- Thường xuyên tiến hành các hoạt động rà soát quá trình thực
thi ADA và pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của Việt Nam
theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt
Nam với các qui định của ADA;
- Tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật và DSM
của WTO, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới việc giải quyết
tranh chấp về chống BPG;
- Mạnh dạn sử dụng trên thực tế công cụ chống BPG đối với
hàng nhập khẩu từ nước ngoài một cách chủ động.
14 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ SỰ
THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN VÀ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp
Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Hạnh
Phản biện 2: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa
Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi ngày tháng
năm 2014.
Có thể tìm hiều Luận án tại:
1) Thư viện Quốc gia
2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của
tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Luật học,
số 8/2011, tr. 38-43 và tr.24.
2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của
pháp luật giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, Đặc san
Tạp chí Luật học về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, số 10/2012,
tr. 24-30.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá
giá trong khuôn khổ WTO – nhìn từ góc độ so sánh với việc giải quyết tranh
chấp về bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (302)/2013, tr. 61-
67.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong thương mại quốc tế hiện nay, các tranh chấp về chống bán
phá giá (BPG) ngày càng trở nên phức tạp và phổ biến. Trước thực
trạng nói trên, bên cạnh việc tìm ra những giải pháp để đối phó với
các cuộc điều tra về chống BPG và thuế chống BPG của nước ngoài,
các thành viên WTO đã tích cực sử dụng những cơ chế thích hợp để
bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một trong những
cơ chế được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay chính là DSM của
WTO.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của WTO. Việc nghiên cứu pháp luật của WTO, cũng như
yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động
tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là nhiệm vụ trọng
tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trên thực
tế, tính đến hết tháng 12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ
tranh chấp về chống BPG trên tổng số mười chín vụ kiện có sự tham
gia của Việt Nam tại WTO. Qua từng vụ tranh chấp, Việt Nam, ở
một mức độ nhất định, đã tham gia chủ động và tích cực vào DSM
của WTO. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn những hạn chế bởi tính
phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như cơ
chế điều phối của chính Việt Nam. Thực tiễn này đã đặt ra một yêu
cầu cấp bách về việc cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện về
thực tiễn pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp (GQTC) về
chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều phối hoạt động giữa các
cơ quan của Việt Nam ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực này.
Thực hiện các chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn
tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp về chống
2
BPG tại WTO cũng như những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt
Nam v.v., cho thấy tính cấp thiết cao, cả về lý luận và thực tiễn của
việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong
khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt
Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: lịch sử
hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải
quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO; quan niệm hiện hành
của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp luật
quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG; nội dung những vấn đề
chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong
GQTC về chống BPG; thực tiễn GQTC về chống BPG tại WTO;
thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển và thực tiễn tham
gia của Việt Nam vào việc GQTC về chống BPG tại WTO.
Tranh chấp về chống BPG và cơ chế giải quyết các tranh chấp
này trong khuôn khổ WTO là những vấn đề phức tạp và có phạm vi
nghiên cứu rộng. Bởi vậy, trong khuôn khổ hạn định về số trang đối
với một luận án, tác giả sẽ chỉ tiến hành: (1) phân tích lịch sử hình
thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết
các tranh chấp về chống BPG tại WTO; (2) phân tích quan niệm hiện
hành của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp
luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG; (3) phân tích nội
dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc
tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO, trong đó, tập trung
vào những điểm đặc thù của lĩnh vực GQTC về chống BPG và phạm
vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB.
Mặc dù có liệt kê tất cả các phương thức GQTC trong khuôn khổ
3
WTO, tuy nhiên, tác giả cũng sẽ chỉ chủ yếu phân tích cơ chế GQTC
về chống bán phá giá tại DSB/WTO; (4) trình bày tổng quan về thực
tiễn GQTC tại WTO về chống BPG, tập trung phân tích kinh nghiệm
và thực tiễn tham gia vào việc GQTC tại WTO về chống BPG của ba
nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và thực tiễn của Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp
tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và
khả thi. Trong khuôn khổ của Luận án này, phương pháp so sánh là
phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc
biệt là ở Chương 2 khi tác giả tiến hành so sánh các thuật ngữ có
liên quan. Tương tự, phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với
thực tiễn cũng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của
luận án. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng như
những phương pháp bổ trợ cho phương pháp so sánh.
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
các vấn đề liên quan tới GQTC về chống BPG tại WTO, vị thế của
các nước đang phát triển cũng như làm rõ thực tiễn tham gia của
các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng vào
việc GQTC về chống BPG, để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc GQTC
về chống BPG trong khuôn khổ WTO.
4
Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Phân tích các quan điểm về chống BPG, tranh chấp về chống
BPG cũng như những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quốc tế áp
dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO;
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tiễn GQTC về chống
BPG tại WTO, đi sâu vào phân tích một số vụ tranh chấp cụ thể và
làm rõ những điểm bất cập của việc GQTC về chống BPG trong
khuôn khổ của tổ chức này; đồng thời, phân tích và đánh giá thực
tiễn tham gia của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam vào
việc GQTC về chống BPG tại WTO, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam;
- Phân tích các quan điểm và định hướng cơ bản, từ đó, đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào
việc GQTC về chống BPG tại WTO.
5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án
- Luận án đã làm rõ quan niệm hiện hành của WTO đối với
“tranh chấp về chống BPG”, phân biệt loại tranh chấp này với “tranh
chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của
quốc gia thành viên, đồng thời phân biệt ba loại tranh chấp liên quan
tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần gũi với
nhau trong khuôn khổ WTO, đó là “tranh chấp về chống BPG”,
“tranh chấp về chống trợ cấp” và “tranh chấp về tự vệ thương mại”.
Đây là những thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn trong quá trình sử
dụng, bởi vậy, các kết quả nghiên cứu nói trên đã góp phần làm sáng
tỏ và giúp phân biệt rõ ràng những thuật ngữ này;
5
- Luận án đã làm rõ nội dung và điểm đặc thù của pháp luật quốc
tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO so với việc giải
quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung tại WTO;
- Luận án đã làm rõ mối quan hệ tương tác giữa GQTC về chống
BPG theo pháp luật WTO và GQTC về BPG theo pháp luật quốc gia
thành viên;
- Luận án đã làm rõ phạm vi và đặc điểm của bốn vấn đề tranh
chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB, bao gồm tranh chấp về
thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện
pháp cam kết giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời, và tranh chấp về
sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một quốc gia
thành viên với nội dung của Hiệp định về chống BPG của WTO
(ADA);
- Luận án đã nhận định được xu hướng vận động và phát triển
của pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO;
- Luận án đã làm sáng tỏ được thực tiễn GQTC về chống BPG tại
WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển, tổng hợp được
kinh nghiệm tham gia vào việc GQTC về chống BPG của Ấn Độ,
Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời Luận án cũng đã chỉ ra được thực
trạng và nguyên nhân sự tham gia hạn chế của các nước đang phát
triển nói chung và Việt Nam nói riêng vào quá trình giải quyết các
tranh chấp này;
- Luận án, dựa trên cơ sở những kết quả phân tích và đánh giá
khách quan, đã nêu ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra
được các giải pháp mới, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sự
tham gia của Việt Nam vào quá trình GQTC về chống BPG tại WTO,
chủ yếu là những đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia với tư cách là
6
nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba trong các vụ tranh chấp tại WTO
về chống BPG.
6. Cấu trúc của Luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố
cục thành bốn chương, có kết luận của từng chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở các nước và ở
Việt Nam liên quan đến đề tài Luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận đối với tranh chấp về chống
BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại
WTO.
Chương 3: Thực tiễn GQTC tại WTO về chống BPG và sự tham
gia của các nước đang phát triển và Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sự
tham gia của Việt Nam vào việc GQTC tại WTO về chống BPG.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC
NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước
Ở các nước, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề
GQTC về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các
nước đang phát triển. Điển hình trong số những tác giả và công trình
nghiên cứu nói trên phải kể đến: (i) J.G. Merrills (2011),
7
International Dispute Settlement, 5th ed., Cambridge University
Press; (ii) James P. Durling (2002), Matthew R. Nicely,
Understanding the WTO Anti-Dumping Agreement: Negotiating
History and Subsequent Interpretation, Cameron May Ltd.,; (iii)
David Palmeter, Petros C. Mavroidis (2004), Dispute settlement in
the World Trade Organization: Practice and procedure, 2nd ed.,
Cambridge: Cambridge Univ.,; (iv) Peter Van den Bossche (2008),
The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases
and Materials, 2nd ed., Cambridge University Press; (v) Terence P.
Stewart (1993), The GATT Uruguay Round: A negotiating history
(1986-1992), Volume II: Commentary, Deventer: Kluwer Law and
Taxation Publishers v.v. Ngoài ra, còn có các tài liệu đăng trên các
website và một số tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt như cuốn “Sổ
tay về hệ thống GQTC của WTO”, bản dịch của Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác kinh tế quốc tế (2006) v.v.
Mặc dù vấn đề GQTC thương mại quốc tế nói chung và GQTC
về chống BPG trong khuôn khổ WTO đã được đề cập trong các công
trình nghiên cứu ở các nước, nhưng nhìn chung, cho đến nay, vẫn
chưa có các nghiên cứu mang tính học thuật ở các nước kết hợp
nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề GQTC về
chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang
phát triển; đồng thời có liên hệ cụ thể tới trường hợp của Việt Nam
để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt
Nam tham gia hiệu quả hơn vào việc GQTC về chống BPG tại WTO.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trước, trong và sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, ở Việt
Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề GQTC
về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước
8
đang phát triển và Việt Nam ở cả góc độ lý luận và thực tiễn, trong số
đó phải kể đến Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Bùi Anh
Thủy với đề tài “Cơ chế GQTC thương mại quốc tế của WTO” và
Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Vũ Thị Phương Lan
với đề tài “Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế và
những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. Ngoài ra, còn có một số
Luận văn thạc sỹ luật học và đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý cũng
đã đề cập tới vấn đề này. Bên cạnh đó, ở cấp độ sách chuyên khảo, có
thể nhắc đến các cuốn sách của (i) TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s.
Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ chế GQTC của
Tổ chức thương mại thế giới, Nxb. Lao động xã hội; (ii) Dự án Hỗ
trợ Thương mại Đa biên giai đoạn II (EU-VIETNAM MUTRAP II)
(2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại
thế giới trong hệ thống thương mại đa phương; (iii) VCCI (2010),
Tranh chấp về chống BPG trong WTO; (iv) Khoa Luật, Trường Đại
học Cần Thơ (2010), Tóm tắt những vụ tranh chấp điển hình của
WTO – Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm từ năm
1995-2010 v.v. Trong số các công trình nghiên cứu ở qui mô nhỏ
hơn có (i) bài viết “Cơ chế GQTC của WTO: Nhìn từ các nước đang
phát triển” của tác giả Lý Vân Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế số 2 (61), 2005; (ii) bài viết “Cơ chế GQTC của WTO và gợi
ý cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh và Phạm Thanh Hà
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 8, năm
2006; (iii) bài viết “Các vụ kiện chống BPG và cơ chế GQTC của
WTO” của tác giả Bùi Anh Thủy đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2, năm 2007; (iv) bài viết “GQTC về chống BPG trong
khuôn khổ WTO” của tác giả Nguyễn Linh Giang đăng trên Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 3, năm 2008; (v) bài viết “Những ưu đãi
9
dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế GQTC thương mại
của WTO mà Luật sư cần lưu ý” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
đăng trên Tạp chí Nghề luật số 3/2009; (vi) bài viết “Cơ quan đầu
mối và cơ chế phối kết hợp trong GQTC thương mại trong WTO:
kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tú đăng trên
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2012 v.v. Ngoài ra, còn có các
bài đăng trên các website v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, hoặc chỉ chủ
yếu phân tích một cách chung nhất về hành vi BPG và pháp luật về
chống BPG; hoặc chỉ phân tích về cơ chế GQTC của WTO nói
chung, có liên hệ với trường hợp của các nước đang phát triển và của
Việt Nam mà chưa có sự đánh giá một cách tổng thể và toàn diện đối
với tranh chấp về chống BPG; khái niệm, nội dung, xu hướng vận
động và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về
chống BPG tại WTO; thái độ của các nhóm nước khác nhau đối với
tranh chấp về chống BPG; mối quan hệ tương tác giữa việc GQTC về
chống BPG theo pháp luật của WTO và GQTC về chống BPG theo
pháp luật của quốc gia thành viên; khái niệm, bản chất và đặc điểm
của bốn loại tranh chấp cụ thể về chống BPG được giải quyết tại
DSB; cập nhật thực trạng GQTC về chống BPG tại WTO, sự tham
gia của các nước đang phát triển và Việt Nam, tổng hợp và phân tích
kinh nghiệm GQTC về chống BPG của một số nước đang phát triển
điển hình, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam trong việc giải quyết các
tranh chấp về chống BPG tại WTO. Đặc biệt, ở trình độ Tiến sĩ luật
học, chưa có công trình nào nghiên cứu kết hợp cả khía cạnh lý
luận và thực tiễn của vấn đề GQTC về chống BPG trong khuôn khổ
10
WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển, đồng thời có liên
hệ cụ thể tới trường hợp của Việt Nam.
1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp xử lý
vấn đề
Thứ nhất là về mặt lý luận:
- Phân tích và nhận định về xu hướng vận động và phát triển của
pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO;
- Làm rõ quan niệm hiện hành của WTO đối với tranh chấp về
chống BPG;
- Làm rõ nội dung và điểm đặc thù của pháp luật quốc tế áp dụng
trong GQTC về chống BPG tại WTO;
- Làm sáng tỏ mối quan hệ tương tác giữa GQTC về chống BPG
theo pháp luật WTO và GQTC về BPG theo pháp luật quốc gia thành
viên;
- Làm sáng tỏ khái niệm và đặc điểm của bốn loại tranh chấp về
chống BPG được giải quyết tại DSB.
Thứ hai là về mặt thực tiễn:
- Phân tích và đánh giá một cách tổng thể và toàn diện đối với
thực tiễn GQTC về chống BPG tại WTO;
- Làm sáng tỏ thực trạng sự tham gia của các nước đang phát
triển vào quá trình GQTC về chống BPG tại WTO;
- Tổng hợp thực trạng tham gia GQTC về chống BPG tại WTO
của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan;
- Làm rõ thực trạng tham gia GQTC về chống BPG tại WTO của
Việt Nam.
Thứ ba là định hướng về việc xây dựng và đề xuất các giải pháp:
11
- Làm sáng tỏ những quan điểm và định hướng cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc GQTC tại WTO
về chống BPG;
- Đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tham gia của Việt Nam vào việc GQTC tại WTO về chống BPG.
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ÁP DỤNG
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ TẠI WTO
2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật
quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại
WTO
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1947
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay
2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá, tranh
chấp về chống bán phá giá và pháp luật quốc tế áp dụng trong
giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá
2.2.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá và
tranh chấp về chống bán phá giá
Chống BPG được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền của
nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp tác động trực tiếp
lên sản phẩm nhập khẩu BPG để loại bỏ những thiệt hại mà sản
phẩm nhập khẩu BPG đó gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương
tự của nước mình.
12
Theo pháp luật về chống BPG của một quốc gia thành viên, có
hai loại tranh chấp khác nhau liên quan tới lĩnh vực chống BPG: (1)
“tranh chấp về BPG” là tranh chấp giữa các doanh nghiệp xuất
khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa của nước nhập
khẩu sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu và;
(2) “tranh chấp về chống BPG” là tranh chấp giữa tư nhân (doanh
nghiệp xuất khẩu nước ngoài) với Chính phủ (nước nhập khẩu áp
dụng biện pháp chống BPG) về việc áp dụng các biện pháp chống
BPG.
Trong khuôn khổ WTO, tranh chấp về chống BPG là những bất
đồng giữa các thành viên WTO về các vấn đề pháp lý liên quan đến
các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chống BPG theo các hiệp định
của WTO.
Các tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại WTO có
những đặc điểm cơ bản sau đây: (i) là những tranh chấp thứ phát; (ii)
là tranh chấp giữa các thành viên WTO; (iii) giới hạn trong phạm vi
bốn vấn đề tranh chấp được giải quyết tại DSB liên quan tới thuế
chống BPG chính thức, sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá,
biện pháp tạm thời và sự không phù hợp trong các qui định pháp luật
của một thành viên với nội dung của ADA; (iv) về cơ sở pháp lý để
GQTC về chống BPG, về mặt nội dung cũng như về tố tụng, sẽ tuân
theo pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO.
“Tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của WTO có những
điểm khác biệt cơ bản so với “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về
chống BPG” theo pháp luật của một quốc gia thành viên; đồng thời,
nó cũng có sự khác biệt so với “tranh chấp về chống trợ cấp” và
“tranh chấp về tự vệ thương mại”.
13
2.2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về pháp luật quốc tế áp
dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá
Việc GQTC tại WTO về chống BPG, về nội dung, trước hết sẽ
căn cứ vào các qui định của WTO, cụ thể là Điều VI của GATT 1994
và ADA, cùng với các loại nguồn khác như tập quán quốc tế; các
nguyên tắc pháp luật chung; thực tiễn của WTO và các báo cáo về
GQTC của Ban hội thẩm và AB; thực tiễn của GATT 1947 và các
báo cáo về GQTC của Ban hội thẩm; các tài liệu được ban hành bởi
các cơ quan WTO; các hiệp định quốc tế khác; và các học thuyết của
các học giả có uy tín. Trong khi đó, về tố tụng, việc GQTC sẽ tuân
theo DSU cùng với những qui tắc và thủ tục đặc biệt, bổ sung cho
DSU được ghi nhận từ Điều 17.4 đến 17.7 của ADA và các qui tắc tố
tụng khác có liên quan của WTO.
2.3. Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng
trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
2.3.1. DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải
quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
2.3.2. Qui định đặc biệt và khác biệt trong DSM của WTO dành
cho các nước đang phát triển
2.3.3. Quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về chống bán
phá giá theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về bán phá
giá theo pháp luật quốc gia thành viên
Về lý luận cũng như trên thực tế, việc GQTC về chống BPG theo
pháp luật WTO chính là việc GQTC tiếp theo của GQTC về BPG
giữa các doanh nghiệp theo pháp luật của một quốc gia thành viên
được nâng lên thành tranh chấp giữa các Chính phủ. Điều này đã dẫn
đến sự đan xen và gắn kết chặt chẽ giữa việc giải quyết hai loại tranh
chấp này. Tuy nhiên, dù có những mối liên hệ nhất định thì giữa việc
14
giải quyết các tranh chấp về BPG ở một quốc gia thành viên WTO và
việc GQTC về chống BPG tại WTO vẫn có những điểm khác biệt cơ
bản.
2.4. Nội dung những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng
trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
2.4.1. Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống bán phá giá được
giải quyết tại DSB
Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại
DSB được giới hạn trong bốn vấn đề: thuế chống BPG chính thức, sự
chấp thuận một biện pháp cam kết giá, biện pháp tạm thời và sự
không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với
nội dung của ADA. Các vấn đề tranh chấp nói trên cần phải được xác
định rõ ràng trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của bên khiếu
kiện theo Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU.
2.4.2. Nội dung một số vấn đề cụ thể khác của pháp luật quốc tế áp
dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá
giá
3.1.1. Sơ lược thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO về chống
bán phá giá
Thực tiễn GQTC về chống BPG đã cho thấy các tranh chấp về
chống BPG là loại tranh chấp phổ biến nhất được giải quyết trong
15
khuôn khổ WTO. Một số thành viên đang phát triển tham gia rất tích
cực vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung
và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO, trong khi đó,
vẫn còn nhiều thành viên đang phát triển khác không tham gia hoặc
tham gia rất hạn chế.
3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo
các giai đoạn trong qui trình tố tụng của DSM
3.2. Thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển vào việc
giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá và những
bài học kinh nghiệm cần chú ý
3.2.1. Thực tiễn tham gia của Ấn Độ vào việc giải quyết tranh chấp
tại WTO về chống bán phá giá
Ấn Độ là thành viên sáng lập của cả GATT và WTO, bởi vậy,
trong khi hầu hết các nước đang phát triển đều có sự dè dặt khi tiếp
cận với DSM của WTO thì ngay từ đầu, Ấn Độ đã là một thành viên
tham gia rất tích cực trong cả hai DSM của GATT và WTO.
3.2.2. Thực tiễn tham gia của Trung Quốc vào việc giải quyết tranh
chấp tại WTO về chống bán phá giá
Sau khi chính thức gia nhập WTO, với một nền kinh tế phát triển
nhanh nhất thế giới, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một
“nhân vật chính” trong “sân chơi chung” của WTO. Trung Quốc
cũng đã nhanh chóng trở thành đối tượng thường xuyên phải tham
gia vào việc GQTC về chống BPG trong khuôn khổ WTO với cả tư
cách nguyên đơn và bị đơn.
3.2.3. Thực tiễn tham gia của Thái Lan vào việc giải quyết tranh
chấp tại WTO về chống bán phá giá
Thái Lan chính thức là thành viên của WTO từ ngày 01/01/1995.
Trong DSM của GATT trước đây, Thái Lan thực sự không có nhiều
16
kinh nghiệm. Chỉ sau khi WTO ra đời, Thái Lan mới thực sự tăng
cường việc sử dụng DSM của WTO nhằm bảo vệ các lợi ích của
mình.
Từ thực tiễn tham gia của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan vào
việc GQTC về chống BPG tại WTO, có thể thấy:
- Việc tham gia với tư cách bên thứ ba là một minh chứng rõ ràng
cho chiến lược xây dựng năng lực và chính sách “vừa học vừa làm”;
- Sự tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tham gia vào giải quyết
các tranh chấp phức tạp như tranh chấp về chống BPG là một điều
kiện tiên quyết cho sự thắng lợi;
- Tạo lập sự liên kết và ủng hộ lẫn nhau giữa các nước đang phát
triển, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác sẽ góp phần
tạo ra lợi thế trong việc GQTC tại WTO về chống BPG;
- Sử dụng một cách có hiệu quả đội ngũ chuyên gia quốc tế trong
các lĩnh vực có liên quan tới các tranh chấp về chống BPG. Tuy
nhiên, về lâu dài, vẫn phải đào tạo đội ngũ chuyên gia trong nước
nhằm phát huy tối đa lợi thế cũng như đảm bảo bí mật của quốc gia
trong GQTC về chống BPG tại WTO;
- Nâng cao năng lực tham gia GQTC thương mại quốc tế nói
chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng cho đội ngũ cán bộ
chuyên gia của Chính phủ cũng như lĩnh vực tư nhân; đào tạo và cử
người có năng lực thâm nhập vào các cơ quan có liên quan trong
DSM của WTO; tăng cường nghiên cứu pháp luật WTO áp dụng
trong GQTC về chống BPG; tăng cường năng lực và sự tham gia của
các hiệp hội ngành nghề và phòng thương mại vào việc giải quyết các
tranh chấp tại WTO, bao gồm cả các tranh chấp về chống BPG.
3.3. Thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh
chấp tại WTO về chống bán phá giá
17
Tính đến hết tháng 12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ
tranh chấp về chống BPG tại WTO, trong đó, có bảy vụ Việt Nam
tham gia với tư cách là bên thứ ba, hai vụ với tư cách là nguyên đơn
và chưa tham gia vào bất kỳ vụ tranh chấp về chống BPG nào với tư
cách bị đơn.
Từ thực tiễn tham gia của Việt Nam vào DSM của WTO, có thể
rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây:
- Việt Nam đã từng bước tham gia một cách chủ động, tích cực
và bình đẳng vào DSM của WTO, tuy nhiên, Việt Nam chưa tận
dụng được tối đa những chế độ ưu đãi mà WTO dành cho các nước
đang phát triển;
- Việt Nam đã xác định đúng phạm vi khởi kiện, lựa chọn đúng
và trúng vấn đề. Riêng vấn đề lựa chọn thời điểm khởi kiện, phần nào
đó chưa thực sự phù hợp, bởi vậy, đó là một trong những nguyên
nhân dẫn đến thắng lợi chưa trọn vẹn của Việt Nam trong vụ kiện
DS404;
- Việt Nam đã tích cực tham gia với tư cách là bên thứ ba trong
những vụ kiện của các thành viên WTO khác để học hỏi kinh
nghiệm;
- Việt Nam cũng đã biết vận động và tranh thủ một cách hợp lý
sự ủng hộ của các thành viên khác;
- Việt Nam đã có sự chuẩn bị chủ động, tích cực từ cả phía các
doanh nghiệp, các hiệp hội lẫn từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong một số vụ tranh chấp gần đây;
- Việt Nam cũng đã có một số sự chuẩn bị tích cực về nhân lực
trong nước cho những vụ tranh chấp tiếp theo mặc dù vẫn còn phải lệ
thuộc nhiều vào đội ngũ luật sư nước ngoài
18
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
4.1. Những quan điểm và định hướng cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh
chấp tại WTO về chống bán phá giá
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam
vào việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG cần phải
được xây dựng dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước, đảm
bảo sự phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của các tranh
chấp về chống BPG cũng như việc giải quyết loại tranh chấp này
trong khuôn khổ WTO, đồng thời phải phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam.
4.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của
Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán
phá giá
4.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia
của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán
phá giá
Các giải pháp chung chủ yếu tập trung vào ba nhóm giải pháp
lớn, đó là: tận dụng những ưu đãi trong khuôn khổ WTO dành cho
các nước đang phát triển; xây dựng và củng cố năng lực tham gia giải
quyết tranh chấp; tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên khác và sự
trợ giúp của ACWL. Các giải pháp chung là những giải pháp được áp
dụng cho Việt Nam khi tham gia vào DSM của WTO mà không phân
biệt Việt Nam là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, trong đó, bên
cạnh việc nâng cao hiệu quả các giải pháp đã và đang được thực hiện
19
thì cần lưu ý việc xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các
bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn
Việt Nam ở Giơ-ne-vơ trong việc giải quyết các tranh chấp thương
mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại
WTO.
4.2.2. Một số đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia vào việc giải
quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá với tư cách là
nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba
Ngoài các giải pháp chung, Việt Nam cũng cần có những giải
pháp và chiến lược cụ thể khi tham gia vào việc giải quyết các tranh
chấp tại WTO về chống BPG trong từng trường hợp với tư cách
nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba.
KẾT LUẬN
Các tranh chấp về chống BPG là một trong những loại tranh chấp
phổ biến nhất tại WTO. Việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về
chống BPG sẽ tuân theo pháp luật của WTO áp dụng trong GQTC về
chống BPG, bao gồm, cả luật nội dung và qui định tố tụng. Các loại
nguồn của pháp luật WTO áp dụng trong GQTC về chống BPG cũng
được xác định tương ứng với các loại nguồn của pháp luật WTO nói
chung, về cơ bản là dựa trên cách xác định nguồn luật áp dụng truyền
thống của Điều 38(1) của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế.
Pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO
có lịch sử hình thành và phát triển song hành cùng GATT 1947 và
WTO, với nội dung bao gồm cả những vấn đề chung về GQTC trong
khuôn khổ WTO và những vấn đề cụ thể mang tính đặc thù của lĩnh
vực này, liên quan tới việc giải quyết các tranh chấp về thuế chống
BPG chính thức, các tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam
20
kết giá, các tranh chấp về biện pháp tạm thời và các tranh chấp về sự
không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với
nội dung của ADA.
Các thành viên đang phát triển đang ngày càng thể hiện được vai
trò và vị thế của mình trong việc giải quyết các tranh chấp tại WTO
về chống BPG. Khi tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp
tại WTO về chống BPG, các thành viên đang phát triển vừa có những
cơ hội, đồng thời cũng phải đối diện với những thách thức rất lớn.
Các tranh chấp về chống BPG vốn dĩ là những tranh chấp vô cùng
phức tạp, bởi vậy, các thành viên đang phát triển cần nghiên cứu kỹ
pháp luật áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO, nghiên cứu
thực tiễn GQTC, đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên
khác để có thể tiếp cận một cách có hiệu quả và chủ động tham gia
vào hệ thống GQTC về chống BPG tại WTO.
Thực tiễn GQTC tại WTO về chống BPG đã cho thấy sự gia tăng
cả về số lượng và tính phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG.
Bên cạnh đó, nó cũng ghi nhận, sự tham gia chủ động và tích cực của
một số thành viên đang phát triển, trong đó, có Ấn Độ, Trung Quốc
và Thái Lan. Kinh nghiệm của ba nước nói trên thực sự là những bài
học quí báu cho Việt Nam khi tham gia GQTC về chống BPG tại
WTO.
Sau hơn bảy năm gia nhập WTO, sự tham gia của Việt Nam vào
DSM của WTO vẫn còn hạn chế. Rõ ràng, Việt Nam cần phải nỗ lực
nhiều hơn nữa, đồng thời tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các thành
viên khác của WTO, để đề ra được những giải pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc GQTC về
chống BPG tại WTO.
21
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam
vào việc GQTC tại WTO về chống BPG phải được xây dựng trên cơ
sở phù hợp với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế của
Đảng và Nhà nước, đồng thời phải phù hợp với những định hướng cơ
bản sau đây:
- Dựa trên những kết quả đánh giá khách quan, toàn diện và
những nghiên cứu mang tính chất dự báo về xu hướng vận động và
phát triển của các tranh chấp về chống BPG cũng như việc giải quyết
loại tranh chấp này trong khuôn khổ WTO;
- Cần thiết phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam;
- Cần mang tính tổng thể và có hệ thống, bao gồm cả nhóm giải
pháp mang tính chất phòng tránh và nhóm giải pháp nhằm đối phó và
xử lý đối với các vụ tranh chấp về chống BPG đã phát sinh trong
khuôn khổ WTO, trong đó cần coi việc chủ động phòng tránh các vụ
tranh chấp về chống BPG là yêu cầu hàng đầu;
- Cần được xây dựng trên nền tảng của một cơ chế hợp tác hiệu
quả giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở
Việt Nam; giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong
nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ;
- Cần kết hợp việc xử lý các khía cạnh pháp lý với các biện pháp
hỗ trợ khác, từ việc vận động hành lang tới sự liên kết chặt chẽ với
các bên cùng khiếu kiện, đồng thời tiến hành đấu tranh trên mặt trận
dư luận để thu hút sự ủng hộ đối với Việt Nam;
- Cần kết hợp việc huy động nguồn nhân lực ở trong nước và
tranh thủ những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả
sự tư vấn và trợ giúp của ACWL.
22
Khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống
BPG, dù Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hay
bên thứ ba, thì Việt Nam cũng cần tiến hành các giải pháp sau đây:
- Tham gia chủ động và tích cực hơn nữa vào DSM của WTO
cũng như tận dụng tối đa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt mà
WTO dành cho các nước đang phát triển;
- Tự trang bị kiến thức một cách đầy đủ trong lĩnh vực giải quyết
tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ động và tích cực học hỏi
kinh nghiệm từ các nước khác;
- Tích cực phát huy vai trò, sự chủ động và sự phối hợp chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan Nhà nước có liên
quan;
- Thiết lập một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các bộ, ngành trong
nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở
Giơnevơ;
- Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực và
đưa các chuyên gia của Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động của các
cơ quan của WTO, tham gia vào Ban hội thẩm và AB;
- Tranh thủ một cách hợp lý sự ủng hộ của các thành viên khác;
- Sử dụng hiệu quả hơn sự tư vấn và trợ giúp của ACWL.
Trong trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn
thì phía Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp cụ thể sau đây:
- Cần xác định đúng phạm vi và thời điểm khởi kiện, lựa chọn
đúng và trúng vấn đề;
- Chú trọng và sử dụng việc tham vấn một cách có hiệu quả hơn;
- Chuẩn bị tích cực và trọng tâm cho việc giải quyết tranh chấp
tại giai đoạn hội thẩm, từ bước chuẩn bị đơn yêu cầu thành lập Ban
23
hội thẩm cho đến toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp tại giai đoạn
hội thẩm;
- Chuẩn bị từ trước và tính tới khả năng chủ động kháng cáo, khi
cần, và khả năng báo cáo của Ban hội thẩm bị kháng cáo để có thể
theo đuổi vụ kiện cho tới khi giành được chiến thắng cuối cùng;
- Chủ động xây dựng phương án kiểm soát việc thực thi quyết
định của DSB đối với bên thua kiện, bao gồm cả khả năng áp dụng
các biện pháp trả đũa, trong trường hợp Việt Nam giành được chiến
thắng;
- Tích cực chuẩn bị cả về tài chính, nhân lực cho một chặng
đường dài theo đuổi vụ kiện, chủ động trong các phần trình bày và
tranh luận tại các cuộc họp của Ban hội thẩm, phân tích, nhận định
được các tình huống và dự đoán được các yêu cầu, đề xuất của bị đơn
để có thể đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp, nhằm bảo vệ tối đa
quyền và lợi ích hợp pháp cho Việt Nam.
Trong trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách bị đơn thì Việt
Nam cần tiến hành các giải pháp cụ thể sau đây:
(1) Phòng tránh các tranh chấp về chống BPG:
- Thường xuyên tiến hành các hoạt động rà soát quá trình thực
thi ADA và pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của Việt Nam
theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt
Nam với các qui định của ADA;
- Tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật và DSM
của WTO, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới việc giải quyết
tranh chấp về chống BPG;
- Mạnh dạn sử dụng trên thực tế công cụ chống BPG đối với
hàng nhập khẩu từ nước ngoài một cách chủ động.
(2) Khi bị kiện ra WTO:
24
- Sẵn sàng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong
trường hợp bị kiện;
- Tận dụng các quyền mà bị đơn được tiến hành trong trình tự
giải quyết tranh chấp tại WTO; kéo dài tối đa thời hạn giải quyết
tranh chấp, nếu cần, đồng thời, tranh thủ thời gian để thương lượng,
nếu không được, thì gây sức ép hoặc nhanh chóng hoàn thành vụ điều
tra chống BPG đang được tiến hành trong nước;
- Chuẩn bị phương án thực thi quyết định của DSB một cách hợp
lý nhất trong trường hợp Việt Nam thua kiện.
Trong trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba
trong một vụ tranh chấp tại WTO về chống BPG, thì phía Việt Nam
cần tham gia với một thái độ nghiêm túc, tích cực, coi đó là một trải
nghiệm thực sự như các bên tranh chấp. Việt Nam cần thành lập các
nhóm chuyên gia và/hoặc luật sư, kể cả các luật sư của các hãng luật
tư trong nước, để đại diện cho Việt Nam và có chiến lược tham gia
một cách hiệu quả. Đồng thời, cần thực hiện tốt công tác báo cáo, cập
nhật thông tin về các đối tác và rút ra những bài học và kinh nghiệm
sau từng vụ tranh chấp về chống BPG mà Việt Nam tham gia với tư
cách bên thứ ba./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_thu_hien_hlu_tom_tat_la_tieng_viet_28_mar_2014_4406.pdf