Tóm tắt Luận án Mỹ thuật Việt Nam - Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin

Trong lĩnh vực Mỹ thuật ở Việt Nam trong gần 20 năm qua những hoạt động sáng tác có sử dụng các sản phẩm CNTT cũng đã ngày càng xuất hiện nhiều tại các trung tâm văn hóa quốc tế tại Việt Nam, tại các phòng trưng bày nghệ thuật và các triển lãm nghệ thuật lớn, các trường đào tạo về mỹ thuật, và các triển lãm giao lưu quốc tế tại Việt Nam. CNTT đã góp phần tạo nên các xu hướng sáng tác mới cho các nghệ sỹ, và đặc biệt là các nghệ sỹ trẻ, với các loại hình nghệ thuật mới ra đời như Video Art, Sắp đặt, Nghệ thuật âm thanh, Internet Art . Trong các trường đào tạo Mỹ thuật cũng đã mở ra các lớp đào tạo về nghệ thuật đa phương tiện, phương pháp sáng tác các tác phẩm theo các loại hình nghệ thuật mới có ứng dụng CNTT đã mang tính chuyên nghiệp hơn. Qua các cuộc triển lãm có giới thiệu các tác phẩm về nghệ thuật đa phương tiện, người ta có thể nhận thấy rõ sự tương tác giữa tác phẩm nghệ thuật với công chúng, khiến cho nghệ thuật trở nên gần gũi hơn, mọi người có thể trở thành một phần của chính tác phẩm nghệ thuật, cách thưởng thức nghệ thuật mới cũng đã thay đổi. CNTT đã như một chất xúc tác nâng cao thẩm mỹ cho công chúng thưởng thức nghệ thuật.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Mỹ thuật Việt Nam - Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------------------- Lê Trần Hậu Anh MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PSG, TS Nguyễn Ngọc Dũng Phản biện 1: GS.TS. Trương Quốc Bình Viện Văn hoá Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Tạo Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá Phản biện 3: PGS. TS Hoàng Minh Phúc Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Số 32, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội Vào hồigiờ..ngàythángnăm 2016 Có thể tìm hiểu tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những phát minh khoa học và những bước phát triển của công nghệ trên thế giới đã làm thay đổi và ngày càng thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của con người. Khoa học và công nghệ không những tác động vào sự phát triển của cuộc sống xã hội mà còn tác động nhiều đến nghệ thuật nói chung và Mỹ thuật nói riêng. Trong quá trình sáng tác của các bậc thày thế giới Khoa học và Công nghệ đã đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho các bậc thày thoả mãn những ý tưởng mà họ mong muốn. Những cải tiến về kỹ thuật vật liệu, để hoạ sỹ có thể thuận tiện trong quá trình thể hiện bức vẽ. Từ nền gỗ đến mặt toan, từ tempera đến sơn dầu để tạo nên hiệu quả của da thịt hay diễn tả ánh sáng lung linh của thiên nhiên thì không thể không nói đến vai trò của khoa học và công nghệ đem lại. Một trong những đặc điểm của nghệ thuật từ giữa thế kỷ 20 đến nay là sự ứng dụng khoa học và công nghệ một cách mạnh mẽ trong sáng tác nghệ thuật nói chung và Mỹ thuật nói riêng. Các tác phẩm Mỹ thuật như hội hoạ không còn giới hạn trong hai chiều của khung tranh, chúng cũng chuyển từ những chất liệu thông thường như sơn dầu, thuốc nước sang những vật liệu tưởng như không liên quan gì đến hội hoạ như hình ảnh động, máy tính, động cơ, âm thanh ... Việc áp dụng những tiến bộ của CNTT như một chất xúc tác đã kích thích những nghệ sỹ có nhiều bước biến đổi trong phương pháp sáng tác, cũng như thưởng thức tác phẩm, đồng thời nó cũng có nhiều tác động đến công chúng thưởng thức nghệ thuật. CNTT đã giúp cho người nghệ sỹ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để họ có được những hình thức chuyển tải những vấn đề xã hội trong cuộc sống đương đại. Từ đó dẫn đến sự ra đời những loại hình nghệ thuật chưa từng có trước kia như Video Art, Newmedia Art, Digital Art, Sound Art và Web Art 2 Cũng từ đây khái niệm Nghệ thuật thị giác đã được các học giả nghiên cứu và khẳng định vị trí của nó trong sự phát triển của lịch sử Mỹ thuật. Từ khi có chính sách “Đổi mới” (Đại hội Đảng VI-1986), mở cửa của nhà nước, bộ mặt xã hội thay đổi, kinh tế, văn hóa có một diện mạo mới. Việt Nam sớm trở thành một nước có số dân sử dụng các sản phẩm CNTT – truyền thông với tỷ lệ cao trên quy mô dân số. Trong Mỹ thuật những loại hình nghệ thuật mới đã được du nhập vào Việt Nam trong khoảng mười lăm năm trở lại đây và sớm được các nghệ sĩ tiếp nhận, đặc biệt là các nghệ sỹ trẻ. Hình thành những nghệ sĩ chuyên sáng tác những hình thức nghệ thuật mới này với kỹ thuật ngày một công phu, phức tạp (như kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng và nhiều yếu tố khoa học công nghệ khác), đạt hiệu quả thị giác cao. Việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin ngày càng phổ biến trong sáng tác Mỹ thuật. Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý thuyết bức tranh toàn cảnh về Mỹ thuật Việt Nam, những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin, cũng như các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu các loại hình nghệ thuật đương đại vẫn chưa được giới thiệu, nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Câu hỏi đặt ra là: CNTT và Mỹ thuật Việt Nam có mối quan hệ như thế nào trong sáng tác mỹ thuật gần đây (đương đại)? Hiệu quả, tác động của nó như thế nào ? Đóng góp của nó như thế nào đối với xã hội ?. Luận án nghiên cứu đề tài “Mỹ thuật Việt Nam - Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin”. Hy vọng thông qua đề tài này, với khả năng nghiên cứu của mình, NCS sẽ làm rõ sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT, đặc biệt là trong Mỹ thuật Việt Nam. Với sự phát triển của CNTT trong xã hội cùng với những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam mà CNTT đem lại. Hy vọng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khẳng định được những bước sáng tạo mới, tăng cường khả năng giao lưu hợp tác giữa các nghệ sĩ của Việt Nam và quốc tế, nhất là trong bối cảnh mở rộng hội nhập quốc tế và xu thế “toàn cầu hóa” hiện nay. 3 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát Làm rõ sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT, đặc biệt là Mỹ thuật Việt Nam. Mục đích cụ thể - Xác định những biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT, từ đó thấy được những ảnh hưởng, thay đổi, chuyển biến trong sáng tác Mỹ thuật Việt Nam. - Nghiên cứu những biến đổi trong một số tác phẩm thành công và những tác phẩm đã để lại dấu ấn qua các cuộc trưng bày ở Việt Nam trong thời đại CNTT. Từ đó, làm rõ hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong sáng tác nghệ thuật. - Nghiên cứu cũng chỉ ra những biến đổi về giới thiệu tác phẩm và thưởng thức tác phẩm Mỹ thuật trong thời đại CNTT. - Liên hệ tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam với một số tác phẩm đã đạt những thành công mang tính quốc tế của một số nghệ sĩ châu Á và thế giới, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm về sự vận dụng CNTT trong sáng tác Mỹ thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những tác giả, tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại CNTT. Phạm vi nghiên cứu - Sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT được nghiên cứu trong phạm vi Mỹ thuật Việt Nam và giới hạn trong giai đoạn từ 1997 – 2013, trong đó đối tượng chính là các sự kiện nghệ thuật đương đại tại Hà Nội vì đây là “trung tâm đầu tiên của các thể nghiệm nghệ thuật đương đại”, số lượng các cuộc triển lãm cũng nhiều nhất, ngoài ra còn có một số các triển lãm, của TP Hồ Chí Minh và Huế. Tuy nhiên, để làm rõ hơn và bao quát vấn 4 đề đặt ra, luận án đã nghiên cứu một số tác phẩm thành công của các nghệ sĩ châu Á và thế giới có sử dụng phương tiện CNTT, từ đó rút ra những bài học để góp phần vào sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu những biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại công nghệ thông tin, nghĩa là nghiên cứu tư tưởng, nội dung, hình thức thể hiện (trong đó có cả các yếu tố kỹ thuật) của tác phẩm Mỹ thuật có sử dụng CNTT. Đặc biệt tập trung vào những loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Digital Art, Multimedia Art... những loại hình có sử dụng công nghệ thông tin nhiều nhất, trực tiếp nhất. Trong thực tiễn, việc phát triển các hình thức nghệ thuật mới ngoài yếu tố con người – nghệ sỹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ chế quản lý, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, môi trường văn hóa Luận án chỉ đúc kết những vấn đề mang tính học thuật để tìm ra những bài học về phát huy công nghệ thông tin trong việc sáng tạo các tác phẩm Mỹ thuật. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận án có thể xem là một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại CNTT. - Luận án xác định rõ những tác động của CNTT đối với Mỹ thuật, tìm ra những yếu tố tích cực mà CNTT đem lại trong sáng tác Mỹ thuật Việt Nam. Đây là đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật ở Việt Nam. - Từ việc nghiên cứu về những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại CNTT. Luận án nghiên cứu thực tế sáng tác Mỹ thuật Việt Nam và từ đó chỉ ra những biểu hiện về sự biến đổi trong quá trình sáng tác, cách thức giới thiệu tác phẩm Mỹ thuật, cũng như cách thưởng thức tác phẩm Mỹ thuật. - Luận án đóng góp vào việc tìm ra những giải pháp phát huy và kết hợp hài hòa những tiến bộ của công nghệ trong sáng tác, góp phần vào việc xây dựng một nền mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 5 - Đề xuất xây dựng chương trình giảng dạy các nghệ thuật có ứng dụng CNTT như Video Art, Sound Art, Multimedia Art trong các trường nghệ thuật ở Việt Nam. 5. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài. 5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, bước đầu đã có một số công trình giới thiệu tác giả, tác phẩm và những thành tựu ban đầu của các loại hình nghệ thuật mới có ảnh hưởng của công nghệ thông tin. Cuốn Video Art do Sylvia Martin và Uta Grosenick biên soạn xuất bản năm 2006 giới thiệu về sáng tác thử nghiệm Video Art trong năm 1970, các nghệ sĩ và tác phẩm tiêu biểu. Trong khi đó cuốn Newmedia Art xuất bản năm 2006 của Mark Tribe và Reena Jana trình bày về nghệ thuật trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, đặc biệt nhấn mạnh đến sự ra đời của Internet năm 1994 như một xúc tác phổ biến phong trào nghệ thuật toàn cầu trong việc khám phá khả năng văn hóa, xã hội và thẩm mỹ của công nghệ truyền thông mới. Cuốn sách không chỉ tập trung vào các công nghệ và hình thức mà còn phân tích các khái niệm.Postmodern Currents: Art and Artists in the Age of Electronic Media của Margot Lovejoy năm 1996, tập trung vào nghệ thuật và nghệ sĩ trong thời đại truyền thông, khám phá công nghệ video, máy tính và internet, trải nghiệm mỹ học và xem xét vai trò của các nghệ sĩ Jenny Holzer, Nam June Paik, Bill Viola, Gary Hill, và Laurie Anderson Tác giả chỉ ra các công cụ điện tử đã tác động đến nghệ sĩ, tạo nên quan điểm mới về nghệ thuật, ảnh hưởng đến cách nhìn, tư duy, sáng tác và cả cách giới thiệu và truyền thông tác phẩm. Các công trình như Art at the turn of the Millenium, Art of the 20th Century Painting-Sculture-Newmedia- Photography, Art now Vol 2 do nhà xuất bản Taschen xuất bản; Styles, school and Movement, Art: From Impressionism to the Internet, Art Today, Understanfing Instalation Art From Duchamp to Holzer, Art through the ages của các nhà xuất bản 6 Prestel, Phaidon, W W Norton & Co Inc, Harcoart Brace Jovanovich nghiên cứu và trình bày về nghệ thuật đương đại phương Tây trong giai đoạn phát triển khoa học và CNTT. Tuy ít nhiều đã xuất hiện những nhận định về ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật song chưa có công trình nào đặt mục tiêu nghiên cứu “Những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại CNTT” là vấn đề trọng tâm để nghiên cứu. 5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước a. Nghiên cứu về các loại hình nghệ thuật mới Các loại hình nghệ thuật mới ra đời luôn là đối tượng được các nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở phương Tây các tư tưởng, khái niệm, đặc trưng nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, giá trị của các loại hình nghệ thuật mới trong thời kỳ hậu hiện đại đã được bàn đến khá sâu rộng. Tuy nhiên ở Việt Nam, các vấn đề này mới được bàn rải rác trong một số sách, tiểu luận, bài báo phê bình, nghiên cứu văn học và một số hội thảo khoa học. Cuốn sách Nghệ thuật Môđéc và Hậu Môđéc (1996) của tác giả Lê Thanh Đức có thể xem là công trình mang tính giới thiệu, tổng hợp đầu tiên về các trào lưu nghệ thuật phương Tây ra đời trong thời kỳ hậu hiện đại. b. Nghiên cứu về sự tác động CNTT trong Mỹ thuật Việt Nam Công việc nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn gần đây thể hiện trong các công trình như: 20 năm Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa của Viện Mỹ thuật thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy sau mở cửa và đổi mới, Mỹ thuật Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Các họa sỹ đã nhanh chóng hòa nhập với nghệ thuật quốc tế, đặc biệt các nghệ sỹ trẻ đã có điều kiện hơn để tiếp cận các loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Installation Art Một số bài viết đã chỉ ra sự ứng dụng khoa học công nghệ thông tin góp phần trong việc hỗ trợ sáng tác nghệ thuật, tạo ra các 7 hiệu quả thẩm mỹ mới phù hợp với thời đại. Vài nét về hình thức Video Art ở Việt Nam của tác giả Phạm Trung khái quát về hình thức Video Art ở Việt Nam từ năm 1998 đến 2006, Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Quân trong bài Nghệ thuật đương đại sống với cộng đồng giới thiệu về quá trình nghệ thuật đương đại vào Việt Nam. Bài viết “Tái định nghĩa quá khứ và chuyển hóa không gian công cộng: Hai chiến thuật gần đây của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam trong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới”của tác giả Nguyễn Như Huy. Hay như Richard Streitmatter - Tran đã đề cập đến một số điều kiện quan trọng có ảnh hưởng tới việc sáng tạo nghệ thuật đương đại ở Việt Nam trong bài viết Các giai đoạn và điều kiện cho việc sáng tạo nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Năm 2011, Hội thảo khoa học toàn quốc Nghệ thuật đương đại Việt Nam hướng tới cộng đồng tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghệ thuật đương đại, đề cập đến sự thay đổi căn bản về cách thức tiếp cận, mối quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng. Ta có thể thấy các loại hình nghệ thuật có ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin như Video Art, Multimedia Art, Digital Art,... là một phần quan trọng của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu sâu chỉ ra những biểu hiện của khoa học và công nghệ trong các loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Sound Art, Multimedia Art; cũng như chưa có những nhận định, đánh giá những giá trị của việc vận dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sáng tác Mỹ thuật ở Việt Nam. Đề tài “Mỹ thuật Việt Nam - những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin” của NCS là một đề tài mới. Qua đề tài của luận án có thể hiểu sâu hơn về những giá trị của các loại hình nghệ thuật chịu tác động của khoa học và công nghệ, đồng thời sẽ nhận biết rõ hơn mối quan hệ giữa CNTT và Mỹ thuật, nhận biết rõ hơn giá trị tình cảm của các tác phẩm có sử dụng phương tiện CNTT. 6. Phương pháp nghiên cứu 8 Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Với các thao tác như sau: Thu thập thông tin, Phân tích tài liệu, Phân tích tác phẩm, Phương pháp phỏng vấn, Sử dụng phương pháp định tính, định lượng, Phương pháp so sánh 7. Giả thuyết khoa học của đề tài 7.1 Công nghệ thông tin và những thay đổi trong nghệ thuật Một câu hỏi đặt ra là nếu không có CNTT thì nghệ thuật có thay đổi hay không? Trên thực tế nghệ thuật luôn đòi hỏi phải thay đổi và làm mới, đó chính là sự sáng tạo. CNTT tác động đến mọi mặt của đời sống con người tạo ra một xã hội thông tin. Những thay đổi này đã tạo ra nhiều hình thái nghệ thuật mới, mà nhiều khi nó là sự tổng hòa của những loại hình nghệ thuật trước đó. CNTT đã tạo điều kiện, có thể coi là chất xúc tác để các nghệ sỹ sáng tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Digital Art, Sound Art, tăng thêm sức biểu hiện của nghệ thuật và tạo nên mối quan hệ mới, tương tác giữa người xem và người sáng tác. Khi CNTT ra đời đã hình thành nên xã hội thông tin, nó tác động mọi mặt vào đời sống của con người, nên hiển nhiên nó đã tạo nên sự thay đổi to lớn đối với nghệ thuật. 7.2. Nhận thức về thế giới thay đổi hay không khi xuất hiện CNTT Thế giới mà không có CNTT thì chắc chắn sẽ vẫn có những sự thay đổi về nhận thức. Nhưng tốc độ của sự thay đổi này sẽ diễn ra chậm chạp hơn rất nhiều. Bởi các phương tiện trước đó không đủ khả năng truyền tải được một lượng dữ liệu lớn như CNTT có thể đưa đến cho con người. Khi CNTT ra đời nó đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức của con người về thế giới quan xung quanh mình. Nó giúp cho con người xóa bỏ các rào cản về khoảng cách, về không gian, và cả thời gian. Trong một xã hội thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, con người dường như lớn nhanh hơn, hấp thu được nhiều kiến thức hơn. 9 7.3. CNTT thay đổi giá trị chuẩn mực thẩm mỹ truyền thống Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã góp phần tạo điều kiện cho nghệ sĩ có thể thực hiện được những ý tưởng, những biểu hiện tình cảm của mình. Thành quả của những tác phẩm mà nghệ sĩ sáng tạo ra đã khẳng định thẩm mỹ nghệ thuật của mỗi thời kỳ. CNTT cũng đã tác động vào tiến trình toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho mọi người trên thế giới dễ dàng hiểu nhau hơn. Nhiều giá trị chuẩn mực văn hóa thẩm mỹ truyền thống được thay đổi. Những quan niệm về thẩm mỹ mới được hình thành tại nhiều quốc gia và là sự kết hợp từ những bản sắc của mỗi dân tộc kết hợp với những nền văn hóa mới bên ngoài đem đến; ở đây CNTT đã trở thành một công cụ nhanh nhất để phát tán văn hóa, cũng như phổ biến văn hóa tới mọi nơi. Khi mà truyền hình và mạng thông tin toàn cầu (internet) càng ngày càng trở nên phổ biến người ta sống quen với việc sử dụng các sản phẩm CNTT, chịu mọi tác động của xã hội CNTT, thẩm mỹ của con người cũng thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. CNTT dường như đã lan tỏa mọi ngóc ngách của cuộc sống. 7.4. Ở Việt Nam CNTT có thực sự ảnh hưởng đến những biến đổi trong sáng tác, thưởng thức, cũng như quảng bá tác phẩm Mỹ thuật hay không ? Kể từ 1925 khi ra đời trường Mỹ thuật Đông Dương chúng ta mới có một loại hình Mỹ thuật theo các trường phái phương Tây với các khoa học về giải phẫu, luật xa gần, hình hoạ, một thẩm mỹ mới về Mỹ thuật ra đời. Từ khi có chính sách Đổi mới, CNTT du nhập vào VN và nhanh chóng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội. Trong xã hội CNTT nhiều phương tiện của CNTT đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Nghệ thuật trong đó có Mỹ thuật cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng ấy. Nhiều loại hình mới trong Mỹ thuật ra đời. Phương pháp sáng tác và trình bày tác phẩm cũng có nhiều sự biến đổi, tác phẩm của nghệ sỹ và công chúng có sự tương tác lẫn nhau. Người thưởng thức nhiều khi tham gia vào cùng tác phẩm (Video Art, Sắp đặt) 10 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (20 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (7 trang) và Phụ lục (42 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về mỹ thuật trong thời đại CNTT (29 trang) Chương 2: Sự kết nối giữa Mỹ thuật và CNTT (43 trang) Chương 3: Những biến đổi của MTVN trước tác động của CNTT (30 trang) NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỸ THUẬT TRONG THỜI ĐẠI CNTT 1.1 Khái niệm Mỹ thuật “Mỹ thuật” là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình như Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc. Nói cách khác, từ mỹ thuật (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt ta nhìn thấy được, vì lý do này người ta còn dùng từ nghệ thuật thị giác để nói về mỹ thuật. Ngày nay khái niệm về Mỹ thuật cũng đã thay đổi. Nằm trong không gian chung của nghệ thuật đương đại, nơi mọi loại hình nghệ thuật đang dần gỡ bỏ các đường biên giới về hình thức thể hiện. Nhiều loại hình nghệ thuật mới được hình thành như Nghệ thuật Sắp đặt, Video Art, Nghệ thuật trình diễn,...cũng được nằm trong Mỹ thuật. Tổng kết lại trong quá trình phát triển của Mỹ thuật, kể từ khi có các cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khi có sự phát triển của CNTT thì khái niệm của Mỹ thuật đã được mở rộng ra rất nhiều. Mỹ thuật đã bao gồm gần như toàn bộ các loại hình, chất liệu có thể tạo nên hình ảnh cho người thưởng thức. Nhiều tác phẩm được hình thành dựa trên nhiều cách nhìn khác nhau, vì vậy mà có sự xuất hiện của những thứ tưởng như không 11 thuộc Mỹ thuật thì ngày nay đã năm trong Mỹ thuật như video, âm thanh, vũ đạo ... 1.2. Khái niệm Biến đổi Văn hoá Biến đổi văn hoá, theo nghĩa rộng đó là sự thay đổi so sánh với một tình trạng văn hoá hoặc một nền văn hoá có trước. Khi một xã hội có những chính sách thay đổi về kinh tế, về văn hoá, về giáo dục thì cũng dẫn đến những biến đổi về xã hội, những biến đổi văn hoá. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá là sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau tạo nên những nét biến đổi văn hoá. Khi một xã hội có những chính sách thay đổi về kinh tế, về văn hoá, về giáo dục thì cũng dẫn đến những biến đổi về xã hội, những biến đổi văn hoá. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá cũng là một nguyên nhân quan trọng của biến đổi văn hoá. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá là sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau tạo nên những nét biến đổi văn hoá. 1.3. Khái quát về các loại hình nghệ thuật mới a. Khái quát về Chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post Modernism) Khái niệm “Hậu hiện đại” được nhiều nhà phê bình sử dụng để mô tả xu hướng văn hóa nghệ thuật muốn vượt qua phạm vi, ranh giới của chủ nghĩa hiện đại. Thuật ngữ "hậu hiện đại" bao hàm hai nghĩa: ở nghĩa thứ nhất, nó chỉ khoảng thời gian sau thời kỳ hiện đại; ở nghĩa thứ hai, nó hàm chỉ tính chất của văn hóa trong giai đoạn hậu hiện đại. Nhìn chung, nghĩa «hậu hiện đại» là một thuật ngữ triết học đề cập đến nghệ thuật, văn học, chính trị, xã hội và các khía cạnh của xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai. b. Khái quát về Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art) Các loại hình nghệ thuật của ngày hôm nay và được lan toả rộng khắp thế giới và có thể được tính từ năm 1980. Tuy nhiên phải đến thập niên 1990 việc phát minh ra internet với sự liên kết thông tin toàn cầu, sự ra đời của thời đại kỹ thuật số, cùng nhiều sự biến đổi trong chính trị và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, nghệ thuật đương đại gắn liền với sự phát triển 12 của khoa học và CNTT. Thời gian này có thể tạm gọi là “Nghệ thuật đương đại”. Tựu chung lại các loại nghệ thuật của ngày hôm nay và được lan tỏa ra rộng khắp thế giới thì là nghệ thuật đương đại. c. Khái quát về Video Art Video Art là loại hình nghệ thuật được cấu thành từ những hình ảnh chuyển động. Ở đó Video là thành tố quan trọng cấu thành nên nó. Một tác phẩm được gọi là Video Art trước tiên nó phải có hình ảnh mang tính chất nghệ thuật, các hình ảnh đó chuyển động, và được ghi lại bằng chất liệu video. d. Khái quát về Nghệ thuật âm thanh (Sound Art) Sound Art là một loại hình nghệ thuật đương đại trong đó âm thanh được sử dụng như là phương tiện để truyền tải ý tưởng hình ảnh. Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật đương đại khác, Sound art mang tính liên ngành, là sự kết hợp của nhiều đối tượng tham gia, ở đấy có thể chứa đựng các thành phần âm thanh truyền thống từ âm nhạc, cũng có thể là sự kết hợp của tiếng ồn, âm thanh điện tử. Nó cũng có thể xuất hiện cùng với nhiều chất liệu khác của nghệ thuật đương đại như Video Art, Sắp đặt, e. Khái quát về Nghệ thuật đa phương tiện (Multimedia Art) Trong tiếng Anh, “Multimedia” có nghĩa là “Sự truyền tin kết hợp các phương tiện truyền thông như văn bản, đồ họa, âm thanh”. Trên cơ sở đó, Multimedia Art được hiểu là nghệ thuật sử dụng nhiều hơn một phương tiện truyền thông. Các nghệ sĩ Multimedia Art sử dụng kết hợp nghệ thuật thị giác với nghệ thuật âm thanh, hình ảnh chuyển động và các phương tiện truyền thông khác f. Khái quát về Intermedia Art Intermedia Art là một khái niệm được nghệ sĩ Dick Higgins thuộc nhóm Fluxus đưa ra vào giữa những năm sáu mươi để mô tả các hình thức nghệ thuật thường gây nhầm lẫn do sự sáng tạo liên ngành hoạt động diễn ra giữa các thể loại đã trở thành phổ biến trong những năm 1960. Thực tế, đôi 13 khi Intermedia và Multimedia được sử dụng thay thế cho nhau với cùng một ý nghĩa: sáng tác đa phương tiện truyền thông điện tử. g. Khái quát về Nghệ thuật kỹ thuật số (Digital Art) Digital Art là chỉ các tác phẩm nghệ thuật sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong sáng tác và trưng bày. Công nghệ kỹ thuật số đã tạo ra bước ngoặt trong sáng tác và thưởng thức nghệ thuật. Tác động của công nghệ kỹ thuật số đến nghệ thuật đã tạo ra những hình thức nghệ thuật mới bên cạnh hội họa và điêu khắc. Digital Art có thể là tác phẩm được tạo ra hoàn toàn từ máy tính, hoặc kết hợp quét ảnh, sử dụng phần mềm đồ họa h. Khái quát về Internet Art, hay còn được gọi là Net Art (Nghệ thuật mạng) Là một hình thức của tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được phân phối thông qua Internet. Hình thức nghệ thuật này đã phá vỡ sự thống trị truyền thống của hệ thống thư viện, bảo tàng, mở ra kinh nghiệm thẩm mỹ mới thông qua Internet. Nghệ thuật internet phát triển ngày càng phức tạp với nhiều kỹ thuật của phương tiện công nghệ cao, điều đó đòi hỏi người nghệ sỹ phải có đủ khả năng và trí tuệ để điều khiển loại phương tiện mới này, từ đó mở ra triển vọng phát triển vô tận đối với loại hình này i. Khái quát về nghệ thuật Sắp đặt (Installation Art) Nghê thuật Sắp đặt là một loại hình nghệ thuật của tác phẩm ba chiều mà ở đó thường có vị trí riêng biệt và được thiết kế để thay đổi những không gian trưng bày. Các đặc trưng của nghệ thuật sắp đặt gồm có: Nghệ thuật Sắp đặt trước hết đưa người xem vào trong lòng tác phẩm; Đặc trưng thiết kế không gian và những sáng tạo nghệ thuật trở thành một chỉnh thể; Sắp đặt đòi hỏi một không gian độc lập trên phương diện thị giác và thính giác đều không chấp nhận sự ảnh hưởng và gây nhiễu; Người xem thâm nhập và tương tác trở thành một bộ phận không thể tách rời của nghệ thuật Sắp đặt; Nghệ thuật Sắp đặt là sự sáng tạo không gian; Nghệ thuật Sắp đặt không hạn chế các loại hình nghệ thuật, nó tổng hợp một cách tự do hội hoạ, điêu khắc, 14 kiến trúc, âm nhạc, lý lịch, tản văn, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, tiếng động, thơ ca...; Có lúc nghệ thuật Sắp đặt làm đảo lộn cả thói quen tư duy của người xem bằng các biện pháp khoa trương, cường điệu quái lạ để kích thích cảm quan người xem; Nghệ thuật Sắp đặt thông thường tồn tại trong một thời gian ngắn, không phải thứ nghệ thuật sưu tập; Nghệ thuật Sắp đặt là nghệ thuật biến hoá, nó biến hoá theo môi trường, không gian, thời gian... j. Khái quát về Điêu khắc kỹ thuật số (Digital Sculpture) Điêu khắc kỹ thuật số là việc tạo ra các vật thể ba chiều bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số được phát triển từ computer-assisted design viết tắt là CAD và computer-assisted manufacturing viết tắt là CAM 1.4. Khái quát về Mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới Từ những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, cho đến nay đất nước ta đã trở thành một xã hội công nghệ thông tin và CNTT thực sự đã có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. CNTT thực sự đã làm thay đổi xã hội, thay đổi cách thưởng thức, thay đổi cách hưởng thụ văn hóa xã hội của con người. Trong các loại hình nghệ thuật đều có những ảnh hưởng của CNTT. Đối với Mỹ thuật Việt Nam, sự xuất hiện của CNTT và các phương tiện của nó thực sự đã làm xuất hiện nhiều hình thức thể hiện mới. CNTT cũng biến đổi các phương thức sáng tác, các cách thức giới thiệu tác phẩm, quảng bá tác phẩm. Đối với người thưởng thức các tác phẩm Mỹ thuật, thì CNTT cũng đã làm thay đổi cách xem, và cũng giúp người xem tương tác với tác phẩm nhiều hơn. 1.5 Khái niệm về khoa học, công nghệ và nghệ thuật 1.5.1 Khái niệm về khoa học và công nghệ. Khái niệm về Khoa học theo cuốn Khoa học công nghệ và các giá trị văn hoá của Hoàng Đình Phu được hiểu “Khoa học là một hệ thống các kiến thức về các qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phương pháp được xác định để thu nhận kiến thức”. 15 Và “Công nghệ là sự ứng dụng của khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động của con người”. 1.5.2 Khái niệm về nghệ thuật Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là dùng trong các loại hình nghệ thuật khác nhau. - Nghệ thuật là cái hay, cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng. Kỹ năng cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến, thường là một tác phẩm nghệ thuật. - Nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Tiểu kết Bằng những khái niệm thao tác cơ bản về Mỹ thuật, về sự biến đổi văn hoá, về CNTT cũng như khái quát qua các loại hình nghệ thuật mới mà ở đó CNTT là phương tiện được sử dụng khá nhiều trong quá trình sáng tác, cũng như thưởng thức tác phẩm. Thông qua đó chúng ta có thể nhận thấy được sự phát triển của khoa học và CNTT đã tác động đến việc biến đổi của Mỹ thuật. Cũng nhờ vào sự phát triển của xã hội CNTT mà Mỹ thuật đã hình thành các loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Sound Art, Internet Art, Multimedia Art, Digital Art Cũng qua đây NCS làm rõ các khái niệm và cũng như khái quát về các loại hình nghệ thuật mới, làm rõ những khái niệm này từ đó làm cơ sở để giải quết các vấn đề mà nghiên cứu sinh đặt ra trong câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Với việc khái quát qua về Mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NCS chỉ ra được những tác động của chính sách nhà nước đối với việc thay đổi để phù hợp với thời kỳ mới. Đây là thời kỳ có nhiều sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều loại hình nghệ thuật mới. 16 Chương 2 SỰ KẾT NỐI GIỮA MỸ THUẬT VÀ CNTT 2.1. Mối quan hệ giữa Khoa học, công nghệ và Nghệ thuật Khoa học, công nghệ và nghệ thuật có một mối quan hệ luôn luôn đồng hành với nhau. Nhìn vào lịch sử nếu không có khoa học và công nghệ thì con người có lẽ sẽ không thể có được những công trình nghệ thuật tuyệt tác như ở Hy Lạp, La mã, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ Hay như chính tại Việt Nam, nếu không có những công nghệ về đúc đồng thì có lẽ chúng ta sẽ không có được nền văn minh Đông Sơn với những kiệt tác đồ đồng như trống đồng, thạp đồng, dao, chân đèn... Đặc biệt khi xã hội CNTT, những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Khoa học, Công nghệ và Nghệ thuật. CNTT trở thành phương tiện hữu hiệu thúc đẩy sự sáng tạo của nghệ thuật. Những sáng tạo của nghệ thuật và những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nghệ sỹ đã tác động nhiều đến các nhà khoa học và công nghệ, các sản phẩm công nghệ ngày càng được nâng cao bởi các nhà phát minh. Trước những đòi hỏi để thể hiện các ý tưởng sáng tạo của nghệ sỹ, nhiều phát minh mới về công nghệ đã ra đời, điển hình như khi Nam June Paik đã cùng với kỹ sư điện tử Shuya Abe phát minh ra bộ tích hợp Pick/Pick (thiết bị biên soạn và xử lý hình ảnh truyền hình) 2.2. Sự hình thành nghệ thuật mới trong thời đại CNTT Sự hình thành các loại hình nghệ thuật mới trên thế giới. Nghệ thuật có ứng dụng CNTT là các nghệ thuật trong đó các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng các phương tiện truyền thông công nghệ mới, bao gồm kỹ thuật số, máy tínhnhư Video Art, Digital Art, Multimedia Art, Sound Art, là một bước khẳng định sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT. Sự xuất hiện của các loại hình nghệ thuật mới tại Việt Nam 17 Từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới tuy thời gian chưa dài nhưng đối với Mỹ thuật Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhìn vào những hoạt động sáng tác ở cả ba miền (Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh) chúng ta cũng thấy rõ sự phát triển và tác động của CNTT đến Mỹ thuật Việt Nam. Thông qua những hoạt động triển lãm, nhiều tác giả, tác phẩm đã xuất hiện cùng với các chất liệu mới mà trước đây chưa có trong mỹ thuật Việt Nam như video, ảnh, âm thanh, multimedia Có thể kể đến những triển lãm lớn có sự xuất hiện của các sản phẩm CNTT tại Việt Nam như: Festival Mỹ thuật Trẻ 2007, 2011; Dự án Triển lãm “Tạo hình cho nước” 2004, “Cây” 2005; Triển lãm “Quobo” 2003; Triển lãm “Moving city movement” 2003; Triển lãm “Xanh – Đỏ - Vàng”; Triển lãm “Không gian nghệ thuật Đức” 2008; Triển lãm “Phòng Cấp Cứu 2009, 2011”. 2.3. Mối quan hệ giữa nghệ sỹ và CNTT Các nghệ sỹ của thế giới phương Tây luôn là những người đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất vào tác phẩm của mình. Điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật đã có nhiều thay đổi lớn trong bối cảnh của sự bùng nổ CNTT. CNTT cũng giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, khoảng cách không gian tạo nên một thế giới phẳng, chính vì vậy mà việc ứng dụng CNTT cũng đã trở thành nhu cầu của cả các nghệ sỹ ngoài thế giới phương Tây. Những nước có phổ cập CNTT cũng dần dần xuất hiện những nghệ sỹ ứng dụng CNTT để thực hiện tác phẩm. Tính tương tác là đặc trưng nổi bật nhất của nghệ thuật có ứng dụng CNTT, trước hết nghệ sỹ tương tác với các phương tiện máy móc thông minh, rồi tác phẩm lại tương tác với người xem, sự tương tác đó hoặc thể hiện ở sự vắng mặt gián tiếp và có mặt trực tiếp, hoặc tuỳ theo sự lý giải của người xem để thực hiện tác phẩm. Trong các loại hình nghệ thuật mới: Video Art, Digital Art, Multimedia Art, Internet Art, Sound Art,, là những loại hình chịu nhiều ảnh hưởng CNTT 18 nhất. Qua các tác phẩm của các nghệ sỹ tiêu biểu cho loại hình này là Nam June Paik, Wolf Vostell, Bill Viola, Tony Oursler, Mathew Barney, Bruce Naunam Mối quan hệ giữa CNTT và nghệ sỹ không chỉ có việc các nghệ sỹ cần ứng dụng các công nghệ, mà trong quá trình nghiên cứu khoa học, thực hành khoa học và công nghệ đã có nhiều người từ kỹ sư trở thành những nghệ sỹ, điển hình như Micheal Noll. CNTT cũng rất cần có nghệ thuật để phát triển và hoàn thiện mình, con mắt tạo hình của người nghệ sỹ góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho các sản phẩm CNTT. Trong lĩnh vực phương tiện công nghệ cao, phương tiện phát triển nhanh theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà không tuỳ thuộc vào ý chí của cá nhân nghệ sỹ. Trong mối quan hệ đó, nghệ sỹ ở vào thế bị động, cho nên khoa học công nghệ cao đã mở ra thời đại trong đó nghệ sỹ, tác phẩm và khoa học phương tiện được tái kiểm nghiệm trong thực hành. Đây là một mối quan hệ kích thích sức sáng tạo của cả nghệ sỹ và nhà khoa học. Tuy sử dụng công nghệ để sáng tạo nghệ thuật nhưng không vì thế những sáng tác của họ mất đi tình cảm cá nhân, tình cảm dân tộc. Công nghệ cũng chỉ như là một chất liệu để sáng tác mà thôi. Tiểu kết Xuất phát từ mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và nghệ thuật, NCS đã nghiên cứu các khái niệm của khoa học, công nghệ, nghệ thuật để từ đó làm cơ sở xác định mối quan hệ giữa CNTT và Mỹ thuật, cũng như nhận biết được giá trị của nó đối với sự phát triển của nghệ thuật. Đối với Mỹ thuật Việt Nam sau Đổi mới, các phương tiện CNTT đã cung cấp nhiều cách biểu đạt mới, từ đó dẫn đến các hình thức nghệ thuật mới như: Video Art, Digital Art, Sound Art Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, thì số lượng các cuộc triển lãm các loại hình nghệ thuật như Sắp đặt, Video Art, Digital Art, có CNTT ngày càng nhiều, diễn ra trên khắp cả 3 miền của đất nước, tập trung chính ở 3 thành phố Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh. 19 Qua các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sỹ thế giới, qua các sản phẩm CNTT có bàn tay nghệ sỹ, NCS chỉ rõ mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và nghệ thuật. Mối quan hệ của khoa học, công nghệ và nghệ sỹ chúng ta cũng có thể thấy rằng, những tác động của công nghệ đến với các nghệ sỹ hoàn toàn không giống nhau. CNTT gần như là chất liệu, giải pháp và các phương án cấu thành nên tác phẩm. Chương 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MỸ THUẬT VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CNTT 3.1. Những biến đổi trong cách thức sáng tác, và giới thiệu tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam CNTT là một hệ thống đặc biệt nó có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật giúp cho người nghệ sỹ hình thành ý tưởng và sáng tác tác phẩm theo một cách thức mới đồng thời cũng cung cấp khán giả cho nghệ thuật, nó đã thay đổi mọi mặt cuộc sống của chúng ta. Đối với các nghệ sỹ Việt Nam thì kể từ những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX, với sự bùng nổ của các sản phẩm CNTT đã làm biến đổi đáng kể các cách thức sáng tác các tác phẩm mỹ thuật. Kể cả những tác phẩm mỹ thuật truyền thống như, hội hoạ, đồ hoạ, hay điêu khắc. Đặc biệt là khi các loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Sắp đặt, Sound Art, Digital Art... được du nhập vào Việt Nam thì bản thân chúng cũng đã chứa rất nhiều thành phần là các sản phẩm CNTT nên sự biến đổi về cách thức sáng tác các tác phẩm nghệ thuật này cũng thay đổi nhiều so với trước đây. Đối với nghệ thuật truyền thống như Hội họa, Đồ hoạ hay Điêu khắc thì có thể tỷ lệ sử dụng CNTT trong sáng tác của các nghệ sỹ có khác nhau. Từ những bước triển khai ý tưởng sáng tác, với một xã hội mà CNTT phổ cập mạnh mẽ, đi sâu vào mọi mặt đời sống của con người thì nghiễm nhiên 20 CNTT đã có những tác động nhất định đối với người nghệ sỹ, thậm chí đôi khi những vấn đề của CNTT đã trở thành một đề tài cho nhiều tác phẩm Hội họa, Đồ họa và Điêu khắc. Với các phương tiện CNTT ngày nay, người nghệ sỹ có thể bổ sung những tư liệu khi họ cần từ những cơ sở dữ liệu được họ lưu trữ trên các thiết bị số (máy ảnh, máy tính..), ngoài ra họ cũng có thể tìm kiếm từ mạng thông tin toàn cầu (internet) các hình ảnh đó rồi sáng tạo lại theo ý tưởng tạo hình của mình. Tất nhiên không phải tất cả các nghệ sỹ đều có sử dụng phương tiện CNTT giống nhau, tùy yêu cầu của mỗi người mà họ sử dụng nó vào tác phẩm với một liều lượng nhất định Cũng vì là các loại hình nghệ thuật mới, nên các cách thức giới thiệu tác phẩm của chúng cũng rất khác so với truyền thống. Không gian trưng bày các tác phẩm này không còn chỉ giới hạn trong các phòng trưng bày của các bảo tàng, hay các nhà triển lãm. Các tác phẩm nghệ thuật mới đã tiến đến nhiều khu vực trước đây tưởng như không phải nơi dành cho nghệ thuật, như các nhà ga, sân bay, các nhà máy, nơi công cộng Ở những nơi đó, với khả năng ứng dụng cao của các phương tiện CNTT như máy chiếu, các sensor cảm biến, thực sự các tác phẩm nghệ thuật mới đã biến đổi những không gian từ chỗ tự nhiên, thành những không gian nghệ thuật tạo nên một sức hấp dẫn đối với người xem. Việc giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật trên internet đã trở nên một cách rất hiệu quả để quảng bá mỹ thuật với thế giới. Ngược lại nó cũng giúp cho việc đưa các tác phẩm Mỹ thuật của thế giới đến Việt Nam dễ dàng hơn. 3.2. Những biến đổi về cách thưởng thức các tác phẩm Mỹ thuật CNTT đã thay đổi thẩm mỹ của công chúng, và người nghệ sỹ đã cùng chia sẻ những thông điệp nghệ thuật của mình trong thế giới CNTT đó. Chính điều này đã làm thay đổi thái độ thưởng thức cũng như thẩm mỹ của công chúng. Những thay đổi này đã tác động đến nghệ sỹ và giúp họ sáng tạo ra những sản phẩm mang tính cộng đồng hơn, tương tác hơn với công chúng. 21 Sự mở rộng này đã giúp cho giới sáng tác và công chúng yêu nghệ thuật có điều kiện nâng cao trình độ, nhu cầu và thị hiếu nghệ thuật. Từ đấy mà xu hướng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật đương đại không còn phụ thuộc vào sự phân loại theo kiểu bác học – bình dân, cao – thấp, ranh giới giữa nghệ thuật với đời sống thường ngày cũng bị xóa nhòa. 3.3. Ý nghĩa của CNTT đối với sự biến đổi trong Mỹ thuật Việt Nam Trong lĩnh vực Mỹ thuật ở Việt Nam trong gần 20 năm qua những hoạt động sáng tác có sử dụng các sản phẩm CNTT cũng đã ngày càng xuất hiện nhiều tại các trung tâm văn hóa quốc tế tại Việt Nam, tại các phòng trưng bày nghệ thuật và các triển lãm nghệ thuật lớn, các trường đào tạo về mỹ thuật, và các triển lãm giao lưu quốc tế tại Việt Nam. CNTT đã góp phần tạo nên các xu hướng sáng tác mới cho các nghệ sỹ, và đặc biệt là các nghệ sỹ trẻ, với các loại hình nghệ thuật mới ra đời như Video Art, Sắp đặt, Nghệ thuật âm thanh, Internet Art. Trong các trường đào tạo Mỹ thuật cũng đã mở ra các lớp đào tạo về nghệ thuật đa phương tiện, phương pháp sáng tác các tác phẩm theo các loại hình nghệ thuật mới có ứng dụng CNTT đã mang tính chuyên nghiệp hơn. Qua các cuộc triển lãm có giới thiệu các tác phẩm về nghệ thuật đa phương tiện, người ta có thể nhận thấy rõ sự tương tác giữa tác phẩm nghệ thuật với công chúng, khiến cho nghệ thuật trở nên gần gũi hơn, mọi người có thể trở thành một phần của chính tác phẩm nghệ thuật, cách thưởng thức nghệ thuật mới cũng đã thay đổi. CNTT đã như một chất xúc tác nâng cao thẩm mỹ cho công chúng thưởng thức nghệ thuật. 3.4. Những tác động của Mỹ thuật có ứng dụng CNTT đối với xã hội Từ khi Mỹ thuật xuất hiện những loại hình mới có ứng dụng CNTT đã dẫn đến nhiều biến đổi trong các phương pháp sáng tác, giới thiệu, thưởng thức tác phẩm. Mỹ thuật Việt Nam đã hình thành một lớp nghệ sỹ sáng tác có sử dụng các phương tiện CNTT làm phương pháp sáng tác và thể hiện tác phẩm, đặc biệt là lớp nghệ sỹ trẻ. 22 Vào khoảng cuối những năm 1990 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay đã có nhiều triển lãm với những chủ đề rất nóng bỏng của xã hội được thể hiện bằng những hình thức mới có sử dụng CNTT Các loại hình nghệ thuật mới có sử dụng CNTT làm chủ sự chuyển động, làm chủ thời gian và làm chủ cả không gian, ở một mức độ hoàn toàn khác với hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ. Nhiều vấn đề của cuộc sống, của xã hội đã được người nghệ sỹ sử dụng các phương tiện của CNTT nhanh chóng nắm bắt, ghi lại các hình ảnh một cách sinh động, để thực hiện tác phẩm với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với môi trường, hoàn cảnh đáp ứng với nhu cầu của xã hội, nhu cầu của người thưởng thức. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn về những tác động của Mỹ thuật có ứng dụng CNTT đối với xã hội qua các triển lãm như: “Tạo hình cho nước” 2004, “Cây” 2005, “Phòng Cấp cứu” 2009, 2011, “Phong cảnh song nước biến đổi” 2012, Festival Mỹ thuật trẻ 2007, 2011, Tiểu kết Những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại CNTT, cũng đã được thể hiện cả trong sáng tác, trưng bày quảng bá các tác phẩm nghệ thuật, với người thưởng thức nghệ thuật. CNTT đã giúp cho người nghệ sỹ có những công cụ sáng tác mới. Thông qua trí tuệ và tình cảm của mình, người nghệ sỹ đã sử dụng CNTT để có được một phương pháp sáng tác mới tạo nên các tác phẩm có hình thức mới, đưa đến người xem cách tiếp cận mới. Cách thức thưởng thức các tác phẩm cũng đã có những thay đổi, tính tương tác đã thể hiện rõ ở nhiều tác phẩm mới. Các tác phẩm Mỹ thuật có sử dụng CNTT đã phản ánh được những vấn đề của cuộc sống, để từ đó bày tỏ những thái độ suy nghĩ về cuộc sống con người trên hành tinh này. CNTT đã trở thành phương tiện để người nghệ sỹ có nhiều cách thức biểu đạt mới và các hình thức nghệ thuật mới như Sắp đặt, Video Art, Sound Art, Multimedia Art đã xuất hiện tại Việt Nam. 23 KẾT LUẬN 1. Thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng rộng không chỉ đối với các ngành khoa học tự nhiên mà còn đối với các ngành khoa học xã hội, trong đó có nghệ thuật. Đối với Mỹ thuật cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng ấy. Những sản phẩm của khoa học, công nghệ đã tạo nên sự thay đổi lớn của nghệ thuật như sự ra đời của máy ảnh, máy quay Nhờ những phát triển của khoa học và công nghệ đã tác động đến các lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có Mỹ thuật. Nhiều hình thức nghệ thuật mới ra đời. 2. Ngay từ năm 1993, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90. Từ đó đến nay nước ta thực sự đã hình thành một xã hội thông tin, CNTT thực sự đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam. CNTT cũng có nhiều ảnh hưởng tới lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật Việt Nam. Đã có nhiều thay đổi công việc sáng tác, phổ biến, quảng bá những sản phẩm Mỹ thuật khi có CNTT. 3. Từ những chuyển biến của xã hội, của Mỹ thuật do tác động của CNTT, NCS đặt ra vấn đề nghiên cứu về“Mỹ thuật Việt Nam - những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin”. Đây là một đề tài mà quá trình nghiên cứu NCS nhận thấy là vấn đề cấp thiết và chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc ảnh hưởng của CNTT đến Mỹ thuật Việt Nam một cách hệ thống và toàn diện. NCS bằng những khảo sát về các khái niệm nghệ thuật và công nghệ thông tin, qua các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sỹ tiên phong quốc tế như Nam June Paik, Jonh Cage, Bill Viola, Otto Piene, Roy Ascott để chỉ ra những ảnh hưởng của CNTT đối với sáng tác nghệ thuật quốc tế, những mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật. CNTT thực sự là công cụ quan trong giúp cho sự tương tác giữa người thưởng thức với tác phẩm nghệ thuật. . 24 4. Thông qua việc khảo sát các cuộc triển lãm từ những năm 90 của thế kỷ XX diễn ra trên khắp cả 3 miền của đất nước, tập trung chính ở 3 thành phố Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, NCS có thể chỉ rõ ra được sự biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam thông qua sự xuất hiện những loại hình nghệ thuật mới như sắp đặt, video art, digital art, multimedia art, Những loại hình nghệ thuật mới này đều có sử dụng các phương tiện CNTT. CNTT đã giúp người nghệ sỹ có được phương tiện sáng tạo mới, phương pháp sáng tác mới tạo nên các tác phẩm có hình thức mới phong phú, cách thức giới thiệu tác phẩm cũng đa dạng hơn. Đối với công chúng, nghệ thuật có sử dụng CNTT đã đem đến một cách nhìn mới, cách thưởng thức mới, tương tác hơn với tác phẩm, tác giả. Đối với xã hội những hình ảnh đưa ra trong các tác phẩm Mỹ thuật có sử dụng CNTT rất sống động, rất thực, rất gần gũi với cuộc sống hiện tại. 5. Việt Nam là một nước sớm du nhập CNTT với tốc độ phát triển vào loại cao của thế giới. Đó chính là những thuận lợi của Mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, khoa học và CNTT chỉ là những phương tiện hỗ trợ người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác. Dù là có phương tiện công nghệ tốt đến đâu mà người nghệ sỹ thiếu cảm xúc, thì tác phẩm nghệ thuật cũng khó đến được với công chúng. Luận án cũng chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của Mỹ thuật Việt Nam trong việc ứng dụng CNTT. 6. Để cho CNTT trở nên phổ biến và ứng dụng trong việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuât tạo hình ở Việt Nam. Vì CNTT là một lĩnh vực công nghệ cao nên muốn sử dụng nó để trở thành một phương tiện hay công cụ trong sáng tạo nghệ thuật, người sáng tác cũng phải có trình độ để nắm bắt và sử dụng thành thạo các sản phẩm công nghệ thông tin. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng chiến lược mở ngành đào tạo các loại hình nghệ thuật có ứng dụng khoa học CNTT. 7. Trước những khó khăn về vấn đề quản lý nghệ thuật đương đại. NCS đưa ra một số giải pháp về vấn đề tiền kiểm và hậu kiểm. Về mặt bảo tồn, lưu giữ và phổ biến tác phẩm mỹ thuật đương đại. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Lê Trần Hậu Anh (2011), “Video một nghệ thuật – Một lịch sử 1965 – 2010 Xem và Suy ngẫm”, Nghiên cứu Mỹ thuật, số 3 (39), tr. 63-69 2. Lê Trần Hậu Anh (2012), “Video Art - Nghệ thuật của những hình ảnh động”, Nghiên cứu Mỹ thuật, số 3+4 (43+44 ), tr. 120-125 3. Lê Trần Hậu Anh (2013), “Thực hành Video Art của sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề văn hóa truyền thống”, Sách Kết nối nghệ thuật và di sản, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_my_thuat_viet_nam_nhung_bien_doi_trong_thoi.pdf