[Tóm tắt] Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TPP được ky kết sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam noi chung và ngành dệt may noi riêng. Ngành dệt may nước ta trong thời gian qua đa co sự phát triển mạnh mẽ, co đong gop rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xa hội. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, đa đạt được các mục đích: Hệ thống hoa và phát triển ly luận về cạnh tranh noi chung và cạnh tranh cua ngành dệt may trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia TPP. 1. Luận án phân tích và chỉ ra nhưng tồn tại, hạn chế cua các kết quả nghiên cứu trước đây co liên quan đến lĩnh vực năng lực cạnh tranh ngành dệt may từ đo thấy ro khoảng trống, nhưng vấn đề còn tồn tại, nhưng vấn đề chưa được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cua ngành dệt may Việt Nam 2. Luận án đa làm rõ các bản chất cua cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hương đến năng lực cạnh tranh, các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3228 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng Nai, cụm ngành dệt may Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là hai vùng chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp dệt may của ngành. 4. Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn về nội dung năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, cụ thể là TPP. 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị và đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành: Việc sử dụng phối hợp cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị sẽ giúp phân tích và nhận diện một cách toàn diện những lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đồng thời có thể đánh giá được tính liên kết, hỗ trợ của các nhà cung ứng dịch vụ, các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ đối với những hoạt động cốt lõi của ngành dệt may. Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp SWOT, phương pháp phân tích hệ thống...... - Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, Hiệp hội bông sợi, Ngân hàng thế giới, Uncomtrade, WTO, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm WTO, Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các hội thảo về FTA thế hệ mới, ngành dệt may và TPP, .. - Quy trình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam được thực hiện theo các bước sau: 4 Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành, ngành dệt may Bước 2: Xác định cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Bước 3: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp các điểm mới như sau Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung về năng lực cạnh tranh, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Đã phân tích các cấp độ cạnh tranh ngành dệt may và đưa ra bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Trên cơ sở vận dụng mô hình Dunning John, luận án đã đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP) và làm rõ ảnh hưởng của những cam kết FTA thế hệ mới đối với chiến lược; đầu tư nước ngoài; điều kiện sản xuất; cấu trúc và cạnh tranh ngành dệt may cũng như đối với các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may và các ngành công nghiệp có liên quan. Luận án đã rút ra được bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP), trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành dệt may phát triển. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn vừa qua; đưa ra được những kết luận xác đáng về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào TPP cũng các FTA thế hệ mới khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ bản chất về năng lực cạnh tranh ngành, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Đồng thời chỉ rõ đặc điểm; tiêu chí đánh giá, các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may để làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và ngành dệt may nói riêng. Luận án cũng đã sử dụng mô hình "kim cương" của Dunning với 6 nhân tố cơ bản để làm cơ sở lý luận nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). * Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của các nước, đồng thời rút ra những kết quả nổi bật và những điểm yếu cần được khắc phục của ngành dệt may Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam, điều này có ý 5 nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi trong bối cảnh mới. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp làm cơ sở để đưa ra các kế hoạch, chiến lược, chính sách. phù hợp để tận dung tối đa cơ hội, khắc phục, hạn chế những thách thức mà các FTA thế hệ mới nói chung, TPP nói riêng mang lại cho ngành dệt may cũng như các ngành sản xuất khác của Việt Nam. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kết cấu của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Chương 4: Quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 1.1.1. Các lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh Michael Porter, đã đề xuất mô hình 5 áp lực. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Krugman; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ; Có nhiều tác giả như M. Porter và K.Ketels đã thảo luận năng lực cạnh tranh, các vấn đề xung quanh năng lực cạnh tranh, quan điểm về năng lực cạnh tranh. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh ngành Tiêu biểu là các nghiên cứu của Theo Liên Hiệp Quốc; Porter (2008); Van Duren (1991) 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành Về các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh ngành thì có các nghiên cứu như: Nghiên cứu của Sajee B. Sirikrai & Jonh C.S Tang (2006), thị phần thị trường (Anderson & Soha, 1999; Lau, 2002); doanh số bán hàng; tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng (Anderson &Sohal, 1999; Li, 2000); và năng suất lao động (Noble, 1997; Ross,) Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành thì có, nghiên cứu Michael E.Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Hay là nghiên cứu của Dunning John (1993), tác giả đã mở rộng mô hình kim cương của Porter trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập của kinh tế thế giới 1.1.4. Các nghiên cứu về ngành dệt may, nâng cao năng lực ngành dệt may Đáng giá về ngành dệt may các nước có các nghiên cứu như: Bài viết của tác giả Mohammed Ziaul Haider (2007) về cạnh tranh của ngành công nghiệp may Bangladesh ở các thị trường lớn; Michaela D. Platzer, Sản xuất dệt của Hoa Kỳ và Hiệp định TPP(2013), bài viết đã đưa ra các nhận định về sự phát triển của ngành dệt Mỹ khi tham gia TPP; M.Zakir Hossain(2010): Báo cáo về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam; Vanzetti, David and Pham Lan Huong (2014), "Quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn lao động, và TPP"; Fukunishi và Yamagata (2014), " Ngành công nghiệp may ở các nước có thu nhập thấp: Một con đường đi lên công nghiệp hóa" ; Ingvild Bakken (2014), "Nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn may mặc: Một phân tích về cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển Châu Á với Trung Quốc trong xuất khẩu hàng may mặc". 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành. Lý luận về cạnh tranh thì có nghiên cứu của Tôn Thất Nguyễn Thiêm; hay năng lực cạnh tranh của Bạch Thụ Cường . nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng (2013): “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam”; Bùi Đức Tuân (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam; 7 Vương Quốc Thắng (2015), "Năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế" .. 1.2.2. Các nghiên cứu về ngành dệt may và cạnh tranh dệt may 1. Nghiên cứu về ngành dệt may, sản phẩm dệt may có: Cuốn sách (2014) "Chuỗi giá trị sản phẩm điện tử và may mặc trên địa bàn thành phố Hà Nội" do Nguyễn Đình Dương biên soạn; Nguyễn Anh Dương, Đặng Phương Dung, "Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do(FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may"; Đinh Trường Hinh (2013),“ Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam: tạo việc làm và thịnh vượng trong một nền kinh tế thu nhập trung bình"; Bộ KHĐT đề án “Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. 2. Nghiên cứu về cạnh tranh ngành dệt may: Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung; Bài viết của các tác giả Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010); Lê Anh Tuấn(2013), "Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt nam"; Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế: "Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may – Thời trang theo địa phương"; Viện Chính sách Công/Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2013) Báo cáo: "Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP và một số địa phương lân cận”; Bộ Công Thương (2013):“Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển ngành dệt may và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại”. .. 3. Các nghiên cứu về TPP và ngành dệt may có các nghiên cứu như: Hiệp hội dệt may Việt Nam (2013): "Báo cáo khảo sát nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam 2013"; Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (2014): Báo cáo nghiên cứu, "TPP – Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam" ; Trần Thị Thu Hiền (2013),“Dự báo tác động của hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản”; Phạm Minh Đức (2014) Ngân hàng Thế giới, "Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)"; .. 1.2.3. Tổng quan về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Canada, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malasia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, là hạt nhân hình thành khuôn khổ phát triển thương mại khu vực và thế giới đáp ứng yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. TPP là Hiệp định tiếp cận thị trường toàn diện, đảm bảo sự dịch chuyển tự do của các yếu tố sản xuất thông qua việc cam kết loại bỏ nhanh thuế xuất khẩu, nhập khẩu, rào cản phi quan thuế; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử; tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, mang đến những lợi 8 ích mới cho sản xuất kinh doanh, cho người lao động cũng như người tiêu dùng (gồm có 30 chương). 1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu 1.3.1. Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu Thứ nhất, Các nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và đưa ra các nhận định và đánh giá khác nhau về cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh ngành, các quan điểm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành.... Thứ hai, Một số nghiên cứu đã đánh giá về của dệt may Việt Nam cũng như ngành dệt may toàn cầu như: nguồn nhân lực, tài chính, công nghiệp phụ trợ ngành may, chuỗi giá trị của ngành dệt may, thực trạng cụm ngành dệt may... . Thứ ba, Các nghiên cứu về thực trạng ngành dệt may, cơ hội và thách thức của ngành dệt may khi tham gia các FTA thế hệ mới. Thứ tư, Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để phân tích, đánh giá ngành dệt may, cạnh tranh ngành dệt may... nhưng các phương pháp chỉ đánh giá được ở những vấn đề cụ thể. 1.3.2. Khoảng trống cần nghiên cứu. Ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua đã vươn lên là một trong những ngành công nghiêp chủ lực, có vai trò và vị trí quan trọng trong tiến trình hội kinh tế thế giới. Đặc biệt là khi nước ta ngày càng tham gia nhiều FTA thế hệ mới, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy đã có một số nghiên cứu về cơ hội và thách thức cũng như tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam. Nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào làm rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trước khi tham gia TPP 1.3.3. Khung nghiên cứu của luận án 9 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY. 2.1. Các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngành 2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Nhìn chung các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, hay “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh”, được sử dụng nhiều ở nước ta, trong đó: Theo M.Porter thì, năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất . Theo Krugman thì, năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi. Diễn đàn Kinh tế thế giới lại quan niệm “năng lực cạnh tranh là khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao và bền vững”. 2.1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh. Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nhưng nhiều nghiên cứu đã đồng nhất quan điểm có 4 cấp độ cạnh tranh như sau: 1. Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường kinh tế chung, đảm bảo phân bố hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. 2. Năng lực cạnh tranh ngành: Theo Van Duren (1991) cạnh tranh ở cấp độ ngành là “năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước”; còn theo Ash, Brink, L.(1992) cho rằng “một ngành được coi là có tính cạnh tranh khi ngành này có khả năng tạo lên lợi nhuận và tiếp tục duy trì được thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế”. 3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2006), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng. 4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là sự vượt trội của chúng so với sản phẩm hay dịch vụ cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường, là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường. 2.1.3. Các quan điểm về ngành và đánh giá năng lực cạnh tranh ngành 2.1.3.1. Các quan điểm về ngành Hiện nay khái niệm về “ngành” được sử dụng trong nhiều điều kiện và có nhiều ý nghĩa khác nhau theo các quan điểm cụ thể. Theo Porter, một ngành (sản phẩm hay dịch vụ) là một nhóm doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm hay dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau. Trong luận án này, khái niệm ngành được hiểu như là tập hợp các doanh nghiệp 10 cùng cung cấp một loại sản phẩm cho cùng phạm vi thị trường. Như vậy, xét trên phương diện cạnh tranh, một ngành của một quốc gia sẽ bao gồm các doanh nghiệp của quốc gia đó cùng tham gia cung cấp một chủng loại sản phẩm và sẽ cùng cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác, trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước. 2.1.3.2. Các quan điểm đánh giá, phân tích năng lực cạnh tranh ngành Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành, có nhiều quan điểm khác nhau. Trong luận án này, năng lực cạnh tranh cấp ngành sẽ được đánh giá như là năng lực cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp cấu thành ngành của một quốc gia chứ không phải là tổng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp riêng lẻ. Hiện nay có khá nhiều cách để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành, tuy nhiên trong luận án tác giả trình bày bốn quan điểm: - Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dựa trên quan điểm tân cổ điển: - Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm quản trị chiến lược - Phân tích năng lực cạnh tranh ngành theo chuỗi giá trị - Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm tổng hợp Trong luận án tác giả cũng lựa chọn quan điểm tổng hợp để phân tích năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới. 2.2. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may 2.2.1. Vai trò của ngành dệt may Ngành dệt may có các vai trò như: đóng góp vào sự phát triển kinh tế; phục vụ nhu cầu người tiêu dùng; đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế; góp phần tạo việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may Mỗi ngành sản xuất đều có những đặc điểm, đặc thù riêng. Nhưng xét trên góc độ năng lực cạnh tranh thì Ngành dệt may cũng có các đặc điểm cơ bản như sau: Do đặc thù của ngành dệt may là vai trò của các ngành công nghiệp hỗ trợ là rất lớn Ngành dệt may có xu thế dịch chuyển từ nơi có chi phí cao đến nơi có chi phí thấp hơn. Ngành dệt may chịu ảnh hưởng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật có khả năng tác động vào ngành dệt may.. 2.2.3. Các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may Theo nhiều nghiên cứu thì ngành dệt may có 4 cấp độ cạnh tranh: Cấp độ 1 chủ yếu dựa giá nhân công; Cấp độ hai, yếu tố công nghệ của máy móc thiết bị là quan trọng; Cấp độ 3, đây là cấp độ cạnh tranh tương đối phức tạp, đòi hỏi quá trình tích lũy và phát triển dài lâu, đòi hỏi nguồn lực tích lũy phải đủ lớn; Cấp độ 4, Ở cấp độ này gồm 2 nhân tố chính: Thương hiệu và Công nghệ vật liệu. 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may 2.2.4.1.Thị phần xuất khẩu. 2.2.4.2. Năng suất lao động 11 2.2.4.3. Doanh thu 2.2.4.4. Lợi nhuận 2.2.4.5. Hệ sế lợi thế so sánh hiển thị ngành 2.2.4.6. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. M. Porter đã đưa ra phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúc đối với mỗi ngành, dù hoạt động trong hay ngoài nước, bản chất cạnh tranh nằm trong 4 nhân tố và các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra động lực khác nhau cho cạnh tranh ngành: Điều kiện về yếu tố sản xuất; Điều kiện cầu; Những ngành hỗ trợ và liên quan; Năng lực và cơ cấu ngành. Để phù hợp hơn với điều kiện mới thì Dunning J. (1988) đã dựa trên mô hình ‘kim cương’ của Porter để xây dựng mô hình ‘kim cương’ cải tiến khi sử dụng thêm 2 yếu tố là Nhà nước và đầu tư nước ngoài. Ngoài 4 yếu tố trên của mô hình "kim cương", yếu tố bên ngoài là vai trò của Nhà nước cũng tác động đến mô hình này. Sơ đồ 2.2: Mô hình viên kim cương áp dụng luận án Nguồn: Dunning John (1988), Explaining International Production, Unwin Hyman, London, và tổng hợp của tác giả Mô hình này rất cần khi xem xét, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Chính vì vậy Luận án sẽ sử dụng Mô hình kim cương của Dunning J. (1988) khi xem xét, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của dệt may: Nhân tố điều kiện yếu tố sản xuất ngành dệt may; Điều kiện cầu về dệt may; Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh các công ty trong ngành dệt may; Các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan; Vai trò Nhà nước; Đầu tư nước ngoài ; Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 12 2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 2.4.1. Kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á 2.4.2. Kinh nghiệm của các quốc gia Nam Á 2.4.3. Kinh nghiệm của các quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 2.4.4. Bài học rút ra để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam 13 Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 3.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 3.1.1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam - Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1990 - Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2007 - Giai đoạn từ năm 2008 đến nay 3.1.2. Thị trường và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Gồm có thị trường Mỹ, thị trường EU, Nhật Bản, thị trường nội địa. 3.1.3. Chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam. Công đoạn may của Việt Nam hiện nay sử dụng hơn 8,5 tỷ m2 vải trong đó nhập khẩu gần 7 tỉ m2, còn lại trong nước cung cấp hơn 1,5 tỷ m2. Tuy nhiên nguyên vật liệu này Việt Nam chưa thể sản xuất nên hầu hết đều phải nhập khẩu, điều này đã dẫn đến việc lệ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu và giá vật liệu từ nước ngoài Bảng 3.2: Năng lực của mỗi khâu đoạn trong chuỗi dệt may Việt Nam so với toàn cầu hiện nay. Khâu đoạn Chi tiết Đơn vị Sản lượng Tỷ lệ VN/ toàn cầu (%) Toàn cầu Trung Quốc Việt Nam Nguyên liệu Bông Triệu tấn 27 7,3 0,005 0,018 Xơ Triệu tấn 48 29 0.2 0.41 Kéo sợi Cọc sợi Triệu 250 120 6,2 2.48 Dệt Vải Tỷ m² 170 86 1,7 1.00 Xuất khẩu May mặc Tỷ USD 770 247 24 3,2 Nguồn: Báo cáo khảo sát ngành dệt may năm 2013 và tổng hợp của tác giả 3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam . 3.2.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất của ngành dệt may. - Nguồn nhân lực của ngành dệt may - Chất lượng nguồn nhân lực - Nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn - Trình độ công nghệ - Cơ sở hạ tầng 3.2.2. Cầu thị trường - Chi tiêu của người dân Việt Nam - Chi tiêu của các nước trên thế giới và các nước thành viên TPP 14 3.2.3. Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành dệt may. - Phân bổ doanh nghiệp dệt may trên cả nước không đồng đều - Sự sụt giảm của khối doanh nghiệp trong nước và sự tăng trưởng nhanh, ổn định của khối FDI - Xuất khẩu dệt may Việt Nam chủ yếu nằm ở khâu gia công, sử dụng công nghệ thấp, giá trị gia tăng thu lại không cao - Nút thắt cổ chai trong khâu dệt, nhuộm, hoàn tất So với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, chi phí lao động của dệt may Việt Nam tương đối thấp nhưng chi phí sản xuất – kinh doanh lại không hề thấp - Giá bán các mặt hàng của dệt may Việt Nam so với các nước là tương đối cao, chất lượng sản phẩm chưa cao 3.2.4. Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ ngành dệt may. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may năm 2013 là khoảng 1.278 doanh nghiệp, chiếm 31,26% tổng số doanh nghiệp toàn ngành. Các doanh nghiệp sản xuất vải chiếm số lượng cao nhất 52%, tiếp theo là các doanh nghiệp sản xuất sợi, chỉ may 22% và nhuộm, hoàn tất là 14%. Những con số rất thấp trên về hàm lượng giá trị nội khối cho thấy sẽ là một thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam để dịch chuyển nguồn cung ứng đầu vào vốn phần lớn đang ở Trung Quốc, Đài Loan sang các thị trường thuộc TPP. Về đầu vào, dệt may Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó 39,34% là từ Trung Quốc. Các ngành nhuộm và hoàn tất, ngành máy móc – thiết bị dệt may, ngành hóa chất, ngành thời trang, các ngành phụ liệu khác, hoạt động marketing và phân phối còn hạn chế 3.2.5. Đầu tư nước ngoài đối với ngành dệt may. Trong giai đoạn vừa qua ngành dệt may đã thu hút được lượng vốn FĐI khá lớn, với nhiều dự án có quy mô. 3.2.6.Vai trò của Nhà nước Các yếu tố tạo nền tảng để tạo sự phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam là quy hoạch khu công nghiệp; hạ tầng giao thông; vấn đề về môi trường, xử lý nước thải; ổn định về chính sách thuế, phí, thủ tục,chính sách tiền lương. Các chủ trương, chính sách của chính phủ đã và đang hỗ trợ tích cực cho ngành. Mặc dù vậy chính sách cho phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may còn nhiều hạn chế như: Quy hoạch ngành dệt may, Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ , Chính sách đào tạo, Chính sách về lao động, tiền lương, Chính sách thuế, Chính sách tỷ giá, tín dụng, Chính sách môi trường.. 3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam thông qua một số tiêu chí. 3.3.1. Thị phần xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. 15 Tính đến năm 2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 7 trong số 10 nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu. Đến năm 2014 nước ta đã vươn lên vị trí thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu dệt may. Trong giai đoạn 2005 – 2013, ngành dệt may Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới. Trong giai đoạn này dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt trên hai con số là 17,5%. Một tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, vượt trên cả Trung Quốc, Ấn Độ, Băngladesh nhưng chủ yếu là sản phẩm may mặc, còn sản phẩm dệt thì tăng trưởng chậm. 3.3.2. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam. Trong giai đoạn 2009 -2014, NSLĐ của ngành dệt may nói chung, ngành dệt và ngành may nói riêng đều có xu hướng tăng. Trong đó tốc độ tăng NSLĐ của ngành dệt cao hơn ngành may (Biểu đồ 3.12). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 NSLĐ ngành dệt- may NSLĐ Ngành may NSLĐ Ngành dệt Biểu đồ 3.12: Năng suất lao động của ngành dệt may. Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của tác giả. Hiện nay năng suất lao động là một trong những điểm yếu của Việt Nam, không chỉ riêng trong ngành dệt may mà là thực trạng chung cho cả nước. Năng suất lao động bình quân chung tại Việt Nam rất thấp nếu so với các nước trong khu vực 40% của Thái Lan cũng như so với một số quốc gia thành viên TPP. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2. 3.3.3. Doanh thu của ngành dệt may Việt Nam. Doanh thu của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2014 đều có xu hướng tăng, doanh thu của cả ngành may và ngành dệt đều tăng (Biểu đồ 3.13). Doanh thu của cả ngành dệt và ngành may đều tăng. Doanh thu ngành may hơn 80% là do xuất khẩu mang lại. Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu dệt may của Việt Nam tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên có một điều nghịch lý của ngành dệt may Việt Nam là doanh thu tăng nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm. 16 3.3.4. Lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam. Dù tăng trưởng đạt mức cao nhưng về bản chất lợi nhuận ngành dệt may vẫn thấp. Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành dệt may thấp khi tỷ suất lợi nhuận 5 - 10%, và 70% đơn thuần là cắt may, nhưng để chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, đòi hỏi phải có đầu tư lớn cả về nguồn công nghệ và nhân lực. Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam so với Trung Quốc năm 2010 thì nhìn chung là các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc. 3.3.5. Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam. Khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như: TPP, Việt Nam – EU, AEC., dệt may Việt Nam được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh lớn. Chỉ số lợi thế so sánh cân đối (RCSA) của ngành dệt may Việt Nam so với TPP: Nhìn vào bảng ta thấy lợi thế so sánh cân đối của ngành dệt may Việt Nam so với TPP là 0,8, điều này cho thấy khi Việt Nam gia nhập TPP thì ngành dệt may có lợi thế rất lớn; Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) của Việt Nam so với các quốc gia TPP: Liên quan đến các sản phẩm sản xuất, Việt Nam thì các sản phẩm có lợi thế so sánh lớn như: ngành may mặc, dệt may,... Các loại hàng dệt kim hoặc móc (HS60) và Bông nỉ, nỉ và các sản phẩm không dệt; các loại sợi xe đặc biệt;thì Việt Nam có lợi thế so sánh không cao so với các nước Malaisia, Nhật Bản, Australia, 3.3.6. Nghiên cứu và phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Theo kết quả của Khảo sát doanh nghiệp năm 2011 do Tổng cục Thống kê thực hiện, tính trong số doanh nghiệp đã trả lời, tổng chi phí cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu khoa học là tương đối thấp. Ở khâu này dệt may Việt Nam cần có một thời gian khá lâu nữa mới theo kịp các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 3.4. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. 3.4.1. Những kết quả đạt được Một là, Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là ngành sản xuất, xuất khẩu chủ chốt của nền kinh tế, giữ vị trí quan trọng trong tăng trưởng GDP và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Một số chính sách của nhà nước hỗ trợ cho ngành dệt may đã có hiệu quả. Hai là, Xét về thị phần, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Doanh thu và thị phần của ngành dệt may không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may nằm trong top 5 thế giới. Trong cả chuỗi giá trị dệt may thì may là khâu có thế mạnh nổi trội nhất có khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU,..Công tác quảng bá và xúc tiến thương mại ngày càng được mở rộng bằng việc tham gia các FTA, nhất là FTA thế hệ mới. Ba là, Thị trường nội địa ngành dệt không chỉ tập trung vào mảng xuất khẩu như nhiều năm trước, thời gian qua, các doanh nghiệp dệt - may đã coi trọng hơn thị trường 17 trong nước khiến cho thị trường dệt - may nội địa ngày càng khởi sắc. Một số thương hiệu của ngành đã được người tiêu dùng biết đến. Bốn là, Thiết bị ngành may đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã thay đổi phù hợp hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa toàn ngành dệt may đã được tăng lên đáng kể và có xu hướng tăng lên, mặc dù chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. 3.4.2. Hạn chế Thứ nhất, giá trị gia tăng của ngành dệt may Việt Nam còn thấp, phương thức gia công xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu. Bên cạnh đó ngành dệt may tập trung quá lớn vào thị trường xuất khẩu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.vốn là thị trường khó tính và rất khó kiểm soát, dễ bị tổn thương. Trong khi đó thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức, còn để ngỏ cho những quốc gia lân cận. Chi phí sản xuất của ngành dệt may Việt Nam cao mặc dù chi phí nhân công tương đối thấp. Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn kém. Công tác xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường còn hạn chế. Thứ hai, công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may nhìn chung còn kém phát triển cả về chất lượng và chủng loại; sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tác động. Công nghệ, thiết bị, máy móc ngành dệt thiếu đồng bộ, chưa hiện đại, thiếu vốn đầu tư nên năng lực sản xuất của ngành dệt chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành may xuất khẩu đẫn đến tình trạng "Cái ngành dệt có, ngành may không cần; Cái ngành may cần, ngành dệt không có". Thứ ba, năng suất lao động ngành dệt may còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao và nhân lực cho ngành dệt, nhân lực marketing, quản trị doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), trong đó đặc biệt là khâu thiết kế mẫu mã vẫn đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Xét về cấp độ năng lực cạnh tranh của ngành thì ngành dệt may Việt Nam đang ở cấp độ 2, cấp độ trung bình Thứ tư, Cụm ngành dệt may nước ta đã hình thành nhưng còn mờ nhạt, chưa hiệu quả, liên kết ngang cũng như liên kết dọc của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đang cạnh tranh chủ yếu ở hoạt động gia công cho phân khúc thấp và trung bình. Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị xuất khẩu của ngành dệt may và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Thứ năm, Việt Nam là “cường quốc dệt may” duy nhất của Châu Á tham gia TPP có thể được coi là cơ hội. Tuy nhiên, có nhiều cam kết cho thấy không những Việt Nam chưa chắc có thể tận dụng được cơ hội, mà còn đứng trước một số nguy cơ 18 không nhỏ khi gia nhập TPP. Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may chưa đáp ứng được điều kiện để hưởng lợi về thuế từ các hiệp định TPP. 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế. 1. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, cấu trúc ngành dệt may phát triển mất cân đối: Các chính sách ưu tiên cho CNHT được Chính phủ ban hành năm cũng hết sức chung chung khiến các địa phương, các ngành gặp khó khăn khi triển khai áp dụng ưu đãi cho doanh nghiệp; vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp phụ trợ rất lớn, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế. Nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất mà CNHT Việt Nam không phát triển được là khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tính liên kết giữa các doanh nghiệp thấp, rất ít doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược với đối tác, bạn hàng; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, theo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam thì chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải vải cho ngành may xuất khẩu không thành công. Ngành dệt may hiện nay chỉ mới tập trung phát triển may ở khâu may, mà các khâu khác chưa phát triển đồng bộ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt đòi hỏi chi phí cho xử lý môi trường rất cao, do đó sản phẩm làm ra có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu nên không thu hút được sự quan tâm của nhà sản xuất, các địa phương cũng không mặn mà. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đối với ngành sản xuất nguyên phụ liệu thấp, thời gian thu hồi vốn lâu. Sản phẩm sợi và vải sản xuất nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ sử dụng được 20 - 25% sản lượng cho ngành may xuất khẩu dẫn đến thiếu một sản lượng nguyên liệu lớn cho phát triển khi tham gia các FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó khả năng quản lý sản xuất, nghiên cứu phát triển còn yếu; ngành cơ khí dệt may, thiết kế thời trang, sản xuất phụ liệu.. chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.. 2. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế: Nguồn nhân lực của Việt Nam phù hợp với cơ cấu hiện tại của ngành dệt may, song lại chưa đáp ứng yêu cầu để cơ cấu lại ngành nhằm phát triển khâu thượng nguồn như dệt, nhuộm.Các nhân tố ngăn cản sự phát triển của ngành dệt Việt Nam là vấn đề ý thức của người lao động; trình độ người lao động còn thấp cộng với thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm lạc hậu hơn các nước trong khu vực; đa phần đội ngũ nhân viên nhân sự trong các doanh nghiệp dệt may đều từ các ngành nghề khác chuyển sang, tuy có kinh nghiệm trong quản lý nhưng lại thiếu kiến thức chuyên ngành, từ đó làm giảm hiệu quả của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bên cạnh đó vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho ngành công nghiệp dệt và nhuộm hoàn tất còn hạn chế, kỹ sư lành nghề ngành nhuộm thiếu, nhân lực thiết kế thời trang được đào tạo tại Việt Nam chỉ có khả năng kinh doanh ở quy mô nhỏ mà chưa thể thiết kế và triển khai sản xuất để thương mại hóa với quy mô toàn ngành; chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia để phát triển trên thị trường thế giới ; việc đào tạo nhân lực cho ngành dệt may hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế...Sự hợp tác và liên kết giữa 19 cụm ngành dệt may với các viện nghiên cứu, trường đại học – cao đẳng – dạy nghề và thể chế hỗ trợ rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành. 3. Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp chưa hiệu quả, cụm ngành dệt may còn kém phát triển: Hiện nay mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may còn yếu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn bất cập. Hạn chế về tầm nhìn chiến lược quy mô đầu tư các nhà máy lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có tiềm lực kết nối, chưa có khả năng và năng lực tài chính đầu tư vào lĩnh vực này để sâu chuỗi liên kết, nhiều doanh nghiệp bỏ quên thị phần trong nướcDo đặc điểm là số lượng doanh nghiệp sản xuất của ngành mất cân đối, quy mô sản xuất nhỏ. Hơn nữa, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp nằm rải rác trong cả nước, chưa hình thành nhiều cụm công nghiệp dệt may. Cùng với đó đa số doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, vì vậy không tận dụng được lợi thế theo quy mô để giảm chi phí, thời gian nhập khẩu nguyên liệu dài, cùng với việc thiếu khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn và yêu cầu dịch vụ khắt khe Doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu để đi đến một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế – nguyên, phụ liệu – may – phân phối hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp, là điều đáng đáng lo lắng của ngành dệt may Việt Nam bên cạnh việc hạn chế về vốn và năng lực quản trị. Để dệt may Việt Nam phát triển điều cốt yếu là cần thành lập các cụm công nghiệp nguyên phụ liệu và giải quyết nút thắt chính là xử lý nước thải của khâu nhuộm hoặc các loại nguyên phụ liệu liên quan đến môi trường như xi mạ trong sản xuất nút kim loại hoặc các công đoạn của ngành may như giặt, in 4. Công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp: Trong thời gian qua các doanh nghiệp dệt may đã phải đầu tư để tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ, tuy nhiên việc đầu tư đổi mới giữa ngành dệt và ngành may còn nhiều chênh lệch. Ngành may có tốc độ đầu tư đổi mới khá nhanh, Trong khi đó ngành dệt có tốc độ đổi mới công nghệ chậm hơn nhiều. Do ngành dệt cần vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện và thu hồi vốn khá dài, vì vậy việc đầu tư cũng như tỷ lệ vốn dành cho lĩnh vực này nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, thông thương phải mất khoảng 2 năm mới có thể đi vào sản xuất vì vậy các dự án thực hiện theo quy hoạch thường chậm khởi động hoặc khó khả thi. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa, không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cấp công nghệ trong khi lại khó tìm kiếm được nguồn tín dụng chính thức. Tình trạng này là do các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược và hoặc kế hoạch kinh doanh đủ thuyết phục, trong khi các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng còn khó khăn, ngặt nghèo, và đôi khi còn chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ vì vậy vốn vay là chủ yếu nên với lãi suất phát sinh cao sẽ làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do đó 20 nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực sợi, dệt, vải thời gian qua vẫn chủ yếu từ khối doanh nghiệp FDI. 5. Về chính sách của nhà nước: Có sự mâu thuẫn trong chính sách của Nhà nước về đầu tư ngành dệt nhuộm; Môi trường kinh doanh cho ngành dệt may còn nhiều hạn chế. Các chính sách hỗ trợ và phát triển ngành dệt may còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho hội nhập, nhất là TPP như: Năng lực thể chế của Việt Nam chưa đủ để triển khai hiệu quả các chính sách, chủ trương của nhà nước, nhất là ở cấp địa phương; thiếu hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện chính sách nên cùng một chính sách nhiều cách hiểu khác nhau; thiếu sự điều phối chung giữa các ban, ngành trong việc thực hiện chính sách; hơn nữa năng lực chuyển tải và thực hiện chính sách của trung ương tại cấp địa phương còn rất hạn chế. Các chính sách của Nhà nước về CNHT, đào tạo, kiểm tra chuyên ngành, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá.chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả, đôi khi còn gây khó khăn cho doanh nghiệp của ngành. Cùng với đó là năng lực cạnh tranh của quốc gia thấp nhất là trong các lĩnh vực: khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo. đã ảnh hưởng đến ngành dệt may. Quy hoạch và định hướng phát triển ngành dệt may còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới, kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo, còn lạc hậu. Việc thay đổi luật, chính sách hỗ trợ đầu tư của Việt Nam quá thường xuyên, chưa tính những yếu tố bất cập trong quá trình thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là chưa có luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để có căn cứ pháp lý hỗ trợ nhằm giúp các loại hình doanh nghiệp này phát triển bền vững. 6. Thương hiệu của ngành dệt may Việt Nam còn yếu, chi phí sản xuất tổng thể còn cao: Do hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay về nguồn lực vốn, nhân lực, về cơ chế chính sách, ưu đãi vốn vay, giới hạn về trần quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và duy trì thương hiệu Trong đó, trở ngại lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là chưa có chiến lược thương hiệu bài bản, trong đó cấu trúc thương hiệu là cốt lõi cơ bản. Chi phí sản xuất còn cao là do: chính sách lương tối thiểu, các khoản trích theo lương chưa phù hợp, chính sách tỷ giá, phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu, công nghệ thấp, chi phí quản trị doanh nghiệp cao. 21 Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA HỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG. 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động dến năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam. 4.1.1. Bối cảnh quốc tế. - Xu hướng dịch chuyển ngành dệt may. - Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến ngành dệt may Việt Nam. Các phân tích định lượng trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy ngành dệt may là một trong những ngành sẽ được hưởng những tác động tích cực nhất. 4.1.2. Bối cảnh trong nước - Tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam - Phân tích SWOT của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 4.1.3. Những vấn đề đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam dưới góc độ năng lực cạnh tranh theo yêu cầu của Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương Các vấn đề đặt ra cho ngành dệt may cần giải quyết như: Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi; thực thi các cam kết về lao động; vấn đề ô nhiễm môi trường trong ngành dệt may; các rào cản kỹ thuật và phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ. 4.3. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 4.3.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Một là, cần tận dụng cơ hội tham gia TPP để thu hút đầu tư nâng cấp chuỗi giá trị dệt may. Hai là, lấy giá trị gia tăng, phát triển công nghiệp hỗ trợ làm mục tiêu, đồng thời là thước đo cho năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi tham gia TPP Ba là, cần tái cấu trúc lại trong ngành dệt may để khai thác tối đa lợi thế mà các FTA thế hệ mới mang lại, trong đó có TPP Thứ tư, Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may cần cân đối giữu lợi ích và bảo vệ môi trường 4.3.2. Định hướng phát nâng cao năng lực cạnh tranh dệt may khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Thứ nhất, cần nâng cấp, tăng cường liên kết và hợp tác trong cụm ngành dệt may Thứ hai, cải thiện năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ ngành Thứ ba, trong ngắn hạn cần tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường 22 Thứ tư, tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để tạo nguồn lao động chất lượng cao 4.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 4.4.1. Đầu tư đổi mới công nghệ, huy động các nguồn vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp ngành dệt may Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành dệt may. Các doanh nghiệp dệt may cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn 4.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động để đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp phát triển bền vững và lâu dài của ngành Dệt may, trong đó đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng để phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển dịch sản xuất dệt may từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp ngành dệt may cần nâng cao năng suất lao động. 4.4.3. Xây dựng chuỗi giá trị và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may Hiện nay trong chuỗi cung ứng dệt may ít doanh nghiệp nào nào làm được tất cả các khâu từ sợi đến sản phẩm may mà phải chuyên môn hoá, mỗi doanh nghiệp thực hiện một công đoạn, điều này là phù hợp với Việt Nam khi gần 97% là doanh nhỏ và vừa 4.4.4. Xây dựng và nâng cấp cụm ngành dệt may, tăng cường liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp dệt may Để thực hiện được vấn đề này, cần có sự nỗ lực và hợp tác của nhiều bên, đặc biệt là của địa phương, các Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bông sợi và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. 4.4.5. Hoàn thiện chính sách cho ngành dệt may và cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh Về cải cách hành chính; môi trường kinh doanh; bổ sung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may; Đối với thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành; Khuyến khích đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ và tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. 4.4.6. Xây dựng thương hiệu, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Hiện nay xây dựng thương hiệu của dệt may Việt nam vẫn còn yếu. Chi phí sản xuất cao và năng suất lao động yếu là hai rào cản cho sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. 4.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 23 4.5.1. Đối với Nhà nước 4.5.2. Đối với Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bông sợi Việt Nam 4.5.3. Đối với các doanh nghiệp dệt may 24 KẾT LUẬN TPP được ký kết sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Ngành dệt may nước ta trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, đã đạt được các mục đích: Hệ thống hóa và phát triển lý luận về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh của ngành dệt may trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia TPP. 1. Luận án phân tích và chỉ ra những tồn tại, hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực năng lực cạnh tranh ngành dệt may từ đó thấy rõ khoảng trống, những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề chưa được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 2. Luận án đã làm rõ các bản chất của cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành. 3. Trên cơ sở nhận thức những vấn đề lý luận, đặc biệt là nội dung kinh tế và phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may. Luận án đã làm rõ được khả năng, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP. Vận dụng mô hình cải tiến của Dunning để trình bày nội dung và phân tích sự tác động tổng hợp của các nhân tố nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh đến ngành dệt may khi tham gia TPP, FTA thế hệ mới. 4. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam, luận án đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia FTA thế hệ mới. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Hồng Chỉnh (2016), " Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP qua kinh nghiệm của một số quốc gia ", Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội. Số 130, tháng 10 /2016 2. Hoàng Văn Hải, Nguyễn Hồng Chỉnh (2016), "Nâng cao năng lực canh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương", Hội thảo, Đại học Bình Dương. 3. Nguyễn Hồng Chỉnh, Nguyễn Thị Quế (2016), "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư vào tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững trong bối cảnh tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương". Hội thảo quốc gia - Đại học Kinh tế quốc dân 4. Nguyễn Hồng Chỉnh (2016), "Phân tích lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP", Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội. Số 126, tháng 06/2016 5. Nguyễn Hồng Chỉnh, Trần Thị Dung (2015), "Sự ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", Tạp chí Khoa học và công nghệ. Số 29, tháng 08/2015. 6. Nguyễn Hồng Chỉnh (2015), "Giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP", Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội. Số 117, tháng 09/2015 7. Đề tài (2014), "Nghiên cứu cơ hội và thách thức của hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam- EU đối với thương mại quốc tế của Việt Nam", Thành viên đề tài. Đề tài khoa học cấp Bộ Công Thương; Mã số: 63.14RD/HĐ-KHCN. 8. Trần Văn Tùng, Nguyễn Hồng Chỉnh (2013), "Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đối với phát triển công nghệ ở Đông Á", Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế xã hội. Số 95/2013 Tr3-10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_det_viet_nam_trong_boi_canh_tham_gia_hiep_dinh_doi_tac_xuyen.pdf
Luận văn liên quan