Nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì là một hệ thống các nghi thức được
thực hiện liên tục theo chu kỳ một năm, nhằm cầu mong bình yên cho con người,
vật nuôi và cây trồng phát triển. Nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì không chỉ
gắn liền với việc bảo vệ và giữ gìn các khu rừng cấm trong bản mà còn góp phần
duy trì tính cố kết cộng đồng, ý thức tương trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết, gắn
bó giữa các thành viên trong cộng đồng để làng bản trở thành một khối đoàn kết,
thống nhất. Phần lớn việc thực hành nghi lễ vẫn được tiến hành theo nghi thức
truyền thống, nhưng có một số kiêng kỵ trong thời gian tiến hành các nghi lễ đã
được nới lỏng và sự đơn giản hóa trong các nghi lễ cũng đã tác động làm thay đổi
những yếu tố văn hóa cổ truyền.
27 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giản là xin thần linh, xin bà mụ đã cho gia đình đứa trẻ thì cũng
xin cho sản phụ sinh nó ra được mạnh khỏe, lành lặn.
2.1.4. Nghi lễ và kiêng kỵ sau khi sinh
Sau khi trong nhà có người đẻ, người Hà Nhì Đen ở Bát Xát có tục làm dấu
trước nhà để báo cho mọi người biết gia đình có tin mừng, đó cũng là dấu hiệu
không cho người lạ vào nhà trong vòng 12 ngày. Nhau thai được xem như một
phần của cơ thể đứa trẻ, có liên quan đến sức khỏe của bé nên được chôn rất cẩn
thận. Sản phụ sau khi sinh sẽ được ăn một quả trứng gà sau đó mới ăn những thứ
khác. Trong thời gian ở cữ, người Hà Nhì tuyệt đối cấm chuyện sinh hoạt vợ chồng
vì tin rằng nếu vi phạm thì người mẹ sẽ chết sớm.
Trong trường hợp sinh đôi cùng con trai hoặc cùng con gái thì gia đình sẽ
nuôi bình thường, nhưng nếu sinh đôi một trai, một gái thì phải cho họ hàng nuôi
một đứa. Khi trong bản có người sinh con thì ngày hôm đó cả bản kiêng làm những
công việc lớn. Nếu sinh đôi thì gia đình phải kiêng 9 năm sau mới được tham gia
các hoạt động chung của cộng đồng.
2.1.4.1. Nghi lễ đặt tên (Gu hè đu)
Tùy từng vùng mà người Hà Nhì có thể đặt tên cho đứa bé sớm hay muộn.
Tên của đứa bé không được trùng với tên của những đứa trẻ đã chết trong gia
9
đình. Người Hà Nhì Đen đặt tên con theo nguyên tắc phụ tử liên danh, nghĩa là tên
đầy đủ của đứa bé sẽ là: họ + tên bố + tên riêng của con.
2.1.4.2. Lễ cúng gọi hồn cho trẻ nhỏ (xu la khu)
Người Hà Nhì quan niệm, hồn của trẻ mới sinh còn rất yếu, ham chơi nên rất
dễ bị lạc, không biết đường về nhà, nếu cho rằng hồn đứa trẻ bị lạc thì gia đình phải
làm lễ gọi hồn về. Ngoài ra còn làm lễ cúng ma để đừng làm cho trẻ con ốm đau,
quấy, khóc.
2.1.4.3. Lễ đầy năm
Khi đứa trẻ được một năm tuổi, gia đình mổ gà, lợn mời dân bản đến dự. Mọi
người tặng bé rất nhiều quà. Lễ đầy năm của đứa trẻ là dịp để mọi người trong bản
tập trung tại nhà em bé ôn chuyện làm ăn, thăm hỏi lẫn nhau.
2.2. Nghi lễ trong hôn nhân
2.2.1. Một số quan niệm và nguyên tắc trong hôn nhân
Hình thức hôn nhân chủ yếu của người Hà Nhì là hôn nhân một vợ một chồng,
trai gái được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Tuy nhiên, không
được lấy những người cùng họ và những dòng họ khác đã kết nghĩa anh em, cấm lấy
đổi cũng như hai anh em trai lấy hai chị em gái.
Trước kia, người Hà Nhì thường kết hôn sớm, nữ từ 13 - 15 tuổi, nam từ 15 -
17 tuổi. Ngày nay tuổi kết hôn đã cao hơn. Gia đình của người Hà Nhì được xây
dựng trên cơ sở tự nguyện nên hiện tượng ly hôn không xảy ra. Người Hà Nhì Đen
Bát Xát, Lào Cai không có tục ở rể, trong khi ở Mường Tè tục ở rể trước khi cưới
tương đối phổ biến. Ngày nay, các gia đình không muốn con mình phải ở rể nên
thường đưa cho nhà gái một khoản tiền để xin được tổ chức đám cưới luôn.
2.2.2. Nghi lễ trong hôn nhân
2.2.2.1. Hôn nhân theo nghi lễ truyền thống
Theo truyền thống, hôn nhân phải do bố mẹ hai bên đồng ý và tổ chức qua
các nghi lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Mỗi nghi lễ có rất nhiều thủ tục khác nhau.
Lễ cưới của người Hà Nhì thường được tổ chức làm hai lần: Lễ cưới lần thứ nhất
(Su mi y) được diễn ra khi hai bên gia đình đồng ý chọn ngày lành tháng tốt để tiến
hành hôn lễ cho đôi trẻ. Lễ cưới lần thứ hai (jù đo y) là để thông báo đôi vợ chồng
vẫn sống hạnh phúc và báo hiếu bố mẹ nhà gái đã có công sinh thành, nuôi nấng cô
dâu. Do chi phí lớn nên người Hà Nhì chỉ tổ chức đám cưới lần hai khi kinh tế gia
đình đã ổn định.
2.2.2.2. Hôn nhân không qua dạm hỏi
Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát còn có hình thức cưới không qua lễ dạm hỏi, do
không đủ khả năng tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống, hoặc hai người đã
góa vợ, góa chồng,... Trường hợp đó, người con trai xin ý kiến bố mẹ mình và định
ngày đưa cô gái về nhà, còn người con gái có thể không cần phải thông báo cho bố
mẹ của mình biết. Chàng trai cùng một vài người bạn hẹn cô gái đến một địa điểm
nào đó rồi đón cô gái về nhà mình, ngày hôm sau nhà trai đem lễ vật sang thông
báo cho nhà gái biết là con gái họ đã về làm dâu và được nhập ma nhà trai rồi.
Những đám cưới như thế này không cần tổ chức cưới lần thứ hai, hình thức rất đơn
giản và ít tốn kém hơn.
10
2.3. Nghi lễ trong tang ma
2.3.1.Quan niệm về linh hồn, sự sống và cái chết.
Đến nay người Hà Nhì vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tín ngưỡng vạn vật
hữu linh, cho rằng con người và mọi vật xung quanh đều có linh hồn (xu la). Sức
khỏe của con người luôn phụ thuộc vào trạng thái của linh hồn, khi linh hồn khỏe
thì con người mạnh khỏe, khi con người ốm đau có nghĩa là linh hồn bị yếu. Vì thế,
ngày nay người Hà Nhì vẫn duy trì tập quán làm lễ gọi hồn cho những người ốm
yếu và cúng những ma để chuộc linh hồn của người ốm về và cầu xin sức khỏe bình
phục trở lại.
Người Hà Nhì quan niệm, khi người chết đi thì linh hồn bị phân tán: một linh
hồn ở lại bàn thờ tổ tiên, một linh hồn trú ngụ ngoài huyệt mộ, một số khác lại trở
về trời để sau này được đầu thai làm người khác
2.3.2. Nghi lễ trong đám tang (chu sư bò già)
Nghi lễ trong đám tang của người Hà Nhì bao gồm nhiều thủ tục khác nhau.
Khi trong nhà có người chết, gia đình phải thông báo cho cộng đồng biết, nhờ mọi
người giúp đỡ và làm công tác chuận bị về mọi mặt. Sau đó phải chọn nơi chôn cất
(pì đù mơ ti ga) hợp với ý nguyện của người chết, chọn ngày phù hợp để đưa tang.
Ngày đưa tang phải tiến hành nhiều nghi lễ quan trọng như: cúng bữa cơm vĩnh biệt
người chết, đổi chiều quan tài khi đưa ra huyệt mộ,Trong 3 năm đầu gia đình đi
tảo mộ một lần, còn những năm sau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà.
2.3.3. Nghi lễ tang ma trong trường hợp đặc biệt
Đối với những người chết xấu ở “ngoài nhà”, nghi thức tổ chức tang lễ diễn
ra đơn giản, nhanh gọn ở bên ngoài bản để hồn người chết không vào làm hại con
người. Đối với những trẻ nhỏ chết trong bụng mẹ hay chết trước 12 tuổi thì không
tổ chức đám tang như người lớn mà nghi thức chỉ diễn ra trong một ngày kể từ khi
mất. Sau 4 - 5 tháng, gia đình chọn ngày tốt mời thầy về cúng làm lễ cầu siêu cho
những đứa trẻ đó được siêu thoát sớm đầu thai vào kiếp khác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua việc tìm hiểu các nghi lễ trong sinh đẻ và chăm sóc trẻ nhỏ, hôn nhân và
tang ma của người Hà Nhì giúp chúng ta thấy được phần nào hệ thống các nghi lễ
trong chu kỳ đời người của người Hà Nhì và một số biến đổi của nó trong xã hội
ngày nay. Trong đó, sinh đẻ là sự khởi đầu cho một chu kỳ đời người, vì vậy luôn
gắn liền với những kiêng kỵ, nghi lễ thể hiện mong muốn và cầu xin sự bình an cho
người mẹ và đứa trẻ. Ngày nay, những kiêng kỵ không có cơ sở, không phù hợp
đang có xu hướng dần dần bị loại bỏ, nhiều sản phụ đã đến các trạm y tế để được
thăm khám, kiểm tra thai kỳ và sinh đẻ. Tuy nhiên, về cơ bản những nghi lễ và
kiêng kỵ liên quan đến người mẹ và đứa trẻ trong suốt quá trình thụ thai cho đến
chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vẫn được người Hà Nhì duy trì.
Về hôn nhân, thực tế cho thấy, người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai, vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của các nghi lễ truyền thống dân tộc
như: không lấy người cùng họ, hôn nhân là tự nguyện của đôi trai gái. Tuổi kết hôn
đã cao hơn, phù hợp với quy định của nhà nước, không thấy hiện tượng ngoại tình
11
và ly hôn. Một số thủ tục mang nặng tính lễ nghi đã được giản lược cho phù hợp
với sự phát triển chung của xã hội, tính chất mua bán trong hôn nhân thể hiện qua
việc thách cưới không còn nặng nề như trước nữa. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, quá trình cư trú xen kẽ giữa các dân tộc là điều kiện thuận lợi cho hôn nhân hỗn
hợp giữa các dân tộc bắt đầu diễn ra. Bên cạnh đó, do điều kiện sinh sống ở vùng biên
giới nên cũng đã bắt đầu xuất hiện tượng kết hôn xuyên biên giới, tuy nhiên hầu hết đều
không tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành ở hai quốc gia
Tang ma là thành tố ít biến đổi nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Hà
Nhì, bởi người sống có tâm lý mong muốn những điều tốt đẹp cho người đã chết để
họ có được sự khởi đầu mới thuận lợi ở thế giới bên kia. Nghi lễ tang ma của người
Hà Nhì đã và đang có những biến đổi theo hướng tích cực, hài hòa hơn với điều
kiện kinh tế, xã hội mới mà vẫn giữ được giá trị văn hóa truyền thống tộc người.
Theo nếp sống mới, đám tang của đồng bào đã có sự thay đổi theo hướng đơn giản
và ít tốn kém hơn. Theo quy định, gia đình không được quàn xác người chết trong
nhà quá 48 tiếng, nên nhiều lễ nghi được cắt giảm, tục lệ ăn uống linh đình tốn kém
cũng giảm thiểu đi rất nhiều nhưng về cơ bản vẫn giữ lại các tập quán và lễ thức
phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa truyền thống của tộc người Hà Nhì.
Chương 3
NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN, NGHỀ NGHIỆP
VÀ CẦU AN TRONG GIA ĐÌNH
3.1. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên
3.1.1. Quan niệm và cách thức thờ cúng tổ tiên
Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát không có quan niệm cụ thể về việc thờ cúng tổ
tiên là bao nhiêu đời mà chỉ có một ý niệm tôn thờ là bố mẹ, ông bà và những thế
hệ bậc trên trong gia đình đã chết. Có sự khác biệt giữa hai nhóm là: người Hà Nhì
Đen chỉ thờ tổ tiên bên nhà chồng (bên nội), trong khi nhóm Hà Nhì Hoa lại thờ
cúng cả bố mẹ vợ. Tảo mộ là một hình thức cúng giỗ của người Hà Nhì, được gia
chủ chuẩn bị rất chu đáo. Bàn thờ tổ tiên của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát (A bô hơ
đà) được đặt gần bếp lửa - khu vực linh thiêng nhất trong ngôi nhà, các món ăn để
dâng cúng tổ tiên đều do người vợ của chủ nhà trực tiếp làm. Nghi lễ cúng tổ tiên ở
nhóm Hà Nhì Đen ở Bát Xát do người đàn ông chủ gia đình thực hiện.
Nghi lễ cúng tổ tiên được người Hà Nhì thực hiện trong phạm vi một gia đình
nên không cho người lạ vào nhà, không cúng tổ tiên theo ngày giỗ mà thường vào
các dịp năm mới, lễ hội cộng đồng, các ngày lễ tết, cưới xin, ma chay, mừng cơm
mới, hay khi có thành viên trong gia đình bị ốm đau.
3.1.2. Các nghi lễ thờ cúng tổ tiên
3.1.2.1. Nghi lễ cúng tổ tiên đầu năm mới
Tết năm mới “hồ sự lạ ma” được người Hà Nhì chuẩn bị rất chu đáo, trong đó
nghi lễ lấy nước thiêng trong đêm 30 tết là mở đầu cho các nghi lễ truyền thống và
là lễ thức quan trọng đối với mỗi gia đình, vì họ quan niệm đây là những giọt nước
do thần linh ban tặng. Số nước lấy về được dùng để nấu những món ăn đầu tiên
dâng lên bàn thờ tổ tiên trong năm mới. Lễ vật dâng cúng tổ tiên thường có: bánh
12
dày, thịt gà, nước gừng, rượu và những sản vật thu được trong năm qua như đậu
tương, bí đỏ, ngô, dưa,Khi hành lễ tất cả các thành viên đều mặc quần áo truyền
thống, đi chân đất. Sau khi nghi lễ cúng kết thúc chủ nhà lấy một ít bánh dày, một ít
thịt, một ít nước gừng và rượu chia cho thần bếp “phu chu ma” rồi mọi người trong
gia đình cùng ăn.
3.1.2.2. Cúng tổ tiên trong những lễ chung của cộng đồng
Ngoài nghi lễ cúng đầu năm mới, người Hà Nhì còn thờ cúng tổ tiên trong
những dịp thôn bản tổ chức các nghi lễ chung của cộng đồng như dịp tổ chức các lễ
hội “Khô già già” vào tháng 6; lễ cúng thần rừng “Mu thu gio” vào dịp tháng 3.
3.1.2.3. Nghi lễ đuổi ma (Khồ le le)
Nghi lễ đuổi ma diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Vào ngày thìn đẩu
tiên của tháng các gia đình trong bản thường sắm lễ cúng ông bà tổ tiên, tiến hành
nghi lễ đuổi tà ma ra khỏi nhà để cầu mong gia đình và toàn dân bản được bình an.
Các gia đình không chỉ đuổi ma ra khỏi nhà mình mà còn phải đuổi ma từ nhà mình
ra khỏi ranh giới của thôn bản.
3.1.2.4. Lễ mừng sau khi thu hoạch xong (ga tho tho)
Đây là nghi lễ cảm ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ cho gia đình một năm mùa
màng bội thu, nghi lễ thường được tổ chức vào tháng 11 âm lịch sau khi đã thu
hoạch xong mùa vụ. Ba ngày sau lễ, mọi người không đi làm chỉ ở nhà chơi, phụ nữ
tập trung thêu vá và truyền đạt lại cho nhau những kinh nghiệm sản xuất để năm
sau thu hoạch tốt hơn.
3.1.2.5. Cúng xin tuổi thọ
Người Hà Nhì thường tổ chức lễ xin tuổi thọ khi trong nhà có người hay ốm
đau bệnh tật hoặc người già ốm lâu không khỏi. Lễ xin tuổi thọ được tổ chức vào
ngày sinh của chính người đó với mong ước người ốm sẽ mau khỏe lại, người già
sẽ được sống lâu trăm tuổi.
3.2. Nghi lễ nghề nghiệp
Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng trong sinh
hoạt tín ngưỡng của người Hà Nhì. Ngoài việc thờ cúng chung các vị thần của bản
để cầu mong sự che chở, bảo vệ cho mùa màng bội thu, vật nuôi phát triển thì mỗi
gia đình còn thực hiện nhiều nghi lễ liên quan đến hoạt động sản xuất.
3.2.1. Nghi lễ đi tìm đất làm ruộng, nương
Để có đất tốt làm ruộng, nương, người Hà Nhì thường chọn một ngày đẹp,
sắm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh cầu mong phù hộ tìm được mảnh ruộng, nương
như mong muốn. Khi tìm được đất tốt, không sạt lở và màu mỡ, gia đình tổ chức
một lễ nhỏ đặt ngay tại mảnh đất đó, cúng xin thần đất nơi ấy trông coi, bảo vệ cho
cây lúa được tốt tươi.
3.2.2. Lễ gieo lúa tượng trưng
Gieo lúa tượng trưng là nghi lễ phổ biến ở cả hai nhóm Hà Nhì Đen và Hà
Nhì Hoa, được tiến hành sau khi đất đai đã chuẩn bị xong. Chủ nhà cầm cây trạc
chạy từ đầu đến cuối mảnh nương hoặc ruộng, vừa chạy vừa gieo thóc giống tượng
trưng và cầu xin cho cây lúa mọc nhiều, nhanh phát triển, mùa màng bội thu. Sau
khi tiến hành gieo lúa tượng trưng người dân có thể chờ đến lúc thời tiết thuận tiện,
13
có mưa mới gieo lúa chính thức. Sau khi kết thúc công việc cày cấy, họ thường treo
một hoặc hai bó mạ ngay trước cửa nhà. Đấy chính là dấu hiệu báo cho người khác
biết gia đình đã hoàn thành công việc gieo trồng.
3.2.3. Lễ cúng cầu mùa “Khô già già”
Đây là một trong những nghi lễ đặc sắc và lớn nhất trong năm của người Hà
Nhì. Lễ cúng diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm với quy mô toàn bản, tất cả các
gia đình nếu không có những kiêng kỵ làm ảnh hưởng đến lễ cúng, đến cuộc sống
của người dân đều được thực hiện nghi lễ này.
3.2.4. Lễ cúng cơm mới (hồ sụ già)
Người Hà Nhì Đen thường tổ chức cúng cơm mới vào tháng 8 - 9 âm lịch
hàng năm, đó là khi lúa bắt đầu chín vàng, gia đình cử người phụ nữ lớn tuổi hoặc
là con dâu cả đi cắt những bông lúa đầu tiên để làm lễ dâng cúng tổ tiên, sau đó
mới được chính thức thu hoạch lúa. Các lễ thức khác như gặt và đập lúa cũng được
thực hiện với nhiều hình thức khác nhau.
3.2.5. Lễ cúng hồn lúa (se la khô)
Người Hà Nhì Đen thực hiện nghi lễ cúng rước hồn lúa sau khi đã thu hoạch
xong với lễ vật rất đơn giản, chỉ có xôi và trứng. Nghi lễ này được thực hiện ngay
tại kho chứa thóc. Khi cúng chủ nhà xin hồn lúa phù hộ cho gia đình mùa màng
luôn được bội thu.
3.2.6. Một số nghi lễ khác hiện không còn được thực hiện
Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết người Hà Nhì còn có một nghi
lễ liên quan đến nghề nghiệp nhưng hiện nay đã mai một không còn được duy trì,
chỉ còn đọng lại trong trí nhớ của người dân như: nghi lễ cúng thần sâu, cúng trời
nắng hạn, cúng hồn con vât, cúng thần thợ rèn,
3.3. Nghi lễ cầu an trong gia đình
3.3.1. Tết mùng năm tháng 5 âm lịch (diệt sâu bọ)
Nghi lễ này được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, mang
ý nghĩa cầu sự bình an, nhất là sức khỏe cho mọi người còn sống trong gia đình.
3.3.2. Nghi lễ dựng nhà mới (gio sự pha tho)
Người Hà Nhì có rất nhiều nghi lễ trong việc dựng nhà mới như: nghi lễ chọn
đất làm nhà, lợp mái, về nhà mới. Trong những nghi lễ đó, mỗi nhóm người lại có
một cách thể hiện riêng như: Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát thường chọn ngày thìn,
ngày mùi để về nhà mới, người Hà Nhì Hoa lại chọn các ngày rồng, trâu, ngựa.v.v.
3.3.3. Nghi lễ gọi hồn (Xu la khu)
Người Hà Nhì có hai hình thức gọi hồn chủ yếu là gọi hồn tập thể - tức là gọi
hồn cho tất cả các thành viên trong gia đình cùng một lúc hoặc gọi hồn riêng cho
từng cá nhân khi cần thiết. Trong lễ cúng cầu mùa Khô già già hàng năm, những
gia đình nào có người ốm đau lâu ngày chưa khỏi sẽ sắm một lễ nhỏ gồm xôi và
trứng cầm theo khăn mũ của người ốm đưa đến cây đu “a quý” để làm lễ xin gọi
hồn người ốm trở về. Họ tin rằng, nếu làm như vậy thì hồn sẽ trở về và người ốm
được khỏe lại.
14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an trong gia đình là một phần
trong hệ thống lễ thức truyền thống của người Hà Nhì, nó phản ánh những sắc thái
khác nhau của văn hóa tộc người. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên nhằm cầu mong sự che
chở, và là sự tri ân của con cháu đối với những người có công sinh thành, dưỡng
dục. Trong nhận thức, người Hà Nhì luôn quan niệm tổ tiên là sự hiện diện của
những gì linh thiêng và thuần khiết, họ luôn tỏ rõ sự kính trọng và tôn thờ chu đáo
theo truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay nghi lễ này cũng có một số thay đổi, pha
trộn giữa truyền thống và hiện đại, như: người chồng có thể giúp vợ vào quá trình
chuẩn bị đồ lễ; lễ vật ngoài những sản vật truyền thống do gia đình thu hoạch được
trong năm đã xuất hiện một số đồ lễ mới như bánh kẹo, thuốc lá,... Đây là kết quả của
sự giao thoa, tiếp biến văn hóa theo quy luật tự nhiên. Mặc dù có sự thay đổi ít nhiều
về nội dung và hình thức nhưng trong tâm thức kính lễ của người Hà Nhì với tổ tiên,
ông bà không thay đổi. Lòng hiếu kính đó được thể hiện qua sự mộc mạc, chân thành
trong cử chỉ, thái độ và lời nói khi hành lễ với tổ tiên. Cho đến nay, hầu hết các nghi lễ
thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì trong đời sống tâm linh của người Hà Nhì.
Những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp thường do các gia đình thực hiện,
liên quan tới từng khâu trong quá trình sản xuất khép kín. Các nghi lễ liên quan
đến nông nghiệp còn là sự biểu hiện thái độ ứng xử của con người trước cái thiêng
của tự nhiên với lòng tôn kính, biết ơn khi cầu mong sự ưu đãi của thiên nhiên để
cho mưa thuận, gió hòa mang lại mùa vụ bội thu. Trong lễ cúng “Khô già già” và
các nghi lễ khác, người dân đã nhân cách hóa cái thiêng đó thành những vị thần có
sức mạnh vô hình có thể mang lại cuốc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
Những khát vọng đó được sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt càng làm tăng
thêm tính thiêng trong các nghi lễ cúng nông nghiệp hàng năm của người Hà Nhì.
Cùng với các nghi lễ cầu an, những nghi lễ này nhằm cầu mong sự an lành, lấy lại
sự thăng bằng về tâm lý của cá nhân, gia đình trong cuộc sống hàng ngày.
Qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an trong gia đình giúp chúng
ta có thể hiểu thêm tâm tư, tình cảm của con người với nhau giữa con người với thế
giới xung quanh. Đồng thời nhìn nhận rõ hơn các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của người Hà Nhì được lưu giữ và trao truyền qua các thế hệ. Từ đó xây dựng
các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, còn phù hợp
của tộc người này trong bối cảnh hiện nay.
Chương 4
NGHI LỄ CỘNG ĐỒNG
Người Hà Nhì luôn luôn tin vào tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên trong đời
sống của họ có nhiều nghi lễ cúng chung cộng đồng, tùy từng đối tượng mà tổ chức
quy mô và địa điểm khác nhau. Mỗi bản hàng năm đều tổ chức các nghi lễ cộng
đồng với nhiều lễ nghi phức tạp, như: lễ cúng cấm bản “gà tu tu”, lễ cúng nguồn
nước thiêng “Lù khù sụ”, lễ cúng rừng cấm “Gạ ma gio” và “Mu thu gio”, lễ cầu
mùa “Khô già già”, lễ cúng thần “thủ ty”,Đây là những nghi lễ truyền thống có từ
lâu đời, đến nay hầu hết vẫn được duy trì thực hiện ở các bản người Hà Nhì với
15
mục đích cầu mong các vị thần linh che chở, bảo vệ cho con người có cuộc sống
khỏe mạnh, bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
4.1. Công tác chuẩn bị
Đây là những nghi lễ chung của bản nên để chuẩn bị kinh phí mua sắm lễ vật
các gia đình thường bàn bạc, thống nhất mức độ đóng góp ngay từ trong năm cũ.
Để thực hành những nghi lễ quan trọng trong năm, ngay từ năm trước các hộ trong
bản đã tiến hành làm công tác chuẩn bị trên các mặt như: bốc thăm để chọn ra hai
thầy cúng “gạ ma guy”. Hai thầy cúng “Gạ ma guy” là người đại diện cho dân bản
truyền đạt lời thỉnh cầu các thần linh phù hộ và bảo vệ cho bản làng một năm được
bình yên, mạnh khỏe, phát triển cho những nghi lễ chung trong năm tới. Để giúp
hai ông “gạ ma guy” thực hiện các nghi lễ cúng tế cần có hai người gọi là “khừ
nhù” chịu trách nhiệm chuẩn bị các lễ vật.
4.2. Các nghi lễ cộng đồng
4.2.1. Nghi lễ cúng cấm bản “Gà tu tu”
Đây là nghi lễ cúng thần linh đầu tiên của năm mới và cũng là nghi lễ bắt đầu
cho một loạt các lễ thức khác liên quan, nên Gà tu tu được coi là nghi lễ quan trọng
trong năm của người Hà Nhì. Gà tu tu có nghĩa là căng dây cấm đường, cấm người
lạ vào, ngăn không cho ma xấu vào làm hại dân bản, thường được tổ chức vào ngày
con Hổ (tha no) đầu tiên của tháng Giêng hàng năm.
Để tiến hành nghi lễ, người Hà Nhì thường chuẩn bị những lễ vật sau: 01 con chó
đực, 02 con gà (một trống, một mái), 01 kẹp xôi nhuộm màu bằng lá cây, 01 ống vầu
rượu nếp cái ủ, 01 đấu thóc bằng gỗ, 09 bó cỏ gianh (mỗi bó 9 ngọn) và 01 bó hương to.
Trong thời gian này tất cả mọi người đều phải thực hiện những quy định, như: không
chặt cây, không vác củi ra vào bản, không cắt cỏ,nếu ai vi phạm một trong những
điều cấm kỵ trên sẽ phải mua lễ vật để thầy cúng làm nghi lễ tạ tội với thần linh.
4.2.2. Nghi lễ cúng thần nước “Ư xo”
Sang đến ngày con Rồng - Lò no, cả bản lại tập trung tổ chức nghi lễ cúng
thần nước “Ư xo”. Nơi thờ thần nước “Ư xo” thường được làm bằng cách ghép các
phiến đá to bằng phẳng lại với nhau đặt ngay cạnh nguồn nước chung của bản. Lễ
vật trong nghi lễ cúng nguồn nước gồm: một đôi gà trống mái, 3 bát nước gừng, 3
bát rượu ủ, 3 bát thịt gà, 1 cặp xôi nếp, 3 đôi đũa và 1 bó hương. Nghi lễ kết thúc,
hai thầy cúng Gạ ma guy cho hạ tất cả các bát trên bàn thờ xuống, lần lượt nếm qua
các đồ lễ rồi chia cho mọi người chuyền tay nhau cùng thưởng thức. Thức ăn trong
nghi lễ này phải được ăn hết không được đem về nhà, vì người Hà Nhì cho rằng
nếu đem về thì năm đó gia đình sẽ không được may mắn.
4.2.3. Nghi lễ cúng rừng
Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát cúng cấm “Gạ ma gio” vào ngày con rồng đầu
tiên của tháng Giêng. Đầu giờ chiều, tất cả những người tham gia lễ cúng rừng cấm
tập trung tại nhà trưởng bản hoặc tại một địa điểm nhất định để mang lên rừng cấm
các lễ vật và dụng cụ phục vụ cho nghi lễ. Mâm lễ vật chuẩn bị xong, hai thầy cúng
lùi lại phía trước bàn thờ để làm lễ. Sau khi hai thầy kết thúc 3 lần hành lễ, những
người tham gia đều dập đầu trước bàn thờ với mong muốn thần rừng sẽ luôn luôn
16
bảo vệ cho gia đình và cộng đồng được may mắn, bình yên. Nghi lễ cúng thần rừng
“Mu thu gio” được tổ chức vào tháng Ba hàng năm. “Mu thu gio” là nữ thần và là
vợ của thần rừng “Gạ ma gio”. Đây là vị thần có chức năng phù hộ cho bản mùa
màng tốt tươi, gia súc phát triển, con cháu trong làng đông đúc; là nữ thần phù hộ
cho sự sinh sôi, phát triển. Lễ cúng gồm có thịt lợn, thịt gà, rượu, nước gừng, xôi,
hương. Trong lễ cúng “Mu thu gio”, chỉ những người đàn ông là chủ nhà được tham
gia, cách thức thực hiện lễ cúng cũng giống cách hành lễ trong lễ cúng “Gạ ma
gio”.
4.2.4. Nghi lễ cúng cầu mùa “Khô già già”
Nghi lễ được coi là một trong những lễ thức lớn nhất trong năm và đặc sắc
nhất của người Hà Nhì. Đồng bào tin rằng, khi thực hiện tốt nghi lễ này thì thần
linh sẽ phù hộ bảo vệ mùa màng, ban mưa thuận gió hòa cho cây cối phát triển,
mùa vụ bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. “Khô già già” là lễ hội cầu mùa được
diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại khu rừng “Gạ hen lạ gio”. Khi thực hiện nghi lễ,
các gia đình đem những sản phẩm mà mình thu được trong năm qua dâng cúng lên
thần linh cầu mong các thế lực siêu nhiên bảo vệ, phù hộ cho mùa màng trong năm
được bội thu hơn năm trước. Trong lễ “Khô già già” con trâu có một vị trí hết sức
quan trọng trong lễ vật hiến tế cho thần, không có trâu thì nghi lễ không thành.
Trong lễ cúng, những gia đình có người ốm đau lâu chưa khỏi sẽ sắm một lễ nhỏ
gồm xôi và trứng cầm theo khăn mũ của người ốm đưa đến cây đu “a quý” và làm
lễ xin được gọi hồn cho người ốm trở về nhà.
4.2.5. Nghi lễ cúng thần “thổ ty”
Theo quan niệm của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát, thần rừng “thổ ty” luôn giúp
cho việc chăn nuôi được tốt và thường tổ chức cúng thần vào những ngày đầu năm
mới. Lễ vật gồm: một đôi gà trống mái, ít thịt lợn, rượu, nước gừng, xôi, hương để
cúng tạ ơn thần đã bảo vệ dân bản trong năm qua được no ấm, bình yên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát là một dạng sinh hoạt
văn hóa tinh thần bắt nguồn từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
Những nghi lễ đó được lưu truyền trong cộng đồng từ thế hệ này đến thế hệ khác,
phản ánh đậm nét những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào, thể hiện thái
độ ứng xử của con người trước cái thiêng với lòng tôn kính, sự biết ơn không chỉ
đối với các vị thần linh mà còn với những người có công xây dựng bản cũng như
nguồn tài nguyên thiên nhiên nuôi sống con người.
Các nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì là một hệ thống những nghi thức
được thực hiện theo một chu kỳ khép kín trong năm, nhằm cầu mong bình yên cho
con người, vật nuôi phát triển, mùa màng tốt tươi, bảo vệ và giữ gìn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước trong khu vực sinh sống đồng thời góp
phần duy trì tính cố kết cộng đồng, ý thức tương trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết,
gắn bó giữa các thành viên trong bản, tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất.
17
Chương 5
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kết quả
5.1.1. Một số kết quả chủ yếu đạt được của luận án
Nghi lễ là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa tinh thần và phản ánh
đời sống tâm linh của cộng đồng, là môi trường sản sinh, tích hợp, bảo tồn, trao
truyền nhiều giá trị văn hóa tộc người. Luận án góp phần nhận diện đặc điểm kinh
tế, văn hóa, xã hội, cũng như các giá trị trong nghi lễ của tộc người Hà Nhì trước
đây và hiện nay. Kết quả của luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm nguồn
tư liệu khoa học có giá trị cho các nghiên cứu tiếp sau về tộc người này, làm cơ sở
cho việc tìm hiểu và so sánh về văn hóa giữa các nhóm trong tộc người Hà Nhì và
với các dân tộc khác, chỉ ra những giá trị của nghi lễ đối với việc giáo dục đạo đức,
ý thức tộc người và tính cố kết dân tộc, cộng đồng, gia đình trong điều kiện mới.
Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phù hợp
trong đời sống tộc người Hà Nhì hiện tại,
5.1.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người được phản ánh trong nghi lễ
Trong các nghi lễ của người Hà Nhì thì thầy cúng, già làng, trưởng bản, ông
bà mối, bà cô,là những người luôn giữ vai trò quan trọng. Tùy thuộc vào từng
nghi lễ mà mỗi danh vị trên lại có một vị trí khác nhau như: thầy cúng thường đóng
vai trò chủ đạo trong các nghi lễ cộng đồng và một số nghi lễ quan trọng của cá
nhân và gia đình. Với những nghi lễ trong chu kỳ đời người, thờ cúng tổ tiên, nghề
nghiệp và cầu an thì vai trò chính lại thuộc về người đàn ông làm chủ gia
đình,Dụng cụ phục vụ trong các nghi lễ luôn được chuẩn bị và sử dụng chuyên
biệt, không lẫn lộn giữa nghi lễ của cộng đồng và nghi lễ của mỗi gia đình và các
vật dụng thông thường khác. Trong tất cả các nghi lễ, người Hà Nhì đều chọn ngày
rất cẩn thận theo quan niệm của các nhóm người ở mỗi địa phương.
Nghiên cứu về thành phần tham gia các nghi lễ cộng đồng và gia đình chúng
tôi nhận thấy chưa có sự phân biệt giàu nghèo và giai tầng trong xã hội người Hà
Nhì, họ luôn sống hài hòa với thiên nhiên. Bên cạnh việc xây dựng những bản
hương ước chung của bản thì việc thiêng hóa các sự vật tự nhiên, các khu rừng cấm
và nguồn nước linh thiêng là hình thức hiệu quả để người dân bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đó, phản ánh tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng đa thần
của tộc người này từ trước đến nay.
5.2. Bàn luận
5.2.1. Vai trò của nghi lễ trong đời sống tộc người Hà Nhì
Với người Hà Nhì, nghi lễ có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tộc người, phản
ánh thế giới quan, nhân sinh quan và mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống tinh thần của
đồng bào. Nghi lễ góp phần tạo tâm lý và niềm tin an lành, tăng cường mối quan hệ đoàn kết,
gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng và gia đình. Nghi lễ là phương tiện biểu hiện đặc
trưng văn hóa tộc người, giáo dục đạo đức, nếp sống cho con người. Nghi lễ góp phần gìn giữ
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của
người dân, giữ gìn an ninh trật tự cộng đồng, gìn giữ môi trường tự nhiên,
18
Như vậy, nghiên cứu nghi lễ là góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy
những gia trị văn hóa truyền thống, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc
Hà Nhì trong giai đoạn hiện nay.
5.2.2.Một số vấn đề đang đặt ra và yếu tố tác động
5.2.2.1.Một số vấn đề đang đặt ra
Qua nghiên cứu thực tế để thực hiện luận án, chúng tôi nhận thấy: cùng với điều
kiện vật chất ngày càng được nâng cao, đời sống tinh thần của người Hà Nhì cũng đang
từng bước được cải thiện theo hướng tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới, nhưng vẫn lưu
giữ được các giá trị truyền thống tốt đẹp của tộc người. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số
vấn đề cần tìm hiểu, trao đổi nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về tộc người Hà Nhì, từ
đó xây dựng phương hướng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người trong nghi lễ để
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào trong giai đoạn hiện nay, đó là:
- Giao lưu tiếp biến văn hóa với các giá trị văn hóa của một số tộc người
khác, nhất là người Kinh đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là quá trình chọn
lọc các giá trị văn hóa tiến bộ, phù hợp với đời sống hiện tại được cộng đồng chấp
nhận, cũng trong quá trình đó những yếu tố văn hóa không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
- Sự mai một các yếu tố truyền thống và tiếp nhận những yếu tố mới trong
nghi lễ của người Hà Nhì: Một số yếu tố văn hóa mới xuất hiện làm cho nghi lễ của
người Hà Nhì hiện nay ít nhiều mất đi những bản sắc riêng của mình, nhất là những
lễ vật sử dụng trong nghi lễ. Xu hướng này không chỉ diễn ra đối với riêng nghi lễ
còn là xu hướng biến đổi chung của văn hóa tộc người, như trong nghi lễ cầu mùa
Khô già già hiện nay, ngoài phần lễ vẫn được thực hiện theo nghi thức truyền
thống, phần hội đã có nhiều biến đổi, qua việc một số loại hình văn hóa mới là các
băng đĩa nhạc (thậm chí là băng đĩa của nước ngoài), các trò vui chơi có thưởng
hiện đại thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, thanh thiếu niên
không còn mặn mà, thích thú với những lời ca tiếng hát, điệu múa cổ truyền của dân
tộc. Hiện tượng này đặt ra vấn đề là cần có những chính sách và biện pháp hiệu quả hơn
trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để góp phần phát triển hiệu quả
hơn nữa đời sống văn hóa cộng đồng trong tình hình mới.
- Vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng hiện nay: Trong xã hội
truyền thống, thầy cúng, trưởng bản và người già là những người luôn được dân
bản coi trọng, bởi chính họ đã góp phần đưa ra những định hướng tốt, có lợi cho
người dân; giải tỏa tâm lý và lấy lại sức mạnh tinh thần cho con người;... Tuy
nhiên, thực tế đôi khi họ cũng có những đoán định chỉ dựa vào linh cảm mà thiếu
căn cứ, cơ sở khoa học dẫn đến gây tâm lý hoang mang và có những nghi lễ phiền
phức gây tốn kém. Do đó, để phát huy được vai trò của những người này trong điều
kiện mới, nên chăng chúng ta cần truyền tải tới họ những tiến bộ khoa học, vận
động họ thực hiện để làm gương cho những người dân trong cộng đồng, thông qua
đó đưa những tiến bộ khoa học vào trong đời sống xã hội, từng bước thay đổi quan
niệm của cộng đồng về thế giới xung quanh. Đồng thời, cần có một chế độ đãi ngộ
phù hợp với những người có uy tín trong cộng đồng để khuyến khích họ phát huy
khả năng của mình trong việc gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, phát triển kinh
tế, đảm bảo trật tự xã hội.
19
- Ý thức tộc người của người Hà Nhì: Tính cố kết tộc người của người Hà
Nhì rất cao, dù ở đâu đồng bào cũng luôn tự nhận và khẳng định mình là người Hà
Nhì. Tuy đời sống xã hội hiện ít nhiều bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường
nhưng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn
nạn vẫn được duy trì trong cộng đồng. Người dân luôn tuân thủ những quy định của
bản, chính quyền và có tính thống nhất cao trong thực hiện các nghi lễ chung truyền
thống. Bên cạnh đó, những nghi lễ cá nhân và gia đình luôn có sự tham gia, hỗ trợ
từ họ hàng, làng xóm... điều này cho thấy tính cố kết cộng đồng của người Hà Nhì
rất bền chặt cần giữ gìn và phát huy.
- Thực hành nghi lễ truyền thống và vấn đề hiệu quả kinh tế: Chúng ta đang
khuyến khích phục hồi nhiều nghi lễ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống tộc người, tuy nhiên điều đó lại gây tốn kém, lãng phí về kinh tế của
người dân. Để khắc phục hạn chế đó, các cấp chính quyền cần tiến hành công tác
tuyên truyền về việc tiết giảm chi tiêu trong các hoạt động nghi lễ, đồng thời loại bỏ
những lễ thức không cần thiết mà không làm mất đi ý nghĩa của việc thực hành
nghi lễ trong đời sống xã hội hiện tại.
- Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nghi lễ
trong bối cảnh hiện nay: Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lào Cai đã triển
khai tốt nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các tộc
người sinh sống ở địa phương, trong đó có dân tộc Hà Nhì. Tuy nhiên, trong quá
trình đó đã làm du nhập nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai. Mặt khác, những thập kỷ
gần đây tộc người này đã di cư từ Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu đến một số tỉnh
thành khác với những nguyên nhân khác nhau. Khi chuyển đến những vùng đất mới
đã làm mai một văn hóa truyền thống tộc người Hà Nhì, trong đó có nghi lễ.
- Nghi lễ và vấn đề “mê tín dị đoan”: Thời gian qua, nhận thức về vấn đề tôn
giáo, tín ngưỡng và nghi lễ của các tộc người, trong đó có người Hà Nhì đã có sự
thay đổi, không coi đó là những hiện tượng “mê tín dị đoan” nữa mà là một phần
quan trọng cấu thành văn hóa tộc người. Tuy nhiên, trong hệ thống nghi lễ của
người Hà Nhì hiện nay vẫn còn những nghi thức mang tính ma thuật, như: cúng ma
rừng, cúng đất nương, đất ruộng,Trong giới hạn nhất định, những nghi thức này đã
thực hiện tốt chức năng tâm lý cho người dân, nhưng những nghi thức ấy cũng dần
không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Vì vậy, cần đánh giá khách quan hơn về các
giá trị truyền thống nhưng không còn phù hợp với những với điều kiện hiện tại.
5.2.3.2. Một số yếu tố tác động
- Tác động của việc thực hành các chính sách và pháp luật của Nhà nước:
Nghị quyết TW 5 khóa VIII về việc “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”; Nghị quyết TW 9 khóa XI về “Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước” và một số Chỉ thị, Thông tư, Qui chế, Luật của Chính phủ và bộ, ngành đã
tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nghi lễ của các tộc người ở Việt
Nam, trong đó có người Hà Nhì. Hiện nay, việc cưới, việc tang đã đơn giản hơn về
thời gian và lễ thức
20
- Tác động của môi trường cư trú tộc người: Với người Hà Nhì ở Bát Xát nói
riêng và người Hà Nhì nói chung, rừng và nước là những yếu tố cấu thành nên thôn
bản. Hầu hết các nghi lễ của người Hà Nhì đều liên quan đến yếu tố tự nhiên. Ngày
nay, môi trường tự nhiên thay đổi, không gian thờ cúng bị thu hẹp nên nhiều nghi lễ
không còn được thực hành như trước nữa
- Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội: Trong nhiều năm trở lại đây, các
cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, từng bước cải thiện
đời sống nhân dân, phát triển kinh tế thông qua việc định hướng cho người dân thay
đổi các hoạt động kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng nguồn thu
nhập. Đặc biệt, sự đầu tư của Nhà nước qua các chương trình, dứ án phát triển lớn,
như: 134, 135, 167hỗ trợ phát triển, như: vay vốn tín dụng, đào tạo nghề, hỗ trợ nhà
ở Hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách tự do lưu thông hàng hóa phát triển làm
thay đổi các hoạt động và cơ cấu kinh tế. Qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa,
người Hà Nhì đã tiếp nhận những yếu tố mới làm cho văn hóa tộc người thêm phong
phú, đa dạng. Nhiều yếu tố Việt xuất hiện trong các lễ thức của người Hà Nhì bởi sự
thuận tiện và hiệu quả như: váy cô dâu, comle chú rể, hoa cưới, quà mừng đám cưới;
quan tài, viếng đám ma; nhiều nghi lễ nông nghiệp bị mai một và mất hẳn.
- Tác động của yếu tố nội tại tộc người: Giao lưu tiếp biến với những nề văn
hóa khác đã làm thay đổi nhận thức của người dân, bản thân họ tự nhận thấy cần
phải thay đổi để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Người Hà Nhì hiện nay đã chủ
động tiếp thu những tiến bộ từ thành quả của công cuộc đổi mới để thay đổi cuộc
sống của mình. Bản thân người dân không muốn đám cưới, tang ma kéo dài gây
mệt mỏi cho các thành viên tham gia và chi phí quá cao, đồ thách cưới, quà mừng
đám cưới, phúng viếng trong tang ma bằng tiền mặt vừa tiện ích vừa dễ sử dụng;
các lễ vật gồm: bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia, nước ngọt thuận tiện trong sử dụng;
người dân cũng thích mặc những trang phục mới đẹp, rẻ và dễ mua hơn những
trang phục truyền thống.
5.3. Một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ trong bối
cảnh hiện nay
- Cần triển khai công tác sưu tầm, thống kê, phân loại các nghi lễ, nhất là
nghi lễ cộng đồng vì những giá trị văn hóa tộc người trong các nghi lễ này đang dần
bị phai nhạt, thậm chí nhiều nghi lễ không còn được thực hiện. Để công tác bảo tồn,
phát huy các giá trị của nghi lễ đi vào thực tiễn cần có những chương trình, đề tài
nghiên cứu sâu hơn để từ đó có những công trình khoa học có giá trị thông tin bổ ích để
cho các cơ quan quản lý, người dân hiểu được giá của nghi lễ, từ đó có định hướng
trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị này. Bên cạnh đó, cần chủ động lập các dự án,
chương trình điều tra sưu tầm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của
người Hà Nhì để công việc này được thực hiện thường xuyên, tránh tình trạng để văn
hóa bị mai một rồi mới tiến hành sưu tầm, phục dựng.
- Xây dựng chính sách thu hút sự tham gia và đãi ngộ phù hợp cho những
người có uy tín trong cộng đồng, như thầy cúng, người già đang lưu giữ sống động
những giá trị văn hóa tộc người mà chúng ta cần khai thác một cách đầy đủ trong
thời gian nhanh nhất, nếu không họ sẽ mang những tri thức đó về với tổ tiên. Khơi
21
dậy lòng tự hào về văn hóa của dân tộc chính là động lực giúp người dân thoát ra
khỏi định kiến “lạc hậu”, “mê tín dị đoan” đã từ lâu tồn tại trong quan niệm và cách
suy nghĩ của nhiều người, trong đó có người trong và ngoài cộng đồng, kể cả của trí
thức và nhà khoa học. Những thành viên trẻ sẽ thấy tự hào khi mình là người lưu
giữ và trao truyền văn hóa truyền thống của cha ông để được cộng đồng đón nhận
và các dân tộc khác tôn trọng.
- Các nghi lễ tộc người được hình thành và diễn ra trong quá trình sinh hoạt, lao
động của người dân; ngôi nhà, làng bản chính là môi trường để nuôi dưỡng và phát huy
những giá trị văn hóa tộc người ấy. Trong thực tế ngày nay, môi trường truyền thống đó
đang bị phá vỡ về mặt cấu trúc bởi sự cộng cư của các dân tộc trong cùng một địa bàn
cư trú; dân số phát triển và diện tích rừng bị thu hẹp, những “ngôi nhà nấm” - đặc trưng
của người Hà Nhì lợp bằng mái cỏ gianh truyền thống hiện nay đang dần được thay thế
bằng những mái tôn, mái phipro - ximăng,...
- Cần phục dựng lại những sinh hoạt cộng đồng truyền thống tốt đẹp đã bị
mai một. Dù đây chỉ là những việc làm mang tính tình thế nhưng cũng đem lại kết
quả nhất định nếu việc phục dựng và thực hành những nghi lễ này được thực hiện
bởi chính chủ thể văn hóa đó và có sự tư vấn, hỗ trợ của các nhà khoa học.
- Cần chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống đường
giao thông liên xã, liên thôn, tăng cường xây đội ngũ giáo viên, hệ thống trường lớp
tại cơ sở, đội ngũ y tế thôn bản nhằm nâng cao trình độ dân trí cho người dân, từ đó
thay đổi những quan niệm trong cuộc sống và dần dần loại bỏ những lễ thức không
còn phù hợp ra khỏi cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần tuyên truyền cho người dân
hiểu và tự bảo vệ những giá trị văn hóa tộc người thông qua việc tuyên truyền, giáo
dục các yếu tố tốt đẹp trong nghi lễ để từng bước góp phần thay đổi những suy nghĩ
hướng ngoại, đồng thời ngăn chặn sự thâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai
vào đời sống văn hóa của người Hà Nhì hiện nay.
- Về phía người dân, họ rất mong muốn được tiếp tục duy trì các nghi lễ
truyền thống của dân tộc mình. Với những người có tuổi cho rằng, những nghi lễ
tộc người là nét đặc trưng văn hóa của người Hà Nhì, nếu không duy trì thì một
ngày nào đó sẽ không ai nhận biết được họ là ai. Ngày nay, ngày càng có nhiều con
em đi học và công tác xa, mỗi khi tổ chức các nghi lễ truyền thống chính là dịp để
chúng trở về cùng gia đình, thôn bản.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5
Nội dung chương này đã khái quát lại những đóng góp và phát hiện mới về
mặt khoa học của luận án thông qua việc nghiên cứu về hệ thống nghi lễ của người
Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra những ý
kiến, bàn luận về một số vấn đề đang đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời
gian tới để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tư liệu về người Hà Nhì ở nước ta
hiện nay.
Luận án đã nghiên cứu và xác định được những đặc điểm cơ bản của văn hóa
tộc người thông qua sinh hoạt nghi lễ và vai trò của nghi lễ của nhóm nhóm Hà Nhì
Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ đó nhìn nhận những mặt tích cực để tiến
22
hành bảo tồn, phát huy và khắc phục hạn chế dần những yếu tố không còn phù hợp
với xã hội hiện tại.
Thông qua việc tìm hiểu vai trò và giá trị của nghi lễ trong đời sống tộc người
Hà Nhì chúng ta thấy được nét tiêu biểu mang tính đại diện của các nghi lễ, đó là:
sự đoàn kết, sẻ chia, giúp đỡ, tương thân, tương ái của cộng đồng và các gia đình
trong mọi hoàn cảnh. Điều này đã và đang làm giàu thêm bản sắc văn hóa tộc
người, góp phần điều chỉnh hành vi của con người, cách ứng xử trong các mối quan
hệ trong xã hội và với tự nhiên. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu về nghi lễ cũng đã
gợi mở cho chúng tôi một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đó là: vai trò
của những người có uy tín trong cộng đồng tộc người Hà Nhì; vấn đề bảo tồn văn
hóa tộc người gắn với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay;
KẾT LUẬN
1. Hà Nhì là tộc người có dân số đứng ở vị trí 33 trong số 54 dân tộc ở Việt
Nam, có mặt tại 31 tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất tại 3 tỉnh
Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Theo sự phân chia của nhiều nhà nghiên cứu
người Hà Nhì có hai nhóm là Hà Nhì Hoa (gồm 2 nhóm nhỏ là La Mí và Cồ Chồ) và
Hà Nhì Đen. Nhóm Hà Nhì Hoa cư trú chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, còn
nhóm Hà Nhì Đen tập trung nhiều nhất tại Lào Cai.
Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với hình thức canh tác nương rẫy và
ruộng bậc thang, trong đó cây trồng chủ đạo là lúa, ngô, ngoài ra còn có một số hoa
màu khác như đậu, bầu bí, su su,Những năm gần đây đồng bào đã bắt đầu trồng
cây thảo quả, đương quy, xuyên khung,... Chăn nuôi của người Hà Nhì chưa phát
triển, chủ yếu là nuôi trâu, lợn, gà, vịt, chó, với quy mô nhỏ trong gia đình. Sản
phẩm chưa trở thành hàng hóa để trao đổi, mua bán mà mục đích chính vẫn là phục
vụ các nghi lễ, lễ tết và nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người dân. Khai thác
nguồn lợi tự nhiên không còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nghề
thủ công của người Hà Nhì hiện nay chỉ còn nghề đan lát, các nghề rèn, đúc và trồng
bông dệt vải đã bị mai một.
Tổ chức xã hội truyền thống của người Hà Nhì là “phu”, mỗi “phu” thường
có từ 40 - 50 hộ cùng cư trú theo lối mật tập. Xã hội của người Hà Nhì chưa có sự
phân hóa thành các giai tầng, quan hệ cộng đồng tương đối bình đẳng. Hiện nay,
bên cạnh sự quản lý chung của hệ thống chính trị của nhà nước thì một số cá nhân
có uy tín trong xã hội truyền thống như già làng, thầy cúng, vẫn tồn tại và có vai
trò nhất định trong những công việc chung của cộng đồng, nhất là về tín ngưỡng,
nghi lễ. Gia đình truyền thống của người Hà Nhì là gia đình phụ quyền, với mô
hình gia đình lớn bao gồm 3 - 4 thế hệ cùng sinh sống trong một mái nhà, nhưng
hiện nay, hình thức gia đình nhỏ, độc lập về kinh tế đang dần phát triển, nhất là các
gia đình trẻ.
2. Nghi lễ của người Hà Nhì là sinh hoạt tâm linh hội tụ những quan niệm của
tộc người này về con người, thế giới xung quanh, hành vi ứng xử của con người với
nhau và với thiên nhiên. Nghi lễ là nơi bảo lưu các giá trị văn hóa tộc người trước
23
những biến đổi của kinh tế - xã hội, là một bộ phận quan trọng của văn hóa tinh
thần cấu thành nên cộng đồng tộc người và thường biến đổi chậm hơn so với các
thành tố văn hóa khác. Nghi lễ cũng là môi trường sản sinh, tích hợp, bảo tồn và
trao truyền, làm giàu thêm các giá trị văn hóa tộc người cho những thế hệ tiếp theo.
Các nghi lễ phản ánh những đặc điểm tộc người, tổ chức các nghi lễ chính là thực
hiện vai trò, chức năng tín ngưỡng đối với cộng đồng tộc người và từng cá nhân.
3. Nghi lễ của người Hà Nhì là một hệ thống quan niệm và hành vi đa dạng
bao gồm: các nghi lễ trong chu kỳ đời người; thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ liên
quan đến nghề nghiệp hay cầu an trong phạm vi gia đình; và nghi lễ cộng
đồngMỗi loại nghi lễ này lại gắn liền và phản ánh một số lĩnh vực quan trọng
trong đời sống con người của người Hà Nhì, như:
- Nghi lễ trong chu kỳ đời người là nơi tâp trung nhiều nhất các lễ thức và
quan niệm của người Hà Nhì về con người và thế giới xung quanh. Tuy có quan
điểm khác nhau về số lượng, nhưng người Hà Nhì luôn tin rằng, con người có linh
hồn - “xu la” và con người khỏe mạnh hay ốm đau, sống hay chết là do linh hồn
quyết định. Hiện nay, một số quan niệm và lễ thức trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ
nhỏ đã dần mai một, nhất là về quan niệm và thực hành đối với những trường hợp
vô sinh, khó sinh, sinh đôi, sinh ba,Nhờ sự phát triển của hệ thống y tế và sự hiểu
biết của người dân những tập tục và nghi lễ được giản lược theo hướng đơn giản và
phù hợp hơn với cuộc sống hiện tại. Trong hôn nhân, những nguyên tắc kết hôn
truyền thống của tộc người vẫn được duy trì, các giá trị tốt đẹp vẫn được thực hành
trên cơ sở đã giản lược những yếu tố không còn phù hợp với đời sống hiện tại; một
số giá trị văn hóa mới trong hôn nhân đã được cộng đồng tiếp nhận và có xu hướng
phát triển theo hướng tiếp cận gần hơn với văn hóa người Kinh, tuy vậy vẫn giữ
được các giá trị văn hóa tộc người Hà Nhì. Trong tang ma, các nghi lễ truyền thống
còn được thực hành khá nguyên ven, điều này được thể hiện qua các quan niệm và
tổ chức các nghi lễ, tuân thủ những kiêng kỵ liên quan, nhưng thời gian quàn xác
trong nhà đã được rút ngắn theo đúng quy định của Nhà nước để giữ gìn vệ sinh
cho cồng đồng và giảm thiểu chi phí cho gia đình, do đó một số nghi lễ được lược
bớt, đơn giản hơn.
- Thờ cúng tổ tiên, nghi lễ nghề nghiệp và cầu an được đồng bào thực hiện
định kỳ theo chu trình sản xuất và đời sống gia đình. Thờ cúng tổ tiên được thực
hiện lồng ghép trong các dịp lễ tảo mộ, tết năm mới, nghi lễ chu kỳ đời người, các
nghi lễ cộng đồng,Một số nghi lễ thờ cúng tổ tiên còn được thực hiện cùng với
nghi lễ nông nhiệp như: lễ cơm mới, cúng hồn lúa, chọn đất làm nương, Đây là
dịp để gia đình tri ân, báo cáo với tổ tiên về những gì diễn ra trong năm và cầu xin
sự che chở, giúp đỡ cho con cháu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để
ngày càng phát triển. Lòng tôn kính đối với tổ tiên được người Hà Nhì thể hiện qua
nhiều kiêng kỵ như: phải ăn mặc chỉnh tề, không được mang giày dép khi hành lễ,
không cho phụ nữ lại gần bàn thờ tổ tiên, Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp
được thực hiện trong phạm vi gia đình, như: nghi lễ xin đi tìm đất, nghi lễ cúng hồn
lúa, nghi lễ ăn cơm mới,Cho đến hiện nay những nghi lễ này vẫn được người Hà
Nhì thực hiện một cách đầy đủ trong chu kỳ mùa vụ.
24
- Nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì là một hệ thống các nghi thức được
thực hiện liên tục theo chu kỳ một năm, nhằm cầu mong bình yên cho con người,
vật nuôi và cây trồng phát triển. Nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì không chỉ
gắn liền với việc bảo vệ và giữ gìn các khu rừng cấm trong bản mà còn góp phần
duy trì tính cố kết cộng đồng, ý thức tương trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết, gắn
bó giữa các thành viên trong cộng đồng để làng bản trở thành một khối đoàn kết,
thống nhất. Phần lớn việc thực hành nghi lễ vẫn được tiến hành theo nghi thức
truyền thống, nhưng có một số kiêng kỵ trong thời gian tiến hành các nghi lễ đã
được nới lỏng và sự đơn giản hóa trong các nghi lễ cũng đã tác động làm thay đổi
những yếu tố văn hóa cổ truyền. Trong các nghi lễ cộng đồng, ngoài việc duy trì
các phong tục truyền thống, vẫn còn những câu hát, trò chơi dân gian, hát múa cổ
truyền được người dân diễn xướng làm tăng thêm ý nghĩa và sức cuốn hút của các
nghi lễ. Đặc biệt, những năm gần đây địa phương đẩy mạnh công tác kiemr kê, khôi
phục các lễ hội lớn trong đó có nghi lễ cầu mùa “Khô già già” của người Hà Nhì
Đen đã góp phần nâng cao giá trị của các nghi lễ truyền thống, nhất là từ tháng 7
năm 2015, lễ hội “Khô già già” của dân tộc Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát đã được
đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là cơ hội để bảo
tồn và phát huy các giá trị của nghi lễ này.
Dù luận án đã đạt được những kết quả như trên, nhưng vẫn còn một số vấn đề
chưa được nghiên cứu sâu, một số nghi lễ do giới hạn về thời gian và năng lực cá
nhân nên chưa được nghiên cứu như: nghi lễ thành lập thôn bản mới, rời bản, cầu
sức khỏe, đặc biệt là nghiên cứu so sánh với người Hà Nhì ở Trung Quốc, Đây là
những vấn đề hấp dẫn nhưng trong khuôn khổ luận án này chúng tôi không thể bao
quát hết và mong muốn tiếp tục được thực hiện trong những nghiên cứu tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtatlan_0927.pdf