõ ràng, rành mạch, ai cũng có thể tiếp cận, ai cũng có thể hiểu. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, công khai, minh bạch được thể hiện thông qua việc công khai, minh bạch chính sách, pháp luật cũng như cách thức tổ chức thực hiện chính sách pháp luật trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân tiếp cận các thông tin về hoạt động của bộ máy nhà nước một cách dễ dàng. Sự thông suốt về mặt thông tin là điều kiện để việc tổ chức thực hiện pháp luật được hiệu quả. Đơn giản nhất, những thông tin về các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, địa điểm, thời gian tổ chức công việc cũng đã là những thông tin hữu ích giúp cho việc tổ chức thực hiện pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Không phải vô cớ mà yêu cầu thiết lập các đầu mối thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới cũng như các cam kết gia nhập tổ chức này của nước ta. 3.2.3. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một hoạt động phải được tiến hành thường xuyên nhằm kiểm nghiệm, đánh giá những quy định, những biện pháp hoạt động của các cấp, các ngành, các cơ quan tìm ra những giải pháp tích cực, những ưu điểm cũng như những thiếu sót, hạn chế của các bộ phận để từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải tiến các phương pháp hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động nhà nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn cho phép phát hiện ra những thiếu sót, yếu kém về tổ chức, về hoạt động, những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những biểu hiện vi phạm pháp luật xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước, lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích công dân, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ chính xác triệt để, tránh được tình trạng tùy tiện, tự do vô tổ chức trong các hoạt của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, của công dân và các chủ thể pháp luật khác. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều chỉnh pháp luật, làm tổn hại đến pháp chế. Do vậy, nhà nước cần có những biện pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvuduyduan_4919.pdf
Luận văn liên quan