Nghiên cứu này có một số điểm mới. Trước hết, so với các nghiên cứu trước đây, nhân tố lợi ích xã hội của sc được bổ sung vào nhóm các nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc và được kiểm định đồng thời với nhân tố nội sinh và các nhân tố ngoại sinh khác trong mối quan hệ với động lực sáng tạo của nhà sc. Điểm mới khác của nghiên cứu này là một số thang đo khái niệm nghiên cứu được phát triển thêm bằng cách bổ sung các chi báo dựa trên gợi ý từ kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và đặc biệt là từ kết quả nghiên cứu định tính. Các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 95%, các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, các ước lượng của mô hình là đáng tin cậy. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục được giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo. Trình độ phát triển của KHCN và hiệu lực bảo hộ độc quyền sc chi được coi là những biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Các nhân tố khác thuộc về nhà sc như giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn và chuyên ngành được đào tạo, đặc điểm công việc của nhà sc, lĩnh vực kỹ thuật của sc chi được coi là những thông tin nhân khẩu học nhà sc và cũng chưa được xem xét trong mối quan hệ với động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
Mặc dù có những hạn chế như trên, nghiên cứu này đã mang lại một số kết quả có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Trước hết, nghiên cứu này khẳng định việc áp dụng các học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực là phù họp trong nghiên cứu về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam và có thể mở rộng việc áp dụng các học thuyết này sang các lĩnh vực sáng tạo khác. Đồng thời, nghiên cứu này làm rõ hơn nhân tố thuộc về hoạt động sc và những nhân tố có liên quan tới thành quả của hoạt động sc có tác động như thế nào tới động lực sáng tạo của nhà sc, lượng hóa các tác động đó để đánh giá vai trò của từng nhân tố đối với động lực sáng tạo nhằm đề xuất những chính sách phù họp thúc đẩy hoạt động sc, góp phần phát triển KTXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
12 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tô tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâu, sc dưới dạng các giải pháp kỹ thuật được thừa nhận là một công cụ hữu hiệu làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy sc có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế thông qua việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Vì vậy, việc nghiên cứu về những nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc nhằm tạo ra nhiều sc hơn đã thu hút sự quan tâm của một số học giả. Những nghiên cứu về nhà sc đóng góp một góc nhìn quan trọng về các khía cạnh kinh tế của đổi mới sáng tạo và những hiểu biết mới sâu sắc hơn về nguồn gốc của hoạt động sáng tạo (Freeman và Soete, 1997; Vããnãnen, 2010), nhất là trong bối cảnh nhà sc được coi là một nguồn lực quốc gia quan trọng nhưng được sử dụng một cách lãng phí, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Sherwood và cộng sự, 1998).
Mặc dù các học giả và nhà tâm lý học đã nghiên cứu về bản chất của sự sáng tạo ngay từ những thế kỷ trước, nhưng dường như những nghiên cứu về chính nhà sc và hoạt động sáng tạo của họ còn tương đối ít ỏi (Henderson, 2004a; Henderson, 2004b; Vããnãnen, 2010). Một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho sự tiến bộ công nghệ, đó là những nỗ lực của chính bản thân nhà sc, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ (Owan và Nagaoka, 2012). Việc kiểm định và phân tích tổng họp tác động của các nhân tố thuộc về hoạt động sc và có liên quan tới thành quả của hoạt động sc tới động lực chung của nhà sc dường như ít được các nghiên cứu trước đây thực hiện. Vì vậy, lý do thúc đẩy động lực sáng tạo ở cấp độ cá nhân nhà sc sẽ còn tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu (Henderson, 2002; Owan và Nagaoka, 2012; Dreu và cộng sự, 2000; Vããnãnen, 2010).
Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy mặc dù Nhà nước đã có hàng loạt giải pháp chính sách nhằm khơi dậy, phát huy quyền tự do và năng lực sáng tạo của toàn xã hội nhưng hoạt động sc dường như còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sc được bảo hộ của người Việt Nam rất thấp so với sc của người nước ngoài. Theo số liệu thống kê (Cục SHTT, 2016), trong giai đoạn 2005-2013, bằng độc quyền sc cấp cho người Việt Nam chi chiếm khoảng 9,6% tổng số bằng độc quyền SC; 90,4% còn lại được cấp cho người nước ngoài; số lượng sc đạt tới trình độ sáng tạo so với thế giới mà không đăng ký bảo hộ có lẽ cũng rất ít. Điều đó cho thấy năng lực sáng tạo của người Việt Nam mới chi là tiềm năng, là điều kiện cần cho hoạt động sc mà chưa thực sự được chuyển hóa tích cực thành nhiều sc có giá trị; những cố gắng về mặt chính sách nói trên của Nhà nước
2
dường như chưa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ động lực sáng tạo của nhà sc và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, câu hỏi quản lý được đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
Mặc dù vấn đề xác định những nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc được đặt ra từ lâu và vẫn được nhiều học giả trên thế giới tiếp tục nghiên cứu, nhưng cho đến nay ở Việt Nam, chủ đề nghiên cứu này vẫn còn khá mới mẻ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Vì vậy, đề tài của Luận án là “Nghiên cứu các nhân to tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam” mang tính cấp thiết, góp phần giúp nhà quản lý đưa ra những giải pháp chính sách thích họp nhằm gia tăng số lượng và chất lượng sc, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) và tăng trưởng kinh tế.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm mục đích phân tích và kiểm định tác động của các nhân tố tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy hơn nữa động lực sáng tạo của nhà sc trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, nghiên cứu này có nhiệm vụ rà soát các công trình nghiên cứu trước đây về chủ đề các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc, hệ thống hóa cơ sở lý luận phù họp và kinh nghiệm quốc tế, đề xuất mô hình nghiên cứu trong bối cảnh ở Việt Nam, phân tích thực trạng và kiểm định mô hình để khẳng định những nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc, trên cơ sở đó gợi ý một số chính sách của Nhà nước và kiến nghị về việc thúc đẩy hơn nữa động lực sáng tạo của các nhà sc để tạo ra nhiều sc có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển KTXH ở nước ta.
Đổi tuợng và phạm vỉ nghiên cứu
Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam, trên cơ sở áp dụng học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực.
Phạm vi nghiên cứu
về nội dung: nghiên cứu này được thực hiện với giả thiết rằng môi trường của hoạt động sc ở Việt Nam, chẳng hạn hiệu lực bảo hộ độc quyền sc, trình độ phát triển của KHCN..., là như nhau đối với tất cả các nhà sc Việt Nam. Do đó, các nhân tố thuộc về môi trường của hoạt động sc, cùng với các thông tin nhân khẩu học nhà sc, được xác định là các biến kiểm soát, không kiểm định trong mô hình nghiên cứu.
về đơn vị phân tích: Nhà sc ở Việt Nam, được hiểu là tác giả sáng chế người Việt Nam, sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật (công nghệ) dưới dạng sản phẩm hoặc quy
3
trình nhằm giải quyết vấn đề kỹ thuật xác định, đồng thời giải pháp kỹ thuật đó được Nhà nước cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích ở Việt Nam. Như vậy, chi có những nhà sc làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới kỹ thuật mới được lựa chọn để tiến hành khảo sát vì đây là nguồn cung sc nhiều nhất so với khu vực khác đồng thời là trọng tâm của chính sách về thúc đẩy động lực sáng tạo.
về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về sc do Cục Sở hữu trí tuệ lưu giữ trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2011-2015); dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2016-2017.
về không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với các nhà sc làm việc trong các lĩnh vực kỹ thuật (công nghệ) ở Việt Nam.
4. Cấu trúc của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm có 5 Chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc và một số kinh nghiệm thực tiễn quốc tế về thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Ket quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu
Chương 5: Quan điểm, định hướng của Nhà nước và gợi ý một số chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỘNG Lực SÁNG TẠO CỦA NHÀ SÁNG CHÉ
Sáng chế, nhà sáng chế và hoạt động sáng chế
Sáng chế
Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm sc, tuy nhiên thuật ngữ này thường đề cập tới những giải pháp kỹ thuật - giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Những giải pháp mới dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết vấn đề kỹ thuật hoặc công nghệ, có khả năng được cấp bằng độc quyền sc, thường được xác định là các sc (Rossman, 1931; Freeman và Soete, 1997; Henderson, 2004a; Machlup, 1962). Trên cơ sở đó, trong Luận án này, khái niệm sc được hiểu là những giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ độc quyền dưới hình thức bằng độc quyền sc. Là thành quả của sự sáng tạo, đặc tính cơ bản của sc là tính mới và tính hữu ích (Rossman, 1931; Henderson, 2004a; Dreu và cộng sự, 2000; Kuznets, 1962).
4
Nhà sáng chế
Theo Rossman (1931), MacKinnon (1962) và Henderson (2002), nhà sc (inventor) là người tạo ra sc có khả năng được cấp bằng độc quyền sc. Nhà sc chính là tác giả sc, người trực tiếp sáng tạo ra sc bằng lao động trí tuệ của mình.
1.13. Hoạt động sáng chế
Hoạt động sáng chế (inventing) được hiểu là hoạt động nhằm phát hiện tri thức mới và hữu ích về sản phẩm hoặc quy trình (invent). Thành quả của hoạt động sc chính là các SC; chủ thể thực hiện hoạt động này là nhà sc. Nói chung hoạt động sc là một quá trình lao động trí tuệ có động lực nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật nhất định (Henderson, 2004a).
Động lực sáng tạo của nhà sáng chế và các nhân tổ tác động tói động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Theo các nhà nghiên cứu động lực sáng tạo và sc như Grant & Berry (2011), Owan & Nagaoka (2011), No (2013), động lực sáng tạo nói chung là mong muốn dẫn tới nỗ lực {desire to expend effort) nhằm đạt mục tiêu nhờ tính hấp dẫn của chính hoạt động sáng tạo hoặc nhờ những thứ liên quan tới thành quả của hoạt động sáng tạo, như phần thưởng, sự công nhận của tổ chức hoặc lợi ích mang lại cho người khác. Động lực sáng tạo của nhà sc được biểu hiện bằng sự nỗ lực của nhà sc trong việc sáng tạo ra giải pháp cho vấn đề kỹ thuật đang tồn tại.
Nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Nhân tố thuộc về hoạt động sáng chế
Theo Owan & Nagaoka (2011), No (2013), Walsh & Nagaoka (2009), Gambardella & cộng sự (2005), tính hấp dẫn của hoạt động sc được thể hiện ở chỗ hoạt động sc mang lại cho nhà sc niềm vui, sự thách thức, sự hài lòng vì giải quyết được vấn đề kỹ thuật, sự hài lòng vì đóng góp cho tiến bộ kỹ thuật, nhờ đó thúc đẩy nhà sc nỗ lực sáng tạo.
Nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sáng chế
Lợi ích xã hội của sáng chế
Theo Grant (2008), Grant và Sumanth (2009), Grant và Berry (2011), lợi ích xã hội của sc được thể hiện ở những mong muốn cụ thể của nhà SC: muốn làm điều tốt đẹp với người khác, muốn giúp đỡ người khác, quan tâm tới việc mang lại lợi ích cho người khác và muốn tác động tích cực tới người khác thông qua sc. Trong nghiên cứu này, MIPT cũng được đặt trong bối cảnh mới: “xã hội” không chi giới hạn ở người quản lý hoặc đồng nghiệp thuộc tổ chức mà nhà sc làm việc, nhà cung cấp hoặc khách hàng của tổ chức mà còn bao gồm người tiêu dùng hoặc cộng đồng sử dụng sản phẩm của nhà sc.
Uy tín, danh tiếng nhờ sáng chế
5
Theo Owan & Nagaoka (2011), No (2013), Walsh & Nagaoka (2009), Gambardella & cộng sự (2005), uy tín, danh tiếng nhờ sc được thể hiện ở chỗ sc tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, công việc của nhà sc (chẳng hạn, tìm được công việc tốt hơn...); tạo lập uy tín, danh tiếng của nhà SC; nhờ có sc nên nhà sc được đồng nghiệp tại nơi làm việc cũng như người khác trong cùng lĩnh vực kính trọng.
Sự gắn bó, ràng buộc với sáng chế
Sự gắn bó, ràng buộc với sc được các tác giả như Owan & Nagaoka (2011), No (2013), Walsh & Nagaoka (2009), Gambardella & cộng sự (2005) coi là yếu tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc thôi thúc nhà sc nỗ lực sáng tạo. Theo các tác giả này, nhà sc tạo ra sc vì đó là công việc thường xuyên (mang tính chuyên nghiệp) của nhà sc hoặc đó là nhiệm vụ mà tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp...) giao hoặc đặt hàng cho nhà SC; vì sc sẽ cải thiện giá trị, hoạt động của tổ chức và đó là những biểu hiện của sự gắn bó, ràng buộc với sc.
Cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sáng chế
Một yếu tố khác liên quan tới thành quả của hoạt động sc cũng thúc đẩy nỗ lực sáng tạo của nhà sc là cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc (Owan & Nagaoka, 2011; No, 2013; Walsh & Nagaoka, 2009; Gambardella & cộng sự, 2005). Các tác giả này khẳng định việc nhà sc được phần thưởng bằng tiền từ sc, được tổ chức cải thiện điều kiện làm việc (chẳng hạn, được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị) để tạo ra sc chính là những khía cạnh cụ thể của cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc.
Một trong những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây là chưa kiểm định sự tác động trực tiếp, tổng họp của các nhân tố tới động lực sáng tạo chung của nhà sc, đặc biệt là nhân tố lợi ích xã hội của sc. Ở Việt Nam, đến nay dường như cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc. Các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện đối với nhà sc ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, vì vậy kết quả của các nghiên cứu đó cần phải được kiểm định thêm trong bối cảnh mới ở nước đang phát triển như Việt Nam.
Chương 2
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỘNG Lực SÁNG TẠO VÀ KINH NGHIỆM THựC TIỄN QUỐC TÉ VỀ THÚC ĐẨY ĐỘNG Lực SÁNG TẠO CỦA NHÀ SÁNG CHÉ
2.1. Cơ sở lựa chọn một sổ học thuyết về động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Cách đây hơn hai thập kỷ, động lực nổi lên như một chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và tổ chức (Wajsman và cộng sự, 2015). Trong các nghiên cứu đó, học thuyết về tự quyết {Self-Determination Theory - SDT) của Ryan và Deci
6
(2000a) đến nay được coi là một trong những học thuyết về động lực quan trọng nhất trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, cho phép giải thích hành vi ứng xử của con người trong nhiều bối cảnh khác nhau (González-Cutre và cộng sự, 2016). Trong khi đó, học thuyết về xử lý thông tin có động lực {Motivated Information Processing Theory - MIPT) cũng là học thuyết đầy hứa hẹn trong việc giúp luận giải mối quan hệ giữa động lực, lợi ích xã hội của sc và sự sáng tạo (Grant và Berry, 2011).
sc là thành quả của hoạt động sc và có hai đặc tính cơ bản là tính mới và tính hữu ích. Nhu cầu tìm kiếm tri thức mới được coi là một nhu cầu tâm lý cơ bản được nêu trong học thuyết về tự quyết của Ryan và Deci (2000a), do đó học thuyết này đã được nhiều học giả áp dụng để luận giải lý do nhà sc nỗ lực sáng tạo ra các sc có tính mới, chẳng hạn Owan và Nagaoka (2011), No (2013), González-Cutre và cộng sự (2016). Hơn nữa, học thuyết về tự quyết còn gợi ý rằng lợi ích xã hội của sc có vai trò quan trọng đối với sự kiên trì, kết quả và hiệu suất sáng tạo của nhà sc (Grant, 2008), do đó cũng phù họp để luận giải lý do nhà sc nỗ lực sáng tạo ra các sc có tính hữu ích, phục vụ lợi ích của xã hội. Còn học thuyết về xử lý thông tin có động lực được đề cập tới trong nghiên cứu của Grant và Berry (2011) cho phép lý giải vì sao các nhân viên thuộc tổ chức nỗ lực sáng tạo ra những ý tưởng không chi mới mà còn hữu ích, nhờ đó đạt mức độ sáng tạo cao hơn. Do đó, học thuyết này, mặc dù chưa được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu về động lực sáng tạo của nhà sc, tỏ ra thích họp trong việc xem xét, luận giải tác động của lợi ích xã hội của sc tới động lực sáng tạo của nhà sc. Hơn nữa, học thuyết về tự quyết và học thuyết xử lý thông tin có động lực còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cho phép luận giải vì sao tính mới và tính hữu ích của sc là hai thuộc tính không thể tách rời. Vì những lý do nêu trên, trong Luận án này, học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực được lựa chọn để ứng dụng trong nghiên cứu về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
2.2. Học thuyết về tự quyết và học thuyết về xủ lý thông tin có động lực
2.2.1. Học thuyết về tự quyết
Học thuyết về tự quyết (Self-Determination Theory - SDT) được hai nhà tâm lý học Hoa Kỳ là Richard M. Ryan và Edward L. Deci xây dựng và phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước. Luận điểm then chốt của học thuyết này là các nhân tố mang tính bối cảnh xã hội (social-contextual factors) khuyến khích con người cảm nhận về sự tự tin vào năng lực bản thân, sự tự chủ và sự liên kết là những nhân tố cơ bản khiến con người duy trì động lực nhờ nhân tố nội sinh và trở nên được tự quyết hơn khi có động lực nhờ nhân tố ngoại sinh. Trong học thuyết về tự quyết được hai học giả Deci và Ryan xây dựng năm 1985, động lực được phân loại dựa trên lý do hoặc mục tiêu dẫn tới hành động, gồm có động lực nhờ nhân tố nội sinh và động lực nhờ nhân tố ngoại sinh. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa hai loại động lực này ở chỗ lý do để người có động lực nhờ
7
nhân tố nội sinh làm một việc nào đó là vì làm việc đó khiến người đó cảm thấy thú vị hoặc mang lại sự thích thú; còn lý do để người có động lực nhờ nhân tố ngoại sinh làm một việc nào đó không phải là vì làm việc đó thú vị hay mang lại sự thích thú, mà bởi chính kết quả hay hậu quả nhận được khi làm việc đó (Ryan và Deci, 2000a; Gagne và Deci, 2005).
2.2.2. Học thuyết về xử lý thông tin có động lực
Học thuyết về xử lý thông tin có động lực (Motivated Information Processing Theory - MIPT) được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của một số học giả như Grant và Berry (2011), Kunda (1990), Nickerson (1998), Mohrman và cộng sự (2001), Dreu và cộng sự (2000) và một số học giả khác. Luận điểm cơ bản của học thuyết này là động lực hình thành nên quá trình xử lý về nhận thức, theo đó các nhân viên thuộc tổ chức sẽ chú ý, giải mã và lưu giữ thông tin một cách có chọn lọc phù họp với những mong muốn của họ (Kunda, 1990; Nickerson, 1998). Theo Grant và Berry (2011), khi ý tưởng sáng tạo thực sự hữu ích vì giải quyết được vấn đề cho người khác dù có hay không thuộc tổ chức, thì sự chú tâm tới tính hữu ích của ý tưởng có thể xuất phát từ quan niệm “đặt mình vào hoàn cảnh của người khác” (others’perspective taking) - một một quá trình tâm lý hướng tới người khác (other-focusedpsychological processes). Neu các nhân viên biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, họ càng có nhiều khả năng phát triển những ý tưởng hữu ích dành cho người khác (Mohrman và cộng sự, 2001). Gần đây, học thuyết này đã được một số học giả khác như Dreu và cộng sự (2000) phát triển thêm, theo đó các nhân viên thường chú tâm tới tính hữu ích khi họ hướng tới lợi ích xã hội (prosocial), hay mong muốn mang lại lợi ích cho cộng đồng.
2.3. Nhân tổ tác động tói động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Khái niệm, phân loại nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Theo học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực, động lực sáng tạo của nhà sc chịu tác động của hai loại nhân tố: nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh. Nhân tố nội sinh là nhân tố thuộc về bản thân hoạt động sáng chế, đó là tính hấp dẫn của hoạt động sc. Còn nhân tố ngoại sinh là nhân tố có liên quan tới thành quả của hoạt động sc, bao gồm lợi ích xã hội của SC; uy tín, danh tiếng nhờ SC; sự gắn bó, ràng buộc với SC; cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc.
Mô hình lý thuyết về nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Trong mô hình lý thuyết, động lực sáng tạo của nhà sc (biến phụ thuộc) chịu tác động bởi hai loại nhân tố (các biến độc lập): nhân tố thuộc về hoạt động sc và nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc. Nhân tố thuộc về môi trường của hoạt động sc có vai trò là biến kiểm soát. Mối quan hệ giữa các nhân tố nói trên được đặt trong giả
8
thiết rằng trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, môi trường của hoạt động sc là như nhau đối với các nhà sc và hoạt động sc (Stedman, 1947).
2.4. Kinh nghiệm thực tiễn quốc tế về thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Kinh nghiệm thực tiễn của một so nước, khu vực trên thế giới
Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, khu vực trên thế giới về thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc không chi cung cấp thêm cơ sở thực tiễn nhằm khẳng định lý luận về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc mà còn gợi ý những bài học chính sách về thúc đẩy động lực sáng tạo.
Ở các nước tiên tiến, việc tối đa hóa năng lực sáng tạo của lực lượng lao động là một trong những mối quan tâm lớn trong chính sách đổi mới sáng tạo. Từ năm 2005, nhiều nhà nghiên cứu như Gambardella và cộng sự (2005), Walsh và Nagaoka (2009), Gambardella và cộng sự (2012a) đã tiến hành khảo sát một cách khá hệ thống về động lực sáng tạo của các nhà sc ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản; tuy nhiên, các khảo sát tương tự về nhà sc ở các nước đang phát triển dường như còn rất ít ỏi. Từ thực tiễn được khảo sát về các lý do thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc, có thể thấy rằng phù họp với cơ sở lý luận, các lý do này đều là những khía cạnh (biểu hiện) cụ thể của nhân tố thuộc về hoạt động sc và nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động này. Trong đó, nhân tố thuộc về hoạt động sc (tính hấp dẫn của hoạt động SC) là một nhân tố có tác động thúc đẩy mạnh mẽ động lực sáng tạo của nhà sc ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu, được các nhà sc coi là quan trọng hơn những nhân tố khác. Vì vậy, nhiều chính sách nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động sc ở những nước này đã được thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới có chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc thông qua các nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc, như các chính sách hướng đến việc tạo lập uy tín, danh tiếng cho nhà SC; chính sách thúc đẩy lợi ích xã hội của sc và sự gắn bó, ràng buộc với SC; chính sách nhằm tạo cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc, cũng như chính sách cải thiện môi trường của hoạt động sc.
Một so bài học thực tiễn rút ra cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm thực tiễn chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc ở một số nước có thu nhập cao (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức và một số nước châu Âu khác) và trung bình (như Trung Quốc, An Độ, Malaysia), có thể thấy rằng nhìn chung muốn gia tăng số lượng sc nội sinh, nâng cao tiềm lực công nghệ, trước hết cần chú trọng tới chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đẩy mạnh đào tạo nhân lực kỹ thuật và khoa học tự nhiên từ trình độ đại học trở lên. Xét trên bình diện vĩ mô, thu nhập của nhà sc là nhân tố ngoại sinh cần được coi trọng, nhất là đối với những nhà sc làm việc cho doanh nghiệp. Đồng thời, thực tiễn quốc tế cũng cho thấy rằng để thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc cần chú ý làm thỏa mãn các nhân tố nội sinh, đó là sự hài
9
lòng của nhà sc đối với chính hoạt động sc. Nhà sc cần được làm việc trong môi trường có nhiều thách thức kỹ thuật, được cung cấp đầy đủ tri thức khoa học và thông tin về tình trạng kỹ thuật, có cơ hội tương tác với khách hàng/người tiêu dùng của công nghệ, có điều kiện để nhận biết và trải nghiệm vấn đề kỹ thuật đang tồn tại cần được giải quyết, nhất là những vấn đề mang tính xã hội, có ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Khái quát quy trinh nghiên cứu
Nhằm phân tích tác động của các nhân tố thuộc về hoạt động sc và liên quan tới thành quả của hoạt động sc tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam, trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định mô hình lý thuyết, tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu nhằm thăm dò, khám phá các nhân tố tác động; phát triển thang đo biến số (bổ sung biến quan sát); khẳng định sự phù họp của mô hình nghiên cứu; luận giải kết quả nghiên cứu định lượng. Sau đó, nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi khảo sát dành cho các nhà sc Việt Nam. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được lượng hóa bằng mô hình phương trình cấu trúc (SEM), trên cơ sở đó khẳng định tác động của các nhân tố tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu ban đầu của Luận án có các cấu phần chính như sau:
Nhân tố mục tiêu: động lực sáng tạo của nhà SC;
Các nhân tố tác động: (i) Nhân tố thuộc về hoạt động SC: “tính hấp dẫn của hoạt động SC”; (ii) Nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc, gồm có: “lợi ích xã hội của SC”; “uy tín, danh tiếng nhờ SC”; “sự gắn bó, ràng buộc với SC”; “cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ SC”;
Các nhân tố kiểm soát: tuổi; giới tính; tình trạng hôn nhân; trình độ chuyên môn; đặc điểm công việc (làm việc độc lập hay làm việc cho tổ chức); lĩnh vực kỹ thuật của SC; hiệu lực bảo hộ độc quyền SC; trình độ phát triển của KHCN.
Mô hình nghiên cứu ban đầu của Luận án được thể hiện tại Hình 3.1 như sau:
10
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ban đần
Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết được đề xuất trong phạm vi nghiên cứu của Luận án như sau:
Giả thuyết Hl: Tính hấp dẫn của hoạt động sc có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà sc.
Giả thuyết H2: Lợi ích xã hội của sc có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà sc.
Giả thuyết H3: Uy tín, danh tiếng nhờ sc có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà sc.
Giả thuyết H4: Sự gắn bó, ràng buộc với sc có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà sc.
Giả thuyết H5: Cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà sc.
Phát triển thang đo biến sổ; xây dựng lirói câu hỏi phỏng vấn sâu và bảng hỏi khảo sát
Phát triển thang đo biến so
Thang đo các biến số (độc lập và phụ thuộc) trong mô hình nghiên cứu được đề xuất là những thang đo có sẵn nêu trong các công trình nghiên cứu liên quan của một số
11
tác giả, một số thang đo có điều chình bằng cách bổ sung thêm một số biến quan sát (chi báo) thích hợp để đo lường các biến số tương ứng dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và phân tích định tính. Sự điều chỉnh thang đo được thực hiện trên cơ sở kiểm tra và sàng lọc thang đo sơ bộ bởi 3 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sc {content validity).
3.3.2. Xây dựng luới câu hỏi phỏng vấn sâu và băng hỏi khảo sát
Lưới câu hỏi phỏng vấn sâu được chuẩn bị nhằm phục vụ cho nghiên cứu định tính, gồm có lưới câu hỏi dành cho 5 nhà sc, lưới câu hỏi dành cho 1 nhà quản lý và 1 người đại diện SHCN.
Bảng hỏi khảo sát (phiếu khảo sát) được chuẩn bị nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng, được 3 chuyên gia góp ý về giá trị nội dung trước khi gửi cho các nhà sc.
3.4. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp về số lượng đơn đăng ký bảo hộ sc, số lượng bằng độc quyền sc được cấp tại Việt Nam (được phân loại theo quốc tịch người nộp đơn, theo loại hình chủ thể, theo lĩnh vực công nghệ), được thu thập từ Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2015 do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ấn hành và công bố. Các dữ liệu thứ cấp về lĩnh vực kỹ thuật, mục đích, ý nghĩa của sc do chính các nhà sc mô tả được trích dẫn từ một số bản mô tả sc thuộc đơn đăng ký bảo hộ sc hoặc văn bằng bảo hộ sc tương ứng do Cục Sở hữu trí tuệ công bố tại Thư viện số về bằng sáng chế tại Việt Nam (Vietnam DIGIPAT), địa chi Các dữ liệu thứ cấp khác về chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam được thu thập từ các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật, Nghị định..., các văn kiện của Đảng được công bố chính thức tại trang web của Chính phủ ( Đảng Cộng sản Việt Nam (
Nguồn dữ liệu Sff cấp
Dữ liệu sơ cấp định tính về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc được thu thập từ 5 nhà sc, 1 người đại diện SHCN và 1 nhà quản lý về hoạt động sc bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thông qua mối quan hệ quen biết) và quả bóng tuyết (snow-ball), thông qua sự giới thiệu của chính đối tượng được phỏng vấn.
Dữ liệu sơ cấp định lượng về nhân tố thuộc về hoạt động sc và các nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sáng chế, động lực sáng tạo của nhà sc được thu thập từ các nhà sc (tác giả SC) là người Việt Nam, đã được cấp bằng độc quyền sc tại Việt Nam. Tên của các nhà sc - thông tin cần thiết để liên hệ và gửi bảng hỏi khảo sát - được tổng họp từ cơ sở dữ liệu sc quốc gia được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ, có khả năng truy cập bằng nhiều công cụ khác nhau như hình thức trực tuyến (Thư viện số về SHCN
12
ợp LIB) hoặc Thư viện số về bằng sáng chế tại Việt Nam (Vietnam DIGIPAT), tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ, địa chi hoặc hoặc phần mềm tra cứu chuyên dụng (VIPRIINV được sử dụng tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ). Các dữ liệu sơ cấp khác (về các nhân tố kiểm soát, bao gồm thông tin nhân khẩu học của nhà SC) do các tác giả sc nói trên cung cấp. Ket quả trích xuất từ cơ sở dữ liệu sc của Cục Sở hữu trí tuệ thu được số liệu thống kê về 257 tác giả sc Việt Nam được ghi tên trong Bằng độc quyền sc và Bằng độc quyền GPHI trong giai đoạn 2011-2015. Tất cả các tác giả này đều được chọn để tham gia khảo sát bằng bảng hỏi dưới dạng giấy. Tổng số phiếu có phản hồi: 186 phiếu (tỷ lệ phản hồi: 72,4%), trong đó có 6 phiếu thiếu nhiều thông tin và bị loại. Như vậy, sau khi đã xử lý và làm sạch bộ dữ liệu, thu được mẫu nghiên cứu gồm 180 quan sát.
3.43. Mô tã mẫu nghiên cứu
Dựa trên phân tích thống kê mô tả, mẫu nghiên cứu được tìm hiểu về các khía cạnh sau đây: cơ cấu theo giới tính; độ tuổi; tình trạng kết hôn; cơ cấu theo trình độ chuyên môn; cơ cấu theo chuyên ngành được đào tạo; cơ cấu theo đặc điểm công việc; lĩnh vực kỹ thuật của sc.
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu định tính
Dựa trên dữ liệu thu được từ việc gỡ băng phỏng vấn, tác giả sắp xếp các thông tin theo cây vấn đề (nodes tree) để hình thành một profile dữ liệu (bằng công cụ Excel), tiến hành mã hóa dữ liệu, lập “ma trận” phân tích đa nhân to. Ket quả nghiên cứu định tính được đối chiếu với với mô hình nghiên cứu, luận giải các mối quan hệ trong mô hình cũng như bổ trợ cho việc giải thích kết quả nghiên cứu định lượng.
Phân tích dữ liệu định luợng
Bộ dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát được xử lý và làm sạch, được sử dụng để đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s a) và phân tích nhân tố khám phá (EFA).Việc lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình phương trình cấu trúc (SEM), với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 và AMOS 20; Excel 2007 và một số công cụ khác (như Stats Tools Package, danielsoper’s Post-Hoc).
Chương 4
KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
Tình hình hoạt động sáng chế và chính sách thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sáng chế ờ Việt Nam trong thòi gian qua
Tình hình hoạt động sáng chế
13
Năm 2017, Chi số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam được xếp thứ 47 trong tổng số 127 nền kinh tế trên thế giới (Soumitra và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, số lượng sc được đăng ký bảo hộ của người Việt Nam năm 2015 chi đứng ở thứ hạng 61, sau Malaysia (xếp thứ 54), An Độ (53), Singapore (33), cách xa Hàn Quốc (1), Nhật Bản (1), Trung Quốc (1). Các sản phẩm sáng tạo của Việt Nam chi xếp hạng thứ 52, sáng tạo tri thức chi xếp hạng thứ 73 so với 126 nước khác trên thế giới. Cụ thể, trong lĩnh vực sc, theo số liệu thống kê của (Cục SHTT, 2016), trong giai đoạn 2011-2015, số lượng đơn yêu cầu bảo hộ sc và số lượng đơn yêu cầu bảo hộ GPHI của người nộp đơn Việt Nam khá thấp so với số lượng đơn tương ứng của người nước ngoài. Trong tổng số 21.296 đơn yêu cầu bảo hộ sc được nộp ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, chi có 2.196 đơn của người Việt Nam, chiếm 10,31%; tỷ trọng sc của người Việt Nam được bảo hộ độc quyền so với của nước ngoài cũng rất thấp, chi chiếm 4,03%. Trong 5 năm, trong cả nước chi có 243 sc của người Việt Nam được bảo hộ (trung bình chi có 48,6 sc được bảo hộ trong một năm); 331 GPHI (có trình độ sáng tạo không cao) của người Việt Nam được bảo hộ (trung bình chi có 66,2 GPHI được bảo hộ trong một năm). Tình hình trên cho thấy rằng không chi số lượng sc được bảo hộ của người Việt Nam thấp so với nước ngoài, mà số lượng sc được sáng tạo ra, có tính mới và trình độ sáng tạo, có khả năng được bảo hộ độc quyền và do đó có giá trị kinh tế cũng còn quá thấp so với tiềm năng sáng tạo của người Việt Nam
Các chính sách của Nhà nước về thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Trong thời gian qua, để thúc đẩy động lực sáng tạo nói chung và động lực của nhà sc nói riêng, Nhà nước đã có khá nhiều chính sách nhằm điều chỉnh nhân tố thuộc về hoạt động sc, nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc, bao gồm:
Chính sách nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động SC;
Chính sách chú trọng lợi ích xã hội của SC;
Chính sách liên quan đến tạo lập uy tín, danh tiếng nhờ SC;
Chính sách tăng cường sự gắn bó, ràng buộc với SC;
Chính sách liên quan tới cơ hội tăng thu nhập, đầu tư cho nhà sc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù Nhà nước đã có những nỗ lực chính sách nói trên nhưng do một số hạn chế, dường như động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam chưa thực sự được thúc đẩy mạnh mẽ, thành quả của hoạt động sáng tạo chưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo của người Việt Nam.
Kết quả phân tích định lượng
4.2.1. Kiểm định các giã thuyết nghiên cứu
Ket quả phân tích độ tin cậy: tất cả thang đo các biến độc lập và phụ thuộc đều có hệ so Cronbach’s a >0,7 và hệ số tương quan biến tổng >0,3;
14
Ket quả phân tích nhân tố khám phá (EFA): có 6 nhân tố được trích tương ứng với 6 bộ biến quan sát; tất cả các hệ số tải của biến quan sát đều >0,5. Tất cả các bộ biến quan sát đo lường cho các khái niệm HD, XH, UT, RB, TN và DL đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt tốt; hệ số KMO=0,888 (>0,7) nên mô hình nghiên cứu đạt được tính đầy đủ; kết quả kiểm định Bartlett cho thấy Sig.= 0,000 (50%) biến thiên của các biến quan sát.
Ket quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA): Trên cơ sở các chi số điều chinh (MI), tiến hành điều chình mô hình bằng cách hiệp phương sai giữa các cặp phần dư có MI cao, kết quả kiểm tra mức độ phù họp của mô hình cho biết CFI=0,932 (—0,95); PCLOSE=0,158 (>0,05); RMSEA=0,055 (=0,05). Các chi số khác như GFI=0,834 (-0,9); TLI=0,923 (>0,9); CMIN= 555,2; df=358; CMIN/df=l,550,7 nên mô hình có độ tin cậy tốt; tất cả các giá trị AVE của mỗi nhân tố đều > giá trị MSV tương ứng; AVE của hầu hết các nhân tố đều >0,5, riêng AVE của UT=0,480 (-0,5) có thể chấp nhận được nên mô hình đạt giá trị hội tụ tốt; đồng thời tất cả các giá trị căn bậc 2 của mỗi nhân tố đều lớn hơn hệ số tương quan với các nhân tố khác nên mô hình đạt giá trị phân biệt tốt. Mô hình không có giá trị ngoại lai và giá trị gây ảnh hưởng; hệ số chấp nhận của các biến độc lập HD, XH, RB, UT, TN đều >0,1, đồng thời các hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập nói trên đều <2, do đó các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Thiết lập mô hình SEM chuẩn hóa (Hình 4.3).
Ước lượng các hệ số hồi quy:
Bảng 4.11. Các hệ số hồi quy của mô hình chuẩn hóa
Các tác động
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
S.E.
C.R.
p
DL <— UT DL <— TN
DL <— XH
DL <— HD
DL <— RB
,134
,176
,250
,284
,159
,167
,226
304 373
,156
,065
,064
,065
,088
,079
2,070
2,745 3,868
3,229 2,006
,038
,006
,000
,001 ,045
Nguồn: kết quà phân tích của tác già
Với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 95%, kết quả ước lượng các hệ số hồi quy cho thấy P-value của tất cả các mối quan hệ giữa các biến độc lập HD, XH, UT, RB và TH với biến phụ thuộc DL đều <0,05, do đó các tác động của HD, XH, UT, RB và TH tới DL đều có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, tất cả các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
15
tương ứng với mỗi tác động đều >0, cho biết tất cả các biến độc lập nói trên đều tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc. Xét về mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, kết quả ước lượng các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biết biến XH và HD có tác động mạnh nhất tới biến DL (hệ số hồi quy chuẩn hóa tương ứng là 0,304 và 0,273), còn biến UT và RB có tác động yếu nhất tới biến DL (hệ số hồi quy chuẩn hóa tương ứng là 0,167 và 0,156).
Hình 4.3. Mô hình nghiên cứu chuẩn hóa
Khẳng định mô hình nghiên cứu
Ket quả kiểm định Bootstrap: giá trị tới hạn C.R của hầu hết các nhân tố đều có trị tuyệt đối nhỏ so với 2 do đó độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy 95%. Như vậy, các ước lượng của mô hình là đáng tin cậy được.
Kiểm định Post-Hoc: hệ số hiệu lực thống kê được quan sát (Observed Statistical Power) của biến phụ thuộc DL =1,0 nghĩa là nếu có tồn tại các tác động có ý nghĩa (với khoảng tin cậy 95%) giữa các biến thì chắc chắn có 100% cơ hội tìm được tác động đó về mặt thống kê.
Như vậy, kết quả kiểm định mô hình cho phép khẳng định các giả thuyết nghiên cứu từ HI đến H5.
Kết quả phân tích định tính
16
Các kết quả phân tích định tính không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ cho việc phát triển thang đo các biến số trong mô hình mà còn giúp luận giải thêm cũng như khẳng định kết quả phân tích định lượng.
Phân tích động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Phân tích nhân tổ tác động tới động lực sáng tạo của nhà sáng chế
Tính hấp dẫn của hoạt động sáng chế
Lợi ích xã hội của sáng chế
Uy tín, danh tiếng nhờ sáng chế
Sự gắn bó, ràng buộc với sáng chế
Cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sáng chế
Một sổ phát hiện khác
Tác động của hiệu lực bảo hộ độc quyền sáng chế
Nhiều nhà sc được phỏng vấn cho rằng vấn đề hiệu lực bảo hộ độc quyền sáng chế thấp, tình trạng “sao chép” công nghệ, xâm phạm độc quyền sc còn phổ biến như hiện nay có thể là một nhân tố làm nhà sc mất niềm tin vào thể chế bảo hộ độc quyền sc, làm suy giảm động lực sáng tạo của nhà sc. Với mẫu đã khảo sát, nhìn chung phần lớn nhà sc đều cho rằng hiệu lực bảo hộ độc quyền sc là một nhân tố có tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc. Trong đó, phần lớn nhà sc đồng ý rằng hiệu lực bảo hộ độc quyền sc thấp làm giảm động lực sc (85,6%). Ket quả kiểm định t cho biết t=2,240; độ tin cậy cho 2 phía sig.=0,031<0,05, nghĩa là với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 95%, có thể kết luận rằng nhóm nhà sc đồng ý rằng hiệu lực bảo hộ độc quyền sc thấp làm giảm động lực sc thì sẽ có động lực thấp hơn nhóm nhà sc không đồng ý với nhận định này.
Tác động của trình độ phát triển của KHCN
Ngoài hiệu lực bảo hộ độc quyền sc, nhiều nhà sc được phỏng vấn cho rằng sự phát triển nhanh chóng của KHCN đã tạo ra một lượng tri thức kỹ thuật to lớn, nhưng dường như điều đó không làm giảm động lực sáng tạo của các nhà sc. Với mẫu đã khảo sát, nhìn chung phần lớn nhà sc đều cho rằng trình độ phát triển nhanh chóng của KHCN là một nhân tố có tác động tới động lực sc. Trong đó, phần lớn nhà sc không đồng ý rằng trình độ phát triển nhanh chóng của KHCN làm cho sc được tạo ra mau chóng bị lạc hậu, do đó làm giảm động lực sc (75,0%). Ket quả kiểm định t cho biết t=3,933; độ tin cậy cho 2 phía sig.=0,000<0,05, nghĩa là với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 95%, có thể kết luận rằng nhóm nhà sc đồng ý rằng trình độ phát triển nhanh chóng của KHCN làm giảm động lực sc thì có động lực thấp hơn nhóm nhà sc không đồng ý với nhận định này.
Bàn luận vê kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực, mô
17
hình nghiên cứu đã được đề xuất, phân tích và kiểm định, cho kết quả khá thống nhất với các nghiên cứu trước đây, như của Rossman (1931), No (2013), Owan và Nagaoka (2012), Grant và Berry (2011). Đối với các nhà sc ở Việt Nam, dù là nhà sc độc lập hay nhà sc làm việc cho tổ chức, dù sc là công việc thường xuyên hay được giao, đặt hàng theo nhiệm vụ, dường như lợi ích xã hội mà sc mang lại là mối quan tâm lớn nhất của nhà sc. Uy tín, danh tiếng hay cơ hội tăng thu nhập, đầu tư dường như không phải mục tiêu hay mối quan tâm hàng đầu của nhà sc Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu định tính cũng hậu thuẫn cho nhận định này.
So với các nghiên cứu trước, điểm mới của nghiên cứu này là nhân tố lợi ích xã hội của sc được bổ sung vào nhóm các nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc và được kiểm định đồng thời với nhân tố nội sinh và các nhân tố ngoại sinh khác trong mối quan hệ với động lực sáng tạo của nhà sc và trong bối cảnh mới ở Việt Nam Đồng thời, thang đo khái niệm nghiên cứu được phát triển thêm bằng cách bổ sung các chi báo dựa trên gợi ý từ kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và đặc biệt là từ kết quả nghiên cứu định tính. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định. Tác động của trình độ phát triển của KHCN và hiệu lực bảo hộ độc quyền sc tới động lực sáng tạo của nhà sc nói chung trong tổng thể chưa được kiểm định trong mô hình nghiên cứu. Các nhân tố khác thuộc về nhà sc như giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn và chuyên ngành được đào tạo, đặc điểm công việc của nhà sc, lĩnh vực kỹ thuật của sc chi được coi là những thông tin nhân khẩu học nhà sc và cũng chưa được xem xét trong mối quan hệ với động lực sáng tạo của nhà sc. Tác động của động lực sáng tạo của nhà sc tới việc tạo ra thành quả thực sự của hoạt động sáng tạo là các sc được cấp bằng độc quyền sc cũng không thuộc phạm vi của nghiên cứu này. Vì vậy, những hạn chế nêu trên của Luận án cần tiếp tục được giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo về động lực sáng tạo của nhà sc nói riêng và của nhà sáng tạo nói chung.
Chương 5
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY ĐỘNG Lực SÁNG TẠO CỦA NHÀ SÁNG CHÉ Ở VIỆT NAM
5.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước về thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sáng chế ồ Việt Nam
Ke từ khi hệ thống bảo hộ sc được triển khai tại Việt Nam năm 1981 đến nay, quan điểm và định hướng của Nhà nước về việc thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc nói riêng và sáng tạo KHCN nói chung được thể hiện trong nhiều chính sách dưới nhiều hình thức khác nhau. Quan điểm chung của Nhà nước là bảo đảm và phát huy quyền tự
18
do sáng tạo của công dân, đặc biệt là đội ngũ tri thức, đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ. Nhà nước coi con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của con người và hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài. Đe thực hiện quan điểm chung với mục tiêu chiến lược nói trên, Nhà nước có định hướng tập trung đầu tư cho... các giải pháp KHCN cho các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa... cho phát triển KHCN; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KHCN, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động KHCN. Đồng thời, Nhà nước tài trợ, khuyến khích tài trợ cho hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, họp lý hóa sản xuất, đổi mới sáng tạo và tổ chức hội thi sáng kiến... Nhà nước bảo đảm chi cho KHCN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KHCN.
5.2. Gợi ý một sổ chính sách nhằm thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc ờ Việt Nam
Chú trọng tới lợi ích xã hội của sáng chế
Tăng tính hấp dẫn cửa hoạt động sáng chế
5.23. Thúc đẩy Cff hội tăng thu nhập, đầu tư từ sáng chế
Tạo lập uy tín, danh tiếng của nhà sáng chế
Tăng sự gắn bó, ràng buộc với sáng chế
5.3. Một sổ kiến nghị với Nhà nvác liên quan đến môi trường của hoạt động sáng chế
5.3.1. Bão dăm hiệu lực bão hộ dộc quyền sáng chế
5.33. Cãi thiện khả năng hấp thụ khoa học và công nghệ
KÉT LUẬN
sc dưới dạng giải pháp kỹ thuật được thừa nhận là một công cụ hữu hiệu làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Đe giúp cho việc hoạch định chính sách với mục tiêu tạo ra ngày càng nhiều sc có giá trị, việc nghiên cứu về những nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Theo kết quả tổng quan nghiên cứu, các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc có thể được chia thành hai loại: nhân tố thuộc về hoạt động sc (trong các nghiên cứu của Rossman (1931), MacKinnon (1962), Henderson (2002), Henderson (2004a), Owan và Nagaoka (2012)), đó là tính hap dẫn của hoạt động SC; nhân tố liên quan tới thành quả sáng tạo của hoạt động sc (trong các nghiên cứu của Rossman (1931), Machlup (1962), Vããnãnen (2010),
19
No (2013), Thomas và cộng sự (2009), Owan và Nagaoka (2012), Karin (2009)), gồm lợi ích xã hội của SC; uy tín, danh tiếng nhờ SC; sự gắn bó, ràng buộc với SC; cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc. Ngoài ra, còn có nhân tố thuộc về môi trường của hoạt động sc (trong các nghiên cứu của Plant (1934), Schmookler (1962), MacKinnon (1962), Gambardella và cộng sự (2005), Mazzoleni và Nelson (1998b), Khan (2008)), bao gồm trình độ phát triển của KHCN, hiệu lực bảo hộ độc quyền sc...). Ở Việt Nam, dường như chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này.
Theo học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực là những cơ sở lý luận của nghiên cứu này, nhân tố nội sinh (tính hấp dẫn của hoạt động SC) thúc đẩy việc tạo ra và duy trì động lực sáng tạo của nhà sc, còn các nhân tố ngoại sinh như uy tín, danh tiếng nhờ SC; sự gắn bó, ràng buộc với SC; cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc thúc đẩy quá trình nội hóa động lực sáng tạo của nhà sc. Những nhân tố này khích lệ nhà sc tự tin vào năng lực bản thân, sự tự chủ và sự liên kết và trở nên tự quyết trong hoạt động sc, giúp nhà sc tạo ra sc có tính mới so với các giải pháp kỹ thuật đã biết. Nhân tố lợi ích xã hội của sc, thông qua cơ chế đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xử lý thông tin, thúc đẩy động lực sáng tạo ra những sc không chi mới mà còn có tính hữu ích cho xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế cũng cho thấy rằng để thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc, các chính sách của Nhà nước thường chú trọng tói các nhân tố thuộc về hoạt động sc, nhân tố có liên quan tới thành quả của hoạt động sc.
Đe lượng hóa và khẳng định sự tác động của các nhân tố nêu trên tới động lực sáng tạo của nhà sc, nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định tính kết họp vói định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện bằng phỏng vấn sâu 5 nhà sc ở Việt Nam, 1 nhà quản lý lmh vực SHTT và 1 người đại diện SHCN. Phương pháp định lượng được thực hiện với mẫu khảo sát bằng bảng hỏi gồm 180 nhà sc được cấp bằng độc quyền sc ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Mô hình nghiên cứu được phân tích, kiểm định bằng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM), với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20, AMOS 20 và một số công cụ khác. Ket quả nghiên cứu định tính và định lượng cho biết tính hấp dẫn của hoạt động sc (nhân tố thuộc về hoạt động SC); lọi ích xã hội của SC; uy tín, danh tiếng nhờ SC; sự gắn bó, ràng buộc với SC; cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ sc (các nhân tố Hên quan tới thành quả của hoạt động SC) có tác động thuận chiều tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam, trong đó lọi ích xã hội của sc có tác động mạnh nhất; còn sự gắn bó, ràng buộc với sc có tác động yếu nhất tới động lực sáng tạo của nhà sc. Ket quả nghiên cứu còn cho biết phần lớn nhà sc cho rằng trình độ phát triển của KHCN và hiệu lực bảo hộ độc quyền sc (hai nhân tố kiểm soát) có ảnh hưởng tói động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành khá nhiều chính sách nhằm thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc trong hoạt động KHCN nói chung và hoạt động sc nói
20
riêng. Động lực sáng tạo của nhà sc được kỳ vọng thúc đẩy bằng nhiều công cụ khác nhau, bao gồm cả kinh tế và tinh thần, được thể chế hóa dưới nhiều hình thức pháp lý đa dạng. Tuy nhiên, để gia tăng số lượng sc đăng ký bảo hộ giai đoạn 2016-2020 gấp đôi so với giai đoạn 2011-2015 theo chủ trương của Nhà nước, đặc biệt là gia tăng số lượng sc có giá trị nhờ tính hữu ích đối với xã hội trong thời gian tới, và giảm dần sự lệ thuộc của các ngành công nghiệp vào sc của nước ngoài, nghiên cứu này gợi ý một số chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sc, cụ thể là chú trọng tới lợi ích xã hội của SC; tăng tính hấp dẫn của hoạt động SC; thúc đẩy cơ hội tăng thu nhập, đầu tư từ SC; tạo lập uy tín, danh tiếng của nhà SC; tăng sự gắn bó, ràng buộc với SC; cải thiện khả năng hấp thụ KHCN và bảo đảm hiệu lực bảo hộ độc quyền sc.
Nghiên cứu này có một số điểm mới. Trước hết, so với các nghiên cứu trước đây, nhân tố lợi ích xã hội của sc được bổ sung vào nhóm các nhân tố liên quan tới thành quả của hoạt động sc và được kiểm định đồng thời với nhân tố nội sinh và các nhân tố ngoại sinh khác trong mối quan hệ với động lực sáng tạo của nhà sc. Điểm mới khác của nghiên cứu này là một số thang đo khái niệm nghiên cứu được phát triển thêm bằng cách bổ sung các chi báo dựa trên gợi ý từ kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và đặc biệt là từ kết quả nghiên cứu định tính. Các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 95%, các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, các ước lượng của mô hình là đáng tin cậy. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục được giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo. Trình độ phát triển của KHCN và hiệu lực bảo hộ độc quyền sc chi được coi là những biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Các nhân tố khác thuộc về nhà sc như giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn và chuyên ngành được đào tạo, đặc điểm công việc của nhà sc, lĩnh vực kỹ thuật của sc chi được coi là những thông tin nhân khẩu học nhà sc và cũng chưa được xem xét trong mối quan hệ với động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam.
Mặc dù có những hạn chế như trên, nghiên cứu này đã mang lại một số kết quả có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Trước hết, nghiên cứu này khẳng định việc áp dụng các học thuyết về tự quyết và học thuyết về xử lý thông tin có động lực là phù họp trong nghiên cứu về các nhân tố tác động tới động lực sáng tạo của nhà sc ở Việt Nam và có thể mở rộng việc áp dụng các học thuyết này sang các lĩnh vực sáng tạo khác. Đồng thời, nghiên cứu này làm rõ hơn nhân tố thuộc về hoạt động sc và những nhân tố có liên quan tới thành quả của hoạt động sc có tác động như thế nào tới động lực sáng tạo của nhà sc, lượng hóa các tác động đó để đánh giá vai trò của từng nhân tố đối với động lực sáng tạo nhằm đề xuất những chính sách phù họp thúc đẩy hoạt động sc, góp phần phát triển KTXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
21
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐÉN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nguyễn Hữu cẩn (2015), “Tài sản trí tuệ và vấn đề thúc đẩy động lực sáng tạo”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 11 năm 2015 (680), tr. 51-54.
Nguyễn Hữu cẩn (2017), “Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy động lực sáng tạo của nhà sáng chế và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 3 năm 2017 (696), tr. 9-13.
Đỗ Thị Hải Hà, Nguyễn Hữu cẩn (2017), “Tính hấp dẫn của hoạt động sáng chế và động lực của nhà sáng chế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 240 (n), tháng 06/2017, tr. 11-18.
Nguyễn Hữu cẩn (2017), “Lợi ích xã hội và động lực của nhà sáng chế ở Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, số 11, tháng 10/2017, tr. 243-251.
Nguyễn Hữu cấn (2018), “Hiệu lực bảo hộ độc quyền sáng chế và động lực sáng tạo”, Tạp chíKhoahọc & Công nghệ Việt Nam, số 4 nẵm2OỈ8,tr. 11-14.
Nguyễn Hữu cẩn (2018), “Phân tích các yếu tố tác động tới động lực của nhà sáng chế”, Ký yếu Hội thào Khoa học quốc gia ESR-2018 về Nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng trong lĩnh vực quản trị - tài chính - ngân hàng và kế toán - kiểm toán đáp ứng nhu cầu hội nhập, 05/5/2018, tr. 789-801, Nhà xuất bản Tài chính, ISBN: 978-604-79-1817- 1, TP. Hồ Chi Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_toi_dong_luc.docx
- la_nguyenhuucan_tt_5024_2129270.pdf