Từ những phát hiện và kết quả của nghiên cứu này, các khuyến nghị
sau đây được đưa ra:
5.4.1. Giáo viên tiếng Anh giảng dạy đối tượng sinh viên năm thứ
nhất theo nghiên cứu nên được tham gia nhiều hơn các khóa đào tạo
và hội thảo liên quan lĩnh vực chiến lược, ngữ pháp và từ vựng.
5.4.2. Các bài tập luyện tập đề xuất trong nghiên cứu có thể được
trình bày với lãnh đạo nhà trường để xem xét và đánh giá.
5.4.3. Nghiên cứu tiếp sau có thể thực hiện trên các khía cạnh liên
quan đến các biến nghiên cứu.
5.4.4. Nghiên cứu các thành tố khác có liên quan đến năng lực từ
vựng và cú pháp của sinh viên, như cụm động từ, những cụm từ,
danh động từ và động từ nguyên thể, câu so sánh, câu điều kiện.
5.4.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lưc từ vựng và cú
pháp của sinh viên như: giới tính, đặc điểm tính cách hoặc phong cách học tập.
26 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Năng lực chiến lược, từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất Đại học Thái Nguyên: cơ sở cho việc xây dựng hệ thống bài tập luyện tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin
NGUY N THỊ THANH HỒNG
NĂNG LỰC CHIẾN LƯỢC, TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN: CƠ SỞ CHO
VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn học Anh
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ TIẾNG ANH
THÁI NGUYÊN, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Tiến sĩ. Amanda G. Banaag
.............................................
.............................................
.............................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
C th t m hi u luận văn tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế;
- Thư viện trường Đại học Tổng hợp Batangas, Philipin.
1
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Phần giời thiệu
Tiếng Anh được coi là một công cụ quan trọng để giao tiếp trong
thế kỷ 21 khi thế giới trở nên toàn cầu hóa kinh doanh và thông tin
liên lạc, tài chính, giải trí, hàng hải và hàng không. Nó cũng là ngôn
ngữ đóng vai trò quan trọng trong các chính sách ngoại giao của
chính phủ, khoa học, y học và các nghề nghiệp khác.
Hơn nữa, được gọi là ngôn ngữ của thế giới, tiếng Anh được nói
một cách rộng rãi. Có kiến thức của ngôn ngữ tiếng Anh để nâng cao
trình độ học vấn thông qua việc cải thiện khả năng giao tiếp là cũng
rất quan trọng. Nó khuyến khích mọi người ở các quốc gia khác nhau
trò chuyện và làm kinh doanh với nhau. Một trong những lợi thế lớn
nhất của một quốc gia trong thị trường lao động toàn cầu là việc
thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh của những người lao động có tay
nghề cao. Trong lĩnh vực giáo dục, thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh
cũng giúp cải thiện kết quả học tập của sinh viên.
Thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh đã được xác định là một điều
kiện tiên quyết trong nền kinh tế toàn cầu hóa; những nước có số
lượng lớn dân số có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thì thường
giành được lợi thế kinh tế. Ở các nước châu Á, xu hướng này đã được
thực hiện bởi chính phủ và các cá nhân và do đó thúc đẩy sự quan
tâm rộng rãi tới việc học ngôn ngữ tiếng Anh trong mười năm qua.
Việt Nam không phải là ngoại lệ đối với xu hướng này vì Việt nam là
một trong những nước không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ
2
đẻ. Trong một nghiên cứu năm 2011 của tổ chức EF Education First
Ltd., Việt Nam đã được chứng minh là có chỉ số thành thạo tiếng Anh
(EF EPI) là 44,32 hoặc rất gần Thái Lan là 39,41. Chỉ số này là chỉ số so
sánh với trình độ tiếng Anh của các nước không nói tiếng Anh tính từ
2.368.730 thí sinh trên khắp 42 quốc gia và hai vùng lãnh thổ, tổng hợp từ
năm 2007 đến năm 2009. Vào năm sau đó là năm 2012, Việt Nam đã cho
thấy chỉ số thành thạo tiếng Anh của 52,14 hoặc mức độ thành thạo thấp,
có cải thiện so với năm trước khi so sánh với Thái Lan mà đạt giá trị 44,36
hoặc mức độ thông thạo rất thấp.
Việt Nam đã ban hành Quyết định 1400 của Chính phủ trong
năm 2008 với mục tiêu là để cải tạo triệt để các nhiệm vụ dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc gia và thông qua đề án ngoại
ngữ quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) nhằm mục
đích bắt tay vào một cuộc cải cách giáo dục đầy tham vọng nơi tất cả
các cấp học sẽ được yêu cầu phải đạt một trình tiếng Anh tối thiểu
vào năm 2020. Theo chương trình này, Việt Nam không chỉ muốn
phần lớn các sinh viên có thể sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng
Anh, tự tin trong học tập, giao tiếp hàng ngày và làm việc vào năm
2020, mà còn đòi hỏi các giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ
C1, các giáo viên trường tiểu học ở cấp độ cao thứ tư B1 và các nhà
giáo dục trung học cao thứ ba-(B2).
Theo Tiến sĩ Diana l. Dudzik, một thành viên cao cấp trong
dự án về cải thiện ngoại ngữ của Bộ giáo dục, những học sinh đã học
tiếng Anh trong vòng bảy năm bắt đầu từ năm lớp sáu thường không
có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài lời chúc mừng đơn giản và
những câu hỏi như "hello", "good-bye" và "tên bạn là gì?". Vấn đề
này trở nên nghiêm trọng hơn các em bước vào bậc đại học, như các
3
sinh viên năm thứ nhất, các em rõ ràng gặp trở ngại khi phải đương
đầu với những nhiệm vụ khó khăn hơn khi học không chỉ tiếng Anh
mà còn các môn khác như khoa học và toán học mà tiếng Anh là
phương tiện hướng dẫn
Như một thành tố ứng dụng của ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
là khả năng của người nói sử dụng quy tắc hoạt động khác nhau của
hệ thống. Nó liên quan đến kiến thức ngữ pháp của người nói về cú
pháp, hình thái học và âm vị học. Nó cũng bao gồm các kiến thức xã
hội của người nói trong việc sử dụng chính xác ngôn ngữ. Biết tiếng
Anh liên quan đến việc nói, viết, nghe và đọc. Sản sinh ngôn ngữ một
cách chính xác cũng như sử dụng ngôn ngữ cho một mục đích cụ thể
cũng là một phần của giao tiếp tiếng Anh. Khi người nói có thể thực
hiện các chức năng giao tiếp cần thiết, họ đạt được năng lực giao tiếp
bằng ngôn ngữ.
Kiến thức của một người về ngôn ngữ và khả năng sử dụng
ngôn ngữ để giải thích và tạo ra các văn bản có ý nghĩa phù hợp với tình
huống mà ở đó chúng được sử dụng để biểu hiện năng lực ngôn ngữ của
người đó. Điều này có thể được phát triển thông qua các hoạt động hoặc
nhiệm vụ được sử dụng trong các tình huống thực tế hoặc các ứng dụng
thực tế. Trong trường hợp của sinh viên, họ có thể phát triển năng lực
ngôn ngữ thông qua các hoạt động có ý nghĩa trong lớp học và việc sử
dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh dựa trên nhu cầu, sự đam mê, và kinh
nghiệm. Khi sinh viên được tham gia vào các khía cạnh khác nhau của
công việc của riêng mình, không phải trong sự cô lập, thì cần thiết để
giảng dạy, thực hành và đánh giá từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, hình thức
văn bản, và quy ước xã hội quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này. Như
vậy, mục tiêu của người Việt Nam học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai
4
là để đạt được một mức độ nhất định của năng lực giao tiếp trong các
lĩnh vực ngữ pháp, ngôn ngữ học xã hội, năng lực chiến lược và năng
lực diễn ngôn.
Dựa trên quan sát của người nghiên cứu và cũng là một giáo
viên tiếng Anh giảng dạy môn học này trong nhiều năm, hầu hết các
học sinh gặp phải những khó khăn với ngữ pháp và từ vựng cũng như
không có khả năng để sử dụng các chiến lược giao tiếp đa dạng. Qua
nghiên cứu này, những khó khăn này sẽ được xác định và khắc phục
thông qua các bài tập luyện tập được thiết kế để tăng cường năng lực
chiến lược, từ vựng và cú pháp cho sinh viên.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các năng lực chiến lược của sinh viên sinh viên năm thứ nhất là
gì?
1.2.2. Mức độ năng lực từ vựng của sinh viên liên quan đến
- từ vựng;
- thành ngữ;
- cấu tạo từ
- từ trái nghĩa / từ đồng nghĩa là gì?
1.2.3. Mức độ cú pháp của sinh viên là gì theo:
- sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ
- thì của động từ
- lời nói trực tiếp và gián tiếp
- cụm từ và mệnh đề
- đại từ
5
1.2.4. Có những mối quan hệ đáng kể giữa mỗi cặp của năng lực từ
vựng và cú pháp của sinh viên?
1.2.5. Có những mối quan hệ đáng kể giữa năng lực từ vựng và cú
pháp của sinh viên không?
1.2.6. Giáo viên đánh giá năng lực từ vựng và cú pháp của sinh viên
như thế nào?
1.2.7. Những bài tập luyện tập nào có thể được chuẩn bị theo hướng
nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên?
1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm câu trả lời của 382 sinh viên năm thứ nhất
từ năm trường Đại học khác nhau tại Đại học Thái Nguyên cũng như
câu trả lời của 57 giáo viên tiếng Anh có kinh nghiệm dạy sinh viên năm
thứ nhất. Nghiên cứu đã được tiến hành ở năm trường đại học trong
khoảng thời gian sáu tháng kể từ tháng bảy đến tháng mười hai năm
2013. Nghiên cứu này không bao gồm thông tin nhân khẩu học của sinh
viên và giáo viên cũng như không thu thập thông tin xác minh người trả
lời. Nghiên cứu đã không phân tầng sinh viên và giáo viên, cũng không
xem xét đến giới tính. Người trả lời bao gồm sinh viên năm thứ nhất
hiện đang học tiếng Anh tại các trường Đại học, các giáo viên hiện đang
giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất. Nghiên cứu này bao
gồm ba năng lực cụ thể là chiến lược, từ vựng và cú pháp, không bao
gồm năng lực diễn ngôn.
1.4. Tầm quan trọng của nghiên cứu
1.4.1. Sinh viên
Sinh viên sẽ được hưởng lợi lớn từ những phát hiện của
nghiên cứu này vì nó sẽ thiết lập mức hiện tại của năng lực từ vựng
6
và cú pháp và do đó xác định được những lĩnh vực khó khăn mà sẽ
được sử dụng làm cơ sở cho việc thiết kế các chiến lược khắc phục.
1.4.2. Giáo viên.
Thông qua nghiên cứu này , các nhà lãnh đạo các trường đại
học, các giáo viên tiếng Anh hiểu được năng lực chiến lược , từ
vựng và cú pháp trong tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất và trách
nhiệm của mình đối với việc thiết kế một chương trình học cũng như
tài liệu học tập phù hợp để nâng cao năng lực tiếng anh của sinh viên.
1.4.3. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của các trường thành viên
trong đại học Thái Nguyên nói chung và bộ môn ngoại ngữ nói riêng
có thể tham khảo các kết quả của luận án để nâng cao chất lượng đào
tạo và nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên để đáp ứng các yêu
cầu của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Nghiên cứu này đồng thời
rất quan trọng đối với các nhà quản lý để đổi mới phương pháp giảng
dạy và đảm bảo việc thực hiện chiến lược đổi mới theo hướng cải
tiến việc giảng dạy tiếng Anh
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến luận án
Các khái niệm của Chomsky, Kroy, O'Grady, Philips,
Fernandez, Evans và KAC đã được sử dụng trong các cuộc thảo luận
về năng lực chủ đề ngôn ngữ tiếng Anh trong khi các ý kiến của
Jaimes, Canale và Bachman về năng lực giao tiếp đã thêm nhiều
thông tin hơn cho vấn đề nghiên cứu được đề cập. Ý tưởng của
Dornyei et.al, Yule, Stern, Gallagher, Maleki và Richard làm phong
7
phú thêm phần giải thích về chủ đề năng lực chiến lược. Hơn nữa,
hiểu biết sâu sắc của Parbakht, Bachman, Canale và Swain, Brown và
Jenkins et.al về tầm quan trọng của năng lực chiến lược trong vấn đề
cân bằng trong giao tiếp đã hỗ trợ các cuộc thảo luận liên quan đến
các khái niệm đã nêu. Các ý kiến về năng lực cú pháp như đã được
giải thích bởi Brown, Loban, Hunt, Smith, Chomsky, Burgess, Baker,
Miller và Radford đóng góp rất nhiều trong phần thảo luận về tầm
quan trọng của việc có năng lực cú pháp trong ngôn ngữ tiếng Anh.
Việc xây dựng các khái niệm về năng lực từ vựng đã được cung cấp
bởi Laufer, Meara, Doller et al, Segler et.al, Gass, Richards,
Robinson và Alejandro. Hơn nữa, ý kiến cùng chủ đề này cũng đã
được cung cấp bởi Viễn, Faerch et.al, Laufer et al, Lafford et.al và
Marconi. Về phần bàn luận về các khái niệm liên quan đến bài tập
luyện tập trong giảng dạy ngôn ngữ, các ý kiến của Rivers, Nelson,
Bratt và Bruder, Carroll và Politzer đã cung cấp nền tảng phong phú.
Đối với các công trình nghiên cứu đã xem xét, những nghiên cứu sau
đây tìm thấy điểm tương đồng và khác biệt đối với nghiên cứu hiện
tại như các nghiên cứu của Abdaqui, Miyakoshi và Nizonkiza, các
nghiên cứu của Gonzales và Butler
Thêm vào đó, các nghiên cứu của Lorimor, Iowa về liên từ
và ngữ pháp cũng như của Matsuzaki về nghĩa của động từ và ảnh
hưởng của nó tới hành vi cú pháp đã tìm ra điểm tương đồng với
nghiên cứu hiện tại là mức độ năng lực cú pháp liên quan đến sự phù
hợp giữa chủ ngữ và động từ, thì của động từ, lời nói trực tiếp và gián
tiếp, cụm từ và mện đề và đại từ được đề cập trong nghiên cứu này.
8
Nghiên cứu Zareva của mặt khác cũng tương tự như nghiên
cứu hiện tại là cả hai nghiên cứu đều liên quan tới từ vựng nhưng
khác về người được hỏi cũng như đầu ra của nghiên cứu.
2.2. Khung lý thuyết
Nghiên cứu này gắn liền với lý thuyết về thu nhận ngôn ngữ thứ hai
của Stephen D. Krashen, lý thuyết về năng lực giao tiếp của Lyle F.
Bachman và chức năng ngữ pháp của Simon Dik
2.3. Khung khái niệm
INPUT PROCESS OUTPUT
Bài tập luyện
tập để tăng
cường năng lực
giao tiếp
Đánh giá
được làm qua:
Kiểm tra
Câu hỏi điều
tra đối với
sinh viên
Khảo sát
Câu hỏi điều
tra đối với
giáo viên
A. Năng lực chiến lược
của sinh viên năm thứ
nhất
B. mức độ năng lực từ
vựng của sinh viên liên
quan đến:
Từ vựng
Thành ngữ
Cấu tạo từ; và
Từ đồng nghĩa/ từ
trái nghĩa
C. mức độ năng lực cua
pháp của sinh viên liên
quan tới:
Sự phù hợp giữa chủ
ngữ và động từ
Thì của động từ
Lời nói trự tiếp và lời
nói gián tiếp
Cụm từ và mệnh đề
Đại từ
9
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp mô tả để xác định các năng
lực chiến lược, từ vựng và ngữ pháp trong tiếng Anh của sinh viên
năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên. Mục đích của việc sử dụng
phương pháp này là để có được dữ liệu theo hệ thống một cách chính
xác, thực tế, và có thể cung cấp một hình ảnh thực tế của bộ dữ liệu
được xem xét.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng của nghiên cứu bao gồm 382 sinh viên đại học được
lựa chọn thông qua lấy mẫu ngẫu nhiên trong số 8.540 sinh viên và
57 giáo viên của năm trường đại học ở thành phố Thái Nguyên. Các
sinh viên được ghi danh vào một khóa học tiếng Anh của sinh viên
năm nhất tại thời điểm lấy mẫu hoặc đã học xong khóa học tiếng Anh
cho sinh viên năm thứ nhất trong học kỳ trước đó. Sự phân bố của
người trả lời được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1: Phân bố số người được hỏi trong nghiên cứu
Tên trường Số lượng Số lớp
Số sinh viên
được lựa chọn
trả lời
Số giáo viên
trả lời
ĐH Sư phạm 2,200 36 99 19
ĐH Y Dược 1,140 17 51 7
ĐH Khoa học 1,400 23 62 8
10
ĐH Công nghệ
thông tin và
truyền thông
1,300 22 59 15
ĐH Nông lâm 2,500 41 111 8
TOTAL 8,540 139 382 57
Như thể hiện trong bảng, sự phân bố của người trả lời cho năm
trường đại học như sau: đối với trường Đại học Sư phạm gồm có 36
lớp, tổng số sinh viên năm thứ nhất là là 2.200 trong đó 99 sinh viên
đã được lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách cứ 22 sinh viên thì chọn lấy
một, trong khi ở trường Đại học Y Dược, 51 sinh viên được lựa chọn
từ 1.140 sinh viên năm thứ nhất từ 17 lớp. Trong khi đó, tại Đại học
Khoa học, 62 sinh viên được lựa chọn trong số 1.400 sinh viên năm
thứ nhất từ 23 lớp, trong khi ở trường Đại học Công nghệ thông tin
và truyền thông, 59 sinh viên được lựa chọn để trả lời trong số 1.300
sinh viên từ 22 lớp. Ở trường đại học Nông Lâm, trong số 2, 500 sinh
viên năm thứ nhất, thì có 111 sinh viên được lựa chọn từ 41 lớp,
tổng cộng số sinh viên được hỏi trong nghiên cứu là 382.
Đối với giáo viên, tổng số lượng giáo viên của năm trường đại học
được 57 phân phối như sau: 19 giáo viên từ trường Đại học Sư
phạm, bảy từ Đại học Y Dược, tám từ trường Đại học Khoa học, 15
giáo viên của Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông
và tám của trường Đại học Nông Lâm, tổng cộng là 57.
3.3. Công cụ thu thập dữ liệu
Sau đây là các công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng trong
nghiên cứu:
11
Bài ki m tra. Được sử dụng để đánh giá mức độ năng lực từ
vựng sinh viên năm nhất liên quan đến từ vựng, thành ngữ, cấu tạo
từ, cũng như từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa; và năng lực cú pháp bao
gồm sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ, thì của động từ, lời nói
trực tiếp và gián tiếp, cụm từ và mệnh đề cũng như đại từ.
Bảng câu hỏi khảo sát. Được sử dụng để gợi ra các dữ liệu
từ các giáo viên đảm nhận môn tiếng Anh vì những đánh giá của họ
về năng lực chiến lược, từ vựng và cú pháp sinh viên năm thứ nhất. '.
Đối với các câu trả lời giáo viên trên tần suất sử
dụng, xếp hạng số điểm dựa trên thang điểm Likert nơi các
giá trị số được gán cho tần số tương ứng như sau:
Mức phạm vi Diễn giải bằng ngôn ngữ
5 4,50-5,00 Luôn (A)
4 3,50-4,49 Thường (O)
3 2,50-3,49 Đôi khi (S)
2 1,50-2,49 Hiếm khi (R)
1 1,00-1,49 Never (N)
Đối với các câu trả lời cô giáo về mức độ quan trọng, xếp
hạng số điểm dựa trên thang điểm Likert nơi các giá trị được
gán cho mức độ tương ứng với tầm quan trọng như sau:
Mức độ phạm vi Diễn giải bằng ngôn ngữ
5 4,50-5,00 Rất quan trọng (VI)
4 3,50-4,49 quan trọng vừa (MI)
3 2,50-3,49 Hơi quan trọng (SI)
2 1,50-2,49 Ít quan trọng (LI)
12
1 1,00-1,49 Không quan trọng (NI)
3.4. Quá tr nh thu thập dữ liệu
Các bài kiểm tra và bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa
trên vấn đề đã được xác định. Bảng câu hỏi đó được thử nghiệm ở
các nhóm sinh viên khác nhau không ít hơn 30 cá nhân mà không
phải là những người được hỏi trong nghiên cứu và sau đó bởi 30 giáo
viên tiếng Anh để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các công cụ
thu thập số liệu và tiếp tục được đánh giá bởi các chuyên gia về lĩnh
vực này và các thành viên hội đồng. Sau khi công cụ thu thập số liệu
đã được xác nhận, thư yêu cầu được viết và được gửi tới các nhà
quản lý của năm trường đại học cho việc phát các câu hỏi khảo sát.
Những sinh viên trả lời câu hỏi điều tra của các trường đại học tương
ứng đã được tập hợp lại trong phòng được phân công cho kiểm tra.
Các câu hỏi này sau đó được phát cho những người trả lời. Sinh viên
của năm trường đại học được làm bài kiểm tra trong 60 phút. Phần
hướng dẫn về cách trả lời cũng đã được cung cấp cho sinh viên..
Ngay sau khi phần kiểm tra đã xong, câu hỏi kiểm tra được lấy ra.
Đối với giáo viên, các câu hỏi được đưa đến bộ môn ngoại ngữ của
mỗi trường đại học cho các giáo viên tiếng Anh thực hiện. Giống như
các câu hỏi kiểm tra, ngay sau khi các giáo viên hoàn thành, các câu
hỏi khảo sát sau đó đã được lấy ra. Bài kiểm tra và các câu hỏi khảo
sát này sau đó được kiểm tra, kiểm đếm và phân tích.
3.5. Xử lý thống kê các dữ liệu
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp thống kê như sau:
Cronbach alpha. Được sử dụng để đo lường thống nhất nội
bộ của các điểm số của người trả lời.
13
Đếm tần suất. Được sử dụng để xác định số lượng các câu
trả lời cho mỗi mục.
Đi m trung b nh. Được sử dụng để xác định số điểm trung
bình của học sinh trong các bài kiểm tra.
Tỷ lệ phần trăm. Điều này đã được sử dụng để xác định độ
lớn của tần số liên quan đến toàn bộ câu trả lời.
Xếp hạng. Được sử dụng để xác định tầm quan trọng về vị
trí của các câu trả lời.
T-test. Được sử dụng để tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa quan
trọng của phương pháp xử trí được so sánh.
14
CHƯƠNG IV
TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ DI N GIẢI DỮ LIỆU
Chương này trình bày các kết quả của quá trình thu thập dữ liệu từ
những người trả lời của nghiên cứu, phân tích và diễn giải dữ liệu
bao gồm:
1. Năng lực chiến lược của sinh viên năm thứ nhất
2. Các kỹ năng của học sinh theo các tần suất sử dụng của năng
lực chiến lược.
3. Mức độ quan trọng của năng lực chiến lược
4. Mức độ năng lực từ vựng của sinh viên
5. Sự thể hiện của sinh viên về năng lực từ vựng
6. Mức độ năng lực cú pháp của sinh viên
7. Sự thể hiện của sinh viên về năng lực cú pháp
8. Mối quan hệ giữa năng lực từ vựng và cú pháp của sinh viên
9. So sánh điểm số trung bình cho mỗi bài kiểm tra từ vựng của
sinh viên
10. So sánh điểm số trung bình cho mỗi bài kiểm tra cú pháp
của sinh viên
11. So sánh điểm số trung bình của từ vựng và kiểm tra cú pháp
của sinh viên
12. Đánh giá của giáo viên và năng lực cú pháp và từ vựng của
sinh viên
13. Mức độ thường xuyên sử dụng các kỹ năng từ vựng và ngữ
pháp của sinh viên.
15
14. Điểm trung bình các kỹ năng từ vựng và ngữ pháp
15. Mối quan hệ giữa việc đánh giá của giáo viên và mức độ
năng lực từ vựng và ngữ pháp của sinh viên.
16. So sánh các điểm số trung bình của bài kiểm tra từ vựng và
cú pháp của sinh viên
17. Bài tập luyện tập có thể được chuẩn bị để nâng cao năng lực
giao tiếp của sinh viên.
18. Các vùng năng lực từ vựng-cú pháp được sử dụng như là các
chủ đề cho việc thiết kế các bài tập luyện tập và các cơ sở
của sự lựa chọn của sinh viên.
16
CHƯƠNG V
TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
5.1. T m tắt kết quả đạt được
Nghiên cứu này nhằm đánh giá năng lực chiến lược, từ vựng và ngữ
pháp trong tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái
Nguyên. Nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
5.1.1. Năng lực chiến lược của sinh viên sinh viên năm thứ nhất là
gì?
5.1.2. Mức độ năng lực từ vựng của sinh viên liên quan đến
- từ vựng;
- thành ngữ;
- cấu tạo từ
- từ trái nghĩa / từ đồng nghĩa là gì?
5.1.3. Mức độ cú pháp của sinh viên là gì theo:
- sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ
- thì của động từ
- lời nói trực tiếp và gián tiếp
- cụm từ và mệnh đề
- đại từ
5.1.4. Có những mối quan hệ đáng kể giữa mỗi cặp của năng lực từ
vựng và cú pháp của sinh viên?
5.1.5. Có những mối quan hệ đáng kể giữa năng lực từ vựng và cú
pháp của sinh viên không?
17
5.1.6. Giáo viên đánh giá năng lực từ vựng và cú pháp của sinh viên
như thế nào?
5.1.7. Những bài tập luyện tập nào có thể được chuẩn bị theo hướng
nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên?
Nghiên cứu này đã sử dụng nghiên cứu mô tả. Những người trả
nghiên cứu bao gồm 382 sinh viên năm thứ nhất và 57 giáo viên
tiếng Anh. Các công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng câu
hỏi khảo sát cho những giáo viên và bài kiểm tra cho sinh viên. Các
công cụ thống kê được sử dụng là Cronbach alpha, đếm tần số, trung
bình, tỷ lệ phần trăm, xếp hạng, và T- test.
5.2. Những phát hiện chính
Sau đây là những phát hiện của nghiên cứu:
5.2.1. Năng lực chiến lược của sinh viên năm nhất
Trong việc đánh giá năng lực chiến lược của các sinh viên năm thứ
nhất của Đại học Thái Nguyên, một bảng câu hỏi điều tra được sử
dụng cho việc đánh giá của sáu mươi giáo viên. Kết quả cho thấy đa
số hoặc 11 trong tổng số 14 kỹ năng của các kỹ năng của sinh viên
được coi là năng lực chiến lược và sinh viên đã dùng để đối phó và
thúc đẩy các mục tiêu giao tiếp. Hai kỹ năng có số lượng câu trả lời
"Đồng ý" nhiều nhất cụ thể là: (12) Để duy trì trong các cuộc trò
chuyện và tranh thủ thời gian để suy nghĩ, sinh viên sử dụng các công
thức đàm thoại nhất định hoặc 'mẫu đàm thoại có sẵn " chẳng hạn kỹ
thuật lấp chỗ trống hoặc trì hoãn như: Tôi thấy ; Vâng, như một vấn
đề của thực tế; Tôi có ý ; thực sự; bạn biết; và (14) Sinh yêu cầu sự
giúp đỡ cho người nói như "Tôi xin lỗi nhưng tôi không nghĩ rằng tôi
hiểu bạn. . . hoặc Tôi xin lỗi nhưng tôi không thể làm theo bạn.
18
Về tần suất sử dụng các kỹ năng của học sinh như năng lực chiến
lược, kết quả cho thấy rằng sinh viên năm nhất nói chung, sử dụng kỹ
năng lực chiến lược từ phạm vi điểm tương đối rộng từ 2,30-3,82
tương ứng với đánh giá của Likert từ "hiếm khi" đến "thường
xuyên". Các mục ghi điểm thường xuyên nhất là các kỹ năng (1)
Trong khi trò chuyện, sinh viên tránh được chủ đề không hiểu. Điều
này cùng với các mục điểm cao hơn khác như (2) Sinh viên từ bỏ các
tin nhắn nếu không biết nó có nghĩa gì, (4) Sinh viên sử dụng các từ
lịch sự như "Xin lỗi hoặc Xin vui lòng giải thích những bạn ý gì? Với
những thông tin không hiểu, (6) Sinhviên giải dùng câu hỏi đối với
người nói như" Bạn gọi cái này là gì? "để tìm kiếm thông tin chi tiết
của thông báo thuộc về chiến lược giản lược. Chỉ mục (10) Sinh viên
sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như diễn đạt bằng cử chỉ, bắt
chước, và, (12) Để duy trì cuộc trò chuyện và tranh thủ thời gian để
suy nghĩ, sinh viên sử dụng các công thức đàm thoại nhất định hoặc
'mẫu đàm thoại có sẵn " chẳng hạn kỹ thuật lấp chỗ trống hoặc trì
hoãn như: Tôi thấy ; Vâng, như một vấn đề của thực tế; Tôi có ý ;
thực sự; bạn biết; và Bạn có biết là những mục có điếm cao trong số
các chiến lược hoàn thành.
Điều này phản ánh rõ tình trạng kém phát triển năng lực chiến lược
của phần lớn sinh viên. Điều này cũng có nghĩa là các sinh viên ủng
hộ việc sử dụng các chiến lược giản lược so với các chiến lược hoàn
thành.
Hơn nữa, trong mối quan hệ với mức độ quan trọng của các kỹ năng
này như khả năng chiến lược, kết quả chỉ ra rằng phần lớn các kỹ
năng sinh viên coi là quan trọng (12) Để duy trì trong các cuộc trò
chuyện và tranh thủ thời gian để suy nghĩ, sinh viên sử dụng các công
thức đàm thoại nhất định hoặc 'mẫu đàm thoại có sẵn " chẳng hạn kỹ
19
thuật lấp chỗ trống hoặc trì hoãn như: Tôi thấy ; Vâng, như một vấn
đề của thực tế; Tôi có ý ; thực sự; bạn biết (9) Sinh sử dụng cách diễn
đạt gần đúng mà sử dụng thuật ngữ diễn tả ý nghĩa của từ vựng đích
càng sát càng tốt như 'tàu' cho 'thuyền buồm', hoặc 'cá' cho 'cá chép'.
5.2.2. Mức độ năng lực từ vựng của sinh viên
Để đánh giá mức độ năng lực từ vựng của 3892 sinh viên của Đại
học Thái Nguyên, nghiên cứu đã sử dụng công cụ đánh giá là bài
kiểm tra bao gồm 10 mục trong các lĩnh vực từ vựng, thành ngữcấu
tạo từ, từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Trong lĩnh vực từ vựng, các sinh
viên được hỏi có sự thể hiện kém bởi điểm trung bình của họ là 48,2
phần trăm trong dưới 50 phần trăm với độ lệch chuẩn là 15,3 phần
trăm cho thấy các sinh viên thực hiện đồng nhất, trong khi đó việc sử
dụng thành ngữ, tương tự như kết quả của từ vựng, các sinh viên
được hỏi có sự thể hiện kém bởi điểm số trung bình của họ là 38,4
phần trăm mà thậm chí còn thấp hơn so với số điểm từ vựng mặc dù
điểm số dưới 50 phần trăm với độ lệch chuẩn 13,9 phần trăm cho
thấy sự thể hiện đồng nhất của các em với điểm số từ vựng.
Đối với cấu tạo từ, sinh viên trả lời được 45 phần trăm trung
bình của điểm đúng, dưới 50 phần trăm thấp ngang với điểm từ vựng
cho thấy kỹ năng kém trong lĩnh vực này với độ lệch chuẩn 28,4
phần trăm cho thấy nhiều kết quả học tập không đồng nhất cấu tạo từ.
Với từ đồng nghĩa và trái nghĩa, sinh viên có điểm số thể hiện tốt hơn
với điểm số trung bình 67,2 phần trăm, trên 50 phần trăm với độ lệch
chuẩn 26,3 phần trăm cho thấy sự thẻ hiện đồng nhất của sinh viên.
5.2.3. Mức độ năng lực cú pháp của sinh viên
Các lĩnh vực được đánh giá là bao gồm các bài kiểm tra dùng để
đánh giá khả năng cú pháp của 389 sinh viên của Đại học Thái
20
Nguyên bao gồm sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ, thì của động
từ, lời nói trực tiếp và gián tiếp, cụm từ và mệnh đề, và Đại từ với
mỗi phần 10 muc. .
Ở phần kiểm tra về sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ, sin viên
có sự thể hiên tốt hơn trong lĩnh vực này bởi điểm trung bình là 60,1
phần trăm là trên 50 phần trăm với độ lệch chuẩn là 14,5 phần trăm
có nghĩa là sự thể hiện về cú pháp là đồng nhất và sinh viên phát
triểnnăng lực ở một mức độ nhất định ở lĩnh vực này. Đối với các thì
động từ, sinh viên có hiệu suất kém bởi điểm số trung bình là 48,6
phần trăm trong, dưới 50 phần trăm với độ lệch chuẩn là 18,5 phần
trăm thể hiện sự không đồng nhất giữa các điểm vừa hỏi sinh.
Hơn nữa, sinh viên thể hiện kém trong lĩnh vực lời nói trực tiếp
và gián tiếp bởi điểm số trung bình 47,9 phần trăm, dưới 50 phần
trăm với độ lệch chuẩn 20,9 phần trăm chỉ ra điểm không đồng nhất
nhất trong số các sinh viên trả lời. Đối với cụm từ và mệnh đề, sinh
viên có điểm trung bình cao nhất 71,5 phần trăm trong toàn bộ bài
kiểm tra cho thấy khả năng vượt trội trong lĩnh vực này và hiệu quả
của các phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Đối với đại từ, mặt khác khác, sinh viên được hỏi có sự thể hiện
chấp nhận được bởi điểm số trung bình là 53,4 phần trăm là trên 50
phần trăm với độ lệch chuẩn 18,9 phần trăm cho thấy điểm số không
đồng nhất của câu trả lời của sinh viên so với các phần đánh giá khác.
5.2.4. Quan hệ giữa năng lực từ vựng và cú pháp của sinh viên
Điểm trong bình của từ vựng khác đáng kể so với thành ngữ và từ
trái nghĩa / từ đồng nghĩa nhưng không khác biệt đáng kể so với cấu
tạo từ. Điều này có nghĩa là điểm số từ vựng có thể là dự đoán của
điểm cấu tạo từ và ngược lại. Thêm vào đó, số điểm trung bình ở lĩnh
21
vực thành ngữ chỉ ra rằng không có mối quan hệ giữa các lĩnh vực
khác như trái nghĩa / từ đồng nghĩa và do đó cả hai đều độc lập.
Ngoài ra, điểm số trung bình của sự phù hợp giữa chủ ngữ và
động từ là khác đáng kể từ so với tất cả các nhóm đánh giá khác cho
thấy không có mối quan hệ với phần còn lại của nhóm đánh giá khác;
đối với thì của động từ thì không khácbiệt đáng kể so với lời nói
trực tiếp và gián tiếp nhưng khác đáng kể so các nhóm đánh giá khác;
trong khi đối với các cụm từ và mệnh đề cũng như đại từ, số điểm
trung bình khác nhau đáng kể cho thấy không có mối quan hệ với các
nhóm đánh giá khác và do đó chúng độc lập với nhau.
5.2.5. Đánh giá của giáo viên về năng lực vựng và cú pháp của
sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy trong 8 trong số 22 mục đạt được 50
phần trăm đồng ý bao gồm việc trả lời các câu hỏi liên quan đến các
ứng dụng của từ trái nghĩa, sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ, thì
của động từ, cụm giới từ. Kết quả này cũng bao gồm việc nhận ra sự
phù hợp giữa chủ ngữ và động từ một cách chính xác trong các câu
đã cho; nhận ra các câu gián tiếp chính xác trong câu.
Đối với các thành phần cấu tạo trong đó bao gồm việc nhận biết
nghĩa của một từ đã cho, xác định cụm từ ngữ phù hợp trong một câu
nhất định, nhận ra từ gốc tương ứng với một phụ tố đã cho, cũng như
từ đồng nghĩa của từ "đích thực", và phản nghĩa của từ "quá mức", sụ
phù hợp giữa chủ ngữ và động từ chính xác trong câu, thì của động
từ chính xác, nhận ra các câu tường thuật chính xác và cụm giới từ
trong câc, cũng như các mệnh đề phụ và các đại từ chính xác đạt
được giá trị alpha dưới 0,5 mà chỉ ra việc không thể chấp nhận và có
thể suy ra rằng giáo viên không nắm được khái niệm của bảng câu
22
hỏi hoặc trả lời các giáo viên có năng lực không phù hợp trong việc
giảng dạy tiếng Anh cơ bản.
Đối với việc đánh giá của giáo viên đối với tần suất sử dụng các
kỹ năng trong việc trả lời các câu hỏi từ vựng và cú pháp trong lớp
học, kết quả chỉ ra rằng 7 trong số 17 mục có số điểm trung bình là
3,0, có nghĩa là sinh viên không thường xuyên sử dụng hoặc thực
hành các kỹ năng từ vựng và cú pháp. Đối với mức độ quan trọng,
kết quả cho thấy tất cả các số điểm trung bình là 4.0 với diễn giải
bằng lời “khá quan trọng”. Mặc dù điểm số xuất hiện cao hơn so
với các điểm tần suất, điều này có nghĩa cân nhắc một chút người trả
lời đều là giáo viên tiếng Anh. Cũng có nghĩa rằng các giáo viên
đánh giá chỉ năng lực từ vựng và cú pháp vì mức độ quan trọng vừa
phải.
5.2.6. Mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và năng lực của
pháp, từ cựng của sinh viên.
Việc so sánh các giá trị trung bình% về sự thể hiện từ vựng và cú
pháp của sinh viên cũng như tần suất sử dụng các kỹ năng từ vựng và
cú pháp được thực hiện bằng cách kiểm định t-test của sinh viên để
xác định mối quan hệ giữa giáo viên và các mức độ thực hiện từ vựng
và cú pháp của sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng có một mối quan hệ tồn
tại giữa các đơn vị với giá trị p = 0.260828, = 0.132316; và =
0,607850. Phần còn lại của các tổ hợp trung bình cho thấy không có
mối quan hệ.
5.2.7. Bài tập luyên tập c th được chuẩn bị đ cải thiện năng
lực giao tiếp của sinh viên
Các bài tập luyện tập được chuẩn bị dựa vào các mục liên quan đến
kỹ năng của sinh viên mà có mối liên quan đáng kể đến các điểm
23
kiểm tra năng lực từ vựng và cú pháp tvì nó là mục tiêu vốn có của
việc nghiên cứu để cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Ngoài
ra, các bài tập luyện tập bao gồm ba lĩnh vực năng lực từ vựng như
các thành ngữ, cấu tạo từ, và từ vựng; cũng như ba lĩnh vực khác của
năng lực cú pháp bao gồm đại từ, thì của động từ, lời nói trực tiếp và
gián tiếp, mà sinh viên cho thấy việc thể hiện kém. Ngoài ra, các bài
tập luyện tập cũng được dựa trên các mối quan hệ có ý nghĩa tồn tại
giữa điểm số trung bình so sánh T-test của năng lực từ vựng so với
năng lực cú pháp.
5.3. Kết luận
5.3.1. Đa số các sinh viên năm thứ nhất của Đại học Thái Nguyên sử
dụng năng lực chiến lược để đối phó và phát huy các kỹ năng giao
tiếp của họ .
5.3.2. Xét về năng lực từ vựng , sinh viên năm thứ nhất thể hiện chưa
tốt trong các lĩnh vực từ vựng , thành ngữ và hình thành từ nhưng lại
thể hiện tốt hơn đối với các từ đồng nghĩa và trái nghĩa .
5.3.3. Về năng lực ngữ pháp, sinh viên năm thứ nhất đã chứng tỏ
năng lực chưa tốt trong các lĩnh vực liên quan tới thì của động từ, lời
nói trực tiếp và gián tiếp, nhưng thể hiện tốt hơn hoặc thể hiện vượt
trội trong các lĩnh vực khác như sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ,
đại từ, cụm từ và mệnh đề.
5.3.4. Không có mối quan hệ có ý nghĩa nào tồn tại giữa năng lực từ
vựng và ngữ pháp của sinh viên.
5.3.5. Các giảng viên đã đánh giá rằng sinh viên năm nhất không
thường xuyên sử dụng hoặc thực hành các kỹ năng từ vựng và cú
24
pháp của họ như được chỉ ra bởi điểm số trung bình của các em là
3,0.
5.3.6. Có tồn tại một mối quan hệ giữa việc đánh giá của giảng viên
và mức độ năng lực từ vựng và cú pháp của sinh viên.
5.3.7. Luận án đã xây dựng hệ thống bài tập luyện tập bao gồm các
hoạt động hướng tới việc nâng cao năng lực từ vựng và cú pháp cho
sinh viên năm thứ nhất ở đại học Thái Nguyên.
5.4. Các khuyến nghị
Từ những phát hiện và kết quả của nghiên cứu này, các khuyến nghị
sau đây được đưa ra:
5.4.1. Giáo viên tiếng Anh giảng dạy đối tượng sinh viên năm thứ
nhất theo nghiên cứu nên được tham gia nhiều hơn các khóa đào tạo
và hội thảo liên quan lĩnh vực chiến lược, ngữ pháp và từ vựng.
5.4.2. Các bài tập luyện tập đề xuất trong nghiên cứu có thể được
trình bày với lãnh đạo nhà trường để xem xét và đánh giá.
5.4.3. Nghiên cứu tiếp sau có thể thực hiện trên các khía cạnh liên
quan đến các biến nghiên cứu.
5.4.4. Nghiên cứu các thành tố khác có liên quan đến năng lực từ
vựng và cú pháp của sinh viên, như cụm động từ, những cụm từ,
danh động từ và động từ nguyên thể, câu so sánh, câu điều kiện.
5.4.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lưc từ vựng và cú
pháp của sinh viên như: giới tính, đặc điểm tính cách hoặc phong
cách học tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_luc_chien_luoc_tu_vung_ngu_phap_tieng_anh_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat_dai_hoc_thai_nguyen_co_so.pdf