Nhân giống bằng hạt
Kết quả theo dõi thời gian nảy mầm của hạt cho thấy, khả năng nảy mầm
của hạt tươi tương đối chậm. Thời gian bắt đầu nảy mầm khoảng 120 ngày
(4 tháng) sau khi gieo, hạt đã phơi khô hoàn toàn mất khả năng nảy mầm.
Bàn luận
Với bộ tiêu bản đã thu được, đến nay có thể khẳng định chi Nhàu
(Morinda L.) ở Việt Nam gồm ít nhất 10 loài. Ghi nhận bổ sung thêm
nhiều điểm phân bố trong đó, đã ghi nhận thêm các điểm phân bố ở
miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị) cho loài Ba kích (M. officinalis)
và ở Quảng Nam cho loài Nhàu nước (M. persicaefolia). Khi nhân giống
loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa), sử dụng các loại hom giàm sẽ đạt
hiệu quả cao nhất. Trong thành phần hóa học của các loài nghiên cứu đã
xác định được 6 hợp chất mới và 22 hợp chất đã biết. Các dịch chiết và
chất sạch thể hiện có hoạt tính, đặc biệt là loài Nhàu lông mềm.
28 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học và khả năng sử dụng một số loài trong chi nhàu (morinda l.) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
----------------------------------------------------
VŨ HƯƠNG GIANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG
SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI NHÀU
(MORINDA L.) Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
Mã số: 62. 42. 01. 11
Hà Nội, 2015
2
Công trình được hoàn thành tại:
Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Ninh Khắc Bản
2. PGS. TS. Phan Văn Kiệm
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thế Bách
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến
Phản biện 3: TS. Trần Thị Phương Anh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện
Tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Vào hồi: giờ 9h00 ngày 19 tháng 2 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Lãnh thổ Việt Nam có tới 3/4 diện tích là rừng núi, địa hình chia cắt nên
điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc
trưng. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng gần 13000 loài thực vật bậc cao
có mạch trong đó có khoảng hơn 4000 loài được sử dụng làm thuốc.
Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên làm dược phẩm
chữa bệnh đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học
cũng như cộng đồng bởi nhiều ưu điểm như ít tác dụng phụ, dễ hấp thu và
chuyển hóa trong cơ thể hơn so với các dược phẩm tổng hợp... Morinda L.
là chi có số lượng loài tương đối lớn (hơn 40 loài), một số loài thể hiện khả
năng điều trị bệnh rất tốt, như loài Morinda citrifolia L. được xem là một vị
thuốc có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều hòa thần kinh, hạ huyết áp; loài
Morida officinalis F. C. How được sử dụng làm thuốc bổ trí não, ôn thận trợ
dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Hiện nay, hai loài trên đã được sản
xuất rộng rãi trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
các bệnh về tim mạch, xương khớp, tai biến mạch máu não, ung thư Ở
nước ta, chi Morinda L. được sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm tri thức
bản địa mà ít có những nghiên cứu mang tính hệ thống.
Luận án này tập trung nghiên cứu đặc tính sinh học và khả năng sử
dụng 03 loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam gồm: Nhàu lông
mềm (Morinda tomentosa Heyne in Roth), Nhàu tán (Morinda umbellata
L.) và Nhàu lá dài (Morinda longifolia Craib) dựa vào những nghiên cứu
về thành phần loài, tri thức bản địa, thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học, từ đó lựa chọn loài có triển vọng để tiến hành nhân giống, tạo nguồn
nguyên liệu và làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
2. Mục tiêu của luận án
Nghiên cứu các cơ sở khoa học về sinh học, hóa học nhằm góp phần khai
thác, phát triển, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên về các loài
trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam.
4
3. Ý nghĩa của luận án
Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng và triển
vọng khai thác, gây trồng và sử dụng bền vững các loài trong chi Nhàu
(Morinda L.) ở nước ta.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Ghi nhận mới loài Nhàu lá dài (Morinda longifolia Craib) cho Hệ
Thực vật Việt Nam.
4.2. Ghi nhận bổ sung thêm các điểm phân bố của các loài trong chi
Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam.
4.3. Lần đầu tiên cung cấp một số dẫn liệu về thành phần hóa học chủ
yếu của 3 loài: Nhàu lông mềm (M. tomentosa), Nhàu tán (Morinda
umbellata L.), Nhàu lá dài (M. longifolia) ở Việt Nam. Đã phát hiện và
công bố 06 hợp chất mới từ tự nhiên. Trong đó: 02 hợp chất mới từ lá
loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa) là morintoside A và morintoside B;
02 hợp chất mới từ thân và lá loài Nhàu tán (M. umbellata) là
umbellatolide A và umbellatolide B; 02 hợp chất mới từ thân loài Nhàu
lá dài (M. longifolia) là longifolide A và longifolide B.
4.4. Lần đầu tiên thử nghiệm hoạt tính sinh học các dịch chiết từ 4 loài: Ba
kích lông (M. cochinchinensis), Nhàu lông mềm (M. tomentosa), Nhàu tán
(M. umbellata) và Nhàu lá dài (M. longifolia) ở Việt Nam, trong đó, thử hoạt
tính kháng vi sinh vật kiểm định, hoạt tính chống oxi hóa, hoạt tính gây độc tế
bào trên các dòng tế bào ung thư vú (MCF7), ung thư biểu mô (KB), ung thư
phổi (LU-1) và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các chất sạch phân
lập từ loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa).
4.5. Lần đầu tiên nghiên cứu về khả năng nhân giống bằng hom cành và
hạt của loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa).
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 119 trang, 45 bảng, 39 hình, 03 sơ đồ và 16 phụ lục.
Luận án gồm các phần: Mở đầu (02 trang); Chương 1: Tổng quan
tài liệu (31 trang); Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung và phương
5
pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu (72 trang);
Kết luận, kiến nghị (02 trang); Danh mục các công trình đã công bố của
tác giả có liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần tổng quan tài liệu tập hợp các nghiên cứu trong nước và quốc
tế về các vấn đề:
Tình hình các nghiên cứu về các loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.).
Công dụng của các loài trong chi Nhàu (Morinda L.)
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.).
Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học (chống oxi hóa, gây độc tế bào,
kháng vi sinh vật kiểm định và ức chế enzyme α-glucosidase) của các loài
thuộc chi Nhàu (Morinda L.).
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Điều tra, nghiên cứu và khảo sát tại một số tỉnh ở Việt Nam như: Sơn La
(Chiềng An), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Tà Long), Thừa Thiên Huế
(Phú Lộc, Nam Đông), Khánh Hòa (Nha Trang)...
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài đại diện của chi Nhàu (Morinda L.) ở
Việt Nam, bao gồm các mẫu khô lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật
và các mẫu tươi thu được tại Sơn La (Chiềng An), Hà Tĩnh (Kỳ Anh),
Quảng Trị (Tà Long), Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Nam Đông), Khánh
Hòa (Nha Trang)...
Các nguyên liệu tiến hành thí nghiệm gồm các hóa chất và thiết bị
cần thiết tại Viện Hóa học, Viện Hóa sinh biển và Viện Công nghệ sinh
học, Viện Hàn lâm KH&CNVN.
2.3. Nội dung nghiên cứu
6
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tri thức bản địa và nhân giống
một số loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.)
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 03 loài: Nhàu lông mềm (M.
tomentosa), Nhàu tán (M. umbellata) và Nhàu lá dài (M. longifolia) ở
Việt Nam. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được.
2.3.3. Nghiên cứu hoạt tính sinh học (kháng vi sinh vật kiểm định, chống
oxi hóa, gây độc tế bào và khả năng ức chế enzyme α-glucosidase) các
dịch chiết và một số hợp chất phân lập từ 04 loài: Ba kích lông (M.
cochinchinensis), Nhàu lông mềm (M. tomentosa), Nhàu tán (M.
umbellata) và Nhàu lá dài (M. longifolia) ở Việt Nam.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực vật: Xác lập ô tiêu chuẩn khảo sát hiện
trạng khả năng tái sinh tự nhiên của loài Nhàu lá dài (M. longifolia) ở
Thừa Thiên Huế và loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa) ở Khánh Hòa.
- Phương pháp xác định đặc điểm tái sinh
- Phương pháp điều tra cộng đồng
- Phương pháp nhân giống: Sử dụng hom giống (có ảnh hưởng của các
nhân tố) và hạt từ loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa).
- Phương pháp phân lập và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất:
Phân lập bằng các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký lớp mỏng điều
chế ...Xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự kết hợp xác định
giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại.
- Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học: Trong luận án này, các dịch
chiết thô và các chất phân lập được thử nghiệm hoạt tính chống ôxi hóa
theo phương pháp bảo vệ tế bào gan, gây độc tế bào in vitro, kháng vi
sinh vật kiểm định và ức chế enzym α-glucosidase.
2.5. Xử lý số liệu: Bằng các phần mềm như Microsoft Excel,
TableCurve 2D....
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của một số loài
thuộc chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam
7
3.1.1. Đặc điểm sinh học của các loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.) ở
Việt Nam
3.1.1.1. Đặc điểm chung của chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam
Chi Nhàu (Morinda L.) dạng dây leo, bụi đứng hoặc gỗ nhỏ. Phân nhánh từ nách lá.
Lá: Mọc đối; phiến lá thuôn dài (M. longifolia, M. citrifolia) hoặc bầu
dục (M. umbellata, M. parvifolia), mép lá đơn nguyên hoặc uốn lượn. Lá
kèm dạng bản rộng hình tim (M. longifolia, M. citrifolia), dài nhọn,
mỏng (M. cochinchinensis, M. officinalis) hoặc không có lá kèm (M.
longissimi, M. tomentosa); toàn bộ lá kèm hợp lại và ôm lấy thân.
Hoa: Cụm hoa tán (M. cochinchinensis, M. officinalis) hoặc hình đầu (M.
citrifolia, M. tomentosa); mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa có cuống
(M. longifolia, M. officinalis) hiếm khi không cuống (M. cochinchinensis).
Hoa lưỡng tính. Thùy đài ngắn, lượn sóng. Tràng hoa màu trắng, vàng nhạt
hoặc hồng nhạt, hình phễu hoặc hình chuông, bên trong họng tràng nhẵn
(M. tomentosa, M. longifolia) hoặc có nhiều lông (M. citrifolia, M.
parvifolia), thùy 4-6, loe rộng ở phía đầu thùy. Có 4-6 nhị nhô lên khỏi ống
tràng (M. longifolia, M. villosa) hoặc nằm phía trong họng tràng (M.
tomentosa), chỉ nhị đính ½ hoặc đính đáy ống tràng, bao phấn đính lưng.
Bầu 1-2 ô, hiếm khi bầu 4 ô, mỗi ô chứa từ 1- 2 noãn.
Quả: Thường dính với nhau thành quả kép, gần hình cầu (M. tomnetosa,
M. umbellata) hoặc hình trứng (M. citrifolia, M. longifolia), phần bụng
quả phẳng hoặc có rãnh.
Hạt: Hạt cứng, phôi nhỏ, lá mầm hình thuôn.
3.1.1.2. Khóa định loại các loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam
1A. Thân đứng
2A. Tràng nhẵn
3A. Ống tràng dài 15 mm, thùy tràng dài 6-7 mm............1. M. tomentosa
3B. Ống tràng dài hơn hay bằng 20 mm, thùy tràng dài hơn hay bằng 8 mm
4A. Ống tràng dài hơn hay bằng 30 mm, thùy tràng dài hơn 11 mm, đầu nụ
hoa màu trắng-xanh ..........................................................2. M. longissima
8
4B. Ống tràng dài 20-25mm, thùy tràng dài 8-10 mm, đầu nụ hoa màu
tím .....................................................................................3. M. longifolia
2B. Tràng có lông
5A. Cuống cụm hoa dài 0-4 mm.....................................4. M. persicaefolia
6A. Đài không có thùy, cuống lá dài 7-8 mm.4a. M. persicaefolia var. oblonga
6B. Đài có thùy, cuống lá dài 1-3 cm.. 4b. M. persicaefolia var. pandurifolia
5B. Cuống cụm hoa dài 10-15 mm ....................................5. M. citrifolia
1B. Thân leo
7A. Cụm hoa mọc đối diện lá ...........................................6. M. polyneura
6a. M. polyneura var. aspera
7B. Cụm hoa mọc ở nách lá hay đỉnh cành
8A. Thùy tràng dài bằng ống tràng ...................................7. M. officinalis
8B. Thùy tràng dài hơn ống tràng
9A. Lá kèm dạng màng mỏng
10A. Số đôi gân bên nhiều hơn hay bằng 7
11A. Ống tràng dài 1-1,2 mm, số đôi gân bên 10-13.............8. M. villosa
11B. Ống tràng dài 1,5-2 mm, số đôi gân bên 7-10 .......9. M. cochinchinensis
10B. Số đôi gân bên 4-5 ..................................................10. M. parvifolia
9B. Lá kèm không dạng màng mỏng
12A.Số đôi gân bên ít hơn 7 ...........................................11. M. umbellata
12B. Số đôi gân bên 7-10 ................... 11a. M. umbellata var. tonkinensis
3.1.1.3. Mô tả các loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam
1. Morinda citrifolia L. (1753) – Nhàu lá chanh
Hình 3.2. Nhàu lá chanh (M. citrifolia)
chụp tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh (ảnh Vũ Hương Giang)
Cây gỗ nhỏ, cao 7-10 m. Thân và cành
nhẵn. Phiến lá hình trái xoan, nhẵn.
Kích thước lá 12-30 cm x 6-15 cm. Có
lá kèm. Cụm hoa hình đầu, mọc ở nách
lá. Hoa màu trắng, có lông ở họng; nhị
5, chỉ nhị ngắn; bầu 2 ô. Cụm quả hình
trứng hoặc cầu; hạt nhiều.
9
Sinh học và sinh thái: Cây mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng
phục hồi sau nương rẫy. Cây ra hoa quanh năm.
Mẫu nghiên cứu: HÀ TĨNH, TNSV22-HT; NHA TRANG (Phú
Khánh), 0000053452 (HN); KHÁNH HÒA (huyện đảo Trường Sa),
0000053452 (HN).
Phân bố: Khá phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, các
nước nhiệt đới Châu Á và Australia.
Giá trị sử dụng: Chữa cao huyết áp, tiểu đường, nhức mỏi chân tay, đau
lưng, sài uốn ván, chữa lỵ, ỉa chảy, cảm sốt và bồi bổ sức khỏe.
2. Morinda cochinchinensis DC. (1830) – Ba kích lông
Cây bụi trườn, thân phủ lông dày màu vàng. Lá kèm mỏng, dài nhọn, có
lông. Cụm hoa tán mọc ở đầu cành (30-40 hoa/cụm). Hoa không cuống.
Quả kép, đường kính khoảng 0,6-1,0 cm, khi chín có màu vàng.
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng ẩm, nơi có nhiều ánh sáng.
3. Morinda longifolia Craib (1932) - Nhàu lá dài
Cây gỗ, cao 3-5 m, cành nhẵn. Phiến lá to, cỡ 15-25 x 6-8 cm; gân bên
có 6-10 đôi, có lá kèm hình tim. Các cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá.
Hoa màu trắng, tràng 6, họng tràng nhẵn, nhị 6. Bầu dưới, 1 ô. Quả
kép hình trứng, đường kính 2,5-3cm, màu tím, rãnh sâu ở phần bụng
quả. Hạt nhiều, hình bầu dục, nhọn 1 đầu, màu nâu đen.
Hình 3.4. Ba kích lông (M. cochinchinensis)
chụp tại Nam Đông, T.T.Huế (ảnh Vũ Hương Giang)
Phân bố: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm
Đồng, Kiên Giang. Còn có ở Campuchia,
Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN HUẾ,
TNSV13-BM; ĐĂK LĂK, 0000053463 (HN);
KON TUM, 0000053458 (HN).
Giá trị sử dụng: Chữa phong thấp, gân cốt yếu,
bổ trí não, chữa xuất tinh sớm, liệt dương, kinh
nguyệt không đều, phong thấp, huyết áp cao.
10
4. Morinda longissima Y. Z. Ruan (1999) – Nhó đông
Cây gỗ nhỏ, cao từ 2-4m, phân cành nhiều; cành non hơi vuông. Phiến lá
hình bầu dục, kích thước lá 12-18 x 8-10 cm; mặt dưới hơi có lông; gân
bên 8-10 cặp. Cụm hoa ngù ở nách lá. Hoa màu trắng; tràng 4-5; nhị
đính ở họng tràng, chỉ nhị ngắn. Bầu 4 ô. Quả kép hình cầu hoặc trứng.
Phân bố: Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi. Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, C-520.
Giá trị sử dụng: Rễ làm thuốc trị viêm gan ở đồng bào Thái (Sơn
La) và K’Dong (Trà My – Quảng Nam)
5. Morinda officinalis F.C.How (1958) – Ba kích
Hình 3.8. Nhó đông (M. longissima)
chụp tại Chiềng An, Sơn La (ảnh Vũ Hương Giang)
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác
trong rừng thường xanh thứ sinh,
trên nương rẫy và đồi cây trụi, ở
độ cao 300-800 m. Ra hoa vào
tháng 4-5, quả già tồn tại đến
tháng 12.
Hình 3.6. Nhàu lá dài (M. longifolia)
chụp tại Nam Đông, T.T.Huế (ảnh Vũ Hương Giang)
Dạng sống và sinh thái: Sống rải rác ở
rừng thưa, rừng nghèo, ven sông, ven suối,
nơi có độ ẩm cao. Ra hoa, quả từ tháng 3-9.
Phân bố: Thừa Thiên Huế.
Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN HUẾ,
TNSV10-BM; Missouri Botanical Garden
Herbarium HAL10993 (MO).
Giá trị sử dụng: Dùng phần thân già chữa
vàng da (dân tộc Katu – Thừa Thiên Huế).
11
Cây leo. Thân non có lông, sau nhẵn. Rễ thắt thành đốt. Phiến lá hình
bầu dục, kích thước 6-14 cm x 2,5-6 cm. Lá kèm mỏng. Cụm hoa tán
mọc đầu cành. Hoa nhỏ màu trắng, đài hình chén; ống tràng ngắn;
nhị 4; bầu hạ. Quả kép hình cầu.
Giá trị sử dụng: Chữa phong thấp, gân cốt yếu, bổ trí não, chữa xuất
tinh sớm, liệt dương, kinh nguyệt không đều, phong thấp, huyết áp cao.
6. Morinda parvifolia Bartl. ex DC. (1830) – Nhàu lá nhỏ
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thưa, ven rừng trồng.
Ra hoa quả tháng 4-5.
Phân bố: Hà Nội, Quảng Bình. Còn có ở Trung Quốc, Phillippin.
Hình 3.10. Ba kích (M. officinalis)
chụp tại Tà Long, Quảng Trị (ảnh Vũ Hương Giang)
Hình 3.12. Nhàu lá nhỏ (M. parvifolia)
chụp tại Trường Thịnh, Phú Thọ (ảnh Vũ Hương Giang)
Cây leo, cành non có lông vàng
mịn. Phiến lá hình trái xoan ngược,
kích thước 2-6 x 1-1,5 cm; gân bên
4-5 đôi; lá kèm mỏng. Cụm hoa
mọc đầu cành. Bầu 1 ô. Quả kép,
đường kính 8-10 mm.
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng
thứ sinh, ven rừng, lùm bụi, các bãi đất hoang.
Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-10.
Phân bố: Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Ninh Bình,
Quảng Trị. Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: QUẢNG TRỊ, TNSV27-QT;
QUẢNG NINH, TNSV31-QN.
12
Mẫu nghiên cứu: PHÚ THỌ, TNSV09-PT; HÀ TĨNH (Hương Khê),
0000053471 (HN).
Giá trị sử dụng: Trị bướu, trị ung thư bạch huyết. Ở Trung Quốc
dùng rễ trị thấp nhiệt.
7. Morinda persicaefolia Pitard (1826) – Nhàu nước
7a. var. oblonga Pitard (1924) – Nhàu nước lá thuôn
Cây bụi nhỏ, cao 0,5-1,0 m. Phiến lá hình mác. Lá kèm ngắn. Cụm
hoa hình đầu, mọc đối diện lá. Hoa màu trắng; đài có 5 răng ngắn;
nhị 5; bầu 1 ô. Quả kép.
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác dọc theo các kênh rạch hay ở các
ruộng khô. Ra hoa quả từ tháng 1-7.
Phân bố: Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Quảng Nam. Còn có ở
Lào, Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: QUẢNG NAM, 0000053476 (HN).
Giá trị sử dụng: Rễ ngâm rượu uống chữa đau lưng, nhức mỏi chân
tay, tê thấp. Cây dùng chữa cao huyết áp.
7b. var. pandurifolia (Kuntze) Pitard (1924) – Nhàu lá hình đàn
Sinh học và sinh thái: Bụi nhỏ, lá hình đàn pandurin.
Phân bố: An Giang.
Giá trị sử dụng: Rễ dùng trị giun.
8. Morinda polyneura Miq.
8a. Morinda polyneura var. aspera Wernh. Dran (1857)
Dạng sống và sinh thái: Bụi nhỏ, lá thon hẹp hoặc bầu dục, chóp nhọn; lá
kèm có 2 thùy dài, dày. Cụm hoa đối diện nách lá; vành hoa có lông.
Loài Morinda polyneura var. aspera chỉ mới được Phạm Hoàng Hộ đề
cập đến từ năm 2003, đây là loài còn nghi ngờ vì cho đến nay chưa thu
được mẫu ở Việt Nam.
9. Morinda tomentosa Heyne in Roth (1821) – Nhàu lông mềm
Cây gỗ nhỏ. Phiến lá thuôn, nhẵn hai mặt, kích thước lá 18-22 x 6-8
cm. Cụm hoa hình đầu, mọc đối diện với lá; hoa màu trắng; tràng 4;
nhị 4; bầu hạ, 1 ô. Quả kép, hình cầu; đường kính khoảng 1,5-2,5 cm.
13
10. Morinda umbellata L. (1753) – Nhàu tán
Cây leo, cao tới 10 m. Phiến lá hình trái xoan ngược; kích thước lá 3,7-6,7
x 1,6-3 cm; lá kèm hình tam giác. Cụm hoa mọc đầu cành. Hoa màu trắng,
thùy 4. Bầu 1 ô. Quả kép hình cầu, đường kính 0,8-1,0 cm.
Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN HUẾ, TNSV27-BM; QUẢNG BÌNH
(Đồng Hới), 0000053503 (HN); QUẢNG NGÃI, 0000053497 (HN).
Giá trị sử dụng: Trị mụn nhọt, ghẻ ngứa ngoài da, tẩy giun sán. Ở
Trung Quốc, cây (bỏ rễ) dùng để chữa ho, sốt, cầm máu, đau dạ dày,
Hình 3.16. Nhàu lông mềm (M. tomentosa)
chụp tại Nha Trang, Khánh Hòa (ảnh Vũ Hương Giang)
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng
thưa, rừng nghèo ở bình nguyên. Ra hoa tháng
11-4 (năm sau), có quả từ tháng 4-9.
Phân bố: Thừa Thiên Huế, Kon tum, Gia Lai,
Khánh Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh. Còn có ở Ấn Độ,
Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, TNSV26-KH.
Giá trị sử dụng: Chữa đau lưng, tê thấp và lỵ.
Lá cây giã đắp ngoài da chữa mụn nhọt.
Hình 3.18. Nhàu tán (M. umbellata)
chụp tại Phú Lộc, T.T.Huế (ảnh Vũ Hương Giang)
Dạng sống và sinh thái: Mọc rải rác ven rừng
nơi đất khô ở bình và trung nguyên. Ra hoa
quả gần như quanh năm.
Phân bố: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Thừa Thiên Huế, Gia Lai. Còn có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, các nước nhiệt đới Châu Á và
Austraylia.
14
viêm gan cấp, trị đau lưng, tê thấp. Ở Indonesia, dùng để chữa đau
bụng, bệnh đái đường, lao phổi, đau ngực, gan, vết cắn, đứt.
10a. var. tonkinensis Pitard (1924) – Nhàu tán Bắc bộ
Sinh học và sinh thái: Bụi trườn. Ra hoa quả tháng 5-8.
Phân bố: Hà Tĩnh, Kon Tum.
Mẫu nghiên cứu: HÀ TĨNH (Kỳ Phú), 0000053480 (HN). KON TUM
(Konplong), 0000053481 (HN).
11. Morinda villosa Hook. F. (1890) – Nhàu lông
Cây bụi trườn, dài 1-2 m. Phiến lá hình bầu dục, kích thước 5-11 cm x 2-
4,5 cm. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa màu trắng;
tràng 4-5, ống tràng có lông ở họng; nhị 4-5; bầu 2 ô. Quả kép hình cầu.
Dạng sống và sinh thái: Mọc hoang bờ sông suối. Ra hoa tháng 5-6,
có quả tháng 8-9.
Giá trị sử dụng: Chữa đau lưng, tê thấp, lỵ. Lá tươi giã nát chữa mụn nhọt.
3.1.2. Sự phân bố của các loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam
Kế thừa các tài liệu tham khảo, luận án đã bổ sung thêm các khu vực
phân bố của 9 loài Nhàu ở Việt Nam, từ đó thấy rằng, chi Nhàu ở
nước ta có phạm vi phân bố tương đối rộng (Bảng 3.4)
3.1.3. Khả năng tái sinh tự nhiên và mật độ phân bố của các loài
Morinda longifolia, Morinda tomentosa
Hình 3.20. Nhàu lông (M. villosa)
chụp tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc (ảnh Ninh Khắc Bản)
Phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa
Bình, Hà Nội, Hà Nam, Kon Tum,
Lâm Đồng. Còn có ở Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: VĨNH PHÚC,
TNSV35-TĐ; KON TUM,
0000053518 (HN).
15
Bảng 3.4. Sự phân bố của các loài thuộc chi Nhàu ở Việt Nam
Loài
Vùng
phân bố
MCF MC ML MLS MO MPV MP MT MU MV
TL BS TL BS TL BS TL BS TL BS TL BS TL BS TL BS TL BS TL BS
1. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc
Hà Giang +
Cao Bằng +
Lao Cai +
Lai Châu + +
Sơn La © + C
Phú Thọ + C +
Thái Nguyên + C
Bắc Kạn +
Lạng Sơn + +
Quảng Ninh + C +
Bắc Giang +
Hòa Bình + + +
2. Khu vực Đồng bằng Sông Hồng
Vĩnh Phúc + C +
Hà Nội + + +
Hà Nam + +
Bắc Ninh +
Ninh Bình © + +
3. Khu vực Bắc Trung bộ
Thanh Hóa © +
Nghệ An + +
Hà Tĩnh © ©
Quảng Bình © © © + © ©
Quảng Trị + ©
T.T. Huế © © + + ©
4. Khu vực Nam Trung bộ
Quảng Nam + + ©
Quảng Ngãi + + ©
Khánh Hòa + + C
Ninh Thuận + ©
5. Khu vực Tây Nguyên
Kon Tum +
+ + + +
Gia Lai + + C + +
Đăk Lăk © + ©
Lâm Đồng + + + C
6. Khu vực Đông Nam Bộ
Bình Bương + +
Tây Ninh + © + +
Đồng Nai + + + C
TP. HCM + +
7. Khu vực Tây Nam Bộ
Đồng Tháp +
An Giang + +
Kiên Giang + +
Chú thích: 1. MCF: M. citrifolia; 2. MC: M. cochinchinensis; 3. ML: M. longifolia; 4.
MLS: M. longissima; 5. MO: M.officinalis; 6. MPV: M. parvifolia; 7. MP: M.
persicaefolia; 8. MT: M. tomentosa; 9. MU: M. umbellata; 10. MV: M. villosa
TL: Các điểm phân bố theo tài liệu đã ghi nhận (ký hiệu +)
BS: Các điểm phân bố theo nghiên cứu của luận án (ký hiệu C)
Các điểm phân bố được bổ sung bởi luận án (ký hiệu ©)
16
3.1.3.1. Loài Nhàu lá dài (M. longifolia)
Qua Bảng 3.6 cho thấy, cây tái sinh chồi từ gốc, rễ ở chân núi
(OTC1) và sườn núi (OTC2) chiếm ưu thế hơn so với cây tái sinh
chồi từ hạt. Chất lượng tái sinh ở các điểm cũng có sự khác nhau rõ
rệt. Ở chân núi, tỷ lệ cây tốt (đạt 73,9%) có hơn so với ở sườn núi
(57,1%); tỷ lệ cây trung bình (23,9%) thấp hơn ở sườn núi (33,3%).
Như vậy, loài M. longifolia phân bố ở chân núi ít bị tác động bởi
ngoại cảnh so với ở sườn núi và có khả năng tái sinh chồi từ gốc
khỏe, ở đỉnh núi (OTC3) chưa thấy xuất hiện loài này.
Bảng 3.6. Đặc điểm tái sinh và chất lượng tái sinh tự nhiên của loài M. longifolia
OTC
cấp I
Nguồn gốc tái sinh Chất lượng tái sinh
Gốc, rễ Hạt
Tổng
Tốt
Trung
bình
Xấu
Số
cây
%
Số
cây
%
Số
cây
%
Số
cây
%
Số
cây
%
1 34 73,9 12 26,1 46 34 73,9 11 23,9 1 2,2
2 16 76,2 5 23,8 21 12 57,1 7 33,3 2 9,5
3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Đặc điểm phân bố: Loài M. longifolia được phân bố theo kiểu thảm
thực vật phục hồi sau nương rẫy, chủ yếu ở chân núi (OTC1) và sườn
núi (OTC2), xuất hiện ở độ cao từ 100 m – 420 m so với mặt nước biển.
3.1.3.2. Loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa):
Bảng 3.8 cho thấy, ở 2 khu vực, cây tái sinh chồi từ gốc, rễ chiếm ưu
thế hơn từ hạt. Chất lượng tái sinh cũng có sự khác nhau. Loài M.
tomentosa có khả năng tái sinh chồi từ gốc khỏe. Điều này làm cơ sở
cho khả năng nhân giống bằng hình thức giâm hom.
Đặc điểm phân bố: Loài M. tomentosa được phân bố ở kiểu thảm
thực vật rừng phòng hộ ven biển, chủ yếu ở chân núi (OTC1) và sườn
núi (OTC2), xuất hiện ở độ cao từ 20 m – 100 m so với mặt nước
biển.
17
Bảng 3.8. Đặc điểm tái sinh và chất lượng tái sinh tự nhiên của loài M. tomentosa
OTC
cấp I
Nguồn gốc tái sinh Chất lượng tái sinh
Gốc, rễ Hạt
Tổng
Tốt
Trung
bình
Xấu
Số
cây
%
Số
cây
%
Số
cây
%
Số
cây
%
Số
cây
%
1 69 75,8 22 24,2 91 67 73,6 21 23,1 3 3,3
2 21 72,4 8 27,6 29 15 51,7 6 20,7 8 27,6
3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
3.2. Điều tra tri thức bản địa về việc sử dụng các loài Nhàu
(Morinda L.) trong cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Thừa Thiên
Huế, Quảng Trị và Khánh Hòa
Kết quả điều tra cho thấy, ở Tà Long, người Vân Kiều chỉ sử dụng loài
Ba kích (M. officinalis) làm thuốc. Ở Cam Lâm, người Raglai chỉ sử
dụng loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa). Ở Xuân Lộc, có tới 03 loài
thuộc chi Nhàu (M. cochinchinensis, M. longifolia, M. umbellata) được
sử dụng chữa bệnh. (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc từ các loài Nhàu
T
T
Loài nghiên cứu
Bộ phận
sử dụng
Số người sử dụng làm thuốc theo từng loài
Ka
tu
%
Vân
Kiều
% Raglai %
1 Ba kích lông (M.
cochinchinensis)
Rễ 08 12,5 18 28,1 - -
2 Nhàu lá dài
(M. longifolia)
Gốc thân 12 18,8 36 55,4 - -
3 Ba kích
(M. officinalis)
Rễ - - 27 84,4 - -
4 Nhàu lông mềm
(M. tomentosa)
Vỏ, rễ - - - - 11 39,3
5 Nhàu tán
(M. umbellata)
Lá, thân,
rễ
16 25,0 29 44,6 - -
Qua quá trình khảo sát trong cộng đồng các dân tộc Ka tu, Bru Vân Kiều
và Raglai tại các khu vực nghiên cứu, thông qua phiếu điều tra đã thu
thập được 9 bài thuốc dân gian từ 5 loài: Ba kích lông (M.
18
cochinchinensis), Nhàu lá dài (M. longifolia), Ba kích (M. officinalis),
Nhàu lông mềm (M. tomentosa), Nhàu tán (M. umbellata). (Chi tiết các
bài thuốc được trình bày trong luận án chính).
3.3. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Nhàu (Morinda
L.) ở Việt Nam.
3.3.1. Loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa)
MT1 (new) MT2 R=H MT4 MT5 (new)
MT3 R=CH3
MT6
MT10 MT11 MT12
Hình 3.25. Tổng hợp các hợp chất phân lập từ loài M. tomentosa
Bằng phương pháp hóa học đã xác định được các hợp chất phân lập
được là: morintoside A (MT1, chất mới), asperulosidic acid (MT2),
daphylloside (MT3), asperuloside (MT4), morintoside B (MT5, chất
mới), dehydroepoxymethoxygaertneroside (MT6), (1R,6R,9R)
6,9,11-trihydroxy-4-megastigmen-3-one (MT7), 4-epi-borreriagenin
(MT8), trans-phytol (MT9), ursolic acid lactone (MT10), 3β-
hydroxyurs-12-en-28-al (MT11), ursolic acid (MT12).
3.3.2. Loài Nhàu tán (M. umbellata)
Bằng phương pháp hóa học đã xác định được các hợp chất phân lập
được là: umbellatolide A (MU1, chất mới), umbellatolide B (MU2,
MT7
MT8
MT9
19
chất mới), deacetylasperulosidic acid (MU3), 4-epi-borreriagenin
(MU4), 1-C-syringyl-glycerol (MU5).
Hình 3.28. Tổng hợp các hợp chất phân lập từ
loài M. umbellata
3.3.3. Loài Nhàu lá dài (M. longifolia)
ML1 ML2 (new) ML3 (new)
HO
O
O
1
3
5
7
8
9
10
11
13
15
17
18
19
20
21
25
26
27
28
23
ML4 ML5
Hình 3. 31. Tổng hợp các hợp chất phân lập từ loài M. longifolia
Bằng phương pháp hóa học đã xác định được các hợp chất phân lập
được là: cerbinal (ML1), longifolide A (ML2, chất mới), longifolide B
(ML3, chất mới), 5,8-epidioxyergosta-6,22-dien-3-ol (ML4),
oleanolic acid (ML5).
3.4. Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Nhàu
3.4.1. Kết quả sàng lọc hoạt tính của các dịch chiết thô
Sử dụng 04 mẫu dịch chiết thô từ 4 loài: M. tomentosa (MT), M.
cochinchinensis (MC), M. umbellata (MU) và M. longifolia (ML) để
tiến hành sàng lọc, kết quả cho thấy: mẫu MT và MC đều thể hiện hoạt
MU1 (new)
MU4
MU2 (new)
MU5
MU3
20
tính chống oxi hóa tốt với giá trị ED50 thấp, đặc biệt là mẫu MT. Mẫu
MU biểu hiện có hoạt tính trên dòng MCF7; mẫu MC biểu hiện có hoạt
tính gây độc trên dòng LU-1. Khi thử hoạt tính kháng 7 loại vi sinh vật
kiểm định trên các phiến vi lượng 96 giếng cho thấy, chỉ có hai mẫu MC
và MT thể hiện có hoạt tính trên chủng Staphylococcus aureus.
3.4.2. Kết quả đánh giá hoạt tính của các hợp chất phân lập được từ một
số loài Nhàu
3.4.2.1. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào
Hợp chất ML5 thể hiện có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB.
3.4.2.2. Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa
Tất cả các mẫu thí nghiệm chưa thể hiện có hoạt tính chống oxi hóa.
3.4.2.3. Đánh giá hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase
14.53
17.1317.79
7.29 9.96
18.22 19.5
13.41
6.55
23.8
14.69
19.42
50.96
0
10
20
30
40
50
60
Ứ
c
ch
ế
(%
)
Hợp chất
Hình 3.32. Mức độ ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất
phân lập được từ loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa)
Kết quả ở Hình 3.32 cho thấy, tất cả các hợp chất phân lập từ loài M.
tomentosa đều thể hiện có hoạt tính, trong đó, hợp chất MT10 thể hiện
hoạt tính mạnh nhất với phần trăm ức chế là 23,8% ở nồng độ 50 µM,
tiếp đó đến các hợp chất MT7 (19,50%); MT12 (19,42%); MT6
(18,22%); thấp nhất là hợp chất MT9 (6,55%).
3.5. Nhân giống loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa)
21
3.5.1. Nhân giống bằng giâm hom
3.5.1.1. Ảnh hưởng của độ dài và tuổi hom giống đến tỷ lệ sống, khả năng
nảy chồi và ra rễ
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của độ dài hom tới tỷ lệ sống của các loại hom
Kết quả ở Bảng 3.20 cho thấy, các loại hom non đều không thể sử
dụng để nhân giống. Các hom già và bánh tẻ có tỷ lệ sống khá cao
nhưng lại giảm dần từ giai đoạn sau 40 ngày, 60 ngày và 90 ngày.
Giữa 3 loại hom có độ dài khác nhau thì hom giống có độ dài 13 cm
đạt tỷ lệ sống cao nhất trong các thí nghiệm.
Kết quả trong Bảng 3.21 cho thấy, hầu như tất cả các loại hom non
đều không nảy chồi. Khả năng nảy chồi của các loại hom bánh tẻ
tăng dần. So sánh giữa các hom giống có độ dài khác nhau ở loại
hom già ta thấy, tỷ lệ ra chồi của hom giống có độ dài 13 cm và 20
cm rất cao (89,62% và 83,55%). Các hom giống già có độ dài 7 cm
có tỷ lệ ra chồi ở mức độ thấp hơn (76,35%).
Kết quả thu được tương tự khi nghiên cứu về khả năng ra rễ. Sau thời
gian giâm 60 ngày, 100% số hom sống ở các độ dài 13 cm, 20 cm
đều ra rễ. Còn các loại hom ngắn (7 cm) tỷ lệ ra rễ tuy có thấp hơn
nhưng cũng đạt tới 88,46%.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của độ dài hom tới tỷ lệ ra chồi của hom giống
22
Như vậy, để nhân giống sinh dưỡng loài M. tomentosa, việc sử dụng
hom giống có độ dài 13 cm từ những cành già là thích hợp nhất, đạt hiệu
quả cao nhất trong khuôn khổ thí nghiệm.
3.5.1.2. Ảnh hưởng của giá thể và độ che sáng đến tỷ lệ sống và ra rễ
của hom già
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của độ che sáng tới tỷ lệ sống của hom già giâm
trên các giá thể
Các hom giống dùng để thí nghiệm đều là loại hom già, chiều dài 13cm.
Các kết quả ở Bảng 3.25 cho thấy, tỷ lệ sống của các hom giống đều
giảm dần. Đến sau 60 ngày giâm, tỷ lệ sống của các hom giống cao nhất
23
là ở mức độ che sáng 30%, thấp nhất là ở mức che tới 70%. Như vậy,
bằng các hom già, có độ dài 13 cm, trên giá thể là cát sạch, với độ
che sáng 30% cho tỷ lệ sống cao nhất.
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của độ che sáng tới khả năng nảy chồi của
các loại hom già khi giâm trên các loại giá thể khác nhau
Bảng 3.26 cho thấy, hom giống già được giâm trên giá thể cát sạch cho tỷ lệ
ra chồi đạt giá trị cao nhất ở tất cả các mức độ chiếu sáng. Khả năng ra chồi
cũng thấp dần từ mức che sáng 50% đến 70% ở tất cả các giá thể giâm.
Khả năng ra rễ của các hom già cũng cho kết quả tương tự, khi giâm trên
giá thể cát sạch cho tỷ lệ ra rễ đạt giá trị cao nhất ở tất cả các mức độ chiếu
sáng (100%). Trên các loại giá thể giâm khác nhau với mức độ che 30%
ánh sáng, số hom giống ra rễ cũng cho tỷ lệ đạt giá trị cao nhất.
3.5.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ
lệ sống và ra rễ của hom già
Từ các kết quả ở Bảng 3.30 có thể khẳng định, trong thí nghiệm này,
khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng α-NAA ở nồng độ 1,0 ppm,
các hom giống già cho tỷ lệ sống cao nhất (92,00%).
Với cả ba loại chất kích thích sinh trưởng tỷ lệ ra chồi và ra rễ của
các hom già đều đạt giá trị cao nhất khi xử lý ở nồng độ 1,0 ppm (lần
lượt là 96,38%, 100%) và thấp dần ở nồng độ 0,5 ppm đến 1,5 ppm.
24
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng ở các nồng
độ khác nhau đến khả năng sống của các loại hom già
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã thu được từ các thí nghiệm thấy
rằng: Nhân giống sinh dưỡng loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa)
bằng các loại hom già, có độ dài 13 cm, có xử lý chất điều hòa sinh
trưởng α-NAA với nồng độ 1,0 ppm sẽ cho hiệu quả cao nhất.
3.5.2. Nhân giống bằng hạt
Kết quả theo dõi thời gian nảy mầm của hạt cho thấy, khả năng nảy mầm
của hạt tươi tương đối chậm. Thời gian bắt đầu nảy mầm khoảng 120 ngày
(4 tháng) sau khi gieo, hạt đã phơi khô hoàn toàn mất khả năng nảy mầm.
3.6. Bàn luận
Với bộ tiêu bản đã thu được, đến nay có thể khẳng định chi Nhàu
(Morinda L.) ở Việt Nam gồm ít nhất 10 loài. Ghi nhận bổ sung thêm
nhiều điểm phân bố trong đó, đã ghi nhận thêm các điểm phân bố ở
miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị) cho loài Ba kích (M. officinalis)
và ở Quảng Nam cho loài Nhàu nước (M. persicaefolia). Khi nhân giống
loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa), sử dụng các loại hom giàm sẽ đạt
hiệu quả cao nhất. Trong thành phần hóa học của các loài nghiên cứu đã
xác định được 6 hợp chất mới và 22 hợp chất đã biết. Các dịch chiết và
chất sạch thể hiện có hoạt tính, đặc biệt là loài Nhàu lông mềm.
25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở các tiêu bản của 09 loài thu được, kết hợp với những mẫu
vật hiện có, đã xây dựng khóa phân loại, giám định tên khoa học, mô tả
các đặc điểm hình thái, sinh thái cho 10 loài và 04 thứ (variety) trong
chi Nhàu (Morinda L.) của họ Cà phê (Rubiaceae) ở Việt Nam. Trong
số đó, đã ghi nhận và bổ sung thêm 01 loài mới cho Hệ Thực vật Việt
Nam là loài Nhàu lá dài (Morinda longifolia Craib). Ghi nhận bổ sung
thêm nhiều điểm phân bố mới cho 09 loài thuộc chi Nhàu (Morinda
L.) ở Việt Nam.
2. Các kết quả điều tra tri thức bản địa đã bước đầu có thể đánh giá,
nhiều bộ phận (rễ, thân, lá) của một số loài Nhàu (Morinda spp.)
thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh như trị mụn nhọt, mẩn
ngứa, ghẻ lở ngoài da, tẩy giun sán, nhuận tràng, lợi tiểu, vàng da, đau
nhức xương khớp, hạ sốt, điều kinh, ôn thận trợ dương, mạnh gân
cốt, trừ phong thấp, giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng co bóp
của ruột và giảm huyết áp.
3. Tách chiết, phân lập và xác định được 22 hợp chất gồm:
- 12 hợp chất từ lá loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa) trong đó có 2
hợp chất mới là morintoside A (MT1), morintoside B (MT5) và 10
hợp chất đã biết là asperulosidic acid (MT2), daphylloside (MT3),
asperuloside (MT4), dehydroepoxymethoxygaertneroside (MT6),
(1R,6R,9R) 6,9,11-trihydroxy-4-megastigmen-3-one (MT7), 4-epi-
borreriagenin (MT8), trans-phytol (MT9), ursolic acid lactone
(MT10), 3β-hydroxyurs-12-en-28-al (MT11), ursolic acid (MT12);
- 5 hợp chất từ lá và cành loài Nhàu tán (M. umbellata) trong đó có 2
hợp chất mới là umbellatolide A (MU1), umbellatolide B (MU2) và
03 hợp chất đã biết là deacetylasperulosidic acid (MU3), 4-epi-
borreriagenin (MU4), 1-C-syringyl-glycerol (MU5);
- 5 hợp chất từ lá và cành loài Nhàu lá dài (M. longifolia) trong đó có 2
hợp chất mới là longifolide A (ML2), longifolide B (ML3) và 03 hợp
26
chất đã biết là cerbinal (ML1), 5,8-epidioxyergosta-6,22-dien-3-ol
(ML4), oleanolic acid (ML5).
4. Kết quả thử hoạt tính sinh học
- Dịch chiết từ loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa) thể hiện rất tốt
hoạt tính chống oxi hóa với giá trị ED50 đạt 2,93 µg/ml và hoạt tính
kháng vi sinh vật kiểm định trên chủng vi sinh vật là Staphylococcus
aureus với giá trị IC50 đạt 6,2 µg/ml.
- Các hợp chất (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT7, MT8,
MT9, MT10, MT11, MTT12) phân lập được từ loài Nhàu lông mềm
(M. tomentosa) đều thể hiện có hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase, trong đó hợp chất MT10 (ursolic acid lactone) thể hiện
hoạt tính mạnh nhất với khả năng ức chế là 23,8 % ở nồng độ 50 µM.
- Hợp chất ML5 (oleanolic acid) phân lập từ loài Nhàu lá dài (M.
longifolia) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB rất tốt, với giá
trị IC50 đạt 3,97 g/ml.
5. Để nhân giống loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa) bằng biện
pháp giâm hom đạt hiệu quả cao nhất, cần chọn các hom già, với
chiều dài 13cm, có xử lý chất điều hòa sinh trưởng α-NAA với nồng
độ 1,0 ppm, giâm trên giá thể cát sạch có độ che sáng 30%. Để nhân
giống bằng hạt cần sử dụng hạt to, chắc và gieo ngay sau khi thu hái
(hạt tươi) trên đất ẩm cho tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 61,47%.
KIẾN NGHỊ
Hầu như tất cả các loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam đều
được sử dụng làm thuốc trong dân gian. Ngoài các loài như Ba kích
(M. officinalis) và Nhàu lá chanh (M. citrifolia), thì nếu được nghiên
cứu sâu và đầy đủ, loài Nhàu lông mềm (M. tomentosa) cũng là loài
rất có triển vọng trong công nghiệp dược ở nước ta.
27
CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Vu Huong Giang, Ninh Khac Ban, Nguyen Xuan Nhiem, Phan
Van Kiem, Chau Van Minh, Hoang Le Tuan Anh, Pham Hai Yen,
Bui Huu Tai, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Seung
Hyun Kim, Young-In Kwon, and Young Ho Kim (2013).
Chemical Constituents of the Morinda tomentosa Leaves and their
α-Glucosidase Inhibitory Activity. Bull. Korean Chem. Soc., Vol.
34, No. 5, Page 1555-1558.
2. Ninh Khac Ban, Vu Huong Giang, Tran My Linh, Le Quynh
Lien, Ninh Thi Ngoc, Do Thi Thao, Nguyen Hoai Nam, Nguyen
Xuan Cuong, Phan Van Kiem, Chau Van Minh (2013). Two new
11-noriridoids from the aerial parts of Morinda umbellata.
Phytochemistry Letters 6. Page 267-269.
3. Ninh Khắc Bản, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Hoài Nam, Phan
Văn Kiệm, Châu Văn Minh, Trần Mỹ Linh, Vũ Hương Giang, Lê
Quỳnh Liên, Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiện Ân, Regalado Jacito
(2013). Tiềm năng sử dụng loài Morinda umbellata L. ở vườn
Quốc gia Bạch Mã. Báo cáo hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật lần thứ V. NXB Nông nghiệp. ISBN: 978-604-
60-0730-2., Tr. 945-949.
4. Ninh Khắc Bản, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Hương Giang, Trần Mỹ
Linh, Lê Quỳnh Liên, Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiện Ân, Jacito
Regalado (2013). Tri thức sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng
dân tộc Cơ tu và Vân Kiều tại vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Báo cáo hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần
thứ V. NXB Nông nghiệp. ISBN: 978-604-60-0730-2., Tr. 950-956.
5. Ninh Khac Ban, Vu Huong Giang, Tran My Linh, Le Quynh Lien,
Ninh Thi Ngoc, Le Duc Dat, Nguyen Phuong Thao, Nguyen Xuan
Nhiem, Nguyen Xuan Cuong, Van Cuong Pham, Nguyen Hoai Nam,
Jacinto Regalado, Huynh Van Keo, Phan Van Kiem and Chau Van
28
Minh (2014). Two Novel Iridoids from Morinda longifolia. Natural
Product Communications, Vol. 9, No. 7, Page 891 – 893.
6. Vu Huong Giang, Tran My Linh, Le Quynh Lien, Do Thi Thao, Ninh
Khac Ban (2014). Study on biological activities of Morinda species
collected from the central of Viet Nam. Hội thảo Khoa học và Công
nghệ VAST-BAS lần thứ I, Tr. 525-530.
7. Vu Huong Giang, Ninh Khac Ban, Tran My Linh, Le Quynh Lien,
Nguyen Xuan Nhiem, Duong Thi Dung, Bui Huu Tai, Hoang Le
Tuan Anh, Pham Hai Yen, Chau Van Minh, Phan Van Kiem*
(2015). Iridoid glycosides from Morinda tomentosa and their
endoplasmic reticulum stress modulation activity. Tạp chí Hóa học.
ISSN 0866-7144. Tập 2E, số 53. Tr 112-115.
8. Vũ Hương Giang, Ninh Thị Ngọc, Trần Mỹ Linh, Lê Quỳnh Liên,
Ninh Khắc Bản (2015). Ghi nhận mới loài Morinda longifolia
Craib thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Báo
cáo hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ
VI. NXB Nông nghiệp, ISBN: 978-604-913-408-1, Tr. 96-99.
9. Vũ Hương Giang, Ninh Khắc Bản, Trần Mỹ Linh, Lê Quỳnh Liên
(2015). Điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của
một số loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam. Báo cáo hội
nghị khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ VI.
NXB Nông nghiệp, ISBN: 978-604-913-408-1, Tr. 1357-1363.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_tinh_sinh_hoc_va_kha_nang_su.pdf