Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Các nghiên cứu tiếp theo cần được mở rộng số lượng các trường đại học trong nghiên cứu điển hình. Phạm vi nghiên cứu cũng không chỉ dừng lại ở khối kinh tế mà còn được nghiên cứu ở các khối ngành khác trong các trường đại học. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần được khảo sát cả 03 miền để có thể đảm bảo tính đại diện. Chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác cũng cần được nghiên cứu định lượng từ góc độ giảng viên, sinh viên để xác định những đánh giá đa chiều về mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, để có thể xây dựng các nhân tố đầy đủ, chặt chẽ trong hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

pdf24 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nghiên cứu trong và ngoài nước thường đề cập đến mục tiêu của từng phía hoặc nhà trường hay doanh nghiệp (người sử dụng lao động), chưa đi sâu vào nghiên cứu làm thế nào để gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, nhất là chưa có nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhân tố hợp tác với doanh nghiệp đối với chất lượng đào tạo trình độ đại học. Mặc dù đã có các nghiên cứu trên thế giới đưa ra các hình thức hợp tác cho riêng trường của mình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của họ. Nhưng chưa có nghiên cứu một cách tổng thể các hình thức hợp tác một cách có hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp đặc biệt là các hình thức nào phù hợp và có thể áp dụng ở Việt Nam 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và phát triển lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo, hợp tác đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại học với doanh nghiệp. - Xác định yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. - Xác định mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Yếu tố hợp tác với doanh nghiệp có mức độ tác động như thế nào trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. - Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của các trường đại học khối kinh tế - Khuyến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế về thông tin, dữ liệu, lý luận, phương pháp nghiên cứu, thời gian, kinh phí,nghiên cứu xác định pham vi nghiên cứu như sau: - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng sẽ được giới hạn trong thời kỳ 2000 – 2011 3 - Về không gian: Nghiên cứu được xác định khảo sát các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên phạm vi Hà Nội là chủ yếu. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. 5. Những đóng góp mới của đề tài Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Cụ thể: Về mặt lý luận: Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận về chất lượng đào tạo trình độ đại học: (1) Đưa ra 6 yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó yếu tố hợp tác với doanh nghiệp được cụ thể hóa thành các yếu tố: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính (2) Nghiên cứu chỉ ra được việc hợp tác hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp là nhân tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các nhân tố hợp tác và xác định mức độ tác động cụ thể của những nhân tố này đến chất lượng đào tạo trình độ đại học. Về mặt thực tiễn: Việc thực hiện hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp nhằm tận dụng nguồn nội lực và ngoại lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng tổ chức trong đào tạo nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu luận án đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các hình thức: (1) Hỗ trợ đào tạo, (2) Hỗ trợ tài chính, (3) Trao đổi thông tin. 6. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học? - Bên cạnh những yếu tố đã được xác định là có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, mức độ ảnh hưởng của yếu tố hợp tác đến chất lượng đào tạo trình độ đại học như thế nào? - Hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp là gì? - Hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp như thế nào thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học? - Thực trạng chất lượng đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối kinh tế thông qua hợp tác với các doanh nghiệp? - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp? 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được tiến hành qua các bước nghiên cứu chính như: (1) Thiết kế mô hình nghiên cứu. (2) Nghiên cứu định tính. (3) Nghiên cứu định lượng. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo trình độ đại học 1.1.1. Khái niệm về chất lượng và đào tạo - Khái niệm về chất lượng: Chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn: (TCVN – ISO 8402) Theo Harvey & Green (1993) chất lượng được thể hiện ở các khía cạnh sau: Sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc; Sự hoàn hảo; Sự phù hợp, thích hợp; Sự thể hiện giá trị; Sự biến đổi về chất. - Khái niệm về đào tạo: Giáo dục và đào tạo cung cấp sức lao động có chất lượng, năng suất cao là một yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, khi môi trường luôn thay đổi tác động đến tổ chức, đến ngành, giáo dục và đào tạo đáp ứng những thay đổi đó và con người có trình độ sẽ nhận biết được sự thay đổi, làm chủ sự thay đổi. Cán bộ chuyên môn là những người được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, có trình độ học vấn cao, có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo một chuyên môn nghiệp vụ nào đó. Căn cứ vào trình độ đào tạo cán bộ chuyên môn có thể chia thành các loại sau: cán bộ trung cấp; cán bộ chuyên môn có trình độ cao đẳng; cán bộ chuyên môn có trình độ đại học; cán bộ chuyên môn có trình độ trên đại học (thạc sĩ và tiến sĩ). Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể. 1.1.2. Các quan điểm về chất lượng đào tạo trình độ đại học (1)Trường phái thứ nhất cho rằng chất lượng đào tạo trình độ đại học là sự vượt trội. Tiêu biểu cho trường phái này là Harvey và Green (1993); (2)Trường phái thứ hai cho rằng chất lượng đào tạo trình độ đại học là sự hoàn hảo nhất quán. Nghiên cứu của Harman, G. (1998), Crosby, B. (1985) chỉ ra sự xuất sắc trở thành hoàn hảo “khiếm khuyết bằng không”; (3) Trường phái thứ ba cho rằng chất lượng đào tạo trình độ đại học là sự phù 5 hợp với mục tiêu. Cách tiếp cận này cho rằng chất lượng đào tạo chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với mục tiêu (Bowles, 1976; Ramsden, 1991; Scott, 2001); (4)Trường phái thứ tư cho rằng chất lượng đào tạo trình độ đại học là giá trị chuyển đổi; (5)Tiếp cận chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua khách hàng. Cách tiếp cận khái niệm chất lượng thông qua khách hàng làm thay đổi quan điểm về chất lượng đào tạo trình độ đại học (Ellis R, 1993). Khái niệm chất lượng đào tạo trình độ đại học cần được đề cập với cách tiếp cận mới toàn diện và phù hợp với bối cảnh, xu thế phát triển đào tạo trình độ đại học hiện nay đó là tiếp cận thông qua khách hàng (Olsen, 2004). 1.2. Một số vấn đề lý luận về hợp tác nhà trường và doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về hợp tác Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; trao đổi thông tin; hỗ trợ tài chính và quản trị tổ chức. 1.2.2. Các hình thức hợp tác (1) Hợp tác tham gia quá trình đào tạo: tổ chức, thiết kế và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo (2) Hợp tác về tài chính: Hợp tác về tài chính là phía doanh sẽ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà trường một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo cho sinh viên, nâng cấp cơ sở vật chất (3) Hợp tác về trao đổi thông tin: tức là phải thiết lập các kênh thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp. 1.2.3. Mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp - Nhà nước tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu nhân lực thông qua cơ chế quản lý, chính sách - Cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực hợp tác, liên kết với nhau - Hợp tác trong đào tạo: Hiện nay, xu hướng hợp tác với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm được áp dụng phổ biến. - Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ khác 6 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ở một số quốc gia 1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore (i) Singapore đã có được chiến lược phát triển giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng hướng tới thị trường lao động và nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế; (ii) Kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của GDĐH theo nhu cầu nhân lực thực tế; (iii) Tạo sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư tài chính giữa các trường đại học nhằm kích thích sự tự chủ và tự quản của trường; (iv) Các trường đại học được hoạt động như một doanh nghiệp. 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ (i) Mỹ có sự phân quyền mạnh mẽ, linh hoạt trong quản lý giáo dục- đào tạo và có hệ thống chính sách hợp lý bám sát với thực tiễn và địa phương; (ii) Tạo được hệ thống thông tin việc làm với quy mô quốc gia cho phép sinh viên cũng như cơ sở đào tạo và toàn xã hội tiếp cận; (iii) Các trường ĐH có nhiều quyền tự trị; (iv) Chú trọng phát triển mối liên kết, hợp tác giữa các trường ĐH với thị trường lao động hay các doanh nghiệp, ngành công nghiệp. 1.4. Phát triển mô hình nghiên cứu từ lý thuyết 1.4.1. Một số lý thuyết nền trong các nghiên cứu trước - Chu trình Deming về chất lượng Về mặt lý luận, việc nhận thức về chất lượng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và khả năng phát triển của tổ chức, trong đó kiểm định chất lượng được thể hiện vai trò “giá đỡ” như hình vẽ dưới đây theo chu trình Deming. - Mô hình quản lý chất lượng đồng bộ (Total Quality Management) Theo A.Tagenbaum (1991), TQM là một hệ thống có hiệu quả, thống nhất hoạt động của các bộ phận khác nhau trong tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai các thma tố chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế nhất, thoả mãn hoàn toàn yêu cầu của người tiêu dùng. - Mô hình các yếu tố tổ chức (Organization Element Model) (1) Chất lượng đầu vào: Trình độ đầu vào thoả mãn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra (2) Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học và các quá trình đào tạo khác (3) Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra (sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so với các tiêu chí định sẵn (4) Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt các yêu cầu công tác của sinh viên tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, của cha mẹ, của cơ quan 7 công tác và của xã hội (5) Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống giáo dục đại học. - Chu trình phát triển giá trị (Value-creation Cycle) Olsen (2004) giới thiệu chu trình phát triển giá trị. Đây là một chu trình nhằm cung cấp một cách nhìn hệ thống về mối liên hệ giữa “nhà sản xuất” (organisation), “sản phẩm” (product), và “khách hàng” (target group); đồng thời nhấn mạnh bốn yếu tố nguồn lực giúp cho mối liên hệ nói trên không ngừng được phát triển: nguồn nhân lực (human resource), nguồn lực tài chính (finance resource), nguồn lực cấu trúc (structural resource), và nguồn lực hợp tác (co-working resource). Chu trình này có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức có tạo ra ‘sản phẩm’ nhằm đáp ứng yêu cầu của ‘khách hàng’. Theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình đào tạo là quá trình có thể điều khiển được thông qua các mối liên hệ chặt chẽ trong quản lý đào tạo như: Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất; Quản lý đào tạo; Kiểm soát chất lượng đào tạo; Hợp tác đào tạo ... Dưới tác động của quản lý, tuỳ thuộc vào yêu cầu đào tạo trong từng giai đoạn mà các yếu tố này có những ưu tiên nhất định. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì các yếu tố đó phải được phối hợp đồng bộ trong toàn bộ các hoạt động của quá trình đào tạo. Căn cứ vào các nghiên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (xem hình 1.5). Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu H5+ H1+ H2+ H3+ H6+ H4+ Chất lượng đào tạo trình độ đại học Hợp tác của doanh nghiệp Chương trình đào tạo Chất lượng đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất Quản lý đào tạo Kiểm soát chất lượng đào tạo 8 Chương 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu mô tả...trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết và các nghiên cứu điển hình về chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. 2.2. Nghiên cứu định tính 2.1.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu cho đề tài là để kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên cơ sở tổng quan lý thuyết về vấn đề nghiên cứu) cũng như xác định mối quan hệ giữa các biến. Do đề tài được thực hiện trong bối cảnh chưa có những nghiên cứu cụ thể về nội dung tương tự ở Việt Nam nên ngoài các thước đo (measurement scale) đã được kiểm định trong một số nghiên cứu trước, cần thiết phải phát triển thêm một vài thước đo cho một số yếu tố mới trong mô hình để tiến hành điều tra khảo sát (nghiên cứu định lượng). 2.1.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu 2.1.2.1. Đối tượng tham gia Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với 06 nhà quản lý ở 6 trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng được phỏng vấn là các nhà quản lý liên quan đến nghiên cứu cũng như hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Đối tượng tham gia phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc trong ngành thấp nhất là 11 năm, cao nhất là 35 năm. Tất cả các đối đượng phỏng vấn đều có trình độ từ tiến sĩ trở lên, trong đó có 03 giáo sư và 03 phó giáo sư. 2.1.2.2. Thu thập và xử lý thông tin Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, bản hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mô hình lý thuyết ban đầu. Các câu hỏi được đặt ra nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc hoặc tại nhà riêng của các đối tượng được phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 60 phút, về các nội dung đã nêu. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn 9 sàng cung cấp các thông tin khi được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh bổ sung các biến H1a, H1b, H1c: Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 2.3. Nghiên cứu định lượng 2.3.1. Thiết kế mẫu Trước tiên tác giả tiến hành chọn mẫu. Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu cho đề tài là để kiểm tra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Ngoài ra phương pháp này được thực hiện để xác định mức độ tác động của các yếu tố lên chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo phương pháp này, tác giả đã tập trung khảo sát các doanh nghiệp là thành viên của VCCI trên địa bàn Hà Nội. Đây là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp, được tổ chức theo những chuẩn mực chung của các nước trên thế giới. Các thông tin về doanh nghiệp ở đây là khá đầy đủ và có độ tin cậy cao. KIỂM SOÁT CLĐT THAM GIA ĐÀO TẠO TRAO ĐỔI TT H1c H2 H4 HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CL ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ SỞ VẬT CHẤT QUẢN LÝ ĐÀO TẠO H3 H5 H6 H1a H1b CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 10 2.3.2. Thu thập số liệu Phiếu điều tra được hình thành trên cơ sở lựa chọn cách đo lường các biến của một số nghiên cứu trước đây về những nội dung liên quan. Ngoài ra thước đo các biến độc lập và phụ thuộc được phát triển dựa trên gợi ý từ kết quả các cuộc phỏng vấn, cách đo lường tất cả các biến còn lại được thừa kế hoặc mô phỏng theo cách đo lường đã được sử dụng và kiểm định trong những nghiên cứu trước đây. Việc xây dựng phiếu điều tra được thực hiện theo quy trình, thông qua lần lượt 05 bước như sau: (1) Xác định khái niệm lý thuyết của các biến và cách đo lường các biến trong mô hình lý thuyết dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trước đây; (2)Xây dựng phiên bản tiếng Việt của phiếu điều tra (từ bản gốc tiếng Anh đối với các thước đo được thừa hưởng hoặc mô phỏng); (3) Kiểm tra độ chính xác, rõ ràng, mạch lạc của phiên bản tiếng Việt với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và tiến hành hiệu chỉnh; (4)Thử nghiệm phiếu điều tra thông qua hoạt động điền phiếu của 05 đại diện doanh nghiệp để đảm bảo không có sự hiểu lầm về các nội dung trong phiếu; (5)Hoàn chỉnh phiên bản chính thức. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát qua thư. Đối tượng khảo sát là các DNVN là hội viên của VCCI 2.3.3. Phân tích số liệu Sau khi thu nhận được các bảng câu hỏi trả lời, tác giả đã tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Tiến hành thống kê để mô tả dữ liệu thu thập. Sau đó, tiến hành các bước (1) kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, bước (2) đánh giá độ độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, và (3) phân tích hồi quy đa biến. 2.4. Kết quả phân tích và kiểm định mô hình Phần này kiểm định sự tác động của các yếu tố lên biến chất lượng đào tạo được phát triển từ thực tế các cơ sở đào tạo thông qua bước nghiên cứu định tính. Kết quả trong bảng dưới hàm ý rằng: các giả thiết H1a, H1b, H1c, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận vì giá trị ý nghĩa thống kê là nhỏ hơn 0.05 (tương ứng: 0.006; 0.006; 0.006; 0.006; 0.000; 0.006; 0.001 và 0.015). Điều này có nghĩa là các yếu tố bao gồm: Hợp tác trao đổi thông tin, tham gia giảng dạy, hỗ trợ tài chính, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. quản lý đào tạo, kiểm soát chất lượng đào tạo có tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học tại các trường đại học khối kinh tế. 11 Bảng 2.19: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) 1.668 .582 2.864 .006 INF .155 .057 .140 2.443 .006 .816 1.242 TRA .151 .053 .135 2.257 .006 .722 1.104 FIN .160 .061 .143 2.410 .006 .718 1.156 PRG .180 .052 .191 3.436 .006 .825 1.058 INS .197 .058 .203 3.225 .000 .642 1.341 LEC .148 .062 .128 2.374 .006 .837 1.145 MAN .209 .069 .162 2.901 .001 .805 1.195 COT .159 .071 .109 2.060 .015 .867 1.124 R Square: 0.518 Durbin-Watson 1.763 Biến phụ thuộc: QUA Chất lượng đào tạo Khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu là 51,8% (R Square = 0.518) điều này có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 51,8 % sự biến động của biến phụ thuộc chất lượng đào tạo. 2.4.6. Mô hình kiểm định M1 và M2 Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua giá trị R2 điều chỉnh. Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết với phương pháp đưa vào một lượt (Enter), theo phương pháp này các biến độc lập và các biến phụ thuộc được đưa vào mô hình cùng một lúc. Kết quả hồi quy tuyến tính bội mô hình có hệ số xác định R2 (coefficent of determination) ở mô hình M1, M2 lần lượt là 0.226 và 0.557 và R2 điều chỉnh (adjusted R square) lần lượt là 0.210 và 0.518. Chi tiết cụ thể: 12 Bảng 2.21: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số xác định R Hệ số xác định R2 Hệ số R2 điều chỉnh Kiểm định F đối với mức độ thay đổi Hệ số Durbin- Watson M1 .478a .226 .210 .76870 M2 .736b .557 .518 .57168 1.762 Như vậy, độ phù hợp của mô hình M1 và M2 là 21% và 51.8%, hay nói cách khác, các biến độc lập ở mô hình M1 giải thích được 21% sự tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo. Khi chúng ta cho thêm biến hợp tác với doanh nghiệp ở mô hình M2 thì các biến độc lập giải thích được 51.8% sự tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học. Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP 3.1. Một số đặc điểm của các trường đại học khối kinh tế Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội đối với các đơn vị đào tạo cán bộ quản lý kinh tế đã thay đổi. Thay vì việc đào tạo cho xã hội những cán bộ chuyên sâu cho một công việc nào đó trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, xã hội sẽ cần đào tạo ra: (i) những cán bộ quản lý ở cấp vĩ mô - những người làm chính sách, làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với vai trò tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các đơn vị kinh doanh; (ii) các nhà quản lý cấp vi mô, quản lý doanh nghiệp với vai trò chèo lái doanh nghiệp, tận dụng được tất cả các nguồn lực và các cơ hội của doanh nghiệp để kinh doanh có lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 3.2. Nghiên cứu điển hình chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại trường đại học Thương Mại Trên cơ sở các vấn đề đặt ra về nhu cầu hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, kết quả phỏng vấn sâu thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận với cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên và cơ sở sử dụng lao động có thể khái quát lại mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp theo bảng 3.5 dưới đây: 13 Bảng 3.5: Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp DOANH NGHIỆP – NHÀ TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG – DOANH NGHIỆP 1. Hợp tác trong việc hỗ trợ nhà trường, nhận sinh viên thực tập, thăm quan, liên hệ thực tế. 2. Doanh nghiệp trao đổi thông tin, cung cấp các báo cáo thực tế. 3. Tham gia giảng dạy một số nội dung trong chương trình có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh. 4. Tham gia chấm luận văn tốt nghiệp và cùng với nhà trường đánh giá sinh viên 5. Doanh nghiệp nhận giáo viên về tìm hiểu thực tế sản xuất, kinh doanh. 6. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn và phối hợp nghiên cứu 1. Hợp tác với doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng sinh viên của trường. 2. Nhà trường tham gia đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hiện có của doanh nghiệp. 3. Tham gia trao đổi kinh nghiệm, tư vấn các hoạt động (quản trị chiến lược, tái cơ cấu tổ chức, kế toán, kiểm toán, tài chính, nhân sự) 4. Nhà trường cung cấp các dịch vụ tư vấn, hợp tác nghiên cứu phục vụ doanh nghiệp phát triển. 5. Nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin, cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo. Biểu đồ 3. Ý kiến CBQL, GV về mức độ tham gia của DN vào quá trình đào tạo của nhà trường 7% 40% 2% 45% 6% Thiết kế chương trình đào tạo Tham gia giảng dạy thực hành Hướng dẫn thực tập cho SV tại trường Hướng dẫn thực tập cho SV tại DN Hỗ trợ tài chính cho đào tạo Qua kết quả khảo sát 100 cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng tham gia của DN vào quá trình đào tạo (Biểu đồ 3) cho thấy việc các chuyên gia ở các DN tham gia hướng dẫn thực tập cho SV tại cơ sở sản xuất kinh doanh của DN là rất cao có đến 45% người được hỏi trả lời có, tiếp theo vấn đề tham gia giảng dạy thực hành tại trường chiếm đến 40%. Như ở biểu 14 đồ trên đã nêu việc các chuyên gia giỏi của DN tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo chỉ chiếm 7 %, điều đó cho thấy giữa nơi đào tạo và cơ sở sử dụng lao động chưa thật sự có được tiếng nói chung cần thiết. Vấn đề hỗ trợ tài chính của DN cho nhà trường trong quá trình đào tạo chỉ có 6% ý kiến được hỏi trả lời là DN đã thực hiện, chiếm tỷ lệ tương đối khiếm tốn. Lý giải về việc này, nhiều cán bộ quản lý và giảng viên cho rằng giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất được lợi ích của hai bên trong quá trình hợp tác đào tạo nhân lực trình độ đại học. Thực tế này xuất phát từ nhận thức chưa toàn diện về nhu cầu và lĩnh vực có thể hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, hay nói cách khác, trường đại học và doanh nghiệp “chưa ngồi lại với nhau”. Điều này đang trở thành lực cản các trường đại học trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần làm khó khăn thêm cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay. Việc tham gia giảng dạy của các doanh nhân sẽ mang lại lợi ích trong hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với nhà trường. Một mặt giúp gắn chặt giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội, người học, nhà trường và doanh nghiệp; mặt khác, sẽ giúp sinh viên có sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân ngay từ đầu, sớm được tiếp cận với thực tiễn môi trường làm việc trong tương lai. Đối với doanh nghiệp, việc tham gia vào quá trình đào tạo như một hình thức đầu tư phi vật chất vào nguồn lực con người, sẽ giúp doanh nhiệp có cơ hội tuyển chọn và nâng cấp nguồn nhân lực, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc, giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp với xã hội. 3.4. Sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trình độ đại học 3.4.1. Tác động của các hình thức hợp tác Sự tác động của các hình thức hợp tác với 03 giả thuyết: H1a; H1b và H1c. + H1a: Trao đổi thông tin tác động dương tới chất lượng đào tạo + H1b: Tham gia đào tạo tác động dương tới chất lượng đào tạo + H1c: Hỗ trợ tài chính tác động dương tới chất lượng đào tạo - Chất lượng đào tạo với hợp tác trao đổi thông tin Giả thuyết (H1a) cho rằng Trao đổi thông tin tác động dương tới chất lượng đào tạo. Đúng như giả thuyết ban đầu, trao đổi thông tin và chất lượng đào tạo có quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa tại β1a = 0.506 với p < 15 0.001. Theo kết quả phỏng vấn, một trong những điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo là sự nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ của doanh nghiệp khi được yêu cầu. Kết quả điều tra đã chứng minh cho nhận định nêu trên khi chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự tham gia hợp tác trao đổi thông tin đối với chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ là 11,6 % trong tổng số các yếu tố ảnh hưởng Việc hợp tác trao đổi thông tin giữa NT và DN đã được thực hiện nhưng mức độ chưa sâu, DN cho biết đã thường xuyên cung cấp thông tin cho NT về nhu cầu lao động hàng năm. Nhà trường thường chủ động hơn bằng cách thành lập các văn phòng hoặc các câu lạc bộ hướng nghiệp cho sinh viên, chủ động liên hệ với DN, tìm kiếm thông tin cung cấp cho SV, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Tính bình quân theo các tiêu chí đo lường về việc trao đổi thông tin (Bảng 3.7), có 45,5% số doanh nghiệp có trao đổi thông tin, 50% không dám chắc về việc trao đổi thông tin và 4,5% số doanh nghiệp không có trao đổi thông tin (từ 2009 – 2011). Vấn đề đáng lưu ý ở đây là 50% các doanh nghiệp không dám chắc về việc trao đổi thông in với nhà trường, như vậy có thể hiểu doanh nghiệp có suy nghĩ về vấn đề này nhưng chưa tiến hành, điều này cũng đúng tâm sự thật của một số lãnh đạo các doanh nghiệp khi phỏng tiến hành phỏng vấn sâu. - Chất lượng đào tạo với hợp tác tham gia đào tạo Giả thuyết (H1b) cho rằng Tham gia đào tạo tác động dương tới chất lượng đào tạo trình độ đại học. Đúng như tuyên bố của giả thuyết ban đầu, kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tham gia đào tạo và chất lượng đào tạo có quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa tại β1b = 0.135. Mức độ ảnh hưởng của sự tham gia đào tạo đối với chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ là 11,1 % trong tổng số các yếu tố ảnh hưởng Theo kết quả khảo sát (Bảng 3.7), khi xác định việc tham gia vào quá trình đào tạo của doanh nghiệp, có 17,8% doanh nghiệp xác nhận đã từng tham gia đào tạo. Trong khi 11,8% số doanh nghiệp không dám chắc về việc đã tham gia đào tạo hay chưa, 70,6% số doanh nghiệp không tham gia đào tạo. Đây chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Thực trạng vấn đề hợp tác thiết kế và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo của NT và DN còn rất yếu kém. Theo kết quả khảo sát (Bảng 3.8) có tới 88,2% cơ sở đào tạo chưa bao giờ thực hiện liên kết này, 5,9% thì cho biết cũng thỉnh thoảng có sự tham gia của DN trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhưng chưa có hiệu quả. Các DN cũng cho biết, DN không có hoạt động liên kết xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo với 16 CSĐT. Vì vậy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, còn thiên về lý thuyết hơn thực hành. - Chất lượng đào tạo với hợp tác hỗ trợ tài chính Giả thuyết (H1c) cho rằng Hỗ trợ tài chính tác động dương tới chất lượng đào tạo. Kết quả phân tích số liệu cho thấy, chất lượng đào tạo và hợp tác hỗ trợ tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa tại β1c = 0.143. Mức độ ảnh hưởng của sự tham gia hợp tác hỗ trợ tài chính đối với chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ là 11,8 % trong tổng số các yếu tố ảnh hưởng Việc tham gia hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp tỏ ra khả quan hơn so với việc tham gia đào tạo, trong đó 11,1% số doanh nghiệp khẳng định có tham gia hỗ trợ tài chính, 27,8 % không dám chắc về điều này và 61,1% không có bất cứ sự tài trợ nào trong đào tạo (Bảng 3.7). Mặc dù có một tỷ lệ chênh lệch rất nhỏ so với hình thức tham gia đào tạo trong hợp tác, nhưng con số 12% doanh nghiệp không hoặc không chắc có tham gia hỗ trợ đào tạo là bằng chứng cụ thể của mối quan hệ giữa hỗ trợ đào tạo với chất lượng đào tạo hiện đang còn rất yếu. Như vậy, tính bình quân trên cả ba khía cạnh thể hiện hợp tác của doanh nghiệp, khoảng 30 % số doanh nghiệp không đạt hoặc không dám chắc về việc hợp tác. Điều đáng trao đổi ở đây là cuộc điều tra đề nghị các doanh nghiệp cung cấp thông tin về sự hợp tác với nhà trường trong những năm gần đây, các lĩnh vực hợp được nêu ra bao gồm: Hợp tác tham gia giảng dạy tại trường; Hợp tác trao đổi thông tin; Hợp tác trong việc DN hỗ trợ tài chính cho nhà trường. Nói cách khác là doanh nghiệp đã có kết quả và câu trả lời cho các nội dung này vì đây là những vấn đề quan trọng mà hầu như các nhà quản lý ở DN đều quan tâm, nhưng chưa có cách giải quyết. Vì vậy, số các doanh nghiệp trả lời theo cách không chắc chắn về những kết quả đã có trong quá khứ (ví dụ không đồng ý, cũng không phản đối việc doanh nghiệp có hợp tác với nhà trường hay không để nâng cao chất lượng đào tạo) thì có thể hiểu là các doanh nghiệp này chưa tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Do đó, doanh nghiệp cần có biện pháp để tham gia hợp tác nhiều hơn nữa với các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo. 3.4.2. Tác động của Cơ sở vật chất Giả thuyết nghiên cứu (H2) cho rằng Cơ sở vật chất tác động dương lên chất lượng đào tạo. Kết quả kiểm định cho thấy, vai trò của cơ sở vật chất có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với chất lượng đào tạo trình độ đại học tại β3 = 0.203. 17 Mức độ ảnh hưởng lớn nhất (16,8 %) so với các yếu tố còn lại, cho thấy tầm quan trọng của cơ sở vật chất với chất lượng đào tạo (Quy tổng mức độ ảnh hưởng của tất cả các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo (∑β) thành 100% để tính toán giá trị này). Theo kết quả điều tra (Bảng 3.7), hầu hết các doanh nghiệp chưa cung cấp các tài liệu mới nhất cho nhà trường, số ý kiến cho rằng DN có tham gia việc cung cấp tài liệu chỉ đạt (12,2% ý kiến); đầu tư trang thiết bị dạy học được các doanh nghiệp quan tâm hơn (29,6% ý kiến); việc đóng góp kinh phí xây dựng trường của các doanh nghiệp cho nhà trường cũng chưa được chú trọng (24,1 ý kiến). Một thực tế, việc xây dựng quỹ học bổng tài năng lại được các doanh nghiệp rất đồng tình và ủng hộ (51,7% ý kiến). 3.4.3. Tác động của Chương trình đào tạo Giả thuyết nghiên cứu (H3) cho rằng Chương trình đào tạo tác động dương lên chất lượng đào tạo. Đúng như giả thuyết đã nêu, chương trình đào tạo có quan hệ có ý nghĩa theo chiều dương với chất lượng đào tạo, mức độ tác động tại β3 = 0.191. Từ kết quả phân tích hồi quy đa biến, có thể thấy rằng trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo là yếu tố có tác động mạnh thứ 2 đến chất lượng đào tạo với mức độ tác động khoảng 15,7 %. Kết quả này cho thấy, DN đánh giá yếu tố chương trình đào tạo có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng đào tạo một phần nguyên nhân là họ chưa thực sự tham gia nhiều vào xây dựng chương trình đào tạo cho nhà trường, chỉ chiếm tỷ lệ 5,9% số doanh nghiệp được hỏi là có tham gia. 3.4.4. Tác động của Chất lượng đội ngũ giảng viên Giả thuyết nghiên cứu (H4) cho rằng Chất lượng đội ngũ giảng viên tỷ lệ thuận với chất lượng đào tạo. Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng đội ngũ giảng viên có quan hệ có ý nghĩa với chất lượng đào tạo tại β5 = 0.128. Theo kết quả phân tích hồi quy đa biến, trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên đứng ở vị trí gần cuối với mức độ ảnh hưởng vào khoảng 10,6%, chỉ hơn nhân tố kiểm soát chất lượng. Trên thực tế, tỷ lệ thời gian dành cho rèn luyện kỹ năng chuyên môn của sinh viên cần rất nhiều, để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có trình độ "nghề" cao, năng lực chuyên môn, đặc biệt là năng lực thực hành nghề nghiệp, nhưng hiện tại đội ngũ giảng viên của các trường đại học vẫn đang triển khai theo hướng "hàn lâm hoá". Kết quả điều tra DN cho thấy chỉ có 5,6% doanh nghiệp được hỏi trả lời có tập huấn, nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm thực tế cho giảng viên. Chiếm tỷ lệ hiệu quả là 18 1,8 / 05. Như vậy, có thể khẳng định đây là một trong nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong các trường đại học khối kinh tế. 3.4.5. Tác động của Quản lý đào tạo Giả thuyết nghiên cứu (H5) cho rằng Quản lý đào tạo tác động dương đến chất lượng đào tạo. Đúng như kỳ vọng, kết quả phân tích số liệu cho thấy, Quản lý đào tạo cũng có mối quan hệ có ý nghĩa với chất lượng đào tạo tại β5 = 0.162 (p < 0.05) chứng tỏ giả thuyết H5 là đúng đắn và đã được khẳng định. Kết quả này cũng cho thấy, mức độ tác động của quản lý đào tạo khá cao, đứng ngay sau mức độ tác động của chương trình đào tạo. Kết quả phân tích mẫu điều tra đã cho thấy sự tác động của Quản lý đào tạo với chất lượng đào tạo cũng tương đối rõ với mức độ tác động khoảng 13.4% sau chương trình đào tạo. Điều này cũng đúng theo kết quả khảo sát, do DN thấy rằng công tác quản lý đào tạo của nhà trường vẫn còn hạn chế, chẳng hạn khâu nhận các phản hồi của các doanh nghiệp về năng lực sinh viên sau khi đào tạo, chỉ có 13,3% số DN được hỏi trả lời có hợp tác với nhà trường ở khâu này. 3.4.6. Tác động của Kiểm soát chất lượng đào tạo Giả thuyết nghiên cứu (H6) cho rằng Kiểm soát chất lượng đào tạo tác động dương đến chất lượng đào tạo. Đúng như giả thuyết đã nêu, kiểm soát chất lượng đào tạo có quan hệ có ý nghĩa theo chiều dương với chất lượng đào tạo trình độ đại học, mức độ tác động tại β6 = 0.109 (p < 0.05). Kết quả kiểm định cho phép kết luận H6 có cơ sở đúng đắn và đã được khẳng định. Kết quả phân tích mẫu điều tra cho thấy sự tác động đến chất lượng đào tạo của Kiểm soát chất lượng đào tạo thấp nhất, chiếm 9%. Điều này rất đúng với thực tế phỏng vấn lãnh đạo DN, họ đều cho rằng một khi các yếu tố khác làm tốt, thì việc kiểm soát cũng chỉ là yếu tố thứ yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Biểu đồ 4. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 11,60% 11,10% 11,80% 15,70%16,80% 10,60% 13,40% 9% Trao đổi thông tin Tham gia đào tạo Hỗ trợ tài chính Chương trình đào tạo Cơ cở vật chất Chất lượng giảng viên Quản lý đào tạo Kiểm soát chất lượng 19 Bảng 3.7 cung cấp thêm kết quả đánh giá của doanh nghiệp về mức độ và hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Bảng 3.7 . Đánh giá của CBQL doanh nghiệp về mức độ hợp tác NT-DN TT Các nội dung hợp tác Mức độ hợp tác (% ý kiến) Hiệu quả hợp tác (điểm tối đa là 5) Chưa Đôi khi Thường xuyên 1 Cung cấp cho nhau thông tin 4,5 50,0 45,5 2,9 2 Huy động chuyên gia của các DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo 88,2 5,9 5,9 2,3 3 Huy động các chuyên gia của các DN tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực tập cho SV 70,6 11,8 17,6 2,8 4 Các DN tạo điều kiện về địa điểm cho SV thực tập 47,1 23,5 29,4 3,9 5 Các DN tạo điều kiện về địa điểm cho SV tham quan thực tế 15,0 60,0 25,0 3,7 6 Các DN hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy cho CSĐT 41,2 23,5 35,3 3,7 7 DN hỗ trợ kinh phí ĐT cho NT 61,1 27,8 11,1 2,7 8 NT tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực của các DN 63,2 31,6 5,3 2,8 9 Tập huấn, nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm thực tế cho giảng viên 83,3 11,1 5,6 1,8 10 Hợp tác giữa NT với DN trong NCKH 82,4 17,6 2,0 11 Các DN tiếp nhận SV tốt nghiệp 41,2 29,4 29,4 3,4 12 Các DN giới thiệu SV tốt nghiệp với các DN khác 56,3 31,3 12,5 2,8 13 NT nhận thông tin phản hồi từ các DN về năng lực đội ngũ nhân lực sau ĐT 66,7 20,0 13,3 3,2 14 NT nhận thông tin từ các DN về những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh chương trình đào tạo 66,7 26,7 6,7 2,6 15 Các hoạt động phối hợp khác 100,0 1,0 20 Qua bảng trên ta thấy mối quan hệ hợp tác giữa NT và DN đã bắt đầu được hình thành, nhưng nội dung hợp tác còn nghèo nàn và hiệu quả còn thấp. Mối quan hệ giữa NT và DN là mối quan hệ nhân - quả, cần được thiết lập hai chiều, hai bên cùng có lợi. Thông qua hợp tác với các DN, các CSĐT xây dựng và điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh, đổi mới mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học v.v để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Mặt khác, các CSĐT sẽ góp phần thiết thực giúp cho các DN có được nguồn nhân lực có chất lượng - lực lượng quyết định sự phát triển các doanh nghiệp. CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐH KHỐI KINH TẾ VÀ DN. 4.1. Một số giải pháp 4.1.1. Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp Hàng năm trường tổ chức ngày hội việc làm. Tại đây các doanh nghiệp, nhà trường và SV được gặp gỡ để trao đổi về công việc cũng như cùng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Mục tiêu và nội dung đào tạo cho từng ngành được cụ thể hoá trên nền tảng chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, điều kiện kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành hoặc địa phương. 4.1.2. Tăng cường cơ sở vật chất Đào tạo gắn với nhu cầu DN còn được thể hiện rất rõ qua việc tăng cường năng lực cơ sở vật chất cho NT. Các DN có thể hỗ trợ giải quyết một phần trong việc xây dựng giảng đường, thiết bị dạy học, và đào tạo tại DN (sử dụng cơ sở vật chất của DN). Các doanh nghiệp có thể cung cấp những tài liệu mới nhất về kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhất, phù hợp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ở thực tiễn sản xuất, kinh doanh phục vụ cho quá trình dạy học. 4.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Thông qua mối quan hệ hợp tác, các trường đại học có điều kiện thu hút các chuyên gia trình độ cao từ doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo với tư cách là giảng viên thỉnh giảng. Họ có thể tham gia dạy lý thuyết chuyên môn, dạy thực hành cơ bản, hướng dẫn thực tập sản xuất cho sinh viên tại các doanh nghiệp và tham gia các hội đồng chấm thi tốt nghiệp. Đồng thời, 21 mối quan hệ hợp tác NT - DN sẽ tạo điều kiện cho giảng viên của các CSĐT tham quan, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiếp cận những kỹ thuật và công nghệ hiện đại, những phương pháp quản lý sản xuất mới. Nhà trường có thể tổ chức cho giảng viên thực tập để rèn luyện tay nghề tại các doanh nghiệp khi có điều kiện, đặc biệt là vào thời gian hè. 4.1.4. Đổi mới về quản lý đào tạo Mối quan hệ NT - DN đặt ra nhu cầu thay đổi trong công tác quản lý của chính các CSĐT để thực hiện các nội dung quan hệ theo mô hình và các cơ chế xác định. Công tác quản lý cần được đổi mới từ khâu kế hoạch, tổ chức và nhân sự, tổ chức thực tiễn và công tác giám sát, kiểm tra đánh giá các hoạt động. Nhà trường cần sắp xếp lại, điều chỉnh tổ chức bộ máy, tổ chức các bộ phận làm nhiệm vụ tư vấn, điều phối, kiểm tra và duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp. Đồng thời điều chỉnh tổ chức của một số bộ phận cho phù hợp với công việc được giao, mối liên kết hạn chế giữa các phòng ban, tổ bộ môn thuộc nhà trường để triển khai mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp đạt hiệu quả. 4.1.5. Cải tiến kiểm tra chất lượng đào tạo Các trường đại học có thể mời các chuyên gia là đại diện DN tham gia các hội đồng chấm thi môn học, thi chuyên môn và thi tốt nghiệp, góp phần đánh giá một cách khách quan và chính xác kết quả học tập của sinh viên. Thông qua đó, các DN nắm chính xác năng lực của từng sinh viên, lựa chọn và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu, có những đề xuất điều chỉnh mục tiêu, nội dung và tổ chức quá trình để nâng cao chất lượng đào tạo. 4.1.6. Hợp tác nhà trường và doanh nghiệp 4.1.6.1. Hợp tác về trao đổi thông tin Cần có sự liên kết thường xuyên giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Giới thiệu việc làm. Nhà trường thông qua Trung tâm này cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về khả năng của trường trong đào tạo nhân lực trình độ đại học; Thu nhận thông tin về nhu cầu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp và người lao động. 4.1.6.2. Tham gia đào tạo Nhà trường và doanh nghiệp cùng hợp tác về thiết kế và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo. Giáo trình và kế hoạch đào tạo được thiết kế một cách thiết thực nhất, tránh tình trạng đào tạo những cái mà xã hội không cần. 22 4.1.6.3. Hỗ trợ về tài chính Ngoài kinh phí nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo, các DN cần đóng góp các nguồn lực cho quá trình đào tạo: kinh phí, tài liệu, trang thiết thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. 4.2. Khuyến nghị 4.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo Nhà nước, cơ quan quản lý cần đưa chủ trương liên kết trường đại học và các doanh nghiệp vào chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và thực hiện triển khai rộng khắp. Đổi mới cơ chế, tạo điều kiện các trường có thể thu hút được doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của nhà trường như tăng kinh phí cho các đề tài, dự án hợp tác với doanh nghiệp hoặc có sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn, tổ chức hội thảo với sự tham gia từ doanh nghiệp, trường đại học. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, gắn chặt giữa Nhà trường với nhà tuyển dụng và doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, tham gia đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở thực hành, thực tập thông qua các hợp đồng. 4.2.2. Với các trường đại học khối kinh tế Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về chất lượng đào tạo, điều tra, khảo sát về việc làm của sinh viên và những nhu cầu của thị trường/xã hội về nhân lực và các hoạt động đào tạo. Nhà trường cần xây dựng một chương trình hợp tác gọi là "Learning & Working", trong đó các SV của trường được doanh nghiệp thuê làm 8 tiếng trong 2 ngày/tuần, chẳng hạn vào thứ 3 và thứ 7. Những SV được chọn vào làm cho doanh nghiệp 2 ngày/tuần đó vẫn phải theo học các chương trình bình thường vào các buổi khác để hoàn thành chương trình cử nhân của mình. 4.2.3. Với doanh nghiệp Chủ động hoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực, thường xuyên trao đổi thông tin với nhà trường về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm đến nguồn nhân lực, các kỹ năng, năng lực cần thiết. Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính, khi sử dụng sinh viên tốt nghiệp, DN trả cho trường một khoản phí (phí đào tạo nghề) bằng 0,5% quỹ lương của doanh nghiệp. Trong trường hợp các sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp mà có đóng góp cho hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ trích một phần doanh thu đó trả cho nhà trường để đầu tư trở lại cho đào tạo. 23 PHẦN KẾT LUẬN 1. Tổng kết các kết quả đạt được của luận án  Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận - Các nghiên cứu trước cho thấy chất lượng đào tạo trình độ đại học là một khái niệm động nhiều chiều, rất khó tìm một định nghĩa chính xác. Từ việc tổng quan nghiên cứu, xác định một số cách tiếp cận khác nhau, luận án đưa ra khái niệm của riêng đề tài về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo trình độ đại học. - Luận án xác định được thêm 01 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo bổ sung vào hệ thống các yếu tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Yếu tố này là Hợp tác với doanh nghiệp. Hơn nữa, luận án cũng đã đưa ra được 3 khía cạnh cụ thể của biến độc lập Hợp tác với doanh nghiệp bao gốm: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính, thước đo cho yếu tố này được phát triển mới dựa trên quá trình tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính.  Những đóng góp mới của luận án về mặt thực tế - Luận án xác định và chỉ ra mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo theo đó giúp nhà trường và doanh nghiệp kiểm soát các yếu tố này theo tỷ lệ tác động để nâng cao chất lượng đào tạo. - Luận án khẳng định sự ảnh hưởng của hợp tác với doanh nghiệp về các mặt trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính trên cơ sở kết quả kiểm định thực nghiệm trên 176 doanh nghiệp đại diện các doanh nghiệp là thành viên của VCCI từ đó các bên liên quan thấy rõ sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. - Luận án cho rằng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hiệp lực giữa trường đại học với nhà nước và các doanh nghiệp được coi là động lực cốt yếu để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học khối kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Sinh viên ra trường có việc làm và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, những nghiên cứu do các trường thực hiện được chuyển giao công nghệ, tri thức cho khu vực sản xuất kinh doanh, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. 2. Những hạn chế của luận án và kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo Về mẫu nghiên cứu: Việc nghiên cứu định tính chỉ thực hiện nghiên cứu điển hình tại 01 trường đại học Thương Mại, toàn bộ thông tin thu 24 được ngoài các số liệu do trường cung cấp, tác giả chỉ thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ tiến hành phỏng vấn sâu 06 lãnh đạo của 06 trường đại học khối kinh tế. Do vậy, quá trình nghiên cứu định tính có thể bỏ sót những phát hiện mới quan trọng từ đội ngũ giảng viên, sinh viên của các trường đại học. Nghiên cứu định lượng áp dụng phương pháp phán đoán (phi xác xuất), tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp là thành viên của VCCI. Số mẫu thỏa mãn điều kiện để thực hiện phân tích n = 176 là đạt yều cầu để chạy mô hình hồi quy. Tuy nhiên, với phương pháp chọn và tỷ lệ so với tổng số mẫu (các DNVN) còn thấp cho thấy vẫn còn những hạn chế nhất định về mẫu nghiên cứu. Về phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với nghiên cứu định tính, mặc dù tác giả đã thực hiện nghiên cứu sâu một trường đại học bằng cách thu thập các thông tin thứ cấp và trực tiếp phỏng vấn những người có liên quan. Tuy nhiên, không phải tất cả những thông tin mong muốn đều có thể khai thác hết được. Trong nghiên cứu định lượng phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua bảng câu hỏi và trả lời trực tiếp (online) qua mạng. Đây là một phương pháp khá mới ở Việt Nam nên tỷ lệ trả lời cũng chưa cao khoảng 68%. Điều này đã có ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo cần được mở rộng số lượng các trường đại học trong nghiên cứu điển hình. Phạm vi nghiên cứu cũng không chỉ dừng lại ở khối kinh tế mà còn được nghiên cứu ở các khối ngành khác trong các trường đại học. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần được khảo sát cả 03 miền để có thể đảm bảo tính đại diện. Chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác cũng cần được nghiên cứu định lượng từ góc độ giảng viên, sinh viên để xác định những đánh giá đa chiều về mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, để có thể xây dựng các nhân tố đầy đủ, chặt chẽ trong hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mặc dù luận án đã đạt được những mục tiêu đề ra nhưng quá trình nghiên cứu không tránh khỏi hạn chế thiếu sót. Các nghiên cứu tiếp theo khắc phục hạn chế thiếu sót này sẽ giúp hoàn thiện hơn cả về lý luận và thực tiễn yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học và tăng cường mối quan hệ hợp tác hai chiều Nhà trường – Doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_phamvannam_tt_3497.pdf