[Tóm tắt] Luận án Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ

Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ cũng sống một đời sống đủ đầy trong tất cả các dạng tồn tại mà ngày nay chúng tôi còn nhận biết được. Ngoài môi trường sống là đời sống dân gian với phương thức truyền miệng đặc trưng, truyền thuyết xứ Nghệ còn sở hữu nhiều sinhmạng khác ở những dạng tồn lưu khác. Ngay trong môi trường văn bản, truyền thuyết xứ Nghệ đã có ba con đường sống với ba phong cách hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào phong cách của văn bản bao chứa nó, gồm: sách sưu tầm, sách văn học, thần tích. Môi trường lễ hội là một môi trường diễn xướng đặc biệt dành riêng thể loại truyền thuyết trong số các thể loại truyện kể dân gian. Dù trên thực tế, ngày nay chỉ còn một bộ phận nhỏ truyền thuyết xứ Nghệ gắn với lễ hội dân gian song những nét cá biệt và các trò diễn độc đáo có liên quan với các truyền thuyết cụ thể được tìm thấy trong các lễ hội ấy đã chứng minh sự phát triển đến một mức độ khá sâu sắc của mối quan hệ truyền thuyết - lễ hội trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Trong mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội dân gian có xu hướng độc lập hóa với truyền thuyết. Chính xu hướng này đã tạo tiền đề cho sự tái sinh của truyền thuyết trên cơ sở lễ hội và các trò diễn/ nghi lễ dân gian. Một bộ phận truyền thuyết mới ra đời chỉ để giải thích, mô tả các diễn xướng dân gian, các hội lễ dân gian. Tình trạng suy giảm nhanh chóng của các số liệu thống kê về di tích văn hóa vật thể liên quan đến truyền thuyết xứ Nghệ đã phản ánh sự suy giảm chất lượng lưu truyền truyền thuyết bởi mỗi di tích là một điểm lưu trú của truyền thuyết trên hành trình lưu truyền của nó.

pdf28 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nửa thực của kho tàng truyền thuyết. 2.4.3 Xu hướng biến đổi của nhân vật Hai loại nhân vật nhiên thần và nhân thần của truyền thuyết bị chi phối bởi hai xu hướng biến đổi trái ngược nhau song lại cùng một xu thế là để có thể trở nên gần gũi nhau. Nếu các nhiên thần - các thế lực thiên nhiên với đặc trưng thuộc về tự nhiên bị chi phối bởi khuynh hướng phàm tục hóa, nhân thế hóa để trở nên “đời” hơn qua truyền thuyết thì các nhân thần - vốn là những con người bình thường lại được truyền thuyết xây dựng dưới ánh sáng khuynh hướng thiêng hóa, siêu nhiên hóa để họ mang tầm vóc tương xứng, hài hòa với vũ trụ. Dưới xu hướng biến đổi chung phàm tục hóa, nhân thế hóa, lịch sử hóa nhân vật, dân gian đã sáng tạo nên vô số con đường để đưa các vị nhiên thần trong truyền thuyết hòa nhịp vào đời sống loài người. Trong kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ có một motif khá quen thuộc là motif người đẻ ra vật. Đó chính là một cách để dân gian nhân thế hóa lý lịch của nhiên thần. Ở một cấp độ tinh tế hơn, các nhiên thần được khoác lên mình tấm áo nhân thế với đầy đủ lai lịch và hình hài con người để hiện thân trong truyền thuyết như một nhân thần thực thụ. Xu hướng thiêng hóa, thần thánh hóa nhân vật truyền thuyết, cụ thể là nhân thần cũng bộc lộ rất rõ trong thể loại này. Nếu xu hướng phàm tục hóa, nhân thế hóa nhân vật hầu như chỉ có thể sử dụng motif mở đầu - motif sinh nở thần kỳ làm cơ sở để thực hiện biến đổi nhân vật thì xu hướng thiêng hóa lại cớ một căn cứ rộng mở hơn với cả ba motif mở đầu (sinh nở thần kỳ), trung tâm (tạo lập chiến công), kết thúc (hiển linh, âm phù). Chính vì có phạm vi rộng khắp biên giới thể loại ấy mà hiện tượng thiêng hóa trở thành hiện tượng gắn chặt với mọi truyền thuyết và được xem là hiện tượng mang tính bản chất thể loại. Vậy, tại sao ở thể loại truyền thuyết lại tồn tại hiện tượng song hành hai xu hướng biến đổi nhân vật như vậy? Trước hết, hai xu hướng biến đổi nhân vật trên đây có thể coi là hai thủ pháp nghệ thuật của tác giả dân gian nhằm đẩy câu chuyện đạt đến mức độ tin cậy cao nhất có thể để chiếm được niềm tin của cộng đồng, đồng thời đưa niềm tin ấy thăng hoa bằng những giấc mơ huyền hoặc. Dân gian rất tinh ý khi sử dụng hai xu hướng biến đổi đối nghịch nhau nhằm bổ sung, gia cố những mảng khuyết thiếu trong từng loại nhân vật để đi tới mục tiêu cuối cùng là dựng nên những hình tượng vừa sinh động, đáng tin, vừa huyền hoặc, lạ kỳ trong tâm thức cộng đồng. Tiểu kết chương Hai 1. Không gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ là một không gian kép cả ở phương diện tính năng lẫn phương diện chức năng. Về đặc tính, không gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ vừa là một không gian cố định, vừa là một không gian di động. Về mặt chức năng, tính chất kép của không gian truyền thuyết thể hiện ở sự tồn tại song song và có sự tác động qua lại lẫn nhau của hai dạng không gian: không gian khởi nguyên và không gian thứ phát. 2. Thời gian trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ biểu hiện một cách khá đủ đầy mọi nét tính chất đặc thù của thời gian truyền thuyết nói chung dưới góc độ đặc trưng loại thể. Tính lịch sử - cụ thể và cố định; tính chồng xếp qua quá trình truyền lưu; tính linh hoạt và tính chu kỳ thể hiện thông qua mối quan hệ với lễ hội là những đặc điểm thuộc về bản chất thể loại của thời gian trong truyền thuyết đã được truyền thuyết xứ Nghệ minh bạch hóa bằng các câu chuyện cụ thể trong kho tàng tương đối phong phú của mình. 3. Về phương diện cấu trúc thể loại, truyền thuyết dân gian xứ Nghệ lại thêm một lần minh chứng cho sự tồn tại ở nhiều cấp độ cấu trúc (cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tình tiết) của thể loại truyền thuyết nói chung. 4. Thế giới nhân vật trong kho truyền thuyết xứ Nghệ vô cùng phong phú, thể hiện sự mở rộng phạm vi quan sát và sáng tạo của dân gian xứ Nghệ ở thể loại này. Ba hiện tượng cơ bản và đáng lưu tâm nhất diễn ra ở phương diện nhân vật trong truyền thuyết xứ Nghệ là hiện tượng địa phương hóa nhân vật; hiện tượng nhân vật song hành và hiện tượng biến đổi nhân vật theo hai xu hướng: phàm tục hóa và thiêng hóa. CHƢƠNG III: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN XỨ NGHỆ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ NGHỆ 3.1. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trong tƣơng tác văn hóa vùng 3.1.1. Giới thuyết về vùng văn hóa xứ Nghệ Danh xưng xứ Nghệ từ lâu đã ăn sâu trong tiềm thức dân gian với hình dung về một vùng đất, một không gian văn hóa đặc trưng trong không gian văn hóa chung Việt Nam. Xứ Nghệ bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, song các tên gọi khác nhau của nó qua quá trình lịch sử hầu như không kéo theo sự biến di của cương vực, lãnh thổ. Sự thống nhất của vùng đất này ít khi bị các cách phân chia hành chính gây đoản mạch có lẽ chính là nhờ thứ văn hóa độc đáo đặc trưng hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài của nó. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm xứ Nghệ với ý nghĩa là một không gian văn hóa đặc thù, nơi sản sinh ra những sản phẩm văn hóa dân gian đậm màu sắc địa phương. 3.1.2. Văn hóa vùng quy định nét riêng của truyền thuyết Truyền thuyết dân gian với những câu chuyện được sáng tạo trên nền cảm hứng về lịch sử quê hương, xứ sở và đời sống tinh thần thực tế của nhân dân địa phương cũng không thể nào nằm ngoài bầu khí quyển văn hóa vùng đặc trưng. Màu sắc địa phương dễ nhận thấy nhất trong truyền thuyết là ở nguồn gốc của các nhân vật truyền thuyết. Truyền thuyết xứ Nghệ kể những câu chuyện về các nhân vật lịch sử, các vị thần linh của địa phương. Kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ là cả một thế giới nhân vật được dân gian coi là đại diện cho tinh thần xứ Nghệ, là biểu trưng cho khí chất Nghệ. Cũng chính khuynh hướng tự tôn, tự hào trong cảm hứng sáng tạo đã dẫn đến hiện tượng “địa phương hóa” các nhân vật truyền thuyết trên nhiều cấp độ, trong đó cấp độ mạnh nhất biểu hiện rõ ở những nhân vật truyền thuyết vốn không có nguồn gốc xuất thân từ xứ Nghệ xuất hiện lác đác trong kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ (như: An Dương Vương, công chúa Liễu Hạnh, Lý Nhật Quang,). Ở một cấp độ tinh vi hơn trong phương thức địa phương hóa nhân vật, tác giả dân gian không chỉ kết nối họ với các địa danh của xứ Nghệ, nắm bắt mọi hoạt động, hành trạng của họ trong không gian văn hóa Nghệ Tĩnh, mà còn tìm cách Nghệ hóa họ bằng việc di dời “hộ khẩu” của họ về đất Nghệ. Cao Lỗ và Lê Lai là hai nhân vật được dân gian Nghệ Tĩnh “thay quê đổi quán” như vậy. Hiện tượng “địa phương hóa” nhân vật của truyền thuyết có thể coi là một cấp độ đặc biệt trong quá trình bảo toàn không gian văn hóa vùng riêng biệt của dân gian xứ Nghệ. Về cơ bản, nhân vật trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ là những sản phẩm của văn hóa xứ Nghệ, ít khi lẫn lộn với các vùng truyền thuyết khác. Ngay trong điều sơ giản nhất - cách gọi tên nhân vật của truyền thuyết xứ Nghệ cũng đã thể hiện nét thô mộc đặc trưng của ngôn từ xứ Nghệ. Đó là các cố - từ dân dã để gọi những người đàn ông đã có tuổi: cố Bu, cố Ghép, là các mụ - từ để gọi những người phụ nữ luống tuổi: mụ NgọCó thể thấy sự hiện diện đông đảo của các tầng lớp bình dân trong truyền thuyết xứ Nghệ. Dù đặc trưng cảm hứng “thiêng hóa thực tại và tôn vinh những giá trị của dân tộc - lịch sử” [3, 62] dễ dẫn truyền thuyết đến những lựa chọn khác song truyền thuyết dân gian xứ Nghệ đã dành nhiều cơ hội cho các nhân vật bình dân bước vào lãnh địa của nó. Đặc biệt, không phải chỉ những người bình dân hóa thần, hóa thánh trong truyền thuyết xứ Nghệ mà ngay đến cả các dâm thần (như Ngô Bát Ngạo, Tuyên Phúc) cũng được người Nghệ “chứa chấp” bằng những mẩu chuyện truyền đời. Đối với dân gian xứ Nghệ, truyền thuyết không phải là lãnh địa riêng của các đấng anh hùng, không chỉ thiên lệch tỏ bày một thứ đơn cảm: sự ngưỡng mộ, tôn vinh. Rộng rãi hơn, truyền thuyết là một xã hội thu nhỏ với đủ loại người, từ bình dân đến thượng lưu, từ xấu đến tốt. Qua truyền thuyết, dân gian thể hiện đủ các cung bậc cảm xúc: từ tôn sùng đến bài bác, từ kính sợ đến khinh nhờn. Bằng sức mạnh bao trùm lên toàn bộ các hoạt động văn hóa trên lãnh địa, văn hóa vùng tác động sâu sắc đến không chỉ nội dung mà cả cơ cấu của thể loại truyền thuyết. Bộ phận truyền thuyết về nhiên thần tuy có số lượng truyện kể thấp nhất (23 truyện) song vẫn là một bộ phận đáng kể trong cơ cấu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ (gần như xấp xỉ với 2 bộ phận truyền thuyết linh nhân hóa thần và anh hùng văn hóa). Bộ phận truyền thuyết về nhiên thần là kết quả pha trộn giữa niềm kính sợ thiên nhiên bí ẩn và cảm hứng thiêng hóa thực tại của dân gian. Xứ Nghệ đã từng được coi là “đất tứ tắc” và cái hình thế hiểm trở thiên nhiên đặt bày sẵn ấy cũng đã trở thành khí chất riêng của sông núi nơi đây. Có thể khẳng định rằng, nếu tạo hóa không bày biện một hình thế núi sông hiểm trở như thế cho mảnh đất Nghệ Tĩnh thì chắc hẳn truyền thuyết dân gian xứ Nghệ không có một thế giới nhiên thần phong phú đến vậy. Xu hướng “thánh thần hóa” mạnh mẽ và rộng rãi ấy của dân gian xứ Nghệ đã tạo ra một bộ phận truyền thuyết tương đối đặc biệt mà chúng tôi tạm gọi là truyền thuyết về linh nhân hóa thần. Bộ phận này có số lượng truyền thuyết lớn thứ hai trong kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ (chỉ đứng sau bộ phận truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân) và điều đó có nghĩa là khoảng không gian văn hóa mà nó bao chiếm cũng tương đối rộng. Ngoài ra, văn hóa vùng đất Nghệ Tĩnh còn quy định cả những nét đặc trưng hiếm hoi về mặt cốt truyện của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ. Trong kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ, chúng tôi tìm thấy những cốt truyện đặc biệt được tạo nên bởi lối tư duy và thái độ ứng xử đầy chất Nghệ. Nếu truyền thuyết dân gian nói chung thường lấy cảm hứng tôn vinh, thiêng hóa làm cảm hứng chủ đạo thì truyền thuyết dân gian xứ Nghệ lại có thêm một bộ phận những cốt truyện mang tính giải thiêng với cảm hứng chính là giễu nhại, bỡn cợt thần thánh. Cách kiến tạo câu chuyện bằng thứ cảm hứng gần như xa lạ với thể loại truyền thuyết đã làm nên vẻ độc đáo cho những mẩu truyện truyền lưu trong dân gian Nghệ Tĩnh như: Truyện Nguyễn Công Hân chửi thần Tuyên Nghĩa, Đền Trầm Một, Ngô Bát Ngạo). 3.1.3. Văn hóa vùng với quá trình phát sinh, lưu truyền truyền thuyết Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ chủ yếu được phát sinh và nở rộ trong thời kỳ phong kiến nếu dựa vào phương án phân loại truyền thuyết theo cách phân kỳ lịch sử của Giáo trình văn học dân gian đại học Sư phạm gồm 4 loại: truyền thuyết thời Hùng Vương, truyền thuyết thời Bắc thuộc, truyền thuyết thời kỳ phong kiến tự chủ và truyền thuyết thời kỳ phong kiến suy thoái. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ “phổ” rộng trên cả 4 tiểu loại đã đề cập trên đây, tuy nhiên, mật độ ở từng thời kỳ lịch sử lại cực kỳ chênh lệch. Cả thời kỳ Hùng Vương, xứ Nghệ chỉ có duy nhất một chuỗi truyền thuyết lấy thời kỳ lịch sử này làm xuất phát điểm - đó là chuỗi truyền thuyết về An Dương Vương. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ phát sinh từ thời Bắc thuộc còn lưu truyền lại đến ngày nay cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay (Mai Hắc Đế,). Sự phân bố không đồng đều trên chiều lịch đại của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ (tính từ điểm phát sinh) là một kiểu phân bố đặc thù, chịu ảnh hưởng và được cố định bởi văn hóa vùng. Lý giải cách phân bố riêng của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trên trục thời gian, chúng tôi chưa tìm thấy lý do nào khác ngoài vấn đề lịch sử phát triển của vùng đất này. Ngay cả diễn biến lưu truyền truyền thuyết trên đất Nghệ cũng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa vùng. Tuy là một tiểu vùng văn hóa có bản sắc riêng với thành lũy văn hóa tương đối kiên cố, khó lẫn vào các vùng văn hóa khác nhưng xứ Nghệ lại cũng là một vùng đất rất cởi mở trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Chính vì đặc trưng ấy trong văn hóa giao tiếp mà truyền thuyết dân gian xứ Nghệ có khả năng thẩm thấu rất cao các type truyện, các motif của kho tàng truyền thuyết Việt Nam nói chung. Chúng tôi nhìn thấy trong hiện tượng ấy mức độ tương tác sâu rộng của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với thế giới thể loại chung trên mọi vùng văn hóa. Kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ ngày nay tuy không phải là quá ít ỏi song rõ ràng đã bị rơi rớt nhiều phần qua thời gian. Đó là hậu quả của sự tàn phá đình đền miếu mạo trong những năm 50 của thế kỷ XX của dân Nghệ Tĩnh trong men say cách mạng. Đường lối chính sách nóng vội của Đảng lúc bấy giờ chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng hủy hoại đền chùa ở Nghệ Tĩnh, bởi cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách ấy song các địa phương khác không làm quyết liệt, triệt để như dân xứ Nghệ. Có lẽ bản tính “trong gan góc có bướng bỉnh, trong trung thực có thô bạo, trong mưu trí có liều lĩnh” [151, 187] của con người xứ Nghệ là yếu tố quyết định của hiện trạng văn hóa ấy. Như vậy, rõ ràng, khí chất người Nghệ - một phần cực kỳ quan trọng của văn hóa vùng đã ảnh hưởng sâu sắc đến diễn biến lưu truyền của thể loại truyền thuyết trên mảnh đất luôn được coi là “quê hương cách mạng” này. 3.2. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với thần tích và lễ hội 3.2.1. Truyền thuyết dân gian: bản sưu tầm, bản kể truyền miệng và thần tích Định lượng lại truyền thuyết dân gian xứ Nghệ theo từng định dạng văn bản, chúng tôi thu được kết quả như sau: trong số 147 truyền thuyết dân gian được sử dụng nghiên cứu có 62 bản sưu tầm, 9 bản kể truyền miệng và 76 truyền thuyết rút trong thần tích. Nghiên cứu cụ thể một truyền thuyết tồn tại ở cả ba định dạng trên đây (truyền thuyết Lý Nhật Quang) dưới cái nhìn đối sánh các bản kể ở các định dạng khác nhau, được thu thập và tạo nên trong những thời điểm khác nhau, chúng ta có thể kết luận sơ bộ mấy điểm như sau: thứ nhất, yếu tố trình tự thời gian xuất hiện của truyền thuyết trong các định dạng văn bản hầu như không đóng vai trò quyết định tới diễn biến lưu truyền và sự vận động của truyền thuyết về Lý Nhật Quang. Thứ hai, truyền thuyết dân gian có một diễn biến lưu truyền vô cùng phức tạp với vô số khả năng kiến thiết sơ đồ đường đi khác nhau dựa trên trục cơ bản: lưu truyền trong đời sống dân gian - trải qua quá trình văn bản hóa, đi vào môi trường tĩnh của các loại văn bản - quay về với bầu khí quyển dân gian, hít thở luồng sinh khí mới từ dân gian để tái tạo và bắt đầu những hành trình kéo dài bất tận trong tâm thức dân gian. Thứ ba, trong cách nhìn kiếm tìm ranh giới phân biệt cho truyền thuyết ở các định dạng khác nhau, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết khi đi vào môi trường thành văn dù dưới dạng văn bản nào thì cũng được chuẩn hóa trong chừng mực nào đó, dựa vào mục đích sử dụng của loại văn bản. Trong khi đó, mẩu chuyện truyền miệng lại bộc lộ tính chất ngẫu hứng của một định dạng truyện kể đầy chất sống và đang lưu chuyển không ngừng. 3.2.2. Truyền thuyết dân gian và lễ hội Khám phá truyền thuyết trong sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội của địa phương mở ra một chiều hướng vận động khác của thể loại năng động này. Đó là xu hướng biến hình từ tích truyện thành trò diễn dân gian, thành “trò diễn nghi lễ” hay “diễn xướng tín ngưỡng phong tục”, từ hình thức sử dụng lời kể thành hình thức sử dụng các hành động, động tác hàm chứa ý nghĩa tượng trưng cao. Xem xét truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội hay thực chất là xem xét sự biến hình của truyền thuyết trong các diễn xướng dân gian là việc làm cần thiết để thiết lập lại một cách đủ đầy những hành trình xuyên không gian và vượt thời gian của truyền thuyết, đồng thời cũng là để có được cái nhìn toàn diện về diễn biến lưu truyền của thể loại này. Thực tế phân tích tư liệu cho thấy trò diễn/ lễ hội dân gian vẫn giữ những khoảng không gian “bất khả xâm phạm” trước hành trình xâm lấn táo bạo của truyền thuyết. Ngược lại, không phải mọi truyền thuyết đều có đủ nội lực và sức mạnh để dấn thân, biến hình trong lãnh địa của trò diễn/ lễ hội. Trong kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ, chỉ có một bộ phận nhỏ truyền thuyết gắn bó với lễ hội, tuy nhiên, đánh giá số lượng ấy chỉ mang tính chất tương đối bởi có những mối quan hệ truyền thuyết - trò diễn/ lễ hội dân gian đã bị phá vỡ do sự tản mát của truyền thuyết và sự mai một thậm chí biến mất của lễ hội. Dù còn lại không nhiều song các lễ hội dân gian trên mảnh đất Nghệ Tĩnh vẫn giữ được những nét đặc sắc đáng kể, đặc biệt vẫn lưu lại sợi dây kết nối khăng khít với truyền thuyết dân gian. Chúng tôi tin rằng, sự tồn tại cá biệt của các hội lễ dân gian xứ Nghệ với những trò diễn độc đáo được tổ chức định kỳ hàng năm là cánh cửa dẫn đến đời sống kỳ thú của truyền thuyết trong dáng dấp sinh động của những sinh hoạt thể chất hiện hữu trong các hình thức diễn xướng. Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai lễ hội lớn gắn liền với hai truyền thuyết lưu truyền phổ biến trong dân gian, đó là: hội đền Cờn (truyền thuyết về Tứ vị thánh nương), hội đền Quả (truyền thuyết về Lý Nhật Quang). Qua phân tích tục chạy Ói ở hội đền Cờn, chúng tôi đã nắm bắt thêm được một nhánh tỏa lan mới của truyền thuyết trong diễn biến lưu truyền, cụ thể là trong con đường tiệm tiến và biến hình vào đời sống lễ hội. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội không chỉ đơn thuần là mối quan hệ một chiều của tích và trò. Đó còn là mối quan hệ có khả năng tái tạo nên những sự sống mới. Do sự khác biệt về loại hình, truyền thuyết và lễ hội dẫu gắn kết với nhau như hình với bóng trong những trường hợp cụ thể thì vẫn giữ được một chừng mực độc lập nào đó. Đây là cơ sở và cũng là nguyên do để các diễn xướng dân gian có thể phát triển theo xu hướng tách rời khỏi truyền thuyết, tự thân vận động và lôi kéo sự thu hút của nhân dân vào chính bản thân nó chứ không phải là câu chuyện nó đang minh họa. Điều đáng lưu ý ở mối quan hệ truyền thuyết - lễ hội trong lễ hội đền Quả Sơn là sự gắn kết giữa lễ tục và truyền thuyết chịu sự trói buộc của tính địa phương. Trong số rất nhiều lễ cúng tế ở khắp các ngôi đền, miếu thờ Lý Nhật Quang, nghi lễ rước ngược và lễ trả ơn Bà Bụt chỉ xuất hiện duy nhất trong lễ cúng tế của đền Quả Sơn. Như vậy, các nghi lễ, diễn xướng mang hồn phách truyền thuyết trong lễ hội mang đặc tính cố định và duy nhất về không gian, địa điểm. Với đặc tính cố định và duy nhất về không gian, các lễ tục, diễn xướng dân gian nhằm tái hiện truyền thuyết đã kiêm thêm vai trò “địa phương hóa” truyền thuyết trong hành trình lưu truyền vượt ra khỏi mọi biên giới của thể loại này. 3.3. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với các di tích văn hóa vật thể Truyền thuyết có một mối dây liên hệ khá đặc biệt với di tích văn hóa vật thể trong hành trình lưu truyền của nó. Cơ sở tồn tại của mối liên hệ ấy là tính địa phương đậm đặc trong truyền thuyết và xu hướng gắn kết với các địa danh cụ thể của truyền thuyết trong quá trình truyền lưu. Di tích văn hóa vật thể đóng vai trò kiềm giữ tính động của truyền thuyết bằng tính tĩnh đặc trưng của nó, tạo điều kiện cho truyền thuyết hội tụ về một trung tâm và bám rễ ở địa phương. 3.3.1. Thống kê các di tích văn hóa vật thể của xứ Nghệ gắn liền với truyền thuyết Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được con số 438 đình, đền, miếu, nghè trên đất Nghệ có quan hệ tương tác với truyền thuyết cụ thể. Trong thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, con số 438 quả là một số lượng lớn, thể hiện mối quan hệ tích cực của các di tích văn hóa vật thể với loại hình văn hóa tinh thần - truyền thuyết, hứa hẹn ẩn chứa nhiều ý nghĩa quan trọng đằng sau nó. 3.3.2. Lịch sử và thực trạng tồn tại của các di tích văn hóa vật thể Qua đối chiếu với thống kê các di tích văn hóa vật thể có mối quan hệ với truyền thuyết đã thực hiện ở phần 3.3.1, chúng tôi lọc ra được 123 di tích hiện tồn trong số 438 di tích đã thống kê. Sự suy giảm đáng kinh ngạc của số liệu thống kê trên đây cho thấy, lịch sử tồn tại của các di tích văn hóa vật thể trong quan hệ với truyền thuyết dân gian đã trải qua những biến cố lớn. Số di tích bị mất mát quá lớn đã hoàn toàn đảo chiều quan hệ di tích vật thể và truyền thuyết. Trong một mối quan hệ mà truyền thuyết đóng vai trò dẫn dắt, là nguyên cớ cho sự tồn tại của đối tượng còn lại thì rõ ràng, sự thua kém về mặt số lượng của các di tích văn hóa vật thể đã phản ánh sự suy giảm chất lượng của quá trình lưu truyền và khả năng nhân rộng sự sống của truyền thuyết. Thực trạng tồn tại của các di tích văn hóa vật thể ở xứ Nghệ một mặt hạn chế khả năng lưu truyền của truyền thuyết, mặt khác lại tạo ra một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự tái sinh của truyền thuyết trong dân gian và sự phục hồi chức năng gieo vãi niềm tin cho nhân dân của thể loại giàu năng lượng sống này. Tiểu kết chương Ba 1. Ngoài đặc trưng thể loại, truyền thuyết dân gian xứ Nghệ còn chịu sự tác động đáng kể từ đặc trưng văn hóa vùng. Tầm ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa vùng lên thể loại truyền thuyết ở Nghệ Tĩnh là tương đối lớn, thể hiện ở sự quy định về cơ cấu tiểu loại, cơ cấu nhân vật, những dị biệt về cốt truyện, quá trình phát sinh và lưu truyền truyền thuyết 2. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, thực trạng của các hình thức tồn tại của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ là hiện tượng mất cân đối khá nghiêm trọng, biểu hiện từ sự chênh lệch số liệu khá lớn giữa bản kể truyền miệng, bản sưu tầm và thần tích. 3. Tương tự tình trạng của các hình thức tồn tại của truyền thuyết dân gian, các lễ hội dân gian xứ Nghệ cũng đang đứng trong dòng chảy xói mòn của thời gian và sự lấn lướt của thời đại. Không rõ từ xưa xa các lễ hội dân gian trên đất Nghệ có liên quan đến truyền thuyết phát triển rực rỡ đến thế nào nhưng ngày nay, các lễ hội ấy chỉ còn lại vô cùng ít ỏi (trên dưới con số 20). Điều đáng lưu ý hơn là trong số ít ỏi ấy lại chỉ có một số lượng hãn hữu các lễ hội có bản sắc đặc trưng, thể hiện thông qua các lễ tục/ diễn xướng dân gian đặc thù, cá biệt. 4. Hiện trạng tồn tại ủ dột của các di tích văn hóa vật thể thuộc tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến lưu truyền truyền thuyết trong không gian văn hóa vùng đặc trưng. Các di tích văn hóa vật thể trên đất Nghệ có liên quan đến truyền thuyết đang đi vào xu hướng mai một dần. KẾT LUẬN 1. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ là một bộ phận của kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam nói chung, góp phần định hình và định tính thể loại truyền thuyết trong dòng chảy văn hóa dân gian Việt Nam. Ngày nay, truyền thuyết xứ Nghệ hầu như chỉ tồn tại trong các văn bản thành văn, rất hiếm truyền thuyết tồn tại ở dạng truyền khẩu nguyên thủy. Một trong những lý do dẫn đến quá trình “hóa thạch” truyền thuyết trong đời sống dân gian Nghệ Tĩnh là sự đứt gãy của vòng tròn lưu truyền và tái tạo đặc trưng của truyền thuyết thông qua hội lễ và di tích văn hóa vật thể. 2. Thể loại truyền thuyết trong không gian văn hóa xứ Nghệ đã thể hiện đặc sắc những đặc trưng thể loại. Không gian trong truyền thuyết xứ Nghệ là không gian kép về cả tính năng lẫn chức năng: không gian cố định - không gian di động; không gian khởi nguyên và không gian thứ phát. Thời gian trong truyền thuyết xứ Nghệ là thời gian ở trạng thái tính chất đa dạng với tính lịch sử - cụ thể và cố định; tính chồng xếp qua quá trình lưu truyền; tính linh hoạt và tính chu kỳ. Cấu trúc truyền thuyết dân gian xứ Nghệ là cấu trúc mở, cấu trúc đa tầng gồm nhiều cấp độ tồn tại khác nhau (từ tình tiết, đến motif cho đến câu chuyện hoàn chỉnh). Nhân vật trong truyền thuyết dân gian xứ Nghệ đã phát huy tối đa vai trò của nó trong việc hỗ trợ truyền thuyết phát triển trong không gian văn hóa vùng bằng cách xuất hiện dưới sự chi phối của quá trình địa phương hóa và hiện tượng nhân vật song hành. Bên cạnh đó, hai xu hướng biến đổi: thiêng hóa và phàm tục hóa cũng là một nét đặc trưng của nhân vật truyền thuyết mà chúng tôi đã khám phá được qua kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ. 3. Tất cả những biểu hiện đặc sắc về đặc trưng thể loại của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ trên đây đều phát sinh và phát triển dưới ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa vùng Nghệ Tĩnh. Văn hóa vùng thẩm thấu vào từng chi tiết, từng motif, từng biểu hiện của truyền thuyết dân gian xứ Nghệ. 4. Truyền thuyết dân gian xứ Nghệ cũng sống một đời sống đủ đầy trong tất cả các dạng tồn tại mà ngày nay chúng tôi còn nhận biết được. Ngoài môi trường sống là đời sống dân gian với phương thức truyền miệng đặc trưng, truyền thuyết xứ Nghệ còn sở hữu nhiều sinh mạng khác ở những dạng tồn lưu khác. Ngay trong môi trường văn bản, truyền thuyết xứ Nghệ đã có ba con đường sống với ba phong cách hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào phong cách của văn bản bao chứa nó, gồm: sách sưu tầm, sách văn học, thần tích. Môi trường lễ hội là một môi trường diễn xướng đặc biệt dành riêng thể loại truyền thuyết trong số các thể loại truyện kể dân gian. Dù trên thực tế, ngày nay chỉ còn một bộ phận nhỏ truyền thuyết xứ Nghệ gắn với lễ hội dân gian song những nét cá biệt và các trò diễn độc đáo có liên quan với các truyền thuyết cụ thể được tìm thấy trong các lễ hội ấy đã chứng minh sự phát triển đến một mức độ khá sâu sắc của mối quan hệ truyền thuyết - lễ hội trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Trong mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội dân gian có xu hướng độc lập hóa với truyền thuyết. Chính xu hướng này đã tạo tiền đề cho sự tái sinh của truyền thuyết trên cơ sở lễ hội và các trò diễn/ nghi lễ dân gian. Một bộ phận truyền thuyết mới ra đời chỉ để giải thích, mô tả các diễn xướng dân gian, các hội lễ dân gian. Tình trạng suy giảm nhanh chóng của các số liệu thống kê về di tích văn hóa vật thể liên quan đến truyền thuyết xứ Nghệ đã phản ánh sự suy giảm chất lượng lưu truyền truyền thuyết bởi mỗi di tích là một điểm lưu trú của truyền thuyết trên hành trình lưu truyền của nó. 5. Luận án của chúng tôi dù đã cố gắng dung hòa nghiên cứu hai yếu tố riêng và chung của hai vấn đề: bản chất thể loại và đặc trưng văn hóa vùng song vẫn chỉ là những khám phá trong giới hạn kho tàng truyền thuyết dân gian xứ Nghệ. Để nghiên cứu cụ thể mang tính bộ phận của chúng tôi không chỉ có ý nghĩa gián tiếp gợi lên vấn đề toàn diện và không bị rơi vào không gian cách bức và nhỏ hẹp của địa phương cục bộ, chúng tôi cho rằng rất cần thiết bổ sung các công trình nghiên cứu thể loại theo vùng để hoàn thiện dần bức tranh nghiên cứu toàn cảnh. Chúng tôi rất hy vọng hướng nghiên cứu này sẽ còn được các nhà nghiên cứu quan tâm và hiện thực hóa bằng các công trình cụ thể. References Tài liệu tiếng Việt 1. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An, Lễ hội đền Quả Sơn, Nguồn 2. Trần Thị An (1992), “Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về nữ thần Chăm”, Tạp chí Văn học (5), tr.44 - 49. 3. Trần Thị An (2000), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội. 4. Trần Thị An (2000), “Yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian”, Tạp chí Văn học (5), tr.65 - 73. 5. Trần Thị An (2001), “Văn bản hóa truyện dân gian Việt Nam - nhìn từ cuối thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học (5), tr.56 - 64. 6. Trần Thị An (2001), “Truyền thuyết vùng Luy Lâu với tiến trình lịch sử dân tộc”, Văn hóa dân gian (6), tr.24 - 30. 7. Trần Thị An (2001), “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt”, Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Trần Thị An (2003), “Quan niệm về Thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại”, Tạp chí Văn học (3), tr.35 - 44. 9. Trần Thị An (2003), “Ca trù qua một số truyền thuyết”, Ca trù nhìn từ nhiều phía (Nguyễn Đức Mậu giới thiệu và biên soạn), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 10. Trần Thị An (2005), “Tái định hướng thể loại folklore”, Nghiên cứu văn học (1), tr.113 - 122. 11. Trần Thị An (2008), “Sự hình thành truyền thuyết dân gian - Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương (qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. 12. Vi Văn An (1996), “Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Thái ở miền núi Nghệ An”, Văn hóa dân gian (2), tr.61 - 68. 13. Chiêng Xom An (1992), “Bàn thêm về thể loại truyền thuyết”, Văn hóa dân gian (2), tr.32 - 40. 14. Đào Duy Anh (1942), “Những truyền thuyết đời thượng cổ nước ta”, Tạp chí Tri Tân (30), tr.2 - 4. 15. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Phan Điệp Anh (1986), “Truyền thuyết Hùng Vương”, Văn hóa dân gian (1), tr. 73. 17. Sỹ Tiến, Hoài Anh (1961), “Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, bài thơ trữ tình ca ngợi tình yêu và lòng nhân đạo”, Tập san Nghiên cứu văn học (2), tr 78 - 81. 18. Ngọc Anh , Đào Lâm Tùng (1961), “Nên khai thác đánh giá truyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ như thế nào”, Tập san Nghiên cứu văn học (2), tr.82 - 87. 19. Lê Phương Anh (1961), “Góp ý kiến nhận định về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy”, Nghiên cứu văn học (4), tr.74 - 83. 20. Phương Anh (1974), “Truyền thuyết cổ tích Lam Sơn”, Tạp chí Văn học (1), tr.144- 145. 21. Nguyễn Sơn Anh (2005), Truyền thuyết Lam Sơn, Nxb Thanh Hóa. 22. Nguyễn Nhã Bản (1996), “Đặc trưng văn hóa người Nghệ Tĩnh (trên dẫn liệu ngôn ngữ)”, Văn hóa dân gian (1), tr.63 - 65. 23. M.M.Bakhtin (2006), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục Hưng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Roland Barthes (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 25. Song Bân (1961), “Nên hiểu truyện Mỵ Châu thế nào cho đúng?”, Nghiên cứu văn học (1), tr.79 - 85. 26. Hyppolyte Le Breton (2005), An Tĩnh cổ lục, Nxb Nghệ An, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 27. Nguyễn Huy Bỉnh (2011), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, Luận án tiến sĩ văn học, Hà Nội. 28. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 29. Nguyễn Đình Bưu (1975), “Các mảng chuyện kể dân gian về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám trên đất Yên Thế”, Tạp chí Văn học (1), tr.71 - 84. 30. Trần Đức Các (1974), “Tục ngữ với truyền thuyết anh hùng”, Tạp chí Văn học (1), tr.59 - 69. 31. Trần Đức Các (1981), “Truyền thuyết về một dân ca”, Tạp chí Văn học (1), tr.65 -71. 32. Nguyễn Cảnh Thị (2004), Hoan Châu ký, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 33. Nguyễn Phương Châm (1997), “Sự khác nhau giữa ca dao xứ Nghệ và xứ Bắc”, Văn hóa dân gian (3), tr.9 - 21. 34. Phong Châu (1972), “Bàn về vấn đề văn bản truyện cổ dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn học (6), tr.24 - 34. 35. Võ Phúc Châu (2010), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm Vĩnh Cư chủ biên), Nxb Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 37. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn sử địa, Hà Nội. 38. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên) (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An. 39. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 40. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Chiến (1996), “Cổ Loa thành, lịch sử và huyền thoại”, Văn hóa dân gian (2), tr.45. 42. Nguyễn Đình Chú (1997), “Văn hóa dòng họ: từ những nét chung đến một trường hợp cụ thể, họ Cương quốc công Nguyễn Xí tại Nghi Lộc, Nghệ An”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.131 - 144. 43. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 44. Lê Văn Chưởng (2010), Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, Nxb Trẻ. 45. Chu Xuân Diên (2000), “Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”, Tạp chí Văn học (3), tr. 13 - 20. 46. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ thành phố HCM. 47. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nôị. 48. Trần Trí Dõi (2000), “Về địa danh Cửa Lò”, Văn hóa dân gian (3), tr.43 - 46. 49. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán soạn giả, Đặng Chu Kình dịch giả (1965), Đại Nam nhất thống chí, quyển thứ 13, tỉnh Hà Tĩnh, Nha Văn hóa, Bộ Văn hóa giáo dục. 50. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán soạn giả, Đặng Chu Kình dịch giả (1965), Đại Nam nhất thống chí, quyển thứ 14 - 15, tỉnh Nghệ An, Nha Văn hóa, Bộ Văn hóa giáo dục. 51. Hoàng Minh Đạo (1985), “Bước đầu tìm hiểu truyền thống chống giặc phương Bắc trong truyện dân gian vùng Nghệ Tĩnh”, Về văn học dân gian miền Trung (kỷ yếu Hội nghị văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất), Trường Đại học Sư phạm Vinh, tr.41 - 48. 52. Phạm Viết Đào, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang: Chết cho lý tưởng vương đạo, thân dân được sống còn?! Dẫn theo: 53. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa hoc̣ xã hội, Hà Nội. 55. Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Cao Huy Đỉnh (1965), “Học giả phương Tây đi tìm nguồn gốc truyện dân gian”, Tạp chí Văn học (6), tr.72 - 81. 57. Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Nghiêm Vạn (1969), Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn, Vụ văn hóa quần chúng xuất bản. 58. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1962), Việt Nam ca trù biên khảo, Sài Gòn. 59. Nguyễn Xuân Đức (2002), “Vai người kể chuyện trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích”, Tạp chí Văn học (9), tr.77 - 80. 60. James George Frazer (2007), Cành vàng (Bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy) (Ngô Bình Lâm dịch), Nxb Văn hóa thông tin, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, Hà Nội. 61. Ninh Viết Giao (1975), Nghệ Tĩnh trong tổ quốc Việt Nam, Sở GD và ĐT Nghệ An xuất bản. 62. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1993), Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ Tập 1, Nxb Nghệ An. 63. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở Văn hóa thông tin Nghệ An. 64. Ninh Viết Giao (2003), Địa chí huyện Quỳ Hợp, Nxb Nghệ An. 65. Ninh Viết Giao, Nhất lãm Con Cuông, dẫn theo: 66. Ninh Viết Giao (2004), Về văn học dân gian xứ Nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. V.E. Guxep (1999), Mỹ học folklore, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Nxb Đà Nẵng. 68. Nguyễn Bích Hà (1986), “Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việt Nam”, Tạp chí Văn học (2), tr.59 - 63. 69. Nguyễn Thị Bích Hà (2002), “Qua truyện Tấm Cám ở vùng Kinh Bắc, tìm hiểu con đường truyền thuyết hóa truyện cổ tích”, Văn hóa dân gian (6), tr.3- 8. 70. Mai Thanh Hải (2008), Địa chí tôn giáo lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 71. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Vũ Tố Hảo (1990), “Vài ghi nhận về con người và bản sắc văn hóa Nghệ Tĩnh”, Văn hóa dân gian (3), tr.69 - 72. 73. Đỗ Thị Hảo (1984), “Một số truyền thuyết xung quanh nhân vật Nùng Trí Cao”, Văn hóa dân gian (2), tr.31 - 32. 74. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1993), Các nữ thần Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 75. Đỗ Thị Hảo (1997), “Vài suy nghĩ về các thần tích ở Nghệ An trong kho tư liệu Hán Nôm”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.320 - 325. 76. Lê Văn Hảo (1985), “Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ”, Về văn học dân gian miền Trung (kỷ yếu Hội nghị văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất), Trường Đại học Sư phạm Vinh, tr.16 - 27. 77. Đinh Văn Hiến, Đinh Lê Yên (2003), Mai Hắc Đế - truyền thuyết và lịch sử, Nxb Nghệ An. 78. Nguyễn Quang Hồng - Trần Nghị, “Lễ hội các ngư dân miền biển Nghệ An”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, dẫn theo: nuoc-xu-nghe/31-cac-l-hi-ca-c-dan-min-bin-ngh-an.html 79. Diệp Đình Hoa (1996), “Tính duy lý của truyền thuyết, huyền thoại: Người Việt cổ chiếm lĩnh vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Văn hóa dân gian (4), tr.3 - 10. 80. Viện nghiên cứu văn hóa (2005), Thông báo văn hóa dân gian 2004, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 81. Kiều Thu Hoạch (1983), “Những đặc điểm tư tưởng của truyền thuyết chống ngoại xâm”, Văn hóa dân gian (3,4), tr.6 - 18. 82. Kiều Thu Hoạch (2000), “Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu folklore Nhật Bản và Trung Quốc”, Tạp chí Văn học (2), tr.39 - 50. 83. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt Tập 4 (Truyền thuyết), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt Tập 5 (Truyền thuyết), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 85. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Phan Kế Hoành (1978), “Góp phần tìm hiểu nguồn gốc truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân”, Tạp chí Văn học (4), tr. 88 - 95. 87. Nguyễn Thị Huế (1981), “Nhìn lại truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và ngọn nguồn dân tộc”, Tạp chí Văn học (6), tr.30 - 38. 88. Nguyễn Thị Huế (1983), “Tìm hiểu về motip cây trong Họ Hồng Bàng”, Tạp chí Văn học (6), tr.69 - 74. 89. Nguyễn Thị Huế (1991), “Mô típ tiếng hát trong truyện kể dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn học (5), tr. 32 - 35. 90. Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Hồ Quốc Hùng (1998), “Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới”, Tạp chí Văn học (4), tr.71 - 78. 92. Hồ Quốc Hùng (2000), “Về sự tái sinh của nhóm truyền thuyết anh hùng bộ lạc ở một vùng đất mới”, Tạp chí Văn học (10), tr.38 - 47. 93. Hồ Quốc Hùng (2002), “Góp thêm một cách nhìn về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy”, Tạp chí Văn học (5), tr.78 - 84. 94. Hồ Quốc Hùng (biên soạn) (2003), Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TPHCM. 95. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 96. Đinh Gia Khánh (1997), “Thử tìm hiểu cơ sở lịch sử xã hội của vùng văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.99 - 111. 97. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2001), Văn học dân gian Việt Nam, tái bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 98. Vũ Ngọc Khánh (1985), “Tiêu chí phân vùng văn nghệ dân gian (qua thực tế sưu tầm ở Thanh Hóa)”, Về văn học dân gian miền Trung (kỷ yếu Hội nghị văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất), Trường Đại học Sư phạm Vinh, tr.28 -34. 99. Vũ Ngọc Khánh (1997), “Văn hóa truyền thống xứ Nghệ và hướng phát triển trong thời đại mới”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.112 - 119. 100. Vũ Ngọc Khánh (2005), Hành trình vào thế giới Folklore Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 101. Vũ Ngọc Khánh (2006), Tám vị vua triều Lý, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 102. Phạm Tiết Khánh (luận án tiến sĩ) (2007), Khảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 103. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, dẫn theo: 104. Nguyễn Xuân Kính (tổ chức bản thảo) (2004), Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 105. Lê Văn Kỳ (1990), “Tìm hiểu truyền thuyết qua hội lễ”, Văn hóa dân gian (4), tr.66- 68. 106. Lê Văn Kỳ (1997), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 107. Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 108. Bùi Dương Lịch (1993), Nghệ An ký, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 109. Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam Tập 1, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 110. Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 111. Trần Gia Linh (1980), “Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết dân gian”, Tạp chí văn học (2), tr.34 - 40. 112. Nguyễn Thị Thu Linh (1986), “Thử minh giải truyền thuyết về nguồn gốc hội Liễu Đôi”, Tạp chí Văn học (3), tr.125 - 136. 113. Cung Văn Lược (1981), “Từ truyền thuyết ven sông Nhuệ vẽ hình ảnh người phụ nữ anh hùng thuở đánh Tống”, Tạp chí văn học (2), tr.10 - 17. 114. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 115. Lê Hồng Lý (1997), “Lễ hội dân gian ở Nghệ An: truyền thống và hiện đại”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.342- 350. 116. E.M.Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn và Song Mộc dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 117. Long Điền Nguyễn Văn Minh (1999), Từ điển văn liệu, Nxb Hà Nội. 118. Dưa Môn (2008), Lễ hội đền Cờn ở Quỳnh Phương, Nguồn: 119. Đậu Tuấn Nam (2003), “Vũ trụ trong tâm thức dân gian Thái (qua nghiên cứu ở vùng Quỳ Châu, Nghệ An)”, Văn hóa dân gian (1), tr.27 - 33. 120. Trần Nghĩa (1962), “Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy phát triển qua các thời đại”, Nghiên cứu văn học (4), tr.31 - 39. 121. Nguyễn Nghĩa Nguyên (2006), Từ Cổ Loa đến Đền Cuông, Nxb Nghệ An. 122. Bùi Văn Nguyên (1973), “Vài nét về văn hóa thời Hùng Vương qua một số truyền thuyết cổ”, Tạp chí Văn học (5), tr.1 - 7. 123. Bùi Văn Nguyên (1993), Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, Nxb Khoa học xã hội, Nxb Mũi Cà Mau. 124. Phan Nhân (1961), “Mấy ý kiến về vấn đề khai thác truyện dân gian và cải biên truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy”, Nghiên cứu Văn học (9), tr.69 - 81. 125. Phan Đăng Nhật (1974), “So sánh một số truyền thuyết trong Đẻ đất đẻ nước của người Mường với các truyền thuyết về thời dựng nước của người Việt”, Tạp chí Văn học (1), tr.19 - 33. 126. Võ Quang Nhơn (1977), “Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người, một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam thống nhất và đa dạng”, Tạp chí Văn học (6), tr. 49 - 57. 127. N.I. Niculin (2006), Dòng chảy văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 128. Trịnh Đình Niên - Vi An (1994), “Góp phần tìm hiểu về những tín ngưỡng và lễ tục dân gian của đồng bào Thái ở miền núi Nghệ An”, Văn hóa dân gian (2), tr.27 - 30. 129. Nguyễn Hồng Phú (1997), “Vài nét về truyện kể của dân tộc Thái ở miền núi Nghệ An”, Văn hóa dân gian (3), 28 - 32. 130. Hồ Hữu Phước (1997), “Mấy suy nghĩ về văn hóa truyền thống trong làng xã ở Hà Tĩnh”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.120 - 128. 131. Hồ Hữu Phước (1998), “Về một loại văn học dân gian lưu truyền ở xứ Nghệ - sấm ngữ”, Văn hóa dân gian (4), tr.71 - 75. 132. G.N.Pôxpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 133. V.IA.Propp (2003), Tuyển tập V.IA.Propp Tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 134. V.IA.Propp (2005), Tuyển tập V.IA.Propp Tập 2, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 135. Vũ Quỳnh (1993), Tân đính Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 136. Lê Chí Quế (chủ biên) (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 137. Trần Lê Sáng (1983), “Truyền thuyết về một bài thơ”, Tạp chí Văn học (5), tr.84 - 93. 138. Trần Minh Siêu (1997), “Sinh hoạt văn hóa trong lễ hội truyền thống tại đền thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.366 - 373. 139. Thanh Sơn (1995), “Hội lễ đền chín gian của người Thái ở miền Tây Nghệ An”, Văn hóa dân gian (4), tr.65 - 68. 140. Thanh Sơn (1992), “Đôi nét về tục uống rượu cần của người Thái ở miền Tây Nghệ An”, Văn hóa dân gian (3), tr.24 - 26. 141. Claude Lévi - Strauss (2009), Nhiệt đới buồn, Ngô Bình Lâm dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội. 142. Hoàng Anh Tài (1997), “Văn học dan gian trong các nghề thủ công truyền thống ở xứ Nghệ”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.239 - 247. 143. Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển 1: Phần ngữ ngôn văn tự và văn học truyền miệng, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 144. Bùi Quang Thanh (1979), “Về một thể loại văn học dân gian”, Tạp chí Văn học (4), tr 125 - 134. 145. Bùi Quang Thanh (1981), “Tìm hiểu kết cấu của dạng truyền thuyết anh hùng”, Tạp chí Văn học (3), tr.58 - 65. 146. Bùi Quang Thanh (1982), “Truyền thuyết dân gian với tâm lý cộng đồng người Việt”, Tạp chí Văn học (2), tr.68 - 75. 147. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 148. Bùi Thiết (1992), “Có một hướng giải mã truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh”, Tạp chí Văn học (2), tr.22 - 27. 149. Ngô Đức Thịnh (1990), “Nghiên cứu vùng văn hóa - khuynh hướng và các vấn đề”, Văn hóa dân gian (3), tr.46 - 52. 150. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 151. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 152. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 153. Hoàng Thọ (1987), “Về vốn múa nhảy trong các dân tộc ít người thuộc vùng miền núi Nghệ Tĩnh”, Văn hóa dân gian (3), tr.63 - 65. 154. Hoàng Thọ (1997), “Sưu tầm, khai thác, sử dụng, phát huy vốn nghệ thuật dân gian của các dân tộc ít người ở miền núi Nghệ An”, Văn hóa dân gian (3), tr.44-48. 155. Khoa ngữ văn Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục. 156. Hữu Thoan, Hoàng Việt, Hữu Chính (2007), Sự tích chùa Hương Tích Hà Tĩnh, Nxb Nghệ An. 157. Phan Trần (1967), “Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử”, Tạp chí Văn học (3), tr.50 - 59. 158. Nguyễn Thanh Tùng (1997), “Đôi điều suy nghĩ về sự kết hợp văn hóa truyền thống với thực tiễn trong việc thờ cúng tổ tiên”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.164 - 171. 159. Trịnh Cao Tưởng (2005), Thành hoàng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản, một nghiên cứu so sánh, Nxb Văn hóa thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội. 160. Đỗ Bình Trị - Trần Đình Sử (1998), Văn học Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 161. Võ Văn Trực (1976), Người anh hùng đất Hoan Châu: tráng ca, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 162. Võ Văn Trực (1990), Truyền thuyết núi Hai Vai, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 163. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, Người và đất Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 164. Tạ Chí Đại Trường (2009), Những bài dã sử Việt, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 165. Dương Tất Từ (1969), “Qua lời kể dân gian tìm hiểu thêm ý nghĩa một số tên làng, tên đất và phong tục xung quanh truyền thuyết An Dương Vương”, Tạp chí Văn học (8), tr.50 - 55. 166. Hoàng Tiến Tựu (1978), “Vấn đề phân vùng văn học dân gian và ý nghĩa phương pháp luận của nó”, Tạp chí Dân tộc học (2), tr.1 - 13. 167. Hoàng Tiến Tựu (1979), “Sự phát triển của truyền thuyết chống ngoại xâm từ “Thánh Gióng” đến “An Dương Vương”, Tạp chí Văn học (4), tr.50 - 58. 168. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 169. Hoàng Tiến Tựu (1997), “Lễ hội với đời sống tinh thần của nhân dân trong xã hội hiện nay”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.326 - 332. 170. Thanh Việt (1960), “Nên khai thác và đánh giá truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy như thế nào?”, Nghiên cứu văn học (12), tr.90 - 92. 171. Nguyễn Quang Vinh (1974), “Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân gian Không Lộ”, Tạp chí Văn học (6), tr.61 - 73. 172. Tầm Vu (1967), “Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết”, Tạp chí Văn học (3), tr.60 - 71. 173. Lê Trung Vũ (1980), “Truyền thuyết Chi Lăng, bài ca chiến công lẫy lừng của đồng bào miền núi chống bọn bành trướng đại Hán tộc”, Tạp chí Văn học (5), tr.81 - 85 . 174. Trần Quốc Vượng (1965), “Bàn thêm về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy”, Tạp chí Văn học (1), tr.99 - 101. 175. Trần Quốc Vượng (1969), “Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước”, Tạp chí Văn học (2), tr.63 - 77. 176. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 177. Vũ Nhị Xuyên (1995), Văn học dân gian xứ Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 178. Lý Tế Xuyên (1960), Việt điện u linh tập, bản dịch của Lê Hữu Mục, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 179. Nguyễn Khắc Xương (biên soạn và giới thiệu) (1971), Truyền thuyết Hùng Vương, Chi hội Văn nghệ dân gian Vĩnh Phú. 180. Nguyễn Khắc Xương (1973), “Tìm hiểu quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục”, Tạp chí Văn học (6), tr.98 - 107. 181. Nguyễn Khắc Xương (1976), “Tìm hiểu những truyền thuyết về văn hóa thời Hùng Vương dựng nước trên vùng đất tổ”, Tạp chí Văn học (2), tr.21 - 28. 182. Hùng Nam Yến (1974), “Về truyền thuyết thời Hùng Vương”, Tạp chí Văn học (1), tr.140 - 143. 183. Phạm Thu Yến (chủ biên) (2008), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 184. Cl. Chivas Baron (1920), Stories and legends of Annam (Translate from the French Contes et Lesgendes de l’Annam by E.M.Smith Dampier), Andrew Melrose, Ltd., London and New York. 185. Le Huy Hap (1963), Vietnamese legends, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. 186. L.T. Bạch Lan (1957), Vietnamese legends, Kim Lai An Quan, C/O 6, Lê Văn Hưu, Sài Gòn. 187. George F. Schultz (1965), Vietnamese legends, Charles E. Tuttle Company, Rutland, Vermont & Tokyo, Japan. Tài liệu tiếng Trung 188. 丁 乃 通(1986), 中 国 民 间 故 事 类 型 索 引,中 国 民 间 文 艺 出 版社,北京。

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_va_nghien_cuu_truyen_thuyet_dan_gian_xu_nghe_1342.pdf