Với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu, nắm được và xây dựng
cơ sở lý thuyết, kỹ thuật để tính toán thiết kế chế tạo thiết bị đo
biên dạng 3D bằng ánh sáng cấu trúc có thể đo lường biên dạng
bề mặt các chi tiết cơ khí trong công nghệ gia công CNC. Các
nội dung chính mà luận án đã thực hiện nghiên cứu và đạt được
các kết quả sau:
Nghiên cứu khảo sát phương pháp đo biên dạng 3D sử
dụng ánh sáng cấu trúc. Phân tích các kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong nước và trên thế giới, đánh giá các ưu nhược
điểm của từng phương pháp, khảo sát các dạng ánh sáng cấu
trúc từ đó xác định dạng ánh sáng cấu trúc trong phương pháp
dịch pha kết hợp mã hóa Gray để gỡ pha là hướng nghiên cứu
chính của luận án. Phương pháp này kết hợp ưu điểm độ phân
giải cao của phương pháp dịch pha với độ chống nhiễu tốt của
phương pháp Gray làm cơ sở đảm bảo và nâng cao độ chính xác
gỡ pha và đảm bảo độ chính xác đo của thiết bị, phù hợp cho
việc đo biên dạng các chi tiết cơ khí gia công bằng công nghệ CNC.
28 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu đo biên dạng 3D của chi tiết bằng phương pháp sử dụng ánh sáng cấu trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VINH
PGS.TS. NGUYỄN LINH GIANG
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến
sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Lê Quang Trà, Nguyễn Văn Vinh (2013) Nghiên cứu
ứng dụng phương pháp ánh sáng cấu trúc để đo biên
dạng 3D chi tiết cơ khí, Hội nghị khoa học và công
nghệ toàn quốc về cơ khí lần thứ III, trang 829-834.
2. Le Quang Tra, Nguyen Van Vinh, Nguyen Duc Duong
(2014) Calibration of camera for 3D scanner using
structured light, ISEPD 2014 International Symposium
on Eco- materials Processing ang Design, pp .399-403.
3. Le Quang Tra, Nguyen Van Vinh (2014) Improve
accuracy fringe projection model in structured light
measurement devices using a digital projecto, RCMME
2014 proceedings the 7th AUN/SEED-Net Regional
Conference in Mechanical and Manufacturing
Engineering 2014, pp. 220-224.
4. Lê Quang Trà, Nguyễn Văn Vinh (2015) Nghiên cứu
thiết kế, chế tạo thiết bị đo biên dạng 3D sử dụng ánh
sáng cấu trúc, Hội nghi khoa học kĩ thuật đo lường toàn
quốc lần thứ VI, trang 233-238.
5. Lê Quang Trà, Nguyễn Văn Vinh (2015) Nghiên cứu
hiệu chuẩn thiết bị đo biên dạng 3D bằng ánh sáng cấu
trúc sử dụng mẫu ô vuông bàn cờ, Tạp chí Cơ khí Việt
Nam, số 8, trang 71-75.
6. Lê Quang Trà, Nguyễn Văn Vinh (2015) Đo biên dạng
3D chi tiết bằng ánh sáng cấu trúc dạng mã hóa Gray,
Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 10, trang 68-73.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Lê Quang Trà
NGHIÊN CỨU ĐO BIÊN DẠNG 3D CỦA CHI TIẾT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ÁNH SÁNG CẤU TRÚC
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí
Mã số: 62520103
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Hà Nội – 2016
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đo biên dạng 3D của vật thể có ý nghĩa rất lớn trong nhiều
lĩnh vực của cuộc sống và các ngành khoa học kỹ thuật. Các
thiết bị đo quét 3D cung cấp dữ liệu bề mặt biên dạng chi tiết
dưới dạng đám mây điểm. Những thông tin thu được từ hình
ảnh 3D giúp cho khả năng quan sát, nhận dạng, mô phỏng chính
xác hơn.
Phương pháp đo sử dụng ánh sáng cấu trúc cho độ chính xác
cao, tốc độ đo nhanh nên được tập trung nghiên cứu ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực.
Tại Việt Nam, nền sản xuất công nghiệp cơ khí đang phát
triển đặc biệt là công nghệ gia công trên máy CNC, nhu cầu về
đo kiểm tra biên dạng 3D rất lớn. Phương pháp đo lường biên
dạng 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc là một vấn đề mới đối với
lĩnh vực đo lường trong nước. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo,
nâng cao độ chính xác và ứng dụng các thiết bị đo 3D sử dụng
ánh sáng cấu trúc trở nên cấp bách giúp doanh nghiệp chủ động
hơn trong việc tiếp cận các công nghệ mới tiên tiến hiện đại trên
thế giới, thúc đẩy lĩnh vực khoa học công nghệ đo lường. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế đó tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
đo biên dạng 3D của chi tiết bằng phương pháp sử dụng ánh
sáng cấu trúc”.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a) Mục đích của đề tài
Nghiên cứu phương pháp đo sử dụng ánh sáng cấu trúc ứng
dụng vào đo lường biên dạng 3D các chi tiết cơ khí từ đó làm
chủ công nghệ đo, xây dựng cơ sở tính toán thiết kế, chế tạo
thiết bị đo phù hợp với điều kiện chế tạo tại Việt Nam.
b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đo lường các bề mặt 3D chi tiết cơ khí được gia công trên
các thiết bị CNC, rèn dập, các sản phẩm đúc.... Nghiên cứu
phương pháp đo dịch pha mẫu chiếu mã hóa dạng sin và
phương pháp đo mẫu chiếu mã hóa Gray làm cơ sở cho việc xây
dựng phương pháp đo kết hợp nhằm tăng độ chính xác gỡ pha.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu xây dựng cơ
sở lý thuyết và thiết bị thực nghiệm sử dụng hệ camera và máy
chiếu kỹ thuật số để xác định tọa độ điểm đo trên các chi tiết có
2
độ phản xạ không cao, đạt độ chính xác 0,05 mm trong phạm vi
200x200x200 mm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Trình bày hệ thống phương pháp đo ánh sáng cấu trúc bằng
phương pháp dịch pha giúp làm chủ lý thuyết và kỹ thuật đo của
phương pháp và dụng cụ đo loại này.
Nghiên cứu thành công việc ứng dụng mã hóa Gray để gỡ pha
trong phương pháp dịch pha.
Xây dựng được mô hình toán học cũng như các thuật toán
xử lý dữ liệu đo, xây dựng phương pháp hiệu chuẩn thiết bị để
đảm bảo độ chính xác.
Xây dựng cơ sở cho phép tính toán thiết kế chế tạo thử
nghiệm loại dụng cụ đo biên dạng 3D theo phương pháp dịch
pha sử dụng mã hóa Gray làm cơ sở gỡ pha.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Hiểu và làm chủ kỹ thuật đo, phương pháp đo để sử dụng
hiệu quả hơn các thiết bị đo lường biên dạng 3D bằng ánh sáng
cấu trúc.
Khẳng định khả năng tính toán thiết kế chế tạo thiết bị đo
biên dạng 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc.
Thiết bị sau khi nghiên cứu chế tạo là thiết bị thí nghiệm
phục vụ công tác giảng dạy tại bộ môn Cơ khí chính xác &
Quang học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tạo tiền đề ứng dụng cho đo biên dạng 3D cơ thể người,
kích thước bàn chân.... phục vụ công nghiệp may mặc và giày
dép; quá trình quét dựng mẫu vật, hiện trường trong lĩnh vực an
ninh, các nghiên cứu về công nghệ thời trang của các đề tài
trong nhà trường.
4. Các đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đo sử dụng ánh sáng cấu
trúc vào đo lường chi tiết cơ khí, sử dụng phương pháp dịch pha
mẫu chiếu mã hóa dạng sin để đảm bảo độ phân giải cao và kết
hợp phương pháp mã hóa Gray để đảm bảo độ chính xác gỡ
pha, đề xuất sử dụng thêm các mẫu chiếu đảo bit và mẫu chiếu
mã hóa Gray theo hai phương từ đó nâng cao độ chính xác gỡ
pha trong phương pháp dịch pha.
3
Nghiên cứu xây dựng giải thuật thu nhận xử lý dữ liệu đo
dựa trên mô hình toán học cho camera và máy chiếu là mô hình
camera lỗ nhỏ có kể đến quang sai, xây dựng giải thuật xác định
đám mây điểm đo sử dụng phương pháp đường giao đường.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác phép đo
từ đó xây dựng phương pháp hiệu chuẩn, xây dựng phương
pháp khảo sát đặc tính kỹ thuật của từng bộ phận cấu thành lên
thiết bị để đảm bảo độ chính xác của phép đo.
Đã xây dựng được thiết bị đo biên dạng 3D bằng phương
pháp dịch pha sử dụng mã hóa Gray làm cơ sở gỡ pha đầu tiên
tại Việt Nam đạt độ chính xác 0,05mm trong phạm vi đo
200x200x200 mm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý thuyết với thực
nghiệm kiểm chứng trên mô hình thiết bị đo được chế tạo.
Dùng phương pháp suy diễn lý thuyết để xác định dạng ánh
sáng cấu trúc sử dụng trong đo lường chi tiết cơ khí, xây dựng
mô hình toán học, xác định các quan hệ của hệ thống quang cơ,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo, xây
dựng quá trình hiệu chuẩn nhằm nâng cao độ chính xác khi đo.
Tiến hành các quá trình đo lường thống kê, thực nghiệm đo
biên dạng các mẫu sản phẩm trên thiết bị chế tạo so với kết quả
đo bằng máy đo CMM tại Viện đo lường Việt Nam.
Sử dụng các phần mềm bổ trợ cho việc tính toán thiết kế:
CAD, MS - Office, phân tích dữ liệu ảnh: Image J, mô phỏng
dữ liệu điểm đo Geomagic 10, phần mềm Matlab.... để thực
hiện các nội dung nghiên cứu đề ra.
Bố cục luận án
Chương I: Trình bày kết quả khảo sát về các phương pháp
đo 3D bằng ánh sáng cấu trúc và xác định hướng nghiên cứu về
phương pháp kết hợp dịch pha và mã Gray.
Chương II: Nghiên cứu cơ sở phương pháp kết hợp dịch
pha và mã Gray nhằm nâng cao độ chính xác gỡ pha.
Chương III: Xác lập cơ sở cho việc tính toán và chế tạo
thiết bị đo thực nghiệm. Nghiên cứu đánh giá đảm bảo độ chính
xác và độ phân giải cho thiết bị đo.
4
Chương IV: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm
trên thiết bị chế tạo .
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐO BIÊN DẠNG 3D SỬ DỤNG ÁNH SÁNG
CẤU TRÚC
1.1. Phương pháp đo lường biên dạng 3D bằng ánh sáng cấu
trúc
Phương pháp đo biên dạng 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc
dựa trên nguyên lý tam giác lượng trong quang học. Với mô
hình nguyên lý là biến thể của phương pháp stereo với việc thay
thế một kênh nhìn bằng một thiết bị chiếu ảnh mẫu.
Hình 1.1 Phương pháp đo biên dạng 3D bằng ánh sáng cấu
trúc.
Thiết bị chiếu sẽ chiếu các ảnh mẫu 2D được thiết kế theo
phương pháp mã hóa nhất định lên bề mặt chi tiết đo, biên dạng
3D của chi tiết làm biến dạng hình ảnh mẫu chiếu và được nhận
biết thông qua hệ thống camera. Phân tích dữ liệu ảnh và kết
hợp phương pháp mã hóa ảnh chiếu để dựng lại tọa độ đám mây
điểm của chi tiết đo.
1.2. Nguyên lý phương pháp đo và các dạng ánh sáng cấu
trúc trong đo lường biên dạng 3D
1.2.1. Nguyên lý đo biên dạng 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc
Phương pháp đo biên dạng 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc
dựa trên nguyên lý tam giác lượng trong quang học. Thiết bị đo
biên dạng sử dụng ánh sáng cấu trúc được cấu tạo bởi 3 bộ phận
chính là: bộ phận chiếu ảnh, bộ phận thu ảnh và bộ phận xử lý
tín hiệu, tính toán tọa độ các điểm đo trên bề mặt vật đo.
1.2.2. Khái niệm và phân loại ánh sáng cấu trúc
5
“Ánh sáng cấu trúc là chùm tia sáng mà mỗi tia sáng được
mã hóa về cường độ hoặc màu sắc.”
Các dạng ánh sáng cấu trúc được mã hóa với mục đích xác
định lưới điểm đo trên không gian chiếu. Độ phân giải của
phương pháp đo (khoảng cách gần nhau nhất của các điểm mã
hóa) phụ thuộc vào cách mã hóa cũng như độ phân giải của hệ
thống chiếu vân và camera. Xét trường hợp độ phân giải liên
quan đến phương pháp mã hóa, hầu như các phương pháp cho
độ phân giải bằng độ phân giải của hệ thống chiếu sáng (một
điểm ảnh trên các thiết bị chiếu) như vậy khi chiếu lên không
gian lớn thông qua hệ phóng hình cho bề mặt lưới trên các chi
tiết đo có khoảng cách các nút lưới lớn (độ phân giải thấp).
Phương pháp dịch pha có độ phân giải cao nhất trong các
phương pháp đo lường sử dụng ánh sáng cấu trúc.
1.2.3. Hệ chiếu mẫu vân sáng
Có nhiều phương pháp tạo mẫu vân sáng như sử dụng giao
thoa laser, dùng cách tử nhiễu xạ, dùng máy chiếu. Phương
pháp giao thoa laser và chiếu sáng qua cách tử nhiễu xạ phù hợp
với các phép đo có vùng đo nhỏ cần độ chính xác cao do có thể
tạo ra mẫu sáng chiếu có chu kì sin nhỏ, tuy nhiên có nhược
điểm là kết cấu phức tạp đòi hỏi độ chính xác rất cao cũng như
phạm vi đo hạn chế. Với các thiết bị đo thông dụng đáp ứng các
dải sản phẩm có kích thước trung bình thường sử dụng máy
chiếu kỹ thuật số.
1.2.4. Hệ thu ảnh vân
Để thu lại hình ảnh của mẫu chiếu được chiếu lên bề mặt
chi tiết đo cần sử dụng hệ thu ảnh vân thường là các camera.
Ảnh thu được chứa đựng thông tin độ cao của các điểm trên vật
đo thông qua sự biến đổi dạng, màu sắc mẫu chiếu do bề mặt
biên dạng của vật cần đo mang lại.
1.3. Các mô hình biến thể kỹ thuật trong phương pháp đo
bằng ánh sáng cấu trúc.
Đo biên dạng 3D cần xác định tọa độ lưới điểm trong không
gian 3 chiều XYZ. Để xác định độ cao điểm đo Z sử dụng
phương pháp tam giác lượng trong quang học. Các mô hình
biến thể kỹ thuật thể hiện cách bố trí thiết bị trong cụm cảm
biến so với mặt phẳng tham chiếu. Có các cách bố trí gồm: trục
quang máy chiếu vuông góc mặt phẳng tham chiếu, trục quang
6
camera vuông góc mặt phẳng tham chiếu, trục quang của
camera và máy chiếu bố trí tự do.
1.3.1. Hệ thống đo biên dạng 3D của Srinivasan
1.3.2. Hệ thống đo biên dạng 3D của Toyooka và Iwaasa
1.3.3. Hệ thống đo biên dạng 3D của Hu
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đo biên dạng 3D sử dụng phương pháp chiếu vân có thể xác
định thông qua 4 bước theo sơ đồ hình 1.31. Trong khoảng 30
năm trở lại đây việc sử dụng ánh sáng cấu trúc trong đo lường
được nghiên cứu phát triển mạnh mẽ. Các công trình nghiên
cứu tập trung vào những vấn đề tồn tại trong các bước và một
số nghiên cứu đối tượng áp dụng của phương pháp.
Hình 1.31 Sơ đồ kỹ thuật đo biên dạng 3D bằng phương pháp
chiếu mẫu vân
Mô hình toán học sử dụng cho camera và máy chiếu là mô
hình camera lỗ nhỏ có tính đến quang sai của hệ quang. Chuyển
đổi hệ tọa độ ngoài không gian vào hệ tọa độ camera xác định
được:
[𝑥𝑃
(𝐶)
, 𝑦𝑃
(𝐶)
, 𝑧𝑃
(𝐶)
] = 𝑅 [𝑥𝑃 , 𝑦𝑃 , 𝑧𝑃] + 𝑇 (1.36)
Hình 1.32 Quy ước hệ tọa độ camera lỗ nhỏ
Hiệu
chuẩn
Dựng pha
tuyệt đối
Phân tích
vân
Chiếu vân và
chụp ảnh vân
chiếu
7
[
𝑢𝑃
(𝑝)
𝑣𝑃
(𝑝)
1
] = 𝐴. [
𝑢𝑃
(𝑑)
𝑣𝑃
(𝑑)
1
] , 𝐴 = [
𝑓𝑥 𝛼𝑓𝑦 𝑢0
0 𝑓𝑦 𝑣0
0 0 1
] (1.41)
Ma trận A được gọi là ma trận nội tham số của camera, với
fx, fy là tiêu cự theo phương x, y; α là hệ số nghiêng của cảm
biến ảnh giữa hai phương u và v; (u0, v0) là tọa độ tâm cảm
biến ảnh.
Những nghiên cứu đã được các hãng ứng dụng chế tạo các
thiết bị đo bằng ánh sáng cấu trúc như GOM, FARO,
ARTEC,... và cho ra đời các dòng sản phẩm phục vụ công
nghiệp. Tuy nhiên, các thiết bị đo kể trên thường sử dụng hệ
vân chiếu mã hóa Gray hoặc mã hóa nhị phân do đó cho độ
phân giải không cao, phần mềm đóng gói không thể can thiệp,
các đối tượng đo thường mới phục vụ các dạng sản phẩm thủ
công mỹ nghệ, các chi tiết có biên dạng bề mặt không đòi hỏi
độ chính xác cao. Do đó, cần nghiên cứu ứng dụng phương
pháp đo này trong lĩnh vực cơ khí làm chủ về kỹ thuật và công
nghệ, hiểu rõ phương pháp đo của lĩnh vực này giúp cho sử
dụng hiệu quả hơn các thiết bị đã có đồng thời tạo khả năng tự
chế tạo. Góp phần phổ cập nâng cao chất lượng sản xuất cơ khí
tại Việt Nam và ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: y tế,
thời trang, an ninh
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, lĩnh vực đo lường biên dạng sử dụng ánh
sáng cấu trúc vẫn còn khá mới mẻ. Khi NCS lựa chọn đề tài
nghiên cứu năm 2011 chưa thấy có công trình nào nghiên cứu
về vấn đề này thậm chí khái niệm ánh sáng cấu trúc chưa có tài
liệu nào trong nước đề cập đến. Một số đề tài nghiên cứu của
sinh viên và học viên cao học ngành Máy chính xác, khoa Cơ
khí, trường Đại học Bách Khoa Hà nội được bắt đầu từ năm
2012. Các đề tài chủ yếu nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp
và tính năng của các thiết bị đo này.
Nhìn chung các hướng nghiên cứu tại Việt Nam chưa đáp
ứng được yêu cấu tìm hiểu khai thác lĩnh vực đo lường biên
dạng 3D bằng ánh sáng cấu trúc. Việc nghiên cứu tìm hiểu loại
thiết bị đo này trở nên cấp bách giúp cho sử dụng hiệu quả hơn
và có khả năng tự chế tạo tại Việt Nam từ đó cho phép ứng
8
dụng rộng rãi và nâng cao chất lượng cũng như sự phát triển
của ngành cơ khí.
1.5. Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án
Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:
Nghiên cứu tổng quan phương pháp đo biên dạng 3D sử
dụng ánh sáng cấu trúc. Phân tích các dạng ánh sáng cấu trúc để
lựa chọn mẫu sáng chiếu phù hợp cho đối tượng đo là các chi
tiết cơ khí
Nghiên cứu phương pháp đo biên dạng bằng ánh sáng
cấu trúc dịch pha, nghiên cứu giải pháp sử dụng mã hóa Gray
làm cơ sở nâng cao độ chính xác gỡ pha, đây là một phương
pháp ít chịu ảnh hưởng của bề mặt chi tiết đo làm cơ sở nâng
cao độ chính xác gỡ pha đồng thời nâng cao độ chính xác cho
thiết bị đo.
Nghiên cứu xây dựng thuật toán sử dụng mã hóa Gray
làm cơ sở cho việc gỡ pha trong phương pháp dịch pha, xây
dựng mô hình toán học xác định tọa độ điểm đo cho phương
pháp kết hợp để dựng lại đám mây điểm đo trên bề mặt vật đo.
Nghiên cứu xác định phương pháp hiệu chuẩn cho thiết
bị đo.
Nghiên cứu xác lập cơ sở cho việc tính toán và chế tạo
thiết bị đo sử dụng ánh sáng cấu trúc, xây dựng các thuật toán
điều khiển và xử lý dữ liệu đo.
Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên thiết bị chế tạo,
xác định độ chính xác thiết bị đo, nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến độ chính xác của kết quả đo, kiểm chứng khả năng
chế tạo thiết bị đo biên dạng 3D chi tiết sử dụng ánh sáng cấu
trúc tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP ĐO BIÊN DẠNG 3D BẰNG ÁNH SÁNG
CẤU TRÚC DỊCH PHA SỬ DỤNG MÃ HÓA GRAY ĐỂ
TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC GỠ PHA
2.1. Phương pháp đo biên dạng 3D sử dụng dịch pha
Phương pháp dịch pha là một phương pháp đo sử dụng ánh
sáng cấu trúc được nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực đo
9
lường sử dụng laser với nghiên cứu được công bố sớm nhất bởi
Carré năm 1966 [8]
2.1.1. Cơ sở phương pháp dịch pha
2.1.2. Đo lường biên dạng 3D bằng phương pháp dịch pha
Khi ứng dụng cơ sở đo biên dạng bề mặt của phương pháp
đo giao thoa laser vào phương pháp đo bằng ánh sáng cấu trúc,
việc tạo vân giao thoa thay đổi khi dịch chuyển mặt phẳng tham
chiếu được thay thế bằng thiết bị chiếu lần lượt các vân chiếu
dạng sin lệch pha nhau. Camera ghi lại các hình ảnh để phân
tích dữ liệu đo hình thành lên nguyên lý đo biên dạng 3D sử
dụng phương pháp dịch pha
Hình 2.2 Sơ đồ khối quá trình đo theo phương pháp dịch pha
2.1.3. Các thuật toán dịch pha.
Trong phương pháp dịch pha một yếu tố quan trọng là xác
định các thuật toán dịch pha, với các thuật toán khác nhau sẽ
xác định quy trình đo và cách xử lý dữ liệu đo khác nhau
2.1.3.1. Thuật toán 3 bước dịch pha
2.1.3.2. Thuật toán ba bước dịch pha kép
2.1.3.3. Thuật toán dịch pha Carré
2.1.3.4. Giải thuật Hariharan
2.1.4. Các phương pháp gỡ pha
Trong phương pháp dịch pha các điểm đo được mã hóa bởi
các giá trị pha. Theo lý thuyết thì giá trị pha được xác định và
có phân bố liên tục. Tuy nhiên, thực tế ảnh pha bị giới hạn bởi
mức độ xám, nhiễu xuất hiện trên ảnh, bóng vật thể. . . và các
điểm không xác định khi giá trị pha có bước nhảy lớn hơn 2π.
Quá trình gỡ pha mang (pha tương đối) để xây dựng ảnh pha
tuyệt đối là bước quan trọng quyết định độ chính xác phép đo
sử dụng phương pháp dịch pha.
2.1.4.1. Phương pháp gỡ pha không gian
2.1.4.2. Phương pháp gỡ pha theo thời gian
2.1.5. Đặc điểm phương pháp dịch pha.
10
Phương pháp dịch pha có những ưu điểm đặc trưng như: độ
chính xác cao, độ phân giải cao nhất trong các phương pháp đo
sử dụng ánh sáng cấu trúc. Trong quá trình đo cần dựng lại ảnh
pha tuyệt đối bằng phương pháp gỡ pha, đây là bước chịu nhiều
ảnh hưởng của điều kiện đo, đặc điểm hình dạng màu sắc độ
phản xạ của chi tiết đo
2.2. Nghiên cứu sử dụng mã hóa Gray để tăng độ chính xác
gỡ pha trong phương pháp dịch pha.
2.2.1. Phương pháp mã hóa Gray
Mã hóa Gray là một dạng ánh sáng cấu trúc được sử dụng
trong phương pháp quét biên dạng 3D của chi tiết với các mẫu
chiếu chỉ có các vạch trắng và đen xen kẽ.
2.2.2 Nghiên cứu gỡ pha bằng mã hóa Gray trong phương pháp
dịch pha.
Các mẫu chiếu được điều chế cường độ sáng theo công thức:
𝐼1(𝑥, 𝑦) = 𝐼0(𝑥, 𝑦) + 𝐼𝑚𝑜𝑑(𝑥, 𝑦)𝑐𝑜𝑠[Ø(𝑥, 𝑦) ] (2.51)
𝐼2(𝑥, 𝑦) = 𝐼0(𝑥, 𝑦) + 𝐼𝑚𝑜𝑑(𝑥, 𝑦)𝑐𝑜𝑠[Ø(𝑥, 𝑦) + 𝜋/2] (2.52)
𝐼3(𝑥, 𝑦) = 𝐼0(𝑥, 𝑦) + 𝐼𝑚𝑜𝑑(𝑥, 𝑦)𝑐𝑜𝑠[Ø(𝑥, 𝑦) + 𝜋] (2.53)
𝐼4(𝑥, 𝑦) = 𝐼0(𝑥, 𝑦) + 𝐼𝑚𝑜𝑑(𝑥, 𝑦)𝑐𝑜𝑠[Ø(𝑥, 𝑦) + 3𝜋/2] (2.54)
Từ đó giá trị pha được xác định bởi công thức:
Ø(𝑥, 𝑦) = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 [
𝐼2(𝑥, 𝑦)− 𝐼4(𝑥, 𝑦)
𝐼1(𝑥, 𝑦)− 𝐼3(𝑥, 𝑦)
]
(2.61)
Hình 2.8 Phân bố cường độ sáng trên 4 chu kì mẫu chiếu sin
Hình 2.9 Phân bố cường độ sáng mẫu chiếu dạng mã Gray 8 bit
11
Hình 2.10 Sơ đồ khối quá trình đo sử dụng phương pháp kết
hợp dịch pha và mã hóa Gray
Hình 2.11 Xác định pha trong phương pháp kết hợp
i
12
Ảnh pha tuyệt đối cung cấp thông tin đo được xác định trên
vùng diện tích chiếu của máy chiếu trên ảnh của camera, do đó
độ phân giải đo phụ thuộc vào độ phân giải của máy chiếu. Xét
ảnh pha theo phương ngang x tương đương bề rộng wP của ảnh
chiếu, độ rộng vạch của mã hóa Gray nhỏ nhất thu được là
𝑙𝑜𝑔2
𝑤𝑃 . Tại một điểm i cần khảo sát trong chu kì thứ k của
phương pháp dịch pha có giá trị pha tuyệt đối là Фki, có giá trị
pha tương đối xác định theo phương pháp dịch pha là Øki, theo
phương pháp mã hóa Gray vạch liền kề phía trước điểm i có giá
trị pha là GCk. Khi đó pha tuyệt đối được xác định bởi:
Фki = GCk + Øki/2π (2.62)
Từ công thức 2.62 có thể xây dựng thuật toán xác định ảnh
pha tuyệt đối.
2.3. Xác định tọa độ điểm đo trong phương pháp dịch pha
sử dụng mã hóa Gray để gỡ pha.
2.3.1. Nguyên lý tam giác lượng trong xác định tọa độ điểm đo
[31]
Ảnh pha tuyệt đối sau khi xác định theo phương pháp kết
hợp dịch pha và mã hóa Gray cung cấp thông tin về tọa độ các
điểm đo thông qua tọa độ điểm ảnh và giá trị pha.
Hình 2.12 Sơ đồ mô hình toán học cho thiết bị [31].
z 'H
LAB
HH
d AB
𝑍
(2.63)
2.3.2. Xây dựng phương pháp xác định tọa độ điểm đo
13
Hình 2.14 Sơ đồ xác định đám mây điểm đo
Các bước để tính toán vị trí 3D của điểm M như sau:
Xác định tọa độ pixel của điểm NI thông qua việc chiếu ánh
sáng mẫu mã hóa Gray lên mặt phẳng chuẩn. Điểm này đã được
mã hóa chính là điểm NP (nằm trên mặt phẳng ảnh của máy
chiếu)
Tọa độ 3D của điểm MI, NI được tính toán từ tọa độ pixel
của chúng bằng cách sử dụng mô hình camera lỗ nhỏ và các nội
tham số của camera.Tọa độ 3D của MR và NR có thể được tính
toán bằng phương pháp đường giao đường:
.R P IM C PN CM , .R P IN C PN CN
2.4. Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn
Khi sử dụng các thiết bị đo luôn cần quá trình hiệu chuẩn để
xác định các yếu tố ảnh hưởng của điều kiện đo đến độ chính
xác phép đo, xác định các thông số kĩ thuật của camera bao
gồm: ma trận nội tham số gồm các thông số giúp cho tính các
tọa độ của vật lên trên cảm biến hình ảnh của camera, bộ tham
số méo ảnh tính toán các dạng quang sai do hệ ống kính camera
gây nên, ma trận ngoại tham số tính được tọa độ các điểm trên
ảnh thu được về tọa độ máy
2.4.1. Phương pháp hiệu chuẩn camera
2.4.2. Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn hệ thống camera và
máy chiếu
14
Hình 2.18 Sơ đồ hệ thống phát và thu ánh sáng cấu trúc
Xây dựng phương pháp hiệu chỉnh camera, máy chiếu của
thiết bị đo biên dạng 3D dùng ánh sáng cấu trúc cần xác định
được bộ tham số gồm:
Ma trận nội tham số:[
𝑓𝑥 𝛼 𝑢0
0 𝑓𝑦 𝑣0
0 0 1
] (2.84)
Hệ số méo ảnh: [𝑘1 𝑘2 𝑘3 𝑘4 𝑘5] (2.85)
Ma trận ngoại tham số: [
𝑟11 𝑟12 𝑟13 𝑡1
𝑟21 𝑟22 𝑟23 𝑡2
𝑟31 𝑟32 𝑟33 𝑡3
] (2.86)
2.5. Kết luận chương
Trong chương này đã khảo sát phân tích về phương pháp đo
biên dạng 3D chi tiết sử dụng phương pháp dịch pha, trong quá
trình đo cần xác định ảnh pha tuyệt đối đây là bước chịu ảnh
hưởng của đặc điểm quang học bề mặt đo làm giảm độ chính
xác của phương pháp. Để khắc phục nhược điểm này cần sử
dụng phương pháp kết hợp nâng cao độ chính xác gỡ pha. Giải
pháp được nghiên cứu là sử dụng kết hợp với mã hóa Gray, đây
là một phương pháp ít chịu ảnh hưởng của bề mặt chi tiết đo
làm cơ sở nâng cao độ chính xác gỡ pha.
15
Xây dựng lên thuật toán sử dụng mã hóa Gray làm cơ sở
cho việc gỡ pha trong phương pháp dịch pha, xây dựng mô hình
toán học xác định tọa độ điểm đo.
Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn cụm cảm biến xác định
các thông số của camera và cả máy chiếu.
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ XÂY DỰNG THIẾT BỊ ĐO BIÊN DẠNG 3D BẰNG
PHƯƠNG PHÁP DỊCH PHA SỬ DỤNG MÃ HÓA GRAY
ĐỂ GỠ PHA
3.1. Xây dựng cơ sở tính toán thiết kế cụm cảm biến
3.1.1. Xác định khoảng dịch chuyển của cụm cảm biến
3.1.2. Xác định vị trí và tính toán lựa chọn camera và máy chiếu
3.2. Xây dựng giải thuật xử lý tín hiệu đo.
Sau khi xây dựng được mô hình toán học và xác định các
thuật toán cho phương pháp đo biên dạng 3D sử dụng phương
pháp kết hợp mã hóa Gray và dịch pha mục 2.3, cần xác lập các
giải thuật để xác định đám mây điểm đo của chi tiết.
Hình 3.4 Sơ đồ xử lý tín hiệu đo
3.2.1. Giải thuật tạo mẫu ảnh chiếu
3.2.2. Thuật toán xử lý dữ liệu ảnh
3.2.3. Thuật toán xác định đám mây điểm đo
3.2.4. Thuật toán hiệu chuẩn hệ thống
3.3. Đánh giá các sai số ảnh hưởng đến độ chính xác thiết bị
đo
3.3.1. Ảnh hưởng sơ đồ bố trí cụm cảm biến đến độ chính xác
Mẫu ảnh chiếu
Ảnh chụp
đối tượng
Giải thuật xây dựng ảnh
pha tuyệt đối
Giải thuật hiệu
chuẩn thiết bị
Thông số hiệu
chuẩn
Đám mây
điểm 3D của
đối tượng
Giải thuật xây
dựng đám mây
điểm đo
Cảm biến
(camera & máy chiếu)
Ảnh hiệu chuẩn
Ảnh pha tuyệt
đối của đối
tượng
Ảnh pha của mặt
phẳng tham chiếu Giải thuật tạo
mẫu ảnh chiếu
Mặt phẳng
tham chiếu
Đối tượng
đo
16
3.3.2. Ảnh hưởng độ chính xác pha đến độ chính xác phép đo
3.3.3. Ảnh hưởng quang sai đến độ chính xác
3.4. Áp dụng tính toán cho thiết bị thực nghiệm STL– 1
3.4.1. Tính toán thiết kế cụm cảm biến
3.4.2. Xác định cấu hình hệ thống điều khiển
3.4.3. Xây dựng thuật toán điều khiển
3.5. Kết luận chương 3
Trong chương 3 đã nghiên cứu tập trung vào một số vấn
đề như:
Xác lập cơ sở cho việc tính toán và chế tạo thiết bị đo
thực nghiệm. Đi sâu vào bài toán thiết kế, lựa chọn hệ camera
và máy chiếu thỏa mãn yêu cầu bài toán đặt ra về phạm vi đo và
độ phân giải hệ thống: là cơ sở cho việc tính toán thiết kế lựa
chọn cấu hình của một thiết bị đo biên dạng 3D sử dụng phương
pháp ánh sáng cấu trúc.
Xây dựng hệ thống điều khiển phục vụ quá trình đo đảm
bảo có thể đo được toàn bộ chi tiết. Xây dựng các thuật toán xử
lý xác định tọa độ điểm đo. Các giải thuật và lưu đồ thuật toán
thể hiện quá trình thực hiện một phép đo cho phép người sử
dụng có thể tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu đối tượng đo.
Xây dựng thuật toán hiệu chuẩn cho thiết bị. Nghiên cứu
đánh giá đảm bảo độ chính xác và độ phân giải cho thiết bị đo.
Với các thiết bị đo quá trình hiệu chuẩn là rất cần thiết, để đảm
bảo độ chính xác cần hiệu chỉnh trong mỗi lần đo, phương pháp
hiệu chuẩn đơn giản chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng thiết bị đo. Ngoài ra có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến độ chính xác khi đo như bản thân thiết bị đo cũng như điều
kiện đo đem lại.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Thiết bị đo được chế tạo vừa là mục đích vừa là phương tiện
kiểm chứng phương pháp đo. Để có thể đánh giá kết quả nghiên
cứu về phương pháp đo, kỹ thuật đo và công nghệ đo sử dụng
phương pháp dịch pha dạng sin kết hợp mã hóa Gray làm cơ sở
gỡ pha cần các nghiên cứu thực nghiệm trên thiết bị đo chế tạo
được.
17
4.1. Xây dựng thiết bị đo biên dạng 3D STL - 1
Hình 4.1 Thiết bị đo biên dạng chi tiết máy STL - 1
4.2. Tạo mẫu ảnh chiếu
Sử dụng phần mềm được xây dựng dựa trên giải thuật mục
3.3.1, để tạo các mẫu chiếu ảnh Gray và ảnh sin. Các ảnh mẫu
được tạo ra được thể hiện với hình 4.4 là hình ảnh các mẫu
chiếu dạng mã hóa Gray.
4.3. Hiệu chuẩn đặc tính quang của cụm cảm biến
Các thiết bị đo sau khi chế tạo cần hiệu chuẩn để đảm bảo
và nâng cao độ chính xác khi đo, đặc biệt khi phép đo có độ
chính xác cao. Việc xác định tọa độ điểm đo trên chi tiết cần
đầy đủ các thông số của cụm cảm biến do đó yêu cầu quá trình
hiệu chuẩn bao gồm:
Hiệu chuẩn sự phân bố cường độ sáng của máy chiếu.
Hiệu chuẩn màu.
Hiệu chuẩn cường độ sáng ảnh xám.
Hiệu chuẩn tìm hệ thống thông số kỹ thuật và vị trí
của camera và máy chiếu.
4.3.1. Hiệu chuẩn sự phân bố cường độ sáng của máy chiếu.
4.3.2. Hiệu chuẩn màu cho cảm biến
18
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện tương quan màu của hệ cảm biến
thiết bị
4.3.3. Hiệu chuẩn cường độ sáng ảnh xám
Hình 4.14 Đồ thị quan hệ cường độ chiếu sáng sau hiệu chuẩn
4.3.4. Hiệu chuẩn thiết bị thực nghiệm STL – 1 sử dụng ô
vuông bàn cờ
Hình 4.16 Giao diện mô tả kết quả hiệu chuẩn của 1 vị trí đặt ô
vuông bàn cờ
0
50
100
150
200
250
300
0 5 10 15 20 25 30
C
ư
ờ
n
g
đ
ộ
s
án
g
I
C
Số ảnh mẫu chiếu
Cường độ mẫu
chiếu
Cường độ ảnh
RED
Cường độ ảnh
GRAY
Cưởng độ ảnh
GREEN
0
100
200
300
0 100 200 300C
ư
ờ
n
g
đ
ộ
s
án
g
ả
n
h
I C
Cường độ sáng mẫu chiếu IP
19
4.4. Xác định độ chính xác thiết bị đo
4.4.1. Khảo sát độ phân giải cơ sở
Độ phân giải cơ sở của thiết bị là khoảng cách tương ứng
với một điểm ảnh thu được trên cảm biến ảnh. Độ phân giải cơ
sở tại vùng có sự phân bố đồng đều nhất khi sử dụng mẫu chiếu
Gray 10 bit là (0,27x0,278 mm)/ điểm ảnh, tuy nhiên đối với
tọa độ các điểm đo xuất hiện nhiều vùng có sự phân bố không
đồng đều, điều này cũng tương tự xảy ra với các mẫu chiếu 9
bit. Như vậy, việc sử dụng mã hóa Gray cho phép đo độc lập có
độ phân giải không cao, khó đạt độ phân giải của một điểm ảnh
(xuất hiện các vùng mất dữ liệu như hình 4.16f). Với mẫu chiếu
8 bit cho thấy sự phân bố đồng đều giữa các điểm đo, đó là cơ
sở để luận án lựa chọn số mã hóa Gray 8 bit khi kết hợp với
phương pháp dịch pha.
4.4.2. Đo mẫu trụ chuẩn
Hình 4.19 Hình ảnh mô phỏng chi tiết trụ đo được
Hình 4.20 Đồ thị thể hiện quan hệ giữa độ phân giải cơ sở và
khoảng dịch chuyển h
0.25
0.27
0.29
0.31
0.33
0.35
0.37
0 50 100 150 200
Đ
ộ
p
h
ân
g
iả
i
cơ
s
ở
(
m
m
)
Khoảng dịch chuyển h (mm)
Độ phân
giải theo
phương X
20
Độ phân giải biến đổi tuyết tính theo chiều cao cụm cảm
biến tới bàn đo. Khoảng cách càng xa độ phân giải cơ sở càng
thấp.
Hình 4.21 Đồ thị thể hiện các kết quả đo trụ chuẩn
Kết quả đo bán kính trụ chuẩn cho thấy ít sụ phụ thuộc vào
vị trí đặt vật trong không gian đo của thiết bị
4.4.3. Đo mẫu khối cầu chuẩn
Hình 4.22 Hình ảnh mô phỏng kết quả đo quả cầu chuẩn.
Xử lý kết quả đo theo phân phối Student với độ tin cậy 95
% ta có kết quả đo bán kính cầu chuẩn là: 25.032 ± 0,017 (mm).
Kết quả đo trên máy CMM R = 25,039 ± 0.007 mm. Như vậy,
kết quả đo trung bình sai khác 0,007 mm. Kết quả đo quả cầu
cho thấy độ ổn định và độ chính xác của thiết bị đo. Các phép
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
0 50 100 150 200
B
án
k
ín
h
t
rụ
(
m
m
)
Khoảng dịch chuyển h (mm)
R1
R2
R3
R4
R5
21
đo trên một vị trí được lặp lại và cho kết quả đo trung bình đạt
độ chính xác cao so với các kết quả đo trên máy CMM.
4.5. Một số kết quả thử nghiệm trên thiết bị STL - 1
4.5.1. Kết quả đo tại một phương chiếu
Hình 4.23 Kết quả mô phỏng một số mẫu chi tiết sử dụng một
phương chiếu
4.5.2. Ảnh mô phòng dữ liệu quét khi quét toàn bộ vật thể sử
dụng 6 phương chiếu
Hình 4.24 Kết quả mô phỏng một số mẫu chi tiết sử dụng 6
phương chiếu
22
4.5.3. Ứng dụng thiết bị trong lĩnh vực an ninh
Dựng lại các mẫu vật hữu cơ, các vết lốp xe, dấu giày, vết
thương...., có thể truy cập vào các hồ sơ lưu tình tiết hoặc thông
tin hiện trường trực quan và không bị hạn chế bởi thời gian tồn
tại của các dấu vết đó....
Hình 4.25 Kết quả dữ liệu 3D phục vụ công tác an ninh.
4.6. Kết luận chương 4
Thiết bị thực nghiệm STL-1 được chế tạo theo phương pháp
đo dịch pha sử dụng mã hóa Gray làm cơ sở gỡ pha. Đã xây
dựng quy trình và tiến hành thực nghiệm hiệu chuẩn đặc tính
quang của cảm biến, xây dựng được đặc tuyến cường độ sáng
ảnh tương tác giữa máy chiếu và camera từ đó tiến hành hiệu
chỉnh nâng cao độ chính xác ảnh chiếu. Hiệu chuẩn xác định
được các thông số kỹ thuật và thông số vị trí của camera và máy
chiếu để đảm bảo độ chính xác đo.
Thực nghiệm xác định độ chính xác thiết bị thông qua việc
đo kiểm trụ chuẩn mẫu và quả cầu chuẩn. Kết quả thực nghiệm
cho thấy: kết quả đo ít phụ thuộc vào vị trí đặt vật trong trường
đo, độ chính xác khi đo các quả cầu chuẩn đạt: 0,05 mm , trụ
chuẩn có thể đạt 0,01mm.
Thiết bị thực nghiệm STL -1 hoạt động ổn định, có thể đo
được toàn bộ chi tiết trong phạm vi 200x200x200 mm với thời
gian đo khoảng 3 phút. Ứng dụng thiết bị đo một số mẫu chi tiết
cơ khí được gia công trên các thiết bị CNC, đúc, rèn dập cho kết
quả đạt yêu cầu về mô phỏng biên dạng thực của chi tiết đo. Có
thể ứng dụng thiết bị trong các ngành khác như đo hình dáng
kích thước cơ thể người, đo dựng hiện trường an ninh....
23
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu, nắm được và xây dựng
cơ sở lý thuyết, kỹ thuật để tính toán thiết kế chế tạo thiết bị đo
biên dạng 3D bằng ánh sáng cấu trúc có thể đo lường biên dạng
bề mặt các chi tiết cơ khí trong công nghệ gia công CNC. Các
nội dung chính mà luận án đã thực hiện nghiên cứu và đạt được
các kết quả sau:
Nghiên cứu khảo sát phương pháp đo biên dạng 3D sử
dụng ánh sáng cấu trúc. Phân tích các kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong nước và trên thế giới, đánh giá các ưu nhược
điểm của từng phương pháp, khảo sát các dạng ánh sáng cấu
trúc từ đó xác định dạng ánh sáng cấu trúc trong phương pháp
dịch pha kết hợp mã hóa Gray để gỡ pha là hướng nghiên cứu
chính của luận án. Phương pháp này kết hợp ưu điểm độ phân
giải cao của phương pháp dịch pha với độ chống nhiễu tốt của
phương pháp Gray làm cơ sở đảm bảo và nâng cao độ chính xác
gỡ pha và đảm bảo độ chính xác đo của thiết bị, phù hợp cho
việc đo biên dạng các chi tiết cơ khí gia công bằng công nghệ
CNC.
Xây dựng mô hình toán học và các giải thuật xử lý dữ liệu
đo để xác định được đám mây điểm đo trên chi tiết đo. Sử dụng
mô hình toán học cho hệ camera và máy chiếu là mô hình
camera lỗ nhỏ có kể đến quang sai. Tọa độ điểm đo được xác
định theo phương pháp đường giao đường.
Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn thiết bị đo biên dạng
3D sử dụng ánh sáng cấu trúc, kết quả hiệu chuẩn xác định
được các thông số kỹ thuật bao gồm các nội tham số, các hệ số
đặc trưng ảnh hưởng bởi quang sai, ma trận ngoại tham số đặc
trưng vị trí tương quan của camera và máy chiếu, giúp đảm bảo
độ chính xác khi đo.
Xây dựng, xác lập cơ sở, giải thuật, cho việc tính toán
24
thiết kế thiết bị từ đó có thể xác định được các tiêu chí thiết kế,
cách xác định độ phân giải, tính toán lựa chọn cấu hình cho cụm
cảm biến.
Phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác
phép đo, xây dựng được đặc tuyến quang thể hiện tương quan
quan hệ thu phát cường độ sáng ảnh của máy chiếu và camera,
từ đó có thể hiệu chỉnh nâng cao độ chính xác tạo mẫu vân
chiếu, góp phần đảm bảo độ chính xác đo.
Đã xây dựng thiết bị đo biên dạng 3D sử dụng phương
pháp dịch pha và mã hóa Gray đầu tiên tại Việt Nam đạt độ
chính xác 0,05mm, phạm vi đo 200x200x200 mm. Thiết bị đã
hoạt động đáp ứng đo quét một số chi tiết cơ khí được gia công
trên thiết bị CNC, đúc, rèn dập và các ứng dụng khác trong lĩnh
vực thời trang và an ninh. Thiết bị có thể sử dụng đo quét các bề
mặt như một thiết bị công nghiệp, cho thấy khả năng tự chế tạo
loại thiết bị đo này tại Việt Nam.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đạt được
trên thiết bị nghiên cứu thực nghiệm STL – 1, để tiếp tục nâng
cao chất lượng làm việc về độ chính xác, tốc độ đo cần thiết tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn về các mặt:
Tăng tốc độ đo của thiết bị: Với phương pháp áp dụng chỉ
có thể đo được các chi tiết tĩnh do cần nhiều mẫu ảnh chiếu do
đó việc đo quét theo thời gian thực không tiến hành được.
Tối ưu hóa các chương trình: Xây dựng các chương trình
xử lý dữ liệu ảnh nhằm tăng tốc độ và độ chính xác khi xử lý dữ
liệu đo. Nghiên cứu tìm hiểu các thuật toán nhằm nâng cao độ
chính xác khi đo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_do_bien_dang_3d_cua_chi_tiet_bang_phuong_phap_su_dung_anh_sang_cau_truc_tt_7173.pdf