Để một lập luận có sức thuyết phục, phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản là
lý lẽ, yếu tố xúc cảm và yếu tố tính cách, đặc điểm tâm lý dân tộc và văn hóa
của người tiếp nhận. Trong tiểu phẩm trào phúng, nhân tố xúc cảm chính là
yếu tố gây cwời. Trong chwơng 3 của luận án, chúng tôi đã trình bày 7 phwơng
thức lập luận cơ bản: 1. Phương thức gài bẫy, 2. Phương thức suy luận tương
tự, 3. Phương thức sao phỏng, 4. Phương thức qui nạp, 5. Phương thức định
nghĩa, 6. Phương thức chơi chữ và 7. Phương thức hỏi. Trong đó, phương thức
hỏi là phwơng thức đặc biệt nhất. Bởi lẽ nó chính là phwơng thức truy vấn nổi
tiếng do Socrate đề ra, còn gọi là Mỉa mai kiểu Socrate (socratic irony). Câu
hỏi trào phúng là loại câu hỏi không chính danh vì nó không phải là loại câu
hỏi nhằm tìm thông tin, mà nhằm mục đích “bẫy” đối phwơng rơi vào thế tự
chỉ ra những điểm yếu của mình. Luận án trình bày ba kiểu hỏi: hỏi để bác bỏ,
hỏi để chứng minh và hỏi để châm biếm. Trwớc một câu hỏi khó, có nội dung
châm chọc, mỉa mai, ngwời lập luận thwờng xử lí bằng cách hỏi lại. Nhwng hỏi
lại nhw thế nào để có tính thuyết phục lại đòi hỏi phải có nghệ thuật lập luận.
Trong câu hỏi châm biếm, ngwời hỏi thwờng sử dụng khuôn hỏi của đối
phwơng. Nghĩa là hỏi theo cách mà đối phwơng đã hỏi. Lập luận hỏi là kiểu lập
luận độc đáo và đòi hỏi tính trí tuệ cao.
29 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Lâp luân trong tiểu phẩm trào phúng (trên cứ liệu tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN TRỌNG NGHĨA
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LẬP LUẬN
TRONG TIỂU PHẨM TRÀO PHÚNG
(Trên cứ liệu tiếng Việt)
Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ
Mã số : 62220101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN
2. TS. TRẦN VĂN TIẾNG
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Công trình này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Cán bô ̣hướng dâñ khoa hoc̣:
1. GS.TS. Nguyễn Đức Dân
2. TS. Trần Văn Tiếng
Cán bô ̣phản biêṇ đôc̣ lâp̣:
Cán bô ̣phản biện Hội đồng chấm luâṇ án cấp Trường:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường,
tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viêṇ Khoa hoc̣ Tổng hơp̣ TP.HCM
- Thư viêṇ Trung tâm Đaị hoc̣ Quốc gia TP.HCM
- Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
TP.HCM
NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Trần Trọng Nghĩa (2011), Logic ngôn ngữ trong truyện
cười, Tập san Ngoại ngữ - tin học và giáo dục, (tr. 109 -
114), Trường đại học Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM.
2. Trần Trọng Nghĩa (2012), So sánh cách lập luận trong
chuyện cười của Việt Nam và Hàn Quốc, Kỷ yếu hội thảo
quốc tế Việt – Hàn, (tr. 209 - 214), Trường đại học Ngoại
ngữ và Tin học TP.HCM.
3. Trần Trọng Nghĩa (2013), Về cái hài trong ngôn ngữ, Tạp
chí Đại học Sài Gòn (Journal of Saigon University), số
13/2013 (tr. 22-27), Trường đại học Sài Gòn.
4. Trần Trọng Nghĩa (2013), Một số yếu tố cơ bản trong gây
cười bằng ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7,
(tr. 21 - 24), tháng 7 năm 2013.
5. Trần Trọng Nghĩa (2013), Lý lẽ trong lập luận trào phúng -
châm biếm, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 12, (tr. 48 -
52), tháng 12 năm 2013.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trào phúng bằng ngôn ngữ là một phạm trù phức tạp và đặc biệt thú vị.
Việc giải mã trào phúng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc lập luận để chạm đến
ý nghĩa ẩn sâu bên dƣới lớp bề mặt ngôn từ. Trào phúng còn là phƣơng tiện đả
kích mạnh mẽ nhƣng lại có ý nghĩa xây dựng sâu sắc và hiệu quả cao. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài „Lập luận trong tiểu phẩm trào phúng’ có ý nghĩa cả về
mặt lý thuyết và thực tiễn trong nói năng hài hƣớc hàng ngày, trong giảng dạy
và nghiên cứu tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, các phạm trù của trào phúng gồm hài hước, mỉa mai và
châm biếm đã đƣợc giới học thuật quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Một số đại
diện tiêu biểu là: Socrates (469-399) một triết gia Hy Lạp cổ đại, nổi tiếng với
khái niệm Mỉa mai kiểu Socrates (Socratic irony); Henri Bergson, Le rire
(1959), (Tiếng cười); Booth W. có công trình A rhetoric of irony (1974), (Phép
tu từ nói mỉa); Raskin V. với quyển The semantic mechanisms of humor
(1984), (Những cơ cấu ngữ nghĩa của hài hước). Tuy nhiên những công trình
trên thƣờng chỉ xem xét từng đối tƣợng riêng, chƣa thấy công trình nào khảo
sát bộ ba của trào phúng gồm: hài hước, mỉa mai và châm biếm trong một hệ
thống chỉnh thể. Đến năm 2007, Thomas Cathcart & Daniel Klein trong Plato
and a Platypus Walk into a Bar, bắt đầu khảo sát bộ ba trên từ góc nhìn liên
ngành với triết học, xem trào phúng là một nguyên tắc thấu thị.
Tại Việt Nam, Trƣơng Chính và Phong Châu bàn về tiếng cƣời trong văn
học trào phúng dân gian trong tác phẩm “Tiếng cười dân gian Việt Nam”
(TCDGVN, 1979); cuốn “Tiếng cười thế giới” (TCTG, 1988) do Nguyễn Đức
Dân chủ biên, đã đề cập đến vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật gây cƣời.
2
Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu về trào phúng, mỉa mai và châm biếm khá
phong phú về số lƣợng công trình tuy nhiên chƣa có công trình nào đi sâu vào
giải mã các cơ chế ngôn ngữ dƣới góc nhìn của lý thuyết lập luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các cấu trúc và phƣơng pháp lập luận trong lập luận trào phúng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đề ra bốn nhiệm vụ nghiên cứu sau:
a. Luận giải cơ sở ngôn ngữ học và các yếu tố cấu thành lập luận trào
phúng.
b. Minh định và hệ thống hóa các kiểu lý lẽ đƣợc sử dụng trong các
tiểu phẩm trào phúng.
c. Xác định vai trò và sức mạnh của ngôn ngữ trong việc tạo ra các
hiệu quả trào phúng.
d. Định danh các phƣơng thức lập luận gây hiệu quả trong các tiểu
phẩm loại này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát của luận án là các tiểu phẩm trào phúng (TPTP) bằng
tiếng Việt. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu giới hạn trong các cơ sở hình thành và
các tiêu chí nhận diện yếu tố trào phúng gồm hài hƣớc, châm biếm và mỉa mai.
Minh định và hệ thống hóa các kiểu lý lẽ đƣợc sử dụng trong các TPTP, các
chiến lƣợc lập luận và các giá trị ngữ dụng của chúng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Luận án chủ yếu vận dụng hai phƣơng pháp: Phương pháp miêu tả và
Phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp miêu tả: bao gồm hai thủ pháp là thống kê, phân loại và thủ
pháp phân tích, tổng hợp. Thủ pháp phân tích và tổng hợp đƣợc vận dụng để
3
phân tích ngữ liệu trên ba lĩnh vực: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng trong mối
liên hệ với các ngành văn hóa học, văn học, tâm lý học và triết học. Kết quả
phân tích sẽ đƣợc khái quát và tổng hợp thành sơ đồ, bảng biểu; dùng làm cơ
sở cho việc so sánh đối chiếu trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Luận án tiến hành so sánh, đối chiếu các
đặc điểm nổi bật và các phƣơng thức tạo ra trào phúng, châm biếm trong các
tiểu phẩm. Qua đó chúng tôi tổng kết những nét phổ quát và những nét riêng
về văn hóa, ngôn ngữ trong TPTP. Luận án có sử dụng một số kết quả nghiên
cứu liên ngành để làm sáng tỏ các vấn đề khảo sát.
Nguồn ngữ liệu chính của luận án là các quyển: Tiếng cười thế giới
(TCTG) của Nguyễn Đức Dân và Phạm Văn Tình (sƣu tầm và tuyển chọn),
Nxb.Văn học, 2007 (350 tiểu phẩm); Tiếng cười dân gian Việt Nam
(TCDGVN) của Trƣơng Chính và Phong Châu, Nxb. Khoa học Xã hội, 1979
(288 tiểu phẩm) và quyển Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar.. Lĩnh
hội triết học thông qua truyện cười (Plato and a Platypus Walk into a Bar
Understanding Philosophy Through Jokes (PPWB)) của Thomas Cathcart &
Daniel Klein Nxb. Abrahams Image, 2005 (bản dịch của Tiết Hùng Thái, Nxb.
Thế Giới, 2014), (125 tiểu phẩm). Nguồn ngữ liệu quan trọng thứ 3 là các
TPTP tiêu biểu, đặc sắc trên tờ báo Tuổi trẻ cười (giai đoạn 2003 - 2013).
Luận án chỉ lựa chọn 515 tiểu phẩm tiêu biểu làm ngữ liệu. Trong quá trình
khảo sát, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu với một số lập luận cùng thể
loại trong văn học Việt Nam và văn học dân gian của một số nƣớc khác.
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
6.1. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án chỉ ra khái niệm trào phúng là một nguyên tắc thấu thị. Ngƣời
lập luận có điểm nhìn xuyên suốt bản chất của hiện tƣợng cần phê
4
phán, từ đó lựa chọn các chiến lƣợt sử dụng ngôn ngữ phù hợp nhất để
đạt hiệu quả cao nhất.
- Luận án trình bày công thức trào phúng:
trào phúng = hài + mỉa mai, châm biếm
- Luận án xác định yếu tố trào (hài) là yếu tố quyết định và đã tập trung
khảo sát, kiến giải các bƣớc lập luận gây cƣời. Luận án đã mô hình
hóa bằng sơ đồ 1.1, theo đó có ba bƣớc cơ bản cho một lập luận gây
cƣời. Biên độ của kết đề trong lập luận trào phúng càng xa với lẽ
thƣờng bao nhiêu thì sức bùng nổ của cái cƣời càng lớn bấy nhiêu.
- Ngoài ra, luận án trình bày 3 qui tắc giải mã, 7 phƣơng thức và 5 thủ
thuật lập luận trong tiểu phẩm trào phúng.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu diễn
ngôn trong văn học trào phúng, cụ thể là:
- Mở rộng biên độ về đối tƣợng khảo sát của lập luận (những TPTP và
châm biếm). Công trình này xem xét đối tƣợng này dƣới góc nhìn lập
luận, nghĩa là kiến giải việc dùng các lý lẽ, tác tử, kết tử, các cấu trúc
siêu ngôn ngữ v.v. gọi chung là các công cụ lập luận để tạo ra những
giá trị trào phúng và châm biếm một cách có hiệu quả.
- Xây dựng các tiêu chí để nhận diện, qui tắc giải mã các hiện tƣợng
trào phúng.
Về thực tiễn: Những kết quả phân tích và tổng hợp của luận án này sẽ có ích:
- Cung cấp thêm một số cơ sở cho việc phân tích diễn ngôn, đặc biệt là
các diễn ngôn châm biếm và hài hƣớc.
- Vận dụng các phƣơng pháp lập luận trào phúng và hài hƣớc vào giáo
dục sẽ làm tăng hiệu quả dạy học.
5
7. Kết cấu của Luận án
Bố cục của luận án gồm có 3 chƣơng, chƣơng 1: Cơ sở lý luận cho việc
phân tích tiểu phẩm trào phúng, chƣơng 2: Nghiên cứu vai trò của lý lẽ và vai
trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng, chƣơng 3: Trình bày các phƣơng
thức lập luận, các chiến lƣợc gây hiệu quả và một số thủ thuật lập luận trào
phúng.
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lập luận thông thƣờng
Lập luận là sử dụng lý lẽ để đi đến mục đích của nói năng. Mục đích của lập
luận là giải quyết hai vấn đề: Về lý thuyết: Lập luận đi tới một cái đích về giá
trị chân lý, thƣờng thấy trong các lập luận mang tính khoa học, hàn lâm. Về
thực tiễn: Lập luận để đi tới một cái đích về tính hiệu quả, thƣờng thấy trong
các lập luận phi hình thức, những kiểu nói năng thông thƣờng hàng ngày.
Có hai kiểu lập luận cơ bản: lập luận theo diễn từ chuẩn mực và lập luận trong
ngôn ngữ.
1.2. Lập luận trào phúng
Khác với kiểu lập luận theo diễn từ chuẩn mực, lập luận trong ngôn ngữ
tuân thủ những quy tắc ngôn từ trong lập luận. Trong hoạt động ngôn từ có
những biểu thức ngôn ngữ mang tính định hƣớng cho một kết luận nào đó.
Mỗi phát ngôn ngoài nghĩa văn bản còn có tiềm năng ngữ nghĩa tạo ra chuỗi
liên kết với các phát ngôn khác. Nghĩa là cần nhìn nhận chức năng ngữ dụng
của một phát ngôn trong một chuỗi các phát ngôn đi với nó.
Một lập luận trào phúng khác với lập luận thông thƣờng ở chỗ mục đích,
nó không nhằm thuyết phục hay dẫn dắt ngƣời nghe đi đến một kết luận, mà
nhằm tạo ra hiệu quả châm biếm hay mỉa mai thông qua công cụ chính là cái
cƣời. Trong lập luận trào phúng, các lẽ thƣờng làm hạt nhân, làm cơ sở cho
6
các hàm ý trào phúng. Các công cụ lập luận nhƣ tác tử, kết tử đƣợc sử dụng
nhƣ những cấu trúc trừu tƣợng nhằm tạo nghĩa hàm ý và là dấu hiệu của các
tiền giả định. Yếu tố trào – gây cười là phƣơng tiện, yếu tố phúng – châm
biếm, mỉa mai là mục đích. Cái hài trong trào phúng khác với cái hài thuần túy
ở chỗ chủ đích. Tính trí tuệ và hiện thực càng cao thì triết lý giáo dục càng sâu
sắc.
1.3. Yếu tố trào trong lập luận
Có ba bƣớc cơ bản trong lập luận gây cƣời: mào đầu, dẫn dắt và đột ngột
chuyển hƣớng và tăng tiến.
Sơ đồ 1.1: Mô hình khái quát các bƣớc lập luận gây cƣời
Quá trình chuyển hƣớng cần phải đảm bảo các yếu tố: bất ngờ, thú vị (hấp
dẫn, kích thích sự hiếu kì), tính hợp lý, yếu tố trí tuệ và tính mới lạ. Biên độ
giữa C và C‟ càng lớn thì sức gây cƣời càng cao.
Có ba yếu tố cơ bản: yếu tố bất ngờ, yếu tố phóng đại – cường điệu và
yếu tố dung tục. Yếu tố bất ngờ là những gì diễn ra ngoài sự suy đoán, phán
đoán thông thƣờng. Xét về lƣợng thông tin, yếu tố nào càng mới lạ, càng gây
bất ngờ thì lƣợng thông tin càng cao. Vì thế mà có ngƣời đã nhận xét: “Người
lịch sự là người nghe một câu chuyện cười lần thứ một trăm nhưng vẫn cứ
7
cười như lần đầu”. Cƣời là vì phép lịch sự, thực tế trong những lần nghe tiếp
theo cùng một câu chuyện thì lƣợng thông tin lúc này bằng không (theo lý
thuyết thông tin - entropy). Bất ngờ luôn hiện hữu trong LLTP. Khi yếu tố bất
ngờ không còn thì cái cƣời còn lại chỉ là cƣời xã giao. Yếu tố dung tục chiếm
42,2% trong tổng số 515 mẫu khảo sát. Yếu tố phóng đại – cường điệu xuất
hiện nhiều nhất trong TCDGVN.
1.4. Yếu tố phúng trong lập luận
Trong phương châm hội thoại, Grice quan niệm: nói đủ, nói đúng, không
lạc đề và nói rõ ràng dễ hiểu. Tất cả các phát ngôn của chúng ta đều bị chi phối
bởi một hoặc những lẽ thƣờng nào đó. Khi một phát ngôn không tuân thủ theo
các tiêu chuẩn trên phải đƣợc hiểu theo một các khác thƣờng, đó là nghĩa của
hàm ý. Khi châm biếm, mỉa mai ngƣời ta chủ yếu sử dụng kiểu nói có hàm ý
và nói ngƣợc.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, luận án đã xây dựng các khung khái niệm: hài hước,
mỉa mai, châm biếm nhằm mục đích làm cơ sở lý thuyết cho luận án Lập luận
trong tiểu phẩm trào phúng. Trong luận án này chúng tôi đã quan niệm cấu
trúc của một lập luận trào phúng là: Satire = humor + criticism → inspired
reform (trào phúng = hài hước + phê phán → khích lệ sự sửa đổi tích
cực).Trong đó hài hƣớc là công cụ để phê phán, hai hình thức phê phán chủ
yếu là mỉa mai và châm biếm. Mỉa mai và châm biếm có những điểm chung và
những điểm khác biệt. Điểm chung: Thứ nhất, khi gán cho đối tƣợng một
thuộc tính ngƣợc lại với bản chất của đối tƣợng thì sẽ hiểu thành mỉa mai,
châm biếm. Thứ hai, mỉa mai và châm biếm vừa có tính phổ quát vừa có tính
đặc thù của văn hóa vùng miền. Thứ ba, sử dụng yếu tố hài làm công cụ hiệu
quả để mỉa mai châm biếm. Và Thứ tƣ, đối tƣợng của mỉa mai châm biếm là
các thói hƣ tật xấu, những điều kém cỏi thấp hèn. Điểm khác biệt: Mỉa mai
8
thiên về châm chọc, đả kích, hạ diệt. Châm biếm thiên về chỉ trích, khích lệ sự
tiến bộ.
Chƣơng 2
LÝ LẼ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ
TRONG LẬP LUẬN TRÀO PHÚNG
2.1. Lý lẽ trong lập luận trào phúng
Luận án quan niệm các Tiểu phẩm trào phúng là các chỉnh thể lập luận,
nghĩa là có tiền đề, lý lẽ và kết đề. Có những phần là hiển ngôn nhƣng cũng có
khi là hàm ngôn, do suy ý từ ngữ cảnh, tình huống.
2.1.1. Cơ sở của lý lẽ trào phúng
Trong lập luận trào phúng, các lẽ thƣờng dùng làm hạt nhân, làm cơ sở
cho các hàm ý trào phúng. Các công cụ lập luận nhƣ tác tử, kết tử đƣợc sử
dụng để tạo hàm ý và là dấu hiệu của các tiền giả định. Ngƣời lập luận không
nói thẳng vào vấn đề nhƣng ngƣời nghe vẫn có thể hiểu đƣợc, dựa trên cơ sở
bốn nguyên lý của tƣ duy: Nguyên lý đồng nhất, Nguyên lý phi mâu thuẫn,
Nguyên lý bài trung và Nguyên lý có lý do.
2.1.2. Hai chức năng của lý lẽ trào phúng
Thứ nhất: Dùng lý lẽ để dẫn giải và đi đến kết luận: Để chuyển tải một
thông điệp trào phúng, ngƣời lập luận sử dụng một hoặc một chuỗi lý lẽ, nhằm
dẫn dắt, tạo ra những ngữ nghĩa tác động lên ngƣời nghe. Mục đích đầu tiên là
để gây sự chú ý hoặc tạo ra những bức xúc trƣớc vấn đề đƣợc nêu, từ đó dẫn
dắt ngƣời nghe đến hàm ý trào phúng. Thứ hai: Dùng lý lẽ để giả định tình
huống, nhằm tạo các tiền đề cơ sở cho kết đề. Luận án đã thống kê các lý lẽ
dùng cho mục đích này chiếm 27,1% trên tổng số ngữ liệu khảo sát, tƣơng
đƣơng 140/515 tiểu phẩm.
9
2.2. Quy tắc giải mã lập luận trào phúng
Não bộ của con ngƣời luôn có xu hƣớng tổ chức lại những dữ kiện thu
đƣợc từ quá trình tri nhận thành một cấu trúc có nghĩa. Quá trình quan sát toàn
diện và đƣa ra suy luận đƣợc Langacker (Langacker R., 1997) gọi là quá trình
phạm trù hóa. Cơ sở của nó là quá trình thu thập, củng cố và tƣơng tác giữa
các dữ kiện. Để hiểu đƣợc lập luận trào phúng, cần phải vận dụng các quy tắc
giải mã. Luận án trình bày ba quy tắc giải mã một lập luận trào phúng: 1. xác
định điểm quy chiếu, 2. xác lập topos mới và 3. hiểu lại nghĩa của lập luận.
2.2.1. Xác định điểm qui chiếu
Một lập luận trào phúng thƣờng có hai điểm quy chiếu. Điểm thứ nhất:
hiểu theo nghĩa thông thƣờng, dựa trên các bề mặt thông tin hay sự chỉ dẫn của
từ vựng; điểm thứ hai: hiểu theo nghĩa suy luận, đây là phần thông tin mà lập
luận muốn truyền đạt.
2.2.2. Xác lập các topos mới
Khác với các tiền đề logic, lẽ thƣờng không có tính tất yếu. Trong các kiểu
nói năng có hàm ý, ngƣời ta có thể dễ dàng phủ định chúng (các lẽ thƣờng hiện
hữu trên bề mặt từ ngữ, còn gọi là lẽ thƣờng cũ) để tạo ra các lẽ thƣờng mới
(trong sự suy ý). Đỗ Hữu Châu (2003) “Có những trường hợp người nói tạo
ra hàm ngôn dựa vào một lẽ thường do chính anh ta xây dựng nên.” Trong
các truyện cƣời, các tiểu phẩm trào phúng việc xác lập một topos mới hầu nhƣ
xảy ra liên tục vì các topos cũ thƣờng chỉ dùng làm nền, hàm hạt nhân cho sự
suy ý. Cơ sở xác lập các topos mới là thực tiễn và tri thức nền. Nếu thiếu tri
thức nền thì không thể xác lập topos mới.
2.2.3. Hiểu lại nghĩa của lập luận
Điều kiện để giải mã một lập luận trào phúng là phải gắn nó với ngữ cảnh
(context). Theo phân tích trên, trong lập luận trào phúng thƣờng xuất hiện sự
mâu thuẫn nghĩa giữa hiển ngôn và tiền giả định. Hoàng Phê viết: “Khi hiển
10
ngôn có mâu thuẫn với tiền giả định thì vì tiền giả định có giá trị nhƣ một tiền
đề, không thể phủ định đƣợc, cho nên phải hiểu lại hiển ngôn.”
2.3. Phân loại lý lẽ trong lập luận trào phúng
Lý lẽ trong TPTP đƣợc sử dụng chủ yếu đảm đƣơng những vai trò: Thứ
nhất là để dẫn giải, đƣa ra các lý do, kể cả những lý do phi lý nhằm thu hút sự
chú ý. Thứ hai là dùng lý lẽ để giả định một tình huống nhằm mục đích đặt
vào những nội dung châm biếm. Luận án trình bày ba hình thức lý lẽ chính,
chiếm đa số trong ngữ liệu trào phúng đƣợc khảo sát là: ngộ biện, ngụy biện và
lý lẽ ngược.
2.3.1. Lý lẽ ngộ biện
Ngộ biện là một lập luận sai. Nghĩa là nó có hình thức của một lập
luận nhƣng lại không theo đúng những qui tắc đảm bảo cho sự suy diễn đƣợc
đúng đắn. Ngộ biện đƣợc thể hiện qua tính mơ hồ của ngôn ngữ. Khi sử dụng
lý lẽ để gây mơ hồ, ngƣời lập luận tận dụng tối đa sự đa nghĩa và đồng âm của
từ vào trong tình huống lập luận để tạo ra nét nghĩa đặc biệt gọi là nghĩa lâm
thời. Nghĩa lâm thời chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh hẹp và tự nó mất đi khi
không còn quy chiếu trong ngữ cảnh đó nữa. Sử dụng lý lẽ gây mơ hồ, tạo
nghĩa lâm thời chiếm 48,3% trên tổng số ngữ liệu khảo sát, tƣơng đƣơng
249/515 tiểu phẩm.
2.3.2. Lý lẽ ngụy biện
Ngụy biện là sự cố tình dùng những lý lẽ có vẻ nhƣ đúng logic nhƣng
thực ra chứa đựng sai lầm để dẫn tới một kết luận sai nhằm một mục đích nào
đó. Các thủ pháp ngụy biện sử dụng trong tiểu phẩm trào phúng: 1. đánh tráo
khái niệm, 2. đánh tráo luận đề, 3. dùng luận đề mơ hồ, 4. làm lẫn lộn, 5. Ngụy
biện dựa vào lý lẽ quyền uy và 6. Dùng ngụy biện để đáp lại ngụy biện.
11
2.3.3. Lý lẽ ngƣợc
Lý lẽ ngƣợc đƣợc sử dụng phổ biến và chiếm tỉ lệ lớn trong khối ngữ liệu
châm biếm bằng lý lẽ đã đƣợc khảo sát (42,4% trên 153 TPTP bằng lý lẽ).
Trong TPTP, sự châm biếm đƣợc hình thành theo cách viết ngƣợc: nói một
điều A có vẻ nghiêm túc nhƣng lại đƣợc độc giả hiểu thành B, là điều ngƣời
viết muốn phê phán. Thành công của một tiểu phẩm châm biếm bằng ngôn
ngữ trƣớc hết là ở cách viết có hàm ý. Ngƣời viết luôn dụng tâm sao cho độc
giả luôn tự suy ra điều tác giả muốn phê phán. Phƣơng pháp cơ bản của sáng
tác tiểu phẩm châm biếm là dùng lý lẽ ngược đời, là nói ngược. Trong đó, nói
ngƣợc theo cách nói dân gian dễ gây hiệu quả nhất.
2.4. Vai trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng
Khi bàn về hài hƣớc trong ngôn ngữ, luận án đồng tình với quan niệm của
Henri Bergson. Ông đã chia hài hƣớc trong ngôn ngữ ra làm hai loại: hài hước
được mô tả bằng ngôn ngữ và hài tính do chính ngôn ngữ gây nên.
2.4.1. Trào phúng đƣợc mô tả bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ mô tả tình huống, kích thích trí tƣởng tƣợng, gây cƣời. Giữa
những tình huống mà ngôn ngữ mô tả có những đặc điểm chung. Henri
Begson kiến giải rằng, các tình huống này mang tính hài bởi vì ngƣời đọc với
tâm lý và logic tƣ duy thông thƣờng luôn hình dung đƣợc một tiến trình, trình
tự hoạt động bình thƣờng tiếp sau đó. Nhƣng kết thúc tiểu phẩm lại là một tình
huống khác xa dự đoán.
Cả ngƣời viết và ngƣời cảm nhận loại truyện cƣời này đều dựa trên căn
bản của suy luận bằng tƣ duy. Mà sự suy luận của tƣ duy thì thƣờng mang tính
phổ quát. Loại truyện cƣời này ngƣời nƣớc nào cũng có thể hiểu và cƣời đƣợc.
2.4.2. Trào phúng do chính bản thân ngôn ngữ
Bản thân mỗi ngôn ngữ đều có chứa những cấu trúc câu, những từ ngữ
mang tiềm năng ngữ nghĩa riêng. Những cấu trúc quen thuộc đƣợc lặp đi lặp
12
lại nhiều lần, đã hình thành những khuôn ngôn ngữ; phản ảnh kiểu tƣ duy, kiểu
diễn đạt của mỗi công đồng. Ngƣời sử dụng ngôn ngữ lựa chọn các „khuôn‟ ấy
và lắp từ vựng vào để phục vụ cho mục đích nói năng của mình.
Khi đảo vị trí các thành tố trong một câu, đôi khi không dẫn đến phá vỡ
cấu trúc hay vi phạm tính đúng - sai của các mối quan hệ ngữ pháp. Nhƣng trật
tự mới nầy có thể mang những sắc thái nghĩa hoàn toàn khác. Trong LLTP,
những phép biến đổi nhƣ vậy thƣờng để lại những vết (trace) để tạo hàm ý. Vết
sinh ra từ những trật tự của cấu trúc cơ bản, còn gọi là khuôn ngôn ngữ vốn có
sẵn trong tiềm thức của ngƣời bản ngữ. Những cấu trúc đó gọi là những câu bị
đánh dấu (marked) cho mục đích tu từ. Trong một câu, một tiểu phẩm các từ
có chức năng mang nghĩa trào phúng luôn xuất hiện ở vị trí cuối cùng.
Luận án đã trình bày một số vai trò cơ bản của tiếng Việt thể hiện chức
năng này. Thứ nhất là các cấu trúc siêu ngôn ngữ chứa các từ hƣ mang tiềm
năng hài hƣớc. Thứ hai là khả năng biến đổi trật tự từ, tạo ra các cấu trúc đƣợc
đánh dấu cho mục đích trào phúng và thứ ba là vai trò của từ vựng – ngữ
nghĩa, chủ yếu là tận dụng các lớp vỏ âm thanh tạo ra các trƣờng nghĩa, trƣờng
liên tƣởng, các hiện tƣợng mơ hồ. Nếu cái cƣời từ tình huống, do logic suy
luận của tƣ duy là phổ quát thì cái cƣời do bản thân ngôn ngữ gây nên lại là
hiện tƣợng riêng có trong từng ngôn ngữ. Xét trên bình diện tổng thể, đó là cái
cƣời không mang tính phổ quát.
2.5. Những kiểu trào phúng khó dịch
Do đặc điểm tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập mà cách chơi chữ trong tiếng
Việt hết sức đặc sắc hiếm thấy ở nhiều ngôn ngữ khác. Những kiểu cƣời này
không chuyển sang các ngôn ngữ khác đƣợc.
Trong tiếng Việt mỗi tiếng là một từ. Số lƣợng các tiếng không nhiều. Nhƣng
những khái niệm thì vô hạn và ngày càng xuất hiện thêm nhiều khái niệm mới.
Do vậy một mặt có rất nhiều từ đồng âm, mặt khác cần tạo ra những từ ghép,
13
phổ biến là từ ghép đôi, để diễn đạt những khái niệm mới. Có hai kiểu ghép cơ
bản, ghép đẳng lập (vai trò hai tiếng nhƣ nhau) và ghép chính phụ (vai trò hai
tiếng khác nhau). Mỗi loại từ ghép lại tạo ra một kiểu chơi chữ riêng. Trật tự
từ là phƣơng tiện ngữ pháp quan trọng nhất trong tiếng Việt. Nhiều trƣờng hợp
đảo trật tự là nghĩa khác hẳn. Do vậy, tiếng Việt tận dụng những từ gần âm,
đồng nghĩa, những lối nói ngƣợc, nói lái để chơi chữ. Luận án đã trình bày 5
khả năng của tiếng Việt có thể tạo ra kiểu trào phúng đặc trƣng. 1. Khả năng
tách từ ghép; 2. Khả năng chêm xen giữa các cặp đôi; 3. Dùng lối nói vần; 4.
Dùng hiện tƣợng đồng âm, gần âm và 5. Dùng những cụm từ hô - ứng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Cũng nhƣ tiếng cƣời hài, tiếng cƣời trong TPTP luôn chịu ảnh hƣởng của
văn hóa, sự nhận thức và yếu tố dân tộc. Cốt lõi của một lập luận trào phúng là
nói thế nào để có sự hài hƣớc và ngƣời ta không hiểu theo nghĩa hiển ngôn. Để
giải mã một lập luận trào phúng, chúng tôi đề xuất 3 qui tắc: Xác định điểm
qui chiếu, xác lập lẽ thường mới và hiểu lại nghĩa của lập luận
Trong khi hành chức, lý lẽ trong lập luận trào phúng đảm đƣơng chức năng: Sử
dụng lý lẽ để dẫn giải, đưa đến kết luận và sử dụng lý lẽ để giả định tình
huống.
Dựa vào thuộc tính của lý lẽ, luận án phân hệ thống lý lẽ trong TPTP
thành 3 loại chính. Thứ nhất là lý lẽ ngộ biện: tận dụng sự đa trị và tính mơ hồ
trong ngôn từ, ngƣời ta đƣa ra các lý lẽ có hình thức của một lập luận. Kì thực,
các lý lẽ đó chỉ qui chiếu trong tình huống trào phúng và chỉ mang nét nghĩa
lâm thời để phục vụ cho mục đích mỉa mai, châm biếm. Thứ hai là kiểu lý lẽ
ngụy biện – sự cố tình đánh tráo các khái niệm, đánh tráo các luận đề. Bản
chất của lý lẽ ngụy biện là dùng xảo thuật gian lận trong nói năng nhƣng vạch
trần sự ngụy biện là sự sáng suốt của trí tuệ. Thứ ba là lý lẽ ngƣợc – là tận
dụng những lý lẽ ngƣợc đời để tạo ra lối nói có hàm ý. Đây là loại lý lẽ phổ
14
biến nhất trong các TPTP bằng lý lẽ (42,4%). Ba phƣơng thức chính trong lý lẽ
ngƣợc là: nêu những nguyên nhân không thể có, sử dụng các cấu trúc nghĩa
trừu tượng của từ hư và nói ngược bằng từ ngữ.
Ngoài ra trong chƣơng 2, luận án trình bày kiểu trào phúng đặc trƣng của
ngƣời Việt trên cơ sở ngôn ngữ và văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Tiếng
Việt luôn có các kiểu trào phúng - chơi chữ độc đáo mà không thể dịch sang
các ngôn ngữ khác đƣợc. Đó là các khả năng tách từ ghép thành các đơn vị có
nghĩa, khả năng chêm xen giữa các cặp đôi cùng các cách nói có vần có điệu
hay sử dụng các cụm từ hô - ứng tạo nên những công cụ châm biếm rất riêng,
chỉ có trong tiếng Việt.
Chƣơng 3
PHƢƠNG THỨC LẬP LUẬN VÀ CHIẾN LƢỢC
GÂY HIỆU QUẢ TRONG TIỂU PHẨM TRÀO PHÚNG
3.1. Nguyên tắc thuyết phục trong lập luận
Đích đến của lập luận có thuyết phục hay không phụ thuộc nhiều vào khả
năng phán đoán, nắm bắt đƣợc năng lực của ngƣời nghe để có thể lựa chọn, sử
dụng ngôn ngữ một cách hợp lý, sao cho lập luận phát huy hiệu quả. Vì lập
luận là một hành vi ở lời, có đích thuyết phục. Ngƣời lập luận giỏi luôn nắm
đƣợc các qui tắc điều khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó.
Aristote đã đề cập đến ba nhân tố phải đạt đƣợc để lời nói của mình có thể
thuyết phục đƣợc ngƣời nghe: Thứ nhất là Logos: nhân tố lý lẽ, muốn thuyết
phục đƣợc phải có lý lẽ. Thứ hai là Pathos: nhân tố xúc cảm. Lời nói có lý thôi
chƣa đủ để thuyết phục, nó phải gây đƣợc tình cảm, thiện cảm của ngƣời tiếp
nhận. Thứ ba là Ethos: nhân tố tính cách, đặc điểm tâm lý dân tộc, văn hóa
của ngƣời tiếp nhận. Lập luận trào phúng mà công cụ của nó là hài hƣớc, cũng
tuân thủ đầy đủ ba yếu tố trên. Nhận định của Henri Bergson trong tác phẩm
Tiếng Cười (Le Rire, 1900): Hài hƣớc là biểu hiện của một sự thỏa hiệp ngầm.
15
Ông viết: “Dù ta tin là có sự chân thành đến đâu đi nữa, tiếng cười cũng luôn
che giấu một ẩn ý thỏa hiệp, gần như một ẩn ý đồng tình với những kẻ vui cười
khác”. Nhận định này trùng khớp với quan niệm thứ ba của Aristote – Ethos.
3.2. Phƣơng thức lập luận cơ bản trong tiểu phẩm trào phúng
LLTP chủ yếu gây bất ngờ trong nhận thức của ngƣời tiếp nhận để tạo ra
khoái cảm nhận biết, khoái cảm phát hiện dẫn tới khoái cảm thắng lợi và bật
cƣời. Vận dụng logic của tƣ duy, ngƣời viết truyện cƣời thƣờng sử dụng những
lý lẽ thông thƣờng trƣớc đó, nhằm tạo ra một sự “phẳng lặng” trong nhận thức,
rồi đột ngột đổi hƣớng ở cuối truyện, sao cho càng gây đƣợc bất ngờ, thú vị
càng tốt. Sức gây cƣời của câu chuyện phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Chúng tôi gọi nó là: Phương pháp gây bất ngờ - lạ hóa. Luận án tổng hợp
thành 7 phƣơng thức lập luận.
3.2.1. Phƣơng thức gài bẫy
Phƣơng thức này thƣờng đƣợc vận dụng trong những tiểu phẩm có tình
huống đối thoại giữa ngƣời A và ngƣời B. Ở đó A đƣa ra một tiền đề, mà tiền
đề đó thƣờng dƣới dạng câu hỏi; B tham gia vào tiền đề đó theo một trật tự
logic thông thƣờng, nghĩa là xác nhận hoặc bác bỏ câu hỏi đó. Thật ra việc xác
nhận hay bác bỏ đều đã nằm trong chiến lƣợc hỏi của A. Chỉ chờ có vậy A
khẳng định luôn sự chiến thắng của mình bằng cách sập cái bẫy ngôn từ
xuống. Ngƣời B sẽ hết đƣờng chống đỡ vì chính mình vừa mới xác nhận hay
bác bỏ thông tin vừa rồi. Cái bẫy ngôn từ thƣờng là những lập luận ngụy biện.
Ngƣời sử dụng phƣơng thức gài bẫy vận dụng các thủ thuật: đánh tráo khái
niệm, làm cho luận đề bị mơ hồ, làm lẫn lộn hay cố ý tạo ra các lý lẽ bề ngoài
trông có vẻ hợp lý nhƣng nếu sử dụng logic để chất vấn thì sẽ lộ rõ chân tƣớng
ngụy biện.
16
3.2.2. Phƣơng thức suy luận tƣơng tự
Suy luận tƣơng tự là sự suy luận ra một dấu hiệu bằng cách đi từ trƣờng
hợp riêng này (là đối tƣợng A) tới trƣờng hợp riêng khác (là đối tƣợng B) nhờ
một số dấu hiệu giống nhau của chúng. Từ một sự nhầm lẫn hay từ một tiền đề
sai có thể dẫn tới sự hài hƣớc.
3.2.3. Phƣơng thức sao phỏng
Là qui trình giải các bài toán mới dựa trên lời giải của các bài toán tƣơng
tự đã gặp. Phƣơng thức lập luận sao phỏng tuân thủ 4 bƣớc cơ bản sau: 1. Truy
lục thông tin sẵn có (Retrieve), 2. Tái sử dụng (Reuse), 3. Điều chỉnh
(Revise), 3. Lưu lại (Retain): Khi ứng phó thành công một vấn đề, một tình
huống, bộ nhớ con ngƣời sẽ tự động lƣu lại một kinh nghiệm; kinh nghiệm này
sẽ đƣợc tái sử dụng trong những lần tƣơng tự sau đó.
3.2.4. Phƣơng thức qui nạp
Lập luận qui nạp là quá trình lập luận mà trong đó tiền đề của lý lẽ dùng
để chứng minh cho kết luận, nhƣng thật ra điều này không phải luôn đảm bảo
là đúng. Kiểu lập luận này đƣợc dùng để gán tính chất hay quan hệ cho một
phạm trù dựa trên các ví dụ của phạm trù đó; hoặc để phát triển định luật dựa
trên một số giới hạn các quan sát của các hiện tƣợng lặp đi lặp lại. Trong
truyện cƣời, ngƣời ta ƣa dùng phƣơng thức qui nạp này vào việc tạo ra các mối
quan hệ logic mang tính phóng đại. Sự phóng đại quá mức tạo nên bất ngờ,
trùng hợp và hài hƣớc.
3.2.5. Phƣơng thức định nghĩa
Định nghĩa là sử dụng từ ngữ để giải thích, làm rõ nghĩa của một khái
niệm hay một sự tình nào đấy. Sự định nghĩa trong lập luận có thể hoàn toàn
tuân thủ các phƣơng pháp luận trong khoa học nhằm thể hiện sự nhất quán,
chính xác và thuyết phục. Tuy nhiên, cũng có thể dùng các kiểu định nghĩa
mang tính chấp nhận đƣợc trên cơ sở các lẽ thƣờng hay các thói quen văn hóa.
17
Trong ngữ liệu khảo sát, phƣơng thức định nghĩa chiếm 94/515, tƣơng đƣơng
18,25%. Định nghĩa trào phúng không phải là định danh một khái niệm mà là
sự so sánh ẩn dụ chứa hàm ý trào phúng. Qua định nghĩa, ngƣời ta chuyển tải
thông điệp mỉa mai, châm biếm hay một lời khuyên, một lời chỉ trích, biện
minh cho một thói hƣ tật xấu hay một bài học kinh nghiệm.
3.2.6. Phƣơng thức chơi chữ
Chơi chữ trong hài hƣớc và châm biếm chuyên khai thác sự đa nghĩa và
sự trùng lặp các vỏ âm thanh của từ ngữ để tạo ra yếu tố bất ngờ, hài hƣớc để
phục vụ cho mục đích trào phúng. Không phải tất cả các hiện tƣợng chơi chữ
đều có chứa sự khôi hài. Hài hƣớc chỉ xuất hiện dƣới những hình thức nhƣ
châm biếm, vận dụng sự độc đáo của các cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ
nghĩa, hay logic để kích thích trí tuệ gây cƣời. Thủ pháp chơi chữ chủ yếu
xoay quanh hai trục: trục âm thanh và trục ngữ nghĩa.
3.2.7. Phƣơng thức hỏi – lập luận
Phƣơng pháp hỏi là một nghệ thuật lập luận. Khi phân loại câu theo mục
đích phát ngôn, các nhà Việt ngữ học thƣờng phân thành 4 loại: câu tƣờng thuật,
câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh và câu cảm thán. Trong TPTP, câu hỏi
đƣợc xem nhƣ một dạng lập luận đặc biệt. Xét về mục đích (theo Lê Đông,
1996), câu hỏi đƣợc phân làm hai loại: a) câu hỏi thật sự tìm thông tin đƣợc gọi
là câu hỏi chính danh; b) câu hỏi không nhằm tìm thông tin mà nhằm những
mục đích khác đƣợc gọi là câu hỏi không chính danh. Loại này thƣờng xuất hiện
khi ngƣời ta bức xúc trƣớc một sự tình hoặc cho rằng sự tình ấy là vô lý, là
không đúng đắn, là chuyện ngƣợc đời hoặc không chấp nhận đƣợc. Câu hỏi
trong lập luận trào phúng là những câu hỏi có hàm ý. Vì ở phạm trù này ngƣời ta
chỉ hỏi – chất vấn những điều vô lí, những chuyện ngƣợc đời, chất vấn sự vi
phạm một tiền ƣớc, một lí lẽ đã đƣợc xã hội thừa nhận. Nếu sự tình, tình huống
trƣớc đó là một ý khẳng định thì hàm ý của câu hỏi sẽ là phủ định và ngƣợc lại.
18
Cho dù là hàm ý khẳng định hay phủ định, câu hỏi cũng thƣờng đƣợc sử dụng
hiệu quả trong các lập luận hỏi để bác bỏ, hỏi để chứng minh và hỏi để châm
biếm.
3.3. Một số chiến lƣợt gây hiệu quả trong lập luận trào phúng
Theo lý thuyết thông tin (entropy) cái gì càng mới lạ thì lƣợng thông tin
càng cao. Một truyện cƣời mới nghe lần đầu sẽ rất thích thú, những lần tiếp
theo sẽ giảm dần và không còn cƣời nữa vì lƣợng thông tin xuống ngƣỡng thấp
nhất. Có một nhận xét dí dỏm:“Người lịch sự là người nghe một câu chuyện
cười lần thứ 100 vẫn cứ cười như lần đầu.” Nhƣ vậy yếu tố bất ngờ của thông
tin đóng vai trò quan trọng trong lập luận trào phúng.Trong nhóm chiến lƣợc
tác động lên bề mặt thông tin bao gồm ba hoạt động cơ bản là: xây dựng cặp
kịch bản ngữ nghĩa, tạo thông tin dư và lập luận vòng quanh.
Lý thuyết kịch bản ngữ nghĩa (The semantic script theory of humor
(SSTH)) do Raskin đề xuất (Raskin, 1985), ban đầu ứng dụng trong phân tích
diễn ngôn. Về sau, phạm vi ứng dụng của nó đƣợc mở rộng hơn trong phân
tích các diễn ngôn trào phúng. Có thể tóm tắt SSTH nhƣ sau: Để một lập luận
đƣợc xem nhƣ một truyện cƣời, tức có tính hài thì phải đảm bảo hai điều kiện
cơ bản: Thứ nhất: Diễn ngôn phải luôn có hai kịch bản khác biệt nhau, từng
bộ phận hay toàn thể kịch bản phải tồn tại tƣơng ứng theo quan hệ sóng đôi.
Thứ hai: Hai kịch bản phải đối lập hay tƣơng phản nhau theo nghĩa rất đặc
biệt. Chính sự đối lập nghĩa đặc biệt này là chất liệu làm phát sinh tính hài của
diễn ngôn.
Trong đối thoại, đôi khi ngƣời nói dẫn ngƣời nghe đi vào những vùng
thông tin hầu nhƣ chẳng ăn nhập với điều định nói. Ngƣời nghe thƣờng vẫn
phải chấp nhận hiện tƣợng này với một tâm lý chờ đợi, chờ đợi một điều mới
lạ, thú vị nào đó. Ngƣời nói thƣờng có chuẩn bị sẵn các ý kế tiếp để liên kết
19
một cách có logic với luồng thông tin “xa đề” mà mình vừa tạo ra. Chiến lƣợc
nói năng nhƣ vậy gọi là Chiến lược tạo thông tin dư.
3.4. Một số thủ thuật lập luận trào phúng
Luận án trình bày 5 thủ thuật bao gồm: 1. Thủ thuật tách khỏi, 2. Thủ
thuật phản đối xứng, 3. Thủ thuật đảo ngƣợc, 4. Thủ thuật sử dụng yếu tố
trung gian và 5. Thủ thuật đồng nhất các sự kiện.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chƣơng này, luận án trình bày 7 phƣơng thức và 5 thủ thuật lập
luận trong tiểu phẩm trào phúng. Lập luận thông thƣờng là dùng lý lẽ để thuyết
phục; lập luận trào phúng là dùng lý lẽ để gây hiệu quả hài hƣớc, lạ hóa và qua
đó chuyển tải nội dung châm biếm – mỉa mai. Ba yếu tố cơ bản làm cho một
lập luận hiệu quả là Logos - nhân tố lý lẽ, thứ hai là Pathos - nhân tố xúc cảm
và thứ ba là Ethos - nhân tố tính cách, đặc điểm tâm lý dân tộc, văn hóa của
ngƣời tiếp nhận. Ngƣời lập luận giỏi là ngƣời am hiểu và vận dụng thành công
các quy tắc điều khiển hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó. Các tiêu chí nhận diện
và phân biệt lập luận trào phúng với các lập luận khác, chúng vƣợt ra ngoài
khuôn khổ để đạt đến sự bất ngờ và lạ hóa. Bất ngờ thú vị tạo ra khoái cảm
nhận thức, tác động hiểu quả lên ngƣời nghe. Trong một lập luận có thể đƣợc
vận dụng nhiều phƣơng thức, thủ pháp cùng lúc gọi là nhóm tổng hợp các
phƣơng pháp. Trong các phƣơng thức lập luận, phƣơng thức suy luận chiếm tỉ
lệ cao nhất 23,3%; tuy nhiên phƣơng thức độc đáo nhất là phương thức hỏi –
lập luận. Ngoài ra , chƣơng 3 của luận án còn trình bày 3 chiến lƣợc lập luận
bao gồm: chiến lƣợc xây dựng các cặp kịch bản ngữ nghĩa, chiến lƣợc tạo
thông tin dƣ và chiến lƣợc lập luận vòng quanh.
20
KẾT LUẬN CHUNG
Lập luận trào phúng có vai trò đặc biệt quan trọng vì những giá trị phê
phán, giá trị phản biện và xây dựng của nó trong đời sống. Nghiên cứu lập
luận trào phúng trƣớc hết là nghiên cứu cách nói năng gây hài hƣớc, công việc
này đòi hỏi nhiều công phu và nhiều thử thách vì cái hài (humor) có liên quan
đến rất nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau. Vận dụng lý thuyết lập luận
trong ngữ dụng học và các kết quả nghiên cứu liên ngành, luận án tiến hành
xây dựng các khung khái niệm của lập luận trào phúng, phân tích và xử lý ngữ
liệu nhằm rút ra những nhận xét, những kết luận đóng góp cho thực tiễn sáng
tác và vận dụng kiểu lập luận thú vị này trong giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt
cũng nhƣ trong các kiểu nói năng hài hƣớc hàng ngày. Những kết quả của luận
án thu đƣợc cụ thể nhƣ sau:
1. Luận án quan niệm trào phúng bao gồm: hài hước, mỉa mai, châm
biếm. Cấu trúc của một lập luận trào phúng là: trào phúng = hài hước + phê
phán → khích lệ sự sửa đổi tích cực. Nhƣ vậy, nội hàm của trào phúng bao
gồm hai yếu tố cơ bản là trào và phúng. Trong đó trào là yếu tố hài – yếu tố
gây cƣời. Hài đƣợc xem là công cụ; còn mỉa mai, châm biếm là những thông
điệp mà lập luận trào phúng mong muốn chuyển đến đối tƣợng của mình.
Một lập luận trào phúng thành công, trƣớc hết phải gây đƣợc tiếng cƣời.
Luận án đã trình bày và kiến giải ba bƣớc cơ bản để gây cƣời: mào đầu, dẫn
dắt và đột ngột chuyển hướng lập luận. Trong đó, quá trình chuyển hƣớng cần
phải đảm bảo các yếu tố: bất ngờ, thú vị (hấp dẫn, kích thích sự hiếu kì), yếu tố
hợp lý, yếu tố trí tuệ và yếu tố mới lạ. Luận án đã mô hình hóa các bƣớc lập
luận gây cƣời bằng sơ đồ 1.1. Theo đó, một lập luận sẽ mào đầu bằng một điều
A rồi dẫn dắt đến một điều B hoàn toàn phù hợp với logic suy luận và các lẽ
thƣờng, tất yếu ngƣời nghe sẽ suy luận đến kết luận C. Nhƣng kết luận của lập
luận trào phúng không đến C mà là đến C‟, là một điều hoàn toàn bất ngờ và
21
vƣợt ra ngoài sự dự đoán của ngƣời nghe. Biên độ giữa C và C‟ càng lớn thì
tiếng cƣời càng mạnh.
2. Lập luận trong các tiểu phẩm trào phúng là loại lập luận bất thƣờng và
ngƣợc đời. Để hiểu đƣợc các lập luận kiểu này đòi hỏi phải có quá trình giải
mã chúng. Luận án trình bày ba nguyên tắc để giải mã loại lập luận này là: 1.
Xác định điểm quy chiếu: Trong một lập luận trào phúng luôn tồn tại hai điểm
quy chiếu, điểm thứ nhất nằm ở bề mặt ngôn từ, tức nghĩa đen; điểm thứ hai là
nghĩa suy luận. 2. Xác lập lẽ thƣờng mới: Ngƣời lập luận tự tạo ra một lẽ
thƣờng mới cho mình. 3. Hiểu lại nghĩa của lập luận.
3. Về hai thuật ngữ mỉa mai và châm biếm tức phần phúng, có rất nhiều
quan điểm về sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này. Trên cơ sở khảo sát các câu
gốc có sử dụng hai thuật ngữ này trong hơn 20 tác phẩm văn học lớn nhỏ của
một số tác giả chuyên viết về hiện thực phê phán, chúng tôi rút ra một số nhận
xét về những điểm tƣơng đồng và dị biệt của hai khái niệm trên nhƣ sau.
Điểm tương đồng: Thứ nhất, khi gán cho đối tƣợng một thuộc tính
ngƣợc lại với bản chất của đối tƣợng thì sẽ hiểu thành mỉa mai, châm biếm
hoặc cả hai. Thứ hai, mỉa mai, châm biếm vừa có tính phổ quát vừa có tính đặc
thù của văn hóa vùng miền. Thứ ba, cả mỉa mai và châm biếm đều sử dụng
yếu tố hài làm công cụ. Thứ tư, đối tƣợng của mỉa mai châm biếm là các thói
hƣ tật xấu, những nghịch lý và những điều kém cỏi thấp hèn.
Điểm dị biệt: Mỉa mai thiên về châm chọc, đả kích, hạ diệt. Châm biếm
thiên về chỉ trích, khích lệ sự tiến bộ. Tuy nhiên, trong một lập luận trào phúng
thƣờng tồn tại một ranh giới mờ giữa hai khái niệm trên.
Một yếu tố không xuất hiện trong công thức trào phúng nhƣ đã nêu,
nhƣng đóng vai trò rất quan trọng để lập luận thành công đó là yếu tố văn hóa
– tri thức nền. Nhƣ chúng tôi đã trình bày trong sơ đồ 1.3 (luận án): Vùng giao
thoa tri thức nền, theo đó, A là tri thức nền của ngƣời A; B là tri thức nền của
22
ngƣời B và C là vùng hiểu biết trùng nhau của ngƣời A và ngƣời B. Vùng C
càng lớn thì việc sáng tạo và cảm nhận sự hài hƣớc giữa hai bên càng phong
phú và thuận tiện. Ngƣợc lại, vùng C càng nhỏ thì hiệu quả tính hài càng thấp;
nếu vùng C nhỏ đến một mức nhất định thì chỉ còn cƣời đƣợc trên những cái
cƣời mang tính phổ quát. Ngƣời lập luận phải tạo ra các trƣờng liên tƣởng nằm
trong vùng giao thoa của tri thức nền, tức vùng C. Nghĩa là ngƣời ta khéo léo
tạo vô số những mối liên hệ, liên tƣởng gây cƣời. Sự sáng tạo càng mới mẻ,
bất ngờ và thú vị bao nhiêu thì câu chuyện càng hài hƣớc bấy nhiêu.
Cái cƣời đƣợc xác định từ hai nguyên nhân là tình huống gây cười và
ngôn ngữ gây cười. Chức năng thứ nhất của ngôn ngữ là công cụ chuyển tải
nội dung thông tin, chức năng thứ hai là tái hiện tình huống. Luận án đồng tình
với quan niệm của H. Bergson, 1959: “Hài tính được mô tả bằng ngôn ngữ và
hài tính do chính ngôn ngữ gây nên.”
4. Trong chƣơng 2, chúng tôi trình bày các dạng lý lẽ, quy tắc giải mã lý
lẽ và vai trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng. Chúng tôi trình bày ba
kiểu lý lẽ chính, chiếm đa số trong ngữ liệu trào phúng đƣợc khảo sát là ngộ
biện, ngụy biện và lý lẽ ngược.
Ngộ biện trong lập luận trào phúng thực chất là việc cố tình tận dụng tính
mơ hồ trong ngôn ngữ. Hiện tƣợng mơ hồ là công cụ đắc lực tạo ra nghĩa lâm
thời. Nếu trong lập luận trào phúng, ngộ biện là sử dụng lý lẽ một cách mơ hồ
hoặc cố tình hiểu sai thì ngụy biện lại là cố tình nói sai. Có sáu thủ pháp ngụy
biện đƣợc sử dụng phổ biến trong trào phúng. Thứ nhất: đánh tráo khái niệm,
ngƣời ngụy biện thƣờng lén đánh tráo khái niệm, nghĩa là lúc đầu họ dùng một
từ, ngữ để trỏ khái niệm này nhƣng sau lại đƣợc lén dùng để trỏ một khái niệm
khác. Thứ hai: đánh tráo luận đề, thay luận đề đƣợc đề cập bằng một luận đề
khác. Thứ ba: dùng luận đề mơ hồ, kẻ ngụy biện thƣờng cố tình dùng những
luận đề mơ hồ để ngƣời nghe không biết đƣờng nào mà hiểu cho đúng; vì hiểu
23
thế này cũng đƣợc, hiểu thế kia cũng đúng, nhờ vậy kẻ ngụy biện có thể đảo
lộn phải trái. Thứ tƣ: làm lẫn lộn thông tin. Thứ năm: giả vờ lờ đi những lẽ
thường và cuối cùng là dùng ngụy biện để đáp lại ngụy biện, đây chính là
phƣơng pháp lập luận lấy một điều vô lý để đáp lại một điều vô lý.
Trong ngữ liệu khảo sát, lý lẽ ngƣợc chiếm 42,4%. Sự châm biếm đƣợc
hình thành theo cách viết ngƣợc: nói một điều A có vẻ nghiêm túc nhƣng lại
đƣợc độc giả hiểu thành B, là điều ngƣời viết muốn phê phán. Thành công của
một bài châm biếm về ngôn ngữ trƣớc hết là ở cách viết có hàm ý. Ngƣời viết
luôn lập luận sao cho độc giả luôn tự suy ra điều tác giả muốn phê phán: “Bao
dung hạt cải, rộng rãi trôn kim” (tục ngữ), là kiểu nói ngƣợc phổ biến của
ngƣời Việt. Hai hình thức cơ bản của sáng tác tiểu phẩm châm biếm là dùng lý
lẽ ngược đời, là nói ngược. Trong đó, nói ngƣợc theo cách nói dân gian dễ gây
hiệu quả nhất. Luận án trình bày ba cách nói ngƣợc phổ biến trong tiểu phẩm:
Một là, nêu những nguyên nhân không thể có, từ những nguyên nhân không
thể có sẽ dẫn đến những điều nghịch lý. Tiểu phẩm sử dụng phƣơng pháp này
để đƣa ra những điều mà xã hội đang phê phán. Hai là, dùng những cấu trúc từ
hư và ba là, nói ngược bằng từ ngữ.
5. Do tính đặc thù của ngôn ngữ và những đặc trƣng văn hoá nên một số
tiểu phẩm trào phúng của ngƣời Việt không thể dịch sang các ngôn ngữ khác.
Đó là các kiểu chơi chữ, tận dụng khả năng tách các từ, khả năng chêm xen
giữa các cặp đôi. Ngoài ra còn dùng lối nói vần, dùng hiện tƣợng đồng âm, gần
âm và các cụm từ hô - ứng.
Về phƣơng thức trào phúng của ngƣời Việt, dựa trên ngữ liệu chúng tôi
phân thành hai kiểu: kiểu dân gian và kiểu hiện đại (từ thời kỳ đổi mới, những
năm 1980). Trong TCDG VN, luận án chấp nhận quan điểm của hai tác giả
Trƣơng Chính và Phong Châu về hai phƣơng thức gây cƣời cơ bản là: phóng
đại và kịch tính. Phƣơng thức lập luận trong tiểu phẩm trào phúng hiện đại của
24
ngƣời Việt có xu hƣớng phổ quát nhƣ 7 phƣơng thức chúng tôi trình bày dƣới
đây.
6. Để một lập luận có sức thuyết phục, phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản là
lý lẽ, yếu tố xúc cảm và yếu tố tính cách, đặc điểm tâm lý dân tộc và văn hóa
của người tiếp nhận. Trong tiểu phẩm trào phúng, nhân tố xúc cảm chính là
yếu tố gây cƣời. Trong chƣơng 3 của luận án, chúng tôi đã trình bày 7 phƣơng
thức lập luận cơ bản: 1. Phương thức gài bẫy, 2. Phương thức suy luận tương
tự, 3. Phương thức sao phỏng, 4. Phương thức qui nạp, 5. Phương thức định
nghĩa, 6. Phương thức chơi chữ và 7. Phương thức hỏi. Trong đó, phương thức
hỏi là phƣơng thức đặc biệt nhất. Bởi lẽ nó chính là phƣơng thức truy vấn nổi
tiếng do Socrate đề ra, còn gọi là Mỉa mai kiểu Socrate (socratic irony). Câu
hỏi trào phúng là loại câu hỏi không chính danh vì nó không phải là loại câu
hỏi nhằm tìm thông tin, mà nhằm mục đích “bẫy” đối phƣơng rơi vào thế tự
chỉ ra những điểm yếu của mình. Luận án trình bày ba kiểu hỏi: hỏi để bác bỏ,
hỏi để chứng minh và hỏi để châm biếm. Trƣớc một câu hỏi khó, có nội dung
châm chọc, mỉa mai, ngƣời lập luận thƣờng xử lí bằng cách hỏi lại. Nhƣng hỏi
lại nhƣ thế nào để có tính thuyết phục lại đòi hỏi phải có nghệ thuật lập luận.
Trong câu hỏi châm biếm, ngƣời hỏi thƣờng sử dụng khuôn hỏi của đối
phƣơng. Nghĩa là hỏi theo cách mà đối phƣơng đã hỏi. Lập luận hỏi là kiểu lập
luận độc đáo và đòi hỏi tính trí tuệ cao.
7. Lập luận trào phúng là một kiểu nói năng thuyết phục cho nên cần
phải có chiến lƣợc hợp lý. Ngƣời lập luận luôn phán đoán tình thế trƣớc khi
đƣa ra các phát ngôn phù hợp với các nguyên tắc lịch sự và thể diện trong hội
thoại. Nhóm chiến lƣợc sử dụng nhiều trong các tiểu phẩm là: chiến lược xây
dựng các cặp kịch bản ngữ nghĩa, chiến lược tạo thông tin dư và chiến lược
lập luận vòng quanh. Trong chiến lƣợc xây dựng các cặp kịch bản ngữ nghĩa,
các tiểu phẩm phải luôn đảm bảo các cặp kịch bản đối lập và tồn tại song song.
25
Các cặp kịch bản này tƣơng phản theo kiểu tình huống thực tại với tình huống
phi thực tại, sự kiện thông thƣờng với sự kiện bất thƣờng, tình huống khả thi
tƣơng phản với tình huống bất khả thi.
8. Ngoài ra, luận án còn trình bày 5 thủ thuật lập luận trào phúng: thủ
thuật tách khỏi, thủ thuật phản đối xứng, thủ thuật đảo ngược, thủ thuật sử
dụng yếu tố trung gian, thủ thuật sao chép và thủ thuật đồng nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_p_lua_n_trong_tieu_pham_trao_phung_tren_cu_lieu_tieng_viet_3833.pdf