Luận án đã thực hiện được các vấn đề sau:
1. Luận án đã tổng kết các lý thuyết về KNK và xã hội các bon thấp bao gồm
khái niệm, đặc trưng và các chỉ tiêu đo lường xã hội các bon thấp. Qua việc
phân tích và so sánh khái niệm xã hội các bon thấp với xã hội hiện tại, đặc
trưng của xã hội các bon thấp trong nghiên cứu này là sự giảm phát thải khí nhà
kính; mức phát thải khí nhà kính thấp hơn so với mức phát thải cơ sở trong điều
kiện tốc độ phát triển kinh tế tương đương với xã hội phát triển bình thường.
Các chỉ số dùng trong phân tích về giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các23
bon thấp được đề cập đến là tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp, tổng phát thải.
2. Luận án đã điểm lại các nghiên cứu về phát thải KNK cho ngành năng lượng
và lâm nghiệp, các mô hình sử dụng trong đánh giá về phát thải KNK, các lý
thuyết về tính toán phát thải KNK trong ngành năng lượng và lâm nghiệp. Luận
án cũng cho thấy rõ sự quan tâm của Việt Nam đến bảo vệ môi trường bằng
việc ban hành các luật, quy định liên quan bảo vệ môi trường và phát thải
KNK. Sự quan tâm đó còn được cụ thể hóa bằng các chiến lược như chiến lược
tăng trưởng xanh, bằng cam kết giảm phát thải KNK trong Hội nghị thượng
đỉnh về khí hậu, bằng kế hoạch hành động để thực thi các cam kết. Từ đó tác
giả đã thấy được các nghiên cứu trước đây chú trọng vào đánh giá các ngành
một cách riêng rẽ, do vậy cần thiết phải có nghiên cứu để thấy được sự kết nối
giữa hai ngành phát thải KNK nhiều (ngành năng lượng) và ngành hấp thụ
nhiều KNK (ngành lâm nghiệp) cũng như cần một công cụ để (i) lượng hóa
việc giảm phát thải KNK và đồng thời (ii) xác định cơ cấu ngành năng lượng và
lâm nghiệp hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo trong
quá trình đưa ra các chính sách trên con đường đưa Việt Nam đến mục tiêu tăng
trưởng xanh, phát thải các bon thấp.
3. Căn cứ trên các lý thuyết đã tìm hiểu, luận án đã xây dựng mô hình tính toán
giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các bon thấp trong điều kiện Việt Nam
với 2 ngành năng lượng và lâm nghiệp. Mô hình gồm 3 mô đun ENERGY
(năng lượng), FOREST (lâm nghiệp) và COST (chi phí). Sự kết hợp trong việc
chạy mô đun ENERGY và FOREST sẽ đưa ra các kết quả liên quan đến cơ cấu
năng lượng, cơ cấu lâm nghiệp, lượng phát thải và hấp thụ KNK, chi phí ngành.
Mô đun COST sẽ cho các kết quả liên quan đến tổng chi phí, tổng phát thải, chi
phí giảm phát thải và chi phí trung bình giảm phát thải.
4. Luận án đã ứng dụng mô hình vào điều kiện thực tế Việt Nam giai đoạn 2010
– 2030, luận án đã thu được các kết quả đáng lưu ý. Để đạt được mục tiêu giảm
25% lượng KNK phát thải đòi hỏi phải có sự đóng góp từ cả lĩnh vực năng
lượng và lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra để đạt được các mục tiêu
giảm phát thải cũng như phục hồi và bảo tồn rừng, việc gia tăng chi phí là điều
không thể tránh khỏi. Trong đó, tăng lưu trữ các bon thông qua tăng diện tích24
rừng và phục hồi rừng tự nhiên là biện pháp có chi phí thấp hơn so với áp dụng
các biện pháp trong ngành năng lượng. Việc sử dụng các dạng năng lượng tái
tạo cũng đóng góp phần đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Bên
cạnh đó, việc giảm tỉ trọng các dạng năng lượng phát thải nhiều như than, dầu
cũng góp phần vào việc đạt được mục tiêu giảm phát thải 25% so với kịch bản
gốc. Việc áp thuế các bon cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm phát thải
KNK của ngành năng lượng.
5. Luận án tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế, cụ thể chi phí tính toán
trong nghiên cứu này chưa tính đầy đủ các chi phí để thực hiện các chương
trình bảo tồn như chi phí hỗ trợ/khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện các
biện pháp hoặc đóng góp vào chương trình. Các chi phí/lợi ích liên quan đến
mua bán phát thải cũng chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này. Trong
nghiên cứu cũng chưa xem xét tác động của yếu tố hành vi nhận thức tác động
đến nhu cầu năng lượng hữu ích và từ đó làm thay đổi tiêu thụ năng lượng cuối
cùng.
6. Từ các kết quả thu được và hạn chế của luận án, một số hướng nghiên cứu có
thể được tiếp tục:
- Nghiên cứu về tác động của hành vi và nhận thức đến sử dụng năng lượng và
phát thải KNK.
- Nghiên cứu về tác động của các chính sách mua bán phát thải đến phát thải
KNK.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Mô hình tính toán giảm phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng và lâm nghiệp theo hướng xã hội các bon thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN HOÀNG LAN
MÔ HÌNH TÍNH TOÁN
GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
TRONG NGÀNH NĂNG LƢỢNG VÀ LÂM NGHIỆP
THEO HƢỚNG XÃ HỘI CÁC BON THẤP
Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp
Mã số: 62340414
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội – 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN VĂN BÌNH
PHẢN BIỆN 1:
PHẢN BIỆN 2:
PHẢN BIỆN 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp Trường họp
tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi ..giờ, ngàytháng..năm
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như dân số, vấn đề môi
trường càng trở nên quan trọng. Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt
đối với nhiên liệu hóa thạch đã khiến Việt Nam phải đối diện với các vấn đề về
chất thải rắn, lỏng và khí. Bên cạnh đó, sự thay đổi mục đích sử dụng đất phục
vụ cho các nhu cầu kinh tế và xã hội đã có tác động không nhỏ đến môi trường.
Trong thế kỷ này, ảnh hưởng của các Khí nhà kính (KNK) càng trở nên trầm
trọng hơn với những dự báo về nhiệt độ bề mặt trái đất tăng khoảng 2,9 độ, mức
nước biển tăng từ 39 đến 54 cm vào cuối thế kỷ này. Vì vậy, các hậu quả do nó
gây nên rất lớn trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động lớn
nhất của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, Việt Nam có thể chịu thiệt hại khoảng
10 tỷ đô la do sự phá hủy các công trình, hệ thống cơ sở vật chất ven biển. Hiên
tại, tuy rằng mức phát thải của của các nước đang phát triển còn thấp so với các
nước phát triển, nhưng mức tăng của các nước đang phát triển được dự báo sẽ
tăng rất nhanh trong tương lai. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Theo số liệu về kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam, năm 1994, Việt Nam phát
thải 103 triệu tấn CO2 tương đương; đến 1998 đã tăng lên 121 triệu tấn CO2
tương đương và tăng gấp đôi 247 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2010. Rõ
ràng các nước đang phát triển như Việt Nam mặc dù cường độ phát thải KNK
thấp so với các nước đang phát triển nhưng lại là những quốc gia chịu ảnh
hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Do vậy, chúng ta cần có những hành động để
giảm bớt việc gia tăng nhanh chóng lượng KNK phát thải toàn cầu để giảm
thiểu các hậu quả do biến đổi khí hậu. Nhận thức được điều này, Việt Nam đã
ký vào Hiệp ước khung về biến đổi khí hậu, ký và phê chuẩn Hiệp định Kyoto
vào 25 tháng 9 năm 2002. Việt Nam cũng tham gia các cam kết trong Hội nghị
thượng đỉnh khí hậu thế giới COP21. Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát
thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể tới 25% nếu có sự hỗ trợ về tài chính
từ quốc tế.
Như vậy, để đảm bảo sự phát triển kinh tế, việc sử dụng ngày càng nhiều năng
lượng và khai thác các nguồn tài nguyên là không thể tránh khỏi. Nhưng với xu
2
thế phát triển của thế giới trong tương lai là khai thác sử dụng tài nguyên đi đôi
với bảo vệ môi trường, giảm phát thải KNK hướng tới một xã hội các bon thấp.
Với định hướng như vậy, Việt Nam rất cần các nghiên cứu để thấy được các
bước đi trong lộ trình tiến tới một xã hội các bon thấp. Các nghiên cứu hiện tại
thường xem xét các ngành một cách riêng rẽ, như ngành năng lượng, nông
nghiệp, lâm nghiệp mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá xã hội các bon thấp
như là một mối liên hệ tổng thể giữa các ngành. Như vậy Việt Nam cần một
nghiên cứu về xây dựng xã hội các bon thấp, nghiên cứu sẽ bao phủ các mảng
của phát thải khí nhà kính: các ngành liên quan đến sử dụng năng lượng và
không liên quan đến sử dụng năng lượng, các yếu tố liên quan đến công nghệ
và các yếu tố liên quan đến nhận thức hành vi của con người là hết sức cấp thiết
để đạt được các mục tiêu về giảm phát thải, giảm tác động của biến đổi khí hậu
đến Việt Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong luận án này bao gồm:
Xã hội các bon thấp là gì và đặc trưng của xã hội các bon thấp?
Phát thải và hấp thụ khí nhà kính được tính toán như thế nào trong ngành năng
lượng và lâm nghiệp?
Sử dụng mô hình nào để phân tích giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các
bon thấp?
Vai trò của các ngành năng lượng và lâm nghiệp trong giảm phát thải KNK như
thế nào?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là xây dựng mô hình cho phép tính toán giảm
phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng và lâm nghiệp theo mục tiêu của
xã hội các bon thấp (đạt được yêu cầu giảm phát thải trong khi vẫn đảm bảo
trình độ phát triển kinh tế đặt ra), áp dụng cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030.
Các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm
Tổng quan tình hình nghiên cứu về khí nhà kính và xã hội các bon thấp, các
phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính từ ngành lâm nghiệp và năng
lượng.
3
Xây dựng mô hình tính toán giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các bon
thấp. Mô hình được xây dựng dựa trên việc phân tích, đánh giá hiện trạng các
ngành năng lượng và lâm nghiệp (đánh giá về mặt công nghệ, sử dụng năng
lượng và phát thải/hấp thụ khí nhà kính)
Sử dụng mô hình để phân tích tiềm năng giảm phát thải KNK hướng tới xã hội
các bon thấp cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030 và hàm ý chính sách từ các
phân tích.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành cho ngành năng lượng và lâm nghiệp Việt Nam.
Các phân tích hiên trạng cho ngành năng lượng và lâm nghiệp được tiến hành
cho giai đoạn 2000 – 2015, nghiên cứu về giảm phát thải KNK theo mục tiêu xã
hội các bon thấp được thực hiện cho giai đoạn 2010 – 2030.
Trong luận án, các KNK xem xét bao gồm khí các bon níc (CO2) và khí Mê tan
(CH4). Các phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất công nghiệp được
xem xét cộng gộp với phát thải do sử dụng năng lượng của quá trình đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê,
Phương pháp phân tích, Phương pháp mô hình hóa và sử dụng phần mềm
MARKAL và FOREST làm công cụ hỗ trợ.
Do đặc thù của nghiên cứu, các số liệu sử dụng cho nghiên cứu là các số liệu thứ
cấp bao gồm các thông tin, số liệu sẵn có, được một cơ quan tổ chức thống kê. Các
số liệu này được thu thập từ các nguồn sau như các báo cáo của tổ chức (Tổng cục
thống kê, Viện năng lượng, Tổng cục lâm nghiệp, các cơ quan viện chuyên ngành
có liên quan) và hệ thống cơ sở dữ liệu của các nghiên cứu trước đây.
Phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích: xử lý các số liệu đầu vào, đầu ra
cũng như xem xét, giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về phát thải KNK và xã hội các bon thấp, xây
dựng mô hình giảm phát thải KNK hướng đến mục tiêu xã hội các bon thấp,
trong mô hình xem xét đến hai ngành năng lượng và lâm nghiệp. Luận án đã
4
góp cho khoa học về phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận án đã xây dựng bộ công cụ cho phép lượng hóa việc giảm phát thải KNK
và áp dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam trong việc tính toán giảm phát thải
KNK cho hai ngành năng lượng và lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2030. Các kết
quả tính toán và hàm ý chính sách rút ra từ các phân tích kết quả có thể được sử
dụng như một kênh tham khảo đối với các nhà nghiên cứu chính sách trong lĩnh
vực năng lượng, lâm nghiệp cũng như trong tính toán phát thải KNK và bảo vệ
môi trường.
7. Các kết quả đạt đƣợc và các đóng góp mới
Các kết quả mới đạt được trong nghiên cứu bao gồm:
- Đưa ra mô hình lý thuyết cho ngành năng lượng và lâm nghiệp. Mô hình cho
tính toán giảm phát thải KNK đến mục tiêu xã hội các bon thấp.
- Dựa trên kết quả của áp dụng mô hình tính toán cho Việt Nam giai đoạn 2010
– 2030, luận án đưa ra các phân tích về sự thay đổi cơ cấu ngành năng lượng và
lâm nghiệp để đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải KNK, các kết quả về chi phí
và chi phí giảm phát thải trong ngành năng lượng và lâm nghiệp.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm mở đầu, kết luận và 4 chương chính.
Chương 1: Tổng quan về phát thải khí nhà kính và xã hội các bon thấp
Chương 2: Phương pháp luận xây dựng mô hình tính toán giảm phát thải khí
nhà kính theo hướng xã hội các bon thấp
Chương 3: Phân tích hiện trạng kinh tế, phát thải khí nhà kính ở Việt Nam và
xây dựng kịch bản cho mô hình nghiên cứu
Chương 4: Áp dụng mô hình tính toán giảm phát thải khí nhà kính với các kịch
bản hướng tới xã hội các bon thấp cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ XÃ
HỘI CÁC BON THẤP
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm khí nhà kính (KNK)
Khí nhà kính là các khí gây ra hiệu ứng nhà kính được đặc trưng bởi “tiềm năng
gây nóng lên toàn cầu” (global warming potentials – GWPs) của một tấn KNK
với một tấn CO2 trong khoảng thời gian xác định (100 năm). Các KNK chính
bao gồm: Các bon níc (CO2), Mêtan (CH4), Đinitơ mônôxít (N2O).
1.1.2 Khái niệm xã hội các bon thấp
Xã hội các bon thấp (Low-carbon society, LCS) là xã hội phát triển bền vững
trên cơ sở phối hợp một cách hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
mội trường. Trong xã hội này, bảo vệ môi trường được xếp ngang bằng với các
mục tiêu kinh tế xã hội khác.
Xây dựng xã hội các bon thấp không chỉ tập trung vào giảm phát thải khí nhà
kính mà còn giúp đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia đặc biệt là phát
triển bền vững và hiệu quả.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hƣ ng đến phát thải KNK
1.1.3.1 Yếu tố công nghệ
Các yếu tố liên quan đến công nghệ bao gồm: các công nghệ hiệu suất cao, tiết
kiệm năng lượng, công nghệ thu giữ các bon (carbon capture and storage CCS),
công nghệ sử dụng khí Hydro, công nghệ điện hạt nhân, công nghệ biến rác
thành năng lượng
1.1.3.2 Yếu tố phi công nghệ
Các yếu tố phi công nghệ có thể ảnh hưởng đến phát thải KNK bao gồm thuế
các bon, hận thức của xã hội, lưu trữ các bon trong các khu rừng
1.2 Điểm lại các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
1.2.1 Các nghiên cứu về phát thải Khí nhà kính
Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC) cũng phát triển 400 kịch bản
phát thải KNK bằng việc sử dụng các mô hình khác nhau.
Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa năng lượng và
môi trường và đưa ra những phân tích, dự báo cho giai đoạn 2005 đến 2030.
6
Để giảm phát thải khí nhà kính (KNK), vai trò quan trọng của các thiết bị, công
nghệ có hiệu suất cao là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển năng
lượng đến. Mức giảm phát thải có thể đạt được là 15% so với phương án cơ sở.
Ngoài ra, còn cần sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng
tái tạo cũng như giảm nhu cầu năng lượng cuối cùng. Điều này sẽ có tác động
qua lại với sự tăng trưởng kinh tế, giảm phát thải cũng làm tăng trưởng kinh tế
chậm lại hay giảm phát thải sẽ dẫn đến giảm tổng sản phẩm quốc nội. Giảm
phát thải cũng đồng nghĩa với sự thay đổi về cơ cấu công nghệ, cơ cấu năng
lượng trong quy hoạch năng lượng tổng thể Việt Nam. Xét riêng về hệ thống
điện, yếu tố môi trường được lượng hóa bằng chi phí môi trường trong hàm
mục tiêu, chi phí này được xem xét như là thiệt hại do khí nhà kính đến hiện
tượng nóng lên toàn cầu. Để có thể giảm phát thải, Trung Quốc phải thực thi
các chính sách nhằm giảm nhu cầu năng lượng như khuyến khích các công
nghệ hiện đại, hiệu quả cao, sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển điện hạt nhân
hoặc tăng thuế năng lượng.
Nghiên cứu về các chính sách để ổn định mức tăng bức xạ trên phạm vi toàn
cầu Jakeman và Fisher đã phát triển ba kịch bản tương ứng với việc (i) xem xét
các ràng buộc về phát thải khí CO2 (không xem xét ngành trồng rừng và sự
thay đổi trong sử dụng đất), (ii) các ràng buộc về KNK khác không xét đến
ngành trồng rừng và sự thay đổi sử dụng đất, và (iii) ràng buộc về KNK khác có
xét đến ngành trồng rừng và sự thay đổi sử dụng đất. Kết quả của nghiên cứu đã
chỉ ra vai trò quan trọng của các KNK khác ngoài khí CO2 cũng như ngành
trồng rừng trong việc giảm chi phí để đạt được các mục tiêu về ổn định mức
tăng bức xạ toàn cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các nhân tố quan
trọng tác động đến lượng phát thải như dân số, tổng sản phẩm quốc nội, hệ số
phát thải và mức phát thải giả thiết của sử dụng đất.
Rừng được coi là một nguồn lưu trữ các bon đóng góp phần đáng kể vào việc
giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển. Đã có một số các nghiên cứu về mô
hình lâm nghiệp ứng dụng ở phạm vi toàn cầu, quốc gia hoặc thành phố.
Trên phạm vi toàn cầu, mô hình xác định mức lưu trữ các bon trong rừng trong
nghiên cứu của Sohngen, B. et. Al. Với phạm vi quốc gia, trong nghiên cứu về
7
Hà Lan tác giả đã đề cập đến phát thải KNK từ sử dụng, chuyển đổi sử dụng
đất, và giải pháp lưu giữ CO2 ở các khu rừng. Trong nghiên cứu cho nước Mỹ,
tính toán chi phí lưu trữ các bon trong các khu rừng bằng việc xây dựng mô
hình tính chi phí và tính lượng các bon lưu trữ, từ đó tính toán được chi phí lưu
trữ trung bình cho 1 tấn các bon lưu trữ. Trong một nghiên cứu khác của Mỹ,
tác giả Stavins xây dựng mô hình lựa chọn sử dụng đất cho mục đích trồng rừng
hay sử dụng đất cho trồng cây nông nghiệp trên cơ sở tối đa hóa lợi ích thu
được của người sở hữu đất, áp dụng tính toán cho một số vùng được lựa chọn
của Mỹ và mở rộng kết quả tính toán cho toàn bộ quốc gia. Về phạm vi vùng,
thành phố, mô hình được xây dựng để chọn thời điểm khai thác tối ưu để cực
đại hóa lợi ích của người sở hữu rừng có tính đến giá các bon và ảnh hưởng
của nguy cơ cháy rừng (áp dụng tính toán cho khu vực Tây bắc nước Pháp. Mô
hình ước tính chi phí biên của lưu trữ các bon trong rừng vùng Tây Nam nước
Pháp dựa trên các giả định (i) chỉ khai thác gỗ trong rừng (ii) nếu người sở hữu
rừng kéo dài độ tuổi khai thác sẽ hưởng các ưu đãi từ chính sách thuế và trợ cấp
(iii) người sở hữu rừng tối đa hóa lợi ích quy về hiện tại, từ đó xác định tính
hiệu quả về mặt chi phí của hệ thống thuế các bon và trợ cấp.
Ngoài ra còn các mô hình đánh giá lợi ích của việc phát triển cây/rừng trong
thành phố (đánh giá trên số liệu của 5 thành phố thuộc Mỹ); mô hình để xác
định tuổi khai thác tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị hiện tại thuần của gỗ và lưu trữ
các bon của rừng có xem xét đến giá các bon, mô hình xác định mức lưu trữ các
bon trong bể chứa và mức khai thác rừng trên cơ sở tối đa hóa lợi ích tài chính
của chủ sở hữu rừng với giả thiết các chủ sở hữu rừng tham gia vào thị trường
các bon; họ sẽ được trả cho lượng các bon lưu trữ và phải chi trả cho lượng các
bon phát thải ra môi trường.
1.2.2 Các nghiên cứu về xã hội các bon thấp
Nghiên cứu về xã hội các bon thấp được khởi đầu từ Nhật Bản với các tính toán
cho quốc gia, vùng, thành phố. Có các nghiên cứu đề cập đến thực hiện xã hội
các bon thấp ở phạm vi vùng/thành phố như trong nghiên cứu của Kei Gomi.
Nhật Bản có các nghiên cứu dài hạn hơn với mục tiêu xã hội các bon thấp với
mức cắt giảm lượng KNK vào 2050 là 70% so với mức của năm 1990. Đồng
8
thời với nó là lộ trình công nghệ chiến lược cho các ngành năng lượng và tiêu
thụ năng lượng để đảm bảo các ràng buộc về môi trường được đề cập trong
nghiên cứu của Bộ môi trường Nhật Bản. Một số nghiên cứu tương tự cũng đã
được thực hiện cho các quốc gia Ấn độ, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu về xây dựng kịch bản xã hội các bon thấp được
thực hiện bởi trường đại học Kyoto Nhật Bản. Trong nghiên cứu này, kịch bản
được xây dựng cho năm 2030 và đánh giá sự tác động của các hành động/biện
pháp giảm phát thải tới tổng phát thải vào năm 2030.
Trong các nghiên cứu về xã hội các bon thấp, phương pháp được sử dụng là xây
dựng kịch bản cho năm đích, các năm được lựa chọn thường là 2030, 2050,
2100. Các số liệu đầu vào bao gồm dân số, GDP, công nghệ được dự báo cho
năm đích, từ đó có thể đưa ra các kịch bản ứng với các bộ số liệu khác nhau của
năm đích. Các giải pháp giảm phát thải được đưa vào các kịch bản và từ đó
lượng hóa lượng KNK giảm được khi áp dụng các giải pháp này.
Một nghiên cứu về phát triển các bon thấp để thấy được khả năng thực hiện
mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam được tiến hành bởi Ngân hàng thế giới
[69]. Nghiên cứu đã xây dựng kịch bản BAU (Bussiness as Usual) và nhóm
kịch bản phát triển các bon thấp (LCD) cho giai đoạn 2010 – 2030 để phân tích
các khía cạnh cơ cấu ngành năng lượng, phát thải KNK và chi phí. Bằng
phương pháp tính toán kiểm kê, từ thông tin về dự báo nhu cầu điện năng và
các nhà máy điện sẽ được xây dựng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
[26], nghiên cứu đã xây dựng kịch bản BAU và tính toán lượng phát thải KNK
từ ngành năng lượng (ngành điện và các ngành sử dụng năng lượng như giao
thông vận tải, dân dụng, công nghiệp). Các kịch bản LCD xem xét việc áp dụng
các hành động giảm phát thải để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu của tăng
trưởng xanh. Với các giả thiết như vậy, kịch bản LCD sẽ được xây dựng và việc
tính toán sẽ cho thấy lượng KNK có thể giảm thải và chi phí thay đổi do áp
dụng các biện pháp này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tính toán chi phí
giảm phát thải biên (MACC), so sánh giữa kịch bản LCD và BAU để xếp các
biện pháp theo tiêu chí chi phí cho một đơn vị giảm phát thải theo thứ tự ưu tiên
từ thấp đến cao và từ đó xác định được lộ trình áp dụng các biện pháp để đạt tới
9
mục tiêu phát triển các bon thấp.
1.3 Các chính sách của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính và xã
hội các bon thấp
Từ những năm đầu của thế kỉ 21, Việt Nam đã thông qua các luật và chính sách
hướng tới bảo vệ môi trường. Trong thời gian đầu, luật đưa ra các quy định
mang tính định hướng như trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Các văn
bản luật liên quan đến bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được
thông qua như Luật tài nguyên nước, Luật dầu khí, Luật bảo vệ và phát triển
rừng trong đó đều đề cập đến việc bảo vệ môi trường. Luật sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 6 năm 2010 đề
cập đến bảo vệ môi trường trên phương diện sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
năng lượng hiệu quả. Cho đến gần đây, trong lần sửa đổi Luật bảo vệ môi
trường và được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, vấn đề bảo vệ
môi trường cụ thể là biến đổi khí hậu đã được đề cập đến trong một chương
riêng biệt đã cho thấy sự quan tâm của Việt Nam đối với vấn đề toàn cầu này .
Dựa trên các văn bản luật đã ban hành, các bộ ngành liên quan cũng đã xây
dựng các chiến lược, các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung
và giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng như
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến 2020 tầm nhìn đến 2030 và Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh. Gần đây nhất, Việt Nam đã cam kết giảm 8% lượng phát thải
khí nhà kính vào năm 2030 và có thể tới 25% nếu có sự hỗ trợ về tài chính từ
quốc tế.
1.4 Các công cụ, mô hình lý thuyết sử dụng trong đánh giá phát thải
KNK
Các mô hình sử dụng trong phân tích, tính toán phát thải KNK có thể chia theo
các cách tiếp cận, từ trên xuống (top-down) hoặc từ dưới lên (bottom-up). Các
mô hình bottom-up thường xem xét từ khía cạnh công nghệ một cách chi tiết để
thấy được cơ cấu công nghệ, nhiên liệu và phát thải cho vùng, miền hoặc quốc
gia; trong khi các mô hình top-down thường xem xét lao động, vốn, năng lượng
10
trên phương diện vĩ mô thông qua chỉ số về giá, thuế. Một số mô hình thường
được sử dụng như MARKAL, LEAP, AIM cho lĩnh vực năng lượng; COMAP,
FASOMGHG, CO2FIX, EFI-GTM, GAYA-JLP cho lĩnh vực sử dụng đất và
rừng.
Các mô hình trên đều đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để đánh giá tác
động của các chính sách đến phát thải KNK trong các ngành nghiên cứu. Về
lĩnh vực năng lượng, mô hình MARKAL đã được hoàn thiện và ứng dụng trong
các nghiên cứu của Việt Nam. Qua đánh giá, mô hình MARKAL có cách tiếp
cận bottom-up, tối ưu chi phí sản xuất của cả hệ thống cung cấp năng lượng,
đánh giá tác động của các chính sách năng lượng cũng như chính sách giảm
phát thải KNK đến sự lựa chọn cơ cấu năng lượng, cơ cấu công nghệ. Mô hình
khung có sẵn, việc linh hoạt trong xây dựng mô hình chi tiết cho phép người sử
dụng lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của mỗi trường hợp cụ thể. Do vậy,
MARKAL được sử dụng trong thiết lập mô hình chi tiết trong lĩnh vực năng
lượng.
Các mô hình trong lĩnh vực phi năng lượng chủ yếu được xây dựng ở các nước
phát triển trong đó ngành lâm nghiệp có tính đến sự sở hữu tư nhân. Do đó, mục
tiêu được xây dựng trong các mô hình này xem xét cả lợi ích lẫn chi phí từ bảo
tồn và khai thác rừng. Điều này chưa thực sự phù hợp với trường hợp các nước
đang phát triển. Mô hình COMAP được xây dựng cho các nước đang phát triển
nhưng thuộc dạng kiểm kê, không xem xét đến tính tối ưu của hệ thống. Do
vậy, cần thiết phải xây dựng một mô hình khác phù hợp hơn.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT M HÌNH GIẢM
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO HƢỚNG XÃ HỘI
CÁC BON THẤP
2.1 Phƣơng pháp tính toán phát thải và hấp thụ khí nhà kính
KNK xem xét trong nghiên cứu này là khí CO2 và CH4. Trong nghiên cứu này
sẽ chỉ đề cập đến phát thải từ ngành năng lượng, từ quá trình công nghiệp
(ngành xi măng và thép), từ lâm nghiệp (trồng rừng).
11
2.1.1 Phát thải khí nhà kính do sử dụng năng lƣợng
Ngành năng lượng là ngành sử dụng rất nhiều nhiên liệu hóa thạch cho mục
đích cung cấp điện và nhiệt. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch này sẽ
phát thải các khí nhà kính (KNK). Nhiệt từ quá trình đốt cháy được sử dụng để
sản xuất điện hoặc sử dụng trực tiếp. Việc tính toán phát thải các KNK liên
quan đến sử dụng năng lượng sẽ thông qua lượng năng lượng sử dụng và hệ số
phát thải (kgKNK/PJ).
2.1.2 Phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất không liên quan đến
sử dụng năng lƣợng
Trong quá trình sản xuất xi măng; ngoài phát thải liên quan đến sử dụng năng
lượng còn các phát thải do quá trình phản ứng hóa học của quá trình gây ra.
Trong các nhà máy thép, ngoài phát thải CO2 do đốt các nhiên liệu còn phát
thải trong quá trình luyện sắt từ quặng sắt. Than cốc được đưa vào lò luyện
thép để chuyển sắt oxít thành sắt. Thành phần oxi trong quặng sắt sẽ kết hợp
với thành phần các bon trong than cốc và kết quả là thải ra khí các bon níc.
2.1.3 Phát thải và hấp thụ khí nhà kính trong ngành lâm nghiệp
Như vậy lượng cácboníc hấp thụ sẽ là lượng các bon chuyển từ không khí vào
các bể chứa và lượng cácboníc phát thải sẽ là lượng các bon chuyển từ các bể
chứa vào không khí. Sự dịch chuyển các bon từ bể chứa này sang bể chứa khác
không phải là quá trình hấp thụ/phát thải các bon của rừng. Lượng các bon
chuyển từ không khí vào bể chứa Sinh khối chính là lượng các bon lưu trữ các
bon trong cây rừng do sinh trưởng tự nhiên của rừng.
2.2 Đề xuất mô hình giảm phát thải khí nhà kính hƣớng tới xã hội các bon
thấp cho Việt Nam
Mục tiêu của mô hình là lượng hóa lượng phát thải KNK của ngành năng lượng
và lâm nghiệp theo các yếu tố (loại năng lượng, loại công nghệ, loại rừng, tốc độ
phát triển và khai thác rừng) tương ứng với mỗi kịch bản phát triển kinh tế xã hội
năng lượng để đạt được mức phát thải chấp nhận được (ngưỡng phát thải)..
Mô hình sẽ cho phép xác định cơ cấu lâm nghiệp và năng lượng để đạt ngưỡng
phát thải cho phép. Cơ cấu lâm nghiệp bao gồm tổng diện tích đất rừng, tỷ
trọng các loại rừng, mật độ các bon của từng loại rừng. Cơ cấu năng lượng bao
12
gồm loại năng lượng, tỷ trọng các loại năng lượng, loại công nghệ năng lượng,
tỷ trọng các loại công nghệ năng lượng.
Mô hình sẽ giúp nhà hoạch định chính sách xác định các chiến lược cho ngành
năng lượng và lâm nghiệp phù hợp để đạt được mục tiêu xã hội các bon thấp.
Mô hình ENFOR (Hình 2 2) do tác giả đề xuất bao gồm 3 mô đun chính
- Mô đun ENERGY: thiết lập hệ thống năng lượng tối ưu, được tạo dựng trên
mô hình MARKAL
- Mô đun FOREST: thiết lập hệ thống rừng tối ưu, được tạo dựng trên mô hình
FOREST
- Mô đun COST: tính toán tổng chi phí hệ thống và chi phí giảm phát thải.
Hai mô đun ENERGY và FOREST có thể chạy độc lập hoặc kết hợp. Khi chạy
độc lập, hai mô đun sẽ cho kết quả về mức phát thải cơ sở (mô đun năng lượng)
và mức hấp thụ cơ sở (mô đun lâm nghiệp). Dưới dạng kết hợp (i) số liệu đầu
ra về hấp thụ các bon của mô đun FOREST sẽ là đầu vào cho mô đun
ENERGY hoặc (ii) số liệu đầu ra về phát thải các bon của mô đun ENERGY sẽ
là đầu vào cho mô đun FOREST.
Số liệu đầu vào
Kết quả đầu ra
Chạy chương trình
E
N
E
R
G
Y
F
O
R
E
S
T
COST
Hình 2 2: Mô hình ENFOR
13
Mô đun năng lượng MARKAL có dạng một mô hình tối ưu bao gồm hàm mục
tiêu và các điều kiện ràng buộc liên quan.
Hàm mục tiêu: Cực tiểu hóa chi phí hệ thống năng lượng.
Các điều kiện ràng buộc:
• Ràng buộc về thỏa mãn nhu cầu năng lượng hữu ích: Năng lượng hữu ích là
số liệu được dự báo dựa trên các số liệu
• Ràng buộc về năng lực thiết bị
• Ràng buộc về cân bằng năng lượng
• Cân bằng điện và nhiệt
• Ràng buộc về dự trữ đối với điện và nhiệt
• Ràng buộc về chạy nền (trong sản xuất điện)
• Hệ số khả dụng (đối với điện và nhiệt)
• Ràng buộc về phát thải
• Các ràng buộc khác (do người sử dụng thiết lập)
Mô hình FOREST cho ngành lâm nghiệp là mô hình quy hoạch tuyến tính ứng
dụng cho lĩnh vực lâm nghiệp do tác giả xây dựng.
Mô hình lâm nghiệp được xây dựng dưới dạng mô hình gồm hàm mục tiêu và
các điều kiện ràng buộc theo hai hướng tiếp cận khác nhau:
Mô hình lâm nghiệp 1:
Hàm mục tiêu: cực tiểu hóa chi phí đầu tư và chi phí hàng năm cho phát triển
rừng.
Hệ thống các ràng buộc bao gồm:
• Ràng buộc về diện tích đất rừng: Tổng diện tích đất rừng, Tổng diện tích đất
rừng tối đa.
• Ràng buộc về tốc độ khai thác rừng
• Ràng buộc về tốc độ chuyển đổi giữa các loại rừng
• Ràng buộc về mức hấp thụ các bon và phát thải KNK
Mô hình lâm nghiệp 2:
Hàm mục tiêu: Cực đại hóa khả năng lưu trữ các bon của rừng.
Các điều kiện ràng buộc:
Ràng buộc về diện tích đất rừng: Tổng diện tích đất rừng, Tổng diện tích đất
14
rừng tối đa.
Ràng buộc về tốc độ khai thác rừng
Ràng buộc về tốc độ chuyển đổi giữa các loại rừng.
Tổng chi phí.
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KINH TẾ, PHÁT THẢI
KHÍ NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM VÀ XÂY DỰNG KỊCH BẢN CHO M
HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích tình hình kinh tế và hiện trạng phát thải KNK Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với diện tích
329.3 nghìn km2 trải từ vĩ tuyến 23024 Bắc đến vĩ tuyến 8035 Bắc, có bờ biển
dài 3,260 km, gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dân số Việt Nam là
hơn 91 triệu người (2015).
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7.3% (giai đoạn 2000 – 2005), 6.9% (giai
đoạn 2006 – 2010), và 5.91% (giai đoạn 2011 – 2015). Việt Nam có tiềm năng
lớn về năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng. Việt Nam cũng
có diện tích rừng lớn với thảm thực vật phong phú về chủng loại. Diện tích
rừng chiếm khoảng 40% diện tích đất quốc gia.
Khí nhà kính phát thải ở Việt Nam tăng dần, 151 triệu tấn CO2 tương đương
vào năm 2000, 267 triệu tấn CO2¬ tương đương vào 2010. Trong các ngành
phát thải khí nhà kính, ngành nông nghiệp là ngành có tỉ trọng lớn nhất từ 43%
(năm 2000), nhưng đến năm 2010, ngành phát thải nhiều nhất là ngành năng
lượng, chiếm hơn 50% tổng phát thải KNK của Việt Nam. Ngành sử dụng đất
và rừng phát thải ít nhất vào 10% (năm 2000), đây là một ngành vừa phát thải
vừa hấp thụ khí nhà kính. Cường độ phát thải trên một đơn vị GDP có sự giảm
từ 0.14 kg CO2 tương đương/1000 đồng xuống 0.11 kg CO2 tương đương/1000
đồng và tăng lên 0.13 kg CO2 tương đương/1000 đồng vào các năm 2000, 2010
và 2015. Cường độ phát thải KNK trên đầu người tăng từ 1,943 kg CO2 tương
đương/người vào năm 2010 lên 3,9922 kg CO2 tương đương/người vào năm
2015. Cường độ phát thải trên một đơn vị năng lượng tiêu thụ cũng tăng từ 0.14
kg CO2 tương đương/MJ lên 0.15 kg CO2 tương đương/MJ.
15
3.2 Các giả thiết của mô hình giảm phát thải KNK theo hƣớng xã hội các
bon thấp
Để lượng hóa việc giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các bon thấp, luận án
xây dựng kịch bản gốc và kịch bản xã hội các bon thấp. Kịch bản gốc phản ánh
xã hội phát triển bình thường, kịch bản xã hội các bon thấp được xây dựng trên
giả thiết có các chính sách về giảm phát thải như đặt mục tiêu phát thải, thuế
các bon, chính sách bảo tồn rừng. Việc so sánh kết quả của kịch bản xã hội các
bon thấp và kịch bản gốc sẽ cho thấy tác động của từng chính sách này hoặc tác
động tổng hợp của các chính sách này đến cơ cấu ngành, lượng phát thải KNK
có thể giảm được và quan trọng là chi phí phải trả để đạt được ngưỡng phát thải
đó.
Kịch bản gốc:
Kịch bản gốc mô tả xã hội theo phương án phát triển bình thường, được ký hiệu
là BASE. Trong kịch bản này không xét đến ràng buộc về phát thải KNK.
Năm cơ sở được lựa chọn là 2010. Thời kỳ nghiên cứu 2010-2030 được chia
thành các thời đoạn với độ dài bằng nhau, mỗi thời đoạn là 5 năm.
Kịch bản xã hội các bon thấp: gồm các kịch bản sau
Kịch bản tối đa hóa lưu trữ các bon trong rừng FMC
Kịch bản này xem xét khả năng lưu trữ tối đa của rừng trong điều kiện quỹ đất
dành cho rừng bị hạn chế. Lượng KNK lưu trữ trong rừng tăng thêm so với
kịch bản gốc chính là lượng KNK giảm thải được của cả hệ thống năng lượng
và lâm nghiệp.
Kịch bản ngưỡng phát thải trong ngành năng lượng ENRC
Kịch bản này xem xét khả năng giảm phát thải trong ngành năng lượng với mức
giảm phát thải bằng với mức tăng lưu trữ các bon trong kịch bản FMC. Kịch
bản này giả thiết không có sự thay đổi trong lĩnh vực lâm nghiệp
Kịch bản mục tiêu giảm phát thải KNK 25%
Trong cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP21, mức giảm phát thải đề ra là
25% nếu có sự hỗ trợ về tài chính của quốc tế, do vậy trong nghiên cứu này tác
giả lựa chọn 25% là mức giảm lượng phát thải hàng năm tương ứng với kịch
bản AEL25. Để giảm phát thải hàng năm và tổng phát thải KNK xuống mức
16
25% so với mức phát thải cơ sở, các biện pháp có thể áp dụng bắt đầu từ năm
2020. Việc giảm phát thải KNK có thể được thực hiện bằng giảm phát thải
trong lĩnh vực năng lượng hoặc tăng khả năng lưu trữ các bon trong lĩnh vực
lâm nghiệp. Kịch bản này xem xét đồng thời giảm phát thải KNK từ ngành
năng lượng (bằng các biện pháp công nghệ) và tăng hấp thụ các bon từ ngành
lâm nghiệp (bằng việc tăng diện tích rừng và thay đổi cơ cấu rừng).
Kịch bản thuế các bon
Kịch bản xem xét tác động của việc đánh thuế các bon đến hệ thống. Mức thuế
đưa ra trong kịch bản liên quan đến việc ổn định nồng độ các bon trong khí
quyển ở mức 650 ppmv. Số liệu về thuế các bon được lấy từ nghiên cứu về ổn
định nồng độ các bon trong khí quyển toàn cầu.
CHƢƠNG 4. ÁP DỤNG M HÌNH GIẢM PHÁT THẢI
KHÍ NHÀ KÍNH HƢỚNG TỚI XÃ HỘI CÁC BON THẤP CHO VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2030
4.1 Phân tích kết quả tính toán với kịch bản gốc khi không có ràng buộc
hạn chế về phát thải KNK
Các phân tích trong phần này dựa trên các kết quả của kịch bản xã hội phát
triển bình thường (kịch bản gốc - BASE). Trong kịch bản gốc, không có bất cứ
chính sách về giảm phát thải KNK kính nào được xem xét.
Bảng 4.1: Năng lượng sơ cấp kịch bản gốc giai đoạn 2010 – 2030
(đơn vị: PJ)
2010 2015 2020 2025 2030
Than 653 869 1781 3262 5972
Dầu 692 868 1171 1697 2570
Khí 371 398 564 564 489
Năng lượng nguyên tử 0 0 0 417 895
Thủy điện 316 648 811 908 871
Năng lượng tái tạo 604 843 831 1058 1437
Điện nhập khẩu 17 21 26 56 97
Tổng năng lƣợng sơ cấp 2653 3647 5185 7961 12332
Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 6.57 7.29 8.96 9.15
Tổng năng lượng sơ cấp tăng nhanh từ 2653 PJ năm 2010 lên 12332 PJ năm 2030
với tốc độ tăng trưởng trung bình là 8%. Tỉ trọng tiêu thụ than và dầu lần lượt là
17
25% và 26% trong năm 2010; đến 2030 lần lượt là 48% và 21%. Có thể thấy tỉ
trọng dùng than tăng đáng kể trong giai đoan 2010 – 2030 do chi phí sử dụng than
rẻ tương đối so với sử dụng các loại năng lượng khác. Thủy điện là nguồn năng
lượng đã được khai thác khá nhiều trong các năm qua và gần đạt tới mức tối đa
của tiềm năng thủy điện. Do đó hiện này thủy điện là nguồn năng lượng chiếm
đến 12% tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2010 và tăng đến 18% vào năm 2015
nhưng sẽ giảm dần còn 7% vào năm 2030. Năng lượng tái tạo bao gồm năng
lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt và thủy điện nhỏ
chiếm 23% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp. Việc sử dụng năng lượng tái tạo đặc
biệt năng lượng sinh khối chủ yếu trong khu vực dân dụng, lượng sử dụng cho
phát điện là khá hạn chế. Nhiệt điện than vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu điện
sản xuất, đến 65% vào năm 2030. Năng lượng tái tạo chỉ chiếm một phần khá
khiêm tốn trong tổng điện năng sản xuất chỉ 1.98% vào năm 2010 và tăng lên trên
5% vào các năm tiếp theo.
Kết quả trong kịch bản gốc chỉ ra xu thế tăng diện tích rừng trồng có xu thế tăng
trong giai đoạn 2010 – 2030, các loại rừng khác có xu thế giảm dần. Tổng diện
tích rừng cũng tăng với tốc độ chậm, từ 13388 nghìn hecta vào năm 2010 lên
15498 nghìn hecta vào năm 2030, điều này khiến tỉ lệ che phủ rừng chỉ tăng từ
40.6% lên 47% trong giai đoạn 2010 – 2030.
Khi không xem xét đến hấp thụ KNK từ lâm nghiệp, tổng phát KNK từ năng
lượng giai đoạn nghiên cứu là 9246 triệu tấn CO2 tương đương. Mức phát thải
hàng năm tăng từ 130 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2010 lên gấp hơn 6
lần, 790 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030.
Việc xem xét đến lượng hấp thụ các bon từ ngành lâm nghiệp đã làm lượng phát
thải KNK giảm đi. Lượng hấp thụ này là 1055 triệu tấn CO2 tương đương, bù đắp
được khoảng 11% tổng lượng phát thải KNK trong thời kì nghiên cứu. Nhờ có sự
lưu trữ các bon trong rừng, lượng KNK phát thải chỉ của cả thời kì nghiên cứu còn
8191 triệu tấn. Về mức phát thải hàng năm, chỉ tiêu này tăng trung bình 10
%/năm, từ 107 triệu tấn CO2 tương đương năm 2010 lên tới 737 triệu tấn CO2
tương đương vào năm 2030.
18
Bảng 1: Phát thải khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030
(đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương)
2010 2015 2020 2025 2030
Phát thải KNK từ ngành năng lượng 130.09 166.76 289.74 471.89 790.75
Hấp thụ KNK từ lâm nghiệp 22.50 33.37 50.38 51.67 53.15
Phát thải KNK 107.59 133.39 239.36 420.21 737.60
4.2 Phân tích kết quả tính toán với kịch bản tối đa hóa lƣu trữ các bon
trong rừng (FMC)
Trong kịch bản tối ưu hóa lưu trữ các bon FMC, việc tối ưu hóa cơ cấu các loại
rừng sẽ giúp tối đa hóa khả năng lưu trữ các bon trong điều kiện hạn chế về quỹ
đất dành cho rừng. Tổng diện tích rừng trong kịch bản FMC tăng thêm 1002
nghìn hecta so với kịch bản gốc, độ che phủ tăng thêm 3% so với kịch bản gốc.
Về cơ cấu rừng, tỉ trọng rừng gỗ có sự gia tăng đáng kể trong khi tỉ trọng rừng
trồng giảm đi trong cùng thời kì. Đến 2030, rừng gỗ chiếm đến 53% tổng diện
tích rừng trong khi rừng trồng chỉ vào khoảng 22%.
So với kịch bản gốc lượng KNK hấp thụ trong kịch bản FMC tăng thêm 685
triệu tấn CO2 tương đương, tăng 65%. Tổng lượng hấp thụ tối đa của ngành
lâm nghiệp là 1740 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu xem xét cả phát thải KNK
từ ngành năng lượng, lượng KNK phát thải hàng năm trong kịch bản FMC
giảm so với kịch bản cơ sở. Lượng phát thải hàng năm giảm lần lượt là 46 triệu
tấn CO2 tương đương, 45 triệu tấn CO2 tương đương và 45 triệu tấn CO2
tương đương vào năm 2020, 2025 và 2030. Tổng lượng phát thải KNK giảm
685 triệu tấn CO2 tương đương, tức 8.4% so với kịch bản gốc. Khả năng hấp
thụ các bon trên một đơn vị diện tích rừng tăng lên trong kịch bản tối đa hóa
khả năng hấp thụ các bon. Mức thay đổi là khoảng 2.5 tấn CO2 tương
đương/hecta tức tăng thêm khoảng 70% trong giai đoạn 2020 – 2030, từ 3.25
tấn CO2 tương đương/hecta lên 5.86 tấn CO2 tương đương/hecta.
Tổng chi phí trong kịch bản FMC tăng thêm 643 triệu USD do tăng chi phí
trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nếu xem xét riêng với ngành lâm nghiệp, chi phí
tăng thêm 54% so với kịch bản gốc. Chi phí tăng lưu trữ các bon trong rừng là
0.94 USD/tấn CO2 tương đương. Con số này cũng khá phù hợp với khoảng chi
19
phí được đưa ra trong Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về biến đổi
khí hậu, từ 0.9 USD/tấn CO2 tương đương đến 1.3 USD/tấn CO2 tương đương.
4.3 Phân tích kết quả tính toán với kịch bản ngƣỡng phát thải trong
ngành năng lƣợng
Kịch bản ENRC xem xét mức giảm phát thải trong ngành năng lượng tương
đương với mức tăng hấp thụ trong kịch bản tối đa hóa lượng hấp thụ KNK từ
lâm nghiệp.
Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp giảm 72PJ, 77PJ và 88PJ vào các năm 2020,
2025 và 2030. Trong các loại năng lượng tiêu thụ, loại năng lượng có hệ số
phát thải cao như than có xu hướng giảm, thay vào đó là loại năng lượng phát
thải ít các bon như thủy điện, điện nguyên tử và năng lượng tái tạo. Tiêu thụ
than giảm 225PJ vào năm 2030 khi so sánh kịch bản ENRC và kịch bản gốc.
Thủy điện và năng lượng tái tạo tăng thêm 167PJ, 71PJ và 56PJ vào các năm
2020, 2025 và 2030.
tỉ trọng sử dụng than vẫn là lớn nhất, chiếm đến 47% vào 2030. Tỉ trọng NLTT
có xu hướng giảm từ 17% năm 2020 xuống 12% năm 2030. Sự giới hạn khả
năng khai thác tối đa của các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và
mặt trời chính là nguyên nhân khiến cho tỉ trọng của năng lượng tái tạo có xu
thế giảm trong tương lai.
Lượng phát thải KNK từ ngành năng lượng trong kịch bản ENRC là 8561 triệu
tấn CO2 tương đương, giảm 685 triệu tấn CO2 tương đương (7.4%) so với kịch
bản gốc. Việc giảm phát thải từ ngành năng lượng làm tổng phát thải KNK
giảm còn 7506 triệu tấn CO2 tương đương, mức giảm là 8.4%.
Tổng chi phí gia tăng trong kịch bản ENRC là 1479 triệu USD từ mức 994887
triệu USD lên 996366 triệu USD. Chi phí giảm phát thải trung bình là
2.16USD/tấn CO2 tương đương. Mức giảm này năm trong khoảng chi phí giảm
phát thải trong ngành năng lượng được đề cập đến trong báo cáo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (từ -10.9 USD/tấn CO2 tương đương đến 41.1 USD/tấn
CO2 tương đương).
20
4.4 Phân tích kết quả tính toán với kịch bản mục tiêu giảm phát thải
25% cho cả hai ngành năng lƣợng và lâm nghiệp
Trong kịch bản mục tiêu giảm phát thải 25% AEL25 xem xét mức giảm phát
thải KNK cho cả hai ngành năng lượng và lâm nghiệp là 25% so với kịch bản
gốc. Mức giảm phát thải đóng góp của lĩnh vực lâm nghiệp là 40% trong tổng
1745 triệu tấn CO2 tương đương giảm thải, ngành năng lượng đóng góp 60%
vào lượng giảm phát thải.
Trong kịch bản AEL25 mặc dù than vẫn là dạng năng lượng được sử dụng
nhiều nhưng với tỉ trọng thấp hơn, 29% so với 48% trong kịch bản gốc vào năm
2030. Cơ cấu năng lượng dịch chuyển sang khí tự nhiên, dạng năng lượng có
cường độ phát thải thấp hơn, tỉ trọng khí trong tổng NLSC là 13% trong kịch
bản AEL25 so với mức 4% trong kịch bản gốc. Năng lượng tái tạo chiếm 21%
trong kịch bản AEL25 so với mức 13% trong kịch bản gốc vào năm 2020. Cơ
cấu điện sản xuất sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng điện sản xuất từ dạng
năng lượng có cường độ phát thải thấp và giảm tỉ trọng điện sản xuất từ dạng
năng lượng có cường độ phát thải KNK cao. Có thể thấy sự chuyển dịch từ sử
dụng than sang sử dụng khí tự nhiên khi có ràng buộc về giảm phát thải KNK.
Trong kịch bản AEL25, tỉ trọng điện than là 28% so với mức 58% của kịch bản
gốc vào năm 2030. Tỉ trọng điện từ nhiệt điện dầu và khí tăng lên từ mức 11%
trong kịch bản gốc lên 37% trong kịch bản AEL25 vào năm 2030. Điện sản
xuất từ thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo cũng tăng thêm trong kịch bản
AEL25, từ 4% của kịch bản gốc lên 6% trong kịch bản giảm phát thải 25%.
Nếu xem xét cả thủy điện lớn, thì tổng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo sẽ
chiếm 19% trong kịch bản AEL25 thay vì mức 15% ở kịch bản gốc vào năm
2030.
Tổng chi phí trong kịch bản AEL25 là 999625 triệu USD, tăng thêm 4738 triệu
USD so với kịch bản gốc. Để giảm được một tấn CO2 trong kịch bản AEL25,
chi phí phải trả ra bình quân là 2.72USD/tấn CO2 tương đương. Chi phí giảm
phát thải của riêng ngành lâm nghiệp là 0.94USD/tấn CO2, riêng ngành năng
lượng là 3.86USD/tấn CO2.
21
Bảng 2: Chi phí và chi phí giảm phát thải kịch bản AEL25
Chỉ tiêu Kịch bản gốc Kịch bản AEL25
Tổng chi phí (2010-2030) (triệu USD) 994887 999625
Tổng phát thải (triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng) 8191 6446
Chi phí giảm phát thải bình quân (USD/tấn CO2 tƣơng đƣơng) 2.72
Chi phí tăng lƣu trữ các bon của ngành lâm nghiệp (USD/tấn
CO2 tƣơng đƣơng)
0.94
Chi phí giảm phát thải của ngành năng lƣợng (USD/tấn CO2
tƣơng đƣơng)
3.86
4.5 Phân tích kết quả tính toán với kịch bản thuế các bon
Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp giảm trong khi áp thuế các bon. Có thể thấy
rằng khi mức thuế các bon càng cao thì khiến cho tiêu thụ năng lượng sơ cấp
giảm càng nhiều. Với mức thuế 40 USD/tấn CO2 vào năm 2020, tiêu thụ năng
lượng sơ cấp giảm 64PJ nhưng với mức thuế cao hơn vào năm 2030 là
88USD/tấn CO2, tiêu thụ năng lượng sơ cấp giảm đến 404PJ.
Xét về cơ cấu năng lượng, trong kịch bản thuế các bon, loại năng lượng có hệ
số phát thải cao như than có xu hướng giảm, thay vào đó là loại năng lượng
phát thải ít các bon như điện nguyên tử và năng lượng tái tạo. Tiêu thụ than
giảm 865PJ, 1828PJ và 3627PJ vào năm 2020, 2025 và 2030. Tiêu thụ khí tăng
514PJ, 523PJ (25.9%), 1549PJ vào các năm tương ứng. Mức tăng của năng
lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) khá khiêm tốn do năng lượng hạn chế
về khả năng khai thác cũng như chi phí sử dụng các dạng năng lượng này vẫn
cao so với năng lượng hóa thạch.
Xét về điện sản xuất, cơ cấu điện sản xuất có sự dịch chuyển mạnh từ nhiệt điện
than sang khí. Tỉ trọng điện từ năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện lớn)
cũng có chiều hướng gia tăng trong kịch bản thuế các bon T650. Tỉ trọng điện
sản xuất từ năng lượng tái tạo từ 6% đến 10% tổng điện sản xuất so với mức
5% trong kịch bản gốc. Tỉ trọng điện sản xuất từ thủy điện lớn cũng tăng từ
23% (kịch bản gốc) lên 28% (kịch bản T650) vào năm 2020, 17% lên 19% vào
năm 2025 và 11% lên 13% vào năm 2030.
Việc đánh thuế các bon làm lượng tiêu thụ năng lượng sơ cấp giảm xuống và
gây ra sự dịch chuyển từ dạng năng lượng phát thải nhiều KNK sang dạng năng
22
lượng phát thải ít KNK hơn. Điều đó khiến cho lượng KNK phát thải từ ngành
năng lượng giảm xuống, mức phát thải là 231 triệu tấn CO2 tương đương so
với mức 290 triệu tấn CO2 tương đương ở kịch bản cơ sở vào năm 2020, 518
triệu tấn CO2 tương đương so với mức 791 triệu tấn CO2 tương đương vào
năm 2030. Tổng lượng phát thải là 5775 triệu tấn CO2 tương đương, giảm 2416
triệu tấn CO2 tương đương (29%) so với kịch bản gốc.
Chi phí giảm phát thải trung bình trong kịch bản T650 là 6.68 USD/tấn CO2
giảm được. Với mức thuế 40 USD/tấn CO2, mức thuế tương đương cho 1 tấn
than sẽ là 11USD/tấn than. Vậy khi áp thuế sẽ khiến giá than tăng lên 10% lần
so với mức giá nếu không áp thuế các bon. Đối với các sản phẩm dầu, mức thuế
này sẽ khiến giá sản phẩm dầu tăng thêm là 0.13 USD/lít sản phẩm. Với mức
thuế 88USD/tấn CO2, mức thuế tương đương cho 1 lít sản phẩm dầu sẽ vào là
0.26USD/lít sản phẩm. Mức thuế môi trường hiện tại là 3000VNĐ/lít xăng
(tương đương 0.15 USD/lít)[18] và dự kiến đánh thuế tăng đến mức cao nhất là
8000VNĐ (tương đương 0.4 USD)/lít. Mức thuế môi trường hiện nay đối với
than là khá thấp khoảng 1.5USD/tấn than (30000VNĐ/tấn than). Như vậy, với
mức thuế các bon để đảm bảo mức độ ổn định các bon trong khí quyển là
650ppmv là có thể chấp nhận được. Như vậy để đạt được các mức giảm phát
thải lớn, việc đánh thuế các bon cao là không thể tránh khỏi nhưng cần phải có
lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh gây ra các biến động về giá khiến ảnh
hưởng đến các ngành kinh tế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận án đã thực hiện được các vấn đề sau:
1. Luận án đã tổng kết các lý thuyết về KNK và xã hội các bon thấp bao gồm
khái niệm, đặc trưng và các chỉ tiêu đo lường xã hội các bon thấp. Qua việc
phân tích và so sánh khái niệm xã hội các bon thấp với xã hội hiện tại, đặc
trưng của xã hội các bon thấp trong nghiên cứu này là sự giảm phát thải khí nhà
kính; mức phát thải khí nhà kính thấp hơn so với mức phát thải cơ sở trong điều
kiện tốc độ phát triển kinh tế tương đương với xã hội phát triển bình thường.
Các chỉ số dùng trong phân tích về giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các
23
bon thấp được đề cập đến là tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp, tổng phát thải.
2. Luận án đã điểm lại các nghiên cứu về phát thải KNK cho ngành năng lượng
và lâm nghiệp, các mô hình sử dụng trong đánh giá về phát thải KNK, các lý
thuyết về tính toán phát thải KNK trong ngành năng lượng và lâm nghiệp. Luận
án cũng cho thấy rõ sự quan tâm của Việt Nam đến bảo vệ môi trường bằng
việc ban hành các luật, quy định liên quan bảo vệ môi trường và phát thải
KNK. Sự quan tâm đó còn được cụ thể hóa bằng các chiến lược như chiến lược
tăng trưởng xanh, bằng cam kết giảm phát thải KNK trong Hội nghị thượng
đỉnh về khí hậu, bằng kế hoạch hành động để thực thi các cam kết. Từ đó tác
giả đã thấy được các nghiên cứu trước đây chú trọng vào đánh giá các ngành
một cách riêng rẽ, do vậy cần thiết phải có nghiên cứu để thấy được sự kết nối
giữa hai ngành phát thải KNK nhiều (ngành năng lượng) và ngành hấp thụ
nhiều KNK (ngành lâm nghiệp) cũng như cần một công cụ để (i) lượng hóa
việc giảm phát thải KNK và đồng thời (ii) xác định cơ cấu ngành năng lượng và
lâm nghiệp hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo trong
quá trình đưa ra các chính sách trên con đường đưa Việt Nam đến mục tiêu tăng
trưởng xanh, phát thải các bon thấp.
3. Căn cứ trên các lý thuyết đã tìm hiểu, luận án đã xây dựng mô hình tính toán
giảm phát thải KNK theo hướng xã hội các bon thấp trong điều kiện Việt Nam
với 2 ngành năng lượng và lâm nghiệp. Mô hình gồm 3 mô đun ENERGY
(năng lượng), FOREST (lâm nghiệp) và COST (chi phí). Sự kết hợp trong việc
chạy mô đun ENERGY và FOREST sẽ đưa ra các kết quả liên quan đến cơ cấu
năng lượng, cơ cấu lâm nghiệp, lượng phát thải và hấp thụ KNK, chi phí ngành.
Mô đun COST sẽ cho các kết quả liên quan đến tổng chi phí, tổng phát thải, chi
phí giảm phát thải và chi phí trung bình giảm phát thải.
4. Luận án đã ứng dụng mô hình vào điều kiện thực tế Việt Nam giai đoạn 2010
– 2030, luận án đã thu được các kết quả đáng lưu ý. Để đạt được mục tiêu giảm
25% lượng KNK phát thải đòi hỏi phải có sự đóng góp từ cả lĩnh vực năng
lượng và lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra để đạt được các mục tiêu
giảm phát thải cũng như phục hồi và bảo tồn rừng, việc gia tăng chi phí là điều
không thể tránh khỏi. Trong đó, tăng lưu trữ các bon thông qua tăng diện tích
24
rừng và phục hồi rừng tự nhiên là biện pháp có chi phí thấp hơn so với áp dụng
các biện pháp trong ngành năng lượng. Việc sử dụng các dạng năng lượng tái
tạo cũng đóng góp phần đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Bên
cạnh đó, việc giảm tỉ trọng các dạng năng lượng phát thải nhiều như than, dầu
cũng góp phần vào việc đạt được mục tiêu giảm phát thải 25% so với kịch bản
gốc. Việc áp thuế các bon cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm phát thải
KNK của ngành năng lượng.
5. Luận án tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế, cụ thể chi phí tính toán
trong nghiên cứu này chưa tính đầy đủ các chi phí để thực hiện các chương
trình bảo tồn như chi phí hỗ trợ/khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện các
biện pháp hoặc đóng góp vào chương trình. Các chi phí/lợi ích liên quan đến
mua bán phát thải cũng chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này. Trong
nghiên cứu cũng chưa xem xét tác động của yếu tố hành vi nhận thức tác động
đến nhu cầu năng lượng hữu ích và từ đó làm thay đổi tiêu thụ năng lượng cuối
cùng.
6. Từ các kết quả thu được và hạn chế của luận án, một số hướng nghiên cứu có
thể được tiếp tục:
- Nghiên cứu về tác động của hành vi và nhận thức đến sử dụng năng lượng và
phát thải KNK.
- Nghiên cứu về tác động của các chính sách mua bán phát thải đến phát thải
KNK.
DANH MỤC C NG TRÌNH ĐÃ C NG BỐ CỦA LUẬN ÁN
[1]. Nguyễn Hoàng Lan (2011), Phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi
măng, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về khoa học và công nghệ, Đại học Điện lực.
[2]. Nguyễn Hoàng Lan (2013), Xã hội các bon thấp và cơ hội cho Việt Nam,
Chuyên mục Khoa học- Công nghệ, Tạp chí điện và đời sống. Số 165, tháng 1 năm
2013.ISSN 0686 – 3883.
[3]. Nguyễn Hoàng Lan, Trần Văn Bình, Phạm Thị Thu Hà (2013), Carbon tax and
Low-carbon society for Vietnam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Cùng doanh nghiệp tháo
gỡ khó khăn – Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
(ICECH2013). ISBN: 9786049115127.
[4]. Nguyễn Hoàng Lan, Trần Văn Bình (2015), Towards a low-carbon society in
Vietnam: Modal shifting in transportation sector, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế
“Năng lượng và tăng trưởng xanh khu vực ASEAN 2014” của Viện Khoa học năng
lượng. ISBN: 978 – 604 -913- 389 -3. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.
[5]. Nguyễn Hoàng Lan (2016), Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19/2016 (627), trang 18 – 20. ISSN:0866-7120
[6]. Nguyễn Hoàng Lan, Trần Văn Bình (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình tối
ưu lưu trữ các bon trong ngành lâm nghiệp Việt Nam, Tạp chí Công Thương – Kết
quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số tháng 11/2016, trang 19 – 24,
ISSN 0866 - 7756.
[7]. Nguyễn Hoàng Lan, Trần Văn Bình (2016), Xây dựng mô hình phát thải và
hấp thụ khí nhà kính trong ngành năng lượng và lâm nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo số 29 tháng 11/2016 (637), trang 26 – 30, ISSN:0866-7120.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_mo_hinh_tinh_toan_giam_phat_thai_khi_nha_kin.pdf