Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (bao gồm các huyện Lạc Dương,
Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà) là vùng đô thị có vị trí địa chính trị - kinh
tế - văn hóa - xã hội đặc thù, quan trọng của Tây Nguyên và cả nước. Không
gian sử dụng đất của lãnh thổ nghiên cứu được cấu thành bởi 3 hợp phần
chính: (1) Không gian đô thị (KGĐT) có chức năng là trung tâm hành chính -
du lịch - dịch vụ - công nghiệp chế biến; (2) Không gian sản xuất nông
nghiệp (KGSXNN) có chức năng đảm bảo an ninh lương thực - cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm; (3) Không gian lâm nghiệp
(KGLN) có chức năng bảo vệ cảnh quan, môi trường - cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến gỗ, dược liệu. Trong đó diện tích đất đai tự nhiên
chủ yếu thuộc về KGSXNN và KGLN, những mâu thuẫn và xung đột trong
cơ cấu sử dụng đất đai của lãnh thổ nghiên cứu cũng chủ yếu xảy ra trong hai
không gian này. Luận án đáp ứng mục tiêu cấp thiết là đưa ra một cơ sở khoa
học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ
cận, vừa giải quyết được những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng đất đai giữa
các không gian, vừa đáp ứng được những định hướng phát triển thành phố Đà
Lạt tương lai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính Phủ.
29 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25.000 nhằm đánh giá chất lượng đất,
đề xuất sử dụng đất và các biện pháp thâm canh cây trồng. Từ năm 2009 –
2012, Trung tâm Điều tra Đánh giá tài nguyên đất – Tổng Cục Quản lý Đất
đai thực hiện đánh giá đất đai cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng ở
tỷ lệ 1:100.000. Từ năm 2011-2015, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp đã thực hiện đánh giá đất đai và đề xuất các giải pháp phát triển
bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Lâm Đồng ở tỷ lệ
1:100.000.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu đánh giá đất đai chi tiết ở các huyện,
như của Lê Cảnh Định, Phạm Quang Khánh, (2005); Võ Thị Phương Thủy,
Lê Cảnh Định (2011);....
1.2.3.2. Các nghiên cứu về thoái hóa đất
Năm 1998, trong chương trình hợp tác giữa Viện Địa lý và Viện
Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), tác giả Brabant P. đã thành lập “Bản đồ
thoái hóa đất tỉnh Lâm Đồng tỉ lệ 1:100.000” trên cơ sở giải đoán ảnh vệ
tinh các thời kỳ từ năm 1992-1998, kết hợp với các ảnh máy bay toàn sắc
và các kết quả khảo sát thực địa. Năm 2009 – 2012, Trung tâm Điều tra
Đánh giá tài nguyên đất – Tổng Cục Quản lý Đất đai thực hiện đánh giá
thực trạng thoái hóa đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 trên cơ sở ứng
8
dụng hệ thống đánh giá thoái hóa đất ASSOD. Năm 2011 – 2015, Lưu Thế
Anh, Nguyễn Đình Kỳ và cộng sự đã thành lập các bản đồ thoái hóa đất
tiềm năng, thoái hóa đất hiện tại và thoái hóa đất tổng hợp tỉnh Lâm Đồng
tỷ lệ 1:100.000 trên quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp.
1.3. Cơ sở lý luận về nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận
địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững
1.3.1. Bản chất tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Địa lý học là một hệ thống khoa học hoàn chỉnh, nghiên cứu thế giới tự
nhiên trên bề mặt trái đất, điều kiện phát triển và đặc điểm phân bố sản
xuất, sự tác động lẫn nhau giữa xã hội con người và môi trường địa lý (Lê
Bá Thảo, 1987). Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lý là các các địa
tổng thể hay còn gọi là các tổng thể địa lý, trong đó lớp vỏ địa lý là địa tổng
thể ở quy mô hành tinh. Chính mối phụ thuộc và tác động qua lại giữa các
hợp phần địa lý tạo nên sự phân hóa bên trong của lớp vỏ địa lý, hình thành
các tổng thể địa lý ở quy mô khác nhau.
Để có cơ sở cho việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp nhất đối với các mục
tiêu sử dụng khác nhau cần thiết phải đánh giá tổng hợp các tổng thể địa lý
tự nhiên theo các khía cạnh thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, bền vững
môi trường và bền vững xã hội.
Như vậy, cơ sở địa lý học trong phạm vi của luận án có thể hiểu một
cách đơn giản là kết quả nghiên cứu theo hướng tiếp cận đánh giá tổng hợp
các tổng thể địa lý tự nhiên được thành tạo cho các mục đích sử dụng khác
nhau, làm cơ sở đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững lãnh thổ.
1.3.2. Nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho
quy hoạch và sử dụng đất bền vững
Đất là hàm số của tất cả các yếu tố địa lý khác, là sự biểu hiện rõ rệt
nhất của tổng thể địa lý. Theo đó, lớp phủ thổ nhưỡng như một địa hệ bất
kỳ có cấu trúc từ đơn giản nhất (đơn vị đất) đến phức tạp nhất (lớp phủ thổ
nhưỡng). Trong đánh giá đất đai, các đơn vị đất đai được hiểu là những
khoanh vi đất có những thuộc tính (tự nhiên và kinh tế - xã hội) tương đối
đồng nhất mà nhờ đó có thể phân biệt được ranh giới giữa nó và các
khoanh vi đất khác. Như vậy, theo tiếp cận địa lý, các đơn vị đất đai cũng
chính là các tổng thể địa lý (không đầy đủ) và là một đơn vị cấu trúc của
lớp phủ thổ nhưỡng.
Theo đó, nghiên cứu đánh giá tổng hợp các đơn vị đất đai nhằm xác
định hướng khai thác sử dụng bền vững cho các mục đích cụ thể của lãnh thổ
chính là cách tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai
phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững. Hay nói cách khác, chính là
nghiên cứu bố trí các loại sử dụng đất trên các đơn vị đất đai một cách bền
vững, vừa phù hợp với các quy luật địa lý phát sinh, phát triển của lớp phủ
9
thổ nhưỡng, vừa phát huy tối đa tiềm năng đất đai tự nhiên, đem lại hiệu quả
kinh tế cao và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến tài nguyên
môi trường đất.
Như vậy, việc tích hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai và thoái
hóa đất tổng hợp với phân vùng địa lý thổ nhưỡng, sẽ thể hiện hiệu quả hơn
các kết quả đánh giá tổng hợp đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các
tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng. Mục đích của quá trình này là đưa ra được
định hướng không gian sử dụng đất và phát triển các vùng lãnh thổ bền
vững, làm cơ sở khoa học trong quy hoạch và sử dụng đất của lãnh thổ theo
hướng phát triển bền vững.
1.3.2.1. Bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai (Land mapping units) là bản đồ cơ sở trong đánh
giá, phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các tính chất đất đai trong mối
quan hệ và tác động tương hỗ với các yếu tố địa lý tự nhiên phát sinh –
thoái hóa đất. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là chồng ghép
nhiều loại bản đồ đơn tính (Factor Map) thể hiện các tính chất đất đai như:
bản đồ đất, độ dốc địa hình, bản đồ đường đẳng trị mưa, nhiệt độ, khả năng
tưới, Kết quả xây dựng được các ĐVĐĐ có sự đồng nhất tương đối về tất
cả các chỉ tiêu, được thể hiện trên bản đồ là những vùng đất với những đặc
tính đủ để tạo nên sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác.
1.3.2.2. Đánh giá, phân hạng đất đai
Đánh giá, phân hạng đất đai thực chất là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất vốn có của đơn vị đất đai với những tính chất đất đai mà
loại sử dụng đất yêu cầu phải có, để phân hạng mức độ thích hợp tự nhiên
của đơn vị đất đai với loại sử dụng đất đó. Mức độ thích hợp chính là số đo
chất lượng của một đơn vị đất đai đảm bảo tốt đến mức nào nhu cầu của
loại sử dụng đất được đánh giá. Việc đánh giá và phân hạng đất đai được
xác định theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mức độ phổ biến sau (FAO,
1976, 1983, 1984, 1985): Nguyên tắc đánh giá: (1) Điều kiện hạn chế, (2)
Yếu tố trội; Mức độ thích hợp: (1) Rất thích hợp (S1), (2) Thích hợp trung
bình (S2), (3) Ít thích hợp (S3), (4) Không thích hợp (N).
1.3.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp
Bản chất của thoái hoá đất là các quá trình thay đổi các tính chất của
đất dẫn đến giảm hoặc mất khả năng sản xuất. Các nguyên nhân gây thoái
hóa rất đa dạng, phức tạp và gắn liền với điều kiện phát sinh đất, có nơi chủ
yếu do tự nhiên có nơi chủ yếu do con người, theo đó chia ra các dạng khác
nhau theo tác nhân thoái hóa (Nguyễn Đình Kỳ, 1987, 1990): (1) Thoái hóa
đất tiềm năng là khả năng suy giảm độ phì tự nhiên của đất do các quá trình
tự nhiên. Được đánh giá bởi thế năng gây thoái hóa đất của các điều kiện
địa lý phát sinh đất (gồm: đá mẹ/tuổi của đá mẹ, vỏ phong hóa, các điều
kiện địa hình và khí hậu, thủy văn mang tính chất địa phương) với giả thiết
không có lớp phủ thực vật và tác động của con người; (2) Thoái hóa đất hiện
10
tại là sự suy giảm độ phì hiện tại của đất so với độ phì tự nhiên do quá trình khai
thác, sử dụng của con người. Được đánh giá bởi thực trạng suy giảm các tính
chất lý hóa và sinh học đất dẫn đến giảm khả năng sản xuất của đất; (3) Thoái
hóa đất tổng hợp là kết quả dự báo mức độ thoái hóa đất khi được sử dụng
cho các mục đích cụ thể. Được đánh giá bởi sự biến động mức độ thoái
hóa đất hiện tại trên nền thoái hóa đất tiềm năng theo không gian.
1.3.2.4. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng
- Hệ thống phân vị được kế thừa trong luận án:
Nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên nói chung chưa có một hệ thống
phân vị chung, mỗi nước, thậm chí mỗi tác giả đều dựa vào kinh nghiệm
của mình để đưa ra một hệ thống phân vị, nhằm đóng góp một phần vào
quá trình tiến tới hệ thống phân vị chung đó.
Theo Vũ Tự Lập (2011), mỗi đơn vị đất phát sinh đều mang dấu ấn
của các quy luật địa lý tự nhiên cơ bản là quy luật địa đới và quy luật phi
địa đới. Sự phân bố của từng đơn vị đất và những kết hợp không gian của
chúng, những cấu trúc của lớp phủ thổ nhưỡng trên vùng lãnh thổ tất yếu
cũng phải tuân theo các quy luật đó. Vì vậy, khi xác định hệ thống các đơn
vị phân vùng ĐLTN cho bất kỳ lãnh thổ tự nhiên nào đều phải phân tích
một cách chi tiết và cụ thể sự diễn biến của các quy luật này.
Ở Việt Nam, hệ thống phân vị áp dụng cho quy mô lãnh thổ Việt Nam
(tỷ lệ 1:1.000.000) do Hội Khoa học đất Việt Nam xây dựng, gồm 4 cấp:
Miền - Á miền - Khu - Vùng (Tôn Thất Chiểu, 1996). Các nghiên cứu phân
vùng địa lý thổ nhưỡng sau này chủ yếu được phát triển dựa trên kế thừa hệ
thống phân vị và dấu hiệu phân vùng nêu trên cho các lãnh thổ khác nhau.
Số lượng các đơn vị phân vùng có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và
tính phức tạp của lãnh thổ nghiên cứu. Với các lãnh thổ nghiên cứu không
lớn có thể phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tiểu vùng.
- Nguyên tắc phân vùng địa lý thổ nhưỡng:
Bao gồm phát sinh, tổng hợp và nhân tố trội, đồng nhất tương đối,
cùng chung lãnh thổ.
1.3.3. Luận cứ khoa học đánh giá tổng hợp đất đai cho quy hoạch và sử
dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
1.3.3.1. Cơ sở xác định ranh giới, phạm vi nghiên cứu: Dựa trên (1) lịch sử
phát triển thành phố Đà Lạt qua các thời kỳ; (2) Quy hoạch mở rộng thành
phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; (3) Những đặc thù
của điều kiện tự nhiên.
1.3.3.2. Một số nét đặc thù trong khai thác sử dụng đất đai thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận
Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận mang nét đặc trưng cơ bản của khu
vực đô thị cao nguyên miền núi, do đó đặc điểm khai thác sử dụng đất đai
trên lãnh thổ cũng thể hiện rõ các đặc trưng này, như:
11
- Sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng và phức tạp do chịu sự chi
phối của các quy luật phân hóa phi địa đới, nhất là quy luật phân hóa theo
đai cao và theo kiến tạo - địa mạo, thể hiện qua hệ thống các loại đất feralit
trên các loại đá mẹ và đai cao khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khu
vực nghiên cứu phát triển đa dạng các loại cây trồng nông lâm nghiệp và
hình thành các vùng chuyên canh cây hàng năm và lâu năm lớn trên các cao
nguyên.
- Diện tích tự nhiên của lãnh thổ chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thảm phủ rừng ở các khu vực
núi đã bị suy giảm mạnh, mà nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng để mở
rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là mâu thuẫn chính
trong khai thác sử dụng đất đai ở lãnh thổ nghiên cứu. Vì vậy, việc xác định
không gian thích hợp, bố trí các loại hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
một cách khoa học, không những giải quyết được mâu thuẫn trong khai
thác sử dụng đất đai giữa các không gian lãnh thổ, đáp ứng được mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế (cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu) mà còn bảo vệ được tài nguyên đất,
nước, rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên cho phát triển bền vững lãnh thổ.
- Do đặc điểm địa hình cao nguyên và núi với độ dốc lớn nên các quá
trình thoái hóa đất tiềm năng (xói mòn, rửa trôi, sạt lở, trượt lở,...) rất
mạnh, các khu vực mất đi độ che phủ rừng hoặc sản xuất nông nghiệp thiếu
các biện pháp bảo vệ đất đã dẫn đến thoái hóa đất nghiêm trọng.
- Là khu vực có các loại sử dụng đất phi nông nghiệp đa dạng và ngày
càng tăng. Do đó, trong định hướng không gian phát triển bền vững các
vùng lãnh thổ, cần xem xét cơ cấu và đặc điểm các loại sử dụng đất phi
nông nghiệp cụ thể trong từng vùng lãnh thổ đó.
1.3.3.3. Đánh giá tổng hợp đất đai cho định hướng không gian và giải pháp
sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
Theo hướng tiếp cận địa lý học, đánh giá tổng hợp đất đai trên cơ sở
tích hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai và đánh giá thoái hóa đất tổng
hợp theo phân vùng địa lý thổ nhưỡng sẽ xác định được loại sử dụng đất
bền vững cho các đơn vị đất đai trên lãnh thổ, từ đó đưa ra định hướng
không gian và giải pháp sử dụng đất phù hợp làm cơ sở khoa học cho quy
hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
Từ các đặc thù trong khai thác sử dụng đất đai ở lãnh thổ nghiên cứu,
với diện tích đất đai tự nhiên cũng như những mâu thuẫn và xung đột trong
cơ cấu sử dụng đất đai của lãnh thổ chủ yếu thuộc về không gian sản xuất
nông nghiệp và không gian lâm nghiệp, luận án tập trung nghiên cứu, đề
xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất bền vững cho hai không gian
này. Đồng thời, phân tích kết quả định hướng sử dụng đất cho các không
gian sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - đô thị theo từng tiểu vùng địa lý
thổ nhưỡng nhằm đề xuất định hướng không gian phát triển ưu tiên cho
12
từng vùng lãnh thổ, hướng tới mục tiêu tổ chức không gian bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
1.4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu: Sử dụng các quan điểm nghiên cứu đặc thù
của địa lý tự nhiên tổng hợp gồm quan điểm phát sinh học đất, quan điểm
sinh thái học, quan điểm lịch sử, quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp,
quan điểm phát triển bền vững.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa và tổng hợp;
Phương pháp khảo sát, điều tra; Phương pháp phân tích đặc tính lý hóa đất
trong phòng thí nghiệm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp đánh giá
hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất; Phương pháp bản đồ và
GIS; Phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai; Phương pháp đánh giá
thoái hóa đất; Phương pháp phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
1.5. Quy trình nghiên cứu
Hình 1.5. Sơ đồ các bước nghiên cứu
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH - THOÁI HÓA ĐẤT
VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ
CẬN
2.1. Các điều kiện phát sinh – thoái hóa đất
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm về phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm
13
ranh giới hành chính của thành phố Đà Lạt và 4 huyện phụ cận: Lạc
Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà (gọi tắt là thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận). Vùng có độ cao trung bình trên 850m so với mực nước
biển, với tọa độ địa lý kéo dài từ 11030’27” đến 12019’4” vĩ độ Bắc và từ
108
020’18” đến 108043’39” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên (DTTN)
là 415.101,9 ha, chiếm 42,4% DTTN toàn tỉnh.
2.1.2. Đặc điểm địa chất và vỏ phong hóa
2.1.2.1. Đặc điểm địa chất
Lịch sử phát triển địa chất lâu dài, đã để lại cho khu vực nghiên cứu
nền cấu trúc địa chất phức tạp có mặt cả các trầm tích cổ, các đá xâm nhập
hoặc phun trào cổ đến các phun trào bazan và các trầm tích Đệ Tam, Đệ Tứ
có tuổi trẻ hơn, được chia thành 5 nhóm đá chính, bao gồm: đá trầm tích và
biến chất, đá xâm nhập granit, đá phun trào trung tính đến axit yếu, đá phun
trào bazan, trầm tích bở rời Đệ Tứ
2.1.2.2. Đặc điểm vỏ phong hóa
Nằm trong quy luật thành tạo vỏ phong hóa (VPH) của vùng nhiệt đới
gió mùa ẩm, quá trình feralit hóa (tích tụ sắt và nhôm) với các thành tạo
cường độ cao laterit đá ong và laterit – bauxit là xu hướng chủ đạo. Tuy
nhiên, do các điều kiện tự nhiên, trong đó đá mẹ và địa hình đóng vai trò
quan trọng nhất, mà khu vực nghiên cứu có các sản phẩm phong hóa gồm:
VPH saprolit, silicit, sialit, sialferit, ferosialit, alferit.
2.1.3. Điều kiện địa hình và địa mạo
Địa hình khu vực nghiên cứu gồm vùng núi (núi trung bình, núi cao),
vùng cao nguyên và vùng đồng bằng. Hướng địa hình phổ biến là Đông
Bắc – Tây Nam. Địa hình có tính phân bậc rõ ràng, thấp dần từ Bắc xuống
Nam, gồm: Bậc cao: là các dãy núi cao trung bình (1000 – 1500 m), cao
hẳn lên với những đỉnh trên 2000m (Chư Yang Sin 2.405 m, Lang Biang
2.163 m); Bậc thấp là các cao nguyên dạng đồi dốc lượn sóng mạnh, gồm 2
bề mặt chênh nhau khoảng 500m. Bề mặt trên cao 1500m và bề mặt dưới
khoảng 850-1000m.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên, chịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ hoàn lưu nhiệt đới gió mùa
và đai cao. Sự phân hoá của địa hình đã phân chia thành các vùng khí hậu
có đặc điểm khác nhau, có thể chia thành 2 vùng: (1) Vùng khí hậu cao
nguyên Đà Lạt: Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi mát và lạnh,
nhiệt độ trung bình năm 18,20C, lượng mưa trung bình năm 1865mm/năm
và mùa khô dài 3 tháng; (2) Vùng khí hậu Lâm Hà - Đức Trọng - Đơn
Dương: Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm đến nóng, không có mùa lạnh,
nhiệt độ trung bình năm 21,30C, tháng lạnh nhất nhiệt độ cũng đạt 19,60C,
lượng mưa trung bình năm 1577,4 mm/năm, mùa khô 3-4 tháng.
14
2.1.4.2. Đặc điểm thuỷ văn
a. Nước mặt : Nằm trong khu vực địa hình vùng núi cao chia cắt mạnh và có
lượng mưa lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực nghiên cứu khá phong
phú. Hai sông chính là sông Đa Dâng và sông Đa Nhim.
b. Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của khu vực nghiên cứu phân phối
rất không đồng đều giữa các vùng và có thể được chia ra các đơn vị chứa
nước sau: (1) Các tầng chứa nước lỗ hổng; (2) Các tầng chứa nước khe nứt.
2.1.5. Đặc điểm thảm thực vật
2.1.5.1. Thảm thực vật rừng tự nhiên: gồm kiểu rừng kín thường xanh cây
lá rộng; kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim; kiểu rừng thưa cây lá kim;
kiểu rừng tre nứa; trảng cây bụi, trảng cỏ.
2.1.5.2. Thảm thực vật nhân tác: quần xã rừng trồng; quần xã cây công
nghiệp và cây lâu năm khác; quần xã cây hàng năm.
2.1.6. Các hoạt động của con người trong khai thác, sử dụng đất
Việc tăng dân số cơ học những năm qua gây áp lực tới tài nguyên môi
trường - nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội lớn. Phần lớn diện
tích vùng đã đưa vào sử dụng, trong đó nhóm đất nông nghiệp là
384.808,80 ha, chiếm 92,7% DTTN, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là
157.058,8 ha, chiếm 37,8% DTTN và đất lâm nghiệp là 226.451,24 ha,
chiếm 54,6% DTTN; Đất phi nông nghiệp là 24.843,0 ha, chiếm 6,0%
DTTN. Ngoài ra còn đất chưa sử dụng là 5.450,1 ha, chiếm 1,3% DTTN.
Trong nhóm đất nông nghiệp của vùng, có 7 loại sử dụng đất sản xuất
nông - lâm nghiệp chính gồm: Các loại sử dụng đất cây hàng năm (lúa,
màu (rau, hoa)); Các loại sử dụng đất cây lâu năm (cà phê, chè, dâu tằm,
cây ăn quả); Loại sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp (thông ba lá).
2.2. Đặc điểm tài nguyên đất thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
2.2.1. Các quá trình phát sinh đất: Quá trình rửa trôi và tích tụ sét, quá
trình phá hủy khoáng sét và tích tụ sắt nhôm, quá trình tích tụ mùn và hình
thành đất mùn trên núi, quá trình glây.
2.2.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm các nhóm đất chính
Tài nguyên đất khu vực nghiên cứu được chia ra 16 đơn vị đất thuộc 8
nhóm đất. Trong đó, nhóm đất địa đới chiếm ưu thế tuyệt đối với 86,2%
DTTN, gồm nhóm đất đỏ vàng (chiếm 85,0% DTTN), các nhóm đất đen,
đất xám, đất xói mòn trơ xỏi đá có diện tích không đáng kể; Nhóm đất phi
địa đới tại các đai cao trên núi có diện tích chiếm 6,3% DTTN, gồm nhóm
đất mùn vàng đỏ trên núi (chiếm 6,1% DTTN) và nhóm đất mùn trên núi
cao với diện tích rất nhỏ; Nhóm đất nội địa đới trên bồi tích sông chiếm
6,4% DTTN gồm nhóm đất thung lũng trên sản phẩm dốc tụ (chiếm 3,7%
DTTN) và nhóm đất phù sa (chiếm 2,7% DTTN).
2.2.3. Độ phì đất thực tế
Bản đồ độ phì đất thực tế phản ánh độ phì đất tại thời điểm nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích và tổ hợp các bản đồ thành phần theo các chỉ tiêu có
15
sự phân hóa rõ giữa các loại đất gồm: pHKCl, OM, Nts, P2O5dt, K2Odt , CEC
bằng phương pháp cho điểm và tính trung bình cộng, đã phân chia độ phì
thực tế khu vực nghiên cứu thành 3 cấp như sau: Diện tích đất có độ phì
cao chiếm tỷ lệ lớn ở khu vực nghiên cứu, đạt 61,8% DTTN; Diện tích đất
có độ phì trung bình đạt 31,8% DTTN; Diện tích đất có độ phì thấp đạt
5,2% DTTN.
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI VÀ THOÁI HÓA ĐẤT
TỔNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN
3.1. Đánh giá, phân hạng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận
3.1.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất triển vọng
Dựa trên kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất và đánh giá hiệu quả
kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp chính ở khu vực
nghiên cứu. Các loại sử dụng đất chiếm ưu thế về diện tích và hiệu quả kinh
tế xã hội đã được lựa chọn để đưa vào đánh giá, gồm: lúa nước, cây màu
(rau, hoa), cây cà phê vối, cà phê chè, chè, dâu tằm, cây ăn quả, thông ba lá.
3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
3.1.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất đánh
giá và các tính chất đất đai thực tế (gồm: đất, địa hình, khí hậu, thủy văn, tưới
tiêu) của khu vực nghiên cứu, lựa chọn được 12 chỉ tiêu để xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai tỷ lệ 1/50.000: Loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới,
độ phì đất thực tế, độ cao, độ dốc, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung
bình năm, lượng mưa trung bình hai tháng sau thu hoạch (tháng 1,2), phân bố
vùng hạn, điều kiện tưới.
3.1.2.2. Bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận được xây
dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ chuyên đề của 12 chỉ tiêu
đã lựa chọn. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể
hiện trong các bản đồ chuyên đề và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự
khác biệt của ít nhất một yếu tố. Kết quả tổng hợp đã xác định được 1.129
đơn vị đất đai (LMU), được phân cấp theo quy mô diện tích ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo quy mô diện tích
TT Quy mô diện tích (ha) Diện tích (ha) Số lượng LMU Tỷ lệ (%)
1 <10 182,7 176 0,1
2 10 - 100 1.352,6 39 0,3
3 100 - 500 181.487,8 693 44,3
4 500 - 1.000 100.111,3 146 24,4
5 > 1.000 126.968,7 75 31,0
Tổng diện tích đất đai 410.103,1 1.129 98,8
Sông, suối, hồ 4.998,8 1,2
Tổng diện tích tự nhiên 415.101,9 100,0
16
3.1.3. Xác định yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu và tham chiếu các
giá trị về yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới của Sys Ir. C., (1993), đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu
có liên quan, đã xác định yêu cầu sinh thái của các loại sử dụng đất theo 4
mức độ thích hợp: S1 - rất thích hợp, S2 - thích hợp, S3 - ít thích hợp và N
- không thích hợp
3.1.4. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp
Việc đánh giá, phân hạng được thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu
các tính chất của các đơn vị đất đai với yêu cầu sinh thái của các loại sử
dụng đất lựa chọn, theo 2 nguyên tắc đánh giá (điều kiện hạn chế, yếu tố
trội) và 4 mức độ thích hợp đất đai (S1, S2, S3, N) của FAO, trên nền tảng
tích hợp phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES và hệ thông tin địa lý
GIS (mục 1.4.2.7).
Kết quả xây dựng được các bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho
các loại sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu ở tỷ
lệ 1:50.000 (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Diện tích mức độ thích hợp đất đai theo loại sử dụng đất
LUTs Diện tích/tỷ lệ
Mức độ thích hợp
Không thích
hợp (N)
Tổng DT
đất đai tự
nhiên
Rất thích
hợp (S1)
Thích hợp
(S2)
Ít thích hợp
(S3)
1. Cây lúa
Ha 5.336,9 16.256,0 7.467,3 381.042,9 410.103,1
% DTĐĐTN 1,3 4,0 1,8 92,9 100,0
2. Cây màu
(rau, hoa)
Ha 8.588,3 71.999,1 14.953,7 314.562,0 410.103,1
% DTĐĐTN 2,1 17,2 3,6 77,1 100,0
3. Cây cà
phê vối
Ha 2.417,8 29.308,9 56.677,1 321.699,3 410.103,1
% DTĐĐTN 0,6 7,1 13,8 78,4 100,0
4. Cây cà
phê chè
Ha - 52.760,8 111.144,3 246.197,9 410.103,1
% DTĐĐTN - 12,9 27,1 60,0 100,0
5 c
Ha - 44.677,7 130.960,3 234.465,1 410.103,1
% DTĐĐTN - 10,9 31,9 57,2 100,0
6. Cây dâu
tằm
Ha 14.798,4 30.910,2 25.753,0 338.640,6 410.103,1
% DTĐĐTN 3,6 7,5 6,3 82,6 100,0
7 ăn
quả
Ha 12.360,1 50.169,6 104.992,8 242.580,6 410.103,1
% DTĐĐTN 3,0 12,2 25,6 59,2 100,0
8. Cây
Thông ba lá
Ha 7.330,5 121.898,1 227.290,9 53.583,5 410.103,1
% DTĐĐTN 1,8 29,7 55,4 13,1 100,0
3.2. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
3.2.1. Nguyên nhân và các quá trình thoái hóa đất đặc trưng
3.2.1.1. Nguyên nhân gây thoái hóa đất, gồm:
a. Các nguyên nhân tự nhiên: Địa hình dốc, phân cắt mạnh; Mưa mùa tập
trung và sự phân hóa sâu sắc mùa mưa mùa khô; Hạn hán;
b. Các hoạt động khai thác sử dụng đất của con người: Phá rừng lấy đất canh
tác nông nghiệp; Canh tác không bền vững trên đất dốc; Sử dụng các loại
phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; Đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ
tầng; Hoat động khai thác và chế biến khoáng sản.
17
3.1.1.2. Các quá trình thoái hóa đất, gồm: Xói mòn, rửa trôi; Feralit -
laterit hình thành kết vón, đá ong; Suy thoái hóa học; Glây; Trượt, lở đất; Ô
nhiễm đất.
3.2.2. Đánh giá thoái hóa đất
3.2.2.1. Đánh giá thoái hóa đất tiềm năng
a. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất tiềm năng
Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá các yếu tố và quá trình phát sinh –
thoái hóa đất của khu vực nghiên cứu, cho phép lựa chọn và phân cấp các
chỉ tiêu cho đánh giá thoái hóa đất tiềm năng, gồm 7 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm
sau: Đất (đá mẹ/mẫu chất, vỏ phong hóa và độ dày tầng đất); Địa hình
(hình thái địa hình và độ dốc địa hình); Khí hậu (mức độ khô hạn); Mức độ
xói mòn tiềm năng.
Tổ hợp các bản đồ thành phần tương ứng với các chỉ tiêu đánh giá cho
phép thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng khu vực nghiên cứu tỷ lệ
1:50.000 theo 3 cấp: Tiềm năng thoái hóa nhẹ (TN1) chiếm diện tích nhỏ
nhất 30.579,3 ha tương ứng 7,4% DTTN; Tiềm năng thoái hóa trung bình
(TN2) có diện tích 135.007,3 ha, chiếm 32,5% tổng DTTN; Tiềm năng
thoái hóa mạnh (TN3) có diện tích rất lớn với 244.516,5 ha, chiếm 58,9%
tổng DTTN.
3.2.2.2. Đánh giá thoái hóa đất hiện tại
Trên cơ sở các đặc trưng của khu vực nghiên cứu, các chỉ tiêu được lựa
chọn và phân cấp để đánh giá thoái hóa đất hiện tại gồm: hàm lượng mùn
(OM%), hiện trạng thảm thực vật chỉ thị và mức độ xói mòn hiện tại.
Tổ hợp các bản đồ thành phần tương ứng với các chỉ tiêu đánh giá cho
phép thành lập bản đồ thoái hóa đất hiện tại khu vực nghiên cứu tỷ lệ
1:50.000 theo 3 cấp: không hoặc thoái hóa yếu (HT1) chiếm ưu thế với
250.168,4 ha, tương ứng 60,3% DTTN; Thoái hóa trung bình (HT2) có
114.133,0 ha, chiếm 27,5% DTTN; Thoái hóa mạnh (HT3) có 45.801,6 ha,
chiếm 11,0% DTTN.
3.2.2.3. Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp
Trên cơ sở ma trận tổ hợp thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện
tại, cho phép đánh giá mức độ thoái hóa đất tổng hợp khu vực nghiên cứu
trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo 3 cấp: Thoái hóa nhẹ (TH1) có diện tích
92.684,8 ha, chiếm 22,3% DTTN; Thoái hóa trung bình (TH2) có diện tích
lớn nhất với 294.168,3 ha, chiếm 70,9% DTTN; Thoái hóa mạnh (TH3) có
diện tích nhỏ nhất 23.249,9 ha, chiếm 5,6% DTTN.
Chƣơng 4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN VÀ GIẢI PHÁP SỬ
DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN
4.1. Phân vùng địa lý thổ nhƣỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
4.1.1. Tính đặc thù trong phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng
Sự phân hóa LPTN theo vĩ độ địa lý để hình thành các đơn vị phân vùng
ĐLTN không thể hiện rõ ràng bằng ảnh hưởng của các yếu tố phi địa đới, trong
đó địa hình là yếu tố trội tạo nên phân hóa. Tuy nhiên, tính chất chung của hệ
18
thống đơn vị phân vùng ĐLTN vẫn được quyết định bởi yếu tố khí hậu nhiệt
đới gió mùa á xích đạo của nó.
4.1.2. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng địa lý thổ nhưỡng
Hệ thống phân vị sử dụng cho bản đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng
thành phố Đà Lạt và phụ cận tỷ lệ 1:100.000 gồm: cấp vùng và cấp tiểu
vùng địa lý thổ nhưỡng. Trong đó, mỗi cấp có những chỉ tiêu phân vùng cụ
thể như sau (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Hệ thống phân vùng địa lý thổ nhưỡng vùng ĐLVPC
TT Cấp phân vị Chỉ tiêu phân vùng
1 Vùng Tín đồng nhất các tổ hợp đất p n óa t eo độ cao địa hình, sinh
khí hậu và đặc điểm đá mẹ/mẫu chất trên lãnh thổ đã ìn t àn
nên các vùng ĐLTN Trong đó ếu tố trội phân hóa là yếu tố địa
hình.
2 Tiểu vùng Tín đồng nhất các tổ hợp đất phân hóa theo kiểu địa ìn và đặc
trưng sử dụng đất của mỗi vùng tách riêng ra các tiểu vùng ĐLTN
4.1.3. Kết quả phân vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận
Trên cơ sở hệ thống phân vị và chỉ tiêu các cấp sử dụng trong phân
vùng địa lý thổ nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỷ lệ 1:100.000.
Lớp phủ thổ nhưỡng lãnh thổ nghiên cứu được phân chia thành 5 vùng
ĐLTN với 19 tiểu vùng có đặc điểm và hướng sử dụng - bảo vệ đất khác
nhau.
- Vùng đất mùn - feralit đỏ vàng trên núi trung bình Chư Yang Sin (I), được
phân hóa ra 3 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên macma
axit và sa phiến Bắc Lạc Dương (TV1) có diện tích lớn nhất, chiếm 9,1%
DTTN.
- Vùng đất feralit - mùn đỏ vàng bình sơn nguyên Đà Lạt (II), được phân
hóa ra 5 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên macma trung
tính đến axit Nam Đà Lạt (TV8) có diện tích lớn nhất, chiếm 8,5% DTTN.
- Vùng đất feralit đỏ vàng núi thấp Tây Chư Yang Sin (III), được phân hóa
ra 2 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên macma trung tính
đến axit và sa phiến Tây Lâm Hà (TV9) có diện tích lớn nhất, chiếm 3,6%
DTTN.
- Vùng đất feralit nâu đỏ, nâu vàng cao nguyên bazan Lâm Hà – Đức
Trọng (IV), được phân hóa ra 4 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit nâu
vàng và dốc tụ trên bazan Nam Lâm Hà (TV13) có diện tích lớn nhất,
chiếm 9,7% DTTN.
- Vùng đất feralit đỏ vàng núi thấp Đơn Dương – Đức Trọng (V), được
phân hóa ra 5 tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đất feralit đỏ vàng trên phiến
sét Nam Đức Trọng (TV18) có diện tích lớn nhất, chiếm 8,3% DTTN.
4.1.4. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất
theo các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng
4.1.4.1. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai S1, S2 theo các tiểu vùng địa
lý thổ nhưỡng
Trên cơ sở kết quả đánh giá phân hạng đất đai phục vụ phát triển nông
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ THỔ NHƢỠNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN
Thành lập: NCS. Nguyễn Thị Thủy
19
lâm nghiệp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, luận án đã tiến hành tổng
hợp diện tích đất đai có hạng đánh giá là rất thích hợp (S1) và thích hợp
(S2) cho các loại sử dụng đất đã được lựa chọn: cây hàng năm (lúa, màu),
cây lâu năm (cà phê chè, cà phê vối, chè, dâu tằm, cây ăn quả), rừng trồng
(thông ba lá) phân theo tiểu vùng ĐLTN. Kết quả đã cho thấy tiềm năng đất
đai cho phát triển nông lâm nghiệp của các tiểu vùng ĐLTN.
4.1.4.2. Kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp theo các tiểu vùng địa lý
thổ nhưỡng
Trên cơ sở kết quả đánh giá thoái hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt
và vùng phụ cận, luận án đã tiến hành tổng hợp diện tích các mức độ thoái
hóa đất phân theo tiểu vùng ĐLTN. Kết quả đã cho thấy mức độ cảnh báo
thoái hóa đất trong khai thác sử dụng theo các tiểu vùng ĐLTN.
4.2. Phân tích các quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan đến lãnh
thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
Bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp giai đoạn
2016-2025 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển không gian
thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
4.3. Định hƣớng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận
4.3.1. Định hướng không gian sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận
Từ kết quả đánh giá, phân hạng đất đai và thoái hóa đất tổng hợp, kết hợp
với việc tổng hợp, phân tích kết quả đó với hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm và
hướng sử dụng - bảo vệ đất của các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng, quy hoạch và
kế hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp, quy hoạch phát triển không gian
của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, luận án đã đề xuất các không gian sử
dụng đất bền vững theo đơn vị đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. Kết
quả thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả định hướng không gian sử dụng đất bền vững
theo các đơn vị đất đai
TT Loại sử dụng đất
Hiện trạng Đề xuất
Tăng/
giảm (ha)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 157.058,7 37,8 118.573,8 28,6 -38.484,9
1.1 Đất trồng c àng năm 44.374,7 10,7 42.219,6 10,2 -2.155,1
1.1.1 Đất trồng lúa 9.144,7 2,2 7.939,6 1,9 -1.205,1
1.1.2 Đất trồng màu 26.958,1 6,5 26.278,6 6,3 -679,5
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 8.271,9 2,0 8.001,4 1,9 -270,5
1.2 Đất trồng c l u năm 112.684,0 27,1 76.354,2 18,4 -36.329,8
1.2.1 Đất trồng cà phê chè 15.928,0 3,8 16.931,0 4,1 1.003,0
1.2.2 Đất trồng cà phê vối 88.792,6 21,4 50.086,0 12,1 -38.706,6
1.2.3 Đất trồng chè 932,4 0,2 907,1 0,2 -25,3
1.2.4 Đất trồng dâu tằm 1.619,0 0,4 2.560,1 0,6 941,1
1.2.5 Đất trồng cây ăn Quả 4.650,0 1,1 5.135,4 1,2 485,4
1.2.6 Đất trồng cây lâu năm khác 762,0 0,2 734,6 0,2 -27,4
2 Đất lâm nghiệp 226.451,2 54,6 270.386,2 65,1 43.935,0
2.1 Đất rừng trồng thông ba lá 17.563,4 4,2 52.648,9 12,7 35.085,5
20
TT Loại sử dụng đất
Hiện trạng Đề xuất
Tăng/
giảm (ha) Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
2.2 Đất khoanh nuôi tái sinh rừng TN 0 0,0 8.849,5 2,1 8.849,5
2.3 Đất lâm nghiệp có rừng và khoanh
nuôi bảo vệ rừng tự nhiên
208.887,8 50,3 208.887,8 50,3 0
3 Đất đô thị 19.844,4 4,8 19.844,4 4,8 0
3.1 Đất ở 5.521,1 1,3 5.521,1 1,3 0
3.2 Đất phi nông nghiệp khác 14.323,3 3,5 14.323,3 3,5 0
4 Đất chưa sử dụng 5.450,1 1,3 0 0,0 -5.450,1
5 Đất khác 1.298,8 0,3 1.298,8 0,3 0
Tổng diện tích đất đai 410.103,1 98,8 410,103,1 98,8 0
Sông, suối 4.998,8 1,2 4,998,8 1,2 0
Tổng diện tích tự nhiên 415.101,9 100,0 415,101,9 100,0 0
4.3.2. Định hướng không gian phát triển các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
Trên cơ sở kết quả tổng hợp định hướng không gian sử dụng đất bền
vững theo các tiểu vùng ĐLTN, phân tích đặc điểm và hướng sử dụng - bảo
vệ đất của các tiểu vùng ĐLTN, đồng thời tham khảo quy hoạch phát triển
không gian thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, luận
án tiến hành định hướng cơ cấu không gian sử dụng đất và không gian phát
triển cho các tiểu vùng ĐLTN làm cơ sở cho tổ chức lãnh thổ bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận, kết quả được thể hiện ở bảng 4.8 và 4.9.
Bảng 4.8. Định hướng cơ cấu không gian sử dụng đất bền vững
theo tiểu vùng ĐLTN
Tiểu
vùng
Cây hàng
năm
Cây lâu năm Rừng
trồng
Khoan
nuôi
TSRTN
Đất lâm
nghiệp CR
và KNBVR
Đất đô
thị
TV1 0,2 0,1 1,2 3,0 95,6 0,1
Phát triển nông nghiệp: 0,3 Phát triển lâm nghiệp: 99,8
TV2 0,2 0,2 0,9 2,0 96,7 0,1
Phát triển nông nghiệp: 0,4 Phát triển lâm nghiệp: 99,5
TV3 0,3 0,6 3,4 0,4 89,8 0
Phát triển nông nghiệp: 1,0 Phát triển lâm nghiệp: 93,5
TV4 4,7 4,4 8,5 1,1 79,7 0,8
Phát triển nông nghiệp: 9,0 Phát triển lâm nghiệp: 89,2
TV5 10,4 5,6 25,3 3,9 47,4 3,5
Phát triển nông nghiệp: 16,0 Phát triển lâm nghiệp: 76,6
TV6 19,7 5,3 22,9 0,8 31,7 18,5
Phát triển nông nghiệp: 25,0 Phát triển lâm nghiệp: 55,4
TV7 1,4 20,7 23,6 0,1 50,6 3,5
Phát triển nông nghiệp: 22,1 Phát triển lâm nghiệp: 74,3
TV8 3,9 1,9 25,8 2,2 62,8 2,2
Phát triển nông nghiệp: 5,8 Phát triển lâm nghiệp: 90,8
TV9 5,5 0 23,5 2,8 67,4 0,1
Phát triển nông nghiệp: 5,5 Phát triển lâm nghiệp: 93,7
TV10 7,8 51,5 26,6 4,7 6,0 3,3
Phát triển nông nghiệp: 59,4 Phát triển lâm nghiệp: 37,2
TV11 10,9 52,2 23,4 1,3 6,8 5,2
Phát triển nông nghiệp: 63,1 Phát triển lâm nghiệp: 31,5
TV12 21,9 32,7 17,9 0,7 2,8 21,7
Phát triển nông nghiệp: 54,6 Phát triển lâm nghiệp: 21,4
TV13 12,8 70,1 1,8 1,4 4,1 7,7
Phát triển nông nghiệp: 82,9 Phát triển lâm nghiệp: 7,3
TV14 16,8 53,8 7,4 0,3 10,1 5,3
Phát triển nông nghiệp: 70,5 Phát triển lâm nghiệp: 17,8
TV15 42,8 18,1 17,4 1,6 9,2 10,0
Phát triển nông nghiệp: 60,9 Phát triển lâm nghiệp: 28,1
TV16 3,1 1,3 16,7 2,0 76,4 0,4
21
Phát triển nông nghiệp: 4,4 Phát triển lâm nghiệp: 95,1
TV17 1,7 0,1 7,2 42,0 48,9 0,1
Phát triển nông nghiệp: 1,8 Phát triển lâm nghiệp: 98,1
TV18 11,3 1,6 14,1 0,7 67,7 2,5
Phát triển nông nghiệp: 12,9 Phát triển lâm nghiệp: 82,4
TV19 26,9 28,8 9,1 0,2 23,5 6,4
Phát triển nông nghiệp: 55,7 Phát triển lâm nghiệp: 32,8
Bảng 4.9. Thống kê các không gian ưu tiên phát triển
các tiểu vùng ĐLTN
Định hướng không gian phát triển Tiểu
vùng
1 L m ng iệp bảo tồn
đa dạng sin ọc,
p òng ộ và cung cấp
nguồn nước
Ưu tiên bảo tồn và k oan nuôi p át triển rừng tự n iên đặc dụng
và p òng ộ
TV1
Ưu tiên bảo vệ và p át triển rừng tự n iên p òng ộ đầu nguồn
và rừng đặc dụng
TV2
Ưu tiên bảo vệ và p át triển rừng tự n iên p òng ộ và sản xuất
lưu vực ồ c ứa nước
TV3
2 L m ng iệp p òng
ộ và sản xuất
Ưu tiên bảo vệ và p át triển rừng tự n iên p òng ộ lưu vực ồ
c ứa nước và trồng rừng sản xuất
TV8
Ưu tiên c o bảo vệ rừng p òng ộ và p át triển rừng sản xuất TV9
Ưu tiên bảo vệ rừng p òng ộ và p át triển rừng sản xuất TV16
Ưu tiên p át triển rừng sản xuất và k oan nuôi tái sin rừng tự
nhiên
TV17
3 L m ng iệp sản
xuất và các mô ìn
nông - l m kết ợp
Ưu tiên p át triển rừng tự n iên sản xuất và các mô ìn nông -
l m kết ợp
TV4
Ưu tiên bảo vệ và p át triển rừng tự n iên p òng ộ, sản xuất và
các mô hình nông - l m kết ợp
TV7
Ưu tiên bảo vệ và p át triển rừng tự n iên p òng ộ lưu vực ồ
c ứa nước, các mô ìn l m - nông kết ợp
TV18
4 Nông ng iệp
chuyên canh, các mô
hình nông - l m kết
ợp và quần cư
Ưu tiên p át triển nông ng iệp c u ên can c l u năm và các
mô hình nông - l m kết ợp
TV10
Ưu tiên p át triển nông ng iệp c u ên can c l u năm, các mô
hình nông - l m kết ợp và quần cư
TV11
Ưu tiên p át triển nông ng iệp c u ên can c l u năm và quần
cư
TV13
Ưu tiên p át triển nông ng iệp c u ên can c l u năm, các mô
hình nông - l m kết ợp và quần cư
TV14
Ưu tiên p át triển nông ng iệp c u ên can c àng năm, các
mô hình nông - l m kết ợp và quần cư
TV15
Ưu tiên p át triển nông ng iệp c u ên can , mô ìn nông - lâm
kết ợp và quần cư
TV19
5 Đô t ị vệ tin Ưu tiên bảo vệ rừng tự n iên p òng ộ lưu vực ồ c ứa nước và
p át triển đô t ị vệ tin kết ợp các mô ìn l m - nông ng iệp
TV5
Ưu tiên p át triển đô t ị vệ tin , nông ng iệp chuyên canh và các
mô hình nông - l m kết ợp
TV12
6 Đô t ị trung t m Ưu tiên bảo tồn và p át triển rừng tự n iên và cản quan đô t ị
tru ền t ống kết ợp với nông ng iệp sin t ái
TV6
4.3.3. Giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
4.3.1.1. Các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo đất thoái hóa chun:
Gồm Các giải pháp canh tác, Các giải pháp công trình, Các giải pháp sinh
học.
4.3.3.2. Các giải pháp sử dụng đất bền vững theo loại sử dụng đất
Căn cứ vào mức độ thoái hóa đất tổng hợp theo các loại sử dụng đất
chính và định hướng sử dụng đất bền vững theo các đơn vị đất đai ở khu
vực nghiên cứu, các giải pháp sử dụng đất bền vững theo loại sử dụng đất
trên các đơn vị thoái hóa đất tổng hợp được đề xuất.
19
BẢN ĐỒ ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN
Thành lập: NCS. Nguyễn Thị Thủy
22
4.3.3.3. Các giải pháp sử dụng đất bền vững theo tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng
Căn cứ vào mức độ thoái hóa đất tổng hợp theo các tiểu vùng ĐLTN
và định hướng sử dụng đất bền vững theo các tiểu vùng ĐLTN khu vực
nghiên cứu, các giải pháp sử dụng đất bền vững theo từng tiểu vùng ĐLTN
được đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
1. Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (bao gồm các huyện Lạc Dương,
Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà) là vùng đô thị có vị trí địa chính trị - kinh
tế - văn hóa - xã hội đặc thù, quan trọng của Tây Nguyên và cả nước. Không
gian sử dụng đất của lãnh thổ nghiên cứu được cấu thành bởi 3 hợp phần
chính: (1) Không gian đô thị (KGĐT) có chức năng là trung tâm hành chính -
du lịch - dịch vụ - công nghiệp chế biến; (2) Không gian sản xuất nông
nghiệp (KGSXNN) có chức năng đảm bảo an ninh lương thực - cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm; (3) Không gian lâm nghiệp
(KGLN) có chức năng bảo vệ cảnh quan, môi trường - cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến gỗ, dược liệu. Trong đó diện tích đất đai tự nhiên
chủ yếu thuộc về KGSXNN và KGLN, những mâu thuẫn và xung đột trong
cơ cấu sử dụng đất đai của lãnh thổ nghiên cứu cũng chủ yếu xảy ra trong hai
không gian này. Luận án đáp ứng mục tiêu cấp thiết là đưa ra một cơ sở khoa
học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ
cận, vừa giải quyết được những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng đất đai giữa
các không gian, vừa đáp ứng được những định hướng phát triển thành phố Đà
Lạt tương lai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính Phủ.
2. Lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thuộc vùng địa lý sinh
thái đặc thù nhiệt đới gió mùa á xích đạo núi và cao nguyên xếp tầng của khu
vực Tây Nguyên. Vùng núi cao trung bình (1000-1500m) được cấu tạo từ các
đá macma axit và trầm tích hỗn hợp, vùng cao nguyên dạng đồi dốc, lượn
sóng mạnh gồm 2 tầng, tầng cao (>1500m) là bình sơn nguyên Đà Lạt được
cấu tạo chủ yếu từ các đá granit, đaxit và sa phiến, tầng thấp (800-1000m) là
cao nguyên Lâm Hà - Đức Trọng được cấu tạo chủ yếu từ đá bazan. Sự đan
xen các quy luật phân hóa địa đới, phi địa đới và nhân tác với điều kiện thành
tạo đã tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng với 8 nhóm và 16 loại đất khác
nhau, trong đó nhóm đất địa đới (F) chiếm ưu thế tuyệt đối với 86,2% DTTN,
còn lại nhóm đất phi địa đới trên núi cao (H, A) chiếm 6,3% DTTN và nhóm
đất nội địa đới trên bồi tích sông (P, D) chiếm 6,4% DTTN.
3. Cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch
bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là kết quả nghiên cứu, đánh
giá tổng hợp đất đai trên cơ sở tích hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai,
đánh giá thoái hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng. Trong đó,
đơn vị đất đai được lựa chọn là đơn vị cơ sở để định hướng không gian sử
dụng đất bền vững, còn đơn vị tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng là đơn vị cơ sở
để định hướng không gian phát triển lãnh thổ bền vững.
23
- Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai cho sản xuất nông - lâm
nghiệp bền vững, không những giải quyết được mục tiêu đảm bảo an ninh
lương thực, phát triển kinh tế (cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và xuất khẩu) mà còn bảo vệ được tài nguyên đất, nước, rừng trên lãnh
thổ, bảo vệ môi trường tự nhiên vùng đô thị cao nguyên miền núi. Thang
đánh giá thích hợp đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, gồm 12 chỉ
tiêu: Loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ phì đất thực tế, độ
cao, độ dốc, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, lượng
mưa trung bình hai tháng sau thu hoạch (tháng 1, 2), phân bố vùng hạn, điều
kiện tưới. Bản đồ đơn vị đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỷ lệ
1:50.000 được xây dựng bằng phương pháp tổ hợp các bản đồ chỉ tiêu trong
GIS để xác định các đơn vị đất đai, gồm 1.129 đơn vị đất đai. Kết quả đánh
giá, phân hạng thích hợp đất đai bằng phương pháp tích hợp ALES - GIS đã
xác định diện tích và phân bố các cấp thích hợp của 8 loại sử dụng đất nông -
lâm nghiệp triển vọng, trong đó: Diện tích đất đai thích hợp (S1, S2) cho trồng
lúa là 5,3% , màu (rau, hoa) là 19,3%, cà phê chè là 12,9%, cà phê vối là
7,7%, chè là 10,9%, dâu tằm là 11,1%, cây ăn quả là 15,2% và thông ba lá là
31,5% DTĐĐTN.
- Có 6 quá trình thoái hóa đất chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận là: Xói mòn - rửa trôi; Feralit - laterit hình thành
kết von, đá ong; Suy thoái hóa học; Glây hóa; Trượt lở đất; Ô nhiễm đất.
Đánh giá thoái hóa đất tổng hợp trên cơ sở ma trận tương quan giữa thoái
hoá đất tiềm năng (T) và thoái hoá đất hiện tại (H) trong môi trường GIS, sẽ
cho phép dự báo mức độ thoái hóa đất của các đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng
khi được sử dụng cho các mục đích cụ thể, là cơ sở quan trọng cho quy
hoạch và sử dụng đất bền vững của lãnh thổ. Quy mô các cấp thoái hóa đất
tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỷ lệ 1:50.000 như sau: Thoái
hóa tổng hợp yếu (TH1) chiếm 22,3%, thoái hóa tổng hợp trung bình (TH2)
chiếm 70,9%, thoái hóa tổng hợp mạnh (TH3) chiếm 5,6% DTTN.
- Sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận theo vĩ độ địa lý (yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa á xích đạo) để
hình thành các đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng không thể hiện rõ ràng
bằng ảnh hưởng của các quy luật phi địa đới (các yếu tố đá mẹ và địa hình)
mà trong đó địa hình là yếu tố trội tạo nên phân hóa. Áp dụng các nguyên tắc
(tổng hợp và nhân tố trội, đồng nhất tương đối, cùng chung lãnh thổ) và các
phương pháp phân vùng (yếu tố trội, phương pháp phân tích các bản đồ thành
phần và phương pháp chuyên gia) để xác định các vùng và tiểu vùng ĐLTN.
Kết quả đã phân chia lớp phủ thổ nhưỡng lãnh thổ nghiên cứu thành 5 vùng
ĐLTN với 19 tiểu vùng ĐLTN có đặc điểm và hướng sử dụng - bảo vệ đất
riêng biệt, là cơ sở cho việc đề xuất định hướng không gian sử dụng đất và
phát triển bền vững theo lãnh thổ.
- Tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai và đánh giá thoái hóa đất
tổng hợp, kết hợp phân tích kết quả đó với hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm và
24
hướng sử dụng - bảo vệ đất của các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng, quy hoạch và
kế hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp, quy hoạch phát triển không gian
của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, được sử dụng làm căn cứ đề xuất định
hướng không gian sử dụng đất bền vững theo các đơn vị đất đai và định hướng
không gian phát triển lãnh thổ theo các tiểu vùng ĐLTN như sau:
Đối với các đơn vị đất đai: (1) Không gian sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp: Chiếm 28,6% DTTN, trong đó đất trồng lúa chiếm 1,9%, đất trồng
màu (rau, hoa) chiếm 6,3%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 1,9%, đất
trồng cà phê vối chiếm 12,1%, đất trồng cà phê chè chiếm 4,1%, đất trồng
chè chiếm 0,2%, đất trồng dâu tằm chiếm 0,6%, đất trồng cây ăn quả chiếm
1,2%, đất trồng cây lâu năm khác chiếm 0,2% DTTN; (2) Không gian sử
dụng đất lâm nghiệp: Chiếm 65,1% DTTN, trong đó đất rừng trồng thông ba
lá chiếm 12,7%, đất lâm nghiệp có rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng chiếm
50,3%, đất khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên chiếm 2,1% DTTN; (3) Không
gian sử dụng đất đô thị: Chiếm 4,8% DTTN và khi cần mở rộng diện tích đất
phi nông nghiệp cho mục tiêu phát triển thành phố tương lai thì có thể lấy từ
quỹ đất mà đề tài đã định hướng cho phát triển nông nghiệp.
Đối với các tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng: (1) Ưu tiên phát triển lâm
nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ và cung cấp nguồn nước: gồm
TV1, TV2, TV3; (2) Ưu tiên Lâm nghiệp phòng hộ và sản xuất: gồm TV8,
TV9, TV16, TV17; (3) Ưu tiên Lâm nghiệp sản xuất và các mô hình nông -
lâm kết hợp: gồm TV4, TV7, TV18; (4) Ưu tiên Nông nghiệp chuyên canh,
các mô hình nông - lâm kết hợp và quần cư: gồm TV10, TV11, TV13,
TV14, TV15, TV19; (5) Ưu tiên phát triển đô thị vệ tinh: gồm TV5, TV12;
(6) Ưu tiên phát triển đô thị trung tâm: TV6.
4. Kết quả phân tích mức độ thoái hóa đất tổng hợp ưu thế theo các
loại sử dụng đất chính và các tiểu vùng ĐLTN đã cung cấp cơ sở để lựa
chọn các giải pháp hạn chế, cải tạo và mô hình sử dụng đất phù hợp, gồm:
(1) Các giải pháp canh tác: Quản lý phân bón gắn liền với thâm canh, làm
đất tối thiểu, trừ cỏ bằng biện pháp sinh học nhằm hạn chế sử dụng hóa
chất; (2) Các giải pháp công trình: Xây dựng bậc thang kết hợp mương bờ
giữ nước và thoát nước, trồng cây theo đường đồng mức kết hợp xây dựng
mương bờ chống xói mòn; (3) Các giải pháp sinh học: Các mô hình nông -
lâm kết hợp, xen canh và luân canh, trồng băng cây xanh chống xói mòn,
trồng cây phủ đất, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng đã bị thoái hóa.
Kiến nghị:
1. Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu khai thác sử dụng đất theo tiếp cận
địa lý học phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển bền vững các đô thị cao
nguyên nhiệt đới.
2. Cần bổ sung quy hoạch chi tiết mở rộng thành phố Đà Lạt đến
năm 2030 và năm 2050 trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn về các loại sử
dụng đất đô thị.
25
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thủy, Lưu Thế Anh (2017). Đánh giá chất lượng
đất bazan dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau khu vực Di Linh -
Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học, ĐHQG: các khoa học trái
đất và môi trường, tập 33, số 3, 09/2017, tr 67-79.
2. Nguyễn Thị Thủy, Lưu Thế Anh (2016). Tích hợp GIS và phân
tích đa chỉ tiêu (MCA) thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng tỉnh
Lâm Đồng. Tạp chí khoa học đo đạc bản đồ, số 29, 9/2016, tr 33-42.
3. Lưu Thế Anh, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn
Đức Thành, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Bá Biên (2016). Sách chuyên khảo
Tài nguyên đất Tây Nguyên hiện trạng và thách thức. NXB Khoa học
tự nhiên và Công nghệ.
4. Lưu Thế Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Đức Thành, Hoàng
Quốc Nam (2015). Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất bazan
canh tác các cây trồng chính ở tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí các khoa học trái
đất, 37 (2), 10/4/2015, 110-117.
5. Lưu Thế Anh, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Thị Thủy (2013). Các
dạng thoái hóa đất chính và khả năng xuất hiện hoang mạc hóa ở Tây
Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 7 năm 2013,
Bộ KHCN, tr 49-53.
6. Nguyễn Thị Thủy, Lưu Thế Anh, Nguyễn Đức Thành (2014).
Nghiên cứu tính chất lý, hóa cơ bản của đất chuyên canh cà phê ở Tây
Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII,
11/2014, tr 733-740.
7. Lưu Thế Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Đức Thành, Hoàng
Quốc Nam (2014). Đánh giá độ phì tự nhiên đất bazan tỉnh Đắk Lắk
bằng hệ thống phân loại độ phì tiềm năng FCC (Fertility Capacity
Classification). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ
VIII, 11/2014, tr 478-488.
8. Lưu Thế Anh, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn
Mạnh Hà, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Thị Huyền Ngọc, Nguyễn Đức
Thành (2012). Sổ tay hướng dẫn chuyên ngành đất đai, tập 3. NXB
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_co_so_dia_ly_hoc_trong_khai_thac_su_dung_dat_dai.pdf
- Tom tatLA_English_Thuy.pdf