Luận án đã phân tích các quan điểm khác nhau vềHTKSNB, từ
đó tổng quát đưa ra mô hình tổ ch ức HTKSNB làm khung lý thuyết
nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Phân tích được
đặc điểm tổchức hoạt động, đặc điểm vềvốn của tập đoàn chi phối
đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại tập đoàn. Nghiên cứu
kinh nghiệm tổchức HTKSNB của các tập đoàn kinh tếtrên thếgiới
như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và trên cơsở đó đã rút
ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Luận án đã nêu được những thuận lợi và khó khăn thuộc về
môi trường kinh. Tác giả đã khảo sát, chọn mẫu điều tra và đi sâu
phân tích làm sáng tỏthực trạng HTKSNB tại Tập đoàn. Từ đó tiến
hành phân tích, đánh giá rút ra được những ưu điểm và những hạn
chếcơbản mà tập đoàn cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đảo bảo
các mục tiêu của HTKSNB, nêu lên sựcần thiết và phương hướng
cần phải hoàn thiện hệthống KSNB tại tập đoàn.
Để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là xác đáng và có tính
khảthi Luận án đã tìm ra nguyên nhân của các tồn tại vềHTKSNB tại
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, trên cơsởnghiên cứu lý luận cùng với
kinh nghiệm quốc tếvềthiết kếvà vận hành HTKSNB tại các Tập
đoàn trên thếgiới, Tác giả đã đưa ra các nội dung hoàn thiện cụthểvề
HTKSNB theo từng yếu tốcấu thành, hoàn thiện đầu tưvà kiểm soát
vốn, hoàn thiện qui chếquản lý người đại diện phần vốn của Tập đoàn
đầu tưvào doanh nghiệp khác, hoàn thiện kiểm soát vốn và một số
giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộtheo chủtrương tái cơcấu Tập
đoàn từnay đến năm 2015. Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với
các cơquan Nhà nước, các cơquan chức năng, với Tập đoàn Hoá chất
Việt Nam nhằm tạo những tiền đề, cơsở giúp cho những nội dung
hoàn thiện có thểáp dụng vào thực tế.
12 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn hóa chất Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2009 trong ngành hoá chất nhà nước đã ký quyết định
thành lập Tập đoàn Hoá chất Việt Nam dựa trên cơ sở sắp xếp lại
Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Với qui mô lớn và hoạt động đa
ngành nghề thì việc phải thiết lập một HTKSNB đủ mạnh để hỗ trợ
để hỗ trợ cho công tác quản lý là một tất yếu khách quan nhằm đảm
bảo cho tập đoàn đạt được các mục tiêu như: bảo vệ tài sản, đảm
bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo thực hiện các qui định đề ra,
đảm bảo hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên tập đoàn được thành lập
không phải do quá trình tích tụ vốn và phát triển qui mô dần trở
thành tập đoàn như các nước trên thế giới nên trong quá trình hoạt
động còn rất nhiều hạn chế như: vẫn còn dựa vào bao cấp, độc
quyền, kinh doanh đạt hiệu quả thấp chưa tương xứng với những lợi
thế và sự đầu tư của nhà nước, đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả.
Chưa tách bạch được vai vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý
nhà nước. Sự tích tụ, tập trung vốn và kiểm soát vốn còn nhiều hạn
chế. Một số vị trí quản lý chủ chốt được bổ nhiệm vì lý do chính trị
mà không dựa trên năng lực quản trị kinh doanh. Hệ thống thông tin
tiềm ẩn nhiều hạn chế không thực sự hữu dụng cho quá trình ra
quyết định. Rất ít các đơn vị thuộc tập đoàn có được những chính
sách và thủ tục KSNB riêng phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Hơn
nữa một trong bảy nội dung chủ yếu theo chủ trương tái cơ cấu Tập
đoàn giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ thì là phải tăng cường công tác KSNB tại Tập đoàn. Xuất phát
từ những lý do trên, hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức
2
được tầm quan trọng của vấn đề này, Tác giả đã lựa chọn Đề tài:
"Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam" làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu HTKSNB
trên những khía cạnh và lĩnh vực khác nhau:
+ Các lý luận về hệ thống KSNB trên thế giới và tại Việt Nam đã
phát triển tập trung làm rõ các khái niệm về hệ thống KSNB, vai trò của
hệ thống KSNB trong doanh nghiệp, các tiêu chí và công cụ để đánh giá
hệ thống KSNB, các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB.
+ Tại Việt Nam nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một
đơn vị cụ thể ở các ngành, các lĩnh vực cũng được nhiều tác giả quan
tâm ở các luận văn cao học cụ thể: trong hoạt động tín dụng ngân
hàng, trong các doanh nghiệp vừa.
+ Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu thuộc Luận án
tiến sĩ về hệ thống KSNB nhưng không phải trong một doanh nghiệp
cụ thể mà phạm vi nghiên cứu rộng hơn trong một ngành, một tổng
công ty, Bộ quốc phòng
+ Tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình tập đoàn còn là
vấn đề mới mẻ, trong quá trình hoạt động hơn 10 năm qua còn bộc lộ
khá nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến
kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn cũng như xây dựng nó trở thành hệ
thống. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về “Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam”
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển lý luận về
HTKSNB trong Tập đoàn kinh tế. Từ đó đánh giá thực trạng HTKSNB
tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để đề xuất phương hướng và giải pháp
hoàn thiện HTKSNB phù hợp với đặc thù hoạt động của Tập đoàn.
3
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các
câu hỏi nghiên cứu được đưa ra tương xứng (khung nghiên cứu)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Luận án tập trung nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất
Việt Nam (công ty mẹ và các công ty thành viên)
5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác Lê Nin vào nghiên cứu xã hội học. Luận án sử dụng
phương pháp khái quát hoá, tổng hợp và phân tích những nguyên lý
cơ bản về hệ thống KSNB qua các giáo trình, tài liệu.
- Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn: Tác giả đã thực hiện
thiết kế bảng câu hỏi để điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý dữ liệu: từ kết quả điều tra, quan sát và
phỏng vấn sâu tác giả đã tổng hợp thành 14 bảng để từ đó mô tả,
đánh giá, phân tích, tổng hợp, so sánh
- Nguồn dữ liệu sử dụng: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận: xây dựng mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý
thuyết nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Đề cập
những đặc điểm về tổ chức hoạt động, đặc điểm về vốn của Tập đoàn
chi phối đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại Tập đoàn. Thông
qua thực trạng tổ chức HTKSNB của các Tập đoàn kinh tế trên thế
giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Luận án đã nêu
ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam.
- Về thực tiễn: trên cơ sở điều tra, phân tích đánh giá thực trạng,
Luận án đề xuất nhóm các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại Tập
đoàn Hoá chất Việt Nam
4
7. Khung nghiên cứu và kết cấu của đề tài
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:
Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế với
việc thiết kế và vận hành HTKSNB
Tập đoàn? Các yếu tố cấu thành
HTKSNB Tập đoàn? Kinh nghiệm
quốc tế về HTKSNB của các Tập
đoàn tại một số nước từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam?
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2:
Thực trạng việc thiết kế và vận
hành HTKSNB tại Tập đoàn Hoá
chất Việt Nam?
Chương 3
Phương hướng và giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam.
Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3:
Nhóm giải pháp nào cần được đưa ra
nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Tập
đoàn Hoá chất Việt Nam đáp ứng
được các mục tiêu của Tập đoàn?
Chương 2
Thực trạng hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam
Chương 1
Lý luận chung về hệ thống kiểm
soát nội bộ và hệ thống kiểm soát
nội bộ trong các tập đoàn kinh tế
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC
TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1 Khái quát về kiểm soát và kiểm soát nội bộ trong quản lý.
1.1.1 Kiểm soát trong quản lý
Kiểm soát có liên quan mật thiết với quản lý, nó có vai trò quan
trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý, nó là một trong năm
chức năng của quản lý bao gồm: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, phối hợp, kiểm soát. Thông qua kiểm soát nhà
quản lý nhìn nhận được những thiếu sót trong hệ thống tổ chức để đề
ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Khi có kiểm soát nhà quản lý sẽ
có đầy đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm thích ứng với
môi trường, đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.2 Các loại kiểm soát
Phân theo mục tiêu kiểm soát có: kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát
phát hiện và kiểm soát điều chỉnh; Phân theo phạm vi kiểm soát phân
thành: kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài; Phân theo nội dung
kiểm soát phân thành: kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán; Phân theo
chủ thể quản lý phân thành: kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp.
1.1.3 Kiểm soát nội bộ
Cơ cấu kiểm soát nội bộ của COSO có thể được khái quát bằng sơ đồ
sau “Kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị
và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một
sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của
của báo cáo tài chính; Đảm bảo sự tuân thủ các qui định và luật lệ; Đảm
bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả [111,tr 186]
6
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu kiểm soát nội bộ theo COSO
1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.2.1 Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa:
“Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách, thủ tục được
thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo
đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ
pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động [72,82]. Với định nghĩa này đã
đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn mạnh
đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ
pháp luật và đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài
sản. Khái niệm này cũng trùng với quan điểm của Alvin A.rens. Nó
có tính khái quát hoá cao và có thể sử dụng làm nghiên cứu
HTKSNB trong các lĩnh vực khác nhau. Khái niệm này phù hợp với
bản chất nghĩa của từ “hệ thống” theo Đại từ Tiếng Việt là một thể
KSNB
Đảm bảo sự tin
cậy của của báo
cáo tài chính
Đảm bảo sự tuân
thủ các qui định
và luật lệ
Đảm bảo các
hoạt động được
thực hiện hiệu
quả
Môi
trường
kiểm
soát
Đánh
giá rủi
ro
Hoạt
động
kiểm
soát
Thông
tin và
truyền
thông
Giám
sát
7
thống nhất, bao gồm những tư tưởng, nguyên tắc, qui tắc liên kết với
nhau một cách chặt chẽ. Khái niệm này cũng được Tác giả ứng dụng
nhằm nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
1.2.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Với cách tiếp cận của đề tài đó là “hệ thống” KSNB nhằm tạo lên
một thể thống nhất các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, Tác giả đã lựa chọn quan điểm theo Liên đoàn
Kế toán quốc tế IFAC làm định hướng cho việc xác định xác yếu tố
cấu thành hệ thống KSNB tại các tập đoàn kinh tế nói chung và tại
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, theo đó các yếu tố cấu thành bao gồm:
môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin (trong đó có hệ thống kế
toán) và thủ tục kiểm soát. Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội
bộ được khái quát tại sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống
KSNB
Môi trường kiểm soát
- Đặc thù quản lý
- Cơ cấu tổ chức
- Chính sách nhân sự
- Công tác kế hoạch
- Uỷ ban kiểm soát
- Bộ phận kiểm toán
nội bộ
- Môi trường KS bên
ngoài
Hệ thống thông tin
- Hệ thống chứng từ
- Hệ thống tài khoản
- Hệ thống sổ sách
- Hệ thống báo cáo
Thủ tục kiểm
soát
- Phân công phân
nhiệm
- Bất kiêm nhiệm
- Uỷ quyền và phê
chuẩn
Bảo vệ tài sản
của đơn vị
Đảm bảo độ tin cậy
của thông tin
Đảm bảo việc thực
hiện chế độ pháp lý
Bảo đảm hiệu
quả hoạt động
Chính sách
kiểm soát
Thủ tục
kiểm soát
8
1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập đoàn kinh tế
1.3.1 Khái quát chung về tập đoàn kinh tế
1.3.1.1 Khái niệm và vai trò của tập đoàn kinh tế
Từ các khái niệm khác nhau, theo quan điểm của Tác giả có thể
đưa ra một khái niệm về tập đoàn kinh tế như sau: Tập đoàn kinh tế
là một tập hợp các chủ thể kinh tế trong đó có công ty mẹ và các
doanh nghiệp (đơn vị) thành viên có tư cách pháp nhân, có mối quan
hệ sở hữu hoặc liên kết gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ,
thị trường, các dịch vụ khác và chiến lược kinh doanh hoạt động
trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường tích tụ, tập
trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi ích.
Vai trò của các tập đoàn kinh tế là rất lớn được thể hiện: Tập
đoàn cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn
trong xã hội; Liên kết bảo vệ sản xuất trong nước, mở rộng củng cố
phát triển trên thị trường thế giới; Khắc phục khả năng hạn chế vốn
của công ty cá biệt; Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa
học công nghệ mới; Những thông tin và kinh nghiệm sẽ được truyền
tải rộng rãi tạo cơ hội cho những thành viên học hỏi; Tăng cường
hiệu quả kinh tế.
1.3.1.2. Phân loại tập đoàn kinh tế
Theo phương thức hình thành có: Liên kết ngang, liên kết dọc,
liên kết hỗn hợp; Theo hình thức sở hữu chia thành: Tập đoàn tư
nhân, Tập đoàn Nhà Nước, Tập đoàn đa sở hữu; Theo bản chất liên
kết: Liên kết mềm, Liên kết cứng; Theo tính chất chuyên môn hóa:
Tập đoàn chuyên ngành hẹp, Tập đoàn kinh doanh tổng hợp đa
ngành; Theo phạm vi hoạt động: Tập đoàn quốc gia, Tập đoàn
xuyên quốc gia
9
1.3.2 Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế ảnh hưởng đến việc thiết kế
và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn
1.3.2.1 Đặc điểm tổ chức và hoạt động tập đoàn với thiết kế và vận
hành HTKSNB
- Về địa vị pháp lý, tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân
mà chỉ là tổ hợp các công ty có tư cách pháp nhân
- Cơ cấu tổ chức tập đoàn, đa dạng, không có khuôn mẫu thống
nhất. Tuy nhiên các tập đoàn đều có đặc điểm chung về cơ cấu tổ
chức quản lý là thực hiện quản lý theo mô hình đa khối trong đó có
một doanh nghiệp giữ một vai trò trụ cột.
- Về qui mô và phạm vi hoạt động, hầu hết các tập đoàn đều có qui
mô lớn và phạm vi hoạt động rất rộng
- Về quan hệ liên kết và quản lý vốn, sự liên kết chủ yếu trong tập
đoàn là thông qua quan hệ về đầu tư vốn.
- Về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, các tập đoàn hoạt động đa
ngành, đa lĩnh vực để phân tán rủi ro
- Về chế độ sở hữu, các tập đoàn có tính chất đa chế độ sở hữu,
Công ty mẹ và các công ty con
1.3.2.2 Đặc điểm về vốn trong tập đoàn kinh tế với thiết kế và vận
hành HTKSNB
- Sở hữu vốn trong tập đoàn là rất đa dạng
- Trong tập đoàn kinh tế quyền sở hữu và quyền điều hành vốn có
sự tách biệt nhất định.
- Vốn công khai, minh bạch, điều chỉnh cơ cấu vốn
- Vốn chịu sự điều tiết của cơ chế quản lý tài chính
- Vốn trong tập đoàn hàm chứa rủi ro rất cao
1.3.3 Phân biệt hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn kinh tế với
doanh nghiệp đơn lẻ
- Phân biệt Tập đoàn kinh tế với doanh nghiệp đơn lẻ
- Phân biệt kiểm soát nội bộ tập đoàn kinh tế với doanh nghiệp
đơn lẻ
10
1.4 Kinh nghiệm về hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số Tập
đoàn kinh tế trên thế giới
1.4.1 Khái quát chung về hệ thống KSNB tại một số tập đoàn kinh
tế trên thế giới
Tại Mỹ, Cơ cấu tổ chức của các tập đoàn tại Mỹ gồm: công ty mẹ
thành lập một HĐQT, HĐQT có quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ và quyền lợi của công ty. HĐQT có cơ cấu gồm thành viên
trong nội bộ và các thành viên độc lập. HĐQT thường thành lập một
số ban do các thành viên HĐQT phụ trách bao gồm: Uỷ Ban tài
chính, Uỷ Ban tổ chức, Uỷ Ban kiểm toán. Sự kiểm soát của các tập
đoàn tại Mỹ tập trung vào ba lĩnh vực: Kiểm soát chi phí, kiểm soát vốn
và kiểm soát vay nợ.
Tại Trung Quốc, các tập đoàn, công ty mẹ vừa thực hiện chức
năng quản lý vốn, vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh. Công ty mẹ trực
tiếp cử đại diện của công ty vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp
thành viên tương ứng với quyền chi phối, quyền điều phối. Kiểm toán
nội bộ là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giám sát tài chính của
tập đoàn. Tuy nhiên để nó phát huy hiệu quả thì cần phải phân định rõ
mối quan hệ và trách nhiệm của bộ phận này với BKS.
Tại Nhật Bản, cơ cấu tổ chức tại các tập đoàn, công ty mẹ và các
công ty con có mối liên kết khá mật thiết, trao đổi, thông tin, chiến
lược, kế hoạch kinh doanh thông qua HĐQT. Chính sách nhân sự tại
tập đoàn áp dụng phương thức quản lý “chế độ làm việc suốt đời” đã
tạo cho mọi người trong tập đoàn phải phấn đấu hết mình cho sự sinh
tồn và phát triển của tập đoàn.
Tại Hàn Quốc, Chủ tịch tập đoàn chịu trách nhiệm tương đương
thành viên HĐQT. Trong mỗi một tập đoàn đều có văn phòng tập
đoàn có chức năng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, điều phối hoạt
động chung do chủ tịch tập đoàn trực tiếp điều hành nhưng văn phòng
này không phải là một pháp nhân độc lập. Trong hệ thống kiểm soát
nội bộ có Ủy ban Kiểm toán có trách nhiệm báo cáo với HĐQT và
11
chủ sở hữu về tình hình hoạt động của các công ty trong tập đoàn.
Chính sách nhân sự theo kiểu hình tháp luôn thúc đẩy mọi thành viên
luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình.
1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam
Môi trường kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có
bộ phận KTNB trực thuộc BKS tại các cấp của tập đoàn để cảnh báo
sớm các rủi ro, giám sát tài chính tập đoàn, đánh giá tính hiệu năng
và hiệu quả của hệ thống KSNB; Trong tập đoàn nhà nước cần phân
định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và chức năng
quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu
quản lý nhà nước điều tiết nền kinh tế, công ty mẹ cử đại diện của
công ty xuống các công ty thành viên; Chính sách nhân sự tại tập
đoàn cần áp dụng linh hoạt phương thức quản lý “chế độ làm việc
suốt đời” như ở Nhật Bản. Bên cạnh đó kết hợp chính sách nhân sự
theo kiểu hình tháp luôn thúc đẩy mọi thành viên luôn phấn đấu để
đạt được kết quả cao trong vị trí của mình như ở Hàn Quốc.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, Luận án đã làm rõ những nội dung:
- Cụ thể hoá để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB
tại doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về HTKSNB,
từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý
thuyết nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
- Phân tích được đặc điểm tổ chức hoạt động, đặc điểm về tập
đoàn chi phối đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại tập đoàn.
Phân biệt được HTKSNB tại tập đoàn kinh tế với HTKSNB tại các
doanh doanh nghiệp đơn lẻ nhằm làm rõ hơn vấn đề thiết kế và vận
hành HTKSNB mô hình hoạt động tập đoàn.
- Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTKSNB của các
tập đoàn kinh tế trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, và trên cơ sở đó đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với vấn đề chọn
mẫu nghiên cứu
2.1.1 Sự hình thành và phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Tổng công ty Hóa chất Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 835/TTg ngày 20/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp
nhất hai tổng công ty: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản và
Tổng công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng. Năm 2006,
Tổng công ty Hóa chất Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam và
quyết định thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Năm
2010, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2.1.2 Đặc điểm Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có ảnh hưởng đến hệ
thống kiểm soát nội bộ
2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
- Về phương thức hình thành tập đoàn, tập đoàn được thành lập dựa
trên sự chuyển đổi và tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam
- Về địa vị pháp lý, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam không có tư
cách pháp nhân mà chỉ có công ty mẹ và công ty thành viên có tư
cách pháp nhân
- Về cơ cấu tổ chức đơn giản, công ty mẹ là doanh nghiệp cấp 1,
các công ty thành viên là doanh nghiệp cấp 2
- Về quan hệ liên kết và sở hữu, công ty con, công ty liên kết
trong tập đoàn tồn tại dưới 3 dạng: Công ty TNHH, công ty cổ phần
mà công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ, công ty cổ phần mà công
ty mẹ chiếm dưới 50% vốn điều lệ
- Về qui mô, tập đoàn có được lợi thế qui mô về vốn, tài sản, lao
động, số lượng đơn vị thành viên
- Về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đa dạng hoạt động trên 4
nhóm ngành, nghề kinh doanh chính và 2 nhóm ngành, nghề liên
quan đến ngành, nghề kinh doanh chính
13
2.1.2.2 Đặc điểm về vốn của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
Vốn được kiểm soát thông qua NĐD; Vốn được điều chỉnh theo
từng thời; Huy động vốn bằng nhiều cách: phát hành trái phiếu, tín
phiếu, kỳ phiếu, vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính
khác, cá nhân tổ chức ngoài tập đoàn; Đầu tư vốn ra ngoài tập đoàn
phải tuân thủ theo qui định của pháp luật phù hợp với chiến lược, qui
hoạch, kế hoạch phát triển của công ty mẹ
2.1.3 Chọn mẫu các doanh nghiệp thuộc tập đoàn để nghiên cứu
* Đối tượng khảo sát: Công ty mẹ và các công ty thành viên
thuộc tập đoàn (30/47 công ty chiếm 63,8%) là đại diện theo mức độ
sở hữu vốn và ngành nghề kinh doanh [Phụ lục 13]
*Thiết kế câu hỏi khảo sát: Tại công ty mẹ: Câu hỏi khảo sát tại
công ty mẹ gồm 112 câu [Phụ lục 20]. Tại công ty thành viên: Với
128 câu hỏi [Phụ lục 12]
*Mục đích khảo sát, nhằm thu thập những thông tin về HTKSNB
tại Tập đoàn
*Phương pháp khảo sát, Các câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm
hai loại mở và đóng kết hợp với phỏng vấn và quan sát để biết được
mức độ hiện hữu của HTKSNB.
2.2 Thực trạng thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
2.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
- Về đặc thù về quản lý, tại công ty mẹ và các công ty thành viên
đều coi trọng KSNB.Tuy nhiên với chức năng kinh doanh vốn nhưng
nhà quản lý chưa có quá trình nghiên cứu và đánh giá rủi ro một cách
thoả đáng.
- Cơ cấu tổ chức tại công ty mẹ và các công ty thành viên là phù
hợp. Tuy nhiên một số bộ phận trong các công ty thành viên vẫn còn
kiêm nhiệm, chưa xây dựng bảng mô tả công việc tương ứng với
từng vị trí công việc
- Về chính sách nhân sự đã được thiết lập tại công ty mẹ và công ty
thành viên. Tuy nhiên tập đoàn chưa gắn kết được giữa các trường đào
tạo và và các doanh nghiệp trong tập đoàn trong chiến lược phát triển
nhân sự tập đoàn.
- Công tác kế hoạch được các doanh nghiệp chủ động và quan
tâm. Tuy nhiên công ty mẹ điều hoà kế hoạch giữa các đơn vị thành
viên thực hiện chưa tốt. Các công ty thành viên lập kế hoạch vẫn còn
dựa vào kỳ trước, chưa chủ động trong việc lập kế hoạch. Đa số các
14
cán bộ chưa được đào tạo công tác lập kế hoạch, sự gắn kết các kế
hoạch chưa chặt chẽ. Đa số các công ty không đánh giá rủi ro trong
quá trình lập kế hoạch
- Tổ chức bộ máy kiểm soát, đã cơ cấu BKS tại công ty mẹ và các
công ty thành viên. Tuy nhiên BKS hoạt động chưa hiệu quả, chưa có
qui chế thưởng, phạt rõ ràng đối với BKS
- Kiểm toán nội bộ tại công ty mẹ và các công ty thành viên đều
không xây dựng
- Các nhân tố bên ngoài các văn bản luật còn nhiều bất cập cụ thể:
việc tạo lập vốn cho TĐKT Nhà nước còn nhiều hạn chế năng lực quản
lý, giám sát của Nhà Nước không theo kịp đổi mới về cơ chế tài chính
DNNN và TĐKTNN
2.2.2 Thực trạng hệ thống thông tin tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
2.2.2.1 Hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp
Sự truyền đạt thông tin hiện nay chủ yếu thông qua văn bản, điện
thoại và hệ thống mạng. Tuy nhiên, hệ thống thông tin chưa giúp ích
được cho nhà quản lý nhận diện và đối phó với những rủi ro và tận
dụng tối đa cơ hội kinh doanh. Không có cơ chế phù hợp cho việc thu
thập từ thông tin bên ngoài.
2.2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán của công ty mẹ và công ty thành viên
đều được quan tâm và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên tại
các công ty thành viên việc xây dựng qui trình luân chuyển chứng từ
chưa được cụ thể hoá bằng văn bản, phân cấp trong ký chứng từ còn
chưa rõ ràng
Về hệ thống tài khoản, một số công ty sử dụng tài khoản còn sai
chế độ, các tài khoản chưa hỗ trợ cho việc thiết lập các báo cáo quản
trị tại công ty
Về hệ thống sổ sách và báo cáo, chưa quan tâm tới sổ sách và báo
cáo quản trị phục vụ riêng cho nhà quản lý
2.2.3 Thực trạng thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
2.2.3.1 Các thủ tục kiểm soát chủ yếu tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
Các thủ tục kiểm soát cũng đã được thiết lập nhưng chỉ quan tâm
tới các hoạt động thường xuyên, chưa thiết kế cho các hoạt động bất
thường. Chưa áp dụng các thủ tục kiểm soát mang tính khách quan
như thiết lập hòm thư góp ý. Các công ty chưa có cách thức bồi
dưỡng ý thức tự kiểm cho nhân viên. Tại các công ty đa số vẫn chưa
qui định cụ thể rõ bằng văn bản về ủy quyền phê duyệt chứng từ.
15
2.2.3.2 Thực tế áp dụng nguyên tắc cơ bản của kiểm soát trong thiết kế
và vận hành các thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: được thực hiện giữa HĐQT,
HĐTV và BGĐ tại công ty mẹ và các công ty thành viên (công ty
TNHH MTV và công ty cổ phần); Giữa các phòng ban nghiệp vụ và đối
với các đơn vị trực thuộc tại công ty mẹ và các công ty thành viên được
thực hiện rõ ràng
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: đa số các công ty thuộc tập đoàn đều
không qui định các công việc không được kiêm nhiệm
- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: được thực hiện tại công ty mẹ,
công ty thành viên và các đơn vị trực thuộc. Cá nhân được uỷ quyền
phải phê chuẩn nghiệp vụ và phải chịu trách nhiệm về những việc mình
đã phê chuẩn
2.3.3.3 Thực tế kiểm soát các hoạt động cơ bản tại Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam
Tại công ty mẹ: Về kiểm soát vốn hầu hết các công ty đã xây dựng
qui chế tài chính. Tuy nhiên, chưa có qui định kiểm soát về vốn thích
hợp tại tập đoàn. Về kiểm soát NĐD, đã có qui chế quản lý NĐD, tuy
nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế: Giao nhiều
quyền nhưng chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả; Mức thù lao chưa
hợp lý; Kiêm nhiệm nhiều; Thông tin giữa NĐD và công ty mẹ chưa
thường xuyên
Tại các công ty thành viên:
- Về kiểm soát mua hàng: chưa thiết lập bằng văn bản các tiêu
chuẩn, qui trình để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, việc lựa chọn
vẫn còn dựa vào các mối quan hệ, nên đôi khi cũng gặp nhiều rủi ro
trong quá trình mua hàng
- Kiểm soát bán hàng và thu tiền: hầu hết các công ty TNHH
MTV đều không có các chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm,
còn các công ty cổ phần thì có các chính sách tốt hơn, tiêu thụ sản
phẩm linh hoạt và hiệu quả hơn. Các thủ tục kiểm soát từ khâu đặt
hàng, xuất hàng, lập hoá đơn, giao hàng, thanh toán diễn ra còn
chậm, không linh hoạt, thủ tục còn rườm rà, phải qua nhiều khâu. Sự
phối hợp giữa các khâu, bộ phận còn chưa hỗ trợ cho nhau trong quá
trình thực hiện công việc.
- Kiểm soát hàng tồn kho: các công ty được hỏi chưa xây dựng qui
trình kiểm kê vật tư, hàng hóa bằng văn bản nên rất khó cho công tác
16
phân công và thực hiện việc kiểm kê phù hợp. Một số công ty chưa
đánh giá rà soát thực trạng nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho để
phân loại hàng hóa vật tư ứ đọng, kém phẩm chất nhằm xử lý kịp thời
- Kiểm soát tài sản cố định, các công ty vẫn chưa chú trọng đến việc
đánh số và mã hóa các tài sản nên cũng khó khăn cho việc kiểm soát và
phân loại tài sản. Bên cạnh đó tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn chưa
tính đến việc xây dựng và duy trì hệ thống báo cáo hàng ngày và báo
cáo bất thường về tình hình sử dụng và hiện trạng của TSCĐ.
- Kiểm soát chất thải ra môi trường, công tác kiểm soát môi
trường tập đoàn thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn còn số ít các công ty
chưa quan tâm đến kiểm soát chất thải môi trường vẫn bị Nhà nước
phạt vì đã làm gây ô nhiễm ra môi trường. Khi xẩy ra ô nhiễm thì
khắc phục chưa kịp thời gây những hậu quả nghiêm trọng.
2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam
2.3.1 Ưu điểm hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
- Môi trường kiểm soát, các công ty tại tập đoàn có môi trường kiểm
soát bên trong thuận lợi để duy trì và tổ chức HTKSNB nhằm phát huy
tác dụng của hệ thống này trong công tác quản lý tại các công ty. Các
nhà lãnh đạo tại công ty mẹ và các công ty thành viên thường xuyên
quan tâm, chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tiếp cận cái mới trong
quản lý nói chung và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nói riêng.
- Hệ thống thông tin kế toán, tổ chức công tác kế toán tương đối
phù hợp với đặc điểm kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động.
- Thủ tục kiểm soát, các công ty đã thực hiện hoạt động và qui
định có tính hiệu lực hóa, có tác dụng bổ trợ cho nhau với mục đích
tạo ra HTKSNB vận hành liên tục
2.3.2 Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam
- Môi trường kiểm soát: Về quản lý, nhận thức về kiểm soát của một
số lãnh đạo tại các công ty thuộc tập đoàn còn chưa đầy đủ. Về cơ
cấu tổ chức, vẫn còn kiêm nhiệm, chồng chéo về chức năng, nhiệm
vụ, việc phân công xác định trách nhiệm còn chưa qui định bằng văn
bản rõ ràng. Về chính sách nhân sự, chính sách về nhân sự chưa phát
17
huy hiệu quả, chưa có chính sách khuyến khích được người lao động
cống hiến hết mình cho công ty. Về công tác kế hoạch, chưa chủ
động nắm bắt tình hình thực tế để lập kế hoạch. Trình tự lập kế hoạch
chưa được thiết kế đầy đủ, chất lượng công tác kế hoạch không cao,
thiếu tính đồng bộ. Về kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ rất quan
trọng nhưng tại tập đoàn các doanh nghiệp chưa xây dựng kiểm toán
nội bộ. Về bộ máy kiểm soát, chưa phát huy vai trò và trách nhiệm của
mình, còn lúng túng, chưa được đào tạo bài bản. Về kiểm soát từ bên
ngoài, cơ chế giám sát còn chưa tập trung vào việc giám sát quá trình
thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà Nước, thiếu thống nhất, thiếu
đồng bộ mang tính sự vụ chủ yếu thuộc chức năng quản lý Nhà Nước
- Hệ thống thông tin, sự truyền đạt thông tin tại các công ty trong
tập đoàn còn chưa thông suốt, đôi khi còn chậm. Về hệ thống thông
tin kế toán cũng còn nhiều bất cập.
- Thủ tục kiểm soát, các thủ tục kiểm soát thiết kế chưa đầy đủ,
các nguyên tắc trong việc thiết kế các thủ tục còn bị vi phạm
Đối với kiểm soát một số hoạt động cơ bản: tại công ty mẹ, Kiểm
soát NĐD còn chưa hiệu quả, chưa phát huy được hết vai trò và
nhiệm vụ được giao. Kiểm soát vốn, chưa có qui định kiểm soát về
vốn thích hợp tại tập đoàn, năng lực tài chính tập đoàn còn yếu. Tại
các công ty thành viên: Kiểm soát mua hàng, chưa có chính sách và
thủ tục kiểm soát tốt nhà cung cấp; Kiểm soát bán hàng và thu tiền,
chưa kiểm soát tốt công nợ, thị trường tiêu thụ; Kiểm soát hàng tồn
kho, qui trình kiểm kê chưa được xây dựng, chưa có chính sách xử lý
hàng ứ đọng; Kiểm soát tài sản cố định, việc dà soát và đánh giá hiệu
quả sử dụng TSCĐ chưa được tập đoàn quan tâm
- Hệ thống đánh giá rủi ro, hiện nay tại Tập đoàn chưa tổ chức
việc thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, công việc đánh giá rủi ro
- Trong thời gian vừa qua một số các doanh nghiệp thuộc tập đoàn
làm ăn kém hiệu quả mặc dù nhận được khá nhiều ưu đãi và nguồn lực
của Nhà Nước. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn
yếu và bất cập. Cơ chế chính sách của Nhà Nước chưa theo kịp với
thực tiễn. Tại tập đoàn vẫn tồn tại đầu tư ra ngoài ngành. Vẫn còn tình
trạng cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn
18
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Nguyên nhân khách quan: Sự hình thành và phát triển của tập
đoàn là dựa vào quyết định hành chính chứ không phải do quá trình
tích tụ và tập trung vốn. Chưa có đầu mối chủ sở hữu và đầu mối
quản lý giám sát của nhà nước. Có không ít các cơ chế chính sách
không xác định rạch ròi nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ làm công
ích từ đó gây lên sức ì lớn, hiệu quả kinh doanh còn thấp. Do tập đoàn
còn phải đảm nhận cả mục tiêu an sinh xã hội, chống lạm phát cũng
như suy giảm kinh tế
Nguyên nhân chủ quan: Vấn đề quản trị và điều hành trong tập
đoàn còn yếu và thiếu tính minh bạch. Bộ máy nhân sự chưa chú
trọng đầy đủ và đúng mực về năng lực kinh doanh. Việc tuyển chọn
và đào tạo cán bộ chưa được chú trọng, cơ chế kiểm soát chưa gắn
trách nhiệm của nhà quản lý với kết quả quản lý. Chưa có công tác
đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ, việc rà soát các văn bản,
qui chế qui định ban hành còn bị động còn ỉ lại vào các văn bản của
nhà nước nhiều khi áp dụng máy móc, dập khuôn. Trình độ hiểu biết
về HTKSNB của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp thuộc tập
đoàn còn hạn chế, không được đào tạo, tập huấn
Kết luận Chương 2
Tại chương 2, Luận án đã trình bày các nội dung sau: đã khái
quát được sự hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoá chất Việt
Nam. Tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh
doanh và đặc điểm về vốn tại tập đoàn để làm rõ ảnh hưởng của nó
đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Trên cơ sở khảo sát tại
30 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và tại công ty
mẹ, làm rõ mẫu có tính đại diện để thấy được rõ nét nhất thực trạng
hệ thống KSNB tại tập đoàn. Đánh giá được mức độ hiện hữu, hiệu
lực của các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB tại tập đoàn. Mặt
khác, Luận án cũng đi sâu phân tích các hoạt động cơ bản tại công ty
mẹ và các công ty thành viên. Trên cơ sở đó Tác giả đã đánh giá ưu
điểm và những mặt còn tồn tại của hệ thống KSNB. Những đánh giá
trên là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB
được cụ thể tại chương 3
19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN
HÓA CHẤT VIỆT NAM
3.1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và
phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Về thuận lợi: Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định
hướng phát triển của tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt; Về sắp xếp doanh nghiệp, khung pháp luật cho hoạt động của
các doanh nghiệp trong tập đoàn tương đối đầy đủ.
Về khó khăn: Các quy định của pháp luật về hoạt động của doanh
nghiệp còn phân tán chưa thành hệ thống dẫn đến hiệu lực còn hạn
chế. Một số sản phẩm chưa được quan tâm. Về vốn kinh doanh và đặc
điểm của sản phẩm, sản xuất và kinh doanh phân bón đòi hỏi vốn đầu
tư và vốn lưu động lớn trong khi vòng quay vốn chậm, hiệu quả đầu
tư không cao; thị trường tiêu thụ phân bón phụ thuộc nhiều vào tính
mùa vụ và thu nhập của nông dân. Các sản phẩm cao su, hóa chất của
Tập đoàn phải cạnh tranh gay gắt và không bình đẳng với hàng nhập
khẩu do tình trạng làm hàng nhái, hàng giả và gian lận thương mại.
Về sự tác động các chính sách của chính phủ gây lên lạm phát tăng
cao, lãi suất lớn. Về gian lận trong kinh doanh, tình trạng sản xuất, kinh
doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại có
chiều hướng gia tăng và diễn ra ngày càng tinh vi
3.1.2 Những vấn đề đặt ra đối với quản lý và sự cần thiết phải hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Cơ sở pháp lý qui định về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp thuộc tập đoàn chưa thành hệ thống văn bản pháp luật. Hoạt
động tài chính còn thiếu đồng bộ, manh mún, nhiều văn bản còn chồng
chéo, trái ngược nhau. Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được đầy đủ,
kịp thời cho việc ra quyết định quản lý. Các thủ tục kiểm soát còn thiếu
20
chưa đầy đủ, các thủ tục kiểm soát chỉ tập trung vào các hoạt động đã
thấy trước mà chưa tập trung vào những hoạt động bất thường nên còn
thiếu tính chủ động. Tại Quyết định số 2097/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2012-2015, một trong
7 nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường kiểm soát nội bộ
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập
đoàn Hóa chất Việt Nam
Hoàn thiện HTKSNB phải đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả;
Phải đảm bảo đầy đủ các bộ phận cấu thành; Phải giải quyết được hài
hòa các mối quan hệ, tránh chồng chéo, đảm bảo tiết kiệm và có khả
năng thực hiện; Phải hướng tái cấu trúc tập đoàn toàn diện; Phải tôn
trọng tính đặc thù của tập đoàn; Phải đảm bảo Nhà Nước thực hiện
quyền sở hữu đối với tập đoàn trong khuôn khổ pháp luật, không can
thiệp sâu và trực tiếp vào hoạt động của tập đoàn; Phải phù hợp với
yêu cầu và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trang thiết bị
3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam
3.2.1 Các giải pháp thuộc về môi trường kiểm soát
Về đặc thù quản lý tại công ty mẹ và các công ty thành viên:
Nâng cao nhận thức, quan điểm của nhà quản lý về HTKSNB; Về
nhận diện và đánh giá rủi ro; Về quản trị doanh nghiệp trong thời gian
tới để thực hiện tốt tái cấu trúc tập đoàn; Về tầm quan trọng của công
tác tài chính; Về tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả hoạt động
của HTKSNB; Về xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp.
Về cơ cấu tổ chức: cần nghiên cứu xây dựng “Bảng mô tả công
việc” tương ứng với từng vị trí công việc. Phân bổ quyền lực giữa
cấp trưởng và cấp phó, tránh ôm đồm việc.
Về chính sách nhân sự: Cơ cấu lại chính sách nhân sự tại các Ban
thuộc công ty mẹ, ưu tiên tuyển những người có đủ năng lực và trình độ
theo từng chuyên môn của ban. Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành,
nhân lực có chất lượng cao đặc biệt là nhân lực quản lý và kỹ thuật
21
Về công tác kế hoạch: công tác kế hoạch tại công ty mẹ phải thực
hiện tốt hai vai trò: dung hoà và kết hợp được các kế hoạch của từng
công ty thành viên. Cần phải xây dựng qui trình lập và kiểm tra thực
hiện các kế hoạch. Cần bổ sung thêm chức năng cho Ban kế hoạch
công ty mẹ và phòng kế hoạch tại các công ty thành viên trong việc
nhận diện, phân tích, đánh giá và giám sát rủi ro.
Về bộ máy kiểm soát tại công ty mẹ và công ty thành viên: cần
nâng cao hiệu quả hoạt động của BKS
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin
Về hoàn thiện hệ thống thông tin tại công ty mẹ và công ty thành
viên: Xây dựng hệ thống mạng nội bộ để thông tin được thu nhận và
tuyền tải rễ ràng. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm quản trị ERP
Về hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các công ty thành
viên: phải nâng cao nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng của
công tác kế toán. Ban hành bằng văn bản qui định, mẫu, phạm vi áp
dụng chứng từ. Khắc phục việc hạch toán các tài khoản bị sai
Về hệ thống sổ kế toán một số công ty áp dụng hình thức Nhật ký
chứng từ nên chuyển sang áp dụng hình thức Nhật ký chung
Về hệ thống báo cáo kế toán, nghiên cứu xây dựng thống nhất hệ
thống báo cáo quản trị. Xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị
song song với hệ thống kế toán tài chính
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát
Cần áp dụng đầy đủ và đúng đắn các nguyên tắc phân công - phân
nhiệm, bất kiêm nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn trong thiết kế và vận
hành các thủ tục kiểm soát. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát đối với các
hoạt động cơ bản tại các công ty thành viên gồm kiểm soát mua hàng,
bán hàng và thu tiền, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát TSCĐ
3.2.4 Hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện tại công ty mẹ
Phải có cơ chế kiểm soát người đại diện thật kỹ lưỡng đủ đức và tài.
Đối với công ty mà tập đoàn chiếm dưới 50% vốn thì người đại diện
cần là người của công ty đó giữ một chức vụ quan trọng như kế toán
trưởng, phó giám đốc, trưởng phòng, Trưởng ban kiểm soát. Thực hiện
22
phân phối lại thu nhập đối với NĐD. Giao việc đúng người, đúng
chuyên môn. Thực hiện xây dựng các báo cáo định kỳ và thường
xuyên cụ thể. Bổ sung thêm tiêu chuẩn tuyển NĐD. Luân chuyển
NĐD và thực hiện kiểm toán trách nhiệm NĐD. Bổ sung thời hạn
ban hành văn bản chỉ đạo của HĐTV.
3.2.5 Hoàn thiện kiểm soát vốn tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Củng cố phát triển thêm nền tảng cho cơ chế giám sát kiểm soát.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành cho cán bộ quản lý tập đoàn.
Phải đảm bảo một cấu trúc vốn hợp lý. Đảm bảo sự minh bạch về tài
chính, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Xây dựng
phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao
và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu
3.2.6 Một số giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ theo chủ
trương tái cơ cấu Tập đoàn từ nay đến năm 2015
Kiểm soát đầu tư ngành nghề kinh doanh chính không tập trung
đầu tư ra ngoài ngành. Kiểm soát đầu tư vào các sản phẩm mới mang
đặc thù hoạt động tập đoàn. Kiểm soát công tác kế hoạch phát triển
thị trường. Kiểm soát quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, thực
hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Kiểm soát việc triển khai nghiên cứu
ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
Kiểm soát tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên, thực hiện phân công
hợp tác, không cạnh tranh nội bộ. Kiểm soát phát triển nguồn lực chất
lượng cao cho Tập đoàn.
3.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện các giải pháp hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý và sử
dụng tài sản Nhà nước tại tập đoàn kinh tế. Nghiên cứu thành lập tổng
cục quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp thuộc bộ tài chính để
tổ chức quản lý và giám sát hoạt động của tập đoàn. Thực hiện tách
chức năng quản lý Nhà Nước với chức năng thực hiện các quyền sở
hữu, tách biệt thực hiện quyền sở hữu đối với quyền chủ động kinh
23
doanh một cách triệt để hơn.Thực hiện chế độ công bố thông tin với
tập đoàn kinh tế Nhà Nước. Cần xây dựng cơ chế giám sát đủ quyền
lực với mục tiêu và tiêu chí đánh giá thật khách quan, minh bạch.
3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng
Thành lập Hội Kiểm toán viên nội bộ để tổ chức nghiên cứu, ban
hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ. Các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu phải tăng cường việc giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức về
hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp và các nhà quản lý
3.3.3. Kiến nghị đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Hiểu rõ các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB để từ đó thiết kế
các chính sách, các thủ tục được thực hiện một cách đầy đủ và phù hợp.
Công ty mẹ phải là cầu nối, tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi, toạ đàm
để các thành viên học hỏi kinh nghiệm của nhau về KSNB. Công ty mẹ
cần có định hướng cho các doanh nghiệp thành viên để đi đến thống
nhất các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB cho phù hợp, sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện sớm hệ thống các quy chế quản lý nội bộ. Nghiên
cứu việc thành lập ban chuyên ngành để tập trung phát triển ngành hoá
chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá dược. Triển khai mô hình
tổ chức quản lý NĐD phù hợp với mô hình tổ chức của Tập đoàn.
Kết luận Chương 3
Nội dung chương này trình bày các vấn đề: Hoàn thiện các yếu
tố cấu thành HTKSNB. Hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện.
Phải có cách thức kiểm soát phù hợp và hiệu quả nhằm bảo toàn và
phát triển vốn Nhà nước. Luận án đưa ra một số giải pháp tăng cường
KSNB theo chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn từ nay đến năm 2015
theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Để tạo điều kiện thực hiện
giải pháp, Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với
các cơ quan chức năng, với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam nhằm tạo
điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và hoàn thiện HTKSNB.
24
KẾT LUẬN
Luận án đã phân tích các quan điểm khác nhau về HTKSNB, từ
đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết
nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Phân tích được
đặc điểm tổ chức hoạt động, đặc điểm về vốn của tập đoàn chi phối
đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại tập đoàn. Nghiên cứu
kinh nghiệm tổ chức HTKSNB của các tập đoàn kinh tế trên thế giới
như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và trên cơ sở đó đã rút
ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Luận án đã nêu được những thuận lợi và khó khăn thuộc về
môi trường kinh. Tác giả đã khảo sát, chọn mẫu điều tra và đi sâu
phân tích làm sáng tỏ thực trạng HTKSNB tại Tập đoàn. Từ đó tiến
hành phân tích, đánh giá rút ra được những ưu điểm và những hạn
chế cơ bản mà tập đoàn cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đảo bảo
các mục tiêu của HTKSNB, nêu lên sự cần thiết và phương hướng
cần phải hoàn thiện hệ thống KSNB tại tập đoàn.
Để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là xác đáng và có tính
khả thi Luận án đã tìm ra nguyên nhân của các tồn tại về HTKSNB tại
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cùng với
kinh nghiệm quốc tế về thiết kế và vận hành HTKSNB tại các Tập
đoàn trên thế giới, Tác giả đã đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ thể về
HTKSNB theo từng yếu tố cấu thành, hoàn thiện đầu tư và kiểm soát
vốn, hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện phần vốn của Tập đoàn
đầu tư vào doanh nghiệp khác, hoàn thiện kiểm soát vốn và một số
giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ theo chủ trương tái cơ cấu Tập
đoàn từ nay đến năm 2015. Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với
các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chức năng, với Tập đoàn Hoá chất
Việt Nam nhằm tạo những tiền đề, cơ sở giúp cho những nội dung
hoàn thiện có thể áp dụng vào thực tế.
Xin trân trọng cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_nguyenthilananh_tt_7227.pdf