[Tóm tắt] Luận án Kiến trúc nhà ở công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa xây dựng

I. Kết luận * Nghiên cứu của luận án, tác giả có 05 đề xuất mới để áp dụng trong thiết kế, xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng: 1. Các quan điểm và nguyên tắc về xây dựng phát triển nhà ở công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng; 2. Xây dựng ra hệ thống tiêu chí gồm 4 nhóm với 18 tiêu chí để đánh giá tính “ thích ứng - linh hoạt” trong xây dựng nhà ở cho công nhân; 3. Đề xuất khu ở gắn với đô thị, đưa ra mô hình ở tương đối thích hợp cả về không gian và thời gian cũng như quy mô và chất lượng nhằm đảm bảo các tiêu chí tối thiểu về môi trường và khung cảnh sống cho người ở, sự phát triển bền vững của cấu trúc đô thị; 4. Đề xuất giải pháp cung ứng nhà ở: 3 kiểu, 4 mô hình nhà ở, mô đun trong thiết kế xây dựng; 5. Đề xuất giải pháp kiến trúc, lựa chọn mô hình công nghệ xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu ở của người công nhân cũng như lọai hình nhà và điều kiện thực tiễn tại Hải Phòng;

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Kiến trúc nhà ở công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Nguyễn Quang Tuấn KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TẠI HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA XÂY DỰNG Chuyên ngành: Kiến trúc công trình Mã số: 62.58.01.02 Tóm tắt luận án Tiến sĩ kiến trúc Hà Nội - Năm 2016 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Xây dựng Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Đỉnh PGS.TS Phạm Thúy Loan Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Hữu Dũng Phản biện 2: TS Trần Thanh Bình Phản biện 3: GS. TS Nguyễn Lân Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ........................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm luận án tại: Thư viện Quốc Gia, thư viện Trường Đại học Xây dựng 3 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Nhà ở cho công nhân có một vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa tại mỗi quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi đang diễn ra quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Phát triển công nghiệp đang tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp được Thủ tướng phê duyệt tới năm 2020 thành phố Hải Phòng có 16 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 9.000ha và ước tính các KCN sẽ thu hút khoảng 195 vạn lao động. Mặt khác theo nghị quyết số 22/NQ - HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về "Chương trình phát triển nhà ở xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2025" với nhiệm vụ đề ra là năm 2015 thành phố giải quyết được 30% nhu cầu về nhà ở cho công nhân và đến năm 2020 là 80%. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất giải pháp tổ chức khu ở, mô hình kiến trúc và lựa chọn công nghệ xây dựng nhà ở cho công nhân phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Hải Phòng, đáp ứng sự linh hoạt trong sử dụng và biến đổi theo thời gian hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nội dung nghiên cứu: 1, Đánh giá thực trạng kiến trúc, tình hình xây dựng nhà ở theo phương pháp công nghiệp tại một số nước trên thế giới và Việt Nam; thực tiễn quy hoạch, kiến trúc nhà ở công nhân các khu công nghiệp tại Hải Phòng. Từ đó rút ra nhận xét và vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. 2, Phân tích hệ thống các cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc nhà ở công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa xây dựng. 4 3, Đề xuất quan điểm, nguyên tắc; hệ thống tiêu chí “thích ứng - mềm dẻo”; giải pháp tổ chức khu ở, kiến trúc và công nghệ xây dựng nhà ở cho người công nhân lao động. 4, Kiến nghị các chính sách về quy hoạch khu ở, kiến trúc nhà ở, công nghệ kỹ thuật xây dựng và quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người công nhân hoàn thiện nơi ở. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tổ chức không gian - kiến trúc - lựa chọn công nghệ xây dựng nhà ở cho công nhân các khu ccoong nghiệp tập trung tại thành phố Hải Phòng tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050. Phương pháp nghiên cứu: Sưu tầm, thu thập tài liệu; điều tra xã hội học; tổng hợp - phân tích - đánh giá; phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh - đối chiếu. Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận - kiến nghị, nội dung luận án gồm 3 chương với tổng số 140 trang; trong đó có 44 trang hình vẽ và 96 trang viết. Ý nghĩa luận án: Là một nghiên cứu sâu và đồng bộ đầu tiên về nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tại Hải Phòng đến năm 2025; là cơ sở trong việc xây dựng phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tại Hải Phòng; là nguồn tài liệu tham khảo dành cho các nhà quản lý, các nhà thiết kế, các nhà đầu tư trong quá trình thiết kế, xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA 1.1. Tổng quan kiến trúc nhà ở công nhân theo hướng công nghiệp hóa ở một số nước trên thế giới. 1.1.1. Thực trạng kiến trúc nhà ở: Phân tích, đánh giá tại Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Singgapor, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Điển, Mỹ. 1.1.2. Thực trạng xây dựng nhà ở: Phân tích, đánh giá việc lựa chọn hướng công nghiệp hóa xây dựng tại liên bang Nga, Cuba. 1.1.3. Bài học kinh nghiệm - Về tổ chức khu ở: + Quy mô khu ở có xu hướng giảm, tập trung vào giá trị ở. + Khu ở sử dụng chung hệ thống hạ tầng và có sự tương tác với cộng đồng đô thị. - Về kiến trúc nhà ở: + Nhà ở được đa dạng hoá các loại hình, phát triển nhiều giai đoạn, linh hoạt hóa trong sử dụng. + Nhà ở thiết kế điển hình, đơn giản và tối thiểu; lấy hộ gia đình hạt nhân 1 thế hệ làm cơ sở thiết kế và phát triển. - Về chính sách phát triển: + Xây dựng phát triển nhà ở là trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động. + Khuyến khích người dân địa phương xây dựng nhà ở. 6 - Về công nghệ kỹ thuật xây dựng: + Công nghiệp hóa xây dựng nhà ở kết hợp giữa công nghệ mới với công nghệ truyền thống. + Công nghệ xây dựng đa dạng để phù hợp với từng loại hình nhà ở. 1.2. Thực trạng kiến trúc và tình hình xây dựng nhà ở công nhân theo hướng công nghiệp hóa ở một số tỉnh thành tại Việt Nam. 1.2.1. Thực trạng kiến trúc nhà ở: Đánh giá việc xây dựng nhà ở công nhân giai đoạn hiện nay (sau năm 2000) ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. 1.2.2. Tình hình xây dựng nhà ở: Phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của CNHXD tới giải pháp kiến trúc nhà ở cho công nhân giai đoạn năm 1954 - 1986 tại miền Bắc và giai đoạn sau năm 1986. 1.2.3. Nhận xét và đánh giá - Về khu ở: + Các dự án khu ở được quy hoạch đồng bộ, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại việc xây dựng nhà ở. + Vị trí khu ở chưa gắn kết với cộng đồng dân cư đô thị. - Về kiến trúc nhà ở: + Chỉ tập trung chủ yếu nhà ở dạng chung cư. + Nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu ở của người lao động. - Về công nghệ kỹ thuật xây dựng: + Những năm 1954 - 1965, đa số các mẫu nhà ở chung cư, tập thể xây dựng đơn giản, chưa đáp ứng tiện nghi tối thiểu cho người ở, hay nói một cách khác là chưa thể gọi đó là một căn hộ của nhà chung cư. Phương pháp xây dựng chủ yếu là thủ công truyền thống: tường xây gạch, sàn panen hoặc đổ tại chỗ. Một số nhà giai đoạn 1965 - 1986 đã có hướng công nghiệp hóa cao hơn (lắp ghép tấm nhỏ và tấm lớn) nhưng 7 chỉ áp dụng với quy mô nhỏ ở một vài khu mới tại Hà Nội hoặc các thành phố lớn có nhà máy bê tông đúc sẵn. + Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: bước đầu áp dụng công nghệ xây dựng mới dẫn tới số tầng nhà tăng và nhà ở linh hoạt hơn. 1.3. Thực trạng quy hoạch - kiến trúc nhà ở công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng. Phân tích, đánh giá về quy hoạch khu ở, kiến trúc nhà ở công nhân trước năm 1986, giai đoạn sau năm 1986. Từ đó có những nhận xét và đánh giá sau: - Giai đoạn trước năm 1986 nhà ở cho công nhân được quy hoạch dưới hình thức tiểu khu, khu ở là đơn vị ở của đô thị. Nhà ở được xây dựng đa dạng, tuy nhiên nhà ở giai đoạn này đang bị xuống cấp, cơi nới tùy tiện do sự cứng nhắc của kết cấu, hạn chế của vật liệu. - Giai đoạn 1986 - 2000 nhà ở chủ yếu là do các hộ dân hoặc các doanh nghiệp tự xây dựng trên những khu đất ở, đất vườn, đất khu công nghiệp chưa sử dụng. Do thiếu sự định hướng của Nhà nước dẫn tới nhà ở xây dựng lộn xộn và tùy tiện. - Giai đoạn sau năm 2000 khu ở quy hoạch đồng bộ, gắn với quá trình lập quy hoạch khu công nghiệp. Tuy nhiên các dự án nhà ở thiếu tính đa dạng, đòi hỏi nguồn vốn lớn, hiệu quả đầu tư không cao dẫn tới nhà ở chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư xây dựng và chưa phù hợp với nhu cầu ở của người lao động. 1.4. Đánh giá chung, các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 1.4.1. Đánh giá chung 1. Trên thế giới, việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân là trách nhiệm toàn xã hội. Nhà ở được đa dạng hóa các loại hình và hình thức để phù hợp với nhu cầu ở của nhiều nhóm đối tượng lao động khác nhau. Khu ở có xu hướng giảm về quy mô, tập trung vào giá trị sử dụng 8 và có sự tương tác với cộng đồng đô thị. Nhà ở thiết kế làm nhiều giai đoạn, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu ở của mọi đối tượng. 2. Tại Việt Nam, nhà ở công nhân giai đoạn trước năm 1986 thiếu sự mềm dẻo. Giai đoạn sau năm 2000, khu ở cho công nhân quy hoạch đồng bộ tuy nhiên khu ở thiếu sự gắn kết với cộng đồng dân cư đô thị và phần lớn mới chỉ xây dựng nhà ở. Nhà ở chưa đa dạng, thiếu linh hoạt dẫn tới việc thu hút nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng nhu cầu ở của nhiều nhóm đối tượng lao động. 3. Những kinh nghiệm của Liên bang Nga, Cuba đã phần nào sáng tỏ về sự lựa chọn phương thức công nghiệp hóa xây dựng nhà ở cho công nhân theo hướng thị trường và sản xuất với quy mô lớn; những vấn đề về kinh tế kỹ thuật trong xây dựng. 4. Về công nghiệp hóa xây dựng nhà ở tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 hệ thống lắp ghép cứng cả về kiến trúc lẫn kỹ thuật. Mỗi thay đổi trên bố cục mặt bằng kiến trúc, về hệ kết cấu đều gặp trở ngại lớn. Mặt khác trong thời kỳ này, trình độ sản xuất, vật liệu cũng như thi công còn nhiều hạn chế dẫn tới chất lượng nhà ở lắp ghép không đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như đảm bảo an toàn cho người ở. Giai đoạn sau năm 1986 nhận thức về công nghiệp hóa cũng như hiệu quả của công nghiệp hóa chưa có mô hình “ mẫu” cho công nghiệp hóa xây dựng vì vậy việc áp dụng các công nghệ mới còn dò dẫm và bị động. Mặt khác các nhà tư vấn thiết kế cũng chưa đủ mạnh để đưa ra phương án công nghiệp hóa vượt các phương án xây dựng truyền thống. 5. Có thể thấy tại mỗi giai đoạn, do điều kiện kỹ thuật, kinh tế của xã hội quy hoạch - kiến trúc nhà ở cho công nhân tại Hải Phòng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong quá trình xây dựng và đưa 9 vào sử dụng. Nhà ở giai đoạn trước năm 1986 được xây dựng đa dạng nhưng thiếu sự linh hoạt; giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000 xây dựng lộn xộn, tùy tiện do thiếu sự định hướng; giai đoạn sau năm 2000 khu ở quy hoạch đồng bộ với khu công nghiệp tuy nhiên chưa thu hút được nguồn vốn xây dựng, nhà ở thiết kế với tiêu chuẩn cao. 1.4.2. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 1. Nghiên cứu các hệ thống lý luận về tổ chức khu ở, nhà ở; từ đó đề xuất quan điểm và nguyên tắc trong quá trình quy hoạch khu ở, xây dựng phát triển nhà ở. 2. Xác định hệ thống tiêu chí “thích ứng - mềm dẻo” để nhà ở cho công nhân bền vững trong suốt quá trình sử dụng. 3. Nghiên cứu phân tích đặc điểm công nghiệp và cơ cấu quy hoạch đô thị Hải Phòng để đề xuất giải pháp tổ chức khu ở gắn với không gian đô thị và khu công nghiệp; từ đó giúp khu ở công nhân phát triển đồng bộ và hòa nhập với cộng đồng đô thị. 4. Nghiên cứu nhu cầu nhà ở của công nhân, đặc điểm xã hội của lực lượng lao động, nhà ở với thu nhập, cơ cấu sử dụng đất tại Hải Phòng; từ đó đề xuất mô hình nhà ở phù hợp. 5. Phân tích, làm rõ những cơ sở ảnh hưởng tới công nghệ xây dựng, ưu nhược điểm của các loại công nghệ xây dựng; từ đó lựa chọn mô hình công nghệ xây dựng thích hợp. 10 CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TẠI HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các mô hình lý thuyết về quy hoạch đô thị - Đô thị công năng (The Functional City) của CIAM: đưa ra mô hình đô thị hiện đại bao gồm 4 công năng đơn giản là: Ở, Làm việc, Nghỉ ngơi và Giao thông. - Đô thị học Mới (New Urbanism) của Christopher Charles Benninger: đề xuất 10 nguyên tắc PIU là: cân bằng với thiên nhiên; cân bằng với Truyền thống; công nghệ thích hợp; thân thiện hiếu khách; tính hiệu quả; tầm vóc con người; ma trận cơ hội; hội nhập vùng; sự di chuyển cân bằng; trung thực về thể chế. - Thành phố công nghiệp của Tony Garnier: các khu nhà ở, khu công nghiệp, khu vực giải trí, giao thông vận tải và các hệ thống cây xanh được bố trí hợp lý, rõ ràng. Quy mô thành phố được xác định khoảng 35.000 – 40.000 người. 2.1.2. Các mô hình đơn vị ở - Aristotle đã nhận định rằng mỗi thành - bang (polis) nên có số thành viên giới hạn (4000 người) để tiếng nói của mỗi cá nhân được lắng nghe bởi cả cộng đồng. - “Thành phố vườn” vào năm 1898, Ebenezer Howard cũng chia một thành phố thành những “phường” với dân số 5000 người và các dịch vụ công cộng cơ bản. - Clarence Perry đề xuất 6 nguyên lý thiết kế nhằm tạo ra những khu dân cư an toàn, có ranh giới và đặc trưng rõ rệt, khuyến khích sự giao 11 tiếp giữa các cư dân và tương tác giữa cư dân và địa danh nơi họ sinh sống. 2.1.3. Chất lượng khu ở, nhà ở - Chất lượng khu ở phụ thuộc vào 3 yếu tố “môi trường”, “sự gắn bó” và “ khả năng lựa chọn”. (Sidney Browwer) - Chất lượng nhà ở phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, khả năng sinh sản, sức khỏe, giáo dục và việc làm/thu nhập trong mối quan hệ nhiều chiều giữa chúng. (Y. L. Gambo - 2012) 2.1.4. Các mô hình thiết kế nhà ở hiện đại Có 4 mô hình đó là: nhà ở đủ điều kiện; nhà ở linh hoạt và thích ứng; nhà ở tối thiểu cho đối tượng thu nhập thấp; nhà ở sinh thái. Từ đó rút ra những khả năng có thể áp dụng cho nhà ở công nhân đó là: tính linh hoạt và thích ứng nhằm đáp ứng nhu cầu ở đa dạng; nhà ở hoàn thiện theo thời gian để giảm giá thành ban đầu và tăng khả năng tham gia của người ở trong việc tiếp cận, sở hữu và xây dựng nhà ở; giảm kích thước, lựa chọn giải pháp quy hoạch, xây dựng, tổ chức mặt bằng, để giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng; tổ hợp chức năng căn hộ để giảm diện tích xây dựng; tận dụng nguồn năng lượng, vật liệu tự nhiên. 2.1.5. Linh hoạt, biến đổi không gian nhà ở Trên quan điểm cố định/khả năng thay đổi, có 3 cách nhìn nhận về cấu trúc không gian của một căn hộ: góc độ không gian, góc độ kết cấu - cấu kiện, góc độ thiết kế - sử dụng. 2.2. Công nghiệp hóa xây dựng nhà ở 2.2.1. Các vấn đề chung. Công nghệ xây dựng được đặc trưng bởi 2 yếu tố đó là phương pháp công nghệ, nguyên tắc hoàn thành sản phẩm. Công nghiệp hóa có 3 mức 12 đó là mức độ thấp, mức độ trung bình và mức độ cao; hệ kích thước sử dụng trong thiết kế nhà ở. 2.2.2. Đặc điểm công nghệ xây dựng nhà ở Đánh giá, phân tích ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các công nghệ xử lý nền móng, công nghệ xây dựng phần thân nhà. 2.2.3. Cơ sở lựa chọn công nghệ xây dựng: gồm 03 nhóm Hệ thống cơ sở lựa chọn mô hình công nghệ xây dựng Cơ sở về kiến trúc Cơ sở về kết cấu Cơ sở về công nghệ - Tính linh hoạt trong thiết kế - Phối hợp kích thước - Đa dạng về hình thức - Số tầng thích hợp - Vật liệu và trang thiết bị thích hợp - Đáp ứng yêu cầu về môi trường - Đảm bảo kinh tế theo chỉ tiêu tổng hợp - Số tầng và chiều cao nhà - Kết cấu theo khu vực - Khả năng thống nhất và điển hình hoá - Khả năng lắp lẫn nếu là lắp ghép - Qui mô sản xuất lớn - Sản xuất tập trung - Mức tri thức trong thành phần sản phẩm cao - Thích hợp cho từng vùng - Tính kinh tế theo góc độ sản xuất nhà ở 2.3. Đặc điểm xã hội và nhu cầu nhà ở của công nhân 2.3.1. Đặc điểm xã hội của lực lượng lao động - Đối tượng lao động: gồm chuyên gia nước ngoài và công nhân viên chức đại diện chiếm 9,1%, lao động ngoại tỉnh chiếm 59,7% và lao động địa phương bị lấy đất làm KCN chiếm 5,2%. - Mức thu nhập: nhóm thu nhập thấp (chiếm khoảng 20,0%), nhóm thu nhập trung bình khá (chiếm khoảng 65,0%), nhóm thu nhập cao (chiếm khoảng 15,0%). - Về độ tuổi: từ 18 - 30 chiếm 68,2%, nhóm có độ tuổi từ 30 - 45 chiếm 23,2% và nhóm có độ tuổi trên 45 chiếm 8,6%. - Về thâm niên công việc: từ 1 - 5 năm chiếm 37,5%, từ 6 - 10 năm chiếm 16,4%, từ 11 - 20 năm chiếm 27,3%, trên 20 năm 18,8%. 13 - Về quy mô gia đình: gia đình hạt nhân từ 1 - 2 thế hệ chiếm 93,3%, gia đình 3 thế hệ khoảng 6,7%. - Biến đổi cấu trúc gia đình: công nhân hộ gia đình và quy mô gia đình có sự gia tăng và biến đổi theo thời gian. 2.3.2. Nhu cầu nhà ở của công nhân - Hệ thống dịch vụ công cộng: 82% muốn có chợ, siêu thị, bách hoá; 78% muốn có bệnh viện, phòng y tế; 45% muốn có trường học, nhà trẻ; bưu điện, cửa hàng (47%); công viên, vườn hoa (44%); sân thể dục thể thao (42%); công trình văn hoá như câu lạc bộ giải trí, nhà văn hoá (35%); rạp chiếu phim (30%). - Loại hình số tầng nhà ở: Công nhân đều mong muốn căn hộ có khu phụ riêng biệt, số lượng người ở trong căn hộ từ 2 - 6 người, hộ gia đình 2 thế hệ mong muốn căn hộ có không gian ngủ riêng. - Khả năng chi trả cho nhà ở: phụ thuộc vào mức thu nhập và chiếm khoảng từ 6 - 15%. - Tỷ lệ công nhân có nhu cầu về nhà ở: 66,8% công nhân có nhu cầu về nhà ở trong đó thuê chiếm 43,5%, mua và thuê mua chiếm 23,3%. 2.4. Đặc điểm đô thị Hải Phòng 2.4.1. Điều kiện tự nhiên: có mùa hè nóng, mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trong ngày lớn, độ ẩm cao, mưa bão nhiều, nền đất yếu. 2.4.2. Vị trí, quy mô, tính chất các khu công nghiệp tập trung - Về vị trí: gồm 03 nhóm khu công nghiệp đó là nhóm ở ven đô thị, nhóm gắn với khu đô thị mới và nhóm ở ngoại thành (xa đô thị). - Về tính chất khu công nghiệp: nhóm khu công nghiệp công nghệ sạch - kỹ thuật cao, nhóm khu công nghiệp tổng hợp - dịch vụ cảng biển, nhóm khu công nghiệp đóng tàu và phụ trợ đóng tàu. - Về quy mô: nhóm khu công nghiệp quy mô trung bình (50 - 200ha), nhóm khu công nghiệp quy mô lớn (200 - 500ha) nhóm khu công nghiệp quy mô rất lớn (trên 500ha). 14 2.4.3. Quy hoạch không gian và cơ cấu sử dụng đất: có quỹ đất ở lớn (cả khu vực nội thành lẫn khu vực ngoại thành); khu vực nội thành có quỹ đất công cộng thấp (chỉ đạt 0,2 lần so với quy chuẩn); khu vực ngoại thành có quỹ đất công cộng lớn (gấp 1,2 lần so với quy chuẩn). 2.4.4. Kiến trúc nhà ở đô thị: nhà ở chung cư có chiều cao tầng trung bình 5,0 tầng, liên kế - khối ghép 2,5 tầng. 2.4.5. Điều kiện kỹ thuật và vật liệu xây dựng: nguồn vật liệu đa dạng và dồi dào, lực lượng lao động thủ công lớn, đội ngũ cán bộ và điều kiện kỹ thuật xây dựng đáp ứng tốt mọi yêu cầu đặt ra. 2.4.6. Sự phân tầng về mức sống và khác biệt trong lợi thế về nhà ở: kết cấu nhà ở chủ yếu kiên cố, diện tích nhà ở tăng theo thu nhập (nhóm nghèo nhất là 12,8m2/người, nhóm giầu nhất là 33,65m2/ người). 2.5. Cơ sở pháp lý 2.5.1. Quan điểm và định hướng công nghiệp hóa phát triển nhà ở đô thị 2.5.2. Chủ trương thành phố Hải Phòng về phát triển đô thị, nhà ở xã hội 2.5.3. Chính sách thành phố Hải Phòng về phát triển nhà ở 2.5.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nhà ở cho công nhân 2.2.5. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong nhà ở 2.6. Nhận xét chung. 1. Có thể thấy mỗi mô hình tổ chức khu ở, nhà ở đều có những ưu điểm và nhược điểm. Việc tổ chức khu ở, kiểu loại hình nhà ở cho công nhân cần dựa vào nhu cầu ở của nhóm đối tượng lao động cũng như đặc điểm khu vực ở để có giải pháp cho hợp lý. Tuy nhiên yếu tố linh hoạt và biến đổi, giảm giá thành xây dựng, đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thường ngày là điều đặc biệt cần thiết đối với nhà ở công nhân. 2. Chất lượng nhà ở phụ thuộc vào môi trường ở, sự gắn bó với cộng đồng dân cư, sự riêng tư trong căn hộ, khả năng việc làm/thu nhập thêm, 15 gần nơi làm việc và hệ thống giao thông và dịch vụ công cộng của đô thị. 3. Nhà ở cho công nhân là nhà ở đô thị hiện đại. Trong quá trình phát triển cần có những quan điểm, nguyên tắc cũng như giải pháp xây dựng để phù hợp đối tượng ở cũng như điều kiện thực tiễn tại Hải Phòng. 4. Về công nghệ xây dựng nhà ở tại Hải Phòng, mỗi loại công nghệ nêu ra đều có những ưu điểm, nhược điểm, thích ứng đối với những điều kiện cụ thể. 5. Công nghiệp hóa xây dựng nhà ở được xác định dựa theo 3 nhóm cơ sở với các nội dung cụ thể: - Về kiến trúc đó là: tính linh hoạt trong thiết kế, sự phối hợp các kích thước, sự đa dạng về hình thức, số tầng thích hợp, vật liệu và trang thiết bị thích hợp, đáp ứng môi trường, tính kinh tế theo chỉ tiêu tổng hợp. - Về kết cấu đó là: số tầng và chiều cao nhà, kết cấu theo vùng miền có khả năng thống nhất và điển hình hóa, khả năng lắp lẫn. - Về công nghệ xây dựng đó là: quy mô sản xuất lớn, mức độ sản xuất tập trung, mức tri thức trong thành phẩm cao, thích hợp cho từng vùng và tính kinh tế cao theo góc độ sản xuất nhà ở. 6. Các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng đều có quy mô trên 50ha với xu hướng phát triển loại hình công nghiệp sạch, ít độc hại tới môi trường; quy hoạch tại 3 khu vực đó là: ven đô thị, gắn với khu đô thị mới và ngoại thành (xa đô thị). 7. Công nhân tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng có đặc điểm sau: mức thu nhập trung bình cao hơn so với mức thu nhập trung bình của cả nước; gồm nhóm thu nhập thấp, nhóm thu nhập trung bình khá và nhóm thu nhập cao; độ tuổi chủ yếu còn trẻ gồm nhóm lao động độc thân và nhóm lao động có gia đình; thời gian làm việc tại khu công nghiệp gồm nhóm có thâm niên làm việc ngắn và nhóm gắn bó lâu dài với khu công 16 nghiệp; đối tượng có nhu cầu về nhà ở gồm nhóm lao động ngoại tỉnh, chuyên gia nước ngoài, viên chức đại diện và lao động địa phương bị lấy đất làm khu công nghiệp. Tỷ lệ, quy mô hộ gia đình của người lao động tăng dần và biến đổi theo thời gian, chủ yếu gia đình 1 - 2 thế hệ. 8. Nguyện vọng về nhà ở của người lao động mong muốn khu ở có các dịch vụ đời sống hàng ngày, chủ yếu tập trung vào loại hình nhà ở dạng chung cư dưới 7 tầng và dạng liên kế - khối ghép từ 1 - 2 tầng; căn hộ ở với mong muốn dưới 6 người, khép kín. Đối với nhóm lao động thuê nhà ở diện tích căn hộ ở từ 21 - 30m2, hộ sở hữu nhà là 31 - 60m2. Khả năng chi trả cho nhà ở tăng theo thu nhập; nhóm có thu nhập càng cao khả năng tích lũy mua nhà ở càng lớn. 9. Hải Phòng có nền đất yếu, mưa bão nhiều, có mùa đông lạnh mùa hè nóng; cơ cấu đất ở tại khu vực nội thành và ngoại thành đều lớn hơn so với quy chuẩn; nhà ở đô thị có chiều cao tầng trung bình 5,0 tầng đối với nhà ở dạng chung cư 2,5 tầng đối với nhà ở liên kế - khối ghép; nhà ở chủ yếu là dạng kiên cố, diện tích ở bình quân khoảng từ 12 - 15m2 đối với nhóm thu nhập trung bình thấp và từ 15 - 21m2 đối với nhóm thu nhập trung bình khá; có nguồn vật liệu công nghiệp đa dạng, nguồn nhân lực và kỹ thuật xây dựng có trình độ chuyên môn cao đáp ứng tốt những yêu cầu công nghệ xây dựng đặt ra; có nguồn lao động thủ công lớn, vật liệu xây dựng địa phương dồi dào. 10. Thành phố Hải Phòng với chủ trương phát triển đô thị theo hướng sinh thái - kinh tế; khu vực nội thành phát triển thành đô thị trung tâm, các huyện thị ngoại thành sẽ mở rộng và phát triển thành các đô thị vệ tinh; đa dạng hoá các loại hình, tận dụng mọi nguồn lực của xã hội, kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại trong xây dựng nhà ở. 17 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TẠI HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG 3.1. Quan điểm và nguyên tắc 3.1.1. Quan điểm: gồm 03 quan điểm - Nhà ở công nhân phát triển từng bước theo giai đoạn, với mô hình hỗn hợp chức năng. - Công nghệ xây dựng được lựa chọn phù hợp và tuân theo quy hoạch cũng như phải có các chính sách đặc biệt. - Nhà ở công nhân bao gồm các tiện nghi và dịch vụ xã hội, trong một môi trường liên kết con người với các thiết chế xã hội xung quanh. 3.1.2. Nguyên tắc: gồm 06 nguyên tắc - Các dự án khu ở phải xây dựng bổ sung và đóng góp hệ thống hạ tầng mới trên cơ sở hệ thống hạ tầng cũ của khu vực ở. - Xác định quy mô khu ở phù hợp với khu vực. - Sử dụng mạng lưới mô đun trong quy hoạch và thiết kế kiến trúc. - Lấy hộ gia đình hạt nhân 1 thế hệ làm cơ sở thiết kế nhà ở. - Tối ưu hóa các yếu tố cố định, linh hoạt các yếu tố có thể biến đổi trong nhà ở. - Công nghệ xây dựng đảm bảo tính linh hoạt của nhà ở, đáp ứng cơ bản các cơ sở lựa chọn công nghiệp hóa xây dựng, hướng tới phát triển bền vững toàn diện về mặt kinh tế, văn hóa và môi trường. 3.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí “thích ứng - linh hoạt” trong xây dựng nhà ở công nhân theo hướng công nghiệp hóa 3.2.1. Yêu cầu của các tiêu chí: Phản ánh được cốt lõi, bản chất của các thành phần trong quá trình cung ứng nhà ở và mối tương quan qua lại giữa các thành phần; có thể đo đạc khách quan, có thể kiểm chứng; có cơ chế phản hồi, nghĩa là phải giúp tạo ra một sự thay đổi hành vi nào đó từ phía cộng đồng ở cấp độ cá nhân và tổ chức. 18 3.2.2. Cơ sở xây dựng nội dung hệ thống tiêu chí: gồm 18 tiêu chí chia thành 4 nhóm: TT Nhóm tiêu chí Mức độ cần đạt được I. Nhóm tiêu chuẩn về quy hoạch, môi trường. (5 tiêu chí) 1 Sử dụng năng lượng sạch Khai thác tối đa năng lượng tự nhiên sẵn có như nắng, gió, nước mưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2 Sử dụng tài nguyên Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương. 3 Giảm tiêu hao năng lượng, môi trường ở trong lành Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống thấm, chống ẩm của vật liệu tạo nên kết cấu chính. 4 Khoảng cách tới khu công nghiệp và hệ thống dịch vụ công cộng Đảm bảo sự hợp lý đối với nhóm ở như: chi phí từ 10 - 15 phút tới nơi làm việc và hệ thống dịch vụ công cộng sẵn có của đô thị có thể sử dụng. 5 Phù hợp với khu vực, cảnh quan xung quanh Quy mô khu ở không tạo sức ép lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, gắn kết với không gian và cảnh quan thiên nhiên của khu vực. II. Nhóm tiêu chuẩn về kinh tế - kỹ thuật. (5 tiêu chí) 6 Tái sử dụng cấu kiện Khả năng lắp lẫn của cấu kiện tại các vị trí khác nhau trong quá trình biến đổi, phát triển mở rộng của nhà ở. 7 Giảm thời gian xây dựng Giải pháp thi công sớm đưa công trình vào sử dụng để tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. 8 Trọng lượng cấu kiện Cấu kiện có trọng lượng nhỏ để giảm chi phí về nền móng, kết cấu và nhân công xây 19 dựng. 9 Khả năng tự xây Cấu tạo đơn giản, kích thước cấu kiện gọn nhẹ có thể sử dụng lao động thủ công. 10 Tính hợp lý của cấu kiện Niên hạn sử dụng của các cấu kiện so với niên hạn của công trình, bền vững với biên độ nhiệt lớn, độ ẩm cao của khí hậu, nền đất yếu, độ mặn, xâm thực.v.v... III. Nhóm tiêu chuẩn về xã hội. (4 tiêu chí) 11 Khả năng biến đổi Khả năng linh hoạt - mở rộng của nhà ở đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn. 12 Khả năng sinh lợi Không gian làm kinh tế gia đình để tăng thu nhập hoặc không gian cho thuê để giảm chi phí trong sử dụng nhà ở. 13 Khả năng hòa nhập với cộng đồng Nhóm đối tượng, không gian công cộng ở khu vực xung quanh. 14 Khí hậu môi trường ở Đảm bảo khối tích phòng ngủ 24 - 27m3/người, diện tích ở tối thiểu 5m2/người; giải pháp mặt bằng, mặt đứng về tổ chức thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, hạn chế hấp thụ nhiệt. IV. Nhóm tiêu chuẩn về tổ chức khu ở, kiến trúc nhà ở. (4 tiêu chí) 15 Tính mềm dẻo và hợp lý của mặt bằng Giải pháp bố cục giữa không gian bất biến – ít thay đổi hay không thể thay đổi và không gian đa năng có thể biến đổi; nâng cao hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng.v.v... 16 Quá trình phát triển khu ở Giải pháp phân kỳ xây dựng nhà ở và hệ thống dịch vụ công cộng phù hợp với thu 20 nhập, nhu cầu sinh hoạt của công nhân. 17 Quy mô công trình Sự phù hợp số tầng nhà với giá trị đất của khu vực ở, giá thành xây dựng, khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội cũng như giải pháp kết cấu. 18 Phù hợp nhiều nhóm đối tượng ở Tạo lập không gian linh động để đáp ứng quá trình mở rộng, phát triển của nhà ở; đảm bảo tính độc lập, khép kín của căn hộ. 3.3. Giải pháp quy hoạch khu ở 3.3.1. Giải pháp khu ở gắn với đô thị - Đối với nhóm khu công nghiệp ở ngoại thành: khu ở kết hợp với nhóm dân cư phục vụ khu công nghiệp tổ chức thành các đơn vị ở. - Đối với nhóm khu công nghiệp ven đô thị: tận dụng 20% quỹ đất ở trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới. Ngoài ra cần tổ chức bên cạnh khu công nghiệp những khu nhà ở dành cho công nhân. - Đối với nhóm khu công nghiệp gắn với khu đô thị: khu nhà ở cho công nhân đan xen trong các đơn vị ở của khu đô thị mới. Trung t©m ®« thÞ Nhãm ë Tr- êng tiÓu häc Trung t©m phôc vô c «ng céng vÖ tinh Liª n hÖ g iao th«ng KCN ë k h u v ù c n g o ¹ i t h µ n h Khu ë ®« thÞ Nhãm trÎ KCN ë k h u v ù c v en ®« t h Þ Trung t©m khu ®« thÞ KCN g ¾n v í i k h u ®« t h Þ Khu c «ng nghiÖp g h i c h ó : v ï n g ®« t h Þ ¶ n h h - ë n g r a n h g i í i ®¬ n v Þ ë r a n h g i í i ®¬ n v Þ ë r a n h g i í i ®¬ n v Þ ë v ï n g ¶ n h h - ë n g ®« t h Þ v Ö t in h v ï n g ®« t h Þ ¶ n h h - ë n g r a n h g i í i k h u ë v ï n g ®« t h Þ ¶ n h h - ë n g v ï n g ¶ n h h - ë n g c ñ a k h u ®« t h Þ 21 3.3.2. Giải pháp khu ở gắn với khu công nghiệp: đề xuất 03 giải pháp quy hoạch khu ở gắn với 3 nhóm khu công nghiệp. 3.3.3. Tổ chức không gian khu ở - Đề xuất quy mô khu vực ở Vị trí Quy mô (ha) Nội thành các quận cũ 0,5 - 1,5 Khu vực nội thành các quận mới, gắn với khu đô thị mới 1,5 - 5,0 Ngoại thành (xa đô thị), trên các tuyến đường nối với trung tâm 5,0 - 15,0 - Đề xuất cung ứng hệ thống công trình công cộng Kh«ng b¾t buécKh«ng c ã B¾t buéc c « n g t r ×n h Nhµ trÎ s è l - î n g n g - ê i 500-1000 1000-2000 2000-3000 3000-5000 Tr- êng tiÓu häc Tr¹ m y tÕ B- u ®iÖn, c öa hµng Chî , TT th- ¬ng m¹ i S©n c h¬i trÎ em Tr¹ m c «ng an g h i c h ó : S©n thÓ thao TË p t r u n g D¹ n g S¥ § å § ¸ NH GI¸ Ph ©n t ¸ n Th eo t u y Õn KCN Ngò Phóc , Vinh Quang 1, Ph ¹ m v i ¸ p d ô n g Vinh Quang 2, Giang Biª n 2 - Khu ë t¸ c h b iÖt nh- ng vÉn c ã liª n hÖ c Çn thiÕt - DÔ dµng tiÕp c Ën ví i hÖ thèng g iao th«ng ¦ u ®iÓm: - § em l¹ i thÈm mü c ho ®« thÞ Nh- î c ®iÓm: - Tæ c høc nhãm ë vµ nhãm dÞc h vô c «ng c éng - Phï hî p nhiÒu nhãm ®èi tuong ë - § Çu t- x©y dùng h¹ tÇng c ã thÓ c hia nhiÒu g ia i - TËn dông tèt h¹ tÇng ®« thÞ c ña khu vôc - Tèn kÐm trong ®Çu tu x©y dùng - Khã kh¨ n trong sö dông hÖ thèng g iao th«ng - C¸ c khu ë thiÕu sù liª n hÖ ®o¹ n vµ ®a d ¹ ng ®- î c nguån vèn ®Çu t- b è c ô c KCN Nomurra , Nam CÇu KiÒn Nam Trµng C¸ t, Thñy nguyª n KCN Nomurra , § å S¬n Trµng DuÖ, Nam CÇu KiÒn, An D- ¬ng, An Hßa § ×nh Vò, Nam § ×nh Vò An H- ng § ¹ i B¶n ¦ u ®iÓm: Nh- î c ®iÓm: Nhãm ë, ®¬n vÞ ë Khu c «ng nghiÖp g h i c h ó : ¦ u ®iÓm: Nh- î c ®iÓm: - B¸ n kÝnh phôc vô tèt g i¶ m thêi g ian ®i l¹ i - Khu ë tÝnh c éng ®ång c ao -TÝnh c «ng nghiÖp hãa c ao - Chi phÝ ®Çu t- x©y dùng h¹ tÇng b¸ n ®Çu lí n - Kh«ng phï hî p ví i nhiÒu nhãm ®ãi t- î ng ë r a n h g i í i k h u ë v ï n g ¶ n h h - ë n g c ñ a ®« t h Þ v ï n g ¶ n h h - ë n g c ñ a ®« t h Þ ®- ê n g n è i v í i ®« t h Þ Liª n hÖ g iao th«ng c «ng c éng c «ng c éng ®« thÞ khã kh¨ n 22 - Đề xuất giải pháp tổ hợp cụm nhà, bố cục khối nhà: 2 giải pháp đó là theo quy luật (dạng tuyến, tập trung, hướng tâm, phân tán) và đa dạng hóa các loại hình nhà (3 loại trở lên). 3.3.4. Giải pháp tạo lập môi trường ở - Về quy hoạch bố trí nhà ở, khu ở: Trong quy hoạch bố trí nhà ở, khu ở đó là việc lựa chọn địa điểm xây dựng, giải pháp tiết kiệm diện tích xây dựng, tăng mật độ và chọn cấu trúc xây dựng, tạo khoảng xanh và can thiệp tối thiểu vào thiên nhiên, việc giữ gìn mặt nước bảo vệ nguồn nước ngầm và tổ chức không gian trống.v.v... Bên cạnh những giải pháp khác như sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân, thủ công thay cho cơ giới, giảm bớt sử dụng điện năng bằng các nguồn năng lượng mới. Đó là giải pháp quy hoạch bố trí nhà ở, khu ở; kiến trúc, xây dựng nhà ở. - Về kiến trúc, xây dựng nhà ở: Đó là việc xác định hình dáng ngôi nhà hợp lý, tận dụng những đặc điểm khí hậu của khu vực xây dựng, là việc bố trí hướng nhà. Tại Hải Phòng, hướng nhà xuất phát từ việc che nắng, đón gió mát về mùa hè và che gió lạnh về mùa đông, chiều cao nhà và hình dáng mái xuất phát từ việc chống bão gió và lượng mưa lớn. Hướng nhà phù hợp nhất nằm trong giới hạn 45o từ hướng Nam đến Đông Nam, chiều cao nhà không quá 1,5 lần so với thân nhà, mái dốc hiệu quả lớn hơn 30o. Những giải pháp được đề xuất là lựa chọn cấu trúc xây dựng hợp lý, bố cục không gian căn nhà ở. 3.4. Giải pháp kiến trúc và công nghệ xây dựng nhà ở 3.4.1. Những đề xuất chung - Nguyên tắc tổ hợp đơn vị nhà ở 23 + Đơn vị nhà ở được tổ hợp từ các mô đun cơ sở. Từ đó tùy theo nhu cầu sử dụng của nhóm đối tượng ở mà có thể tổ hợp các mô đun cơ sở theo chiều ngang hoặc chiều đứng. + Nhà ở được tổ hợp từ các đơn vị ở cấu trúc hợp lý về mặt tiết kiệm năng lượng, tiện nghi vi khí hậu và tổ hợp không gian. Tổ hợp các đơn vị theo một dãy theo chiều ngang thành nhà liên kế, các dãy theo chiều đứng thành nhà chung cư. - Danh mục nhà ở: gồm 3 kiểu loại hình Kiểu nhà Số lượng tính toán (%) Cộng Hộ 1 - 2 người Hộ 4 - 6 người Liên kế - khối ghép 17 16 33 Khách sạn 12 0 12 Căn hộ 43 12 55 - Mô đun trong thiết kế xây dựng: lấy kích thước người nằm 0,6m x 1,8m làm mô đun cơ sở. Căn cứ vào giải pháp tổ hợp các kích thước mô đun phương án tốt nhất với bước cột là 3,6m x 3,6m vì nó phù hợp và vừa đủ với tất cả mọi không gian sinh hoạt. - 04 mô hình nhà ở TT Loại hình nhà Đối tượng sử dụng Yêu cầu Tỷ lệ (%) 1 Nhà ở giá rẻ - Gia đình công nhân có thu nhập khá, cao - Ưu đãi về thuế, miễn phí hạ tầng đô thị và chi phí hành chính. - Nguồn vốn các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. - Giá thành căn hộ tuân theo thị trường. - Nhấn mạnh vào tính hiệu quả sử dụng. - Diện tích 16,0 - 17,0 m2/ người. 15 - 20 24 2 Nhà ở cho thuê chi phí thấp - Công nhân có thu nhập thấp và trung bình. - Hộ độc thân hoặc hộ gia đình - Nguồn vốn các doanh nghiệp sử dụng lao động. - Diện tích 8,0 - 8,5 m2/ người. 60 - 65 3 Nhà ở cho thuê có điều kiện - Chuyên gia nước ngoài - Công nhân - viên chức đại diện - Nguồn vốn doanh nghiệp khu công nghiệp. - Diện tích 16,0 - 17,0 m2/ người. 5 - 10 4 Nhà ở tái định cư - Gia đình công nhân bị lấy đất nông nghiệp làm khu công nghiệp - Nguồn vốn doanh nghiệp khu công nghiệp. - Diện tích 12,0 - 13,0 m2/ người. 5 - 10 3.4.2. Giải pháp kiến trúc, công nghệ xây dựng nhà ở liên kế - khối ghép. Đề xuất các giai đoạn phát triển, kiến trúc, công nghệ xây dựng nhà ở giá rẻ - tái định cư và cho thuê chi phí thấp - cho thuê có điều kiện. 3.4.3. Giải pháp kiến trúc, công nghệ xây dựng nhà ở chung cư Đề xuất giải pháp linh hoạt - biến đổi, kiến trúc và công nghệ xây dựng nhà ở. 3.5. Ví dụ nghiên cứu cụ thể tại khu công nghiệp An Dương thành phố Hải Phòng. 3.5.1. Đặc điểm chung: Vị trí, quy mô, mức độ ảnh hưởng công nghiệp. 3.5.2. Đề xuất tổ chức khu ở công nhân khu công nghiệp An Dương: lựa chọn vị trí, cơ cấu tổ chức khu ở. 3.5.3. Đề xuất giải pháp kiến trúc và công nghệ xây dựng nhà ở - Dự báo số lượng, diện tích các kiểu loại hình nhà ở. - Phương án kiến trúc, phát triển căn hộ và công nghệ kỹ thuật xây dựng nhà ở liên kế - khối ghép giá rẻ - tái định cư, cho thuê chi phí thấp - cho thuê có điều kiện. - Phương án kiến trúc, biến đổi, mở rộng và công nghệ kỹ thuật xây dựng nhà ở chung cư 5 tầng. 25 3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu 3.6.1. Các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu: đó là hệ thống tiêu chí, giải pháp tổ chức khu ở, giải pháp kiến trúc nhà ở, giải pháp công nghệ xây dựng 3.6.2. Giá trị của luận án: đó là những đóng góp đối với nhà tư vấn, nhà đầu tư, nhà quản lý, người công nhân. 3.6.3. Kết quả đạt được với mục đích nghiên cứu: đánh giá sự thích ứng nhà ở với điều kiện kinh tế, nhu cầu ở của người lao động; công nghệ xây dựng đáp ứng tính linh hoạt - biến đổi của nhà ở. 3.6.4. Khả năng áp dụng thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng trong việc tổ chức không gian khu ở, kiến trúc và công nghệ xây dựng nhà ở cho tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Có thể mở rộng và phát triển ra các khu công nghiệp tại các đô thị khác ở Việt Nam. 26 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận * Nghiên cứu của luận án, tác giả có 05 đề xuất mới để áp dụng trong thiết kế, xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng: 1. Các quan điểm và nguyên tắc về xây dựng phát triển nhà ở công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng; 2. Xây dựng ra hệ thống tiêu chí gồm 4 nhóm với 18 tiêu chí để đánh giá tính “ thích ứng - linh hoạt” trong xây dựng nhà ở cho công nhân; 3. Đề xuất khu ở gắn với đô thị, đưa ra mô hình ở tương đối thích hợp cả về không gian và thời gian cũng như quy mô và chất lượng nhằm đảm bảo các tiêu chí tối thiểu về môi trường và khung cảnh sống cho người ở, sự phát triển bền vững của cấu trúc đô thị; 4. Đề xuất giải pháp cung ứng nhà ở: 3 kiểu, 4 mô hình nhà ở, mô đun trong thiết kế xây dựng; 5. Đề xuất giải pháp kiến trúc, lựa chọn mô hình công nghệ xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu ở của người công nhân cũng như lọai hình nhà và điều kiện thực tiễn tại Hải Phòng; 6. Việc kiểm chứng kết quả nghiên cứu được lấy ví dụ tại khu công nghiệp An Dương Hải Phòng; II. Kiến nghị * Về quy hoạch khu ở và kiến trúc nhà ở: có 03 kiến nghị; * Về công nghệ, kỹ thuật xây dựng: có 02 kiến nghị; * Về chính sách, quản lý: có 05 kiến nghị; 27 DANH MỤC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Thực trạng nhà ở công nhân các khu công nghiệp tại Hải Phòng các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết - Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng, số 08/2013, trang 60 - 62. 2. Giải pháp khu ở - cung ứng nhà ở cho công nhân các KCN tập trung tại Hải Phòng - Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng, số 12/2013, trang 97 - 99. 3. Hệ thống tiêu chí đánh giá tính bền vững của nhà ở công nhân các khu công nghiệp tại Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - Tạp chí khoa học - Trường Đại học Hải Phòng, số 5/2016, trang 22 - 25. 4. Nhà ở công nhân các khu công nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và nguyên nhân - Thông báo khoa học - Trường Đại học Hải Phòng, số 5/21012, trang 71 - 76.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_truc_nha_o_cong_nhan_cac_khu_cong_nghiep_tap_trung_tai_hai_phong_theo_huong_cong_nghiep_hoa_xay.pdf
Luận văn liên quan