Nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam đã có hơn nửa thế kỉ xây
dựng và phát triển. Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác, đội ngũ tác giả, biên
đạo ngày một lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hàng ngàn tác phẩm
đã ra đời cùng với các hình thức, thể loại khác nhau. Nhiều tác phẩm có giá
trị cao về nội dung và chất lượng nghệ thuật. Những thành tựu trong lĩnh vực
sáng tác múa chuyên nghiệp chứng tỏ văn hoá dân gian nói chung và múa
dân gian nói riêng là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển.
Luận án phân tích, làm rõ những khái niệm nghệ thuật múa, múa dân
gian, tác phẩm múa chuyên nghiệp. Mục đích nghiên cứu là tìm ra sự ảnh
hưởng của múa dân gian đối với tác phẩm múa chuyên nghiệp.
Luận án trình bày quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật múa
chuyên nghiệp Việt Nam và chứng minh những thành quả đã đạt được qua
hàng trăm tác phẩm có tiếp thu, ảnh hưởng múa dân gian.
12 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục vμ đμo tạo Viện Khoa học x∙ hội Việt Nam
Viện nghiên cứu văn hoá
----- Y)(Z -----
ứng Duy Thịnh
Múa dân gian trong tác phẩm
múa chuyên nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành : Văn hoá dân gian
M∙ số : 62317005
tóm tắt Luận án tiến sĩ văn hoá học
hμ nội - 2006
Công trình đ−ợc hoàn thành tại:
Viện Nghiên cứu văn hoá
thuộc Viện Khoa học x∙ hội Việt Nam
Ng−ời h−ớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Ngọc Canh
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Hiển
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thuỵ Loan
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung
Luận án sẽ đ−ợc bảo vệ tr−ớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà n−ớc
họp tại Viện Nghiên cứu văn hoá, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội vào hồi
giờ ngày tháng năm 2006.
Có thể tìm đọc Luận án tại: - Th− viện Quốc gia Việt Nam
- Th− viện Viện Nghiên cứu văn hoá
danh mục các công trình đ∙ công bố của
tác giả liên quan đến đề tài luận án
1. ứng Duy Thịnh (1996), ''Nghệ thuật múa'', Những hiểu biết cơ bản về
văn học - nghệ thuật và giáo dục thẩm mĩ, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
Bài viết gồm một số nội dung sau:
- ''Nguồn gốc và sự hình thành nghệ thuật múa'', tr.173- 177.
- ''Vài nét về nghệ thuật múa Việt Nam'', tr. 177- 187.
- ''Một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật múa'', tr. 187- 201.
- ''Hình t−ợng nghệ thuật trong sáng tác múa'', tr. 201- 212.
2. ứng Duy Thịnh (2005), ''Về khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp'',
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (5), Hà Nội.
3. ứng Duy Thịnh (1994), ''Hình t−ợng ng−ời lính trong tác phẩm múa'',
Tạp chí Nhịp điệu (2), Hà Nội.
4. ứng Duy Thịnh (2003), ''ấn t−ợng về cuộc thi múa'', Tạp chí Nhịp
điệu (63), Hà Nội.
5. ứng Duy Thịnh (2003), ''Một vài suy nghĩ về đề tài'', Tạp chí Nhịp
điệu (65), Hà Nội.
6. ứng Duy Thịnh (2005), ''Kịch múa Việt Nam - Những vấn đề cần
quan tâm", Kỷ yếu hội thảo Hội NSMVN, tháng 10 năm 2005. Bài
tham luận còn đ−ợc đăng trên báo Văn nghệ (49), ngày 3- 12- 2005
và Tạp chí Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam (12), Hà Nội.
7. ứng Duy Thịnh (2006), “Một số khuynh h−ớng khai thác múa dân
gian trong xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp”, Nguồn sáng dân
gian (2), Hà Nội.
8. ứng Duy Thịnh (2006), “Một số đặc điểm của múa dân gian”, Văn
hoá dân gian (3), Hà Nội.
9. ứng Duy Thịnh (2006), “Ph−ơng pháp xử lý âm nhạc trong dàn dựng
tác phẩm”, Văn hoá nghệ thuật (7), Hà Nội.
1 2
Mở đầu
1. lý do chọn đề tμi
1.1. Trong lịch sử nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam, có thể
khẳng định, tác phẩm múa chuyên nghiệp phát triển dựa trên nền tảng múa
dân gian. Múa dân gian là mạch nguồn của múa chuyên nghiệp.
1.2. Từ những thành tựu trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp cho
thấy, múa dân gian góp phần quan trọng vào chất l−ợng nghệ thuật của tác
phẩm múa chuyên nghiệp.
1.3. Múa dân gian là điều kiện cơ bản, chất liệu cơ bản để xây dựng bản
sắc dân tộc của tác phẩm. Vì thế, nghiên cứu múa dân gian để làm rõ giá trị
nghệ thuật của nó là góp phần vào sự phát triển đối với lĩnh vực sáng tác
múa chuyên nghiệp.
1.4. Tác phẩm múa chuyên nghiệp là sản phẩm của sáng tạo cá nhân,
nh−ng mang tính xã hội cao. Từ thực tiễn cho thấy, chất l−ợng nghệ thuật
của tác phẩm múa chuyên nghiệp, góp phần nâng cao đời sống thẩm mĩ của
quần chúng nhân dân. Song, từ tr−ớc đến nay việc nghiên cứu múa dân gian
trong tác phẩm múa chuyên nghiệp còn ít đ−ợc chú ý, vì thế đó là lí do mà
chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.5. Hiện nay, ở Việt Nam có tới hàng trăm đơn vị nghệ thuật chuyên
nghiệp có chuyên ngành múa. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào
xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp theo định h−ớng: ''Xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc''. Khai thác giá trị nghệ thuật của
múa dân gian, nhằm ứng dụng trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp
chính là quá trình đi tìm quy luật xây dựng ''bản sắc dân tộc'' trong sáng
tác múa đ−ơng đại. Đó cũng là lí do mà chúng tôi chọn đề tài này để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, ngành múa Việt Nam ch−a có một công trình nào nghiên
cứu về vai trò, những đóng góp của múa dân gian trong tác phẩm múa
chuyên nghiệp, hoặc t−ơng tự nh− vậy. Tuy nhiên, nhiều năm qua, lĩnh vực
nghiên cứu múa nói chung đã xuất hiện một số bài báo, tham luận hội thảo,
kỉ yếu, các bài tạp chí cũng đề cập tới vấn đề trên ở những mức độ khác
nhau.
NSƯT Xuân Định trong một bài viết của mình, có đ−a ra một kết luận:
''Nghệ thuật múa chuyên nghiệp đã nảy sinh và phát triển đ−ợc chính là đã
bám vào cội nguồn, đã đ−ợc nuôi d−ỡng bằng dòng sữa vô tận của múa dân
gian, dân tộc'' [22, tr.15]. Tác giả đã khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng
của múa dân gian đối với sáng tác múa chuyên nghiệp. Tác giả Xuân Định
nêu ý kiến của mình: "Nh− vậy, muốn có một tác phẩm hay cần phải trở về
với cội nguồn nghệ thuật múa dân tộc. Một mặt tìm hiểu sâu sắc tâm hồn
dân tộc, mặt khác nghiên cứu đ−ợc những động tác đặc tr−ng là phần bộc lộ
bên ngoài. Không thể xem nhẹ mặt nào vì, nếu chỉ biết tâm hồn dân tộc mà
không biểu hiện ra bên ngoài một cách đúng đắn thì cái thứ yếu trở thành
cái chủ yếu và ng−ợc lại. Mong rằng sẽ có nhiều điệu múa dân gian sân
khấu mới, rất thời đại và cũng rất đích thực, tâm hồn bên trong đ−ợc biểu
hiện ra bên ngoài bằng những động tác của dân tộc sẽ phát triển phong phú
độc đáo mà rất gần gũi với dân chúng" [22, tr.29]. Chúng tôi đồng ý với
quan điểm của tác giả Xuân Định, ông đã chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung
và hình thức trong quá trình sáng tạo tác phẩm múa chuyên nghiệp.
Cũng t−ơng tự với ý kiến của tác giả Xuân Định, tác giả Chí Thanh đã
viết: "Muốn xây dựng một nền nghệ thuật múa đ−ơng đại đậm đà bản sắc
dân tộc, không thể không giữ gìn, nghiên cứu, phát huy nền nghệ thuật múa
dân gian. Coi nhẹ nền nghệ thuật múa dân gian thì cũng không thể có nền
nghệ thuật múa dân tộc" [72, tr.12]. Tác giả Chí Thanh khi nghiên cứu múa
dân gian đã căn cứ vào cấu trúc, luật động ngôn ngữ múa để tìm đặc điểm
3 4
mang tính đặc tr−ng của múa dân gian. Bằng sự quan sát khá tinh tế, khách
quan, khoa học, tác giả đã làm rõ đ−ợc bản chất, sắc thái của ngôn ngữ múa
dân gian. Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các tác giả - biên đạo tự
điều chỉnh thái độ của mình khi tiếp cận và ứng dụng múa dân gian trong
quá trình sáng tạo tác phẩm mới.
Trong công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, tác giả Trần Ngọc
Thêm với những phân tích sâu sắc đã nhấn mạnh thêm thủ pháp −ớc lệ trong
múa dân gian Việt Nam. Tính biểu tr−ng trong múa dân gian đ−ợc thể hiện
bằng thủ pháp −ớc lệ một cách rất tài tình. Đây là một đặc điểm hết sức độc
đáo của múa dân gian Việt Nam. Đặc điểm này mang ý nghĩa nh− một giá trị
nghệ thuật truyền thống quý báu trong sáng tạo múa dân gian. Xung quanh
vấn đề này, đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới. Đặc biệt giới biên đạo múa
hiện nay ứng dụng thủ pháp trên rất nhiều trong các sáng tác của mình.
Những ý kiến nghiên cứu của các tác giả mà chúng tôi vừa nêu, mới chỉ
dừng lại ở cách đặt vấn đề. Nhìn chung đều thống nhất cho rằng, múa dân
gian rất quan trọng, là nền tảng, là cội nguồn cho sáng tác múa chuyên
nghiệp. Vậy nó quan trọng đến đâu, có ảnh h−ởng nh− thế nào, mối quan hệ
giữa múa dân gian và tác phẩm múa chuyên nghiệp bao gồm những nội dung
gì. Đặc biệt, cần phải làm rõ ý nghĩa, nội dung múa chuyên nghiệp đã tiếp
thu, khai thác múa dân gian đến đâu và sẽ tiếp tục nh− thế nào, đó chính là
mục đích của chúng tôi.
3. Đối t−ợng vμ phạm vi nghiên cứu
Lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp từ sau cách mạng tháng tám 1945
đến nay đã đạt đ−ợc những thành tựu rất lớn. Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ
thuật cao, có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội. Đối t−ợng nghiên cứu
của chúng tôi bao gồm những tác phẩm múa chuyên nghiệp có sử dụng múa
dân gian, chất liệu múa dân gian.
Từ đối t−ợng nghiên cứu của luận án, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu,
đúc kết quá trình tiếp thu những giá trị nghệ thuật của múa dân gian và sự
ứng dụng nó trong sáng tác múa chuyên nghiệp nói chung cũng nh− tác
phẩm múa chuyên nghiệp nói riêng, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa
múa dân gian và sáng tác múa chuyên nghiệp.
Theo quan điểm của chúng tôi, tác phẩm múa chuyên nghiệp ra đời,
đ−ợc tồn tại và phát triển tại một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Vì thế,
về thời gian, luận án chỉ nghiên cứu những tác phẩm múa chuyên nghiệp
sáng tác từ năm 1951 đến nay. Chúng tôi căn cứ vào quyết định của nhà
n−ớc về việc thành lập ngành nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp đầu
tiên tại Việt Nam năm 1951.
4. mục đích nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu quá trình kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật
của múa dân gian trong việc ứng dụng múa dân gian vào sáng tác múa
chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Làm rõ mối quan hệ có ý nghĩa
phát triển giữa múa dân gian và tác phẩm múa chuyên nghiệp.
4.2. Qua khảo sát, phân tích, hệ thống các tác phẩm múa chuyên nghiệp
hơn nửa thế kỉ qua, luận án sẽ làm rõ dấu vết ảnh h−ởng của múa dân gian
trong sáng tác múa chuyên nghiệp. Chứng minh năng lực tiếp nhận và tái
tạo múa dân gian của đội ngũ biên đạo, thông qua các tác phẩm múa chuyên
nghiệp đã tồn tại trên sân khấu múa trong hơn nửa thế kỉ qua. Luận án sẽ đề
cập tới một số ph−ơng pháp khai thác có hiệu quả những giá trị nghệ thuật
của múa dân gian, đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển múa chuyên nghiệp
Việt Nam.
4.3. Nhận diện, đánh giá kho tàng múa dân gian, phân tích, chứng minh
khả năng tiếp thu và cải biến múa dân gian với mục đích đóng góp cho
ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng chiến l−ợc phát
triển.
5. ph−ơng pháp nghiên cứu
5.1. S−u tầm, thu thập những tài liệu đã công bố, th− tịch, những tham
luận trong các hội thảo khoa học của ngành, liên quan đến đề tài luận án. Sử
5 6
dụng một số ph−ơng pháp nh−: điều tra khảo sát thực địa, điều tra xã hội
học, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh t− liệu tại thực địa (tức là các sàn diễn
chuyên nghiệp)
5.2. Bằng nhiều ph−ơng pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp, tìm hiểu các
vấn đề đã đ−ợc nêu ra trên cơ sở các nguồn tài liệu đã đ−ợc thẩm định và hệ
thống.
6. những đóng góp của luận án
6.1. Làm rõ các khái niệm: nghệ thuật múa, múa dân gian, tác phẩm
múa chuyên nghiệp và mối quan hệ của chúng. Chúng tôi xây dựng tiêu
chí để xác định tác phẩm múa chuyên nghiệp, Đây là cơ sở lí luận để
đánh giá chất l−ợng và quá trình phát triển múa chuyên nghiệp Việt Nam.
6.2. Khái quát diện mạo và tiến trình phát triển của tác phẩm múa
chuyên nghiệp Việt Nam. Phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa múa dân
gian và tác phẩm múa chuyên nghiệp, sự ảnh h−ởng của múa dân gian đối
với quá trình xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp. Tổng hợp những
khuynh h−ớng tiếp thu, phát triển múa dân gian trong sáng tác múa
chuyên nghiệp. Phân tích, chứng minh những hạn chế, sai lầm trong ứng
dụng múa dân gian đối với quá trình xây dựng tác phẩm múa chuyên
nghiệp.
6.3. Đánh giá tiềm năng, giá trị của múa dân gian. Trên cơ sở phân
tích nhằm chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tiếp thu, ứng
dụng múa dân gian.
6.4. Trên tinh thần kế thừa và phát huy múa dân gian, chúng tôi cố
gắng xây dựng một số khuynh h−ớng dàn dựng múa mang tính lí luận và
thực tiễn, khoa học và ứng dụng trong quá trình xây dựng tác phẩm.
Trình bày tiềm năng, dự báo và những giải pháp cần thiết đối với sự phát
triển trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp nói riêng và ngành múa
nói chung.
7. kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác
giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có ba ch−ơng:
Ch−ơng 1: Tổng quan về múa dân gian và múa chuyên nghiệp
Ch−ơng 2: Khai thác múa dân gian trong xây dựng tác phẩm múa chuyên
nghiệp
Ch−ơng 3: Kế thừa và phát huy tiềm năng múa dân gian trong xây dựng tác
phẩm múa chuyên nghiệp
Ch−ơng 1
tổng quan về múa dân gian
vμ múa chuyên nghiệp
1.1. Khái luận về múa dân gian
1.1.1. Khái niệm múa
Tr−ớc khi làm rõ khái niệm múa dân gian, luận án đ−a ra một số khái
niệm múa của n−ớc ngoài và hai tác giả trong n−ớc để so sánh. Mục đích
xác định những tiêu chí của khái niệm múa làm cơ sở để phân tích khái
niệm múa dân gian và khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp. Những tiêu
chí cơ bản của khái niệm múa đó là:
+ Múa là động tác điệu bộ của con ng−ời đ−ợc cách điệu hoá.
+ Múa là ph−ơng thức thể hiện cảm xúc, mối quan hệ của con ng−ời với
thế giới xung quanh.
+ Múa là những động tác của con ng−ời chuyển động trên tiết tấu của
âm nhạc.
1.1.2. Khái niệm múa dân gian
Múa dân gian (folk dance) là một hình thái trong múa dân tộc, là kết
quả sáng tạo của nhiều thế hệ, đ−ợc tồn tại l−u giữ trong nhân dân. Múa dân
7 8
gian nảy sinh trong quá trình lao động, trong sinh hoạt, phong tục tập quán,
lễ hội, v.v.... Trải qua thời gian, múa dân gian không ngừng đ−ợc điều chỉnh,
bổ sung để phù hợp với đời sống và quan điểm thẩm mĩ của nhân dân. Họ
vừa là ng−ời sáng tạo, vừa là ng−ời th−ởng thức.
Thông qua một số điệu múa dân gian, chúng tôi đã phân tích, chứng
minh làm rõ những tiêu chí của múa dân gian.
1.1.3. Đặc điểm, tính chất của múa dân gian
1.1.3.1. Đặc điểm của múa dân gian
Trong phần này chúng tôi xác định những đặc điểm cơ bản của múa dân
gian đó là: múa dân gian là di sản, là cơ sở để xác định bản sắc múa của mỗi
tộc ng−ời; múa dân gian phản ánh thái độ, ý thức, thẩm mĩ trong lao động,
trong mối quan hệ, phong tục tập quán, đời sống tâm linh của con ng−ời;
múa dân gian tồn tại và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá của cộng
đồng; múa dân gian biểu hiện tri trức văn hoá của quần chúng nhân dân,
biểu hiện bản chất múa của văn hoá dân tộc; múa dân gian phản ánh sức
sáng tạo tài năng của nhân dân. Do có cấu trúc mở, nên trong quá trình phát
triển, múa dân gian luôn thâu nhận vào mình những sáng tạo mới của quần
chúng nhân dân, nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng.
1.1.3.2. Tính chất của múa dân gian
+ Tính hiện thực
Do mô phỏng hiện thực, nên mặc dù đã đ−ợc cách điệu hoá, múa dân
gian vẫn mang tới cho ng−ời xem những thông điệp sát thực.
Ví dụ: động tác dệt vải, chèo đò, bắn cung...
+ Tính thiêng
Múa dân gian gắn liền với phong tục, nghi lễ, tục hèm. Khu vực Tây
Nguyên, một số tộc ng−ời nh− Bana, Giarai có múa (xoang) gắn với lễ bỏ
mả, tục mừng lúa mới, nhà mới. Ng−ời Việt có múa tín ng−ỡng hầu bóng,
còn gọi là múa lên đồng.
+ Tính −ớc lệ
Tính −ớc lệ đ−ợc phản ánh rất rõ trong múa dân gian, đặc biệt trong
nghệ thuật múa chèo. Chèo sân đình là một ví dụ. Thực tế cho thấy, tính −ớc
lệ không chỉ tồn tại trên sân khấu thông qua sự biểu diễn của diễn viên mà
còn tồn tại trong khán giả, trong quá trình cảm thụ nghệ thuật. Qua sự thể
hiện của ng−ời biểu diễn, khán giả có thể cùng t−ởng t−ợng một cách −ớc lệ
hình ảnh thật của sự vật.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu và s−u tầm múa dân gian
Múa dân gian dù đã đ−ợc nghiên cứu từ khá lâu, nh−ng những công
trình nghiên cứu về loại hình nghệ thuật này còn rất ít, ch−a bắt kịp đ−ợc
nhu cầu phát triển của nghệ thuật múa chuyên nghiệp hiện nay. Kết quả
nghiên cứu múa dân gian đ−ợc phản ánh ở hai lĩnh vực, đó là công tác s−u
tầm và một số công trình nghiên cứu, lí luận. S−u tầm múa dân gian thời kì
đầu tiên gồm hai mục đích: cung cấp chất liệu múa, bao gồm động tác múa,
điệu múa dân gian cho các biên đạo chuyên nghiệp, xây dựng hệ thống cơ
bản múa dân gian, phục vụ cho công tác đào tạo diễn viên múa chuyên
nghiệp.
Tiêu biểu trong lĩnh vực s−u tầm múa dân gian đó là nhóm các tác giả,
nhà giáo: Kỳ Thanh, Nghiêm Chí; nhóm Hoàng Túc, Bích Nghĩa; nhóm
Hoàng Kiều, Năm Ngũ, Dịu H−ơng; nhóm Lê Ngọc Canh, Hồ Ngọc Cẩn,
Nguyễn Thuý Hồng... Đặc biệt nhóm s−u tầm, nghiên cứu của hai tác giả Lê
Ngọc Canh và Hà Ngọc Cẩn đã hệ thống múa dân gian, múa chèo của ng−ời
Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, và kết quả này đ−ợc đ−a vào ch−ơng trình
giảng dạy khoá múa đầu tiên cho lớp giáo sinh năm 1957- 1958. Giáo trình
này đ−ợc giảng dạy tại tr−ờng múa khoá chính quy đầu tiên ở Việt Nam.
Đặc điểm sáng tác múa chuyên nghiệp thời kì đầu đó là sự tập hợp các
chất liệu múa dân gian đã s−u tầm đ−ợc, biên đạo múa chỉ có công xâu
chuỗi lại, đội hình hoá các tuyến múa, ví dụ nh− múa Sạp, múa Roong
chiêng v.v... Có nghĩa là động tác múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên
9 10
nghiệp còn ở trạng thái nguyên dạng. Vì thế dấu vết sáng tạo cá nhân trong
tác phẩm đ−ợc phản ánh rất mờ nhạt.
Một trong số rất ít tác giả có công trình nghiên cứu lí luận về múa dân
gian là GS.TS Lâm Tô Lộc. Các công trình nghiên cứu của ông đ−ợc ngành
múa rất quan tâm và coi đây là những đóng góp có hiệu quả trên lĩnh vực
nghiên cứu, lí luận múa. Tiêu biểu trong số đó là công trình Nghệ thuật múa
dân tộc Việt, H, 1974; Múa dân gian các dân tộc Việt nam, H, 1994 và một
số công trình, bài viết khác của tác giả.
PGS. TS. NSND Lê Ngọc Canh cũng là một tác giả có nhiều nghiên cứu
về múa dân gian Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là những công trình Nghệ
thuật múa Chăm, H, 1982; Nghệ thuật múa tín ng−ỡng dân gian Việt Nam,
H, 1998; 100 điệu múa truyền thống Việt Nam, H, 2002; Nghệ thuật múa
chèo, H, 2003. Đặc biệt công trình Khái luận nghệ thuật múa, tác giả đã
khái quát đ−ợc tiến trình phát triển nghệ thuật múa dân gian, xác định rõ các
hình thái múa dân gian.
Cho đến nay, ngành múa Việt Nam ch−a có một công trình nào nghiên
cứu về vai trò, những đóng góp của múa dân gian trong tác phẩm múa
chuyên nghiệp, hoặc t−ơng tự nh− vậy. Tuy nhiên, nhiều năm qua, trong lĩnh
vực nghiên cứu múa nói chung đã xuất hiện một số bài báo, tham luận, hội
thảo, kỉ yếu, một số bài trên các tạp chí đề cập đến những vấn đề trên ở
những mức độ khác nhau. Ví dụ nh− trong tham luận của mình, tác giả Xuân
Định có viết: "Nghệ thuật múa chuyên nghiệp đã nảy sinh và phát triển đ−ợc
chính là bám vào cội nguồn múa dân gian". Ông khẳng định ý nghĩa, vai trò
quan trọng của múa dân gian đối với sáng tác múa chuyên nghiệp, không
những là nền tảng, cội nguồn mà còn là nguồn trữ l−ợng lớn cho sáng tác
múa chuyên nghiệp.
Tác giả Chí Thanh trong bài báo viết năm 2000 cũng đã nhấn mạnh:
"Muốn xây dựng một nền nghệ thuật múa đ−ơng đại đậm đà bản sắc dân tộc,
không thể không giữ gìn, nghiên cứu, phát huy nền nghệ thuật múa dân gian.
Coi nhẹ nền nghệ thuật múa dân gian thì cũng không thể có nền nghệ thuật
múa dân tộc."
Ngoài ra một số tác giả khác cũng có những ý kiến khẳng định vai trò
của múa dân gian đối với sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Tuy
nhiên, những ý kiến ấy đều nằm trong phạm vi các bài viết ngắn, thực sự
cho đến nay ch−a có một công trình chuyên biệt nghiên cứu múa dân gian
trong tác phẩm múa chuyên nghiệp.
1.2. khái luận về múa chuyên nghiệp
1.2.1. Khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp
Phần này chúng tôi xây dựng khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp,
với mục đích làm rõ ranh giới giữa múa dân gian và múa chuyên nghiệp. Đó
là cơ sở để phân tích, đánh giá sự phát triển của múa dân gian trong tác
phẩm múa chuyên nghiệp. Theo chúng tôi, tác phẩm múa chuyên nghiệp
tr−ớc tiên phải mang đầy đủ những tiêu chí của nghệ thuật múa. Đặc biệt,
nó phản ánh rõ nét sự sáng tạo của cá nhân tác giả (biên đạo múa), cũng
nh− các tác giả có liên quan đến sự ra đời của tác phẩm nh−: nhạc sĩ, biên
kịch, diễn viên, thiết kế trang phục, sân khấu, ánh sáng. Họ là những ng−ời
làm nghề chuyên nghiệp.
Nh− vậy múa dân gian và múa chuyên nghiệp ngoài những đặc điểm
giống nhau còn có những đặc điểm khác nhau, đó là:
+ Múa dân gian là sáng tác tập thể, còn múa chuyên nghiệp là sản phẩm
sáng tạo của một cá nhân.
+ Môi tr−ờng tồn tại và phát triển của múa dân gian trong sinh hoạt văn
hoá dân gian, còn múa chuyên nghiệp trong các đơn vị nghệ thuật ca múa
nhạc chuyên nghiệp.
+ Múa dân gian do nhân dân sáng tạo nên, chính họ là ng−ời biểu diễn
và th−ởng thức nghệ thuật. Múa chuyên nghiệp lấy đối t−ợng quần chúng
nhân dân làm đối t−ợng sáng tác và phục vụ.
11 12
+ Múa dân gian đ−ợc l−u truyền từ đời này sang đời khác, còn múa
chuyên nghiệp ''tuổi đời'' dài hay ngắn phụ thuộc vào chất l−ợng nghệ thuật
của tác phẩm, cùng những yêu cầu thẩm mĩ của quần chúng nhân dân.
Tóm lại, tác phẩm múa chuyên nghiệp là tác phẩm đ−ợc biên đạo và các
tác giả chuyên nghiệp cùng tham gia sáng tạo, lấy chất l−ợng nghệ thuật làm
mục tiêu sáng tác. Tác phẩm phải thể hiện đ−ợc yêu cầu về nội dung, bố cục hợp
lí, có sáng tạo mới, đ−ợc dàn dựng và biểu diễn theo yêu cầu của đơn vị nghệ
thuật chuyên nghiệp.
1.2.2. Ngôn ngữ tác phẩm múa
Ngôn ngữ tác phẩm bao gồm những sáng tạo của ngôn ngữ múa, âm
nhạc, mĩ thuật, sân khấu, trang phục, đạo cụ... đó là kết quả sáng tạo nghệ
thuật của toàn bộ các thành tố nghệ thuật nhằm thể hiện nội dung tác
phẩm, thông qua sự trình diễn của ng−ời nghệ sĩ.
Trong ngôn ngữ tác phẩm múa, ngôn ngữ múa là yếu tố đóng vai trò chủ
đạo.
Ngôn ngữ múa là sự phối hợp các chuyển động của con ng−ời một cách
nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, tính tạo hình. Sự chuyển động đó nằm trong
nhịp điệu, tiết tấu; những động tác múa đ−ợc phát triển trên các tuyến, đội
hình của sân khấu. Ngôn ngữ múa phải thể hiện đ−ợc tính chất, quy luật, đặc
tr−ng của nghệ thuật múa; đồng thời phải phối hợp với các yếu tố nghệ thuật
khác nh−: âm nhạc, mĩ thuật, trang phục... một cách hợp lý. Ngôn ngữ múa
phải phục vụ cho nội dung, t− t−ởng của tác phẩm, là thành phần quan trọng
nhất trong tác phẩm múa.
Trong phần này, chúng tôi phân tích, làm rõ vai trò của biên đạo múa
trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt, khi tiếp cận với chất liệu múa
dân gian, các biên đạo đã sử dụng, phát triển nó trong tác phẩm múa chuyên
nghiệp nh− thế nào để tạo ra những tác phẩm mang tính sáng tạo, đồng thời
phản ánh đ−ợc bản sắc dân tộc.
1.2.3. Môi tr−ờng của tác phẩm múa chuyên nghiệp
Một trong những tiêu chí hết sức quan trọng, thậm chí có vai trò
quyết định sự tồn tại của tác phẩm đó là môi tr−ờng của tác phẩm. Môi
tr−ờng của tác phẩm múa chuyên nghiệp tr−ớc hết là các đơn vị nghệ
thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp. Đây là nơi tác phẩm múa đ−ợc thai
nghén, đ−ợc định hình và đ−ợc dàn dựng. Bên cạnh đó, môi tr−ờng của
tác phẩm múa chuyên nghiệp còn là và chủ yếu là những buổi biểu diễn
mà ở đó khán giả đến để thoả mãn nhu cầu giải trí, thẩm mĩ.
1.2.4. Khái quát quá trình hình thành và phát triển múa chuyên
nghiệp
''Tác phẩm múa chuyên nghiệp'' mà chúng tôi phân tích trong luận án
đ−ợc tính từ năm 1951. Một trong những tiêu chí của tác phẩm múa chuyên
nghiệp là phải đ−ợc dàn dựng và biểu diễn tại một đơn vị nghệ thuật chuyên
nghiệp. Để nhìn rõ quá trình hình thành và phát triển múa chuyên nghiệp,
căn cứ vào tiến trình lịch sử, chúng tôi phân thành các chặng đ−ờng sau:
1) Giai đoạn 1951 - 1954
2) Giai đoạn 1954 - 1964
3) Giai đoạn 1964 - 1975
4) Giai đoạn 1975 đến nay.
Quá trình xây dựng và phát triển các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp
gắn liền với lịch sử phát triển của đất n−ớc. Vì thế, khi phân tích, chúng tôi
trình bày một cách khái quát bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn. Đặc điểm
lịch sử có liên quan chặt chẽ tới nội dung của tác phẩm múa chuyên nghiệp.
Mỗi giai đoạn, cùng với việc phân tích những hoạt động chung của các đơn
vị nghệ thuật, chúng tôi nêu một số tác phẩm tiêu biểu để chứng minh cho
sự phát triển của ngành múa chuyên nghiệp. Quá trình nghiên cứu, chúng
tôi căn cứ một số tiêu chí sau:
13 14
+ Khẳng định mốc thời gian ra đời của ngành múa chuyên nghiệp Việt
Nam.
+ Sự phát triển về các đơn vị nghệ thuật và đội ngũ những ng−ời làm
nghề chuyên nghiệp.
+ Phạm vi, địa bàn hoạt động biểu diễn nghệ thuật đ−ợc mở rộng, trong
đó có giao l−u biểu diễn nghệ thuật quốc tế.
+ Sự phát triển về chất l−ợng sáng tác (nghệ thuật biên đạo) thông qua
các tác phẩm có sử dụng chất liệu múa dân gian qua các thời kì.
Ch−ơng 2
Khai thác múa dân gian trong một số
tác phẩm múa chuyên nghiệp
2.1. Các khuynh h−ớng khai thác múa dân gian
trong tác phẩm múa chuyên nghiệp
2.1.1. Khuynh h−ớng sử dụng gần nh− nguyên dạng múa dân gian
Đây là khuynh h−ớng xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên, khi ngành múa
chuyên nghiệp Việt Nam ra đời. ở khuynh h−ớng này, động tác múa dân
gian đ−ợc biên đạo đ−a vào tác phẩm múa chuyên nghiệp với trạng thái
nguyên dạng. Có thể nói, nhiều tác phẩm ở thời kì đầu chỉ là sự phối hợp các
động tác s−u tầm đ−ợc với nhau trên các đội hình, tuyến múa đ−ợc tác giả
xác định.
2.1.2. Khuynh h−ớng sử dụng chất liệu múa dân gian làm cơ sở để
xây dựng tác phẩm
Đây là khuynh h−ớng sáng tác phản ánh b−ớc phát triển của nghệ thuật
biên đạo. Chất liệu múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp không
còn ở trạng thái nguyên dạng, mà đã đ−ợc các tác giả sử dụng đúng ý nghĩa
là chất liệu để tạo ra ngôn ngữ múa mới của tác phẩm. Khuynh h−ớng này
đòi hỏi biên đạo có kĩ năng sáng tác cao hơn. Vai trò sáng tạo của tác giả
đ−ợc xác định rõ ràng hơn
2.1.3. Khuynh h−ớng sử dụng chất liệu múa dân gian kết hợp với
động tác luật động của múa cổ điển châu Âu
Múa cổ điển châu Âu còn đ−ợc gọi là múa balê. Cũng nh− nhiều quốc
gia trên thế giới, Việt Nam coi múa cổ điển châu Âu là thành tựu chung của
nhân loại. Vì thế có thể sử dụng múa balê kết hợp với múa dân gian Việt
Nam để tạo nên tác phẩm mang đề tài, nội dung Việt Nam. Vấn đề là múa
balê đ−ợc sử dụng nh− ph−ơng tiện để làm giàu thêm cho múa Việt Nam.
Chất liệu múa dân gian Việt Nam là môtip chủ đạo trong quá trình xây dựng
tác phẩm.
2.2. Khai thác yếu tố múa dân gian trong xây
dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp
2.2.1. Sử dụng múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp
Chất liệu múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp là những
động tác múa hoặc một bộ phận động tác múa ở trạng thái nguyên dạng,
qua t− duy sáng tạo của biên đạo đã trở thành ngôn ngữ tác phẩm vừa mang
dáng vẻ mới lại vừa giữ đ−ợc sắc thái và đặc điểm cơ bản của động tác
nguyên dạng.
Luận án phân tích, chứng minh, làm rõ những tính chất của múa dân
gian.
2.2.2. Nghệ thuật cấu trúc múa dân gian
- Đặc điểm chung của múa dân gian đó là các điệu múa đều có thời
l−ợng ngắn.
- Múa dân gian có cấu trúc cân đối và tính lặp lại của những động tác
múa. Ví dụ: Luật ngũ t−ơng nh− một quy −ớc khi biểu diễn và sáng tác múa.
- Tính cặp đôi là một đặc điểm nổi bật của múa dân gian.
15 16
2.2.3. Giá trị thẩm mĩ của múa dân gian trong tác phẩm múa
chuyên nghiệp
Múa dân gian phản ánh các trạng thái tình cảm của con ng−ời. Một
trong những nét nổi bật đó là ý thức tập thể của cộng đồng thông qua các
điệu múa đông ng−ời trong các lễ hội dân gian. Động tác, tình cảm có tác
dụng rất lớn tạo nên sự cộng cảm của cộng đồng. Ví dụ: xoè vòng, xoè
chiêng của khu vực Tây Bắc, Việt Bắc; các loại xoang của khu vực Tây
Nguyên.
Múa dân gian trong các hình thức múa nghi lễ, tín ng−ỡng cũng mang
giá trị thẩm mĩ cao. Ví dụ nh− múa trong lễ hội làng Phù Đổng có quy mô
rất lớn. Mục đích của lễ hội t−ởng nhớ đến công lao của ng−ời anh hùng dân
tộc chống giặc ngoại xâm. Múa dân gian trong lễ hội còn mang yếu tố tâm
linh, thoả mãn nhu cầu tín ng−ỡng của ng−ời tham gia lễ hội.
- Giá trị thẩm mĩ trong múa dân gian đ−ợc các tác giả tiếp thu và phản
ánh trong tác phẩm múa chuyên nghiệp qua các thời kì.
- Múa dân gian phản ánh rõ thái độ, ý thức, tình cảm của con ng−ời
trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong mối quan hệ của con ng−ời,
trong phong tục, tập quán và đời sống tâm linh.
2.2.4. Múa tính cách dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp
Xây dựng tính cách trong múa dân gian là một giá trị nghệ thuật nổi bật.
Nếu nh− đặc điểm chung của múa dân gian là tính cân đối, thì quá trình xây
dựng tính cách nhân vật lại thể hiện ng−ợc lại, mang tính thậm x−ng rất rõ.
Đây là giá trị mà rất nhiều tác phẩm múa chuyên nghiệp đã tiếp thu, kế thừa
kinh nghiệm. Ví dụ múa Câu cá, Chí Phèo, Tuần đuốc, Suý Vân giả dại,
Tuần ty Đào Huế...
2.2.5. Môi tr−ờng múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp
Khi xây dựng một tác phẩm múa chuyên nghiệp, biên đạo múa th−ờng
tạo dựng môi tr−ờng làm bối cảnh chung cho toàn bộ tác phẩm. Môi tr−ờng
của tác phẩm chính là vị trí, địa điểm mà các nhân vật tồn tại, phát triển.
Đặc điểm này đ−ợc phản ánh rõ nét trong múa dân gian. Ví dụ nh− những
điệu múa gắn liền với lao động, gắn liền với dòng sông, cánh đồng, sân
đình, trong các lễ hội dân gian... hình ảnh đình làng là một đặc điểm độc
đáo mà nhiều biên đạo đã đ−a vào nh− một "nền tảng" chính để xây dựng
nội dung, xây dựng nhân vật. Ví dụ kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh, Bông
lau trắng, Ph−ợng đình v.v...
Ch−ơng 3
kế thừa vμ phát huy tμi sản múa dân gian trong
xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp
3.1. tμi sản múa dân gian các dân tộc việt nam
Múa dân gian các dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời, phong phú
về nội dung, đa dạng về hình thức, thể loại, giàu có về sắc thái. Với 54 dân
tộc đ−ợc phân bố rộng rãi trên địa bàn cả n−ớc, múa dân gian các dân tộc có
điều kiện phát triển, không ngừng bổ sung và hoàn thiện về số l−ợng và chất
l−ợng. Tuỳ theo dân số, điều kiện tự nhiên, môi tr−ờng sinh thái, đặc điểm
của từng dân tộc mà quy mô, trữ l−ợng, tiềm năng múa dân gian các dân tộc
có khác nhau. Chính sự khác nhau đã tạo ra nhiều phong cách độc đáo, đa
dạng.
Để nhận diện chính xác gia tài múa dân gian các dân tộc, luận án đã
phân thành các vùng văn hoá khác nhau. Cách làm này chỉ mang ý nghĩa
t−ơng đối, bởi ở Việt Nam các dân tộc đ−ợc phân bố rộng trên địa bàn cả
n−ớc. Nhiều dân tộc sống đan xen với nhau, có sự giao l−u ảnh h−ởng qua
lại về văn hoá, kinh tế, xã hội... Đánh giá kho tàng múa dân gian các dân
tộc Việt Nam là một vấn đề lớn, hiện tại còn có ý kiến khác nhau. Mục đích
nghiên cứu của chúng tôi, chỉ mong khái quát đ−ợc trữ l−ợng và những đặc
điểm tiêu biểu múa dân gian từng vùng, từ đó giúp cho các biên đạo có một
cách nhìn tổng thể khi tiếp cận với múa dân gian, nhằm phục vụ cho công
17 18
việc sáng tạo của mình. Để đánh giá tài sản múa dân gian các dân tộc Việt
Nam, chúng tôi chia thành bốn vùng văn hoá lớn nh− sau:
+ Vùng miền núi Bắc Bộ
+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ
+ Vùng Trung Bộ
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. đánh giá việc tiếp thu, sử dụng các yếu tố múa
dân gian trong xây dựng tác phẩm múa chuyên
nghiệp
Những thập kỉ qua, ngành múa Việt Nam đã đạt đ−ợc nhiều thành tựu,
đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác. Bên cạnh những tác phẩm múa có giá trị về
nội dung t− t−ởng và giá trị nghệ thuật, còn không ít tác phẩm chất l−ợng
thấp, xa lạ với thẩm mĩ dân tộc. Vì thế, nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên là một việc làm cần thiết. Qua phân tích, đánh giá
một số tác phẩm múa tiêu biểu, chúng tôi có những nhận định sau:
+ Nhìn chung, tác giả ch−a tìm hiểu đầy đủ các mặt lịch sử, kinh tế, văn
hoá, phong tục, tập quán, tâm hồn, tính cách của dân tộc. Do đó, càng sáng
tạo, càng đánh mất bản sắc dân tộc của tác phẩm.
+ Hiện t−ợng trong cùng một tác phẩm, chất liệu, ngôn ngữ múa pha
tạp, phong cách, sắc thái lẫn lộn các dân tộc khác nhau.
+ Một số tác phẩm, trong đó các thành tố nghệ thuật không thống nhất
phong cách biểu hiện, do không hiểu biết đã sử dụng chất liệu múa dân gian
của dân tộc này, phản ánh nội dung, hình thức của dân tộc khác, hoặc âm
nhạc dùng để múa mang sắc thái dân tộc khác v.v...
3.3. Điều kiện tiếp thu vμ cải biến múa dân gian
Khi nói đến khả năng tiếp thu và cải biến múa dân gian có nghĩa là nói
đến đối t−ợng và những điều kiện để thực hiện.
3.3.1. Đội ngũ biên đạo, nghiên cứu, s−u tầm và biểu diễn
+ Đội ngũ biên đạo giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tiếp thu
và cải biến múa dân gian. Họ là ng−ời sáng tạo ra tác phẩm mới, mang nội
dung, t− t−ởng, thẩm mĩ của thời đại, thấm đ−ợm tâm hồn, tình cảm, bản
sắc dân tộc.
+ Hiện nay, có nhiều khuynh h−ớng sáng tác khác nhau, điều đó cũng
phản ánh sự đa dạng trong tiếp thu và cải biến múa dân gian. Sự đa dạng là
một tác nhân quan trọng trong quá trình phát triển nghệ thuật múa, làm giàu
có và phong phú hơn cho nghệ thuật múa dân tộc.
+ Luận án cũng đã phân tích, chứng minh những đóng góp của những
nhà làm công tác nghiên cứu, lí luận, huấn luyện, đào tạo, nghệ sĩ biểu diễn,
những cơ sở đào tạo diễn viên, một số hội nghệ sĩ múa chuyên ngành v.v...
Đó là những điều kiện góp phần quan trọng trong quá trình tiếp thu và cải
biến múa dân gian.
3.3.2. Thị hiếu và nhu cầu của khán giả
Trong phần này, chúng tôi phân tích mối quan hệ giữa tác phẩm và
khán giả. Đây là mối quan hệ t−ơng hỗ mang tính phát triển. Thị hiếu và
nhu cầu của khán giả luôn vận động và có những đòi hỏi mới. Những tác
phẩm múa chuyên nghiệp mang đậm màu sắc dân gian đ−ợc khán giả rất −a
chuộng. Điều này đã đ−ợc thực tiễn đ−ợc chứng minh trong hơn nửa thế kỉ
qua. Trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp, việc nghiên cứu thị hiếu
của khán giả là vấn đề quan trọng, cần đ−ợc quan tâm đúng mức. Vì thế đổi
mới trong sáng tạo nghệ thuật là một quy luật tất yếu.
19 20
kết luận
Nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam đã có hơn nửa thế kỉ xây
dựng và phát triển. Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác, đội ngũ tác giả, biên
đạo ngày một lớn mạnh cả về số l−ợng và chất l−ợng. Hàng ngàn tác phẩm
đã ra đời cùng với các hình thức, thể loại khác nhau. Nhiều tác phẩm có giá
trị cao về nội dung và chất l−ợng nghệ thuật. Những thành tựu trong lĩnh vực
sáng tác múa chuyên nghiệp chứng tỏ văn hoá dân gian nói chung và múa
dân gian nói riêng là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển.
Luận án phân tích, làm rõ những khái niệm nghệ thuật múa, múa dân
gian, tác phẩm múa chuyên nghiệp. Mục đích nghiên cứu là tìm ra sự ảnh
h−ởng của múa dân gian đối với tác phẩm múa chuyên nghiệp.
Luận án trình bày quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật múa
chuyên nghiệp Việt Nam và chứng minh những thành quả đã đạt đ−ợc qua
hàng trăm tác phẩm có tiếp thu, ảnh h−ởng múa dân gian.
Nghiên cứu, chứng minh những giá trị của múa dân gian nh−: tính hiện
thực, tính thiêng, tính −ớc lệ, tính cặp đôi, nghệ thuật cấu trúc múa dân gian,
những đặc tr−ng của múa dân gian... giúp cho lĩnh vực sáng tác múa chuyên
nghiệp mở rộng cách tiếp cận múa dân gian. Đây là cơ sở lí luận thực tiễn
nhằm nâng cao chất l−ợng nghệ thuật của tác phẩm múa chuyên nghiệp.
Khẳng định những giá trị nghệ thuật của múa dân gian, đồng thời qua
một số tác phẩm múa chuyên nghiệp, luận án đã chứng minh một số thành
công của tác phẩm có sự đóng góp quan trọng của múa dân gian.
Dựa trên tiêu chí vùng văn hoá để nghiên cứu, chúng tôi đã khái quát trữ
l−ợng, sự giàu có của múa dân gian, làm nổi bật đặc điểm riêng của từng
vùng, mang đến bức tranh toàn cảnh về múa dân gian các dân tộc Việt Nam.
Luận án trình bày những kinh nghiệm ứng dụng, khai thác múa dân
gian, những khuynh h−ớng sáng tác đã phát huy đ−ợc hiệu quả nghệ thuật,
đồng thời có thái độ phê phán tr−ớc một số hiện t−ợng trong quá trình xây
dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp.
Nghiên cứu múa dân gian các dân tộc việt Nam để tìm những giá trị nghệ
thuật truyền thống mang ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nghệ thuật múa
chuyên nghiệp Việt Nam... Đây là công việc cần đ−ợc tiến hành th−ờng
xuyên và cần đ−ợc đầu t− nghiêm túc. Múa dân gian không ngừng phát
triển. Ngay trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, nó vẫn không ngừng
đ−ợc bổ sung và hoàn thiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mua_dan_gian_trong_tac_pham_mua_chuyen_nghiep_viet_nam_7028.pdf