Là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu
có nhiều tiềm năng, lợi thế đặc biệt để phát triển toàn diện các ngành kinh tế dịch
vụ trong vùng biển, đảo như: dịch vụ dầu khí, dịch vụ cảng biển, dịch vụ
logistics, dịch vụ du lịch biển, đảo, dịch vụ MIC, dịch vụ hậu cần thủy sản , đây
là những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên sau 20 năm thành lập mặc
dù cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Song nếu
so sánh với nhiều địa phương có những điều kiện tương đồng, thì kinh tế dịch vụ
nói chung và các dịch vụ trong vùng biển, đảo nói riêng của Bà Rịa - Vũng Tàu
vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế như: dịch vụ cảng biển,
dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch, dịch vụ thủy sản.
27 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
012) “The Service Sector in Asia: It an
Engine of Growth ?”; Nhìn chung những nghiên cứu của các tác giả ngoài
nước chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của kinh tế dịch vụ, nêu lên các quan
niệm về dịch vụ và kinh tế dịch vụ, cạnh tranh dịch vụ, cách phân chia lĩnh vực
dịch vụ, những chi phí của lĩnh vực dịch vụ, trình bày một số mô hình dịch vụ chất
lượng, khẳng định sự chuyển dịch của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu của nền kinh tế
hiện đại, đưa ra một số dự báo về sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ, mà chưa có
tác giả nào đề cập đến lĩnh vực dịch vụ cho phát triển vùng biển, đảo.
1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu về kinh tế dịch vụ
Trong những năm qua lĩnh vực kinh tế dịch vụ cũng được nhà kinh tế, nhà
lãnh đạo, quản lý nước ta hết sức quan tâm, với nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài viết trên các tạp chí, tài liệu có giá trị như: Trần Hậu (2010), “Dịch vụ
xã hội; một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10;
Trương Quang Hoàn (2011), “Đánh giá quá trình thực hiện tự do hóa thương
mại đối với lĩnh vực dịch vụ ưu tiên hội nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu
ĐNA số 10; Phạm Thị Khanh (2008), “Phát triển nhanh và bền vững ngành dịch
vụ ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 7; Đường Vinh Sường (2012), “Thị
5
trường dịch vụ trong sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Lý
luận chính trị số 7; Nguyễn Ngọc Mạnh (2012), “Phát triển khu vực dịch vụ của
Hoa Kỳ trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Luận án Tiến sĩ kinh tế; Học viện
KHXH - Viện KHXH Việt Nam; Nguyễn Chiến Thắng (2010), “Phát triển khu
vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO”, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Học viện KHXH - Viện KHXH Việt Nam; Nguyễn Trùng Khánh (2011),
“Một số chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của
Malaysia”, Tạp chí Nghiên cứu ĐNA, số 10; Võ Thị Thắng (1998), "Phát triển
du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu trao đổi, số 11, các tác giả đã đi sâu
phân tích ở nhiều khía cạnh như vai trò của kinh tế dịch vụ đối với nền kinh tế -
xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ, xu hướng phát triển và một số
lĩnh vực dịch vụ được coi là lợi thế của Việt Nam từ du lịch, dịch vụ cảng biển,
hàng hải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo
những vấn đề liên quan đến bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường, an ninh
trật tự cho các hoạt động dịch vụ; nhiều bài viết cũng đã đưa ra những đề xuất,
giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở nước ta đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới.
1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biển, đảo
Kinh tế biển, đảo là một trong những mũi nhọn kinh tế của các cường
quốc biển, đảo; do đó đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết về kinh tế
trong vùng biển đảo; các bài viết đề cập đến nhiều góc độ, nhiều khía cạnh như
vấn đề quản lý nguồn tài nguyên biển, đảo, vấn đề an ninh trên các vùng biển,
đảo, thực trạng về khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo đến việc đề xuất những
giải pháp nhằm bảo vệ an ninh biển, đảo; xây dựng bộ máy quản lý chuyên
nghiệp về nguồn tài nguyên, môi trường biển, đảo; kinh nghiệm phát triển kinh
tế biển, đảo của một số nước trên thế giới và cách thức khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên biển, đảo như: Tuấn Anh (tổng hợp - 2011), Tại “Hội thảo
quốc tế về an ninh Biển Đông tại Hoa Kỳ, tháng 6 năm 2011”, Tạp chí Nghiên
cứu ĐNA, số 7; Trần Nam Chân (2011), “Một số định hướng xây dựng chiến
lược bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo trong thời kỳ hội nhập quốc
tế”, Tạp chí Lý luận chính trị số 01; Trần Thu Hà (2014), “Một số vấn đề về
phân vùng kinh tế Việt Nam”; Nguyễn Huy Hiệu (2010), “Tăng cường củng cố
quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong thời kỳ mới”;
Tạp chí Lý luận chính trị, số 02; Trần Du Lịch (2011), “Phải có bộ quản lý phát
triển kinh tế biển”, Tuổi trẻ Online, ngày 9/6; Võ Đại Lược (2011), “Quy hoạch
lại toàn bộ vùng kinh tế ven biển”, Tuổi trẻ Online, ngày 9/6/2011; Linh Ngọc
(2011), “Kinh tế biển cần một tư duy lớn”; Tạp chí Thương mại số 1+2; Tạ Quang
Ngọc (2007), "Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ
6
biển", Tạp chí Cộng sản, tháng 7; Nguyễn Nhâm (2008), "Chiến lược biển của các
nước lớn trên thế giới những quan tâm từ góc độ kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 20; Vũ Văn Phúc (2012), “Phát triển kinh tế biển, đảo gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh”, Tuổi trẻ Online; Bùi Tất Thắng (2011), “Phát
triển kinh tế biển ở Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Việt Nam
1.2.3. Một số bài viết, đề tài nghiên cứu về kinh tế dịch vụ trong vùng
biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, vùng kinh tế
năng động nhất cả nước với nhiều hoạt động kinh tế dịch vụ, do đó Bà Rịa - Vũng
Tàu cũng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà kinh tế, các nhà khoa
học trong nước và đặc biệt là nhà lãnh đạo địa phương; do vậy đã có nhiều công
trình nghiên cứu, bài viết về kinh tế dịch vụ biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu được
đăng tải trên các tạp chí, các kênh thông tin như: Lê Văn Bảy (2012), “Cơ hội và
thách thức phát triển dịch vụ logistics tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tài liệu đào
tạo logistics; Hoàng Nghĩa Doãn (2010), “Côn Đảo với mục tiêu trở thành khu
kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17; Trần
Thị Hường (2010), “Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 17; Sa Huỳnh (2014), “Áp dụng công
nghệ và quy trình bảo quản tiên tiến: Gia tăng giá trị hải sản sau đánh bắt”, Báo
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 6/6/2014; Nguyễn Việt Liên (2012), “Bà Rịa - Vũng Tàu
có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cảng và các dự án dịch
vụ du lịch”; Nguyễn Tuấn Minh (2010), “Phát huy lợi thế, tiềm năng tiếp tục đưa
Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển nhanh, bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17;
Đặng Duy Quân (2013), “Tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế biển - đảo tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020”, Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 6/2013; Vũ
Ngọc Thảo (2010), “Vai trò của hệ thống cảng biển trong chiến lược phát triển
kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17; Phùng Đức
Vinh (2014), “Phát triển loại hình du lịch MICE một hướng đi cần thiết của Bà Rịa
- Vũng Tàu”, Báo điện tử Du lịch, ngày 28/4;
1.3. Một số nhận xét
Có thể nói kinh tế dịch vụ và kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo là một
lĩnh vực rộng lớn, không chỉ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm, mà
còn là của các nhà chính trị, quân sự, an ninh trong nước và quốc tế. Với trên 200
tài liệu, bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế dịch vụ và
kinh tế dịch vụ biển, đảo trong và ngoài nước mà tác giả đã được tham khảo, thì
hầu hết các công trình này đã nêu bật được tầm quan trọng đặc biệt của kinh tế
dịch vụ và kinh tế biển, đảo; sự tác động của kinh tế biến, đảo đối với sự phát
7
triển kinh tế - xã hội các quốc gia có biển, đảo cũng như các quốc gia không có
biển, đảo. Các đề tài, bài viết đã gợi mở hoặc đề xuất nhiều phương hướng, giải
pháp góp phần quan trọng trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, các địa phương ven biển, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, quy
hoạch, đầu tư phát triển và khai thác những tiềm năng, lợi thế của kinh tế biển,
đảo và kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, các đề tài, bài viết nêu trên chưa có
đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về bức tranh kinh tế dịch vụ trong vùng
biển, đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển,
dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản. Vì vậy luận án sẽ
tiếp tục đi sâu phân tích, so sánh những tiềm năng lợi thế vượt trội của địa
phương, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp mang tính cụ thể trước mắt cũng như
lâu dài để phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo mà trọng tâm là dịch vụ
cảng biển, logistics, dịch vụ du lịch; dịch vụ hậu cần thủy sản; đồng thời định
hướng một số giải pháp liên kết phát triển một số lĩnh vực dịch vụ giữa tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu với một số địa phương trong vùng.
Như vậy có thể khẳng định luận án nghiên cứu của tác giả về kinh tế dịch
vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không trùng lắp với
các công trình, các nghiên cứu đã công bố mà tác giả đã nghiên cứu, tham khảo.
Những kết luận mà luận án nêu ra là hoàn toàn mới, phù hợp với thời gian
nghiên cứu và chưa từng được đề cập hoặc nêu ra trong các công bố trước đó.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KINH TẾ DỊCH VỤ
TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO
2.1. Khái quát về kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm vùng biển, đảo
Khái niệm vùng và vùng kinh tế đã được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài
nước nghiên cứu trên nhiều góc độ; nếu xét trên một không gian lớn thì vùng
bao hàm cả một khu vực nhiều quốc gia như: vùng Đông Nam Á, vùng vịnh,
vùng Đông Âu Ở nước ta có các vùng kinh tế như: vùng Đông Bắc Bắc Bộ;
vùng miền Trung; vùng Đông Nam Bộ... Nhiều chuyên gia kinh tế ở nước ta lại
xác định vùng kinh tế gắn với những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội như:
Vùng đô thị, vùng nông thôn, vùng miền núi và trung du và vùng biển, đảo.
8
Vùng biển, đảo là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một không gian địa
lý có nhiều đặc trưng tương đồng nhau. Nhưng khi gắn với một vùng kinh tế -
vùng kinh tế biển, đảo thì phải gắn với những tiềm năng và sự phát triển kinh tế
nhất định.
Theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng biển đảo được
xác định bao gồm: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Đây là vùng lãnh thổ, lãnh hải có nhiều
đặc điểm riêng biệt về kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng của các
quốc gia có biển và hải đảo.
Vùng biển và hải đảo có lợi thế đặc thù có thể khai thác các nguồn lợi từ
biển, đảo như; khoáng sản, dầu khí, vận tải biển, du lịch biển đảo, nuôi trồng, khai
thác và chế biến thủy sản, dịch vụ đóng tàu, dịch vụ sửa chữa tàu biển đưa kinh
tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, kết hợp kinh tế với quốc
phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái biển, đảo, góp phần phát triển văn
hóa, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân vùng biển, đảo.
2.1.1.2. Kinh tế dịch vụ
a. Quan niệm về Dịch vụ và Kinh tế dịch vụ
Dịch vụ (Service) là một trong ba thành tố của nền kinh tế xét trên phương
diện cơ cấu kinh tế ngành - đó là, Nông nghiệp - Agricultural sector, Công nghiệp
- xây dựng - Industrial Area và Dịch vụ - Service sector.
Ban đầu, dịch vụ chỉ thuần túy phản ánh những hoạt động hỗ trợ cho quá
trình sản xuất ra của cải vật chất - hoạt động phi sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển của sản xuất, của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội... và
cùng với quan niệm về của cải vật chất cũng có nhiều thay đổi thì theo đó hoạt
động dịch vụ cùng với vị trí vai trò của nó cũng thay đổi. Không chỉ tồn tại ở
những hoạt động môi giới, hỗ trợ... mà hoạt động dịch vụ còn được coi là một bộ
phận đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất xã hội - nó còn trực tiếp
sản xuất ra bộ phận sản phẩm có vai trò ngày càng tăng trong đời sống xã hội, đó
sản phẩm dịch vụ. Chẳng hạn, đó là các hoạt động dịch vụ với những sản phẩm
kèm theo như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ hối đoái,
dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm con người, dịch vụ du lịch,
dịch vụ lao động quốc tế Và theo đó, hình thành nên ngành kinh tế dịch vụ với
vai trò ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Như vậy, Kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế trong cấu trúc của nền kinh tế
quốc dân. Không chỉ tồn tại với tư cách là lĩnh vực hỗ trợ cho các hoạt động sản
xuất ra của cải vật chất; kinh tế dịch vụ còn trực tiếp là hoạt động sản xuất - sản
xuất càng phát triển thì kinh tế dịch vụ ở tư cách này tham gia ngày càng sâu hơn
9
vào lĩnh vực sản xuất vật chất, trực tiếp sản xuất ra những hàng hóa đặc thù -
hàng hóa dịch vụ.
b. Phân loại kinh tế dịch vụ
Theo các nhà kinh tế trong và ngoài nước, việc phân loại kinh tế dịch vụ
dựa vào mục đích, tích chất nghiên cứu có thể phân thành: dịch vụ sản xuất và
dịch vụ phi sản xuất; dịch vụ mang tính xã hội và dịch vụ mang tính cá nhân;
dịch vụ thương mại và dịch vụ không mang tính thương mại...
Hiện nay trong các tài liệu của Việt Nam thì các khái niệm “khu vực dịch
vụ”, “lĩnh vực dịch vụ”, “kinh tế dịch vụ”, “ngành dịch vụ” vẫn chưa có sự
thống nhất cao. Do vậy trong luận án này tác giả sử dụng chủ yếu là khái niệm
kinh tế dịch vụ
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Nguồn nhân lực
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế dịch vụ
- Các điều kiện tự nhiên, môi trường
- Các yếu tố quốc tế tác động đến hoạt động kinh tế dịch vụ
d. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ
Để đánh giá chất lượng dịch vụ người ta đưa ra các tiêu chí như: Sản
phẩm vật chất phục vụ; khả năng cung cấp dịch vụ; mức độ an toàn; hiểu biết
khách hàng; văn minh thương mại
e. Vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế - xã hội
Dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của
các quốc gia: Nó là “cầu nối” giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra”, nó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả.
Dịch vụ phát triển sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia theo hướng
tăng dần tỷ trọng CN, DV và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; sự dịch chuyển
này sẽ làm cho nền kinh tế vận động hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh
tế về GDP, GNP; là cầu nối giữa các vùng miền trong nước, giữa trong và nước
ngoài, tạo điều kiện thực hiện quá trình hợp tác, hội nhập trong phát triển kinh
tế quốc tế vì mục tiêu hòa bình và phát triển.
Kinh tế dịch vụ bao gồm hàng trăm lĩnh vực, thu hút một lượng lớn nguồn
lao động xã hội, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.Ví dụ: Cơ cấu lao động
trong ngành dịch vụ năm 1997 của Mỹ là 73,3%; Anh 71,6%; Pháp 67,1%; Hàn
Quốc 62%...
10
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
2.1.2.1. Phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo có nhiều tiềm năng và
cơ hội
2.1.2.2. Phát triển kinh tế dịch vụ là điều kiện tiên quyết cho chiến lược phát
triển vùng biển đảo
2.1.2.3. Kinh tế dịch vụ là động lực cho kinh tế biển, đảo phát triển lên
tầm cao mới
2.1.2.4. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo có bản chất tương
hợp với toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế
2.1.3. Vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
2.1.3.1. Vai trò chung của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
Phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo sẽ: Trực tiếp tham gia các
chuỗi giá trị của các sản phẩm hàng hóa, góp phần làm cho các ngành kinh tế phát
triển mạnh mẽ; tạo động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển;
góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý; tạo ra một sự kết hợp kinh tế biển,
đảo với các khu vực nội địa để phát triển nhanh và bền vững
3.1.3.2. Vai trò đặc thù của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
Phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo còn liên quan đến nguồn tài
nguyên, thiên nhiên của biển, đảo; đây là những loại tài nguyên hết sức đặc thù, do
vậy đòi hỏi phải dịch vụ đa dạng từ những dịch vụ khai thác, vận tải biển, chế
biến, dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm trên biển, đảo đến các dịch vụ vui chơi giải
trí, du lịch; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ tài chính, ngân hàng Tất cả sẽ tạo động
lực để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội cho vùng biển, đảo.
2.2. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo Việt Nam
2.2.1. Khái quát về kinh tế dịch vụ ở Việt Nam
2.2.1.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển
Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo (1986)
với chủ trương, đường lối chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, thì các lĩnh
vực dịch vụ đã có cơ hội phát triển nhanh chóng, nhiều loại hình dịch vụ mới ra
đời; tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế tăng nhanh, đóng góp tích cực vào việc
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
2.2.1.2. Những hạn chế của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở nước ta
Sau ngần 30 năm đổi mới kinh tế dịch vụ nước ta tuy đạt được những
thành tựu đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có bước đột phá về ngành
nghề, lĩnh vực, do đó tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp, từ 1995 đến
11
2013 cơ cấu kinh tế dịch vụ của nước ta gần như không tăng, sau khi đạt đỉnh
44,6% vào năm 1995 thì đã giảm mạnh như năm 2008 còn 38,1%, các năm
2010 tăng lên 42,8% nhưng hai năm sau, năm 2012 còn 41,7%, mặc dù năm
2013 có sự tăng trưởng trở lại ở tỷ trọng 43,3%, tuy nhiên đây vẫn là tỷ trọng
chưa đảm bảo bền vững, nhiều lĩnh vực dịch vụ được coi là lợi thế như du lịch,
dịch vụ hàng hải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, vẫn chưa có bước đột phá;
đây là một thách thức lớn đối với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế,
cũng như mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng của thế giới.
2.2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nước ta
Kinh tế vùng biển, đảo bao gồm cả kinh tế vùng ven biển, trên biển, các
đảo. Nó bao gồm các hoạt động kinh tế chủ yếu như: Kinh tế hàng hải; khai
thác dầu khí; du lịch biển; dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; dịch vụ đóng và
sửa chữa tàu biển, thông tin liên lạc biển; thủy sản, nghiên cứu KHCN biển
Quan niệm này được nhiều chuyên gia kinh tế về cơ bản cũng thống nhất và
phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nước ta
2.2.3.1. Tình hình phát triển ngành dịch vụ khai thác khoáng sản
- Tiềm năng khoáng sản trong vùng biển, đảo nước ta
Vùng biển, đảo nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản vô
cùng phong phú, nhiều nguồn khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn, có giá
trị kinh tế cao như dầu khí; ngoài ra còn các loại khoáng sản khác như than, sắt,
ti tan, cát thuỷ tinh
- Tình hình khai thác và dịch vụ khai thác khoáng sản trong vùng biển,
đảo (chủ yếu là dầu khí)
Đây là nguồn khoáng sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao, với hàng trăm các
hoạt động dịch vụ đi kèm như: Dịch vụ khảo sát địa lý, dịch vụ thăm dò, dịch
vụ cung ứng lao động, dịch vụ vận tải dầu khí v.v có thể đem lại hàng tỷ
USD/năm. Song đến nay dịch vụ dầu khí của nước ta mới chỉ chiếm được
doanh thu khoảng 150 triệu USD trong số khoảng 3 tỷ USD, còn khoảng 90%
(2,85 tỷ $); đến năm 2010 tăng lên khoảng 35%; còn khoảng 65% giá trị dịch
vụ trong tay các công ty dịch vụ quốc tế.
2.2.3.2. Tình hình phát triển lĩnh vực dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics
- Tiềm năng và lợi thế phát triển vận tải biển gắn liền với dịch vụ cảng
biển và dịch vụ logistics ở nước ta
Vùng biển Việt Nam nằm trên tuyến hàng hải từ Thái Bình Dương sang
Ấn Độ Dương. Đây là con đường giao thương quốc tế chiến lược lớn nhất thế
giới; do đó có thể xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế.
12
- Tình hình phát triển dịch vụ cảng biển và Logistics.
Theo bảng xếp hạng thế giới. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 53 về hiệu quả
hoạt động cảng biển và dịch vụ logistics; riêng trong khu vực ASEAN, thì Việt
Nam ở vị trí thứ 5. Ở vị trí này, hệ thống logistics của Việt Nam được đánh giá
trung bình. Trong khi lợi thế về tiềm năng của nước ta về phát triển cảng biển
và dịch vụ logistics hơn hẳn so với các quốc gia xếp hạng cao hơn.
2.2.3.3. Tình hình phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch biển, đảo
- Những tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo nước ta
Vùng biển nước ta chạy dọc theo chiều dài của đất nước từ Bắc vào Nam
có nhiều bãi biển đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế Đây là nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá để phát triển ngành kinh tế du lịch biển, đảo.
- Những hạn chế, yếu kém của dịch vụ du lịch và du lịch biển, đảo của
nước ta
Đến nay du lịch nước ta nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng vẫn còn
hết sức khiêm tốn so với các nước trong khu vực; ví dụ như Malaysia, năm
2014 đón 26,8 triệu lượt khách và doanh thu đạt 65 tỷ ringgit (20,44 tỷ USD),
Singapor năm 2011 đón 13,2 triệu lượt khách, với doanh thu là 22,2 tỷ đô la
Singapore (17,8 tỉ USD); Thái Lan, mặc dù có nhiều biến động về chính trị,
song năm 2012 đã đón trên 20,5 triệu lượt khách, doanh thu khoảng 25 tỷ USD.
Trong khi Việt Nam có sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng năm 2014
chỉ thu hút 8 triệu khách du lịch quốc tế và 40 triệu khách nội địa, doanh thu
khoảng 10,42 tỷ USD
2.2.3.4. Tình hình phát triển lĩnh vực thủy sản và dịch vụ hậu cần thủy sản
- Tiềm năng phát triển dịch vụ thủy sản trong vùng biển, đảo nước ta
Với vùng biển chủ quyền rộng hơn 1 triệu km2; nguồn lợi thủy hải sản
của biển, đảo nước ta là vô cùng lớn với chủng loại rất phong phú, đa dạng; đây
là nguồn lợi vô cùng to lớn cho phép chúng ta phát triển kinh tế dịch vụ hậu cần
thủy sản mà ít có quốc gia có được.
- Tình hình phát triển dịch vụ hậu cẩn thủy sản nước ta.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu. Song từ năm 2001-2011, kinh tế
thủy sản chỉ đóng góp vào GDP chung toàn quốc trung bình khoảng gần 3%
GDP/năm; đến nay ngành thủy sản nước ta vẫn chưa thoát khỏi hình bóng của
một nghề cá thủ công, trình độ sản xuất nhỏ lẻ, dịch vụ hậu cần thủy sản còn
quá lạc hậu.
13
2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng
biển, đảo của một số quốc gia và địa phương.
2.3.1. Kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo của một số quốc gia
2.3.1.1. Ở Singapore
Kinh nghiệm lớn nhất là Quốc đảo Sư Tử đã tận dụng những lợi thế về
biển, đảo để phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, như dịch vụ hàng hải,
cảng biển, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch biển.
2.3.1.2. Ở Malaysia
Là quốc gia biển, đảo Malaysia đã xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, đã
đầu tư phát triển dịch vụ cảng biển từ rất sớm; Malaysia rất chú trọng phát triển
dịch vụ du lịch biển, đảo; nhà nước tạo ra cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến
khích đầu tư tư nhân, hiện Malaysia có nhiều khu du lịch biển tuyệt đẹp, được
mệnh danh là “Những thiên đường biển, đảo”, “Thiên đường của dân phượt”
2.3.1.3. Ở Thái Lan
Thái Lan nổi tiếng với ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt là du lịch biển,
đảo, với những tên gọi như: “thiên đường du lịch“, “thiên đường mua sắm”,
Chính phủ Thái Lan đã đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng; có chính sách quảng bá
du lịch rộng rãi, đưa ra nhiều ưu đãi,... nhằm thu hút du khách, luôn tạo ra
những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn,... cùng với sự thân thiện, nhiệt tình,
hiếu khách của người dân.
2.3.2. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo của một số địa
phương Việt Nam
2.3.2.1. Vấn đề khai thác tiềm năng kinh tế dịch vụ biển, đảo của tỉnh
Quảng Ninh
2.3.2.2. Vấn đề kinh tế dịch vụ biển, đảo ở thành phố Đà Nẵng
2.3.2.3. Vấn đề kinh tế dịch vụ biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa
2.3.2.4. Kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo Bà Rịa - Vũng Tàu trong tương
quan so sánh với cả nước
Nếu so sánh những điểm tương đồng về tiềm năng, lợi thế của Bà Rịa -
Vũng Tàu với các địa phương trên thì đến nay tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền
kinh tế của tỉnh còn rất thấp chỉ chiếm 35%, trong khi Quảng Ninh là 44,2%,
thành phố Đà Nẵng là 61,1%, Khánh Hòa là 47%.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển,
đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Thứ nhất, phát triển kinh tế dịch vụ nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh
của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.
14
Thứ hai, tỉnh cần có các chính sách cởi mở hơn nhằm đa dạng hóa các hình
thức dịch vụ
Thứ ba, cần xác định một số lĩnh vực dịch vụ mang tính đột phá
Thứ tư, tỉnh cần tạo ra một số sản phẩm dịch vụ độc đáo, mang đặc trưng,
bản sắc của địa phương
Thứ năm, đầu tư vào công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển cơ sở hạ
tầng vật chất cho phát triển dịch vụ
Thứ sáu, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển, đảo
Thứ bảy, tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền các hoạt động dịch
vụ trong vùng biển, đảo
Thứ tám, xây dựng thương hiệu về các sản phẩm dịch vụ.
Chương 3
THỰC TRẠNG KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN
VÙNG BIỂN, ĐẢO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
3.1. Những tiềm năng và lợi thế cho kinh tế dịch vụ trong phát triển
vùng biển, đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.1.1. Những tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 trên
cơ sở sát nhập ba huyện của tỉnh Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Là
địa phương ven biển với diện tích tự nhiên 1.989,5 km² (chiếm khoảng 0,6 diện
tích cả nước); có 8 đơn vị hành chính trong đó có 02 đơn vị là hải đảo và bán đảo;
có nhiều tiềm năng và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành
kinh tế nhất là kinh tế dịch vụ như:
3.1.1.1. Tiềm năng về khoáng sản (chủ yếu là dầu khí)
3.1.1.2. Tiềm năng phát triển ngành vận tải biển, cảng biển và logistics
3.1.1.3. Tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, đảo
3.1.1.4. Tiềm năng và lợi thế phát triển dịch vụ hậu cần thủy sản
3.1.2. Những tiềm năng, lợi thế về kinh tế, văn hóa - xã hội
Là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có dân số trên 1 triệu
người, là tỉnh duy nhất trong cả nước có nhiều tiềm năng về dầu khí; có nhiều
KCN, hệ thống cảng biển lớn, trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với nhiều
lợi thế về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo
15
Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống đường bộ, hệ thống đường sông, đường
sắt và đường hàng không tương đối đồng bộ.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là những địa phương có nhiều làng nghề truyền
thống, nhiều khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; đồng thời còn tiếp giáp với
các khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, là một
địa phương có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế khá cao, thu nhập bình quân
đầu người không ngừng tăng nhanh, năm 1996 thu nhập trung bình chỉ đạt 21,48
triệu đồng/người/năm, năm 2015 GDP ước đạt 15.000 USD (kể cả dầu khí).
Với những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
hội, Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển mạnh
các lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ công nghiệp, du lịch biển, đảo, dịch vụ thủy
sản, dịch vụ cảng biển và logistics, góp phần quan trọng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế dịch vụ trong phát
triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.2.1. Quan điểm, chủ trương xây dựng và phát triển vùng biển, đảo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhận thức được vai trò, vị trí của kinh tế biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, từ những năm đầu đổi mới Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, đường lối phát triển kinh tế biển, các hải đảo như: Nghị quyết 03-NQ/TW
ngày 06/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, Chỉ thị
số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; trong các Văn kiện Đại hội Đảng,
đặc biệt là Nghị quyết TW 9 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến 2020...
Văn kiện Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ V/2010 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng
đã xác định: “Tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế biển, xây dựng Bà Rịa - Vũng
Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại phát huy lợi thế
biển, bờ biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng
dịch vụ, xác định phát triển cảng là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời phát triển dịch
vụ logistics phát triển các loại hình dịch vụ mới hiện đại, chất lượng cao”;
UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
3.2.2. Các lộ trình chủ yếu trong tiến trình phát triển kinh tế dịch vụ trong
phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.2.2.1. Quá trình phát triển dịch vụ khai thác khoáng sản
Là tỉnh có ngành công nghiệp khai thác dầu khí, nên từ khi thành lập tỉnh,
Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã xác định được vai trò của ngành kinh tế này đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội, đây là ngành bao gồm nhiều loại hình dịch vụ như:
16
Dịch vụ khảo sát địa lý, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí... Năm 2014, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam đạt tổng doanh thu 745.500 tỉ đồng, trong đó tổng
doanh thu dịch vụ đạt 240.700 tỉ đồng, chiếm 32% tổng doanh thu toàn tập
đoàn dầu khí; dịch vụ đã giải quyết việc làm cho vạn ngàn cán bộ, kỹ sư, nhân
viên, nâng cao thu nhập cho người dân Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.2.2.2. Quá trình phát triển dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics
Là một tỉnh được xác định có cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ là chủ yếu, hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều KCN và CCN lớn. Trong hơn
20 năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ,
chính quyền địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước quy hoạch, kêu gọi
đầu tư, xây dựng được một hệ thống cảng biển, trong đó có một số cảng hiện
đại tầm cỡ quốc tế.
Tổng doanh thu từ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trên địa bàn
tỉnh trong những năm qua không ngừng tăng lên, năm 2009 là 6.921 tỷ đồng,
năm 2013 đạt 11.889 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ cảng năm 2014 là
2.345 tỷ đồng. Dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics đang thực sự trở thành
một lĩnh vực kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Bà Rịa -
Vũng Tàu.
3.2.2.3. Quá trình phát triển dịch vụ du lịch biển, đảo
Du lịch biển, đảo được coi là thế mạnh của Bà Rịa - Vũng Tàu từ thời
Pháp. Hiện nay tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ cho du lịch,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào khai thác du lịch.
Nhờ đó du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu không ngừng tăng lên; năm 2001 tỉnh đã đón
3,9 triệu lượt, doanh thu đạt 548,8 tỷ đồng, năm 2010 đón là 8,4 triệu lượt,
doanh thu 1.780 tỷ đồng, năm 2014 là 13,9 triệu lượt khách và doanh thu là
2.357 ngàn tỷ.
3.2.2.4. Quá trình phát triển dịch vụ hậu cần thủy sản
Với những tiềm năng, lợi thế về thủy sản, trong hơn 20 năm qua Đảng bộ,
chính quyền tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển. Đến
nay ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển đáng kể và
nhất là việc phát triển số lượng tàu, thuyền đánh cá; từ chỗ không có tàu dịch vụ
đến 2014 toàn tỉnh đã có đội tàu dịch vụ gồm 47 chiếc; năm 2008 sản lượng
khai thác đã đạt khoảng 265 ngàn tấn, đến năm 2013 đạt 299.430 tấn, kim
ngạch xuất khẩu đạt 13.859 tỷ đồng (khoảng 650 triệu USD), nhiều dịch vụ hậu
cần đã được đưa vào sản xuất như tàu dịch vụ, dịch vụ nước đá, xăng dầu và
các xí nghiệp chế biến xuất khẩu đều đạt tiêu chuẩn HACCP, đủ điều kiện xuất
khẩu vào thị trường châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản...
17
3.3. Một số đánh giá
3.3.1. Những thành tựu nổi bật của kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong lĩnh vực dầu khí mức doanh thu không ngừng tăng cao, năm 2014,
Tập đoàn Dầu khí đạt tổng doanh thu 745.500 tỉ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ
đạt 240.700 tỉ đồng, chiếm 32%, giải quyết việc làm cho hàng vạn cán bộ, kỹ sư,
nhân viên, nâng cao thu nhập cho người dân Bà Rịa - Vũng Tàu và đóng góp hàng
ngàn tỷ đồng cho ngân sách của địa phương.
Dịch vụ cảng biển và logistics đang thực sự trở thành một lĩnh vực kinh tế
quan trọng của Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả vùng
Đông Nam Bộ và cả nước. Tổng doanh thu từ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ
vận tải trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 6.921 tỷ đồng, năm 2012 đạt 11.093 tỷ đồng
và năm 2013 ước đạt 11.889 tỷ đồng, thu nhập trung bình của cán bộ, công nhân
trên 70 triệu đồng/người/năm.
Trong kinh doanh du lịch không ngừng tăng lên cả về lượng khách và doanh
thu; năm 2001 tỉnh đã đón 3,9 triệu lượt, doanh thu đạt 548,8 tỷ đồng, năm 2010
đón là 8,4 triệu lượt, doanh thu 1.780 tỷ đồng, năm 2014 là 13,9 triệu, doanh thu
đạt 2.357 tỷ đồng
Trong lĩnh vực thủy sản, giai đoạn 2010-2015 đạt tổng giá trị sản xuất hơn
13 nghìn tỷ đồng, bằng 142,97% so với giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng
bình quân 7,34%/năm; xuất khẩu đạt 600 nghìn tấn, đạt 1,7 tỷ USD
Như vậy sau 20 năm hình thành và phát triển, Bà Rịa - Vũng Tàu nhờ vào
những tiềm năng, lợi thế để phát triển các lĩnh vực kinh tế dịch vụ và đã đạt được
những thành tựu quan trọng, làm tiền đề để Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển.
3.3.2. Những hạn chế, yếu kém.
3.3.2.1. Trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển, đảo và dịch vụ logistics
Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém; việc quy hoạch chưa đồng bộ, khoa học; hệ thống cảng
biển phát triển quá nhanh nhưng mang tính tự phát giá cả dịch vụ hết sức lộn
xộn, không ổn định, các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu, thủ
tục thông quan còn hạn chế, nguồn nhân lực cho dịch vụ cảng biển và
logistics còn thiếu và yếu.
3.3.2.2. Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch biển, đảo
Nếu so các tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa thì Bà Rịa - Vũng Tàu
có lợi thế so sánh hơn hẳn, tuy nhiên ngành du lịch năm 2014 của tỉnh đón 13,9
triệu lượt khách và doanh thu là 2.357 ngàn tỷ, thấp hơn nhiều lần doanh thu
của Quảng Ninh, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
18
3.3.2.3. Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần thủy sản
Nếu so sánh mức tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh trong gần 10
năm qua (15,8%/năm) thì mức tăng trưởng của dịch vụ, khai thác, chế biến
ngành thủy sản mới chỉ bằng 50% (khoảng 8,7 % /năm). Hiện tại toàn tỉnh chỉ
có một đội tàu dịch vụ hầu cần thủy sản với 47 chiếc nhu cầu các dịch vụ vật
tư thiết bị, nhiên liệu, nước đá, phương tiện sơ chế, bảo hộ trên biển là rất lớn.
Các kỹ thuật bảo quản sản phẩm thủy sản sau đánh bắt chủ yếu vẫn dựa vào thủ
công nên tỷ lệ sản phẩm bị hư hỏng, thất thoát cao.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế dịch vụ
trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.3.3.1. Những nguyên nhân chung
a. Về vai trò quản lý của cơ quan chuyên trách Nhà nước
b. Những hạn chế về cơ chế, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng vật chất
trong vùng biển, đảo nước ta
c. Vấn đề xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm chưa thực sự được
quan tâm và đầu tư đúng mức
d. Những hạn chế trong nhận thức về vai trò, vị trí của biển, đảo
3.3.3.2. Những nguyên nhân thuộc về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
a. Về nguồn nhân lực
b. Về quy hoạch, đầu tư và công tác quản lý.
c. Về xây dựng thương hiệu và tạo ra sản phẩm độc đáo.
3.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế dịch vụ để phát triển vùng biển,
đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Hệ thống cơ sở vật chất các vùng ven biển và hải đảo còn lạc hậu, manh
mún, thiết bị chưa đồng bộ;
- Tình hình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên biển và hải đảo chưa
hiệu quả;
- Về công tác quản lý biển; chúng ta còn chậm được áp dụng các phương
thức quản lý biển, đảo tiên tiến;
- Nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành,
các địa phương ven biển và người dân còn chưa đầy đủ;
- Tính đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản đang có xu hướng
giảm sút,
19
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG
VÙNG BIỂN, ĐẢO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến
năm 2020
4.1.1. Một số dự báo về khuynh hướng đối với kinh tế dịch vụ trong phát
triển vùng biển đảo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030
4.1.1.1. Khuynh hướng mới xuất hiện từ tác động của những chế tài cộng
đồng và quốc tế
4.1.1.2. Vấn đề biển Đông, an ninh biển và môi trường biển, đảo
4.1.1.3. Khuynh hướng phát triển dịch vụ vùng (liên quan đến các thành tố
ngoài Bà Rịa - Vũng Tàu)
4.1.2. Mục tiêu và phương hướng tổng quát
4.1.2.1. Những mục tiêu chung
4.1.2.2. Một số phương hướng chủ yếu
4.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Một là, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực.
Hai là, từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Ba là, tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch trọng điểm.
Bốn là, phát huy lợi thế của hệ thống vận tải cảng biển, đẩy mạnh dịch vụ
vận tải thủy nội địa và đường biển, dịch vụ hàng hải quốc tế.
Năm là, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực chiếm tỷ trọng đáng kể
trong cơ cấu dịch vụ.
Sáu là, đầu tư phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức.
Bảy là, phát triển các dịch vụ cho hoạt động khai thác dầu khí.
4.3. Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
4.3.1. Nhóm giải pháp đối với các hoạt động kinh tế dịch vụ chủ yếu trong
phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
4.3.1.1. Giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistcs
a. Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics
+ Tiếp tục khảo sát, xác định độ nông, sâu trong hệ thống cảng biển, để
đầu tư cải tạo, nâng cấp các trang thiết bị bốc dỡ hiện đại.
20
+ Phát triển hệ thống cảng theo quy hoạch cụm cảng biển số 5, sớm di dời
hệ thống cảng từ TP Hồ Chí Minh về Bà Rịa - Vũng Tàu;
+ Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, phát triển trung tâm
logictics hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế;
+ Khuyến khích các nhà đầu tư ngoài quốc doanh kể cả nước ngoài vào khai
thác nhất là các công ty dịch vụ vận tải hàng hải đa quốc gia.
+ Hoàn thành việc nâng cấp hệ thống giao thông kết nối đường bộ, đường
sắt và đường hàng không.
+ Quy hoạch, xây dựng tại đảo Gò Găng Trung tâm nghiên cứu KHCN
biển theo mô hình Công viên KH Technopol ở TP Brest (Pháp).
+ Tiếp tục tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh cảng biển, theo hướng cổ phần hóa.
b. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ cảng biển, đảo và dịch
vụ logistics
Thứ nhất, thực hiện Chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực
trong giai đoạn CNH, HĐH đã được tỉnh phê duyệt
Thứ hai, tuyển cán bộ, kỹ sư, công nhân đang làm việc trong lĩnh vực này đưa
đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài
Thứ ba, phối hợp các doanh nghiệp khai thác cảng biển và dịch vụ logistics
Thứ tư, tỉnh phối hợp hoặc giao cho trường Đại học, cao đẳng trong tỉnh
đào tạo ngành khai thác cảng biển và dịch vụ logistics
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực
dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics
c. Hợp tác, liên kết trong khai thác dịch vụ cảng biển, đảo và dịch vụ logistics
Ban quản lý hệ thống các cảng biển, xây dựng kế hoạch liên kết, phối hợp
với các doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch, thủy sản để khai thác những lợi thế
của hệ thống cảng như: đưa đón khách du lịch bằng đường biển; xây dựng các
trung tâm thương mại ở khu vực cảng
4.3.1.2. Giải pháp phát triển dịch vụ du lịch trong vùng biển, đảo tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu
a. Đầu tư xây dựng, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Tập trung mọi nguồn lực tái kiến trúc đô thị, tạo môi trường “xanh, sạch,
đẹp, văn minh, ấn tượng” đáp ứng nhu cầu khách du lịch, nhất là khách quốc tế
Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đã xây
dựng các điểm vui chơi, giải trí, biểu diễn nghệ thuật
21
Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động du lịch như: lắp đặt hệ
thống ATM, Internet, các biển báo, kính quan sát ở các điểm du lịch, nhà vệ
sinh công cộng, nâng cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, đã được xếp hạng,
xây dựng các khu bảo tồn sinh vật biển
b. Tăng cường công tác quảng bá du lịch trong và ngoài nước
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Marketing Việt
Nam đẩy mạnh quảng bá du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ra nước ngoài, thông qua tổ
chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch.
c. Xây dựng đề án mở các tua du lịch, điểm du lịch mới, tạo điểm nhấn du
lịch cho Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu
tư vào một số tuyến du lịch như: Tuyến du lịch nội tỉnh, tuyến du lịch liên tỉnh
bằng tàu du lịch; khởi động lại dịch vụ du lịch bằng máy bay trực thăng thăm
quan công trình biển; tạo điều kiện cho các hãng phim trong nước, quốc tế đến
dựng phim.
Tỉnh lập Đề án xây dựng, phát triển đảo Gò Găng (TP Vũng Tàu) thành
Trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại, vui chơi giải trí phức hợp siêu cấp;
trong đó nên xây dựng một đường đua xe Công thức 1(F1).
d. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch
Tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt
động du lịch, khắc phục triệt để các tiêu cực chặt chém, móc túi, xin ăn, vé số;
thu gom lượng rác thải sinh hoạt ở khu vực bãi tắm, các di tích lịch sử văn hóa,
tôn giáo linh thiêng.
Hình thành Trung tâm hỗ trợ du khách, thiết lập đường dây nóng, để tiếp
nhận và xử lý phản hồi của khách du lịch.
e. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Ngành du lịch, ngành LĐ-TB-XH điều tra, phân loại trình độ lao động, lập
kế hoạch đào tạo và dự báo nhu cầu lao động trong tương lai để có kế hoạch bồi
dưỡng kịp thời;
4.3.1.3. Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần thủy sản trong vùng biển, đảo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
a. Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật và công
nghệ cho dịch vụ hậu cần thủy sản
Trước hết phải quy hoạch phát triển hệ thống cảng cá, bến cá và các điểm
tập kết hải sản; khu neo đậu tránh trú bão, gắn với khu dịch vụ hậu cần nghề cá;
tập trung đầu tư cơ sở sản xuất, thiết bị phục vụ khai thác, sản xuất ngư cụ và
22
chế biến hải sản; phát triển mạnh đội tàu cá khai thác xa bờ bằng nguồn vốn tín
dụng ưu đãi của Nhà nước và đội tàu dịch vụ trên biển theo NĐ 67.
Từng bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
HACCP, SQF, ISO trong chế biến và xuất khẩu thủy sản; tăng cường nghiên
cứu KHCN biển.
b. Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản và dịch vụ hậu
cần thủy sản trên biển, vùng ven biển và các vùng đảo
Tập trung xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại để có lực lượng
lao động và cán bộ quản lý có trình độ thích ứng cho ngành thủy sản; đặc biệt là
đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại ra nước ngoài.
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho ngư dân và công nhân trong lĩnh
vực đánh bắt và chế biên thủy sản.
c. Xây dựng và phát triển thị trường thủy sản
Trước hết tỉnh cần xây dựng thị tiềm năng trong nước; đồng thời tăng
cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ thủy sản quốc tế, nhất là các thị trường
truyền thống.
d. Quy hoạch lại vùng nguyên liệu cho dịch vụ hậu cần thủy sản
- Quy hoạch khu vực khai thác hải sản
- Quy hoạch khu vực chế biến và tiêu thụ hải sản
e. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác và dịch vụ thủy sản
Hoàn thiện mô hình bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản từ
Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh việc tư vấn, chuyển giao các tiến bộ
KHCN cho ngư dân, phòng chống lụt bão, duy trì thường xuyên công tác an
ninh, quốc phòng bảo vệ an toàn cho ngư dân và các nguồn lợi thủy sản, bảo vệ
môi trường sinh thái.
g. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản và dịch vụ hậu
cần thủy sản
Trước mắt tỉnh chỉ đạo cho các sở, ban ngành liên quan tập trung xây
dựng và sớm ban hành chương trình hành động về chiến lược biển của Bà Rịa -
Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, theo Nghị quyết số 09-NQ/TW
của BCHTW về Chiến lược biển.
h. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ thủy sản
Tỉnh giao cho các Sở, ngành chức năng có chính sách phù hợp để ngư dân địa
phương có thể tham gia đánh bắt, chế biến thủy sản cùng với ngư dân của các quốc
gia trong khu vực như Philiphin, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, có thể hợp tác
với nhau trong các hoạt động dịch vụ trên biển.
23
4.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước trong các hoạt động dịch vụ
trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
4.3.2.1. Giải pháp về quản lý nguồn tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sinh thái trên biển, đảo
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng biển, vùng ven
biển và các đảo.
4.3.2.2. Giải pháp về an ninh, trật tự an toàn cho phát triển kinh tế dịch vụ
trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh cần tăng cường đầu tư các trang thiết bị, kỹ thuật, các công cụ
chuyên dụng cho Ban quản lý các khu du lịch, khu đánh bắt, chế biến thủy sản.
4.3.2.3. Xây dựng mô hình cộng đồng quản lý các nguồn lợi và môi trường
trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Xây dựng mô hình quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng như Phillipine,
Indonesia, Indonesia, Hoa Kỳ, đây là một kinh nghiệm tốt để địa phương học
tập và thực hiện.
4.3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói
lở, bảo vệ dân cư, ứng phó với biến đổi khí hậu vùng biển, đảo
Bên cạnh cơ sở hạ tầng như đê, kè, kênh mương thoát lũ để phòng
tránh, giảm thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra, các giải pháp sinh học cũng
được quan tâm đầu tư như: tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái
tự nhiên ven biển nhằm tạo vùng đệm vững chắc, nâng cao khả năng ứng phó
với biến đổi khí hậu.
4.3.2.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế trong quản lý các nguồn tài nguyên
biển, đảo
Để giữ gìn môi trường hòa bình, hữu nghị trong việc khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên biển, đảo, tỉnh cần có những chính sách phù hợp để ngư dân địa
phương có thể tham gia đánh bắt, chế biến thủy sản cùng với ngư dân của các quốc
gia trong khu vực như Philiphin, Thái Lan, Malaysia
Tóm lại: Để phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo, ngoài những
chủ trương, đường lối chính sách của Trung ương, thì việc đưa ra những giải
pháp đồng bộ, sẽ quyết định đến hiệu quả phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng
biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay kinh tế dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới. Và kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo đang trở thành mối
quan tâm hàng đầu của các nước có biển. Việt Nam là quốc gia biển, đảo với nhiều
tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo, đã và đang
đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu
có nhiều tiềm năng, lợi thế đặc biệt để phát triển toàn diện các ngành kinh tế dịch
vụ trong vùng biển, đảo như: dịch vụ dầu khí, dịch vụ cảng biển, dịch vụ
logistics, dịch vụ du lịch biển, đảo, dịch vụ MIC, dịch vụ hậu cần thủy sản, đây
là những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên sau 20 năm thành lập mặc
dù cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Song nếu
so sánh với nhiều địa phương có những điều kiện tương đồng, thì kinh tế dịch vụ
nói chung và các dịch vụ trong vùng biển, đảo nói riêng của Bà Rịa - Vũng Tàu
vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế như: dịch vụ cảng biển,
dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch, dịch vụ thủy sản. Do vậy bên cạnh những chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bà Rịa - Vũng Tàu phải
huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, khuyến khích đầu tư nước ngoài,
tích cực thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ các nhóm giải pháp như đầu tư cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, cơ cấu lại hệ thống cảng biển, đăng cai các sự kiện thể thao - văn
hóa - du lịch, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác
quảng bá và tạo ra các sản phẩm độc đáo về du lịch; đồng thời tăng cường công
tác quản lý đối với các ngành dịch vụ để đưa ngành kinh tế dịch vụ của địa
phương tăng trưởng, phát triển theo các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà
nước và địa phương đã đề ra.
2. Một số kiến nghị
- Đối với Trung ương
+ Di dời các cảng tại TP Hồ Chí Minh về khu vực Cái Mép - Thị Vải tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương hỗ trợ Bà Rịa -
Vũng Tàu đăng cai một số hoạt động: Hội chợ thương mại, các hoạt động lễ hội
văn hóa - thể thao (Festival) tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Chính phủ sớm trao cho
tỉnh quy chế đặc thù trong kinh doanh dịch vụ khu Hồ Tràm Ship.
- Đối với địa phương
+ Tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ...;
+ Nghiên cứu xây dựng đề án mở các Tour du lịch nội tỉnh và liên tỉnh
bằng đường sông và đường biển; đầu tư xây dựng đường đua xe công thức 1
(F1) tại đảo Gò Găng.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hồ Viết Chiến (2012), “Phát triển các dịch vụ ngành thủy sản, mũi nhọn
trong chiến lược phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí
Giáo dục lý luận, (7+8), tr.165-168.
2. Hồ Viết Chiến (2013), “Bà Rịa - Vũng Tàu: Thiếu trầm trọng nguồn
nhân lực dịch vụ cảng biển và logistics”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo,
(17), tr.47-49.
3. Hồ Viết Chiến (2013), Vai trò của Khoa học xã hội và những vấn đề đặt
ra hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc, Trường Đại học Thủ
Dầu Một, tr.14-21.
4. Hồ Viết Chiến (2014), “Phát triển dịch vụ du lịch biển và tâm linh ở Bà
Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (05), tr.35-37.
5. Hồ Viết Chiến (2015), “Phát triển ngành thủy, hải sản dựa trên lợi thế
biển, đảo nước ta”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (13), tr.30-31.
6. Hồ Viết Chiến (2015), “Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu hiện nay”, Tạp chí Khoa học Thương mại, (88), tr.63-68.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtatchien_7407.pdf