Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu (nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung của giá trị xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa và tỷ trọng hàng thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu giảm đáng kể trong giai đoạn 1995-2012. Đồng thời, những yếu kém về công nghệ chế biến và hoạt động xúc tiến thương mại khiến sản phẩm chế biến của Việt Nam chưa cạnh tranh được về chất lượng và khó thâm nhập các thị trường phát triển.

doc26 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu (nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỮU ÁI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN XUẤT KHẨU (NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU) PHÁT TRIỂN THỦY-BỘ Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – NĂM 2014 Công trình được hoàn thành tại: Học Viện Khoa Học Xã Hội Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Nam Khánh Giao Phản biện1:  GS.TS. Đỗ Đức Bình, Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thiên, Phản biện 3: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng 11 năm 2014 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung của giá trị xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa và tỷ trọng hàng thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu giảm đáng kể trong giai đoạn 1995-2012. Đồng thời, những yếu kém về công nghệ chế biến và hoạt động xúc tiến thương mại khiến sản phẩm chế biến của Việt Nam chưa cạnh tranh được về chất lượng và khó thâm nhập các thị trường phát triển. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành thủy sản xuất khẩu Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng cần tạo dựng các nguồn lực để nhanh chóng thích ứng với các biến đổi nói trên bằng cách nâng cao sức cạnh tranh của mình dựa trên sự sáng tạo, đổi mới là hết sức cần thiết và cấp bách. Đó chính là lý do mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu (nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)”, làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản và các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản và các DNTSXK tỉnh BR-VT. Xác định tầm quan trọng của các các yếu tố, đo lường tác động đến năng lực cạnh tranh và đưa ra các đề xuất các chính sách và giải pháp thiết thực, tăng cường năng lực cạnh tranh ngành thủy sản xuất khẩu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh, thực trạng các nhân tốtác động đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản và các DN TSXK tỉnh BR-VT. Phạm vi nghiên cứu  + Về nội dung nghiên cứu: Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh, các chính sách chiến lược của Nhà nước và những vấn đề khác có liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của ngành thủy sản và các DN TSXK tỉnh BR-VT. + Về mặt không gian: nghiên cứu hoạt động các DN TSXK trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhưng do điều kiện nghiên cứu, việc khảo sát được thực hiện chủ yếu tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; + Về mặt thời gian: nghiên cứu tình hình xuất khẩu của các DN TSXK tỉnh BR-VT, từ năm 2008-2013, các định hướng và giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng trong giai đoạn từ 2015 – 2020. + Thời gian, tiến hành khảo sát các DN TSXK Bà Rịa-Vũng Tàu từ 01/03/2013 - 01/ 10/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực hiện báo cáo gồm nghiên cứu tại bàn có kết hợp điều tra khảo sát các DN TSXK trong tỉnh BR-VT, nhằm kiểm định, và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần phát triển một số lý luận cơ bản về năng lực quốc gia, cạnh tranh của ngành và cạnh tranh doanh nghiệp Thứ hai, giới thiệu được một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh và sử dụng mô hình phân tích định lượng để nhận dạng các nhân tốtác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Bà Rịa-Vũng Tàu, đây có thể coi là một trong những điểm mới của luận án. Thứ ba, trên cơ sở khảo sát phân tích và đánh giá về thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN TSXK tỉnh BR-VT giai đoạn 2008-2013. Tác giả đã rút ra được các thành tựu nổi bật và phát hiện được các bất cập làm hạn chế khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời gian qua. Thứ tư, đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung của ngành thủy sản Việt Nam và các DN TSXK BR-VT phát triển năng lực cạnh tranh bền vững. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, hình vẽ, luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản. Chương 3: Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các DN TSXK BR-VT và của ngành thủy sản Chương 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cac DN TSXK BR-VT và ngành thủy sản đến năm 2020. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu năng lực cạnh tranh, tiếp cận khác nhau và trên các phạm vi khác nhau. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Jayasekhar Somasekharan, Harilal, K. N&Parameswaran M (2012), nghiên cứu về “Đối phó với chế độ tiêu chuẩn: Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành thủy sản Ấn Độ”. Eugene B Rees (2010), nghiên cứu về “Hiệu suất và năng suất: Trường hợp đối với hệ thống quản lý chất lượng thúc đẩy năng suất và hiệu suất thành tựu trong ngành thủy sản New Zealand”, Audronė Balkytė, Manuela Tvaronavičienė (2010), nghiên cứu “Nhận thức về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh phát triển bền vững: các khía cạnh của khả năng cạnh tranh bền vững”. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Bùi Đức Tuân (2010), trong luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến thủy sản Việt Nam” phát triển bền vững và hội nhập thị trường quốc tế. Nguyễn Chu Hồi (2007), trong công trình nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới”. Nguyễn Khắc Minh (2006) trong nghiên cứu “Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của Thành phố Hà Nội”. Phạm Thị Quý (2005), trong đề tài “Chính sách, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. 1.3. Những kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh 1.3.1. Những vấn đề các tác giả đã làm rõ Thương mại tạo điều kiện thuận lợi cũng như có tác động hạn chế bởi các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực. Nhấn mạnh vai trò của các lợi thế của quốc gia trong việc tạo dựng và củng cố năng lực cạnh tranh của một ngành. Phân tích cho thấy kết quả hiện tại của ngành mới chủ yếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự nhiên. Còn nhiều hạn chế như: chất lượng thủy sản, hoạt động xúc tiến xuất khẩu, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản manh mún, vẫn còn đứng trước nguy cơ bất ổn về nguồn nguyên liệu. Trình độ quản trị của doanh nghiệp còn rất thấp. Nhà máy chế biến thủy sản còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. 1.3.2. Những vấn đề các tác giả chưa đề cập tới Hầu hết các tác giả các nghiên cứu trong và ngoài nước kể trên đều dùng phương pháp định tính là chính và chỉ nghiên cứu từng nhân tố riêng lẻ chứ chưa nghiên cứu tổng thể các năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu. Chưa sử dụng mô hình phân tích định lượng để nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu và các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Bà Rịa-Vũng Tàu 1.3.3. Những vấn đề nghiên cứu sinh sẽ tập trung giải quyết trong luận án Một là: Hệ thống hóa và góp phần phát triển một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh quốc gia, của ngành, của doanh nghiệp. Hai là: Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản và các DN TSXK BR-VT. Ba là: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản và các DN TSXK BR-VT đến năm 2020. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN 2.1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành 2.1.1. Các khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. 2.1.2. Các khái niệm năng lực cạnh tranh Được sử dụng không chỉ đối với sự ganh đua giữa các sản phẩm, giữa các DN với nhau mà còn được sử dụng để so sánh năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. 2.2. Các quan điểm đánh giá năng lực cạnh tranh ngành 2.2.1. Quan niệm về “ngành” Khái niệm “ngành” là một phần cơ bản của cơ cấu kinh tế, khi đó ta có ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành dịch vụ. 2.2.2. Quan điểm đánh giá năng lực cạnh tranh ngành Năng lực cạnh tranh cấp ngành sẽ được đánh giá như là năng lực cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp cấu thành ngành chứ không phải là tổng năng lực cạnh tranh của các DN riêng lẻ. 2.2.3. Quan điểm của tác giả về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của DN là thể hiện thực lực, và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. 2.3. Các cấp năng lực cạnh tranh. 2.3.1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Là sự thể hiện ưu thế của sản phẩm về định tính và định lượng so với các sản phẩm khác. 2.3.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được đánh giá thông qua khả năng cạnh tranh về giá và năng lực cạnh tranh ngoài giá. 2.3.3. Năng lực cạnh tranh ngành được đánh giá thông qua khả năng sinh lời của các DN trong ngành, cán cân ngoại thương của ngành, cán cân đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào. 2.3.4. Năng lực cạnh tranh quốc gia được đánh giá thông qua mức độ và tốc độ tăng của mức sống của năng suất tổng thể và khả năng thâm nhập của các doanh nghiệp vào các thị trường quốc tế. 2.4. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh: là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách quan trong kinh tế thị trường. 2.5. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành 2.5.1. Các lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành: phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh của một ngành chịu sự tác động của nhiều nhân tốvà xác định được vai trò của mỗi nhân tố là một bài toán khó. 2.5.2. Phân tích các lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành 2.5.2.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất: là tình trạng về mặt các yếu tố sản xuất, như là chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, vv... 2.5.2.2. Các điều kiện về cầu trong nước: là bản chất của nhu cầu thị trường trong nước về sản phẩm và dịch vụ của ngành. 2.5.2.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan: là sự tồn tại của các ngành cung cấp đầu vào và các ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế và tạo ra các lợi thế cạnh tranh. 2.5.2.4. Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh trong nước: là những điều kiện chi phối cách thức một doanh nghiệp được hình thành, tổ chức và quản lý trong một quốc gia. 2.5.2.5. Vai trò của chính phủ: Chính phủ có thể thể khuyến khích các DN nâng cao tham vọng và hướng khả năng cạnh tranh cao hơn. 2.5.3. Các yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành 2.5.3.1. Nhu cầu thế giới đối với các sản phẩm của ngành: là yếu tố bên ngoài quyết định đến khả năng thành công của doanh nghiệp. 2.5.3.2. Cạnh tranh quốc tế: Mỗi ngành, mỗi quốc gia đều phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh quốc tế. 2.6. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của DN 2.6.1. Các nhân tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh 2.6.1.1. Năng lực quản lý và điều hành được xác định bởi năng lực hoạch định các chiến lược kinh doanh, đầu tư, phân phối, ..... 2.6.1.2. Năng lực cạnh tranh về giá là giảm thiểu chi phí, giá bán sản phẩm, dịch vụ hạ mà vẫn có lãi. 2.6.1.3. Năng lực sáng tạo là lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh động và khai thác kiến thức bên ngoài có hiệu quả để phát triển năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. 2.6.1.4. Năng lực cạnh tranh thương hiệu cung cấp cho người tiêu dùng cả lợi ích chức năng và lợi ích về mặt tâm lý. 2.6.1.5. Năng lực nguồn nhân lực là nhân tố năng động nhất, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh và tham gia cải tiến kỹ thuật. 2.6.1.6. Năng lực tài chính và thanh toán quốc tế là khả năng huy động và sử dụng vốn hiệu quả làm cho năng lực tài chính mạnh lên. 2.6.1.7. Năng lực marketing là chức năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt mục tiêu của DN. 2.6.1.8. Năng lực đầu tư nghiên cứu và triển khai đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, và ứng dụng những công nghệ mới 2.6.1.9. Năng lực công nghệ sản xuất là đổi mới thiết bị, công nghệ, sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh. 2.6.1.10. Năng lực xử lý tranh chấp thương mại yếu sẽ chịu nhiều thua thiệt 2.6.1.11. Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh tốt sẽ thuận lợi và được hỗ trợ từ chính quyền. 2.6.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.6.2.1. Các yếu tố thị trường: Thị trường vừa là nơi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào, thị trường điều tiết hoạt động 2.6.2.2. Các yếu tố luật pháp và chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của xã hội và thị trường. 2.6.2.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ  tốt tạo ra lợi thế cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.7. Xây dựng mô hình và kiểm định năng lực cạnh tranh 2.7.1. Quy trình phân tích;Xác định tầm quan trọng và đo lường của các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của DN. 2.7.2. Một số mô hình lý thuyết phân tích và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu tiếp cận khái niệm năng lực cạnh tranh theo phương pháp định tính và định lượng. 2.7.2.1. Ma trận SWOT 2.7.2.2. Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh 2.7.2.3. Phương pháp của Thompson – Strickland 2.7.3. Các phương pháp xác định mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các DNTSXK BR-VT Các nghiên cứu kinh tế thường sử dụng phương pháp chuyên gia, phân tích hồi quy đa biến, tổng hợp để xác định tầm quan trọng của các nhân tố tác động (trọng số) trong nghiên cứu của mình. 2.7.4. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu BR-VT Có 4 phương pháp cơ bản được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của DN: (1) ma trận SWOT, (2) mô hình kim cương của M. Porter, (3) ma trận hình ảnh cạnh tranh và (4) phương pháp của Thompson – Strickland. Phương pháp được lựa chọn là phương pháp Thompson – Strickland và phân tích SWOT 2.7.5. Lựa chọn các nhân tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các DN TSXK BR-VT: Tác giả đã phỏng vấn chuyên gia và chọn được 11/14 nhân tố bên trong và thêm 3 nhân tố bên ngoài. 2.7.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu + Các nhân tố bên trong có 11 nhân tố năng lực cạnh tranh có mối quan hệ dương với khả năng cạnh tranh của các DN TSXK BR-VT. + Các nhân tố bên ngoài có 3 nhân tố năng lực cạnh tranh có mối quan hệ dương với khả năng cạnh tranh của các DN TSXK BR-V.T Mô hình nghiên cứu đề xuất 14 biến độc lập và 1 phụ thuộc) 2.8. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản trong và ngoài nước 2.8.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản của Thái Lan 2.8.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản của Trung Quốc 2.8.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh BR-VT (Baseafood) 2.8.4. Kinh nghiệm của công ty thủy sàn xuất khẩu Cần Thơ (CASEAMEX) 2.8.5. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu BR-VT Tóm tắt chương 2 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VÀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN BR-VT 3.1. Tổng quan về hoạt động thủy sản xuất khẩu 3.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, ngành Thủy sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Số lượng và công suất, sản lượng thủy sản khai thác đạt 2,6 triệu tấn vào năm 2012. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân 14,9%/năm giai đoạn 2000-2012. Năm 2012, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đi 156 thị trường và các vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng giá trị xuất khẩu đạt 6,2 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2011. Lao động thủy sản vẫn tăng lên 1,45 triệu người năm 2011. Năm 2011 cả nước có 1.147 doanh nghiệp thủy sản, 197 HTX thủy sản, số cơ sở chế biến thủy sản cũng tăng lên 15.429 cơ sở thuộc 783 xã. 3.1.2. Những thuận lợi đối với sản xuất và xuất khẩu thủy sản Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, uy tín đã được thừa nhận ở nhiều nước, các doanh nghiệp lớn trong ngành khá năng động và có độ tập trung ngành lời cao. 3.1.3. Những khó khăn đối với sản xuất và xuất khẩu thủy sản Thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất thủy sản, giá thành sản phẩm thủy sản cao, chưa chủ động được nguồn thức ăn thủy sản, rào cản thương mại gia tăng và hỗ trợ chính sách của Nhà nước kém hiệu quả. 3.1.4. Các thị trường chính của VN và các đối thủ cạnh tranh chính Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 92 thị trường, với tổng giá trị ước tính đạt 2,25 tỷ USD. xuất khẩu cá da trơn thế giới, chiếm hơn 90% thị phần và xuất khẩu sang hơn 130 nước. Cá ngừ vây vàng xuất khẩu thị trường Mỹ, Nhật Bản đến 95,5% năm 2011, xuất khẩu nhuyễn thể lớn thứ hai của Hàn Quốc. 3.1.5. Đánh giá nguồn cung và sức cạnh tranh của ngành thủy sản Năm 2012 cả nước có 1.529 cơ sở sản xuất tôm sú giống và có 185 cơ sở sản xuất tôm chân trắng. Sản lượng nuôi cá da trơn đạt hơn 1,1 triệu tấn năm 2011, đứng thứ 6 trên thế giới về cung cấp nhuyễn thể. 3.1.6. Phân tích so sánh sản phẩm thủy sản của Việt Nam Để đánh giá tốt hơn tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, tác giả phân tích so sánh các sản phẩm theo cả chỉ số hoạt động xuất khẩu và chỉ số thị trường thế giới. và chỉ số các lợi thế so sánh hiện hữu (RCA). 3.1.7. Phân tích SWOT chung ngành thủy sản và từng ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao Điểm mạnh: VN có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản, có thế mạnh khai thác và nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị cao như tôm, cá, các loài nhuyễn thể. Sản lượng đánh bắt tăng mạnh, xâm nhập được trên 100 thị trường. Điểm yếu: Thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường khiến năng suất thấp, nguy cơ dịch bệnh rình rập. Giá tôm XK của Việt Nam cao hơn 2-4 USD/kg so với Indonesia và Ấn Độ. Kiểm soát chất lượng kém ảnh hưởng tới uy tín ngành hàng cá tra của VN. Cá ngừ không đủ phẩm cấp để xuất khẩu có giá trị cao như tươi/sống /đông lạnh. Nhuyễn thể giá trị gia tăng thấp, vì xuất thô nhiều. Cơ hội: Tài nguyên hải sản biển xa chưa được khai thác còn lớn, giá trị cao. Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nuôi tôm. Thị trường xuất khẩu cá tra đa dạng: phi-lê tươi và chế biến. Nhập khẩu nhuyễn thể vẫn đang tăng trên các thị trường quốc tế. Thách thức: Mức độ cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản ngày càng cao, ngày càng nhiều rào cản cả thuế quan và phi thuế quan. Nhập khẩu vào EU giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công. Các vụ kiện VN bán phá giá để bảo hộ sản xuất trong nước của Mỹ. 3.2. Khái quát về hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu BR-VT 3.2.1. Tình hình sản xuất và thủy sản xuất khẩu BR-VT 3.2.1.1. Nuôi trồng và khai thác thủy sản BR-VT Với 8.952 ha diện tích mặt nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt gần 19.000 tấn/năm. 3.2.1.2. Tình hình chế biến thủy sản Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 172 doanh nghiệp chế biến hải sản, trong đó có 42/57 nhà máy chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn HACCP với tổng công suất 250.000 tấn thành phẩm/năm. 3.2.1.3. Tình hình thủy sản xuất khẩu của BR-VT Kim ngạch xuất khẩu Các mặt hàng chủ yếu vẫn là: Surimi, Cá, Mực, Bạch tuộc, Ghẹ, Cua, Tôm sú Các thị trường có thị phần lớn là: EU, Nhật, Hàn Quốc. 3.2.2. Kết luận về doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu BR-VT Những tồn tại: Tình hình phân phối và bảo quản nguyên liệu thủy sản gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh thường xuyên đe dọa - Khả năng tiếp cận vốn khó khăn - Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu. 3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu BR-VT 3.3.1. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tốcạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu BR-VT: Thông qua việc kết hợp giữa hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 3.3.1.1. Nghiên cứu định tính Thiết kế nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu định tính: Thang đo khả năng cạnh tranh gồm 14 nhân tố và 83 biến quan sát 3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin của mẫu khảo sát từ các nhà quản lý trung cao cấp tại các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Thiết kế mẫu nghiên cứu Số phiếu khảo sát phát ra là 420, thu về là 387 phiếu, có 35 phiếu trả lời sót chi tiết hoặc không đủ câu hỏi, phiếu trả lời hợp lệ là 352, được 85,81% đạt yêu cầu nghiên cứu của đề tài. Thông tin mẫu nghiên cứu: Tỷ lệ nam giới trả lời chiếm 92,6% nữ 7,4% cho thấy tỷ lệ nữ làm quản lý trong các DN TSXK BR-VT không cao. 3.3.2. Đánh giá sơ bộ thang đo  Phương pháp đánh giá  Phân tích hồi qui tuyến tính bội, Phân tích dữ liệu bằng các phương pháp như: thống kê mô tả, kiểm định thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Để khẳng định rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, hai công cụ chính được sử dụng là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. 1) Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha: Các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của các DN TSXK BR-VT. 2) Phân tích EFA: thang đo các nhân tốbên trong, bên ngoài và khả năng cạnh tranh của các DNTSXK BR-VT. 3) Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu: Phân tích hồi quy các nhân tốbên trong và bên ngoài đối với khả năng cạnh tranh của các DNTSXK BR-VT. 4) Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính: Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập, giả định quan hệ tuyến tính, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, giả định về tính độc lập của sai số. 3.3.3. Thảo luận kết quả và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: 11 nhân tố bên trong và 03 bên ngoài. 3.3.4. Tầm quan trọng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với KNCT của các DN TSXK BR-VT Nhóm các nhân tố có vai trò quan trọng nhất và nhóm nhân tốcòn lại đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các DN TSXK BR-VT. 3.3.4.1. Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh 3.3.4.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về năng lực cạnh tranh của các DN TSXK BR-VT 3.3.4.3. Phân tích tổng hợp mức tác động và tầm quan trọng của các nhân tố năng lực cạnh tranh bên trong và bên ngoài: Qua đánh giá của 55 chuyên gia về tầm quan trọng và 352 đối tượng khảo sát đều có sự nhận định tương đồng ở 14 nhân tố năng lực cạnh tranh của các DN TSXK BR-VT. 3.4. Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Bà Rịa-Vũng Tàu 3.4.1. Các điểm mạnh cơ bản: Các 8 nhân tố năng lực cạnh tranh có điểm bình quân từ 3,55 đến 3,75 3.4.2. Các điểm yếu cơ bản: Các 8 nhân tố năng lực cạnh tranh có điểm bình quân từ 2,85 đến 3,49 Tóm tắt chương 3 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DN THUỶ SẢN BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ NGÀNH THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020 4.1. Dự báo những nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh đến năm 2020 4.1.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 – 2020 ảnh hưởng đến thủy sản xuất khẩu Việt Nam Dự báo từ nay đến năm 2015, sức tiêu thụ mặt hàng này trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản tăng khoảng 2,1%/năm. 4.1.2. Dự báo về chế biến và thương mại thủy sản đến năm 2020 4.1.2.1. Dự báo tiêu thụ thủy sản thế giới Về mặt cung, sản lượng đánh bắt và NTTS thế giới năm 2011 đạt 154 triệu tấn thủy sản, trong đó 131 triệu tấn dùng làm thực phẩm. 4.1.2.2. Khả năng cân đối cung-cầu thủy sản toàn cầu đến năm 2020 Tổng lượng cầu thủy sản toàn thế giới sẽ thiếu hụt là 14,25 triệu tấn vào năm 2015 và 15,69 triệu tấn vào năm 2020. Dự báo con số này còn tăng lên trên 20 triệu tấn vào năm 2030. 4.1.2.3. Mục tiêu phát triển thủy sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020 4.1.2.3.1. Mục tiêu chung Năm 2015 sản lượng thủy sản tăng bình quân 2,66%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 8-10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD với tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt 5,7 triệu tấn; số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người. 4.1.2.3.2. Mục tiêu cụ thể đến 2020 Tăng trưởng GDP ngành thủy sản 8% - 10%/năm, giá trị xuất khẩu bình quân 6% - 7%/năm, giá trịsản xuất thủy sản bình quân 10% - 12%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu 10-11 tỷ USD/năm. 4.1.2.4. Dự báo về phát triển chế biến và thương mại thủy sản xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Các nhà TSXK cần chú trọng vấn đề thương hiệu, các rào cản thuế quan và phi thuế quan, bảo vệ môi trường, khai thác và NTTS bền vững trong thương mại thủy sản. 4.1.2.5. Dự báo xu thế phát triển thị trường nội địa Cùng với sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo đầu người của Việt Nam tăng Dự báo mức tiêu thụ thủy sản tại thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới. 4.1.2.6. Triển vọng một số thị trường thủy sản xuất khẩu chính của Bà Rịa-Vũng Tàu Mỹ: nhu cầu thủy sản sẽ tăng thêm 2 triệu tấn so với hiện tại. EU: Dự đoán chủ yếu tập trung vào các đối tượng tôm sú và tôm chân trắng, cá nước ngọt và cá biển, nhuyễn thể đông lạnh. Nhật Bản: Nhóm sản phẩm xuất sang Nhật chủ yếu gồm tôm chế biến các loại, mực, bạch tuộc và cá biển. 4.1.2.7. Dự báo quy mô cơ sở chế biến thủy sản tỉnh BR-VT Tổng sản lượng khoảng 476 tấn/năm thì tổng số doanh nghiệp dự kiến khoảng 207 doanh nghiệp. 4.1.3. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 Năm 2015, sản lượng tăng 2,76% năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7-8 tỷ USD. 4.1.4. Định hướng và quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Bà Rịa -Vũng tàu đến năm 2020 (i) Nâng cấp và sắp xếp lại hệ thống nhà máy; (ii) Tăng giá trị xuất khẩu trên cơ sở đổi mới; (iii) Đầu tư mạnh vào xúc tiến thương mại, (iv) Tăng cường áp dụng công nghệ mới, truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường; (v) Phát triển thị trường xuất khẩu; (vii) Tăng cường các giải pháp tạo nguồn lao động. 4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 4.2.1. Nhóm giải pháp chung cho ngành thủy sản Giải pháp quy hoạch chung, Các giải pháp khoa học công nghệ, Các giải pháp đầu tư, tín dụng, Các giải pháp về tổ chức, quản lý, Chương trình xúc tiến thương mại và giải pháp thị trường 4.2.2. Nhóm giải pháp cho từng ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao 4.2.2.1. Tôm: Cần giữ vững và tiếp tục phát triển thị phần và giá trị xuất khẩu của tôm trên thị trường 4.2.2.2. Cá tra: Cá tra là một sản phẩm chiếm thị phần áp đảo trên thị trường xuất khẩu. 4.2.2.3. Cá ngừ: Chuỗi cá ngừ đại dương là một trong các chuỗi sản phẩm hải sản có giá trị cao. 4.2.2.4. Nhuyễn thể: Phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực như nghêu (ngao), hàu, sò, tu hài, 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện các nhân tố bên trong đối với các DN XKTS Thứ nhất, xây dựng hệ thống marketing ngang tầm nhiệm vụ. Thứ hai, nâng cao năng lực hệ thống phân phối. Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng. Thứ tư, đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh doanh bằng cách tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành thủy sản.Thứ năm, chủ động nguồn nguyên liệu 4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện các nhân tố bên ngoài 4.2.4.1. Tăng cường vai trò của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam. Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị chế biến thủy sản của bản thân các doanh nghiệp trong ngành, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. 4.2.4.2. Khuyến khích phát triển các ngành hỗ trợ cho công nghiệp chế biến thủy sản. Phối hợp và bổ trợ cho nhau giữa ngành chế biến và tạo được sự gắn kết mang lại lợi thế vững chắc. 4.2.4.3. Đầu tư hạ tầng cơ sở: Tăng cường phát triển các dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, vận tải, logistics. 4.2.4.4. Xây dựng kho ngoại quan ở nước ngoài Cho đến nay, các DN TSXK Việt Nam chưa có kho ngoại quan theo đúng nghĩa tại nước ngoài. 4.3. Kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 4.3.1.1. Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp 4.3.1.2. Hỗ trợ xây dựng hành lang pháp luật thông thoáng và giúp các DN thủy sản xuất khẩu, hiểu hệ thống luật pháp quốc tế 4.3.2. Kiến nghị với Bộ NN & PTNT 4.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Chế biến và Thủy sản xuất khẩu 4.3.4. Kiến nghị với Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì tăng trưởng nhanh ngành thủy sản là mục tiêu có tầm quan trọng trong chiến lược, nhằm biến lĩnh vực này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng biển, ải đảo của tổ quốc. Công nghiệp thủy sản xuất khẩu đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức từ bên trong và bên ngoài, vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cần được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của riêng ngành thủy sản mà của cả quốc gia. Qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam cũng như sử dụng phương pháp Thompson – Strickland, phân tích định lượng thông qua xử lý số liệu khảo sát và phân tích SWOT để làm rõ các nhân tố cấu thành lợi thế cạnh tranh quốc gia của thủy sản xuất khẩu cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam còn chưa cao. Mặc dù thành tích xuất khẩu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua có nhiều tín hiệu đáng khích lệ, song năng suất chung của ngành còn thấp, thị phần xuất khẩu còn hạn chế, trình độ của lực lượng lao động chưa cao, vv. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh ngành tuy có nhiều tiềm năng và triển vọng, nhưng chưa được phát huy đúng mức, chưa tạo ra được sự vững chắc cho năng lực cạnh tranh của ngành. Thực tế hiện nay, sức cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụng những lợi thế tự nhiên và nguồn nhân lực, những nhân tố được dự báo là sẽ cạn kiệt dần. Trước thực trạng đó, trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển ngành của Chính phủ, tác giả đã mạnh dạn đề xuất ra các hướng giải pháp cần thực hiện để đẩy mạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam, trong đó tập trung vào các vấn đề về sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách, tạo thay đổi về nhận thức của các đối tượng liên quan đối với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh thủy sản xuất khẩu. Về phía các DN TSXK BR-VT cần xác định các định hướng và giải pháp trọng tâm, từ việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, đổi mới sản phẩm, nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các giải pháp về phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu thủy sản xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh chung cho toàn ngành. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Trần Hữu Ái, “Tác động của các yếu tố quản lí đến hiệu suất của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Bà Rịa - Vũng Tàu”, tạp chí Phát triển kinh tế, ĐH KT TP.HCM Số 286, tháng 8/2014. Trần Hữu Ái, ”The effects of managerial factors on performance of seafood exporters in Ba Ria – Vung Tau”, proceeding of the first International Conference on Finance and Economics, Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City, VietnamJune 2nd - 4th, 2014, ISBN: 978-80-7454-405-7, P 688-704. Trần Hữu Ái, “A connection between corporate culture and employee commitment to the organization: a case study Saigontourist in Vietnam”, proceeding of the first International Conference on Finance and Economics Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City, VietnamJune 2nd - 4th, 2014, ISBN: 978-80-7454-405-7, P 670-687. Trần Hữu Ái, “N\hân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong các DN TSXK VN. Trường hợp các DN TSXK Bà Rịa - Vũng tàu”, tạp chí Phát triển kinh tế, ĐH KT TP.HCM Số 269, tháng 3/20134. Trần Hữu Ái, “Tác động của năng lực lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên”, tạp chí Nhân lực KHXH, Học viện KHXH HN Số 01, tháng 12/2012. Trần hữu Ái, “Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo tại các DN nhỏ và vừa”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh Tế HN, Số 412 tháng 9/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_tien_si_tieng_viet_8529.doc