Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Luận án được xây dựng nhằm đạt được hai mục tiêu chính: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam; (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ 1, dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, vốn viện trợ phát triển chính thức thu hút được, tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên khai thác. Kết quả này đã ủng hộ giả thuyết tác động của yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

pdf24 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--1-- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (Kokko et al., 2003). Sau khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể, từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến năm 2013 ước tính tăng lên 22.352,2 triệu USD, mức tăng trưởng hàng năm trên 30% (Tổng cục Thống kê, 2014). Cao điểm quá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên 71.000 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay (từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23.107,3 triệu USD đã giảm xuống còn 16.348 triệu USD năm 2012, giảm 29,3%). Mặc dù sự sụt giảm này không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu vực ASEAN và Trung Quốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4 năm qua. Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam là gì?. Với tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả lời các câu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng trong thời gian tới. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kết quả tổng quan của tác giả cho thấy hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm được thực hiện. Tuy vậy, vẫn còn khá ít các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút và phân bố không gian vốn FDI tại Việt Nam. Về yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam, hầu hết trong các nghiên cứu được tổng kết các tác giả đã sử --2-- dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khác nhau sao cho phù hợp với cơ sở dữ liệu thống kê. Theo đó, kết quả tổng quan phân thành hai nhóm liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp. Đại diện cho nhóm thứ nhất liên quan đến dữ liệu thống kê sơ cấp có các nghiên cứu của Hafiz and Giroud (2004), Lei et al. (2011) và Nguyen et al. (2013). Ngược lại, các nghiên cứu khác của Parker et al. (2005), Hoang (2006), Hồ Nhựt Quang (2010), Pham (2011), Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả vì sự hạn về dữ liệu thống kê nên chỉ có 3 nghiên cứu điển hình có liên quan là nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005), Nguyen et al. (2008) và Dinh (2009). 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Cụ thể luận án tập trung trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu chính sau: - Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Các số liệu về kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 20131. 1 Số liệu năm 2013 là số liệu sơ bộ --3-- (2) Kết quả phản hồi đánh giá của 171 doanh nghiệp FDI đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay (giai đoạn khảo sát 2012-2013). (3) Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam luận án đã sử dụng số liệu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 2000-2012. (4) Cuối cùng, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI tại Việt Nam, dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 đã được sử dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Để phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng. - Đối với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam, với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt kết quả kiểm định không chệch, vững và hiệu quả, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương pháp ước lượng GMM sai phân thay vì phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS. - Lập luận như đối với trường hợp Việt Nam nói chung phương pháp nghiên cứu để ước lượng và kiểm định các giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam cũng là phương pháp ước lượng GMM sai phân. 6. Tính mới và đóng góp của luận án  Về mặt lý thuyết - Đối với trường hợp của Việt Nam, xác định không tồn tại tác động của biến trễ bậc 1 FDI (FDI_1) lên biến phụ thuộc FDI. - Trong phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam xác định có tồn tại tác động của thông tin quá khứ các biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI. - Sử dụng biến tương tác nhằm nghiên cứu sự khác biệt về hệ số độ dốc các yếu tố ảnh hưởng đối với FDI của Việt Nam trong so sánh tương đồng với các nước ASIA 24. --4--  Về thực tiễn: - Cung cấp bằng chứng thực tế về đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. - Xác định mô hình đặc trưng đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Kết quả cho thấy quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không những bị chi phối bởi thông tin hiện tại mà còn bị chi phối bởi thông tin quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng. - Dựa trên kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân, có 3 trong 6 giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam là vì tác động khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên. - Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại và quá khứ đã không đủ cơ sở bác bỏ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra, liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả, và hiệu ứng tích tụ FDI. - Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất. - Cuối cùng, việc dựa trên dữ liệu bảng của các nước ASIA 24 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam nên kết quả nghiên cứu không những có thể cho thấy được động cơ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mà còn có thể so sánh tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực. Vì vậy kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, hàm ý chính sách kết cấu luận án gồm các 5 chương chính. --5-- CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1.1. Giới thiệu 1.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Lý thuyết đã chỉ ra rằng FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút (ví dụ, Dunning, 1981, 1988; UNCTAD, 2006). Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc đẩy hành vi đầu tư ra bên ngoài của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn ở nước thu hút. 1.3. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hai hướng: trực tiếp và gián tiếp, trong đó tác động gián tiếp của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn gọi là tác động lan tỏa. Các nghiên cứu về tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế đã sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Một số nghiên cứu đề cập việc đo lường tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế nói chung theo cách tác động trực tiếp, trong khi những nghiên cứu khác lại tập trung nghiên cứu tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất, thương mại quốc tế, đầu tư địa phương theo hướng tác động lan tỏa. 1.4. Lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí của FDI 1.4.1. Ở cấp độ quốc gia 1.4.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory) Mô hình lý thuyết đầu tiên giải thích hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên lý thuyết thương mại quốc tế là mô hình Heckscher-Ohlin do Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933) xây dựng với quan điểm: Quốc gia có nhiều yếu tố đầu vào tốt hơn nên xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào khác. 1.4.1.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific Ownership Advantages) --6-- Lý thuyết này được khởi xướng bởi Hymer (năm 1960), đây là nỗ lực đầu tiên khi đưa ra một lý thuyết độc lập nhằm giải thích xu hướng đầu tư nước ngoài. Hymer đưa ra quan điểm của mình xuất phát từ các nền kinh tế công nghiệp và khẳng định rằng một công ty muốn vượt qua các rào cản quốc tế, tham gia vào quá trình sản xuất khi công ty phải có lợi thế độc quyền. 1.4.1.3. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories) Lý thuyết này được Hirsch đưa ra trước tiên năm 1965 và sau đó được Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. 1.4.1.4. Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory) Lý thuyết nội bộ hoá do Buckley và Casson đưa ra năm 1976, lý thuyết này dựa trên lý thuyết công ty của Coase (1937). Theo lý thuyết này, giao dịch bên trong công ty (Internal Transaction-IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction-MT) khi thị trường không hoàn hảo. 1.4.1.5. Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI) Đây là một mô hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1979, 1981, 1988, 1996, 1998, 2000, 2001). Theo Dunning, một công ty tiến hành đầu tư nước ngoài khi có các lợi thế OLI - bao gồm Ownership Advantages (lợi thế sở hữu), Location Advantage (lợi thế về vị trí), và Internalization Incentives (lợi thế nội bộ hóa). Trên cơ sở tổng quan, lý thuyết OLI về các yếu tố quyết định vị trí FDI sẽ được lựa chọn làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các đại phương tại Việt Nam trong chương 3 và chương 4 của luận án. 1.4.2. Ở cấp độ phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương trong quốc gia Lý thuyết nền tảng đầu tiên liên quan đến các yếu tố phân bố không gian vốn FDI giữa các vùng trong một quốc gia là lý thuyết Hiệu ứng tích tụ rất phổ biến của Krugman (1991). Nền tảng lý thuyết thứ hai được tìm thấy liên --7-- quan các yếu tố lợi thế kinh tế truyền thống. Khung lý thuyết cuối cùng liên quan đến các yếu tố thể chế. 1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhóm quốc gia, khu vực, hay một quốc gia cụ thể không có điểm khác biệt gì nhiều. Nhìn chung các yếu tố này được chia thành ba nhóm: nhóm yếu tố thể hiện khung chính sách của chính phủ (gồm các yếu tố: rủi ro quốc gia/lạm phát, tỷ giá hối đoái, chi phí vốn trong nước, chính sách thuế doanh nghiệp, đổi mới nền kinh tế, quan hệ song phương, phát triển tài chính, hỗ trợ ODA); nhóm yếu tố quyết định kinh tế (gồm các yếu tố: quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế, mở cửa thương mại, tài nguyên cho khai thác, chi phí lao động, kỹ năng lao động/nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng, khoảng cách địa lý, khoảng cách văn hóa), và nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng thể chế (gồm các yếu tố: chính trị ổn định, chất lượng quy định pháp luật, tham nhũng/quan liêu). Ba nhóm yếu tố này thể hiện quan điểm đại diện cho nền tảng xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam trong chương 3 và 4 của luận án. Ngoài ra, kết quả tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại Việt Nam ở cấp độ quốc gia và địa phương sẽ cho phép xác định khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam. 1.6. Khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, đây không phải là vấn đề mới và đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chưa tiến hành kiểm định các vi phạm liên quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh, chủ yếu chỉ dừng lại ở kết quả hồi quy ban đầu theo phương pháp ước lượng bình --8-- phương nhỏ nhất (OLS) nên kết quả ước lượng chưa đáng tin cậy. Đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu nào sử dụng biến trễ FDI để nghiên cứu tác động lên dòng vốn FDI, trong khi đó kết quả nghiên cứu của Campos and Kinoshita (2003); Carstensen and Toubal (2004); Bellak et al. (2008); và Anyanwu (2012) đã cho thấy đây là một biến quan trọng nên đưa vào mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo kết quả tổng quan cho thấy chỉ có 3 nghiên cứu có liên quan, bao gồm: nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005); Nguyen and Nguyen (2007) và Dinh (2009). Khác với các tác giả này sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và không đồng nhất về mặt thời gian, trong luận án chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp từ một nguồn duy nhất là Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2005 – 2013 nên đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy, đồng thời sự cập nhật về dữ liệu (nhất là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI) giúp kết quả ước lượng hứa hẹn sẽ có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả tổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến thông tin quá khứ có thể ảnh hưởng đến việc phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Kết quả kiểm định ở chương 4 chứng tỏ đây lại là đặc trưng trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 1.7. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu 2.2. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam 2.2.1. Xu hướng FDI tại Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2014) xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam (cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) đã gia tăng từ năm 1988 đến năm 2013. Tuy nhiên tổng vốn thực hiện so với vốn đăng ký vẫn còn rất --9-- thấp (tính đến cuối cuối năm 2013 tổng vốn thực hiện/tổng vốn đăng ký ước đạt 51,45%). 2.2.2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam Về cơ cấu theo ngành, khu vực chế biến, chế tạo được xác định chiếm tỷ trọng vượt trội cả về số dự án và số vốn thu hút, khu vực này đạt trên 54,76% tổng số dự án FDI đăng ký tại Việt Nam (8.725/15.932 dự án FDI). Theo đối tác đầu tư, tính lũy kế đến ngày 31/12/2013, Nhật Bản, Xin-ga- po, Hàn Quốc, Đài Loan và Quần đảo Virgin thuộc Anh là năm quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng vốn đầu tư FDI đăng ký lớn nhất tại Việt Nam. Về cơ cấu theo vùng, số liệu thống kê cho thấy trong số 63 tỉnh/thành phố hiện nay Tp Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều nhất vốn FDI trong cả nước (32.403,2 triệu USD), tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu (26.298 triệu USD) và Hà Nội xếp vị trí thứ 3 (21.205,6 triệu USD). 2.3. So sánh vốn FDI Việt Nam thu hút được với các nước trong khu vực Trong khu vực các nước ASEAN, tính đến cuối năm 2013 vị trí xếp hạng của các nước trong thu hút dòng vốn FDI như sau: số một thuộc về Xin-ga-po (thu hút được 63.772,3 triệu USD), vị trí thứ hai thuộc về In-đô- nê-xia (18.444 triệu USD), tiếp theo là Thái Lan (12.649,7 triệu USD), Ma- lai-xia (11.582,7 triệu USD), và Việt Nam xếp thứ hạng thứ năm (với 8.900 triệu USD thu hút được). 2.4. Kết quả đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam thông qua cuộc khảo sát Kết quả trả lời khảo sát của 171 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy có 66,1% doanh nghiệp cho rằng họ lựa chọn Việt Nam để đầu tư trong tương quan so sánh với các quốc gia khác; 90,1% doanh nghiệp đồng ý Việt Nam là một điểm đến của dòng vốn FDI tại khu vực Đông Nam Á; 62% doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam vì mục tiêu tìm kiếm thị trường; 86% doanh nghiệp có ý kiến cho rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam đã thay đổi theo chiều hướng tích cực kể từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đây cũng là tỷ trọng tương ứng cho sự hài lòng của họ đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam --10-- hiện nay; có 83,6% doanh nghiệp cho rằng họ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và quốc gia được các nhà đầu tư quan tâm lựa chọn bên cạnh Việt Nam là Trung Quốc và Campuchia. 2.5. Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu 3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu Từ 6 giả thuyết đưa ra, mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam được xây dựng như sau: Hình 3.1: Mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Trên cơ sở kết quả tổng quan từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong chương 1 và đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của Việt Nam, mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam được đút kết như sau: ∑ ∑ ∑ ( ) ∑ ( ) --11-- Và ∑ ∑ ∑ ( ) ∑ ( ) Trong đó: + i = 1,, 24 đại diện cho 24 quốc gia thuộc Châu Á. + t = 2000,, 2012 là chỉ số chỉ thời gian nghiên cứu. + FDI: Vốn FDI thu hút (USD). + Xi: Tập hợp các biến thuộc nhóm yếu tố khung chính sách, gồm tỷ lệ lạm phát (Infla), tỷ giá hối đoái (ExchRa), tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân (FinDev), vốn viện trợ phát triển chính thức nhận được (ODA). + Yi: Tập hợp các biến thuộc nhóm yếu tố kinh tế, gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số thành thị (UrPop), giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài (Open), giá trị quặng và kim loại xuất khẩu (Resour), số thuê bao di động (Infras), và số học sinh trung học (HuCa). + Zi: Tập hợp các biến thuộc nhóm yếu tố chất lượng thể chế, gồm chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng (Corrupt), chỉ số đánh giá về chất lượng quy định (Regul) và chỉ số đánh giá về luật pháp (Law). + VNt: Tập hợp các biến tương tác của Việt Nam so với các nước ASIA 24. Các biến tương tác này được xác định trên cơ sở nhân từng biến độc lập trong 3 nhóm yếu tố trên với biến giả Dummy (biến giả Dummy có 2 giá trị: 0 đối với các quốc gia ngoài Việt Nam và 1 đối với Việt Nam) + FDIt-1 hay FDI_1: Biến trễ đầu tiên của FDI. + FDIVNt-1: Biến trễ đầu tiên của biến tương tác FDI_1 với Dummy. 3.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Biến đo lường 3.3.2. Dữ liệu thu thập Dữ liệu biến phụ thuộc FDI được thu thập từ số liệu thống kê của tổ chức UNCTAD trong giai đoạn 2000-2012. --12-- Đối với các biến độc lập thuộc các nhóm yếu tố khung chính sách, kinh tế và chất lượng thể chế đều được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2000-2012. Trong đó, các biến Corrupt, Regul và Law là chỉ số được xếp hạng từ 0 đến 100 (với 0 là giá trị xếp hạng đánh giá thấp nhất và 100 là giá trị xếp hạng đánh giá cao nhất). 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu Trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm đã được xây dựng, bên cạnh các biến độc lập khác độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc FDI cũng được xem là một biến độc lập, đồng thời dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng của 24 quốc gia đang phát triển tại Châu Á trong giai đoạn 2000-2012 nên về mặt lý thuyết đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data models). Do đó, để ước lượng và kiểm định các giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp ước lượng GMM sai phân theo phương pháp tác động cố định. 3.4. Kết quả nghiên cứu 3.4.1. Thống kê mô tả các biến Trung bình trong giai đoạn nghiên cứu vốn FDI các nước ASIA 24 thu hút được là 8.820 triệu USD, trong đó giá trị cao nhất đạt 280.000 triệu USD, giá trị nhỏ nhất là -4,55 triệu USD2. Đối với các biến độc lập, về các biến liên quan đến khung chính sách, tỷ lệ lạm phát trung bình của khu vực là 7,36%, tỷ giá hối đoái trung bình là 1.696,38 LCU/USD, tỷ trọng tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân so với GDP trung bình đạt trên 40,7% và tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI trung bình trên 3,26%. Trong nhóm yếu tố kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình các nước đạt được 294.000 triệu USD/năm với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 6,14%/năm, tỷ trọng trung bình dân cư thành thị so với tổng dân số đạt trên 46,2% và tỷ trọng giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài trung bình trong cả khu vực đạt 88,28% GDP. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của tỷ trọng giá trị quặng và kim loại xuất khẩu trong tổng kim ngạch 2 Theo UNCTAD, khi một quốc gia có 1 trong 3 dòng vốn FDI (vốn chủ đầu tư, lợi nhuận dùng tái đầu tư và cho vay giữa các công ty) là âm và không có dòng vốn dương đủ đế bù đắp thì FDI mang dấu âm (gọi là divestment). --13-- xuất khẩu hàng hóa đạt trên 7,17% GDP. Số thuê bao di động tính trên 100 người trung bình của khu vực trên 45 cái và số học sinh trung học trung bình là 8.284.530 học sinh. Trong nhóm các yếu tố liên quan đến chất lượng thể chế, chỉ số đánh giá về chất lượng quy định là chỉ tiêu đạt điểm số trung bình cao nhất (40,2), tiếp theo là chỉ số đánh giá về luật pháp (39,17) và cuối cùng là chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng (36,26). 3.4.2. Xác định ma trận hệ số tương quan giữa các biến Hầu hết các biến độc lập được sử dụng để nghiên cứu (trừ các biến Infla, ExchRa, Open và Corrupt) có hệ số tương quan với biến phụ thuộc FDI đạt ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Trong số đó, các biến có dấu hệ số tương quan không phù hợp với lập luận lý thuyết là FinDev, ODA, Open và Resour. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa biến FDI với GDP được xác định là lớn nhất (0,8478). Về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập, hầu hết hệ số tương quan giữa các biến trong nhóm yếu tố khung chính sách và kinh tế đều thấp (thấp hơn 0,6), chỉ có duy nhất hệ số tương quan giữa biến GDP với ODA và HuCa cao (trên dưới 0,8), các hệ số này đã phản ánh quan hệ gắn chặt giữa tổng giá trị sản phẩm quốc gia với vốn viện trợ phát triển và số học sinh trung học. Ngược lại, đối với các biến liên quan đến nhóm yếu tố chất lượng thể chế hệ số tương quan lại cao, cao nhất là hệ số tương quan giữa 2 biến Corrupt và Law đạt đến 0,8833. Những kết quả này cho thấy có thể tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình, tuy nhiên để đạt được mục tiêu nghiên cứu vi phạm này đã được chấp nhận và các biến độc lập vẫn được lựa chọn đưa vào mô hình. 3.4.3. Kết quả hồi quy Bảng 3.7: Kết quả hồi quy một bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Infla 0,0179 -0,0071 -0,0155 -0,0155 ExchRa -0,6071 -0,7287 -3,7990 *** -3,8207 *** FinDev 0,0142 -0,0163 * -0,0098 -0,0128 ODA -0,1527 * 0,1107 * 0,1457 ** 0,1444 ** GDP 1,5840 ** 1,5038 ** 1,5281 ** UrPop 0,0163 -0,0193 -0,0158 --14-- Open 0,0438 *** 0,0459 *** 0,0479 *** Resour 0,0405 ** 0,0474 *** 0,0483 *** Infras 0,0128 -0,0002 -0,0196 HuCa 0,5114 0,8735 10,233 Corrupt -0,0601 -0,1221 Regul 0,2545 0,2634 Law 0,2641 0,3598 FDI_1 0,3497 *** 0,0336 -0,0278 -0,0194 InflaVN -10,375 FinDevVN 0,0855 ODAVN 0,9653 UrPopVN -6,4973 OpenVN 0,9933 ResourVN -32,9104 InfrasVN -10,5608 CorruptVN -27.3501 LawVN -16,9958 FDI_1VN 24,4690 Số quan sát 227 185 169 169 Wald Test 14,930 12,530 13,380 7,810 P-value 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Sagan test: 31,530 37,230 33,730 38,860 P-value 0,012 0,241 0,384 0,188 Arellano-Bond test 0,460 -0,780 -0,890 -0,830 P-value 0,647 0,436 0,376 0,404 *Nếu Pvalue <10% ; **Nếu Pvalue <5%; ***Nếu Pvalue <1% Bảng 3.8: Kết quả hồi quy một bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu quá khứ Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Infla_1 -0,0329 ** -0,0303 ** -0,0251 * -0,0391 ** ExchRa_1 0,1314 -0,9026 * -1,5651 -2,6318 FinDev_1 0,0285 *** 0,0082 0,0101 0,0340 * ODA_1 -0,1159 -0,1255 * -0,0897 -0,0149 GDP_1 -0,8610 * -0,6133 -0,5192 UrPop_1 0,1457 * 0,0202 0,0866 Open_1 0,0188 * 0,0161 0,0332 ** Resour_1 -0,0122 -0,0104 -0,0065 Infras_1 0,6068 *** 0,6192 *** 0,5374 * HuCa_1 0,0883 0,7062 0,6349 Corrupt_1 0,0503 0,0112 Regul_1 -0,3936 0,0542 Law_1 0,4246 -0,4159 FDI_1 0,5103 *** -0,0427 -0,0579 -0,1978 --15-- InflaVN_1 -0,1756 FinDevVN_1 -0,1576 ODAVN_1 -0,2083 UrPopVN_1 2,1666 OpenVN_1 -0,0393 ResourVN_1 -0,2489 InfrasVN_1 -15,124 CorruptVN_1 -3,0109 FDIVN_1 35,952 Số quan sát 230 188 159 146 Wald Test 18,59 11,71 7,77 4,15 P-value 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Sagan test: 19,430 58,610 64,400 88,600 P-value 0,195 0,001 0,000 0,000 Arellano-Bond test -0,430 -1,740 -1,720 -2,050 P-value 0,664 0,082 0,085 0,040 *Nếu Pvalue <10% ; **Nếu Pvalue <5%; ***Nếu Pvalue <1% Trong bảng 3.7, kết quả hồi quy một bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại của mô hình 3 và 4 cho thấy hầu hết các biến thuộc 2 nhóm yếu tố khung chính sách và kinh tế đều có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI. Cụ thể, tại mức ý nghĩa 1% các biến được kiểm định có ý nghĩa thống kê là ExchRa, Open và HuCa, tại mức ý nghĩa 5% biến GDP được kiểm định có ý nghĩa thống kê. Khác với kết quả hồi quy theo phương pháp OLS biến trễ bậc 1 của FDI (FDI_1) trong trường hợp này được kiểm định không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI ngay tại mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, sự khác biệt hệ số độ dốc các biến độc lập của Việt Nam so với 23 nước trong mẫu nghiên cứu cũng được kiểm định không có ý nghĩa thống kê khi tất cả các biến tương tác đưa vào mô hình 4 đều không có ý nghĩa kiểm định ngay tại mức ý nghĩa 10% (các biến tương tác ExchRaVN, GDPVN, HuCaVN, và RegulVN bị loại khỏi mô hình vì vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến). Đối với tính phù hợp của ước lượng theo GMM, kiểm định Sargan và kiểm định Arellano-Bond của mô hình 3 và 4 đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% (Pvalue của kiểm định Sargan và kiểm định Arellano-Bond của hai mô hình này đều lớn hơn 0,1). Theo đó, không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 về biến công cụ ngoại sinh và không có tự tương quan trong mô hình, hay kết quả ước lượng --16-- theo GMM sai phân được xác định là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Thêm vào đó, kết quả kiểm định Wald của cả hai mô hình đều có giá trị Pvalue = 0,0000 < 0,01 cho thấy mô hình có ý nghĩa trong giải thích tác động lên biến phụ thuộc FDI. Lập luận tương tự mô hình 3, 4 cũng được lựa chọn để đánh giá đối với dữ liệu quá khứ. Không giống như dữ liệu hiện tại chỉ có duy nhất hai biến Infla_1 và Infras_1 được kiểm định có tác động lên dòng vốn FDI vào các ASIA 24 nói chung và Việt Nam nói riêng tại mức ý nghĩa chung 10%. Biến FDI_1 tiếp tục được kiểm định không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI tại mức ý nghĩa 10%. Ngoài các biến tương tác được đưa vào mô hình, các biến ExchRaVN_1, GDPVN_1, HuCaVN_1, RegulVN_1 và LawVN_1 bị loại khỏi mô hình vì vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả kiểm định cho thấy cũng giống như trường hợp thông tin hiện tại, các biến tương tác được đưa vào mô hình đều được kiểm định không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Về tính phù hợp của mô hình, kết quả kiểm định Wald của cả hai mô hình đều có giá trị Pvalue = 0,0000 < 0,01 cho thấy mô hình có ý nghĩa trong giải thích tác động lên biến phụ thuộc FDI.Tuy nhiên kết quả kiểm định trên đã không đáng tin cậy khi kết quả kiểm định Sargan và kiểm định Arellano-Bond của mô hình 3 và 4 đều không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% (Pvalue của kiểm định Sargan và kiểm định Arellano-Bond của hai mô hình này đều nhỏ hơn 0,1). Theo đó, từ các kết kiểm định đã đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 về biến công cụ ngoại sinh và không có tự tương quan bậc 2 trong mô hình, hay kết quả ước lượng theo GMM sai phân được xác định không phù hợp với dữ liệu sử dụng nghiên cứu là thông tin quá khứ của các biến độc lập. 3.4.4. Kiểm định các giả thuyết Kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân cho thấy có 3 trong 6 giả thuyết không đủ cơ sở để bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, bao gồm tác động nhóm yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. 3.5. Kết luận chương 3 --17-- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 4.1. Giới thiệu 4.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu Từ 5 giả thuyết đưa ra, mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam được xây dựng như sau: Hình 4.2: Mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam Trên cơ sở tổng quan từ các nghiên cứu thực nghiệm của Leonard K. Chenga and Yum K. Kwan (2000), Qian Sun et al. (2002) và Yanjing Chen (2009) đối với Trung Quốc mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI tại Việt Nam được đút kết như sau: ∑ ∑ ( ) Và ∑ ∑ ( ) Trong đó: + i = 1,, 63 đại diện cho 63 tỉnh thành tại Việt Nam; --18-- + t = 2005,, 2013 là chỉ số chỉ thời gian nghiên cứu; + FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký) (triệu USD); + Xi: Tập hợp các biến thuộc nhóm yếu tố liên quan đến khả năng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, gồm tỷ lệ lạm phát (Infla) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Yi: Tập hợp các biến thuộc nhóm yếu tố kinh tế, gồm tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP), dân cư thành thị (UrPop), kim loại xuất khẩu trực tiếp (Resour), số lao động làm việc (Labour), số học sinh trung cấp chuyên nghiệp (HuCa) và số điện thoại cố định (Infras), + Dummy_tt_HN: Biến giả với 2 giá trị: 1 đối với các tỉnh, thành phố nằm trong phạm vi cách thành phố Hà Nội 100 km2 và 0 đối với các tỉnh, thành phố không nằm trong phạm vi; + Dummy_tt_HCM: Biến giả với 2 giá trị: 1 đối với các tỉnh, thành phố nằm trong phạm vi cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km2 và 0 đối với các tỉnh, thành phố không nằm trong phạm vi; + FDIit-1 hay FDI_1: Biến trễ đầu tiên của FDI. 4.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Dữ liệu phân tích Dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê của các tỉnh/thành phố. Từ 64 tỉnh/thành phố ban đầu tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội được sáp nhập vào năm 2007, do đó số liệu của hai địa phương này sẽ được hợp nhất và lấy tên là thành phố Hà Nội trong cả giai đoạn nghiên cứu. Các địa phương sau đó đã được mã hóa từ 1 đến 63, bắt đầu từ thành phố Hà Nội đến cuối cùng là tỉnh Cà Mau. 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu Lập luận tương tự chương 3 các phương pháp hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam cũng sẽ được thực hiện cho cả hai loại dữ liệu hiện tại và quá khứ của các biến độc lập. Mặt khác, độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc FDI được sử dụng là một biến độc lập có thể tác động đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng --19-- thời dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 nên về mặt lý thuyết thì đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động. Do đó, để ước lượng và kiểm định các giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với hiệu ứng tác động cố định sẽ được sử dụng tương tự như đối với việc ước lượng và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong chương 3. 4.4. Kết quả nghiên cứu 4.4.1. Thống kê mô tả các biến Trung bình trong giai đoạn nghiên cứu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại các tỉnh/thành phố đạt 354,15 triệu USD/năm với độ lệch chuẩn là 1.039,68. Đối với các biến liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, trung bình tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ trước được xác định là gần 107%, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trung bình đạt trên 56,3 điểm và dẫn đầu vẫn là các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với các biến kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn trung bình của các địa phương đạt được 34.192,8 tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 11,19%. Dân cư thành thị trung bình đạt trên 409 nghìn người và tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của địa phương trung bình đạt 1.263.244 nghìn USD. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương có giá trị lớn nhất đạt 4.000,9 nghìn người và giá trị trung bình của chỉ tiêu này trên 768,2 nghìn người. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tại các địa phương trung bình đạt trên 8.479 người. Số lượng điện thoại cố định được thống kê trung bình đạt gần 177 nghìn cái. Nhìn chung khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực vượt trội trong tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu. 4.4.2. Xác định ma trận hệ số tương giữa các biến Trong so sánh tương đồng với biến phụ thuộc FDI hệ số tương quan của các biến độc lập được đưa vào trong mô hình đều rất nhỏ (nhỏ hơn 0,6). Ngược với các biến độc lập khác dấu hệ số tương quan của biến Infla đã --20-- không phản ảnh đúng như dấu kỳ vọng lý thuyết ban đầu. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc lập còn lại cũng tương đối nhỏ (lớn nhất là hệ số tương quan giữa biến GDP với biến Open lớn hơn 0,85). Với những dấu hiện này cho thấy có thể tồn tại quan hệ đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy, tuy nhiên để đạt được mục tiêu nghiên cứu vi phạm này đã được chấp nhận và các biến độc lập vẫn được lựa chọn đưa vào mô hình phân tích. 5. 4.4.3. Kết quả hồi quy Theo kết quả hồi quy hai bước của phương pháp ước lượng GMM đối với dữ liệu hiện tại (xem bảng 4.6), các biến được kiểm định có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% là Infla và Dummy_tt_HCM, tại mức ý nghĩa 5% bao gồm các biến UrPop, HaCa và Dummy_tt_HN, tại mức ý nghĩa 10% duy nhất biến được kiểm định có ý nghĩa thống kê là Labour. Theo đó, việc phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam bị tác động bởi tỷ lệ lạm phát, dân cư thành thị, số lượng lao động, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng hội tụ dòng vốn FDI tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh được kiểm định có tồn tại. Khác với dữ liệu hiện tại kết quả kiểm định đối với dữ liệu quá khứ cho thấy chỉ có duy nhất độ trễ bậc 1 của biến tỷ lệ lạm phát (Infla_1) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy việc phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương chỉ bị ảnh hưởng duy nhất thông tin quá khứ của tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, khác với kết quả ước lượng OLS trong kết quả ước lượng GMM sai phân biến FDI_1 không được kiểm định có ý nghĩa thống kê ngay tại mức ý nghĩa 10%. Về tính phù hợp của mô hình khi sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân, trong cả hai trường hợp dữ liệu hiện tại và dữ liệu quá khứ giá trị Pvalue của kiểm định Wald đều rất nhỏ và nhỏ hơn mức ý nghĩa 1% nên ta đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 trong trường hợp các hệ số peta của các biến độc lập đều bằng 0. Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM có ý nghĩa trong giải thích tác động lên biến phụ thuộc FDI. Mặt khác, kết quả kiểm định Sagan và Arellano-Bond đối với phương pháp ước lượng GMM sai phân của 3 mô hình cho cả hai loại dữ liệu hiện tại và quá khứ đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% cho thấy không đủ --21-- cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 về biến cộng cụ ngoại sinh và không có tự tương quan trong mô hình, hay kết quả ước lượng theo GMM sai phân được xác định là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Đặc biệt, trong các trường hợp dữ liệu hiện tại và quá khứ kết quả kiểm định tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI đều không thay đổi trong cả mô hình 1, 2 và 3 phản ánh tính ổn định của các mô hình nên có độ tin cậy cao. Mặt khác, việc kết quả ước lượng theo GMM phù hợp với hai loại dữ liệu hiện tại và dữ liệu quá khứ của các biến độc lập trong mô hình đã cho thấy việc phân bố không gian vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương tại Việt Nam bị tác động bởi cả thông tin hiện tại và thông tin quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng. Bảng 4.6: Kết quả hồi quy hai bước IV-GMM đối với dữ liệu hiện tại Biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Infla -0,05112 *** -0,04671 *** -0,04458 *** PCI 0,63164 0,46173 0,63660 GDP 0,12095 -0,04010 UrPop 0,62344 * 0,64437 ** Open 0,47966 * 0,41289 Labour 5,85142 ** 3,96052 * HuCa 0,70534 *** 0,68121 ** Infras 0,05041 0,07600 Dummy_tt_HN 1,76453 ** Dummy-tt_HCM 4,01757 *** FDI_1 0,18332 -0,57117 -0,51453 Constant -4,54220 20,93844 * 9,24993 Số quan sát 367 366 364 Wald Test 15,42 54,98 118,72 P-value 0,0015 0,0000 0,0000 Sagan test: 3,1186 3,5734 4,5411 P-value 0,9267 0,8934 0,8053 Arellano-Bond test -0,3866 -1,8705 -1,6153 P-value 0,6991 0,0614 0,1062 *Nếu Pvalue <10% ; **Nếu Pvalue <5%; ***Nếu Pvalue <1% Bảng 4.7: Kết quả hồi quy hai bước IV-GMM đối với dữ liệu quá khứ Biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Infla_1 -0,06535 *** -0,09408 *** -0,08393 *** PCI_1 -0,56084 -0,10722 -0,05354 --22-- GDP_1 -1,41535 -0,83698 UrPop_1 -1,48454 -1,09721 Open_1 1,46239 0,93153 Labour_1 2,94887 1,89100 HuCa_1 0,10530 0,12255 Infras_1 -0,29450 -0,19015 Dummy_tt_HN -0,08539 Dummy_tt_HCM -0,22465 FDI_1 0,35535 * 0,20639 0,20511 Constant 12,09875 ** -0,79078 2,96245 Số quan sát 367 366 364 Wald Test 14,90 22,02 21,34 P-value 0,0019 0,0088 0,0300 Sagan test: 18,0365 13,4162 14,3636 P-value 0,5200 0,8166 0,7621 Arellano-Bond test -0,2399 -0,8605 -0,7879 P-value 0,8104 0,3895 0,4308 *Nếu Pvalue <10% ; **Nếu Pvalue <5%; ***Nếu Pvalue <1% (Nguồn: Tính toán của tác giả) 4.4.4. Kiểm định các giả thuyết Kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân cho thấy không đủ cơ sở bác bỏ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra đối với tác động ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến khả năng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả và hiệu ứng tích tụ FDI tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. 4.5. Kết luận chương 4 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích chương 2, 3 và 4, trong chương 5 một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất. --23-- KẾT LUẬN Luận án được xây dựng nhằm đạt được hai mục tiêu chính: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam; (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ 1, dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, vốn viện trợ phát triển chính thức thu hút được, tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên khai thác. Kết quả này đã ủng hộ giả thuyết tác động của yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ 2 về xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại và quá khứ đã ủng hộ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả, và hiệu ứng tích tụ FDI đối với các tỉnh nằm trong khu vực lân cận thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, luận án vẫn còn tồn tại một số hạn chế và các hạn chế này chủ yếu liên quan đến dữ liệu phân tích. Thứ nhất, đối với nguồn dữ liệu khảo sát nhằm phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay, tuy rằng tác giả đã cố gắng rất nhiều nhằm thu thập đủ số lượng quan sát phục vụ cho quá trình phân tích nhưng số lượng phiếu thu thập vẫn còn rất hạn chế, mặt khác việc lấy mẫu lại dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện khảo sát trên 1 năm. Từ những hạn chế này đã làm cho dữ liệu chưa mang tính đại diện cho tổng thể, thế nên các kết quả tính toán vì vậy cũng kém phần chính xác. Do đó sẽ là tốt hơn nếu kết quả khảo sát được thực hiện trong thời gian 5 năm trở lên đồng thời gia tăng số lượng doanh nghiệp trả lời và cách lấy mẫu nên phân tầng và mang tính đại diện hơn. Thứ hai đối với dữ liệu thống kê, mặc dù hiện nay bên cạnh dữ liệu của Tổng cục thế thống kê Việt Nam đã có --24-- một số nguồn dữ liệu thống kê của các tổ chức quốc tế cung cấp, nhưng vì các số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu được thống kê theo năm mà Việt Nam mới chỉ bắt đầu quá trình đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 do đó dữ liệu thu thập theo thời gian của Việt Nam còn rất hạn chế, tối đa lắm chỉ đạt 27 năm < 30 quan sát. Chính hạn chế lớn này tác giả đã sử dụng dữ liệu ASIA 24 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, cách thức tiếp cận này sẽ không cho phép nghiên cứu trực tiếp đối với Việt Nam nên kết quả nghiên cứu khó có độ tin cậy cao, tuy vậy đây cũng là hướng đi mới của luận án nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước đang phát triển khác trong khu vực Châu Á.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflats_phanthiquochuong_tiengviet_6564.pdf
Luận văn liên quan