1. Kết luận
1- Đã xác định được F. gigantica là loài sán lá ký sinh ở gan và ống
dẫn mật gây bệnh sán lá gan (Fasciolosis) cho trâu, bò ở 3 tỉnh miền núi
phía Bắc (Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang), tỷ lệ nhiễm ở trâu là
58,67% và ở bò là 36,67% (qua mổ khám).
2 - Về đặc điểm dịch tễ:
+ Thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho trâu,
bò ở 3 tỉnh còn chưa tốt, đặc biệt là các biện pháp phòng bệnh giun, sán
cho trâu, bò.
+ Tỷ lệ nhiễm sán F. gigantica qua xét nghiệm phân ở trâu tại ba tỉnh
là 46,63% (biến động từ 40,72% đến 51,89%); ở bò là 34,71% (biến động
29,84% - 38,57%). Tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng theo tuổi trâu, bò.
14 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị (2010 - 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHẠM DIỆU THÙY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN
TRÂU, BÒ (FASCIOLOSIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN,
BẮC KẠN, TUYÊN QUANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
(2010 - 2013)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Thái Nguyên, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHẠM DIỆU THÙY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN
TRÂU, BÒ (FASCIOLOSIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN,
BẮC KẠN, TUYÊN QUANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
(2010 - 2013)
Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y
Mã số: 62.64.01.04
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
Thái Nguyên, 2014
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Phạm Thị Trang
(2012), “Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola gigantica ở trâu,
bò của tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số
tháng 7, trang 19 - 23.
2. Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Kim Lan, Hoàng Thị Ngân
(2012), “Tình trạng nhiễm sán lá Fasciola ở đàn trâu, bò của tỉnh Bắc
Kạn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số tháng 8, trang 26 - 31.
3. Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Nhật Thắng,
Trần Thị Phương Thảo (2014), “Nghiên cứu khả năng sống của trứng
và thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola gigantica ở ngoại
cảnh và trong vật chủ trung gian”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, số tháng 6, trang 122 - 126.
4. Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Nhật Thắng,
Trần Thị Phương Thảo (2014), “Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu
trùng sán lá gan Fasciola gigantica ở ngoại cảnh”, Tạp chí Khoa học Kỹ
thuật Thú y, tập XXI, số 6, trang 76 - 81.
1
MỞ ĐẦU
Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fassciolosis) do hai loài sán lá
Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra, được coi là bệnh ký
sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ngành chăn
nuôi trâu, bò trên toàn thế giới (Soulsby E. J. L., 1987). Trong những
năm gần đây, bệnh sán lá gan ở trâu, bò đang trở nên phổ biến và gia
tăng do sự thay đổi khí hậu và sự di cư của động vật từ vùng này
sang vùng khác (Muhammad Kasib Khan và cs., 2013).
Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh
sán lá gan ở trâu, bò và biện pháp điều trị bệnh. Song, ở các địa
phương miền núi nói chung, ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và
Tuyên Quang nói riêng vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ
về bệnh sán lá gan, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống
bệnh hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu,
bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và biện
pháp phòng trị (2010 - 2013) ”.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trâu, bò nuôi tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang
- Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) ở trâu, bò.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 - 2013
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
2
2.1.3.1. Địa điểm triển khai: tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và
Tuyên Quang.
2.1.3.2. Địa điểm xét nghiệm mẫu
- Phòng thí nghiệm của Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
- Phòng Siêu cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu
* Động vật nghiên cứu: Trâu, bò các lứa tuổi, ốc nước ngọt.
* Các loại mẫu nghiên cứu: Mẫu phân tươi của trâu, bò; mẫu
đất (cặn) nền chuồng, mẫu cỏ thủy sinh, mẫu ốc không có nắp miệng,
mẫu sán lá Fasciola thu thập từ trâu, bò mổ khám, mẫu dịch mật...
2.2.2. Dụng cụ và hoá chất: Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc.
Master, bộ đồ mổ gia súc, lọ đựng tiêu bản, các bể thủy tinh, chậu
thủy tinh, khay nhựa, khay men, các loại thuốc tẩy sán lá gan...
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền
núi phía Bắc
2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá Fasciola spp. gây ra ở trâu, bò
2.3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh
trùng cho trâu, bò ở ba tỉnh nghiên cứu
2.3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò tại các địa
phương; theo tuổi trâu, bò; theo mùa vụ; theo tính biệt trâu, bò.
2.3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại
cảnh và trong ký chủ trung gian
3
- Sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở chuồng trại và xung
quanh chuồng trâu, bò; ở bãi chăn thả trâu, bò.
- Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá
Fasciola spp.
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola spp. của ốc - ký chủ trung gian
- Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm ấu trùng Adolescaria của sán lá
Fasciola spp.
- Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở
ngoại cảnh (khi chưa rơi vào môi trường nước).
- Nghiên cứu thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống
của Miracidium trong nước.
- Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp.
trong ốc - ký chủ trung gian.
2.3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp.
trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh ở trâu, bò.
2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp.
cho trâu, bò
2.3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. có hiệu lực cao
và an toàn
2.3.4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá
Fasciola spp. cho trâu, bò.
- Thử nghiệm biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola
spp. cho trâu.
- Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp.
cho trâu, bò.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2.4.1. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán lá Fasciola
spp. ký sinh ở trâu, bò tại Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang
2.4.2. Phương pháp điều tra tình trạng vệ sinh thú y và phòng
chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola
spp. ở trâu, bò: Sử dụng phương pháp lắng cặn Benedek (1943) để xét
nghiệm mẫu tìm trứng sán.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá Fasciola
spp. ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian
2.4.5. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở
ngoại cảnh (khi không rơi vào môi trường nước)
2.4.6. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium
trong nước
2.4.7. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá
Fasciola spp. trong ốc Lymnae viridis - ký chủ trung gian
2.4.8. Phương pháp xác định tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp.
trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh/trâu, bò
2.4.9. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán lá Fasciola spp.
2.4.10. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. trên trâu.
- Địa điểm thực hiện : huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
- Đối tượng thử nghiệm: trâu 2 - 4 năm tuổi
Nội dung triển khai:
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. của trâu
trước khi thử nghiệm
* Bố trí thử nghiệm
5
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. của trâu
sau 2 tháng thử nghiệm, sau 4 tháng thử nghiệm
* Đề xuất quy trình phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học
(theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện, 2008), trên phần mềm Excel
2003 và phần mềm Minitab 14.0.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang
Bảng 3.1. Kết quả mổ khám trâu và thu thập sán lá gan
Địa phương
(tỉnh)
Số trâu
mổ
khám
(con)
Số trâu
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm
(Số sán lá gan/trâu)
min ÷ max
Thái Nguyên 150 89 59,33 5 - 89
Bắc Kạn 150 78 52,00 3 - 72
Tuyên Quang 150 97 64,67 6 - 78
Tính chung 450 264 58,67 3 - 89
Bảng 3.2. Kết quả mổ khám bò và thu thập sán lá gan
Địa phương
(tỉnh)
Số bò
mổ
khám
(con)
Số bò
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm
(Số sán lá gan/bò)
min ÷ max
Thái Nguyên 20 8 40,00 7 - 52
Bắc Kạn 20 6 30,00 1 - 45
Tuyên Quang 20 8 40,00 4 - 64
Tính chung 60 22 36,67 1 - 64
6
Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: mổ khám 450 con trâu và 60 con
bò ở ba tỉnh, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 58,67%, cường độ nhiễm
tính chung là 3 - 89 sán/ trâu, tỷ lệ nhiễm ở bò là 36,67% với số lượng 1
- 64 sán/bò.
Bảng 3.3. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò
Kết quả định loại
Loài
Fasciola
gigantica
Loài Fasciola
hepatica
Số sán có dạng
trung gian giữa
hai loài
Địa phương
(tỉnh)
Số sán
định
loài
(con) Số con % Số con % Số con %
Thái Nguyên 262 258 98,47 0 0 4 1,19
Bắc Kạn 356 347 97,47 0 0 9 2,29
Tuyên Quang 538 517 96,10 0 0 21 4,06
Tính chung 1.156 1.122 97,06 0 0 34 2,94
Bảng 3.3 cho thấy, trong 1.156 sán lá được định loại có 97,06%
thuộc loài F. gigantica, không có sán nào thuộc loài F. hepatica, tỷ lệ này
biến động từ 96,10% - 98,47% giữa các tỉnh. Tuy nhiên, có 34 sán (2,94%)
có dạng trung gian giữa 2 loài F. gigantica và F. hepatica (những sán này có
“vai” nhưng không rõ ràng). Vì vậy, chúng tôi đã tiếp tục xác định lại số
mẫu này bằng phương pháp sinh học phân tử. Kết quả giải trình tự gene 3
mẫu đại diện cho thấy, các mẫu này đều có mức độ tương đồng 99% với
genbank của sán F. gigantica. Đối chiếu trình tự nucleotide và axit amin cho
thấy, hai mẫu sán F. gigantica có trình tự giống nhau, một mẫu khác 5
nucleotide và khác 3 axit amin so với trình tự của hai mẫu còn lại. Như vậy,
những sán lá có dạng trung gian trên cũng đều là loài F. gigantica.
3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu, bò
3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại ba tỉnh miền
núi phía Bắc
3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại
các địa phương
7
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại các
địa phương
Cường độ nhiễm
(trứng/g phân)
£ 200 > 200 - 500 > 500
Địa phương
(tỉnh, huyện)
Số trâu
kiểm tra
(con)
Số trâu
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%) n % n % n %
*
TháiNguyên
1.800 851 47,28b 447 52,52 262 30,79 142 16,69
Đồng Hỷ 600 335 55,83c 162 48,36 111 33,13 62 18,51
Võ Nhai 600 238 39,67a 151 63,45 58 24,37 29 12,18
Đại Từ 600 278 46,33b 134 48,20 93 33,45 51 18,35
χ2= 31,779; P = 0,000
* Bắc Kạn 1.800 733 40,72a 461 62,89 191 26,06 81 11,05
Chợ Mới 600 320 53,33b 186 58,13 102 31,87 32 10,00
Bạch Thông 600 190 31,67a 141 74,21 30 15,79 19 10,00
Ngân Sơn 600 223 37,17a 134 60,09 59 26,46 30 13,45
χ2= 63,055; P= 0,000
*
TuyênQuang
1.800 934 51,89c 568 60,81 289 30,94 77 8,25
Yên Sơn 600 336 56,00b 228 67,86 89 26,49 19 5,65
Hàm Yên 600 275 45,83a 166 60,36 82 29,82 27 9,82
TP. Tuyên Quang 600 323 3,83b 174 53,87 118 36,53 31 9,60
χ2= 13,784; P = 0,001
5.400 2.518 46,63 1.476 58,62 742 29,47 300 11,91 Tính chung
χ2= 45,551; P = 0,000
* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì
khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.6 cho thấy: Trâu ở 3 tỉnh nhiễm sán F. gigantica tới 46,63%,
biến động từ 40,72% - 51,89%. Sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa 3 tỉnh
rất rõ rệt (P < 0,001). Trong đó, trâu ở tỉnh Tuyên Quang nhiễm
nhiều nhất (51,89%), sau đó đến trâu ở tỉnh Thái Nguyên (47,28%),
thấp nhất là trâu ở Bắc Kạn (40,72%).
Về cường độ nhiễm, tính chung trâu có cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ
là chủ yếu. Cụ thể, trâu nhiễm cường độ nhẹ chiếm 58,62%; cường độ
trung bình chiếm 29,47%; cường độ nặng chiếm 11,91%.
8
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò tại các địa phương
Cường độ nhiễm
(trứng/g phân)
£ 200 > 200 - 500 > 500
Địa phương
(tỉnh, huyện)
Số bò
kiểm
tra
(con)
Số bò
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%) n % n % n %
* Thái Nguyên 630 243 38,57b 144 59,26 75 30,86 24 9,88
Đồng Hỷ 210 110 52,38b 47 42,73 44 40,00 19 17,27
Võ Nhai 210 63 30,00a 45 71,43 15 23,81 3 4,76
Đại Từ 210 70 33,33a 52 74,29 16 22,86 2 2,85
χ2= 25,846 ;P = 0,000
* Bắc Kạn 630 188 29,84a 123 65,43 51 27,13 14 7,44
Chợ Mới 210 80 38,10b 48 60,00 27 33,75 5 6,25
Bạch Thông 210 69 32,86b 52 75,36 12 17,39 5 7,25
Ngân Sơn 210 39 18,57a 23 58,97 12 30,77 4 10,26
χ2= 20,485; P= 0,000
*Tuyên Quang 630 225 35,71b 136 60,45 77 34,22 12 5,33
Yên Sơn 210 67 31,90 39 58,21 25 37,31 3 4,48
Hàm Yên 210 75 35,71 46 61,33 23 30,67 6 8,00
TP.Tuyên Quang 210 83 39,52 51 61,45 29 34,94 3 3,61
χ2= 2,655; P = 0,265
1.890 656 34,71 403 61,43 203 30,95 50 7,62 Tính chung
χ2= 11,015; P = 0,004
* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì
khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.7 cho thấy, bò ở 3 tỉnh nhiễm sán lá F. gigantica là 34,71% (thấp
hơn rõ rệt so với trâu), tỷ lệ nhiễm cao nhất thấy ở bò của tỉnh Thái Nguyên
(38,57%), thấp nhất là ở bò của tỉnh Bắc Kạn (29,84%). Tuy nhiên, sự khác
nhau về tỷ lệ nhiễm sán lá gan của bò ở Thái Nguyên và Tuyên Quang không
rõ rệt (P > 0,05). Về tỷ lệ nhiễm ở mỗi tỉnh, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn có
tỷ lệ nhiễm giữa các huyện khác nhau (P < 0,001), nhưng tại tỉnh Tuyên
Quang thì sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các huyện không rõ rệt (P > 0,05).
Về cường độ nhiễm, cường độ nhiễm nhẹ và trung bình ở bò nhiều hơn so với
trâu, nhưng cường độ nhiễm nặng thì ít hơn.
9
3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo mùa vụ
Bảng 3.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo mùa vụ
Cường độ nhiễm
(trứng/ g phân)
£ 200 > 200 - 500 > 500
Địa
phương
(tỉnh)
Mùa
Số
trâu
kiểm
tra
(con)
Số
trâu
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%) n % n % n %
Xuân 450 173 38,44a 78 45,09 63 36,42 32 18,49
Hè 486 291 59,88c 165 56,70 80 27,49 46 15,81
Thu 414 218 52,66b 117 53,67 69 31,65 32 14,68
Đông 450 169 37,56a 87 51,48 50 29,59 32 18,93
Thái
Nguyên
χ2= 66,906; P= 0,000
Xuân 378 115 30,42a 80 69,57 31 26,96 4 3,47
Hè 468 245 52,35c 146 59,59 66 26,94 33 13,47
Thu 450 202 44,89b 119 58,91 54 26,73 29 14,36
Đông 504 171 33,93a 116 67,84 40 23,39 15 8,77
Bắc
Kạn
χ2= 55.,697; P = 0,000
Xuân 503 254 50,50b 136 53,54 93 36,61 25 9,85
Hè 453 271 59,82c 187 69,00 63 23,25 21 7,75
Thu 412 220 53,40bc 138 62,73 67 30,45 15 6,82
Đông 432 189 43,75a 107 56,61 66 34,92 16 8,47
Tuyên
Quang
χ2= 23,653; P = 0,000
Xuân 1,331 542 40,72a 294 54,24 187 34,5 61 11,26
Hè 1,407 807 57,36c 498 61,71 209 25,9 100 12,39
Thu 1,276 640 50,16b 374 58,44 190 29,69 74 11,87
Đông 1,386 529 38,17a 310 58,60 156 29,49 65 11,91
Tính
chung
χ2= 129,022; P = 0,000
* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì
khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả bảng 3.10 cho thấy:
* Về tỷ lệ nhiễm: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu tính chung tại ba tỉnh
có sự khác nhau theo mùa. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa Hè (57,36%),
sau đó đến mùa Thu (50,16%); mùa Xuân (40,72%) và thấp nhất là vào
mùa Đông (38,17%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu ở mùa
Đông và mùa Xuân khác nhau không rõ rệt (P > 0,05).
10
* Về cường độ nhiễm: Trâu chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ và
trung bình ở cả bốn mùa trong năm. Ở cường độ nặng, tỷ lệ trâu, bò
nhiễm vào mùa Hè và mùa Đông cao hơn.
3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo
tính biệt
Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt
của bò
Cường độ nhiễm (trứng/g phân)
£ 200 > 200 – 500 > 500
Địa
phương
(tỉnh)
Tính
biệt
bò
Số bò
kiểm tra
(con)
Số bò
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%) n % n n % n
Đực 239 85 35,56 51 60,00 26 30,59 8 9,41 Thái
Nguyên Cái 391 158 40,41 93 58,86 49 31,01 16 10,13
Đực 284 86 30,28 53 61,63 28 32,56 5 5,81
Bắc Kạn
Cái 346 102 29,48 70 68,63 23 22,55 9 8,82
Đực 164 58 35,37 34 58,62 21 36,21 4 5,17 Tuyên
Quang Cái 466 167 35,84 102 61,08 56 33,53 8 5,39
Đực 687 229 33,33 138 60,26 75 32,75 17 6,99
Cái 1.203 427 35,49 265 62,06 128 29,98 33 7,96 Tính chung
χ2= 0,901; P = 0,342
Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò đực là
33,33% và bò cái là 35,49%. So sánh thống kê thấy tỷ lệ nhiễm ở bò
đực và bò cái không có sự khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Về cường độ
nhiễm, giữa bò đực và bò cái cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên trâu, bò
của Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997), kết quả
nghiên cứu trên dê của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999), Khan
M. K. và cs. (2009).
3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại
cảnh và trong ký chủ trung gian
3.2.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica trên bãi chăn thả trâu, bò
11
Bảng 3.16. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở khu vực bãi
chăn thả trâu, bò
Đất bề mặt bãi chăn Vũng nước đọng Địa phương
(tỉnh, huyện) Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ
(%)
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ
(%)
* Thái Nguyên 450 33 7,33 450 61 13,56
Đồng Hỷ 150 11 7,33 150 20 13,33
Võ Nhai 150 10 6,67 150 16 10,67
Đại Từ 150 12 8,00 150 25 16,67
* Bắc Kạn 450 38 8,44 450 63 14,00
Chợ Mới 150 14 9,06 150 23 15,33
Bạch Thông 150 13 8,84 150 25 16,67
Ngân Sơn 150 11 7,56 150 15 10,00
* Tuyên Quang 450 42 9,33 450 78 17,33
Yên Sơn 150 16 10,67 150 32 21,33
Hàm Yên 150 14 9,33 150 24 16,00
TP. Tuyên Quang 150 12 8,00 150 22 14,67
1.350 113 8,37 1.350 202 14,96 Tính chung
χ2= 1,178; P = 0,555 χ2= 3,016; P = 0,221
Bảng 3.16 cho thấy: tính chung, có 8,37% số mẫu đất bề mặt bãi
chăn và 14,96% số mẫu nước ở các chỗ trũng trên bãi chăn thả trâu,
bò xét nghiệm thấy trứng sán lá F. gigantica. Điều này chứng tỏ, khu
vực bãi chăn thả trâu, bò ở các địa phương thuộc ba tỉnh nghiên cứu
đều bị ô nhiễm mầm bệnh sán lá gan.
3.2.3.3. Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá
F. gigantica
12
Bảng 3.17. Kết quả định loại các mẫu ốc nước ngọt
Loài
Lymnaea
viridis
Loài
Lymnaea
swinhoei
Loài khác Địa phương
(tỉnh, huyện)
Số ốc định
loại (con)
n (%) n (%) n (%)
* Thái Nguyên 2.160 768 35,56 621 28,75 771 35,69
Đồng Hỷ 720 224 31,11 195 27,08 301 41,81
Võ Nhai 720 293 40,69 235 32,64 192 26,67
Đại Từ 720 251 34,86 191 26,53 278 38,61
* Bắc Kạn 2.160 663 30,70 437 20,23 1.060 49,07
Chợ Mới 720 221 30,69 174 24,17 325 45,14
Bạch Thông 720 230 31,94 147 20,42 343 47,64
Ngân Sơn 720 212 29,45 116 16,11 392 54,44
*Tuyên Quang 2.160 520 24,07 978 45,28 662 30,65
Yên Sơn 720 234 32,50 286 39,72 200 27,78
Hàm Yên 720 120 16,67 365 50,69 235 32,64
TP. Tuyên Quang 720 166 23,05 327 45,42 227 31,53
Tính chung 6.480 1.951 30,11 2.036 31,42 2.493 38,47
Bảng 3.17 cho thấy: tính chung cả ba tỉnh, trong 6.480 ốc thu
thập, có 30,11% thuộc loài L. viridis; 31,42% thuộc loài L. swinhoei;
38,47% là những loài ốc khác (không phải là ký chủ trung gian của
sán lá Fasciola). Như vậy, có hơn 60% số ốc thu được thuộc hai loài
L. viridis và L. swinhoei.. Sự phân bố phổ biến với số lượng nhiều của
hai loài ốc trên là điều kiện thuận lợi cho sán lá F. gigantica hoàn thành
vòng đời của chúng.
3.2.3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt - ký chủ
trung gian
13
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá F. gigantica của ốc nước ngọt
Địa phương
(tỉnh)
Diễn giải
Thái Nguyên Bắc Kạn Tuyên Quang
Loài ốc Lymnaea viridis
Lymnaea
swinhoei
Lymnaea
viridis
Lymnaea
swinhoei
Lymnaea
viridis
Lymnaea
swinhoei
Số lượng ốc kiểm
tra (con) 768 621 663 437 520 978
Số ốc nhiễm ấu
trùng sán lá (con) 108 40 173 41 208 318
Tỷ lệ nhiễm (%) 14,06 6,44 26,09 9,38 40,00 32,52
n(con) 55 13 95 18 76 124 Sporocyst (%) 50,93 32,50 54,91 43,90 36,54 38,99
n(con) 63 19 97 25 96 131 Redia % 58,33 47,50 56,07 60,98 46,15 41,19
n(con) 66 17 104 22 103 141 Cercaria (%) 61,11 42,50 60,12 53,66 49,52 44,34
Bảng 3.19 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở ốc cả hai loài ốc L. viridis và L.
swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan biến động 20% - 70% ở mỗi tỉnh,
trong đó loài L. viridis nhiễm với tỷ lệ cao hơn rõ rệt so với loài L.
swinhoei (điều này thấy ở cả ba tỉnh nghiên cứu). Chúng tôi cho rằng,
loài L. viridis có thể cảm thụ hơn với sán lá F. gigantica so với loài L.
swinhoei.
- Về tỷ lệ nhiễm các dạng ấu trùng sán lá F. gigantica ở ốc:
Ốc L. viridis bị nhiễm ấu trùng Sporocyst từ 36,54% đến 54,91%;
nhiễm ấu trùng Redia từ 46,15% đến 58,33% và nhiễm Cercaria từ
49,52% đến 61,11%.
Ốc L. swinhoei bị nhiễm ấu trùng Sporocyst từ 32,50% đến
43,90%; nhiễm ấu trùng Redia từ 41,19% đến 47,50% và nhiễm
Cercaria từ 42,50% đến 53,66%.
14
3.2.3.8. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời
gian sống của Miracidium trong nước
Bảng 3.24. Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước
(từ khi trứng sán lá F. gigantica rơi vào môi trường nước)
Thời gian bắt đầu
có Miracidium
thoát vỏ
Thời gian
Miracidium
thoát vỏ hết Mùa Đợt thí nghiệm
Số mẫu
thí
nghiệm
to và
pH
nước ( )X Xm±
(ngày)
Tính
chung
(ngày)
( )X Xm±
(ngày)
Tính
chung
(ngày)
I 10 15,40 ± 0,45 14,40 ± 0,36
II 10 14,60 ± 0,41 16,80 ± 0,25 Xuân
III 10
22 -
23oC,
6 - 7 15,20 ± 0,25
14
15,20 ± 0,62
16
I 10 8,80 ± 0,33 9,70 ± 1,58
II 10 8,90 ± 0,31 8,30 ± 1,78 Hè
III 10
26 -
27oC,
6 - 7 9,50 ± 0,23
8
10,10 ± 2,18
10
I 10 12,00 ± 0,58 14,10 ± 2,79
II 10 13,70 ± 0,30 12,20 ± 2,81 Thu
III 10
24 -
25oC,
6 - 7 11,40 ± 0,21
11
15,40 ± 2,92
15
I 10 20,00 ± 0,47 19,70 ± 0,63
II 10 19,30 ± 0,74 21,10 ± 0,79 Đông
III 10
18 -
19oC,
6 - 7 19,90 ± 0,42
19
20,30 ± 1,57
21
Bảng 3.24 cho thấy: vào mùa Xuân, Miracidium thoát vỏ sớm
nhất là 14 ngày, muộn nhất là 16 ngày; mùa Hè sớm nhất là 8 ngày
và muộn nhất là 10 ngày; mùa Thu thời gian sớm nhất là 11 ngày và
muộn nhất là 15 ngày; mùa Đông thời gian sớm nhất là 19 ngày và
muộn nhất là 21 ngày. Như vậy, thời gian cần cho trứng phát triển từ
khi vào môi trường nước đến lúc nở thành Miracidium biến động
trong khoảng thời gian 8 - 21 ngày.
15
3.2.3.9. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá F.
gigantica trong ốc - ký chủ trung gian
Bảng 3.26. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng của sán
lá F. gigantica (từ khi trứng rơi vào nước)
Giai đoạn
ấu trùng
Mùa
Trứng à
Miracidium
(ngày)
Miracidium à
Sporocyst
(ngày)
Sporocyst
à Redia
(ngày)
Redia à
Cercaria
(ngày)
Cercaria à
Adolescaria
(giờ)
Trứng à
Adolescaria
(ngày)
Xuân 14 - 16 3 - 4 6 - 8 18 - 20 2 - 4* 41 - 48
Hè 8 - 10 2 - 3 4 - 7 15 - 17 2 - 4* 29 - 37
Thu 11 - 15 3 - 4 5 - 8 17 - 18 2 - 4* 36 - 45
Đông 19 - 21 4 - 5 8 - 9 20 - 21 3 - 5* 51 - 56
Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy: trong mùa Đông, thời gian phát
triển của trứng và các dạng ấu trùng trong ốc đều dài nhất. Quy luật
về thời gian phát triển của ấu trùng trong ký chủ trung gian theo mùa
cho thấy, nhiệt độ là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong
ký chủ trung gian.
3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1
gam phân với số sán ký sinh/trâu, bò
* Tương quan giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán
ký sinh/trâu được xác định trên phần mềm Minitab 14.0. Kết quả
như sau:
Phương trình hồi quy tuyến tính: y = a + bx
(y: số trứng sán/gam phân, x: số sán ký sinh/trâu)
Trong đó: a = 0,194
b = 8,101
® Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,194 + 8,101x
Hệ số tương quan: r = 0,96
Tương quan giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán ký
sinh/trâu được biểu diễn ở hình 3.10.
16
x
y
9080706050403020100
800
700
600
500
400
300
200
100
0
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương
quan giữa số trứng sán/ gam phân với số sán ký sinh/trâu
Đồ thị ở hình 3.10 cho thấy: các điểm tương ứng giữa số sán đếm
được qua mổ khám trâu với số trứng sán trong 1 gam phân hầu hết
đều nằm xung quanh đường biểu diễn phương trình hồi quy tuyến
tính y = a + bx, đi từ bên trái phía dưới tới bên phải phía trên, không
có điểm nào nằm ở xa đường biểu diễn này. Điều đó có nghĩa là
tương quan giữa số trứng sán F. gigantica/gam phân với số sán lá ký
sinh/trâu là tương quan thuận.
Hệ số tương quan r = 0,96 cho thấy tương quan này rất chặt.
* Tương quan giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán lá ký
sinh/bò như sau:
Phương trình hồi quy tuyến tính: y = a + bx
(y: số trứng sán/gam phân, x: số sán ký sinh/bò)
Trong đó: a = 4,145
b = 8,094
® Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 4,145 + 8,094x
Hệ số tương quan: r = 0,969
Tương quan giữa số trứng sán F. gigantica/gam phân với số sán lá
ký sinh/bò được biểu diễn ở hình 3.11.
17
x
y
706050403020100
500
400
300
200
100
0
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương
quan giữa số trứng sán/ gam phân với số sán lá ký sinh/bò
Đồ thị ở hình 3.11 cho thấy: các điểm tương ứng giữa số sán đếm
được qua mổ khám bò với số trứng sán trong 1 gam phân hầu hết đều
nằm xung quanh đường biểu diễn phương trình hồi quy tuyến tính
y = a + bx, đi từ bên trái phía dưới tới bên phải phía trên, chỉ có
1 điểm nằm hơi xa đường biểu diễn này. Điều đó có nghĩa là tương
quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân với số sán lá
ký sinh/bò là tương quan thuận.
Hệ số tương quan r = 0,969 cho thấy tương quan này là
rấ t chặt.
3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho
trâu, bò
3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá F. gigantica có hiệu lực cao và an toàn
3.4.1.2. Thử nghiệm hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán
lá F. gigantica trên trâu, bò
* Thử nghiệm trên diện hẹp
18
Bảng 3.30. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc
trên bò thí nghiệm
Ngày sau tẩy
(trứng/g phân)
Mổ khám sau tẩy
Thuốc và liều
lượng
Số thứ
tự
bò
Trước tẩy
(trứng/g
phân) 5 10 15
Ngày
mổ
khám
sau tẩy
Số
sán/bò
(con)
1 285 30 0 0 -
2 315 30 0 0 -
3 375 45 0 0 -
4 405 60 0 0 35 0
Albendazol
(12mg/kgTT)
5 255 15 0 0 -
1 450 55 0 0 -
2 410 60 0 0 25 0
3 380 40 0 0 -
4 295 30 0 0 -
Triclabendazole
(15 mg/kgTT)
5 320 35 0 0 -
1 260 25 0 0 -
2 350 35 0 0 -
3 300 30 0 0 30 0
4 430 45 0 0 -
Nitroxinil - 25
(12mg/kgTT)
5 330 40 0 0 -
Bảng 3.30 cho thấy: sử dụng 3 loại thuốc cho bò nhiễm sán lá F.
gigantica với liều như trên, hiệu lực của thuốc đạt tương tự như thử
nghiệm trên trâu (15/15 bò sạch trứng sán trong phân sau 10 ngày
dùng thuốc, 3/15 bò được mổ khám kiểm tra lại đều sạch sán ở gan
và ống dẫn mật sau 25 - 35 ngày dùng thuốc tẩy). Đồng thời, cả 15
bò đều không có biểu hiện khác thường nào sau khi dùng thuốc. Như
vậy, liều của ba loại thuốc đã sử dụng an toàn đối với bò.
19
* Thử nghiệm trên diện rộng
Chúng tôi đã thử nghiệm hiệu lực điều trị của thuốc
triclabendazole, liều 15 mg/kgTT; thuốc albendazol và nitroxinil -
25, liều 12mg/kg TT cho 450 trâu và 270 bò ở các địa phương. Kết
quả được trình bày ở bảng 3.31 và 3.32.
Bảng 3.31. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica
cho trâu trên diện rộng
Trước tẩy Sau tẩy 15 ngày Hiệu lực tẩy
Đợt Loại thuốc
Liều
lượng
(mg/
kg TT)
Số
trâu
nhiễm
(con)
Cường độ (
xmX ± )
(Trứng/ g phân)
Số
trâu
nhiễm
(con)
Cường độ
(
xmX ± )
(Trứng/ g phân)
Số trâu
sạch
trứng
(con)
Hiệu
lực tẩy
(%)
Albendazol 12 50 465,00 ± 56,00 3 45,60 ±10,30 47 94,00
Triclabendazole 15 50 418,30 ± 48,65 0 0 50 100 I
Nitroxinil - 25 12 50 445,28 ± 30,50 3 35,20 ±8,70 47 94,00
Albendazol 12 50 520,80 ± 53,10 5 60,80 ±14,40 45 90,00
Triclabendazole 15 50 560,00 ± 46,50 0 0 50 100 II
Nitroxinil - 25 12 50 490,35 ± 28,50 4 50,00 ±13,40 46 92,00
Albendazol 12 50 420,30 ± 46,00 5 25,80 ±6,72 45 90,00
Triclabendazole 15 50 380,50 ± 60,78 0 0 50 100 III
Nitroxinil - 25 12 50 415,27 ± 23,60 5 40,50 ± 9,86 45 90,00
Kết quả ở bảng 3.31 cho thấy: trong cả 3 đợt điều trị, thuốc
triclabendazole đều có hiệu lực tẩy cao nhất (100%), sau tẩy 15 ngày
kiểm tra không còn trứng sán trong phân. Thuốc albendazol có hiệu
lực tẩy khá cao, đạt 90 - 94%, cường độ nhiễm giảm từ 420 - 465
trứng/gam phân xuống còn 25 - 60 trứng/gam phân. Thuốc nitroxinil
- 25 cũng có hiệu lực tẩy đạt 90 - 94%, cường độ nhiễm sán giảm từ
20
415 - 490 trứng/gam phân xuống còn 35 - 50 trứng/gam phân sau khi
tẩy 15 ngày. Theo dõi trước và sau dùng thuốc, chúng tôi thấy toàn
bộ số trâu được tẩy sán vẫn vận động, ăn uống và nhai lại bình
thường, không có trâu nào có phản ứng phụ sau dùng thuốc. Vì vậy
chúng tôi đánh giá: mức liều đã sử dụng của ba loại thuốc đều an
toàn 100% đối với trâu.
3.4.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica
trên trâu
Tỷ lệ và cường độ nhiễm ở trâu của lô thí nghiệm và lô đối chứng
trước khi thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.33.
Bảng 3.33. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán F. gigantica của trâu
trước thí nghiệm
Lô
Diễn giải
Thử
nghiệm
Đối
chứng
Mức ý
nghĩa (P)
Số trâu kiểm tra (con) 80 80 -
Số trâu nhiễm (con) 31 30 -
Tỷ lệ nhiễm (%) 38,75 37,50 > 0,05
n 18 17 - ≤ 200
% 58,06 56,67 > 0,05
n 11 11 - >200 -
500 % 35,48 36,67 > 0,05
n 2 2 -
Cường độ
nhiễm
(số trứng/ gam
phân)
> 500
% 6,45 6,67 > 0,05
Bảng 3.33 cho thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở
lô thử nghiệm và lô đối chứng trước thí nghiệm tương đương nhau.
3.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng thử nghiệm
21
Bảng 3.35. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng
thử nghiệm
Diễn giải
Lô
Thử
nghiệm Đối chứng
Mức ý
nghĩa (P)
Số trâu kiểm tra (con) 80 80 -
Số trâu nhiễm (con) 14 36 -
Tỷ lệ nhiễm (%) 17,50 45,00 < 0,001
n 13 24 -
≤ 200
% 92,86 66,67 < 0,001
n 1 10 - >200 - 500
% 7,14 27,78 < 0,001
n 0 2 -
Cường độ
nhiễm
(số trứng/
gam phân)
> 500
% 0.00 5,56 < 0,001
Bảng 3.35 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm: sau 4 tháng thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica
của trâu ở lô thử nghiệm là 17,50%, trong khi tỷ lệ nhiễm của trâu ở lô đối
chứng là 45,00%, sự sai khác này là rất rõ rệt (P < 0,001).
- Về cường độ nhiễm:
+ Cường độ nhiễm nhẹ: có 92,86% số trâu nhiễm sán ở lô thử nghiệm
nhiễm ở cường độ nhẹ, trong khi ở lô đối chứng tỷ lệ nhiễm nhẹ là
66,67%, sự sai khác này là rất rõ rệt (P < 0,001).
+ Cường độ nhiễm trung bình: lô thử nghiệm có 7,14%, trong khi lô
đối chứng tỷ lệ này là 27,78%.
+ Cường độ nhiễm nặng: không có trâu nào ở lô thử nghiệm nhiễm
nặng, trong khi tỷ lệ nhiễm nặng ở lô đối chứng là 5,56%, sự sai khác có ý
nghĩa thống kê (P < 0,001).
3.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá F.
gigantica cho trâu, bò
Từ kết quả của đề tài, chúng tôi đề xuất biện pháp phòng chống tổng
hợp bệnh sán lá gan cho trâu, bò như sau:
22
1. Tẩy sán lá F. gigantica cho trâu, bò: Định kỳ tẩy sán lá gan 2
lần/năm (đợt 1 vào tháng 4,5; đợt 2 vào tháng 9,10) cho cả đàn trâu, bò khi
kiểm tra phân thấy có 20 - 30% nhiễm sán lá gan.
Ba loại thuốc với các mức liều đã thử nghiệm (triclabendazole, liều 15
mg/kgTT, albendazol và nitroxinil - 25, liều 12 mg/kgTT) đều cho kết quả tẩy
sán lá gan tốt. Tùy từng địa phương, tùy điều kiện trường hợp cụ thể, mà có thể
lựa chọn một trong những loại thuốc đó để tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Tuy
nhiên, nên sử dụng thuốc triclabendazole để có hiệu quả tẩy tốt nhất.
2. Xử lý phân trâu, bò để diệt trứng sán lá F. gigantica: hàng ngày thu
gom phân ở chuồng nuôi, tập trung vào hố ủ hoặc tập trung vào một nơi,
vun thành đống, trát bùn kín dày 5 - 10 cm.
3. Vệ sinh chuồng nuôi trâu, bò: định kỳ 2 tháng 1 lần dùng thuốc sát
trùng phun để diệt trứng sán lá F. gigantica ở nền chuồng và khu vực
xung quanh chuồng trâu, bò.
4. Cải tạo đồng cỏ, bãi chăn thả trâu, bò: cần lấp những vũng nước
đọng trên bãi chăn, thu gom phân trên bãi chăn để ủ nhằm hạn chế sự phát
tán, phát triển của trứng và ấu trùng sán lá ở ngoại cảnh.
5. Diệt vật chủ trung gian của sán lá Fasciola. Tháo cạn nước, làm khô
những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt là những biện pháp hữu hiệu để
diệt ốc Lymnaea spp.. Có thể diệt ốc bằng vôi bột, sulfat đồng... hoặc chăn
nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và cá trắm đen. Tuy nhiên, tùy từng địa
phương có thể vận dụng phương pháp diệt vật chủ trung gian của sán lá
Fasciola cho phù hợp và hiệu quả.
6. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò: Đối với trâu, bò các lứa tuổi
(đặc biệt là trâu, bò sinh sản) chú ý đảm bảo khẩu phần ăn đủ cả về số lượng
và chất lượng. Các hộ chăn nuôi trâu, bò nên loại thải những trâu, bò già trên 8
năm tuổi để loại bỏ bớt nguồn gieo rắc trứng sán lá F. gigantica ra ngoại cảnh,
giảm khả năng lây nhiễm cho những trâu, bò khác.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1- Đã xác định được F. gigantica là loài sán lá ký sinh ở gan và ống
dẫn mật gây bệnh sán lá gan (Fasciolosis) cho trâu, bò ở 3 tỉnh miền núi
23
phía Bắc (Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang), tỷ lệ nhiễm ở trâu là
58,67% và ở bò là 36,67% (qua mổ khám).
2 - Về đặc điểm dịch tễ:
+ Thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho trâu,
bò ở 3 tỉnh còn chưa tốt, đặc biệt là các biện pháp phòng bệnh giun, sán
cho trâu, bò.
+ Tỷ lệ nhiễm sán F. gigantica qua xét nghiệm phân ở trâu tại ba tỉnh
là 46,63% (biến động từ 40,72% đến 51,89%); ở bò là 34,71% (biến động
29,84% - 38,57%). Tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng theo tuổi trâu, bò.
Trâu, bò nhiễm sán lá F. gigantica nhiều và nặng hơn trong mùa Hè, tỷ
lệ và cường độ nhiễm ở các mùa khác đều thấp và nhẹ hơn.
Biến động về tỷ lệ và cường độ nhiễm của trâu, bò cái và trâu, bò đực
không theo quy luật rõ rệt.
+ Nền chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò đều bị ô
nhiễm trứng sán lá F. gigantica với tỷ lệ mẫu dương tính là 20 - 43%.
Có 8,37% số mẫu đất bề mặt bãi chăn và 14,96% số mẫu nước ở các
chỗ trũng trên bãi chăn thả trâu, bò nhiễm trứng sán lá F. gigantica.
+ Ốc L. viridis và L. swinhoei - ký chủ trung gian của sán lá F.
gigantica phân bố phổ biến ở tất cả các địa phương nghiên cứu
Tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan biến động 20 - 70%, loài L. viridis
nhiễm với tỷ lệ cao hơn rõ rệt so với loài L. swinhoei, tỷ lệ nhiễm 3 dạng
ấu trùng của sán lá gan của ốc khá cao (32 - 61%).
+ Các mẫu cỏ thủy sinh ở Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang
nhiễm Adolescaria với tỷ lệ 14 - 23%.
+ Vào mùa Xuân, trứng sán F. gigantica sống được 12 - 48 ngày
(trong phân khô tự nhiên), 43 - 125 ngày (trong phân ẩm ướt). Thời gian
sống của trứng ngắn hơn khi theo dõi trong mùa Hè, dài hơn vào mùa Thu
và dài nhất vào mùa Đông (19 - 80 ngày trong phân khô, 75 - 160 ngày
trong phân ẩm ướt).
24
Thời gian sống của trứng trong đất khô ngắn, thời gian sống trong đất ướt
dài hơn. Vào mùa Hè thời gian trứng sống trong đất ngắn hơn các mùa khác
+ Ở mùa Xuân, Miracidium thoát vỏ sớm nhất là 14 ngày, muộn nhất
là 16 ngày; mùa Hè thời gian này là 8 ngày và 10 ngày; mùa Thu thời gian
này là 11 và 15 ngày; mùa Đông là 19 và 21 ngày.
Sau khi thoát vỏ, Miracidium tồn tại trong nước không quá 10 giờ
(mùa Xuân), 11 giờ (mùa Hè), 14 giờ (mùa Thu) và 9 giờ (mùa Đông).
Thời gian từ khi trứng sán F. gigantica vào môi trường nước đến khi
hình thành Adolescaria dài nhất vào mùa Đông (51 - 56 ngày), sau đó đến
mùa Xuân (41 - 48 ngày), mùa Thu ( 37 - 45 ngày) và ngắn nhất vào mùa
Hè (29 - 37 ngày).
3- Tương quan giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán ký
sinh/trâu, bò là tương quan thuận khá chặt theo phương trình hồi quy
tuyến tính y = a + bx với hệ số tương quan r = 0,96.
4- Với liều hướng dẫn, thuốc han - dertin B và fasciolid có hiệu lực tẩy
sán lá F. gigantica không cao (78 - 86%).
Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của thuốc triclabendazole, liều 15 mg/kgTT là
100%; thuốc albendazol và nitroxinil - 25 với cùng liều 12mg/kg TT hiệu lực
tẩy đạt 90 - 96%. Cả 3 loại thuốc đều an toàn đối với trâu, bò.
5- Phòng chống bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò bằng thực hiện
đồng bộ 6 biện pháp chính (tẩy sán bằng thuốc triclabendazole, ủ phân,
diệt ốc ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại và bãi
chăn thả và cần loại thải những trâu, bò già trên 8 năm tuổi).
2. Đề nghị
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trâu, bò thường được nuôi theo phương
thức chăn thả, tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có. Vì vậy, cần phổ biến
rộng rãi biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola gigantica
cho trâu, bò theo 6 nội dung trên, nhằm giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh
gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi
trâu, bò phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_dich_te_benh_san_la_gan_trau_bo_fasciolosis_o_tinh_thai_nguyen_bac_kan_tuyen_qua.pdf