Quá trình nghiên cứu đã đề xuất được ba giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của các nhà trường sư phạm phía Bắc:
Giải pháp pháp thứ nhất: Quán triệt mục tiêu chú trọng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong quá trình đào tạo.
Giải pháp thứ hai: Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên thông qua kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập.
Giải pháp thứ ba: Phát triển nội dung đào tạo theo hướng chuẩn bị cho sinh viên khả năng thích ứng với diễn biến của đổi mới giáo dục phổ thông.
24 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên thể dục thể thao trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106 tài liệu tham khảo (trong đó có 100 tài liệu tiếng Việt, 6 tài liệu tiếng Anh) và 9 phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đào tạo giáo viên – hiện trạng và xu thế phát triển
1.1.1. Quan điểm đổi mới trong đào tạo đại học và đào tạo giáo viên của Đảng và Nhà nước
Đảng ta và Nhà nước đã: coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, là lĩnh vực để tranh thủ hợp tác, học tập, tiếp thu nền khoa học công nghệ của các nước tiên tiến. Điều đó đòi hỏi hoạt động đào tạo đại học phải: đổi mới để hội nhập quốc tế; đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội; đổi mới theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên; đổi mới để hình thành năng lực tự học cho lực lượng lao động tương lai, có khả năng tự học suốt đời.
1.1.2. Xu thế phát triển đào tạo giáo viên trên thế giới
Trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển ở trình độ cao, hướng tới một xã hội học tập và hướng tới một nền kinh tế tri thức, điều đó đã tạo ra những thay đổi sâu sắc về vai trò và chức năng của người giáo viên. Đó cũng chính là động lực và yêu cầu của thực tiễn đối với công tác đào tạo giáo viên trong các nhà trường sư phạm.
1.1.3. Đào tạo giáo viên và quá trình đổi mới đào tạo giáo viên ở Việt Nam
Đào tạo và rèn luyện đội ngũ đông đảo các nhà giáo, các nhà khoa học giáo dục thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục toàn dân và của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
1.1.4. Hiện trạng về số lượng nhà trường và giáo viên phổ thông ở Việt Nam
Trên cơ sở phân tích số liệu được trình bày tại bảng 1.1 và 1.2, kết hợp phân tích số liệu thống kê giáo dục của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2002- 2003 đến năm học 2013 - 2014 cho thấy:
Số lượng lớp học và học sinh Tiểu học, THCS có xu hướng giảm dần theo từng năm; Số lượng lớp học và học sinh cấp THPT lại có xu hướng tăng lên.
Số lượng giáo viên các cấp học liên tục tăng lên qua từng năm học.
1.2. Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW
1.2.1. Những nội dung cơ bản của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
- Đổi mới toàn diện
- Đổi mới căn bản
1.2.2. Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên trong các nhà trường sư phạm trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, trong cùng một thời điểm các nhà trường sư phạm phải đồng thời tiến hành:
Đổi mới căn bản và toàn diện theo định hướng đổi mới giáo dục đại học.
Đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.
1.3. GDTC và thể thao trường học trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC và Thể thao trường học
Đảng và Nhà nước ta đã coi TDTT là một công tác cách mạng, là công cụ có tác động tích cực đến đời sống xã hội, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện. Năm 1958, chỉ thị 106 - CT/TƯ về công tác TDTT đã nêu rõ: Nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng.
1.3.2. Vị trí và vai trò của GDTC và Thể thao trường học trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Thể chất trường học đã khẳng định vị trí và vai trò của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ - lực lượng lao động mới quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển TDTT trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.3.3. Nhiệm vụ và chức năng của GDTC và Thể thao trường học đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ
* Nhiệm vụ của GDTC và TT trường học
GDTC trường học có các nhiệm vụ cơ bản sau: phát triển cân đối hình thái và chức năng cơ thể học sinh theo lứa tuổi; hình thành và hoàn thiện cho HSSV những kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống; hình thành cho HSSV thói quen gìn giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên.
* Chức năng cơ bản của GDTC và TT trường học
Chức năng chuyên môn; chức năng giao tiếp và liên kết; chức năng truyền thông và chức năng thẩm mỹ.
1.3.4. Thành tựu và xu thế đổi mới GDTC và Thể thao trường học
Những thành tựu cơ bản của Giáo dục thể chất và Thể thao trường học:
- Về cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo
- Về chương trình và nội dung môn học
- Về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên TDTT cho nhà trường các cấp
Xu thế đổi mới của GDTC và TT trường học:
- Tăng cường hiệu lực quản lý và đầu tư của Nhà nước, địa phương đối với GDTC nội và ngoại khóa.
- Coi trọng công tác giáo dục nhận thức về vai trò và tác dụng của luyện tập TDTT trong HSSV.
- Đổi mới nội dung và chương trình GDTC trong các nhà trường sư phạm.
1.3.5. Tiềm năng của GDTC và Thể thao trường học đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ
Tiềm năng về tác dụng và sức ảnh hưởng; tiềm năng về sức lan tỏa; tiềm năng về cơ chế tổ chức và hoạt động và tiềm năng về đáp ứng nhu cầu hoạt động và hiệu quả tác động đối với thế hệ trẻ
1.4. Các khái niệm và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.4.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Khái niệm về giải pháp và giải pháp chuyên môn; khái niệm về hiệu quả và hiệu quả đào tạo; khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo; khái niệm về chất lượng chương trình đào tạo; khái niệm về tiêu chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và khái niệm đánh giá chất lượng đào tạo.
1.4.2. Công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên cho các cấp học phổ thông của các nhà trường sư phạm đã có nhiều công trình khoa học được công bố và ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đại học nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng.
Tiểu kết chương 1
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện, đào tạo trong các nhà trường sư phạm cần có những bước đột phá cơ bản sau:
Mục tiêu đào tạo phải bám sát “Chuẩn nghề nghiệp” của giáo viên bậc học phổ thông; đổi mới đào tạo theo hướng phát triển năng lực; chuẩn bị cho sinh viên có đủ tiềm lực tham gia có hiệu quả đổỉ mới giáo dục.
Năng lực tự học của sinh viên phải được coi là mục tiêu, là sản phẩm đào tạo của các nhà trường sư phạm; là bộ phận quan trọng cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên phổ thông; giáo viên phải được đào tạo năng lực tự học để tự học và dạy cho học sinh cách tự học - một nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường, để hình thành một xã hội học tập.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp chuyên môn nhằm hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT trong các trường đại học và cao đẳng Sư phạm phía Bắc.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Hoạt động đào tạo giáo viên TDTT trong các nhà trường đại học và cao đẳng Sư phạm phía Bắc.
Giảng viên, sinh viên khoa GDTC trong các trường đại học, cao đẳng Sư phạm phía Bắc; Giáo viên TDTT các trường PTTH thuộc các tỉnh phía Bắc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm và cơ quan phối hợp nghiên cứu
Cơ quan tổ chức nghiên cứu: Viện khoa học TDTT.
Cơ quan phối hợp nghiên cứu:
- Vụ Công tác Học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT
- Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD& ĐT
- Khoa GDTC trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Khoa GDTC Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Khoa GDTC của một số trường đại học và cao đẳng Sư phạm phía Bắc.
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2015 gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2011
Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014
Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo giáo viên TDTT của khoa GDTC trong các trường cao đẳng và đại học Sư phạm phía Bắc
3.1.1. Thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT trong nhà trường PTTH các tỉnh phía Bắc
Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên PTTH (sản phẩm đào tạo trực tiếp của khoa GDTC các trường đại học và cao đẳng Sư phạm phia Bắc), là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của hệ thống nhà trường sư phạm.
Thông qua các lớp đào tạo nâng cấp và bồi dưỡng chuyên môn từ năm 2008 đến 2014 cho thấy:
* Về khả năng thực hiện chương trình theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học Thể dục ở PTTH
Một tỷ lệ đáng kể giáo viên (từ 61,6% đến 88,6%) chỉ đạt mức trung bình hoặc còn nhiều hạn chế về kỹ năng thực hành các môn đá cầu, bóng chuyền, bóng đá và đặc biệt là đối với môn bơi lội (theo chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn thể thao thuộc chương trình môn học cấp PTTH).
Từ 60% đến 80% giáo viên tự đánh giá: bản thân còn hạn chế về khả năng tổ chức và lựa chọn các bài tập chuyên môn đối với nhóm môn tự chọn; phương pháp và kiến thức trong giáo dục các tố chất thể lực.
* Về năng lực tự học, tự nâng cao trình độ và tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên TDTT
Số đông giáo viên (từ 61% đến 85%) thiếu chủ động, tích cực trong hoạt động tự học; hoạt động tự học chưa trở thành nhu cầu tự thân của giáo viên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; thiếu kiến thức và kỹ năng tự triển khai hoạt động NCKH.
* Về năng lực tham gia đổi mới giáo dục phổ thông của giáo viên TDTT
Từ 82% đến 91% giáo viên còn thiếu những kiến thức cơ bản về các nội dung chính của tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới.
* Nguyên nhân những hạn chế về trình độ chuyên môn của giáo viên TDTT
Kết quả khảo sát đánh giá của 1301 giáo viên TDTT về nguyên nhân hạn chế trình độ chuyên môn của bản thân cho thấy:
Nguyên nhân đầu tiên và trước hết là do bản thân giáo viên thiếu tích cực, chủ động trong tự học tập và rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ.
Một nguyên nhân mang tính khách quan nhưng giữ vai trò tiền đề đó là giáo viên không được đào tạo và phát triển năng lực tự học, nhu cầu tự học ngay từ khi còn là sinh viên sư phạm.
3.1.2. Thực trạng hoạt động đào tạo giáo viên TDTT của khoa GDTC trong các nhà trường Sư phạm phía Bắc
3.1.2.1. Thực trạng về số lượng cơ sở đào tạo, giảng viên và trình độ được đào tạo
Tổng hợp số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên khoa GDTC thuộc các nhà trường sư phạm phía Bắc vào năm học 2014 - 2015 được trình bày tại bảng 3.11 và 3.12.
Kết quả thống kê được trình bày tại bảng 3.11 và 3.12 cho thấy:
Bảng 3.11. Thống kê số lượng trường, giảng viên các trường
đại học Sư phạm có đào tạo giáo viên TDTT thuộc các tỉnh phía Bắc
(không thống kê các trường ĐH TDTT và ĐHSP TDTT)
TT
Trường
Tổng số giảng viên
Trình độ được đào tạo
của giảng viên
Cử nhân
Thạc Sĩ
Tiến Sĩ
1
Đại học Hải Phòng
28
8
18
2
2
Đại học Hồng Đức
25
7
14
4
3
Đại học Sư phạm Hà Nội
29
1
24
4
4
Đại học Hùng Vương
17
4
13
0
5
Đại học Tây Bắc
29
0
29
0
6
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
26
7
17
2
7
Đại học Thủ Đô
17
0
16
1
8
Đại học Tân Trào
15
2
13
0
9
Đại học Thái Nguyên
29
9
19
1
Tổng cộng
215
38
163
14
Bảng 3.12. Thống kê số lượng trường, giảng viên các trường
cao đẳng Sư phạm có đào tạo giáo viên TDTT thuộc các tỉnh phía Bắc
TT
Trường
Tổng số giảng viên
Trình độ được đào tạo
của giảng viên
Cử nhân
Thạc Sĩ
Tiến Sĩ
Cao đẳng SP Hà Tây
11
7
4
0
Cao đẳng SP Nam Định
9
7
2
0
Cao đẳng SP Hưng Yên
9
5
4
0
Cao đẳng SP Hà Nam
9
4
5
0
Cao đẳng SP Lạng Sơn
11
10
1
0
Cao đẳng SP Sơn La
6
1
5
0
Cao đẳng SP Thái Nguyên
7
0
7
0
Cao đẳng SP Vĩnh Phúc
6
3
3
0
Cao đẳng SP Hà Giang
7
7
0
0
Tổng cộng
75
44
31
0
* Đối với hệ đại học.
Mỗi nhà trường trung bình có 23,8 giảng viên, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 6,5%; thạc sĩ chiếm 75,8%; cử nhân chiếm 17,7%.
Số lượng giảng viên mỗi trường đảm bảo trung bình mỗi môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành có một giảng viên, tuy nhiên số lượng đó cũng phản ánh tính bất cập so với yêu cầu của tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ - nguồn lực về nhân sự khó kích thích sự cố gắng về chuyên môn của mỗi giảng viên, không đảm bảo cho sing viên được quyền chọn thầy đối với mỗi môn học.
* Đối với hệ cao đẳng.
Giảng viên có trình độ tiến sĩ có tỷ lệ 0,0%; thạc sĩ chiếm 41,3%; cử nhân chiếm 58,7%. Mỗi cơ sở đào tạo trung bình chỉ có 8,3 giáo viên (trung bình mỗi giảng viên phải đảm nhiệm 3 môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành), số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ chiếm tới gần 60% là một hạn chế rất đáng kể về chất lượng đào tạo của các nhà trường.
3.1.2.2. Thực trạng về chương trình đào tạo
* Về mục tiêu của chương trình
Việc thiết kế mục tiêu chương trình còn những tồn tại cơ bản sau:
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên PTTH do Bộ GD&ĐT qui định chưa trở thành định hướng và tiêu chí để thiết kế mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.
Năng lực tự học của sinh viên chưa trở thành mục tiêu và sản phẩm quan trọng của chương trình đào tạo.
Đổi mới giáo dục phổ thông trong những năm vừa qua đã đặt ra những tiêu chuẩn mới về năng lực hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo trong các nhà trường phổ thông. Sự thay đổi đó của “thị trường” chưa được coi là động lực để các nhà trường sư phạm thay đổi “mẫu mã” và chất lượng của sản phẩm.
* Về nội dung chương trình
Quá trình đổi mới chương trình chủ yếu là “lắp ghép” và “cắt gọt” chương trình đào tạo theo niên chế cho vừa với khuôn của học chế tín chỉ, không nhiều sáng tạo và đổi mới. Thiếu quan tâm đào tạo để sinh viên trở thành nhà giáo dục và có khả năng hoạt động nghề nghiệp trong môi trường sư phạm.
Sinh viên chưa được quan tâm phát triển khả năng tự học, tự học như là sự tất yếu sinh viên phải có khi đến với ngưỡng cửa đại học.
Nội dung chương trình chậm đổi mới, thiếu cập nhật với diễn biến đổi mới giáo dục phổ thông; sinh viên không được đào tạo những kiến thức và kỹ năng nền tảng về xây dựng và phát triển chương trình, về kiểm tra đánh giá trong giáo dục nói chung và trong GDTC nói riêng
3.1.2.3. Thực trạng công tác tổ chức đào tạo
* Về tổ chức đào tạo
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT về thực trạng tổ chức đào tạo cho thấy:
Bản thân giảng viên – chủ thể quan trọng của tổ chức và triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ - nhận thấy chưa đủ tiềm lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo mới.
Những yếu tố có tính quyết định đảm bảo cho học chế tín chỉ chưa phát triển tương xứng với yêu cầu đã trở thành vật cản của tiến trình đổi mới giáo dục nói chung, chất lượng đào tạo giáo viênTDTT nói riêng.
Công tác tổ chức đào tạo và tổ chức giờ học vẫn mang đậm tính “niên chế”.
Bảng 3.16. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
giáo viên TDTT của khoa GDTC các trường đại học Sư phạm (n = 9)
TT
Tên trường
Loại cơ sở vật chất
SVĐ
(Đ.Kinh + B. đá)
Nhà thi đấu
Sân
B. đá (30*50m)
Đường chạy 100m
Đường chạy 400m
Sân bóng chuyền
Sân bóng rổ
Phòng tập
B. bàn
1
ĐHSP Hải Phòng
0
X
X
X
X
X
X
X
2
ĐHSP Hồng Đức
X
X
X
X
X
X
X
X
3
ĐHSP Hà Nội
x
X
X
X
X
X
X
X
4
ĐHSP Hùng Vương
0
0
X
0
0
X
X
X
5
ĐHSP Tây Bắc
0
0
X
0
0
X
X
X
6
ĐHSP Hà Nội 2
0
0
X
X
X
X
X
X
7
ĐHSP Thủ Đô
0
X
0
X
0
X
X
X
8
ĐHSP Tân Trào
X
X
X
X
X
X
0
X
9
ĐHSP Thái Nguyên
X
0
X
X
X
X
X
X
Bảng 3.17. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
giáo viên TDTT của khoa GDTC các trường cao đẳng Sư phạm (n = 9)
TT
Tên trường
Loại cơ sở vật chất
SVĐ
(Đ.Kinh + B. đá)
Nhà thi đấu
Sân
B. đá (30*50m)
Đường chạy 100m
Đường chạy 400m
Sân bóng chuyền
Sân bóng rổ
Phòng tập
B. bàn
1
CĐSP Hà Tây
X
X
X
X
X
X
X
X
2
CĐSP Hưng Yên
0
X
X
0
0
X
X
X
3
CĐSP Hà Nam
0
0
0
0
0
X
X
X
4
CĐSP Nam Định
0
X
X
0
0
X
X
X
5
CĐSP Sơn La
0
0
X
X
0
0
0
0
6
CĐSP Lạng Sơn
0
0
X
0
0
X
0
X
7
CĐSP Thái Nguyên
X
0
0
X
0
X
X
0
8
CĐSP Vĩnh Phúc
0
X
0
0
0
0
0
X
9
CĐSP Hà Giang
0
0
0
0
0
X
0
X
* Về giáo trình và tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo
Nghiên cứu bộ giáo trình và tài liệu giảng dạy của các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT trong các nhà trường sư phạm cho thấy:
Sau 5 năm đổi mới, 100% các nhà trường chưa biên soạn giáo trình giảng dạy theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Giáo trình hiện đang được sử dụng trong hầu hết các nhà trường là giáo trình được biên soạn trong nhiều năm trước đây nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo và tổ chức đào tạo theo niên chế.
* Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Thống kê số lượng cơ sở vật chất và dụng cụ phục vụ hoạt động dạy và học các môn thể thao của khoa GDTC trong các nhà trường Sư phạm được trình bày tại bảng 3.16 và 3.17.
Thống kê số lượng cơ sở vật chất và dụng cụ phục vụ hoạt động dạy và học các môn thể thao của khoa GDTC các trường đại học và cao đẳng Sư phạm phía Bắc cho thấy:
Đối với các trường đại học sư phạm: có 4/9 trường có sân vận động, 5/9 trường có nhà thi đấu đủ tiêu chuẩn để giảng dạy.
Đối với các trường cao đẳng sư phạm: có 2/9 trường có sân vận động, 4/9 trường có nhà thi đấu đủ tiêu chuẩn để giảng dạy.
Thực trạng về cơ sở vật chất đã phản ánh những khó khăn trong công tác đào tạo giáo viênTDTT cũng như chất lượng dạy và học của thầy và trò chuyên ngành GDTC trong các nhà trường sư phạm phía Bắc.
3.1.2.4. Tính tích cực và khả năng tự học của sinh viên
Khảo sát ý kiến tự đánh giá của 314 sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành GDTC, đánh giá của 121 giảng viên trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT thuộc các tỉnh phía Bắc trong năm học 2013 – 2014 về tính tích cực và khả năng tự học của sinh viên cho thấy:
Trên 70% các yếu tố phản ánh tính tích cực của sinh viên đều ở mức còn nhiều hạn chế. Khả năng tự học của số đông sinh viên chưa đạt yêu cầu đối với đào tạo ở bậc đại học nói chung, đối với chuyên ngành GDTC nói riêng.
Trên 70% số lượng sinh viên tự đánh giá về kết quả học tập các môn lý luận và thực hành của bản thân chỉ đạt mức trung bình hoặc còn nhiều hạn chế.
Trên 80% ý kiến đánh giá của giảng viên đều thống nhất cho rằng chỉ một số ít sinh viên thể hiện tính tích cực trong quá trình học tập, thực sự nỗ lực học tập và luôn cố gắng trong mọi điều kiện để đạt được kết quả cao trong học tập. 100% ý kiến đánh giá: số sinh viên có khả năng tự học chiếm một tỷ lệ quá khiêm tốn so với yêu cầu của hoạt động đào tạo; một số lượng không nhiều sinh viên thực sự đạt kết quả cao trong học tập.
100% giảng viên và sinh viên thống nhất cho rằng: một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng là do: các cơ sở đào tạo giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo và phát triển năng lực tự học cho sinh viên; thiếu cơ chế và biện pháp trong tổ chức đào tạo để thúc đẩy sinh viên nỗ lực tự học và rèn luyện năng lực tự học.
3.1.2.5. Bàn luận về thực trạng đào tạo giáo viên TDTT của các nhà trường Sư phạm phía Bắc
Giữa các cơ sở đào tạo giáo viên (nhà sản xuất) với nhà trường phổ thông (thị trường tiêu thụ sản phẩm) còn một khoảng cách đáng kể về chất lượng, nhu cầu và tính đáp ứng.
Một số phẩm chất quan trọng của người giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại và tiên tiến chưa trở thành động lực của đổi mới đào tạo trong các nhà trường sư phạm.
Vai trò tiên phong, khả năng dự báo và định hướng cho đổi mới giáo dục phổ thông chưa được các nhà trường sư phạm thực sự coi là trọng trách của mình.
Thiếu tiềm lực về đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn (đặc biệt đối với các trường cao đẳng) để triển khai việc biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy, để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giảng viên toàn khoa.
3.2. Nghiên cứu giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của khoa GDTC trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm phía Bắc
3.2.1. Giải pháp đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của các nhà trường sư phạm phía Bắc
3.2.1.1. Căn cứ và định hướng lựa chọn giải pháp
a. Căn cứ lựa chọn giải pháp
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng, từ nhu cầu và xu thế đổi mới của hệ thống các nhà trường PTTH và hệ thống các nhà trường sư phạm.
Xuất phát từ định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam của Đảng và Nhà nước.
b. Định hướng lựa chọn giải pháp
* Có giá trị góp phần khắc phục thực trạng
Kết quả nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra một số hạn chế có tính tương đồng về tính chất, về xuất phát điểm và hệ quả giữa những tồn tại trong công tác đào tạo giáo viên của các nhà trường sư phạm với những hạn chế của đội ngũ giáo viên TDTT (sản phẩm đào tạo của các nhà trường Sư phạm), đó là:
Mức độ quan tâm đào tạo, phát triển kiến thức và kỹ năng tự học cho sinh viên của cơ sở đào tạo với kiến thức, kỹ năng tự phát triển trình độ và năng lực chuyên môn của giáo viên.
Khả năng dự báo và đào tạo tiềm năng thích ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cho sinh viên của cơ sở đào tạo với khả năng tự đổi mới và tham gia diễn biến đổi mới giáo dục của giáo viên.
Định hướng tổ chức đào tạo và phát triển nhu cầu, tính tích cực trong học tập và tích lũy tri thức cho sinh viên của cơ sở đào tạo với tính tích cực và nhu cầu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.
Vì vậy, có giải pháp tác động vào quá trình đào tạo của các nhà trường, không chỉ có giá trị khắc phục những tồn tại nêu trên, nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, mà còn tác động sâu sắc đến hoạt động nghề nghiệp của mỗi sinh viên sau khi ra trường.
* Có ảnh hưởng tích cực tới toàn bộ quá trình đào tạo
Giữa các biện pháp được lựa chọn phải có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình triển khai không chỉ có tác dụng tạo ra sự chuyển biến trong từng mặt riêng lẻ của hoạt động dạy và học, mà còn hướng những chuyển biến có tính toàn diện của quá trình đào tạo.
Tích cực hóa quá trình học tập, đào tạo và rèn luyện khả năng tự học cho sinh viên, là quá trình mà nhà trường chủ động tác động có chủ đích vào chủ thể của hoạt động học tập, nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần có tính quyết định đối với chất lượng đào tạo; là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho giá trị của mỗi giờ học trở thành hiện thực trong chính bản thân sinh viên; đồng thời là quá trình giảm thiểu những hạn chế chưa thể khắc phục có hiệu quả trong một sớm một chiều của mỗi nhà trường, của quá trình đào tạo.
Bổ sung, phát triển những kiến thức và kỹ năng mới cho sinh viên theo hướng đáp ứng nhu cầu của thực tiễn giáo dục chính là quá trình “toàn diện hóa” nội dung đào tạo của mỗi nhà trường, không chỉ có tác dụng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, mà còn là sự chủ động “hiệu quả hóa” mối quan hệ cơ hữu giữa cơ sở đào tạo giáo viên với nhà trường phổ thông.
* Phù hợp với diễn biến đổi mới giáo dục phổ thông
Đổi mới giáo dục đại học và giáo dục phổ thông đang trực tiếp đặt ra cho giáo viên và nhà trường những yêu cầu mới:
Đào tạo và triển khai đào tạo theo hướng phát triển năng lực tự học cho HSSV - nguồn năng lượng chính quyết định chất lượng dạy và học, quyết định hiệu quả lâu dài của nguồn nhân lực xã hội.
Chủ động chuẩn bị tiềm năng về chuyên môn, tạo điều kiện để sản phẩm đào tạo của nhà trường có khả năng thích ứng nhanh, hiệu quả với diễn biến đổi mới giáo dục; tham gia đổi mới với vai trò chủ thể và quyết định chất lượng của sự nghiệp đổi mới trong hiện tại và tương lai.
Phải có khả năng tự học để triển khai dạy học sinh tự học; triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học với phương châm lấy kiểm tra đánh giá làm khâu đột phá để đổi mới giáo dục; chủ động tham gia và triển khai có hiệu quả hoạt động đổi mới và phát triển chương trình môn học, đặc biệt đối với nội dung tự chọn, nhằm nâng cao sự thích hợp của chương trình trước nhu cầu của người học và đặc điểm vùng miền.
Vì vậy, nội dung đổi mới giáo dục phải được phản ánh trong nội dung của giải pháp, là một tiêu chí để đánh giá tính thực tiễn và hiệu quả của giải pháp.
3.2.1.2. Xác định các nguyên tắc lựa chọn giải pháp
Quá trình lựa chọn giải pháp được triển khai theo các nguyên tắc:
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính thực tiễn.
- Đảm bảo tính khả thi.
3.2.1.3. Các giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của khoa GDTC các nhà trường sư phạm phía Bắc
a. Giải pháp pháp thứ nhất: Quán triệt mục tiêu chú trọng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong quá trình đào tạo
* Mục tiêu của giải pháp
Hướng tới việc góp phần hiện thực hóa quan điểm: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”; hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên, coi đào tạo năng lực tự học cho sinh viên là mục tiêu và sản phẩm đào tạo của nhà trường.
* Nội dung của giải pháp
Chương trình đào tạo và chương trình của từng môn học được thiết kế theo hướng coi đào tạo và phát triển năng lực tự học cho sinh viên là một mục tiêu của cả quá trình đào tạo giáo viên TDTT.
Tổ chức và triển khai hoạt động đào tạo theo phương châm lấy phát triển năng lực tự học cho sinh viên làm định hướng để thiết kế hoạt động giờ học; coi kết quả tự học là điều kiện để hoàn thiện nội dung về kiến thức và kỹ năng của mỗi giờ học, môn học.
* Tổ chức thực hiện giải pháp
Quản lý, chỉ đạo và giám sát nội dung đào tạo năng lực tự học cho sinh viên là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ ban chủ nhiệm khoa và các trưởng bộ môn.
Qui trình tiến hành giờ học, biên soạn tài liệu giảng dạy, yêu cầu kiểm tra đánh giá theo hướng rèn luyện năng lực tự học cho sinh viên được thống nhất trong tập thể giảng viên toàn khoa; coi dạy tự học và tự học là tiêu chí đánh giá kết quả công tác của thầy, đánh giá kết quả rèn luyện của trò.
Chuyển hóa cấu trúc bài giảng, giáo án và tổ chức giờ học theo hướng yêu cầu của học chế tín chỉ, theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên. Coi đó là điều kiện để thúc đẩy và đòi hỏi sinh viên tự học.
b. Giải pháp thứ hai: Tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên
* Mục tiêu của giải pháp
Hiện thực hóa vai trò của kiểm tra đánh giá thường xuyên trong học chế tín chỉ, thông qua đó tạo ra sự chuyển biến về tính tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên.
Tạo “áp lực” một cách có ý đồ và đảm bảo tính khoa học để sinh viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, hình thành thói quen và nhu cầu thường xuyên tự học, tự học có hiệu quả và chất lượng cao.
* Nội dung của giải pháp
Tiêu chuẩn hóa kiến thức và kỹ năng sinh viên phải đạt được sau mỗi giờ lên lớp, sau mỗi giai đoạn học tập, giúp sinh viên nhận thức được mình phải làm gì để đạt được yêu cầu của giảng viên, của chương trình đào tạo.
Hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm chỉ ra cho sinh viên biết được kết quả học tập của mình đang ở mức nào so với yêu cầu của từng giai đoạn thuộc quá trình đào tạo, so với mặt bằng chung của toàn lớp; biết cần tiếp tục phải làm như thế nào để đi tới đích cuối cùng.
Gắn liền sự cố gắng học tập với giá trị đích thực đạt được của sự cố gắng đó, tạo dựng ở sinh viên thái độ lao động trung thực và có chất lượng, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng sự nỗ lực của bản thân.
Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng tự kiểm tra đánh giá, nhu cầu phối hợp nhóm tổ trong học tập để đạt hiệu suất cao trong học tập; phát triển khả năng quan sát, phát hiện và đánh giá những ưu điểm, hạn chế của bạn cùng lớp để điều chỉnh hoạt động của bản thân.
Phối hợp và đồng bộ hóa cùng các giải pháp khác để từng bước tiệm cận yêu cầu của học chế tín chỉ trong đào tạo giáo viên TDTT.
* Tổ chức thực hiện giải pháp
Thực sự coi kiểm tra đánh giá thường xuyên là nội dung cơ hữu của mỗi giờ lên lớp đối với tất cả các môn học thuộc chương trình đào tạo giáo viên TDTT.
Tiêu chuẩn hóa các tiêu chí và thang điểm về kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần đạt được ở nội dung kiểm tra giữa kỳ của tất cả môn học để làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, tiêu chí kiểm tra đánh giá thường xuyên.
c. Giải pháp thứ ba: Phát triển nội dung đào tạo theo hướng chuẩn bị cho sinh viên khả năng thích ứng với diễn biến của đổi mới giáo dục phổ thông
* Mục tiêu của giải pháp
Góp phần nâng cao năng lực đào tạo, năng lực đáp ứng của các nhà trường sư phạm trước yêu cầu của thực tiễn giáo dục; tạo ra sự kết nối sâu rộng và hiệu quả giữa cơ sở đào tạo giáo viên với nhà trường phổ thông.
Nâng cao chất lượng hoạt động KTĐG trong GDTC nói chung, trình độ triển khai hoạt động KTĐG của đội ngũ giáo viên TDTT nói riêng; góp phần tạo động lực để triển khai thành công định hướng lấy kiểm tra đánh giá làm khâu đột phá để đổi mới giáo dục.
Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng xây dựng và phát triển chương trình nhằm tạo nguồn lực tại chỗ cho hoạt động đổi mới chương trình môn học, nội dung môn học theo định hướng của đổi mới giáo dục.
* Nội dung của giải pháp
Bổ sung vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC của các trường Sư phạm phía Bắc hai môn học: Kiểm tra và đánh giá trong GDTC trường học; Xây dựng và phát triển chương trình GDTC.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung và nền tảng về kiểm tra đánh giá trong trong giáo dục nói chung và trong GDTC nói riêng.
Hình thành, phát triển: kỹ năng nhận định và đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với từng giai đoạn dạy học, nội dung dạy học.
Rèn luyện kỹ năng tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá theo hướng: phát triển năng lực vận dụng và tích hợp kiến thức giải quyết các vấn đề của thực tiễn giáo dục.
Trang bị cho sinh viên kiến thức về phương pháp xác định nội dung, yêu cầu đổi mới chương trình; qui trình, nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chương trình môn học; cấu trúc tổng thể và từng bộ phận của chương trình.
Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá chương trình đào tạo, chương trình môn học; kỹ năng thiết kế mục tiêu, nội dung và thời lượng của chương trình.
* Tổ chức thực hiện giải pháp
Thiết kế chương trình hai môn học: Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học, Xây dựng và phát triển chương trình GDTC phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên TDTT.
Đề xuất tiến trình bổ sung hai môn học vào chương trình đào tạo; xây dựng tiến trình và bài giảng cho hai môn học; thực hành giảng dạy đối với sinh viên chuyên ngành GDTC.
3.2.2. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các giải pháp trong đào tạo giáo viên Thể dục thể thao
3.2.2.1. Xác định nội dung thực nghiệm
Trên cơ sở nội dung các giải pháp, đề tài lựa chọn và xác định nội dung thực nghiệm bao gồm:
Nội dung thứ nhất: Đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
Nội dung thứ hai: Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
Nội dung thứ ba: Phát triển nội dung đào tạo theo hướng chuẩn bị cho sinh viên khả năng thích ứng với diễn biến của đổi mới giáo dục phổ thông.
3.2.2.2. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung thực nghiệm
a. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung thứ nhất
* Nội dung thực nghiệm
Đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
* Tiêu chí đánh giá kết quả nội dung thực nghiệm
Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm được xác định bao gồm:
- Những tác động tích cực đối với công tác quản lý và triển khai hoạt động đào tạo.
- Những tác động tích cực đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Sự phát triển năng lực tự học của sinh viên.
* Kết quả thực nghiệm
Giảng viên và sinh viên tham gia thực nghiệm đã thống nhất đánh giá việc đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên:
Đã hiện thực hóa mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; tạo cơ chế và điều kiện để thúc đẩy thầy và trò tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hoạt động tổ chức giờ học theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trở thành mối quan tâm lớn của giảng viên trong mọi mặt của hoạt động dạy học.
Hình thành và phát triển có hiệu quả ở sinh viên những phẩm chất và kỹ năng tự học.
b. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung thứ hai
* Nội dung thực nghiệm
Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên. Hoạt động đổi mới được triển khai thông qua các hoạt động sau:
Cụ thể hóa yêu cầu và triển khai kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với sinh viên trong mỗi giờ học.
Cụ thể hóa nhiệm vụ về nhà và sản phẩm phải đạt được thông qua tự học cho sinh viên sau mỗi giờ học.
* Tiêu chí đánh giá kết quả nội dung thực nghiệm
Tính tích cực trong học tập và kết quả học tập của sinh viên.
* Kết quả thực nghiệm
Hiệu quả của nội dung thực nghiệm đối với tính tích cực của sinh viên trong học tập
Kết quả thu thập được về biểu hiện tích cực của sinh viên thông qua thực nghiệm cho thấy:
Thực sự đã tạo động lực để tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên không chỉ trong giờ học chính khóa mà cả trong hoạt động tự học.
Có tác động phát triển nhu cầu tự học và thói quen tích cực học tập trong mọi điều kiện; phát triển các kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập.
Tạo động lực để sinh viên tích cực đổi mới phương pháp và phát huy vai trò chủ thể trong học tập để nâng cao hiệu suất học tập, tiết kiệm hóa công sức và sự đầu tư cho họat động học tập của bản thân.
Hiệu quả của nội dung thực nghiệm đối với kết quả học tập và rèn luyện thể lực của sinh viên
Thống kê kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm tại trường đại học Sư phạm Hà Nội đối với 2 môn học thuộc nội dung lí luận của sinh viên K61 trong năm học 2014 – 2015; kết quả học tập và kiểm tra thể lực đối với môn Bóng đá của sinh viên K63 trong năm học 2014 – 2015, được trình bày tại bảng 3.32 và 3.33.
Bảng 3.32. Thống kê kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm
TT
Môn học
Số lượng sinh viên đạt các loại điểm
Điểm giỏi
(9-10)
Điểm khá
(7-8)
Điểm trung bình (5-6)
Điểm dưới trung bình
(Dưới 5)
N
%
n
%
n
%
n
%
1
Môn Kiểm tra và đánh giá trong GDTC trường học (K61, n = 50)
25
50,0
22
44,0
0
0,0
3
6,0
2
Môn Xây dựng và phát triển chương trình GDTC (K61, n = 50)
16
32,0
31
62,0
0
0,0
3
6,0
3
Môn Bóng đá (K63, n = 50)
33
66,0
17
34,0
0
0,0
0
0,0
Bảng 3.33. Kết quả kiểm tra thể lực
của sinh viên K63 sau thực nghiệm (n =50)
TT
Nội dung kiểm tra
Kết quả
Nam (n = 38)
Nữ (n = 12)
1
Chạy 30m XP cao(s)
4,21 ± 0,12
4,25± 0,14
2
Chạy 4 x 10m (s)
9,95± 0,34
11,00± 0,65
3
Bật xa tại chỗ (cm)
252,13 ± 12,81
201,33 ± 16,21
4
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
29,33± 2,17
23,42± 3,50
5
Chạy 5 phút tùy sức (m)
1247,33±127,03
970,83± 157,39
Hiệu quả của nội dung thực nghiệm đối với kết quả học tập các môn lý luận của sinh viên
So sánh kết quả học tập môn hai môn học được lựa chọn để thực nghiệm với kết quả học tập môn Lí luận và phương pháp GDTC (môn học được chú trọng trong hoạt động đào tạo của chuyên ngành GDTC, có thời lượng đào tạo tương đương với hai môn được lựa chọn thực nghiệm) của chính sinh viên K61 vào thời điểm trước thực nghiệm ở học kỳ liền kề. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 3.34 và biểu đồ 3.1.
Phân tích kết quả học tập của sinh viên được trình bày tại bảng 3.34 và biểu đồ 3.1 cho phép có nhận xét sau:
Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt rất đáng kể ở ngưỡng xác suất P < 0,01 về thành tích học tập mà sinh viên đã đạt được trong học tập hai môn học thuộc nội dung thực nghiệm; đặc biệt đối với mức điểm khá và giỏi.
Kết quả học tập đã phản ánh sự cố gắng vượt bậc của sinh viên trong học tập, mà động lực được nhân lên thông qua sự tác động trực tiếp của năng lực tự học và tính tích cực do các giải pháp tạo nên.
Bảng 3.34. So sánh kết quả học tập các môn lý luận của sinh viên K61
ở các thời điểm trước và sau thực nghiệm (n=50)
TT
Nội dung so sánh
Kết quả học tập các môn học
Sau TN
(n = 50)
Trước TN
(n = 50)
T
P
±d
±d
1
- Môn học Kiểm tra và đánh giá trong GDTC (Sau TN)
- Môn học Lí luận và phương pháp GDTC (Trước TN )
8,32 ± 0,72
4,94 ± 2,39
2,696
3,001
6,267
<0,01
2
- Môn học Xây dựng và phát triển chương trình GDTC (Sau TN)
- Môn học Lí luận và phương pháp GDTC (Trước TN)
8,86± 0,40
4,94± 2,39
3,072
3,256
5,766
<0,01
Biểu đổ 3.1. So sánh kết quả học tập các môn lý luận
của sinh viên K61 ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
Hiệu quả của nội dung thực nghiệm đối với kết quả học tập các môn thể thao của sinh viên
So sánh kết quả học tập môn bóng đá (trong điều kiện thực nghiệm giải pháp) với kết quả học tập môn bóng chuyền (trong thời điểm chưa thực nghiệm giải pháp) của 50 sinh viên K63 ở được trình bày tại bảng 3.35 và biểu đồ 3.2.
Bảng 3.35. So sánh kết quả học tập các môn thể thao của sinh viên K63ở thời điểm trước và sau thực nghiệm (n = 50)
TT
Nội dung so sánh
Kết quả học tập các môn học
Sau TN
(n = 50)
Trước TN
(n = 50)
T
P
±d
±d
1
2
Môn học Bóng đá (sau TN)
Môn học Bóng chuyền(trước TN)
9,02 ± 0,67
8,03 ± 1,64
1,044
2,2
3,356
<0,01
Biểu đổ 3.2. So sánh kết quả học tập các môn thể thao
của sinh viên K63 ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
Phân tích kết quả học tập của sinh viên được trình bày tại bảng 3.35 và biểu đồ 3.2 cho phép có nhận xét sau:
Có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P< 0,01 về kết quả học tập của sinh viên đối với môn học được lựa chọn thực nghiệm giải pháp ở cả hai mức điểm khá và giỏi so với kết quả môn học trong điều kiện không thực nghiệm.
Kết quả thực nghiệm đã phản ánh tác động tích cực của kiểm tra đánh giá thường xuyên trong học tập không chỉ đối với những môn học thuộc nội dung lí luận mà còn đối với cả quá trình học tập các nội dung đòi hỏi sự khổ luyện và cố gắng lớn về hoạt động thể lực.
Hiệu quả của nội dung thực nghiệm đối với sự phát triển thể lực của sinh viên
Đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên K63 sau quá trình thực nghiệm giải pháp thông qua hoạt động dạy và học môn bóng đá được trình bày tại bảng 3.36.
Kết quả so sánh mức độ phát triển thể lực của sinh viên trước và sau thời điểm triển khai thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.36 cho phép có nhận xét sau:
Ở tất cả các tiêu chí đánh giá trình độ thể lực của sinh viên nam và nữ, số liệu thống kê sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm đều có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P ≤ 0,05.
Tích cực hóa quá trình học tập thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên không chỉ tạo sự tăng trưởng về thành tích học tập, mà còn tạo ra sự phát triển về thể lực cho sinh viên.
Bảng 3.36. So sánh kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên K63 trước
và sau học tập môn bóng đá thuộc chương trình thực nghiệm (n = 50)
TT
Nội dung
Kết quả thể lực
Sau TN
Trước TN
t
P
±d
±d
Nam (n = 38)
1
Chạy 30m XP cao(s)
4,21 ± 0,12
4,27 ± 0,11
-0,77
0,09
-4,96
<0,05
2
Chạy 4 x 10m (s)
9,95± 0,34
10,28± 0,66
-0,28
0,67
-2,55
<0,05
3
Bật xa tại chỗ (cm)
252,13 ± 12,81
247,30 ± 12,99
5,66
8,86
3,94
<0,05
4
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
29,33± 2,17
27,67± 3,08
5,71
7,38
4,77
<0,05
5
Chạy 5 phút tùy sức (m)
1247,33±127,03
1183,00± 112,44
55,79
48,17
7,13
<0,05
Nữ (n = 12)
1
Chạy 30m XP cao(s)
4,25± 0,14
5,06± 0,21
-0,81
0,80
- 3,46
<0,05
2
Chạy 4 x 10m (s)
11,00± 0,65
11,52 ± 0,28
-0,60
0,915
- 2,39
<0,05
3
Bật xa tại chỗ (cm)
201,33 ± 16,21
192,83 ± 13,68
8,50
10,73
2,74
<0,05
4
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
23,42± 3,50
21,92± 3,12
2,25
2,13
3,66
<0,05
5
Chạy 5 phút tùy sức (m)
970,83± 157,39
924,17± 109,28
58,33
83,41
2,41
<0,05
c. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung thứ ba
* Nội dung thực nghiệm
Bổ sung vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC của trường đại học Sư phạm Hà Nội các môn học mới: Kiểm tra và đánh giá trong GDTC trường học, Xây dựng và phát triển chương trình GDTC.
* Tiêu chí đánh giá kết quả nội dung thực nghiệm
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của giải pháp thứ ba được xác định bao gồm:
Tính phù hợp của nội dung hai môn học mới đối với định hướng đào tạo giáo viên TDTT.
Giá trị đối với định hướng nghề nghiệp và khả năng thích ứng của sinh viên trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
Tính phù hợp của hai môn học mới đối với khả năng tiếp thu của sinh viên.
* Kết quả thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm đã tiến hành giảng dạy hai môn học mới (thuộc nhóm môn thay thế môn thi tốt nghiệp) cho 101 sinh viên năm thứ tư K59, K60 và K61 trong 3 năm học (từ 2012 đến 2015).
Tính phù hợp của nội dung hai môn học mới đối với định hướng đào tạo giáo viên TDTT
Bảng 3.37. Đánh giá của sinh viên về tính phù hợp của nội dung
đổi mới đối với định hướng đào tạo giáo viên TDTT (n = 101)
TT
Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Còn
phân vân
Không đồng ý
n
%
n
%
n
%
n
%
1
Phù hợp với định hướng đào tạo của các nhà trường Sư phạm
86
85,1
15
14,9
0
0,0
0
0,0
2
Có cấu trúc nội dung phù hợp cấu trúc nội dung của chương trình đào tạo giáo viênTDTT
91
90,1
10
9,9
0
0,0
0
0,0
3
Góp phần hoàn thiện mạch kiến thức của chương trình đào tạo giáo viên cho bậc học phổ thong
90
89,1
11
10,9
0
0,0
0
0,0
4
Là loại hình nghiệp vụ chuyên môn mang đặc trưng trong đào tạo của nhà trường Sư phạm
98
97,0
3
3,0
0
0,0
0
0,0
5
Phản ánh tính đáp ứng của cơ sở đào tạo giáo viên đối với nhu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thong
98
97,0
3
3,0
0
0,0
0
0,0
6
Phù hợp với định hướng hoàn thiện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên trước yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thong
98
97,0
3
3,0
0
0,0
0
0,0
7
Có giá trị hướng tới đào tạo cho sinh viên khả năng thích ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục
95
94,0
6
6,0
0
0,0
0
0,0
8
Có giá trị nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra trong đào tạo của các nhà trường Sư phạm
98
97,0
3
3,0
0
0,0
0
0,0
9
Phù hợp với nội dung của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên bậc phổ thông trung học
96
95,0
5
5,0
0
0,0
0
0,0
Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên năm thứ tư – đối tượng tham gia thực nghiệm - về tính phù hợp của 2 môn học đối với định hướng đào tạo giáo viên TDTT được trình bày tại bảng 3.37 cho thấy:
Nội dung đổi mới được lựa chọn phù hợp với định hướng đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ của các nhà trường Sư phạm, có giá trị nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên TDTT cho bậc học phổ thông.
Góp phần hoàn thiện chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường Sư phạm theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên thuộc bậc học.
Có giá trị góp phần khắc phục những tồn tại đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT bậc phổ thông trung học.
Giá trị đối với định hướng nghề nghiệp và khả năng thích ứng của sinh viên trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
Kết quả đánh giá hiệu quả của giải pháp đối với quá trình đào tạo giáo viên TDTT theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông cho thấy:
100% sinh viên các lớp thực nghiệm đã nhận thức và đánh giá cao giá trị của các môn học đối với sự phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân trong tương lai
Trực tiếp góp phần bổ sung những kiến thức và kỹ năng thiết yếu của thực tiễn giáo dục cho đội ngũ giáo viên tương lai, có tác dụng chuẩn bị cho họ tiềm năng tham gia tích cực và hiệu quả đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông.
Tính phù hợp của nội dung hai môn học đối với khả năng tiếp thu của sinh viên
Tính phù hợp của nội dung hai môn học đối với khả năng tiếp thu của sinh viên nhóm thực nghiệm được thể hiện thông qua kết quả học tập tại bảng 3.39 cho thấy:
Bảng 3.39. Kết quả học tập của sinh viên đối với
các môn học mới của chương trình đào tạo giáo viên TDTT
TT
Môn học
Số lượng sinh viên đạt các loại điểm
Điểm giỏi
(9-10)
Điểm khá
(7-8)
Điểm
trung bình
(5-6)
Điểm dưới trung bình
(Dưới 5)
n
%
n
%
n
%
n
%
1
Môn Kiểm tra và đánh giá trong GDTC trường học
1.1
K59 ( n = 11)
0
0,0
9
81,8
2
18,2
0
0,0
1.2
K60 ( n = 40 )
8
20,0
32
80,0
0
0,0
0
0,0
1.3
K61 ( n = 50)
25
50,0
22
44,0
0
0,0
3
6,0
2
Môn Xây dựng và phát triển chương trình GDTC
2.1
K59 ( n = 11 )
1
9,1
7
63,6
2
18,2
1
9,1
2.2
K60 ( n = 40)
32
80,0
8
20,0
0
0,0
0
0,0
2.3
K61 ( n = 50)
16
32,0
31
62,0
0
0,0
3
6,0
Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá và giỏi chiếm ưu thế lớn trong kết quả học tập của cả ba khóa học, điều đó phản ánh tính phù hợp của nội dung các môn học đối với năng lực tiếp thu của sinh viên.
Phản ánh tính thực tiễn cao của các môn học, phù hợp với nhu cầu học tập, vì vậy có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
3.2.2.3. Bàn luận về các giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên Thể dục thể thao của các nhà trường sư phạm phía Bắc
Tiến trình thực nghiệm đã chứng minh:
Giữa các giải pháp chuyên môn được lựa chọn có mối quan hệ cơ hữu và tác động qua lại; dưới tác động của cơ chế quản lý và tổ chức đào tạo, hoạt động của từng giải pháp được liên kết theo một trật tự có tính qui trình, tạo ra sự thống nhất và tổng thể về giá trị đạt được.
Hiệu quả mà các giải pháp hướng tới là những giá trị mang tính nền tảng, có tính quyết định và lâu dài đối với hoạt động học tập của sinh viên - chủ thể của quá trình nhận thức và tự đào tạo.
Các giải pháp tác động sâu sắc và toàn diện đối với mọi mặt hoạt động đào tạo của toàn khoa, tới cơ chế tổ chức và quản lý đào tạo nói chung và trong mỗi giờ học nói riêng; tới hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; tới quá trình đổi mới mục tiêu chương trình và hoạt động kiểm tra đánh giá.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng
* Về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp PTTH các tỉnh phía Bắc (sản phẩm đào tạo của khoa GDTC các nhà trường sư phạm phía Bắc)
Số đông giáo viên yếu về khả năng thực hành các môn thể thao thuộc nội dung tự chọn và có kỹ thuật đòi hỏi nhiều về năng lực phối hợp vận động.
Thiếu kiến thức và kỹ năng tự học, tự triển khai hoạt động NCKH; trình độ chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của diễn biến đổi mới giáo dục.
* Về hoạt động đào tạo giáo viên TDTT của các nhà trường Sư phạm phía Bắc
Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, đặc biệt là đối với yêu cầu của học chế tín chỉ.
Chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo của khoa GDTC các trường đại học và cao đẳng Sư phạm phía Bắc chưa coi năng lực tự học của sinh viên là mục tiêu và là sản phẩm quan trọng của đào tạo ở bậc đại học; nội dung chậm đổi mới, thiếu cập nhật với đổi mới giáo dục phổ thông, thiếu tính dự báo và chuẩn bị cho sinh viên tiềm năng tham gia đổi mới giáo dục; một số kiến thức và kỹ năng được coi là nòng cốt của nghiệp vụ sư phạm đối với mỗi giáo viên trong giáo dục phổ thông chưa được quan tâm đào tạo.
Hoạt động dạy và học của thầy và trò, cấu trúc tổ chức giờ học chậm đổi mới so với yêu cầu của phương thức đào tạo mới, chưa được triển khai theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
Tỷ lệ nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn thấp, nhiều nhà trường không có cả sân vận động và nhà tập luyện; chưa có khả năng tự chủ vể giáo trình và tài liệu chuyên môn để phục vụ đào tạo nói chung và đối với từng môn học nói riêng.
Thực trạng đã phản ánh tính tất yếu về sự hạn chế hiệu quả đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT của khoa GDTC trong các nhà trường sư phạm thuộc các tỉnh phía Bắc.
1.2. Các giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên Thể dục thể thao của các nhà trường sư phạm phía Bắc
Quá trình nghiên cứu đã đề xuất được ba giải pháp chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của các nhà trường sư phạm phía Bắc:
Giải pháp pháp thứ nhất: Quán triệt mục tiêu chú trọng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong quá trình đào tạo.
Giải pháp thứ hai: Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên thông qua kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập.
Giải pháp thứ ba: Phát triển nội dung đào tạo theo hướng chuẩn bị cho sinh viên khả năng thích ứng với diễn biến của đổi mới giáo dục phổ thông.
Quá trình thực nghiệm đã chứng minh:
Năng lực tự học của sinh viên, khi thực sự được coi là mục tiêu, là sản phẩm quan trọng của quá trình đào tạo đã tạo ra sự thay đổi căn bản và tích cực về cơ cấu tổ chức và chất lượng hoạt động dạy và học; đẩy nhanh tiến trình đổi mới phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ theo hướng chất lượng và hiệu quả.
Kiểm tra đánh giá thường xuyên trong hoạt động dạy học, không chỉ có tác dụng phát triển tính tích cực của sinh viên trong học tập, mà còn là quá trình thực hiện có hiệu quả chức năng dạy học và chức năng giáo dục đối với sinh viên.
Phát triển nội dung chương trình đào tạo theo hướng chuẩn bị cho sinh viên năng lực đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, không chỉ góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường, mà còn góp phần: hoàn thiện mạch kiến thức của chương trình đào tạo giáo viên TDTT; nâng cao tính đáp ứng của cơ sở đào tạo giáo viên trước yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông.
Tác động có hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo; chuẩn bị cho sinh viên có tiềm năng để tự phát triển trình độ chuyên môn trước những diễn biến đổi mới tiếp theo của sự nghiệp giáo dục.
Các giải pháp đã có tác động tích cực đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT của các nhà trường sư phạm phía Bắc.
2. Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu có thể sẽ là những kinh nghiệm quí đối với các cơ sở đào tạo và công tác quản lý đào tạo giáo viên TDTT trong và ngoài ngành Sư phạm.
Trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, năng lực tự học của sinh viên phải được coi là một mục tiêu quan trọng của quá trình thiết kế và đổi mới chương trình, là sản phẩm của quá trình đào tạo giáo viên TDTT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nd_tom_tat_3659.doc