Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố dinh dưỡng kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng suất, chất lượng hoa lan dendrobium sonia ở giai đoạn sản xuất

Ba lựa chọn tốt nhất ở mỗi thí nghiệm 7 và 8 được đưa vào thí nghiệm 9, đó là hỗn hợp của 03 nguyên tố dinh dưỡng (DD1, DD2, DD3) và 3 chất ĐHSTTV (ĐH1, ĐH2 và ĐH3); cụ thể: (i) Lan 9 tháng tuổi: DD1-1000+90+40, DD2-1250+70+30, DD3-1250+70+40; ĐH1-20+11+3, ĐH2-20+15+3, ĐH3-20+15+3. (ii) Lan 12 tháng tuổi: DD1-1250+70+40, DD2-1250+70+50, DD3-1250+90+40; ĐH1-20+15+3, ĐH2-20+19+3, ĐH3-25+15+3.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố dinh dưỡng kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng suất, chất lượng hoa lan dendrobium sonia ở giai đoạn sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phân tích tại Phòng phân tích Đất – Phân bón, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Phương pháp lấy mẫu phân tích: theo hướng dẫn của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (Sổ tay phân tích Đất, nước, phân bón cây trồng, 1998) [43]. - Phương pháp thu thập số liệu: Đo, đếm trên toàn bộ số cây thí nghiệm. Tất cả các cây đo đếm đều được đánh dấu trên chậu và tại vị trí đo. Đo đếm và ghi chép số liệu định kỳ hàng tháng. Quan sát thay đổi hình thái thân, lá, hoa. * Tính toán các chỉ tiêu theo dõi + Chiều dài giả hành: được tính từ mặt chậu đến đỉnh sinh trưởng của cây Chiều dài giả hành (cm) = (Tổng chiều dài (cm) của các cây theo dõi) / (Tổng số cây theo dõi) + Đường kính giả hành: đo tại vị trí cách gốc của giả hành 5,0 cm Đường kính giả hành (cm) =(Tổng đường kính (cm) các giả hành) / (Tổng số giả hành theo dõi) + Số lá/cây: được tính từ gốc cây đến đỉnh ngọn, đếm lá bằng cách đánh dấu lá sau mỗi lần theo dõi. Số lá trung bình/ cây (lá) = (Tổng số lá (lá) của các cây theo dõi) / (Tổng số cây theo dõi) + Tỷ lệ cây ra phát hoa (%) =Tổng số cây ra phát hoa (cây)/(Tổng số cây thí nghiệm) x100 + Chiều dài phát hoa (cm): từ điểm (gốc) phân hóa mầm hoa đến đỉnh cành. + Số phát hoa/ cây = (Tổng số phát hoa) / (Số chậu theo dõi) + Số hoa/phát hoa = (Tổng số hoa) / (Số phát hoa theo dõi) + Theo dõi sự gia tăng chiều dài và đường kính giả hành sau khi bón phân được 30 ngày: Sự gia tăng chiều dài giả hành = CD2 – CD1 (cm) Sự gia tăng đường kính giả hành = ĐK2 – ĐK1 (cm) (CD1: chiều dài giả hành ban đầu, CD2: chiều dài giả hành sau bón phân 30 ngày. ĐK1: chu vi giả hành ban đầu, ĐK2: chu vi giả hành sau bón phân 30 ngày). + Theo dõi sự gia tăng số lá sau khi bón phân được 30 ngày: Sự gia tăng số lá = SL2 – SL1 (cái).(SL1: số lá ban đầu, SL2: số lá sau khi bón phân 30 ngày). * Tính năng suất hoa: + Số phát hoa/m2 = (Tổng số phát hoa) /(Số chậu trên một m2) + Năng suất phát hoa/vụ/ha = Số phát hoa/cây*Tỷ lệ cây ra phát hoa/ha*Số cây/ha + Sản lượng hoa/năm = Năng suất hoa vụ 1 + Năng suất hoa vụ 2 + Năng suất hoa vụ 3 + Độ bền hoa cắt cành (cắm lọ, ngày): Hoa được thu hoạch ở thời điểm có một nửa số hoa/phát hoa nở. Sau đó đưa vào cắm trong lọ với nước thông thường và để ở nhiệt độ phòng (khoảng 28oC). Định kỳ 2 ngày thay nước một lần. Theo dõi đến khi có 50% số hoa bị héo thì kết thúc thí nghiệm. 11 + Độ bền hoa chậu (ngày): Chậu cây thương phẩm được đưa vào làm thí nghiệm khi phát hoa có 50% số hoa nở. Sau đó, chuyển chậu từ nhà lưới vào phòng để theo dõi (nhiệt độ phòng, khoảng 28oC). Định kỳ 2 ngày tưới gốc một lần bằng nước máy. Theo dõi đến khi có 50% số hoa bị héo thì kết thức thí nghiệm. * Đánh giá hiệu quả kinh tế: dựa vào 2 chỉ tiêu chính là: giá trị lợi nhuận ròng (NPV) và tỷ lệ thu/chi (BCR). Lợi nhuận ròng (NPV) = Tổng thu (Bt) – Tổng chi (Ct) Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR) = (Bt) / (Ct) Tổng thu = giá bán hoa x số hoa trung bình của giả hành x số chậu. Tổng chi: Vật tư (giống, giá thể, thuốc BVTV, lao động), phân bón, chất ĐHSTTV... 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu: Tính các đặc trưng thống kê: số trung bình, biên độ biến động, độ lệch tiêu chuẩn, tỷ lệ (%), các giá trị cực đại và cực tiểu. Nhập số liệu, tính các đặc trưng mẫu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm thống kê Statgraphics Plus 15.0, SPSS và và Genstat 7.1 để xử lý và phân tích thống kê sinh học. 2.5.5. Phương pháp biện luận kết quả nghiên cứu Trong trường hợp chỉ tiêu đo đếm khi xếp hạng trung bình mà không đồng nhất về thứ tự giữa các chỉ tiêu theo mỗi công thức, đề tài luận án sẽ tiến hành xác định chỉ tiêu ưu tiên để chọn công thức. Chẳng hạn, ở thí nghiệm 1, theo chỉ tiêu A thì công thức 1 là cao nhất, nhưng sang chỉ tiêu B thì công thức 2 lại cao hơn, nếu chỉ tiêu B là ưu tiên thì cả hai đều chọn theo công thức 2. Theo đó, căn cứ vào mục tiêu của đề tài, sẽ chọn ưu tiên là 6 chỉ tiêu: Số giả hành mới, chiều dài giả hành, tỷ lệ ra hoa, số phát hoa, chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.1.1. Ảnh hưởng của P đến sinh trưởng của hoa lan D.Sonia Bảng 3.1. Ảnh hưởng của P đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi (từ 30/3/2013 đến 30/6/2013) Nồng độ P (ppm) Lan 9 tháng tuổi Lan 12 tháng tuổi Số GHM (cái/chậu) CDGH (cm) ĐKGH (cm) Số GHM, (cái/chậu) CDGH (cm) ĐKGH (cm) 0 1,3c 26,3c 0,9 0,8abc 35,4c 1,2 250 2,3b 27,0bc 1,0 1,0ab 37,4abc 1,2 500 2,3b 27,5b 1,0 1,0ab 37,7ab 1,2 750 2,8ab 28,2ab 1,0 1,2a 37,9ab 1,2 1000 3,1a 28,8a 1,0 1,2a 38,0a 1,2 1250 3,1a 28,6a 1,1 1,2a 38,0a 1,2 1500 2,3b 26,3c 1,0 0,5c 34,0d 1,1 F ** ** ns * ** ns CV(%) 17,5 1,0 30,7 33,5 1,10 1,3 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (**), 5% (*) và (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê. 12 Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy: Với lan 9 tháng tuổi, đã có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức xử lý P ở các nồng độ 750, 1000 và 1000 ppm so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% cho chỉ tiêu số giả hành mới và chiều dài giả hành. Tuy nhiên, với lan 12 tháng tuổi thì sự khác biệt thống kê của 2 chỉ tiêu này chỉ xảy ra ở các nghiệm thức xử lý P từ 250 ppm đến 1250 ppm so với P=1500 ppm và đối chứng. Kết quả này cũng chỉ ra số giả hành mới ở lan 9 tháng tuổi cao hơn 2,6 lần so với lan 12 tháng tuổi (3,1 so với 1,2). Bên cạnh, kết quả ở bảng 3.2 cũng chỉ ra sự gia tăng về chiều dài giả hành ở các nghiệm thức xử lý P cho lan 9 tháng tuổi ở các mức nồng độ 250 – 500 – 750 – 1000 – 1250 ppm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức P = 0 ppm và P = 1500 ppm. Kết quả này cũng gần với nhận định của các tác giả [12], [71] và [109]: Ở nồng độ thích hợp, P kích thích sự phát triển bộ rễ, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa sớm và nhiều. Việc xử lý P ở nồng độ cao (P=1500 ppm) đều làm cho các chỉ tiêu sinh trưởng của lan giảm đi (bằng và thấp hơn đối chứng) cũng phù hợp với nhận định của các tác giả [12], [50], [73], [84], [104] và [134] rằng, thừa P làm cho cây sinh trưởng kém, rễ cây bị ngắn, xám đen, lá nhỏ, dày và khó phục hồi. 3.1.2. Ảnh hưởng của P đến sự ra hoa của lan Dendrobium Sonia Bảng 3.3. Ảnh hưởng của P đến sự ra hoa của lan 9 tháng tuổi (từ 30/3/2013 đến 30/6/2013) Nồng độ P (ppm) Lan 9 tháng tuổi Tỷ lệ cây ra hoa (%) T.gian ra PH sớm nhất (NSXL) T.gian nuôi hoa (ngày) Số PH/chậu (cái) CDPH (cm) SH/PH (cái) 0 12,5e 38,0a 35,6a 0,3c 29,6c 4,0c 250 25,0c 32,5c 33,3b 0,8bc 29,0c 5,0b 500 43,8b 32,0cd 32,2bc 0,8bc 30,4b 5,0b 750 50,0ab 30,0d 32,1bc 1,0ab 32,3ab 5,8ab 1000 56,3a 28,0e 30,5d 1,3a 32,9a 6,0a 1250 50,0ab 27,0e 30,5d 1,3a 33,1a 6,0a 1500 18,75d 36,5b 35,5c 0,8bc 29,9c 5,0b F ** ** ** ** ** ** CV(%) 44,3 1,4 20,7 28,5 8,7 6,9 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của P đến sự ra hoa của lan D.Sonia và 12 tháng tuổi (từ 30/3/2013 đến 30/6/2013) Nồng độ P (ppm) Lan 12 tháng tuổi Tỷ lệ cây ra hoa (%) T.gian ra PH sớm nhất (NSXL) T.gian nuôi hoa (ngày) Số PH/chậu (cái) CDPH (cm) SH/PH (cái) 0 31,3e 10,5a 35,1a 1,0bc 39,3c 5,5e 250 50,0d 8,5b 30,5c 1,3bc 40,2b 7,3d 500 68,8c 8,1bc 30,3c 1,5b 40,9b 8,3c 750 68,8c 8,0bc 29,5d 2,0a 41,1a 8,8bc 1000 81,3a 7,5c 28,1d 2,0a 41,8a 9,0b 1250 75,0b 7,5c 28,1d 2,0a 41,1a 9,8a 1500 25,0f 10,5a 33,5b 1,5b 39,1c 5,3e F ** ** ** ** ** ** CV(%) 41,1 11,3 22,7 21,1 1,2 6,4 13 Kết quả ở bảng 3.3 và 3.4 cho thấy: Tỷ lệ cây ra phát hoa cao nhất ở cả lan 9 tháng và 12 tháng tuổi đều nằm ở nghiệm thức P4 =1000 ppm; trong đó, tỷ lệ cây ra phát hoa bình quân cao nhất ở lan 12 tháng tuổi là 81,3% và lan 9 tháng tuổi là 56,3%. Số phát hoa/chậu, chiều dài phát hoa và số hoa đạt cao nhất ở các nghiệm thức xử lý P với nồng độ 750 – 1000 – 1250 ppm ở cả lan 9 tháng và 12 tháng tuổi: Số phát hoa/chậu cao nhất đạt 2,0 (cái) ở lan 12 tháng và 1,3 (cái) ở lan 9 tháng tuổi. Số hoa/phát hoa bình quân cao nhất là 9,8 hoa ở nghiệm thức P=1250 ppm (lan 12 tháng tuổi) và ở lan 9 tháng tuổi là 6 hoa (P = 1000 và 1250 ppm). 3.1.3. Ảnh hưởng của P đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy độ bền hoa ở lan 12 tháng tuổi cao hơn lan 9 tháng tuổi từ 2,6 – 2,7 lần. Vấn đề này có thể được giải thích bởi tính giai đoạn của loài trong sinh lý thực vật: Trong điều kiện cùng được cung cấp dưỡng chất như nhau, nhưng ở mỗi lứa tuổi của cây, biểu hiện thay đổi sinh lý trong cơ thể cây là khác nhau. Khi cây chưa phát triển hoàn thiện ở giai đoạn sinh dưỡng đã ép cho ra hoa thì thường cho số lượng và chất lượng hoa kém. Tổng hợp kết quả thí nghiệm, P4 (1000 ppm) và P5 (1250 ppm) là 2 nghiệm thức được đánh giá là tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (cho cả lan 9 và 12 tháng tuổi) nên đề tài đã lựa chọn để đưa vào thí nghiệm sau. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của P đến độ bền hoa D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi Nồng độ P (ppm) Lan 9 tháng tuổi Lan 12 tháng tuổi Hoa cắt cành (ngày) Hoa chậu (ngày) Hoa cắt cành (ngày) Hoa chậu (ngày) 0 8,0c 14,7b 17,7e 34,7f 250 9,3ab 16,7ab 24,0c 45,7c 500 9,7a 17,0ab 25,b 46,7b 750 10,0a 17,3a 25,7ab 47,7ab 1000 10,0a 17,7a 26,0a 48,0ab 1250 10,0a 17,7a 25,7ab 48,3a 1500 8,7abc 16,7ab 19,0d 44,3d F ** * ** ** CV(%) 4,7 5,9 6,0 1,9 3.1.4. Ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, với lan 9 tháng tuổi, tất cả các nghiệm thức xử lý Ca mặc dù chưa có sự khác nhau về mặt thống kê ở chỉ tiêu số giả hành mới nhưng chúng lại khác biệt thống kê so với đối chứng ở mức ý nghĩa 1%. Theo đó, số giả hành mới/chậu và chiều dài giả hành đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức Ca = 70 và 90 ppm (2,3 giả hành mới và 28,8 cm chiều dài giả hành). Còn với lan 12 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu của các nghiệm thức từ Ca1 đến Ca5 (10 – 30 – 50 – 70 và 90 ppm) đều tăng cao hơn một cách có ý nghĩa so với đối chứng và nghiệm thức Ca6 (110ppm). Về mặt hình thái thân cây, tất cả các nghiệm thức có xử lý Ca đều cho thân hình cứng cáp, lá bóng mượt, khỏe mạnh và cân đối. Điều này đúng với nhận định của Lê Văn Hòa và cs (2004), Hew & Yong (2004), Lambers và cs (2008) là Ca giúp giữ cho thành tế bào được vững chắc, cây khỏe mạnh, cân đối. Các công thức từ Ca3 đến Ca5 cho tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều hơn. 14 3.1.5. Ảnh hưởng của Ca đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.8): Thời gian ra phát hoa sớm nhất là 27 và 28 NSXL thuộc về 2 nghiệm thức Ca=70 và 90 ppm, sớm hơn và khác biệt thống kê so với tất cả các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ ra phát hoa bình quân đạt cao nhất và thời gian cho thu hoạch sớm nhất cũng đều thuộc về Ca=70 và 90 ppm (tương ứng 50% và 30,5 ngày) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Số phát hoa/chậu ở các nghiệm thức Ca=50, 70, 90 và 110 ppm cho kết quả cao nhất (1,0) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Số hoa/phát hoa nhiều nhất là 6 hoa ở nghiệm thức Ca=90 ppm và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.9): Thời gian ra phát hoa đầu tiên sớm nhất là sau 8 NSXL (Ca=70 và 90 ppm) và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (ở mức ý nghĩa 1%) so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ cây ra phát hoa đạt cao nhất là 75%, cao hơn so với lan 9 tháng tuổi 25%, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Số phát hoa/chậu cho kết quả cao nhất (2,5 cái) là nghiệm thức Ca=70 ppm, thấp nhất là đối chứng (1,1 cái ). Chiều dài phát hoa chưa có sự khác biệt có ý nghĩa ở các nghiệm thức xử lý Ca =10, 30, 50, 70 và 90 ppm (42,6 – 43,0 cm), nhưng giữa chúng lại khác biệt thống kê so với nghiệm thức Ca= 110 ppm (40,3 cm) và đối chứng (40,7 cm) ở mức ý nghĩa 1%. Số hoa/phát hoa cao nhất là 10 (hoa) ở nghiệm thức Ca=70 ppm, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. 3.1.6. Ảnh hưởng của Ca đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng Kết quả ở bảng 3.10 chỉ ra rằng, với lan 9 tháng tuổi, độ bền hoa cắt cành và hoa chậu ở các nghiệm thức xử lý Ca=10, 30, 50, 70 và 90 ppm đều chưa có sự khác biệt thống kê, nhưng giữa chúng lại khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với Ca6=110 ppm và đối chứng. Còn ở lan 12 tuổi, chưa có sự khác biệt thống kê ở các nghiệm thức Ca= 30, 50, 70 và 90 ppm (lan cắt cành); còn với hoa chậu, 3 nghiệm thức có hoa bền nhất là 48 ngày gồm Ca=50, 70 và 90 ppm, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. Tổng hợp các kết quả thí nghiệm thì Ca4 (70 ppm) và Ca5 (90 ppm) là 2 nghiệm thức tối ưu được chọn để đưa vào các thí nghiệm sau. 3.1.7. Ảnh hưởng của B đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi Bảng kết quả 3.11 và 3.12 cho thấy: Ở lan 9 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu tăng cao nhất ở nghiệm thức B=30 và 40 ppm (cùng đạt 2,3 GHM), thấp nhất ở đối chứng (1,3 GHM). Chiều dài giả hành đạt cao nhất ở nghiệm thức B= 40ppm (29,3 cm), kế đến là B=30 và 50 ppm (cùng đạt 28,9 cm). Còn với lan 12 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu đạt kết quả cao nhất là 1,3 (cái) ở nghiêm thức B = 30, 40 và 50 ppm; chiều dài giả hành cao nhất là 39,5 cm (B=50 ppm), kế đến là 39,4 cm (nghiệm thức B=40ppm), thấp nhất là B=60ppm (34,5cm) và đối chứng (34,7 cm). 3.1.8. Ảnh hưởng của B đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.13): Thời gian cho phát hoa sớm nhất là 29 NSXL thuộc về nghiệm thức B4 (40ppm), kế đến là B3 (30ppm) và B5 (50ppm) cùng có 29,5 NSXL, muộn nhất là đối chứng (38 ngày). Giữa 3 nghiệm thức B3, B4 và B5 mặc dù chưa có khác biệt thống kê nhưng chúng lại khác biệt thống kê rất có ý nghĩa ở mức 1% so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ cây ra phát hoa cao nhất cùng đạt 50% là các nghiệm thức B3, B4 và B5, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.14): Tỷ lệ cây ra phát hoa cao nhất là ở nghiệm thức B4 (81,3%), cao hơn và khác biệt thống kê so với nghiệm thức đứng thứ nhì B5 (75%) và các 15 nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch cũng cho kết quả tốt hơn ở 2 nghiệm thức B4 và B5 (28,5 ngày), sớm hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Số phát hoa/chậu đạt kết quả cao nhất ở nghiệm thức B4 (2,5 phát hoa) và B5 (2,3 phát hoa), cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. 3.1.9. Ảnh hưởng của B đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: Ở lan 9 tháng tuổi, độ bền hoa cắt cành cao nhất là 10 ngày và hoa chậu là 18 ngày (ở nghiệm thức xử lý B = 20, 30, 40 và 50 ppm), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Với lan 12 tháng, độ bền hoa cắt cành cao nhất là 26 ngày (ở B = 30,40 và 50 ppm) và hoa chậu là 48 ngày nằm ở 2 nghiệm thức B = 40 và 50 ppm, chúng cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Tổng hợp các kết quả của thí nghiệm thì nghiệm thức B3 (30 ppm) và B4 (40 ppm) được đánh giá là tốt hơn cho lan 9 tháng tuổi; còn với lan 12 tháng tuổi thì B4 (40 ppm) và B5 (50 ppm) cũng được ghi nhận là tối ưu để đưa vào làm ở các thí nghiệm sau. 3.1.10. Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng của thí nghiệm 1, 2 và 3 cho lan 12 tháng tuổi Kết quả phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng thân cây sau khi bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng (bảng 3.16) chỉ ra rằng, tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều có tỷ lệ C/N cao hơn so với đối chứng từ 1- 3%. Bên cạnh đó, khi so sánh với tỷ lệ C/N ở cây ngô (57:1) và cỏ linh lăng (25:1) - cùng chung lớp thực vật một lá mầm với lan nhưng tỷ lệ C/N ở các loài này lại rất khác nhau. Điều này có thể giải thích bởi đặc tính sinh vật học của loài (cây hàng năm và cây nhiều năm). Theo đó, có thể thấy tỷ lệ C/N ở cây trưởng thành của loài D.Sonia là 39:1. Ngoài ra, Ở thí nghiệm xử lý P, hàm lượng P trong cây tăng đều theo nồng độ bón P từ nghiệm thức P1 đến P5, nhưng đến P6 thì hàm lượng P bắt đầu giảm. Qui luật tương tự cũng được chúng tôi phát hiện với bón Ca và B. 3.1.11. Đánh giá chung kết quả đạt được của các thí nghiệm 1, 2 và 3 Để tiếp tục cho các thí nghiệm sau, đề tài tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu và ghi nhận 2 nghiệm thức tối ưu ở lan 9 tháng tuổi gồm: P =1000 và 1250 ppm, Ca = 70 và 90 ppm, B = 30 và 40 ppm (với các giá trị đạt được tương ứng: Số giả hành mới 2,3 - 3,1 cái; chiều dài giả hành 28,6 – 29,3 cm; đường kính giả hành 1,1 cm; số lá/giả hành 6,1 cái). Và lan 12 tháng tuổi là: P = 1000 và 1250 ppm, Ca = 70 và 90 ppm, B = 40 và 50 ppm (Số phát hoa/chậu 2,0- 2,5 cái, chiều dài phát hoa 41,8 – 43,0 cm, số hoa/phát hoa 9,0 – 10,0). 3.2. Ảnh hưởng riêng rẽ của từng chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.2.1. Ảnh hưởng của Cyt đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Với lan 9 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức Cyt4 và Cyt5 (2,1 cái), thấp nhất ở đối chứng (1,6 cái). Chiều dài giả hành ở các nghiệm thức xử lý Cyt đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (34,5cm so với 26,8cm); đồng thời, so với thí nghiệm xử lý riêng rẽ từng NTDD thì kết quả này cũng đạt cao hơn (28,8 - 29,3cm so với 34,5cm). Số lá/giả hành cao nhất là 6,0 (cái) ở 2 nghiệm thức Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Với lan 12 tháng tuổi (bảng 3.17): Số giả hành mới/chậu nhiều nhất là 1,3 (cái) ở 2 nghiệm thức Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với Cyt6 và đối chứng. 16 Chiều dài giả hành dài nhất là 43,2 cm thuộc về Cyt4 và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa so 1% với các nghiệm thức còn lại. Số lá/giả hành có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức từ Cyt1 đến Cyt5 so với đối chứng và Cyt6 ở mức ý nghĩa 1%. 3.1.2. Ảnh hưởng của Cyt đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Đối với lan 9 tháng tuổi (bảng 3.18): Các nghiệm thức Cyt3, Cyt4 và Cyt5, cho số phát hoa/chậu đạt cao nhất (1,3 cái) và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức Cyt1, Cyt2, Cyt6 và đối chứng (0,4 cái). Chiều dài phát hoa dài nhất là 36,1 cm (Cyt4) và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Số hoa/phát hoa cũng cho kết quả cao nhất ở Cyt5 (6,0 hoa), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Như vậy, ngoài tác dụng kéo dài lóng ở giả hành và tăng ở số lá, ở một mức nồng độ thích hợp Cyt vẫn kích thích hình thành mầm hoa và hoa ở lan 9 tháng tuổi. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.19): Tỷ lệ phát hoa cao nhất là 75% ở Cyt5 (25 ppm), cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Số phát hoa/chậu và số hoa/phát hoa bình quân cao nhất là 2,0 (phát hoa) và 9,8 (hoa) đều nằm ở Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Chiều dài phát hoa bình quân cao nhất 43,4 - 43,6 cm thuộc về Cyt3, Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. 3.2.3. Ảnh hưởng của Cyt đến độ bền hoa 9 tháng và 12 tháng tuổi Kết quả nghiên cứu độ bền hoa (bảng 3.20) đã ghi nhận độ bền hoa chậu ở lan 12 tháng cao hơn lan 9 tháng tuổi khoảng 2 lần (35 ngày so với 17 ngày) và độ bền hoa cắt cành ở lan 12 tháng cao hơn lan 9 tháng 1,7 lần (17 ngày so với 10 ngày). Tổng hợp kết quả thí nghiệm, 2 nghiệm thức Cyt4 (20 ppm) và Cyt5 (25 ppm) được đánh giá là tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (cho cả lan 9 và 12 tháng tuổi) và là 2 lựa chọn để đưa vào các thí nghiệm sau. 3.2.4. Ảnh hưởng của Ntp đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi - Đối với lan 9 tháng tuổi (bảng 3.21): Số giả hành mới/chậu đạt cao nhất ở nghiệm thức Ntp2, Ntp3, Ntp4 và Ntp5 với các giá trị tương ứng 2,0 - 2,0 – 2,1 – 2,0 (cái); thấp nhất ở đối chứng và Ntp6 (cùng có 1,7 cái). Chiều dài giả hành cao nhất là 30,9 cm ở nghiệm thức Ntp3 (11 ppm) và 30,7 cm ở Ntp4 (15 ppm), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với Ntp1, Ntp2, Ntp6 và đối chứng. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.21): Số giả hành mới/chậu cao nhất là 1,0 ở các nghiệm thức Ntp1, Ntp2, Ntp3, Ntp4 và Ntp5, cao hơn và khác biệt thống kê so với Ntp6 và đối chứng ở mức ý nghĩa 1%. Chiều dài giả hành cao nhất là 39,7 cm và 39,5 cm ở 2 nghiệm thức Ntp4 và Ntp5, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. 3.2.5. Ảnh hưởng của Ntp đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.22): Sau 31 ngày xử lý Ntp, xuất hiện phát hoa đầu tiên ở các nghiệm thức Ntp3 (11 ppm), Ntp4 (15ppm) và Npt5 (19ppm), sớm hơn nghiệm thức đối chứng và Ntp6 (23ppm) từ 5 - 7 ngày và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ cây ra phát hoa và số hoa/phát hoa cao nhất cũng ở Ntp3, Ntp4 và Npt5 (50% số cây ra phát hoa và 6,0 hoa/phát hoa) và khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.23): Các chỉ tiêu nghiên cứu đều cho kết quả thấp nhất ở nghiệm thức Ntp6. Như vậy, ở mức nồng độ cao, nitrophenol không có vai trò đối với sự cảm ứng ra hoa ở lan 12 tháng tuổi. Kết quả tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu nằm ở Ntp4 17 và Ntp5, với giá trị đạt được tương ứng: Tỷ lệ cây ra phát hoa 75%, số phát hoa/chậu (2,5 và 2,3), chiều dài phát hoa (42,9 cm và 43,0 cm), số hoa/phát hoa (10,5 – 10,8). 3.2.6. Ảnh hưởng của Ntp đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng Độ bền hoa cắt cành và hoa chậu (bảng 3.24) ở các nghiệm thức Ntp = 3, 7, 11, 15 và 19 ppm đều chưa có sự khác biệt thống kê ở cả lan 9 và 12 tháng tuổi. Song, độ bền hoa cắt cành và hoa chậu ở lan 12 tháng tuổi luôn cao hơn so với lan 9 tháng tuổi từ 1,7 đến 2,0 lần, cụ thể : 10 ngày so với 17 ngày ở hoa cắt cành và 17 ngày so với 35 ngày ở hoa chậu. Tổng hợp các kết quả thí nghiệm thì lựa chọn tối ưu cho lan 9 tháng tuổi là Ntp3 (11 ppm) và Ntp4 (15 ppm) và cho lan 12 tháng tuổi là Ntp4 (15 ppm) và Ntp5 (19 ppm). 3.2.7. Ảnh hưởng của AbA đến đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.25 cho thấy: Với lan 9 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu đạt cao nhất là 2,0 (cái) ở các nghiệm thức xử lý AbA nồng độ 1 ppm - 3 ppm – 5 ppm, thấp nhất là AbA5 (9 ppm), AbA6 (11ppm) và đối chứng (cùng có 1,6 cái); chiều dài giả hành đạt cao nhất ở AbA2 và AbA3 với các giá trị tương ứng 29,0 - 29,7 cm và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Ở lan 12 tháng tuổi, số giả hành mới đạt cao nhất ở các nghiệm thức từ AbA0 đến AbA4 (1,0 cái); chiều dài giả hành ở AbA2 đạt cao nhất (37,0 cm) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức AbA0, AbA1 và AbA6 ở mức ý nghĩa 1%. Ở thí nghiệm này, sự khác biệt về sinh trưởng, nhất là chiều dài giả hành có thể được giải thích bởi Hancock và cs (2011) “Vai trò làm cản trở sinh trưởng chồi ngọn của AbA ngoại sinh ở nồng độ cao và bởi hiệu ứng ức chế sự tổng hợp axít nucleic trong tế bào, ức chế quá trình tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây”. 3.2.8. Ảnh hưởng của AbA đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.26): Khi phun AbA ở mức nồng độ 11 ppm (AbA6) thì thấy phát hoa xuất hiện sớm (22 NSXL), kế đến là các nghiệm thức từ AbA1 đến AbA5 (1– 3 – 5 – 7 – 9 ppm) xuất hiện phát hoa ở ngày thứ 29 (NSXL); xuất hiện phát hoa đầu tiên muộn nhất ở đối chứng (38 NSXL). Tỷ lệ phát hoa cao nhất là 31,3% (ở các nghiệm thức AbA1, AbA2 và AbA3), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.27): Các nghiệm thức AbA4, AbA5 và AbA6 cho xuất hiện phát hoa sớm nhất ở ngày thứ 6 (NSXL), muộn nhất là ngày thứ 11 ở đối chứng. Tỷ lệ ra phát hoa đạt cao nhất là 50% ở các nghiệm thức AbA2, AbA3 và AbA4, cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Số phát hoa/chậu đạt cao nhất ở AbA2 (1,5 cái) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa đạt cao nhất ở AbA2 và AbA3 (tương ứng 40,0 cm và 8,0 – 8,3 cái), cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức 1%. Qua đây có thể thấy, bản thân AbA ở một liều lượng thích hợp vẫn có vai trò gây cảm ứng với quá trình ra hoa. Điều này đúng với ghi nhận của Dương Công Kiên (1993, 2006). 3.2.9. Ảnh hưởng của AbA đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.28 chỉ ra rằng, các nghiệm thức xử lý AbA không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về chỉ tiêu hoa cắt cành cho cả hai lứa tuổi của lan, song giữa chúng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Với hoa chậu, 2 nghiệm thức cho độ bền hoa tốt nhất ở lan 9 tháng tuổi là AbA2 và AbA3 (17 và 17,3); còn ở lan 12 tháng tuổi, các nghiệm thức từ AbA1 đến AbA5 có tuổi thọ hoa là 35 ngày, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với AbA6 và đối chứng. 18 Tổng hợp kết quả thí nghiệm, nghiệm thức AbA2 (3 ppm) và AbA3 (5 ppm) được đánh giá là tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (cho cả 2 lứa tuổi của lan) và là hai lựa chọn để đưa vào các thí nghiệm sau. 3.2.10. Đánh giá chung kết quả đạt được của các thí nghiệm 4, 5 và 6 Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận các công thức tối ưu đưa vào làm ở thí nghiệm sau cho lan 9 tháng tuổi gồm: Cyt = 20 và 25 ppm, Ntp = 11 và 15 ppm, AbA = 3 và 5 ppm (Số giả hành mới/chậu 2,0 - 2,1; chiều dài giả hành 29,0 – 34,5 cm; số lá/giả hành 6,0). Và lan 12 tháng tuổi: Cyt = 20 và 25 ppm, Ntp = 15 và 19 ppm, AbA = 3 và 5 ppm (Số phát hoa/chậu 1,5- 2,5, chiều dài phát hoa 40,0 – 43,6 cm, số hoa/phát hoa 8,0 – 10,8 ). 3.3. Ảnh hưởng tương hỗ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.3.1. Ảnh hưởng của 3 NTDD đến sinh trưởng và ra hoa của lan 9 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy, ảnh hưởng tương tác (Ca x B) là tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho chỉ tiêu chiều dài giả hành, tương tác (P x Ca) có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa ở mức 5% cho chỉ tiêu số hoa/phát hoa. Kết quả về sự tương tác của P x Ca x B (bảng 3.30) cũng chỉ ra số giả hành mới đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức P1 x Ca1 x B1 và P2 x Ca1 x B2 (cùng có 2,9 cái), thấp nhất là 2,2 cái ở nghiệm thức P2 x Ca2 x B2. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức chưa có sự khác biệt nhau có ý nghĩa về mặt thống kê ở chỉ tiêu số giả hành mới. Số phát hoa/chậu đã có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; theo đó, các nghiệm thức cho kết quả bình quân tốt nhất là 1,5 phát hoa, cao hơn các nghiệm thức còn lại từ 0,33 - 0,42 phát hoa, gồm: P1 x Ca2 x B2, P2 x Ca1 x B1, P2 x Ca1 x B2 và P2 x Ca2 x B1. Chiều dài phát hoa dài nhất nằm ở nghiệm thức P2 x Ca1 x B1 với 43,3 cm, đứng thứ nhì là nghiệm thức P2 x Ca1 x B2 (với 42,6 cm). Giữa công thức đứng thứ nhất và thứ hai không có sự sai khác về mặt thống kê, nhưng chúng lại khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Bảng 3.29. Ảnh hưởng của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 tháng tuổi (từ 02/02/2014 – 02/5/2014) Nhân tố Nghiệm thức GHM CDgh Số PH CDPH Số hoa P (A) P1 2,8 33,1 1,2 40,7b 5,8 P2 2,6 33,3 1,4 41,7a 5,7 Ca (B) Ca1 2,9a 33,3a 1,3 41,4 5,8 Ca2 2,6b 33,0b 1,3 41,1 5,8 B (C) B1 2,8 32,7b 1,3 41,6a 5,8 B2 2,7 33,6a 1,3 40,9b 5,7 F(A) ns ns ns ** ns F(B) * * ns ns ns F(C) ns ** ns ** ns F(AxB) ns ns * ** * F(AxC) ns ns ns ** ns F(BxC) ns * ns ns ns F(AxBxC) ns ns * ** ns CV(%) 8,38 1,04 15,6 1,04 5,04 19 Kết quả ở bảng 3.29 và 3.30 cũng chỉ ra một số chỉ tiêu nghiên cứu ở thí nghiệm này đạt cao hơn so với thí nghiệm phun riêng rẽ từng nguyên tố dinh dưỡng, cụ thể: 1,5 so với 1,3 và 1,4 ở chỉ tiêu số phát hoa; 43,3 cm so với 41,6 cm và 41,7 cm ở chỉ tiêu chiều dài phát hoa. Kết quả cũng ghi nhận ảnh hưởng tương tác của P x Ca x B ở các nghiệm thức: P1 x Ca2 x B2, P2 x Ca1 x B1 và P2 x Ca1 x B2 được xem là tích cực đối với các chỉ tiêu sinh trưởng của lan 9 tháng tuổi. 3.3.2. Ảnh hưởng của 3 NTDD đến sinh trưởng và ra hoa của lan 12 tháng tuổi Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.31 chỉ ra rằng, chiều dài giả hành ở tất cả các nghiệm thức xử lý P, Ca và B riêng rẽ đều cho kết quả khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê; trong đó, kết quả chiều dài giả hành bình quân cao nhất ở các nghiệm thức P2, Ca1 và B1 đạt được tương ứng là 44,6 – 44,7 – 44,8 cm, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Chiều dài phát hoa trung bình ở nghiệm thức phun B (40 ppm) cho kết quả tốt nhất (48,6 cm), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức phun B=50 ppm (48,4 cm). Chiều dài phát hoa ở các nghiệm thức phun P x Ca, P x B, Ca x B và P x Ca x B có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Bảng 3.31. Ảnh hưởng của 3 NTDD (P, Ca và B) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 12 tháng tuổi (từ 02/02/2014 – 02/4/2014) Nhân tố Nghiệm thức CDgh Số PH CDPH Số hoa P (A) P1 43,9b 1,8b 48,5 9,8b P2 44,6a 1,9a 48,5 10,3a Ca (B) Ca1 44,7a 1,9 48,6 10,3a Ca2 43,9b 1,9 48,4 9,8b B (C) B1 44,8a 1,9 48,6a 10,4a B2 43,7b 1,9 48,4b 9,7b F(A) ** ** ns ** F(B) ** ns ns ** F(C) ** ns ** ** F(AxB) ** ** ** ** F(AxC) * ** ** ** F(BxC) ** ns ** ** F(AxBxC) ns ** ** ** CV(%) 0,66 4,15 0,41 1,44 Bên cạnh đó, kết quả ở bảng 3.32 cũng chỉ ra, số phát hoa/chậu đạt cao nhất là 2,0 (cái) ở các nghiệm thức: P1 x Ca2 x B2, P2 x Ca1 x B1, P2 x Ca1 x B2 và P2 x Ca2 x B1; chiều dài phát hoa dài nhất là 49,1 cm ở nghiệm thức P2 x Ca1 x B2, kế đến là nghiệm thức P2 x Ca2 x B1 (48,8 cm), thấp nhất ở P2 x Ca2 x B2 (47,3 cm); số hoa/phát hoa đạt cao nhất là 11,0 (hoa) ở 3 nghiệm thức: P2 x Ca1 x B1, P2 x Ca1 x B2 và P2 x Ca2 x B1, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại ở mức 1%. So sánh các kết quả cao nhất về chỉ tiêu số hoa/phát hoa ở thí nghiệm này với kết quả phun riêng rẽ từng nguyên tố dinh dưỡng cho thấy kết quả này cao hơn rất có ý nghĩa về mặt thống kê (11 so 10,3 hoa). 20 3.3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp 3 nguyên tố dinh dưỡng [P, Ca và B] đến độ bền hoa lan D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.33 cho thấy, lan 12 tháng tuổi luôn có hoa bền hơn đối chứng từ 10 - 11 ngày (với hoa cắt cành) và từ 23 - 24 ngày (hoa chậu); trong khi ở lan 9 tháng tuổi thì độ bền hoa cắt cành và hoa chậu đạt cao nhất cũng chỉ hơn đối chứng 3 - 4 ngày (10,7 so với 6,3 ngày ở hoa cắt cành và 17,7 so với 13,3 ngày ở hoa chậu). Kết quả này cũng chỉ ra việc tác động ra hoa ở lan 9 tháng tuổi là không hiệu quả. Để tiếp tục cho các thí nghiệm sau, căn cứ kết quả đạt được của thí nghiệm và đối chiếu với yêu cầu của đề tài, ba lựa chọn tốt nhất cho mỗi lứa tuổi của lan sẽ bao gồm: (P2 x Ca1 xB1), (P2 x Ca1 x B1) và (P2 x Ca2 x B1). 3.4. Ảnh hưởng tương hỗ của 3 chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến năng suất và chất lượng hoa D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.4.1. Ảnh hưởng tương hỗ của 3 chất ĐHSTTV đến sinh trưởng và ra hoa của lan 9 tháng tuổi Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.34 cho thấy: Số giả hành mới/chậu ở nghiệm thức Cyt1 (20 ppm) đạt 2,0 cái, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với nghiệm thức Cyt2 (25 ppm). Chiều dài giả hành ở nghiệm thức Cyt1 cũng cho kết quả cao hơn và khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với nghiệm thức Cyt2 (34,5 cm so với 34,1 cm). Tương tự, số phát hoa/cây cũng cho kết quả bình quân cao nhất ở Cyt1 và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với Cyt2. Chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa cũng đều cho kết quả cao nhất ở Cyt1 và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với Cyt2 (36,7 cm so với 35,9 cm và 5,8 so với 5,5). Kết quả xử lý Ntp và AbA riêng rẽ và tương hỗ cho lan 9 tháng tuổi đều chưa có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, khi xử lý Cyt x Ntp x AbA thì có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức ở chỉ tiêu số giả hành mới (bảng 3.35); theo đó, số giả hành mới/chậu đạt cao nhất 2,3 cái (nghiệm thức Cyt1 x Ntp1 x AbA1) và khác biệt rất có ý nghĩa so với các công thức còn lại. So sánh với kết quả tốt nhất khi áp dụng từng chất ĐHSTTV thì kết quả này đạt cao hơn (2,25 so với 2,0). 3.4.2. Ảnh hưởng tương hỗ của 3 chất ĐHSTTV đến sinh trưởng và ra hoa của lan 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.36 chỉ ra rằng, chiều dài giả hành ở tất cả các nghiệm thức xử lý riêng rẽ Cyt, Ntp và AbA đều chưa có sự khác biệt có ý nghĩa nào về mặt thống kê; song, áp dụng phun CytxNtp thì cho kết quả khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Còn sự tương hỗ Cyt x Ntp x AbA ở chỉ tiêu số phát hoa và số hoa có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 5% (bảng 3.37); trong đó: số phát hoa/chậu đạt cao nhất là 2,3 (cái) ở nghiệm thức Cyt2 x Ntp1 x AbA1, thấp nhất ở Cyt2 x Ntp2 x AbA2 (1,5 cái); số hoa/phát hoa nhiều nhất là 10 hoa thuộc về các nghiệm thức: Cyt1 x Ntp1 x AbA1, Cyt1 x Ntp1 x AbA2, Cyt1 x Ntp2 x AbA1 và Cyt2 x Ntp1 x AbA1, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức còn lại. 3.4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp 3 chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến độ bền của hoa D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.38 chỉ ra rằng, ở lan 9 và 12 tháng tuổi, độ bền hoa ở tất cả các nghiệm thức xử lý Cyt x Ntp x AbA chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối 21 chứng; tuy nhiên, với hoa chậu ở lan 9 tháng tuổi, đã có sự khác biệt thống kê giữa Cyt1 x Ntp1 x AbA1 và đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Tổng hợp kết quả của thí nghiệm đã tìm được 3 nghiệm thức tối ưu để đưa vào thí nghiệm sau gồm: Cyt1 x Ntp1 x AbA1, Cyt1 x Ntp2 x AbA1 và Cyt2 x Ntp1 x AbA1. 3.5. Ảnh hưởng tương hỗ của 3 NTDD và 3 chất ĐHSTTV đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi ở giai đoạn sản xuất Ba lựa chọn tốt nhất ở mỗi thí nghiệm 7 và 8 được đưa vào thí nghiệm 9, đó là hỗn hợp của 03 nguyên tố dinh dưỡng (DD1, DD2, DD3) và 3 chất ĐHSTTV (ĐH1, ĐH2 và ĐH3); cụ thể: (i) Lan 9 tháng tuổi: DD1-1000+90+40, DD2-1250+70+30, DD3-1250+70+40; ĐH1-20+11+3, ĐH2-20+15+3, ĐH3-20+15+3. (ii) Lan 12 tháng tuổi: DD1-1250+70+40, DD2-1250+70+50, DD3-1250+90+40; ĐH1-20+15+3, ĐH2-20+19+3, ĐH3-25+15+3. 3.5.1. Ảnh hưởng tương hỗ của hỗn hợp 3 NTDD và hỗn hợp 3 chất ĐHSTTV đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.39 cho thấy: Khi phun riêng rẽ từng tổ hợp chất ĐHSTTV đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; theo đó, số GHM bình quân cao nhất là 2,0 cái (nghiệm thức ĐH1), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với ĐH2 và ĐH3. Đồng thời, ở chỉ tiêu sinh giả hành mới, mức ảnh hưởng tương hỗ giữa hỗn hợp DD và ĐH được ghi nhận khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Số phát hoa/chậu cho kết quả cao nhất ở 2 nghiệm thức DD1 và ĐH2 (cùng có 1,2 cái), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% ; tuy nhiên ở nghiệm thức xử lý tương hỗ tổ hợp DD và tổ hợp ĐH thì chưa có sự khác biệt có ý nghĩa nào. Còn về số hoa, đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm. Đồng thời, kết quả ở bảng 3.40 cũng chỉ ra ảnh hưởng tương tác của hỗn hợp 3 chất dinh dưỡng và 3 chất ĐHSTTV là tương tác thuận. Số hoa bình quân cao nhất là 6,0 - 6,2 - 6,3 hoa (nghiệm thức tương ứng: DD1 x ĐH3, DD1 x ĐH1 và DD3 x ĐH1), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. 3.5.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp 3 NTDD và 3 chất ĐHSTTV đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 12 tháng tuổi Kết quả phun hỗn hợp DD và ĐH có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của cây (bảng 3.41): Số giả hành mới cao nhất đạt 1,2 cái lần lượt ở các nghiệm thức DD1, DD3 và ĐH2; tuy nhiên, chúng chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.Tương tự, chiều dài giả hành đạt bình quân 36,1 – 36,9 cm và chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm. Số phát hoa/chậu ở các nghiệm thức phun riêng rẽ từng tổ hợp DD và ĐH chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng các nghiệm thức tương tác giữa tổ hợp DD x ĐH lại có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê; cụ thể (bảng 3.42): Số phát hoa bình quân cao nhất là 2,3 (cái) ở 3 nghiệm thức DD1 x ĐH1, DD2 x ĐH1 và DD2 x ĐH2, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Chiều dài phát hoa trung bình dài nhất là 50,5 cm (DD2 + ĐH1), kế đến là các nghiệm thức DD1 + ĐH1 (50,3 cm), DD2 + ĐH2 (50,0 cm) và DD1 + ĐH3 (49,9 cm). Mặc dù giữa 3 nghiệm thức này không có sự khác biệt nào về mặt thống kê nhưng chúng lại khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức còn lại. Đồng thời, kết quả về sự tương tác DD x ĐH về chỉ tiêu số hoa/phát hoa cũng chỉ ra số hoa bình quân cao nhất là 11,8 và 11,5 hoa thuộc về 2 nghiệm thức DD2 x ĐH1 và DD1 x ĐH1, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức còn lại. Đối chiếu với kết quả thí 22 nghiệm tổ hợp riêng 3 NTDD và 3 chất ĐHSTTV thì thấy kết quả này cao hơn rõ rệt (10,0 và 11,0 so với 11,75). 3.5.3. Ảnh hưởng của tổ hợp 3 NTDD và 3 chất ĐHSTTV đến độ bền hoa D.Sonia 9 tháng và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.43 đã chỉ ra: Lan 9 tháng tuổi cho độ bền hoa cắt cành thấp hơn so với lan 12 tháng tuổi 2,6 lần (11 ngày so với 28 ngày) và thấp hơn 2,3 lần ở hoa chậu (23 ngày so với 54 ngày); trong khi ở các thí nghiệm trước, mức chênh lệch này từ 1,4-1,7 lần. Rõ ràng tổ hợp DD và ĐH có tác dụng tương hỗ tích cực đối với quá trình sinh trưởng cũng như số lượng và chất lượng hoa D.Sonia 12 tháng tuổi. Kết quả của thí nghiệm cũng cho thấy: (i) Với lan 9 tháng tuổi: các chỉ tiêu nghiên cứu đều bằng và thấp hơn so với khi áp dụng riêng rẽ từng NTDD, từng chất ĐHSTTV, nhóm 3 chất dinh dưỡng và nhóm 3 chất ĐHSTTV. Vì vậy, các thí nghiệm sau sẽ không áp dụng cho lan 9 tháng mà chỉ áp dụng cho lan 12 tháng tuổi. (ii) Với lan 12 tháng tuổi, trên cơ sở các chỉ tiêu nghiên cứu đo được cùng kết quả thí nghiệm về độ bền hoa, đề tài đã ghi nhận 2 nghiệm thức được đánh giá là tối ưu để đưa vào thực hiện ở thí nghiệm 10 gồm: Opt1(TH1): (1250+70+40)+(20+15+3) và Opt2 (TH2):(1250+70+50)+(20+15+3). 3.6. Đánh giá hiệu lực của số lần phun hỗn hợp 3 NTDD và 3 chất ĐHSTTV đối với sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 12 tháng tuổi Với 4 chế độ phun khác nhau/vụ, kết quả sau 60 ngày theo dõi (bảng 3.44) cho thấy: Đã có sự sai khác ở một số chỉ tiêu nghiên cứu ở nghiệm thức số lần phun (Ph), cụ thể: Số GHM đạt cao nhất là 1,9 – 2,0 (ở nghiệm thức Ph8 và Ph10), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý ngĩa 1% so với 2 nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ ra phát hoa bình quân cao nhất là 91,3 % (ở nghiệm thức Ph10), không khác biệt với nghiệm thức đứng thứ nhì 87,1% (Ph8) nhưng khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Chiều dài phát hoa cao nhất đạt 51,7 cm ở nghiệm thức Ph10, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Bên cạnh, số hoa/phát hoa bình quân ở các nghiệm thức TH1 và TH2 đạt cao và khá đều nhau (11,0 và 11,2); trong khi nghiệm thức Ph10 có số hoa bình quân cao nhất là 11,3; kế đến là Ph8 với 11,0 hoa. Cả 2 nghiệm thức này đều cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức Ph6 (10,4 hoa) và Ph4 (9,7 hoa). Ngoài ra, các nghiệm thức tương tác TH x Ph ở chỉ tiêu số hoa cũng cho kết quả tương tác thuận ở mức ý nghĩa 5%. Tổng hợp kết quả thí nghiệm và đối chiếu tất cả các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng và phí đầu tư, nghiệm thức NT3(TH1 + Ph8) = [(1250 +70+40) + (20+15+3) + Ph-8] được đánh giá là tối ưu hơn và được chọn để tiếp tục nghiên cứu ở thí nghiệm 11. 3.7. Ảnh hưởng của phân bón nền, hỗn hợp 3 NTDD, 3 chất ĐHSTTV và số lần phun đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 12 tháng tuổi Phân bón nền gồm: Pn-0 (không bón phân nền); Pn-1 (100% vô cơ bón lá: NPK 20- 20-20); Pn-2 (100% hữu cơ bón gốc); và Pn-3 (50% hữu cơ + 50% vô cơ). Kết quả theo dõi về sinh trưởng và ra hoa của lan 12 tháng tuổi được trình bày ở bảng 3.45, 3.46 và phụ lục 4c. Kết quả ở bảng 3.45 cho thấy, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở tất cả các nghiệm thức cho chỉ tiêu sinh trưởng. Còn về hình thái thì thấy Pn-3 [(1250 +70+40) + (20+15+3) + Ph-8] + (50% VC+ 50% HC) có các biểu hiện trội hơn như: rễ nhiều và khỏe, giả hành cân đối và đồng đều; đặc biệt, trong giai đoạn hình thành phát hoa thì giả hành mới vẫn xuất hiện khỏe mạnh, không ảnh hưởng đến số phát hoa cũng như số lượng và chất lượng hoa. 23 Với các chỉ tiêu về hoa (bảng 3.46): 100% nghiệm thức thí nghiệm cho phát hoa và hoa (phụ lục 4c); trong đó kết quả cao nhất ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu nằm ở Pn-3 (số phát hoa/chậu 2,2, chiều dài phát hoa 51,7 cm, số hoa/phát hoa 12,3), cao hơn và khác biệt thống kê so với đối chứng ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, kết quả về số hoa cũng cao hơn so với nghiệm thức tốt nhất ở thí nghiệm trước đó (NT3(TH1 + Ph8) = [(1250 +70+40) + (20+15+3) + Ph-8]) – 12,3 hoa so với 11,3 hoa. Đối chiếu với kết quả thí nghiệm của Dương Hoa Xô và cs (2008) khi áp dụng qui trình bón phân nền 100% hữu cơ cho D.Sonia thì ở thí nghiêm này cho kết quả cao hơn (12,3 hoa so với 10 và 11 hoa). Đồng thời, kết quả cũng phù hợp với nhận định của Hew và Yong (2004). Kết quả của thí nghiệm 11 cũng được thảo luận thêm như sau: Các chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cây và cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng hoa. Đồng thời, ý kiến cho rằng một số chất thuộc nhóm ức chế sinh trưởng như acid abscisic, nitrobenzen,...có tác dụng kích thích ra hoa ở nhiều loài thực vật với mức nồng độ áp dụng phù hợp (Dương Công Kiên, 1993; Lê Văn Tri, 1997; Vũ Văn Vụ, 1999; Hoàng Minh Tấn và cs, 2000; Đỗ Thị Lịch Sa, 2012) là đúng ở thí nghiệm này. Ngoài ra, Raja Naik và cs (2014) cũng ghi nhận ảnh hưởng quan trọng của hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ và chất ĐHSTTV đến năng suất, chất lượng hoa, độ bền hoa cắt cành và tính thời vụ của loài lan Dendrobium cv. Earsakul. Kết quả này cũng có thể được đối chiếu với ghi nhận của Loomis và Conner (1992) “Năng suất nông nghiệp cao phụ thuộc nhiều vào sự bón phân với các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng có bổ sung kích thích tố và sự hấp thu tốt hơn nếu được bổ sung bằng cách phun qua lá”. Ghi nhận này cũng phù hợp với quan điểm của Bùi Huy Hiền và cs (2013). Như vậy, ngoài phân bón thì lan rất cần sự bổ sung các chất ĐHSTTV cho quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. Đối chiếu giữa các chỉ tiêu nghiên cứu ở bảng 3.45, 3.46 và các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng hoa thì nghiệm thức Pn-4 [(1250 +70+40) + (20+15+3) + Ph-8] + (50% VC+ 50% HC) được ghi nhận là tốt hơn và được chọn để làm Khảo nghiệm diện rộng. 3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại phân bón nền phù hợp cho lan ở chế độ tác động bằng tổ hợp [DD và ĐH] tối ưu đã được xác định Kết quả khảo nghiệm diện rộng (bảng 3.47, 3.8 và phụ lục 5b) cho thấy giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng đã có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở các chỉ tiêu nghiên cứu: Tỷ lệ cây ra phát hoa bình quân ở lô thí nghiệm là 87,4% và lô đối chứng là 91,6%; trong khi số phát hoa bình quân/cây ở lô thí nghiệm là 1,6 và lô đối chứng là 1,5; còn số hoa/phát hoa ở lô thí nghiệm là 10,8 và lô đối chứng là 8,3. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.48 và phụ lục 5b cũng chỉ ra năng suất hoa ở lô thí nghiệm luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng ở cả 3 vụ liên tiếp; cụ thể: Số phát hoa/ha/năm của lô đối chứng là 645.250 phát hoa và của lô thí nghiệm là 628.435 phát hoa; như vậy, số phát hoa/ha/năm ở lô đối chứng nhiều hơn lô thí nghiệm 16.815 phát hoa; trong khi đó số hoa/ha/năm của lô thí nghiệm lại nhiều hơn lô đối chứng 1.469.083 hoa (6.808.345 so với 5.339.263). Sở dĩ có kết quả này là do số hoa bình quân/phát hoa của lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng (10,8 hoa so với 8,3 hoa – bảng 3.47 và phụ lục 5b). Ngoài ra, kết quả ở bảng 3.49 cho biết thêm lợi nhuận ròng thu được ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng 80% (1.294 triệu đồng/ha so với 720 triệu đồng/ha). Bên cạnh đó, đề tài đã bố trí thêm thí nghiệm ở Vườn lan Trung tâm CNSH quận 12. Kết quả ở vườn này cũng chỉ ra, số giả hành mới/chậu tăng 1,25 so với đối chứng (6,4 so với 24 5,1), tỷ lệ cây ra phát hoa đạt cao hơn 14%, số phát hoa/chậu cao hơn 0,2 – 0,3 và số hoa/phát hoa cao hơn từ 1,8 đến 2,6 hoa (PL5c). KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1- Khi bón riêng rẽ hay tổ hợp 3 NTDD (P, Ca và B) cho lan 9 tháng và 12 tháng tuổi đã ghi nhận: Lan 9 tháng tuổi có khả năng sinh giả hành mới cao hơn so với lan 12 tháng tuổi (gấp 2,0 – 2,7 lần) ở mức nồng độ phù hợp, trong đó ảnh hưởng của tổ hợp 3 NTDD thể hiện ưu trội hơn so với ảnh hưởng riêng rẽ từng nguyên tố dinh dưỡng. Đồng thời, tác động riêng rẽ và tổ hợp của 3 NTDD cũng cho kết quả các chỉ tiêu ra hoa và độ bền hoa ở lan 12 tháng tuổi luôn cao hơn lan 9 tháng tuổi từ 1,7 – 2,0 lần. Kết quả đã chỉ ra nồng độ áp dụng tổ hợp chất dinh dưỡng thích hợp cho lan 9 tháng tuổi là (P1000 ppm + Ca90 ppm + B40 ppm) và cho lan 12 tháng tuổi là (1250 +70+40). 2- Kết quả đánh giá hiệu lực riêng rẽ và tổ hợp của 3 chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan 9 tháng tuổi chưa thực sự có hiệu quả so với áp dụng 3 NTDD; nhưng với lan 12 tháng tuổi, sự tổ hợp của các chất này có hiệu quả rõ rệt đối với quá trình ra hoa của lan ở các mức nồng độ Cyt = 20 và 25 ppm, Ntp = 15 và 19 ppm, AbA = 3 và 5 ppm. 3- Kết quả phun phối hợp P, Ca, B và 3 chất ĐHSTTV (Cyt, AbA, Ntp) cho lan 9 tháng và 12 tháng tuổi đã chỉ ra: (i) Lan 12 tháng tuổi luôn đạt các chỉ tiêu về hoa cao hơn so với lan 9 tháng tuổi từ 1,7 – 2,0 lần, cụ thể: số phát hoa/cây là 2,3 cái so với 1,3 cái; chiều dài giả hành 50,5 cm so với 44,0 cm; số hoa/phát hoa 11,8 so với 6,2; và (ii) đã ghi nhận 2 tổ hợp tối ưu áp dụng cho lan 12 tháng tuổi là: (Opt1- P1250 ppm + Ca70 ppm + B40 ppm+ Cyt20 ppm + Ntp15 ppm + AbA3 ppm và Opt2 - P1250 ppm + Ca70 ppm + B50 ppm+ Cyt20 ppm + Ntp15 ppm + AbA3 ppm). 4- Kết quả bón phân nền cùng tổ hợp (DD+ĐH) cho lan 12 tháng tuổi đã tìm ra nghiệm thức cho kết quả tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu với các chỉ tiêu đạt được: Số giả hành mới (2,2 cái), dài giả hành (37,0 cm), đường kính giả hành (1,18 cm), số lá/giả hành (7,3 cái), số phát hoa/cây (2,2 cái), chiều dài phát hoa (51,7 cm) và số hoa/phát hoa (12,3 hoa). Kết quả cũng đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất hoa lan công nghiệp và ghi nhận nghiệm thức tối ưu là: [(P1250+Ca70+B40)+(Cyt20+Ntp15+AbA3)+Ph-8] + (50% VC+ 50% HC). 5- Tổ hợp [(DD + ĐH =(1250 +70+40) + (20+15+3) + (50% VC+ 50% HC)] áp dụng phun 8 lần/vụ cho lan 12 tháng tuổi đạt năng suất bình quân như sau: Tỷ lệ cây ra phát hoa 87%; số phát hoa/cây/năm là 4,9; tổng số phát hoa/ha/năm: 628.435; chiều dài phát hoa 48,0 – 52,0 cm; số hoa/phát hoa: 10,8 (cái); tổng số hoa/ha/năm: 6.808.345. Đặc biệt, kết quả này giúp tăng lợi nhuận ròng thêm 80% so với kiểu canh tác hiện hữu của nhà vườn. 6- Quy trình kỹ thuật bón phân và xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật cho lan Dendrobium Sonia ở giai đoạn sản xuất (phụ lục 1) 2. Kiến nghị - Khuyến cáo áp dụng rộng rãi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận về qui trình bón phân cho lan Dendrobium Sonia theo kết quả nghiên cứu của đề tài. - Đưa vào sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho lan Dendrobium Sonia ở giai đoạn sản xuất theo các kết luận 1, 3 và 4 ở trên. - Kết quả nghiên cứu này có thể đã thỏa mãn cho loài D.Sonia và ở điều kiện sinh thái của TP. Hồ Chí Minh và các nơi khác có điều kiện tương tự. Nhưng với các giống lan lai khác cùng chi Dendrobium hay ở các vùng sinh thái khác thì rất cần có các nghiên cứu cụ thể cho chúng. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Vũ Thị Quyền, Lê Trường Bình và Nguyễn Đăng Nghĩa (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng hỗ tương của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trên một số nền phân bón đối với sự sinh trưởng và phát triển của lan Dendrobium Sonia. p c n n p v PTNT, số 13: 42-46. 2. Vũ Thị Quyền, Đỗ Thị Lịch Sa, Lê Trường Bình và Nguyễn Đăng Nghĩa (2013), Ản ưởn của một số nền p ân bón v c ất đ ều o s n trưởn t ực vật đến năn suất v c ất lượn oa lan Dendrob um Sonia, Hội thảo Quốc gia về “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr.266-287. 3. Vũ Thị Quyền (2014), Ản ưởn tươn tác của P vớ Ca v B đến năn suất v c ất lượn oa lan Dendrob um Sonia. Hội thảo Quốc gia về “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón tại Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.193-208. 4. Vũ Thị Quyền (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng của ba nguyên tố dinh dưỡng (phốt pho, canxi và bo) đến năng suất và chất lượng hoa lan Dendrobium Sonia 9 và 12 tháng tuổi ở giai đoạn sản xuất. p c n n p v P , số 8: 64-73. 5. Vũ Thị Quyền (2016), Vai trò của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật trên nền phân bón h u cơ và vô cơ đến năng suất, chất lượng hoa lan Dendrobium Sonia ở giai đoạn sản xuất. p c n n p v P , số 10: 9-18. 6. Vũ Thị Quyền, Nguyễn Đăng Nghĩa và Trần Hợp (2017), Ảnh hưởng của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca, B) và 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp, AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia 9 tháng và 12 tháng tuổi ở giai đoạn sản xuất. p c n n p v P , số 22: 17-24.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_nguyen_to_dinh_duon.pdf
Luận văn liên quan