Tóm tắt Luận án Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian tới, luận án đưa ra 5 quan điểm đó là: Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế;

pdf27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2013. Đề xuất quan điểm và giải pháp đến năm 2020. - Về địa điểm nghiên cứu khảo sát: Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (nơi có tỷ lệ đồng bào công giáo trên 46,7% so với số dân). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về kinh tế nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và xây dựng nông thôn mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng một số phương pháp của kinh tế học gồm: phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp thống kê; ở đây tác giả luận án đặc biệt chú trọng phương pháp điều tra khảo sát dưới dạng các bảng hỏi và từ đó tổng hợp các ý kiến và đánh giá tổng hợp lại các ý kiến đã điều tra. Đồng thời có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận giải rõ nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Luận giải rõ vai trò của phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, nhất là đáp ứng các yêu cầu của xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2013. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu gồm thành 4 chương, 11 tiết 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – LêNin như: C.Mác và Ph.Ăng-Ghen toàn tập (2002), Tập 23. LêNin toàn tập T39, T45 ... Trong các tác phẩm này C.Mác và Ph.Ăng- Ghen, LêNin đã đề cập đến các lĩnh vực sau đây liên quan đến đề tài như: hiệp tác trong sản xuất; về tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp với thị trường sức lao động; về chế độ hợp tác xã ... Một số công trình nghiên cứu về kinh tế nông thôn mà Việt Nam có thể tham khảo của các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) và ở các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Các công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế nông thôn trên các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quá trình hội nhập quốc tế góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Các tác giả tiêu biểu là: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, TS Nguyễn Từ, PGS.TS Nguyễn Danh Sơn PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc. Các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới của các nhà khoa học trong nước có liên quan đến đề tài, có các tác giả như: TS Nguyễn Quốc Thái PGS.TS Vũ Văn Phúc GS.TS Tô Xuân Dân, GS.TSKH Lê Văn Viện, TS Đỗ Trọng Hùng, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Nguyễn Sinh Cúc. Các nhà khoa học tập trung đánh giá về lý luận và kết quả thực tế thời gian qua rút ra bài học kinh nghiện cho xây dựng nông thôn mới trong đó có phát triển kinh tế nông thôn. 1.3. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những khoảng trống nghiên cứu Liên quan đến đề tài luận án đã có nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu, luận bàn nhiều vấn đề khác nhau về kinh tế nông thôn. Các nhà khoa học đã đưa ra những quan điểm mang tính khoa học, kết hợp cả lý luận và thực tiễn để thấy được vai trò của phát triển kinh tế 5 nông thôn ở Việt Nam. Nhìn chung kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam thời gian qua đã đề cập đến một số nội dung ở các góc độ khác nhau, cụ thể là: - Luận giải sự cần thiết của phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn. - Nêu vai trò của kinh tế nông thôn nói chung; đặc điểm của kinh tế nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng kinh tế nông thôn ở nước ta nói chung, cũng như ở một số tỉnh nói riêng trên một số khía cạnh để thấy được những thành tựu đạt được và những hạn chế cần tập trung giải quyết. - Nêu một số phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn. - Luận giải những lý luận về xây dựng nông thôn mới; Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam để thấy được hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới và những bất cập, hạn chế trong thời gian vừa qua. - Đưa ra một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, những khoảng trống mà luận án tập trung nghiên cứu luận giải đó là: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. - Thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian tới. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và thực tiễn kinh tế nông thôn của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, tác giả luận án kế thừa để tiếp tục nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề sau: * Về cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận giải rõ khái niệm kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. - Luận giải vai trò của phát triển kinh tế nông thôn đối với xây dựng nông thôn mới trên một số khía cạnh chủ yếu để thấy sự cần thiết khách quan của nó. - Phân tích những nội dung của phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện. - Phân tích các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. 6 * Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích số liệu thực tế về thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008- 2013 để xác định rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, cùng những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian tới. Đặc biệt những nội dung như: Cơ cấu kinh tế nông thôn; Nguồn nhân lực ở nông thôn; Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở nông thôn và các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1.1. Khái niệm kinh tế nông thôn và kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm kinh tế nông thôn, nhưng dù hiểu thế nào thì: Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn, có quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân. Tác giả luận án cho rằng: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, cùng với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Là tổng thể các quan hệ kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau trong khu vực nông thôn và trong toàn bộ vùng, địa phương, nền kinh tế quốc dân; nhằm làm cho khu vực nông thôn có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp sản xuất hàng hoá với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo qui hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. 7 2.1.2. Đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2.1.2.1. Đặc điểm của kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có đặc điểm riêng gắn liền với địa bàn nông thôn, nông nghiệp và nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, hoạt động của kinh tế nông thôn là hoạt động kinh tế; Hai là, kinh tế nông thôn ngoài nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp còn có các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học - công nghệ Ba là, các hoạt động kinh tế nông thôn gắn bó chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái. Bốn là, về công nghệ sản xuất của các cơ sở; có sự kết hợp nhiều trình độ công nghệ: từ công nghệ truyền thống nói chung còn lạc hậu cho đến công nghệ bán hiện đại và hiện đại. Năm là, các đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu là các hộ gia đình; hoạt động của các đơn vị kinh tế còn mang tính kép kín và quan hệ thị trường ở nông thôn trình độ phát triển chưa cao. 2.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới - Điều kiện tự nhiên - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. - Việc ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất và dịch vụ - Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. - Sự phát triển các chủ thể sản xuất hàng hoá ở nông thôn - Sự phát triển của thị trường nông thôn. - Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. - Vai trò của Nhà nước đối với kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. 2.2. VAI TRÒ, NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.2.1. Vai trò của phát triển kinh tế nông thôn đối với xây dựng nông thôn mới Phát triển kinh tế nông thôn có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới thể hiện: 8 - Phát triển kinh tế nông thôn góp phần tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề quan trọng đảm bảo thắng lợi cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - Phát triển kinh tế nông thôn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần phân công lao động xã hội tại chỗ thực hiện xây dựng nông thôn mới thành công - Thực hiện tốt mục tiêu, nội dung xây dựng nông thôn mới là cơ sở, tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn vững chắc - Phát triển kinh tế nông thôn tạo nguồn vốn tích luỹ và những điều kiện cần thiết cho xây dựng nông thôn mới, ngược lại xây dựng nông thôn mới là mục tiêu cho kinh tế nông thôn phát triển 2.2.2. Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết định việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tối ưu tài nguyên đất đai, vốn sức lao động và cả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; quyết định tốc độ phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn, chuyển mạnh kinh tế nông thôn lên kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường; quyết định khả năng xã hội hóa sản xuất và lao động.... Cơ cấu kinh tế nông thôn có thể được xem dưới các góc độ sau: Về cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành; Về cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn; Về cơ cấu kinh tế nông thôn theo vùng. 2.2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Do đặc điểm của nước ta, điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, lao động nông nghiệp phần lớn là chưa qua đào tạo. Do vậy đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế nông thôn là nội dung đặc biệt quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng nông thôn mới. 2.2.2.3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng hiện đại gắn với quy hoạch nông thôn Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội ở nông thôn. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phát triển là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền... ngược lại, nó sẽ là lực cản trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 9 2.2.2.4. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn Hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn phụ thuộc vào qui mô hay các loại hình của đơn vị kinh tế nông thôn, trước hết là các loại hình quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Hiện nay ở nông thôn có các hình thức tổ chức sản xuất như: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, công ty đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.2.2.5. Đẩy mạnh hiện đại hoá nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và hoàn thiện hệ thống chính sách thích ứng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào các ngành nghề, quá trình sản xuất kinh doanh ở nông thôn có một vai trò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn. Trong đó tập trung vào những lĩnh vực cơ bản sau: Cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa; nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học... vào phát triển kinh tế nông thôn. Hệ thống chính sách phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Do đó việc thực thi các chính sách thích hợp sẽ có tính đột phá, là công việc quan trọng thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp – nông dân – nông thôn tạo cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc cho thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 2.2.2.6. Nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái Nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn là mục tiêu, là yêu cầu, là nội dung trọng tâm của phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn là nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, nó là cơ sở, động lực để xây dựng nông thôn mới. Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái ở nông thôn là rất quan trọng và cần thiết ở nông thôn hiện nay. 2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế nông thôn thì cần phải thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Luận án chú trọng sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu sau: 10 Thứ nhất, các chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế nông thôn bao gồm: Các chỉ tiêu giá trị như: tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, giá trị sản lượng, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, cơ cấu kinh tế nông thôn; Các chỉ tiêu hiện vật như: sản lượng sản phẩm chủ yếu sản xuất trên địa bàn nông thôn: sản lượng cây trồng, vật nuôi, công nghiệp, xây dựng. Thứ hai, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp như: Hiệu quả vốn đầu tư cho toàn bộ hoạt động của kinh tế nông thôn; Hiệu quả vốn đầu tư cho các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, các thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ nông thôn (nếu trong phạm vi một huyện thì có thể tính theo tiểu vùng hoặc tính toán theo đơn vị hành chính như các xã). Thứ ba, các chỉ tiêu hiệu quả từng phần (gián tiếp) để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế nông thôn, gồm có: Năng suất lao động ở nông thôn; Năng suất lao động ở các ngành nghề; Năng suất cây trồng, vật nuôi; Giá trị nông sản; Thu nhập bình quân của mỗi nhân khẩu trong khu vực nông thôn; đời sống, trình độ học vấn của người dân. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI * Kinh nghiệm của quốc tế về phát triển kinh tế nông thôn - Trong cải cách nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc là: Cơ cấu lại cơ chế kinh tế và kết cấu lợi ích, cơ cấu lại cơ chế quản lý. Quá trình này lấy việc nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của nông hộ và tập thể nông dân làm điểm xuất phát để vận động phong trào hiện đại hóa làng xã với nông nghiệp hiện đại, doanh nghiệp thôn và phát triển các huyện, thị nhỏ. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe con người, phát triển sự nghiệp công ích, phấn đấu xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. - Kinh nghiệm của Hàn Quốc là: Chính phủ đưa ra những nội dung cụ thể để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn như mở rộng , làm mới đường trong thôn; cải tạo hàng rào quanh nhà; sửa hệ thống đập sông ngòi, xây điểm gom rác với chính sách hỗ trợ miễn phí xi măng, thép theo mức cụ thể. Đồng thời với tinh thần Saemaul (phong trào xây dựng làng mới) đã kích thích sự tham gia của cộng đồng đã làm cho nông thôn Hàn Quốc có những thay đổi to lớn. * Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam - Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam định: Chú trọng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Phương châm chỉ đạo: tập trung thực hiện từ đồng 11 vào làng, triển khai đề án dồn điền đổi thửa để vừa quy hoạch vùng sản xuất, vừa chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch gọn quỹ đất công và vận động góp đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi nội đồng. - Kinh nghiệm của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung cao trong công tác xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành các vùng tập trung; vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng sản xuất cây vụ đông, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vùng trang trại tổng hợp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. huy động nguồn lực và đóng góp của nhân dân, coi trọng vai trò của thôn, xóm, hộ gia đình là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kinh nghiệm của quốc tế và một số địa phương trong nước về phát triển kinh tế nông thôn. Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đó là: Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và vai trò của các tổ chức chính trị ở nông thôn. Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng quy hoạch, đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Thứ ba, tập trung mọi nỗ lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề ở nông thôn; Thứ tư, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn là khâu đột phá trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thứ năm, lựa chọn các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế so sánh. Chương 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên - Vị trí địa lý; Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình: Phía Bắc giáp huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh 12 tỉnh Ninh Bình; Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; Phía Tây giáp huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ. - Đất đai, sông ngòi, khí hậu, Tổng diện tích của huyện Kim Sơn năm 2013 là 21.537,04 ha, trong đó đất nông nghiệp 13.401,15 ha; đất phi nông nông nghiệp 5.927,09 ha; đất chưa sử dụng 2.208,8ha; đất thịt nặng chiếm 70% diện tích đất canh tác, độ PH trung bình từ 5,0 - 6,0; độ mặn trung bình từ (0,15 - 0,25)%0. Diện tích đất nông nghiệp 13401,15ha chiếm 62,22% so với tổng diện tích đất toàn huyện. Kim Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm chịu ảnh hưởng của mưa bão. Hàng năm, Kim Sơn thường chịu từ hai đến sáu cơn bão với gió cấp bảy, cấp tám có khi lên tới cấp mười một, cấp mười hai, giật trên cấp mười hai đổ bộ trực tiếp vào bờ biển. Mùa đông rất lạnh và ít mưa, mùa hè nóng nắng và mưa nhiều, tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1900mm. Nhiệt độ trung bình/năm là 23,40C. Độ ẩm không khí trung bình là 86%. Vùng biển Kim Sơn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, biên độ trung bình 1,4 m, lớn nhất có thể đạt 2m đến 2,5 m, trong tháng có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ 14 ngày với biên độ 1,5 đến 2,2 m. Trong thời kỳ nước cường tính nhật triều trội hơn, mỗi ngày xuất hiện một đỉnh và một chân triều, tuy nhiên thời gian lên xuống và điểm xuất hiện đỉnh và chân triều không ổn định. - Đặc điểm về tài nguyên rừng, động thực vật, biển, khoáng sản, Kim Sơn có vùng đệm khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ Sông Hồng với diện tích vùng đệm là 4.854 ha (nội địa là 3.454 ha; biển là 1.400 ha). Diện tích rừng phòng hộ là 685,5 ha gồm ba cơ quan chủ quản đang quản lý là: Ban quản lý rừng của huyện; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình. Các loài chim, động, thực vật đa dạng như: Động vật: Cò mỏ thìa, mòng két, ngỗng trời, vịt trời; Thủy hải sản: Tôm, cua, cá biển, trai, sò, ngao; Thảm thực vật: Rong câu. 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Về kinh tế, kinh tế huyện Kim Sơn giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăng trưởng kinh tế bình quân là 12,7% trong đó tốc độ tăng của các ngành: Nông, lâm, ngư tăng 4,1%; công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 21,3%; Dịch vụ tăng 14,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 13,4%; năm 2012 là 10,3%; năm 2013 là 12%. Về văn hóa - Xã hội, lịch sử Kim Sơn là lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang, quai đê lấn biển. Qua 185 năm đã tiến hành bảy lần quai đê lấn biển. 13 Tổng dân số của huyện năm 2013 là 170.635 người trong đó trong đó 94.038 người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 55,1% dân số của huyện), Trong tổng dân số của huyện người theo đạo Công giáo chiếm 46,7 %. Hiện tại toàn huyện có 53/83 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 62,35%, trong đó có 12/27 trường mầm non, 11/27 trường Trung học cơ sở, 29/29 trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia cấp độ 1, (trong đó có 2 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2), có 4 trường Trung học phổ thông (có 1 trường đạt chuẩn quốc gia) và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Trên địa bàn huyện Kim Sơn có 30 cơ sở y tế, trong đó có 1 Bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 1 Trung tâm y tế và 27 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 280 giường bệnh, số cán bộ y tế trong toàn huyện năm 2013 có 308 người. Trong đó: có 45 Bác sỹ, trên đại học; 160 y sỹ, kỹ thuật viên, 77 y tá, hộ lý; 26 cán bộ trình độ khác. 3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 3.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn 3.2.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành Năm 2001 đạt 2389 tỷ đồng trong đó: nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 43,62%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm 34,16%; Dịch vụ chiếm tỷ trọng 22,23%. Năm 2013 tổng giá trị sản phẩm toàn huyện đã tăng lên 5836 tỷ đồng trong đó: nông lâm thủy sản tỷ trọng là 33,91%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 40,94%; Dịch vụ 25,15%. Như vậy, giai đoạn 2008 đến 2013 tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có chiều hướng tích cực. Đơn vị tính: % 0 10 20 30 40 50 60 Nông-Lâm-TS CN-Xây dựng Dịch vụ Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Kim Sơn qua các năm Nguồn: UBND huyện Kim Sơn/năm 2013 14 3.2.1.2. Cơ cấu thành phần kinh tế, Trên địa bàn huyện có 124 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong 27 Doanh nghiệp sản xuất chế biến cói trên địa bàn huyện trong đó 18 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động; hiện nay các doanh nghiệp chế biến cói xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường, giá cả. 3.2.1.3. Cơ cấu vùng kinh tế, Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, có hai vùng kinh tế để có định hướng chỉ đạo, phát triển kinh tế chung của toàn huyện, đồng thời phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tổng thể cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện đó là: Vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, hàng tiểu thủ công nghiệp; Vùng kinh tế ven biển. 3.2.2. Về nguồn nhân lực nông thôn Theo số liệu Thống kê của huyện tổng dân số toàn huyện tính đến 31/12/2013 có 170.635 người; số người trong độ tuổi lao động có 94.038 người; lao động nữ có 47.442 người. Hơn 100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến hàng cói, xây dựng, giao thông, thủy lợi. Nhiều doanh nghiệp đã thu hút hàng trăm lao động, nhiều doanh nghiệp có đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao, tích cực tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. 3.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn * Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 10 dài 14,5 km, đường 10 tránh thị trấn Phát Diệm dài 11,8 km, 36 km đường tỉnh lộ và 973,65 km đường giao thông nông thôn. Trong 973,65 km đường giao thông nông thôn có 64,06 km đường liên xã, 500,37 km đường trục xã, 227,12 km đường ngõ xóm, 182,1km đường trục chính nội đồng. * Hệ thống hạ tầng thủy lợi, Toàn huyện có 3 hệ thống công trình thủy lợi chính phục vụ sản xuất trong đó có 170 cống các loại. Hệ thống đê điều của huyện Kim Sơn gồm các tuyến đê là 75,7km trong đó tuyến đê biển dài 40,2 km, tuyến đê sông tả Vạc, hữu Vạc, Hữu đáy dài 35,5 km. * Hệ thống hạ tầng điện nông thôn huyện Kim Sơn, Trên địa bàn huyện có 84 km đường dây cao thế, 600 km đường dây hạ thế; 99 trạm biến áp 100% số xã có điện lưới quốc gia. * Hạ tầng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Toàn huyện có 7 cơ sở cấp nước sạch trong đó (01 cơ sở đang cấp, 02 cơ sở đang vận hành thử, 02 cơ sở đang thi công và 02 cơ sở ngừng hoạt 15 động). Nhà máy cấp nước Phát Diệm công suất 6000m3/ngày.đêm và các nhà máy cấp nước xã Lai Thành, Yên Lộc công suất 500m3/ ngày.đêm đã góp phần cung cấp nước sạch cho nhân dân Thị trấn Phát Diệm, các xã tiểu khu 3; tỷ lệ các hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 90%. Trong những năm qua công tác vệ sinh môi trường và nước sạch trên địa bàn huyện Kim sơn có những chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành và của người dân, của các doanh nghiệp được nâng lên. Năm 2009 huyên đã thành lập Trung tâm vệ sinh môi trường, 26/27 xã, thị trấn có nghĩa trang nhân dân; 50% số hộ gia đình tự sử lý rác thải trong khu ở; 100% rác thải y tế được xử lý; tỷ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh đạt 70%. * Hệ thống hạ tầng thông tin, viễn thông nông thôn huyện Kim Sơn, Các xã và thị trấn trong huyện đều có điểm bưu điện - văn hóa được. Hiện nay 100% các xã, thị trấn, thôn, xóm đều có máy điện thoại cố định; 40% thôn, xóm; 100% xã, thị trấn có Internet băng thông rộng tốc độ cao MegaVNN, cáp quang FiberVNN đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thông tin và ứng dụng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. * Hệ thống hạ tầng dịch vụ, mạng lưới chợ, cây xăng, cụm công nghiệp và làng nghề của huyện Kim Sơn, Toàn huyện có 12 chợ trong đó có 01 chợ loại II nằm trung tâm huyện, 1 chợ đầu mối thủy sản được đầu tư xây dựng tại xã Kim Đông, các chợ còn lại do xã quản lý và xây dựng tạm, bán kiên cố chưa đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới. Quy hoạch mạng lưới cây xăng trên toàn huyện gồm 17 điểm và có sự điều chỉnh cho phù hợp với mạng lưới hạ tầng giao thông trong huyện, đáp ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân có hiệu quả nhất. Huyện Kim Sơn có 02 Cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Đồng Hướng và Cụm công nghiệp Bình Minh, huyện có 25 làng nghề thuộc 9 xã. * Quy hoạch khu dân cư và cải tạo nhà ở dân cư nông thôn của huyện, Huyện đã triển khai quy hoạch mạng điểm dân cư trong quy hoạch nông thôn mới của các xã theo hướng tập trung phát triển khu dân cư mới theo hướng văn minh, đồng thời bảo tồn, kế thừa bản sắc văn hóa tốt đẹp của nhân dân Kim Sơn. 16 3.2.4. Về áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ và thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn huyện - Về áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ: trong quy hoạch quản lý đất đai; Trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. - Về thực hiện chế độ chính sách như: Chính sách đất đai; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và một số chính sách khác. 3.2.5. Về các hình thức tổ chức sản xuất Huyện Kim Sơn có 124 doanh nghiệp và trên 7000 hộ gia đình chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; với các loại hình khác nhau, giải quyết việc làm cho 4000 lao động thường xuyên và hơn 30 nghìn lao động trong khu dân cư. Toàn huyện có 42 hợp tác xã trong đó có 32 hợp tác xã hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, thuỷ sản. Phần lớn các hợp tác xã đảm nhiệm một số khâu dịch vụ chủ yếu phục vụ sản xuất của xã viên gồm: Dịch vụ tưới tiêu, thuỷ lợi, bảo vệ đồng; dịch vụ thú y, dịch vụ giống cây trồng vật nuôi; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, khuyến nông. Trên địa bàn huyện đã có 72 mô hình phát triển sản xuất kinh tế trang trại, từ trang trại tổng hợp đến trang trại chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...hiệu quả kinh tế thường gấp 2-5 lần, thậm chí hàng chục lần so với sản xuất đại trà thông thường. 3.2.6. Về thu nhập, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái Thu nhập bình quân đầu người/năm từ 4,85 triệu đồng năm 2005 lên 12,52 triệu đồng năm 2010 và 19,88 triệu năm 2013. Kim Sơn đã thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, hiện nay không còn hộ đói; Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2010), năm 2006 là 16,64% đến năm 2012 giảm còn là 9,99% và hộ cận nghèo là 8,32%. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái được huyện quan tâm. Trên cơ sở chỉ đạo của huyện ủy, hằng năm Hội đồng nhân dân huyện ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 3.3.1. Những kết quả đạt được - Về quy hoạch: Đến năm 2013 đã có 25/25 xã đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung và đề án xây dựng nông 17 thôn mới; 6/6 xã điểm đã triển khai và hoàn thành việc thực hiện công bố, công khai quy hoạch chung; cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa. - Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện Kim Sơn là 12,7%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm đạt 4,1%. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản trong 6 năm (2008 - 2013) là 1.588.134 triệu đồng, tăng 985.159 triệu đồng so với 6 năm trước đó (2002 -2007). - Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: cơ cấu kinh tế nông thôn Kim Sơn chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển biến tích cực, cơ cấu các thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế ở huyện Kim Sơn được tập trung phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện. - Về tiếp thu, chuyển giao khoa học – công nghệ vào phát triển sản xuất: Phương thức chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân được áp dụng phổ biến, có hiệu quả - Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế: triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như: đường trục xã, liên xã, trục thôn xóm, đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng trên địa bàn toàn huyện. - Về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt: Toàn huyện có 84 km đường dây cao thế, 600 km đường dây hạ thế; 99 trạm biến áp. Số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 80% (tiêu chí yêu cầu 99%). - Về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất: Duy trì hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủy sản nhất là khâu dịch vụ; các làng nghề truyền thống tiếp tục phát huy tác dụng trong cơ chế mới, nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân. - Về thu nhập của nhân dân và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái: đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ở hầu hết các xã trong huyện ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến tiến bộ; công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái được nâng cao. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế - Công tác xây dựng quy hoạch được triển khai nhưng chưa đồng bộ, tiến độ chậm, chất lượng không cao, chưa sát với thực tiễn của các địa phương trong huyện. Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch ở 18 các khu dân cư, thôn, xóm, xã, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác chưa được quy hoạch. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện còn chậm, chưa bền vững; ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2013 chiếm 33,91% trong cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện). Hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, thu nhập của người nông dân thấp, một bộ phận nông dân không gắn bó với đồng ruộng hoặc chưa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. - Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ, mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp song tỷ lệ được cứng hoá còn thấp (mới đạt 63%), các tuyến đường liên thôn xây dựng trước đây chưa theo quy chuẩn, chật hẹp, không đảm bảo cho lưu thông hàng hóa. Thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh kinh tế, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt gay gắt. Chất lượng lưới điện nông thôn ở một số xã chưa đảm bảo, nhất là điện phục vụ sản xuất. Hiệu quả khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng đã được đầu tư không cao, thậm chí có công trình sử dụng không có hiệu quả hoặc không hết công suất. - Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới còn chậm. Kinh tế trang trại phát triển chưa hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao, kinh tế nông thôn phát triển chưa bền vững. - Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Việc ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện còn yếu, chủ yếu mang tính sơ chế, sản phẩm thô mà chưa có công nghệ bảo quản chế biến mang tính hiện đại. Việc đưa khoa học – công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ môi trường còn yếu kém. Áp dụng khoa học – công nghệ trong xử lý rác thải mới dừng lại trong bệnh viện, các cơ sở sản xuất kinh doanh, còn rác thải dân sinh, môi trường nông thôn chưa được xử lý. - Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống bảo hiểm sản xuất nông nghiệp chưa được hình thành. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, nhận thức của một bộ phận nhân dân trong bảo vệ môi trường còn nhiều hạn 19 chế. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa được quam tâm đúng mức. - Nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn trình độ còn thấp. Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 35%, đặc biệt lao động có chất lượng, tay nghề cao không nhiều, một lực lượng lao động không nhỏ phải đi tìm việc làm ở xa. Chất lượng nguồn nhân lực của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình còn thấp, nhân lực có trình độ tay nghề cao ít. * Nguyên nhân khách quan + Trong những năm qua, điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nước mặn xâm thực sâu dẫn đến thiếu nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp, sâu bệnh hại lúa, dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến phức tạp. + Xuất phát điểm của nông nghiệp, nông thôn huyện Kim Sơn đi lên từ mức phát triển thấp. + Giá cả thị trường biến động, lạm phát tăng cao gây bất lợi cho nông dân, thị trường tiêu thụ hạn chế, các mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân; thu nhập của nông dân so với các ngành khác quá thấp, nông dân chưa thực sự gắn bó với đồng ruộng. + Nguồn lực đầu tư cho khu vực nông thôn ở tỉnh Ninh Bình nói chung và nông thôn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nói riêng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển KTNT trong xây dựng nông thôn mới. * Nguyên nhân chủ quan + Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tuy có những kết quả đáng kể nhưng còn rất nhiều hạn chế như các công trình văn hóa, thể thao, y tế, môi trường có nhiều nguyên nhân về các lĩnh vực này, nhưng nguyên nhân cơ bản là ở vùng nông thôn chưa được quan tâm đúng mức về phát triển kết cấu hạ tầng. + Trình độ người lao động, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn chưa cao. + Công tác quản lý nhà nước trong kinh tế nông thôn còn nhiều bất cập, khó khăn, hạn chế cả số lượng chất lượng cán bộ quản lý, gây khó khăn trong các nội dung như: quản lý chất lượng giống, quản lý đất đai, giá và chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, công tác vệ sinh môi trường, giá vật tư nông nghiệp ... 20 + Hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bộ máy quản lý từ cấp huyện đến cơ sở còn bất cập. + Nhận thức của một số cấp ủy chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ. + Một số cấp ủy đảng, chính quyền, một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức về công tác đào tạo nghề cũng còn nhiều hạn chế. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 cần quán triệt các quan điểm sau: - Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện - Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế - Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải là sự nghiệp của toàn dân, các thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước và nhân dân cùng làm - Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng 21 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 4.2.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới phải được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh, của huyện. Phát triển kinh tế nông thôn là nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, vì vậy trong quy hoạch xã nông thôn mới phải chú trọng quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn đó là các quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất và kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng. 4.2.2. Phát triển kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại Trên cơ sở quy hoạch dựa trên lợi thế so sánh của huyện là có thế mạnh, tiềm năng về sản xuất lúa chất lượng cao, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, các sản phẩm thủy, hải sản của vùng bãi bồi ven biển; để xác định vùng sản xuất hàng hoá tập trung và xuất khẩu để thực hiện thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại. 4.2.3. Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Vốn là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Kim Sơn hiện nay và thời gian tới là rất lớn. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu đó phải đa dạng hóa các nguồn vốn và biện pháp huy động vốn. Đa dạng hóa các nguồn vốn gồm: vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất 4.2.4. Xây dựng, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế Tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch mở rộng thị trấn Phát Diệm - Thị trấn huyện lỵ định hướng thành lập thị xã trước năm 2020, hình thành mạng lưới các thị tứ, các cụm xã, tạo các điểm nhấn cho quá trình đô thị hóa. Củng cố, hoàn thiện kết cầu hạ tầng như hệ 22 thống giao thông cầu đường, mở rộng điện lưới nông thôn, tăng cường thủy lợi, bưu chính viên thông, nước sạch, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng. 4.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thì yêu cầu nguồn nhân lực phải có chất lượng cao đáp ứng sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực ở huyện Kim Sơn còn nhiều hạn chế, người lao động trình độ chuyên môn tay nghề, trình độ công nghệ còn yếu. Do vậy, để thực hiện tốt phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới thì phải luôn coi trọng đào tạo nguồn nhân lực. 4.2.6. Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách - Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa - Chính sách về đất đai - Chính sách tín dụng 4.2.7. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp - Phát triển kinh tế trang trại - Đối với tổ hợp tác và hợp tác xã - Thực hiện phát triển mô hình hợp tác kinh tế trong nông thôn 4.2.8. Tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước và các tổ chức đoàn thể - Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước - Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể KẾT LUẬN Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nơi có đông đồng bào công giáo, là nội dung chính, là hướng đi tới các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tác động tích cực, giảm các yếu tố tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế nông thôn, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nội dung của luận án đã làm rõ một số kết quả sau: 1. Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, cùng với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông 23 thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Là tổng thể các quan hệ kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau trong khu vực nông thôn và trong toàn bộ vùng, địa phương, nền kinh tế quốc dân; nhằm làm cho khu vực nông thôn có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp sản xuất hàng hoá với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo qui hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. 2. Phát triển kinh tế nông thôn có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế nông thôn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời, là cần thiết khách quan đối với mỗi địa phương trong cả nước. Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới gồm nhiều nội dung, trong đó đặc biệt chú trọng nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn; nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới gồm: các chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế nông thôn; các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đồng thời luận án nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo bổ ích cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đó là: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và vai trò của các tổ chức chính trị ở nông thôn; Coi trọng công tác xây dựng quy hoạch, đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng; Tập trung mọi nỗ lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề ở nông thôn; Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn là khâu đột phá trong quá trình xây dựng nông thôn mới; Lựa chọn các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế so sánh. 4. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2013 đã đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Nông 24 thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện chậm, chưa bền vững; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ; Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới còn chậm; Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, có sức cạnh tranh lớn; Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, số hộ nghèo còn cao... Nguyên nhân của hạn chế thuộc cả khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là: Công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa thực hiện tốt; Trình độ lao động, trình độ khoa học – công nghệ còn thấp; Cơ chế, chính sách để thực hiện phát triển kinh tế nông thôn chưa đồng bộ; Nhận thức của một số cấp ủy chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đầy đủ. 5. Để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian tới, luận án đưa ra 5 quan điểm đó là: Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng của các thành phần kinh tế; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phòng. Đồng thời luận án đề xuất 8 giải pháp gồm: Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại; Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn; Xây dựng, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; Tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước và các tổ chức đoàn thể. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Hồng Quảng (2011), “Phát triển trồng dược liệu trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cây thuốc quý, (189). 2. Trần Hồng Quảng (2012), “Phát triển làng nghề truyền thống đối với việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (5), tr.77-80. 3. Trần Hồng Quảng, Hoàng Thị Bích Loan (2013), “Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình: Thực trạng và định hướng phát triển”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (Số đặc biệt), tr.19-25. 4. Trần Hồng Quảng, Nguyễn Minh Quang (2013), “Phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (197/II), tr.75-81. 5. Trần Hồng Quảng (2014), “Một số thành tựu trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (11), tr.46-50.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_viet_8245.pdf
Luận văn liên quan