Tóm tắt Luận án Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa

Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi quyết định đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, khi lượng cung đang có xu hướng vượt cầu, sự lép vế trên thị trường của các DN sản xuất TACN nội địa so với các đối thủ có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng ngành đòi hỏi các DN sản xuất TACN nội địa cần phải thay đổi hướng tiếp cận và sử dụng các thông tin kế toán cho mục tiêu quản trị DN. Luận án đề xuất giải pháp đưa kế toán CP theo mức độ hoạt động vào vận dụng thực tế trong các DN sản xuất TACN nội địa nhằm giúp các nhà quản trị kiểm soát tốt CP, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định hợp lý, đặc biệt là các quyết định về giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận của DN. Để thực hiện giải pháp này các khuyến nghị cũng được xây dựng chi tiết đối với các cơ quản quản lý Nhà nước, Bộ Tài Chính và bản thân các DN sản xuất TACN nội địa. Đặc biệt, đối với các DN, các khuyến nghị được đề xuất xuất phát từ kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố có ảnh hưởng tới việc vận dụng kế toán ABC gồm: việc xác định các hoạt động và tiêu thức phân bổ; sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và nâng cao nhận thức về tầm qua trọng của thông tin CP. Hướng phát triển của luận án: Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, có thể mở rộng nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thông tin chi phí từ phương pháp kế toán ABC như: khả năng kiểm soát CP nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của từng nhóm hoạt động, việc hình thành các quyết định về giá bán để tạo lập giá cạnh tranh . trong các DN sản xuất TACN nội đ

pdf13 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------*---------- ĐÀM PHƯƠNG LAN KÕ TO¸N CHI PHÝ THEO møc ®é HO¹T §éNG TRONG C¸C DOANH NGHIÖP S¶N XUÊT THøC ¡N CH¡N NU¤I NéI §ÞA Chuyên ngành : KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số : 93.40.301 Hà Nội - 2019 Công trình này được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Thị Loan Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại vào hồi giờ .. ngày .. tháng . năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Với lợi thế của một nước nông nghiệp, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã có những bứt phá ngoạn mục được ghi nhận trên thị trường khu vực và trên thế giới. Hội nhập kinh tế giúp các doanh nghiệp trong ngành có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là sự phân hóa ngày càng rõ rệt giữa hai khối doanh nghiệp nội ngoại trong ngành. Các doanh nghiệp nước ngoài không ngừng chủ động phát triển hoạt động sản xuất với tham vọng chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, khối doanh nghiệp nội cũng nỗ lực tìm kế phát triển để chiếm lĩnh và trụ vững. Điều này tạo nên cuộc chạy đua gay gắt giữa hai khối doanh nghiệp nội – ngoại, nhưng phần thắng dường như vẫn đang nghiêng về phía các doanh nghiệp ngoại với ưu thế vượt trội về vốn đầu tư, năng lực quản lý, sản phẩm công nghệ hiện đại. Một trong những yếu điểm của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa là khả năng kiểm soát các chi phí, dẫn đến sự mất cạnh tranh về giá sản phẩm. Phương thức quản lý chi phí truyền thống đã tồn tại từ rất lâu và vẫn đang được các nhà quản lý vận dụng để hạch toán kinh doanh và ra quyết định quản lý. Để cải thiện tình hình này, xuất phát từ hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, vấn đề được đặt ra là thay đổi phương thức quản lý và kiểm soát được các chi phí, đặc biệt trong xác định giá thành để đạt mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Bằng nhiều cách thức khác khau để kiểm soát chi phí, các nhà quản trị nhận thấy sự cần thiết của kế toán đặc biệt là kế toán quản trị trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp. Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (Activity Based Costing - ABC) có thể được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hữu hiệu đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới vận dụng và đánh giá cao về hiệu quả. Kết quả khảo sát ban đầu chứng minh, tính khả thi việc vận dụng kế toán ABC trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa là rất cao. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể vận dụng phương pháp kế toán này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống thông tin chi phí. Với mong muốn có thể đóng góp thêm các giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp này, tác giả chọn đề tài “Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa. Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động; (2) Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí và sự hài lòng về thông tin kế toán chi phí sử dụng cho quá trình ra quyết định trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa Việt Nam; (3) Đo lường tính khả thi của việc vận dụng phương pháp kế toán theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa trên cơ sở các nhân tố tác động kế thừa từ các nghiên cứu trước; (4) Triển khai vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường sự vận dụng phương pháp này trong thực tiễn các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về nội dung: (1) nghiên cứu tập trung vào nội dung và kỹ thuật triển khai phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động, (2) đánh giá thực trạng kế toán chi phí nói chung và các nhân tố tác động đến vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động khi triển khai trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, (3) vận dụng các bước kỹ thuật để triển khai phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa với mục đích tính giá thành sản phẩm và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị triển khai phương pháp.  Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có vốn nội địa hạch toán độc lập.  Phạm vi về thời gian: luận án sử dụng dữ liệu từ năm 2013 đến năm 2017 của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa. Mô hình kế toán chi phí theo mức độ hoạt động cho các DN sản xuất TACN nội địa sử dụng dữ liệu kế toán tháng 3 năm 2017 của một số DN điển hình. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận của phương pháp kế toán ABC trong các DN là gì? - Thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa hiện nay như thế nào? - Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa và mức đọ ảnh hưởng của các nhân tố đó? - Các giải pháp nào được đề xuất để vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa? 5. Những điểm mới và hạn chế của luận án Luận án lựa chọn nghiên cứu sâu về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động và vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa nhằm cung cấp thông tin chi phí tin cậy chính xác phục vụ cho quản trị DN, đặc biệt là công tác tính giá thành sản phẩm. Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng làm rõ bức tranh thực trạng công tác kế toán chi phí nói chung và các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa nói riêng, để từ đó đề xuất các giải pháp triển khai vận dụng phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp này. Mặc dù luận án đã phân tích được ưu thế của phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động so với phương pháp kế toán truyền thống trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm, song chưa đi sâu nghiên cứu hiệu quả của thông tin do phương pháp kế toán chi phí đề xuất mang lại. 6. Bố cục của luận án Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) trong doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa. Chương 5: Giải pháp vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các DN sản xuất TACN nội địa CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài luận án. 1.1.1. Nghiên cứu so sánh kế toán ABC với phương pháp kế toán truyền thống Các nghiên cứu theo khía cạnh này thường xuất phát từ những hạn chế của phương pháp kế toán truyền thống trong việc xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ của một công ty, bằng cách sử dụng giá thành theo hệ thống chi phí hiện tại với kết quả tính toán theo kế toán ABC: thứ nhất, giá thành sản phẩm theo phương pháp kế toán ABC gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, kể cả các chi phí gián tiếp ngoài sản xuất như chi phí (CP) bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp (QLDN). Thứ hai, đặc trưng của phương pháp này là phân bổ CP vào giá thành sản phẩm dựa trên mức hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (Naughton-Travers, 2001). Chính vì vậy, dẫn đến sự khác biệt về tính chính xác của giá thành sản phẩm so với phương pháp kế toán CP truyền thống Sự khác biệt trong phân tích chi phí sản phẩm, dịch vụ theo hai phương pháp còn được trình bày trong kết quả của nhiều nghiên cứu (Bhimani và Pigott, 1992; Cooper và Kaplan, 1987; Greeson và Kocakulah, 1997). Hầu hết các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, dựa trên cơ sở phân tích các hoạt động, kế toán ABC cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn so với phương pháp truyền thống. 1.1.2. Các nghiên cứu về tỷ lệ vận dụng phương pháp kế toán ABC Các nghiên cứu về thực trạng vận dụng kế toán ABC được tiến hành ở nhiều nước phát triển: ở Anh (Innes và Mitchell, 1995; Innes và cộng sự, 2000); ở Austraylia (Van Nguyen và Brooks, 1997); ở Hoa Kỳ, Đức... đều chỉ ra rằng tỷ lệ triển khai kế toán ABC ở mỗi nước là khác nhau, nhưng con số thất bại và từ bỏ vận dụng phát sinh đáng kể. Kết quả báo cáo cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các công ty áp dụng kế toán ABC và những người không áp dụng kế toán ABC trong mối quan hệ phức tạp của sản xuất, quy mô doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh. 1.1.3. Các nghiên cứu thiết lập các yếu tố tác động đến việc triển khai phương pháp kế toán ABC Đây là mảng nghiên cứu khá rộng về chủ đề kế toán ABC, các nhà nghiên cứu tập trung vào các nhóm nhân tố kỹ thuật, tổ chức, hành vi và môi trường... tác động đến việc triển khai kế toán ABC trong 1 DN hoặc 1 loại hình DN. Các yếu tố được đề cập gồm: sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao; liên kết để đánh giá hiệu quả; sự đầy đủ nội lực; đào tạo; quyền sở hữu phi kế toán; sự đổi mới, cơ cấu chi phí, tầm quan trọng của thông tin chi phí; sự đa dạng của sản phẩm, áp lực môi trường và cạnh tranh Shields và Young (1989), Gosselin (2007), Elagili (2015)... Những yếu tố này được sử dụng như một hướng dẫn để thu thập các dữ liệu có liên quan từ các lĩnh vực nghiên cứu và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) cũng đã được nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu trong vài năm gần đây. Các bài nghiên cứu được trình bày trong các ấn phẩm tạp chí xoay xung quanh việc giải thích bản chất kế toán ABC, phân tích những lợi thế và bất cập khi áp dụng kế toán ABC (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2005) Một số nghiên cứu khác về thực trạng kế toán quản trị CP tại các DN và đưa ra đề xuất vận dụng kế toán ABC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh: Trần Thị Dự (2012), Nguyễn Hải Hà (2016), Nguyễn Thị Đức Loan (2017) Nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp kế toán ABC, có tác giả cho rằng các DN đã áp dụng phương pháp kế toán ABC ở một mức độ nào đó, nhưng chưa triệt để mà mới chỉ dừng lại ở việc xác định chi phí hoạt động dịch vụ, chưa khai thác thế mạnh của phương pháp trong việc cung cấp thông tin cho chức năng quản trị doanh nghiệp (Ngô Tiến Dũng, 2018). Một số nhà nghiên cứu khác phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các DN điển hình: Trần Tú Uyên (2016), Nguyễn Việt Hưng (2016), Nguyễn Thị Đức Loan (2017) 1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, đa số các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các nước phát triển, rất ít tác giả thực hiện nghiên cứu của mình tại các nước đang phát triển Thứ hai, tỷ trọng cao trong các nghiên cứu này là khía cạnh tìm kiếm các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong thực tế. Song các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam lại khá hiếm. Thứ ba, rất ít nghiên cứu tập trung vào việc thiết kế và vận dụng phương pháp này trong một lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là nghiên cứu ở Việt Nam. 1.3.2. Định hướng nghiên cứu  Nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán ABC trên cơ sở các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đặc biệt là các nghiên cứu tại Việt Nam, lựa chọn và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa.  Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị hiện đại như ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa tại Việt Nam trên cơ sở điều kiện và số liệu thực tế tại môi trường nghiên cứu thông qua việc thiết kế một hệ thống kế toán ABC toàn diện. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG (ABC) TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Tổng quan về Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 2.1.1. Bản chất, vai trò của kế toán quản trị chi phí trong DN Có thể hiểu kế toán quản trị CP (hay họi là kế toán CP) là nội dung cơ bản của kế toán quản trị, giúp các nhà quản trị xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ; cung cấp các thông tin giá trị cho việc ra quyết định và kiểm soát hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả của DN. 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị chi phí Theo khung khái niệm mà Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC, 1998) đã xây dựng, phân chia sự phát triển của kế toán quản trị CP theo bốn giai đoạn:  Giai đoạn 1: Kế toán quản trị CP trước 1950  Giai đoạn 2: Kế toán quản trị CP từ 1950 đến những năm 1979  Giai đoạn 3: Kế toán quản trị CP từ 1980 đến những năm 1989  Giai đoạn 4: Kế toán quản trị CP từ 1990 đến nay 2.1.3. Các phương pháp kế toán quản trị CP  Phương pháp kế toán quản trị CP truyền thống: phương pháp kế toán CP thực tế, phương pháp kế toán CP thông thường và phương pháp kế toán CP định mức.  Phương pháp kế toán quản trị CP hiện đại: phương pháp kế toán CP theo mức độ hoạt động, CP theo mục tiêu, CP tinh gọn 2.2. Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm và sự phát triển của Kế toán ABC Mỗi học giả có khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung có thể hiểu: Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động (ABC) là một phương pháp kế toán tập hợp những thông tin tài chính và phi tài chính gắn liền với những hoạt động cần thiết trong DN để xác định CP cấu thành nên giá của các đối tượng chịu phí, trên cơ sở sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ nhằm phân tích và giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các nguồn lực trong DN với các đối tượng chịu phí theo mục tiêu của DN. 2.2.2. Nội dung kế toán ABC Hình 2.5: Mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong kế toán ABC Nguồn: Ax and Ask (1995, tr.61) 2.2.3. Các bước kỹ thuật triển khai kế toán ABC trong phân bổ CP, xác định giá thành sản phẩm Quá trình triển khai bắt đầu với một định nghĩa chung nhất về các mục tiêu của một hệ thống thông tin từ kế toán ABC và kết thúc với sự phân bổ các chi phí hoạt động cho các đối tượng (Roztocki, 2010; Horngren và cộng sự, 2015; Levin và Sallbring, 2011), qua đó 6 bước kỹ thuật cơ bản được xác lập: (1) lựa chọn mục tiêu cụ thể khi triển khai; (2) phác họa các vấn đề tổ chức ảnh hưởng tới việc triển khai; (3) xây dựng danh mục các hoạt động và nhóm các hoạt động chủ yếu, gán CP cho mỗi hoạt động; (4) xác định các tiêu thức phân bổ thứ cấp; (5) gán các CP cho các đối tượng chịu phí và (6) phân tích dữ liệu CP. 2.2.4. So sánh phương pháp kế toán CP theo mức độ hoạt động (ABC) và phương pháp kế toán CP truyền thống (TCS) 2.3. Các lý thuyết nền tảng có liên quan đến vận dụng kế toán ABC 2.3.1. Lý thuyết về khuếch tán của những đổi mới Lý thuyết khuếch tán của những đối mới có ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà quản trị và những người tham gia triển khai vận dụng một phương pháp, kỹ thuật kế toán quản trị mới. 2.3.2. Lý thuyết bất định Những kỹ thuật mới trong hệ thống kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm một lợi thế cạnh tranh để đáp ứng những thách thức của cạnh tranh toàn cầu (Abdel và Luther, 2006). Tuy nhiên, rất ít DN chấp nhận các kỹ thuật mới bởi nhiều nguyên nhân. Abdel và Luther (2008) giải thích rằng sự phù hợp của việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến phụ thuộc vào từng hoàn cảnh Đối tượng chịu phí Nguồn lực / Chi phí HOẠT ĐỘNG Tiêu thức phân bổ CP nguồn lực Tiêu thức phân bổ CP hoạt động mà những kỹ thuật này đang được sử dụng, đó là điều cần thiết của lý thuyết bất định. 2.4. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai kế toán ABC trong DN 2.4.1. Nhóm nhân tố kỹ thuật: Nhận diện các hoạt động, Lựa chọn tiêu thức phân bổ, Tích lũy, duy trì dữ liệu chi phí, Tính hữu ích (quan trọng) của thông tin CP 2.4.2. Nhóm nhân tố tổ chức: Quy mô của DN, Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao, Hệ thống huấn luyện, đào tạo 2.4.3. Nhóm nhân tố môi trường: Áp lực cạnh tranh TÓM TẮT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu tài liệu tổng quan về kế toán ABC qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Bước 2: Sử dụng phương pháp định lượng xây dựng mô hình và phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa Bước 3: Sử dụng phương pháp định tính kết hợp với kết quả định lượng để nghiên cứu việc vận dụng phương pháp kế toán ABC. Bước 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khuyến nghị 3.2. Phương pháp nghiên cứu Hình 3.1: Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp định lượng Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, kết hợp với thống nhất ý kiến thảo luận cùng các chuyên gia, 4 giả thuyết được xây dựng cần kiểm định: H1: Có mối quan hệ tích cực giữa việc xác định các hoạt động và tiêu thức phân bổ CP với việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp sản xuất TACN nội địa. H2: Có mối quan hệ tích cực giữa sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao với việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp sản xuất TACN nội địa. H3: Có mối quan hệ tích cực giữa cường độ cạnh tranh với việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp sản xuất TACN nội địa. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính - Quan sát thực địa - Nghiên cứu trường hợp điển hình - Thực hiện phỏng vấn sâu bán cấu trúc đối với quản lý và kế toán tại một số DN Nghiên cứu định lượng - Phương pháp khảo sát, các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa H4: Có mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về tầm quan trọng của thông tin CP với việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp sản xuất TACN nội địa. Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa * Xây dựng thang đo: Thang đo được sử dụng trong luận án này kế thừa từ kết quả của các nghiên cứu trước được tác giả chắt lọc và lựa chọn, kết hợp với thảo luận cùng các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để diều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế các DN sản xuất TACN nội địa Việt Nam, xác định bao gồm 4 thang đo: xác định các hoạt động và tiêu thức phân bổ CP, tầm quan trọng của thông tin CP, sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao và yếu tố cạnh tranh. * Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS 20 + Phân tích độ tin cậy của thang đo: + Phân tích các nhân tố khám phá KMO; + Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến và phương pháp hồi quy * Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Nghiên cứu chính thức sử dụng 158 bảng khảo sát (52 DN), phù hợp với yêu cầu đặt ra. 3.2.2. Phương pháp định tính: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát qua phiếu, Khảo sát thực địa, phỏng vấn, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Tư vấn chuyên gia. 3.3. Vận dụng các bước kỹ thuật triển khai phương pháp kế toán ABC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CP THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG (ABC) Cạnh tranh Tầm quan trọng của thông tin CP Sự hỗ trợ từ QL cấp cao Hoạt động và tiêu thức phân bổ CP Trong nghiên cứu này, tác giả tham khảo theo khung thiết kế kế toán ABC và gợi ý của Horngren và cộng sự (2015) tiếp cận theo 6 bước. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI NỘI ĐỊA 4.1. Khái quát về các DN sản xuất TACN nội địa Việt Nam 4.1.1. Tổng quan ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN) Mặc dù xuất phát điểm thấp hơn so với các lĩnh vực khác của ngành chăn nuôi trong nước cũng như khu vực nhưng sau hơn 20 năm mở cửa và hội nhập, ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Việt Nam đã hình thành nền tảng của một ngành công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến thuộc tốp đầu của các nước Asean. 4.1.2. Các DN sản xuất TACN nội địa Tính đến thời điểm cuối 2016, đầu năm 2017 cả nước có 147/218 nhà máy chế biến TACN có vốn nội địa, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (51%) và khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (39,5%). Trong đó, các nhà máy có công suất lớn tập trung nhiều hơn ở khu vực phía Bắc. 4.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất trong các DNSX TACN nội địa 4.2. Thực trạng kế toán CP trong các DN sản xuất TACN nội địa. 4.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán Kết qua điều tra khảo sát với 52 DN sản xuất TACN nội địa: 6 DN tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán (chiếm tỷ trọng 11,5%), 46 DN tổ chức theo mô hình tập trung. Các DN khảo sát đều vận dụng hình thức kế toán máy để thực hiện ghi chép với sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán chuyên dụng. 57,7% DN sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Không có DN khảo sát nào vận dụng hình thức Nhật ký chứng từ hay Nhật ký Sổ Cái. 4.2.2. Kế toán chi phí trong các DN sản xuất TACN nội địa 4.2.2.1. Phân loại CP 100% DN được khảo sát đều phân loại CP theo nội dung kinh tế kết hợp với phân loại theo chức năng hoạt động. 9/52 DN được khảo sát có tiến hành phân loại CP theo ứng xử của CP 4.2.2.2. Đối tượng tập hợp CPSX Đối tượng tập hợp CPSX trong các DN sản xuất TACN nội địa được xác định theo các phân xưởng sản xuất. 4.2.2.3. Tỷ lệ CP gián tiếp và các tiêu thức phân bổ Nếu tính CP gián tiếp bao gồm các CP trong SX và CP ngoài SX thì tỷ lệ CP gián tiếp trong tổng CP của các DN chủ yếu ở nhóm 15% - 30% tổng CP (43 DN chiếm 82,7%); 3 DN có CP gián tiếp chiếm tỷ trọng 30%- 50% tổng CP (chiếm 5,8% số DN). 4.2.2.4. Phương pháp đánh giá SPDD và tính giá thành sản phẩm Khảo sát về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại các DN chế biến TACN nội địa cho kết quả 52/52 DN trả lời DN không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Về phương pháp tính giá thành: 50/52 DN sử dụng phương pháp giản đơn để xác định giá thành sản xuất; 2 DN sử dụng phương pháp định mức. 4.2.2.5. Quản lý CP SXKD  Xây dựng định mức CP: Các DN khảo sát đều tiến hành xây dựng định mức CP, đặc biệt là đối với CPNVL trực tiếp  Báo cáo CP: báo cáo CP với mục đích quản trị thì không phải DN nào cũng thực hiện 4.2.2.6. Tính hữu dụng và tầm quan trọng của thông tin CP. Từ phản hồi của những người được phỏng vấn, có thể khẳng định phần lớn những người tham gia từ các cấp quản lý chưa thật sự hài lòng với thông tin thu được từ hệ thống hệ thống kế toán CP truyền thống hiện tại trong DN. 4.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC vận dụng trong các DN sản xuất TACN nội địa 4.3.1. Kết quả nghiên cứu định tính Một là, các phương pháp kế toán và quản trị hiện đại như ABC không phải là mới mẻ đối với đa số quản lý và kế toán trưởng. Hai là, các điều kiện về mặt kỹ thuật để thiết kế và vận dụng phương pháp kế toán ABC đối với các DN sản xuất TACN nội địa được đánh giá khá tốt. Ba là, Phương pháp kế toán CP truyền thống hiện tại không đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản trị và cần thiết được bổ sung bằng phương pháp kế toán quản trị hiện đại như ABC. Bốn là, tùy thuộc từng điều kiện tài chính cụ thể hiện nay của từng DN để cân đối giữa CP bỏ ra với lợi ích thu được khi vận dụng triển khai kế toán ABC. 4.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng về tính khả thi của phương pháp kế toán ABC Sau khi loại bỏ các phiếu không đầy đủ thông tin, tác giả chính thức sử dụng 158 phiếu hợp lệ (chiếm 73,15% tổng số phiếu gửi đi) dùng cho mục đích phân tích kết quả khảo sát.  Kiểm định mối quan hệ tương quan và mô hình hồi quy Phương trình hồi quy tương quan giữa việc vận dụng phương pháp kế toán ABC với các nhân tố xác định hoạt động và tiêu thức phân bổ, sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, nhân tố cạnh tranh và tầm quan trọng của thông tin CP trong DN như sau: Y = 0.231X1 + 0.601X2 + 0.225X3 + 0.35X4 Trong đó: Y – việc vận dụng phương pháp kế toán ABC X1 – tầm quan trọng của thông tin CP X2 – cạnh tranh X3 – hoạt động và tiêu thức phân bổ CP X4 – sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao  Kiểm định các giả thuyết về các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa Các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận. Mô hình giải thích được 69,3% sự biến đổi của việc vận dụng phương pháp kế toán ABC bị tác động bởi 4 biến độc lập (tầm quan trọng của thông tin CP, cạnh tranh, hoạt động và tiêu thức phâ bổ CP, sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao), 30,7% còn lại là do sự ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TACN NỘI ĐỊA 5.1. Định hướng phát triển ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 5.2. Nguyên tắc và định hướng vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các DNSX TACN nội địa 5.2.1. Nguyên tắc vận dụng kế toán ABC trong các DNSX TACN nội địa Thứ nhất, phải đáp ứng được mục tiêu mong muốn của nhà quản trị. Thứ hai, phải có sự tương xứng và đáp ứng yêu cầu về kiến thức, trình độ và năng lực làm việc của cán bộ quản lý, đội ngũ kế toán viên và những người có liên quan. Thứ ba, vận dụng phương pháp kế toán ABC trên cơ sở nguyên tắc cân đối giữa lợi ích và CP. 5.2.2. Định hướng vận dụng kế toán ABC các DN sản xuất TACN nội địa 5.3. Các giải pháp vận dụng kế toán ABC trong các DN sản xuất TACN nội địa 5.3.1. Giải pháp phân loại CP phục vụ cho mục tiêu quản trị DN 5.3.2. Giải pháp thiết kế triển khai phương pháp kế toán ABC Để triển khai áp dụng kế toán ABC phù hợp với điều kiện thực tế trong các DN sản xuất TACN nội địa, tác giả đề xuất thực hiện các bước triển khai theo quy trình lý thuyết mà Horngren và cộng sự (2015) đưa ra.  Lựa chọn mục tiêu cụ thể khi triển khai phương pháp kế toán ABC: mục tiêu tính gia thành  Phác họa các vấn đề tổ chức ảnh hưởng tới việc triển khai: sự đa dạng sản phẩm, cơ cấu CP với tỷ trọng CP chung cao  Xây dựng danh mục các hoạt động và nhóm các hoạt động chủ yếu, gán CP cho mỗi hoạt động: gồm 8 nhóm hoạt động với 10 nguồn lực tiêu dùng được phân bổ theo các tiêu thức phân bổ sơ cấp trên cơ sở dữ liệu thu thấp được từ quan sát, phỏng vấn các chuyên gia (Bảng 5.3)  Xác định các tiêu thức phân bổ thứ cấp: gồm 6 tiêu thức được lựa chọn tương ứng với từng loại CP – hoạt động: số mẻ sản xuất quy đổi, số giờ máy chạy, số lần kiểm tra, số thành phẩm sản xuất, số đơn hàng, số khách hàng (bảng 5.5)  Gán các CP cho các đối tượng chịu phí: CP chung phân bổ cho sản phẩm H121S là 559.444.648 đồng, tính bình quân cho 1 kg thành phẩm là 1.991 đ/kg; phân bổ cho sản phẩm M118 là 636.685.191 đồng, bình quân 2.144 đ/kg thành phẩm (bảng 5.7) Bảng 5. 1: Danh mục các hoạt động trong Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà HOẠT ĐỘNG Chi tiết Hoạt động chuẩn bị sản xuất Xây dựng kế hoạch sản xuất Xây dựng kế hoạch thu mua vật tư Chuẩn bị vật tư cho sản xuất Hoạt động liên quan đến máy móc Hoạt động trộn, nghiền, sấy, làm nguội, ép viên, đóng bao Hoạt động kỹ thuật Làm sạch các loại tạp chất Cân định lượng vật tư theo định mức Nhập dữ liệu vào hệ thống máy vi tính Kiểm tra, kiểm nghiệm (KCS) Kiểm tra chất lượng vật tư nhập kho Kiểm tra độ sạch của NVL tại trước khi nạp NVL vào bồn chứa và sau hoạt động trộn Kiểm tra chất lượng và kích thước tiêu chuẩn của thành phẩm trước hoạt động đóng bao Hoạt động lưu kho Quản lý, sắp xếp kho NVL Vận chuyển NVL từ kho đến phân xưởng và vận chuyển thành phẩm từ phân xưởng về kho thành phẩm Quản lý, sắp xếp kho thành phẩm Tiêu thụ sản phẩm Tiếp nhận và xử lý đơn hàng Hợp đồng với các đại lý Theo dõi đơn hàng Theo dõi công nợ Hỗ trợ tiêu thụ (chăm sóc khách hàng) Tư vấn khách hàng Mở rộng thị trường Quảng cáo, marketing, tổ chức hội nghị CP hoa hồng cho các đại lý Duy trì DN Các hoạt động quản lý chung Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu phòng Hành chính tổ chức –công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà Bảng 5. 5: Danh mục hoạt động và các tiêu thức phân bổ CP hoạt động HOẠT ĐỘNG CP HOẠT ĐỘNG TIÊU THỨC PHÂN BỔ Hoạt động chuẩn bị sản xuất (1) 779.442.433 Số mẻ sản xuất quy đổi* Hoạt động máy móc (2) 1.629.382.187 Số giờ máy chạy (h) Kiểm tra, kiểm nghiệm KCS (3) 415.511.548 Số lần kiểm tra Hoạt động kỹ thuật (4) 670.357.326 Số mẻ sản xuất quy đổi Hoạt động lưu kho (5) 404.788.474 Số thành phẩm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm (6) 3.084.699.381 Số đơn hàng Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ (7) 3.903.314.135 Số khách hàng Hoạt động duy trì DN (8) 3.491.232.332 Số mẻ sản xuất quy đổi TỔNG 14.378.727.816 Nguồn: tác giả tính toán trên cơ sở số liệu kế toán tháng 3/2017 của Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà Bảng 5. 7: Bảng phân bổ CP chung cho từng loại SP TACN cho lợn Tháng 3/2017 HOẠT ĐỘNG Tiêu thức phân bổ CP/tiêu thức PB THỨC ĂN CHO LỢN M118 H121S Tổng SLTT Giá trị SLTT Giá trị (1) Mẻ SX quy đổi 281.191 87,0 24.463.608 92,1 25.892.996 361.808.333 (2) Giờ máy 839.735 60,9 51.139.848 64,5 54.127.905 756.340.723 (3) Số lần kiểm tra 78.894 180 14.201.010 170 13.412.065 185.867.547 (4) Mẻ SX quy đổi 241.837,5 87,0 21.039.859 92,1 22.269.200 311.172.264 (5) SL thành phẩm 44,2 297.000 13.115.385 280.925 12.405.520 188.438.937 (6) Số đơn hàng 1.340.008 95 127.300.800 84 112.560.707 1.382.888.689 (7) Số khách hàng 10.903.112 25,3 275.848.736 18,6 202.797.885 1.640.918.372 (8) Mẻ SX quy đổi 1.259.493,6 87,0 109.575.944 92,1 115.978.370 1.620.590.433 Tổng 636.685.191 559.444.648 6.448.025.299 Bình quân 1 kg 2.144 1.991 Nguồn: tác giả tính toán theo số liệu kế toán của công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà Bảng 5. 8: Báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm Tháng 3 năm 2017 TỔNG CHI PHÍ NVL trực tiếp CPNC trực tiếp Biến phí chung Định phí chung PB Giá thành Tổng Z z đơn vị I. TA lợn 32.004.225.000 1.049.738.580 1.097.531.556 6.448.025.299 40.599.520.435 1. M118 9.585,2 224,0 207,3 2.144 12.160 2.846.804.400 66.528.000 61.568.100 636.685.191 3.611.585.691 .. 4. H121S 6.755,74 205,0 230,0 1.991 9.182 1.897.856.260 57.589.625 64.612.750 559.444.648 2.579.503.282 . .. II. TA gà 21.727.591.200 510.775.200 842.124.240 4.968.718.814 28.049.209.454 .. III. TA khác 10.571.181.300 281.952.720 417.963.948 2.969.486.570 14.240.588.594 . CỘNG 64.302.997.500 1.842.466.500 2.357.619.744 14.378.727.816 82.881.811.560  Phân tích dữ liệu CP Bảng 5. 9: Bảng phân tích CP sản phẩm (tháng 3/2017) Mã số SP: H121S - TA HH cho lợn siêu nạc từ 12 - 30kg Tổng sản lượng: 280.925 kg CHI PHÍ TCS ABC Tổng CP CP đơn vị Tổng CP CP đơn vị CP biến đổi 2.020.058.635 2.020.058.635 - NVL trực tiếp 1.897.856.260 6.756 1.897.856.260 6.756 - CP NC trực tiếp 57.589.625 205 57.589.625 205 - BP SX, KD 64.612.750 230 64.612.750 230 CP chung PB * 529.433.935 1.885 559.444.648 1.991 Giá thành toàn bộ 2.549.492.570 9.076 2.579.503.282 9.182 Nguồn: Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà và số liệu tính toán của tác giả Bảng 5. 10: Phân tích lợi nhuận SP của 2 phương pháp Đơn vị tính: đồng Tên SP Phương pháp TCS Phương pháp ABC Giá bán Giá thành Lợi nhuận Tỷ suất LN Giá bán Giá thành Lợi nhuận Tỷ suất LN H121S 10.636 9.076 1.560 14,66% 10.636 9.182 1.454 13,66% M118 13.868 12.669 1.199 8,6% 13.868 12.160 1.708 12,3% 5.4. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường vận dụng kế toán ABC trong các DNSX TACN nội địa 5.4.1. Về phía Nhà nước  Cần siết chặt các quy định pháp luật về quản lý chất lượng TACN  Tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các DN chế biến TACN nội địa  Tổ chức, sắp xếp lại các DNSX TACN. 5.4.2. Về phía Bộ Tài chính - Cần có nhiều văn bản chuyên sâu nghiên cứu và hướng dẫn hơn nữa cho các DN, để làm tiền đề cho việc áp dụng các phương pháp kế toán quản trị phù hợp tại các DN. - Bổ sung và cụ thể hóa tiêu chuẩn và điều kiện của người làm KTQT, thuê làm KTQT và cung cấp dịch vụ hành nghề KTQT 5.4.3. Về phía các DN chế biến TACN nội địa Thứ nhất, các DN cần phải có chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nhiều cách thức khác nhau. Thứ hai, việc thay đổi một hệ thống kế toán quản trị phải bắt nguồn từ việc thay đổi tâm lý từ các nhà quản trị  Đối với các nhà quản lý cấp cao: cần loại bỏ rào cản tâm lý “ngại thay đổi”, thay đổi tư duy và thiết lập phong cách quản trị sáng tạo dựa trên nền tảng về kế toán tài chính, trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu về quản lý, kế toán đặc biệt là kế toán quản trị với các kỹ thuật mới như kế toán ABC  Đối với các nhà quản lý bậc trung: cần có sự gắn kết, chia sẻ trong công việc từ khi xây dựng phương án triển khai đến khi đưa phương pháp kế toán ABC vào thực tế vận dụng và phân tích hiệu quả của việc vận dụng theo mục tiêu đề ra.  Đối với các nhân viên kế toán và các thành viên khác trong đội triển khai: có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và triển khai phương pháp kế toán ABC, loại bỏ áp lực tâm lý về số lượng dữ liệu cần xử lý trong giai đoạn đầu, tự trang bị cho mình hoặc đề xuất lãnh đạo đào tạo các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về kế toán ABC. Thứ ba, để thúc đẩy và duy trì, phát triển một hệ thống phương kế toán quản trị mới cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thông tin CP. Thứ tư, kỹ thuật vận dụng kế toán ABC bắt nguồn từ việc xây dựng danh mục các hoạt động và các tiêu thức phân bổ CP. Do vậy DN cần tập trung vào công tác đào tạo đội ngũ và chú trọng việc phân tích chi tiết các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi quyết định đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, khi lượng cung đang có xu hướng vượt cầu, sự lép vế trên thị trường của các DN sản xuất TACN nội địa so với các đối thủ có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng ngành đòi hỏi các DN sản xuất TACN nội địa cần phải thay đổi hướng tiếp cận và sử dụng các thông tin kế toán cho mục tiêu quản trị DN. Luận án đề xuất giải pháp đưa kế toán CP theo mức độ hoạt động vào vận dụng thực tế trong các DN sản xuất TACN nội địa nhằm giúp các nhà quản trị kiểm soát tốt CP, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định hợp lý, đặc biệt là các quyết định về giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận của DN. Để thực hiện giải pháp này các khuyến nghị cũng được xây dựng chi tiết đối với các cơ quản quản lý Nhà nước, Bộ Tài Chính và bản thân các DN sản xuất TACN nội địa. Đặc biệt, đối với các DN, các khuyến nghị được đề xuất xuất phát từ kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố có ảnh hưởng tới việc vận dụng kế toán ABC gồm: việc xác định các hoạt động và tiêu thức phân bổ; sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và nâng cao nhận thức về tầm qua trọng của thông tin CP. Hướng phát triển của luận án: Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, có thể mở rộng nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thông tin chi phí từ phương pháp kế toán ABC như: khả năng kiểm soát CP nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của từng nhóm hoạt động, việc hình thành các quyết định về giá bán để tạo lập giá cạnh tranh. trong các DN sản xuất TACN nội địa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_ke_toan_chi_phi_theo_muc_do_hoat_dong_trong.pdf
Luận văn liên quan